Đề tài Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới kinh tế-xã hội của đất nước mà nội dung cơ bản là chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), công nhận sự đa dạng của các hình thức sở hữu, tạo điều kiện để mở rộng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thực hiện chính sách mở cửa trong quan hệ quốc tế. Trong hơn 20 năm qua, phù hợp và đáp ứng quá trình chuyển đổi kinh tế- xã hội, chính sách phát triển giáo dục đại học (GDĐH) cũng đã và đang trong quá trình tự đổi mới. GDĐH đã triển khai nhiều chủ trương và biện pháp quan trọng, trong đó phải kể đến việc thực hiện dân chủ hóa nhà trường; điều chỉnh mục tiêu, cấu trúc lại chương trình đào tạo; xây dựng các trường đại học kiểu mới; thực hiện quy trình đào tạo mới, áp dụng học chế tín chỉ; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, kết gắn các hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất Mặc dù đã có những cố gắng nhưng nhìn chung, sự chuyển biến của chính sách phát triển GDĐH còn chậm so với các yêu cầu mới nẩy sinh từ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Một trong những nguyên nhân của sự chậm trễ này là do chính sách phát triển GDĐH còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề “ Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ khoa học kinh tế là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn bức xúc. Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt 6 Danh mục các bảng 7 Danh mục các hình vẽ 8 PHẦN MỞ ĐẦU 9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN 18 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG 18 NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ 1.1.1. Đặc điểm của giáo dục đại học trong điều kiện kinh tế thị trường 18 1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển giáo dục đại học 27 1.1.3. Đặc điểm của chính sách phát triển giáo dục đại học. 35 1.1.4. Tầm quan trọng của chính sách phát triển giáo dục đại học trong 41 nền kinh tế thị trường 1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH 44 1.2.1. Nội dung của chính sách phát triển giáo dục đại học 45 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách phát triển giáo dục đại học 53 1.3. KINH NGHIỆM CHÍNH SÁC H PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 62 ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Chính sách phát triển giáo dục ở các nước phát triển, đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi 1.3.2. Những kinh nghiệm rút ra cho việc hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở các nước đối với nước ta CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TỪ SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 2.1.1. Quá trình đổi mới nội dung chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta. 2.1.2. Đánh giá biện pháp thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học 2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CHỦ YẾU VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY 2.2.1. Những hạn chế chủ yếu của chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta hiện nay 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập của chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 3.1.1. Bối cảnh và xu thế phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam những năm tới 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng về quy mô, số lượng sản phẩm giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội 175 3.2.2. Tiếp tục đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục đại học 176 3.2.3. Thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục đại học 180 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI 3.3.1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật khuyến khích vận dụng quy luật thị trường trong quản lý và quản trị giáo dục đại học 3.3.2. Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện mô hình “giả thị trường” giáo dục đại học 3.3.3. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chuyển từ nhà nước quản lý sang nhà nước giám sát giáo dục đại học 3.3.4. Đổi mới công tác tổ chức thiết kế và thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học 3.3.5. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học 211 KẾT LUẬN 216 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 220

pdf246 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả mà bằng bất kỳ một cách nào khác không thể đạt được. Đó là sự cân bằng những lợi ích quốc gia, lợi ích từng cơ sở đào tạo dưới tác động của thị trường. Ảnh hưởng tương đối của từng nhóm lợi ích cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhóm chính là điều kiện mà nhờ đó các quyết định chính sách tương đối có hiệu quả về kinh tế và khả thi về chính trị. 212 Việc hoạch định chính phát triển GDĐH cũng là quá trình định hướng chính trị cụ thể với một khung thể chế rõ ràng và các kết quả nghiên cứu phân loại đối tượng tác động, thụ hưởng trong mối tương quan giữa các nhóm lợi ích cụ thể đối với những chính sách hiện hữu cả về lý luận và thực tiễn một cách khoa học và toàn diện trong lĩnh vực GDĐH. Trên cơ sở xác định đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tổng thể trong từng giai đoạn, việc xây dựng chính sách phải đề ra được các quyết sách chính xác, trên cơ sở đó tạo ra những mở đột phá khẩu, đồng thời dự báo được thay đổi chính sách kịp thời, sát với tình hình và giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển. Chính sách và biện pháp hoàn toàn không theo nguyên tắc cứng nhắc, mà luôn đổi mới theo sát với thực tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các chính sách được đề ra phải chú trọng đến tính tổng thể, có tầm nhìn dài hạn, toàn cục và được xây dựng trên cơ sở cân nhắc rất kỹ mục tiêu cho từng thời kỳ. Trước khi đưa vào cuộc sống, chính sách cần có bước thẩm định. Thẩm định chính sách là việc ước tính hay xác định hiệu quả kinh tế-xã hội của một chính sách cụ thể dự kiến đưa ra áp dụng tại một không gian và thời gian nhất định. Để làm được việc này, ngoài việc xem xét các đặc trưng riêng biệt của từng loại chính sách (tính thực tiễn, sự phù hợp, mức độ ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích…), cần phải đánh giá các yếu tố rủi ro hữu hình và vô hình khi áp dụng chính sách vào thực tế (phản ứng xã hội, tác động thúc đẩy hay làm chậm lại những quá trình phát triển…) và những yếu tố luật pháp ảnh hưởng đến các nhóm quyền lực và lợi ích khác nhau. Để bảo đảm tính minh bạch, việc thẩm định chính sách phát triển GDĐH phải có sự tham gia của các cơ quan lập chính sách 213 của các các bộ, ngành; các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục và đào tạo; các nhà quản lý trường đại học, cao đẳng và đội ngũ luật sư. Những người tham gia thẩm định chính sách đòi hỏi phải có tính kiên trì, tự tin, năng động... cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. 