Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế không ngừng phát triển quá trình hội nhập kinh tế không ngừng diễn ra trong toàn cầu kinh tế Việt Nam cũng vậy cũng đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập đó là xu hướng tất yếu của thời đại, Việt Nam đang tham gia vào các thoả thuận song phương và đa phương là một vấn đề tất yếu. Cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế nói chung các Ngân hàng thương mại mói riêng cũng đang trong quá trình đó .Trong quá trình chuẩn bị ra nhập vào WTO thì các thách thức đối với hệ thống các NHTM ngày càng trở lên bức xúc hơn nũa . Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngành ngân hàng đã tích cực khẩn trương xây dựng " Chiến lược phát triển ngân hàng 2001-2010 " và đang từng bước thực hiện theo lộ trình. Hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nước trên thế giới lạc hậu chừng khoảng 50 năm cho nên thực hiện tốt vấn đề này sẽ tao thế lực cho ngành ngân hàng nói chung có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường và chủ động hội nhập thị trường tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế . Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất nước ta hiện nay và đang hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Vietcombank là ngân hàng đa năng ở nước ta, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đóng góp vào sự phát triển cảu cộng đồng. Vietcombank đã và đang trở thành ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng đầu tại Việt Nam về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả . Trong đó Đầu tư theo dự án là một xu thế tất yếu trong quá trình tiếp tục đổi mới hoạt động của Vietcombank theo hướng hội nhập. Rủi ro trong loại hình này nói chung là cao xong lợi nhuận lại rất lớn. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư cho các dự án, các cán bộ tín dụng của Vietcombank đã từng bước thực hiện tốt công tác thẩm định dự án. Thẩm định dự án tức là thẩm định kỹ thuật ; thẩm định kinh tế và thẩm định tài chính dự án là bước thẩm định rất quan trọng. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nên em đã chọn đề tài "Hoàn thiện công tác Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

doc85 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.000 1.566.000.000 1.566.000.000 1.566.000.000 1.566.000.000 Lãi vay trung dài hạn ngân hàng 531.250.000 BẢNG 5.2: TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN TT Chỉ tiêu Đơn giá Giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất và có doanh thu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Công suất sản xuất và tiêu thụ 5.000.000 6.000.000 7.00.000 8.000.000 8.000.000 2 Doanh thu tiêu thụ 29.000 145.000.000.000 174.000.000.000 203.000.000.000 232.000.000.000 232.000.000.000 3 Tổng chi phí đối với thành phẩm tiêu thụ 137.673.153.660 156.191.426.460 175.607.299.260 195.023.172.060 191.692.022.060 4 Lợi nhuận trước thuế 7.326.846.340 17.808.575.540 27.392.700.740 36.976.827.940 40.307.977.940 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 28% 2.051.516.975 4.986.400.591 7.669.965.207 10.353.511.823 11.286.233.823 6 Lợi nhuận sau thuế 5.275.329.365 12.822.172.949 19.722.744.533 26.623.316.117 29.021.744.117 TT Chỉ tiêu Đơn giá Giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất và có doanh thu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Công suất sản xuất và tiêu thụ 5.000.000 6.000.000 7.00.000 8.000.000 8.000.000 2 Doanh thu tiêu thụ 29.000 232.000.000.000 232.000.000.000 232.000.000.000 232.000.000.000 232.000.000.000 3 Tổng chi phí đối với thành phẩm tiêu thụ 195.023.172.060 195.023.172.060 195.023.172.060 195.023.172.060 191.629.022.060 4 Lợi nhuận trước thuế 36.976.827.940 36.976.827.940 36.976.827.940 36.976.827.940 40.307.977.940 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 28% 10.353.511.823 10.353.511.823 10.353.511.823 10.353.511.823 11.286.233.823 6 Lợi nhuận sau thuế 26.623.316.117 26.623.316.117 26.623.316.117 26.623.316.117 29.021.744.117 BẢNG 5.3: CÂN ĐỐI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VÀ THU NHẬP HOÀN VỐN ĐẦU TƯ CỐ ĐỊNH TT Chỉ tiêu Giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất và có doanh thu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Kế hoạch trả nợ vai dài hạn 17.000.000.000 17.000.000.000 17.000.000.000 17.000.000.000 17.000.000.000 2 Khấu hao 14.751.980.301 14.751.980.301 14.751.980.301 14.751.980.301 14.751.980.301 3 Lợi nhuận sau thuế 5.275.329.365 12.822.172.949 19.722.744.533 26.623.316.117 29.021.744.117 4 Cân bằng khả năng trả nợ ( 2+3-1) 3.027.309.666 10.574.172.949 17.474.724.834 24.375.418 26.773.724.418 5 Thu nhập hoàn vốn đầu tư cố định (2+3) 20.027.309.666 27.574.153.250 34.474.724.834 41.375.296.418 43.773.724.418 BẢNG 5.4: TÍNH THU NHẬP RÒNG VÀ HIỆU SUẤT THU HỒI NỘI TẠI TT Chỉ tiêu Hệ số chiết khấu Giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất và có doanh thu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Thu nhập hoàn vốn đầu tư cố định 20.027.390.666 27.574.153.205 34.474.724.834 41.375.296.418 43.773.724.418 2 Hệ số chiết khấu a Hệ số chiết khấu r1 10,5% 0,905 0,819 0,741 0,671 0,607 b Hệ số chiết khấu r2 14% 0,877 0,769 0,675 0,592 0,519 c Hệ số chiết khấu r3 15% 0,870 0,756 0,658 0,572 0,497 3 Giá trị hiện tại thuần a Giá trị hiện tại thuần với r1 18.124.715.248 22.583.231.512 25.545.771.102 27.762.823.896 26.570.650.722 b Giá trị hiện tại thuần với r2 17.563.950.577 21.204.523.849 23.270.439.263 24.494.175.479 22.718.562.973 c Giá trị hiện tại thuần với r3 17.423.759.409 20.846.059.857 22.684.368.941 236.666.669.551 21.755.541.036 4 Luỹ kế giá trị tại thuần (NPV1) (162.888.857.437) Luỹ kế giá trị tại thuần (NPV2) (163.449.622.180) (140.305.625.926) (114.759.854.824) (86.997.030.928) (60.426.380.206) Luỹ kế giá trị tại