Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh của công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội đã dẫn tới những chuyển biến to lớn và đào tạo ra một bộ mặt mới cho nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nước ta cũng không ngoại lệ trước những biến động của cơ chế thị trường và những khó khăn thử thách mới do nền kinh tế thị trường tạo ra như: vấn đề cạnh tranh thường xuyên xảy ra, sự cạnh tranh này mang tích chất sống còn đố với doanh nghiệp. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm biện pháp đối phó nhằm tạo ra những lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Muốn vậy, trước hết các doanh nghiệp phải xác định cho mình một hướng đi đứng đắn, đồng thời phải đề ra những phương pháp quản lý kinh doanh phát huy những thế mạnh và hạn chế những điểm yếu kém của đơn vị, tìm cách ngăn ngừa phòng chánh những rủi ro đe dọa, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo cho sự thành công và phát triển an toàn vững chắc của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long, một doanh nghiệp cổ phần hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ. Nhiều năm qua hoạt động kinh doanh của công ty rất hiệu quả và đang mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình nên việc xây dựng một kế hoạch về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên phương diện tài chính cũng như kinh tế xã hội . Tìm kiếm và sử dụng những nhà quản lý có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng các vấn đề về thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, lao động và còn hiểu biết sâu sắc về đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước về các biểu hiện kinh tế chính trị. Nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu phát triển không ngừng là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ nhận thức trên em cho rằng công tác quản lý kinh doanh là một trong những hoạt động vô cùng cần thiết và quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay trong nước cũng như quốc tế. Vì vậy em xin chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh của công ty cổ phần văn phòng phẩm cửu long” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty nói riêng và các công ty doanh nghiệp trong và ngoài nước nói chung . Lời mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài . 1 2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1 3 Phương pháp nghiên cứu 2 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 2 5 Kết cấu đề tài . 2 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH DOANH 4 1.1. Khái niệm quản lý kinh doanh . 4 1.1.1. Khái niệm kinh doanh . 4 1.1.2. Khái niệm quản lý kinh doanh 4 1.2. Đặc điểm của quản lý kinh doanh 5 1.3. Quản lý kinh doanh là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề 5 1.3.1 Quản lý kinh doanh là một khoa học . 6 1.3.2. Quản lý kinh doanh là một nghệ thuật 7 1.3.3. Quản lý kinh doanh là một nghề . 7 1.4. Vai trò quan trọng của quản lý 7 1.5. Các yếu tố tạo nên thành công của kinh . 8 1.6. Các phương pháp quản lý kinh doanh . 9 1.6.1. khái quát chung 9 1.6.2. Các phương pháp quản lý kinh doanh chính trong nội bộ doanh nghiệp . 9 1.7. Các chức năng quản lý kinh doanh 16 1.7.1 Khái niệm và phân loại các chức năng quản lý kinh doanh 16 1.7.2 Chức năng hoạch định . 17 1.8. Quản lý nhân sự trong kinh doanh . 21 a) Cơ cấu trực tuyến 21 b) Cơ cấu chức năng: 22 c) Cơ cấu kết hợp trực tuyến và chức năng 22 d) Cơ cấu theo sản phẩm, khách hàng, thị trường . 22 e. Tuyển dụng lao động 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN 26 2.1 Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây . 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26 2.1.2 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật . . 29 2.1.3 Một số đặc điểm công nghệ sản xuất. 31 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty . 33 2.1.5 Một số kết quả kinh doanh gần đây của công ty. . 36 2.1.6 Các dữ liệu chủ yếu phục vụ cho việc phân tích công tác quản lý kinh doanh. . 40 2.2. Hoạt động marketting và lập kế hoạch 41 2.2.1. Hoạt động marketting . 41 2.2.2. Công tác lập kế hoạch . 42 2.3. Công tác quản lý lao động - tiền lương của Công ty . 43 2.3.1. Đặc điểm lao động 43 2.3.2. Nhận xét tình hình lao động tiền lương của Công ty 44 2.4. Phân tích công tác quản lý tài sản cố định - vật tư - nguyên vật liệu 45 2.4.1. Tình trạng thiết bị của Công ty . 45 2.4.2. Phân tích công tác quản lý vật tư, nguyên vật liệu . 47 2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 47 2.6. Công tác quản lý chi phí và giá thành . 54 2.6.1. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm 54 2.6.2. Tập hợp chi phí thực tế . 55 2.6.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành 56 2.6.4. Nhận xét công tác quản lý giá thành của Công ty 57 2.7. Phân tích công tác quản lý tài chính . 57 2.7.1. Tình hình doanh thu và tiêu thụ sản phẩm 57 2.7.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận . 59 2.7.3. Tình hình nộp ngân sách . 61 2.7.4. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty 62 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG 70 3.1 Nhận xét chung . 70 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện . 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 1. Kết luận 74 2. Kiến nghị . 74 Tài liệu tham khảo . 76

doc78 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh của công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.872.447 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 6.790.161.270 7.703.853.820 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 118.985.113 22.660.085 7. Chi phí tài chính 22 2.109.625.841 2.039.048.266 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.109.625.841 2.039.048.266 8. Chi phí bán hàng 24 1.188.469.344 1.322.638.011 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.456.476.363 3.559.188.221 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1.154.574.835 805.639.407 11. Thu nhập khác 31 191.101.828 49.750.672 12. Chi phí khác 32 144.722.171 56.979.730 13. Lợi nhuận khác 40 46.379.657 (7.229.058) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 1.200.954.492 798.410.349 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 168.133.629 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 168.133.629 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 1.032.820.863 798.410.349 Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản nguồn vốn Bảng cân đối kế toán Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2010 Đơn vị tính: VND Tài sản Mã số Năm 2010 Năm 2009 A. Tài sản ngắn hạn 100 50.188.008.569 33.504.728.976 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.471.101.651 524.768.173 1. Tiền 111 2.471.101.651 524.768.173 2. Các khoản tương đương tiền 112 - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - III. Các khoản phải thu 130 25.260.780.199 17.524.634.332 1. Phải thu của khách hàng 131 24.679.534.376 17.108.502.878 2. Trả trước cho người bán 132 123.259.573 81.641.980 3. Phải thu nội bộ 133 60.970.324 60.970.324 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 