Các ngân hàng trong nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài , chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nếu có đủ các điều kiện 200 tỷ
vốn điều lệ, lãi ròng từ nghiệp vụ hoán đổi lãi suất dương hoặc âm không quá 5%
vốn tự có.
Doanh nghiệp phải có khoản vay vốn, thuê tài chính làm cơ sở cho hợp đồng hoán
đổi
Thời hạn hoán đổi phù hợp với hợp đồng vay vốn cơ sở nhưng không được quá 5
năm
Hợp đồng hoán đổi được lập theo mẫu của Hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế
(ISDA)
Khoản vốn khái toán không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng
Các hoán đổi ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế về ngoại hối của NHNN
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4765 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoán đổi lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận:
ĐỀ TÀI: “Hoán đổi lãi suất”
2
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ........................................ Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2
I-HOÁN ĐỔI ....................................................................................................................... 4
1.1 Định nghĩa ................................................................................................................. 4
1.2 Các loại hoán đổi ....................................................................................................... 4
1.2.1 Dựa trên phương thức thanh toán: ....................................................................... 4
1.2.2 Dựa trên trạng thái của hàng hóa cơ sở: ............................................................... 4
1.3 Các đặc điểm của hoán đổi: ........................................................................................ 5
II- HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT .................................................................................................. 6
2.1 Khái niệm: ................................................................................................................. 6
2.2 Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn: .................................................................. 6
2.3 Định giá và giá trị của các hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất: .................................. 8
2.3.1 Định giá trái phiếu lãi suất cố định và thả nổi ...................................................... 8
2.3.2 Giá trị của một hoán đổi có lãi suất thả nổi và cố định ....................................... 11
2.3.3 Giá trị của hoán đổi trong suốt đời sống của nó : ............................................... 16
2.4 Hoán đổi basic ......................................................................................................... 17
2.4.1 Định nghĩa......................................................................................................... 17
2.4.2 Giá trị hoán đổi basic......................................................................................... 18
2.5 Ứng dụng hoán đổi lãi suất ....................................................................................... 20
3
2.5.1 Hoán đổi lãi suất khoản vay nợ :........................................................................ 20
2.5.2 Hoán đổi làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp : .............................. 21
2.5.3 Quản trị rủi ro hoạt động tài trợ và đầu tư .......................................................... 22
2.6 Các loại hoán đổi lãi suất ......................................................................................... 23
2.6.1 Hoán đổi chỉ số trả dần ...................................................................................... 23
2.6.2 Hoán đổi diff ..................................................................................................... 23
2.6.3 Hoán đổi kỳ hạn cố định .................................................................................... 24
III- Thị trường hoán đổi lãi suất ......................................................................................... 24
3.1 Thị trường hoán đổi lãi suất toàn cầu ....................................................................... 24
3.1.1 Đặc điểm của thị trường hoán đổi: ..................................................................... 24
3.1.2 Khối lượng giao dịch hoán đổi lãi suất trên toàn bộ thị trường........................... 25
3.2 Thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam : ................................................................... 26
3.2.1 Hành lang pháp lý ............................................................................................. 26
3.2.2 Thực tế thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam ................................................... 26
IV KẾT LUẬN .................................................................................................................. 27
Tài liệu tham khảo
4
I-HOÁN ĐỔI
Hợp đồng hoán đổi (swap) về bản chất là một hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên hợp đồng
kỳ hạn này có đặc điểm là bao gồm một chuỗi các giao dịch với một mức giá cố định tại
nhiều ngày khác nhau trong tương lai. Các bên giao dịch hoán đổi các khoản thanh toán
hoặc tài sản khác nhau.
1.1 Định nghĩa
Hoán đổi là một sản phẩm phái sinh tài chính bao gồm hai bên giao dịch thực hiện một
chuỗi các thanh toán cho bên còn lại vào những ngày cụ thể.
1.2 Các loại hoán đổi
1.2.1 Dựa trên phương thức thanh toán:
Một bên thực hiện một chuỗi các thanh toán cố định và nhận lại các thanh toán biến
đổi (thông dụng nhất).
Các bên đều thực hiện các thanh toán biến đổi
Các bên đều thực hiện các thanh toán cố định, nhưng mỗi bên thanh toán theo một
loại đồng tiền khác nhau. Vì vậy, các giá trị thực hiệu lực bị biến động do dao động
của các tỷ giá hối đoái.
1.2.2 Dựa trên trạng thái của hàng hóa cơ sở:
Hoán đổi tiền tệ
- Các bên giao dịch thực hiện thanh toán theo lãi suất cố định hoặc thả nổi cho bên còn lại
trên những đồng tiền khác nhau
- Có thể có hoặc không có việc thanh toán số tiền gốc.
5
Hoán đổi lãi suất
- Các bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán tiền lãi cho bên còn lại và thanh toán
trên cùng một đồng tiền.
- Một bên thanh toán theo lãi suất thả nổi, bên còn lại thanh toán theo lãi suất thả nổi hoặc
cố định.
- Không hoán đổi số tiền gốc làm cơ sở cho việc thanh toán.
Hoán đổi chứng khoán
- Tối thiểu một trong hai phía thực hiện thanh toán dựa trên giá của chứng khoán, giá trị của
danh mục chứng khoán hàng hoặc chỉ số chứng khoán.
- Phía còn lại thanh toán dựa trên một chứng khoán, danh mục chứng khoán hoặc chỉ số
chứng khoán khác, hoặc một lãi suất nào đó hoặc là kết quả thanh toán được cố định.
Hoán đổi hàng hóa
- Tối thiểu một khoản thanh toán phải được dựa vào giá cả của hàng hóa, như dầu lửa, vàng.
- Khoản thanh toán còn lại thường được cố định nhưng cũng có thể được xác định dựa trên
một vài loại tài sản có giá biến động.
1.3 Các đặc điểm của hoán đổi:
Các hoán đổi có một ngày bắt đầu, một ngày kết thúc và những ngày mà việc thanh
toán được thực hiện được gọi là ngày thanh toán (settlement date). Khoảng thời gian
giữa các lần thanh toán gọi là kỳ thanh toán (settlement period).