3.3.4.2. Đổi mới quy trình xây dựng chính sách phát triển giáo dục đại học - Chuyển việc xây dựng chính sách từ chỗ chủ yếu dựa vào kinh nghiêm, nhu cầu thực tế sang dựa trên các bằng chứng, trên cơ sở phát hiện những vấn đề có tính chiến lược để tiến hành nghiên cứu hoạch định các chính sách chủ động, dài hạn để việc tổ chức thực hiện chính sách đạt được tính nhất quán và ổn định; chuyển dần từ việc ra các chính sách giải pháp, mang tính tình thế dễ gây bất ổn và mâu thuẫn trong thực hiện sang các chính sách hiệu quả của cả hệ thống GDĐH và giảm dần các yếu tố làm sai lệch hệ thống; chuyển dần việc điều chỉnh chính sách từ chủ yếu theo định tính sang kết hợp cả định tính với định lượng với phương pháp luận khoa học và đa dạng hơn; chuyển từ chính sách theo kiểu mệnh lệnh hành chính, duy ý chí sang chính sách dựa trên cơ sở các nghiên cứu, được tham vấn và đồng thuận của xã hội; chuyển từ việc giữ bí mật về các chính sách sang công khai hóa chính sách. - Thiết lập sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan được giao trách nhiệm chuyên trách quản lý nhà nước về GDĐH với các bộ ngành và các cơ quan nhà nước khác trong suốt quá trình tổ chức thự hiện chính sách. - Thay vì chỉ tập trung vào khâu tổ chức thực hiện chính sách như hiện nay, mở rộng các cuộc vận động chính sách ngay từ khi bắt đầu của một chu trình 214 chính sách. Trên thực thế, nhiều vấn đề khó khăn nảy sinh liên quan đến chính sách chỉ có thể giải quyết triệt để bằng quá trình vận động chính sách. Vận động chính sách có thể thông qua các cuộc họp, tập huấn, hội thảo, hoặc bắt đầu từ các nghiên cứu, khảo sát, đánh giá dự án, các bài học kinh nghiệm, thông tin từ môi trường thông tin đại chúng …. Việc vận động chính sách phát triển GDĐH nên tổ chức dưới một số hình thức như mời các nhà hoạch định chính sách tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề; lấy ý kiến đóng góp trực tiếp của các giáo sư, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý trường đại học và các nhà chuyên môn trong các hội thảo tham vấn, đóng góp ý kiến về chính sách hoặc thông qua chia sẻ tài liệu, báo cáo, thư trưng cầu…Tổ chức các hoạt động vận động chính sách phải theo một kế hoạch cụ thể có tính hệ thống. - Tăng cường công tác lập kế hoạch, xây dựng lộ trình triển khai chính sách. Kế hoạch và lộ trình triển khai chính sách phải được dựa trên những số liệu rõ ràng và đáng tin cậy về thực trạng để có căn cứ đánh giá tác động của chính sách sau khi đưa chính sách vào thực hiện. Việc lập kế hoạch và xây dựng lộ trình triển khai chính sách còn góp phần nâng cao nhận thức, phân công trách nhiệm của các cơ quan chịu quản lý nhà nước và quản lý đào tạo các cấp trong quá trình theo dõi, giám sát chính sách. - Tổ chức tuyên truyền chính sách để nâng cao sự hiểu biết chính sách phát triển GDĐH đối với các nhóm lợi ích trong xã hội và từng đối tượng chính sách là rất quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển GDĐH. Tất cả các sinh viên, giảng viên, phụ huynh, người sử dụng lao động và những người có liên quan khác đến GDĐH phải hiểu được trách nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia vào môi trường GDĐH. Hiện tại, các đối tượng này nhận thức về chính 215 sách phát triển GDĐH còn rất hạn chế. Cần cụ thể hóa mối quan hệ giữa cơ quan soạn thảo chính sách và các trường đại học, cao đẳng. Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng phải là người chịu trách nhiệm về tiến trình đổi mới và đưa GDĐH nước ta hội nhập với GDĐH thế giới. - Xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, thực hiện phân cấp trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chính sách nhằm tránh chồng chéo, sách nhiễu, tham nhũng trong giám sát, đánh giá và điều chỉnh chính sách. Việc điều chỉnh chính sách phải bảo đảm tính minh bạch, phát huy mạnh mẽ vai trò và trách nhiệm của đoàn thể. Trong các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách cần tăng các nội dung về quy định biện pháp chế tài để thúc đẩy quá trình nâng cao nhận thức, đặc biệt là quan niệm, tính cách của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực thi chính sách. - Điều chỉnh chính sách kịp thời khi phát hiện có những điểm chính sách không còn phù hợp với những bối cảnh mới thay đổi. Nội dung điều chỉnh phải bao gồm các khuyến nghị rõ ràng với hệ thống khung chính sách có những cam kết, quy định trách nhiệm và nguồn lực cụ thể để thực thi chính sách; phải có sự cam kết và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo, đặt biệt ở các cơ quan chủ chốt. Thông báo thường xuyên trên những phương tiện thông tin đại chúng tình hình, kết quả phản biện, giám sát, đánh giá và điều chỉnh chính sách cả ở phạm vi hệ thống và phạm vi cấp trường nhằm giúp cho các cơ sở đào tạo tự điều chỉnh, tránh được những vi phạm chính sách tương tự nếu có. 3.3.4.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà làm chính sách chuyên nghiệp 216 Xây dựng, nâng cao năng lực bộ máy tổ chức và cán bộ hoạch định và thực hiện chính sách là một trong những nội dung chủ yếu của công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển GDĐH. Về mặt tổ chức, nó bao gồm hai nội dung chủ yếu: tổ chức bộ máy bộ máy cán bộ hoạch định và triển khai chính sách và giải quyết mối quan hệ làm việc giữa các bộ phận và cá nhân làm công tác hoạch định và triển khai chính sách. Phát triển GDĐH trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, rất cần thiết phải có bộ máy hoạch định và thực thi chính sách phát triển GDĐH đủ sức làm tròn chức năng về hoạch định và triển khai chính sách. Hoàn thiện, nâng cao năng lực bộ máy tổ chức, cán bộ hoạch định và thực thi chính sách phát triển GDĐH cần phải quan tâm đến những vấn đề sau: - Xây dựng bộ máy phải gắn liền với việc nâng cao năng lực chuyên môn cuả cán bộ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường, phù hợp với khả năng và yêu cầu của nền kinh tế đất nước, quán triệt đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. Không thể thực hiện tốt một chính sách đúng nếu không có bộ máy tổ chức hoàn thiện đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của đổi mới cơ chế. - Xây dựng bộ máy phải xuất phát từ thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển GDĐH; đồng thời việc xây dựng bộ máy đòi hỏi phải có một quá trình và bước đi thích hợp. Không thể thay đổi hoàn toàn đội ngũ cũ cán bộ hiện có mà không tính đến sự kế thừa kinh nghiệm. Hiện nay, khi GDĐH trên