LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam ta có lịch sử phát triển từ nghìn năm trước, tuy nhiên đất nước ta đi lên từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và tự cung tự cấp.Trải qua nhiều thập kỷ dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã dành được độc lập và phát triển nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhờ có sự thay đổi đó mà nước ta ngày càng phát triển từng bước xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hơn thế nữa năm 2008 nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), điều này càng đặt ra cho các nhà quản lý nhiều vấn đề cấp bách đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản xuất để tiết kiệm chi phí hạ giá thành tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Khó khăn nữa là cả thế giới đang oằn mình gánh chịu hậu quả của sự suy thoái kinh tế thế giới vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc “ lấy thu bù chi và có lãi ”.Kinh doanh có lãi vừa là mục đích, vừa là phương tiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định mức chi phí mà doanh nghiệp cần trang trải, doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, điều này đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải quản lý thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý, các yếu tố chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công cụ trực tiếp giúp cho công tác quản lý chi phí được thực hiện chặt chẽ và thường xuyên.Từ đó giúp cho các nhà quản lý đưa ra được quá trình sử lý, giải quyết chính xác kịp thời; Kết hợp với thông tin về giá cả trên thị trường, thông tin về chi phí sản xuất giúp cho các nhà quản lý kinh doanh xác định được giá bán sản phẩm hợp lý, tìm ra được một cơ cấu sản xuất sản phẩm tối ưu, tận dụng được năng lực sản xuất mang lại hiệu quả cao. Qua đó giúp chúng ta xác định xem có nên mở rộng hay thu hẹp sản xuất ở mức độ nào?
Ngoài ra các tài liệu chi tiết về chi phí và giá thành còn giúp ích rất nhiều cho công tác hạch toán, kinh tế nội bộ doanh nghiệp, sử dụng hợp lý các thông tin này sẽ tạo đòn bẩy kinh tế, phát triển năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy toàn doanh nghiệp đi lên được coi là công tác quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất cho nên không thể hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách tùy tiện mà phải tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân cùng thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng làm chuyên đề tốt nghiệp.
Để hoàn thành chuyên đề này, em xin được nói lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng và đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn tận tình của Cô giáo Hà Phương Dung đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung chuyên đề của em gồm 03 chương :
- Chương I: Đặc điểm sản phâm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
- Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
- Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
Do hạn chế về mặt thời gian thực tập cũng như trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hướng dẫn cùng các anh chị phòng kế toán công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Đồng thời giúp em tìm hiểu sâu sắc hơn về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
TA095.DOC
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2736 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những hàng hóa có chất lượng cao uy tín trên thị trường.
Hiện nay, mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là sản phẩm may mặc. Công ty chuyên sản xuất quần áo, bít tất,bao tay, mũ trẻ em, quần áo phông, trang phục học sinh….
Quần áo : áo phông người lớn nam nữ, áo phông trẻ em.
Bít tất: Bít tất nam nữ , bít tất trẻ em
* Tiêu chuẩn chất lượng :
Từ những năm mới thành lập là năm 2004 cho đến năm 2010 gần 100% số sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường nước ngoài như: Mỹ, Cu ba, Ba Lan, Cộng hòa Séc…Vì vậy nên công ty rất chú trọng về tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo uy tín trên thị trường.
- Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng .
- Cung cấp hàng hoá có chất lượng tốt, đồng bộ: đạt tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng theo đúng tiêu chuẩn của đơn đặt hàng.
- Hàng hoá nguyên vật liệu có xuất xứ rõ ràng, mới 100%. Có đủ điều kiện, cơ sở pháp lý để lưu thông trên thị trường theo pháp luật Việt Nam và Quốc tế.
* Tính chất của sản phẩm: là phức tạp vì công ty luôn sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng. Mỗi đơn đặt hàng là một kiểu dáng, kích cỡ, mẫu mã khác nhau và rất đa dạng.
* Loại hình sản xuất: theo từng đơn đặt hàng của khách hàng.
*Đặc điểm của sản phẩm: Loại hình sản xuất các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng, do đó các sản phẩm phải theo yêu cầu của khách hàng.
* Thời gian sản xuất: Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên thời gian sản xuất của một đơn đặt hàng là trong một thời gian nhất định cho phép mà công ty ký kết với khách hàng.
* Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang của công ty chính là những sản phẩm còn đang trên dây truyền sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào biên bản kiểm kê bán thành phẩm và sản phẩm dở trên dây truyền sản xuất của từng phân xưởng để kế toán xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí nguyên vật liệu trực tiêp, còn phần chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Công thức:
Dđk + Cn
Dck = × Sd
Stp + Sd
Trong đó: - Dck, Dđk : Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ , đầu kỳ.
- Cn: Chi phí nguyên vậy liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
- Stp, Sd: sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Phương pháp này có ưu điểm tính toán đơn giản nhưng lại không chính xác vì không tính đến các yếu tố chế biến nên chỉ áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm; số lượng sản phẩm dở dang cuói kỳ ít và ổn định.
2. Đặc điểm tính chất sản xuất sản phẩm của công ty.
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Là một công ty chuyên sản xuất hàng may mặc nên công ty TNHH luôn tập trung đẩy mạnh việc thiết kế các sản phẩm mang tính kỹ thuật cao và tay nghề của công nhân may do đó việc đầu tư chiều sâu cho công nghệ đáp ứng đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm luôn là vấn đề mà công ty hết sức coi trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh. Hiện tại toàn bộ số máy móc thiết bị của nhà máy có thể đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật mức độ phức tạp, da dạng của sản phẩm.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất quần áo ,bít tất:
Kho nguyên liệu
Dệt
KCS
May(khứu)
Nhập kho
Đóng gói
Định hình(là)
KCS
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may và dệt kim. Vì vậy các khâu trong quá trình sản xuất đều rất quan trọng và phải có một sự liên kết chặt chẽ thì dây truyền sản xuất mới hoạt động được đều đặn và cho ra những sản phẩm tốt nhất với chất lượng cao nhất. Tuy nhiên để theo kịp với nền kinh tế khoa học hiện đại như hiện nay thì công ty đã phải đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu để cho sản phẩm thêm phong phú và đa dạng về mẫu mã cũng như hoa văn có thiết kế phức tạp.
*Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng có cơ cấu tổ chức tương đối phù hợp với công nghệ sản xuất sản phẩm, từng phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất theo công nghệ sản xuất sản phẩm, các phân xưởng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chủ tịch HĐTV
Giám đốc
PGĐ kinh doanh
PGĐ kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng TC-HC
Phòng kỹ thuật
Phòng kinh doanh
Thủ kho
Nhân viên thống kê
Quản đốc phân xưởng
PX 1
PX2
3. Phương thức quản lý sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
Trong một doanh nghiệp thì việc tổ chức quản lý là điều không thể thiếu được, nó giúp cho việc kiểm tra giám sát các bộ phận, phòng ban để phối hợp chặt chẽ, đạt năng xuất hiệu quả cao.
Hoạt động theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận nhưng các phòng ban lại có thể phối hợp với nhau khi cần .
* Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ khi công ty nhận được đơn đặt hàng của khách hàng có nhiệm vụ làm mẫu sản phẩm giao cho các chuyền sản xuất và xây dựng định mức nguyên vật liệu, phụ liệu và định mức nhân công cho đơn đặt hàng , đơn giá các công đoạn để xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
* Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ lên kế hoạch hàng sản xuất theo đơn đặt hàng, lập kế hoạch về nguyên phụ liệu để nhập kho số lượng nguyên phụ liệu của mã hàng theo định mức mà phòng kỹ thuật đã lập cho một sản phẩm .
* Kế toán chi phí sản xuất và giá thành: Có nhiệm vụ xây dựng dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức nhân công và định mức nguyên phụ liệu mà phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch đã lập.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG.
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm (nguyên vật liệu chính như: sợi polyester, sợi pull, sợi chun..., nguyên liệu phụ như: nhãn, mác, thùng carton, túi nylon,....).
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,.. được xuất dùng để chế tạo sản phẩm. CP NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng sử dụng tài khoản 152, 621 để hạch toán. Mỗi một mã hàng phòng kỹ thuật đã lên định mức tiêu hao vật tư. Căn cứ vào định mức tiêu hao, các phiếu nhập kho để tính giá thành vật liệu xuất kho vì công ty sử dụng phương pháp xuất vật liệu theo nhập trước xuất trước. Từ các phiếu nhập, phiếu xuất kho đó kế toán lập các sổ chi tiết vật liệu rồi lên bảng tổng hợp nhập- xuất – tồn. Sử dụng các sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái.
Trích phiếu xuất kho tháng 11/2009 như sau:
Biểu 2.1:Phiếu xuất kho:
Đơn vị: Công ty TNHH dệt kim PVH . Mẫu số 02 – VT
Đ/c: La phù- Hoài Đức- HN. Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006-QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Số :1011
Ngày 04 tháng 11 năm 2009
Nợ TK621
Có TK152
Họ tên người nhận: Nguyễn Thị Lý. Địa chỉ: Phân xưởng dệt.
Lý do xuất: Xuất để sản xuất sản phẩm bít tất nam mã TNV- 338.
Xuất tại kho:K1.
STT
Tên, quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Sợi polyester 100%
KG
5.962,5
5.962,5
47.000
280.237.500
2
Sợi pull 75/36
Kg
1.590
1.590
70.500
112.440.000
3
Chun 90/100
Kg
397.5
397.5
86.000
34.316.250
Tổng
426.993.750
Tổng số tiền ( viết bằng chữ): Bốn trăm hai mươi sáu triệu chín trăm chín mươi ba nghìn bảy trăm năm mươi đồng chẵn.
Số chứng từ kèm theo: Ngày 04 tháng 11 năm 2009.
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. Cuối kỳ kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết chi này để tiến hành lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu.
Cuối tháng lập bảng kê nhập- xuất- tồn.
Biểu 2.2: sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ.
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù- Hoài Đức - Hà Nội Ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC
( Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ ( trích)
Tháng 11 năm 2009
TK: 152 Tên kho : K1
Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ: Sợi polyester 100%
NT
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐỨ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
Nhập
Xuất
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Tồn đầu tháng
47.000
7.500
352.500.000
1/11
142
Nhập mua
331
48.000
1.500
72.000.000
5/11
345
Xuất sản xuất BTN
621
47.000
5.962,5
280.237.500
8/11
453
Xuất sản xuất BTTE
621
47.000
1.537,5
72.262.500
Xuất sản xuất BTTE
621
48.000
243,3
11.678.400
Cộng tháng
1.500
72.000.000
7.743,3
364.178.400
1.256,7
60.321.600
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên,đóng dấu )
Bảng kê nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu được lập như sau:
- Căn cứ vào số tồn đầu kỳ của bảng kê nhập xuất tồn tháng trước: Số cuối kỳ của tháng trước chính là số đầu kỳ của tháng này.
- Phần nhập trong kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp phiếu nhập kho nguyên vật liệu.
- Phần xuất trong kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp phiếu xuất kho nguyên vật liệu.
- Tồn cuối kỳ = tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ - xuất trong kỳ.
Trong tháng 11 năm 2009 kế toán tập hợp số liệu trên các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho phát sinh trong và tiến hành ghi vào sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ. Cuối tháng lập bảng kê nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu.
