Merriman chỉmới tập trung phát triển mạnh nhất ởthịtrường Đà Nẵng,
các chính sách Marketing chưa phát triển ởnhững thịtrường khác cũng một phần
do đây là sản phẩm mới cần phải xây dựng nó thật mạnh trước khi tung ra các thị
trường khác.
+ Hoạt động phân phối và cung ứng Merriman chưa đủđiều kiện đểtách
riêng thành một nơi riêng biệt, thường phải kết hợp với trưng bày và bán hàng tại
các địa điểm của Tổng Công tyvới thương hiệu Hòa ThọFashion hay tại các
siêu thịthời trang của Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vinatex.
129 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7867 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách Marketing-Mix cho sản phẩm quần áo nam Merriman ở Tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ -Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á hiện đại, tiết kiệm được chi
phí.
- Lực lượng lao động có kỹ năng và
tay nghề may tốt, có kỷ luật, có khả
năng sản xuất được các sản phẩm phức
- Chịu sự cạnh tranh quyết liệt với
các thương hiệu đã có mặt trên thị
trường, đặc biệt là những thương hiệu
nổi tiếng và được nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng.
- Hạn chế vốn và nhân lực để mở
rộng sản xuất.
- Là sản phẩm mới trên thị trường
thời trang dành cho nam giới nên chưa
được người tiêu dùng biết đến nhiều.
- Tuy là thương hiệu mạnh nhưng
Công ty chỉ chú trọng đưa các sản
phẩm xuất khẩu, chưa chiếm lĩnh thị
trường nội địa. Công tác xây dựng
thương hiệu nội địa chưa tốt.
- Tích cực trong việc đổi mới, áp
dụng phương thức quản lý sản xuất tiên
tiến nhưng chưa duy trì tốt dẫn đến
hiệu quả chưa cao.
- Năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm may của Công ty còn kém hơn so
với Nhà Bè, Việt Tiến.
92
tạp, có chất lượng cao được khách
hàng khó tính chấp nhận nhưng với chi
phí lao động thấp hơn so với các khu
vực Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
- Có hệ thống tổ chức sản xuất tốt,
đáp ứng được các tiêu chuẩn về trách
nhiệm xã hội đạt tiêu chuẩn SA 8000
và được các khách hàng lớn chứng
nhận như Nike, Gaggar, Perry Ellis
International…
Cơ hội Đe dọa
- Là ngành được Nhà nước quan tâm
và khuyến khích phát triển.
- Thị trường nội địa đầy tiềm năng
với dân số trên 87 triệu người, trong đó
tỷ lệ nam giới chiếm khoảng một nửa
dân số, vừa là nguồn lao động dồi dào
vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Mức sống cũng như thu nhập bình
quân của người dân ngày càng cao và
được sự ủng hộ của Nhà nước về chủ
trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam”
- Xu hướng và thị hiếu của người dân
càng tăng, đặc biệt chú trọng đến
những sản phẩm có thương hiệu và
chất lượng cao.
- Công nghệ phát triển là cơ hội để
doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị
góp phần tăng năng suất.
- Giá nguyên vật liệu nhiều biến
động, chỉ số giá tiêu dùng cao, một số
mặt hàng quan trọng được điều chỉnh
tăng giá như điện, xăng dầu, cước vận
chuyển…đã gây ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tốn kém một khoảng chi phí để
đầu tư máy móc thiết bị nhằm hiện đại
hóa quy trình sản xuất của mình.
- Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt
hơn giữa các doanh nghiệp do sự giảm
của thuế nhập khẩu và các hàng rào
bỏa hộ khác làm giá sản phẩm may
mặc bị giảm xuống.
93
2.9 Một số kết quả điều tra khảo sát:
Bảng khảo sát này chủ yếu thực hiện tại thị trường Đà Nẵng, tại các cửa
hàng Merriman có khách hàng nam tới mua hoặc xem các sản phẩm, không phân
biệt độ tuổi, thu nhập. Tác giả đã phân phối 110 phiếu câu hỏi và đã thu về 100
phiếu trả lời. Trên cơ sở này, đã xử lý kết quả và đưa ra những nhận xét khái
quát như sau:
Nội dung Kết quả Nhận xét
1. Khảo sát
khách hàng về
những sản
phẩm quần áo
nam mà họ đã
thường sử
dụng.
- Trong số những
khách hàng được
phỏng vấn tại Tp Đà
Nẵng thì có khoảng
26,67% sử dụng các
sản phẩm của Việt
Tiến, khoảng 16,67%
là những người ưa
chuộng các dòng sản
phẩm của An Phước
và cũng có một lượng
tương tự những người
dùng sản phẩm của
John Henrry. Còn
40% những người còn
lại thì sử dụng các sản
phẩm thuộc các
thương hiệu khác.
- Như vậy, ta có thể thấy rằng đa số
các khách hàng được hỏi tập trung
mức cao nhất vào các sản phẩm
thuộc các thương hiệu khác ngoài
các thương hiệu được liệt kê như
Việt Tiến, An Phước hay John
Herry. Tuy nhiên, nếu để ý ta thấy
dòng sản phẩm các khách hàng
nam ưa chuộng tiếp theo đó là Việt
Tiến, đây có thể coi là thương hiệu
khá phổ biến được nhiều người tiêu
dùng lựa chọn vì giá cả của Việt
Tiến khá phù hợp với thu nhập của
người dân. Các thương hiệu còn lại
có thể giá hơi cao hơn nên ít được
ưa chuộng hơn mặc dầu có thể nói
những thương hiệu này chất lượng
không thể chê vào đâu được.
2. Khảo sát
khách hàng về
mức độ biết
đến nhãn hiệu
Merriman của
- Có khoảng 50% số
người được hỏi biết
đến Merriman ở mức
độ bình thường. 30%
cho rằng họ biết về
- Từ những thống kê bên cạnh có
thể cho thấy rằng Merriman chưa
thực sự là một thương hiệu mạnh
tại đây. Đa phần mọi người có biết
về sản phẩm nhưng thực sự vẫn
94
Tổng công ty
Cổ phần Dệt
may Hòa Thọ.
Merriman cao và 20%
những người còn lại
biết ít về Merriman.
chưa biết nhiều. Đây là một điều
tất nhiên vì dẫu sao Merriman
cũng là một dòng sản phẩm mới,
chỉ một bộ phận những người đã
từng dùng mới biết đến sản phẩm.
Đòi hỏi công tác Marketing, PR
cho thương hiệu phải được tiến
hành nhanh và mạnh hơn nữa.
3. Khảo sát
khách hàng
về các
phương tiện
mà qua đó họ
biết đến
Merriman.
- Thông qua người giới
thiệu chiếm tới 40%
số người được hỏi
rằng họ biết đến
thương hiệu thông
qua người giới thiệu.
Thông qua báo chí và
các phương tiện khác
đều có cùng mức
20%. Tiếp theo đến
Internet là 10%, tivi là
6,67% và thấp nhất là
3,33% biết đến qua
băng rôn, áp phích
quảng cáo.
- Như vậy, rõ ràng ta thấy các kênh
quảng cáo của Công ty chưa phát
huy được hiệu quả tiếp thị của
mình. Người tiêu dùng chỉ biết đến
sản phẩm nhiều nhất thông qua lời
giới thiệu của những người đã từng
sử dụng sản phẩm. Một phần, các
chương trình quảng cáo này mới đi
vào sử dụng, thời gian tác động vào
khách hàng chưa đủ lâu nên chưa
đủ sức thuyết phục được họ.
