MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
NỘI DUNG 3
PHẦN I- THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP SỐ 1 3
1.1 Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác kế toán tiền lương và các khoản tricht theo lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1. 3
1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1. 3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1: 4
1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 8
1.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 13
1.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 19
1.2.1 Đối tượng và nội dung hạch toán: 19
1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 20
1.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 22
1.2.3 Hạch toán các khoản trích theo lương : 32
PHẦN 2: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP SỐ 1 38
2.1. Đánh giá công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 38
2.1.1. Những ưu điểm: 38
2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại: 41
2.2. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 43
2.2.1. Về công tác kế toán: 43
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp : 44
2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ 45
2.2.4. Tính giá thành sản phẩm: 45
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3879 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chế độ kế toán tiền lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp số 1 cũng là một tổ chức nhận thầu xây lắp, nghĩa là sử dụng phương pháp đấu thầu để nhận được những hợp đống xây dựng trong nền kinh tế.
- Sản phẩm của Công ty chủ yếu là sản phẩm xây lắp và có những đặc điểm đáng chú ý sau:
+) Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán, trong quá trình xây lắp phải thường xuyên đối chiếu, so sánh với dự toán, đồng thời phải mua bảo hiểm để giảm bớt rủi ro.
+) Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm không được thể hiện rõ.
+) Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện khác phải di chuyển theo địa điểm này. Dẫn đến vấn đề tổ chức và quản lý tài sản ,vật tư rất phức tạp.
+) Qúa trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại được chia thành nhiều công việc khác nhau... Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát phải chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến độ và các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra. Khi bàn giao công trình, nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình, nghĩa là chủ đầu tư sẽ được giữ lại một phần giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành mới trả lại cho xí nghiệp.
Những đặc điểm trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức kế toán của Công ty, điều này thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất, viêc phân loại chi phí, tính giá thành... Những vấn đề cụ thể của nội dung này sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau của báo cáo.
Bên cạnh lĩnh vực xây dựng, Công ty còn tham gia lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu, sản phẩm này cung có phương pháp hạch toán tương tự các sản phẩm kinh doanh khác, do đó chi phi tiền lương trong trường hợp này được hạch toán vào chi phí bán hàng thay vì hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp như đối với công nhân xây lắp.
1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1
Qua quá trình thực tập và quan sát thực tế tại công ty, ta có thể trình bày khái quát tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty xây dựng
và kinh doanh tổng hợp số 1
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán công nợ kiêm kế toán thuê.
Cửa hàng xăng dầu Văn Tự
Cửa hàng xăng dầu Cầu Gĩe
Các tổ, đội thi công công trình
Qua sơ đồ trên ta thấy:
Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 là một đơn vị thực hiện hạch toán độc lập, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
*Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ huy trực tiếp của giám đốc công ty
Vị trí, trách nhiệm, quyền hạn được thực hiện theo “Điều lệ kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanh ” ( Ban hành kèm theo Nghị định số 26 – HĐBT ngày 18/03/1989 của hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ ). Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng là :
+) Hướng dẫn và điều hành kế toán viên tập hợp số liệu để lên các báo cáo phục vụ cho việc quản trị nội bộ .
+) Kiểm tra mọi hoạt động kinh tế ở đơn vị , phát hiện và ngăn ngừa các sai phạm trong công tác quản lí kinh tế .
+) Chịu trách nhiệm báo cáo giải trình trước ban giám đốc về các nghiệp vụ kế toán tài chính .
+) Tham mưu cho giám đốc trong việc đầu tư, sử dụng các nguồn vốn quỹ, các chế độ liên quan đến đời sống, phúc lợi của cán bộ công nhân viên.
Dưới kế toán trưởng là các chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên.
* Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí giá thành: Chịu sự chỉ huy trực tiếp của kế toán trưởng.
Chức năng, nhiệm vụ:
+) Điều hành kế toán viên, tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính theo dõi chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp, xác định kết quả và lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm.
* Kế toán tiền lương: Chịu sự chỉ huy trực tiếp của kế toán trưởng
Chức năng , nhiệm vụ:
+) Lập bảng lương, phân bổ tiền lương và cấp phát tiền lương. Quyết toán thu chi BHXH, BHYT, với Tổng công ty bay dịch vụ.
* Thủ quỹ: Chịu sự chỉ huy trực tiếp của kế toán trưởng.
Chức năng, nhiệm vụ:
+) Thu chi tiền mặt hàng ngày ( Rút tiền mặt tại ngân hàng, thu tiền của cửa hàng đại lý xăng dầu, cấp phát tiền mặt cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày tại cơ quan công ty…)
Công việc kiêm nhiệm:
+) Quản lý, theo dõi, hạch toán hoạt động SXKD của cửa hàng gas đốt, cửa hàng PCCC.
+) Lập bảng lương, phân bổ tiền lương và cấp phát tiền lương. Quyết toán thu chi BHXH, BHYT, với Tổng công ty bay dịch vụ.
+) Lưu trữ sổ sách và những hồ sơ của những công việc do mình thực hiện theo quyết định số 218/2000/QD-BTC ngày 29/12/2000 BTC.
* Nhân viên kế toán: Chịu sự chỉ huy trực tiếp của kế toán trưởng.
Chức năng, nhiệm vụ:
+) Thực hiện ghi sổ kế toán trên máy tính và lập các BCTC theo chế độ kế toán hiện hành ( Theo quyết định số: 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của BTC ).
+) Theo dõi, đối chiếu, đôn đốc, và làm các thủ tục thanh quyết toán với các đầu mối: Chinh nhánh, công trường, các chủ đầu tư, các khách hàng và cá nhân có quan hệ thanh toán với công ty.
+) Hàng tháng tiến hành kê khai thuế và báo cáo với Cục thuế T.P Hà nội
+) Lưu trữ hồ sơ: Sổ sác kế toán, chứng từ chỉ tiêu của cơ quan công ty và các công trình do công ty quản lý theo quyết định số: 218/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của BTC
* Kế toán công trường: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của kế toán trưởng.
Chức năng, nhiệm vụ:
+) Thực hiện việc quản lý, ghi sổ kế toán toàn bộ hoạt động SXKD của công trường.
+) Hàng tháng tiến hành kê khai thuế và báo cáo với cơ quan thuế địa phương.
+) Theo dõi, đối chiếu, đôn đốc, làm thủ tục quyết tóan với các khách hàng, các đầu mối trực thuộc công ty, và cá nhân có quan hệ thanh toán với công trường.
+) Định kỳ báo cáo tình hình tài chính của công trường về công ty qua phòng Tài chính.
+) Kết thúc công trình, tiền hành làm thủ tục khóa sổ và tất toán tài khoản kế toán. Bàn giao sổ sách chứng từ kế toán, chứng từ và toàn bộ tài liệu liên quan đến tài chính kế toán của công trường cho kế toán Tổng hợp của công ty để tiến hành lưu trữ.