thuần (NPV2) (163.589.813.276) (142.245.098.259) (118.974.658.996) (94.480.483.517) (71.761.920.544) Luỹ kế giá trị tại thuần (NPV3) (142.743.753.419) (120.059.384.478) (96.392.714.927) (74.637.173.892) 5 IRR BẢNG5.5: XÁC ĐỊNH ĐIỂM HOÀ VỐN TT Chỉ tiêu Giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất và có doanh thu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Doanh thu tiêu thụ 145.000.000.000 174.000.000.000 203.000.000.000 232.000.000.000 232.000.000.000 2 Biến phí 107.621.364.000 128.832.436.800 150.043.509.600 171.254.582.400 171.254.582.400 3 Định phí 30.051.789.660 27.358.989.660 25.563.789.660 23.768.589.660 20.437.439.660 4 Doanh thu hoà vốn 116.577.541.799 105.395.639.339 97.994.585.022 90.777.428.471 78.055.040.009 5 Tỷ lệ hoà vốn 80% 61% 48% 39% 34% TT Chỉ tiêu Giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất và có doanh thu Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 1 Doanh thu tiêu thụ 232.000.000.000 232.000.000.000 232.000.000.000 232.000.000.000 232.000.000.000 2 Biến phí 171.254.582.400 171.254.582.400 171.254.582.400 171.254.582.400 171.254.582.400 3 Định phí 19.587.439.660 19.587.439.660 19.587.439.660 19.587.439.660 19.587.439.660 4 Doanh thu hoà vốn 74.808.704.601 72.779.744.971 72.779.744.971 72.779.744.971 72.779.744.971 5 Tỷ lệ hoà vốn 32% 31% 31% 31% 31% BẢNG5.6: TÍNH THỜI GIAN THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ CỐ ĐỊNH TT Chỉ tiêu Năm 0 Giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất và có doanh thu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Vốn tự có đầu tư TSCĐ 79.013.572.685.00 2 Vốn vay dài hạn cho TSCĐ 102.000.000.000,00 3 Thu nhập hoàn vốn đầu tư cố định 20.027.309.666 27.574.153.250 34.474.724.834 41.375.296.418 43.773.724.418 4 Giá trị hiện tại thuần 18.124.715.248 22.583.231.512 25.545.771.102 27.762.823.896 26.570.650.722 5 Luỹ ké vốn đầu tư cố định không CK (181.013.572.685,00) (160.986.263.019) (133.412.109.769) (98.937.384.936) (57.562.088.518) (13.788.364.100) 6 Luỹ ké vốn đầu tư cố định có CK (181.013.572.685,00 (162.888.857.437) (140.305.625.926) (114.759.854.824) (86.997.030.928) (60.426.380.206) 7 Luỹ kế vốn vay chiết khấu (102.000.000.000,00) (81.972.690.334) (54.398.537.084) (19.923.812.251) 21.451.484.167 65.225.20/8.585 8 Luỹ kế vốn vay có chiết khấu (102.000.000.000,00) (83.875.284.752) (61.292.053.241) (35.746.282.139) (7.983.458.243) 18.587.192.479 TT Chỉ tiêu Giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất và có doanh thu Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 1 Vốn tự có đầu tư TSCĐ 2 Vốn vay dài hạn cho TSCĐ 3 Thu nhập hoàn vốn đầu tư cố định 44.385.724.418 44.385.724.418 44.768.224.418 44.768.224.418 44.768.224.418 4 Giá trị hiện tại thuần 24.367.762.705 24.367.762.705 20.145.700.988 18.220.667.338 16.474.706.586 5 Luỹ ké vốn đầu tư cố định không CK 30.597.360.318 75.365.584.735 102.1445.809.153 164.902.033.571 209.670.257.989 6 Luỹ ké vốn đầu tư cố định có CK (36.058.617.501) (13.808.809.965) 6.336.891.023 24.557.558.361 41.032.264.946 7 Luỹ kế vốn vay chiết khấu 109.610.933.003 154.379.157.420 199.147.381.838 243.915.606.256 288.683.830.674 8 Luỹ kế vốn vay có chiết khấu 42.954.955.184 65.204.762.720 85.350.463.708 103.571.131.046 120.045.837.631 Thời gian hoàn vốn đầu tư cố định không chiết khấu : 06 năm 00 tháng kể từ khi rút vốn vay Thời gian hoàn vốn đầu tư cố định có chiết khấu : 08 năm 04 tháng kể từ khi rút vốn vay Thời gian hoàn vốn đầu tư cố định có chiết khấu : 04 năm 01 tháng kể từ khi rút vốn vay Thời gian hoàn vốn vay không chiết khấu : 05 năm 00 tháng kể từ khi rút vốn vay NPV ( 10,86%, 10 năm đầu tiên ) = 62.733.285.989 VNĐ IRR ( 10 năm đầu tiên) = 17,27%. Thời gian hoàn vốn vay của dự án 4 năm 3 tháng, nếu dùng 100% khấu hao và 100% lợi nhuận sau thuế để trả nợ. 5 năm 1 tháng, nều dùng 100% khấu hao và 50% lợi nhuận sau thuế để trả nợ. 6 năm 10 tháng, nều dùng 50% khấu hao và 50% lợi nhuận sau thuế để trả nợ. Các kết quả phân tích độ nhạy cho thấy. - Giá bán giảm 5,51% ( 27.401 VNĐ/m2) thì NPV = 0, dự án trả hết nợ cân đối theo nguồn trả nợ trong 5 năm 3 tháng. - Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng 16,33% thì NPV = 0, dự án trả hết nợ gốc cân đối theo nguồn trả nợ trong 5 năm 3 tháng. - Mức tăng công suất thực tế là 1,37%/năm thì NPV = 0, dự án trả hết nợ gốc cân đối theo nguồn trả nợ trong 5 năm. Nhận xét. Dự án có hiệu quả và có tính khả thi, trong điều kiện các yếu tố thị trường thay đổi như trên vẫn có khả năng hoàn trả nợ trong thời gian xin vay. * Kết luận 1. Đánh giá về các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện dự án. 1.1. Thuận lợi - Dự án có triển vọng thị trường tốt ngay tại Việt Nam do hệ thống các Công ty mặc trong mức nước hiện vẫn phải phụ thuộc vào nguồn vải nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt và vải chất lượng cao. - Đối với nước ngoài góp vốn tự có nhiều kinh nghiệm trong quản lý sản xuất và điều hành hoạt động kinh doanh ngành dệt, đã thành công ở hai nhà máy dệt tại Đài Loan và Trung Quốc. Đội ngũ quản lý người Đài Loan rất có kinh nghiệm trong ngành dệt nhuộm. - Dự án có khả năng tận dụng được các quan hệ về cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ từ đối tác góp vốn nước ngoài. - Đối tác phía Việt Nam góp vốn tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm thương trường Việt Nam, có mối quan hệ rộng rãi trong giới doanh nhân Việt Nam và Hoa kiều tại Việt Nam và nước ngoài. - Dự án tận dụng được khả năng cung cấp các dịng vụ đầu vào, cơ sở hạ tầng cũng như lao động do phía đối tác Việt Nam cũng chính là chủ của hạ tầng khu công nghiệp. - Cơ cấu tài chính của dự án tốt, vốn chủ sở hữu tham gia dự án lớn. - Ngành dệt là một trong những ngành được Chính phủ tạo điều kiện khuyến khích thu hút đầu tư. - Triển