Đề tài Hình thành năng lực tự học cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong dạy học phần: Động vật có xương sống

Đề tài: Hình thành năng lực tự học cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong dạy học phần: "Động vật có xương sống" Luận văn dài 134 trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay * Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã xác định: "Phải khuyến khích tự học "phải" áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho những sinh viên năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". * Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải: Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên Cao đẳng, Đại học. * Từ định hướng trên đã được pháp chế hóa trong Luật Giáo dục tại Điều 24.2: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh * Đứng trước thực trạng của xã hội loài người ngày nay là xã hội tri thức và thông tin. Sự đổi mới với tốc độ rất nhanh trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ tác động đến thông tin ở ba khía cạnh: - Thông tin có giá trị không dài; - Khối lượng thông tin tăng nhanh; - Nội dung thông tin ngày càng chuyên môn hóa và phức tạp (S.T. chong. 1998). Như vậy, cách dạy chỉ hướng tới cung cấp kiến thức (thông tin) sẽ luôn bị lạc hậu với thời đại. Mà xã hội tri thức và thông tin đòi hỏi một nền giáo dục suốt đời cho mọi người. 1.2. Do thực trạng việc dạy và học ở các trường Cao đẳng sư phạm thầy thường dạy theo phương pháp diễn giải, thuyết trình, nói lại giáo trình, còn sinh viên ngồi nghe rồi ghi chép rất thụ động. Giảng viên chỉ chú trọng dạy kiến thức lý luận, còn việc rèn kĩ năng cho sinh viên thông qua môn học rất ít đề cập đến. Kết quả là: Sau khi học xong phần đó, chóng quên, cũng như việc hình thành cho sinh viên kĩ năng dạy học sau này không được tốt. 1.3. Do vai trò tự học trong quá trình dạy học hiện nay mà Đảng đã đề ra cho ngành giáo dục đặc biệt ở các trường Sư phạm nói chung và các trường Cao đẳng Sư phạm nói riêng một trách nhiệm nặng nề là đào tạo những người thầy giáo đảm đương được trách nhiệm trồng người trong thời đại mới. Trong nền giáo dục suốt đời và xã hội học tập thì việc tự học của mỗi người ngày càng trở nên quan trọng. Như khi bàn về việc học: - Lênin đã khuyên thanh niên: "Học, học nữa, học mãi". - Hay Bác Hồ đã viết trong cuốn Sửa đổi lề lối làm việc: "Cách học tập phải lấy tự học làm cốt lõi, phải biết tự động học tập". Như vậy, để sinh viên tự học được tốt thì giảng viên phải hướng tới việc dạy cho sinh viên biết cách học (ở đây cũng có nghĩa là hình thành cho sinh viên năng lực tự học) là chủ yếu. Do những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn như trên, nên tôi đã chọn đề tài: "Hình thành năng lực tự học cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm trong dạy học phần: "Động vật học có xương sống"". MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ CỦA VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ HỌC Ở SINH VIÊN 6 1.1. Tổng quan về tình hình nghiện cứu liên quan đến đề tài 6 1.2. Khái niệm về năng lực 17 1.3. Khái niệm về năng lực 17 1.4. Vai trò của năng lực tự học 18 1.5. Các loại năng lực tự học 19 1.6. Khả năng hình thành năng lực tự học trong dạy học phần "Động vật học có xương sống" 26 1.7. Thực trạng năng lực tự học ở sinh viên Cao đẳng Sư phạm 32 Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ HỌC Ở SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC, HỌC PHẦN "ĐỘNG VẬT HỌC CÓ XƯƠNG SỐNG" 44 2.1. Đặc điểm chung của biện pháp hình thành năng lực tự học 44 2.2. Đặc trưng của năng lực tự học 50 2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực tự học 51 2.4. Các biện pháp hình thành năng lực tự học 71 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 85 3.1. Mục đích thực nghiệm sự phạm 85 3.2. Nội dung thực nghiệm 85 3.3. Phương pháp thực nghiệm 85 3.4. Kết quả thực nghiệm 97 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC 125

doc134 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình thành năng lực tự học cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong dạy học phần: Động vật có xương sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo ngoài của chim Chức năng Tác dụng trong khi bay 1. Hình dạng cơ thể: Gồm *Đầu: Nhỏ Mỏ sừng: Nhọn - Có thị giác và thính giác phát triển - Hàm không có răng *Thân: - Ngắn - Có lông vũ bao phủ *Đuôi: - Ngắn *Chi: - Chi trước: Biến thành cánh - Chi sau: Biến đổi 2. Cấu tạo vỏ da - Mỏng khô - Thiếu tuyến (trừ tuyết phao câu ở chim nước) - Cấu tạo lông vũ: + Lông ống: Lông mình Cánh: Lớn Đuôi + Lông tơ: Nhiều: Tăng bề dầy Giảm trọng lượng cơ thể - Rẽ không khí - Định hướng bay - Giảm trọng lượng cơ thể - Giảm trọng lượng Giữ không khí - Giữ thăng bằng Giảm trọng lượng cơ thể Làm bánh lái - Nâng thân - Nâng đỡ thân, di chuyển hạ, cất cánh - Giảm trọng lượng cơ thể - Cách nhiệt Chuyên hóa nhất - Làm bánh lái Giữ không khí - Bay nhanh, cao - Bay nhanh - Bay nhanh, cao - Bay cao - Bay - Định hướng bay - Bay - Lợi thế cho hoạt động bay - Dễ dàng khi bay - Khi bay cao - Giúp hoạt động bay - Cản không khí nâng đỡ thân - Bay cao nhanh Căn cứ vào kết luận của thầy như vậy. SV tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh phương pháp học của mình cho tốt hơn. * Bước 5: Bài tập vận dụng (GV nêu câu hỏi - SV về nhà làm) Câu hỏi: Trình bày mối quan hệ mật thiết về cấu tạo trong và chức năng của chim thích nghi cao độ với đời sống bay lượn. Để đạt được mục đích thực nghiệm trên cơ sở hướng dẫn SV cách thức học một chủ đề như vậy, SV sẽ tự lực động não, nghiên cứu giáo trình, cũng như tài liệu tham khảo, dưới sự hướng dẫn của GV qua các tiết học tiếp theo của chương VI - lớp chim, rồi có thể vẫn theo cách thức này thì có thể cả chương VII - Đến chương VIII - Hướng tiến hóa qua các hệ thống cơ quan của ngành động vật có dây sống, chúng tôi yêu cầu SV áp dụng hoàn toàn phương pháp đã đề xuất như phần I: Cơ sở lý luận, thì thu được sản phẩm trình bày của SV như sau: Cụ thể: Chương VIII: Hướng tiến hóa qua các hệ thống cơ quan của động vật ngành dây sống Tiết 1+2 (của chương) Tức là tiết 34+35 theo phân phối chương trình Hướng tiến hóa qua các hệ cơ quan: Vỏ da, vận chuyển của động vật ngành dây sống (Lưu ý ở đây là GV đã ra bài tập vận dụng về nhà SV nghiên cứu cho sản phẩm - Sản phẩm ban đầu của SV chúng tôi chỉ yêu cầu hai vấn đề: Một là, xác định mục tiêu của chủ đề Hai là, xây dựng cấu trúc nội dung của chủ đề) Với yêu cầu trên, chúng tôi thu được sản phẩm ban đầu của SV Nguyễn Thị Nghĩa: Lớp Hóa Sinh K24 - Khoa tự nhiên - Trường CĐSP Bắc Ninh như sau: * Xác định mục tiêu chủ đề: - Kiến thức: + Tiến hóa là gì? Là chỉ sự phát triển từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện (về cấu tạo và chức năng), từ chỗ chưa thích nghi đến thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống của hệ cơ quan vỏ da và cơ quan vận chuyển qua các lớp của động vật ngành dây sống. + Chỉ ra sự phát triển dần về cấu tạo của hệ cơ quan vỏ da, vận chuyển của động vật ngành dây sống. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp. - Thái độ: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng * Xây dựng cấu trúc nội dung chủ đề: theo hình thức lập bảng (theo hướng hoàn thiện về mặt cấu tạo): - Cấu tạo vỏ da: Lớp Môi trường sống Đặc điểm cấu tạo Tuyến đơn bào Tuyến đa bào Sản phẩm Sống đầu Ở nước Biểu bì chỉ có 1 tầng Rất nhiều 0 0 Cá sụn ở nước có chất tunixis Nhiều Hiếm Vảy tấm Cá xương ở nước Nhiều Hiếm Vảy tấm Lưỡng thể Nửa nước nửa cạn Hiếm Rất nhiều 0 Bì sát ở cạn 0 0 Rất hiếm Vẩy sống Chim Không trung 0 Chỉ có một Lông vũ Thú Đa dạng 0 Rất nhiều và khác nhau (có tuyến sữa) Lông mao Cơ quan vận chuyển: Lớp Môi trường sống Cấu tạo cơ quan vận chuyển Hình thức vận chuyển Sống đầu ở nước Chỉ gồm những nếp da Bơi lội: Kém Cá sụn cá xương ở nước Vây lẻ, vây chẵn, có sự thay đổi Phù hợp với hình thức vận chuyển của từng loài Lưỡng thể Nửa nước nửa cạn Chi phát triển còn yếu - Bơi: Chi ép sát vào cơ thể Bò sát ở cạn Chi vẫn phát triển yếu Cử động uốn mình Chim Không trung - Chi trước -> Cánh - Chi sau -> biến đổi Bay - Vận chuyển, tạo đà bay Thú Đa dạng Chi có màng bơi Chi phát triển: Cao, khớp đầu gối hướng trước - Bơi - Đi - Chạy Như vậy, qua quá trình dạy thực nghiệm hai chương VI và VIII, chúng tôi thu được kết quả sau: 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM * Để đánh giá kết quả thu được sau khi dạy thực nghiệm 2 chương Chương VI - lớp chim và Chương VIII - Hướng tiến hóa qua các hệ thống cơ quan của Động vật ngành dây sống thuộc học phần "Động vật học có xương sống", chúng tôi tiến hành kiểm tra lần 2. Lần kiểm tra này, chúng tôi cũng tiến hành thực hiện ở cả 2 trường CĐSP Bắc Ninh và CĐSP Bắc Giang, đề kiểm tra của 2 trường là như nhau. Nội dung kiểm tra lần này cũng nhằm mục đích: - Kiểm tra lại thực trạng vấn đề nhận thức việc hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP. - Kiểm tra khả năng hình thành năng lực tự học cho SV về việc (Xác định mục tiêu chủ đề, xây dựng cấu trúc nội dung chủ đề) qua học phần "Động vật học có xương sống". - Đánh giá kết quả việc rèn luyện khả năng hình thành năng lực tự học ở SV sau thực nghiệm. * Còn kết quả của SV ở các trường không thực nghiệm có thể xem là tài liệu tham khảo, so sánh kết quả của lần kiểm tra 2 với các mục đích kiểm tra như trên, chúng tôi ghi vào các bảng riêng cụ thể. 3.4.1. Kết quả về mặt nhận thức việc hình thành năng lực tự học ở sinh viên Cao đẳng Sư phạm Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm 2 chương VI và VIII (thuộc học phần động vật có xương sống) khả quan, chúng tôi thu được kết quả về vấn đề nhận thức của SV trong việc hình thành năng lực tự học như sau: (Lưu ý: Ở mỗi bảng này chúng tôi đem so sánh với lần kiểm tra 1 - đã tiến hành điều tra ở phần 1: Cơ sở lý luận). Bảng 1: Tổng hợp kết quả mặt nhận thức hình thành năng lực tự học ở SV Phân loại Trường C. Đ. S. P Bắc Ninh Trường C. Đ. S. P Bắc Giang Tổng số kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Tổng số kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Tốt 27 7,4% 25,9% 32 9,3% 9,3% Khá 27 37% 55,6% 32 40,6% 37,3% trung bình 27 48,2% 18,5% 32 43,8% 50,1% Yếu 27 7,4% 0 32 6,3% 3,3% Nhận xét kết quả bảng 1: So sánh lần kiểm tra 1 với lần kiểm tra 2 chúng tôi nhận thấy: - Vấn đề về nhận thức việc hình thành năng lực tự học ở SV của trường CĐSP Bắc Ninh sau khi dạy xong thực nghiệm Chương VI - Lớp Chim và Chương VIII - Hướng tiến hóa qua hệ thống các cơ quan của Động vật ngành dây sống là tương đối cao cụ thể: Không còn SV nào, không nhận thức được việc hình thành năng lực tự học ở SV là không tốt nữa - Đó là điều thật sự đáng mừng cho phương pháp giáo dục hiện nay. Mặt khác, số SV có nhận thức tốt về vấn đề này tăng lên rất nhiều. (Lần 1: 7.4% thì lần 2 là 25,9%), cũng như số SV có nhận thức tương đối tốt về vấn đề này cũng tăng lên. Kết quả này, chứng tỏ rằng: Khả năng hình thành năng lực tự học ở SV có được hay không? Hoặc đạt tỷ lệ cao hay thấp còn do nhận thức của SV - Thật vật qua bảng trên ta thấy, khi SV có ý thức tốt, kết hợp với sự hướng dẫn của GV thì việc hình thành năng lực tự học ở SV là khả thi. - Đồng thời ở bảng 1 này, chúng tôi còn có thêm tư liệu để tham khảo, so sánh đó là: Kểt quả về mặt nhận thức việc hình thành năng lực tự học ở SV trường CĐSP Bắc Ninh trước thực nghiệm cũng là thấp. + Còn kết quả kiểm tra lần 2 của Trường CĐSP Bắc Giang vẫn gần như kiểm tra lần 1. + Đem so sánh kết quả kiểm tra lần 2 của Trường CĐSP Bắc Ninh với lần kiểm tra 1 cũng của trường CĐSP Bắc Ninh ta thấy cao hơn hẳn - Điều này chứng tỏ rằng chúng ra nếu áp dụng qua trình hướng dẫn tự học (Hoặc quy trình dạy - tự học) để giảng dạy "Học phần "Động vật học có xương sống" - Sách CĐSP NXB6 D thì sẽ hình thành cho SV năng lực tự học học phần này nói riêng - và có thể áp dụng để giúp học tốt các bộ môn khác nói chung. Và có thể "Học suốt đời". 3.4.2. Kết quả của việc hình thành năng lực tự xác định mục tiêu bài học (chủ đề) Sau khi tiến hành thực nghiệm xong, chúng tôi kiểm tra lần 2 rồi đem so sánh với lần kiểm tra 1: Cùng tiêu chí, chúng tôi thu được kết quả bảng 2. Bảng 2: Kết quả hình thành năng lực xác định mục tiêu bài học. Các tiêu chí đánh giá Kết quả (% SV đạt yêu cầu) CĐSP Bắc Ninh (Tổng số 27 bài) CĐSP Bắc Giang (Tổng số 32 bài) Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 1. Nêu đủ mục tiêu nhưng còn sai về nội dung 18,5 7,4 18,7 15,5 2.Nêu mục tiêu đúng đủ nhưng còn thiếu về nội dung 55,6 18,5 56,3 53,2 3. Nêu mục tiêu đúng và đủ nội dung 22,2 74 21,8 28 4. Diễu đạt mục tiêu đúng, rõ ràng mạch lạc 18,5 92,5 15,5 21,7 Qua kết quả ở bảng 2 cho thấy * Về mặt định lượng. - Sau khi thực nghiệm, ở trường CĐSP Bắc Ninh đã có 74,0% đạt yêu cầu về kĩ năng xác định được mục tiêu bài học (thấy mục tiêu chủ đề nghiên cứu). Nghĩa là đã xác định mục tiêu đúng và đủ về nội dung. Mặt khác, một điều đáng mừng nữa là SV Trường CĐSP Bắc Ninh diễn đạt mục tiêu đúng, rõ ràng, mạch lạc với tỉ lệ rất cao: 92,5%. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những SV nhận thức chậm chưa xác định đủ mục tiêu, song nội dung còn thiếu, nhưng không đáng kể và tỉ lệ còn rất thấp 7,4%. - Một tư liệu để tham khảo, đó là số SV đạt yêu cầu về kĩ năng xác định mục tiêu bài học ở trường không thực nghiệm (CĐSP Bắc Giang) còn thấp, đặc biệt là tiêu chí 3 là nêu mục tiêu đúng và đủ về nội dung thì chỉ có 28%. * Kết quả bảng 2 về mặt định tính chúng tôi nhận thấy: Đa số các em SV đã biết cách xác định mục tiêu bài học, khắc phục được những nhược điểm mà chúng tôi đã nêu ở phần trên (Phần cơ sở lý luận mục 1.7. Thực trạng). Thế có nghĩa là sau một quá trình tự học được rèn luyện dần trong các cuộc hội thảo luận, thì hầu như SV đã không còn xác định sai về nội dung của mục tiêu, và khá vững vàng trong việc diễn đạt đúng mục tiêu, rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ đúng quy tắc dạy học lấy chủ thể (người học) làm trung tâm. Ví dụ 1: SV Nguyễn Thị Huyền - lớp hóa sinh K24 - Khoa Tự nhiên - Trường CĐSP Bắc Ninh đã xác định mục tiêu bài học (chủ đề nghiên cứu): Tiết 36 +37 - Hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn động vật ngành dây sống như sau: Qua chủ đề này người học phải: - Về kiến thức: + Trình bày cấu tạo hệ tiêu hóa của động vật ngành dây sống tiến hóa dần từ động vật có xương sống bậc thấp đến động vật có xương sống bậc cao trên thang tiến hóa. + Trình bày cấu tạo hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống được tiến hóa dần (phát triển hoàn thiện) từ thấp lên cao. + Giải thích vì sao có sự tiến hóa đó? - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. - Về thái độ: Có ý thức bảo vệ động vật. Ví dụ 2: Hoặc một sinh khác: SV Ngô Thị Trang - lớp hóa sinh K24 - Khoa tự nhiên - Trường CĐSP Bắc Ninh cũng xác định mục tiêu của chủ đề này: Tiết 36 + 37 Hướng tiến hóa hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống. Em xác định như sau: Qua chủ đề này, SV phải: - Về kiến thức: + Trình bày cấu tạo hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống được hoàn thiện dần từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao. + Giải thích được sự tiến hóa? - Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. - Về thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật. Như vậy: Qua hai bài xác định mục tiêu bài học (Chủ đề nghiên cứu) của hai SV Trường CĐSP Bắc Ninh - Tức là Trường CĐSP được chọn dạng thực nghiệm ta nhận thấy: SV đã xác định mục tiêu bài học - đó là cái đích mà bài học cần phải đạt tới. Tuy sự diễn đạt của hai SV đó có sự khác nhau. Song các em vẫn đảm bảo đúng quy tắc xác định mục tiêu và mục tiêu được xác định đúng, đầy đủ, rõ ràng. Trong khi đó SV ở trường CĐSP Bắc Giang (Trường không dạy thực nghiệm). Ta thấy vẫn có tình trạng SV. Xác định và diễn đạt mục tiêu bài học (chủ đề nghiên cứu) giống như lần trước (lần kiểm tra 1). Qua phần nhận xét trên, ta có thể khẳng định được một điều Kĩ năng xác định mục tiêu bài học (hay chủ đề nghiên cứu) được hình thành và rèn luyện qua quá trình tự học của SV nhờ sự hướng dẫn theo quy trình đã đề xuất. 3.4.3. Kết quả của việc hình thành năng lực xây dựng cấu trúc nội dung bài học (chủ đề nghiên cứu) (ở tiết 36 + 37 - thuộc chương VIII) Chủ đề: Hướng tiến hóa qua các hệ thống cơ quan ngành động vật dây sống, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3. Bảng 3: Kết quả hình thành và rèn luyện kĩ năng xây dựng cấu trúc nội dung chủ đề học Các tiêu chí đánh giá Kết quả (% SV đạt yêu cầu CĐSP Bắc Ninh (Tổng số 27 bài) CĐSP Bắc Giang (Tổng số 32 bài) Trước thực nghiệm kiểm tra lần 1 Sau thực nghiệm kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 1. Xác định được nội dung cơ bản của bài học (chủ đề) 59,5% 88,8% 56,3% 59,4% 2. Xây dựng được cấu trúc nội dung bài học 33,3% 85,1% 34,4% 40,6% 3. Phát hiện được kiến thức cần làm rõ, mở rộng 18,5% 74,0% 18,7% 21,9% 4. Lựa chọn được cấu trúc bài hợp lý 18,5% 74,0% 21,9% 21,9% * Nhận xét kết quả bảng 3 về mặt định lượng: - Qua bảng 3, chúng tôi nhận thấy, kết quả sau thực nghiệm của trường CĐSP Bắc Ninh (trường được chọn dạy thực nghiệm) cho tỷ lệ rất cao về số SV đạt yêu cầu ở các tiêu chí về kỹ năng xác định được nội dung cơ bản chủ đề, xây dựng cấu trúc nội dung bài học, phát hiện được kiến thức cần làm rõ, mở rộng và kỹ năng xây dựng cấu trúc nội dung bài hợp lý đều tăng rất cao so với trước thực nghiệm. Đặc biệt, tốc độ tăng mạnh nhất là tiêu chí 3 (Phát hiện kiến thức cần mở rộng và làm rõ), và tiêu chí 4 (lựa chọn được cấu trúc bài hợp lý) tỷ lệ này tương ứng trước và sau thực nghiệm là: 18,5% lên 74%. Vậy, do dâu mà có kết quả này, nhận xét một điều khách quan, đó chính là do SV nhận thức được vai trò của tự học, vì vậy mà SV đã rèn luyện được tính tự giác học tập, tự nghiên cứu, tự tìm tòi, tính sáng tạo. Do đó rất thuận lợi cho việc phát hiện được kiến thức cần làm rõ, cần mở rộng và từ đó lựa chọn được cấu trúc bài học một cách hợp lý. - Một tư liệu, chúng tôi tham khảo, so sánh đó là: Tỷ lệ SV đạt yêu cầu ở tất cả các tiêu chí 1, 2, 3, 4 ở trường CĐSP Bắc Ninh sau thực nghiệm là cao hơn hẳn trường CĐSP Bắc Giang không dạy thực nghiệm. - Từ kết quả trên, cho ta thấy rõ ràng rằng: Việc áp dụng phương pháp hướng dẫn học để hình thành năng lực nghiên cứu nội dung học cho SV là có hiệu quả thiết thực. Đó là nhờ vào việc tự học của SV và chính SV đã tự rèn luyện cho mình năng lực tự học, tự nghiên cứu sáng tạo rất tốt - Từ đó mà chúng ta thu được kết quả cao như bảng 3 đã phân tích. * Về mặt định tính. Qua bảng trên, căn cứ vào số liệu thu được ở bảng 3 ta có thể nói rằng sau khi được dạy thực nghiệm, hầu hết SV trường CĐSP Bắc Ninh đã biết cách phân tích cấu trúc nội dung bài học cụ thể: - Đã xác định được nội dung cơ bản của bài học (chủ đề) Xây dựng cấu trúc nội dung bài học, phát hiện ra kiến thức cần làm rõ, cần mở rộng. Từ đó mà lựa chọn được cấu trúc bài một cách hợp lý. Tỷ lệ ở các tiêu chí tương đối cao. - Qua các ví dụ sau, ta càng thấy rõ được điều này. Ví dụ 3: Với chương VIII: Hướng tiến hóa qua hệ thống các cơ quan của động vật ngành dây sống. Vẫn là tiết 36 + 37: Chủ đề. Hướng tiến hóa qua hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống. SV: Nguyễn Thị Nghĩa - lớp trưởng lớp Hóa - Sinh K24 - Khoa Tự nhiên trường CĐSP Bắc Ninh (Trường dạy thực nghiệm) đã phân tích để xây dựng cấu trúc nội dung bài học (chủ đề) này như sau: Kiến thức chủ đề này em trình bày theo 2 phần. 1. Tiến hóa qua hệ tiêu hóa của động vật ngành dây sống. 2. Tiến hóa qua hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống. Và SV Nguyễn Thị Nghĩa xây dựng cấu trúc nội dung này dưới hình thức lập bảng như sau: - Trước khi lập bảng em phân tích kiến thức chủ đề này: Để chứng minh được sự tiến hóa qua hai hệ cơ quan này của động vật ngành dây sống. Ta phải hiểu như thế nào là tiến hóa? - SV Nguyễn Thị Nghĩa nêu khái niệm về tiến hóa. Hướng tiến hóa là sự hoàn thiện dần dần về tổ chức cấu tạo và chức năng cơ thể của động vật ngành dây sống để thích nghi với điều kiện sống của chúng. - Trên cơ sở này SV trình bày hướng tiến hóa của hai hệ cơ quan này theo hướng tiến hóa từ thấp đến cao, từ chỗ có cấu tạo cơ thể chưa hoàn thiện (còn đơn giản) đến chỗ cấu tạo cơ thể hoàn thiện (phức tạp) của động vật ngành dây sống. 1) Hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa. Đại diện Sự hoàn thiện dần về tổ chức cấu tạo Phù hợp với chức năng Thích nghi với điều kiện sống 1. Lưỡng tiêm - Cấu tạo sống tiêu hóa chưa phân hóa thành các bộ phận riêng biệt. - Tuyến tiêu hóa còn đơn giản Thức ăn chuyển vào ruột một cách thụ động ở nước 2. Lớp miệng tròn - Không có hàm, dạ dày ruột chưa phân hóa - Hút kiểu Piston Lối sống ký sinh. 3. Lớp cá sụn, cá xương - Hàm khỏe - Ống tiêu hóa đã phân hóa: Thực quản, dạ dày, ruột - Cá xương có van xoắn ốc. ở nước 4. Lớp lưỡng thê - Ống tiêu hóa đã phân hóa - Ruột trước và ruột giữa chưa phân biệt rõ - Ruột sau là nơi chứa phân. - Có men tiêu hóa Nửa nước, nửa cạn 5. Lớp bò sát - Ống tiêu hóa đủ phân hóa rõ: Miệng (Răng, lưỡi) thực quản, Tiêu hóa thức ăn là thực vật, động vật, thức ăn tiêu hóa chưa hoàn toàn ở cạn 6. Lớp chim - Ống tiêu hóa: Đã hóa thành: Miệng, diều, thực quản, dạ dày (tuyến, cơ) Ruột (trước, giữa, sau). - Tuyến tiêu hóa: Dịch vị, dịch tụy, dịch mật. Ruột ngắn - tiêu hóa nhanh. - Thức ăn tiêu hóa chưa hoàn toàn Không trung 7. Lớp thú - Ống tiêu hóa đã phân hóa hoàn chỉnh: + Miệng, răng (C, N, TC, H) lưỡi. + Hầu + Thực quản, dạ dày. + Ruột - Tuyến: nước bọt, vị, tụy, mật, ruột. Thức ăn được tiêu hóa hết (triệt để) Đa dạng Phần 2: Hướng tiến hóa qua hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống Đại diện Sự hoàn thiện dần vẽ tổ chức cấu tạo cơ thể Phù hợp với chức năng Thích nghi với ĐKS 1. Lưỡng tiêm - Chưa có tim - Hệ mạch nguyên thủy - Hệ mạch có cấu tạo điển hình của động vật có xương sống bậc thấp, ở nước. - Máu nguyên thủy: không mầu chỉ có huyết tương và bạch cầu Sự trao đổi kém Ở nước 2. Miệng tròn - Tim có: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất - Cấu tạo đặc trưng cho vòng tuần hoàn đơn của ĐVCXS ở nước - Máu có thuyết tương và tế bào máu Trao đổi thuận tiện Ở nước 3. Cá sụn, cá xương - Tim: có 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ ứng với 1 vòng tuần hoàn (trừ cá phổi) - Máu ở tim là máu tĩnh mạch - Máu đi nuôi cơ thể là máu đông mạch Ở nước 4. Lưỡng th44 - Tim: 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, 2 vòng tuần hoàn). - Máu trong tâm thất là máu pha hỗn Vừa ở nước, vừa ở cạn 5. Bò sát - Tim: 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, hình thành thêm vách hút) - Máu đỡ pha trộn Chưa chuyên hóa sâu ở đời sống ở cạn 6. Chim - Tim: 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) Chưa máu động mạch, nửa phải chứa máu tĩnh mạch - Máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha - Hệ mạch phân hóa thành + Hệ động mạch: cung trái giảm + Hệ tĩnh mạch Máu cung phải và cung trái cũng đổ vào động mạch lưng. Máu đi nuôi có thể là máu động mạch Không trung 7. Thú Tim: 4 ngăn (hai tâm nhĩ, hai tâm thất), chia hai nửa trái và phải. - Máu tim: phân biệt. - Hệ động mạch phân hóa: + Động mạch chủ + Động mạch phổi - Hệ tính mạch: + Tính mạch chủ sau. - Tĩnh mạch lẻ trái, lẻ phải. Máu vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn Đa dạng Những kiến thức chưa rõ trong giáo trình (bài học hay chủ đề) được SV Nguyễn Thị Nghĩa giải thích rõ. - Máu đi nuôi cơ thể là máu pha hay máu phân biệt, mà máu đi nuôi cơ thể là máu pha vì sao? Vì máu ở cung phải và cung trái cùng đổ vào động mạch lưng nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha (như cá sấu - lớp bò sát) Còn máu đi nuôi cơ thể là máu phân biệt (máu của động mạch trong tâm thất trái) như ở chim và thú. Ví dụ 4: Vẫn chương VIII: Hướng tiến hóa qua các hệ thống cơ quan của động vật ngành dây sống. Cũng tiết 36 + 37: Hướng tiến hóa qua hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của động vật dây sống SV Nguyễn Thị Mai - Lớp hóa sinh K24 - Khoa tự nhiên - Trường CĐSP Bắc Ninh (Trường dạy thực nghiệm) đã phân tích và xây dựng cấu trúc nội dung bài học (chủ đề) như sau: SV Nguyễn Thị Mai trình bày kiến thức nội dung bài học (chủ đề) này cũng theo hai phần: Phần 1 chỉ ra hướng tiến hóa là gì? Phần 2 nêu hướng tiến hóa của hai hệ cơ quan này của Động vật ngành dây sống theo sơ đồ hóa (sơ đồ logic) như sau: 1) Tiến hóa là gì? Tiến hóa của động vật có xương sống thể hiện bằng sự hoàn thiện dần dần về tổ chức cấu tạo và chức năng của cơ thể để thích nghi với điều kiện sống. (Tức là sự phát triển theo chiều hướng đi từ chỗ có cấu tạo cơ thể còn đơn giản đến phức tạp hay từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện - từ chỗ kém thích nghi đến thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống. 2) Hướng tiến hóa qua hệ thống cơ quan tiêu hóa và tuần hoàn a. Sự tiến hóa về hệ tiêu hóa của động vật ngành dây sống: Sự tiến hóa của hệ tiêu hóa được thể hiện bằng sự phân hóa và hoàn chỉnh các phần của hệ tiêu hóa, sự tăng diện tích tiêu hóa thức ăn. Cụ thể: Ống tiêu hóa: mới chỉ có ruột thẳng, ngắn chưa phân hóa Lưỡng tiêm vì hệ tiêu hóa chỉ gồm Tuyến tiêu hóa: có nhưng chưa phân hóa rõ ràng mà thức ăn chuyển vào ruột một cách thụ động Ống tiêu hóa: có miệng nhưng thiếu hàm, có bộ phận hút máu, ruột là một ống thẳng, chưa phân hóa Lớp cá miệng tròn Tuyến tiêu hóa: Chưa có Ống tiêu hóa: Phân hóa thành thực quản, dạ dày (Dạ dày chỉ là phần phình to của thực quản), và ruột (Trừ cá xương có thêm van ốc Lớp cá sụn Tuyến tiêu hóa: Chưa có cá xương Ống tiêu hóa phân hóa gồm: Miệng (Có răng, lưỡi) -> Thực quản -> dạ dày đã phân hóa (gọi tù và) -> Ruột (ngắn, ruột trước và ruột giữa không phân biệt)-> Ruột sau (Phân biệt rõ và là nơi trữ phân) Lớp lưỡng thê Tuyến tiêu hóa: Tuyến tụy và có thêm men tiêu hóa Ống tiêu hóa phân hóa thành Xoang miệng (có răng, lưỡi) -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột (Ruột non và ruột già, ruột sau)-> Phân đổ vào xoang miệng Lớp Bò sát Tuyến tiêu hóa: Có tuyến gan, mật và tụy -> Có cường độ tiêu hóa tương đối tốt Ống tiêu hóa: Phân hóa thành miệng (không có răng, có lưỡi) -> thực quản (dài - diều) -> Dạ dày (Phân hóa thành dạ dày tuyến và dạ dày cơ) -> Ruột (Cùng ruột non, già không có ruột thẳng), ruột ngắn nên phân đổ vào xoang huyệt, thiếu trực tràng Lớp chim Tuyến tiêu hóa: Dịch vị, dịch tụy, có men tiêu hóa Ống tiêu hóa phân hóa thành miệng (có răng, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, răng trước hàm, có lưỡi) -> Hầu -> Thực quản -> Dạ dày (Được phân hóa rõ ràng) -> Ruột (Có ruột non, giữa, manh tràng, có ruột sau, trực tràng hay ruột thẳng) -> Phân đổ ra ngoài qua hậu môn Lớp thú Tuyến tiêu hóa: Có tuyến nước bọt, dịch vị, dịch tụy, dịch mật và dịch ruột b. Sự tiến hóa về hệ tuần hoàn của động vật ngành dây sống Sự tiến hóa về hệ tuần hoàn của động vật có xương sống được thể hiện bằng sự phân hóa và hoàn chỉnh các phần của hệ tuần hoàn, sự vận chuyển máu trong cơ thể, cụ thể: * Cấu tạo của tim: Sự tiến hóa thể hiện từ thấp đến cao: Từ chỗ chưa có tim Có tim 2 ngăn (gồm một tâm nhĩ, một tâm thất) (Lưỡng tiêm) (Lớp miệng tròn, tổng lớp cá, trừ cá phổi) Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) Đến tim 3 ngăn + thêm một vách (Lưỡng thê) hụt trong tâm thất (Bò sát, trừ cá sấu) Tim 4 ngăn hoàn chỉnh (Gồm 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) (Chim và thú) * Cấu tạo hệ động mạch Lớp Lưỡng tiêm - Có cấu tạo đặc trưng điển hình của động vật có xương sống bậc thấp ở nước: Có trên 100 đôi cung mang - Máu nguyên thủy: Không màu, chỉ có huyết tương và bạch cầu - Có cấu tạo đặc trưng cho vòng tuần hoàn đơn của Lớp Miệng tròn động vật có xương sống ở nước - Máu có huyết tương và tế bào máu - Còn đơn giản, mới chỉ có 1 vòng tuần hoàn kín Lớp Cá sụn - Hệ động mạch có sự phân hóa thành động mạch tới mang, cá xương động mạch rời mang, động mạch chủ lưng, động mạch cảnh - Chỉ còn 4 đôi cung động mạch tới mang Lớp Lưỡng thê - Động mạch rời mang đổ vào 2 rễ động mạch chủ lưng - Hai rễ nối với nhau ở phía trước và sauàVòng động mạch đầu - Từ côn động mạch phát ra 3 đôi động mạch: Lớp bò sát + Động mạch cổ + Động mạch lưng + Động mạch phổi - Có nhiều biến đổi: Côn động mạch tiêu giảm, có sự phân hóa Lớp chim Động mạch chủ: Động mạch chủ trái, động mạch chủ phải để đổ máu vào động mạch chủ đơn Lớp thú - Chỉ có một cung động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái do đó máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi * Hệ tĩnh mạch: Lưỡng tiêm Có các tĩnh mạch chủ yếu: Các động vật có dây sống ở nước Cá sụn Tĩnh mạch chính trước, sau Cá xương Ống Cuviê. Riêng cá sụn, thêm tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch gánh thận Lớp lưỡng thê: Có thêm tĩnh mạch chính, tĩnh mạch chủ sau và xuất hiện tĩnh mạch bụng. Lớp bò sát: Tĩnh mạch chính bị thay thế bằng tĩnh mạch lẻ Lớp chim: Thêm tĩnh mạch bụng: Do tĩnh mạch mạc treo ruột và tĩnh mạch trên ruột hợp thành Lớp thú: Tĩnh mạch chính bị thay thế, mất tĩnh mạch gánh thận Những kiến thức trong bài học này của giáo trình chưa được làm rõ, cũng như chưa được mở rộng. Song với hình thức xậy dựng cấu trúc nội dung bài học (chủ đề) của SV Nguyễn Thị Mai đã làm cho chúng ta thấy được sự logic trong khi chứng minh sự tiến hóa (cụ thể làm rõ được sự phân hóa và hoàn chỉnh của các phần trong các hệ qua từng lớp động vật có xương sống. * Trong khi đó ở lần kiểm tra thứ 2 ở SV Trường CĐSP Bắc Giang tình trạng phân tích để xây dựng cấu trúc nội dung bài học (Chủ đề) không có gì tiến bộ hơn so với lần kiểm tra thứ nhất. Nói chung SV bộc lộ một số điểm yếu sau đây: - Chỉ xác định nội dung cơ bản của bài học (chủ đề) theo các tiêu đề được trình bày trong giáo trình. - Chưa phát hiện được kiến thức cần làm rõ, mở rộng chính vì vậy mà chưa thấy được tính logic trong khi nêu hướng tiến hóa qua các hệ cơ quan của động vật có xương sống. - Từ đó mà SV của Trường CĐSP Bắc Giang chưa lựa chọn để xây dựng cấu trúc nội dung bài học (chủ đề) hợp lý được (Hay chưa thể hiện rõ được cái đích mà nội dung cần phải đạt đến). Ví dụ: SV Nguyễn Thúy Hạnh - Lớp Hóa Sinh K22 Khoa tự nhiên - Trường CĐSP Bắc Giang. Trình bày trong bài kiểm tra lần 2 về phân tích để xây dựng cấu trúc nội dung bài học (chủ đề) vẫn giống như lần kiểm tra thứ nhất. Sau đây là sự phân tích, xây dựng cấu trúc nội dung bài học (chủ đề) của SV Nguyễn Thúy Hạnh như sau: Chủ đề: Tiết 36 + 37: Hướng tiến hóa về hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của Động vật ngành dây sống SV trình bày cấu trúc nội dung bài học (Chủ đề) này gồm: 1. Hướng tiến hóa qua hệ tiêu hóa của động vật ngành dây sống: a. Phân ngành sống đầu * Lưỡng Tiêm Ống tiêu hóa Tuyến tiêu hóa b. Phân ngành có xương sống * Lớp cá miệng tròn Ống tiêu hóa Tuyến tiêu hóa * Lớp cá miệng có bộ hàm Ống tiêu hóa Tuyến tiêu hóa * Các lớp động vật có xương sống ở cạn Ống tiêu hóa Tuyến tiêu hóa 2. Hướng tiến hóa qua hệ tuần hoàn của Động vật ngành dây sống: a. Chức năng: b. Tim: * Lưỡng tiêm:... * Động vật có xương sống ở nước:... * Động vật có xương sống ở cạn... c. Hệ động mạch... d. Hệ tĩnh mạch... Như vậy qua việc xây dựng cấu trúc nội dung bài học (Chủ đề) của SV Nguyễn Thúy Hạnh ta có thể nói rằng: Chưa phát hiện được kiến thức cần làm rõ (Chiều hướng tiến hóa từ thấp à cao. Từ chưa hoàn thiện à hoàn thiện…), chưa phân tích sự logic của nội dung bài học. Mặc dù nội dung bài học được sự sắp xếp trong bài là hợp lý (theo trình tự trong giáo trình tức là chỉ liệu kê lại nội dung trong giáo trình mà thôi - chứ chưa có sự sáng tạo) Thật vậy, qua sự phân tích, tham khảo, so sánh kết quả thu được của các SV ở hai trường CĐSP Bắc Ninh (trường chọn để dạy thực nghiệm) và trường CĐSP Bắc Giang (không dạy thực nghiệm). Chúng tôi nhận thấy rõ: Qua quá trình thực nghiệm, theo phương pháp hướng dẫn SV tự học, học phần "Động vật học có xương sống" để: "Hình thành năng lực tự học cho sinh viên" ở trường CĐSP Bắc Ninh đã giúp cho SV hình thành năng lực: biết xác định được nội dung cơ bản của bài học, phân tích xây dựng cấu trúc nội dung bài học, biết phát hiện ra kiến thức cần mở rộng, cần làm rõ. Đặc biệt biết lựa chọn được cấu trúc bài hợp lý. 3.4.4. Kết quả đánh giá thực trạng việc hình thành năng lực tự học cho sinh viên trong giảng dạy học phần động vật học có xương sống sau thực nghiệm Để đánh giá được thực trạng việc hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP trong học, học phần Động vật học có xương sống (sách dùng cho CĐSP - NXB GD), chúng tôi đã tiến hành kiểm tra lần hai đề kiểm tra này cũng dùng cho cả hai trường CĐSP Bắc Ninh (trường dạy thực nghiệm, và trường CĐSP Bắc Giang) (là trường không dạy thực nghiệm). Bài kiểm tra được tiến hành 20 phút với câu hỏi mang tính chất hình thành năng lực tự học ở SV CĐSP. Câu hỏi: Bằng sơ đồ hóa thể hiện sự tiến hóa hệ cơ quan vận chuyển của Động vật có xương sống. (yêu cầu: Chỉ xác định nội dung bài học). Sau khi chấm bài cho SV ở 2 trường CĐSP, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4: Bảng 4: Kết quả thu được sau thực nghiệm về khả năng hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP Điểm (Đ) Kết quả (% số SV đạt yêu cầu) CĐSP Bắc Ninh (Tổng số 27 bài) CĐsản phẩm Bắc Giang (Tổng số 32 bài) Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 0 < Đ < 3 3,7 0 6,2 3,1 3 < Đ < 5 44,5 7,4 46,6 49,7 5 ≤ Đ < 7 44,5 18,5 41,0 41,0 7 ≤ Đ < 8 7,3 18,5 6,2 3,1 8 ≤ Đ ≤ 10 0 55,6 0 3,1 Qua bảng 4 chúng tôi nhận thấy: Về mặt định lượng - Một là: Thực chất năng lực tự học của SV CĐSP Bắc Ninh sau lẫn kiểm tra thứ hai cao hơn lần kiểm tra lần thứ nhất cụ thể: Điểm giỏi tăng lên đáng kể 55,6%, ngược lại điểm yếu kiểm giảm hẳn (không còn tỷ lệ nào) Điểm trung bình và khá đạt 37,0% Điều này muốn nói lên rằng việc áp dụng phương pháp hướng dẫn tự học cho SV thì khả năng