4. Xây dựng 134 - - 5. Phải thu khác 138 428.638.568 381.740.816 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (31.622.642) (108.221.666) IV. Hàng tồn kho 140 20.741.791.387 13.849.366.825 1. Hàng tồn kho 141 20.741.791.387 13.849.366.825 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.714.335.332 1.605.959.646 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 422.707.564 1.068.161.553 2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 - - 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.291.627.768 537.798.093 B. Tài sản dài hạn 200 2.543.414.323 3.266.591.423 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - II. Tài sản cố định 220 2.159.434.352 3.037.023.177 1. Tài sản cố định hữu hình 221 1.893.487.854 3.014.666.177 - Nguyên giá 222 12.390.362.555 12.603.574.589 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (10.196.874.701) (9.588.908.412) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 265.946.498 22.357.000 III. Bất động sản đầu tư 240 - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 383.979.971 229.568.246 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 383.979.971 229.568.246 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - Tổng cộng tài sản 270 52.731.422.892 36.771.320.399 Nguồn vốn a. Nợ phải trả 300 46.596.747.876 31.171.821.481 I. Nợ ngắn hạn 310 44.998.245.035 30.247.521.481 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 35.293.560.193 24.661.030.575 2. Phải trả người bán 312 5.362.983.475 1.556.399.080 3. Người mua trả tiền trước 313 116.208.300 1.259.147.021 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 1.153.101.209 2.206.994.152 5. Phải trả công nhân viên 315 1.294.189.982 409.005.107 6. Chi phí phải trả 316 - - 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 1.778.201.876 154.945.546 II. Nợ dài hạn 330 1.598.502.840 924.300.000 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 349.300.000 349.300.000 4. Vay và nợ dài hạn 334 1.175.731.200 575.000.000 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 73.471.640 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 6.134.675.017 5.599.498.918 I. Vốn chủ sở hữu 410 6.050.435.335 5.538.786.537 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 4.544.000.000 5.212.800.000 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 416.024.285 230.116.530 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 137.511.050 95.870.007 8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - 9. Lợi nhuận chưa phân phối 420 - - II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 84.239.682 60.712.381 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 84.239.682 60.712.381 2. Nguồn kinh phí 432 - - 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - Tổng cộng nguồn vốn 440 52.731.422.892 36.771.320.399 Nguồn: Bảng cân đối kế toán - Kế toán 2.1.6 Các dữ liệu chủ yếu phục vụ cho việc phân tích công tác quản lý kinh doanh. Để phân tích công tác quan lý kinh doanh ta sử dụng những dữ liệu sau đây: - Kết quả đầu ra: Doanh thu , lợi nhuận lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. - Yếu tố đầu vào: Vốn, lao động, chi phí lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, các số liệu khác lấy từ các phòng ban của công ty. Bảng 2.3 Tính toán các giá trị bình quân của tài sản Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 B.Quân 2009 Bình quân 2010 1 2 3 4 5 = 2+3/2 6=3+4/2 1. Tổng tài sản 35.011.003.655 36.771.320.399 52.731.422.892 35.891.162.027 44.751.371.645 2.TSLĐ &ĐTNH 30.424.836.963 33.504.728.976 50.188.008.569 31.964.782.969 41.846.368.772 - Tiền 524.768.173 2.471.101.651 - Các khoản phải thu 17.524.634.332 25.260.780.199 - Hàng tồn kho 13.849.366.825 20.741.791.387 3.TSCĐ &ĐTDH 4.586.166.692 3.266.591.423 2.543.414.323 3.926.379.057 2.905.002.873 - TSCĐ 3.037.023.177 2.159.434.352 - ĐTDH 229.568.246 383.979.971 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2.2. Hoạt động marketting và lập kế hoạch 2.2.1. Hoạt động marketting Công ty đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chính sau: - Bao bì xi măng các loại: Chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là mặt hàng mang tính truyền thống của Công ty với hơn 10 năm sản xuất kinh doanh. Công ty có mối quan hệ bạn hàng với nhiều nhà máy xi măng lớn như Hoàng Thạch, Chinfon, Nghi Sơn … v.v. Đáng lưu ý so với các sản phẩm bao bì PP tiêu thụ hiện nay thì bao xi măng cho lợi nhuận cao hơn, do đó Công ty vẫn luôn quan tâm tới mặt hàng này. Giá bán các loại bao xi măng dao động từ 2.800 đồng ¸ 3.400 đồng/cái (bao gồm cả 10% VAT) vào thời điểm hiện nay. - Các sản phẩm bao bì PP khác: Được sản xuất trên cùng dây chuyền để tận dụng các nguồn lực dư thừa. Từ quá trình sản xuất các mặt hàng chính, nó là mặt hàng phụ của Công ty. - Các sản phẩm chai PET: Chiếm tỷ trọng thứ hai sau bao PP. Đây cũng là mặt hàng truyền thống của Công ty gồm các bạn hàng truyền thống như Laska, Sana, Nada … v.v. - Các sản phẩm văn phòng phẩm: Chiếm tỷ trọng thấp bao gồm các loại mực, giấy than … v.v. Trong nền kinh tế thị trường marketting là một hoạt động có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm sản xuất, sản phẩm khác nhau mà mức độ yêu cầu của hoạt động marketting khác nhau. Các khách hàng chủ yếu của Công ty là khách hàng truyền thống và ổn định nên việc xuất hiện nguy cơ cạnh tranh đối với các nhà cung cấp là rất ít. Vì vậy hoạt động marketting của Công ty với loại sản phẩm này không đáng kể. Công ty không có bộ phận marketting riêng mà chỉ có các cán bộ thuộc phòng Kinh doanh làm công tác quan hệ với khách hàng cũ và khai thác thị trường đầu vào và tìm kiếm khách hàng mới. 2.2.2. Công tác lập kế hoạch Để có kết quả và thành công trong kinh doanh, việc lập kế hoạch của Công ty rất quan trọng phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên kết quả kinh doanh trong các năm, quý trước. Tại Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long, việc lập kế hoạch dài hạn, định hướng phát triển của Công ty đều do Ban Giám đốc quyết định. Các kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch năm, quý, tháng) do phòng Kinh doanh thực hiện. Bộ phận lập kế hoạch phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau: - Kế hoạch do Hội đồng quản trị giao. - Khả năng tiêu thụ của các khách hàng (chủ yếu là một số nhà máy xi măng, nước uống tinh khiết đã có hợp đồng theo quý, năm). - Khả năng nguồn lực của Công ty. - Thông tin về đối thủ cạnh tranh. - Thông tin về thị trường, nhận định xu hướng biến động thị trường vật tư đầu vào. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước của Công ty. - Thực trạng nguồn lực của Công ty. - Cuối cùng căn cứ vào các đơn đặt hàng (kể cả các đơn hàng phát sinh) mà phòng Kinh doanh triển khai tới từng bộ phận liên quan. 2.3. Công tác quản lý lao động - tiền lương của Công ty 2.3.1. Đặc điểm lao động Đối với bộ phận gián tiếp trên 60% có trình độ đại học, cao đẳng. Đặc biệt Công ty khuyến khích các cán bộ trẻ tự học nâng cao trình độ chuyên môn để có thể nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của Công ty. Trình độ bậc thợ trung bình của công nhân sản xuất trực tiếp là 3/6 trong đó Xưởng cơ điện có bậc thợ trung bình cao nhất là 4/7 do tập trung nhiều lao động có chuyên môn cao. Trong những năm gần đây Công ty luôn có kế hoạch bổ sung lao động trẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật được đào tạo qua trường lớp để thay thế dần các lao động nghỉ hưu và bổ xung thêm cho nhu cầu mở rộng sản xuất của Công ty. Trong những năm gần đây, chất lượng lao động của Công ty được nâng cao là cơ sở quan trọng trong việc tổ chức lại quản lý sản xuất nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động. Để có cái nhìn tổng quan hơn ta có thể xem xét các số liệu trong bảng sau: Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long trong 2 năm 2009 ¸ 2010. TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ % 2009 2010 2009 2010 1 Tổng số lao động 182 186 100 100 2 Theo giới tính + Nam 89 92 48,9 49,46 + Nữ 93 94 51,1 50,53 3 Lao động trực tiếp 144 148 79,12 79,57 + Công nhân bậc 1 ¸ 3 65 95 35,71 51,07 + Công nhân bậc 4 trở lên 79 81 43,40 43,54 4 Lao động gián tiếp 38 38 20,88 20,48 + Đại học, cao đẳng 25 25 65,79 65,79 + Trung cấp 13 13 34,21 34,21 2.3.2. Nhận xét tình hình lao động tiền lương của Công ty Do được học nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề nên năng suất lao động của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty liên tục được nâng cao. Để có kết quả như trên, ngoài việc tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn ngắn ngày ngay tại chỗ, Công ty còn khuyến khích cán bộ công nhân viên tự đầu tư học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả này thể hiện ở bảng 2.2. Do Công ty có chế độ thưởng, phạt đối với người lao động trực tiếp nên đã khiến người lao động có tinh thần tự giác trong công việc. Đồng thời với việc liên tục phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, Công ty đã xây dựng được một tập thể lao động trách nhiệm và hiệu quả. Đối với lao động gián tiếp do áp dụng chế độ trả lương theo chức danh và tính hệ số theo doanh thu (gắn hiệu quả công việc với thu nhập), đã làm cho người lao động có trách nhiệm cao hơn trong công việc. Tình hình thu nhập được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Thu nhập và quỹ tiền lương của Công ty trong 2 năm 2009 ¸ 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Kết quả Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng quỹ tiền lương 2.033,11 2.216,74 2 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 1,117 1,191 2.4. Phân tích công tác quản lý tài sản cố định - vật tư - nguyên vật liệu 2.4.1. Tình trạng thiết bị của Công ty Nếu tính đến đầu năm 2006 thì toàn bộ trang thiết bị, công nghệ sản xuất của Công ty đều thuộc dòng lạc hậu nên hiệu quả làm việc là không cao. Trước thực trạng này và cũng là do yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm tăng cao nên Công ty đã bắt đầu thực hiện chiến lược đầu tư, đến nay một số các thiết bị sản xuất chính của Công ty đều đã được đầu tư đổi mới với công nghệ tiên tiến. Kết quả là mặc dù đã tăng đáng kể số lao động nhưng cả năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm cũng đều đã tăng theo đáng kể, các thiết bị mới đầu tư của Công ty đều thuộc dòng có tính năng công nghệ cao và có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vượt trội như: giảm chi phí điện năng thấp, chất lượng sản phẩm cao …v.v. Bảng 2.3: Danh mục các thiết bị sản xuất chính của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long TT Tên thiết bị Số lượng Xuất xứ Công suất đầu thiết bị Thời gian bắt đầu sử dụng Khả năng làm việc hiên tại Ghi chú 1 Máy tạo sợi SJ 65 01 Trung Quốc 80 kg/giờ 03/1993 Hiện đang sử dụng Hiệu quả không cao 2 Máy dệt YZ 12 Trung Quốc 80 m/giờ 4/1993 Hiện đang sử dụng Hiệu quả không cao 3 Máy tráng D – SF 01 Trung Quốc 65 m/phút 4/1993 Hiện đang sử dụng Tốt 4 Máy ống (dựng bao) 01 Đài Loan 240 cái/phút 01/2001 Hiện đang sử dụng Tốt 5 Máy may in 03 Đài Loan 50 cái/phút 01/2001 Hiện đang sử dụng Tốt 6 Máy ép phôi SW 200P 02 Đài Loan 25 kg/giờ 02/2003 Hiện đang sử dụng Tốt 7 Máy ép phôi LCD 150P 02 Đài Loan 15 kg/giờ 03/2001 Hiện đang sử dụng Bình thường 8 Máy thổi SJD 88 06 Trung Quốc 800 cái/giờ 03/2001 Hiện đang sử dụng Tốt 9 Máy cán mực 02 Ba Lan 20 kg/giờ 6/1970 Hiện đang sử dụng Bình thường 10 Máy phết giấy than 02 Trung Quốc 35 kg/giờ 01/1969 Hiện đang sử dụng Bình thường 2.4.2. Phân tích công tác quản lý vật tư, nguyên vật liệu Với lĩnh vực sản xuất bao bì PP thì nguyên vật liệu chính gồm có nhựa PP và giấy kraft. Trong đó giấy kraft có khoảng 40% là trong nước sản xuất còn 60% là phải nhập ngoại. Riêng hạt nhựa PP và hạt chai PET được nhập ngoại 100%. Giá trị nguyên vật liệu để sản xuất bao bì PP chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Không những vậy giá của các loại vật tư nhập khẩu lại thường xuyên biến động lớn chủ yếu phụ thuộc vào tình hình cung cầu các loại vật tư này trên thế giới cũng như phụ thuộc vào giá dầu mỏ. Do vậy, công tác quản lý vật tư chính là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Muốn ổn định sản xuất, tránh những biến động xấu của thị trường vật tư, Công ty luôn có kế hoạch nhập khẩu, dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất từ 2 ¸ 3 tháng thậm chí tới 6 tháng. Việc này đòi hỏi Công ty phải có một lượng vốn lưu động rất lớn, do vậy làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận. Với các nguyên vật liệu mua trong nước như giấy kraft, dầu bôi trơn, các chất phụ gia …v.v được lập kế hoạch mua hàng tháng, không dự trữ nhiều. Các loại vật tư sử dụng ít, có giá trị không cao thường được mua dự trữ cho cả quý. 2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động giúp đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Đặc điểm của vốn này là luân chuyển không ngừng, nó hoàn thành một vòng tuần hoàn trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do vậy, nên vốn lưu động là yếu tố không thể thiếu được, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và hiệu quả của hoạt động. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng tài sản và quản lý tài sản ta có các số liệu báo cáo tài chình của Công ty năm 2010. Công ty cổ phần vpp cửu long Mẫu số: B01 - DN Bảng cân đối kế toán Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2010 Đơn vị tính: 1.000 đồng Tài sản Mã số Đầu năm 2005 Cuối năm 2005 A. Tài sản ngắn hạn 100 30.424.836.963 33.512.904.749 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 407.075.010 524.768.173 1. Tiền 111 407.075.010 524.768.173 2. Các khoản tương đương tiền 112 - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - III. Các khoản phải thu 130 15.155.655.237 18.062.432.425 1. Phải thu của khách hang 131 14.148.402.525 17.108.502.878 2. Trả trước cho người bán 132 375.366.678 81.641.980 3. Phải thu nội bộ 133 60.970.324 60.970.324 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 4. Xây dựng 134 - - 5. Phải thu khác 138 690.773.710 919.538.909 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (119.858.000) (108.221.666) IV. Hàng tồn kho 140 14.715.653.925 13.849.366.825 1. Hàng tồn kho 141 