vọng Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 cũng như sự chuyển dịch các đơn hàng dệt may sang Việt Nam sẽ tạo thuận lợi về thị trường đầu ra cho dự án. - Chiến lược của các nước phát triển như Mỹ EU không muốn sự phụ thuộc vào một thị trường của Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho các nước xuất khẩu hàng dệt may khác trong đó có Việt Nam. - Quá trình thẩm định cho thấy dự án khả thi, có hiệu quả kinh tế và có khả năng trả nguyên vật liệu đầu vào, dự án vẫn có khả năng trả nợ. 1.2. Khó khăn - Doanh nghiệp mới thành lập nên phải xây dựng thương hiệu từ đầu. - thị trường dệt may trong nước cũng như trên thế giới đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng hóa của Trung Quốc, tuy nhiên đây là khó khăn chung của toàn ngành dệt may Việt Nam. - Do Việt Nam chưa chủ động được nguồn nguyên liệu bông phải nhập khẩu. Nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án là tơ, sợi và hoá chất cũng sẽ chịu rủi ro biến động của thị trường. 2. Kết luận Qua quá trình tái thẩm định dự án, phòng nhận thấy dự án có nhiều điểm thuận lợi hơn khó khăn. Dự án khả thi, có khả năng trả nợ ngân hàng và hồ sơ pháp lý đầy đủ theo quy định hiện hành. Phòng đầu tư dự án kính trình ban lãnh đạo, Hội đồng tín dụng Trung ương duyệt cho vay đầu tư dự án này với các nội dung cụ thể như sau: - Số tiền cho vay tối đa: 102.000.000.000 VNĐ ( Một trăm linh hai tỷ đồng chẵn). - Mục đích cho vay: Thanh toán các chi phí xây dựng và máy móc thiết bị liên quan đến dự án. - Thời hạn vay: 6 năm 8 tháng, trong đó thời gian ân hạn gốc là 11 tháng kể từ ngày rút khoản vay đầu tiên, thời gian trả nợ 5 năm 9 tháng, trả nợ khoản vay đầu tiên khi kết thúc thời gian ân hạn gốc kể từ khi phát sinh dư nợ, nợ gốc trả đều 3 tháng 1 lần, lãi vay trả hàng tháng. - Lãi suất: theo lãi suất cho vay dài hạn VNĐ điều chỉnh theo thông báo từng thời kỳ của VCB Bình Dương. - Bảo đảm tiền vay: thực hiện theo phương thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, trong đó tài sản bảo đảm là các công trình xây dựng, mác móc thiết bị của dự án và quyền sử dụng khu đất khu đất xây dựng dự án. Ngoài ra, khoản vay còn được bảo đảm bổ sung bằng 4 nhà nghỉ dang biệt thự của bên Việt Nam còn liên quan ( nhà nghỉ E, F, G, H của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt Hương nằm trong khu công nghiệp Việt Hương, huyện Thuận An, tỉnh Bình Thương). - Phương thức giải ngân khoản vay: Hoặc giải ngân sau khi Công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng hoàn tất đầu tư vốn tự có tham gia, hoặc giải ngân song song với vốn có tham gia với tỷ lệ vốn vay/vốn tự có trong tổng vốn cố định của dự án tại mọi thời điểm không lớn hơn 56/44. Điều kiện khác - Công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng cam kết thực hiện hoàn tất thủ tục xin cấp và giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất cho chi nhánh NH ngoại thương Bình Dương theo đúng quy định của pháp luật hiện hành trong thời hạn tối đa 2 tháng kể từ ngày ký kế hợp đồng tín dụng. - Chi nhánh chỉ được giải ngân thanh toán các hạng mục xây dựng cơ bản khi khách hàng cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật và xây dựng được phê duyệt của UBND tỉnh, Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường, phòng cháy chữa cháy, cung cấp các hồ sơ của sử dụng vốn phù hợp. - Có bảo lãnh bằng văn bản của Công ty Cổ phàn đầu tư phát triển Việt Hương và bên liên doanh nước ngoài, cam kết trả nợ thay trong trường hợp Công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. - Công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng phải cung cấp bản hợp đồng liên doanh sửa đổi, giấy phép đầu tư và các giấy tờ liên quan khác trong đó quy định bên Việt Nam ( Công ty TNHH Việt Long) được quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền mặt. - Trước hết ký hợp đồng tín dụng, Công ty Liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng phải cung cấp biên bản họp HĐQT của Công ty, chấp thuận trong trường hợp nếu Công ty TNHH Việt Long không đủ khả năng thanh toán số tiền thuê lại đất thì Công ty cổ phần ĐT&PT Việt Hương sẽ thay thế Công ty TNHH Việt Long góp vốn vào Công ty Liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng. - Công ty Liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng phải bổ sung giấy xác nhận thành viên HĐQT và ban điều hành Công ty sau khi điều chỉnh các bên góp vốn. - Công ty Liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng cam kết tham gia đầy đủ vốn tự có vào dự án như đã đề xuất. Trường hợp tổng vốn đầu tư thực tế vượt dự toán thì Công ty phải chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn khác để bù đắp toàn bộ phần vượt này. - Công ty Liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng cam kết mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay trong và sau đầu tư của dự án với giá trị bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị đầu tư của tài sản đó, hợp đồng bảo hiểm cần ghi rõ chi nhánh NHNT Bình Dương là người thụ hưởng đầu tiên và duy nhất. - Chi nhánh thực hiện thủ tục cho vay, bảo hiểm tiền vay, và thu nợ theo đúng các quy định hiện hành. 2.3.Đánh giá chung về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietcombank - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã được các cán bộ thẩm định thực hiện theo đúng quy trình cụ thể đã đặt ra: Thẩm định tổng vồn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn của dự án; Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án (Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án; Phân tích để tìm dữ liệu; Lập các bảng thông số, bảng tính trung gian; Lập các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án; Lập bảng cân đối kế toán dự tính; Phân tích độ nhạy); Đánh giá về mức độ rủi ro của dự án và từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro thích hợp với từng loại rủi ro. Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định các cán bộ thẩm định đã phát hiện ra nhiều sai sót trong việc lập báo cáo của chủ đầu tư và kịp thời sửa chữa. Đặc biệt việc so sánh dự án đang thẩm định với các dự án đã thực hiện ở giai đoạn trước đã giúp cho quá trình phân tích dự án của các cán bộ thẩm định được hoàn thiện hơn và tránh được những rủi ro thực tế có thể xảy ra. - Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư đã hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết kỹ thuật tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư. Việc lập các bảng tính quan trọng đã giúp cho các cán bộ thẩm định có thể dễ dàng hơn trong việc phân tích khả năng tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư và đưa ra những kết luận cho vay quan trọng. - Lãi suất chiết khấu được áp dụng để tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án đầu tư khi tổng vốn đầu tư của dự án gồm vốn tự có của chủ đầu tư và vốn tài trợ của Ngân hàng là chi phí vốn bình quân gia quyền: rs : Chi phí VCSH rb : Chi phí vốn vay : tỷ trọng VCSH : tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn đầu tư Lãi suất chiết khấu áp dụng như vậy là hợp lý, nâng cao tính chính xác các chỉ tiêu tài chính dự án đầu tư giúp các cán bộ thẩm định đưa ra quyết định tài trợ đúng đắn. - Dòng tiền ròng của dự án qua các năm được tính như sau: +Việc thanh toán được thực hiện theo niên kim cố định (NKCĐ) hàng năm NCF = LNST + KH – Trả gốc hàng năm + Trả lãi hàng năm, trả gốc vào năm cuối của dự án NCF = LNST + KH - Hoạt động tài trợ cho các dự án đầu tư là hoạt động đầu tư gặp rất nhiều rủi ro vì quá trình thực hiện dự án bị chi phối bởi nhiều nhân tố chủ quan và khách quan không thuận lợi. Do đó trong quá trình thẩm định các cán bộ thẩm định đã nghiên cứu và phân tích một cách chi tiết các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án và từ đó tư vấn cho chủ đầu tư các biện pháp giảm thiểu rủi ro để nâng cao hiệu quả đồng vốn tài trợ của Ngân hàng. - Quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ không thể đạt hiệu quả nếu thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Nếu như trước đây thông tin chủ yếu được thu thập từ phía các chủ đầu tư (dựa trên báo cáo hoặc qua tiếp xúc trực tiếp) thì hiện nay với việc lắp đặt một hệ thống máy tính trang bị cho từng cá nhân có kết nối mạng internet, các cán bộ thẩm định đã có thể thu thập thông tin (thông tin về doanh nghiệp, thông tin về thị trường trong nước và ngoài nước) một cách dễ dàng hơn, giúp cho công tác thẩm định tài chính dự án ngày càng được tiến hành thuận lợi và đạt được những kết quả khả quan. Các máy tính cá nhân ngoài việc kết nối mạng internet còn được kết nối mạng thông tin nội bộ, giúp cho việc trao đổi, cập nhật thông tin giữa các cán bộ thẩm định và các cán bộ ở bộ phận khác trong ngân hàng được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thẩm định, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Hơn thế nữa, các máy vi tính còn được cài đặt các phần mềm chuyên dụng giúp cho việc lưu trữ thông tin, soạn thảo văn bản, phân tích, tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án trở nên dễ dàng chính xác hơn. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÁI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1.Định hướng hoạt động của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam: 3.1.1.Đinh hướng chung: Với mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành Ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở Khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “ Luôn mang đến cho Khách hàng sự thành đạt “ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển từ nay đến năm 2010 với những nội dung chính sau : Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt mức 10% - 12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng AAA theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế. Hoàn thành quá trình tái cơ cấu Ngân hàng để có một Mô hình tổ chức hiện đại, Khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, đa dạng tổng hợp, đáp ứng được được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của Khách hàng thuộc mọi thành phần. Phát triển và mở rộng các kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ qua việc thiết lập chi nhánh cấp 1, cấp 2, các phòng giao dịch, lắp đặt 1 mạng lưới rộng khắp các máy rút tiền tự động cùng với hàng ngàn đơn vị chấp nhận thẻ ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả sử dụng các sản phẩm của Khách hàng. Để phát huy tối đa, Vcb đã có thoả thuận hợp tác đa phương và song phương. Tiếp tục tăng cường hơn nữa hoạt động đối ngoại là mảng hoạt động truyền thống và cũng là thế mạnh của Ngân hàng ngoại thương, thông qua việc tăng cường mở rộng mạng lưới các Ngân hàng đại lý trên toàn cầu cũng như chủ trương thành lập các chi nhánh tại Singapore, Nga, văn phòng đại diện tại Mỹ và nâng cấp mở rộng hoạt động của Công ty tài chính Việt Nam – Vinafico tại Hồng Kông, phát triển hơn nữa dịch vụ Ngân hàng quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Khách hàng trong và ngoài nước. Một số nhiệm vụ cần giải quyết trước năm 2010 : Hoàn thiện Mô hình tổ chức hiện đại. Nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là quản lý rủi ro. Ưng dụng các chuẩn mực quốc tế trong Ngân Hàng. Nâng cao năng lực tài chính. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và mở rộng mạng lưới phân phối. 3.1.2.