Đề tài Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam hiện nay, tương tự như chuẩn chung của thế giới, qui định về phát hành trái phiếu cũng chặt chẽ hơn phát hành cổ phiếu. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, ngoài qui định phải có mức vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ trở lên và hoạt động kinh doanh của năm liền trước phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế như với phát hành cổ phiếu, công ty muốn chào bán trái phiếu ra công chúng còn phải đảm bảo không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm. Thêm vào đó, công ty phải có thời gian hoạt động từ 1 năm trở lên và báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán để đảm bảo tính minh bạch và công khai về thông tin cho các nhà đầu tư.Thị trường trái phiếu của Việt Nam còn nhỏ với tổng giá trị khoảng trên 70 nghìn tỷ đồng Việt Nam, bằng 7,7% GDP, nhưng môi trường kinh tế xã hội của Việt Nam ổn định, tỷ giá USD/VND trong những năm qua ít biến động, nên thị trường trái phiếu VN được đánh giá sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, xu hướng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng thay vì chủ yếu huy động vốn vay từ ngân hàng sẽ mang đến một diện mạo mới cho thị trường trái phiếu, một sự chuyển mình và phát triển mạnh, bền vững. Trên thị trường trái phiếu hiện nay đáng chú ý có hai loại trái phiếu chính là trái phiếu Chính phủ Việt Nam và trái phiếu chuyển đổi của một số ngân hàng Trái phiếu Chính phủ Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá khá cao. Tháng 10 năm 2005, lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ Việt Nam được phát hành ra thị trường vốn quốc tế. 750 triệu USD trái phiếu đã được các nhà đầu tư mua hết ngay trong vòng 30 giây sau khi phát hành. Một kết quả khó có thể khả quan hơn. Đợt trái phiếu này sẽ được mua bán lại trên tất cả các trung tâm chứng khoán (thị trường thứ cấp) lớn như Hongkong, Singapore, London, New York, Boston . liên tục đến năm 2016.Trong bài báo của tác giả Beth Thomas trên tờ Bloomberg số ra ngày 23/3/2007, công ty Pacific Investment Management Co. and HSBC Holdings Plc cho rằng nếu Việt Nam nới lỏng các hạn chế về phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ thì có thể khai thác tốt hơn nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế cũng như cắt giảm chi phí vay nợ. Còn tại hội nghị do Tổng Công ty Đầu tư vốn Nhà nước và Euromoney phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ông Brian Baker, CEO của Pimco Asia Ltm đã phát biểu: "Các bạn đang có một thị trường nước ngoài rất hấp dẫn, thật đáng tiếc là vẫn còn quá nhiều thủ tục phải thông qua để phát hành được trái phiếu." Hiện nay nhu cầu đối với trái phiếu Chính phủ Việt Nam trên thị trường quốc tế là rất lớn. Trong đợt phát hành trái phiếu đầu tiên với lãi suất 6,875%, đáo hạn vào năm 2016, để huy động vốn cho ngành đóng tàu, nhu cầu của các nhà đầu tư đã cao gấp 6 lần so với số trái phiếu thực tế được phát hành. Mức lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện đang là 5,78%, thấp hơn mức 5,95% của loại trái phiếu có kỳ hạn và xếp hạng tín dụng tương đương của Chính phủ Brazil. Điều này chứng tỏ trái phiếu của Việt Nam có mức độ hấp dẫn hơn. So với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn tương đương Mỹ, hiện nay lãi suất của trái phiếu Việt Nam cũng chỉ cao hơn có 1,25%.Các quỹ lương, các công ty bảo hiểm cũng như các quỹ phòng hộ đều đang săn lùng các khoản đầu tư toàn cầu khi mà các ngân hàng trung ương đã ngừng tăng lãi suất và theo một dự đoán khác, FED sẽ giảm lãi suất vào tháng 6 năm nay. Theo ông Joshua Matthews, thuộc HSBC, Chính phủ Việt Nam có thể huy động hàng tỷ USD trên thị trường quốc tế nếu họ thực sự muốn, hiện đang có một số lượng ngoại tệ quá lớn tìm kiếm một số lượng trái phiếu quá ít ỏi. Trong năm nay, VND đã tăng giá 0,3% so với USD, hiện đứng ở mức 16.014 VND/USD, VN Index đã tăng 48%, những con số hấp dẫn với nhà đầu tư quốc tế. Gần đây còn có thông tin trên kênh tài chính Blooberg của Mỹ cho thấy định mức tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên. Tập đoàn Standard & Poor (S&P) nâng tín nhiệm của mình từ BB - lên BB (cao hơn nữa là BB+). Còn tập đoàn rất lớn là Moody cũng nâng lên mức Ba3. Ở thị trường vốn trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành thành công nhiều đợt trái phiếu theo phương thức đấu giá lãi suất. Trung tuần tháng 3/2007, 300 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên được phát hành đấu thầu theo lô lớn (lô 100, 200, 300 . tỷ đồng) đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua hết với mức lãi suất thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây 6,8%/năm. Từ sau lần này, những đợt phát hành tiếp theo lãi suất trái phiếu sẽ cố định, nhưng mệnh giá sẽ thay đổi. Giá trái phiếu sẽ không là 100.000 đồng nữa, mà có thể xuống 99.000-98.000 đồng hay lên 101.000-102.000 đồng. Sức hấp dẫn của trái phiếu càng cao, thì giá trúng thầu sẽ càng thấp hơn mệnh giá và ngược lại.Ngay sau đợt phát hành trái phiếu lô lớn trên, ngày 15/3, tập đoàn định mức tín nhiệm Moody’s của Mỹ đã nâng mức tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ Việt Nam từ ổn định lên tích cực trong bậc xếp hạng Ba3 hiện có. Theo của Moody's, mức trần đánh giá của trái phiếu giao dịch bằng ngoại tệ vẫn đứng ở mức Ba2, với triển vọng "ổn định". Mức trần đánh giá của tiền gửi chính phủ bằng ngoại tệ tăng từ "ổn định" lên "tích cực" trong bậc xếp hạng B1 hiện có. Mức trần đánh giá của trái phiếu Chính phủ giao dịch bằng nội tệ vẫn đứng ở mức Ba1. Xuất phát từ thực tế đó,cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn và anh chị hướng dẫn thực tập, em đã chọn đề tài : Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nội dung của đề tài bao gồm: Chương 1: Lý luận chung về phát hành Trái phiếu Chính phủ. Chương 2 : Thực Trạng công tác phát hành Trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCKHN). Chương 3: : Một số giải pháp hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại TTGDCKHN.

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu tiên thực hiện trước - Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước. -Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước. - Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch. 6). Trình tự giao dịch khớp lệnh liên tục: - Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh (mua/bán) tại các công ty chứng khoán, đại diện giao dịch của công ty chứng khoán sẽ nhập các lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. - Các lệnh đặt này được hiển thị trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình thông tin của công ty chứng khoán. - Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống. Tức là, nếu thoả mãn về giá thì các lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ được khớp với các lệnh bán có mức giá thấp nhất. Mức giá thực hiện được xác định là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước. - Nếu ở cùng một mức giá mà có nhiều lệnh mua/lệnh bán thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước. - Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng đáp ứng được toàn bộ khối lượng). Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới. - Kết quả giao dịch sẽ được hiển thị trực tuyến trên màn hình thông tin của các công ty chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch, TTGDCK Hà Nội sẽ xác nhận kết quả giao dịch với công ty chứng khoán thành viên và công ty chứng khoán thành viên thông báo cho khách hàng. 7). Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục - Trong phiên giao dịch, các lệnh đã nhập vào hệ thống không được phép sửa, trừ trường hợp sửa giá và trường hợp đại diện giao dịch (sau đây viết tắt là ĐDGD) nhập sai so với lệnh gốc của khách hàng. - Trường hợp sửa giá theo yêu cầu của khách hàng, ĐDGD được tiến hành sửa lệnh ngay trên hệ thống. - Trường hợp nhập sai lệnh của khách hàng so với lệnh gốc, ĐDGD được phép sửa lệnh theo trình tự trong quy trình Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục. Trường hợp này sẽ tính vào lỗi của ĐDGD. - Việc sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ được thực hiện đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh. 8). Hủy lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục Trong phiên giao dịch, ĐDGD được thực hiện huỷ lệnh theo yêu cầu của khách hàng đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh. 9). Hình thức thanh toán: Tất cả các giao dịch khớp lệnh liên tục (gồm cả giao dịch cổ phiếu và giao dịch trái phiếu) được thanh toán theo hình thức thanh toán đa phương (T+3). 1.3.2.2.Phương thức giao dịch thỏa thuận: 1). Đơn vị yết giá: không quy định. 2). Đơn vị giao dịch: không quy định 3). Khối lượng giao dịch tối thiểu - Đối với cổ phiếu: 5.000 cổ phần. - Đối với trái phiếu: 100.000.000 đồng (100 triệu đồng) tính theo mệnh giá. 4).Trình tự giao dịch thoả thuận + Trường hợp đã xác định được đối tác giao dịch: Nếu nhà đầu tư đã tìm được đối tác giao dịch và đã hoàn tất thoả thuận giao dịch thì thông báo cho công ty chứng khoán về thoả thuận này, công ty chứng khoán sẽ thực hiện nhập lệnh giao dịch vào hệ thống của Trung tâm GDCK Hà Nội. + Trường hợp chưa xác định được đối tác giao dịch:            * Khi có nhu cầu giao dịch, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua/lệnh bán tại CTCK.            * Căn cứ vào lệnh của nhà đầu tư, công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh vào hệ thống giao dịch tại TTGDCK Hà Nội, ngay lập tức các lệnh đó sẽ được hiển thị trên sổ lệnh của thị trường.            * Căn cứ vào thông tin trên sổ lệnh, các CTCK sẽ liên lạc với nhau để giúp nhà đầu tư tìm kiếm và thoả thuận với các đối tác giao dịch về mức giá và khối lượng giao dịch. Khi đạt được thoả thuận, CTCK sẽ thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.             * Hệ thống giao dịch của TTGDCK Hà Nội sẽ nhận và xác nhận các lệnh giao dịch do công ty chứng khoán nhập vào và sẽ đưa ra kết quả giao dịch tổng hợp của toàn thị trường             * Kết quả giao dịch thỏa thuận sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình thông tin của CTCK. 5). Sửa lệnh giao dịch thỏa thuận Trong giờ giao dịch, trường hợp phát hiện sai lệch so với lệnh gốc sau khi lệnh giao dịch thỏa thuận đã được xác nhận, ĐDGD được phép sửa lệnh giao dịch thỏa thuận theo Quy trình sửa lệnh giao dịch thỏa thuận. Thời gian sửa lệnh giao dịch thỏa thuận phải được hoàn tất chậm nhất là 15 phút trước khi phiên giao dịch kết thúc. 6). Hình thức thanh toán: + Các giao dịch có khối lượng nhỏ hơn 100.000 cổ phiếu hoặc nhỏ hơn 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu: áp dụng hình thức thanh toán đa phương với chu kỳ T+3 + Các giao dịch có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 100.000 cổ phiếu hoặc 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu thì được lựa chọn 1 trong 3 hình thức thanh toán:             - Đa phương với chu kỳ thanh toán T+3             - Song phương với chu kỳ thanh toán T+2             - Trực tiếp với chu kỳ thanh toán từ T+1 đến T+3 1.3.3. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chưng khoán 1.3.3.1.Dịch vụ chứng khoán hỗ trợ Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán -Ngay sau khi có kết quả thông báo khớp lệnh, khách hàng có thể ứng trước tiền bán chứng khoán tại ngày T, T1, T2 - Thủ tục ứng trước đơn giản, nhanh chóng - Lãi suất ưu đãi. Hỗ trợ phối hợp cho vay cầm cố chứng khoán - Thủ tục phong tỏa, giải tỏa chứng khoán, giải ngân, rút vốn được thực hiện  nhanh chóng, thuận tiện. - Lãi suất phù hợp. Dịch vụ mua bán chứng khoán có kỳ hạn – REPO -Đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn.cho NĐT, thông qua việc ký kết các hợp đồng mua bán kỳ hạn cổ phiếu Công ty đại chúng chưa niêm yết - Lãi suất ưu đãi, phương thức thực hiện nhanh chóng, đơn giản thuận tiện. Dịch vụ chứng khoán hỗ trợ khác - Nhận ủy thác đấu giá, đấu thầu trái phiếu, cổ phiếu - Cung cấp các sản phẩm kinh doanh chứng khoán phái sinh khác theo quy định của pháp luật 1.3.3.2. Dịch vụ lưu ký chưng khoán Lưu ký chứng khoán thực chất là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng cả chứng khoán vật chất và chứng khoán ghi sổ. Đồng thời đối với các chứng chỉ vật chất, TTLK còn phải thực hiện cả việc quản lý nhập, xuất và bảo quản an toàn chứng chỉ chứng khoán tại kho chứng chỉ chứng khoán. Để theo dõi và quản lý luồng ra vào chứng khoán của khách hàng ký gửi tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) (ký gửi thông qua các tổ chức lưu ký thành viên), TTLKCK phải thực hiện mở tài khoản lưu ký chứng khoán cho các tổ chức lưu ký thành viên và cho khách hàng, tương tự như việc ngân hàng thương mại (NHTM) mở tài khoản vãng lai để quản lý luồng tiền cho khách hàng của mình. Chính vì vậy, lưu ký chứng khoán còn bao gồm cả việc thực hiện các dịch vụ liên quan đến mở tài khoản, nhận gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán lưu ký. Ngoài ra, TTLKCK cũng như các tổ chức lưu ký còn cung ứng bất cứ dịch vụ nào khác được pháp luật cho phép liên quan đến tài khoản lưu ký chứng khoán, chẳng hạn như dịch vụ làm trung gian trong các giao dịch bảo đảm như cầm cố, giải tỏa cầm cố chứng khoán. 2. Công tác phát hành trái phiếu Chính phủ tại TTGDCKHN. 2.1. Tổ chức đấu thầu trái phiếu. 2.1.1. Quy trình, thủ tục đấu thầu trái phiếu. ·        Thông báo đấu thầu Trước ngày tổ chức đấu thầu 04 ngày làm việc, Ban đấu thầu trái phiếu thực hiện việc thông báo đấu thầu trái phiếu tại Trung tâm cho các thành viên qua mạng máy tính và Fax, đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các phương tiện thông tin hiện có của Trung tâm. ·        Lập phiếu dự thầu Thành viên tham gia đấu thầu cho chính mình và các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên sử dụng mẫu phiếu riêng. Mỗi thành viên/ tổ chức, cá nhân chỉ được bỏ một phiếu dự thầu cho một đợt đấu thầu. -  Đối với một phiếu dự thầu thì phần đặt thầu cạnh tranh được ghi tối đa 05 mức lãi suất khác nhau; phần đặt thầu không cạnh tranh chỉ được ghi khối lượng. - Khối lượng đặt thầu: + Khối lượng đặt thầu tính theo mệnh giá trái phiếu; khối lượng tối thiểu đối với các thành viên tham gia đấu thầu là 100.000.000 đồng (trong trường hợp tham gia dự thầu với nhiều mức lãi suất thì khối lượng tối thiểu của mỗi mức lãi suất là 100.000.000đ); khối lượng đặt thầu tối đa là khối lượng trái phiếu thông báo đấu thầu (trong trường hợp tham gia dự thầu với nhiều mức lãi suất thì tổng khối lượng đặt thầu của các mức lãi suất không được vượt quá khối lượng trái phiếu đấu thầu) + Phần chữ và phần số của khối lượng đặt thầu phải khớp nhau - Lãi suất đăng ký đấu thầu ghi theo tỷ lệ % /năm, phần thập phân tối đa là 02 con số sau dấu phảy. - Phiếu dự thầu phải được điền đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xoá, không viết bằng mực đỏ hoặc bút chì và có chữ ký của giám đốc / tổng giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền đã đăng ký tại Đơn xin tham gia thành viên đấu thầu. - Đối với phiếu dự thầu của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên: các nội dung về khối lượng, lãi suất đặt thầu (cả phần số và phần chữ) do tổ chức, cá nhân ghi và phải có chữ ký và đóng dấu (nếu là tổ chức) hoặc chữ ký (nếu là cá nhân). - Mỗi phiếu dự thầu được bỏ trong một phong bì niêm phong kín có đóng dấu của thành viên tại một góc phong bì. Đối với phiếu dự thầu của khách hàng thì ngoài phong bì phải được đóng  thêm dấu  của khách hàng (nếu là tổ chức) hoặc có chữ ký của khách hàng (nếu là cá nhân). Các phiếu dự thầu không đúng và đầy đủ các nội dung theo và các quy định trên đây là không hợp lệ. ·              Gửi và tiếp nhận phiếu dự thầu Các thành viên/tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu bỏ phiếu dự thầu vào hòm phiếu tại Trung tâm và phải ký xác nhận vào danh sách tham gia đấu thầu. Thời gian bỏ phiếu trong vòng 60 phút trước giờ mở thầu. Trường hợp gửi qua bưu điện thì Trung tâm phải nhận được trước giờ mở thầu 15 phút (căn cứ vào thời điểm ký nhận giữa Trung tâm và bưu điện) ·              Tổ chức xét thầu  Mở thầu Vào thời điểm bắt đầu đấu thầu, Thư ký Ban đấu thầu kiểm tra dấu niêm phong và mở hòm phiếu dưới sự chứng kiến của đại diện các thành viên (nếu có).  Kiểm tra tính hợp lệ của phiếu dự  thầu - Hai thành viên của Ban đấu thầu kiểm tra tính hợp lệ của phiếu dự thầu và ký xác nhận đã kiểm tra. - Các phiếu dự thầu không hợp lệ bị loại bỏ, Ban đấu thầu có trách nhiệm thông báo cho thành viên liên quan ngay trong ngày (mẫu 04/ĐTTP).  Nhập số liệu vào hệ thống Ban đấu thầu nhập nội dung các phiếu dự thầu hợp lệ vào hệ thống. Thông tin về nội dung phiếu dự thầu được hiển thị trực tuyến lên bảng điện tử của Trung tâm.  Xét thầu           Hệ thống đấu thầu xác định lãi suất trúng thầu và khối lượng trúng thầu  theo quy định tại  Điểm 8.4 Mục II Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính. Giá bán trái phiếu được xác định theo quy định tại Điểm 8.5 Mục II Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính. ·              Thông báo kết quả đấu thầu Ngay sau khi kết thúc việc đấu thầu, Ban đấu thầu  thực hiện việc thông báo kết quả đấu thầu như sau: - Lập Báo cáo kết quả đấu thầu trái phiếu (mẫu 05/ĐTTP) gửi cho tổ chức phát hành, Bộ Tài chính (UBCKNN, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính), UBND tỉnh, thành phố (nếu là trái phiếu Chính quyền địa phương). - Lập và gửi Thông báo kết quả đấu thầu trái phiếu (mẫu 06/ĐTTP) cho các thành viên tham gia đấu thầu và Ngân hàng nơi Trung tâm mở tài khoản.  - Công bố kết quả đấu thầu trên phương tiện thông tin đại chúng và trên phương tiện thông tin hiện có Trung tâm. ·              Thanh toán tiền mua và chuyển giao trái phiếu - Ngày phát hành trái phiếu được ấn định vào ngày làm việc thứ hai kể từ ngày đấu thầu. Trong phạm vi 02 ngày làm việc tiếp theo ngày đấu thầu, các thành viên trúng thầu phải chuyển toàn bộ tiền mua trái phiếu theo giá bán đã được xác định  trong thông báo trúng thầu vào tài khoản của tổ chức phát hành. Thành viên có trách nhiệm thu tiền đối với phần trúng thầu trái phiếu của  khách hàng đấu thầu qua mình để nộp cho tổ chức phát hành. - Ngân hàng nơi mở tài khoản của tổ chức phát hành  sau khi nhận được tiền sẽ báo Có cho tổ chức phát hành đồng thời thông báo cho Trung tâm  để làm thủ tục ghi sổ trái phiếu cho tổ chức, cá nhân trúng thầu. - Trên cơ sở thông báo của ngân hàng nơi tổ chức phát hành mở tài khoản về việc thanh toán của tiền mua trái phiếu và bảng tổng hợp kết quả đấu thầu, Trung tâm (Phòng ĐK-LK-TTBT) hạch toán khối lượng trái phiếu trúng thầu như sau: + Đối với những tổ chức có tài khoản lưu ký tại Trung tâm: Phòng ĐK-LK-TTBT hạch toán trực tiếp vào tài khoản của tổ chức và thông báo cho tổ chức đó. + Đối với tổ chức, cá nhân mở tài khoản lưu ký tại một thành viên lưu ký: Phòng ĐK-LK-TTBT hạch toán vào tài khoản của thành viên lưu ký liên quan  và thông báo cho thành viên đó. Căn cứ thông báo của Trung tâm, thành viên lưu ký này  hạch toán số trái phiếu trúng thầu và thông báo cho khách hàng của mình. - Nếu tổ chức, cá nhân trúng thầu muốn rút chứng chỉ trái phiếu thì phải làm thủ tục rút chứng chỉ trái phiếu theo quy định. ·              Xử lý các trường hợp vi phạm thanh toán - Trường hợp các tổ chức, cá nhân trúng thầu làm thủ tục thanh toán chậm so với ngày quy định, tổ chức phát hành thông báo cho Trung tâm tên tổ chức trúng thầu và thời gian chậm thanh toán. - Trên cơ sở thông báo của tổ chức phát hành, Trung tâm yêu cầu ngân hàng nơi thành viên liên quan mở tài khoản trích tài khoản tiền gửi chuyển cho tổ chức phát hành. Số tiền được trích chuyển bao gồm tiền chậm trả của chính thành viên và của khách hàng của thành viên. Thành viên có trách nhiệm thu hồi tiền chậm trả của khách hàng - Tổ chức, cá nhân thanh toán chậm sẽ bị  phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh toán được trích từ tài khoản tiền gửi của thành viên. Thành viên phải chịu trách nhiệm nộp tiền phạt đối với cả phần chậm thanh toán của khách hàng và có quyền thu hồi số tiền phạt từ khách hàng. - Việc xác định số tiền phạt và nộp vào các cơ quan liên quan  được thực hiện theo quy định tại Điểm 9.2 Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính. - Trường hợp quá 5 ngày so với thời gian thanh toán quy định, số dư trên tài khoản tiền gửi của các thành viên liên quan vẫn không đủ để thanh toán, ngân hàng nơi thành viên liên quan tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm. Trên cơ sở đó, Trung tâm huỷ bỏ phần kết quả trúng thầu chưa được thanh toán và yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của thành viên liên quan nộp phạt  5% trên số tiền bị huỷ bỏ để  nộp vào các cơ quan theo quy định tại Điểm 9.2 Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính - Trung tâm thực hiện thông báo về kết quả xử lý cho tổ chức phát hành, Bộ tài chính (UBCKNN, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính), UBND tỉnh, thành phố (nếu là trái phiếu Chính quyền địa phương) và thành viên. 2.1.2. Đối tượng, điều kiện tham gia đấu thầu. ·                    Đối tượng tham gia đấu thầu Đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu qua thị trường chứng khoán tập trung bao gồm: a) Các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng; b) Các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; các chi nhánh quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; c) Các công ty chứng khoán; d) Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế. Các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách nhà nước không được sử dụng kinh phí ngân sách cấp để mua trái phiếu. ·                    Điều kiện tham gia đấu thầu a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hoặc hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành của Việt Nam; b) Có mức vốn pháp định tối thiểu  là 22 tỷ đồng Việt Nam; c) Có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại ngân hàng; d) Được cấp giấy chứng nhận thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu. Hàng năm, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) xem xét điều kiện của các đối tượng để cấp mới hoặc thu hồi giấy chứng nhận thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu. ·              Cấp giấy chứng nhận thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu - Các tổ chức có nhu cầu làm thành viên đấu thầu trái phiếu gửi cho Trung tâm hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu sau: + Đơn xin tham gia thành viên đấu thầu trái phiếu; + Bản sao có  công chứng Giấy đăng ký kinh doanh; + Báo cáo tài chính năm gần nhất; + Đơn xin mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại Trung tâm (nếu có nhu cầu). - Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Trung tâm xem xét cấp Giấy chứng nhận thành viên đấu thầu trái phiếu kèm theo mã thành viên. (Trường hợp không chấp nhận, Trung tâm có văn bản trả ). - Trung tâm hướng dẫn thành viên thủ tục nối mạng, cấp ID, mật khẩu ban đầu để truy cập và sử dụng hệ thống. Các thành viên đổi mật khẩu và tổ chức bảo mật mật khẩu của mình. ·              Xét tư cách thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu hàng năm Chậm nhất 15/11 hàng năm, các thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu (trừ các thành viên đăng lý lần đầu trong năm đó) bổ sung các tài liệu sau: - Báo cáo tài chính năm gần nhất; - Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có thay đổi, bổ sung) Trung tâm thực hiện thủ tục xét tư cách thành viên hàng năm và công bố kết quả trước ngày 15/12 hàng năm. Các thành viên đáp ứng  yêu cầu được tiếp tục làm thành viên đấu thầu trong năm tiếp theo. ·              Thu hồi giấy chứng nhận thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu Trung tâm sẽ thu hồi giấy chứng nhận thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu của thành viên trong các trường hợp sau: - Thành viên vi phạm các quy định đấu thầu và bị Trung tâm nhắc nhở quá 3 lần; - Thành viên không đáp ứng các điều kiện khi xem xét tư cách thành viên hàng năm; - Thành viên tự nguyện và có đơn xin thôi làm thành viên đấu thầu trái phiếu. 2.2. Đánh giá chung về công tác đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại TTGDCKHN. Ngày 19/4/2005, HASTC tổ chức phiên đấu thầu TPCP đầu tiên do Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển VN) phát hành. Tổng khối lượng gọi thầu là 200 tỷ chia đều cho 2 loại kỳ hạn 5 năm và 15 năm. Tuy nhiên chỉ có 25 tỷ trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 tỷ trái phiếu kỳ hạn 15 năm được bán (17,5% khối lượng gọi thầu) mặc dù tổng mức cầu lên tới 179 tỷ cho loại kỳ hạn 5 năm và 175 tỷ cho loại kỳ hạn 15 năm. Đây là lần đầu tiên TTGDCK Hà Nội tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ. Đợt trái phiếu này phát hành dưới hình thức ghi sổ và chứng chỉ, phương thức phát hành là đấu thầu kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất và trái phiếu sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Tuy nhiên, mức lãi suất vẫn phải nằm trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. Về thanh toán, tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần bằng mệnh giá khi đến hạn, tiền lãi được trả một năm một lần vào ngày trùng với ngày phát hành trái phiếu. Trường hợp không nhận lãi, lãi trái phiếu sẽ được bảo lưu và không nhập gốc.Mặc dù số lượng thành viên đấu thầu của TTGDCK Hà Nội lên tới con số 24 nhưng chỉ có 6 nhà thầu tham gia phiên đấu thầu cho cả 2 loại. Đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm, ngày phát hành là 21/4/2005, lãi suất đặt thầu cao nhất là 9,15%, thấp nhất là 8,55%, lãi suất trúng thầu là 8,6% cho khối lượng 25 tỷ đồng. Đối với trái phiếu kỳ hạn 15 năm, ngày phát hành là 21/04/2005, lãi suất đặt thầu cao nhất là 10,1%, thấp nhất là 9,1%, lãi suất trúng thầu là 9,1% cho khối lượng 10 tỷ đồng. Như vậy, tổng số lượng trái phiếu bán được chỉ chiếm 17,5% khối lượng gọi thầu. Các nhà thầu tỏ ý thất vọng vì không mua được trái phiếu với giá dự kiến, hầu hết đều cho rằng giá trần Quỹ đưa ra là quá thấp so với lãi suất ngân hàng hiện nay. Trước cuộc đấu thầu, Quỹ cũng chỉ kỳ vọng bán được 30 - 35% tổng khối lượng gọi thầu. Mức lãi suất trần Quỹ đưa ra là hoàn toàn phù hợp bởi trái phiếu có kỳ hạn dài, Quỹ sẽ phải trả cho nhà thầu mức lãi suất ổn định trong vòng 5 đến 15 năm nữa bất kể lãi suất trên thị trường biến động ra sao”. Lãi suất ngân hàng biến động hàng ngày theo tình hình thị trường, rủi ro ngân hàng phải chịu cũng là rủi ro ngắn hạn. Quỹ HTPT khó có thể đưa ra mức lãi suất phù hợp với tình hình thị trường ngắn hạn để phục vụ nhu cầu cho vay dài hạn lên tới 15 năm. Mặc dù thế, khó có nhà thầu nào chịu bỏ tiền mua trái phiếu với mức lãi suất 8,6% cho kỳ hạn 5 năm khi mà lãi suất tiền gửi ngân hàng là 9% cho kỳ hạn 2 năm với số tiền gửi 500 triệu đồng trở lên.    Ngày 15.3.2007, TTGDCK Hà Nội  tổ chức đấu thầu (đợt 1/2007) 300 tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) do Kho bạc nhà nước (KBNN) phát hành. Đây là lần đầu tiên KBNN phát hành TPCP theo lô lớn.Theo đó, TPCP đợt này có kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 19.3.2007, đáo hạn ngày 19.3.2012. Lãi suất danh nghĩa là 7,8% năm, thanh toán lãi hàng năm. Theo quy chế, TPCP phát hành theo lô lớn phải có kỳ hạn từ 5 năm trở lên và khối lượng phát hành trên 1.000 tỉ đồng. Phương thức đấu thầu áp dụng trong phiên đấu thầu này là cạnh tranh lãi suất. Sau khi phát hành trái phiếu được niêm yết tại TTGDCK Hà Nội.  Đến ngày 24/04/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ theo lô lớn đợt 2/2007 với khối lượng là 3 triệu trái phiếu, tương đương giá trị 300 tỷ đồng theo mệnh giá. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 27/4/2007, ngày đến hạn thanh toán là ngày 19/3/2012. Lãi suất danh nghĩa là 7,8% năm, thanh toán lãi hàng năm. Giống như đợt 1/2007, phương thức đấu thầu đợt này vẫn là đấu thầu cạnh tranh lãi suất, trái phiếu được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ và bán cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá và được niêm yết tại HASTC. Theo HASTC, trong chương trình phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn để huy động vốn cho đầu tư phát triển năm 2007, Kho bạc Nhà nước dự kiến huy động theo 3 đợt với tổng khối lượng là 10 triệu trái phiếu, tương đương 1.000 tỷ đồng. Trong đó, đợt 1 đã phát hành thành công 3 triệu trái phiếu tương đương 300 tỷ đồng qua HASTC vào ngày 15/3/2007, đợt 2 đấu thầu 3 triệu trái phiếu, tương đương 300 tỷ đồng vào ngày 24/4/2007 và đợt 3 sẽ tiến hành đấu thầu 4 triệu trái phiếu tương đương 400 tỷ đồng vào tháng 5/2007. Như vậy bứơc đầu phát hành trái phiếu chính phủ theo lô lớn đã đạt được những kết quả nhất định.Thời gian qua trái phiếu Chính phủ được phát hành nhiều đợt, mỗi đợt với lượng vốn huy động nhỏ, có ngày phát hành và ngày đáo hạn khác nhau. Điều này là nguyên nhân cơ bản làm hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ, từ đó hạn chế khả năng huy động vốn của Kho bạc Nhà nước qua phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường. Đồng thời đã tạo nhiều khó khăn cho nhà phát hành, nhà đầu tư, nhà môi giới và cả cơ quanquảnlý.Vì vậy cần phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn và cơ cấu lại các lô trái phiếu đã phát hành còn trong thời hạn lưu hành.  Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn là việc phát hành một khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ có cùng lãi suất danh nghĩa và có cùng ngày đáo hạn trong một hoặc nhiều đợt phát hành khác nhau. Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày. Khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Trái phiếu lô lớn được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc bảo lãnh. Kỳ hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên.  Mục đích của việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn là nhằm tăng cường khả năng huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ trên thị trường giao dịch (thị trường thứ cấp) và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ KẾT QUẢ CHI TIẾT ĐẤU THẦU TPCP TẠI HASTC GIAI ĐOẠN 2005-2008 -Lãi suất huy động trung bình của các NHTM là 8,25%/năm trong tháng 2/2008 và tăng đến 17,5% trong tháng 9/2008 -         Số liệu QIV/2008 tính đến 08/12 (Nguồn : TTGDCK Hà Nội) KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TẠI HASTC GIAI ĐOẠN 2005-2008 CHI TIẾT THEO CHỦ THỂ PHÁT HÀNH Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 KL gọi thầu KL trúng thầu KL gọi thầu KL trúng thầu KL gọi thầu KL trúng thầu KL gọi thầu KL trúng thầu Kho bạc Nhà nước 0 0 4,800 3,798 22,000 16,180 18,200 4,292 Ngân hàng Phát triển VN 1,200 55 800 0 4,000 1,675 9,200 1,816 UBND Tp. Hà Nội 150 150 150 40 0 0 Quỹ Đầu tư Phát triển  Đô thị Tp. HCM 0 0 610 430 3,016 1,084 Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN 1,000 500 Tổng cộng 1,350 205 6,360 4,268 29,016 18,939 28,400 6,608 (Nguồn : TTGDCK Hà Nội) KỲ HẠN VÀ KL TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH GIAI ĐOẠN 2005-2008 (Nguồn : TTGDCK Hà Nội) CƠ CẤU KQ ĐẤU THẦU TẠI HASTC GIAI ĐOẠN 2005-2008 (Nguồn : TTGDCK Hà Nội) (Nguồn : TTGDCK Hà Nội) SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN ĐẤU THẦU QUA CÁC NĂM CTCK NHTM trong nước NHTM nước ngoài TCTC khác Tổng 2005 11 7 1 8 27 2006 12 9 4 11 36 2007 29 17 8 14 68 2008 36 20 8 16 80 (Nguồn : TTGDCK Hà Nội) Vào thời điểm kỷ niệm tròn 1 năm thực hiện Quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của Bộ Tài chính về tập trung đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), từ thực tế cho thấy tỷ lệ thành công của các phiên đấu thầu TPCP ngày càng cao và lãi suất huy động ngày càng giảm. Nhất là sau khi HASTC đưa ra con số 12.005 tỷ đồng huy động được từ thị trường trái phiếu, nhiều người đã lạc quan cho rằng “hoạt động đấu thầu loại chứng khoán này đang thực sự chuyển biến tích cực và ngày càng hiệu quả hơn”. Theo những kết quả báo cáo và thống kê, cả 8 phiên đấu thầu trái phiếu diễn ra trong quý I/2007 đều thành công với tỷ lệ trúng thầu đạt tới 99% (khối lượng trúng thầu là 3.860 tỷ đồng/3.900 tỷ đồng khối lượng gọi thầu). Riêng TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành, năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 thông qua gần 30 phiên đấu thầu TPCP tại HASTC, đã huy động được 12.695 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, lãi suất đấu thầu trái phiếu giảm dần (lần đầu tiên lãi suất TPCP đã giảm xuống mức thấp hơn lãi suất ngân hàng, cụ thể lãi suất cơ bản vào ngày 1/6/2007 là 8,25% theo Quyết định 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007, trong khi đó lãi suất trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm vào ngày 11/6/2007 là 7,15%), dẫn đến lãi suất bảo lãnh phát hành cũng giảm. Điều này đã giúp làm giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần bình ổn lãi suất cho vay của ngân hàng, từ đó góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sau khi có được các số liệu báo cáo và thống kê tổng hợp từ các phiên đấu thầu TPCP thời gian gần đây, không ít người đã đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt. Khối lượng đăng ký tương đối cao, bình quân gấp 3,65 lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỷ lệ thành công (thành công ở đây được hiểu theo nghĩa Chính phủ bán được hết số TPCP như dự kiến; nhà phát hành thu về được khoản vốn như đã kỳ vọng, còn nhà đầu tư mua được TPCP với mức giá hợp lý) lại đang theo chiều hướng giảm dần. Nếu như trong quý I/2007, đấu thầu TPCP đạt tỷ lệ thành công 99%, thì đến quý II/2007 giảm xuống còn 82,46% và đến cuối quý III/2007, con số này chỉ còn 58,39%. Điển hình là tại phiên đấu thầu TPCP ngày 5/9, tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 100 tỷ đồng trên tổng khối lượng gọi thầu 700 tỷ đồng, tỷ lệ thành công ở mức rất khiêm tốn: 14,2%. Trước đó, tỷ lệ trúng thầu tại các phiên ngày 3/7, ngày 10/8 và ngày 16/8 lần lượt chỉ đạt 25%, 28,57%, và 33,33% (đối với TPCP kỳ hạn 5 năm). Đặc biệt, phiên đấu thầu 200 tỷ đồng TPCP (kỳ hạn 15 năm, phát hành ngày 27/9/2007 dưới hình thức ghi sổ) do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành diễn ra vào chiều 25/9/2007 tại HASTC với khối lượng trúng thầu bằng… 0! Và mới đây nhất, phiên đấu thầu TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành đợt 16/2007 loại kỳ hạn 5 năm diễn ra vào chiều 4/10/2007 kết quả cũng lại như phiên đấu thầu TPCP hôm 25/9, toàn bộ 500 tỷ đồng cũng không phát hành được. Có một nghịch lý là trong khi số lượng thành viên tham gia đấu thầu ngày một nhiều hơn, khối lượng đăng ký đấu thầu ngày một vượt quá khối lượng gọi thầu - điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu đầu tư vào thị trường trái phiếu ngày một tăng - thì khối lượng trúng thầu mỗi ngày lại một giảm. Chẳng hạn, tại phiên đấu thầu TPCP ngày 4/10 vừa qua, tổng khối lượng đăng ký lên tới 2.450 tỷ đồng, gấp 4,9 lần lượng đưa ra đấu thầu, nhưng không có một ai trúng thầu. Một nghịch lý nữa là trong khi TPCP đang “ế ẩm” thì trái phiếu của một số doanh nghiệp lại khá đắt hàng. Chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa phát hành thành công 2.250 tỷ đồng trái phiếu, mỗi trái phiếu ACB được bán bằng mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu với lãi suất 8,6%/năm. Còn Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (VNECO) cũng vừa chào bán thành công 5 triệu trái phiếu (kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 10,15%/năm) với tổng giá trị phát hành là 500 tỷ đồng, số lượng đăng ký mua trong đợt phát hành này lên tới 11.100.000 trái phiếu. Nguyên nhân do đâu?  