14.715.653.925 13.849.366.825 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V. Tài sản ngắn hạn khác 150 146.452.791 1.076.337.326 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - 2. Các khoản thuế phải thu 152 146.452.791 1.076.337.326 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 - - B. Tài sản dài hạn 200 4.586.166.692 3.266.591.423 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - II. Tài sản cố định 220 4.484.293.404 3.037.023.177 1. Tài sản cố định hữu hình 221 4.392.555.082 3.014.666.177 - Nguyên giá 222 12.117.139.421 12.603.574.589 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (7.724.584.339) (9.588.908.412) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 91.738.322 22.357.000 III. Bất động sản đầu tư 240 - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 101.873.288 229.568.246 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 101.873.288 229.568.246 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - Tổng cộng tài sản 270 35.011.003.655 36.779.496.172 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 30.263.870.538 31.179.997.254 I. Nợ ngắn hạn 310 28.611.347.538 30.604.997.254 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 24.164.127.205 24.661.030.575 2. Phải trả người bán 312 3.373.473.611 1.556.399.080 3. Người mua trả tiền trước 313 27.080.000 1.259.147.021 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 325.406.728 2.215.169.925 5. Phải trả công nhân viên 315 100.928.639 409.005.107 6. Chi phí phải trả 316 - - 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 620.331.355 504.245.546 II. Nợ dài hạn 320 1.652.523.000 575.000.000 1. Phải trả dài hạn người bán 321 - - 4. Vay và nợ dài hạn 324 1.652.523.000 575.000.000 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 325 - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 4.747.133.117 5.599.498.918 I. Vốn chủ sở hữu 410 4.688.192.157 5.538.786.537 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 4.544.000.000 5.212.800.000 6. Quỹ đầu tư phát triển 416 87.842.667 230.116.530 7. Quỹ dự phòng tài chính 417 56.349.490 95.870.007 8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 418 - - 9. Lợi nhuận chưa phân phối 419 - - II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 58.940.960 60.712.381 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 58.940.960 60.712.381 2. Nguồn kinh phí 422 - - 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 423 - - Tổng cộng nguồn vốn 430 35.011.003.655 36.779.496.172 Công ty cổ phần vpp cửu long Mẫu số: B02 - DN Kết quả hoạt động kinh doanh Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2010 Phần I: Lãi, lỗ Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Mã số Đầu năm 2005 Cuối năm 2005 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 86.012.464.917 107.605.656.378 2. Các khoản giảm trừ 03 403.200 33.930.111 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 86.012.061.717 107.571.726.267 4. Giá vốn hàng bán 11 78.317.977.860 99.867.872.447 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 7.694.083.857 7.703.853.820 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 73.051.964 22.660.085 7. Chi phí tài chính 22 2.730.233.682 2.039.048.266 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.717.334.838 2.039.048.266 8. Chi phí bán hàng 24 1.028.011.385 1.322.638.011 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3.345.682.097 3.559.188.221 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 663.208.657 805.639.407 11. Thu nhập khác 31 6.382.899 49.750.672 12. Chi phí khác 32 106.096.654 56.979.730 13. Lợi nhuận khác 40 (99.713.755) (7.229.058) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 563.494.902 798.410.349 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 - - 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 563.494.902 798.410.349 Qua số liệu trên bảng cân đối ta có thể tính được một số chỉ tiêu liên quan tới vốn kinh doanh của Công ty năm 2010 như sau: Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu của Công ty qua các năm từ năm 2008 ¸ 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu 77.623 86.012 107.571 2 Tổng chi phí 77.469 85.391 106.773 3 Lợi nhuận trước thuế 154 621 798 4 Thu nhập BQ /người 1,09 1,402 2,100 5 Nguồn vốn kinh doanh 2.645 4.544 5.200 2.6. Công tác quản lý chi phí và giá thành Chi phí và giá thành có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để có hiệu quả cao doanh nghiệp bắt buộc phải có một kế hoạch giá thành hợp lý, chính xác. Với quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đó phải đảm bảo tính nhậy bén, linh động, kịp thời điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn của thị trường và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tại Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long công tác giá thành gồm những trình tự sau: - Lập kế hoạch giá thành sản phẩm. - Tổng hợp chi phí thực tế. - Phân tích giá thành để tìm ra những nguyên nhân gây biến động ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. 2.6.1. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm Để lập được kế hoạch giá thành, phòng Tài chính kế toán phải căn cứ vào các cơ sở sau: - Giá thành thực tế của kỳ trước. - Kết quả thực hiện kế hoạch giá thành kỳ trước. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ này. - Các số liệu dự báo giá cả thị trường nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra ở thời điểm hiện tại. - Kết quả của việc phân tích đối thủ cạnh tranh. - Các biến động (có thể có) về chi phí biến đổi đơn vị trong kỳ. Lập kế hoạch giá thành giúp doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch như: kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch về tiền lương. Nó còn là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc điều tiết chính sách giá thành phù hợp với sự biến đổi đa dạng của thị trường. Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long với đặc điểm giá cả vật tư nguyên liệu đầu vào thường biến động rất thất thường (có xu hướng tăng cao trong hai năm qua), điều này đã làm thay đổi kế hoạch giá thành ban đầu của Công ty. Để hạn chế điều này, nhằm có hệ thống giá thành phù hợp và linh động với thực tế, Công ty đã quy định các yếu tố chi phí tạo nên giá thành làm 3 phần là: Phần I: Chi phí cho nguyên vật liệu chính, chiếm phần lớn trong tổng chi phí và nó thường có biến động lớn. Phần II: Chi phí cho vật tư, nguyên vật liệu phụ và các chi phí ít có sự thay đổi khác. Phần III: Các chi phí biến đổi phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ như: khấu hao TSCĐ và chi phí nhân công …v.v. 2.6.2. Tập hợp chi phí thực tế Các chi phí thực tế giúp doanh nghiệp nắm được tình hình quản lý và chi phí của mình. Từ đó đưa ra phân tích, tìm ra các nguyên nhân gây tăng, giảm chi phí để có biện pháp thay đổi cho phù hợp. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp xác định được giá thành thực tế và lợi nhuận. Chi phí thực tế được dựa trên các chi phí đầu vào của mỗi kỳ sản xuất kinh doanh. Riêng chi phí nguyên vật liệu do luôn có sự tồn kho (do dự trữ để ổn định sản xuất), hơn nữa do giá cả có nhiều biến động trong mỗi kỳ nên Công ty đã chọn phương án tính giá vật tư xuất kho theo “Bình quân giá”. Để thuận tiện cho việc xác định giá thành đơn vị, khi tính giá thành toàn bộ Công ty đã thực hiện tính chi phí theo các yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu. - Chi phí nhân công. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền. Tất cả các chi phí được tổng hợp theo mỗi kỳ dựa vào số liệu thống kế vật tư hàng hóa và chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí cho dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác. Ngoài ra các chi phí còn được tập hợp cho từng bộ phận riêng. Căn cứ vào các số liệu này Công ty sẽ phân bổ và xác định giá thành cho sản phẩm hoàn chỉnh và cả các loại bán thành phẩm. 2.6.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành Sau khi hoàn chỉnh các số liệu thống kê hàng tháng, xác định được giá thành toàn bộ và giá thành đơn vị, phòng Tài chính kế toán Công ty tiến hành phân tích, so sánh giá thành thực hiện với giá thành kế hoạch, tìm ra sự sai khác và thông tin lại kết quả phân tích cho các bộ phận liên quan để cùng tìm biện pháp khắc phục. Theo xu hướng chung của thị trường trong vài năm gần đây, giá cả vật tư đầu vào tăng đã làm cho giá thành sản phẩm tăng theo. Nếu Công ty không có biện pháp điều chỉnh kịp thời, hợp lý thì sẽ có ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung. Để giảm giá thành sản phẩm, Công ty đã áp dụng các giải pháp sau: - Cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý nhằm giảm định mức vật tư nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư nguyên liệu, tìm biện pháp thay đổi vật tư có giá trị thấp hơn nhằm tăng hiệu quả. - Nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm định mức tiền lương. - Đẩy mạnh sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị nhằm giảm chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm. - Tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tạo cơ sở cho việc giảm định mức vật tư, nguyên liệu. - Thường xuyên theo dõi để có thể kiểm soát được giá cả vật tư, nguyên vật liệu đầu vào. Đồng thời với hoạt động làm giảm giá thành, phòng Kinh doanh có trách nhiệm nắm bắt tình hình thị trường, chủ động tiếp xúc và trao đổi với khách hàng để tăng giá bán sản phẩm cho phù hợp với biến động tăng của vật tư, nguyên liệu đầu vào. 2.6.4. Nhận xét công tác quản lý giá thành của Công ty Như những phân tích đã nêu ở phần trước ta thấy công tác quản lý giá thành của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long được xem là phù hợp với đặc thù của Công ty. Đầu tiên việc xây dựng kế hoạch giá thành Công ty đã xem xét, cân nhắc và kiểm tra kỹ thực trạng của mình. Tiếp đó, từ kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ban đầu, tìm ra các điểm không phù hợp cần thay đổi. Do đó, làm tăng tính hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.7. Phân tích công tác quản lý tài chính Công tác quản lý tài chính trong mỗi doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, giúp giải quyết các mối quan hệ kinh tế bằng tiền tệ như: tài sản và nguồn vốn, thu nhập và phân phối thu nhập … v.v. Để hiểu rõ hơn công tác này, ta xét những nội dung cơ bản sau: 2.7.1. Tình hình doanh thu và tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu có tính chất quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì qua đó sản phẩm sản xuất ra được chuyển từ vật chất sang tiền tệ. Nếu thực hiện tốt khâu tiêu thụ Công ty sẽ thu hồi được vốn và lợi nhuận để tích lũy, từ đó có thể tái sản xuất mở rộng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định phát triển cho Công ty. Ngay từ đầu những năm 2001 Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long rất quan tâm tới khâu tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù có nhiều lợi thế về mặt hàng mới trong thời điểm hiện nay, do ít đối thủ cạnh tranh nên việc tiêu thụ sản phẩm có nhiều thuận lợi, Công ty đã tranh thủ cơ hội này để tài đầu tư mở rộng sản xuất (từ 2001 đến nay) Công ty đã có 2 lần đầu tư mở rộng sản xuất các loại sản phẩm bao bì PP và doanh thu mặt hàng này hiện tăng gần gấp 4 lần, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, tăng lợi nhuận cho Công ty. Trong vài năm gần đây, có nhiều yếu tố bất lợi như giá cả trên thị trường biến động, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Do vậy, Công ty đã tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện mối quan hệ với khách hàng để có mức tiêu thụ tăng cao. Bảng thống kê số liệu sau đây sẽ cho ta thấy rõ điều này. Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT Loại sản phẩm tiêu thụ ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Bao xi măng các loại Cái 14.490.630 15.252.357 18.288.670 2 Mực dấu các loại Lọ 190.646 270.348 226.762 3 Chai PET các loại Cái 17.490.636 9.601.809 10.624.851 4 Giấy than các loại Hộp 96.489 98.779 101.378 5 Mực viết các loại Lọ 446.799,70 504.356,09 307.073,70 6 Kinh doanh dịch vụ Đ 52.577 44.071 38.211 Theo bảng trên ta thấy Công ty đã tiêu thụ được hết các sản phẩm sản xuất ra, không có hàng tồn do không bán được. Các số liệu tồn kho trong báo cáo hầu hết đều ở dạng hàng luân chuyển, được sản xuất theo kế hoạch đặt hàng của khách hàng. Thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.7: Tình hình sản xuất các mặt hàng Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT Sản lượng sản xuất ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Bao xi măng các loại Cái 14.589.914 15.252.357 18.288.670 2 Mực dấu các loại Lọ 188.327 252.014 226.170 3 Chai PET các loại Cái 17.490.636 9.601.809 10.624.851 4 Giấy than các loại Hộp 130.684 93.804 128.530 5 Mực viết các loại Lọ 433.262 772.062 179.617 2.7.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận Điều cần thiết cho sự phát triển của xã hội là lao động thặng dư tạo ra sản phẩm thặng dư. Phần giá trị đó được biểu hiện dưới hình thức lợi nhuận, nó là mục tiêu chủ yếu của hầu hết các doanh nghiệp và được dùng làm thước đo đánh giá hiệu quả của mỗi doanh nghiệp. Nhờ có lợi nhuận doanh nghiệp có cơ hội tái đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng khi chuyển đổi cơ chế thành Công ty cổ phần thì Công ty đã luôn quan tâm đến sự tồn tại và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường, bởi vậy mục tiêu quan trọng mà Công ty quan tâm là đạt được lợi nhuận cao. Để thực hiện được mục tiêu này, Công ty đã thực hiện các giải pháp sau đây: - Thường xuyên đầu tư đổi mới, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng. - Tăng cường công tác quản lý vật tư, nguyên nhiên liệu, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, phát huy tối đa công suất thiết bị để giảm thiểu giá thành của sản phẩm. 2.7.2.1. Giải pháp đầu tư đổi mới và mở rộng sản xuất Công ty rất thành công trong việc triển khai thực hiện giải pháp này. Ngay từ đầu năm 2001 Công ty đã triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bao bì PP, chai PET. Đây là một trong những dây chuyền sản xuất bao PP, chai PET đầu tiên ở Miền Bắc và đã thu được thắng lợi lớn đó là: - Mở ra một hướng đi mới, giúp