Định hướng về hoạt động tín dụng Với mục tiêu kinh doanh hiệu quả cao mang lại lợi nhuận và mục tiêu phi tài chính : Quy mô ngày càng lớn ngang tầm khu vực và thế giới, hoạt động an toàn và hiệu quả Vietcombank đã xây dựng cho mình chiến lược hoạt động kinh doanh riêng trong hoạt cho vay: Mở rộng việc cho các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay ưu tiên các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp ở vùng phía Nam có điều kiện thị trường phát triển…Đặc biệt đa dạng hoá các loại hình cho vay.Coi trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả. Chủ động tìm kiếm các khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt ,các dự án có hiệu quả kinh tế cao và khả năng thu hồi vốn nhanh. Gắn chiến lược huy đông vốn và chiến lược sử dụng vốn . Với chiến lược thu nợ để cho vay hạn chế các khoản nợ qúa hạn và đi vay để cho vay cùng với đó là thực hiện chính sách lãi suất cho vay có tính cạnh tranh cao trong thị trường tín dụng trong nước và quốc tế. Nhằm nâng cao chất lượng công tác tín dụng ngân hàng lấy phương châm hiệu quả và an toàn làm tiêu chuẩn hàng đầu, không chạy theo doanh số ,xem xét các dự án cho vay một cách kỹ lưỡng nhằm tránh và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra. 3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư: 3.2.1.Giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã được xây dựng cụ thể nhưng còn nhiều điểm còn bất cập cần sữa đổi và bổ sung một số nội dung cho hoàn thiện hơn nữa cho thích ứng với tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ: *Tổng vốn đầu tư của dự án: Ngân hàng cần có những quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của dự án: vốn đầu tư vào TSCĐ và vốn đầu tư vào TSLĐ ròng. Vốn đầu tư vào TSCĐ nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng TSCĐ như nhà cửa, trang thiết bị, máy móc…Vốn đầu tư vào TSLĐ ròng nhằm hình thành các TSLĐ cần thiết để thực hiện dự án. Việc phân loại vốn đầu tư giúp các nhà thẩm định xây dựng được một kết cấu vốn đầu tư và tài sản thích hợp, tạo điều kiện cho công tác thẩm định được tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Việc xác định rõ các nội dung trong tổng vốn đầu tư là cơ sở để tính khấu hao, dòng tiền ròng và các chỉ tiêu tài chính quan trọng của dự án như NPV, IRR, PP, PI.Cần thẩm định và ưu tiên cho từng dự án cụ thể thích ứng điều kiện vay vốn của khách hàng. *Về doanh thu, Chi phí dự kiến của dự án: Trong một dự án đầu tư thì Chi phí của dự án gồm chi phí đầu tư ban đầu; chi phí sản xuất; chi phí thay thế thiết bị; chi phí kết thúc dự án. Các cán bộ thẩm định ở dự án đầu tư trung dài hạn cũng như ngắn hạn cần cần phải nắm rõ và phân tích một cách cụ thể các khoản mục chi phí đầu tư trên để thẩm định xem từng khoản mục chi phí và tỷ trọng giữa các khoản mục mà chủ đầu tư đưa ra như vậy có hợp lý không. Đặc biệt các chi phí như khấu hao tài sản cố định, chi phí maketing ngân hàng… Thường xuyên được điều chỉnh theo quy định của Ngân hàng nên trong khi thẩm định các cán bộ thẩm định cần phải chú trọng tới các chi phí này để kiểm tra, đối chiếu và có sự điều chỉnh kịp thời và mang lại hiệu quả cho việc thực hiện dự án. Một dự án bao giờ cũng dự kiến được doanh thu của nó trong nền kinh tế thị trường thì yếu tố về thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm dự án quyết định đến giá bán và do đó quyết định đến doanh thu dự kiến của dự án. Chính vì vậy khi tiến hành thẩm định, các cán bộ thẩm định của ngân hàng khi tiến hành thẩm định phải quan tâm đến những yếu tố thường xuyên biến động như tỷ giá, lạm phát và giá cả của các mặt hàng thay thế cũng như những biến động bất thường của nền kinh tế. *Nguồn tài trợ cho dự án: Một dự án bất kỳ bao gồm nhiều nguồn tài trợ khác nhau: Tài trợ cho dự án bằng vốn tự có; Tài trợ cho dự án bằng nợ. Mỗi nguồn vốn có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau và tương ứng mỗi nguồn vốn sẽ có cách tính dòng tiền ròng NCF khác nhau, do đó giá trị của chỉ tiêu NPV sẽ khác. Công thức để tính dòng tiền ròng của dự án qua các năm mà hiện nay Ngân hàng vẫn đang áp dụng là phù hợp. Vì vậy, Ngân hàng cần tiếp tục áp dụng cách tính đó: + Nếu việc thanh toán được thực hiện theo NKCĐ hàng năm NCF = LNST + KH – Trả gốc + Trả lãi hàng năm, trả gốc vào năm cuối của dự án. NCF = LNST + KH NPV = Tổng NCF được hiện tại hoá - Vốn đầu tư hiện tại hoá tại thời điểm to Ngoài ra Ngân hàng cần phải nắm được cơ cấu và tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn thực hiện dự án để xem dự án có đảm bảo được đúng tiến độ thi công hay không và có khả thi hay không. *Các chỉ tiêu tài chính của dự án: Các cán bộ thẩm định của Ngân hàng cần quan tâm một cách đồng thời tới các chỉ tiêu tài chính của dự án như giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian hoàn vốn PP, chỉ số doanh lợi PI. Các chỉ tiêu này cần được tính toán một cách cẩn thận và nhanh chóng và cần có sự kết hợp giữa các chỉ tiêu với nhau để đánh giá hiệu quả tài chính một cách chính xác và hiệu quả. *Thẩm định khả năng trả nợ: khả năng trả nợ của dự án phụ thuộc vào tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của dự án. Nguồn trả nợ của dự án gồm : Lợi nhuận ròng ; khấu hao cơ bản và các nguồn trả nợ khác. Đối với nguồn trả nợ là lợi nhuận ròng, Ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư phải ưu tiên dùng lợi nhuận để trả nợ trước khi trích quỹ và chia lợi nhuận trong trường hợp nguồn trả thiếu để đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Đối với nguồn trả nợ là khấu hao tài sản cố định, Ngân hàng cần phải thẩm định, kiểm tra một cách chặt chẽ xem chủ đầu tư có trích lập quỹ khấu hao theo đúng quy định, quy chế của nhà nước hay không; đặc biệt tránh tình trạng chủ đầu tư nâng mức khấu hao tài sản cố định trong những năm đầu để tăng khả năng trả nợ của dự án. Đối với nguồn trả nợ khác, Ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư phải kê khai một cách cụ thể các nguồn trả nợ bổ sung này. Đồng thời Ngân hàng phải theo dõi một cách chặt chẽ số tiền trả nợ từng năm của dự án để có thể kiểm soát được số tiền khách hàng đã thanh toán và số tiền còn phải thực hiện nghĩa vụ, từ đó đưa ra sự điều chỉnh kịp thời