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ. Sau đó lên sổ nhật ký chung, tiếp theo vào sổ chi tiết TK 621 và sổ cái TK 621
Biểu 2.3: Bảng kê nhập, xuất, tồn( trích)
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù- Hoài Đức - Hà Nội
Bảng kê xuất - nhập - tồn ( trích)
TK 152: Nguyên vật liệu
Tháng 11 năm 2009
Tên vật tư
ĐVT
Tồn đầu tháng
Nhập
Xuất
Tồn cuối tháng
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
Sợi polyester 100%
Kg
7.500
352.500.000
1.500
72.000.000
7.743,30
364.178.400
1.256,70
60.321.600
Sợi pull 75/36
Kg
450
31.500.000
2.000
142.000.000
2.064,88
146.156.480
385,12
27.343.520
Sợi chun 90/100
Kg
135
11.610.000
650
56.225.000
516,22
44.585.530
268,78
23.249.470
Mác tất
Cái
140.000
21.000.000
20.000
3.200.000
22.000,00
3.300.000
138.000
20.900.000
Túi nylon
Cái
35.200
5.526.400
210.000
33.810.000
220.000,00
35.279.200
25.200
4.057.200
Đạn nhựa
Hộp
150
7.200.000
11
533.500
22,00
1.056.000
139
6.677.500
Thùng carton
Cái
135
1.890.000
310
4.340.000
445,00
6.230.000
-
-
………………
Cộng
3.251.541.000
6.352.125.500
600.785.610
142.549.290
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( ký,họ tên) ( ký, họ tên)
Căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán lập bảng phân bổ VL, CCDC.
Biểu 2.4: Bản phân bổ Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù- Hoài Đức - Hà Nội
Bảng phân bổ NVL, CCDC( Trích)
Tháng 11 năm 2009
STT
TK ghi có
TK ghi nợ
TK152
TK153
Tổng cộng
HT
TT
HT
TT
1
Tk 621
PX dệt
Bít tất nam
480.972.950
480.972.950
Bít tất trẻ em
141.632.660
141.632.660
…………..
2
TK 627
9.540.000
PX dệt
9.540.000
9.540.000
……..
Tổng cộng
1.522.000.000
38.514.000
1.560.514.000
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Sau đó kế toán lên sổ nhật ký chung.
Biểu 2.5
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Sổ nhật ký chung (trích)
Tháng 11 năm 2009
NT
ghi số
Chứng từ
Diễn giải
ĐV ghi sổ cái
STT dòng
TK ĐỨ
Phát sinh
SH
NT
Nợ
có
Số trang trước chuyển sang
30/11
PX345
5/11
Xuất NVL cho sx bít tất nam
X
621
426.993.750
X
152
426.993.750
30/11
PX453
8/11
Xuất NVL cho sx bít tất trẻ em
X
621
127.926.660
X
152
127.926.660
30/11
PX512
15/11
Xuất NVL cho sx bít tất nam
X
621
53.979.200
X
152
53.979.200
30/11
PX540
22/11
Xuất NVL cho sx bít tất trẻ em
X
621
13.706.000
152
13.706.000
Cộng phát sinh
622.605.610
622.605.610
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
Tiếp theo vào sổ chi tiết TK 621
Biểu 2.6: Sổ chi tiết TK 621
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Sổ chi tiết TK 621: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp( Trích)
Tháng 11 năm 2009
Tên phân xưởng: Dệt Sản phẩm:bít tất nam
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐỨ
Phát sinh
Dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
Phát sinh trong tháng
30/11
PX345
5/11
Xuất NVL cho sx tất nam
152
426,993,750
30/11
PX512
15/11
Xuất NVL cho sx tất nam
152
53,979,200
30/11
Kết chuyển CPNVLTT
154
480,972,950
Cộng phát sinh tháng
480,972,950
480,972,950
Số dư cuối tháng
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 2.7: Sổ cái TK 621
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội Sổ cái TK 621 ( trích)
Tháng 11 năm 2009
Tên TK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu: TK 621
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
NK chung
TKĐƯ
Phát sinh
SH
NT
Trang sổ
STT dòng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong tháng
30/11
PX345
5/11
Xuất NVL cho sx BTN
152
426,993,750
30/11
PX457
8/11
Xuất NVL cho sx BTTE
152
127,926,660
30/11
PX512
15/11
Xuất NVL cho sx BTN
152
53,979,200
30/11
PX540
22/11
Xuất NVL cho sx BTTE
152
13,706,000
…………….
30/11
Kết chuyển CPNVLTT
154
5,195,425,000
Cộng phát sinh
5,195,425,000
5,195,425,000
Tồ cuối tháng
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền tệ về các khoản phải trả, phải thanh toán cho toàn bộ công nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như: phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm giờ và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ các khoản trích này được tính theo tỷ lệ quy định.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: lương chính, lương phụ, lương thưởng và các khoản trích theo lương theo chế độ quy định .
Theo đúng quy định của nhà nước phần trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích trên tổng lương cơ bản của người lao động. Trong đó 19% tính vào chi phí sản xuất của công ty còn 6% trừ vào lương của người lao động.
Trong đó:
- BHXH: Trích 20% lương cơ bản của người lao động: 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty còn 5% khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
- BHYT: Trích 3% lương cơ bản của người lao động , 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty còn 1% khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
- KPCĐ: Trích 2% tiền lương thực tế của người lao động và tính vào chi phí kinh doanh của công ty.
- Bảo hiểm thất nghiệp : Đóng 2%, trích 1% từ lương của người lao động, 1 % tính vào chi phí sản xuất của công ty.
Hiện nay công ty dang áp dụng 2 hình thức trả lương là:
+ Đối với công nhân trực tiếp sản xuất trả lương theo khoán sản phẩm.
Lương sản phẩm =Số lượng sản phẩm hoàn thành × Đơn giá lương/ 1 sản phẩm
+ Đối với công nhân sản xuất gián tiếp trả lương theo thời gian.
Lương thời gian = Lương ngày × số ngày làm việc thực tế .
Sau một thời gian dài tính toán kế toán đã tính được định mức lương cho một sản phẩm như sau:
Đơn giá lương/ bít tất nam = 570 đồng/ đôi.
Đơn giá lương/bít tất trẻ em =425 đồng/ đôi.
Hàng tháng căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành và bảng chấm công do phân xưởng báo lên kế toán lập bảng thanh toán lương cho các bộ phận. Từ bảng thanh toán lương kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Biểu 2.8: bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp.
Bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp( Trích)
Tháng 11 năm 2009
TT
Tên bộ phận
Lương cơ bản
Lương SP/LTG
PC
Tổng cộng
Các khoản khấu trừ
Thực lĩnh
Ký nhân
BHXH
BHYT
TƯ
Cộng
Bộ phận sản xuất
1
PX dệt
127.600.000
127.600.000
3.853.525
770.705
5.000.000
9.624.230
117.975.770
Bít tất nam
58.617.000
97.500.000
97.500.000
2.930.850
586.170
5.000.000
8.517.020
88.982.980
Bít tất TE
18.453.500
30.100.000
30.100.000
922.675
184.535
1.107.210
28.992.790
2
PX may
49.933.000
79.640.500
79.640.500
2.496.650
499.330
2.995.980
76.644.520
…….
Bộ phân quản lý
15.500.000
850.000
16.350.000
292.500
58.500
351.000
15.999.000
PX dệt
3.510.000
10.000.000
500.000
10.500.000
175.500
35.100
210.600
10.289.400
PX may
2.340.000
5.500.000
350.000
5.850.000
117.000
23.400
140.400
5.709.600
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 2.9: bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội toàn doanh nghiệp( Trích)
Tháng 11 năm 2009
TT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK334-Phải trả NLĐ
TK338-phải trả phải nộp khác
Tổng cộng
Lương
Các khoản khác
Cộng có TK334
KPCĐ
BHXH
BHYT
Cộng TK338
3382
3383
3384
1
TK622: CPNCTT
Phân xưởng dệt
127.600.000
127.600.000
2.552.000
19.140.000
2.552.000
24.244.000
151.844.000
Bít tất nam
97.500.000
97.500.000
1.950.000
14.625.000
1.950.000
18.525.000
116.025.000
Bít tất trẻ em
30.100.000
30.100.000
602.000
4.515.000
602.000
5.719.000
35.819.000
Phân xưởng may
79.640.500
79.640.500
1.592.810
11.946.075
1.592.810
15.131.695
94.772.195
……………..
2
TK627: chi phí SXC
PX dệt
10.000.000
500.000
10.500.000
210.000
1.575.000
210.000
1.995.000
12.495.000
………………
3
TK641
25.000.000
1.500.000
26.500.000
530.000
3.975.000
530.000
5.035.000
31.535.000
4
TK642
37.500.000
2.500.000
40.000.000
800.000
6.000.000
800.000
7.600.000
47.600.000
5
TK334
18.157.605
3.631.521
21.789.126
21.789.126
Tổng cộng
359.152.100
4.000.000
363.152.100
7.263.042
54.472.815
7.263.042
68.998.899
432.150.999
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Biểu 2.10: Sổ chi tiết TK622- Chi phí nhân công trực tiếp.
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Sổ chi tiết TK622- Chi phí nhân công trực tiếp(trích)
Tháng 11 năm 2009
Tên phân xưởng: dệt sản phẩm: bít tất nam
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐỨ
Phát sinh
Dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
Phát sinh trong tháng
30/11
PX345
5/11
Tiền lương CNSX BTN
334
97.500.000
30/11
PX512
15/11
Các khoản trích theo lương
338
18.525.000
30/11
Kết chuyển CPNVLTT
154
116.025.000
Céng phát sinh tháng
116.025.000
116.025.000
Số dư cuối tháng
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 2.11 Sổ nhật ký chung TK622
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Sổ nhật ký chung ( trích)
Năm 2009
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
ĐV ghi sổ cái
STT dòng
TKĐƯ
Phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
30/11
BPB
30/11
Tiền lương phải trả cho CNTTSX
x
622
127.600.000
x
334
127.600.000
30/11
BPB
30/11
Các khoản trích theo lương
x
622
24.244.000
của CNTTSX
x
338
24.244.000
Cộng phát sinh
151.844.000
151.844.000
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 2.12: Sổ cái TK622
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Sổ cái (trích)
Năm 2009
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu: TK 622
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
NK chung
TKĐỨ
Phát sinh
SH
NT
Trang sổ
STT dòng
Nợ
Có
Dư đầu tháng
Phát sinh trong tháng
30/11
BPB
30/11
Tiền lương phải trả cho CNSX
334
127.600.000
30/11
BPB
30/12
Các khoản trích theo lương
338
24.244.000
……………………
30/11
Kết chuyển CPNVLTT
154
252.045.100
Cộng phát sinh
252.045.100
252.045.100
Tồn cuối tháng
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
3.Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, phải trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ: gồm chi phí về công cụ dụng cụ đồ dunngf của phân xưởng sản xuất để phục vụ sản xuất và phục vụ quản lý sản xuất như: phụ kiện cho máy móc như kim dệt, platin, phụ kiện các loại khác….
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc phân xưởng dệt ( nhà cửa, máy móc, thiết bị….)
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ sản xuất (điện dùng để thắp sáng và sản xuất, nước sinh hoạt, ……
+ Chi phí bằng tiền khác: là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất như: đĩa mềm, USP, phiếu hành trình công đoạn…
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp, phản ánh vào TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng mà công ty áp dụng là dựa vào chi phí nguyên vật liệu chính của từng sản phẩm.
Xác định hệ số phân bổ:
Tổng chi phí cần phân bổ
Hệ số phân bổ =
Tổng tiêu thức phân bổ
+ Xác định mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng:
CPSXC phân bổ cho
=
Hệ số phân bổ
X
Tiêu thức phân bổ
Từng đối tượng
Cho từng đối tượng
Chi phí nhân viên phân xưởng:
Công ty thực hiện trả lương theo thời gian đối với lao động gian tiếp, cụ thể như sau:
Lương thời gian = Lương ngày x số ngày là việc thực tế.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khản trích theo lương tháng 11 kế toán tập hợp được chi phí nhân viên phân xưởng dệt và các khoản trích theo lương như sau:
Tiền lương tính vào CPSXKD: 10.500.000 đồng.
Các khoản trích theo lương tính vào CPSXKD: 1.995.000 đồng.