Công ty vượt qua khó khăn của quá trình chuyển đổi cơ chế. - Tạo ra lợi nhuận cao là cơ sở để Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất. 2.7.2.2. Nhóm giải pháp giảm giá thành sản phẩm Việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là tốc độ tăng giá của vật tư, nguyên vật liệu đầu vào đã tạo áp lực không nhỏ thúc đẩy nhanh các phương pháp làm giảm giá thành sản phẩm. Dù vậy, kết quả mà Công ty đạt được trong hoạt động này là rất lớn. Chi phí vật tư, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí. Chính vì vậy trong giai đoạn 2003 ¸ 2005, để bù lại việc tăng giá nguyên vật liệu dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, Công ty đã thực hiện tiết giảm các loại chi phí khác. Riêng yếu tố khấu hao tài sản cố định giảm liền trong 2 năm là do một số tài sản bắt đầu khấu hao hết trong thời gian này công ty đang lên kế hoạch đầu tư mở rộng thay thế các thiết bị đã cũ, lạc hậu như máy tạo sợi, máy dệt. Bằng việc thực hiện tốt hai biện pháp trên, Công ty đã tạo ra được một hiệu quả sản xuất tốt với giá trị lợi nhuận trong các năm như sau: Bảng 2.8: Lợi nhuận thực hiện của Công ty qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 78.063 86.012 107.605 Lợi nhuận trước thuế 154,4 563,4 798,4 Qua các năm lợi nhuận đạt được đều tăng. Đây là điều kiện để Công ty cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động. Hàng năm Công ty thường tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan, nghỉ mát, khen thưởng thi đua, sáng kiến …v.v. 2.7.3. Tình hình nộp ngân sách Ngoài một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động …v.v thì chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước không những phản ánh được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp mà còn phản ánh vai trò của doanh nghiệp với hoạt động thu ngân sách của Nhà nước. Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long luôn xác định được tầm quan trọng của nhiệm vụ nộp ngân sách nhà nước nên đã liên tục thực hiện đầy đủ, kịp thời nhiệm vụ này. Ta có thể thấy số liệu trong bảng sau: Bảng 2.9: Tình hình nộp ngân sách nhà nước qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Diễn giải 2003 2004 2005 Số đã nộp trong kỳ 6.285,9 7.316,0 7.850,8 Số còn phải nộp trong kỳ 867,5 317,3 2.206,9 Qua bảng trên ta thấy giá trị nộp ngân sách của Công ty qua 3 năm từ năm 2003 đến năm 2005 liên tục tăng cao, năm sau vượt năm trước. Qua đây cho ta thấy được tình trạng ổn định về tài chính của Công ty. 2.7.4. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Việc tính toán, xem xét một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp được xem là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động, tình hình tài chính, trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp đó. Để có thể đánh giá được các hoạt động này, ta xem xét và phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty. 2.7.4.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng quát Để có thể tính được một số chỉ tiêu ta sẽ sử dụng kết quả kinh doanh sau: Bảng 2.10: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Doanh thu Lợi nhuận Tổng tài sản 2008 78.063,3 154,4 40.497,6 2009 86.012,4 563,4 35.002,9 2010 107.605,5 798,4 36.779,4 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần % 0,20 0,66 0,87 2 Tỷ suất lợi nhuận / Nguồn vốn chủ sở hữu % 3,24 12,4 14,76 3 Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản % 85,56 86,9 91,04 4 Tài sản dài hạn / Tổng tài sản % 14,44 13,10 8,96 2.7.4.2. Khả năng thanh khoản (tính trong năm 2010) Tài sản lưu động Chỉ số lưu động = (Khả năng thanh toán hiện thời) Tổng nợ ngắn hạn Năm 2009 Năm 2010 1,06 1,12 Tài sản lưu động - Hàng tồn kho - Chỉ số nhanh = Tổng nợ ngắn hạn Năm 2009 Năm 2010 0,01 0,66 Những thông tin về tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và nguồn tiền sẵn có hoặc nguồn tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền của Công ty cho ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của Công ty chỉ số này bằng 1,12 chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời của Công ty đảm bảo sự an toàn, Công ty đã sử dụng hoàn toàn phần vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Chỉ số nhanh cho ta thấy khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ của Công ty bằng các loại tiền và các khoản nợ phải thu. Chỉ số này của Công ty là (0,66) một chỉ số không cao cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty chưa tốt. Nguyên nhân do còn một phần hàng tồn kho và khách hàng nợ của kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá trị tài sản lưu động của Công ty. Hai tỷ số này đều tăng trong hai năm, mặc dù tốc độ tăng không cao song đây cũng là biểu hiện khả quan, nó cho thấy tính thanh khoản của Công ty đang cải thiện. 2.7.4.3. Khả năng quản lý tài sản Doanh thu - Vòng quay hàng tồn kho = (Vòng) Hàng tồn kho Năm 2009 Năm 2010 5,84 7,76 Khoản phải thu - Kỳ thu nợ = (Ngày) Doanh thu/360 Năm 2009 Năm 2010 62,7 60,4 Doanh thu - Vòng quay tài sản cố định = Tài sản cố định Năm 2009 Năm 2010 19,18 35,43 Hệ số này cho thấy khả năng lưu chuyển hàng hóa trong năm của Công ty từ đó Công ty sẽ chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất và dự trữ vật tư, hàng hóa. Mặt khác, hệ số này cho biết đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty (đòi hỏi phải có dự trữ vật tư sản xuất, sản phẩm hàng hóa ở mức độ nào cho phù hợp?), ngoài ra còn cho biết trình độ tổ chức, quản lý vật tư, nguyên vật liệu và sản phẩm của Công ty. Tuy vậy, để đánh giá chính xác hơn ta phải xem xét chi tiết nội dung của hàng hóa tồn kho. Thu nợ cho thấy, nếu chỉ số thu hồi nợ của Công ty càng nhành thì càng tốt, đồng thời vốn được luân chuyển nhanh hơn sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn thấp hơn. giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Vòng quay tài sản cố định của Công ty là 35,43 cho thấy khả năng khai thác tài sản cố định của Công ty là tốt, cứ một đồng giá trị tài sản cố định sẽ tạo ra 35,43 đồng giá trị doanh thu. Để đánh giá chính xác hơn vấn đề này ta phải phân chia tổng doanh thu thành hai phần: doanh thu sản xuất và doanh thu kinh doanh dịch vụ. Để tạo ra một đồng giá trị doanh thu sản xuất người ta cần giá trị tài sản cố định nhiều hơn rất nhiều so với doanh thu kinh doanh dịch vụ. 2.7.4.4. Khả năng quản lý vốn Tổng nợ - Chỉ số nợ = Tổng tài sản Năm 2009 Năm 2010 86,44% 83,05% Lợi nhuận trước lãi và thuế - Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay Năm 2009 Năm 2010 1,06 1,12 Chỉ số nợ của Công ty bằng 83,05% là không tốt. Trong tổng số tài sản của Công ty thì 83,05% được tài trợ bằng vốn vay, điều này cho thấy khả năng thanh toán vốn vay của Công ty là không tốt. 2.7.4.5. Khả năng sinh lời Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận biên = Doanh thu Năm 2009 Năm 2010 0,66% 0,87% Lợi nhuận trước lãi và thuế - Sức sinh lời cơ sở = Tổng tài sản Năm 2009 Năm 2010 8,96% 13,1% Lợi nhuận sau thuế - Tỷ suất thu hồi tài sản = Tổng tài sản Năm 2009 Năm 2010 0,66% 0,87% Lợi nhuận biên cho thấy cứ một đồng doanh thu tăng thêm sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng (chỉ số này của Công ty trong niên khóa 2011 là không cao 0,87%). Tuy vậy, điều này cũng không thể khẳng định được rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tốt hay không tốt, vì nó còn phụ thuộc nhiều vào đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh. Khi đó ta phải so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh với Công ty làm cơ sở. Sức sinh lợi cơ sở cho ta thấy mức độ sinh lợi của tài sản khi đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ta thấy cả chỉ số sức sinh lợi cho sở và tỷ suất thu hồi tài sản của Công ty là không cao. Điều này cho thấy các mặt hàng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay đang trong giai đoạn bão hòa, không hấp dẫn. Như vậy, Công ty cần sớm thay đổi, xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài cho phù hợp hơn nữa. Nhưng khi so sánh các chỉ số này trong hai năm 2009 và 2010 thì năm 2010 các chỉ số đều lớn hơn năm 2009. Nguyên nhân do lợi nhuận của năm 2010 lớn hơn so với năm 2009 rất nhiều. 