4. Đánh giá của
người tiêu
dùng về giá
cả của sản
phẩm hiện
tại.
- Có tới 56,67% những
người được hỏi cho
rằng giá cả sản phẩm
hiện tại là bình
thường, 30% cho rằng
giá cao, 10% cho rằng
giá rất cao và khoảng
- Như vậy, giá Merriman đưa ra ở
thời điểm hiện tại là khá hợp lý.
Trên một nửa số khách hàng cho
rằng giá như thế là phù hợp với sản
phẩm. Merriman nên tiếp tục phát
huy chính sách giá mà họ định vị
cho sản phẩm của mình.
95
3,33% cho rằng giá
rất thấp.
5. Đánh giá của
khách hàng
về mẫu mã
của
Merriman.
- Có tới khoảng 70%
khách hàng cho rằng
mẫu mã Merriman
đưa ra là lịch sự,
trang nhã, 20% cho
rằng nó cũng bình
thường và 10%
không có ý kiến.
- Merriman khi mới ra đời đã tạo cho
mình bằng một sự khác biệt so với
các thương hiệu có mặt trên thị
trường, lấy cảm hứng từ các họa
tiết quý tộc Anh vui vẻ, thoải
mái… nên sản phẩm khá độc đáo.
Do dó, cũng không lấy làm lạ khi
có một lượng người tiêu dùng đánh
giá cao về mức độ lịch sự, trang
nhã của nó.
6. Đánh giá của
khách hàng về
chất lượng sản
phẩm.
- 13,33% những người
được hỏi cho rằng sản
phẩm có chất lượng
rất tốt, 66,67% cho
rằng sản phẩm tốt,
20% cho rằng bình
thường và không có
ai cho rằng sản phẩm
có chất lượng thấp.
- Ta thấy rằng có hơn trên một nửa
số người cho rằng chất lượng sản
phẩm hiện tại là tốt. Như vậy, so
với mức giá Merriman định ra thì
giá cả như thế là phù hợp với chất
lượng. Số lượng những người cho
rằng sản phẩm bình thường có thể
hiểu ở đây có thể do sự tiêu dùng
quen đối với những sản phẩm cao
cấp hơn của họ từ trước.
7. Đánh giá của
khách hàng về
mức độ thuận
lợi để mua sắm
của cửa hàng
Merriman.
- Có tới 66,67% khách
hàng đồng ý với cách
bố trí vị trí cửa hàng
hiện tại. 16,67% họ
hoàn toàn đồng ý và
cũng một số lượng
tương tự không có ý
kiến. Không có ý
- Như vậy, vị trí cửa hàng Merriman
được đa số người tiêu dùng chấp
thuận thuận lợi cho việc mua sắm
của họ. Những người còn lại không
đồng ý lắm có lẽ vì họ ở xa khu
vực có cửa hàng chứ thực sự cửa
hàng của Merriman đều nằm tại
những khu mua sắm sầm uất và các
96
kiến không đồng ý và
hoàn toàn không
đồng ý.
tuyến đường thời trang nổi tiếng
của thành phố.
8. Đánh giá của
khách hàng về
logo của
Merriman đẹp
và ý nghĩa.
- Có 50% khách hàng
đồng ý logo của
thương hiệu đẹp và ý
nghĩa. 33,33% số
người không có ý
kiến và 16,67%
những người còn lại
hoàn toàn đồng ý.
- Một nửa số khách hàng đồng ý có
nghĩa là logo Merriman đưa ra là
phù hợp với những ý tưởng thiết kế
cũng như ý nghĩa mà sản phẩm
mang lại cho sản phẩm. Tuy nhiên,
ta cũng thấy có một số lượng lớn
mọi người không đánh giá được
logo có thực sự ý nghĩa và đẹp hay
không.
9. Đánh giá của
khách hàng về
sự cung cấp
đầy đủ thông
tin của
Wedsite
Merriman tại
địa chỉ
www.merrima
n.com.vn
- Có khoảng 73,33%
khách hàng đồng ý
rằng Wedsite đã
cung cấp đầy đủ
thông tin, 23,33% lại
không có ý kiến và
chỉ có 3,33% hoàn
toàn đồng ý, không
có người hoàn toàn
không đồng ý và
không đồng ý.
- Như vậy, địa chỉ Wedsite hiện tại
đã được đông đảo khách hàng chấp
nhận. Theo đánh giá trang Wed của
Merriman khá hứng thú đặc biệt là
lúc mở đầu và có phòng thay đồ
khá thú vị, phù hợp với một trang
wed chuyên kinh doanh mặt hàng
thời trang. Những người không có
ý kiến cũng chiếm khá cao, có thể
họ chưa biết về trang Wed hoặc
chưa ghé thăm bao giờ. Tuy nhiên,
Merriman cần bổ sung thêm các
thông tin về sản phẩm và cập nhật
thêm các sản phẩm mới để người
tiêu dùng có thể lựa chọn. Và đặc
biệt, cần thêm phần mua hàng trực
tuyến, như thế sẽ có lợi cho cả
doanh nghiệp và khách hàng.
97
10. Khảo sát mức
độ hài lòng
của khách
hàng về các
chính sách
khuyến mãi,
giảm giá mà
Merriman đã
đưa ra.
- Có khoảng 46,67%
khách hàng có hài
lòng với những chính
sách Merriman đã
thực hiện, nhưng
cũng có xấp xỉ lượng
người như vậy không
có ý kiến 43,33%, và
chỉ có 10% không
hài lòng cho lắm.
- Thật sự sản phẩm đang ở trong giai
đoạn thâm nhập thị trường nên các
chính sách khuyến mãi, giảm giá
Merriman đưa ra khá nhiều. Tuy
nhiên, hầu hết quy mô chưa rộng
khắp nên có thể lý giải vì sao nhiều
người không có ý kiến về vấn đề
này. Vì vậy, Công ty cần mở rộng
và quảng bá nhiều hơn các chương
trình của mình để nhiều người có
thể biết đến hơn.
98
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING
CHO SẢN PHẨM MERRIMAN
CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HÒA THỌ
99
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING CHO SẢN
PHẨM MERRIMAN CỦA TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1 Tiềm năng của thị trường thời trang và ngành dệt may
Với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, mức sống người dân ngày một
nâng cao, thị trường thời trang Việt cũng có những bước phát triển song hành.
Cùng với sự phát triển đó là sự mọc lên của hàng loạt các cửa hiệu, các trung tâm
thời trang lớn kinh doanh những bộ trang phục với đủ kiểu dáng, màu sắc phục
vụ cho nhiều đối tượng với phong cách và gu thẩm mỹ khác nhau. Nhiều thương
hiệu thời trang cao cấp cũng dần nhận ra Việt Nam đang đủ điều kiện trở thành
thị trường đầy tiềm năng cho hãng mình.
Việt Nam là một thị trường có dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người
ngày càng tăng, song hành với sự tăng trưởng kinh tế ổn định. Bên cạnh đó, nhu
cầu mua sắm hàng thời trang của người Việt lại bắt nhịp nhanh với các nước trên
thế giới.
Sự đổ xô của các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới vào thị
trường nội địa đòi hỏi các hãng thời trang trong nước cần có một chiến lược
đúng đắn để có thể cạnh tranh được với sự đổ xô ồ ạt của các thương hiệu ngoại
nhập.
Mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong những năm
gần đây liên tục tăng, tâm lý người Việt luôn thích dùng đồ ngoại nhưng có thể
nói, do là hàng nhập khẩu cà chịu ảnh hưởng của thuế nên giá cả các sản phẩm
thời trang ngoại nhập luôn ở giá rất đắt, các thương hiệu nổi tiếng trong nước vẫn
là sự lựa chọn của đa số người Việt Nam.
Nắm được tâm lý này, các nhà thiết kế trong nước đã biết định hướng sản
phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiều bộ trang phục được thiết
100
100
kế tiện dụng, bớt đi tính chất màu mè, biểu diễn. Đa số các nhà thiết kế của các
hãng thời trang nổi tiếng không đi sâu vào thiết kế các sản phẩm thời trang cao
cấp với giá ngất ngưởng mà tập trung vào thiết kế các sản phẩm thời trang ứng
dụng, có giá cả phù hợp với đa số người Việt Nam.
Với giá cả hợp lý cùng các mẫu thiết kế phù hợp với phong cách ăn mặc
của đa số người Việt Nam, các thương hiệu nổi tiếng trong nước như Blue
Exchange, Viethy… và các sản phẩm của Tổng Công ty may Việt Tiến, Nhà
Bè… vẫn là sự lựa chọn của đa số người Việt Nam. Các cửa hàng chuyên bày
bán các sản phẩm thời trang của các hãng này luôn thu hút một số lượng lớn
khách hàng, đa số là các bạn trẻ.
Giá cả chính là một lợi thế để các sản phẩm thời trang mang thương hiệu
Việt cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài, tuy nhiên, một khi mức
thu nhập của người dân ngày càng ổn định hơn thì tất nhiên, chất lượng cũng như
kiểu dáng mới là sự lựa chọn hàng đầu. Làm được điều này, đòi hỏi các nhà thiết
kế trong nước phải được đào tạo một cách bài bản, đồng thời không ngừng học
hỏi, đổi mới để có thể cạnh tranh được trong một lĩnh vực rất tiềm năng này.
Trên thị trường nội địa, các sản phẩm Dệt may Việt Nam được phân phối
thông qua khoảng 15.000 đại lý và cửa hàng bán lẻ. Trong thời gian gần đây,
nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu do mức độ cạnh tranh trên thị trường
thế giới ngày càng trở nên gay gắt, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang
thúc đẩy bán hàng trên thị trường trong nước. Một xu hướng đang diễn ra giữa
các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam là cùng hợp tác để mở các cửa hàng bán lẻ
mới nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng bằng những địa chỉ mua sắm có
nhiều mặt hàng và mẫu mã đa dạng hơn.
Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng trong
danh sách TOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng
Dệt may trong giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị
phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4,32%),
Đức (5,03%), Italy (5%), Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%).
Bình quân giai đoạn 2006-10/2011, ngành Dệt may đóng góp trên 15% vào
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm 2006-2008, Dệt may là
101
101
ngành hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô.
Tuy nhiên, từ năm 2009 tính đến hết 10 tháng đầu năm 2011, Dệt may đã vươn
lên vị trí hàng đầu mặc dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ.
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-10/2011)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 10T’2011
Kim ngạch xuất khẩu Dệt may
(tr USD)
7.750 9.120 9.066 11.175 11.693
% tổng kim ngạch XK của VN 16,02% 14,50% 16,02% 15,60% 14,98%
Tăng trưởng so với cùng kỳ năm
trước theo giá hiện thời
10,11% 17,69% -0,59% 23,26% 29,40%
(Nguồn: Báo cáo cập nhật ngành dệt may Việt Nam 10 tháng năm 2011)
3.1.2 Xu hướng cạnh tranh
Trước xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt để giành thị phần trong phân
khúc thời trang dành cho nam giới, nhiều DN dệt may trong nước như Việt Tiến,
May 10, Nhà Bè, Đức Giang, Việt Thắng... đã, đang có bước chuyển mạnh trong
việc thiết kế, tiếp thị và phân phối sản phẩm.
Hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình có các thương
hiệu mới xuất hiện, như Việt Long (Tổng Công ty May Việt Tiến); Monda,
Novelty (May Nhà Bè)…; phân khúc trung cao cấp có các thương hiệu Viettien
Smart Casual, Mattana, Buss Figo… Riêng ở phân khúc thị trường cao cấp,
nhiều DN đã đưa ra những dòng sản phẩm khẳng định đẳng cấp của mình và
ngay khi xuất hiện trên thị trường đã nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng
(NTD), nhờ đó mức tiêu thụ tăng mạnh, thị phần ngày càng mở rộng. Trong đó,
phải kể đến các thương hiệu, như San Sciaro, Manhattan (Việt Tiến), Eternity
GrusZ (May 10)… đã cạnh tranh được với nhiều thương hiệu nổi tiếng quốc tế
đang có mặt trên thị trường trong nước, như Valentino Rudy, Pierre Cardin,
Bonia, Alain Delon, Arrow…
Thực tế cho thấy, ngoài một số ít NTD có thu nhập cao ưa dùng những sản
phẩm mang thương hiệu quốc tế có giá bán cao gấp nhiều lần những sản phẩm
thời trang "nội" cùng loại, thì phần lớn NTD vẫn chọn lựa sản phẩm cao cấp
trong nước do chất lượng, kiểu dáng ngày càng được các DN đầu tư kỹ và có giá
hợp lý hơn. May 10 là một trong những DN đã xây dựng nhiều thương hiệu thời
102
102
trang từ trung đến cao cấp được NTD trong nước tin dùng. Trước đó, Tổng Công
ty May Việt Tiến đã đưa ra thị trường hai thương hiệu thời trang nam sang trọng,
gồm San Sciaro mang phong cách Italy và Manhattan mang phong cách Mỹ. Đến
nay, Việt Tiến đã có hệ thống 23 cửa hàng trên cả nước chuyên bán sản phẩm
mang hai thương hiệu này. Trong khi đó, May Nhà Bè tiếp tục đầu tư ba dòng
sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Sản phẩm trung bình chủ
yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nông thôn, hai dòng sản phẩm trung cao cấp và
cao cấp chủ yếu phục vụ nhu cầu thành thị. Năm nay, DN này phấn đấu đạt
doanh thu nội địa 420 tỷ đồng, trong đó 85% doanh số tiêu thụ dựa trên hai dòng
sản phẩm trung bình và trung cao cấp. Mặc dù NTD phải thắt chặt chi tiêu,
nhưng ngành dệt may vẫn đạt mức tăng trưởng khá, sản phẩm dệt may đã có chỗ
đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa.
Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc cạnh tranh trong phân khúc thị
trường thời trang cho nam giới sẽ tiếp tục gia tăng với sự xâm nhập sâu rộng hơn
của các thương hiệu quốc tế qua nhiều phương thức khác nhau, như thiết lập hệ
thống kinh doanh qua nhà phân phối hay đại lý, hình thức nhượng quyền thương
mại, hợp tác sản xuất, kinh doanh... Vì vậy, việc DN quan tâm phát triển thị
trường nội địa được coi là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh tốt hơn
với hàng ngoại tại "sân nhà", các DN cần chú trọng phát triển mạng lưới bán lẻ
từ nông thôn đến thành thị. Bên cạnh đó, DN cần xây dựng các trung tâm thiết kế
mẫu để sản phẩm hợp với xu thế thời trang và thị hiếu của NTD; nghiên cứu áp
dụng công nghệ mới, nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt may chất lượng
cao, có tính khác biệt...