thế gới có những bước phát triển mới, thường xuyên hơn thì bước đi hiệu quả nhất đối với công tác cán bộ là thường xuyên bồi dưỡng, nâng cấp và cập nhật kiến thức cho họ. 217 - Đổi mới tổ chức bộ máy lập chính sách gắn với đổi mới cơ cấu tổ chức bên trong của từng cơ quan nhà nước, tới phân công chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận cơ quan nhà nước. Đề cao tính chủ động, tính chịu trách nhiệm của của các cơ quan chính sách trên cơ sở thực hiện phân cấp, giao quyền trong việc nghiên cứu, xây dựng, quản lý, điều hành chính sách; về tổ chức bộ máy, biên chế; tăng cường sự tham gia của các trường đại học và cao đẳng trong việc nghiên cứu, quyết định các chương trình, chính sách quốc gia về phát triển GDĐH. Ban hành hệ thống văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan trong việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển GDĐH nhằm thiết lập mố quan hệ cả về trách nhiệm lẫn quyền hạn của các bên liên quan, tạo lên sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp trong hoạch định và thực thi chính sách. - Xây dống, hoàn thiốn thố chố vố tố chốc và hoốt ốống cốa Bố Giáo dốc và ốào tốo; tống cốống nống lốc thi hành pháp luốt cho ốối ngố cán bố quốn lý ốối hốc; ốối mối cố chố tuyốn dống, bố trí, số dống, quy hoốch, chố ốố ốãi ngố ốối ngố xây dống và triốn khai thốc thi chính sách nhốm thu hút nhống ngốối có trình ốố, nống lốc, phốm chốt ốốo ốốc vào làm viốc trong lốnh vốc GDốH. - Lựa chọn đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triên GDĐH vừa có kỹ năng chuyên môn, vừa có tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình, say mê công việc. Việc xây dựng chính sách phát triển GDĐH là công việc rất cụ thể, nên đòi hỏi ngưới làm công tác lập chính sách phát triển GDĐH phải có tính kiên trì và sự cẩn trọng trong việc nghiên cứu những hiện tượng, sự kiện và thu thập thông tin, xử lý số liệu. 218 - Người làm công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển GDĐH đòi hỏi không chỉ có sự hiểu biết, kiến thức sâu sắc cả về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý GDĐH Việt Nam và thế giới, mà còn phải có sự nhạy cảm chính trị, óc phán đoán; am hiểu về các lĩnh vự kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử và tâm lý…Ngoài những tố chất kể trên, người cán bộ hoạch định chính sách phát triển GDĐH còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp: có uy tín cá nhân; có kỹ năng trình bày và khả năng thuyết trình; biết giải thích, thuyết phục, vận động quần chúng; có mối quan hệ rộng; gây được ấn tượng và ảnh hướng tốt trong quá trình tiếp xúc với các đồng nghiệp trong và ngoài nước. - Cán bộ hoạch định và thực thi chính sách phải tuân thủ đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn trong mỗi bước của quá trình hoạch định chính sách. Họ phải có đủ bản lĩnh đưa ra các đề xuất chính sách và chịu trách nhiệm về các chính sách do họ đề xuất hoặc lựa chọn, quyết định. Họ thực hiện công việc phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của quốc gia, của dân tộc, của chế độ, của thời đại, của toàn xã hội và của cả hệ thống GDĐH mà không vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích cục bộ của nhóm quyền lợi mà mình là đại diện. - Hoàn thiện chế độ công vụ đối với đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính sách gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các cơ quan nhà nước; nâng cao nhận thức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, bộ phận chuyên môn có trách nhiệm về hoạch định và thực thi chính sách. Đây là yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động công vụ của công chức trong các cơ quan chính sách nhà nước, đến trách nhiệm công vụ của công chức. Chính vì vậy, khi hoàn thiện chế độ công vụ cần phải chú ý tới việc định rõ chức trách của từng chức vụ quản lý, từng vị trí, chức danh công chức. Tăng cường trang 219 thiết bị và nguồn lực cho bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển GDĐH. - Thốống xuyên ốối mối và kốt hốp mốt cách linh hoốt các hình thốc mối các nhà hoốch ốốnh chính sách tham gia các hối thốo chuyên ốố, lốy ý kiốn trốc tiốp trong các hối thốo tham vốn, ốóng góp ý kiốn vố chính sách; số dống hình thốc ốóng góp ý kiốn thông qua chia số tài liốu/ báo cáo/ thố; tố chốc các hoốt ốống vốn ốống chính sách có kố hoốch và có tính chốt hố thống 3.3.4.4. Thiết lập hệ thống thông tin và tổ chức hệ thống quản trị chính sách phát triển GDĐH năng động và hiệu quả Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ quá trình chính sách để thiết lập kênh đối thoại một cách hiệu quả giữa các nhà hoạch định chính sách, với các cơ quan quản lý, cơ quan quyền lực, các nhóm lợi ích và toàn xã hội, trên cơ sở đó góp phần thực hiện tốt nhất các kế hoạch, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng và nhà nước; đồng thời làm căn cứ cho việc điều chỉnh những chính sách không còn phù hợp hoặc ban hành các chính sách mới. Hệ thống CSDL phục vụ quá trình chính sách GDĐH đòi hỏi phải bao gồm những thông tin chi tiết về hình thức, cấp độ ban hành toàn bộ các loại văn bản quy phạm pháp quy luật theo thời gian đang còn hiệu lực, hoặc đã hết hiệu lực liên quan đến GDĐH; các dự án phát triển GDĐH (chính phủ hoặc phi chính phủ); dự án đầu tư trực tiếp (cả trong nước và nước ngoài); các số liệu thống kê, tài liệu liên quan đến văn bằng, chứng chỉ đào tạo; chính sách tuyển sinh; quy mô, trình độ, cơ cấu ngành nghề, chương trình đào tạo; kiểm định chất lượng, đánh giá, thi cử và phương thức đào tạo; đội ngũ giảng viên, năng lực tài chính và hoạt động đầu tư cơ sở hạ 220 tầng, bao gồm: đất đai, trang thiết bị, các phòng thí nghiệm và tài liệu hoạc tập…; nguồn thu và sử dụng nguồn thu, đặc biệt những vấn đề về học phí, học bổng, tín dụng sinh viên, thu hồi chi phí đào tạo, thu nhập, lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận…của các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài. Hệ thống CSDL phải là một hệ thống thông tin mạch lạc, trình bày lôgíc, tiện dụng, và được thể hiện bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh và có thể mở rộng để dễ cập nhập dữ liệu. Nó có thể dễ dàng cài đặt từ CD-ROM vào các máy tính cá nhân. Nó phải bao gồm các nội dung cơ bản, được cập nhật đầy đủ các thông tin dưới dạng MS Word, PDF, hoặc dạng file ảnh và ngoài ra phải có các tính năng khác như tìm kiếm, mẫu báo cáo tự động, cung cấp thông tin (mạng của chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang Web cảu các trường đại học, cao đẳng...). Cấu trúc thông tin phải được thể hiện một cách hệ thống và giao diện dễ sử dụng đối với người sử dụng mạng nội bộ (LAN), Internet, và