2.7.4.6. Cơ cấu tài sản nguồn vốn Xác định cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty cho ta biết rõ được tình hình tài chính, đồng thời sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong hoạch định chính sách và phương thức huy động, sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách có hiệu quả. Để rõ hơn về tình hình cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long ta xây dựng biểu đồ biểu diễn cơ cấu này như sau: Bảng 2.11: Cơ cấu tài sản nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng TSLĐ = 33,512,9 Tiền = 524,76 Nợ phải trả = 31.179,99 Nợ ngắn hạn = 30.604,99 Nợ phải thu = 18.062,43 Hàng tồn kho = 13.849,63 TSNH khác = 1.076,33 Nợ dài hạn = 575 TSCĐ = 3.037,02 Tài sản cố định = 3.014,66 Nguồn vốn chủ sở hữu = 5.599,49 Chi phí XDDD = 22,35 Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 36.779,49 Từ biểu đồ cho ta thấy, toàn bộ tài sản của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng Công ty lại sử dụng toàn bộ nguồn vốn vay dài hạn để trang trải cho tài sản lưu động. Thực tế này cho ta thấy Công ty có khả năng chủ động và ổn định về tài chính khá tốt, khả năng thanh toán các khoản nợ là rất khả thi và các khoản nợ phải thu là thực hiện được, không có hàng hóa tồn kho kém phẩm chất …v.v. Đáng chú ý ở đây là hàng tồn kho của Công ty có giá trị khá lớn (chiếm hơn 30 % giá trị tổng tài sản). Việc để tồn kho như thế sẽ tăng chi phí (bao gồm chi phí bảo quản, chi phí sử dụng vốn, chi phí hao hụt …v.v) rất lớn, chính vì thế sẽ giảm hiệu quả hoạt động của Công ty, ngoài ra nó còn làm tăng nguy cơ mất an toàn cho tài sản như: thất thoát, cháy nổ, xuống cấp …v.v. Vấn đề này ở Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long do đặc thù riêng đòi hỏi phải luôn có một lượng lớn dự trữ song cũng cần phải xem xét và đánh giá lại lượng hàng tồn kho và nhu cầu dự trữ phù hợp nhất có thể. Có như vậy Công ty mới có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó tạo ra một khả năng cạnh tranh và tiềm năng lớn cho Công ty phát triển. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG Qua tiếp xúc và phân tích tình hình thực tế của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long, ta rút ra được một số nhận xét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sau: 3.1 Nhận xét chung . Qua quá trình tìm hiểu về Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu long, bằng các số liệu thu thập từ sổ sách, chứng từ lưu trữ của Công ty. áp dụng các phương pháp xử lý số liệu đã học ở trường, em có một số nhận xét về công tác quản lý kinh doanh của Công ty như sau: * Công tác quản lý doanh nghiệp đã sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, đủ trình độ quản lý, dây chuyền sản xuất hoạt động nhịp nhàng bước đầu có hiệu quả. * Tình hình tiêu thụ sản phẩm: sản phẩm của Công ty sản xuất ra chưa tiêu thụ được hết. Công ty muốn nâng cao doanh thu thì phải đầu tư vào yếu tố con người và dây chuyền công nghệ để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. * Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng 7,12% là do sản lượng, giá bán sản phẩm tăng. * Lợi nhuận tăng 29,69% nguyên nhân do doanh thu tăng, giá bán sản phẩm tăng . * Quản lý sử dụng chi phí: Công ty quản lý và sử dụng chi phí chưa có hiệu quả, nguyên nhân do các khoản chi phí tăng cao, đặc biệt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí và tăng 8,81% so với năm 2010. Tổng chi phí tăng cao là do Công ty chưa xây dựng toàn bộ định mức sử dụng nguyên vật liệu, giá nguyên vật liệu tăng, ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu của công nhân chưa cao, Công ty không duy trì chế độ thưởng phạt, việc chi quản lý doanh nghiệp còn nhiều yếu tố lãng phí như: Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi tiền điện, tiền điện thoại. * Hiệu quả sử dụng vốn: Tình trạng tồn đọng vốn và bị chiếm dụng vốn ở mức cao, tỷ suất lợi nhuận/vốn thấp, tốc độ quay vòng vốn chậm đã là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. * Hiệu quả sử dụng lao động: Công ty phân bố hợp lý lao động giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Nhưng hiệu quả không cao, sức sản xuất lao động bình quân tăng 4,66%, sức sản xuất lao động trực tiếp tăng 4,03%, sức sản xuất của lao động gián tiếp tăng 6,96%. Nguyên nhân sử dụng lao động có hiệu quả là do tốc độ tăng của doanh thu > tốc độ tăng của lao động. - Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất. Cán bộ công nhân viên có năng lực trình độ và nhiệt tình trong sản xuất kinh doanh, Công ty thực hiện tốt các chế độ của Nhà nước đối với người lao động. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng lao động chưa cao là do cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng còn thấp, chưa phát huy hết khả năng, năng lực công tác, chưa có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật. * Hiệu quả sử dụng tài sản: Công ty có cơ cấu tài sản hợp lý, nhóm TSCĐ là thiết bị máy móc chiếm tỷ lệ cao, nhóm TSCĐ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm thì chiếm tỷ lệ thấp. - Công ty sử dụng tài sản lưu động kém hiệu quả là do số phải thu còn nợ đọng lớn năm sau cao hơn năm trước là 79,03%. Nguyên nhân các yếu tố trên tăng cao là do Công ty chưa xây dựng chính xác định mức sử dụng nguyên vật liệu, chưa có phòng markting riêng, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn kém. Để năm tới Công ty hoạt động đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, theo em Công ty cần khắc phục và có biện pháp giải quyết những yếu tố hạn chế nêu trên. - Cần kiểm soát các khoản chi phí để giảm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cao hơn. Biện pháp để giảm giá vốn hàng bán: + Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vì đây là khoản mục chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. + Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sát với thực tế, nhu cầu khả năng tiêu thụ thị trường, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình công nghệ tăng năng suất lao động. Căn cứ vào kế hoạch xây dựng thật sát định mức tiêu hao nguyên vật liệu, có chế độ thưởng phạt bằng vật chất động viên khuyến khích người lao động tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất. Giảm chi phí khấu hao tài sản cố định như: Nâng cao hiệu suất của máy móc thiết bị, tăng năng suất, giảm chi phí khấu hao trên giá thành đơn vị sản phẩm. + Giảm chi phí dịch vụ mua ngoài, tiết kiệm tiền điện, điện thoại. + Cần nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo thực hiện định mức lao động, thực hiện nghiêm chế độ thưởng phạt, khuyến khích vật chất đối với người lao động. + Giữ uy tín với khách hàng thường xuyên mua hàng của Công ty. + Giảm vốn lưu động bằng cách thu hồi nợ đọng của khách hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, giảm hàng tồn kho nhằm thu hồi vốn, tăng vòng quay vốn lưu động, tăng doanh thu lợi nhuận cho Công ty. + Tận dụng công suất máy móc thiết bị để tăng năng suất sử dụng của máy. 