* Kế toán sản xuất kinh doanh phụ: Chịu sự chỉ huy trực tiếp của kế toán trưởng.
Chức năng, nhiệm vụ:
+) Quản lý, theo dõi, hạch toán hoạt động SXKD của cửa hàng xăng dầu.
+) Làm thủ tục chuyển tiền cho các khách hàng ( chuyển khoản ).
+) Quản lý và cấp phát hóa đơn cho các đầu mối trực thuộc công ty mà có sử dụng hóa đơn.
+) Lưu trữ sổ sách và những hồ sơ của những công việc do mình thực hiện theo quyết định số 218/2000/QD-BTC ngày 29/12/2000 BTC.
+) Làm thủ tục bảo lãnh đấu thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng với ngân hàng.
* Kế toán cửa hàng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của kế toán trưởng.
Chức năng, nhiệm vụ:
+) Thực hiện việc quản lý, thống kê, ghi sổ kế toán toàn bộ hoạt động SXKD của cửa hàng.
+) Theo dõi, đối chiếu,đôn đốc, làm thủ tục quyết tóan với các khách hàng, các đầu mối trực thuộc công ty, và cá nhân có quan hệ thanh toán với cửa hàng.
+) Định kỳ báo cáo tình hình tài chính của cửa hàng về công ty qua phòng Tài chính.Thường xuyên đối chiếu sổ sách với nhân viên kế toán SXKD phụ của công ty.
+) Kết thúc năm, Bàn giao sổ sách, chứng từ kế toán, và toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động SXKD của cửa hàng cho kế toán SXKD của công ty để tiến hành lưu trữ.
* Kế toán đơn vị thành viên: theo dõi và hạch toán quá trình sản xuất và kinh doanh của các đơn vị thành viên, định kỳ gửi báo cáo và các tài liệu liên quan về phòng kế toán của công ty
Để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ trên, và phù hợp với quy mô của công ty thì phòng kế toán của công ty gồm có 6 người được phân công theo phần hành tương ứng ở trên, chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị.Các nhân viên trong phòng kế toán đều là những người có kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ thành thạo và lòng nhiệt tình trong công việc.Cùng với sự bố trí phân công công tác và sự trợ giúp của các phần mềm kế toán,máy vi tính đã góp phần nâng cao năng suất lao động, đảm bảo cung cấp số liệu kế toán một cách nhanh chóng và chính xác cho công tác quản lý.
Đó là cơ cấu bộ máy kế toán tại phòng Kế Toán. Còn tại các tổ, đội trực thuộc của công ty không có bộ máy kế toán riêng, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi mình phụ trách là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, không hạch toán đến lãi mà chỉ tập hợp chi phí rồi gửi về công ty.
1.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1
a. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Do đặc thù của ngành xây lắp các công trình thi công ở xa công ty nên quá trình luân chuyển chứng từ là một quá trình rất quan trọng. Với hình thức khoán trong xây lắp các chứng từ chủ yếu được tập hợp chủ yếu ở dưới các đội, định kỳ kế toán công trình tiến hành chuyển chứng từ đã tập hợp về công ty cho các kế toán phần hành tương ứng các chứng từ được kiểm tra tính hợp lý chặt chẽ trong suốt quá trình luân chuyển. Kế toán phần hành căn cứ vào các chứng từ này để ghi chép các sổ sách cần thiết sau đó lên kế toán tổng hợp và lập BCTC. Tất cả các sổ sách và chứng từ đều phải có sự kiểm tra phê duyệt của kế toán trưởng.
Công ty sử dụng các chứng từ theo quy định hướng dẫn của BTC như:
+ Giấy đề nghị thanh toán.
+ Giấy đề nghị tạm ứng.
+ Phiếu thu, phiếu chi.
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
+ Hoá đơn GTGT.
+ Biên bản kiểm kê quỹ.
+ Bảng chấm công...
Ngoài ra, công ty còn sử dụng những chứng từ đặc thù của ngành xây lắp như:
+ Hợp đồng giao khoán xây lắp nội bộ.
+ Bảng tổng hợp chi phí thi công công trình.
+ Biên bản nghiệm thu khố lượng sản phẩm dở dang.
+ Bảng xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành...
Công ty thực hiện lập chứng từ theo đúng quy định, ngoài ra dựa vào đặc điểm cũng như ngành nghề kinh doanh của mình mà công ty thiết kế cho mình một số chứng từ không bắt buộc, phục vụ công tác hạch toán thuận lợi hơn.
b. Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản
Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và việc “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp”.
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực xây lắp, quá trình thực hiện thi công dưới hình thức khoán cho các đội, việc cấp ứng và hoàn ứng là hai quá trình quan trọng trong thực hiện thi công. Công ty hạch toán việc cấp ứng và hoàn ứng cho các đội qua tài khoản 1413. Đây là một tài khoản liên quan đến hầu hết tất cả các quá trình hạch toán của công ty.
*Niên độ kế toán của công ty theo năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 ( năm dương lịch ), kỳ kế toán hạch toán theo tháng. Công ty áp dụng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc xác định giá trị hàng tồn kho theo giá trị thực tế.
c. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán.
* Hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là hình thức chứng từ- ghi sổ, hình thức này rất phù hợp với quy mô rất lớn và trình độ quản lý kế toán của doanh nghiệp, và cũng phù hợp với kế toán bằng máy vi tính. Cụ thể tất cả các công việc kế toán đều được xử lý trên các phần mềm kế toán. Hiện tại công ty đang sử dụng 3 phần mềm kế toán ( Fast accounting 1995, 2005 và Unesco).
Hệ thống sổ kế toán công ty đang áp dụng: công ty áp dụng cả hình thức sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
- Hệ thống các sổ tổng hợp gồm:
+ Chứng từ ghi sổ: Sổ này dùng để tổng hợp các chứng từ gốc phát sinh hàng ngày hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. Sổ này cũng là cơ sở để ghi sổ cái và sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Sổ này dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và kiểm tra đối chiếu với số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
+ Sổ cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi trên các chứng từ ghi sổ. Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra đối chiếu số liệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ các sổ kế toán chi tiết.Sổ này cũng là cơ sở để ghi vào bảng cân đối số phát sinh.
+ Bảng cân đối số phát sinh: Bảng này dùng để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán. Cơ sở ghi là sổ cái các TK. Cuối quý, bảng này được ghi vào hệ thống báo cáo kế toán
- Hệ thống sổ chi tiết gồm:
+ Sổ chi tiết TK 111, 112, 141, 131, …. Riêng sổ chi tiết công nợ được mở chi tiết theo từng đối tượng công nợ, theo từng đối tượng in liên tục, theo tất cả các đối tượng, theo từng đối tượng trên nhiều tài khoản.
+ Sổ cái chi tiết TK loại 6: 621, 622, 623, 627, 642...
+ Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
- Trình tự quá trình ghi sổ như sau:
Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 áp dụng hình thức khoán cho các đội xây dựng trong việc thi công xây lắp các công trình. Công tác hạch toán được tiến hành ở phòng kế toán công ty. Khi tiến hành thi công một công trình, công ty giao khoán cho các đội theo những quy định hợp lý đã được công ty thông qua. Dựa vào dự toán công trình đã lập do phòng kế hoạch kỹ thuật thi công tính khối lượng và kiểm tra phê duyệt, phòng tài chính kế toán tính đơn giá dự toán và giá trị thực hiện. Khi công trình hoàn thành, đội sẽ tiến hành hoàn ứng với công ty và kết thúc giai đoạn xây lắp công trình. Quá trình này diễn ra thông qua tài khoản 1413: Tạm ứng thi công.
Sơ đồ 4: Quá trình ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái các tài khoản
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Giải thích:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào sổ kế toán chi tiết, đối với chứng từ thu (chi) tiền mặt, thủ quỹ sẽ vào sổ quỹ.
Từ chứng từ gốc, hàng ngày kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ và từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Từ sổ kế toán chi tiết, cuối tháng kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi tiết, bảng này được đối chiếu với sổ cái tài khoản liên quan và là cơ sở để ghi vào báo cáo kế toán.
Từ chứng từ ghi sổ, định kỳ (hoặc cuối tháng) kế toán vào sổ cái, từ sổ cái vào Bảng cân đối số phát sinh, Bảng này được đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và là cơ sở để ghi vào hệ thống báo cáo kế toán.
d. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán
Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 sử dụng hệ thống báo cáo theo quyết định số 167/2000/QĐ - BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi theo thông tư số 89/2002/TT – BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính.
*Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán. Mẫu số B01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu số B02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu số B03 – DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính. Mẫu số B09 – DN
- Báo cáo thuế
Các báo cáo này được lập theo đúng quy định của Bộ tài chính.
Do yêu cầu quản lý việc lập báo cáo của công ty được tiến hành lập và gửi vào cuối quý. Báo cáo của công ty được gửi đến: Cục thuế tỉnh Hà Tây, Cục tài chính doanh nghiệp, Chi cục thống kê doanh nghiệp, Cục thống kê tỉnh Hà Tây, lưu phòng tài chính kế toán.
*Một số báo cáo quản trị phục vụ nội bộ doanh nghiệp:
Do yêu cầu quản lý doanh nghiệp, kế toán lập một số báo cáo quản trị phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài chính tại công ty. Giúp các nhà quản lý có đầy đủ thông tin một cách cụ thể nhất về hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa được ra những quyết định quản lý hữu hiệu trên cơ sở thực tế của công ty:
- Các báo cáo quản trị cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thanh toán, tình hình tạm ứng cho các đội thi công
- Báo cáo thanh toán tạm ứng của ban đội đối với công ty
- Báo cáo về công nợ của khách hàng
- Báo cáo về tình hình sử dụng vật tư
- Báo cáo về tình hình sử dụng hoá đơn
- Báo cáo quyết toán tài chính
- Báo cáo hoàn thành kế hoạch.
1.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1
1.2.1 Đối tượng và nội dung hạch toán:
Tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 , khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá thành sản phẩm xây lắp. Do đó, việc hạch toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng đối với vấn đề tính lương và trả lương cho người lao động, đảm bảo sự công bằng với người lao động, góp phần hạ giá thành và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với những đặc điểm của một doanh nghiệp thuộc loại hình xây lắp, cụ thể ở đây là số lượng công nhân xây dựng lớn, địa bàn xây lắp phân tán và mang tính thời vụ cao nên lực lượng lao động của xí nghiệp chủ yếu là lao động thuê ngoài. Hợp đồng lao động ký kết giữa Công ty và người lao động là những hợp đồng ngắn hạn, do đó xí nghiệp không tiến hành trích bảo hiểm cho những đối tượng này. Vấn đề này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi nó đảm bảo tính linh hoạt, chủ động về mặt thời gian cũng như tiến độ thi công công trình, hạng mục công trình của đơn vị thi công cũng như của xí nghiệp, giảm bớt chi phí đi lại, ăn ở của công nhân đồng thời tận dụng những tiềm lực lao động sẵn có tại địa phương nơi có công trình xây dựng.
Qua quá trình thực tập tại Công ty , tôi nhận thấy hàng năm, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước cùng với chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất của năm nay và trình độ tay nghề của nghười lao động… Công ty tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương theo mức quy định chung.
Về hình thức trả lương đối với lao động trực tiếp, Công ty áp dụng phương pháp giao khoán khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Chính sách này phù hợp với những đơn vị kinh doanh xây lắp bởi nó góp phần khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, có trách nhiệm.
1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
- Chứng từ sử dụng: Để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tếp, xí nghiệp sử dụng 3 nhóm chứng từ sau:
+) Chứng từ phản ánh cơ cấu lao động:
Quyết định tuyển dụng.
Quyết định bãi miễn.
Quyết định bổ nhiệm.
Quyết định sa thải.
Quyết định thuyên chuyển.
Cam kết sử dụng dịch vụ lao động.
Hợp đồng lao động.
Danh sách công nhân hợp đồng.
+) Chứng từ hạch toán kết quả lao động:
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
Hợp đồng giao khoán.
Phiếu báo làm thêm giờ.
Biên bản kiểm tra chất lượng hoàn thành công việc.
+) Chứng từ về tiền lương và các khoản trích theo lương.
Bảng chấm công.
Bảng thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Bảng tổng hợp trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Tài khoản sử dụng:
Xí nghiệp sử dụng TK 622 để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, đồng thời mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và chủ công trình.
- Sổ sách sử dụng: Để theo dõi khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, xí nghiệp sử dụng các loại sổ sách theo mẫu quy định của bộ tài chính. Cụ thể là chứng từ ghi sổ, sổ kế toán chi tiết có liên quan và sổ cái TK 622.
- Trình tự ghi sổ:
Từ những chứng từ ban đầu về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như: hợp đồng làm khoán, bảng tính kương theo thời gian, bảng tính lương theo sản phẩm do người giao khoán ghi khi có công việc phát sinh. Cụ thể là trên hợp đồng làm khoán phải ghi rõ khối lượng, đơn giá khoán, hệ số chia lương. Khi công việc được hoàn thành, người giao khoán phải ký xác nhận chất lượng, khối lượng công việc vào biên bản hợp đồng giao khoán và giao cho bộ phận kinh tế kế hoạch kiểm tra tính toán giá trị tiền lương phải trả cho công nhân trong tháng, sau đó chuyển cho bộ phận tổ chức cùng bảng chấm công để vào danh sách cán bộ, công nhân viên tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong tháng.