3.1.3 Mục tiêu và phương hướng của Công ty trong thời gian tới
Mục tiêu phát triển Tổng Công ty:
Mục tiêu chiến lược phát triển Tổng Công ty giai đoạn 2011-2015 và đến
giai đoạn 2020 là: "Xây dựng Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ trở thành
một trong những Trung tâm Dệt May của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý
103
103
chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế:
xanh, sạch, công khai minh bạch và thân thiện với môi trường”.
Trước mắt tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Đẩy mạnh SXKD là giải pháp cơ bản để phát triển TCT và nâng cao
đờisống người lao động, không chỉ là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay,
mà còn là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên trong chỉ đạo điều hành của TCT.
- Triển khai các dự án đầu tư năm 2012:
Dự án đầu tư thêm 01 chuyền may veston , kinh phí khoảng 24 tỷ đồng.
Dự án đầu tư Nhà máy may Hương An (hợp tác đầu tư với các khách
hàng), kinh phí khoảng 10 tỷ đồng.
Dự án đầu tư Nhà máy may tại Thăng Bình với kinh phí khoảng 10 tỷ
đồng.
Dự án đầu tư nhà xưởng Nhà máy may I với giá trị khoảng 20 tỷ đồng.
Dự án xây dựng nhà làm việc khối Văn phòng TCty khoảng 15 tỷ đồng
Xây dựng Trung tâm kinh doanh thời trang Hòa Thọ khoảng 15 tỷ đồng.
Góp vốn thành lập Công ty cổ phần tại Cụm công nghiệp Chợ Lò – Phú
Ninh - Quảng Nam với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng.
Đầu tư chiều sâu ngành sợi với kinh phí 20 tỷ đồng.
Đầu tư chiều sâu ngành may với kinh phí 17 tỷ đồng
Tổng giá trị đầu tư khoảng: 133 tỷ đồng.
3.2 Đề xuất một số giải pháp Marketing cho sản phẩm quần áo nam
Merriman của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ
3.2.1 Giải pháp 1: Tăng cường nhân lực cho bộ phận Marketing
3.2.1.1 Lý do đưa ra giải pháp:
Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một công cụ dùng để xác
định phương hướng và hoạch định chiến lược cho tương lai. Nhờ hoạt động
Marketing sẽ giúp doanh nghiệp biết mình cần phải sản xuất cái gì? Sản xuất như
thế nào? Số lượng bao nhiêu? Giá bán và xúc tiến bán như thế nào? Để sao cho
104
104
đáp ứng phù hợp nhất với mọi mong muốn của khách hàng trong hiện tại cũng
như trong tương lai.
Hiện nay, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động cho việc quảng bá nhãn hiệu
Merriman tại Tổng Công ty là Ban xây dựng thương hiệu. Chức năng và nhiệm
vụ chính của Ban thương hiệu là:
- Nghiên cứu về thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu
hướng tiêu dùng, xây dựng dòng sản phẩm mang thương hiệu thời trang của
Tổng Công ty.
- Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển
thương hiệu mới: đặt tên, logo, màu sắc, bộ nhận diện thương hiệu…
- Tổ chức thiết kế mẫu thiết kế rập may mẫu theo đúng định vị của dòng
sản phẩm này.lập tác nghiệp sản xuất và tài liệu kỹ thuật chuẩn của đơn hàng
triển khai sản xuất.
- Khai thác và phát triển nguồn nguyên phụ liệu phù hợp cho dòng sản
phẩm thời trang.
- Cân đối và lập kế hoạch triển khai để sản xuất các đơn hàng thời trang tại
chuyền thời trang và đơn vị may khác khi có yêu cầu.
- Xây dựng và giám sát kênh phân phối sản phẩm,xây dựng các chính sách
ưu đãi cho hệ thống phân phối sản phẩm.
- Thực hiện các chương trình truyền thông PR thương hiệu, sản phẩm, tổ
chức thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng…
Có thể thấy rằng công việc tại Ban thương hiệu là rất nhiều, tuy nhiên với
lực lượng nhân sự hiện tại thì chưa thể giải quyết hết mọi công việc, đặt biệt
Merriman đang trong thời kỳ triển khai mạnh mẽ hơn bao giờ hết, với 3 nhân
viên chủ yếu phụ trách công tác Marketing. Một người phải thực hiện rất nhiều
việc từ liên hệ khách hàng, vạch kế hoạch Marketing…
Công tác nghiên cứu thị trường còn chưa đồng bộ, chưa thực hiện trên quy
mô rộng lớn, đặc biệt là những thị trường khác trên toàn quốc.
Từ những lý do trên, Công ty nên tăng cường thêm số người cho bộ phận
Marketing để đáp ứng phù hợp hơn với công việc nhằm cân đối tốt nhất nhiệm
vụ của các thành viên từ đó hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn.
105
105
3.2.1.2 Hướng chọn giải pháp:
Nhiệm vụ của bộ phận sẽ được mở rộng ra và hoạt động sâu hơn trong từng
mảng của hoạt động Marketing.
+ Xây dựng chiến lược Marketing trong ngắn và trung hạn.
+ Dự báo sự biến động của môi trường kinh doanh và những thay đổi thị
trường trong tương lai gần.
+ Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, dự báo nhu cầu sản phẩm hàng
năm.
+ Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh hiện tại và các đối thủ cạnh tranh tiềm
năng trong tương lai.
+ Tìm kiếm các nhà cung ứng thay thế.
+ Lựa chọn và quản lý kênh phân phối.
+ Lập kế hoạch hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm.
+ Thực hiện công tác xúc tiến nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm,
khuyếch trương thương hiệu Merriman.
+ Tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng và các đối tác.
Với những nhiệm vụ trên cơ cấu của bộ phận Marketing cần phân chia mỗi
người theo số công việc được giao. Đối với đặc trưng của sản phẩm chúng ta nên
phân chia theo khu vực địa lý.
3.2.1.3 Giải pháp cụ thể:
a. Về cơ cấu tổ chức
Bố trí mỗi cá nhân trong phòng sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ mà liên quan
đến một khu vực nhất định. Vai trò của mỗi thành viên là quản lý và theo dõi tình
hình tiêu thụ và các hoạt động liên quan khác như đối thủ cạnh tranh trên địa bàn
đó, môi trường và thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm, xem xét lại hiệu
quả tiếp thị… từ đó, thành viên phụ trách có nhiệm vụ phân tích và đánh giá
những điểm mạnh và yếu của hoạt động để đề ra những biện pháp khắc phục, bổ
sung, cải tiến sản phẩm và hoạt động nhằm đưa ra được những sản phẩm, hoạt
động tốt nhất phù hợp với mọi nhu cầu của thị trường. Để có những thông tin đó
chúng ta có thể lấy từ các đại lý, gửi bảng đánh giá tới các nhà máy may trên địa
bàn hay trực tiếp tới các cửa hàng thời trang lớn để điều tra. Qua đó ta thu thập
106
106
được những thông tin chính xác và có thể giới thiệu sản phẩm tới các bạn hàng
mới.
b. Về cơ cấu nhân sự
Công ty cần bố trí theo cách đúng người đúng việc. Đồng thời những người
này phải có chuyên môn trình độ am hiểu về Marketing, có kinh nghiệm làm việc
lâu năm và am hiểu một cách tổng thể về Công ty mình. Việc bố trí các vị trí như
sau:
- Trưởng bộ phận Marketing hiện đã có và nhiệm vụ của trưởng bộ phận:
Quản lý toàn bộ mọi hoạt động Marketing.
