Đề tài Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách tỉnh (thành phố) trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngân sách Nhà nước là một công cụ chính sách tài chính quan trọng của một quốc gia, để quản lý quá trình hình thành và phân bố một cách có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia đó, tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm mục tiêu ổn định, công bằng và bền vững, thông qua việc thoả mãn nhu cầu xã hội. Trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Thực tế cho thấy ở các nước trên thế giới, NSNN thực sự trở thành một công cụ chính sách tài chính quan trọng thông qua đó Nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng nước, tuỳ thuộc vào quan điểm, và nhận thức của các nhà hoạch định chính sách (cũng như các ràng buộc khác) mục tiêu, định hướng, nhịp độ phát triển có thể có sự khác nhau giữa các quốc gia. Việt Nam (nhất là sau 1986) luôn theo đuổi chủ trương thực thi chính sách sử dụng NSS là một công cụ tài chính quan trọng để thúc đẩy sự phát triển các ngành và các vùng kinh tế. Năm 1996 luật NSNN ra đời (có hiệu lực thi hành từ năm Ngân sách 1997) sau đó được thay thế bằng luật NSNN năm 2002 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004) đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý điều hành NSNN theo chủ trương trên. Tỉnh (thành phố) là vùng HC - KT quan trọng. Tỉnh (thành phố) vừa là một cấp vùng kinh tế chiến lược; lại vừa là một cấp hành chính địa phương lớn nhất. Sự trùng hợp giữa kinh tế và hành chính đã cho phép tỉnh (thành phố) là một cấp NSNN quan trọng. Phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh (thành phố) là một nhiệm vụ sống còn đối với đất nước. Nhà nước sử dụng công cụ NSNN như thế nào để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Luật NSNN năm 2002, các văn bản dưới luật và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật đã có tác dụng to lớn vào việc nâng cao hiệu quả quản lý đièu hành ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, đời sống của cả nước và địa phương phát triển, biến đổi từng ngày, luật ngân sách và các văn bản khác qua thực hiện bộc lộ nhưng lạc hậu, hạn chế cần được bổ sung, hoàn thiện. Với lí do đó, tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách tỉnh (thành phố) trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên hướng đề tài: Vấn đề quản lý ngân sách nói chung chính sách quản lý ngân sách đối với tỉnh (thành phố) nói riêng là một vấn đề quan trọng, luôn được quan tâm nghiên cứu. - Trước năm 1996 - có hàng loạt nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng luật ngân sách năm 1996. - Những năm 2000 - 2001 - cũng có hàng loạt nghiên cứu nhằm hoàn thiện luật ngân sách năm 1996. Xây dựng luật ngân sách năm 2002. - Luật nghiên cứu năm 2002, được thi hành từ năm 2004, đã trải qua trên 3 năm thực thi. Đã đến lúc phải nghiên cứu xem xét để bổ sung, hoàn thiện. · Quốc hội đã cử nhiều đoàn giám sát thi hành luật Ngân sách 2002. Các đoàn đều có báo cáo giám sát tại các địa phương. · Quốc hội và Uỷ ban kinh tế - ngân sách của Quốc hội đã cử nhiều đoàn đi khảo sát tình hình lập, phê chuẩn dự toán, phân bổ quyết toán ngân sách ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các đoàn đi về đều có báo cáo khảo sát, đúc rút kinh nghiệm. · Năm 2005-2006 có các đề tài thuộc dự án VIE 02/08 như đánh giá việc thực hiện luật NSNN và kiến nghị hoàn thiện do GS.TSKH Tào Hữu Phùng làm chủ nhiệm; Nghiên cứu cơ cấu thu, chi ngân sách Nhà nước trong mối quan hệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và các chỉ tiêu kinh tế vi mô khác do TSKH Trịnh Huy Quách làm chủ nhiệm; Cơ cấu lại các khâu chủ trương NS Việt Nam do Nguyễn Minh Tân làm chủ nhiệm; Luận án Tiến sĩ kinh tế đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu NSNN nhằm phục vụ yêu cầu phát triển ở Việt Nam của Nguyễn Phú Hà. - Để ra đời và chuẩn bị các điều kiện thi hành luật ngân sách năm 2002. Các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007 Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính có nhiều báo cáo giải trình ra đời Nghị quyết Quốc họi, Nghị định Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính. Đây là những tài liệu quý (luận văn thống kê đầy đủ ở phần danh mục tài liệu tham khảo). - Hàng năm các địa phương khi trình lên Chính phủ dự toán NSĐP đều có bản giải trình, đây là những tài liệu thực tế rất cụ thể, rất thời sự gợi ý nhiều ý tưởng tốt. Những tác phẩm nghiên cứu của các cơ quan, các tác giả vào những năm gần đây được luận văn hệ thống và phát triển hình thành nội dung cơ bản của luận văn này. 3. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của Luận văn: khảo sát đánh giá chính sách quản lý NSNN đối với tỉnh (thành phố) trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường hiện nay. Từ đó, đề xuất các quan điểm các định hướng và biện pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách đối với tỉnh (thành phố) trong thời gian tới. Để thực hiện mục đích luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Về mặt lí luận: sẽ hệ thống hoá các cơ sở lí luận liên quan đến đề tài như: NSNN, NS tỉnh (thành phố); phát triển kinh tế - xã hội tỉnh (thành phố); chính sách quản lý NSNN tỉnh (thành phố); trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường; kinh nghiệm quản lý NSNN tỉnh (thành phố) của một vài nơi trên thế giới. - Phân tích thực trạng chính sách QLNN đối với tỉnh (thành phố) ở nước ta hiện nay. Các phân tích được tiến hành trên cơ sở các quan điểm phát triển, quan điểm thị trường . (đã đề cập ở chương 1) và qua điều tra khảo sát, phân tích nhằm phát hiện hệ thống chính sách quản lý NSNN đối với tỉnh (thành phố) hiện hành còn những gì cản trở sự phát triển, cản trở sự hình thành cơ chế thị trường. - Đề xuất các quan điểm, hướng đổi mới hệ thống chính sách và các biện pháp tạo điều kiện thực hiện các đổi mới đã đề xuất. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là NSNN, NSNN tỉnh (thành phố), hệ thống chính sách QLNN đối với tỉnh (thành phố) của Nhà nước. - Hướng tiếp cận: Từ vị trí của các nhà hoạch định chính sách QLNS ở TW, để nhìn nhận lại hệ thống chính sách đã ban hành, theo các quan điểm phát triển, quan điểm kinh tế thị trường, và quan điểm hiệu quả kinh tế- xã hội và thực tiễn thực thi các chính sách thuộc lĩnh vực này các năm qua. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình sau khi có luật NSNN 2002 là chủ yếu, có đối chiếu với tình hình ở thời kỳ thực thi luật NSNN 1996. Về hướng tiếp cận (do đó giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu) Việc quản lý NSNN cấp tỉnh (thành phố) liên quan đến hàng loạt chính sách cụ thể, ít nhất cũng là các chính sách thu, chi ngân sách, các chính sách thể hiện vai trò của nhà nước trong các quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế của nền kinh tế thị trường, chính sách phân định quyền hạn giữa TW với các cấp chính quyền địa phương trong quá trình hình thành, tạo lập và sử dụng hợp lý có hiệu quả NSNN v.v Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu tập trung là ngân sách cấp tỉnh, nên nhóm chính sách phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa TW với cấp chính quyền địa phương là quan trọng và bao trùm. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh, suy diễn, khái quát hoá để nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn dự kiến có 3 chương. - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện chính sách QLNSNN tỉnh (thành phố). - Chương 2: Thực trạng phân cấp QLNSNN tỉnh (thành phố) giai đoạn 2001-2006. - Chương 3: Quan điểm, phương hướng và biện pháp tiếp tục hoàn thiện phân cấp QLNSNN tỉnh (thành phố). MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH (THÀNH PHỐ) TRONG ĐIỀU KIỆN CHUYỂN SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG6 1.1. TỔNG QUAN VỀ NSNN; NSNN TỈNH (THÀNH PHỐ)6 1.1.1. Bản chất của ngân sách nhà nước. 6 1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước. 11 1.2. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH (THÀNH PHỐ) TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG12 1.2.1. Lựa chọn hướng tiếp cận, nội dung nghiên cứu chính sách quản lý ngân sách nhà nước tỉnh (thành phố)12 1.2.2. Nội dung cơ bản của phân cấp QLNS Nhà nước giữa TW đối với cấp tỉnh (thành phố)13 1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước14 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước17 1.2.5. Sự cần thiết khách quan phải phân cấp quản lý nhà nước nhà nước cho tỉnh (thành phố)19 1.3. TÌNH HÌNH PHÂN CẤP QLNSNN GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. NHỮNG BÀI HỌC CÓ THỂ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM.24 1.3.1. Phân cấp quản lý ngân sách là vấn đề mà ở bất kỳ nước nào cũng được nhà nước quan tâm25 1.3.2. Hệ thống ngân sách được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính25 1.3.3. Phân cấp phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách, đó là25 1.3.4. Các xu hướng phân cấp có 2 xu hướng trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: một là, tập trung nhiều về ngân sách trung ương; hai là, mở rộng quyền tự chủ cho các địa phương. 26 1.3.5. Việc phân cấp quản lý ngân sách ở các nước không lồng ghép, ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới, ngân sách chính phủ không bao gồm ngân sách địa phương.26 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIỮA TWVÀ TỈNH (THÀNH PHỐ) HIỆN NAY28 2.1. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÂN CẤP QLNS GIỮA TW VÀ ĐỊA PHƯƠNG28 2.1.1. Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước. 28 2.1.2. Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp TW, địa phương trong quản lý ngân sách29 2.1.3. Phân định nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương34 2.1.4. Phân định nhiệm vụ chi giữa NSTW và ngân sách địa phương. 39 2.1.5. Phân định nhiệm vụ thu, chi đối với ngân sách cấp huyện, quận. 43 2.1.6. Phân định nhiệm vụ thu, chi của ngân sách cấp xã. 45 2.1.7. Về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. 45 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ TỈNH (THÀNH PHỐ) - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY46 2.2.1. Tổng quan về quá trình phân cấp QLNS . 46 2.2.2. Những kết quả đạt được. 48 2.2.3. Những hạn chế, tồn tại của phân cấp quản lí ngân sách địa phương hiện hành 54 2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HẠN CHẾ TRONG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG61 2.3.1. Chuyển sang cơ chế thị trường nhận thức về một số vấn đề có liên quan đến cơ chế đầu tư, phân bố, tính công bằng, minh bạch trong quản lý ngân sách . còn chưa thật rõ ràng. Việc xác định mức độ phân cấp hợp lý, hiệu quả còn chưa có kinh nghiệm trong lúc các quan hệ kinh tế tài chính biến động liên tục . 61 2.3.2. Ở nước ta hệ thống tổ chức ngân sách nhà nước đang được tổ chức theo mô hình "Lồng ghép" . 61 2.3.3. Dự toán ngân sách nhà nước, cũng như từng địa phương hiện nay vẫn chỉ có kế hoạch từng năm, không có kế hoạch trung, dài hạn . 61 2.3.4. Phương pháp lập dự toán và phân bổ dự toán theo mức chi phí các yếu tố đầu vào mà không theo hiệu quả kết quả đầu ra . 62 2.3.5. Còn một số điều qui định trong luật, các văn bản dưới luật; chế độ, định mức phân bổ ngân sách chưa thật hợp lý, ảnh hưởng tới chất lượng phân cấp quản lý ngân sách địa phương . 62 2.3.6. Cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân các cấp thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (nhất là cán bộ có khả năng chuyên sâu về tài chính ngân sách) 62 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP TIẾP TỤCHOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI TỈNH (THÀNH PHỐ)63 3.1. CÁC QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỈNH (THÀNH PHỐ)63 3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tích cực góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 63 3.1.2. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong sử dụng ngân sách Nhà nước64 3.1.3. Bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng. 65 3.2. HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỈNH (THÀNH PHỐ)66 3.2.1. Sớm khắc phục sự trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp TW và địa phương trong quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. 66 3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, các chính sách quản lý ngân sách theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương nhằm phát huy quyền làm chủ, năng động, sáng tạo của địa phương.69 3.2.3. Chuyển đổi cơ chế phân bổ nguồn vốn vay và phương thức đầu tư theo nguyên tắc thị trường. 72 3.2.4. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính - ngân sách trung và dài hạn73 3.2.5. Chuyển việc bố trí ngân sách theo chi phí các yếu tố đầu vào sang bố trí ngân sách theo mục tiêu, kết quả, hiệu quả kinh tế xã hội ở đầu ra. 75 3.3. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỈNH (THÀNH PHỐ)77 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân địa phương. 77 3.3.2. Nâng cao năng lực cán bộ công tác trong hệ thống HĐND địa phương82 3.3.3. Bổ sung, chi tiết hoá các quy định hiện hành theo hướng nâng cao thực quyền "giám sát" của Hội đồng nhân dân địa phương. 84 3.3.4. Bổ xung, hoàn thiện một số quy chế để tăng cường khả năng kiểm soát chi của HĐND địa phương. 85 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống căn cứ, định mức trong lập và phân bổ dự toán ngân sách86 KẾT LUẬN88 TÀI LIỆU THAM KHẢO89

docx120 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách tỉnh (thành phố) trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viên làm việc khác Theo NĐ 133 Thực tế Chuyên trách Không chuyên trách Chuyên viên Sở Ban Tổng số cấp tỉnh 41 22 1 229 429 43 166 222 197 84 793 1173 Tổng số cấp huyện - - - 435 382 258 386 56 525 278 - 1795 Nguồn: Ban Đại biểu Quốc hội Như vậy chỉ riêng để giúp việc cho Hội đồng nhân dân có 2 mô hình tổ chức. Chúng tôi ủng hộ mô hình văn phòng Uỷ ban nhân dân, văn phòng Hội đồng nhân dân tách biệt nhau. Lí lẽ như sau: - Chức năng của hai văn phòng này là khác nhau. Văn phòng Uỷ ban giúp UBND chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương v.v.. Còn văn phòng Hội đồng nhân dân giúp Hội đồng nhân dân thực hiện việc thẩm định, việc giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Hai chức năng này không thể nhập cục được, bởi lẽ nhập cục, tức là, vừa đá bóng vừa làm trọng tài. - Khối lượng công việc của Văn phòng và các Ban của Hội đồng nhân dân cũng rất lớn xứng đáng cần có một văn phòng chuyên trách (1 năm bình quân 1 tỉnh tổ chức 3 cuộc họp HĐND; ra 18 nghị quyết; tổ chức 35 đoàn giám sát, có trên 90 kiến nghị). Biểu 2 Thống kê số kỳ họp HĐND các cấp (Tính đến 1/6/2006) Thống kê Hội đồng nhân dân cấp Số lượng đơn vị hành chính Số kỳ họp Số nghị quyết Số đề án không thông qua Số đề án phải sửa chữa Ghi chú Thường lệ Bất thường Chuyên đề Tổng số NQ thường NQ chuyên đề Tổng số Tỉnh 64 333 57 33 423 2229 1045 3297 70 162 Huyện 895 3263 496 258 4023 17938 3475 21412 189 555 Xã 8977 50107 5207 2623 57930 130949 21807 152578 684 2371 Nguồn: Uỷ ban thường vụ Q4 - Ban Công tác đại biểu - Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của HĐND,UBND 20/12/2006. Biểu 3 Thống kê tổ chức các đoàn giám sát của HĐND (Tính đến 1/6/2006) Hoạt động giám sát HĐND cấp Số luật tổ chức đoàn giám sát Tổng số kiến nghị của các đoàn giám sát Số kiến nghị được giải quyết Ghi chú 04 05 06 Tổng số 04 05 06 Tổng số 2004 2005 2006 Tổng số Tỷ lệ so với K/n (%) Tổng số Tỷ lệ so với K/n (%) Tổng số Tỷ lệ so với K/n (%) Cấp tỉnh: Thường trực HĐND 213 354 236 803 710 1220 726 2656 540 76,06 985 80,74 535 73,69 Ban VHXH 520 729 405 1654 1062 1551 999 3615 725 68,27 1131 72,73 675 67,57 Ban KTNS 527 676 362 1565 1268 1790 1046 4104 883 69,64 1322 73,85 709 67,78 Ban Pháp chế 434 568 301 1303 840 1137 687 2664 604 71,90 1322 116,27 480 69,87 TTHĐND và các Ban 117 157 77 351 335 522 297 1154 217 64,78 1322 253,26 160 53,87 Đại biểu HĐND 102 141 82 235 151 295 176 622 127 84,11 1322 448,14 103 58,52 Cấp huyện: TTHĐND 1483 2679 1671 5833 3580 6622 4342 14844 2830 79,05 5309 80,17 2996 69,00 Ban KTXH 1532 2621 1559 5712 3564 6460 3868 13892 2842 79,74 4779 73,98 2632 68,05 Ban Pháp chế 1354 2263 1390 5007 3050 5431 3374 11855 2434 79,80 4320 79,54 2245 66,54 TTHĐND + Ban 992 1507 846 3345 2674 4060 2351 9085 1972 73,75 3196 78,72 1681 71,50 Đại biểu HĐND 1036 1660 1033 3729 1610 2901 1613 6124 1191 73,98 1885 64,93 724 45,5 Cấp xã 15356 28582 15430 55964 33447 56882 31592 121044 26928 80,51 45402 79,82 23759 75,2 Nguồn: Uỷ ban thường vụ Q4 - Ban Công tác đại biểu - Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của HĐND,UBND 20/12/2006. Mô hình tổ chức các Ban ở tỉnh, huyện là chấp nhận được (vấn đề còn lại là chất lượng cán bộ, sẽ nói ở phần sau). Việc tổ chức ban chuyên môn ở xã tôi cho là cần thiết. 