CD-ROM. Nó có cộng cụ theo dõi lượt truy cập trên cả hai trang web này. CSDL này phải có cơ chế cấp quyền cấp quyền truy cập. Thu thập thông tin về kết quả đạt được của chính sách để phục vụ công tác phản biện, giám sát, đánh giá và điều chỉnh chính sách trong quá trình thực thi chính sách. Việc thực hiện các hoạt động giám sát, đánh giá và điều chỉnh chính sách sẽ làm cho chính sách sát hợp với tình hình thực tiễn của đời sống xã hội, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện GDĐH trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo. Nó tạo ra các động lực tích cực tác động đến tất cả các đối tượng chịu sự chi phối của chính sách; phát hiện kịp thời những nhân tố tích cực và những kết cấu tổ chức hợp lý trong tổ chức triển khai chính sách; 221 đồng thời chỉ rõ những công cụ chính sách phù hợp để đạt được những nhân tố tích cực đó. 3.3.4.5. Nâng cao vai trò của trường đại học trong xây dựng chính sách giáo dục đại học Các trường đại học và cao đẳng, các Bộ, ngành, các địa phương có trường đại học và cao đẳng và các địa phương nói chung có vai trò quan trọng trong việc thực hiện triển khai và hỗ trợ tổ chức thực hiện chính sách phát triển GDĐH. Nâng cao vai trò của trường đại học vào quá trình hình thành chính sách chính sách phát triển GDĐH là tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các đối tượng chính sách, cơ quan thực thi chính sách với cơ quan hoạch định, cơ quan quản lý nhà nước về chính sách và chính quyền các cấp. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự ảnh hưởng lẫn nhau và làm tăng tính thực tiễn cho các sáng kiến phát triển. Sự tham gia của trường đại học vào việc ra quyết định chính sách đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể về kinh tế, văn hóa và chính trị của từng nước mà hiệu quả của sự tham gia này thể hiện ở những cung bậc khác nhau. Nhưng nhìn chung, sự tham gia của cơ sở đào tạo làm cho việc ra quyết định chính sách được hoàn thiện hơn, giúp tránh được những thiệt hại cho xã hội và tiết kiệm được tiền bạc cho nhà nước. Để làm được điều này cần thiết: i). Xây dựng những cơ chế cụ thể khuyến khích sự tham gia của các cơ sở đào tạo trong việc ra các quyết định chính sách của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến người dậy, người học, phụ huynh, các giai tầng xã hội và người sử dụng lao động. 222 ii). Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo trong tổ chức thực hiện chính sách. Tăng cường việc đối thoại hai chiều và nhiều chiều giữa cơ quan hoạch định chính sách với các trường đại học và cao đẳng, với chính quyền trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh. iii). Minh bạch và công khai hóa cho cơ sở đào tạo biết những thông tin liên quan đến chính sách, nhất là những thông tin về ảnh hưởng tiêu cực của dự án hoặc chính sách có thể có đến đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên và các cơ quan công quyền cả ở trung ương và địa phương. 3.3.5. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Thể hiện nhận thức về sự tất yếu, tính nhất quán, tầm quan trọng, các cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập và hợp tác của nền GDĐH Việt nam với các nền GDĐH trên thế giới. Xác định và thừa nhận sự tồn tại của thị trường dịch vụ GDĐH và xu hướng phát triển của loại thị trường này; phân loại rõ các tổ chức dịch vụ giáo dục đại học có lợi nhuận và phi lợi nhuận để có đối sách xử lý phù hợp, đảm bảo chủ quyền cho các trường đại học Việt Nam và lợi ích của người học. Xây dựng và triển khai lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế thông qua việc chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình và hệ thống đào tạo. Khuyến khích đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các trường đại học, các cơ sở đào tạo đại học danh tiếng, có chất lượng cao, các chương trình hợp tác và liên kết đào tạo có uy tín, tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các nước một cách chọn lọc; mạnh dạn sử dụng các chương trình tiên tiến về khoa học, công nghệ của các nước phù hợp với yêu cầu trong nước. 223 Cung cấp thông tin kịp thời cho người học về các cơ sở GDĐH nước ngoài đến liên kết hoặc quảng cáo thu hút các công dân Việt Nam đến học tập tại các cơ sở này dưới mọi hình thức và phương thức đào tạo. Mở rộng các chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học trong nước với ácc trường đại học nước ngoài. Hỗ trợ các dịch vụ cho sinh viên du học, và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam. Chính phủ cần bảo đảm cho sinh viên nước ngoài các hỗ trợ tài chính và các trường đại học cần đề xuất việc đào tạo tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài để hỗ trợ việc học tập của họ ở Việt Nam. Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế với một lộ trình cụ thể, ở cả cấp hệ thống và cấp trường, trên cơ sở đó sắp xếp lại cơ cấu, chiến lược phát triển hệ thống và nhà trường để nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm hội nhập một cách hiệu quả Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo theo hướng phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của ngành hoặc của quốc gia, nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí đơn vị/sinh viên. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, tinh thông nghiệp vụ, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao; đào tạo đội ngũ chuyên gia, những nhà kỹ thuật trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có đủ trình độ và khả năng chiếm lĩnh thị lao động trường quốc tế. Quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh; xây dựng và thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nhân tài. Ký kết các hiệp định song phương, đa phương về việc công nhận các loại văn bằng, chứng chỉ của trường đại học Việt Nam ở nước ngoài và của các trường nước ngoài tại Việt Nam. Tăng cường sự tham gia của các trường đại học Việt nam vào các hoạt động của GDĐH quốc tế, nhằm nâng cao thế và lực của 224 Việt Nam. Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với GDĐH qua biên giới và việc thực hiện lộ trình mở cửa GDĐH Việt Nam theo cam đàm phán gia nhập WTO phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và các yêu cầu của các đối tác quốc tế. Ngăn chặn sự đồng nhất hoá bản sắc và văn hoá quốc gia, giáo dục đại học cần nhấn mạnh vào bản sắc văn hoá Việt Nam và chú ý tới việc giảng dạy về di sản văn hoá. TIỂU KẾT CHƯƠNG III Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, sự thịnh vượng của quốc gia lại phụ thuộc mạnh mẽ và trực tiếp vào quy mô và chất lượng GDĐH như hiện nay. Vì vậy, trong mấy thập niên vừa qua, hầu hết các quốc gia đang tập trung những nỗ lực của mình vào cải cách GDĐH, mà trước hết là tập trung cải cách chính sách phát triển GDĐH. Cải cách chính sách phát triển GDĐH của các nước đều hướng tới 3 mục tiêu: i). Gia tăng cơ hội cho mọi người tham gia vào GDĐH ngày càng nhiều hơn; ii). tạo ra những tiền đề để GDĐH làm tốt hơn chức năng phục vụ xã hội; và iii). làm cho GDĐH ngày càng có hiệu năng và đạt được hiệu quả cao hơn. Nhiệm vụ truyền thống của trường đại học Việt Nam là phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước và đất nước. Sự chuyến biến nhanh chóng về kinh tế, chính trị và xã hội của nước ta đang đặt ra những đòi hỏi về sự thay đổi trong chính sách phát triển GDĐH. Hiện nay và cả trong tương lai, các trường đại học Việt Nam cần được định hướng nhiều hơn tới mục tiêu phục vụ người học và người tuyển dụng. Điều này đòi hỏi cần có các cơ chế rõ ràng để hội nhập toàn bộ hoạt động của các trường đại học vào hoạt động chung của xã hội nhằm nâng cao tính linh hoạt và khả năng thích nghi của GDĐH. 225 Chính sách phát triển GDĐH Việt Nam là một đề tài phức tạp và không độc lập với các chính sách kinh tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, quyền hạn và trách nhiệm thiết kế và thực thi chính sách phát triển GDĐH Việt Nam cũng thuộc về Chính phủ và các cơ quan Chính phủ. Chính sách phát triển GDĐH Việt Nam chỉ có thể thành công khi nó được thông qua và thực thi với sự quyết tâm của chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở và sự đồng thuận cao của các nhóm lợi ích trong xã hội. Nó cũng còn phụ thuộc một phần đáng kể vào năng lực của các nhà hoạch định chính sách và các nhà tư vấn, phân tích chính sách. Cần có một quy trình xây dựng chính sách phát triển GDĐH Việt Nam không chủ quan, duy ý chí, thoát ly thực tiễn kinh tế-xã hội, coi thường quy luật khách quan, áp đặt lên xã hội những quy định mà nó không cần, không muốn, hoặc không thể thực hiện được. Điều này đòi hỏi các cơ quan xây dựng chính sách phát triển GDĐH Việt Nam phải bám sát thực tiễn xã hội, thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước; tổng kết tình hình thi hành chính sách, đánh giá thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến chính sách phát triển GDĐH; thường xuyên khảo sát thực trạng quan hệ xã hội, tổ chức lấy ý kiến, đánh giá thực trạng phản ứng của dư luận xã hội, của nhân dân, các ngành, các cấp đối với những nội dung cơ bản của chính sách phát triển GDĐH. Đặc biệt, trong xây dựng chính sách phải khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương, cục bộ ngành, coi thường lợi ích chung chính đáng của xã hội, ngành, địa phương khác. Cần có sự chuẩn bị và vận động chính sách, cũng như việc đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn lực trong quá trình xây dựng chính sách. 226 KẾT LUẬN Trong hơn 20 năm qua, để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi kinh tế-xã hội, chính sách phát triển giáo dục đại học (GDĐH) cũng đã và đang được đổi mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự chuyển biến của chính sách 227 phát triển GDĐH còn chậm so với các yêu cầu mới nẩy sinh từ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH) và hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Điều này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Vì thế việc nghiên cứu vấn đề “Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Luận án đã góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về chính sách phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường, trên cơ sở nghiên cứu quan điểm lý luận của các nhà khoa học và thực tiễn các nước. Luận án đã đánh giá được thực trạng chính sách tăng trưởng GDĐH, chính sách cơ cấu GDĐH, chính sách chất lượng GDĐH với tư cách là những chính sách then chốt để phát triển GDĐH ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách phát triển GDĐH hiện nay. Từ đó, luận án đã khuyến nghị những phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục ở nước ta những năm tới. Liên quan đến phương hướng hoàn thiện, luận án đề xuất phương hướng thúc đẩy tăng trưởng về quy mô, số lượng sản phẩm GDĐH đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội; hoàn thiện cơ cấu GDĐH kể cả ở cấp hệ thống cũng như về trình độ, ngành nghề, vùng miền, thành phần kinh tế trong phát triển GDĐH; tiếp tục nâng cao chất lượng các cấp đào tạo. Để thực hiện được phương hướng đó, luận án đã đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp khá toàn diện, đồng bộ và có khả năng thực thi cao trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp và bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế và chính sách để thực thi chính sách phát triển GDĐH; đặc biệt chú ý đến chính sách đầu tư 228 đồng bộ cả về tài chính và nguồn nhân lực nhằm tạo cơ hội cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào phát triển GDĐH; đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý trong xây dựng và thực thi chính sách; cũng như tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong phát triển GDĐH ở nước ta những năm tới. 229 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1. Nguyễn Bá Cần (1994), Tăng quy mô học sinh nông thôn các cấp học sau tiểu học-Một yêu cầu cần thiết và cấp bách, Tạp chí Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp (36), tr. 19; HN. 2. Nguyễn Bá Cần (1994), Hoạt động của Thị trường lao động và vai trò của giáo dục đào tạo, Tạp chí Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp (44) tr. 5; HN. 3. Nguyễn Bá Cần (1997), Phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu CNH và HĐH đất nước, Tạp chí Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp (9), tr. 16; HN. 4. Nguyễn Bá Cần (2001), Tự chủ tài chính và việc nâng cao chất lượng trong các trường đại học, Tạp chí Giáo dục (12), tr.11; HN. 5. Nguyễn Bá Cần (197), Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, Thông tin Thị trường lao động (5), tr. 1; HN. 6. Nguyễn Bá Cần (2002), Để giáo dục và đào tạo đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp CNH và HĐH đất nước, Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công-nhận thức và giải pháp; NXB Văn hoá-Thông tin, tr. 135, HN. 7. Nguyen Ba Can (ed) (2001), Educational financing and budgeting in Viet Nam, IIEP/UNESCO, Paris. 230 8. Nguyễn Bá Cần (2008), Thiết lập mô hình phân bổ chi thường xuyên cho các trường đại học và cao dẳng công lập dựa trên các tiêu chí linh hoạt và minh bạch, Tạp chí Giáo dục (1-12), tr.2; HN 9. Nguyễn Bá Cần (2009), Tăng cường công tác kế hoạch và tài chính giáo dục đại học, Tạp chí Kinh tế và Phát triển (140), tr. 45; HN. 231 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, NXB Giáo dục, HN. 2. Ban chỉ đạo các lớp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Các chuyên đề bổ trợ phục vụ nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội IX, HN. 3. Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (1969), Một số văn kiện của Trung ương Đảng và Chính phủ về công tác khoa học và giáo dục 1960-1965, NXB Sự thật, HN. 4. Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (1976), Niên giám thống kê 20 năm phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp:1955-1975, HN, tr.7. 5. Bộ Đại học, Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề (1998), Ba chương trình hành động ngành đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề 1988- 1990, HN. 6. Bộ Đại học, Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề (1987); Phương hướng, mục tiêu chương trình hành động 1987-1990, HN, tr.4a đến tr.4q. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo dục đại học Việt Nam, NXB Giáo dục, HN, tr.23 và 24. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Báo cáo Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2008, HN, từ tr.101 đến 126. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1992), Số liệu thống kê giáo dục và đào tạo 1981-1990, HN, tr. 81, 82 và 83. 232 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2001-2010, HN. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020, HN. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khóa VII, HN. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Báo cáo chuẩn bị xây dựng văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, HN. 14. Bố Giáo dốc và ốào tốo (2003), ăăi măi phăăng pháp dăy hăc ă ăăi hăc và cao ăăng, NXB Giáo dốc, HN. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Giáo dục đại học và những thách thức đầu thế kỷ XXI, kỷ yếu hội thảo, HN. 16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đào tạo theo nhu cầu xã hội, kỷ yếu hội thảo, HN. 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Đổi mới giáo dục đại học: Hội nhập và Thách thức, kỷ yếu hội thảo, HN. 18. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Việt kiều Trung ương (1994), Kỷ yếu hội nghị chuyên đề giáo dục đại học Việt Nam xuân Giáp tuất, HN. 19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 1995-1996, HN. 20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học các năm học 1996-1997, HN. 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 1997-1998, HN. 233 22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 1998-1999, HN. 23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 1999-2000, HN. 24. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2000-2001, HN. 25. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2001-2002, HN. 26. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2002-2003, HN. 27. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2003-2004, HN. 28. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2007-2008, HN 29. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012, HN 30. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, NXB Giáo dục, HN. 31. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đầu thế kỷ XXI, Báo cáo thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, HN. 32. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác- Lênin; NXB Chính trị Quốc gia, HN. 234 33. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1992), Số liệu thống kê giáo dục và đào tạo 1981-1990, HN. 34. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2002), Thực trạng lao động-việc làm ở Việt Nam năm 2001, NXB Thống kê, HN. 35. Bộ Tài chính-Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Cơ chế tài chính để huy động vốn cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các trường, các cụm trường đại học, cao đẳng, tài liệu hội thảo, HN. 36. C. Mác và F.Anghen (2001), Ăngghen toàn tập, tập 48, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, HN, tr. 98, 99 và 97. 37. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1973), Việt Nam niên giám thống kê, quyển 12, tr. 126. 38. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1973), Việt Nam niên giám thống kê, quyển 8, tr. 134. 39. Chính phủ Công hòa XHCN Việt Nam (2005), Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn 2006-2020, HN. 40. D. Bruce Johnstone (2001), Những yêu cầu bức xúc và mặt hạn chế của phương thức “cùng chia sẻ kinh phí” trong giáo dục đại học, Tài liệu hội thảo, TP Hồ Chí Minh. 41. Dự án Giáo dục đại học (2006), Chương trình khảo sát đào tạo và tài chính các trường đại học và cao đẳng 2005-2006, HN, tr.156. 42. Dự án giáo dục đại học và Công ty tư vấn Vision & Associates (2002), Khảo sát việc làm sinh viên tốt nghiệp (kết quả, đánh giá và khuyến nghị), HN, tr.8. 235 43. Dự án giáo dục đại học và Công ty tư vấn Thiên Hương (2002), Khảo sát toàn diện về đào tạo và tài chính các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (kết quả, đánh giá và khuyến nghị), HN. 44. Dự án Giáo dục Đại học (2006), Chương trình khảo sát đào tạo và tài chính các trường đại học và cao đẳng 2005-2006, HN. 45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX; NXB Chính trị Quốc gia, HN. 46. Đảng Cộng sản Việt nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X; NXB Chính trị Quốc gia, HN. 47. Đại học Kinh tế Quốc dân (1999), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, HN. 48. Học viện Quản lý Giáo dục (2006), Quản lý trường đại học: Những nhận thức mới, kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới, kỷ yếu hội thảo, HN. 49. Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáo dục, NXB Giáo dục, HN. 50. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2001), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, HN. 51. Hội đồng Quốc gia Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức: UNESCO, HSF, WB, ADB, MUTRAP và AUP (2006), Gia nhập WTO và đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo diễn đàn Quốc tế giáo dục đại học, HN. 52. Indu Bhushan, Erik Bloom, Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Hải Hữu (2001), Vốn nhân lực của người nghèo ở Việt Nam-Tình hình và các lựa chọn về chính sách, NXB Lao động-Xã hội, HN. 236 53. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1932- 2001, NXB Thống Kê, TPHCM, từ tr. 144 đến tr. 170. 54. Lê Văn Giạng (1985), Lịch sử Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Việt Nam, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, HN, tr. 134 và 135. 55. Ngân hàng Phát triển Châu Á-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2001), vốn nhân lực của người nghèo ở Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, HN. 56. Ngân hàng Thế giới (1997), Những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục, bản dịch tiếng Việt, HN. 57. Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề giáo dục hiện nay Quan điểm và Giải pháp, NXB Tri thức, HN. 58. Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, TPHCM. 59. Nguyễn Đình Hương chủ biên (2004), Chuyển đổi kinh tế ở Liên Bang Nga lý luận, thực tiễn và bải học kinh nghiệm, NXB Lý luận Chính trị, HN. 60. Nguyễn Thành Nghị và các tác giả (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về mạng lưới đại học và đề xuất giải pháp tổ chức mạng lưới đại học Việt nam, Báo cáo khoa học tổng kết đề tài mã số B98-52-TĐ-20, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, HN. 61. Nguyễn Văn Xô (1998), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, HN, tr.155. 62. Nhóm công tác số 1 Dự án Giáo dục đại học (1995), Chính sách quốc gia và pháp quy đối với Giáo dục đại học, HN. 63. Nhóm công tác số 2 Dự án Giáo dục đại học (1996), Quản lý các nguồn lực và tài chính của GDĐH, HN, tr. 23 237 64. Ngân hàng Thế giới (2007), Báo cáo đánh giá GDĐH Việt Nam năm 2007, HN, tr. 42 65. Phạm Minh Hạc chủ biên (2000), Tổng kết 10 năm (1990-2000) Xóa mù chữ và Phổ cập Giáo dục Tiểu học, NXB Chính trị Quốc gia, HN, tr.227- 237. 66. Phạm Phụ (2005), Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TPHCM. 67. Phùng Thế Trường (1995), Giáo trình dân số học, NXB Thống kê, HN. 68. Quốc hối nốốc Cống hòa Xã hối Chố nghốa Viốt Nam (1998), Luăt Giáo dăc năm 1998, HN. 69. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980); Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, HN, tr. 17, 19, 45 và 90. 70. Quốc hối nốốc Cống hòa Xã hối Chố nghốa Viốt Nam (2005), Luăt Giáo dăc năm 2005, HN. 71. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 15-7-2003 ban hành Điều lệ trường đại học, HN. 72. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày 4-4- 2001 về Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn đến năm 2010, HN. 73. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 27-4- 2007 về Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020, HN 238 74. Thủ tướng Chính phủ (1997), Quyết định số 70/1997/QĐ-TTg Quy định về mức học phí, HN. 75. Tổng cục thống kê (1997), Niên giám thống kê 1996, NXB Thống kê, HN, tr. 7. 76. Tổng cục thống kê (2004), Niên giám thống kê 2003, NXB Thống kê, HN, tr. 27. 77. Tổng cục Thống kê (2000), Số liệu về phát triển xã hội ở Việt nam thập kỷ 90, NXB Thống kê, HN. 78. Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám Thống kê năm 2002, NXB Thống kê, HN. 79. Trần Phương (2007), “Có hay không thị trường giáo dục”, Trí tuệ (1), từ tr. 6 đến 8. 80. Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện bảo đảm chất lượng, HN. 81. Trường Đại học Đà Lạt và Dự án Giáo dục Đại học (2001), Kỷ yếu hội thảo toàn quốc lần thứ II về nâng cao chất lượng đào tạo, Đà Lạt. 82. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ chính quy để hội nhập khu vực và thế giới thập niên đầu của thế kỷ XXI, kỷ yếu hội thảo, HN. 83. UNDP (2003), Báo cáo về Phát triển con người(2003), New York, tr. 82-84, 241-244 và 274-277. 84. UNESCO (2005), Giáo dục cho mọi người- yêu cầu khẩn thiết về chất lượng, HN. 239 85. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Quỹ Hoà Bình SASAKAWA (1993), Kinh tế thị trường-Lý thuyết và thực tiễn, HN. 86. Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục (2003), Một số vấn đề về số lượng và chất lượng trong đào tạo đại học nước ta những năm sắp tới, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, mã số B2001-49-10, HN. 87. Viện Nghiên cứu giáo dục và Dự án Giáo dục Đại học (2001), Quản lý nhà nước và tự chủ tài chính trong các trường đại học, kỷ yếu hội thảo, HN. 88. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (1998), Báo cáo tổng kết và đánh giá đổi mới giáo dục và đào tạo 1986-1998, HN. 89. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (1998), Giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ XXI-bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, NXB Giáo dục, HN. 90. Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục-Vụ Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá-Giáo dục đại học, NXB Giáo dục, HN. 91. Viện Chiến lược Phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta đến năm 2010 và 2020; kỷ yếu toạ đàm khoa học đề tài độc lập cấp nhà nước, HN. 92. Vũ Văn Tảo (2000), Phác thảo hình ảnh phát triển của giáo dục đại học nước ta đầu thế kỷ XXI, kỷ yếu hội thảo giáo dục đại học và những thách thức đầu thế kỷ XXI, HN, tr.4. 93. Vụ Kế hoạch-Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007); Giáo dục Việt Nam Đầu tư và Cơ cấu Tài chính; HN. 240 94. Vũ Quang Việt, Giáo dục Việt Nam nguyên nhân của sự xuống cấp và các cải cách cần thiết( vuquangviet.htm). 95. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 96. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 97. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 98. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 99. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 100. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 101. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 102. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 103. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 104. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 241 105. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng, HN. 106. Vụ Đại học và Sau Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo sau đại học năm 2005, HN. 107. Vụ Kế hoạch-Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo dục Việt nam đầu tư và cơ cấu tài chính, HN. 108. Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Kế hoạch tuyển mới đào tạo đại học và cao đẳng, HN. 109. Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Kế hoạch tuyển mới đào tạo đại học và cao đẳng, HN. 110. Vụ Kế hoạch Tài chính-Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2000-2005, HN. 111. Vụ Kế hoạch-Tài chính-Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Thống kê giáo dục đại học và cao đẳng năm học 2003-2004, HN. 112. www.3c.com.vn/Story/vn/hotrokhachhang/ebooks/ 113. www.chungta.com/Desktop.aspx/Giaodục 114. www.chungta.com/PortletBlank.aspx/E87168A... 115. www.Dang cong san 116. wright.edu/∼tdung/b_NMTho.htm 117. www.en.wikipedia.org/wiki/Education 118. www.fetp.edu.vn/exed/laweconomics/2005/index.cfm 119. www.google.com.vn.Lethanhkhoi 120. www.google.com.vn.hoi thao he 121. www.google.com.vn/search?hl=vi&q=ho%0&sa=N... 242 122. www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=... 