1.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a. Các hình thức thanh toán lương
- Các hình thức lao động: hiện nay tại Công ty đang tồn tại song song 2 loại hình lao động thời vụ và lao động dài hạn. Trong đó lao động thời vụ chủ yếu tập trung ở các tổ đội xây dựng và lao động dài hạn phân bố ở khối hành chính và kĩ thuật. Cụ thể như sau:
+ Công nhân viên dài hạn là những người có tên trong danh sách biên chế lao động của Công ty, thuộc phạm vi quản lý của Công ty và được ký hợp đồng dài hạn. Những người này ngoài chế độ lương theo qui định cũng sẽ được Công ty chi trả các khoản chi phí khác như Bảo hiểm Y tê, Bảo hiểm Xã Hội.
+ Công nhân hợp đồng: chủ yếu là các lao đông thời vụ phục vụ thi công các công trình. Đây là đặc điểm phát sinh do đặc thù chung của các đơn vị xây lắp là thường thi công các công trình trên các địa bàn rải rác, đòi hỏi phải linh hoạt trong việc sử dụng nhân công để tiết kiệm chi phí và đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ. Những công nhân này ngoài tiền lương khoán, Công ty không chi trả các khoản chi phí khác như đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí Công đoàn…
- Các hình thức trả lương: Để phù hợp với 2 loại hình lao động trên, hệ thống kế toán của Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương chính là trả lương khoán theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
Trong đó, hình thức trả lương khoán theo sản phẩm chủ yếu để áp dụng đối với lao động thời vụ, các công nhân trực tiếp thi công công trình. Hình thức còn lại áp dụng cho bộ máy quản lý và bộ phận kĩ thuật, theo dõi nghiệm thu các công trình.
+ Trả lương theo sản phẩm: Căn cứ vào khối lượng công việc hay sản phẩm được giao hoàn thành, đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng với đơn giá tiền lương sản phẩm để từ đó kế toán tiến hành hạch toán và phân bổ theo định mức và dự toán đã được thiết lập, đồng thời căn cứ vào các bảng chấm công để tính ra lương cho từng công nhân, hạch toán vào TK 622- chi phí nhân công trực tiếp.
+ Trả lương theo thời gian: hình thức này được xây dựng dựa trên các bậc lương của Công ty, căn cứ vào bảng chấm công để tính toán tiền lương cho từng lao động. Hạch toán vào TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Riêng với nhân viên bán hàng tai các cây xăng, chí phí tiền lương hạch toán vào TK 641- chi phí bán hàng.
b. Phương pháp hạch toán
Đối với lao động trực tiếp tại các tổ, đội xây dựng:
.Ví dụ: Bảng chấm công của tổ Bùi Ngọc Trường trong tháng 9 năm 2006
Bảng chấm công
Tháng 9 năm 2006
STT
Họ và tên
1
2
3
…
…
28
29
30
Công thực tế
Công quy đổi
1
Bùi Ngọc Trường
X
x
…
…
…
x
x
0
8.5
10
2
Nguyễn Minh Tuấn
X
x
…
…
…
x
x
0
6
6.5
3
Phạm Văn Minh
X
x
\
\
x
5.0
5.0
4
Nguyễn Bá Hải
X
0
\
x
x
6.0
6.0
5
Lê Văn Tú
0
x
0
x
x
5.0
5.0
6
Trần Mạnh Dũng
X
x
0
x
x
8.0
8.5
7
Bùi Đình Ngọc
X
0
\
x
0
3.0
3.0
8
Phạm Khánh Hưng
X
0
0
x
\
7.0
7.0
Cộng
48.5
51.0
Mẫu số 9: Bảng chấm công
Bảng chấm công do tổ trưởng các tổ theo dõi thời gian lao động của các thành viên trong tổ
Vào cuối tháng, sau khi hoàn thành công việc đã giao khoán cho các tổ, đội, ban kỹ thuật thi công công trình tiến hành kiểm tra khối lượng, chất lượng công việc thực tế mà tổ đội đã làm trong tháng đó. Căn cứ vào khối lượng công việc thực tế để lập phiếu xác nhận công việc hoàn thành.
Hàng tháng, đội trưởng đội thi công chốt lại số công của tổ mình và lập bảng nghiệm thu có xác nhận của ban KT –CG trong khoảng từ ngày 25 tới ngày 30 hàng tháng. Sau đó chuyển lên phòng h ành chính để lập bảng thanh toán giá trị hoàn thành trên cơ sở hợp đồng giao khoán cho đội và trình giám đốc phê duyệt. Sau đó gửi cho phòng kế toán để lập bảng thanh toán lương cho từng cá nhân.
Ví dụ: Bảng thanh toán lương tháng 9 của tổ Bùi Ngọc Trường.
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Tháng 9 năm 2006
Họ và tên
Lương cơ bản
Lương sản phẩm
Tổng số
Số tiền thực lĩnh trong kỳ
Số công
Lương CN chính thức
Lương CN hợp đồng
Số tiền
Ký nhận
Bùi Ngọc Trường
HĐ
10
945.718,800
945.718,800
945.718,800
Nguyễn Minh Tuấn
HĐ
6.0
513.420,000
513.420,000
513.420,000
Phạm Văn Minh
890.880
6.5
614.695,200
614.695,200
614.695,200
Nguyễn Bá Hải
HĐ
5.0
472.858,800
472.858,800
472.858,800
Lê Văn Tú
HĐ
8.5
803.860,800
803.860,800
803.860,800
Trần Mạnh Dũng
890.880
5.0
473.290,800
473.290,800
473.290,800
Bùi Đình Ngọc
890.880
7.0
662.002,800
662.002,800
662.002,800
Phạm Khánh Hưng
HĐ
3.0
283.716,000
283.716,000
283.716,000
Cộng
1.749.988,800
3.019.574,4
4.769.563,200
4.769.563,200
Mẫu số 11 : Bảng thanh toán lương
Kế toán tính lương có trách nhiệm kiểm tra, tính toán và chia lương trên bảng thanh toán lương và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phê duyệt để chi trả tiền lương cho nhân viên chậm nhất là vào ngày 15 của tháng sau. Tiền lương của một công nhân viên được tính toán dựa trên số liệu về tiền lương khoán và khối lượng công việc thực hiện được. Đơn giá tiền lương khoán do phòng kỹ thuật lập trên cơ sở đơn giá theo quy định và đơn giá nhân công dự toán ghi trong hợp đồng giao khoán cho các đội.