Nguyên nhân chủ yếu khiến việc huy động vốn qua hình thức đấu thầu TPCP không thành công vẫn là do việc Bộ Tài chính đưa ra mức lãi suất trần quá thấp: đối với TPCP kỳ hạn 5 năm, mức lãi suất trần chỉ từ 7,05-7,9%/năm; với TPCP kỳ hạn 10 năm, con số trên chỉ từ 7,95% - 8,6%/năm; còn với TPCP kỳ hạn 15 năm thì mức lãi suất trần đưa ra cũng chỉ ở mức 8 - 8,8%/năm. Riêng tại phiên đấu thầu 4/10 vừa qua, mức lãi suất đăng ký thấp nhất là 8,1%, cao nhất là 9%, nhưng mức lãi suất trần của Bộ Tài chính quy định chỉ là 7,9%. Trong khi đó, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đưa ra mức lãi suất khá hấp dẫn, tính thanh khoản cao hơn TPCP, khiến nhiều nhà đầu tư đổ dồn vào trái phiếu doanh nghiệp và không mấy mặn mà với TPCP - vốn chiếm 89% thị phần trái phiếu. Về phía doanh nghiệp, trong khoảng thời gian cuối năm 2006 đến nửa đầu năm 2007, nhu cầu của nhà đầu tư trong nước và quốc tế với TPCP rất lớn do lãi suất của TPCP khá hấp dẫn. Nhưng trong thời gian gần đây, do lãi suất của TPCP có chiều hướng giảm đáng kể, cộng thêm tâm lý lo ngại lạm phát có xu hướng gia tăng khiến mức lãi suất của TPCP (chỉ khoảng trên dưới 7-8%) không đủ bù lại mức tăng giá do lạm phát mà các nhà đầu tư trong nước phải gánh chịu. Riêng với các nhà đầu tư nước ngoài, hiện còn tồn tại những lo ngại liên quan đến chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , nên họ vẫn chưa thực sự mặn mà trong việc đầu tư vào thị trường trái phiếu. , Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài hy vọng rằng đồng tiền Việt Nam sẽ mạnh lên do các luồng vốn từ nước ngoài đổ vào, tạo sức ép tăng giá đồng nội tệ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách đồng tiền Việt Nam giảm giá và thường mức giảm khoảng từ 1% trong một năm. Tỷ giá bị chênh lệch mất 1% cộng với lạm phát gia tăng khiến sức hấp dẫn của TPCP cũng bị ảnh hưởng không nhỏ và cầu từ phía nhà đầu tư nước ngoài giảm đi trông thấy trong thời gian qua. Mặt khác, giá trị giao dịch của TPCP/giá trị niêm yết và mức độ tập trung của TPCP của Việt Nam còn rất thấp so với TPCP của các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, kỳ hạn và hình thức bán trái phiếu (hiện hình thức đấu thầu TPCP ở nước ta chủ yếu theo phương thức đơn giá, hay còn gọi là đấu giá kiểu Hà Lan) chưa đa dạng, hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp chưa có nên không tạo được sự tập trung lớn của các thành viên tham gia thị trường phát hành. Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại TTGDCKHN. 1. Định hướng phát triển TTGDCKHN. Giai đoạn 1 (2008 – 2010): TTGDCK Hà Nội sẽ chuyển thành SGDCK dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Nhà nước thông qua đại diện là Bộ Tài chính là chủ sở hữu chính. Giai đoạn đầu, Bộ Tài chính sẽ là chủ sở hữu duy nhất. Sau đó, nếu SGDCK theo mô hình công ty TNHH hoạt động ổn định, Nhà nước sẽ cho phép các CtyCK thành viên của SGDCK tham gia góp vốn. Từ đó, với hình thức này, SGDCK bắt đầu thực hiện các cơ chế quản trị và hạch toán tài chính theo mô hình công ty. Giai đoạn 2 (sau năm 2010): Khi hội đủ các điều kiện cần thiết, Nhà nước sẽ quyết định chuyển SGDCK sang mô hình CtyCP thông qua việc bán bớt phần vốn Nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn cho SGDCK ra công chúng. Sau khi đã chuyển thành CtyCP đại chúng, SGDCK sẽ có thể thực hiện niêm yết trên chính sàn giao dịch do mình quản lý.                    Như vậy, nếu theo phương án này, trước mắt TTGDCK Hà Nội chuyển đổi thành SGDCK theo mô hình công ty TNHH. Cơ cấu quản lý của SGDCK gồm: Hội đồng Quản trị; Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát. SGDCK là pháp nhân đặc biệt được thành lập theo Luật Chứng khoán và chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán với những đặc điểm sau:           Thứ nhất, chủ sở hữu là Nhà nước: do Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình, thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, hình thức sở hữu và cơ chế hoạt động.           Thứ hai, mục tiêu hoạt động vì sự phát triển có hệ thống của TTCK theo thông lệ quốc tế; đảm bảo hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện an toàn, công khai, minh bạch; không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu lấy thu bù chi.           Thứ ba, thành viên của SGDCK là các CtyCK được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động và được SGDCK chấp thuận tư cách thành viên. Theo đó, SGDCK có các quyền và nghĩa vụ sau:            Quyền của SGDCK: SGDCK có chức năng tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của TTCK tập trung. Các chức năng cơ bản này được thể hiện qua các quyền cụ thể gồm:        1). Ban hành các Quy chế về niêm yết, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên sau khi được UBCKNN chấp thuận;                    2). Tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại SGDCK;                    3). Tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo quy chế giao dịch của SGDCK trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư;           4). Chấp thuận, hủy bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết trên SGDCK;           5). Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch; quản lý, giám sát hoạt động giao dịch của các thành viên SGDCK;           6). Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành   viên giao dịch trên SGDCK;           7). Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch;      8). Cung cấp các tiện ích phục vụ cho giao dịch chứng khoán;           9). Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên; hoặc giữa thành viên và khách hàng hoặc nhân viên của thành viên đó;      10). Thu phí theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của SGDCK: Bên cạnh những quyền hạn của mình, trong quá trình hoạt động, SGDCK phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ như sau:                    1). Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả;                    2). Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, kiểm toán và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật;                    3). Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Luật Chứng khoán;                    4). Cung cấp dữ liệu và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác điều tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK;                    5). Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho nhà đầu tư;                    6). Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ SGDCK;                    7). Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch tại SGDCK trong trường hợp SGDCK gây thiệt hại cho thành viên trừ trường hợp bất khả kháng.     Trên đây là mô hình dự kiến của SGDCK trong giai đoạn đầu khi chuyển từ TTGDCK. Cùng với những thay đổi về mô hình thị trường do SGDCK Việt Nam quản lý, hệ thống giao dịch mới được hoàn thiện và đưa vào sử dụng cũng có sự thay đổi về mô hình giao dịch, thành viên giao dịch, niêm yết chứng khoán, giám sát thị trường và công bố thông tin. Theo ông Huy Nam, chuyên viên kinh tế, chứng khoán cho rằng: “Cần tách bạch và xác định thật rõ SGDCK là khâu tổ chức, điều hành, làm hạ tầng cho thị trường giao dịch thứ cấp. Mặc dù SGDCK có thể có cơ chế tổ chức riêng, là một tổ chức thị trường đặc biệt, nhưng nhất thiết “SGDCK không làm nhiệm vụ quản lý nhà nước nói chung đối với các thành viên cũng như các công ty niêm yết”. Được vậy thì vai trò SGDCK sẽ thuyết phục hơn, hoạt động thị trường có chỗ dựa vững nên sẽ ổn định hơn, hiệu quả hơn”. Cho dù, việc chuyển TTGDCK Hà Nội thành SGDCK theo một mô hình nào thì cũng phải xuất phát từ nhu cầu chủ quan và các điều kiện khách quan gắn với sự phát triển của thị trường và tiến trình mở cửa hội nhập của Việt Nam. Hiện nay, các điều kiện cần và đủ cho sự chuyển đổi dường như đã hội đủ với những yếu tố về cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, các nguồn nhân lực và điều kiện thị trường đang rất thuận lợi. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cần được thực hiện từng bước theo lộ trình cụ thể, vì mục tiêu cuối cùng là xây dựng một TTCK hiện đại, có khả năng kết nối với các thị trường khác và có vị thế nhất định trong tương quan đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác  phát hành trái phiếu Chính phủ tại TTGDCKHN. 2.1.Tăng tính thanh khoản và tập trung phát hành TPCP theo lô lớn. Đẩy mạnh việc phát hành TPCP là phương thức huy động vốn hữu hiệu cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển thị trường tài chính. Tuy nhiên, để TPCP thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đòi hỏi phải tăng tính thanh khoản cho TPCP. Muốn làm được điều đó, trước hết cần phải thực hiện tốt việc kế hoạch hoá công tác phát hành và công khai hoá thông tin; đa dạng hoá kỳ hạn phát hành TPCP (từ 90 ngày đến 15 năm) và hình thành các kỳ hạn chuẩn; thực hiện tái cơ cấu lại các loại TPCP đã phát hành; nâng cấp hệ thống giao dịch, lưu ký, thanh toán bù trừ theo hướng tự động hoá và rút ngắn thời gian thanh toán; hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm. Đồng thời phải tiến hành đổi mới phương thức phát hành bằng cách hạn chế bán lẻ TPCP, giảm bớt tần suất phát hành và chủ yếu tập trung vào phát hành trái phiếu theo lô lớn. Chẳng hạn như thay vì phát hành liên tục TPCP theo lô nhỏ vài trăm tỷ đồng thì nên để dồn lại và phát hành lô 1.000 – 2.000 tỷ đồng, có cùng ngày thanh toán, cùng một lãi suất. Việc phát hành TPCP lô lớn sẽ giảm số lượng các loại TPCP lưu hành trên thị trường, giúp các nhà đầu tư cũng như các tổ chức trung gian dễ theo dõi, nắm bắt diễn biến về giá của các loại TPCP. Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho TPCP; đồng thời tiến hành việc xây dựng thị trường giao dịch TPCP chuyên biệt. Ngoài ra, cần tăng cường vai trò của các hiệp hội chứng khoán và tổ chức các đối thoại, tọa đàm về TTCK nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc điều hành thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo tính thanh khoản rất cao cho TPCP trên thị trường là phát triển nghiệp vụ repo. Chỉ vài năm nữa thôi, thị trường trái phiếu ở Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng và diễn ra sôi động như thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của thị trường này đến đâu phụ thuộc nhiều vào chính sách của nhà nước để tạo lập một thị trường đủ minh bạch, đủ thanh khoản, đặc biệt là sự phát triển của nghiệp vụ repo. Hơn nữa, sự tham gia ngày một nhiều của các ngân hàng, các quỹ và nhà đầu tư sẽ làm cho giao dịch trái phiếu sôi động hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là Nhà nước nên sớm tạo lập và phát triển thị trường thứ cấp để giao dịch trái phiếu đạt hiệu quả cao hơn và kích thích thị trường phát triển. 2.2. Thành lập sàn giao dịch trái phiếu. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội nên tham khảo ý kiến của các nhà làm luật và các tổ chức tham gia thị trường chứng khoán để thành lập một sàn giao  dịch trái phiếu giữa các nhà môi giới. Sàn giao dịch trái phiếu này phải tạo được môi trường giao dịch có hiệu quả cho các nhà tạo lập thị trường, vì trái phiếu không thể áp dụng một phương thức giao dịch giống như giao dịch cổ phiếu. Đồng thời, phải hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp phát hành. Bên cạnh đó, thủ tục chuyển nhượng cũng phải đơn giản, nhanh chóng. Đối với trung tâm lưu ký chứng khoán, cần nâng cao năng lực của các trung tâm này hoặc góp phần phát triển một trung tâm lưu ký chung trong khu vực, tạo điều kiện giao dịch thuận tiện và dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư. 2.3. Thu hút và phát triển các “nhà kiến tạo thị trường”. Các nhà kiến tạo thị trường thường là các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán với các hoạt động cơ bản như: đầu tư, môi giới, đại lý, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Họ là những nhà phân phối trái phiếu thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao nên có thể đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường theo những phương thức khác nhau. Để thu hút các nhà kiến tạo thị trường, cần dần nới lỏng sự can thiệp và điều hành của cơ quan quản lý tức Bộ Tài chính về lãi suất trái phiếu như lâu nay. Nên bãi bỏ lãi suất trần trái phiếu, hay nói cách khác lãi suất trái phiếu không nhất thiết phải ổn định theo thời gian mà thay đổi theo thị trường. Bộ Tài chính cần đa dạng các kỳ hạn với việc phát hành trái phiếu dài hạn hơn để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn, kèm theo đó là xây dựng kế hoạch phát hành theo lịch biểu chặt chẽ để cung cấp điều đặn khối lượng trái phiếu cho thị trường; đồng thời, sử dụng kỹ thuật phái sinh để phòng chống rủi ro đối với các trái phiếu dài hạn và điều chỉnh đường cong lãi suất chuẩn bằng việc đưa vào áp dụng hsợp đồng mua bán lại 2.4. Nâng cao năng lực đấu thầu trái phiếu chính phủ   Đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá hạ tầng cơ sở, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin giao dịch, thanh toán trái phiếu chính phủ nói riêng và các loại chứng khoán khác nói chung. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và nhân lực điều hành cho công tá đấu thầu tại Trung tâm. Bước đầu, củng cố mạng lưới sở giao dịch chứng khoán, tổ chức lưu ký, trung tâm thanh toán trái phiếu chính phủ tại các tỉnh, thành phố. Từng bước mở rộng, phát triển mạng lưới này ra phạm vi toàn quốc để cung cấp các tiện ích tối ưu cho nhà đầu tư trong việc thanh toán, giao dịch trái phiếu chính phủ. Lựa chọn công nghệ thanh toán hiện đại nhằm khai thác vá phát huy tối đa hiệu quả của thanh toán, giao dịch điện tử. Tăng cường các giao dịch trực tuyến để giảm thời gian, tốc độ thanh toán, giao dịch trái phiếu chính phủ. Thiết lập hệ thống an ninh mạng dự phòng các sự cố trong giao dịch, thanh toán điện tử vá bảo mật thông tin. Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, tài trợ từ các chương trình, dự án quốc tế của các chính phủ, tổ chức quốc tế để hiện đại hóa mạng lưới công nghệ thông tin trong giao dịch, thanh toán chứng khoán. Từng bước hội nhập với hệ thống công nghệ giao dịch, thanh toán chứng khoán quốc tế.    