hình thành năng lực tự học rất khả thi và cho được kết quả tốt. Điều nữa qua đây ta nhận thấy nếu GV cứ thường xuyên sử dụng phương pháp dạy - tự học thì sẽ hình thành được năng lực tự học - tự học suốt đời cho SV CĐSP trong học tập, học phần "Động vật học có xương sống" này. - Trong khi đó SV trường CĐSP Bắc Giang là trường không dạy thực nghiệm - ta nhận thấy sau cả hai lần kiểm tra thì việc hình thành năng lực tự học cho các em vẫn là như vậy. Mặc dù, là câu hỏi mang tính chất hình thành năng lực tự học cho các em, cụ thể: Không có tỉ lệ nào SV điểm khá giỏi trong việc đánh giá có năng lực tự học. Bên cạnh đó vẫn tồn tại sinh nên đạt điểm kém tức là điểm ≤ 3. Còn đạt điểm trung bình và khá cũng chưa phải là cao chiếm 44,1%. Sau khi dạy thực nghiệm xong 2 chương - chương VI - Lớp chim và chương VIII - Hướng tiến hóa qua hệ thống các cơ quan của động vật ngành dây sống thuộc học phần "Động vật học có xương sống" sách CĐSP NXBGD. Chúng tôi tiến hành kiểm tra lần 2. cho SV cả hai trường CĐSP Bắc Ninh (trường dạy thực nghiệm) và trường CĐSP Bắc Giang (Không dạy thực nghiệm). Mục đích đánh giá xem (đối với trường CĐSP Bắc Ninh) sau khi hướng dẫn SV các phương pháp tự học như đã đề xuất (ở phần cơ sở lý luận) thì khả năng hình thành năng lực tự học cho SV như thế nào so với trước lúc thực nghiệm, thì ở đây quả là một điều đáng mừng với phương pháp hướng dẫn tự học cho SV để SV có được năng lực ấy. Đó là năng lực tự học, tự nghiên cứu để từ đó hình thành được năng lực tự xác định mục tiêu bài học (chủ đề) và biết phân tích, xây dựng cấu trúc bài học (chủ đề) một cách hợp lý nhất. Thật vậy, GV ở trường CĐSP Bắc Ninh sau khi nêu ra câu hỏi kiểm tra như vậy, SV làm, GV thu bài của các em chấm để nhận xét và đánh giá thì ta đã thu được khả năng phân tích, để xây dựng cấu trúc nội dung bài học (chủ đề) như sau: + SV Nguyễn Bích Quyên - lớp hóa sinh K24 - Khoa Tự nhiên trường CĐSP Bắc Ninh, xây dựng cấu trúc chủ đề này như sau. Sự tiến hóa cỏ quan vận chuyển của động vật ngành dây sống thể hiện ở sự phân hóa và hoàn thiện cơ quan vận chuyển để phù hợp với chức năng và điều kiện sống của chúng, cụ thể. - Cơ quan vận chuyển chỉ là những nếp da à Bơi lội kém Lớp lưỡng Tiêm (hệ cơ ít phân hóa) - Chúng chỉ sống ở đáy - Đã phân hóa thành 2 vây lưng, vây trước nhỏ, vây sau Lớp miệng tròn lớn nối liền với vây đuôi nhỏ - Di chuyển bằng cách uốn mình - Phân hóa thành vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn, xuất Lớp cá sụn hiện vây chẵn (vây ngực, vây bụng) cá xương - Hình thức bơi lội phụ thuộc vào từng loại cá phù hợp với đời sống của chúng - Xuất hiện chi 5 ngón nhưng còn phát triển yếu Lớp Lưỡng Thê (Có nguồn gốc từ vây chẵn của cá) (ở cạn đầu tiên) - Lúc đầu chi trước bằng chi sau về sau thì chi sau dài hơn chi trước (ếch, nhái), có màng bơi do đó bơi lội giỏi, di chuyển trên cạn thì bằng cách nhảy cóc Lớp bò sát - Chi vẫn yếu, vị trí vẫn nằm ngang, đặc điểm chi phụ thuộc vào từng loài - Vận chuyển bằng cách uốn mình (Rắn) - Chi trước biến thành cánh do đó bay lượn giỏi Lớp chim - Chi sau thì vận chuyển giúp chim khi cất cánh và hạ cánh - Sự biến đổi của chi trước, sau phụ thuộc vào từng loài chim với điều kiện sống khác nhau - Cấu trúc của chi ít biến đổi so với kiểu chi 5 ngón Lớp thú điển hình. Song cấu tạo của chi biến đổi phù hợp với điều kiện sống khác nhau như: thú trên cạn: chân cao… + Thú dưới nước thì phần đùi, phần ống ngắn… + Thú chạy có sự biến đổi phù hợp Như vậy sự tiến hóa của cơ quan vận chuyển ở động vật ngành dây sống được phát triển hoàn thiện dần từ đơn giản (Chỉ là nếp da mà chưa phân hóa như Lưỡng Tiêm phù hợp với đời sống đơn giản ở nước sống đáy) đến chỗ chi phát triển thành 5 ngón, lại có sự phân hóa phức tạp để phù hợp với các điều kiện sống như chạy nhảy, bơi, đi (thú) * Ví dụ khác: SV Trương Thị Thiềng lớp Hóa - Sinh K24, trường CĐSP Bắc Ninh trình bày chủ đề trên theo hình thức lập bảng và cũng theo sự tiến hóa dần từ thấp đến cao Đại diện Sự phát triển hoàn thiện dần về cấu tạo của cơ quan vận chuyển Phù hợp với hình thức vận chuyển Thích nghi với điều kiện sống 1. Lưỡng Tiêm Chỉ là những nếp da Bơi lội kém Ở nước: Đáy 2. Lớp miệng tròn Đã phân hóa thành 2 vây lưng, vây trước, vây sau và vây đuôi Di chuyển bằng cách uốn mình Ở nước 3. Lớp cá sụn cá xương Đã phân hóa: vây lưng, đuôi, hậu môn xuất hiện vây chẵn (vây ngực, bụng) Phụ thuộc vào từng loại cá Ở nước 4. Lưỡng thê Ở cạn đầu tiên do đó xuất hiện chi 5 ngón nhưng phát triển yếu Phụ thuộc vào từng nhóm Ở nước và cạn 5. Lớp bò sát Chi 5 ngón phát triển vẫn yếu Uốn mình Ở cạn 6. Lớp chim Chi trước biến thành cánh, chi sau biến đổi Bay Kông trung 7. Lớp thú Chi 5 ngón điển hình ít biến đổi - Song cấu tạo của chi điển hình cho từng loài Chạy, nhảy, bơi, đi Đa dạng * Ví dụ khác: SV Nguyễn Thị Thùy lớp Hóa Sinh K24 Trường CĐSP Bắc Ninh trình bày chủ đề này theo sơ đồ hóa: Lưỡng thê (lưỡng tiêm) Lớp miệng tròn (3 loại vây) Cá sụn, cá xương (vây chẵn, vây lẻ) Lưỡng thê (chi 5 ngón yếu) Chim: chi trước (cánh) chi sau: biến đổi Thú (chi 5 ngón điển hình * Trong khi đó, SV ở Trường CĐSP Bắc Giang (Trường không dạy thực nghiệm) thì sự phân tích cấu trúc, nội dung bài học của SV tuy là hợp lý với bài học xong các SV vẫn phân tích, xây dựng nội dung bài học theo tính chất hệ thống lại nội dung đã trình bày trong giáo trình mà thôi, không có sự sáng tạo. Vì vậy, không tìm ra được sự logic của nội dung cũng như những kiến thức cần làm rõ, cần mở rộng. Do đó, không lựa chọn được cấu trúc bài hợp lý. 3.4.5. Kết quả việc hình thành phương pháp tự học của sinh viên sau thực nghiệm Sau thực nghiệm hai chương VI và VIII chúng tôi tiến hành kiểm tra lại lần 2 về các phương pháp các bạn sử dụng trong quá trình tự học theo các tiêu chí đánh giá như ở phần I - Cơ sở lý luận. Đề kiểm tra của hai trường là như nhau, chúng tôi thu được kết quả như bảng 5. Bảng 5: Tổng hợp kết quả việc hình thành phương pháp tự học của SV sau thực nghiệm. Các phương pháp Kết quả (% đạt các yêu cầu) CĐSP Bắc ninh (Tổng số 27 bài) CĐSP Bắc Giang (Tổng số 32 bài) Kiểm tra lần 1 Kiểm tra sau thực nghiệm Kiểm tra lần 1 Kiểm tra sau thực nghiệm 1. Học thuộc lòng 7,4 0 6,2 6,2 2. Học - hiểu 37 55,5 12,4 15,5 3. Đọc sách - Nghiên cứu tài liệu 14,8 59,2 49,6 52,7 4. Sử dụng đồ dùng trực quan 7,4 74 9,3 6,2 5. Học bài nào sào bài ấy 0 0 3,1 6,2 6. Xây dựng dàn ý lập đề cương 7,4 92,5 9,3 12,4 7. Học đi đôi với hành 3,7 74 6,2 6,2 8. Học theo thời khóa biểu 3,7 0 12,4 12,4 9. Chỉ khi thi mới học 7,4 0 9,4 12,4 10. Ý kiến riêng của bạn 0 0 0 0 Qua số liệu của bảng trên thu được chúng tôi nhận thấy tất cả SV lớp Hóa sinh K24 Trường CĐSP Bắc Ninh sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, các bạn đã có ý thức, nhận thức đúng về phương pháp tự