3.3.2. Nâng cao năng lực cán bộ công tác trong hệ thống HĐND địa phương Theo thống kê đến tháng 6 năm 2006, tình hình cán bộ của hệ thống Hội đồng nhân dân địa phương như sau: Biểu 4 Thống kê số lượng, trình độ chính trị, chuyên môn của thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (thành phố) (1/6/2006) Đơn vị tính: Người Trình độ chính trị và chuyên môn Chức vụ trong HĐND Chuyên trách hoặc kiêm nhận Trình độ chính trị, chức vụ trong Đảng Trình độ chuyên môn, văn hoá CT Knh UVTW Đảng Bí thư P. Bí thư UV thường vụ UV thường trực Không cấp uỷ Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Chủ tịch 9 47 28 31 22 12 0 0 1 1 40 6 11 Phó chủ tịch 56 0 0 0 1 18 34 8 1 1 46 10 2 UV thường trực 57 0 0 0 0 1 38 43 4 0 49 2 2 Nguồn: UBTVQH - Ban Đại biểu Quốc hội Nhìn số liệu thống kê thì thấy trình độ văn hoá chuyên môn, trình độ chính trị (thể hiện của chức vụ trong Đảng) của các cán bộ thường trực HĐND cấp tỉnh là cao (Đại bộ phận đã tốt nghiệp đại học, có một số đồng chí có bằng thạc sĩ, tiến sĩ; Đại bộ phận có chân trong cấp uỷ đương nhiệm). Tuy nhiên, trong Hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND 12/2006 vấn đề chất lượng cán bộ thường trực HĐND và các Ban của HĐND vẫn được đặt ra. Trên các khía cạnh sau: Biểu 5: Thống kê số cán bộ công tác trong các Ban của HĐND tỉnh (thành phố) đến 1/6/2006 Đơn vị tính: Người Trình độ nhiệm vụ Các Ban Tổng số thành viên Chức vụ công tác trong Đảng Chuyên trách- không chuyên trách UVTV Cấp uỷ Không có trong cấp uỷ Chuyên trách Không chuyên trách Ban KT-NS 455 - Trưởng ban 16 11 26 35 22 - Phó ban 5 15 46 30 41 - TV 11 95 124 - 293 Ban Pháp chế 411 - Trưởng ban 31 11 14 22 33 - Phó ban 5 22 40 36 43 - TV 6 100 112 2 255 Ban VH-XH 417 - Trưởng ban 26 11 21 23 36 - Phó ban 1 22 47 38 39 - TV 12 82 147 0 281 Ban Dân tộc 157 - Trưởng ban 4 5 12 14 10 - Phó ban 1 4 18 9 18 - TV 4 23 57 0 99 Nguồn: Ban đại biểu, UBTVQH - Về nhận thức: Cán bộ được phân công sang công tác ở HĐND thường không thực sự "vừa lòng", hoặc đã lớn tuổi. - Chủ tịch HĐND thường là bí thư, phó bí thư kiêm nhiệm, thực sự chuyên trách công tác ở HĐND là phó chủ tịch và UV thường trực, thành viên của các Ban của HĐND, chủ yếu là cán bộ không chuyên trách. Ở Ban kinh tế - ngân sách, số cán bộ không chuyên trách chiếm 89% (các Ban khác tương tự). Có điều đáng quan tâm là số cán bộ có nghiệp vụ kinh tế - ngân sách thường là uỷ viên của các Ban lại 100% là cán bộ không chuyên trách (các tình hình này cũng hiện hữu và có phần đậm nét ở HĐND cấp huyện và xã. Tuy nhiên, luận văn này chỉ đưa ra số liệu minh chứng đối với cấp tỉnh và thành phố). Về công tác đào tạo thì trong Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (12/2006) xác nhận hình thức chủ yếu là bồi dưỡng, tập huán về chính sách, pháp luật và kiến thức quản lý Nhà nước cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã. Nội dung "còn thiếu tính cập nhật thông tin và kiến thức", "chưa thường xuyên, liên tục" nguyên nhân là do: "Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ… chưa được coi trọng" (Báo cáo của chính phủ tại Hội nghị đã dẫn). Trước tình hình trên chúng tôi kiến nghị: Phải tăng cường số cán bộ chuyên trách trong thường trực, các Ban và Văn phòng HĐND tỉnh, huyện, xã. Số này chủ yếu nên điều cán bộ có trình độ nghiệp vụ từ các cơ quan chuyên môn của tỉnh. Đặc biệt với những vấn đề về ngân sách, tài chính, tiền tệ phải có kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm mới có thể làm nhiệm vụ thẩm tra, giám sát được. Bồi dưỡng, tập huấn là cần thiết cho nên cần mở rộng. Còn đào tạo chuyên môn riêng cho HĐND, tôi cho rằng không hiệu quả, trực tiếp bằng điều động cán bộ chuyên môn của các ngành về công tác tại HĐND. 3.3.3. Bổ sung, chi tiết hoá các quy định hiện hành theo hướng nâng cao thực quyền "giám sát" của Hội đồng nhân dân địa phương "Giám sát" là một chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân địa phương (nhất là giám sát trên lĩnh vực tài chính, ngân sách). Trong các luật hiện hành đều có ghi nhận chức năng này (thí dụ: trong điều 25 - khoản 6 của Luật ngân sách có ghi "giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định). Tuy nhiên trong các luật, cũng như văn bản dưới luật quy định cụ thể việc thực hiện quyền giám sát như thế nào. Đề nghị phải bổ sung, chi tiết các vấn đề sau: - Làm rõ các hình thức giám sát, thủ tục trình tự tiến hành giám sát. - Quy định rõ các vấn đề liên quan đến tổ chức các đoàn giám sát của HĐND, của các Ban (đặc biệt ban KT-NS) (chi tiết, cụ thể hoá khoản 4 điều 75 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2003). Đồng thời làm rõ chế độ đặc thù cho các thành viên của Đoàn, các chuyên gia được mời tham gia đoàn giám sát. - Qui định rõ cơ chế phối hợp giữa thường trực, HĐND, các Ban, các cơ quan chính quyền trong việc tham gia và tạo điều kiện cho công tác giám sát tiến hành thuận lợi và có chất lượng cao. Nhất là trách nhiệm cung cấp thông tin. - Qui định rõ vai trò và cơ chế tham gia của mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong "giám sát" thi hành pháp luật, chế độ chính sách (trong đó có chế độ tài chính ngân sách). - Qui định rõ thẩm quyền xử lý các vấn đề sai trái được phát hiện trong quá trình giám sát. Ở đây nổi lên vấn đề giá trị pháp lí của các văn bản của Hội đồng nhân dân. Theo luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật hiện hành. Các quyết định, chỉ thị của UBND có thể phân biệt đâu là văn bản pháp quy, đâu là văn bản cá biệt. Hội đồng nhân dân ra nghị quyết, đặc biệt là các nghị quyết về kết quả giám sát có giá trị pháp lý đến đâu? thuộc loại văn bản nào thì không rõ. 3.3.4. Bổ xung, hoàn thiện một số quy chế để tăng cường khả năng kiểm soát chi của HĐND địa phương Theo chúng tôi cần xem xét một số vấn đề sau: - Cải tiến phương thức lập dự toán và thảo luận dự toán giữa TW- Địa phương, tránh tình trạng địa phương lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao, Trung ương thì ngược lại (cùng có nhiều trường hợp không sát thực tế). Từ đó, trong quá trình thảo luận, bảo vệ kế hoạch tình trạng "thiếu dân chủ" xảy ra. Dự toán được duyệt không sát với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương. - Một cải tiến có tính nguyên tắc của Luật ngân sách năm 2002 là chuyển từ chế độ "hạn mức" sang chế độ cấp phát theo "dự toán". Tuy nhiên qui trình phân bổ hiện nay vẫn còn mang dáng dấp của cấp phát hạn mức nhất là vào dịp cuối năm: Do đó cản trở việc phát huy tính chủ động của địa phương. - Tạo cơ chế phù hợp để cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát quyết toán ngân sách và cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát chi, cho thanh toán phải quan hệ chặt chẽ khắc phục tình trạng tách rời giữa 2 khâu này. - Xem xét lại quy trình chi theo dự toán trực tiếp từ kho bạc Nhà nước và trách nhiệm kiểm soát chi của kho bạc để ngăn chặn chi tiêu không hợp lý. - Xem lại qui định điều chỉnh dự toán trong nội bộ 1 mục và khả năng san sẻ giữa các nhóm sử dụng trong dự toán kinh phí. 