và phương pháp thu nợ hợp lý để đảm bảo an toàn vốn đầu tư. *Thẩm định mức rủi ro của dự án : Để thẩm định mức độ rủi ro của dự án Ngân hàng thường sử dụng phương pháp chính là phương pháp tính độ nhạy. Khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy thì phải xác định một cách chính xác các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đặc biệt là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Chẳng hạn với nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu như giá bán Ngân hàng nên xem xét xem nếu giá bán giảm 3%, 5%... hoặc khi tổng vốn đầu tư vào dự án tăng 6%, 11%... thì các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án sẽ thay đổi như thế nào và từ đó đưa ra kết luận đầu tư cho hợp lý. *Thẩm định và đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro dự án: Rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của chủ đầu tư. Do đó khi tiến hành thẩm định các yếu tố thuộc về rủi ro dự án thì các cán bộ thẩm định cần phải hết sức thận trọng, phải tiến hành thẩm định thật kỹ càng và đưa ra các biện pháp giảm thiểu kịp thời để tránh tình trạng khi thực hiện dự án có thể xảy ra không như mong đợi. - Đối với loại rủi ro về cơ chế chính sách: Khi thẩm định dự án thì cán bộ thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ về mặt pháp lý của dự án để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các quy luật và quy định hiện hành có liên quan đến dự án. - Đối với loại rủi ro xây dựng, hoàn tất: Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát tuy nhiên khi tiến hành thẩm định các cán bộ thẩm định nên yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đầu tư xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm. Bên cạnh đó cán bộ thẩm định cũng phải yêu cầu chủ đầu tư thực hiện việc giám sát chặt chẽ tiến độ thi công trong quá trình xây dung. - Đối với loại rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán: Khi tiến hành thẩm định các cán bộ thẩm định nên nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường, thị phần cẩn thận và dự kiến cung cầu thận trọng, không nên có những dự báo quá lạc quan. - Đối với loại rủi ro về cung cấp: Trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dựa án. - Đối với loại rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Cán bộ thẩm định có thể yêu cầu chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro loại này bằng cách sử dụng các công nghệ đã được kiểm chứng. - Đối với loại rủi ro về môi trường xã hội: Cán bộ thẩm định nên đánh giá tác động môi trường một cách khách quan và toàn diện trên cơ sở sự tuân thủ các quy định về môi trường. 3.2.2.Giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác thu thập thông tin Đối với hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư thì thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Nếu thông tin thu thập được không chính xác, không đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định và do đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần phải đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin để nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ tốt cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Ngoài các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng gửi đến, Ngân hàng còn phải khai thác một cách triệt để nguồn thông tin qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các cán bộ thẩm định nên tạo một bầu không khí cởi mở khi nói chuyện với khách hàng để họ cảm thấy thoải mái. Khi đó việc khai thác thông tin sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống tận cơ sở để thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và đặc biệt nên bố trí những chuyến đi đột xuất để thu thập được những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn. Cán bộ thẩm định có thể thu thập đựoc thông tin qua sách báo, các văn bản hướng dẫn, các phương tiên thông tin đại chúng, mạng internet…Thông tin thu thập này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có được những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án đầu tư. -Cán bộ thẩm định còn có thể thu thập được đầy đủ thông tin về khách hàng từ đồng nghiệp của mình, từ các bạn hàng, từ các đối tác của doanh nghiệp để có thông tin chính xác về những ưu điểm, nhược điểm về sản phẩm của dự án và vị trí của sản phẩm trên thị trường tiêu thụ tại thời điểm thẩm định. Thông tin thu thập được từ các ngân hàng khác có quan hệ với khách hàng, các cơ quan quản lý, các công ty tư vấn, các công ty kiểm toán… cũng là những nguồn thông tin rất hữu ích, chính xác về sản phẩm dự án và về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Ngân hàng cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách việc thu thập, phân loại, xử lý va lưu trữ thông tin về từng mảng cụ thể ví dụ như về từng loại dự án ; về các văn bản, quyết định của ban tổng giám đốc; về văn bản quy của Nhà nước ; về môi trường kinh tế xã hội … Mỗi mảng thông tin thu thập được cần phải xử lý khoa học để tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Ngoài ra Ngân hàng cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của từng cán bộ Ngân hàng trong việc bảo mật nguồn thông tin. Với việc xây dựng tốt hệ thống thông tin và đa dạng hoá các nguồn thông tin thu thậth, thì Ngân hàng sẽ có được hệ thống thông tin tương đối đầy đủ và chính xác về sản phẩm dự án, về khách hàng của Ngân hàng, do đó chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ hiệu quả cao. 3.2.3.Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức điều hành: - Ngân hàng cần nhanh chóng bổ sung và sử đổi một số nội dung để hoàn thiện quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm áp dụng một cách khoa học, thống nhất, toàn diện trong toàn bộ hệ thống. - Ngân hàng cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều hành theo chiều dọc từ trên xuống, từ Hội sở đến các chi nhánh sao cho phù hợp, tạo điều kiện để các bộ phận phát huy được hết vai trò và trách nhiệm của mình. Chú trọng và đầu tư thích đáng vào công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các chi nhánh là điều cần làm. Những dự án lớn thường được chuyển về hội sở chính để thẩm định nên việc kiểm tra coi kết quả thẩm định dự án tại các chi nhánh là căn cứ cơ bản để Phòng quản lý tín dụng tiến hành thẩm định lại nhưng phòng này vẫn phải không ngừng phân tích, xử lý các thông tin thu thập từ bên ngoài để kết quả tái thẩm định được chính xác hơn. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong từng chi nhánh, giữa các chi nhánh với các phòng ban trên Hội sở sẽ tạo ra một cơ cấu tổ chức điều hành thồng nhất, chặt chẽ. Đồng thời, cán bộ thẩm định ở Ngân hàng phải thiết lập và củng cố mối quan hệ với các bộ phận thẩm định ở các ngân hàng khác để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. - Ngân hàng nên phân chia cán bộ tín dụng ra thành từng nhóm, mỗi nhóm phụ trách một loại dự án nhất định như các dự án sản xuất, các dự án thương mại, các dự án xây dựng… Việc phân công như vậy sẽ chuyên môn hoá được cán bộ tín dụng trong từng lĩnh vực, giúp họ am hiểu hơn về nghiệp vụ, đảm bảo kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ hiệu quả hơn. - Ngân hàng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện và thời gian hoàn thành thẩm định tài chính dự án đầu tư của các cán bộ để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng. 3.2.4.Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Trong bất kỳ lĩnh vực nào nhân tố con người cũng là yếu tố quan trọng nhất. Đối với Ngân hàng, công tác tín dụng có thể nói là công việc khó và phức tạp nhất. Kết quả thẩm định tài chính dự án là kết quả của sự đánh giá chủ quan của các cán bộ thẩm định về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án dựa trên các tiêu chuẩn lựa chọn và việc xem xét, phân tích một cách kỹ lưỡng. Công việc này đòi hỏi phải có những cán bộ có trình độ và năng lực, am hiểu, thông thạo nghiệp vụ. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư Ngân hàng không thể không quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. - Nhằm mục đích nâng cao trình độ và kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thẩm định, Ngân hàng nên thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ. Cán bộ thẩm định cần phải nắm bắt một cách kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Về pháp luật, về các hoạt động kinh tế xã hội, về chế độ và thể lệ nghiệp vụ tín dụng… Các lớp đào tạo bồi dưỡng có thể do các cán bộ có trình độ cao, nghiệp vụ sâu và có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc cũng có thể mời các giảng viên các trường đại học, các chuyên gia ở bên ngoài đến giảng dạy. Ngân hàng nên khuyến khích các cán bộ tín dụng phải thường xuyên đọc, nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản, các quyết định của Nhà nước và các quy định, hướng dẫn của Ngân hàng. -Ngân hàng nên khuyến khích cán bộ tín dụng tự học tập, đào tạo, nâng cao trình độ và năng lực bản thân. Tức là tạo mọi điều kiện về thời gian và kinh phí để họ có thể tiếp tục theo học các khoá học sau đại học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ… Ngân hàng cũng có thể hỗ trợ kinh phí để các cán bộ tín dụng bổ sung thêm kiến thức về tin học, ngoại ngữ, giúp họ làm chủ các phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến. Ngoài ra Ngân hàng nên sớm xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ chốt, có năng lực, có kinh nghiệm theo học các lớp đào tạo về chuyên ngành thẩm định dự án để làm trụ cột cho hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư. -Ngân hàng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, theo dõi, đánh giá trình độ cán bộ tín dụng để có kế hoạch bồi dưỡng cho các cán bộ chưa nắm vững về nghiệp vụ hoặc có thể chuyển họ sang công tác ở các vị trí thích hợp hơn. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng phải theo dõi, cân nhẵc, lựa chọn và đề bạt những cán bộ có năng lực, có mục tiêu phấn đấu, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc lên những vị trí cao hơn. - Ngân hàng cần có một chính sách đãi ngộ thoả đáng và công bằng. Với những cán bộ đạt thành tích cao trong công việc, Ngân hàng nên có sự khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên họ hoàn thành tốt hơn nữa công việc được giao. Đồng thời với những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, Ngân hàng phải xử lý nghiêm minh, có như vậy chất lượng công tác thẩm định nói chung và chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng của Ngân hàng mới được đảm bảo và ngày càng hoàn thiện đạt hiệu quả có dự án tốt. 3.2.5. Giải pháp hỗ trợ thẩm định *Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sau cho vay Do hoạt động tài trợ cho các dự án là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Một phần chất lượng của dự án có đạt hiệu quả hay không là phụ thuộc vào trình độ quản lý và việc sử dụng đồng vốn của các chủ đầu tư. Do đó sau khi cho vay, các cán bộ thẩm định vẫn phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xuống tận cơ sở để theo dõi xem các chủ đầu tư có sử dụng vốn của Ngân hàng vào đúng mục đích hay không và tiến độ thi công của dự án như thế nào.