Các hoán đổi không có các khoản thanh toán bằng tiền mặt từ một bên này cho bên
kia.Vì vậy, các hoán đổi có giá trị ban đầu bằng 0, nghĩa là hiện giá của hai dòng
thanh toán là như nhau.
Mỗi hoán đổi được cụ thể hóa bởi một số tiền giao dịch được gọi là vốn khái toán
(notional principal).
Các hoán đổi là các công cụ OTC. Thông thường gồm 2 bên tham gia:
- Nhà giao dịch, là định chế tài chính cung cấp các hoán đổi trên thị trường
6
- Người sử dụng cuối cùng (end user), thường là một doanh nghiệp, một quỹ hưu
bổng, quỹ phòng ngừa rủi ro, hoặc là một tổ chức nào đó.
Đương nhiên, hoán đổi giữa các nhà giao dịch lẫn nhau cũng rất phổ biến.
Các nhà giao dịch hoán đổi niêm yết giá và lãi suất mà họ sẽ thực hiện giao dịch với
khách hàng trong một hoán đổi.Khi các nhà giao dịch thực hiện một giao dịch hoán
đổi với khách hàng, họ sẽ gánh chịu rủi ro từ khách hàng. Vì vậy, họ sẽ phòng ngừa
rủi ro bằng các giao dịch khác, bao gồm việc mua bán hàng hóa cơ sở, sử dụng các
hợp đồng giao sau, kỳ hạn hoặc quyền chọn.
Giống như hợp đồng kỳ hạn,các hoán đổi cũng gánh chịu rủi ro nếu một bên bị vỡ
nợ. Do đó, việc thanh toán nên thực hiện theo nguyên tắc bù trừ, giúp giảm thiểu rủi
tín dụng bằng cách cắt giảm khối lượng dòng tiền thanh toán giữa các bên.
II- HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT
2.1 Khái niệm:
- Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi giữa hai phía. Mỗi tập hợp thanh toán
dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi. Nếu lãi suất thả nổi và hoán đổi được thực hiện trên
đồng đô la thì lãi suất được sử dụng thường là LIBOR. Hoán đổi trên các đồng tiền khác sử
dụng lãi suất tương ứng với các đồng tiền đó. Hai bên đồng ý hoán đổi một chuỗi các thanh
toán tiền lãi trên cùng một đồng tiền vào nhiều ngày thanh toán khác nhau, dựa vào một số
vốn khái toán cụ thể nhưng không thanh toán số vốn khái toán này.
- Hình thức phổ biến nhất của các loại hoán đổi lãi suất là hoán đổi vanilla thuần nhất (plain
vanilla swap), đó là một loại hoán đổi lãi suất mà một bên thực hiện thanh toán theo lãi suất
cố định còn bên còn lại thực hiện thanh toán theo lãi suất thả nổi.
2.2 Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn:
Ví dụ:
Công ty MSC thực hiện giao dịch hoán đổi với số vốn khái toán là 10 triệu đôla với một nhà
giao dịch là ngân hàng FSW. Ngày bắt đầu là 15/01. Hoán đổi có nội dung là FSW sẽ thực
hiện thanh toán cho MSC dựa trên lãi suất LIBOR 90 ngày vào ngày 15 của các tháng 1,
7
tháng 4, tháng 7, tháng 10 trong một năm. Kết quả thanh toán dựa trên lãi suất LIBOR vào
thời điểm đầu của kỳ thanh toán, còn việc thanh toán được thưc hiện vào cuối kỳ thanh toán.
MSC sẽ trả cho FSW một khoản thanh toán cố định theo lãi suất 6% một năm. Tiền lãi
thanh toán sẽ được tính toán dựa trên số ngày đếm chính xác giữa hai ngày thanh toán hoặc
hai bên cùng giả định là một tháng có 30 ngày, ta giả định họ sử dụng một năm có 360 ngày.
Bên thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi có dòng tiền
vào mỗi ngày thanh toán:
(vốn khái toán)(LIBOR – lãi suất cố định)(số ngày/360 hoặc 365)
Trong đó, LIBOR được xác định vào ngày thanh toán của kỳ trước
Vậy từ góc độ của XYZ, khoản thanh toán sẽ là:
10.000.000(LIBOR – 0,06)(số ngày/360)
Vì vậy, nếu LIBOR vượt quá 6%, MSC sẽ nhận được 1 khoản thanh toán theo kết quả trên
từ FSW. Nếu LIBOR thấp hơn 6% thì MSC phải thực hiện thanh toán cho FSW. Để giảm
thiểu rủi ro tín dụng, cả hai bên giao dịch đồng ý thanh toán thuần. Do đó, một bên thanh
toán số tiền thuần cho bên kia.
Hình 1 : Dòng tiền của hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất từ góc độ của MSC
10 triệu$ (L15/01)q 10 triệu$(L15/04)q 10 triệu$(L15/07)q 10 triệu$(L15/10)q
15/01 15/04 15/07 15/10 15/01
10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q
q là thừa số thời gian , thể hiện số ngày giữa hai ngày thanh toán chia cho 360 hoặc 365
Giả sử LIBOR ngày 15 tháng 01 là 6,8%. Do đó, ngày 15 tháng 4, FSW sẽ chi trả:
8
10.000.000(0,068)(90/360) = $170.000
MSC sẽ trả:
10.000.000(0,06)(90/360) = $150.000
Bởi 2 bên cùng đồng ý thanh toán thuần nên chỉ có khoản chênh lệch $20.000 được chi trả
bởi FSW cho MSC
Bảng 1: Kết quả thanh toán thực tế trong hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất
Vốn khái toán: $10.000.000
Lãi suất cố định: 6%
Giả sử mỗi tháng có 30 ngày và một năm có 360 ngày
2.3 Định giá và giá trị của các hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất:
2.3.1 Định giá trái phiếu lãi suất cố định và thả nổi
Trong ví dụ trước chúng ta giả định lãi suất cố định là 6%. Nhớ lại rằng, một hoán đổi có lãi
suất ban đầu bằng 0, xác định lãi suất cố định sao cho hiện giá của dòng thanh toán theo lãi
suất cố định cũng bằng với hiện giá của dòng thanh toán theo lãi suất thả nổi vào thời điểm
bắt đầu giao dịch.