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống căn cứ, định mức trong lập và phân bổ dự toán ngân sách Chính sách, chế độ định mức chi tiêu ngân sách là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu thu, chi ngân sách, điều hành và quyết toán ngân sách hàng năm, đồng thời là cơ sở kiểm tra, giám sát của Nhà nước và nhân dân. Theo quy định hiện hành thì chế độ tiêu chuẩn định mức chi do cơ quan có thẩm quyền ở cấp Trung ương ban hành. Nhưng thực tế các qui định của các cơ quan trung ương lại không đầy đủ. Về nội dung nhiều qui định ban hành không bao quát được tất cả các lĩnh vực, không sát thực tế, tính khả thi không cao, địa phương khó thực hiện, có quy định phù hợp với địa phương này, lại không phù hơp với địa phương khác. Cụ thể là: - Chi hành chính sự nghiệp của ngân sách của ngân sách địa phương có 11 lĩnh vực, nhưng mới có 7 lĩnh vực có định mức phân bổ: giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin phát thanh truyền hình, quản lí hành chính còn có một số lĩnh vực có thể xây dựng được định mức như: chi bảo đảm xã hội, an ninh quốc phòng, sự nghiệp kinh tế. Trong chi giáo dục đào tạo các định mức cho lĩnh vực dạy nghề chưa có. - Định mức phân bổ chi đầu tư phát triển, bổ sung mục tiêu, tăng thu ngân sách chưa có. - Tiêu chí làm căn cứ xây dựng định mức phân bổ ngân sách đối với một số lĩnh vực chưa thoả đáng. + Chi đào tạo phân bổ theo tiêu chí học sinh, phân loại quá chi tiết nên tính toán phức tạp. Định mức không sát với thực chi, mức chênh lệch quá lớn (từ 2 ¸ 3 lần). + Chi quản lý hành chính: định mức tính trên biên chế. Có mấy vấn đề bất cập: Vậy là Nhà nước ủng hộ các địa phương tăng biên chế, vì càng phình to bộ máy thì khối lượng được chi càng lớn; mức chi 8 ¸ 10 triệu đồng cho 1 biên chế là quá thấp. + Một số lĩnh vực khác phân bổ theo tiêu chí dân số. Nhưng tiêu chí này không phản ánh được điều kiện đặc thù ở từng vùng, từng địa phương. Thí dụ: mức tiêu dùng ở mỗi địa phương rất khác nhau; giá cả giữa các địa phương không thống nhất. Nhiều địa phương đã tự qui định định mức, chế độ riêng, ngoài qui định của Trung ương. Về mặt pháp lý là không đúng, nhưng lại hợp lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương và thực tế đời sống hiện thời. Theo chúng tôi một mặt phải nghiên cứu ban hành hệ thống định mức, chế độ chi tiêu trên cơ sở các tiêu chí căn cứ hợp lý, mức chi bảo đảm tiết kiệm nhưng phản ánh đúng đủ chi phí tiêu hao, cơ cấu hệ thống đầy đủ toàn diện. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở các định mức chi. Phải xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn định mức thể hiện quan hệ tương quan hợp lý giữa kết quả, hiệu quả đầu ra với mức chi đầu vào. Các tiêu chuẩn định mức này có tính tổng hợp cao, gắn với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương. Hệ thống tiêu chuẩn định mức này sẽ là căn cứ để chuyển từ mô hình dự toán ngân sách theo chi phí đầu vào sang mô hình dự toán ngân sách theo kết quả, hiệu quả đầu ra. KẾT LUẬN Đối chiếu với mục đích nghiên cứu (phần mở đầu) luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau đây: 1. Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: Bản chất của NSNN, chính sách quản lý NSNN tỉnh (thành phố) trong điều kiện kinh tế thị trường. Luận văn cũng nêu lên 5 bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện Việt Nam sau khi nghiên cứu tình hình 6 nước trên thế giới. Những vấn đề được trình bày đã tạo nên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện chính sách quản lý NSNN tỉnh (thành phố) trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường. 2. Luận văn đã phân tích toàn diện thực trạng phân cấp quản lý giữa TW và tỉnh (thành phố) hiện nay. Từ đó, nêu lên những đánh giá về thực trạng kể trên, đặc biệt có 5 nhận xét về các hạn chế và 6 nguyên nhân của các hạn chế trên. 3. Luận văn đề xuất 3 quan điểm, 5 hướng đổi mới và 5 biện pháp để bảo đảm thực hiện các hướng đổi mới đã đề xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước của các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. HCM , Đà Nẵng, Lai Châu, Vĩnh Yên, Nam Định, Đồng Nai, Bến Tre, Cà Mau, Khánh Hoà, Công Tum, Thanh Hoá. Báo cáo dự toán NSDP (tỉnh, TW) các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 của các tỉnh trên. Bộ tài chính -Thông tư liên tịch - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam số 123/2003/TTLT/BTC - TLĐ ngày 19/12/2003 về hướng dẫn trích lập kinh phí công đoàn. Bộ tài chính-Thông tư liên tịch - Bộ quốc phòng số 32/2004/TTLT/BTC - Bộ Quốc phòng ngày 26/3/2004 về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động trong lĩnh vực Quốc phòng. Bộ tài chính-Thông tư liên tịch Ban tài chính quản trị TW- số 216/2004/TTLT/BTCQT - BTC ngày 29/3/2004 hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng. Bộ tài chính- Thông tư liên tịch - Bộ Công an số 54/2004/TTLT/BTC-BCA ngày 10/6/2004 hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Nhà nước và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực An ninh. Bộ Tài chính- Thông tư số 59/2003/TT - ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính- Thông tư số 60/2003/ TT - ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Bộ Tài chính- Thông tư số 79/2003/ TT - ngày 13/8/2003 hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước. Bộ Tài chính - Thông tư số 80/2003/TT - ngày 13/8/2003 hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách qua kho bạc Nhà nước. Bộ Tài chính - Quyết định số 130/2003/QĐ - ngày 18/8/2003 về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước Bộ Tài chính- Quyết định số 38362003/QĐ - ngày 17/12/2003 về việc ban hành quy chế thông báo mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính- Thông tư số 03/2004/ TT- ngày 13/1/2004 về hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện luật ngân sách Nhà nước và khoán chi hành chính. Bộ Tài chính- Quyết định số 149/2004/QĐ - ngày 14/1/2004 về việc ban hành quy chế cung cấp, sử dụng dữ liệu điện tử về thu, chi ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính- Thông tư số 10/2004/TT - ngày 19/2/2004 về hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ngân sách các cấp. Bộ Tài chính- Quyết định số 26/2004/QĐ - ngày 18/3/2004 về việc bổ xung, sửa đổi hệ thống Mục lục ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính- Quyết định số 42/2004/QĐ - ngày 22/4/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành quy chế về chi ngân sách trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền. Bộ Tài chính- Thông tư số 51/2004/TT - ngày 09/6/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2004/NĐ - CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ về một số cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Bộ Tài chính- Thông tư số 52/2004/ TT - ngày 09/6/2004 hướng dẫn thi hành nghị định số 124/2004/NĐ - Cp ngày 18/5/2004 của Chính phủ về một số cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. HCM Bộ Tài chính- Thông tư số 53/2004/TT - ngày 09/6/2004 hướng dẫn thi hành Quyết định số 54/2004/ QĐ - TTg ngày 05/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính - ngân sách đối với thành phố Hải Phòng. Bộ Tài chính- Thông tư số 03/2005/TT - ngày 06/01/2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đó với các cấp ngân sách Nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính. Bộ Tài chính- Thông tư số 10/2005/TT- ngày 02/02/2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tài liệu tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ lập dự toán ngân sách cho các tỉnh, thành phố, của Bộ tài chính các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. Chính phủ - Thông báo duyệt DTNS của (các năm kể trên cho các tỉnh (kể trên)). Chính phủ- Các văn bản báo cáo gửi UBTVQH (thường do Chính phủ uỷ quyền cho Bộ tài chính ký, gửi UBTVQH vào tháng 10 hàng năm). Gồm: · Báo cáo đánh giá quá trình thực hiện ngân sách nhà nước (năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006) và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. · Báo