Tham mưu với phòng kinh doanh để thực hiện mọi nhiệm vụ khác sao
cho chúng có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau.
Tổng hợp đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu và chiến lược mà
Công ty đã đề ra.
Phân bổ ngân sách cho các hoạt động Marketing thông qua ý kiến của
cấp trên.
- Bộ phận nghiên cứu Marketing, nên bố trí 3 người quản lý theo 3 khu vực
là Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.
Thường xuyên theo dõi những diễn biến của thị trường, qua đó đưa ra
những nhận định khách quan, chính xác và kịp thời nhất.
Tổng hợp, đánh giá các chương trình tiêu thụ, quảng cáo, khuyến mãi,
điều tra thị hiếu khách hàng để tham mưu cho lãnh đạo lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng, các đối tác, bên cạnh đó tìm thêm
nhiều khách hàng và đối tác mới.
Tuyển chọn những người năng nổ, nhanh nhẹn có khả năng giao tiếp và
nghiệp vụ chuyên môn tốt, am hiểu sâu sắc về sản phẩm.
Bên cạnh đó Công ty hiện nay đã có nhân viên bán hàng. Nhân viên này
sẽ kết hợp với bộ phận Marketing để có thể đưa ra những đánh giá đầy đủ và
chính xác hơn nhằm tham mưu với trưởng bộ phận Marketing để đưa ra các
quyết định có hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ của nhân viên này là:
107
107
Nghiên cứu các hình thức tiêu thụ nào là hiệu quả nhất, kết hợp với các ý
kiến của bộ phận nghiên cứu và phòng kinh doanh để đưa ra những chính sách
tốt nhất.
Duy trì tốt mối quan hệ với các đại lý, các kênh phân phối của Công ty.
Theo dõi và có điều chỉnh với các dịch vụ sau bán khi có sự thay đổi về
yêu cầu của khách hàng, thu thập phản hồi của khách hàng.
- Bộ phận quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng: Gồm ít nhất 2 người vì khối
lượng công việc rất nặng.
Nghiên cứu hình thức xúc tiến, phương tiện, thời điểm.
Đảm nhiệm việc tìm đối tác thực hiện, ký kết hợp đồng và thực hiện.
Chuẩn bị hàng mẫu, bản chào hàng.
Đánh giá kết quả đạt được và đưa ra những nhận định
Nên tuyển những nhân viên có hiểu biết sâu rộng về các hoạt động xúc tiến,
am hiểu về sản phẩm.
3.2.1.4 Hiệu quả mà giải pháp mang lại
- Hoạt động Marketing của Công ty mang tính chuyên nghiệp hơn.
- Có phản ứng nhanh hơn so với mức độ thay đổi của thị trường.
- Công ty có thể xây dựng được những chiến lược phù hợp với từng sản
phẩm, từng thị trường, từng khách hàng.
- Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và thuận lợi
hơn.
- Nâng cao thương hiệu Merriman, vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị
trường trong và ngoài nước.
3.2.2 Giải pháp 2: Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường
3.2.2.1 Lý do đưa ra giải pháp
Nghiên cứu nhu cầu của thị trường được coi là hoạt động có tính chất tiền
đề của công tác kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, có tầm quan trọng
đặc biệt trong việc xác định đúng hướng phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại
cũng như trong tương lai. Nếu nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp doanh nghiệp đề
108
108
ra những kế hoạch, chiến lược thực hiện đúng với nhu cầu và phù hợp với năng
lực của doanh nghiệp hơn.
Qua phân tích thực trạng nghiên cứu thị trường ở phần 2, ta thấy hoạt động
nghiên cứu thị trường tại Công ty cho sản phẩm mới là Merriman chưa được
thực hiện hiệu quả, hoạt động này mới chỉ dừng lại ở việc đặt sản phẩm
Merriman tại cửa hàng liên kết như siêu thị Hòa Thọ hoặc siêu thị Vinatex, chưa
có những bước đi độc lập một cách mạnh mẽ nhất. Và hiện tại, việc nghiên cứu
thị trường chỉ đơn thuần là cử nhân viên đi khảo sát khu vực đó mà không có kế
hoạch cụ thể chọn những thị trường tiềm năng và kết hợp từ nhiều nguồn phân
tích, đánh giá thị trường nào là phù hợp nhất cho việc đặt các cửa hàng Merriman
tại các địa điểm đó.
Xét trong mối tương quan với những yêu cầu và thách thức của môi trường
kinh doanh trong điều kiện hội nhập hiện nay đòi hỏi Công ty phải tăng cường
công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng.
Công ty cần coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn nếu muốn Merriman thật sự
định vị được trong tâm trí khách hàng trong thời gian tới vì giai đoạn sản phẩm
thâm nhập vào thị trường là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đánh dấu sự tiếp
tục tồn tại của nó trong tương lai hay không.
3.2.2.2 Hướng chọn giải pháp:
Trong thời gian tới Công ty nên kết hợp hai cách thức nghiên cứu là qua
sách báo, tạp chí, trang web và nghiên cứu thực tế. Đặc biệt là công tác thực tế
cần đẩy mạnh hơn nữa về cả quy mô và nguồn lực. Các mục tiêu cần đạt được:
- Định lượng được quy mô thị trường hiện tại và tương lai.
- Thu thập thông tin về kết cấu khách hàng, thu nhập bình quân của người
tiêu dùng, phong tục, thói quen, giá trị thẩm mỹ…
- Xác định được đối thủ cạnh tranh, xác định điểm mạnh và điểm yếu của
họ để so sánh với Công ty, chiến lược của đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương
lai.
- Dự báo được những biến động của môi trường kinh doanh có thể xảy ra
và xu hướng thay đổi của thị trường trong thời gian tới.
Phương pháp điều tra:
109
109
- Điều tra tại một số địa bàn mà có doanh thu cao, căn cứ vào các chỉ tiêu
như: Thu nhập, quan điểm thẩm mỹ, phong tục tập quán, thời tiết…
- Ở thị trường trong nước có thể tiến hành tập trung ở những thành phố lớn
như: Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Trị,… đây là
những thị trường gần trung tâm sản xuất. Tiếp sau đó mở rộng ra những thị
trường mới mẻ hơn như các thành phố ở Tây Nguyên, các vùng ở miền Tây Nam
Bộ…
- Ở thị trường nước ngoài tuy Công ty chưa có hướng mở rộng thị trường ra
ngoài nhưng đây là thị trường có tiềm năng lớn và sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh mạnh nên Công ty cần có những đầu tư mới trong thời gian tới.
3.2.2.3 Giải pháp cụ thể:
a. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khách hàng
Khách hàng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, đến sự tồn tại của nhãn
hiệu. Đối với Merriman có rất nhiều kênh khách hàng khác nhau, từ khách hàng
trung gian là các đại lý, người bán buôn, bán lẻ đến người mua hàng trực tiếp.
Công ty nên thu thập thông từ các khách hàng khác nhau, thông qua mối
quan hệ với Hòa Thọ Fashion, có thể tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng ở khu
vực đó. Hoặc cũng có thể tìm hiểu qua mối liên kết với khách hàng của Vinatex
là một đối tác lâu năm và khá tin cậy của Hòa Thọ Fashion.
b. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh rất quan trọng trong việc xây dựng chiến
lược Marketing nói riêng và chiến lược chung của toàn doanh nghiệp. Hiện tại,
trên thị trường may mặc có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Merriman cả về chất
lượng, mẫu mã, kiểu dáng đến giá cả… như Việt Tiến, An Phước, May 10, Nhà
Bè…
Công ty cần có các hoạt động điều tra về đối thủ cạnh tranh thông qua các
chi phí về quảng cáo, thu thập thông tin về những đánh giá của khách hàng về
các loại sản phẩm thông qua các bạn hàng trung gian. Khi thu thập các thông tin
cần thiết về đối thủ thì bộ phận Marketing cần tiến hành phân tích, đánh giá một
cách nhanh nhất nhưng có được kết quả tốt nhất.