Ngày LIBOR (%) Số ngày ABSwaps XYZ chi trả Thanh toán
thuần cho
XYZ
15/01 6,8%
15/04 6% 90 $170.000 $150.000 $20.000
15/07 5,24% 90 $150.000 $150.000 0
15/10 4,75% 90 $131.000 $150.000 -$19.000
15/01 90 $118.750 $150.000 -$31.250
9
Để hiểu việc định giá hoán đổi lãi suất, đầu tiên chúng ta cần xem qua trái phiếu có lãi suất
thả nổi. Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu có coupon thay đổi vào những ngày cụ thể
theo lãi suất thị trường. Thông thường coupon được xác định vào thời điểm đầu của kỳ trả
lãi, khi đó lãi được tính gộp theo lãi suất này và sẽ được thanh toán vào thời điểm cuối kỳ
trả lãi. Sau đó coupon sẽ được tính lại cho kỳ kế tiếp.Coupon thường được xác định bằng
một công thức gồm một lãi suất thị trường cụ thể, như lãi suất LIBOR cộng với chênh lệch
rủi ro tín dung, tuy nhiên ta giả định khoản chênh lệch rủi ro tín dụng bằng 0.
Giả sử cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là L0(t1), L0(t2),…,L0(tn) với L tượng trưng cho lãi suất
LIBOR của thời hạn t1 ngày, t2 ngày,…cho đến tn ngày. Do đó, nếu chúng ta xem xét trong
hai năm với thời hạn từng quý thì t1 sẽ bằng 90, t2 bằng 180 và t8 sẽ là 720. Gọi B0(t1) là giá
chiết khấu của trái phiếu zero coupon 1 đôla với lãi suất L0(t1) và tương tự cho các giá chiết
khấu trái phiếu khác, ta có:
B0(t1) =
B0(t2) =
…
B0(tn) =
Các mức giá của trái phiếu zero coupon có thể được xem như là các hệ số hiện giá, vì vậy ta
có thể sử dụng chúng để chiết khấu các khoản thanh toán trong tương lai.
Xem xét một trái phiếu có lãi suất thả nổi kỳ hạn một năm với lãi suất được chi trả theo
LIBOR từng quý, giả sử mỗi quý có 90 ngày, trái phiếu mệnh giá 1đôla. Ta có hình vẽ minh
họa sau:
L0(90)q L90(90)q L180(90)q 1+L270(90)q
10
Ngày 0 ngày 90 ngày 180 ngày 270 ngày 360
Ghi chú: L0(90) là lãi suất LIBOR 90 ngày vào ngày 0, q tượng trưng cho (số ngày/360)
Khoản thanh toán tại ngày đáo hạn,ngày 360, gồm vốn gốc cộng với tiền lãi theo L270(90)q.
Vậy giá trị của khoản thanh toán ngày 180 được xác định bằng cách chiết khấu 1+L270(90)q
với lãi suất chiết khấu tương ứng là L270(90).
Đặt FLRB270 là giá trị của trái phiếu có lãi suất thả nổi vào ngày 270, ta có:
FLRB270 = = 1
Vậy giá trị của trái phiếu có lãi suất thả nổi vào ngày 270 bằng mệnh giá của nó là 1 đôla.
Tương tự, từ ngày 180 đến ngày 270, người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận được 1 khoản bao
gồm: coupon theo L180(90)q và sẽ nắm giữ một trái phiếu trị giá FLRB270 = 1. Do đó,
FLRB180 = = 1
Tiếp tục quy trình trên cho thấy giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi tại bất cứ ngày thanh
toán nào cũng như tại ngày bắt đầu đều bằng 1, bằng mệnh giá. Tình huống này luôn xảy ra
nếu như coupon không chứa một khoản chênh lệch trên LIBOR.
Kết quả của việc giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi bằng mệnh giá vào ngày thanh toán
là một điểm hết sức quan trọng mà chúng ta sẽ dựa vào khi xác định giá và giá trị của các
hoán đổi lãi suất.
11
2.3.2 Giá trị của một hoán đổi có lãi suất thả nổi và cố định
Một hoán đổi lãi suất không được thanh toán vốn gốc, vì thế khoản thanh toán theo
lãi suất cố định giống với trái phiếu lãi suất cố định, chỉ ngoại trừ việc trái phiếu có
lãi suất cố định được thanh toán vốn gốc vào ngày đáo hạn; tương tự với khoản thanh
toán theo lãi suất thả nổi.
Tuy nhiên, giả sử chúng ta cộng và trừ vốn khái toán vào ngày kết thúc hoán đổi thì
dòng tiền của trái phiếu sẽ giống với dòng tiền của hoán đổi, tức là khi cộng vốn khái
toán vào dòng tiền thanh toán và cộng vốn khái toán vào dòng tiền nhận thanh toán
thì dòng tiền thuần thanh toán của hoán đổi vẫn không đổi và giống với dòng tiền của
trái phiếu.
Vì thế sau đây ta sẽ xem xét các khoản thanh toán cố định như là dòng tiền của một
trái phiếu lãi suất cố định và các khoản thanh toán thả nổi như là dòng tiền của một
trái phiếu lãi suất thả nổi:
Hình 2 mô tả dòng tiền của hoán đổi thời hạn một năm thanh toán hàng quý với giả
định:
Lãi suất cố định là R.
Lãi suất thả nổi là LIBOR 90 ngày.
Vốn khái toán là 1.
Thanh toán vốn gốc vào ngày đáo hạn, khoản thanh toán vốn gốc 1 này sẽ bù
trừ cho khoản nhận 1 vào ngày 360.