cáo phân bổ ngân sách nhà nước năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 Chính phủ -Nghị định 141/2003/NĐ - ngày 20/11/2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Chính phủ- Nghị định số 10/2004/NĐ - ngày 07/01/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Chính phủ- Nghị định số 60/2003/NĐ- ngày 23/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước. Chính phủ- Nghị định số 73/2003/NĐ- của Chính phủ về Quy chế xem xét, thảo luận Quyết định dự toán, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Chính phủ - Nghị định số 123/2004/NĐ - ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Chính phủ- Nghị định số 124/2004/NĐ - của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. HCM. Harvey Amtrong và J.Taylo - Kinh tế - Kinh tế vùng và chính sách. NXB. Black well (tài liệu dịch). Nguyễn Thị Phú Hà: Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu NSNN nhằm phục vụ yêu cầu phát triển ở Việt Nam (LATS - 2002). Nagel - Đánh giá chính sách đại học Illinoi GS.TS. Đàm Văn Nhuệ: Hoàn thiện chính sách tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắc Nông giai đoạn 2006 - 2010 (đề tài khoa học). GS.TSKH Tào Hữu Phùng Đánh giá việc thực hiện luật NSNN năm 2002 và kiến nghị hoàn thiện (đề tài khoa học cấp Nhà nước) TSKH Trịnh Huy Quách: Nghiên cứu về cơ cấu thu, cơ cấu chi NSNN trong mối quan hệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. (Đề tài khoa học cấp Nhà nước). Quốc hội- Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11 của UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về việc Ban hành quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội Quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách TW và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (chú ý phải có Ban quy chế lập, … kèm theo). Quốc hội - Nghị quyết số 423/2003/NQ-UVTVQH11 ngày 12/11/2003 về tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách TW và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Quốc hội -Văn bản: 107/UBTVQH11 ngày 20/6/2003 của UBTVQH11. Quốc hội - Văn bản 495/NQ-UBTVQH11 ngày 22/3/2004 ví dụ thảo quy định một số cơ chế đặc biệt về tài chính ngân sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội -Nghị quyết số 47/2005/QH11 Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2006. Quốc hội - Nghị quyết số 48/2005/QH11 về phân bổ ngân sách TW năm 2006. Quốc hội- NQ 68/2006/QH11 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2007 Quốc hội - NQ 69/2006/QH11 về phân bổ ngân sách TW năm 2007 Quốc hội - Luật ngân sách năm 1996 và Luật sửa đổi 1998 Quốc hội - Ngân sách nhà nước năm 2002 Quốc hội - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 và sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết 51/QH 10 năm 2001. Quốc hội - Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 Quốc hội - Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 Quốc hội - Luật Kiểm toán nhà nước năm 2006 Quốc hội - Báo cáo số 2275/UBKTNS ngày 6/12/2005 của Uỷ ban kinh tế và ngân sách về giám sát 2 năm thực hiện Luật ngân sách nhà nước. Quốc hội - Báo cáo kết quả giám sát tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Địa phương các năm 2002 - 2005 của Uỷ ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội. Quốc hội - Báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giám sát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản, lãng phí và thất thoát trong xây dựng cơ bản - năm 2004. Quốc hội - Các tài liệu tập huấn của dự án VIE 02/008 - Uỷ ban kinh tế và ngân sách Quốc hội. Quốc hội - Báo cáo nghiên cứu so sánh quy trình ngân sách nhà nước của Việt Nam với các nước có điều kiện tương đồng - Dự án VIE 02/008 - Uỷ ban kinh tế và ngân sách Quốc hội. Rowan Gibson (biên tập) - Tư duy lại tương lai: Tái bản lần thứ V. NXB trẻ, tháng 9/2004. Thủ tướng Chính phủ - Quyết định số 54/2004/QĐ - ngày 05/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Hải Phòng. Thủ tướng Chính phủ- Quyết định 192/2004/QĐ - TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân. Thủ tướng Chính phủ - Quyết định số 139/2003/QĐ - ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2004. Thủ tướng Chính phủ- Quyết định 185/2003/QĐ - ngày 10/9/2003. Bãi bỏ các quy định về cấp lại, đầu tư trở lại từ các nguồn thu ngân sách nhà nước, thực hiện thống nhất cơ chế bổ sung có mục tiêu từ ngân sách TW cho Ngân sách địa phương. Nguyễn Minh Tâm: Cơ cấu các khoản chi ngân sách ở Việt Nam Báo cáo thu chi NSNN tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, Bắc Giang, Yên Bái… từ 2000 - 2006. TS. Nguyễn Xuân Thu, Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH, HĐH. NXB Chính trị Quốc gia 2006. PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh. Bàn về phát triển kinh tế. NXB Chính trị Quốc gia - 2005. PHẦN PHỤ LỤC 1. Tình hình phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương ở Thái Lan Thái Lan là một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Diện tích 513.115 km2; Dân số khoảng 63 triệu, đông nhất là người Thái, Lào, Miến Điện và người Hoa. Đồng tiền lưu hành chính thức ở Thái Lan và đồng Bar Thái. Thái Lan mở đầu công nghiệp hoá từ những năm 1960 với chính sách "thay thế nhập khẩu"; những năm 1970 điều chỉnh sang chính sách "hướng vào xuất khẩu". Về cơ cấu kinh tế, năm 2002 tỷ trọng công nghiệp đã đạt 36% GDP. Tỷ trọng nông nghiệp thấp khoảng 54%. Đặc biệt ngành du lịch đóng góp rất tích cực vào phát triển kinh tế với trên 10 tỷ USD/năm. Thái lan tổ chức quản lý đất nước theo mô hình "Tam quyền phân lập". Hệ thống chính quyền được tổ chức như sau: cấp Trung ương (gồm văn phòng nội các, 20 Bộ chuyên ngành; quỹ Trung ương; các đơn vị chủ theo quy định của Hiến pháp….); cấp địa phương: cấp tỉnh (Băng kok và Patrayja hưởng quy chế riêng); cấp đô thị, cấp xã. Thái Lan thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho địa phương. Ngân sách địa phương ở Thái do Hội đồng dân cư địa phương quyết định trên cơ sở các chính sách kinh tế tài chính của Trung ương, và phù hợp với kế hoạch tài chính trung hạn. Mô hình ngân sách của Thái Lan là mô hình "không lồng ghép". Nghĩa là ngân sách của một cấp không tổng hợp từ ngân sách cấp dưới về kết cấu ngân sách địa phương gồm 2 phần: phần 1 - Được sử dụng theo chế độ, chính sách của địa phương; phần 2 - Được sử dụng không theo các quy định của địa phương. Hội đồng dân cư địa phương thông qua các khoản thu, chi trong từng niên độ thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương. Đến nay có khoảng 35% nguồn thu ngân sách đã được giao cho địa phương. Ở Thái Lan còn áp dụng nhiều hình thức trợ cấp ngân sách cho các địa phương: trợ cấp có mục tiêu; trợ cấp không có mục tiêu, trợ cấp chung, trợ cấp đặc biệt. Về quy trình ngân sách, Thái Lan đang trong giai đoạn chuyển mô hình quản lý ngân sách từ mô hình phân bố ngân sách dựa vào nguồn lực đầu vào (thiên về kiểm soát dự toán) song mô hình phân bố ngân sách dựa vào kết quả đầu ra gắn với kế hoạch chi tiêu trung hạn. Ở Trung ương quá trình dự toán ngân sách được bắt đầu từ tháng 11. Quy trình lập, phân bố ngân sách ở Thái Lan bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và xây dựng dự toán ngân sách (từ tháng 11 hàng năm đến tháng 6 năm sau); giai đoạn thảo luận và thông qua dự toán ngân sách (tháng 6 đến tháng 9 trong năm). Giai đoạn điều chỉnh dự toán ngân sách (trong tháng 9). Quy trình lập và phân bổ ngân sách địa phương cũng được tiến hành tương tự như ở Trung ương và được tiến hành song song với Trung ương. 2. Tình hình phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương ở Hàn Quốc. Hàn Quốc là một quốc gia ở vùng Đông Bắc Á, thuộc phía nam bán đảo Triều Tiên, có diện tích là: 99.260km2, dân số khoảng 48 triệu người. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và nội chiến 1950 Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề. Năm 1960 GDP bình quân đầu người chỉ đạt 80 USD/năm nhưng đến cuối năm 1996 (thời điểm Hàn Quốc ra nhập OECO) Hàn Quốc đã trở thành nước có nền công nghiệp đứng thứ 11 trên thế giới với GDP bình quân đầu người đạt 8860 USD. Cho đến nay Hàn Quốc là nước phát triển có tiềm năng kinh tế lớn. Chiến lược CNH hướng về xuất khẩu đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Nông nghiệp chỉ còn chiếm 4%, công nghiệp chiếm 42%, dịchvụ chiếm 54% GDP. Hàn Quốc là nhà nước theo chỉnh thế cộng hoà. Từ năm 1992 đến nay Hàn Quốc tổ chức hệ thống các cấp chính quyền gồm Trung ương, các cấp chính quyền địa phương là tỉnh (thành phố); quận (huyện) xã (phường) các cấp tỉnh (thành phố); quận (huyện) có hội đồng địa phương, cấp xã (phường) không có Hội đồng địa phương. Trong quản lý ngân sách Hàn Quốc theo nguyên tắc tập trung cao ở Trung ương, các khoản chi quan trọng do Trung ương đảm nhận. Quá trình tập trung đủ được duy trì nhiều năm nay, việc phân cấp ngân sách cho địa phương không được coi trọng. Cụ thể là NSNN chiếm 56% tổng chi NSNN, chiếm 82% tăng thu NSNN. Tuy nhiên, hội đồng địa phương (tỉnh, huyện) lại họp bàn về dự toán ngân sách rất kỹ, nên quyết định mức thu, chi của ngân sách là có căn cứ khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc số lượng quỹ tài chính ngoài ngân sách quá nhiều. (Thống kê có khoảng 48 loại quỹ). Có năm tổng thu các quỹ còn cao hơn ngân sách. 3. Tình hình phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương ở Kazakhstang. Kazakhstan một nước ở vùng Trung Á, vốn là một nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Năm 1991 Kazakhstan tách khỏi Liên Xô cũ trở thành một nước độc lập. Diện tích Kazakhstan rất lớn (2.724.900 km2), dân số chỉ khoảng 15tr người, trong đó theo đạo Hồi khoảng 47%. Tổ chức hành chính của Kazakhstan có 14 vùng và 2 thành phố lớn Astana và Almaty, có các Hội đồng vùng, thành phố, quận, huyện (không có hội đồng xã). Quốc gia này giàu tài nguyên với các mỏ khoáng chất, và các thảo nguyên mênh mông với khả năng phát triển nông nghiệp quy mô lớn. Cơ cấu kinh tế hiện nay đạt nông nghiệp 9%, công nghiệp 49%, dịch vụ 42%. Kazakhstan nhiều năm trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung nay đang chuyển dần qua cơ chế thị trường. Do đó, ở đây, ta sẽ khảo sát kỹ xem quy trình và phân cấp ngân sách của nước cộng hoà này. Hệ thống ngân sách của nước cộng hoà Kazakhstan bao gồm ngân sách của các cấp khác nhau dựa trên cơ sở các quan hệ kinh tế và các quy định pháp lý phù hợp. Ngân sách nước cộng hoà và Ngân sách địa phương hoạt động độc lập và tổng hợp thành NSNN. Hoạt động của hệ thống ngân sách được xác lập trên cơ sở mối liên hệ lẫn nhau của các cấp ngân sách khác nhau được đảm bảo theo trình tự tập, xem xét, phê duyệt, chấp hành, kiểm tra và báo cáo sử dụng ngân sách của nước cộng hoà và ngân sách địa phương. Ngân sách nước cộng hoà được phê chuẩn bằng một đạo luật của Quốc hội nước cộng hoà Kazakhstan. Ngân sách địa phương được phê chuẩn bằng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Quy trình Ngân sách được quy định như sau: * Giai đoạn chuẩn bị dự toán, xem xét và phê duyệt dự án ngân sách nước cộng hoà. Để lập dự toán ngân sách ngân sách nước cộng hoà cho năm tài chính, Tổng thống thành lập Uỷ ban Ngân sách. Trên cơ sở các thông số của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Uỷ ban này có nhiệm vụ sẽ tiến hành lập và trình Chính phủ phê duyệt các chỉ tiêu ngân sách sau đây: 1) Tổng số thu ngân sách nước Cộng hoà, ngân sách các vùng, ngân sách thành phố Astana và Almaty, quỹ tài chính của các vùng kinh tế đặc biệt. 2) Hạn mức chi và hạn mức cho vay của nước cộng hoà phân theo chức năng và theo người quản lý các chương trình ngân sách. 3) Mức thâm hụt của ngân sách nước cộng hoà 4) Hạn mức vay của các tổ chức chính quyền địa phương trên phương diện vùng (lấy từ quỹ dự trù tài chính của nước cộng hoà, các địa phương có quyền quan hệ tín dụng với nhau). Người quản lý các chương trình ngân sách nước cộng hoà trong phạm vi hạn mức trình độ Bộ Tài chính các chương trình ngân sách theo hình thức do Bộ Tài chính duyệt. Các vùng và thành phố (Astana, Almaty) xác định danh sách và hạn mức chương trình ngân sách địa phương trên cơ sở tổng mức thu đã thoả thuận với Bộ Tài chính, hạn mức vay và tổng số chi tối thiểu theo các chương trình ngân sách địa phương đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở các chỉ tiêu ngân sách đã được Chính phủ nước cộng hoà phê duyệt, Bộ Tài chính nước cộng hoà lập và trình dự án Luật hàng năm về ngân sách nước cộng hoà. Dự toán ngân sách nước cộng hoà được Chính phủ trình Quốc hội không muộn hơn 15/9 của năm trước năm kế hoạch. Việc phê chuẩn ngân sách nước cộng hoà và các điều chỉnh bổ sung được tiến hành tại các cuộc họp liên tịch của 2 Viện sau khi đã xem xét một cách liên tục ở Hạ viện và sau đó là Thượng viện. Dự toán ngân sách nước cộng hoà được phê chuẩn ở mức độ các chương trình ngân sách tại cuộc họp liên tịch của các Viện của Quốc hội và không muộn hơn 15/12 năm trước. Trong trường hợp đến 15/12, Quốc hội không phê chuẩn ngân sách nước cộng hoà thì Tổng thống có quyền quyết định "Kế hoạch tài chính của nước cộng hoà cho quý I của năm tài chính tới" cho tới khi có sự phê chuẩn ngân sách của Quốc hội. Điều chỉnh ngân sách nước cộng hoà trong quá trình chấp hành được thực hiện trên cơ sở đề nghị của Chính phủ hoặc các sáng kiến lập pháp khác phù hợp với các quy định của pháp luật. Trước 1/9 hàng năm trên cơ sở thoả thuận với Bộ Tài chính tổng số thu và hạn mức vay, các tổ chức hành chính địa phương vùng và thành phố phải hình thành dự toán ngân sách địa phương. Dự toán ngân sách vùng (14 vùng) và ngân sách 2 thành phố (Astana và Almaty) và các Quỹ tài chính của vùng kinh tế đặc biệt được trình lên Bộ Tài chính. Các vùng và thành phố không muộn hơn 2 tuần sau khi đạo luật ngân sách nước cộng hoà có hiệu lực, phải hoàn chỉnh dự toán phê chuẩn, việc sử dụng ngân sách của quý I được thực hiện trong phạm vi 1/4 dự toán ngân sách năm. Các tổ chức chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cân đối ngân sách địa phương. * Giai đoạn chấp hành dự toán ngân sách nước cộng hoà: Chính phủ cộng hoà Kazakhstan bảo đảm việc chấp hành dự toán ngân sách đã được Quốc hội thông qua. Các tổ chức nhà nước thực hiện các khoản chi phù hợp với mục đích sử dụng ngân sách trên cơ sở được phép của Kho bạc thuộc Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có quyền không cấp tiền, thu hồi và ngừng cấp phát trong trường hợp sử dụng tiền ngân sách không đúng mục đích. Các cơ quan nhà nước phải cung cấp cho Bộ Tài chính và Uỷ ban Kiểm tra việc chấp hành ngân sách các thông tin cần thiết để chuẩn bị báo cáo về chấp hành ngân sách. Chính phủ nước cộng hoà có uyền thay đổi danh sách các tổ chức nhà nước đang thực hiện chương trình trong phạm vi tổng số các chương trình đã được Quốc hội phê chuẩn, gắn liền với việc hoàn thiện cơ cấu và chức năng của các cơ quan nhà nước; có quyền thay đổi nguồn bù đắp bội chi ngân sách nước cộng hoà. Không được phép trợ cấp từ ngân sách nước cộng hoà cho các cơ quan nhà nước đang được cung cấp bằng ngan sách địa phương. Trong quá trình chấp hành ngân sách nếu vượt mức thâm hụt ngân sách cho phép hoặc giảm nguồn thu thì Chính phủ nước cộng hoà và các tổ chức chính quyền địa phương được quyền ra Nghị quyết giảm chi ngân sách theo mỗi chương trình nhưng không thấp hơn 10% so với tổng số được phê duyệt, nếu cao hơn 10% thì phải trình để thay đổi đạo luật ngân sách nước cộng hoà và thay đổi nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Quốc hội và các tổ chức chính quyền địa phương quyết định danh mục các chương trình không bị điều chỉnh trong luật và nghị quyết về ngân sách hàng năm. Ngân sách đặc biệt của nước cộng hoà có thể được áp dụng trên lãnh thổ nước cộng hoà Kazakhstan bằng quyết định của Tổng thống, bao gồm tất cả các nguồn dự trữ tài chính của Nhà nước. Trong thời gian hoạt động của ngân sách đặc biệt thì đạo luật ngân sách nước cộng hoà và các nghị quyết về ngân sách của các cấp bị đình