110
110
Tuy nhiên ngoài hai đối thủ chính hiện nay, Công ty không nên bỏ qua các
đối thủ khác mặc dù chỉ là các cơ sở sản xuất nhỏ, đối thủ cạnh tranh tiềm năng
có thể có đến từ nước ngoài. Tuy Công ty được đánh giá khá cao ở thị trường
trong nước nhưng việc làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng của các cơ
sở không tên tuổi đã gây ra nhiều khó khăn không nhỏ cho Công ty trong việc
lấy lại uy tín của mình. Do đó Công ty phải luôn theo dõi thường xuyên, kịp thời
phát hiện ra những điểm bất hợp lý những việc làm gây ảnh hưởng tới Công ty
để có biện pháp khắc phục kịp thời.
c. Tiến hành xác định thị trường mục tiêu:
Việc nghiên cứu thị trường mục tiêu sẽ giúp cho Công ty có cái nhìn tổng
thể nhất và những đánh giá chính xác, khách quan nhất về diễn biến hiện tại của
thị trường và xu hướng phát triển của nó. Ngoài ra còn cho Công ty thấy được
việc phân khúc thị trường của mình đã hợp lý chưa, mức độ phù hợp với nhu cầu
cao hay thấp, vị trí sản phẩm trên thị trường …
Thị trường mục tiêu mà Merriman muốn hướng tới là thị trường nội địa. Vì
đây là một thị trường rộng lớn với dân số đông đảo, thu nhập của người dân ngày
một tăng, khiếu thẫm mỹ ngày một cao và mục đích mà Merriman muốn mang
lại cho chính khách hàng trong nước một phong cách ăn mặc mới, vừa thời trang
mà cũng rất tiện dụng và thoải mái.
3.2.2.4 Hiệu quả của giải pháp mang lại:
- Công ty nắm vững tình hình thị trường, thấu hiểu đối thủ cạnh tranh,
khách hàng và nhà cung cấp.
- Chủ động tìm hiểu mong muốn của khách hàng, biến nó thành nhu cầu và
sản xuất ra sản phẩm thực tế để đáp ứng nhu cầu đó.
- Giảm rủi ro trong kinh doanh, tìm thấy những cơ hội mới, thị trường mới.
- Đưa ra những chính sách kinh doanh mang tính cạnh tranh cao, các giải
pháp đề phòng và khắc phục hiệu quả.
3.2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách
Marketing-Mix
3.2.3.1 Lý do chọn giải pháp
111
111
Hiện nay, Merriman mới chỉ thâm nhập thị trường, sức cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường còn rất yếu và phải đối mặt với rất nhiều các đối thủ rất
mạnh và có truyền thống phát triển thương hiệu từ lâu, đã được nhiều người tiêu
dùng yêu thích, cho nên còn rất nhiều việc phải làm để phát triển cho thương
hiệu này. Các chính sách Marketing đưa ra có yếu tố đã mang lại hiệu quả, có
yếu tố chưa và thậm chí có yếu tố chưa thực hiện. Vì vậy, để mở rộng và phát
triển thương hiệu trong thời gian tới, Công ty cần phải có những điều chỉnh vượt
bậc cho cả 4 chính sách Marketing-Mix.
3.2.3.2 Hướng giải quyết
Cần phải đề ra những hoạt động cụ thể cho từng chính sách trong
Marketing-Mix. Xác định ngân sách và phân bổ nguồn lực cho từng hoạt động
đó. Phân tích, đánh giá và xem xét mức độ gắn kết, bổ trợ của từng hoạt động và
đề ra biện pháp giải quyết kịp thời.
3.2.3.3 Giải pháp cụ thể
a. Chính sách sản phẩm
Merriman từ khi ra đời đã xây dựng cho mình một hình ảnh thời trang mới
có nét khác biệt hơn so với các thương hiệu thời trang khác trên thị trường, xuất
phát từ dòng họ gia đình cổ điển phổ biến nước Anh thể hiện hình ảnh người
đàn ông vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt. Với những tính năng và khác biệt trong
phong cách thiết kế, màu sắc phối hợp hài hòa, chất liệu nguyên phụ liệu mới mẻ
thể hiện trên những họa tiết trên vải khác biệt hẳn so với những thương hiệu
khác. Do đó, Merriman phải biết phát huy điểm khác biệt này của mình. Trong
tương lai, nên tiếp tục cho ra đời nhiều mẫu mã mới, đồng thời phải quảng bá
rộng rãi cái khác biệt đó để người tiêu dùng biết những điểm hơn mà sản phẩm
khác không thể có được.
Công ty có thể xây dựng các bảng điều tra lấy ý kiến khách hàng. Qua đó sẽ
thu thập được những thông tin chính xác và bổ ích vì người tiêu dùng là người
trực tiếp sử dụng sản phẩm, họ sẽ có những đánh giá khách quan hơn, từ đó
Công ty có thể biết được những khuyết điểm nào mà sản phẩm của mình mắc
phải để từ đó có hướng khắc phục. Ngoài ra, Công ty có thể lấy ý kiến từ các Đại
lý, nhà bán buôn, báo cáo của ngành Dệt may, ý kiến chuyên gia… Đối với các
112
112
khách hàng trung gian thì Công ty cần có những buổi hội thảo khách hàng tìm
hiểu những mong muốn, những khó khăn và thuận lợi của họ để liên kết với họ
thực hiện một chuỗi trong qua trình cung ứng Merriman ra thị trường. Thông
thường, trong quá trình thương thảo các đại lý thương đưa ra điều kiện, chẳng
hạn như chiết khấu cho họ khoản bao nhiêu phần trăm trên giá cả.
Công ty nên có sự kiểm tra, đánh giá, so sánh sản phẩm của mình với các
đối thủ cạnh tranh về tất cả các mặt như: giá cả đã hợp lý chưa, màu sắc, kiểu
dáng, độ bền, đẹp, tính thời trang của sản phẩm so sánh với đối thủ. Từ đó, mới
có thể biết được những mặt trội và hạn chế của mình so với đối thủ, chỉ khi đó
chúng ta mới đưa ra biện pháp khắc phục, cải tiến chính xác và toàn diện nhất.
b. Chính sách giá cả
Giá hiện nay Công ty đưa ra đang ở mức giá chuẩn, mặc dù định vị là
thương hiệu thời trang cao cấp nhưng giá của Merriman không quá đắt đối với
những người có thu nhập tương đối. Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm,
Công ty không nên lúc nào cũng giữ nguyên một giá bán cố định. Chẳng hạn như
Công ty có thể giảm giá vào những thời điểm nhất định để kích cầu, với lại sản
phẩm đang trong giai đoạn thâm nhập thị trường, việc định giá ban đầu phải thất
sự khôn khéo, đúng giá đúng chất lượng mà người tiêu dùng có thể chấp nhận
được. Khi định giá sản phẩm Công ty có thể căn cứ vào 3 yếu tố sau:
+ Căn cứ vào giá thành sản phẩm tức là tập hợp tất cả các chi phí như chi
phí điều hành, chi phí sản xuất, chi phí Marketing và các chi phí khác. Nếu có
thể nên xác định rõ chi phí biến đổi và cố định, khi đó chúng ta mới biết cụ thể
và có thể tiết kiệm nó trong phạm vi có thể nhằm mục đích hạ giá thành sản
phẩm.