Việc tính gộp số vốn gốc vào cả phía cố định và thả nổi là điều kiện bắt buộc vì nếu
không làm như vậy thì dòng tiền cố định và thả nổi sẽ không giống với dòng tiền của
trái phiếu lãi suất cố định - thả nổi.
Do đó dòng tiền này giống hệt với dòng tiền của một hoán đổi vanilla thuần nhất.
Chú ý rằng dòng tiền cố định, bao gồm vốn gốc giống hệt với dòng tiền của trái phiếu
12
lãi suất cố định với coupon R và dòng tiền thả nổi giống hệt với dòng tiền của trái
phiếu lãi suất thả nổi với coupon theo LIBOR.
L0(90)q L90(90)q L180(90)q 1 + L270(90)q
Ngày 0 Ngày 90 Ngày 180 Ngày 270 Ngày 360
Rq Rq Rq 1 + Rq
L0(90) là LIBOR 90 ngày vào ngày 0.
R là lãi suất cố định.
q là thừa số (số ngày/360).
Hình 2. Dòng tiền của trái phiếu Vanilla thuần nhất có thời hạn 1 năm thanh toán
hàng quý được phân tích theo trái phiếu có lãi suất cố định và thả nổi.
Điều này cho ta thấy một hoán đổi lãi suất chi trả cố định và nhận thanh toán
thả nổi tương đương với việc phát hành một trái phiếu lãi suất cố định và dùng số tiền
đó để mua một trái phiếu lãi suất thả nổi. Do đó, giá trị của một hoán đổi chi trả theo
lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi sẽ bằng với giá trị của trái
phiếu lãi suất thả nổi trừ cho giá trị của trái phiếu lãi suất cố định.
Công thức định giá :
* Một hoán đổi với n khoản thanh toán, thực hiện vào các ngày t1, t2, …, tn, có vốn
khái toán bằng 1.
Giá trị của trái phiếu lãi suất cố định:
Là hiện giá của khoản thanh toán tiền lãi và vốn gốc của trái phiếu lãi suất cố định.
13
VFXRB giá trị của trái phiếu lãi suất cố định
B0(ti) là thừa số chiết khấu – là giá chiết khấu của trái phiếu zero coupon
1 đôla (vốn gốc 1 đôla) với lãi suất L0(ti) cho khoản thời gian từ 0 đến
ngày ti.
R là lãi suất cố định.
q là thừa số (số ngày/360).
Trong công thức trên, khoản thanh toán tiền lãi chính là tổng các tích giữa thừa số
chiết khấu và coupon Rq, vốn gốc chính là B0(tn) là giá chiết khấu của trái phiếu cho
khoản thời gian từ 0 đến ngày đáo hạn là tn với lãi suất L0(tn).
Giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi:
+ Tại thời điểm 0 hoặc một ngày thanh toán nào đó.
Theo tính toán ở trên, giá của trái phiếu có lãi suất thả nổi tại thời điểm 0 hoặc một
ngày thanh toán nào đó đều bằng mệnh giá trái phiếu, theo giả định là bằng 1.
VFLRB = 1
VFLRB giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi tại thời điểm 0 hoặc một ngày thanh toán
nào đó.
+ Tại thời điểm t ở giữa thời điểm 0 và thời điểm t1.
Với giả định khoản thanh toán thả nổi sắp tới L0(t1)q đã biết, đã được xác định tại
thời điểm 0, trái phiếu có lãi suất thả nổi trị giá bằng 1 tại thời điểm t, thì giá trị
khoản thanh toán thả nổi tại thời điểm t giữa 0 và 1 là:
1 + L0(t1)q
1+ Lt(t1)( t1 – t) / 360
VFLRB =
14
Mặc dù công thức được viết cho trường hợp thời điểm t nằm giữa 0 và 1 nhưng nó
cũng dễ dàng áp dụng cho bất kỳ một ngày nào vì ta có thể xem ngày thanh toán kỳ
trước là thời điểm 0 và ngày thanh toán kế tiếp là thời điểm 1, nghĩa là khoản thanh
toán sắp đến là khoản thanh toán đầu tiên.
Giá trị của hoán đổi vanilla thuần nhất, nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi và chi
trả theo lãi suất cố định là
VS = VFLRB - VFXRB
Ngược lại giá trị của hoán đổi vanilla thuần nhất nhận thanh toán theo lãi suất cố định
và chi trả theo lãi suất thả nổi:
VS = VFXRB - VFLRB
* Trường hợp vốn khái toán khác 1, giá trị của hoán đổi sẽ bằng VS nhân với số vốn
khái toán.
Vậy giá trị của một hoán đổi lãi suất chi trả theo lãi suất cố định và nhận chi trả
theo lãi suất thả nổi được tìm thấy bằng cách lấy giá trị của một trái phiếu có lãi suất
thả nổi trừ cho giá trị của một trái phiếu có lãi suất cố định. Thay đổi dấu của giá trị
này ta sẽ thu được giá trị của hoán đổi từ phía ngược lại.
Tính lãi suất cố định:
Công thức:
Tại thời điểm bắt đầu của hoán đổi, lãi suất cố định được xác định sao cho giá
trị của hoán đổi bằng 0. Tại trạng thái này, nghĩa vụ của mỗi bên giao dịch là như
nhau. Do đó, hoán đổi có giá trị bằng 0 cho cả hai phía và cả hai không phải chi trả
bất kì một khoản nào tại thời điểm bắt đầu. Vì vậy để xác định giá trị của R tại thời
15
điểm bắt đầu, ta phải tính R sao cho hiện giá của dòng thanh toán cố định cộng với
vốn khái toán giả định bằng 1, cũng là hiện giá của dòng thanh toán thả nổi cộng với
vốn khái toán giả định. Do đó, R là lãi suất coupon của trái phiếu ngang giá.