Kế toán ghi:
Nợ TK 627: 12.495.000
Có TK 334: 10.500.000
Có TK 338: 1.995.000
Căn cứ vào tiêu thức phân bổ:
Chi phí lương nhân viên phân xưởng cho bít tất nam là:
12.495.000
x
426.993.750
=
9.614.508
554.920.420
Chi phí lương nhân viên phân xưởng cho bít tất nam là:
12.495.000 - 9.614.508 = 2.880.492
* Chi phí vật tư, công cụ dụng cụ sản xuất:
Công cụ dụng cụ tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng gồm có: Kim dệt, platin, phụ kiện thay thế khách hàng…..
Căn cứ vào các phiếu xuất phụ kiện hàng tháng cuối tháng kế toán ghi:
Nợ TK627: 9.540.000
Có TK153: 9.540.000
Căn cứ vào tiêu thức phân bổ :
Chi phí CCDC cho bít tất nam là:
9.540.000
x
426.993.750
=
7.340.729
554.920.420
Vậy chi phí CCDC cho bít tất TE là: 2.199.271
Chi phí công cụ dụng cụ được ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung.
* Chi phí khấu hao TSCĐ:
Để đảm bảo thu hồi đầy đủ số vốn đầu tư ban đầu, việc tính khấu hao TSCĐ là vô cùng thiết yếu.
Hiện nay TSCĐ trong công ty được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng . Xác định mức khấu bằng công thức sau:
Mức trích khấu hao
=
Nguyên giá của TSCĐ
Của TSCĐ
Thời gian sử dụng
Hàng tháng căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của tháng trước, biên bản giao nhận hàng, biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ như sau:
Biểu 2.13: Bảng tính và phân bổ mức khấu hao TSCĐ
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 11 năm 2009
TT
Chỉ tiêu
Tỉ lệ KH, tgian sd
Nơi sử dụng
Toàn doanh nghiệp
TK627
TK641
TK642
Nguyên giá
Số khấu hao
1
Số KH được trích trước tháng
7.512.452.023
61.251.251
52.010.500
5.821.010
3.419.741
2
Số khấu hao trong tháng
Mua máy khâu tất
7 năm
40.402.500
480.982
480.982
Mua máy dệt tất
10 năm
151.987.600
1.266.563
1.266.563
3
Số khấu hao giảm trong tháng
4
Số KH phải trích trong tháng này
62.998.796
53.758.045
5.821.010
3.419.741
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
( Ký, họ tên, đóng dấu)
Căn cứ vào tiêu thức phân bổ trên ta có:
Chi phí khấu hao tính cho bít tất nam:
53.758.045
x
426.993.750
=
41.365.119
554.920.420
Vậy chi phí khấu hao tính cho bít tất trẻ em là:
53.758.045 - 41.365.119 = 12.392.926
* Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Dịch vụ mua ngoài chủ yếu của công ty là điện, điện thoại, chi phí khác như tiền in, phô tô phiếu hành trình, mua đĩa mềm, USP …..
Trong tháng 11 năm 2009 kế toán tập hợp được tổng chi phí dịch vụ mua ngoài là: 39.500.120đ.
Căn cứ vào tiêu thức phân bổ ta có:
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài cho bít tất nam là:
39.500.120
x
426.993.750
=
30.394.096
554.920.420
Vậy chi phí dịch vụ mua ngoài bít tất TE là:
39.500.120 - 30.394.096 = 9.106.024
Ta có bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung như sau:
Biểu 2.14: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung.
Biểu 2.14: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Đơn vị: Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung( trích)
TK ghi có
Ghi có TK
TK627
Bít tất nam
Bít tất TE
Cộng
TK153
7.340.729
2.199.271
9.540.000
TK214
41.365.119
12.392.926
53.758.045
TK331
30.394.096
9.106.024
39.500.120
TK334
8.079.419
2.420.581
10.500.000
TK338
1.535.090
454.910
1.990.000
Tổng cộng
88.714.453
26.573.712
115.288.165
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
Biểu 2.15: Nhật ký chung TK627
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội Sổ nhật ký chung ( trích)
Tháng 11 năm 2009
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
ĐV ghi sổ cái
STT dòng
TKĐỨ
Phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
30/11
BPB
30/11
Tiền lương phải trả NVQL
x
627
10.500.000
x
334
10.500.000
30/11
BPB
30/11
Các khoản trích theo lương
x
627
1.995.000
x
338
1.995.000
30/11
BPBKH
30/11
Khấu hao TSCĐ tháng 11
x
627
53.758.045
x
214
53.758.045
30/11
PX595
15/11
Xuất CCDC
x
627
9.540.000
x
153
9.540.000
30/11
16/11
Chi phí bằng tiền khác
x
627
39.500.120
x
111
39.500.120
Cộng phát sinh
115.293.165
115.293.165
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 2.16: Sổ cái TK 627
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội Sổ cái ( trích)
Năm 2009
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung
Số hiệu: TK 627
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
NK chung
TKĐỨ
Phát sinh
SH
NT
Trang sổ
STT dòng
Nợ
Có
Dư đầu tháng
Phát sinh trong tháng
30/11
BPB
30/11
Tiền lương phải trả NVQL
334
10.500.000
30/11
BPB
30/11
Các khoản trích theo lương
338
1.995.000
30/11
BPBKH
30/11
Khấu hao TSCĐ thangs 11
214
53.758.045
30/11
PX595
15/11
Xuất CCDC
153
9.540.000
30/11
16/11
Chi phí bằng tiền khác
111
39.500.120
30/11
Kết chuyển CPNVLTT
154
115.293.165
Cộng phát sinh
115.293.165
115.293.165
Tồn cuối tháng
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
4. Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
Sau khi tính toán các loại chi phí sản xuất trong tháng kế toán tập hợp chi phí cho từng khoản mục. Kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất sang TK 154
Biểu 2.17: Sổ nhật ký chung TK154
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Sổ nhật ký chung ( trích)
Tháng 11 năm 2009
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
ĐV ghi sổ cái
STT dòng
TKĐỨ
Phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
30/11
30/11
Kết chuyển CPNVLTT
x
154
5.195.425.000
x
621
5.195.425.000
30/11
30/11
Kết chuyển CPNCTT
x
154
252.045.100
x
622
252.045.100
30/11
30/11
Kết chuyển CPSXC
x
154
115.293.165
x
627
115.293.165
30/11
PX357
Nhập kho thành phẩm
x
155
888.323.695
x
154
888.323.695
Cộng phát sinh
6.451.086.960
6.451.086.960
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 2.18: Sổ cái TK 154
Đơn vị : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Sổ cái ( trích)
Tháng 11 năm 2009
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Số hiệu: TK 154