Tiền lương 1 công nhân được tính như sau:
Tiền lương = Đơn giá tiền lương x Số ngày công thực tế
1 công nhân 1 ngày công trong tháng quy đổi
Từ bảng thanh toán tiền lương, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương cho các công trình như sau:
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG
Tháng 9 năm 2006
Nội dung
Ghi Có TK 334, ghi Nợ các TK khác
Tổng số tiền
Trong đó
Công trình 1
Công trình 2
Công trình 3
1 TK 622
519.153.369
81.009.369
51.262.500
386.881.500
1.1. CN trong biên chế
56.011.565
45.385.650
10.626.000
-
1.2. CN thuê ngoài
463.141.719
35.623.719
40.636.500
386.881.500
2. TK 623
27.229.815
2.415.031
15.064.500
9.750.000
2.1. CN trong biên chế
10.639.815
1.575.315
12.064.500
6.000.000
2.2. CN thuê ngoài
7.590.000
840.000
3.000.000
3.750.000
3. TK 627
38.829.375
15.354.375
6.600.000
16.875.000
3.1. CN trong biên chế
38.829.375
15.354.375
6.600.000
16.875.000
3.2. CN thuê ngoài
-
-
-
-
Tổng cộng
585.212.559
98.779.059
72.927.000
413.506.500
Mẫu số 6 : Bảng phân bổ tiền lương
Căn cứ vào các chứng từ nêu trên, kế toán hạch toán các khoản phát sinh vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi tiết cho từng công trình. Riêng đối với công nhân thuê ngoài cuối tháng, kế toán hạch toán vào TK 335- Chi phí phải trả.
Đối với công nhân trong biên chế thì hạch toán vào TK 334.
Ví dụ: Với công trình 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín, kế toán hạch toán khoản phải trả công nhân trực tiếp tháng 9 như sau:
Nợ TK 622 : 81.009.369
Có TK 334 : 45.385.650
Có TK 335 : 35.623.719
Trong trường hợp khi chưa hoàn chứng từ hạch toán tiền lương thì kế toán tiến hành trích trước chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào phần khối lượng công trình hoàn thành, hoặc trích trước chi phí theo đầu thu. Ví dụ, với công trình Quảng Ninh- Thường Tín tháng 8/2006: Trích trước chi phi theo đầu thu
Nợ TK 622 : 117.000.000
Có TK 335 : 117.000.000
Với Nhân viên bán hàng tai cây xăng Văn Tự và Cầu Gĩe:
Tiền lương được tính toán căn cứ vào bảng chấm công theo hàng tháng, nói cách khác, ở đây áp dụng hình thức tính lương theo thời gian, cách hạch toán như sau: Ví dụ: T9/2006:
Nợ TK 641 : 15.723.119 VNĐ
Có TK 334- Cây xăng Cầu Gĩe : 6.420.358 VNĐ
Có TK 334- Cây xăng Văn Tự : 9.302.761 VNĐ
Đối với công nhân lái máy thi công:
Tiền lương của công nhân lái máy thi công được tính theo hình thức khoán sản phẩm và được hạch toán vào TK 6232- Chi phí nhân công lái máy thi công, chi tiết như sau: Tổng lương công nhân lái máy thi công trong T9/2006
Nợ TK 6232 : 19.562.419
Có TK 334 : 19.562.419
TK 6232 được tính toán chi tiết để phân bổ cho từng công trình, hạng mục đang thi công.
Công nhân điều khiển máy thi công ở đây có thể là công nhân thuê ngoài hoặc công nhân trong biên chế của xí nghiệp. Do đó cách tính lương cũng tương tự như nội dung đã nêu ở phần chi phí nhân công trực tiếp, lương công nhân điều khiển máy thi công được tính trên cơ sở đơn giá tiền lương khoán, khối lượng công việc thực hiện được và số ngày công thực tế. Tuy nhiên, nếu quá trình thi công chủ yếu là thủ công thì chi phí nhân công không được hạch toán vào TK 6231 mà phải hạch toán vào TK 622- chi phí nhân công trực tiếp. Ngoài ra, đơn giá tiền lương khoán của công nhân điều khiển máy thi công nằm trong dự toán chi phí máy thi công. Cũng giống như khi tính toán chi phí nhân công trực tiếp, hàng tháng căn cứ vào số ca máy hoạt động của từng công nhân, các đội lập bảng chấm công để theo dõi. Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính ra tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công và lập bảng tổng hợp chi phí nhân công điều khiển máy thi công trong tháng, chi tiết cho từng công trình. Đồng thời, kế toán lập bảng thanh toán và phân bổ lương, căn cứ vào các chứng từ đã có để nhập số liệu vào máy. Kế toán sẽ tự động kết chuyển vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và sổ cái TK 623.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622
Từ tháng 7/2006 đến tháng 9/2006
Số CT
Ngày CT
Diễn giải
Đối ứng
P/s Nợ
P/s Có
Số dư
PBTL01
31/07/2006
Phân bổ tiền lương tháng 7/2006
335
167.234.556
167.234.556
K/C
31/07/2006
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp T7/2006
154
167.234.556
0
T335
31/08/2006
Trích trước chi phí theo đầu thu T8
335
117.000.000
117.000.000
31/08/2006
Trích trước chi phí lương t8
335
165.464.864
282.464.864
K/C
31/08/2006
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 8/2006
154
282.464.864
0
PBTL05
30/09/2006
Phân bổ tiền lương tháng 9/2006
334
45.385.650
PBTL05
30/09/2006
Phân bổ tiền lương tháng 9/2006
335
35.623.719
K/C
30/09/2006
K ết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 9/2006
154
81.009.369
Cộng phát sinh
530.708.709
530.708.709
Ngày 30 tháng 9 năm 2006
Người lập biểu Kế toán trưởng
Mẫu số 13: Sổ chi tiết TK 622
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
Quý III Năm 2006
Số CT
Ngày CT
Diễn giải
Đối ứng
P/s Nợ
P/s Có
Số dư
PBTL01
31/07/2006
Phân bổ tiền lương tháng 7/2006
334
58.457.538
58.457.538
PBTL01
31/07/2006
Phân bổ tiền lương tháng 7/2006
335
194.554.753
253.012.291
K/C
31/07/2006
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp T7
154
253.012.291
0
PBTL04
31/08/2006
Phân bổ tiền lương tháng 8/2006
334
57.456.422
57.456.422
PBTL04
31/08/2006
Phân bổ tiền lương tháng 8/2006
335
92.434.561
149.890.983
K/C
31/07/2006
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp T8
154
149.890.983
0
PBTL07
31/08/2006
Phân bổ tiền lương tháng 9/2006
334
56.011.565
56.011.565
PBTL07
31/08/2006
Phân bổ tiền lương tháng 9/2006
335
463.141.719
519.153.369
K/C
31/07/2006
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp T9
Tổngcộng
154
922.056.643
519.153.369
922.056.643
0
Ngày 30 tháng 9 năm 2006
Người lập biểu Kế toán trưởng
Mẫu số 14: Sổ cái TK 622
1.2.4 Hạch toán các khoản trích theo lương :
Hiện nay, Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 đang tiến hành trích Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội và Kinh phí công đoàn theo qui định chung của Nhà Nước. Tổng chi phí các khoản trích theo lương được tính bằng 25% tổng quỹ lương. Trong đó Công ty tính vào chi phí tiền lương 19% và 6% còn lại do người lao động chi trả.
