Đề tài Hóa học và môi trường

• Không xả rác bừa bãi xuống ao,hồ,sông,suối . • Hạn chế sử dụng nguyên liệu khó phân hủy trong môi trường:túi nilon • Sử dụng hợp lý,tiết kiệm nguồn nước • Tham gia hoạt động làm sạch môi trường ở địa phương,khu phố . • Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường

pdf52 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hóa học và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 3 Nội dung chính I.Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường II.Ô nhiễm môi trường không khí III.Ô nhiễm môi trường nước IV.Ô nhiễm môi trường đất V.Biện pháp giảm ô nhiễm môi trường I.Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường 1.Ô nhiễm môi trường là gì? "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". Ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm không khí Ô nhiễm nước Ô nhiễm đất Nguyên nhân gây ô nhiễm • Do hoạt động của thiên nhiên: Núi lửa, thiên tai, chiến tranh…. • Việc xả các chất hoá học, khói bui vào bầu không khí dẫn đến ô nhiễm nguồn không khí • Ô nhiễm nước do các chất thải công nghiệp, sinh hoạt được thải ra sông hồ mà chưa qua xử lí • Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại, do các hoạt động khai thác của con người, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... Tác hại của ô nhiễm môi trường Sự ô nhiễm môi trường càng ngày càng gia tăng và nó để lại nhiều hậu quả xấu tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người và sự sinh trưởng,phát triển của động thực vật 1.Ô nhiễm không khí • Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ hay một sự biến đổi thành phần không khí,làm cho không khí không sạch,có mùi khó chịu,giảm tầm nhìn xa • Không khí chứa: 78.09% N, 20.94% O, 1-5% hơi nước, 0.934% Ar , 0.0314% CO2, 0.0018 % Ne …….theo thể tích và một lượng nhỏ các khí khác,các loại bụi công nghiệp.Nhưng có thể coi trong không khí có ba thành phần chính là khí N2,O2,CO2,chúng là những nhân tố sinh thái quan trọng • Không khí bị ô nhiễm thường có chứa quá mức cho phép nồng độ các khí CO2, CH4 và một số khí khác như: CO, NH3 , SO2 ,HCl…Một số vi khuẩn gây bệnh… Nguồn gây ô nhiễm không khí • Nguồn gốc tự nhiên - Núi lửa phun trào:thải các khí S02,H2S,RHS. - Cháy rừng:thải các khí CO2,CO,các hạt cacbon,tro,bụi - sấm chớp:làm xuất hiện các khí NO2,NO,N2O,HNO3 - Qúa trình phân hủy các sinh vật chết:giải phóng ra NH3,CH4NO,NO2,CO2 • Nguồn gốc nhân tạo - Các quá trình sản xuất nung vôi,sản xuất rượu,đốt cao su để rải đường,chế biến tinh bột,dệt,nhuộm cũng thải ra CO2,H2S,Cl2…. - Các vụ rò rỉ hóa chất của các nhà máy,đặc biệt nghiêm trọng là các vụ nổ hạt nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái Các tác nhân chính gây ô nhiễm không khí • Các loại khí độc NO,N2O,SO2,CO,H2S,F2,Cl2,HCl… • Các hợp chất của flo • Các hợp chất hữu cơ(ete CH3-O-CH3,C2H5-O- C2H5,benzen C6H6) • Các chất lơ lửng,muội than,khói,sương mù,phấn hoa • Các loại bụi nặng như bụi than,bụi đá,bụi đất,…các loại bụi nhẹ như bụi bông,nấm mốc • Các khí quang hóa như ozon,PAN,Nox,andehit,CFC Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Hoạt động giao thông vận tải thải khí CO2 Nhà máy thải khói bụi,khí CO2 Nhà máy thải khó có chứa CO2,SO2 Khí thải sinh hoạt Đốt than tổ ong Đốt rác Cháy rừng thải khói bụi Tác hại Hiệu ứng nhà kính Lỗ thủng tầng ô zon Khói mù quang hóa Mưa axit Hiệu ứng nhà kính •Mưa axit Mù quang hóa ở thành phố hà nội Lỗ thủng tầng ozon Ô nhiễm còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. • Các hợp chất fluorua gây ra bệnh fluorosis trên hệ xương và răng. • Ôxít cacbon (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu ôxy ở các tổ chức. • Ở nồng độ thấp, H2S có kích thích lên mắt và đường hô hấp. Hít thở lượng lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan, ammoniac… gây thiếu oxy đột ngột, có thể dẫn đến tử vong do ngạt ảnh hưởng đến động,thực vật Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. • SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm . • Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá. • Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước. • Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn. 2.Ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là hoạt động của con người gây nên một biến đổi nào đó làm thay đổi chất lượng nước.sự ô nhiễm gây nguy hiểm cho con người,công nghiệp,nông nghiệp,thủy sản,động vật nuôi và cả động vật hoang dã Ô NHIÊM NƯỚC LÀ GÌ? Dòng sông bị ô nhiễm Các chỉ tiêu đánh giá môi trường nước Màu sắc Mùi vị Độ đục Nhiệt độ Chất rắn trong nước Độ axit Độ kiềm Oxi hòa tan (DO) Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD) Độ cứng của nước Hàm lượng P, Pb, Al, Zn, Hg, Cu, Fe, Mn, NO3, Flo, Clo trong nước. Chỉ tiêu vi sinh Lượng CO2 trong nước Nguyên nhân ô nhiễm nước Tự nhiên • do mưa,băng tan.nước mưa rơi xuống mặt đất,mái nhà,đường phố,khu công nghiệp….kéo theo các chất bẩn rồi chảy vào sông ngòi,hồ ao,cuối cùng đổ ra biển. • Mưa axit đưa axit xuống các nguồn nước làm nước có mùi • Các đợt gió bão,sóng thần cũng gây ô nhiễm nước nghiêm trọng Nhân tạo • Do sự xả các chất thải,nước thải như nước thải sinh hoạt,nước thải công nghiệp,giao thông vận tải,các loại thuốc trừ sâu,diệt cỏ,phân bón trong nông nghiệp…vào các nguồn nước có sẵn • Các vụ tràn dầu trên biển gây ô nhiễm nước trên diện rộng • Các vụ nổ nhà máy bên nguồn nước,bên dòng sông cũng gây ô nhiễm nguồn nước Nước thải từ khu công nghiệp hưng yên Ô nhiễm nguồn nước do rác thải sinh hoạt Thảm họa tràn dầu ở giếng khoan mỹ Tác hại của ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước gây hậu quả nghiêm trọng cho con người,ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người Thảm họa minamata ở nhật bản do nước bị nhiễm thủy ngân Người bị nhiễm asen trong nước Ô nhiễm nước gây chết sinh vật nước Cá chết hàng loạt Rạn san hô chết 3.Ô nhiễm đất • Ô nhiễm đất được xem là hiện tượng làm đất nhiễm bẩn bởi các tác nhân gây ô nhiễm • Đất là một hệ sinh thái,trong đất luôn tồn tại những thực vật bậc thấp như địa y,rêu và các hệ động vật như nấm và vi sinh vật.sự ô nhiễm môi trường đất là hậu quả của các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái của đất.Xử lý ô nhiễm môi trường đất là tìm các biện pháp để điếu chỉnh và đưa các nhân tố trở về giới hạn sinh thái của đất Tác nhân gây ô nhiễm đất Đất bên sông Dương Tử bị ô nhiễm vì khu công nghiệp hóa học Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp(khí thải,chất thải,bã thải rắn) Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp Nông dân sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt(nước thải,rác thải rắn) Nước thải sinh hoạt Bã thải rắn Các chất thải gây ô nhiễm đất • Khi đốt các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh sẽ sinh ra khí SO2,do sự chuyển hóa nên cuối cùng tạo gốc SO42- trong đất • Các oxit nito trong khí quyển sẽ chuyển hóa thành nitorat trong khí quyển rồi được mưa đưa vào đất • Khí CO chuyển hóa thành CO2 và CO2 chuyển hóa thành sinh khối nhờ các vi khuẩn và nấm trong đất • Đất còn bị ô nhiễm bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật • Các chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt (rác thải sinh hoạt,xỉ,kim loại,gạch Tác hại của ô nhiễm môi trường đất • Gây ra những tổn hại lớn về sản xuất, kinh tế và đời sống. • Dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu bị phân hủy rất chậm và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động vật-người, gây ra những tác hại khó lường. Biện pháp giảm ô nhiễm môi trường Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra,kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất). Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội. Sử dụng các công nghệ tiên tiến: Công nghệ nano - công nghệ xử lý vật chất ở cấp độ phân tử hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc làm sạch nước. Máy lọc nước theo công nghệ nano Sử dụng nhiên liệu sạch như: năng lượng mặt trời, gió, thủy chiều….. Bạn có thể làm gì để giảm ô nhiễm môi trường? • Không xả rác bừa bãi xuống ao,hồ,sông,suối…. • Hạn chế sử dụng nguyên liệu khó phân hủy trong môi trường:túi nilon… • Sử dụng hợp lý,tiết kiệm nguồn nước • Tham gia hoạt động làm sạch môi trường ở địa phương,khu phố…. • Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường Hãy bỏ rác vào thùng Hãy chung tay bảo vệ môi trường Tài liệu tham khảo • Tuoitre.vn • Baomoi.com • vietnamnet.vn • Tailieu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThuyết trình đề tài- Hóa học và môi trường.pdf