Cho VS = 0 và giải R:
VS = VFLRB – VFXRB
Các nhà giao dịch hoán đổi sử dụng công thức này để xác định lãi suất cố định nhưng
họ lại thường niêm yết lãi suất cho khách theo một cách khác. Để kiếm lời, các nhà
giao dịch hoán đổi phải chi trả một lãi suất cố định thấp hơn khi họ thực hiện một
hoán đổi nhận thanh toán thả nổi và chi trả cố định và nhận một lãi suất cố định cao
hơn khi họ thực hiện một hoán đổi chi trả thả nổi và nhận thanh toán cố định.
Ví dụ:
Công ty VDEC thực hiện một giao dịch hoán đổi lãi suất có vốn khái toán là 10 triệu
$ với nội dung họ đồng ý thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi
suất LIBOR. Hoán đổi cụ thể hóa việc thanh toán sẽ được thực hiện mỗi sáu tháng
với lãi suất thả nổi được xác định bởi LIBOR vào đầu mỗi kỳ 6 tháng. Tất cả các
thanh toán đều được dựa trên giả định 6 tháng có 180 ngày và 360 ngày một năm.
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất LIBOR và giá của trái phiếu zero-coupon dựa trên các
mức lãi suất được tính như sau:
Kỳ hạn Lãi suất Giá trái phiếu chiết khấu
16
180 ngày L0(180) = 7.00% B0(180) = 1/(1+0.07(180/360)) = 0.9662
360 ngày L0(360) = 7.55 % B0(360) = 1/(1+0.0755(360/360)) = 0.9298
540 ngày L0(540) = 8.10% B0(540) = 1/(1+0.081(540/360)) = 0.8917
720 ngày L0(720) = 8.40% B0(720) = 1/(1+0.084(720/360)) = 0.8562
Với q = 180/360 thì 1/q = 360/180 và lãi suất cố định sẽ bằng:
R = (360/180) = 0,0789
Do đó, lãi suất sẽ bằng 7,89%. Khoản thanh toán cố định của hoán đổi bằng:
$10.000000(0.0789)(180/360) = $394.500
Trong ví dụ trên, để kiếm lời trong hoán đổi này, nhà giao dịch có thể niêm yết
lãi suất 7,83% cho hoán đổi mà nhà giao dịch nhận thanh toán theo lãi suất cố định và
7,75% cho hoán đổi mà nhà giao dịch chi trả theo lãi suất cố định.
Mặc khác, các nhà giao dịch cũng niêm yết lãi suất một cách chính xác. Ví dụ,
để niêm yết lãi suất của một hoán đổi hai năm, các nhà giao dịch xác định lãi suất của
một chứng khoán kỳ hạn hai năm của chính phủ, chẳng hạn như tín phiếu kho bạc
Mỹ. Giả sử lãi suất này là 7,70%. Khi đó 7,83% được niêm yết là kết quả của 7,70%
cộng 0.13% và 7,75% sẽ được niêm yết là kết quả của 7,70% cộng 0.05%. Quy trình
này cho phép nhà giao dịch đưa ra một lãi suất niêm yết có thể duy trì trong một
khoản thời gian. Nếu lãi suất có những biến động quá nhanh, lãi suất tín phiếu sẽ biến
động theo và lãi suất niêm yết của hoán đổi sẽ vẫn giữ một khoản cách chênh lệch cố
định với lãi suất tín phiếu.
2.3.3 Giá trị của hoán đổi trong suốt đời sống của nó :
Hoán đổi có giá trị bằng 0 vào thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên ngay khi lãi suất biến đổi hoặc
theo thời gian, hoán đổi sẽ có giá trị khác 0. Nói cách khác, giá trị hoán đổi đối với một bên
là con số dương còn giá trị của nó đối với bên kia là con số âm.
1 - 0,8562
0,9662 + 0,9298 +0,8917 + 0,8562
17
Ví dụ: Khi hoán đổi của VDEC được thiết lập, khoản thanh toán thả nổi đầu tiên được xác
định dưa trên lãi suất 180 ngày là 7%. Với 1$ vốn khái toán , khoản thanh toán là
0.07(180/360)=0.035. Để định giá hoán đổi sau 90 ngày, chúng ta cần có cấu trúc kỳ hạn
mới của lãi suất như sau:
Giá trị của khoản thanh toán cố định , bao gồm vốn khái toán giả định
VFXRB =0,03945(0,9820+0,9447+0,9055+0,8666)=1,0125177
Giá trị của khoản thanh toán thả nổi, bao gồm vốn khái toán giả định
VFLRB =(0,035+1)(0,9820)=1,01637
Giá trị hoán đổi trên 1$ vốn khái toán
VS=1,01637-1,0125177=0,0038523
Giá trị hoán đổi là: 10.000.000*0,0038523= 38.523$
Phía đối tác , giá trị hoán đổi là -38.523$
2.4 Hoán đổi basic
2.4.1 Định nghĩa
Một hoán đổi basic được định nghĩa bằng cách cộng một khoản chênh lệch vào mức lãi suất
thấp hoặc trừ đi một khoản chênh lệch từ mức lãi suất cao. Khoản chênh lệch này là sự khác
biệt giữa lãi suất cố định của hoán đổi Vanilla thuần nhất.
Kỳ hạn Lãi suất Giá trái phiếu chiết khấu
90 ngày
270 ngày
450 ngày
630 ngày
L90(180)=7,35%
L90(360)=7,8%
L90(540)=8,35%
L90(720)=8,8%
B90(180)=1/(1+0.0735(90/360)=0.9820
B90(360)=1/(1+0.078(270/360))=0.9447
B90(540)=1/(1+0.0835(450/360))=0.9055
B90(720)=1/(1+0.088(630/360))=0.8666
18
Khoản chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi so với lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ tương ứng
được gọi là chênh lệch lãi suất hoán đổi (swap spread) và nó phản ánh mức độ rủi ro tín
dụng chung của nền kinh tế toàn cầu. LIBOR là lãi suất đi vay phản ánh rủi ro tín dụng của
ngân hàng ở London . Lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ phản ánh lãi suất đi vay phi rủi ro của
chính phủ Mỹ. Khi nền kinh tế yếu đi, rủi ro tín dụng sẽ tăng lên và khoản chênh lệch giữa
lãi suất LIBOR và lãi suất tín phiếu kho bạc sẽ lớn hơn. Dẫn đến khoản chênh lệch lãi suất
hoán đổi rộng hơn.
