Đề tài Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010

LỜI NÓI ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thị trường viễn thông thế giới ngày càng mở rộng với tốc độ thay đổi rất lớn, trở thành một lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới và là một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Viễn thông Việt Nam đã hội nhập quốc tế về công nghệ, dịch vụ và mô hình kinh doanh từ khá sớm. Về thị trường, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 2001 cho phép Mỹ tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam nhưng thực tế chủ yếu vẫn chỉ có cạnh tranh trong nước. Tuy nhiên thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006, thị trường viễn thông Việt Nam đã là một thị trường có tính cạnh tranh cao trong hầu hết các loại hình dịch vụ. Đến nay Việt Nam đã có 8 nhà khai thác có hạ tầng mạng (VNPT, SPT, Viettel, EVN Telecom, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC và FPT Telecom) cung cấp mọi loại dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, ngoài ra có hàng trăm doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông không có cơ sở hạ tầng mạng làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt. Trong môi trường đó, thực tế nhiều doanh nghiệp viễn thông rất thành công do có những định hướng chiến lược đúng đắn và cũng nhiều doanh nghiệp thất bại đi đến đổ vỡ vì không có chiến lược hoặc có những không phù hợp, thiếu linh hoạt với môi trường biến động liên tục và phức tạp hiện nay. Điều này cho thấy các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới và ở Việt Nam muốn tồn tại, phát triển thì một yếu tố có tính quyết định là phải hoạch định, tổ chức thực thi và phát triển chiến lược phù hợp với những biến động của môi trường dựa trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các cơ hội kinh doanh tiềm năng, nhận dạng các thách thức đồng thời tối đa hoá các lợi thế, nâng cao được năng lực cạnh tranh theo định hướng tăng cường: Tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp ; Tiềm năng về khoa học công nghệ của doanh nghiệp; Tiềm năng về con người và mô hình quản lý của doanh nghiệp. Nhận thức ý nghĩa quyết định phải chuyển đổi cơ cấu bộ máy, cơ cấu kinh doanh, từ kinh doanh chủ yếu thiết bị truyền thống trong lĩnh vực phát thanh truyền hình sang kinh doanh và khai thác đa dịch vụ truyền thông theo hướng hội tụ công nghệ phát thanh truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin; trong đó chú trọng tạo ra những dòng sản phẩm dịch vụ viễn thông mới theo hướng hội tụ công nghệ, có hàm lượng chất xám và lợi nhuận cao, tạo lợi thế cạnh tranh áp đảo đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) đã hoạch định và thực thi “Chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010”. Tuy nhiên nhiều vấn đề mới nảy sinh từ nội dung bản chiến lược và thực tế thực thi chiến lược cũng như những phát sinh từ sự thay đổi môi trường hiện nay đòi hỏi phải có sự đánh giá, điều chỉnh thích hợp đảm bảo cho sự thành công của chiến lược. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010” 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về dịch vụ viễn thông và những lý luận cơ bản về chiến lược của doanh nghiệp viễn thông. - Giới thiệu và vận dụng một số mô hình kinh tế để phân tích, đánh giá những cơ sở hoạch định, nội dung, kết quả và ảnh hưởng của chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện trong môi trường kinh doanh biến động hiện nay. - Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty, góp phần đảm bảo cho sự thành công của chiến lược. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện trong giai đoạn 2006-2010 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, dự báo. - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp. - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin 5. Kết cấu của Luận văn Chương 1: Những lý luận cơ bản về chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông. Chương 2: Phân tích chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện trong giai đoạn 2006-2010 Chương 3: Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện đến năm 2010. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của Luận văn 2 CHƯƠNG 1:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ viễn thông 3 1.1.2. Các loại hình dịch vụ viễn thông 3 1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ viễn thông 4 1.1.4. Kinh doanh dịch vụ viễn thông 5 1.2. CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 1.2.1. Tổng quan về chiến lược của doanh nghiệp viễn thông 6 1.2.2. Nội dung cơ bản của chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10 1.2.2.1. Tầm nhìn chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10 1.2.2.2. Mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10 1.2.2.3. Các phương thức chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 11 1.3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 23 1.3.1 Tính tất yếu phải hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 23 1.3.2. Quy trình hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 23 1.3.2.1. Nghiên cứu và dự báo môi trường 23 1.3.2.2. Đánh giá chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 33 1.3.2.3. Điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 34 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2010 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN 37 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 38 2.1.3. Tổ chức bộ máy 39 2.2. NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG 40 2.2.1.Nghiên cứu và dự báo môi trường vĩ mô 40 2.2.2. Nghiên cứu và dự báo môi trường ngành 57 2.2.3. Đánh giá môi trường nội bộ 67 2.2.4. Ma trận tổng hợp SWOT của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 74 2.3 ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 81 2.3.1. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược phát triển của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 81 2.3.2. Chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 2006 - 2010 82 2.3.3. Đánh giá chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 2006-2010 85 2.4. ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐẾN NĂM 2010 93 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐẾN NĂM 2010 3.1. Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường 95 3.2. Khẳng định tầm nhìn chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 98 3.3. Điều chỉnh mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010 98 3.4. Các giải pháp chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010 100 3.5. Các giải pháp chiến lược chức năng để triển khai chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông thành công 103 3.6. Một số điều kiện triển khai chiến lược thành công 109 3.6.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 109 3.6.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 110 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