học. Do đó, việc áp dụng các phương pháp để học rất đa dạng và phong phú cụ thể như các bạn không còn phương pháp học thuộc lòng như ở phổ Thông (tỉ lệ 0, 0) mà các bạn SV đã đi vào chiều sâu của phương pháp tự học đó là đọc sách - nghiên cứu tài liệu để học - hiểu (Tỉ lệ tương đối cao 59,2% và 52,7%). Đồng thời để nắm vững được kiến thức trong quá trình tự học các bạn đã biết xây dựng dàn ý và lập đề cương vấn đề này có hầu hết ở các SV (tỉ lệ tương ứng 92,5%). * Về mặt định tính: - Thực tế năng lực tự học vốn có trong bản thân mỗi SV là tiềm ẩn. Nếu được khơi dậy (dưới sự hướng dẫn của GV) thì tiềm ẩn đó được lôi ra ánh sáng, kết quả này đã được nêu như phần định lượng trên. - Vậy ở đây ta càng thấy rõ: dưới sự hướng dẫn của GV, SV cố gắng sẽ hình thành được năng lực tự học cho họ. Nhận xét chung: Sau khi thực nghiệm xong, vẫn những câu hỏi kiểm tra để đánh giá thực trạng khả năng hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP (đối với Trường chọn dạy thực nghiệm - CĐSP Bắc Ninh) trong giảng dạy học phần "Động vật học có xương sống" này ta nhận thấy qua các bài xác định mục tiêu bài học, xây dựng cấu trúc bài học, các phương pháp tự học các bạn đã hình thành sau khi thực nghiệm chúng ta đủ đánh giá rằng: Với phương pháp hướng dẫn tự học cho SV theo hướng hình thành năng lực tự học cho SV - thực trạng thu được sau một quá trình tiến hành thực nghiệm là: Hầu hết (Chiếm tỉ lệ cao như phần định lượng đã nêu) SV biết cách phân tích cấu trúc nội dung cơ bản của bài học và và hình thành kỹ năng xây dựng cấu trúc nội dung bài học tương đối phong phú (như đã nêu qua ba hình thức trên). Song ở đây đều toát lên được SV đã biết phân tích những kiến thức cần làm rõ (như chỉ ra được sự tiến hóa ở chỗ nào) kiến thức nào cần mở rộng, đặc biệt từ đó biết lựa chọn cấu trúc bài hợp lý. Đạt được kết quả trên là do SV đã xác định được cho mình phương pháp tự học đúng đắn, khoa học hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Đó cũng là các tiêu chí để đánh giá các biện pháp hình thành năng lực tự học ở SV CĐSP, thông qua việc giảng dạy học phần: "Động vật học có xương sống". Như vậy, từ những kết quả trên chúng ta khẳng định được tính khả thi, hiệu quả của dùng phương pháp hướng dẫn tự học (như đã đề xuất ở phần 1 - Cơ sở lý luận) để hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP là điều thường xuyên nên làm, và nên mở rộng cho nhiều môn học khác, nhiều cấp học khác. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN Thực hiện mục đích của luận văn đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi giải quyết được các vấn đề về lý luận và thực tiễn sau đây: 1.1. Xác định được cơ sở lý thuyết của việc hình thành năng lực tự học ở SV CĐSP 1.2. Xác định được thực trạng năng lực tự học cần có của SV ở các lớp Hóa - Sinh khoa Tự nhiên Trường CĐSP Bắc Ninh - Bắc Giang. Thực trạng và nguyên nhân là cơ sở để xác định giải pháp xây dựng các biện pháp hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP 1.3. Xác định được khả năng hình thành năng lực tự học ở SV CĐSP để từ đó xây dựng được biện pháp hình thành năng lực tự học này cho SV CĐSP nói chung. 1.4. Từ những cơ sở trên đã xác định được các biện pháp hình thành năng lực tự học trong khi giảng dạy học phần "Động vật học có xương sống" - sách dùng cho CĐSP, Nhà xuất bản Giáo Dục: - Biện pháp hình thành năng lực quản lý kế hoạch học tập. - Biện pháp hình thành năng lực nghiên cứu nội dung giáo trình. - Biện pháp hình thành năng lực xác định mục tiêu chủ đề. - Biện pháp hình thành năng lực xây dựng cấu trúc nội dung chủ đề dựa trên tài liệu hướng dẫn. - Biện pháp hình thành năng lực vận dụng kiến thức, diễn đạt kiến thức bằng quan điểm riêng của mình. - Biện pháp hình thành năng lực tự hoàn thành nhiệm vụ học tập theo mục tiêu đề ra. 2. ĐỀ NGHỊ 2.1. Cần tiếp tục xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học cho các chương còn lại theo hướng hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP. 2.2. Cần tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các biện pháp xác định mục tiêu cho một chủ đề chương, phần, xây dựng cấu trúc 1 buổi học theo nhóm để nhằm nâng cao năng lực tự học cho SV CĐSP. 2.3. Đề tài cần được nghiên cứu mở rộng ra cho các môn học khác. 2.4. Chúng tôi hy vọng sản phẩm nghiên cứu trong đề tài này sẽ được vận dụng vào giảng dạy học phần "Động vật học có xương sống" ở các Trường CĐSP 2.5. Cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm về xây dựng cấu trúc nội dung, biện pháp hình thành năng lực tự học cho SV CĐSP giúp hoàn thiện đề tài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Như An (1993), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn Giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Như An (1999), "Về quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm", Nghiên cứu Giáo dục, (2). O.A. Apdulian (1979), "Những vấn đề kỹ năng sư phạm", Tuyển tập các bài báo, Tổ tư liệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Lê Khánh Bằng (1992), "Các phương pháp và biện pháp cải tiến phương pháp giảng dạy Đại học", Thông tin khoa học giáo dục, (25). Lê Khánh Bằng (1998), "Phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng tự học, tự đào tạo của học sinh, sinh viên", Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (7). Đinh Quang Báo, Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của tự học trong đào tạo ở bậc Đại học. Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đinh Quang Báo (1997), Tổng kết kinh nghiệm sử dụng sách giáo khoa trong dạy học sinh học, 1997. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Lý luận dạy học sinh học - Phần đại cương, Nxb Giáo dục Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phân phối chương trình học phần "Động vật học có xương sống" ở Cao đẳng sư phạm, Hà Nội. Cat xe chue G.X (1971), Phát triển và giáo dục, Tư liệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngô Xuân Dậu (2000), "Xemina cần thiết đổi mới phương pháp dạy và học ở Đại học", Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (5). Phan Đức Duy (1999), "Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học sinh học", Luận án tiến sĩ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Giáo trình động vật học có xương sống (sách dụng cho Cao đẳng Sư phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1989), Tâm lý học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. GS.TSKH Hans Joachim Loabs (2002), Tài liệu tập huấn biên soạn sách đào tạo giáo viên trung học cơ sở trình độ Cao đẳng Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hina T…A (1979), Giáo dục học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Bá Hoành (1976), Kỹ thuật dạy học sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Bá Hoành (1993), "Định hướng việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên trung học cho những năm đầu thế kỷ 21", Nghiên cứu Giáo dục, (9). Trần Bá Hoành (2000), Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, Lý luận dạy học Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Bá Kim (1998), "Biên soạn giáo trình cho giáo dục từ xa", Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (8, 9). X.I. Kixenfof (1997), Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Trường Quản lý cán bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. Lê Quang Long (1998), Một số kết quả thực nghiệm trong việc thiết kế bài học sinh học, để dạy và tự học theo phương pháp tích cực. Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phan Trọng Luận (2002), "Dạy cho sinh viên tự học và tự sáng tạo", Giáo dục, ( 25). Meier (2003), Phương pháp giảng dạy đại học - Chuyên đề cao học thuộc dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở, (Nguyễn Văn Cường dịch), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996), Kỷ yếu hội thảo Trường Đại học sư Phạm Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1992), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Hoàng Hữu Niềm (năm nào), Phương pháp hướng dẫn tự học phần cơ sở di truyền học cho học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, Hà Nội. Lê Thanh Oai (2001), "Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học", Giáo dục, (7). Patrice Pelpel (1993), Tự đào tạo để dạy học, (Nguyễn Kỳ dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. A.V.Petropxki (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Hoàng Phê (Chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. Nguyễn Khánh Phương (2002), Thiết kế bài giảng sinh học 6, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Thị Diệu Phương (2002), Một số biện pháp hình thành kỹ năng dạy học kỹ thuật trồng trọt lớp 11 trung học phổ thông cho sinh viên khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp Trường Đại học Sư phạm, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 1, Trường cán bộ Quản lý Giáo dục Trung ương, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường cán bộ Quản lý Giáo dục Trung ương, Hà Nội. Võ Quý (1978), Đời sống các loài chim, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. X.Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. TS Rudolf Batliner, TS John Collum, Devi P.Dahal, Gobinda.R. Poudel, Gerardstegmann, Fortunatnalther, Shivkumar Shah - Thẻ kỹ năng (Tư liệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Vũ Thị Tâm (1999), Một số biện pháp hình thành kỹ năng dạy học sinh học lớp 12 trung học phổ thông cho sinh viên khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Đức Thành (1997), "Năng lực dạy học cần có ở sinh viên khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp Trường Đại học Sư phạm", Thông báo khoa học, (6). Nguyễn Đức Thành (2002), Hình thành kỹ năng dạy học sinh học, kỹ thuật nông nghiệp cho sinh viên khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp Trường Đại học Sư phạm, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khóa học cấp Bộ, Hà Nội. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên) (1997), Quá trình dạy tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Anh Tuấn (1994), "Vấn đề tự học của sinh viên từ góc độ đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp", Nghiên cứu Giáo dục, (1). Nguyễn Quang Vinh (2000), Dạy học sinh học ở trường trung học cơ sở, (Giáo trình dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm), tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Quang Vinh (2000), Dạy học sinh học ở trường trung học cơ sở, (Giáo trình dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm), tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đinh Văn Vọng (2002), Hệ thống kỹ năng dạy học bằng trò chơi của giáo viên mẫu giáo, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. TIẾNG ANH G.D Sarma, S.R.Ahmed (1976), Methodologies of teaching in colleges. UNESCO, VGC Nepal. UNESCO (1998), Methodologies for relevant skill development in biology education, Pari. PHỤ LỤC CÁC CÂU HỎI DÙNG CHO PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA Câu 1: Theo bạn, quá trình học tập trong trường CĐSP nhằm mục đích: a. Học để lấy kiến thức. b. Học cho bằng bạn bè. c. Học để thi. d. Học vì cả ba lý do trên. e. Học vì lý do khác. Câu 2: Bạn sử dụng phương pháp nào trong các phương pháp học sau? a. Học thuộc lòng. b. Đọc sách, nghiên cứu tài liệu. c. Học, hiểu. d. Sử dụng đồ dùng trực quan. e. Học bài nào xào bài ấy. f. Xây dựng dàn ý, lập đề cương. g. Học đi đôi với hành. h. Học theo thời khóa biểu. i. Chờ khi đi thi mới học. k. Thực địa tham quan. l. Ý kiến riêng của bạn. Câu 3: Khi học tập trên lớp, bạn tập trung nghe giảng ở mức độ nào? a. Luôn luôn tập trung. b. Tùy vào hứng thú. c. Bình thường. d. Ít khi. Câu 4: Bạn thường ghi chép theo cách nào trong khi nghe giảng? a. Ghi những ý cơ bản, cần thiết. b. Ghi theo ý hiểu. c. Ghi chép kết hợp với giáo trình. d. Ghi từng từ ngữ, câu nói của giáo viên. Câu 5: Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học ở nhà? a. Tận dụng tất cả thời gian rảnh rỗi cho việc học. b. Chỉ học khi có hứng thú. c. Chỉ khi thi mới học. d. Ý kiến riêng của bạn. e. Học ở các mức độ: Thời gian 2h/ngày 3h/ngày 4h/ngày 5h/ngày Câu 6: Bạn sử dụng đến các loại giáo trình và tài liệu tham khảo nào? a. Tất cả những giáo trình, sách bản thân thấy cần thiết. b. Những giáo trình thuộc chuyên môn. c. Ý kiến riêng của bạn. Câu 7: Bạn đọc sách như thế nào? a. Đọc và ghi chép những vấn đề quan trọng. b. Đọc kỹ để nhớ mà không ghi chép. c. đọc một lượt để biết. d. Ý kiến riêng của bạn. Câu 8: Bạn tự đánh giá trình độ về phương pháp tự học nói chung của mình: a. Tốt (thành thạo). b. Khá. c. Trung bình (còn lúng túng). d. Yếu (chưa biết cách tự học). Câu 9: Trong quá trình học tập bạn đã tự cải tiến phương pháp tự học của mình một cách: a. Thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Không bao giờ. Câu 10: Trong quá trình học tập, bạn đã xây dựng phương pháp tự học của mình như thế nào? a. Xây dựng phương pháp cho từng môn học. b. Áp dụng một phương pháp chung cho tất cả các môn học. c. Ý kiến riêng của bạn. Câu 11: Những nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến phương pháp tự học của bạn: a. Khối lượng kiến thức lớn và khó. b. Cách dạy của giáo viên nặng về kiến thức. c. Kiểm tra, đánh giá chưa tạo ra động lực rèn luyện phương pháp tự học. d. Thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo. e. Thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu. g. Do tất cả các nhân tố trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van- chinh thuc1.doc
  • docBia- ThS1.doc