2.4.2 Giá trị hoán đổi basic
Giá trị hoán đổi basic tính bằng cách tìm sự chênh lệch của hai dòng thanh toán thả nổi, cần
biết rằng cả hai khoản thanh toán thả nổi biết trước và giá trị của các khoản thanh toán thả
nổi còn lại và giá trị danh nghĩa của vốn khái toán chính là mệnh giá cho những ngày thanh
toán kế tiếp.
Giá trị một hoán đổi rất quan trọng vì những lý do:
Thứ nhất, nếu một công ty thực hiện một giao dịch hoán đổi thì họ biết rằng hoán đổi có giá
trị bằng 0 vào thời điểm bắt đầu nếu bỏ qua chênh lệch lãi suất hoán đổi của nhà giao dịch.
Khi thời gian đi qua lãi suất biến động thì giá trị hoán đổi sẽ thay đổi thành dương đối với
một bên và giá trị âm đối với bên còn lại. Nếu hoán đổi có giá trị dương nó sẽ là tài sản còn
nếu có giá trị âm nó sẽ là một khoản nợ.
Thứ hai, giá trị hoán đổi là thước đo rủi ro tín dụng của một giao dịch.
Thứ ba, biết giá trị hoán đổi để biết kết thúc vị thế hoán đổi.
Hoán đổi basic là một hoán đổi mà cả hai bên đều thực hiện thanh toán thả nổi. Một loại
hoán đổi basic thông thường một bên thanh toán theo lãi suất kho bạc Mỹ còn bên còn lại
thanh toán theo lãi suất LIBOR. Do vậy, bên thanh toán theo lãi suất LIBOR luôn luôn phải
chịu lãi suất cao hơn vì vậy được bù trừ bằng một khoản chênh lệch cố định. Để định giá
hoán đổi này ta có:
PV(KTT theo lãi suất LIBOR)=PV(KTT theo lãi suất T-bill+ khoản chênh lệch)
Một hoán đổi:
19
Thanh toán theo lãi suất T-bill
Nhận thanh toán theo một lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn của T-bill
Cộng một hoán đổi:
Thanh toán theo lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn của LIBOR
Nhận thanh toán theo LIBOR
Bằng
Một hoán đổi thanh toán theo lãi suất T-bill cộng khoản chênh lệch và nhận thanh
toán theo lãi suất LIBOR.
Ví dụ: định giá một hoán đổi basic
Xem xét một hoán đổi có kỳ hạn một năm với kỳ thanh toán là nửa năm 1 lần để trả lãi suất
T-bill và nhận lãi suất LIBOR trừ đi một khoản chênh lệch với việc thanh toán dựa trên số
ngày/360, giả định một tháng có 30 ngày. Vốn khái toán 50 triệu$. Cấu trúc kỳ hạn lãi suất
như sau:
LIBOR
Kỳ hạn LIBOR Giá trái phiếu chiết khấu
180 ngày 7.01% B0(180)=1/(1+0.0701(180/360))=0.9661
360 ngày 7.21% B0(360)=1/(1+0.072(360/360))=0.9327
T-bill
Kỳ hạn Lãi suất T-bill Giá trái phiếu chiết khấu
180 ngày 5.05% B0(180)= 1/(1+0.0505(180/360))=0.9754
360 ngày 5.95% B0(360)=1/(1+0.0595(360/360))=0.9438
Lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn LIBOR:
R= (360/180) = 0.0709 1 - 0.9327 0.9661 + 0.9327
20
Lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn T-bill :
R= (360/180) = 0.0586
Do đó, khoản chênh lệch là 0.0709-0.0586=0.0123. Do đó, trong hoán đổi này bên thanh
toán theo lãi suất T-bill sẽ chi trả thêm 123 điểm cơ bản cho bên chi trả theo lãi suất LIBOR
hoặc ngược lại.
2.5 Ứng dụng hoán đổi lãi suất
2.5.1 Hoán đổi lãi suất khoản vay nợ :
Giả sử vào ngày 15 tháng 12 MSC có một khoản vay lãi suất thả nổi thời hạn một năm theo
lãi suất thả nổi LIBOR +50 bps. Việc thanh toán sẽ được thực hiện vào các ngày 15 tháng
ba, sáu, chín và mười hai. Nếu MSC thích một khoản nợ lãi suất cố định hơn, họ có thể dễ
dàng chuyển đổi khoản nợ lãi suất thả nổi sang khoản nợ lãi suất cố định bằng cách thiết lập
một hoán đổi mà chúng ta đã mô tả. Nhớ rằng trong hoán đổi này MSC chi trả theo lãi suất
cố định 0,6% và nhận thanh toán theo lãi suất LIBOR. Như vậy MSC sẽ phải thanh toán
theo lãi suất 6,5% bao gồm 6% của hoán đổi lãi suất và 0,5% chênh lệch LIBOR từ hợp
đồng vay nợ. Như vậy, tại sao MSC không thực hiện một khoản vay lãi suất cố định ngay từ
MSC FSW
Người
cho vay
LIBOR
+ 0.5%
6%
LIBOR
1 – 0.9438
0.9754 + 0.9438
21
ban đầu. Đó là bởi vì các công ty thường có xu hướng đi vay với lãi suất thả nổi,các ngân
hàng thích cho vay với lãi suất thả nổi hơn.
Đây là một giao dịch tài chính phổ biến nhất. Các công ty thường thực hiện chiến lược này
để chuyển đổi một hỗn hợp các khoản vay có lãi suất cố định- thả nổi sang một mức độ thỏa
mãn cao hơn. Hầu hết các giao dịch này được thực hiện để lường trước khả năng biến động
của lãi suất. Tuy nhiên một khoản vay với lãi suất thả nổi và một hoán đổi lãi suất vanilla
thuần nhất cũng được sử dụng rộng rãi như là một chiến lược tài chính.