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện . Thông qua những mặt còn yếu để Công ty tìm ra những biện pháp hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, em mạnh dạn đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh cho Công ty. Quản lý kinh doanh trong công ty doanh nghiệp là công tác mang tính sống còn của mỗi công ty doanh nghiệp, tuỳ vào thực trạng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị khác nhau mà tìm ra các biện pháp quản lý khác nhau ứng với tình hình tài chính, tình hình nhân lực của từng đơn vị. Sau khi phân tích thực trạng tình hình sử dụng các nguồn nhân lực tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu long, căn cứ vào tình hình tài chính và sản xuất tại Công ty, hướng tìm biện pháp hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh của công ty là: Tăng cường nâng cao đổi mới trình độ tổ chức bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, đầu vào, tăng cường tiết kiệm nguồn vật liệu đầu vào nâng cao sản lượng đầu ra của sản phẩm. Tăng doanh thu của doanh nghiệp bằng cách tăng sản lượng và tăng chất lượng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt giá bán sẽ cao và doanh thu tăng, lợi nhuận cũng tăng. Tăng cường công tác giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm, có cơ chế đãi ngộ người lao động trực tiếp để họ yên tâm và tự giác làm việc. Việc quản lý sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải tiết kiệm tối đa, tránh lãng phí vốn, sử dụng tối đa hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp. Từ những định hướng trên đây, tôi xin đề ra một số biện pháp sau nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. - Đào tạo tuyển dụng cán bộ quản lý nguồn cho các bộ phận sản xuất , tài chính, marketing và cán bộ quản trị nhân lực … - Công tác giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được chú trọng quan tâm. Có cơ chế đãi ngộ (tiền lương, thưởng…) công nhân viên phù hợp để họ yên tâm làm việc và cống hiến cho công ty. - Hoạt động marketing cần được nâng cao đổi mới, để quảng bá và thu hút thêm đối tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Công tác quản lý sử dụng chi phí của công ty cần được đẩy mạnh củng cố tránh tình trạng lãng phí , không hiệu quả. - Quan tâm đầu tư đổi mới các trang thiết bị máy móc, dây truyền sản xuất nâng cao sản lượng, chất lượng cho sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Công tác quản lý doanh nghiệp là việc làm cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu long là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần 100% vốn cổ đông. Đang từng bước ổn định và hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần, từng bước hoàn thiện công tác quản lý SXKD. Là một doanh nghiệp loại nhỏ Sản xuất và kinh doanh nghành nhựa ,bao bì ,chai PET ,mực viết ,mực dấu các loại và giấy than. Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, do vậy bước đầu doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, mặc dù vậy năm 2011 doanh nghiệp đã có những thành công bước đầu, giúp doanh nghiệp ổn định SXKD và từng bứơc khẳng định mình trên thị trường. Để doanh nghiệp tiếp tục phát triển hơn nữa, nâng mức thu nhập cho người lao động doanh nghiệp cần phát huy toàn bộ nội lực, hoàn thiện cơ cấu quản lý và dây chuyền sản xuất, đầu tư vào khâu chủ yếu và đảm bảo tính đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, nghiên cứu sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn nhân lực nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đó là làm ăn có lãi. Trên đây là những biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn nữa trong quá trình SXKD, nhằm tăng sản lượng, chất lượng, tăng doanh thu và chủ yếu là tăng được lợi nhuận và cải thiện đời sống cho người lao động. Với những kiến thức đã tiếp thu được qua quá trình học tập tại nhà trường và qua thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp, em đã tìm hiểu công tác quản lý kinh doanh của công ty và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh góp phần nhỏ bé của mình giúp công ty nâng cao hiệu quả SXKD. Chuyên đề thực tập do được thực hiện trong thời gian có hạn vì vậy không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong đựơc sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh –Đại học CHU VĂN AN và đặc biệt là cô giáo Hoàng Thị Lý để bản đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2. Kiến nghị. Sau quãng thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế công tác quản lý kinh doanh của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long, được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cấp lãnh đạo các phòng ban, phân xưởng trong Công ty. Đến nay tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Với những gì tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tại Công ty, với mong muốn kiến thức của mình được áp dụng vào thực tế và hơn thế nữa đó là mong muốn có thể được đóng góp một phần khả năng của mình vào công việc phát triển của Công ty, để đáp lại tình cảm và sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo trong Công ty dành cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua. Nay tôi mong muốn được tiếp tục thực hiện đề tài tốt nghiệp tại Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long với nội dung đề tài là: “Hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long”. Để thực hiện đề tài với hiệu quả cao nhất, rất mong có sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía các cấp lãnh đạo Công ty cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học CHU VĂN AN. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo - Giáo trình khoa học quản lý vận dụng vào quản lý doanh nghiệp - Trường Đại học Quản lý và kinh doanh. Hà Nội - 1999. - Giáo trình quản trị kinh doanh - NXB Lao động - xã hội. Hà Nội -2004 - Giáo trình tổ chức Quản lý - Trường đại học Quản lý và kinh doanh. Hà Nội - 2000. - Tạp chí: Thời báo Kinh tế - Tháng 8 năm 2003. - Trang web: DatViet. Com - Trang web: Vnn. Vn. - Trang web: diendan. edv. - Thế giới quả là rộng lớn - kimWochung Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác quản lý kinh doanh của công ty cổ phần văn phòng phẩm cửu long.doc
Luận văn liên quan