docx126 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2807 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục đích khai thác lợi thế của người đi đầu, tiến tới tối ưu hóa những thay đổi của ngành. Tận dụng những nguồn lực có hạn của mình bằng cách thu hẹp trọng tâm khai thác một số dịch vụ viễn thông mới. Đây là kết quả của việc chuyển từ chiến lược tập trung hoá kinh doanh thiết bị phát thanh truyền hình trong ngành truyền hình Việt Nam sang giai đoạn chiến lược tập trung cung cấp đa dạng hoá dịch vụ viễn thông theo hướng hội tụ công nghệ phát thanh truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, không chỉ xuất phát từ những nỗ lực của Tổng công ty để bảo vệ những nguồn thu nhập hiện tại mà còn nhằm tìm ra những nguồn thu nhập mới, đó chính là sự cam kết cho sự đổi mới không ngừng của Tổng công ty. Đã nhiều lần trong lịch sử của mình, Tổng công ty đã chớp lấy thời cơ để tiến vào những thị trường kinh doanh mới mẻ, đầy náo nhiệt và đồng thời cũng phải chấp nhận rủi ro khi luôn là một người đi tiên phong nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển như trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt nam nghiên cứu ứng dụng và triển khai thành công cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T trên mạng viễn thông và truyền hình qua giao thức Internet trực tuyến theo công nghệ MPEG4, đi đầu trong triển khai thương mại hoá dịch vụ truyền hình di động trên mạng điện thoại di động theo chuẩn DVB-H, là một trong 4 doanh nghiệp viễn thông của Việt nam được phép thử nghiệm và bước đầu thành công trong triển khai cung cấp dịch vụ băng rộng không dây Wimax kết hợp công nghệ Wifi... Nên trong giai đoạn 2006 -2010 có thể thấy Tổng công ty thực hiện chiến lược cạnh tranh trên cơ sở tiên phong trong công nghệ mới và tiên tiến tạo ra sự khác biệt hoá các đặc tính sản phẩm, dịch vụ viễn thông mới, độc đáo và hấp dẫn nhằm tạo lợi thế cạnh tranh xâm nhập thị trường. Tuy nhiên việc phân tích, đánh giá cũng cho thấy cần phải thực hiện một số điều chỉnh cần thiết những điều chưa hợp lý và bổ sung thêm các giải pháp, công cụ nhằm hoàn thiện chiến lược đảm bảo thực thi chiến lược thành công. Trong đó cần thực hiện điều chỉnh, bổ sung từ định hướng phát triển của chiến lược, hệ thống các mục tiêu chiến lược, mục tiêu tài chính; và hệ thống hoá các giải pháp, công cụ thực hiện chiến lược theo các chiến lược chức năng, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm hướng tới đạt các mục tiêu của chiến lược đã được xác định. Các nội dung điều chỉnh và hoàn thiện được trình bày cụ thể tại chương III: Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện đến năm 2010. CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐẾN NĂM 2010 3.1. Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường 3.1.1. Các cơ hội với Tổng công ty (O) - Việt nam đã triển khai ký kết và thực hiện tốt các cam kết, hiệp định đa phương, song phương với các nước các tổ chức khu vực và quốc tế đã thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng chất xám cao. - Thông qua hội nhập kinh tế có thể tranh thủ được nguồn lực bên ngoài vừa triệt để phát huy nội lực, thu hút vốn, kỹ năng quản lý kinh doanh mới từ các nước phát triển trên thế giới thông qua hợp tác liên doanh, liên kết và cổ phần hoá. - Sự xuất hiện những xu hướng dịch vụ viễn thông mới như xu hướng hội tụ cố định và di động; kết hợp giữa nội dung và di động; sự hội tụ, tích hợp công nghệ viễn thông, công nghệ phát thanh truyền hình và công nghệ thông tin đã tạo cơ hội kinh doanh mới cho những doanh nghiệp viễn thông tạo năng lực cạnh tranh mới, phát triển đa dạng hoá dịch vụ viễn thông; đặc biệt với tốc độ tăng trưởng bùng nổ của số thuê bao điện thoại di động trở thành cơ hội khai thác dịch vụ giá trị gia tăng - Nền kinh tế Việt nam có tốc độ tăng trưởng GDP khá nhanh và tương đối bền vững, dự kiến quỹ tiêu dùng trong 5 năm tới tăng 13 - 13,5%/năm. Lạm phát được khống chế hiệu quả dưới mức tăng trưởng GDP. - Sự gia tăng khả năng chi tiêu của người dân ngày càng cao. Xu hướng tiêu dùng chuyển dần sang dịch vụ giá trị cao, dịch vụ công nghệ có hàm lượng chất xám cáo với nhiều tình năng độc đáo, mới lạ và tập trung vào giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới. - Môi trường chính trị ổn định, tiến trình cải cách thể chế có nhiều tiến bộ: Các luật mới ban hành và có hiệu lực thi hành. Môi trường pháp lý chuyên ngành về viễn thông và Internet đã tương đối hoàn chỉnh với Pháp lệnh Bưu chính viễn thông và các nghị định hướng dẫn. - Định hướng phát triển của Đảng và Chính phủ đều ưu tiên phát triển dịch vụ viễn thông nhanh, đa dạng hoá, có hiệu quả. Viễn thông phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. - Ngành viễn thông và công nghệ thông tin đang tận hưởng thời kỳ bùng nổ và tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao từ 25 - 30%. 3.1.2. Các thách thức đối với Tổng công ty (T) - Sự tham gia các hiệp ước quốc tế và liên minh kinh tế buộc doanh nghiệp phải tuân theo luật chơi chung và chịu sức ép cạnh tranh rất lớn do sự tham gia đầy đủ hơn của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức liên doanh góp vốn hoặc đầu tư 100% vốn. - Cuộc đua phát triển các ứng dụng mới nhất, hấp dẫn nhất: nội dung và các ứng dụng mới tạo nên sự khác biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ, xu hướng tích hợp đa dịch vụ viễn thông như dịch vụ thoại, internet băng rộng, truyền hình trên cùng một phương tiện đang là mối đe doạ cho dịch vụ viễn thông truyền thống. - Xu hướng cải cách sở hữu trong lĩnh vực viễn thông trên thế giới theo hướng tư nhân hoá, áp lực cạnh tranh phạm vi toàn cầu. Yêu cầu phải thay đổi nhận thức mô hình tổ chức quản lý và tập thể lãnh đạo theo phong cách mới, phải sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đầu tư vốn lớn vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. - Vòng đời sản phẩm dịch vụ rút ngắn nên phải tập trung nhiều hơn nhận biết cơ hội mới và nhanh chóng khai thác chúng đúng lúc, khó dự đoán chu kỳ tiêu thụ của sản phẩm dịch vụ; mức dịch vụ khuyến mãi và hậu mãi cao, giảm giá nhanh. - Chính phủ khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Rào cản xâm nhập thị trường đã bị xoá bỏ gần như hàng ngày bởi những nhà cung cấp nội dung sáng tạo ứng dụng mới nhất cung cấp cho thị trường, các doanh nghiệp dễ dàng xâm nhập thị trường mới với khoa học công nghệ mới. - Xu hướng hợp nhất, tăng cường vai trò của thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp, cùng cạnh tranh trong môi trường công nghệ luôn thay đổi theo hướng số hoá và toàn cầu hoá viễn thông tạo áp lực cho những doanh nghiệp chậm đổi mới. 3.1.3. Những điểm mạnh của Tổng công ty (S) - Có thương hiệu và uy tín lớn, rộng khắp trong lĩnh vực đa truyền thông. - Có hệ thông phân phối sản phẩm dịch vụ viễn thông, thanh toán điện tử dịch vụ viễn thông thuận tiện đa dạng. - Có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình làm việc, đoàn kết. Đội ngũ nguồn nhân lực, đặc biệt cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, nghiên cứu ứng dụng có trình độ cao, đào tạo cơ bản, có ý chí tiến công và luôn đổi mới phát huy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và xây dựng tổng công ty. Quy mô tổ chức gọn, có thể thay đổi linh hoạt. - Có thể tận dụng khả năng tích hợp đa công nghệ để cung cấp đa dịch vụ với các loại hình dịch vụ viễn thông mới, có tính khác biệt