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
NK chung
TKĐỨ
Phát sinh
SH
NT
Trang sổ
STT dòng
Nợ
Có
Dư đầu tháng
0
Phát sinh trong tháng
30/11
30/11
Kết chuyển CPNVLTT
621
5.195.425.000
30/11
30/11
Kết chuyển CPNCTT
622
252.045.100
30/11
30/11
Kết chuyển CPSXC
627
115.293.165
30/11
PX357
Nhập kho thành phẩm
155
888.323.695
Cộng phát sinh
5.562.763.265
888.323.695
Tồ cuối tháng
4.674.439.570
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đống dấu)
Biểu 2.19:Bảng tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp
Đơn vị: Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ: La Phù - Hoài Đức - Hà Nội
Bảng tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp ( Trích)
Khoản mục chi phí
Bít tất nam
Bít tất TE
Cộng
Chi phí NVLTT
480.972.950
141.632.660
622.605.610
Chi phí NCTT
116.025.000
35.819.000
151.844.000
Chi phí SXC
88.714.452
26.578.713
115.293.165
Tổng cộng
685.712.402
204.030.373
889.742.775
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
5.Đánh giá sản phẩm dở dang.
Công ty sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính.
Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định chi phí sản xuất bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu đó chính là công việc đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang của công ty chính là những sản phẩm còn đang trên dây truyền sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào biên bản kiểm kê bán thành phẩm và sản phẩm dở trên dây truyền sản xuất của từng phân xưởng để kế toán xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
Bảng định mức nguyên vật liệu chính cho 1 sản phẩm ( 1 đôi ) bít tất nam và bít trẻ em lần lượt là :
Tên NVL
Định mức
ĐVT
Đơn giá
Thành tiền
Sợi polyester
0,042
Kg
47.000đ
1.974
Sợi pull
0,00836
Kg
70.500đ
589,38
Sợi chun
0,003293
Kg
86.000đ
283,25
2.846,63
Tên NVL
Định mức
ĐVT
Đơn giá
Thành tiền
Sợi polyester
0,03
Kg
47.000đ
1.410
Sợi pull
0,004
Kg
70.500đ
282
Sợi chun
0,001459
Kg
86.000đ
125,52
1.827,52
Cụ thể trong tháng 11 năm 2009 khối lượng sản phẩm dở dang tập hợp được như sau:
Tên BTP
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Bít tất nam
Đôi
295
2.846,63
839.756
Bít tất trẻ em
Đôi
317
1.827,52
579.324
6. Công tác đánh giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
6.1. Công tác quản lý giá thành sản phẩm.
Cuối tháng căn cứ vào chứng từ sổ sánh liên quan, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó xác định các tồn tại cũng như khó khăn, từ đó lập kế hoạch nhằm giảm chi phí sản xuất cho tháng sau nhưng đồng thời phải đảm bảo cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm giữ được uy tín trên thị trường. Sau đó lập báo cáo về tình hình sản xuất và giá thành sản phẩm cùng với các giải pháp gủi lên cấp trên…..
6.2 Đối tượng tính giá thành đơn vị:
Đối tượng tính giá thành đơn vị: sản phẩm hoàn thành nhập kho.
6.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành đơn giản( phương pháp trực tiếp).
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kin, sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo là hàng tháng.
Trong phương pháp này, kế toán dựa vào số chi phí sản xuất đã tập hợp trực tiếp được riêng theo từng khoản mục chi phí cũng như kết quả đánh giá sản phẩm làm dở để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng công thức sau:
Z = C + Dđk - Dck
J = Z/S
Trong đó:
Z: Là tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành.
J: là giá thành đơn vị từng đối tuwongj tính giá thành.
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ.
Dđk, Dck: chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
S: Sản lượng sản phẩm hoàn thành.
Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít, ổn định thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành:
Z = C
Do đặc điểm sản xuất cùng một loại nguyên vật liệu ban đầu để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có mẫu mã, kích cỡ, hoa văn khác nhau nêm công ty Phú Vĩnh Hưng chọn giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
Tổng giá thành = Chi phí NVLTT + Chi phí NCTT + Chi phí SXC.
Đầu tháng phòng kỹ thuật phải bóc tách sản phẩm để đưa ra được định mức tiêu nguyên vật liệu cho từng mã hàng để từ đó kế toán căn cứ vào đó lập bảng dự toán sản phẩm ngoài ra còn đặt hàng nguyên vật liệu để kịp tiến độ sản xuất.
Biểu 2.20: BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
Số lượng bít tất nam: 149.705 đôi Bít tất TE: 69.683 đôi
Sản phẩm
CDD đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
CDD Cuối kỳ
Giá thành sx
Giá thành đơn vị
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Bít tất nam
0
480.972.950
116.025.000
88.714.452
839.756
684.872.646
4.574,82
Bít tất TE
0
141.632.660
35.819.000
26.578.713
579.324
203.451.049
2.919,67
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG.
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh đang phát triển đa dạng và phong phú cùng với sự cạnh tranh gay gắt để tìm kiếm thị trường, gia tăng lợi nhuận và phát triển kinh doanh. Trong hoàn cảnh đó các công ty muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn nắm bắt được rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, để từ đó quản lý kịp thời và gia những quyết định đúng đắn có hiệu quả cao nhất với hoạt động của công ty giúp công ty phát triển. Và kế toán là một công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý nắm rõ và có thông tin để quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Kế toán có một vai trò quan trọng trong việc quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong điều lệ kế toán Nhà nước khẳng định rằng: Đối với Nhà nước kế toán là công cụ quan trọng để tính toàn xây dựng và kiểm tra thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, để điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân.