123. www.ier.edu.vn/content/view/81/54/ 124. www.isgmard.org.vn/Proposal/Integrated%20... 125. www.mpi.gov.vn. 126. www.pdt.hcmussh.edu.vn/ 127. www.xaydungdang.org.vn/listcontent.asp?Object=7; 128. www.vientriethoc.com.vn/forum/forumdisplay.php?f=25 129. www.viet-study.org/NgoTuLap_GiaoDucDaiHoc.htm 130. www.xaydungdang.org.vn/details.asp?Object=6&n... 131. www.vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1...._ 132. www.wikipedia Kinh tế thị trường II. Tiếng Anh 133. A Draft of a World Bank Report (2002), Constructing Knowledge Societies: New Challenges for Tetiary Education, Education Group Human Development Network, New York. 134. Arnstein R. Sherry (1969), “A Ladder of Citizen Participation”; AIP Journal, p. 216 - 224 135. B.F. Kiker (1972), The Historical Roots of the Concept of Human Capital; New York. 136. Bikas C.Sanyal (1995), Innovations in University Management, UNESCO, Paris. 137. Bikas c. Sanyal (1993), Higher Education and Employment, UNESCO-IIEP, Paris. 243 138. Bikas C Sanyal. ed (1982), Higher Education and The New International Order, UNESCO, Paris. 139. Bruce E. Kaufman and Julie L Hotchkis (2000), The Economics of Labour Market, The Dryden Press, USA. 140. Burton R. Clacrk ed. (1984), Perspectives on Higher Education, Univercity of California Press, London. 141. David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch (1987), Economics, NXB McGRAW-HILL Book Company Limited, UK, tr.11. 142. David D.Dill (1997), “Higher education markets and public policy”, Higher education policy, Vol. 10 (3/4), pp.167-185. 143. Gary S. Becker (1993), Human capital, The University of Chicago Press, USA. 144. Gareth William edited by Burton R. Clacrk (1984), The Economic Approach (Perspectives on Higher education), University of california Press, London. 145. G. Dhannarajan, P. K. Ip, K.S. Yuen and C. Swales edited (1994), Economics of Distance Education, Open Learning Institute Press, Hongkong. 146. George Psacharopoulos and Moureen Woodhall (1995), Education for Development, Oxford University Press, Washington D.C. 147. Gene A Budig edited (1992), A Higher Education Map for the 1990s, American Council on Education and Macmillan Publishing Company, NY. 148.Intrnational Institute for Education Planning (1982), Higher Education and The New International Order, Frances Printer London UNESCO , Paris. 244 149. Jacques Hallak (1990), Investing in the Future, IIEP&Pergamon Press, Pari. 150. James Savile and Howard Reid (2002), Managing Effectively, Prentice Hall and copyright Pearson Education, Australia. 151. James E. Anderson and Others (1978), Public Policy in America, Duxbury, NY, pp.8,9 152. Jerome M. Rosow and Robert Zager (1989), Allies in Educational Reform, Jossey-Bass Publishers; San Francisco and London. 153. John D. Millett (1984), Conflict in Higher Education, Jossey-Bass Publishers; San Francisco, Washington and London. 154. Leo Goedegebuure, Frans Kaiser, Peter Maassen and Egbert de Weert edited by Leo Goedegebuure. Frans Kaiser, Peter Maassen, Lyeen meek, Frans Van Vught and Egbert de Weert (1993), Higher Education policy in International Perspective: An Overview, Pergamon Press, New York. 155. Martin Trow (2001), From Mass Higher Education to Universal Access; The american advantage-in : “Defense of American Higher education”, The Johns Hopkins University Press, NY. 156. Michael D. Stephens and Gordon W. Roderick (1975), University for a changing world (the role of the university in the late twentheth century), Oxford Press, London. 157. Michaela Martin (1992), “Strategic Management in Western European Universities”, Monographs on “Issues and methodologies in educational development”, Vol.9, IIEP-UNESCO, Paris. 158. M.Trow (1974), Problem in the Transition from Elite to Mass Higher Education (Policies for Higher Education) in OECD (ed.), OECD, Paris. 245 159. Nguyen Ba Can ed. (2000), Educational financing and budgeting in Viet Nam, IIEP-UNESCO, Paris. 160. Rowe Gene and Lynn J. Frewer (2000), “Public Participation Methods: A Framework for Evaluation”, Science, Technology & Human Values, vol. 25 (1), p. 3-29 161. Slomon W.Polacchek and W.Stanley Siebert (1993), The Ecomics of Earnings, Cambridge University Press, UK. 162. S.I. Prais (1995), Productivity, Education and Training, Cambridge University Press, UK. 163. Timothy J. Dallen (1999), “Participatory Planning: A View of Tourism in Indonesia”, Annals of Tourism Research, vol. 36(2), p. 371-391. 164. U.S. Department of Education (1994), Digest of Education Statistics 1994, National Center for Education Statistics, Washington D.C. 165. Ulrich Teichler edited by Annold Burger (1996), Higher Education and new socio-Economic Challenges in Europe (at Goals and Pupposes of Higher education in the 21st century), Jessica Kingsley Publishers, London. 166. UNESCO (1995), Policy Paper for Change and Development in Higher Education, UNESCO, Paris. 167. UNDP (2005), Human Development Report 2005, New York, USA. 168. Yu Nanping (2004), Fresh Graduates face Unemployment, China Perspectives journal No. 51, January-February 2004, 169. Walter W. mcMahon (1993), An efficiency-based management information system, UNESCO-IIEP, Paris. 246 170. World Bank and UNESCO (2000), Higher Education in Developing Contries PERIL AND PROMISE, Washington D.C, USA. 171. World Development Report (1996), From Plan to Market, Oxford University Press, UK. 172. World Bank (1994), Higher Education, the Lessons of Experience, Washington D.C. USA. 173. www.bologna-berlin2003.de. 174.www.detya.gov.au/archive/highered/eippubs/eip9701... 175.www.ed.gov/offices/OPE/PPI/FinPostSecEd/baum.html 176. www.ed.gov/offices/OVAE/HS/index.html. 177.www.google.com.vn/search?hl=vi&q=thai+lan&meta; 178. www.granum.uta.fi 179. www.hw.ac.uk/ecoWWW/cert/certhp.htm; 180.www.iana.edu/∼isre/NEWSLETTER/vol6no2.... 181.www.indiana.edu/~isre/NEWSLETTER/vol6no2/OECD.htm14.... 182.www.oecd.org/document/34/0,3343,en_2649_39263238_35289570_1, 00.html; 183./www.oecd.org/document/52/0,3343,en_2649_39263238_37328564_1 _1_1_1,00.html; 184. www.portal.unesco.org/education/en/ev.php-... 185.www.regjeringen.no/se/dep/kd/dok/rapporter_planer/rapporter/2007/ OECD-rapport-Education-at-a-Glance-2007.html?id=481123; 186. www.vietsciences.free.fr 247 187. www.vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n _Ou%E1%BB%91c… 188. www.vi.wikipedia.org/wiki/Malaysia 189. www.uta.fi/taju 190. www.wikipedia.org/wiki/University 191. Yidan Wang ed. (2000), Public-private partnerships in the social sector, ADB, Tokyo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.pdf
Luận văn liên quan