hoá cao trên nền tảng trang thiết bị, công nghệ hiệu đại, tiên tiến ngang tầm khu vực và thế giới tạo lợi thế cạnh tranh 3.1.4. Những điểm yếu của Tổng công ty (W) - So với các đối thủ cạnh tranh lớn thì Tổng công ty là đơn vị mới trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, cơ sở hạ tầng, kết nối đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện. - Tình hình nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư đang có sự mất cân đối lớn. - Cơ cấu bộ máy, quản lý kinh doanh đang trong giai đoạn chuyển đổi, hoàn thiện nên lề lối làm việc thiếu khoa học chuyên nghiệp, một số trùng lắp nhiệm vụ, chức năng giữa các bộ phận tham mưu làm kéo dài thời gian. - Tư duy tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế chưa được đánh giá cao. - Công tác đầu tư cho xúc tiến phát triển thị trường tiều dùng mới còn hạn chế, không có chính sách marketing đồng bộ, thiếu nguồn nhân lực đủ trình độ trong hoạt động marketing, PR. 3.2. Khẳng định tầm nhìn chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông - Tập trung phát triển nhanh các loại hình dịch vụ viễn thông mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại, trong đó tập trung chú trọng giải pháp tích hợp công nghệ theo hướng hội tụ dịch vụ viễn thông cố định với dịch vụ viễn thông di động, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm, từng bước hướng ra thị trường khu vực và quốc tế. - Chú trọng phát triển mạnh các dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ băng thông rộng không dây, dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở hạ tầng mạng được thiết lập. - Phát triển đồng thời dịch vụ truyền hình quảng bá, dịch vụ truyền hình có quản lý thuê bao và dịch vụ quảng cáo trên truyền hình trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông công nghệ số hoá kết hợp với công nghệ analog. - Thực hiện các dịch vụ viễn thông công ích phục vụ thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 3.3. Điều chỉnh mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010 a. Cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông mới theo hướng khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng viễn thông được xây dựng, phát triển với công nghệ hiện đại và tiên tiến, có độ phủ sóng rộng khắp với dung lượng lớn, chất lượng cao, trước hết tập trung khai thác hiệu quả thị trường tại các thành phố lớn, khu vực có thu nhập cao, ổn định làm nền tảng nhanh chóng mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác trong đó: + Chú trọng các ứng dụng truy cập băng rộng không dây Wimax để cung cấp đa dịch vụ, đặc biệt ứng dụng các dịch vụ trực tuyến trên nền Internet như thoại VoIP, truyền hình theo công nghệ IPTV, truyền hình độ phân dải cao (HDTV). + Phát triển dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H (Mobile-TV) trên điện thoại di động, phát triển các dịch vụ mua bán từ xa trên mạng Internet theo hướng triển khai dịch vụ thương mại điện tử, chú trọng phát triển thị trường tại các thành phố lớn như Hà nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải phòng... + Phát triển dịch vụ Game trực tuyến, hướng tới trở thành nhà phát hành dịch vụ Game trực tuyến hàng đầu của Việt Nam, xây dựng và phát hệ thống thanh toán bằng đồng Vcoin với các phương thức thanh toán đa dạng, có khả năng thanh toán trong nước, khu vực và thế giới. + Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và Internet, trong đó chú trọng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động như dịch vụ nhắn tin SMS, dịch vụ quảng cáo... + Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động qua điện thoại (Call - centre, contact - centre), hình thành một hệ thống dịch vụ tiếp thị và chăm sóc khách hàng hợp nhất, hướng đối tượng trên mạng viễn thông và Internet. + Phát triển các dịch vụ truyền dẫn phát sóng, dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T vừa đảm bảo nhiệm vụ công ích, vừa sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho các đơn vị phát thanh truyền hình trên toàn quốc. Tác dụng của việc điều chỉnh mục tiêu về thị trường tiêu dùng trọng điểm trên là xuất phát từ đặc điểm quy mô kinh tế trong ngành công nghiệp viễn thông: Đối với quy mô của công ty là một vấn đề rất quan trọng trong những ngành công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông vì những ngành này phát triển nhanh chóng trong mọi hoạt động và hay thay đổi. Các tập đoàn hay tổng công ty lớn sẽ thống trị trong nhiều lĩnh vực. Với vòng đời sản phẩm ngắn và chi phí nghiên cứu, phát triển cao, tính chất kinh tế quy mô có vai trò rất quan trọng. Chỉ những đối thủ lớn, tiềm lực tài chính mạnh mới có thể đáp ứng được yêu cầu đầu tư cao với khối lượng ngày càng tăng, còn đối với các công ty có quy mô vừa, nhỏ hay mới thâm nhập thị trường kinh doanh mới không có những lợi thế đó. Do đó Tổng công ty VTC phải dựa vào chiến lược tập trung ở một số thị trường ngách như các thành phố lớn trong nước và các nước tập trung các kiều bào nước ngoài buôn bán, kinh doanh với trong nước, chí ít là vào thời điểm bắt đầu để điều chỉnh chiến lược của mình thích ứng với phân đoạn hẹp đó. Điều đó tạo sự khác biệt với các đối thủ chính của mình, giúp Tổng công ty có thể khai thác lợi thế quy mô vừa, tạo sự linh hoạt hơn, phản ứng nhanh chóng hơn những đối thủ lớn hơn mình. Khi chiến lược đã được điều chỉnh để thích nghi với một thị trường hẹp, mục tiêu của Tổng công ty sẽ lại cần mở rộng lớn hơn, sử dụng thị trường phân đoạn này như một đòn bẩy để tiếp cận được với các phân đoạn thị trường khác. b. Cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet với chất lượng tốt, giá cước hợp lý theo hướng phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ viễn thông. c. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông trong tổng doanh thu chung của Tổng công ty ngày càng tăng, ít nhất đóng góp 80% trong tổng doanh thu. Tốc độ tăng trưởng tối thiểu đạt 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của nền kinh tế; đến năm 2010, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt khoảng 1.800 tỷ đồng. Các chỉ tiêu tài chính của chiến lược giai đoạn 2006 -2010: Căn cứ vào kết quả thực tế hoạch định, triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh trong năm 2006 - 2007 và mục tiêu tài chính của chiến lược ngành kinh doanh để xác định các chỉ tiêu tài chính của chiến lược cho những năm tiếp theo như sau: Biểu đồ 3.1 - Biểu đồ xu thế các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng doanh thu 1.080.000 1.300.000 1.700.000 2.000.000 Trong đó: 1.1 Doanh thu kinh doanh thiết bị 216.000 200.000 200.000 200.000 1.2 Doanh thu dịch vụ viễn thông 864.000 1.100.000 1.500.000 1.800.000 - Dịch vụ giá tị gia tăng trên Mobile 173.091 220.370 300.505 360.606 - Dịch vụ Game online, dịch vụ giá trị gia tăng cộng đồng 367.354 467.696 637.767 765.321 - Dịch vụ truyền hình di động và truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động 25.000 31.829 43.403 52.083 - Dịch vụ thoại qua giao thức IP 238.555 303.716 414.158 496.990 - Các dịch vụ viễn thông khác như dịch vụ Wimax kết hợp Wifi... 60.000 76.389 104.167 125.000 2 Lợi nhuận sau thuế 25.000 50.000 100.000 150.000 3 Nộp Ngân sách NN 