Một số chứng từ sử dụng:
Bảng thanh toán BHXH ( mẫu số 04- LĐTL)
Bảng thanh toán tiền thưởng. ( mẫu số 05- LĐTL)
Phương pháp hạch toán cụ thể như sau:
1.2.3.1 Bảo hiểm Y tế:
Bảo hiểm Y tế thực chất là khoản trợ cấp về Y tế cho người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm với mục đích tạo 1 mạng lưới Y tế để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Quỹ bảo hiểm Y tế được dùng để chi trả cho các khoản thuốc men, Chi phí khám chữa bệnh cho người lao động trong các trường hợp cần thiết.
Về phương pháp hạch toán, chi phí bảo hiểm Y tế được trích nộp bằng 3%, trong đó Công ty chi trả 2%, 1% còn lại do người lao động chi trả.
+ Đối với Công nhân viên dài hạn, tiền lương được tính theo thời gian thực tế làm việc. Hạch toán như sau:
Nợ TK 622 : 9.238.156
Nợ TK 334 : 4.619.023
Có TK 3384 : 13.857.179
+ Đối với công nhân thời vụ, lương được tính theo lương khoán sản phẩm thì bảo hiểm Y tế do công nhân tự chi trả và hạch toán vào tiền lương phải trả Công nhân viên.
Nợ TK 334
Có TK 3384
+ Đối với công nhân lái máy thi công: hạch toán vào chi phí máy thi công như sau:
Nợ TK 6232 543.216
Nợ TK 334 271.608
Có TK 3384 814.624
+ Đối với công nhân bán hàng tại cây xăng Cầu Giẽ và Văn Tự. khoản này được tính vào chi phí bán hàng.
Nợ TK 641
Nợ TK 334
Có TK 3384
+ Đối với nhân viên quản lý phân xưởng: Lương hạch toán vào chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 6272
Nợ TK 334
Có TK 3384
1.2.3.2 Bảo hiểm Xã Hội:
BHXH được trích 20% quỹ lương, trong đó Công ty chi trả 15%, 5% còn lại do nhân viên chi trả.
Tỷ lệ được hưởng BHXH theo qui định của nhà nước như sau:
Trường hợp ốm đau nghỉ được hưởng 75% lương cơ bản.
Trường hợp bị tai nạn, thai sản nghỉ được 100% lương cơ bản.
Cách tính BHXH cho công nhân viên:
Lương bình quân 1 ngày= Lương cơ bản/ 26 ngày
Số tiền lương BHXH= Lương b/q ngày* Tỷ lệ được hưởng BHXH
Về phương pháp hạch toán:
Cách hạch toán tương tự như BHYT ở trên, cung được áp dụng trong những trường hợp như đã nêu và thay thế TK 3384 bằng TK 3383.
Bên cạnh đó còn những trường hợp như sau:
+ Khi tiến hành trích trả BHXH cho người lao động, hạch toán như sau:
Nợ TK 3383
Có TK 334
+ Khi trích nộp cấp trên:
Nợ TK 3382 Kinh phí Công Đoàn phải nộp
Nợ TK 3383 BHXH phải nộp
Nợ TK 3384 BHYT phải nộp
Có TK 111, 112 Số tiền thực nộp
1.2.3.3 Kinh phí Công Đoàn:
Kinh phí Công đoàn được tính bằng 2% tổng quỹ lương và do Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 chi trả hoàn toàn.
Trong đó trích 1.5% để thành lập quỹ trợ cấp mất việc làm, hạch toán như sau:
Nợ TK 334
Có TK 431
Sau khi thanh toán các khoản giảm trừ, tiền lương công nhân thực nhận được hạch toán như sau:
Nợ TK 334 Tiền lương thực trả cho công nhân viên
Có TK 111 Tiền lương thực nhận.
Các khoản thanh toán ngoài lương sau khi quyết toán chi trả cho công nhân viên sẽ được tính toán để hạch toán vào các quỹ phù hợp nếu thừa hoặc bổ sung nếu thiếu.
Cây xăng Văn Tự
BẢNG THANH TOÁN TIỀN BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 09 năm 2006
TT
Họ và tên
Nghỉ ốm
Nghỉ con ốm
Nghỉ thai sản
Nghỉ tai nạn
Số tiền
Ký nhận
Số ngày
Số tiền
Số ngày
Số tiền
Số ngày
Số tiền
Số ngày
Số tiền
1
Ngô Văn Quang
5
61.500
61.500
2
Lê thị Hảo
2
24.600
24.600
3
Nguyễn Thị Lan
120
1.476.000
1.476.000
…
Cộng
5
61.500
2
24.600
120
1.476.000
1.476.000
Ngày 01 tháng 10 năm 2006
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Công ty xây dựng và
kinh doanh tổng hợp số 1
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 101
Ngày 31 tháng 09 năm 2006
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Nợ
Có
Lương Công nhân trực tiếp
622
334
120.581.300
120.581.300
Lương nhân viên bán hàng
641
334
18.968.000
18.968.000
Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
642
334
12.892.400
12.892.400
….
Kèm theo: ……….. chứng từ gốc.
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Công ty xây dựng và
kinh doanh tổng hợp số 1
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 102
Ngày 31 tháng 09 năm 2006
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Nợ
Có
Trích BHYT, BHXH, KPCĐ
622
338
34.625.800
31.625800
641
338
9.859.500
9.859.500
642
338
7.235.100
7.235.100
………….
Kèm theo: ……….. chứng từ gốc.
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
PHẦN 2: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP SỐ 1
2.1. Đánh giá công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1
Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 là một đơn vị kinh doanh thuộc loại hình xây lắp, chuyên nhận thầu xây dựng những công trình xây dựng thuộc nhóm C… Các công trình này có đặc thù là khối lượng công việc lớn, thời gian thi công kéo dài, do đó công tác hạch toán chi phí tiền l ương nhân công là tương đối phức tạp. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, Công ty đang bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, quy mô sản xuất được mở rộng về mọi mặt. Thực tế này càng đòi hỏi công tác hạch toán phải có những cải tiến hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kế toán nói riêng và quản lý nói chung. Vì vây, vấn đề đánh giá ưu, nhược điểm của bộ máy quản lý là rất quan trọng. Sau thời gian thực tập tại xí nghiệp, tôi có một số ý kiến như sau:
2.1.1. Những ưu điểm:
2.1.1.1. Về tổ chức quản lý:
Bộ máy quản lý của Công ty được bố trí một cách hợp lý, các phòng ban trong bộ máy được phân chia theo chức năng và có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng hoạt động trong một cơ chế chung, vì một mục tiêu chung là đưa Công ty phát triển đi lên.
Về cơ chế quản lý, Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1 áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, nghĩa là trong Công ty , giám đốc xí nghiệp là người có quyền hành cao nhất, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp thông qua các phòng. Qua đó, khả năng lãnh đạo của người giám đốc được đánh giá dựa trên những chỉ tiêu tài chính của Công ty . Giải pháp này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay vì nó góp phần nâng cao trách nhiệm của giám đốc với công tác điều hành.