+ Căn cứ vào giá thị trường: Trong thị trường giá cả bị chi phối bởi nhiều
yếu tố khác nhau và hình thành nên nhiều mức giá ở trong trạng thái cân bằng
nhất rồi vận động tùy theo biến số tác động, từ đó tạo ra mức giá cao hay thấp.
Là nhà kinh doanh cần phải biết được quy luật biến đổi và xu thế phát triển của
giá cả không những trong quá khứ, hiện tại mà còn ở tương lai. Việc định giá cần
phải linh hoạt sao cho phù hợp nguyên tắc giá thành nhỏ hơn giá bán Công ty,
nhằm đảm bảo mức lợi nhuận cần thiết.
113
113
+ Căn cứ vào chất lượng sản phẩm và yếu tố cạnh tranh: hiện nay trên thị
trường có rất nhiều thương hiệu thời trang cao cấp dành cho nam giới, tính chất
cạnh tranh ngày càng phức tạp hơn, cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm,
về kiểu dáng, chất lượng phục vụ…. để tồn tại, mức giá chúng ta đưa ra phải
tương xứng với chất lượng là điều trước tiên mà một sản phẩm mới như
Merriman cần thực hiện.
c. Chính sách phân phối:
Để mở rộng kênh phân phối của mình trong điều kiện người tiêu dùng chưa
biết nhiều về sản phẩm, Merriman nên phối hợp với các đơn vị trong ngành như
Hòa Thọ Fashion và Vinatex để phân phối sản phẩm. Sau khi đã tạo được hình
ảnh trong tâm trí khách hàng, Công ty nên tìm cho mình những địa điểm bán
hàng riêng biệt bằng cách xây dựng những cửa hàng riêng, thực hiện các hoạt
động một cách chủ động hơn.
Tận dụng là một nhãn hiệu của Tổng Công ty Hòa Thọ, Công ty nên liên
kết với các đại lý cho phân phối những sản phẩm của Merriman. Đây là một
kênh phân phối rất hữu hiệu, với số lượng đại lý cực kỳ lớn, điều này sẽ giúp tiết
kiệm được chi phí tìm kiếm những đại lý khác, lại có thể phân phối được sản
phẩm của mình ra khắp nơi.
Hoạt động phân phối Merriman chỉ mới tập trung ở các tỉnh có khu vực đặt
nhà máy của Hòa Thọ, đó là các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị. Công ty
cần mở rộng hệ thống đại lý ra hai trung tâm thành phố lớn như Hà Nội và Tp
Hồ Chí Minh. Hai nơi này có số dân đông, thu nhập của người dân cao, đặc biệt
nam giới có sự chú trọng trong phong cách ăn mặc, ăn mặc trở thành một yếu tố
không thể thiếu trong đời sống và sự khẳng định vị thế của họ trong xã hội hiện
đại và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua những thị trường
tiềm năng khác ở khu vực Tây Nguyên , Tây Nam Bộ, …
Việc tìm kiếm các đại lý mới cần tiến hành như sau: Thông báo trên báo,
tạp chí, các phương tiện truyền thông đại chúng như đài, đưa các thông báo
xuống từng khu vực muốn mở. Việc thiết lập một đại lý mới không đơn giản
chút nào chúng ta cần phải xem xét nhu cầu ở đó, năng lực của đối tác, địa điểm
thuận lợi và mức trích hoa hồng…
114
114
d. Chính sách xúc tiến
Về quảng cáo
Hiện tại, quảng cáo cho các sản phẩm của Merriman chưa nhiều nên cần
thêm các quảng cáo cho sản phẩm trên các trang wed chuyên ngành may mặc,
thời trang…
Do đặc thù là ngành may mặc thời trang, người ta vẫn sử dụng các trang
wed để quảng bá cho sản phẩm của mình là quan trọng hơn cả quảng cáo trên
truyền hình. Trước tiên, phải cập nhật thường xuyên các mẫu mã mới lên trang
wed của mình để người tiêu dùng có thể tham khảo, xây dựng trang wed thật đẹp
vì đây là trang wed mang đặc trưng cho cái đẹp và phải mạnh mẽ mang phong
cách của nam giới. Vì khách hàng khi ghé thăm trang web họ sẽ có ấn tượng
ngay từ đầu.
Quảng cáo trên các tạp chí thời trang định kỳ, vì so với chi phí quảng cáo
trên các tạp chí thời trang rẻ hơn nhiều so với quảng cáo trên tivi.
Quan hệ quần chúng và tuyên truyền:
Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề giới thiệu sản phẩm, hoặc tham gia các
hội chợ quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.
Gửi các thư chào hàng trong đó ghi tất cả những đặc điểm của sản phẩm,
nhấn mạnh những điểm mạnh vượt trội của sản phẩm và những yếu tố ưu đãi
khác khi hợp tác với chúng ta.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng. Đối với một mặc hàng cao
cấp thì yếu tố đánh giá tính cao cấp của nó rất quan trọng ở chất lượng sản phẩm
và chất lượng dịch vụ. Đào tạo đội ngũ bán hàng từ việc hiểu biết về sản phẩm,
có thể tư vấn được cho khách hàng những loại quần hoặc áo phù hợp, có thể
chỉnh sửa theo yêu cầu của khách. Vào những dịp lễ Công ty có thể gửi quà tặng
hoặc phiếu ưu đãi, thẻ giảm giá, khuyến mãi đối với những khách hàng thường
xuyên…
Liên kết với các đơn vị, Công ty trao quà tặng là những sản phẩm của Công
ty (ví dụ: nhân lễ kỷ niệm, tổng kết cuối năm, thưởng nhân viên xuất sắc….)
115
115
Tổ chức thi đua bán hàng giữa các cửa hàng với nhau. Cửa hàng nào cuối
tháng có doanh số cao hơn sẽ được thưởng, quy định mức thưởng nếu đạt được
chỉ tiêu cao nhất.
Có thể tài trợ cho các lễ hội, chương trình nghệ thuật, thể thao… vì tại
những nơi này có số lượng người qua lại rất nhiều, cơ hội được lên các phương
tiện truyền thông cũng cao hơn nên đây là dịp để khuếch trương hình ảnh của
mình.
Tăng cường đội ngũ những người làm công tác tiếp thị:….
Phân bổ đi tìm những thị trường mới
Đảm nhiệm quảng bá mỗi kênh khác nhau
Họp hội nghị hàng kỳ để tổng kết những việc làm được và chưa được,
đưa ra chỉ tiêu phải đạt được…..
Hoàn thiện kênh bán hàng trực tiếp
Tăng cường đội ngũ bán hàng trực tiếp: đề ra một chế đô tuyển dụng nhân
viên bán hàng tại các cửa hàng thật chu đáo, có kiến thức về thời trang, ngoại
hình khá. Khi đưa nhân viên vào phải có nhiều đợt training cho họ, cho ăn mặc
chuyên nghiệp, huấn luyện kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng… những
người quản lý cũng phải xây dựng một hình tượng chuyên nghiệp….