Hạch toán kế toán với bản chất là hệ thống thông tin kiểm tra tình hình biến động của tài sản trong doanh nghiệp đã trở thành một hệ thống quản lý giữ vai trò trong quản lý kinh tế và chế độ hạch toán kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp, người quản lý phải nắm bắt được một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời, chính xác thời gian, địa điểm và thông tin kinh tế của các hoạt động kinh tế phát sinh, điều này chỉ có thể thực hiện thông qua công tác kế toán tại doanh nghiệp.
Việc hoàn thiện công tác kế toán phải được tiến hành toàn diện trên tất cả các nội dung công tác kế toán, là một bộ phận quan trọng trong công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một nội dung cần hoàn thiện. Việc tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm giúp tập hợp được đầy đủ các khoản mục chi phí phát sinh, tập hợp và phân bổ chính xác chi phí sản xuất cho từng đối tượng tập hợp chi phí, phục vụ cho công tác tính giá thành chính xác, cung cấp những thông tin kịp thời về tình hình chi phí và giá thành giúp cho công tác quản lý sản xuất được tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong sử dụng vốn kinh doanh.
Hạch toán các nghiệp vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách đúng đắn là cơ sở để ghi chép vào các chứng từ, sổ sách kế toán một cách khoa học, chính xác đầy đủ, cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà quản trị quản lý tốt và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương hướng cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu quản trị và điều hành doanh nghiệp là một yêu cầu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất, những thông tin về các hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, cụ thể như số chi phí chi ra cho từng loại hoạt động, từng sản phẩm dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, cấu thành của từng loại chi phí trong sản phẩm, dịch vụ và giá thành của từng loại sản phẩm dịch vụ, chỉ có thể biết được thông qua việc thu thập và sử lý thông tin của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở những thông tin này, kế toán quản trị lập dự toán chi tiết, đề ra các chỉ tiêu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, giúp cho các nhà quản lý lựa chọn, quyết định phương án tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động quản trị của doanh nghiệp là một quá trình liên tục từ quá trình lập kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch đó, vì thế không thể thiếu những thông tin do kế toán cung cấp.
Vì lẽ đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng cần phải không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm.
2.Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
* Ưu Điểm
+ Bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, phù hợp với quy mô của công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nắm vững chức năng của từng bộ phận, từng phần việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Việc phân công công tác đáp ứng được yêu cầu của công việc đồng thời phát huy được năng lực chuyên môn của từng người Trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, các doanh nghiệp dù thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để tồn tại phát triển. Nắm bắt được điều đó, trong những năm gần đây, Công ty TNHH không ngừng đổi mới, từng bước hoàn thiện công tác quản lý, trong đó mảng bộ máy kế toán đóng vai trò quan trọng.
+ Về hệ thống sổ sách chứng từ :
Công ty thực hiện tốt công tác ghi chép lưu chuyển chứng từ, chứng từ hạch toán ban đầu được hạch toán nghiêm chỉnh và sắp xếp có khoa học. Chứng từ sử dụng trong đơn vị vừa đảm bảo tính hợp pháp, vừa đảm bảo chế độ chứng từ kế toán do Nhà nước ban hành.
Công ty áp dụng theo mô hình tập trung trực tuyến với hình thức ghi sổ nhật ký chung. Công tác kế toán nói chung được thực hiện tốt, phản ánh và cung cấp kịp thời về tình hình biến động tài sản và nguồn vốn, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính, từ đó giúp lãnh đạo Công ty có quyết định đúng đắn kịp thời trong các phương án kinh doanh.
+Về tài khoản sử dụng.
Hệ thống tài khoản mà công ty đang áp dụng là phù hợp và đúng chế độ kế toán ban hành và những sửa đổi bổ sung; phù hợp với chế độ và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán Công ty đã tiến hành mở những tài khoản chi tiết cho từng mặt hàng, từng khách hàng như hiện nay góp phần tạo nên sự thuận lợi cho việc theo dõi tình hình biến động các tài sản đồng thời thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty.
+ Về phương pháp kế toán:
Công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được áp dụng đúng chế độ kế toán nhà nước theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC, đúng yêu cầu và nguyên tắc kế toán đề ra. Trong quá trình hạch toán, công ty đã cải tiến phù hợp với đặc điểm kế toán và đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty. Việc thực hiện một cách nghiêm túc công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng đáp ứng được mục tiêu quan trọng là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty xác định đối tượng, phương pháp hạch toán cũng như kỳ tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý của công ty. Từ đó đảm bảo cho việc giám sát vật tư, tiền vốn của công ty được chặt chẽ, đồng thời cung cấp số liệu kịp thời cho việc quản lý, lãnh đạo công tác sản xuất của công ty.
Với những ưu điểm nói trên kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty còn những tồn tại cần khắc phục.
* Nhược điểm còn tồn tại:
+ Thứ Nhất: Công ty chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản có thể phát sinh tăng đột biến vào một tháng nào đó trong năm sẽ làm ảnh hưởng đến việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nếu như công ty không tính và trích trước tiền lương nghỉ phép trong năm.
+ Thứ hai: Về phương pháp khấu hao TSCĐ
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao cho các tài sản cố định. Em thấy việc tính khấu hao này là chưa hợp lý vì TSCĐ của công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị phuc vụ cho sản xuất sản phẩm mà công nghệ thế giới ngày càng hiện đại may móc sẽ dễ bị lỗi thời. Theo phương pháp khấu hao này thì chi phí khấu hao TSCĐ của các năm là như nhau nhưng thực tế thì những máy móc thiết bị cũ sẽ ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm làm cho chi phí khấu hao TSCĐ ở những năm cuối tăng lên ảnh hưởng tới việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm điều này không có lợi cho doanh nghiệp.