2.1.1.2. Về tổ chức hoạt động kinh doanh:
Căn cứ vào những đặc điểm chung của các đơn vị thuộc loại hình xây lắp và đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã lựa chọn áp dụng hình thức giao khoán cho từng đội thi công dựa trên khối lượng công việc, năng lực và điều kiện thực tế của từng đội
2.1.1.3. Về tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán của Công ty được bố trí một cách hợp lý theo các phần hành kế toán, kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động liên quan tới kế toán. Việc phân chia trách nhiệm trong công tác kế toán giữa kế toán của xí nghiệp, kế toán của công ty và kế toán ở các tổ, đội cũng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán.
2.1.1.4. Về tổ chức công tác kế toán:
a) Về tổ chức chứng từ:
Công ty đã áp dụng theo đúng quy định của Bộ tài chính về mẫu biểu các loại sổ sách, chứng từ. Hàng tháng, kế toán Công ty tiến hành tập hợp các chứng từ do các đội chuyển lên, chi tiết theo từng công trình, từng đội thi công. Do đó tạo điều kiện tốt cho công tác xử lý và hạch toán số liệu. Lựa chọn này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của một đơn vị xây lắp.
b)Hệ thống tài khoản kế toán:
Hiện nay, Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống TK theo quy định được đưa ra trong chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006. Bên cạnh những TK theo quy định chung, Xí nghiệp còn mở thêm những TK chi tiết để theo dõi các khoản mục chi tiết cho từng đối tượng có liên quan. (TK 131,331 được mở chi tiết cho từng nhà cung cấp, TK 621,622,623…được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, từng tổ, đội…)
c) Về sổ sách kế toán
Hình thức chứng từ ghi sổ được áp dụng trong quá trình hạch toán đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc cho kế toán viên, đồng thời nâng cao độ chính xác cũng như hiệu quả của công tác hạch toán kế toán nói riêng và hoạt đông quản lý nói chung. Các mẫu sổ sách sử dụng nhìn chung là tuân thủ đúng những quy định của nhà nước.
2.1.1.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Căn cứ vào đặc điểm chung của nghành xây lắp, Công ty cũng áp dụng hình thức sử dụng nhân công thuê ngoài bên cạnh những lao động chính thức trong biên chế. Những lao động ngắn hạn thường là công nhân trong các tổ, đội xây lắp. Do Công ty đã và đang thi công nhiều công trình nằm trên nhiều địa bàn, do đó để giảm bớt những chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt của công nhân và tận dụng nguồn lao động thủ công sẵn có ở các đìa phương nơi có công trình đang thi công, Công ty sử dụng một số lượng khá lớn các lao động thời vụ, mang tính chất ngắn hạn. Cách làm này cũng tiết kiệm một khoản đáng kể về chi phí nhân công trực tiếp. Công tác lập bảng chấm công cũng góp phần nâng cao ý thức của người lao động, tạo điều kiện để việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được nhanh chóng và hợp lý hơn.
2.1.1.5 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Phương pháp hạch toán khoản mục chi phí này tại xí nghiệp cũng đã tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Do hiện nay, xí nghiệp chưa thành lập tổ cơ giới nên công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong tổng giá thành từng công trình, phần việc do từng đội thi công là không quá phức tạp.
2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại:
2.1.2.1. Về công tác kế toán:
- Về phương thức giao khoán: Bên cạnh những ưu điểm như đã nêu, phương thức khoán gon còn có một điểm hạn chế rât lớn đó là vấn đề tiêu cực trong quá trình thi công công trình. Các chủ công trình, sau khi nhận khoán có thể tìm cách để rút ruột công trình bằng nhiều cách, từ đó làm giảm chất lượng công trình, gây mất uy tín cho xí nghiệp, mặt khác làm tăng chi phí phát sinh, từ đó tăng giá thành công trình so với dự toán ban đầu, giảm hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp. Hoặc các đội có sáng tạo, tìm ra các giải pháp giảm chi phí nhưng không trình bày trên các báo cáo mà vẫn giưc nguyên gía thành như trong giá nhận thầu, từ đó hưởng chênh lệch.
- Về quá trình luân chuyển chứng từ: Như đã trình bày ở phần 1 của chuyên đề, cuối tháng các đội thi công có trách nhiệm hoàn chứng từ cho ban tài chính kế toán để tiến hành tập hợp chi phí và tính toán giá thành theo quy định. Trên thực tế, điều này khiến khối lượng công việc của kế toán vào cuối tháng nhiều lên, việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh cũng gặp nhiều khó khăn.
2.1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Theo quy định của xí nghiệp, đơn giá nhân công được quy định rõ trong bản hợp đồng giao khoán, do đó có sự khác nhau giữa tiền lương mà công nhân được hưởng trong mỗi công trình, mỗi đội xây dựng. Hơn nữa, số lượng công nhân của các đội lại khác nhau, lại bao gồm cả lao động dài hạn và lao động thời vụ nên khối lượng công việc của kế toán tiền lương là lớn và thường bị dồn về cuối tháng, khi các đội nộp chứng từ có liên quan như bảng chấm công…
Bên cạnh đó, việc hạch toán lương phải trả cho công nhân thuê ngoài vào TK 335 là chưa hợp lý. Tuy việc này không ảnh hưởng tới khoản mục chi phí NCTT nhưng sẽ khiến công tác kế toán phức tạp và không phù hợp với quy định chung.
2.1.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công hiện nay tại Công ty chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Thứ nhất là do đây cũng là một điểm có nhiều chỉnh sửa trong chế độ kế toán mới nhất của Bộ tài chính nên kế toán của Công ty mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng chưa thống nhất hoàn toàn. Mặt khác, có một số khoản chi phí lẽ ra phải hạch toán vào TK 623 thì xí nghiệp lại hạch toán vào những khoản mục chi phí khác. Tuy tổng giá thành vẫn không đổi nhưng nó làm giảm độ chính xác trong việc tính toán từng khoản mục chi phí.
2.1.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung:
Hiện nay, tại Công ty vẫn chưa có sự tách biệt trong việc phân chia chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định để phục vụ cho công tác kế toán quản trị. Đây cũng là một hạn chế hiện nay của bộ máy kế toan xí nghiệp. Trong bối cảnh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc không có một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả là một hạn chế rất lớn của Công ty .
Bên cạnh đó, Công ty vẫn giữ nguyên phương pháp trích BHYT, BHXH theo lương chính còn KPCĐ theo lương khoán như trước là không phù hợp. Ngoài ra, căn cứ để trích trước chi phí cũng không hợp lý đối với những công trình do Công ty quản lý chứ không tiến hành giao khoán như hầu hết các công trình khác.