2.5.2 Hoán đổi làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp :
Công ty X muốn vay 50m từ ngân hàng và do công ty X được xếp hạng tín dụng ở mức
AAA nên được vay với mức lãi suất thấp : LIBOR hoặc 7%/năm. Trong khi đó công ty Y
cũng muốn vay 50m từ ngân hàng nhưng do công ty Y xếp hạng tín dụng ở mức BBB nên
phải vay với mức lãi suất cao hơn : LIBOR +1% hoặc 10%.
Giao dịch hoán đổi lãi suất có thể làm giảm chi phí vay nợ của cả 2 công ty theo cơ chế như
sau :
Công ty X chấp nhận vay khoản nợ với lãi suất 7%/năm đồng thời thực hiện hoán đổi lãi
suất với nhà môi giới FI nhận thanh toán theo lãi suất 8%/năm, thanh toán theo lãi suất
LIBOR. Công ty Y chấp nhận khoản vay nợ với lãi suất LIBOR +1% và đồng thời thực hiện
một hoán đổi lãi suất với nhà môi giới FI nhận thanh toán theo lãi suất LIBOR và thanh toán
theo lãi suất 8.5%
22
Như vậy ta có thể thấy rằng công ty X chỉ phải trả LIBOR -1% thấp hơn mức lãi suất mà
ngân hàng đưa ra. Công ty Y chỉ phải trả 9,5% thay vì 10% lúc đầu và nhà môi giới cũng
được hưởng khoản chênh lệch từ 2 hợp đồng hoán đổi là 0,5%. Hoán đổi lãi suất vanilla
thuần nhất không chỉ là một công cụ quản trị rủi ro mà còn là một chiến lược làm giảm chi
phí vay nợ của doanh nghiệp.
2.5.3 Quản trị rủi ro hoạt động tài trợ và đầu tư
Ngân hàng A vay nợ từ đối tác 100 triệu theo lãi suất LIBOR +0.5% và đem số tiền
này đi đầu tư vào một danh mục đầu tư thời hạn 5 năm có tỷ suất sinh lợi dự kiến là 8,25%.
Lợi nhuận của ngân hàng A là 8,25%-(LIBOR +0.5%) = 7,75% - LIBOR..
Ngân hàng A sẽ bị lỗ nếu lãi suất LIBOR vượt quá 7,75%. Để đảm báo ổn định lợi nhuận
ngân hàng A sẽ thực hiện một hoán đổi lãi suất với ngân hàng B thanh toán theo lãi sất X và
nhận thanh toán theo LIBOR
Lợi nhuận của ngân hàng A sau khi thực hiện hoán đổi là 7,75-X
Ngân hàng C phát hành 100 triệu trái phiếu 5 năm lãi suất 7%/năm đồng thời cho
khách hàng vay 100 triệu theo lãi suất LIBOR +0.75%
23
Lợi nhuận của ngân hàng C là LIBOR+0.75%-7% = LIBOR- 6,25%
Ngân hàng C sẽ bị lỗ nếu LIBOR thấp hơn 6,25%. Để đảm báo ổn định lợi nhuận, ngân
hàng C sẽ thực hiện hoán đổi lãi suất với ngân hàng B thanh toán theo lãi suất LIBOR và
nhận thanh toán theo lãi suất Y.
Lợi nhuận của ngân hàng C sau khi thực hiện hoán đổi lãi suất : Y-6,25%
Lợi nhuận của ngân hàng B là chênh lệch lãi suất giữa 2 hoán đổi là X-Y
Do cả 3 ngân hàng đều hoạt động vì lợi nhuận nên ta có bất phương trình
7,75>X>Y>6,25
Tùy theo thương lượng của 3 ngân hàng mà X và Y sẽ được định giá khác nhau nhưng phải
luôn phù hợp với phương trình trên
2.6 Các loại hoán đổi lãi suất
2.6.1 Hoán đổi chỉ số trả dần
Là một hoán đổi lãi suất mà trong đó vốn khái toán được giảm dần theo thời thời gian theo
một tỷ lệ được xác định trước sao cho kết quả của số vốn khái toán cũng giống với vốn gốc
của khoản vay làm cơ sở cho hoán đổi. Hoán đổi này thường được sử dụng nhằm bảo vệ
người cho vay khỏi rủi ro khoản vay bị trả trước hạn và lãi suất thị trường giảm.
2.6.2 Hoán đổi diff
Là một hoán đổi lãi suất dựa trên lãi suất đồng tiền của hai quốc gia nhưng chỉ thanh toán
trên một đồng tiền duy nhất.
Ví dụ : công ty A cho vay USD theo lãi suất thả nổi LIBOR và đi vay Euro theo lãi suất ở
Đức. Nếu lãi suất ở Đức tăng cao hơn Libor thì công ty A sẽ chịu một khoản lỗ. Để quản trị
rủi ro trong trường hợp này công ty A sẽ thực hiện hoán đổi diff giữa 2 nhận thanh toán theo
lãi suất ở Đức và thanh toán theo Libor. Nếu lãi suất ở Đức tăng cao thì công ty A sẽ nhận
được một dòng tiền thuần từ hoán đổi đề bù đắp cho chi phí đi vay.
24
2.6.3 Hoán đổi kỳ hạn cố định
Có thể giống với một hoán đổi vanilla thuần nhất hoặc một hoán đổi basic. Một bên thanh
toán theo lãi suất cố định hoặc thả nổi và bên còn lại thanh toán theo lãi suất thả nổi khác
tượng trưng bơi tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán với kỳ hạn dài hơn kỳ thanh toán của
hoán đổi. Thông thường trong các hoán đổi bằng đồng USD thì đây là lãi suất Kho bạc kỳ
hạn cố định. Ví dụ : Một bên thanh toán theo lãi suất LIBOR 6 tháng bên còn lại thanh toán
theo lãi suất CMT của trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm. Hoán đổi này được sử dụng để
phòng ngừa rủi ro về sự biến động của đường cong lãi suất. Lãi suất CMT là một chỉ số về
lãi suất trung hạn trong khi đó lãi suất LIBOR đặc trưng cho lãi suất ngắn hạn.