Tích cực thực hiện công khai hoá thông tin, khắc phục tình trạng bưng bít thông tin hoặc công khai mang tính chất hình thức. Đầu tư chứng khoán là một hoạt động kinh doanh mạo hiểm có tính toán. Độ tin cậy của thông tin chính là cơ sở để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư và là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro đầu tư. “Công khai hoá thong tin” là một điều khoản bắt buộc đối với mọi chủ thể phát hành chứng khoán, ngay cả chính phủ cũng không có ngoại lệ. Đầu năm, Chính phủ phải công khai trước về kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ trong năm về: thời điểm phát hành, khối lượng, lơi suất dự kiến, đối tượng tham gia... Cuối năm, phải công khai báo cáo tổng hợp, chi tiết về tình hình sử dụng vốn huy động từ trái phiếu chính phủ, bảng phân tích, đánh giá hiệu quả của các chỉ tiêu kinh tế – xã hội mang lại từ việc sử dụng vốn ra công chúing. Bên cạnh việc công khai hoá thông tin, cần cung cấp các kiến thức, thông tin pháp luật qua việc tuyên truyền, đào tạo kiến thức về trái phiếu chính phủ cho công chúng. Nâng cao nhận thức trong công chùng về tầm quan trọng và tính hữu ích của việc đầu tư trái phiếu chính phủ. Quảng bá, xây dựng thương hiệu trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khoán.    Tiêu chuẩn hoá các điều khoản về trái phiếu chính phủ tiến tới chuẩn hoá trái phiếu chính phủ. Đối tượng đầu tư trái phiếu chính phủ phải được mở rộng ra mọi thành phần, mọi tầng lớp công chúng trong lẫn ngoài nước nhằm tăng sức mua trái phiếu chính phủ. Xây dựng một cơ chế lơii suất thực sự hấp dẫn nhà đầu tư kể cả trong điều kiện lạm phát hay thiểu phát nhằm tối đa hoá lợi ích của nhà đầu tư (Mức lợii suất danh nghĩa sẽ được loại trừ chỉ số lạm phát qua từng năm, luôn cam kết mức lợi suất thực dương cho người mua trái phiếu. Ngược lại, trong điều kiện thiểu phát mức lợi suất vẫn được cam kết giữ nguyên). Hoàn thiện qui trình thanh toán, chi trả trái phiếu chính phủ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người mua trái phiếu. Bai bỏ cơ chế chiết khấu trái phiếu chính phủ trước hạn để buộc nhà đầu tư phải giao dịch mua bán trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khoán sơ cấp tạo điều kiện phát triển mảng thị trường này. Đa dạng hoá các hình thức trái phiếu chính phủ, bên cạnh các loại hình trái phiếu truyền thống triển khai các loại hình trái phiếu hiện đại: trái phiếu đa thời hạn, trái phiếu thanh toán từng phần, trái phiếu option.  Mặc dù thị trường đấu thầu đã có tính cạnh tranh hơn, số lượng thành viên tham gia nhiều hơn và khối lượng đăng ký đấu thầu trong thời gian gần đây đều vượt quá khối lượng gọi thầu, tuy nhiên do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp nên một số phiên đấu thầu đã không huy động đủ 100% khối lượng gọi thầu. Ngoài ra, trái phiếu chính phủ đã từng bước được đa dạng về kỳ hạn nhưng chủ yếu là kỳ hạn 5 năm, các loại kỳ hạn khác như (2 năm; 3 năm; 7 năm; 10 năm và 15 năm...) chưa được duy trì đều đặn. Sự đơn điệu về kỳ hạn trái phiếu đã không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư trái phiếu trong thời gian qua. Hiện nay do chưa có hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp (gọi tắt là Primary Dealer hay PD) nên chưa thực sự gắn kết giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp và cũng là nguyên nhân khiến cho các thành viên thị trường tham gia chưa đều. Để hoạt động đấu thầu trái phiếu đạt được kết quả tốt hơn nữa, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu cơ chế lãi suất trần phù hợp trước những thay đổi lãi suất trên thị trường vốn và ban hành các quy định cụ thể cho các loại hình giao dịch trái phiếu mới như giao dịch kỳ hạn, giao dịch mua lại (repo), giao dịch hợp đồng tương lai (future)... để khuyến khích việc đầu tư và sử dụng trái phiếu. Đồng thời các tổ chức phát hành trái phiếu cần thực hiện đa dạng hoá kỳ hạn trái phiếu và đa dạng hoá các hình thức bán trái phiếu (chiết khấu, bằng mệnh giá, cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá), tách biệt kỳ hạn trái phiếu bảo lãnh và trái phiếu đấu thầu để thành viên đấu thấu tham gia đấu thầu tích cực hơn qua HASTC. KẾT LUẬN Ngày 20/6/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 2276/2006/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu trái phiếu chính phủ tại HASTC. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2006, các loại trái phiếu chính phủ bao gồm: trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư được tập trung đấu thầu tại HASTC, nhằm tạo ra một thị trường phát hành trái phiếu sơ cấp có tính chuyên môn hoá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà phát hành và nhà đầu tư tham gia thị trường, từ đó dần hình thành một thị trường trái phiếu chuyên biệt. HASTC thường xuyên tổ chức các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành, trái phiếu đô thị Hà Nội và Tp.HCM, trái phiếu xây dựng Thủ đô. Chỉ tính riêng trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 thông qua gần 30 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ tại HASTC, đã huy động được 12.695 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Trong đó, lãi suất trúng thầu có xu hướng giảm dần từ mức bình quân 8,75%/năm vào đầu năm 2006 xuống 7,00%/năm trong một số phiên gần đây. Ngoài ra, hoạt động đấu thầu trái phiếu chính phủ theo lô lớn lần đầu tiên được thực hiện thí điểm thành công, mở ra một triển vọng mới về nâng cao chất lượng phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ trong thời gian tới. Qua 4 phiên thí điểm phát hành trái phiếu lô lớn theo Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính, với tổng khối lượng gọi thầu 1.600 tỷ đồng, với mức lãi suất bình quân 7,13%/năm. Tỷ lệ thành công của các phiên đấu thầu ngày càng cao và lãi suất huy động ngày càng giảm. Lãi suất đấu thầu trái phiếu giảm dẫn đến lãi suất bảo lãnh phát hành cũng giảm, kết quả là làm giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần bình ổn lãi suất cho vay của ngân hàng, từ đó góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô. Lần đầu tiên lãi suất trái phiếu chính phủ đã giảm xuống mức thấp hơn lãi suất ngân hàng (lãi suất cơ bản vào ngày 01/06/2007 là 8,25% theo Quyết định 1143/QĐ-NHNN ngày 29/05/2007, trong khi đó lãi suất trúng thầu Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm vào ngày 11/06/2007 là 7,15%), đây chính là dấu hiệu hình thành lãi suất chuẩn (của Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm). Ngoài ra, tính cạnh tranh của thị trường đấu thầu trái phiếu ngày càng thể hiện rõ nét với sự tăng mạnh của số lượng và chất lượng thành viên đấu thầu. Tính năm 2008, HASTC đã kết nạp 80 thành viên đấu thầu, trong đó có 36 công ty chứng khoán, 20 ngân hàng thương mại trong nước,8 ngân hàng thương mại nước ngoài và 16 tổ chức tài chính khác. Các ngân hàng nước ngoài có uy tín như Citibank, HSBC, Standardered Charted Bank cũng đăng ký là đặc biệt đã tham gia đấu thầu trái phiếu tại HASTC. Đặc biệt, tính hiệu quả của hoạt động đấu thầu trái phiếu chính phủ góp phần quan trọng để phát triển hoạt động giao dịch thứ cấp, tạo tiền đề hình thành một thị trường trái phiếu chuyên biệt theo chỉ đạo của Bộ Tài chính. Có thể nói, Quyết định số 2276/2006/QĐ-BTC đã tập trung hoạt động đấu thầu trái phiếu về một đầu mối, đóng trên địa bàn thuận lợi (nơi tập trung hội sở chính của Bộ Tài chính, Ngân hàng TW, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tài chính lớn....) đã giúp cho việc tập trung chỉ đạo, điều hành thị trường một cách linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia của các thành viên đấu thầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.doc
Luận văn liên quan