+ Thứ ba: Chi phí của các khoản thiệt hại trong doanh nghiệp sản xuất .
Hiện nay trong công ty các khoản thiệt hại trong sản xuất được tính hết vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm như vậy sẽ làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng cao ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
+ Thứ tư: Việc xuất nguyên vật liệu còn tràn lan hầu hết là xuất một lần nguyên liệu cho cả một mã hang với số lượng lớn nếu công tác bảo quản và quản lý ở phân xưởng không tốt sẽ gây thất thoát hoặc ẩm ướt.
+ Thứ năm: Chi phí tiền điện hàng tháng chưa thực sự chính xác vì ở công ty chỉ có một nguồn điện ba pha dung chung cho cả sản xuất và quản lý. Cuối tháng kế toán chỉ ước tính và phân bổ cho sản xuất và hành chính như vậy độ chính xác chưa cao.
Thứ sáu: Việc đánh giá sản phẩm dở dang.
Hiện nay công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp phương pháp này có cánh tính đơn giản nhưng độ chính xác không cao.
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mang tính xác thực phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của cán bộ tài chính sẽ giúp công ty xác định được kết quả của quá trình bỏ vốn, xác định lãi nhiều hay ít hoặc cho phép đề ra phương hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chứng tỏ thực lực của đơn vị mình trên thị trường.
Mặc dù thời gian thực tập ở công ty không được dài lắm nhưng qua nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty em xin phép được bày tỏ một vài suy nghĩ chủ quan của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng như sau:
* Một là: Nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất .
Công ty không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thường là phát sinh vào tháng nào thì hạch toán luôn vào tháng đó. Để việc sản xuất ổn định chi phí nhân công không bị biến động thì công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và phân bổ cho chi phí sản xuaatstrong kỳ hạch toán theo dự toán. Có như vậy nếu trong kỳ công nhân sản xuất có nghỉ phép nhiều cũng không gây đột biến về chi phí sản xuất và không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Để tính được tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì công ty xác định tỷ lệ trích trước hàng tháng , công ty có thể tính toán theo tỷ lệ phần trăm ( % ) trên tổng số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Cụ thể công ty có thể trích 5 % trên tổng số lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất như sau:
Lương phép: 187.240.500 x 5% = 9.362.025
Nợ TK 622 = 9.362.025
Có TK 335 = 9.362.025
Khi đó tổng chi phí nhân tăng công trực tiếp sẽ tăng 9.362.025 tổng chi phí để tính giá thành tăng, giá thành sản xuất.
Khi trả lương nghỉ phép kế toán ghi:
Nợ TK 335: 9.362.025
Có TK 334: 9.362.025
* Hai là: Việc trích khấu hao TSCĐ:
Phương pháp khấu hao TSCĐ tại công ty là phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. Theo phương án này mức khấu hao TSCĐ không đổi kể từ khi sử dụng đến khi thanh lý hoặc nhượng bán, nhưng trong thực tế thì những máy cho chi phí khấu hao TSCĐ ở những năm cuối tăng lên ảnh hưởng tới việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Điều này không có lợi cho công ty, vì vậy theo em nên sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Mức trích khấu hao được tính theo công thức:
Mức trích khấu
=
Giá trị còn lại
X
Tỉ lệ
hao trong kỳ
Của TSCĐ
Khấu hao
* Ba là: Các khoản thiệt hại trong sản xuất:
Trong quá trình sản xuất do trình độ tay nghề của mỗi công nhân là khác nhau nên sản phẩm hỏng trong sản xuất là khó trách khỏi. Khi phát sinh các sản phẩm hỏng thì cần phải xem xét là hỏng trong hay ngoài định mức.
- Đối với phần chi phí sản phẩm hỏng trong định mức cho phép thì chi phí đó được tính vào giá thành sản phẩm.
- Đối với phần chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức thì không tính vào giá thành sản phẩm, khi xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý kế toán ghi:
+ Nếu lỗi do công nhân sản xuất, bắt bồi thường kế toán ghi:
Nợ TK 1388, 334…..
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Nếu mức chi phí thiệt hại là lỗi do máy móc quyết định cho chi phí thiệt hại vào chi phí khác kế toán ghi:
Nợ TK 811
Có TK 154
* Bốn là: Việc xuất nguyên vật liệu cho sản xuất:
Hiện nay công ty thường xuất nguyên vật liệu ngay trong những ngày đầu tháng, xuất tràn lan xuống các phân xưởng sản xuất nên làm cho chi phí nguyên vật liệu dở dang tại các phân xưởng là quá lớn. Căn cứ vào bảng định mức tiêu hao nguyên liệu cho mỗi sản phẩm do phòng kỹ thuật lập ra thì nên sản xuất tới đâu thì xuất nguyên vật liệu tới đó để trách gây nhiễu dẫn đến thất thoát .
* Năm là: Nên áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán giúp làm giảm khối lượng công việc hạch toán, việc sử dụng phần mềm trong quá trình hạch toán giúp ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp kế toán có thể tập hợp được chi phí sản xuất kịp thời, tính giá thành chính xác, từ đó cung cấp thong tin kịp thời đầy đủ cho các nhà quản lý.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự hòa nhập của nền kinh tế thế giới sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác hạch toán kế toán.Mọi hoạt động kinh tế dù diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào cũng đều phải nhận biết một cách chính xác và đầy đủ thông qua công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp. Nó giúp các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn, kịp thời và đánh giá được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng tuy thời gian không nhiều nhưng em phần nào đã hiểu được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và nắm bắt được những nghiệp vụ kế toán tại công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng với thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do có hạn chế về kiến thức lý luận nên chuyên đề này khó tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hà Phương Dung và ban lãnh đạo cùng cán bộ phòng kế toán tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nhận xét của đơn vị thực tập:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng 05 năm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng (nhật ký chung - ko lý luận).DOC