III- Thị trường hoán đổi lãi suất
3.1 Thị trường hoán đổi lãi suất toàn cầu
3.1.1 Đặc điểm của thị trường hoán đổi:
Thị trường giao dịch hoán đổi là thị trường OTC được quản lý bởi Hiệp hội hoán đổi
và phái sinh quốc tế( International Swap and Derivatives Association –ISDA).
Hai bên phải ký kết hợp đồng nguyên tắc ISDA ( ISDA Master Agreement) trước thì
mới được thực hiện các giao dịch hoán đổi.
Các bên thương lượng các điều kiện hoán đổi với một nhà môi giới ( thường là các
ngân hàng và các công ty chứng khoán)
Thị trường giao dịch một lượng lớn các hoán đổi lãi suất riêng biệt theo nhu cầu của
từng bên tham gia.
Các nhà môi giới sẵn sàn thương lượng và tham gia các hoán đổi bất cứ khi nào mà
không cần tìm được đối tác trước.
Để đảm bảo rủi ro lãi suất của mình, các nhà môi giới thường hoán đổi lãi suất lẫn
nhau để giảm thiểu rủi ro hoặc sử dụng các công cụ quản trị rủi ro khác như option,
future, forward
25
3.1.2 Khối lượng giao dịch hoán đổi lãi suất trên toàn bộ thị trường
Theo thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) thì tổng vốn khái toán hay giá trị trị
của các công cụ phái sinh lãi suất đều chiếm khối lượng lớn nhất hơn 70% khối lượng giao
dịch
Trong các hợp đồng phái sinh lãi suất thì swap chiếm tỉ trọng cao nhất lên đến 78% về vốn
khái toán và 89% về giá trị thị trường. Có thể thấy giao dịch hoán đổi được thực hiện phổ
26
biến nhất trong các dạng phái sinh và hoán đổi lãi suất là loại hoán đổi được sử dụng rộng
rãi nhất.
3.2 Thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam :
3.2.1 Hành lang pháp lý
Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế giao dịch hoán đổi lãi suất :
Các ngân hàng trong nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài , chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nếu có đủ các điều kiện 200 tỷ
vốn điều lệ, lãi ròng từ nghiệp vụ hoán đổi lãi suất dương hoặc âm không quá 5%
vốn tự có.
Doanh nghiệp phải có khoản vay vốn, thuê tài chính làm cơ sở cho hợp đồng hoán
đổi
Thời hạn hoán đổi phù hợp với hợp đồng vay vốn cơ sở nhưng không được quá 5
năm
Hợp đồng hoán đổi được lập theo mẫu của Hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế
(ISDA)
Khoản vốn khái toán không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng
Các hoán đổi ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế về ngoại hối của NHNN
Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN thay thế quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất
2003 :
Điều kiện vốn điều lệ của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nâng lên
1000 tỷ
Thời hạn tối đa của hợp đồng hoán đổi lãi suất được bỏ qua.
Công văn 10645/TC-TCT về việc tính thuế GTGT dịch vụ hoán đổi lãi suất : nghiệp vụ
hoán đổi lãi suất không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
3.2.2 Thực tế thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam
Các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ hoán đổi lãi suất :
HSBC
27
Standard Chattered
Citibank
ANZ
Vietcombank
Techcombank
Sacombank
BIDV
Hầu hết các giao dịch được thực hiện là các doanh nghiệp lớn có các khoản vay nước ngoài
mới có nhu cầu hoán đổi lãi suất. Dưới đây là một số giao dịch thực tế phát sinh trong vài
năm trở lại đây :
5/2007 : HSBC và Standard Chattered thực hiện hoán đổi lãi suất 5 năm với vốn khái toán là
3 triệu USD trong đó HSBC sẽ thanh toán theo lãi suất thả nổi VNIBOR kỳ hạn 3 tháng và
nhận thanh toán theo lãi suất cố định 7,15%/năm.
3/2009 : Thủ tướng ra công văn về việc thực hiện hoán đổi lãi suất khoản vay 300 triệu
USD của dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất với BNP Paris với lãi suất cố định 3.5%/năm
6/2008 : PV Trans và ANZ đã kí kết hợp đồng hoán đổi lãi suất kì hạn 5.5 năm .Theo hợp
đồng này, PV Trans sẽ nhận được khoản lãi suất cố định cho toàn bộ thời hạn còn lại của
khoản vay tàu dầu thô Hercules đã kí trước đây.
IV KẾT LUẬN
Hoán đổi là một trong những công cụ tài chính phổ biến nhất. Cũng giống như tất cả
các sản phẩm phái sinh khác, các hoán đổi cũng được sử dụng để điều chỉnh một vị thế bằng
cách làm tăng thêm hoặc loại bỏ bớt rủi ro. Chúng thay thế cho các giao dịch trên tài sản cơ
sở và do đó tiết kiệm được nhiều chi phí.
Hoán đổi được sử dụng rộng rãi nhất là hoán đổi lãi suất, đặt biệt là hoán đổi vanilla
thuần nhất. Lý do phổ biến của hoán đổi lãi suất là vì rủi ro lãi suất là loại rủi ro mà bất kỳ
28
một công ty nào cũng phải gánh chịu, trong khi rủi ro tỷ giá thì chỉ gánh chịu bởi các công
ty đa quốc gia hoặc các công ty có sự cạnh tranh của nước ngoài.
Tài liệu tham khảo
1. Quản trị rủi ro tài chính (financial risk management) năm 2011 – PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Trang , ĐH Kinh Tế TPHCM
2.
3.
4.
5.
NHNN-Quy-che-thuc-hien-giao-dich-hoan-doi-lai-suat-vb51403t17.aspx
6.
29-thang-12-nam-2006-ban-hanh-quy-che-thuc-hien-giao-dich-hoan-doi-lai-
suat_page-247_.3012.html#doc_content
7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_doi_lai_suat_1515.pdf