72.324 104.000 136.000 133.932 BIỂU ĐỒ XU THẾ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TỪ 2006 - 2010 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng doanh thu Doanh thu dịch vụ viễn thông Lợi tức kinh doanh Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu để đạt được mục tiêu đề ra của Tổng công ty đến năm 2010 là: 43% cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành (25% - 30%) và tỷ suất lợi nhuận có sự tăng trưởng nhanh qua các năm. Các chỉ tiêu tài chính trên, Tổng công ty VTC có thể hoàn thành được nếu các giải pháp, công cụ thực thi chiến lược tập trung khai thác các loại hình dịch vụ viễn thông mới có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng vào các thị trường trọng điểm, khu vực có thu nhập cao, kết hợp các chiến lược marketing, nguồn nhân lực... phù hợp với xu hướng thay đổi nhanh của thị trường công nghệ cao. 3.4. Các giải pháp chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến 2010 Qua mô hình phân tích SWOT để thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010, Ban lãnh đạo Tổng công ty quyết định chiến lược sau: 3.4.1. Chiến lược cạnh tranh Tạo năng lực cạnh tranh mới nhờ tiên phong triển khai các loại hình dịch vụ viễn thông mới nổi theo xu hướng hội tụ dịch vụ cố định và di động; kết hợp giữa nội dụng và di động, phát triển đa dạng hoá dịch vụ viễn thông có tinh khác biệt hoá cao dựa trên sự hội tụ, tích hợp công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt quan tâm đến khai thác dịch vụ viễn thông mới trên mạng điện thoại di động, các ứng dụng trên mạng băng rộng không dây Wimax, Internet di động và cố định...Hoàn thiện hệ thống phân phối và thanh toán dịch vụ viễn thông thuận tiện trên phạm vi cả nước, trước mắt tập trung vào thị trường các thành phố lớn, tầng lớp người tiêu dùng trung niên và giới trẻ có thu nhập cao và ổn định, làm nền tảng mở rộng nhanh chóng ra các thị trường tiềm năng khác. Nhanh chóng hoàn thiện tổ chức bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt theo tư duy quản lý kinh doanh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đuổi chiến lược khác biệt hoá rộng rãi của doanh nghiệp tiên phong trong thị trường mới nổi để đảm bảo sự tăng trưởng nhanh 3.4.2. Chiến lược hợp tác Tận dụng thương hiệu mạnh, uy tín trong lĩnh vực đa truyền thông, tăng cường hợp tác liên doanh liên kết với đối tác chiến lược trong nước và nước ngoài thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực triển khai phát hành Game online để giảm đầu tư trực tiếp vốn lớn vào cơ sở hạ tầng mạng, máy móc thiết bị, đồng thời nắm bắt cơ hội thu hút nguồn vốn bên ngoài có thể thông qua liên doanh liên kết góp vốn, cổ phần hoá các đơn vị thành viên, thị trường chứng khoán để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển. Theo đuổi chiến lược hợp tác thông qua hội nhập ngược chiều. 3.5. Các chiến lược chức năng để triển khai chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông thành công a. Chiến lược đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh - Đẩy nhanh quá trình hoàn thiện Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Nhanh chóng sắp xếp lại và thành lập mới các đơn vị thành viên theo kế hoạch đã được phê duyệt trên cơ sở phân định rõ loại hình doanh nghiệp; phân định rõ nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ kinh doanh. - Phát triển các hình thức đa sở hữu khác nhau, thành lập các đơn vị kinh doanh chiến lược (Strategy Business Unit – SBU) theo hướng phù hợp với từng sản phẩm dịch vụ viễn thông cụ thể, thực hiện hạch toán độc lập nhằm phát huy cao độ tính năng động, tự chủ để tạo thế và lực cho Tổng công ty hội nhập quốc tế, cạnh tranh thắng lợi trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông. - Ổn định, sắp xếp lại hợp lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ CBCNV để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Giải pháp đổi mới nâng cao năng lực tổ chức, quản lý kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên: - Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các đơn vị thành viên theo kế hoạch đã được phê duyệt, giai đoạn đầu tập trung vào các lĩnh vực cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động, dịch vụ truy cập băng rộng không dây Wimax, dịch vụ thoại VoIP cố định và di động, dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H, dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T trên mạng viễn thông cố định và di động. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên cổ phần hoá niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. - Thực hiện phân định rõ việc thực hiện nhiệm vụ công ích và hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. - Xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp, làm phương châm điều chỉnh mọi thành viên trong Tổng công ty, là nguồn lực quan trọng để phát triển doanh nghiệp bền vững. b. Chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực - Thực hiện chính sách tuyển dụng, đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài. Xây dựng chính sách đào tạo và tái đạo đội ngũ hiện có theo hướng thích hợp với mục tiêu phát triển của Tổng công ty thông qua hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế theo các loại hình đào đạo, bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng yêu cầu hội nhập cạnh tranh quốc tế, đặc biệt chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực công nghệ cao, quản lý kinh doanh giỏi. c. Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với xu hướng hội tụ, tích hợp đa dịch vụ viễn thông - Xây dựng và phát triển cơ sở mạng lưới viễn thông trên cơ sở hội tụ công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông quảng bá, ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng: cáp quang, vô tuyến băng rộng, kết hợp hạ tầng viễn thông cố định và di động làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển đa dịch vụ viễn thông, trong đó tập trung: + Mở rộng, nâng cấp mạng truyền hình số mặt đất theo hướng tích hợp tính năng phát sóng truyền hình di động cho thiết bị cầm tay theo chuẩn DVB-H, đồng thời đáp ứng được nhu cầu cung cấp các dịch vụ hiện đại như: truyền hình độ phân giải cao (HDTV), truyền hình tương tác và các dịch vụ giá trị gia tăng trên truyền hình như dịch vụ truyền số liệu, thông tin trợ giúp điện tử... + Thiết lập mạng Internet băng rộng trên cơ sở sử dụng các công nghệ mới. Đặc biệt chú trọng khai thác tính năng kỹ thuật của công nghệ truy cập băng rộng không dây Wimax. Từ thử nghiệm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ mở rộng phủ sóng tạo nên mạng vô tuyến băng rộng không dây trên toàn quốc. + Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển công nghệ nội dung, bao gồm cả nội dung cho truyền hình độ phân giải tiêu chuẩn, truyền hình độ phân giải cao, truyền hình Internet, truyền hình di động...phục vụ nhu cầu phát triển của VTC và tiến đến đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi với các đơn vị khác. + Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số các chương trình Video - Audio phục vụ phát triển công nghiệp nội dung và xây dựng trung tâm điều hành kỹ thuật dịch vụ đa phương tiện nhằm kiểm soát, điều