3.2.3.4 Hiệu quả mang lại
- Việc hoàn thiện chính sách Marketing – mix sẽ giúp Merriman có những
thay đổi mới, phù hợp hơn với xu thế phát triển của nhu cầu, của thị trường.
- Giúp Merriman đạt được mục tiêu nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh
đó nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường, mở rộng và phát triển hơn nữa
trong thời gian tới.
116
116
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ nói
chung và công tác Marketing cho nhãn hiệu Merriman nói riêng, em xin đưa ra
một số kiến nghị như sau:
Đối với Công ty
- Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm củng cố và
giứu vững thị phần mà Công ty đã đạt được. Bên cạnh đó Công ty nâng
cao khả năng để thâm nhập thị trường mới đầy tiềm năng bằng uy tín và
chất lượng sản phẩm.
- Đổi mới trang thiết bị máy móc kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại
vào trong sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Bên
cạnh sự áp dụng máy móc vào sản phẩm cũng tăng cường công đoạn thủ
công ngày một tinh vi và kỹ xảo cao cho ra đời những sản phẩm mới lạ và
hấp dẫn nhất, vì đặc trưng của sản phẩm yêu cầu không những máy móc
mà cả công đoạn làm thủ công.
- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên làm việc ở các phòng ban
những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và giàu lòng tâm
huyết với Công ty. Thường xuyên có chương trình đào tạo đội ngũ công
nhân, nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nhiều kinh
nghiệm và sáng tạo trong công việc. Áp dụng các chính sách nhằm
khuyến khích họ luôn có ý thức và trách nhiệm làm việc.
- Cần có nhiều chính sách quan tâm tới các hoạt động mà quyết định tới sự
thịnh vượng của Công ty như hoạt động Marketing, hoạt động xuất nhập
khẩu, hoạt động sản xuất…
* Đối với Ban xây dựng thương hiệu
- Tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời thêm những mẫu quần áo Merriman có
chất lượng tốt, để mang lại cho người tiêu dùng cơ hội được sở hữu những
bộ quần áo hợp thời trang và có giá trị.
117
117
- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu và Marketing cho Merriman
trong thời gian tới, giúp Merriman mở rộng được ra các thị trường khác
trên cả nước và trong tương lai có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
- Tham gia các chương trình của ngành Dệt may để có các cơ hội cọ xát,
tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ những thương hiệu thời trang khác
trong cả nước và trên thế giới.
- Lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ, đặt khách hàng là mục tiêu phấn
đấu của toàn Ban, thực hiện chăm sóc khách hàng để khách hàng cảm
nhận thương hiệu biết quan tâm đến họ. Đây là chìa khóa giúp thương
hiệu thành công trong tương lai.
118
118
KẾT LUẬN
Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay để một doanh nghiệp có
thể tồn tại và phát triển trên thị trường không phải là điều mà doanh nghiệp nào
cũng làm được. Chìa khóa của sự tồn tại và phát triển chính là sản phẩm khi sản
xuất ra đều được thị trường chấp nhận và tiêu thụ, nhưng để làm được điều đó thì
không thể thiếu hoạt động Marketing, Marketing chính là cách thức, công cụ
giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy việc vận dụng nó như
thế nào là một vấn đề cần thiết và được các nhà quản lý quan tâm nhiều.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy đây là một trong những
Công ty đóng góp rất lớn vào thu nhập của nền kinh tế với hoạt động xuất khẩu
chiếm gần 70% cơ cấu hàng hóa, giải quyết việc làm cho gần 7.000 lao động.
Đây thực sự là một doanh nghiệp không chỉ có bề dày phát triển lâu đời mà
tương lai vẫn sẽ tiếp tục đóng góp rất lớn vào ngân sách địa phương và cả nước.
Qua thời gian thực tập tại Ban xây dựng thương hiệu, em đã được học hỏi
rất nhiều kiến thức quý báu từ thực tế giúp em hiểu được hoạt động sản xuất kinh
doanh và đặc biệt công tác Marketing ngoài thực tế là phải làm những gì. Qua
quá trình phân tích và tìm hiểu hoạt động Marketing tại Ban Xây dựng thương
hiệu, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cho nhãn hiệu Merriman. Em hy
vọng những đóng góp này sẽ giúp nhãn hiệu tiếp tục phát triển hơn nữa trong
thời gian tới và định vị được trong tâm trí người tiêu dùng.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô Chú, Anh Chị trong
Công ty, đặc biệt là các Anh Chị trong Ban thương hiệu, các Thầy Cô khoa Kinh
tế trường Đại Học Nha Trang, đặc biệt là Cô Đỗ Thị Thanh Vinh đã giúp đỡ em
hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Vì điều kiện tiếp xúc thực tế và
kinh nghiệm còn thiếu nên bài viết còn nhiều sai sót, em rất mong Anh Chị trong
Công ty và các Thầy Cô chỉ bảo và đóng góp cho bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
119
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Marketing căn bản, NXB Hà Nội, 2005.
2. Philip Kotler. “Marketing căn bản”. NXB Thống Kê, 1997.
3. Báo, Tạp chí về ngành may mặc
4. Các bài báo cáo của các khóa trước
5. Các tài liệu của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ - Tp Đà Nẵng
6.
7.
8.
9.
10.
120
120
Phụ lục: Bảng câu hỏi
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Kính chào quý khách hàng!
Tôi tên là: Nguyễn Thị Thơ - sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại
học Nha Trang.
Hiện tại tôi đang thực tập tại Ban Thương hiệu thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dệt
may Hòa Thọ, để hoàn thành công tác tốt nghiệp của mình qua đề tài: “Hoàn thiện
chính sách marketing cho sản phẩm quần áo nam Merriman ở Tổng Công ty CP
Dệt May Hòa Thọ - Tp Đà Nẵng”. Hy vọng quý khách hàng có thể bớt chút thời gian
của mình đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
câu 1: Trước đây, anh thường sử dụng sản phẩm thuộc thương hiệu nào:
Việt Tiến An Phước John Henry Khác
câu 2: Mức độ biết đến nhãn hiệu Merriman:
Rất cao Cao Bình thường Thấp
câu 3: Các phương tiện mà qua đó anh biết đến Merriman:
Báo chí Internet Ti vi Người giới
thiệu
Băng rôn, áp phích quảng cáo Khác
câu 4: Đánh giá của anh về giá cả sản phẩm hiện tại là:
Rất cao Cao Bình thường Thấp
câu 5: Đánh giá của anh về kiểu dáng mẫu mã Merriman là:
Lịch sự, trang nhã Bình thường Không có ý
kiến
câu 6: Đánh giá của anh về chất lượng sản phẩm Merriman:
Rất tốt Tốt Bình thường Thấp
câu 7: Mức độ đánh giá của anh về vị trí cửa hàng Merriman là thuận lợi để mua
sắm:
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý
Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn
đồng ý
câu 8: Mức độ đánh giá của anh về logo Merriman đẹp và ý nghĩa:
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý
Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn
đồng ý
câu 9: Đánh giá của anh về wedsite của Merriman tại địa chỉ www.merriman.com.vn
có cung cấp đầy đủ thông tin ?
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý
Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn
đồng ý
câu 10: Anh đã hài lòng với các chính sách khuyến mãi, giảm giá Merriman chưa?
Có Không Không có ý kiến
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý giá của quý khách hàng!
Kính chúc may mắn và thành công!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_chinh_sach_marketing_mix_cho_san_pham_quan_ao_nam_merriman_o_tong_cong_ty_det_may_hoa_tho_7902.pdf