chỉ hoạt động, đồng thời phải thông báo ngay lập tức cho Quốc hội nước cộng hoà về việc thi hành ngân sách đặc biệt. Cơ sở áp dụng ngân sách đặc biệt là việc thi hành quyết định của Tổng thống về tình trạng khẩn cấp do thiệt hại kinh tế tài chính và tình huống đặc biệt về thời tiết, sự cố kỹ thuật có tính phổ biến toàn cầu. * Giai đoạn kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách Bộ Tài chính và các bộ phận chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra tính đúng đắn của việc lập và phê duyệt dự toán chi ngân sách; kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả tiền ngân sách trong cơ quan nhà nước; định kỳ tiến hành thanh tra, kiểm tra việc kế hoạch hoá và sử dụng ngân sách nước cộng hoà và ngân sách địa phương. Uỷ ban kiểm tra việc chấp hành ngân sách thực hiện kiểm tra việc chấp hành ngân sách nước cộng hoà. Kiểm tra việc hình thành và sử dụng ngân sách địa phương được thực hiện bởi Uỷ ban thanh tra của các tổ chức chính quyền tương ứng. Báo cáo về ngân sách năm cùng các văn bản giải thích các phụ lục cũng như báo cáo về việc thực hiện các chương trình đặc biệt quan trọng theo đúng danh mục đã được Luật NSNN quy định, các chương trình được các cấp phát từ ngân sách địa phương (vùng) và ngân sách thành phố (Astana và Almaty) phải được Chính phủ trình lên Quốc hội và Uỷ ban Kiểm tra việc sử dụng ngân sách không muộn hơn 1/7 hàng năm. Bộ Tài chính đệ trình các thông tin hàng tháng, hàng quý về quá trình chấp hành ngân sách và việc hoàn trả khoản vay (nợ gốc) của Chính phủ. Các tổ chức sử dụng ngân sách hàng tháng phải đệ trình báo cáo về việc chấp hành ngân sách cho các cơ quan hành chính cấp trên và cho hội đồng nhân dân cùng cấp; đồng thời gửi báo cáo về việc chấp hành ngân sách vùng và ngân sách thành phố (Astana và Almaty) cho Bộ Tài chính nước cộng hoà. Bộ Tài chính nước cộng hoà hàng tháng phải lập báo cáo tổng hợp về việc chấp hành ngân sách nước cộng hoà và ngân sách địa phương để trình Chính phủ. Chính phủ nước cộng hoà và Hội đồng nhân dân các vùng phải công bố các báo cáo hàng quý về chấp hành ngân sách trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Tình hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của Cộng hoà Liên bang Đức Cộng hoà Liên bang Đức là một quốc gia lập hiến, có tính dân chủ và xã hội. Theo hiến pháp, liên bang có 3 cấp hành chính: liên bang, tiểu bang (16 tiểu bang) và cấp xã (khoảng 16.000 xã); quyền lực nhà nước nằm ở liên bang và các tiểu bang, mỗi cấp có chức năng riêng. Hệ thống ngân sách nhà nước được chia thành 3 cấp: - Ngân sách liên bang - Ngân sách các bang - Ngân sách các xã trực thuộc bang. Về thẩm quyền quyết định về ngân sách và chính sách thu, chi của các cấp, Cộng hoà liên bang Đức có nhiều văn bản pháp lý quy định về vấn đề này. Trong Hiến pháp liên bang quy địh rõ ngân sách các cấp là độc lập với nhau và do cơ quan lập pháp ở từng cấp quyết định. Quốc hội Liên bang quyết định ngân sách Liên bang, Quốc hội Bang quyết định ngân sách Bang, Hội đồng nhân dân các cấp trực thuộc bang quyết định ngân sách của cấp mình. Việc tổng hợp ngân sách nhà nước chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê. Bên cạnh Hiến pháp Liên bang còn có nhiều luật quy định về ngân sách nhà nước như là Luật ngân sách Liên bang, Luật thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, Luật các nguyên tắc ngân sách cho Liên bang và các bang, Luật ngân sách bang, Luật ngân sách hàng năm. Riêng ngân sách cấp xã được Luật hành chính xã điều chỉnh và có hướng dẫn thực hiện Luật này đi kèm. Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Đức còn quy định về quyền ban hành các luật thuế. Hiến pháp quy định rõ các loại thuế nào do chính quyền Liên bang quy định, loại thuế nào do chính quyền các Bang quy định. Thuế của cấp nào, cấp đó được quy định về thuế suất. Ngoài ra, chính quyền địa phương các cấp còn được quy định những loại thuế riêng nhưng với điều kiện là loại thuế này không có trong danh mục. Nói chung, việc phân định nguồn thu cho các cấp đã được định ra không dựa trên nhiệm vụ chi cũng như khả năng thu của từng địa phương. Do đó, đây là nguyên nhân làm cho địa phương nào giàu có thì ngân sách nhiều hơn. - Về phân định nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp ngân sách: + Nguồn thu của các cấp ngân sách được phân chia cụ thể như: · Các khoản thu 100% của ngân sách liên bang bao gồm: Thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo hiểm, thuế têu thụ đặc biệt (thuốc lá, rượu, bia), thuế xăng dầu. · Các khoản thu 100% của ngân sách bang gồm: Thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế giao thông, thuế xổ số, thuế đua ngựa, thuế thi đấu thể thao,… · Khoản thu 100% của ngân sách xã gồm thuế nhà đất, thuế hành nghề, thuế vui chơi giải trí, phí, lệ phí… · Các khoản phân chia giữa các cấp: Thuế VAT phân chia giữa bang và liên bang; thuế thu nhập cá nhân phân chia giữa liên bang, bang, xã; thuế thu nhập doanh nghiệp phân chia giữa bang và liên bang… Ngoài các khoản thu này, như phần trên đã đề cập, các bang và xã được đưa ra các khoản thu riêng của mình nếu khoản thu đó không có trong danh mục chung. + Phân định nhiệm vụ chi rất rõ ràng cho từng cấp Ngân sách liên bang đảm nhiệm các khoản chi quan trọng như chi về quốc phòng, ngoại giao, tiền tệ, bảo hiểm xã hội, liên khu vực, chi cho bộ máy chính quyền liên bang, hỗ trợ các bang có khó khăn, điều hoà ngân sách giữa các vùng có khó khăn… Các bang đảm nhiệm các nhiệm vụ về tư pháp, trợ giúp xã hội, công an, đào tạo các trường đại học, lương giáo viên, trợ cấp cho các xã trực thuộc bang, cơ sở vật chất bệnh viện, chi quản lý hành chính của chính quyền bang… Ngân sách xã đảm nhiệm các nhiệm vụ còn lại theo nguyên tắc "cái gì gắn với dân nhất thì giao cho xã". Xã đảm nhiệm các khoản chi về cơ sở giáo dục, văn hoá thể thao, trợ cấp xã hội, các công trình công cộng (thoát nước, công viên, nghĩa trang…), giao thông thuộc phạm vi xã,… Phương thức trợc ấp cho các ngân sách nhằm mục tiêu cho phát triển đồng đều giữa các địa phương: Xác định trợ cấp ở Cộng hoà liên bang Đức đòi hỏi phải tính toán nhu cầu chi và khả năng thu của địa phương. Nhu cầu chi của địa phương được tính toán theo 3 tiêu thức: dân số, số học sinh, số người thất nghiệp. Tất cả các tiêu thức này đều được quy đổi theo hệ số và được nhân với đơn giá (đơn giá được xác định từ trước và áp dụng chung cho tất cả các địa phương được nhận trợ cấp). Khả năng thu được tính toán trên cơ sở phân định các nguồn thu. Từ đó, xác định được chênh lệch thu, chi và số cần phải hỗ trợ (các địa phương có khả năng thu lớn hơn nhu cầu chi không được nhận trợ cấp). Thông thường, cấp trên chỉ trợ cấp cho cấp dưới khoảng 80% số cần phải hỗ trợ để khuyến khách các địa phương tiết kiệm chi và tăng số thu của mình. Các giải pháp để thực hiện bù đắp bội chi: Các cấp quản lý ngân sách nhà nước đều có quyền vay ngân hàng để bù đắp bội chi hoặc đầu tư vào các hạng mục cần thiết trong trường hợp chưa huy động kịp nguồn thu. 5. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của Malaysia Malaysia là ưnớc đang phát triển trong cùng khu vực và có nhiều đặc điểm kinh tế, tự nhiên tương đồng với Việt Nam và là nhà nước liên bang. Hệ thống ngân sách nhà nước của Malaysia tương tự như của Cộng hoà Liên bang Đức bao gồm 3 cấp là: - Ngân sách liên bang - Ngân sách bang - Ngân sách của chính quyền địa phương Ngân sách liên bang, ngân sách bang do Quốc hội xem xét, quyết địnhv và quyết định phần trợ cấp cho ngân sách địa phương. Trong quá trình thực hiện, phát sinh các nhu cầu về khả năng thu, chi có ảnh hưởng tới dự toán đều phải được đưa ra xin ý kiến Quốc hội, do đó ngân sách được xây dựng chặt chẽ và điều hành rất nghiêm. Ngân sách các cấp chính quyền địa phương do chính quyền cấp đó quyết định, phải đảm bảo nguyên tắc cân đối thu, chi. Mối quan hệ giữa chính phủ liên bang với các bang về tài chính chủ yếu thông qua: - Tiền viện trợ của ngân sách liên bang cho các bang theo hiến pháp. - Tiền trợ cấp của ngân sách liên bang cho các bang theo luật pháp. - Tiền cho vay của ngân sách liên bang cho các bang để thực hiện các dự án. Việc xem xét các khoản viện trợ, trợ cấp của ngân sách liên bang cho các bang do Hội đồng tài chính quốc gia quyết định; mức độ viện trợ, trợ cấp, công thức tính toán… phụ thuộc vào mức độ giàu, nghèo của các bang và chỉ trợ cấp 50% số vốn cần thiết cho việc thực hiện chính sách xã hội, 50% còn lại là do bang và địa phương tự cân đối. Đối với vốn vay cho phát triển các dự án, căn cứ đệ trình của các bang, Kho bạc Nhà nước sẽ xem xét, quyết định mức độ, hình thức và lãi suât cho vay. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho địa phương được thực hiện thông qua hệ thống luật pháp liên bang và bang. Cụ thể: (1). Nguồn thu của ngân sách liên bang: bao gồm các khoản thu như: Thuế trực thu gồm các loại thuế thu nhập dân cư, thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập từ dầu lửa, thuế phát triển…Thuế gián thu bao gồm các loại như thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế VAT, thuế hàng hoá đặc biệt… và các khoản thu có tính chất thuế như thuế tài nguyên, phí cấp phép, thu dịch vụ… Nguồn thu của các bang và các cấp trực thuộc bang không giống nhau, mỗi bang có một nguồn thu riêng. Các bang căn cứ vào Hiến pháp của bang được tự quyết định một số loại thuế và các khoản thu của cấp trực thuộc bang bao gồm: thu tiền thuê đất, nhà, thu cho thuê tài sản, thu từ các dịch vụ do địa phương cung cấp như các hoạt động vui chơi giải trí… Nhìn chung, nguồn thu của bang và cấp trực thuộc bang là các nguồn thu nhỏ, hạn hẹp. Theo quy định của Hiến pháp liên bang, không có khoản thu phân chia giữa liên bang, bang và các cấp trực thuộc bang. (2) Phân định nhiệm vụ chi: Các nhiệm vụ chi của 3 cấp ngân sách về cơ bản là giống nhau, thường bao gồm các khoản chi như: Chi thường ũyên cho bộ máy quản lý, chi đầu tư phát triển, chi bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng. Các nội dung chi này thuộc cấp nào quản lý thì dùng ngân sách của cấp đó để trang trải. Tuy nhiên, nhiệm vụ chi của ngân sách liên bang còn bao gồm tất cả các khoản chi như y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng. Các nhiệm vụ chi này đều do ngân sách Liên bang đảm nhiệm, ngân sách các bang và địa pưhơng không đảm nhiệm các nhiệm vụ chi này. (3) Giải pháp cho cân đối ngân sách nhà nước ở các cấp: - Cấp liên bang: Các biện pháp chủ yếu để cân đối ngân sách khi không bù đắp được thu chi là vay trong nước (vay của dân, vay ngân hàng phát triển), sử dụng tiền nhàn rỗi của các quỹ (quỹ tạo công ăn việc làm, quỹ bảo hiểm xã hội), vay nước ngoài. - Cấp bang, nguồn bù đắp bội chi chủ yếu là trợc ấp của Liên bang hoặc phải vay phải trả cả gốc và lãi của ngân sách Liên bang. - Cấp ngân sách địa phương được bù đắp bội chi chỉ bằng hình thức duy nhất là nhận trợ cấp từ ngân sách bang và liên bang. Malaysia chỉ trợ cấp cho các địa phương nghèo. Số trợ cấp được xác định trên cơ sở dân số (địa phương có đông dân được nhận trợ cấp nhiều hơn), số lượng đường xá, cầu cống, các công trình cơ sở hạ tầng cần được xây dựng và sửa chữa… 6. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của Trung Quốc Hệ thống ngân sách nhà nước của Trung Quốc được chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách các cấp ở địa phương bao gồm: - Ngân sách tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc) - Ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh (châu tự trị) - Ngân sách huyện (huyện tự trị) - Ngân sách xã (thị trấn). - Về cấp ngân sách: theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Luật dự toán nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách. Các cấp ngân sách ở Trung Quốc được thống nhất chỉ đạo và phân cấp quản lý trên cơ sở thống nhất về chính sách, chế độ và kế hoạch dự toán của trung ương, cho phép ngân sách các cấp ở địa phương được thực hiện quyền điều chỉnh dự toán, quyền sử dụng linh hoạt các nguồn lực tài chính, quyền thi hành những biện pháp tài chính cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương. - Về phân cấp nguồn thu: + Các khoản thu 100% của ngân sách trung ương bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp trung ương quản lý, thuế thu nhập của các ngân hàng, thuế doanh thu của ngành đường sắt, bảo hiểm, thuế tiêu thụ đặc biệt… + Các khoản thu 100% của ngân sách địa phương bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp của địa phương quản lý, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất, thuế giao dịch chứng khoán, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế sát sinh, thuế hợp đồng… + Các khoản phân chia giữa trung ương và địa phương bao gồm thuế VAT- trung ương 75%, địa phương 25%; thuế tài nguyên… Với phương pháp phân định này, Trung Quốc thực hiện theo nguyên tắc "4/6" có nghĩa là ngân sách trung ương kiểm soát ít nhất 60% tổng thu ngân sách nhà nước, 40% (trong số 60% ngân sách trung ương được hưởng) được chi ở cấp trung ương, còn lại 20% được phân bổ cho ngân sách địa phương theo hình thức trợ cấp. - Về phân cấp nhiệm vụ chi: + Ngân sách trung ương đảm nhiệm các khoản chi như: chi an ninh quốc gia, chi cho các hoạt động ngoại giao, chi cho bộ máy quản lý nhà nước cấp trung ương, chi hỗ trợ phát triển các vùng, chi điều tiết vĩ mô hoặc phát triển các hạng mục do trung ương trực tiếp quản lý, chi trả nợ trong và ngoài nước,… + Ngân sách địa phương đảm nhiệm những khoản chi cần thiết cho sự vận hành của các cơ quan chính quyền địa phương và sự phát triển kinh tế địa phương như: Chi quản lý hành chính địa phương, chi phí một phần cho lực lượng cảnh sát vũ trang, chi dân quân tự vệ, chi đầu tư cho các hạng mục cơ bản của địa phương, chi phát triển văn hoá, giáo dục, vệ sinh… - Trung Quốc lập Quỹ Hỗ trợ ngân sách trung ương đối với các địa phương. Nguồn hình thành Quỹ này được trích một phần trong số thu về ngân sách trung ương. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương bằng nhiều hình thức như hỗ trợ chung, hỗ trợ có mục tiêu, bổ sung cho ngân sách địa phương. Hình thức bổ sung (trợ cấp) nhằm giúp cho các địa phương không có khả năng cân đối được thu, chi. Hỗ trợ có mục tiêu nhằm khuyến khích các địa phương phát triển những lĩnh vực chung của đất nước. Trong trường hợp bị mất khả năng cân đối thu, chi, ngân sách địa phương chủ yếu thực hiện điều chỉnh lại các khoản thu chi thuộc cấp mình quản lý. Nếu trong phạm vi điều chỉnh vẫn không có khả năng cân đối được thì sẽ được nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Ngân sách trung ương khi mất khả năng cân đối thu, chi có thể thực hiện bằng các hình thức vay nợ trong nước và ngoài nước. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn tôi được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa Mác - Lênin, tổ Bộ môn Kinh tế chính trị, GS.TS Đàm Văn Nhuệ, cơ quan và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vũ Tiến Đạt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu, tài liệu có nguồn gốc rõ ràng. Vũ Tiến Đạt DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN STT Mẫu biểu số Tên biểu Trang 1 MB 01 Cân đối ngân sách Nhà nước năm 7 2 MB 02 Cân đối thu chi ngân sách TW, ĐP năm 8 3 MB 03 Bảng cân đối NSĐP năm 2007 9 4 Sơ đồ 1 Sơ đồ quy trình và lịch biểu ngân sách 56 5 Bảng 1 Lịch biểu ngân sách 57 6 Biểu 1 Thốngkê cán bộ và mô hình cơ cấu tổ chức văn phòng phục vụ HĐND (1/6/2006) 79 7 Biểu 2 Thống kê số lượng HĐND các cấp (1/6/2006) 80 8 Biểu 3 Thống kê tổ chức các đoàn giám sát của HĐND (1/6/2006) 81 9 Biểu 4 Thống kê số lượng, trình độ chính trị, chuyên môn của TTHĐND cấp tỉnh (1/6/2006) 82 10 Biểu 5 Thống kê số cán bộ công tác trong các Ban của HĐND tỉnh (thành phố) đến 1/6/2006 83 11 Hộp 1 72 MỤC LỤC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TỈNH (THÀNH PHỐ) TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện chính sách quản lý ngân sách tỉnh (thành phố) trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.docx