hành toàn bộ dịch vụ của VTC. + Mở rộng và nâng cao chất lượng truyền hình Internet, vừa phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại, vừa tiến tới tạo nguồn thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Triển khai các Server phân tán ở một số khu vực trên thế giới để đảm bảo chất lượng truyền hình Internet khi truy cập ở nước ngoài. + Phát triển mạng truyền dẫn truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T để tiến đến phủ sóng trên phạm vi toàn quốc. Tiến tới hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng chuyên nghiệp cho ngành truyền hình Việt Nam, vừa đảm bảo nhiệm vụ công ích, vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh. - Phát triển công nghiệp sản xuất: + Phát triển công nghiệp sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm hỗ trợ phát triển đa dịch vụ viễn thông. + Phát triển sản xuất các thiết bị đầu cuối thông minh tích hợp đa dịch vụ như truy cập Internet băng rộng, IPTV, thoại IP, dịch vụ truyền hình di động... + Sản xuất, lắp ráp các thiết bị thu truyền hình kỹ thuật số, truyền hình độ phân giải cao, các thiết bị chuyên ngành truyền dẫn phát sóng, phát thanh truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin. - Phát triển công nghiệp nội dung: + Phát triển các kênh truyền hình tiếng Việt trên cơ sở tự sản xuất, hợp tác, liên kết... để cung cấp nội dung phong phú, hấp dẫn cho các loại hình dịch vụ viễn thông của Tổng công ty cung cấp như dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T, IPTV, Truyền hình cáp số... + Phát triển các chương trình nghe nhìn, các nội dung thông tin phù hợp cho dịch vụ truyền hình di động cho điện thoại di động và các thiết bị cầm tay. + Phát triển dịch vụ mua bán, trao đổi nội dung với các đối tác trong và ngoài nước và đầu tư phát triển các phần mềm ứng dụng CNTT, các nội dung số như chương trình Game trực tuyến của Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước, tiến tới trao đổi và xuất khẩu ra nước ngoài. Giải pháp về nâng cao năng lực và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật:. Trong mảng kinh doanh dịch vụ thoại trên nền giao thức IP: - Cung cấp giải pháp tích hợp tổng thể dịch vụ thoại quốc tế, nội hạt, di động, dịch vụ tổng đài cho thị trường doanh nghiệp. Tập trung triển khai vào 2 mảng dịch vụ mới: cung cấp dịch vụ thoại quốc tế qua các gateway toll free hoặc pay per call (1800 và 1900) và cung cấp trực tiếp cho các doanh ngiệp. - Tập trung xây dựng nền tảng cở sở hạ tầng băng rộng không dây di dộng, tận dụng ưu thế hợp pháp, tranh thủ sự ủng hộ của nhà nước về triển khai công nghệ băng rộng không dây Wimax làm nền tảng triển khai phương thức điện thoại giao thức IP di động, tạo sự tập trung và khác biệt hoá sản phẩm, sản phẩm dịch vụ thay thế mới. Tập trung khai thác tại các quốc gia tập trung số lượng lớn Việt kiều như Nga, Mỹ... - Việc đầu tư lắp đặt mạng có kết nối với mạng quốc gia của VNPT, sẽ tạo cho Tổng công ty có được lợi thế về giá cả, giảm giá tới 20 – 30% so với các nhà cung cấp dịch vụ thoại cố định và di động hiện nay. Tận dụng lợi thế đối với doanh nghiệp triển khai dịch vụ thoại viễn thông giá cước thấp khi các đối thủ lớn còn lo lắng về sự ảnh hưởng của dịch vụ thoại IP đến các dịch vụ viễn thông thoại truyền thống có giá thành sản phẩm cao hơn. - Trong mảng kinh doanh game trực tuyến trên nền giao thức IP: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ thông qua hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thiết lập hệ thống phần mềm quản lý Icafe tạo sự liên kết giữa nhà phát hành với các cửa hàng Internet để tiết kiệm chi phí cho cả hai bên từng bước nâng cao lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung cấp. d. Chiến lược nghiên cứu và phát triển: - Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật viễn thông. Các công nghệ được lựa chọn phải mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ. Thiết lập một nền cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông với những tiêu chuẩn chung để thúc đẩy sự hoà hợp giữa các mạng viễn thông tạo điều kiện phát triển đa dịch vụ của Tổng công ty. - Tăng cường tiếp thụ chuyển giao công nghệ hiện đại, từng bước tiến tới làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng quốc tế theo giải pháp tích hợp, hội tụ công nghệ. - Đẩy mạnh và tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong ngành viễn thông, lấy nghiên cứu và ứng dụng làm trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh doanh. Giải pháp nâng cao năng lực về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ viễn thông: - Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ cao. - Nghiên cứu, triển khai thử nghiệm các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực viễn thông, phát thanh truyền hình và công nghệ thông tin nhằm đi tắt, đón đầu những loại hình dịch vụ viễn thông mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. e. Chiến lược huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn: - Đẩy mạnh đổi mới và thành lập các đơn vị thành viên theo hướng cổ phần hoá và góp vốn liên doanh liên kết, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh chiến lược chủ động thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn trong nước. - Tranh thủ khai thác triệt để những ưu tiên của Chính phủ để khai thác triệt để các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay ODA ưu đãi. Chủ động hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tranh thủ nguồn lực như vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật, đào tạo đội ngũ, bản quyền. Giải pháp huy động vốn đầu tư: - Thực hiện đổi mới và hoàn thiện cơ cấu bộ máy Tổng công ty, tập trung khai thác có hiệu quả vốn đầu tư, tăng nhanh khả năng tích luỹ bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư cho phát triển. - Tăng cường thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước như: vốn tín dụng, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông, trong đó chú trọng nguồn vốn huy động thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên và liên doanh liên kết. - Tận dụng những ưu tiên của Chính phủ về đầu tư cho các dự án phát triển nâng cao năng lực hạ tầng công nghệ viễn thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA ưu đãi. - Tập trung nâng cao hiệu quả hợp tác trong các dự án quốc tế hiện có trong lĩnh vực hợp tác trao đổi bản quyền game online, chuyển giao công nghệ và các kỹ năng quản lý kinh doanh f. Chiến lược marketing và phát triển thị trường - Chú trọng đầu tư vào xây dựng hệ thống chiến lược marketting, quảng cáo theo hướng tiếp cận hợp lý trên các thị trường dịch vụ viễn thông khác nhau theo hướng tập trung vào lôi kéo từng đối tượng khách hàng. - Phát triển những sản phẩm, dịch vụ khai thác đoạn thị trường phân lớp vào giới trẻ và tập trung vào các thành phố lớn, khu vực có thu nhập ổn định, tương đối cao nhằm khai thác nhanh chóng lợi thế từ thay đổi của ngành, phát triển nhanh những sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá riêng biệt, có chất lượng cao và nhanh chóng mở rộng về mặt địa lý trước khi sản phẩm dịch vụ đó tránh bị đối thủ cạnh tranh bắt chước. - Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, tập