1.2.2.5 Phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang:
Theo công thức đã nêu thì xí nghiệp tính giá trị sản phẩm dở dang theo giá dự toán của công trình mà không tiến hành các hoạt động kiểm kê, đánh giá giá trị, khối lượng công việc hoàn thành thực tế là thiếu chính xác.
2.1.2.6 Kế toán tính giá thành sản phẩm:
Công tác tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng và phụ thuộc nhiều vào các nội dung hạch toán đã nêu ở trên. Do đó, những hạn chế trên sẽ dẫn đến giá thành tính ra là thiếu chính xác. Vì vậy, hoàn thiện các hạn chế trên sẽ giúp kế toán tính toán giá thành sản phẩm xây lắp một cách hiệu quả hơn.
2.2. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1
2.2.1. Về công tác kế toán:
2.2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Để đáp ứng yêu cầu của công việc cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác hạch toán kế toán, Công ty nhất thiết phải bổ sung thêm những kế toán viên có năng lực và trình độ cao. Từ đó bố trí một nhân viên kế toán chuyên phụ trách phần tập hợp chi phí và tính giá thành. Mặt khác, Công ty cần xây dựng một hệ thống kế toán quản trị thực sự phù hợp chứ không phải chỉ là mang tính chất nhỏ và tam thời như hiện nay. Đây là một yêu cầu rất cấp thiết trong bối cảnh nghành xây dựng luôn có nhiều biến động, một hệ thống kế toán quản trị hoạt động có hiệu quả sẽ tạo ra một định hướng tốt và làm tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào các báo cáo tài chính của Công ty .
2.2.1.2. Về phương thức giao khoán:
Xí nghiệp cần xây dựng những quy chế giao khoán hợp lý hơn và phải thường xuyên liên tục giám sát chặt chẽ quá trình thi công công trình của các đội thi công, từ đó giảm thiểu tình trạng thất thoát, rút ruột công trình. Đồng thời có những chế độ khen thưởng kịp thời cho những đối tượng có sự sáng tạo, có giải pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để khuyến khích họ tích cực làm việc và làm việc có hiệu quả, năng suất cao.
2.2.1.3. Về công tác luân chuyển chứng từ
Công ty cần quy định rõ hơn về thời điểm bàn giao chứng từ giữa đội và phòng kế toán, cũng có thể đưa ra lịch bàn giao chững từ thường xuyên hơn để kế toán có thể thường xuyên nắm bắt tình hình thi công công trình để hạch toán kịp thời và có kiến nghị hợp lý với giám đốc xí nghiệp, tránh tình trạng công việc bị dồn lại vào thời điểm cuối tháng.
của xí nghiệp.
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp :
a. Đối với công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán tại Công ty cần phải hạch toán một cách thống nhất theo quy định được nêu trong chế độ kế toán. Các khoản chi phí trích trước cần phải được xem xét một cách hợp lý để hạch toán vào TK 622, tránh làm cho chi phí NCTT bị đội lên so với thực tế.
Việc hạch toán lương của công nhân thuê ngoài vào TK335 cần phải xem xét lại, ở đây Công ty có thể mở chi tiết TK 334 thành 2 TK cấp 2 để hạch toan tiền lương phải trả. Các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ phải được tính toán thống nhất và hạch toán theo đúng chế độ kế toán được quy định trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.
b. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Việc hạch toán chi phí máy thi công của Công ty hiện nay còn nhiều vấn đề chưa phù hợp, có những khoản chi phí theo quy định là phải hạch toán vào TK 623 thì lại được hạch toán vào TK 627. Công ty cần cập nhật vào phần mềm kế toán và có sụ điều chỉnh trong khâu hạch toán. Bên cạnh đó, việc tính khấu hao máy thi công cho từng công trình để hạch toán vào TK 6234 cũng chưa hợp lý.
c. Kế toán chi phí sản xuất chung
Kế toán của Công ty cần xem xét và hạch toán các nghiệp vụ kế toán có liên quan theo đúng chế độ kế toán. Các khoản chi phí sửa chữa trích trước và chi phí lãi vay nên hạch toán vào TK 6278- chi tiết cho từng công trình. Ngoài ra, Công ty cần có cách tính toán chi phí trích trước cho những công trình mà xí nghiệp quản lý trên một căn cứ thống nhất và hợp lý, cũng giống như với các công trình mà Công ty đã tiến hành giao khoán cho các đội thì tỷ lệ trích trước được tính toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá khoán quy định trong hợp đồng giao khoán. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần phân biệt chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi để có kế hoạch hạ chi phí, giảm giá thành một cách hợp lý.
2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ
Để tính toán giá trị sản phẩm dở dang cuối kì, phòng kế toán cần có sự phối hợp một cách đồng bộ với phòng kỹ thuật để tiến hành kiểm kê, đành giá khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành và tính giá trị sản phẩm dở dang theo công thức sau:
Chi phí
dở dang
cuối kỳ
=
CPSX dở dang đầu kỳ
+
CPSX phát sinh trong kỳ
x
Giá trị dự
toán khối lượng
xây lắp dở dang
cuối kỳ
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành
+
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
2.2.4. Tính giá thành sản phẩm:
Công tác tính giá thành của xí nghiệp cần được tiến hành một cách có kế hoạch về mặt thời gian để chủ động trong việc yêu cầu chủ đầu tư thanh toán theo tiến độ công trình. Ngoài ra, Công ty cần lập thẻ tính giá thành một cách chi tiết theo mẫu do bộ tài chính quy định để theo dõi từng công trình, hạng mục công trình để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán doanh thu, chi phí cũng như theo dõi quá trình thanh, quyết toán với bên A.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với những hoạt động của công tác hạch toán kế toán trên thực tế, từ đó kiểm nghiệm và gắn kết những kiến thức lý thuyết đã học trong nhà trường với kinh nghiệm thực tế. Đồng thời thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đối với công tác kế toán nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nói chung. Bằng hiểu biết của cá nhân, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo của các anh, chị trong phòng kế toán Công ty xây lắp và kinh doanh tổng hợp số 1, tôi đã mạnh dạn trình bày những vấn đề tiếp thu được trong gần 4 tháng thực tập trong báo cáo nghiệp vụ với đề tài:" Hoàn thiện chế độ kế toán tiền lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1". Tuy nhiên, do chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu thực tế và kiến thức chuyên nghành còn có những hạn chế nhất định nên nội dung báo cáo nghiệp vụ không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến nhận xét, xây dựng của các quý thầy cô và các bạn để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong phòng kế toán Công ty xây lắp và kinh doanh tổng hợp số 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt báo cáo nghiệp vụ của mình!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp- Viện Đại Học Mở Hà Nội.
2. Luận văn tốt nghiệp các khoá.
3. Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1999.
4. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC – Nhà xất bản tài chính.
5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện chế độ kế toán tiền lương tại Công ty xây dựng và kinh doanh tổng hợp số 1.DOC