trung đối tác chiến lược Trung quốc và Hàn Quốc trong lĩnh vực dịch vụ Game online và cung cấp các thiết bị đầu cuối có khả năng tích hợp các dịch vụ viễn thông mới của Tổng công ty với giá thành thấp. Giải pháp nâng cao năng lực marketing và phát triển thị trường: - Tận dụng tối đa các phương thức đa truyền thông hiện có của Tổng công ty, trong đó lấy thị trường trong nước, đặc biệt là các thành phố lớn, khu vực người tiêu dùng có thu nhập cao làm thị trường trọng tâm và từng bước định hướng phát triển ra thị trường khu vực và thế giới. - Chú trọng tìm kiếm cơ hội và triển khai các hình thức hợp tác mới phù hợp với luật đầu tư và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Ngoài ra tìm kiếm thị trường đầu tư kinh doanh ra nước ngoài phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. - Thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông nhanh chóng, thuận tiện, chuyên nghiệp và thống nhất gắn với việc tập trung vào các thị trường trọng tâm. Đồng thời tập trung hoàn thiện mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa mọi mắt xích của hệ thống phân phối, có khả năng tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách hàng một cách chính xác. - Trong mảng dịch vụ game trực tuyến trên nền giao thức IP: Nhanh chóng xúc tiến các đối tác chiến lược với nhà cung cấp nước ngoài như Trung quốc, Hàn Quốc để giảm chi phí phát hành, nghiên cứu thiết kế game; Tăng tốc cung cấp các sản phẩm dịch vụ game thế hệ mới phù hợp với nhu cầu thị trường và cạnh tranh được sự xâm nhập của các đối thủ hiện tại cũng như các nhà phát hành game mới gia nhập thị trường; - Tăng cường sự hợp tác với các đài truyền hình địa phương, tận dụng kênh truyền thông quảng bá của họ đẩy mạnh phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động đặc biệt là dịch vụ nhắn tin SMS trên cơ sở hoàn thiện cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên. - Đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên tiếp thị và phát triển thị trưòng hiểu biết các kỹ năng marketing hiện đại, đủ tầm phát hiện và khai thác thị trường mới. 3.6. Một số điều kiện để triển khai thành công chiến lược ngành dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện đến 2010 3.6.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty truyền thông đa phương tiện - Đầu tư tập trung những dự án trọng điểm nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kết nối theo hướng hội tụ công nghệ hiện đại, tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, công nghệ phát thanh truyền hình và công nghệ thông tin. Đồng thời đẩy nhanh chuyển đổi và thành lập các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU), hạch toán độc lập cân bằng thu, chi và có lãi - Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thông qua đẩy mạnh và đa dạng hoá các hoạt động hợp tác với đối tác nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ kỹ thuật công nghệ cao, quản lý tài chính, kinh doanh, chú trọng đội ngũ nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao thuộc lĩnh vực công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và công nghệ thông tin theo hướng giữ vững thị trường trong nước và từng bước mở rộng kinh doanh ra thị trường khu vực và thế giới. - Nhanh chóng xây dựng và ban hành quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty để đảm bảo tài chính thống nhất, đồng bộ, an toàn và hiệu quả toàn tổng công ty. 3.6.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước a. Hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thông - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về viễn thông và Internet nhằm phát huy nội lực, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông. - Nghiên cứu việc xây dựng và ban hành Luật Viễn thông theo hướng phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. - Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về viễn thông, hoàn thiện và nâng cao năng lực các cơ quan, đơn vị quản lý chuyên trách về viễn thông, tần số vô tuyến điện, Internet và an toàn, an ninh mạng thông tin. b. Xây dựng cơ chế chính sách, thực thi pháp luật và quy định kết nối, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông để phát huy nội lực, thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông thuận lợi tham gia tận dụng cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet sẵn có trên cơ sở quy hoạch số lượng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: phát triển thị trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong kết nối vào hạ tầng mạng viễn thông quốc gia để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông tích luỹ vốn, duy trì và mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước, tiết kiệm tài nguyên viễn thông và các nguồn lực quốc gia. - Xây dựng và ban hành quy định về kết nối mạng viễn thông công cộng nhằm tạo thuận lợi cho việc ký kết và thực hiện thoả thuận kết nối giữa các doanh nghiệp. - Xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá các cơ chế kinh tế và tài chính phục vụ cho việc thực hiện kết nối và giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông. - Xem xét cho phép các doanh nghiệp viễn thông có thể áp dụng cơ chế đặc thù về đầu tư, đấu thầu trong các trường hợp khẩn cấp để đảm bảo dung lượng kết nối mạng giữa các doanh nghiệp viễn thông. - Xây dựng điều kiện và tiêu chí đối với doanh nghiệp viễn thông cung cấp hạ tầng mạng, đảm bảo các doanh nghiệp viễn thông hoạt động hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng. Đồng thời nhanh chóng có cơ chế đầu tư đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, mở rộng mạng viễn thông, phục vụ kết nối. - Sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, vai trò quản lý nhà nước chuyên ngành của Bộ BCVT, sự phối hợp tốt của các Bộ liên quan đến quản lý đầu tư nước ngoài trong vấn đề cấp phép cho các dự án đầu tư cũng sẽ góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của việc buộc phải tiếp tục cải thiện cam kết quốc tế sau này về dịch vụ viễn thông. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, chất lượng mạng lưới và dịch vụ - Đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn trong lĩnh vực viễn thông phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ và quy định quốc tế. - Tăng cường quản lý chất lượng mạng lưới, dịch vụ viễn thông thông qua công bố chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. - Quy hoạch tài nguyên viễn thông trên cơ sở bảo đảm đầu tư, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Ưu tiên quy hoạch và phân bổ tài nguyên cho công nghệ, dịch vụ mới như thông tin di động thế hệ mới, truy nhập băng rộng không dây... d. Các quy định về giá cước: - Tôn trọng quyền tự định giá cước của các doanh nghiệp viễn thông. Tránh can thiệp bằng biện pháp hành chính vào việc điều chỉnh gía cước trên thị trường đối với các dịch vụ đã thực sự có cạnh tranh. KẾT LUẬN Nhiều lần trong lịch sử của mình, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC đã chớp lấy thời cơ để tiến vào những thị trường kinh doanh mới mẻ, đầy náo nhiệt và đồng thời cũng phải chấp nhận rủi ro khi luôn là một người đi tiên phong nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Thời gian qua, Tổng công ty đang tập trung nỗ lực vào việc chuyển hướng từ chiến lược tập trung kinh doanh thiết bị phát thanh truyền hình trong ngành truyền hình sang giai đoạn chiến lược theo hướng cung cấp đa dịch vụ viễn thông trên cơ sở hội tụ công nghệ phát thanh truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, đây không chỉ xuất phát từ những nỗ lực của Tổng công ty để bảo vệ những nguồn thu nhập hiện tại mà còn nhằm tìm ra những nguồn thu nhập mới, đó chính là sự cam kết cho sự đổi mới không ngừng của Tổng công ty. Những yếu tố đã thể hiện thành công trong chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty khi gia nhập ngành viễn thông đang có tốc độ tăng trưởng nhanh thuộc những ngành công nghiệp hay thay đổi về công nghệ: a. Đã thiết lập được định hướng phát triển và mục tiêu chiến lược để sớm gia nhập vào thị trường dẫn đầu trong giai đoạn phát triển đầu tiên của mình trong lĩnh vực viễn thông. b. Tập trung khai thác những thay đổi, chuyển dịch trong ngành: Nhằm tạo được tốc độ tăng trưởng nhanh với mục đích khai thác lợi thế của người đi đầu, tiến tới tối ưu hóa những thay đổi của ngành. Tuy nhiên những hạn chế từ việc xác định tận dụng những nguồn lực có hạn của Tổng công ty vào thực hiện theo hướng bao phủ thị trường cả nước đã tạo ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, rủi ro về tài chính, đòi hỏi điều chỉnh sự tận dụng nguồn lực có hạn theo hướng thu hẹp trọng tâm khai thác một số dịch vụ viễn thông mới trong khi tối đa hóa mức độ bao phủ khu vực thị trường có mức thu nhập cao, ổn định, đặc biệt là các thành phố lớn và sử dụng các thị trường này như đòn bẩy tiếp cận được các phân đoạn thị trường tiềm năng khác hoặc xây dựng những sản phẩm dịch vụ mới mang tính đột phá riêng biệt, có chất lượng cao và nhanh chóng mở rộng về mặt địa lý cho sản phẩm đó. Đồng thời xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp có tính đặc thù dựa trên những nền tảng nuôi dưỡng sự hợp tác và học hỏi về kỹ năng chuyên môn, phát triển tầm nhìn theo hướng chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc đánh giá và hoàn thiện chiến lược, tôi đã đưa ra những cơ hội, điểm mạnh mà Tổng công ty có thể tận dụng, khai thác đồng thời hạn chế được các thách thức, điểm yếu. Ngoài ra cạnh tranh trong một thị trường ngày càng hội nhập sâu, rộng thì việc điều chỉnh và hoàn thiện định hướng chiến lược khác biệt hoá tập trung và tiên phong phù hợp với xu hướng về các giải pháp tích hợp, hội tụ dịch vụ di động cố định và yêu cầu cung cấp những dịch vụ viễn thông mới, có nhiều đặc tính độc đáo, hấp dẫn với chất lượng ổn định theo hướng lôi cuốn những thị trường kinh doanh mới nổi, phù hợp với xu hưóng dịch chuyển từ thị trường dành cho các công ty sang thị trường người tiêu dùng, nhanh chóng đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty theo kịp và thay đổi cho phù hợp với môi trường bên ngoài của mình, nâng cấp và đổi mới chiến lược phát triển viễn thông hiện có phù hợp với hướng chiến lược mới được xác định là trọng tâm của Tổng công ty trong giai đoạn 2006 - 2010. Để hoàn thành được đề tài này, tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo Khoa khoa học quản lý - Trường Đại học Kinh tế quốc dân và tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn PGS.TS Nguyễn thị Ngọc Huyền đã trực tiếp hướng dẫn tôi vận dụng một cách khoa học quy trình phân tích, đánh giá môi trường, sử dụng một số mô hình chiến lược trong đề tài để đưa ra những điều chỉnh, hoàn thiện cần thiết về mục tiêu chiến lược, mục tiêu tài chính và hệ thống các giải pháp, công cụ đảm bảo tổ chức thực thi chiến lược thành công, tạo cho doanh nghiệp các lợi thế cạnh tranh dựa trên sự quản lý theo chiến lược với phương thức quản lý sắc sảo thị trường khách hàng tiêu dùng, duy trì một thương hiệu rộng khắp, phân đoạn thị trường và đa dạng hoá loại hình dịch vụ viễn thông mới theo hướng khác biệt hoá tập trung cho phép khai thác tối đa các cơ hội trên thị trường với một hay một số sản phẩm dịch vụ khác biệt hấp dẫn và dựa trên những thay đổi theo xu hướng và thời đại. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David A. AAKer, biên dịch: Đào Công Bình, Minh Đức (2003), “Triển khai chiến lược kinh doanh”, Nhà xuất bản trẻ. 2. Nguyễn Tấn Bình, Nguyễn Trần Huy (2004), “Phân tích quản trị tài chính”, Nhà xuất bản thống kê thành phố Hồ Chí Minh. 3. Bạch Thụ Cường (2002), “Bàn về cạnh tranh toàn cầu”, Nhà xuất bản thông tấn 4. Nguyễn Liên Diệp, Phạm văn Nam (1998), “Chiến lược và chính sách kinh doanh”, Nhà xuất bản thống kê. 5. PGS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền (2002), “Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp”, Nhà xuất bản lao động - xã hội. 6. Dan Steinbock (2006), “Cuộc cách mạng Nokia”, Nhà xuất bản bưu điện. 7. PGS.TS Đoàn thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn thị Ngọc Huyền (2004), “Giáo trình Khoa học quản lý tập 1”, Nhà xuất bản khoa học - kỹ thuật. 8. PGS.TS Đoàn thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn thị Ngọc Huyền (2002), “Giáo trình Khoa học quản lý tập 2”, Nhà xuất bản khoa học - kỹ thuật. 9. Stephen E.Heiman, Diane Sanchez, Tad Tuleja (2004), “Chiến lược kinh doanh mới”, Nhà xuất bản văn hoá thông tin. 10. PGS.TS Phạm thị Gái (2004), “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất bản thống kê. 11. PGS.TS Đào Duy Huân (2006), “Quản trị chiến lược trong toàn cầu hoá kinh tế”, Nhà xuất bản thống kê. 12. PGS.TS Đào Duy Huân (2004), “Hoàn thiện cơ chế kinh tế ở Việt Nam phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản thông kê. 13. PTS. Lưu thị Hương (1998), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản giáo dục. 14. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1998), “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 15. Nguyễn Bách Khoa (1999), “Chiến lược kinh doanh quốc tế”, Nhà xuất bản giáo dục”. 16. PTS Nguyễn Năng Phúc (1998), “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, Nhà xuất bản thống kê. 17. Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam, “Việt Nam hội nhập ASEAN”, Nhà xuất bản Hà nội 18. PGS.TS Phan Thanh Phố (2005), “Việt nam với tiến trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 19. Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. 20. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 về việc phê duyệt Chiến lược Bưu chính - Viễn thông Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 21. Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 22. PGS.TS Lê Văn Tâm (2000), “Giáo trình Quản trị chiến lược”, Nhà xuất bản thống kê. 23. Trung tâm bồi dưỡng và tư vấn pháp luật, Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học KTQD (2005), “Những văn bản pháp luật về Luật kinh tế”, Nhà xuất bản tư pháp. 24. Thu Thuỷ, “Những chiến lược Marketing hiệu quả kỳ diệu”, Nhà xuất bản lao động – xã hội. 25. Phạm thị Ngọc Thuận (2003), “Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp”, Nhà xuất bản khoa học - kỹ thuật. 26. Tìm hiểu quy định pháp luật về thành lập, tổ chức, quản lý Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 27. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, TS Mai Văn Bưu (2001), “Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế”, Nhà xuất bản giáo dục. 28. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn (2002), “Quản lý kinh tế”, Nhà x.bản chính trị quốc gia. 29. TS. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Lao động -Xã hội. 30. Thomas L. Wheelen, J.David Hunger, “Strategic management and Business Policy”. 31. William F.Messiser, JR., “Auditing” 32. N.Gregory Mankiw (1997), “Macroeconomics”, Nhà xuất bản thống kê. 33. Các Website của Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, www.vnexpress.net, www.Wimaxcounts.com. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của Luận văn 2 CHƯƠNG 1:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ viễn thông 3 1.1.2. Các loại hình dịch vụ viễn thông 3 1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ viễn thông 4 1.1.4. Kinh doanh dịch vụ viễn thông 5 1.2. CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 1.2.1. Tổng quan về chiến lược của doanh nghiệp viễn thông 6 1.2.2. Nội dung cơ bản của chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10 1.2.2.1. Tầm nhìn chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10 1.2.2.2. Mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10 1.2.2.3. Các phương thức chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 11 1.3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 23 1.3.1 Tính tất yếu phải hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 23 1.3.2. Quy trình hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 23 1.3.2.1. Nghiên cứu và dự báo môi trường 23 1.3.2.2. Đánh giá chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 33 1.3.2.3. Điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 34 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2010 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN 37 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 38 2.1.3. Tổ chức bộ máy 39 2.2. NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG 40 2.2.1.Nghiên cứu và dự báo môi trường vĩ mô 40 2.2.2. Nghiên cứu và dự báo môi trường ngành 57 2.2.3. Đánh giá môi trường nội bộ 67 2.2.4. Ma trận tổng hợp SWOT của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 74 2.3 ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 81 2.3.1. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược phát triển của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 81 2.3.2. Chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 2006 - 2010 82 2.3.3. Đánh giá chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 2006-2010 85 2.4. ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐẾN NĂM 2010 93 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐẾN NĂM 2010 3.1. Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường 95 3.2. Khẳng định tầm nhìn chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 98 3.3. Điều chỉnh mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010 98 3.4. Các giải pháp chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010 100 3.5. Các giải pháp chiến lược chức năng để triển khai chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông thành công 103 3.6. Một số điều kiện triển khai chiến lược thành công 109 3.6.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 109 3.6.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 110 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1. 3G Third Generation Systems: Các hệ thống thế hệ thứ 3 cho phép truyền thông đa phương tiện và đang được chuẩn hoá dưới 3GPP 2. 3GPP Third- Generation Partnership Protocol: Giao thức đối tác thế hệ thứ 3 3. CDMA Code Divíion Multiple Access: Đa truy cập phân chia theo mã gói. 4. CEPT Hội nghị của Châu Âu về việc quản trị viễn thông và bưu chính. 5. GPRS Dịch vụ vô tuyến gói chung 6. GSM Hệ thống thông tin di động toàn cầu 7. ICT Công nghệ thông tin và truyền thông 8. Internet Là sự kết nối của các mạng sử dụng giao thức IP 9. IP Internet Protocol: Là giao thức truyền thông thường được các phần cứng truyền thông tạo nên mạng Internet sử dụng. 10. IT Công nghệ thông tin 11. ITU Liên minh viễn thông quốc tế 12. SMS Dịch vụ nhắn tin ngắn. Là dịch vụ cung cấp trong các mạng số. 13. WTO Tổ chức thương mại quốc tế 14. North America: trong đề tài gồm chỉ các nước: Canada và United States 15. APAC: Australia, China, India, Japan, Korea, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Thailand. 16. CALA: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Dominican Republic, Ecuador và Mexico. 17. Europe: Austria, Denmark, Fance, Germany, Ireland, Netherlands, Norway, Poland, Portugal, Romania, Russia, Spain, Ukraine và United Kingdom. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 1. Bảng 1.1 - Bảng mô hình các chiến lược cạnh tranh tổng quát của Micheal Porter. 2. Bảng 1.2 - Bảng lượng giá các yếu tố của môi trường bên ngoài 3. Bảng 1.3 - Bảng lượng giá các yếu tố của môi trường bên trong 4. Bảng 1.4 - Bảng mô hình ma trận SWOT 5. Bảng 1.5 - Bảng ma trận hình thành các phương án chiến lược 6. Bảng 2.1 - Dự báo kinh tế Việt Nam 2007 - 2008 7. Bảng 2.2 - Một số dự báo về kinh tế quốc tế. 8. Bảng 2.3 - Bảng những thay đổi trong quy tắc điều tiết thị trường dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. 9. Bảng 2.4 - Các đối thủ phát hành Game online của VTC tại thị trường Việt Nam. 10. Bảng 2.5 - Bảng báo cáo nguồn nhân lực của Tổng công ty đến 1/7/2007. 11. Bảng 2.6 - Bảng kết quả kinh doanh của Tổng công ty VTC 12. Bảng 2.7 - Bảng thực trạng tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty năm 2006 13. Bảng 2.8 - Bảng thực trạng vốn đầu tư trong năm 2006 14. Bảng 2.9 - Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá sức mạnh tài chính của Tổng công ty trên thị trường. 15. Bảng 2.10 - Bảng lượng giá các yếu tố môi trường vĩ mô của Tổng công ty VTC. 16. Bảng 2.11 - Bảng lượng giá các yếu tố môi trường nội bộ của Tổng công ty VTC 17. Bảng 2.12 - Bảng ma trận tổng hợp SWOT của Tổng công ty. 18. Bảng 2.13 - Bảng ma trận danh mục đầu tư sản phẩm, dịch vụ của Tổng công ty. 19. Biểu đồ 2.1 - Tỷ lệ tính theo % phát triển Wimax các khu vực trên thế giới. 20. Biểu đồ 2.2 - Biểu đồ cơ cấu số lượng thuê bao Wimax trong Q1/2007 21. Biểu đồ 2.3 - Biểu đồ tỷ lệ % các nước trên thế giới triển khai Wimax theo tần số 22. Biểu đồ 2.4 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao điện thoại theo năm. 23. Biểu đồ 2.5 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao điện thoại theo tháng năm 2007 24. Biểu đồ 2.6 - Biểu đồ mật độ điện thoại tính trên 100 dân theo tháng năm 2007 25. Biểu đồ 2.7 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Internet - Theo số thuê bao quy đổi. 26. Biểu đồ 2.8 - Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Inrernet - Theo số người sử dụng 27. Biểu đồ 2.9 - Biểu đồ thị phần Internet ở Việt Nam - cuối năm 2006. 28. Biểu đồ 2.10 - Biểu đồ doanh thu qua các năm 29. Biểu đồ 3.1 - Biểu đồ xu thế các chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty VTC đến năm 2010. 30. Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ cấp chiến lược. 31. Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010.docx
Luận văn liên quan