Để từ đó có giải pháp cụ thể cho dự án đầu tư này. *Lập quỹ hỗ trợ thẩm định Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải cần rất nhiều chi phí. Không chỉ tiến hành thẩm định trước khi cho vay mà sau khi cho vay, các cán bộ thẩm định vẫn phải thường xuyên đi thực tế để kiểm tra. Chi phí cho mỗi đợt đi thực tế như vậy không phải là nhỏ. Do đó Ngân hàng nên lập ra một quỹ riêng để hỗ trọ cho công tác thẩm định. Quỹ này một mặt là nguồn khuyến khích vật chất làm tăng tinh thần trách nhiệm của các cán bộ thẩm định với công việc, mặt khác góp phần giảm bớt khó khăn cho các cán bộ khi tiến hành thẩm định. Quỹ hỗ trợ này trước mắt có thể làm tăng chi phí cho Ngân hàng nhưng về lâu dài nó sẽ tạo ra sự ổn định thúc đẩy công tác tín dụng của Ngân hàng được thực hiện tốt hơn. 3.2.6.Giải pháp thực hiện tốt chiến lược khách hàng,tích cực tìm kiếm khai thác khách hàng. Chiến lược khách hàng tức là làm marketing ngân hàng, đây là hình thức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với các ngân hàng. Qua đó có thể giữ được khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng lớn làm ăn có hiệu quả. Nếu thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng thì ngân hàng có nhiều cơ hội đầu tư hơn, hoạt động tín dụng càng được mở rộng. Vì vậy các ngân hàng cần đẩy mạnh công tác khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng. Các ngân hàng hướng dẫn khách hàng giải quyết thủ tục vay vốn một cách nhanh gọn, nhưng bảo đảm tốt quy trình thẩm định. Tăng cường quan hệ với các Tổng công ty để tạo điều kiện cho quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các thành viên của Tổng công ty. Chủ động bố trí nguồn vốn lớn bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ để đầu tư cho ngành,các Tổng công ty, các dự án có vị trí chiến lược đối với nền kinh tế như:Bưu chính viễn thông, điệnlực, than, dầu khí... Nghiên cứu xây dựng mục tiêu, kế hoạch đầu tư trung, dài hạn theo chiến lược khách hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đi đôi với tư vấn đầu tư để chủ độngcho quan hệ tín dụng và khai thác khách hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn trung, dài hạn. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng một chính sách lãi suất, phí dịch vụ thấp, có khả năng cạnh tranh được với các ngân hàng khác, luôn coi lợi ích của khách hàng chính klà lợi ích của bản thân ngân hàng. Thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất phí dịch vụ cho những khách hàng thực hiện giao dịch trọn gói với ngân hàng bao gồm từ khâu vay vốn kinh doanh ngoại tệ đến khâu thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền. Ngân hàng phải chủ động đặt quan hệ với khách hàng làm ăn có hiệu quả chứ không phải bị động ngồi chờ khách hàng đến gõ cửa xin vay, nếu không sẽ bỏ phí những cơ hội đầu tư lớn đem lại lợi nhuận cao cho kinh doanh ngân hàng. 3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư Đây là một giải pháp rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Nếu việc thẩm định thực hiện tốt thì rủi ro trong việc cho vay giảm đi rất nhiều và ngược lại, chất lượng và hiệu quả tín dụng dựa trên cơ sở hiệu quả của sản xuất kinh doanh của người đi vay. Điều đó có nghĩa rằng, nâng cao chất lượng tín dụng là giảm thiểu rủi ro tổn thất trong kinh doanh. Về lí thuyết là như vậy nhưng không phải bao giờ cũng làm được điều này. Qui trình và yêu cầu của mỗi quá trình thẩm định đặt ra rất rõ ràng, chất lượng thẩm định chỉ còn phụ thuộc vào trình độ của cán bộ tín dụng và vấn đề thông tin. Do đó ngân hàng cần:Nâng cao chất lượng thu thập và xử lí thông tin của ngân hàng. Các thông tin cần phải được kiểm tra chính xác kĩ lưỡng trước khi phân tích. Muốn vậy, thông tin phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Các thông tin mà ngân hàng cần thu thập: Thông tin về khách hàng Khách hàng vay vốn là ai, pháp nhân hay thể nhân, cơ quan chủ quản nào ra quyết định thành lập, giấy phép hành nghề, trụ sở làm việc, tài khoản ngân hàng giao dịch, kết quả làm ăn của ngân hàng tốt, xấu, chấp nhận nộp nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, bạn hàng làm ăn của ngân hàng là ai, có chấp hành đúng pháp luật hay không ? Về khả năng tài chính bao gồm: vốn tự có, vốn đi vay, vốn chiếm dụng, hệ số vốn đảm bảo khả năng thanh toán. Tóm lại, phải nhận biết và đánh giá đúng bản chất của khách hàng cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó xác định mức độ khách hàng tốt hặc trung bình hặc xấu để có sự phân biệt về chế tài tín dụng thích hợp đối với đơn vị vay vốn. Đánh giá khách hàng thường mắc phải sai lầm lớn nhất là không năm bắt được các thông tin về khách hàng, không biết “mổ xẻ” đi vào thực chất hoạt động của họ để dánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu và dự báo rủi ro. Thông tin về hiệu quả kinh tế đích thực của khoản vay, của dự án vay Tổ chức thẩm định kĩ qua một đầu mối là hội đồng tín dụng để tìm ra hiệu quả đích thực của khoản vay, dự án vay. Tránh trường hợp dự án lập ra chỉ là giấy vẽ với đầy đủ cấp có thẩm quyền kí duyệt hợp lệ, hợp pháp nhưng không phải khả thi mà chỉ nhằm mục đích lợi dụng mọi kẽ hở của cơ chế chíh sách, lừa đảo để vay vốn ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của dự án vay với góc độ ngân hàng, nó là toàn bộ số tiền khấu hao và số tiền lợi nhuận của dự án sau khi trừ đi thuế trừ các quỹ trích lập theo chế độ quy định. Thông tin về khả năng vay trả của khách hàng Dự án vay vốn trả được nợ ngân hàng là dự án có hiệu quả kinh tế đích thực, còn dự án thể hiện hiệu quả kinh tế trên giấy mới chỉ là khả năng tính toán, giữa tính toán và hiện thực còn nhiều khoảng cách. Vì vậy, điều kiện vay trả của dự án phụ thuộc vào các yếu tố như : thời hạn vay trả, mức độ vay trả theo từng hạn nợ tương ứng với khả năng nguồn vốn dùng để trả nợ rtong tương lai của doanh nghiệp. Cần hết sức chú ý phải qui định rõ trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và đơn vị vay vốn về thời hạn vay, thời hạn trả nợ và lịch trả nợ, trong đó thể hiện rõ mức trả nợ theo các phương án tốt, hoặc trung bình hoặc xấu. Nếu phương án trả nợ của dự án rơi vào phương án trả nợ xấu nhất thuộc về nguyên nhân khách quan nhưng doanh nghiệp có đủ các nguồn vốn khác và cam kết trả nợ vay ngân hàng ( hoặc có hợp đồng bảo lãnh trả nợ thay) thì ngân hàng có thể yên tâm quyết định cho vay. Việc định kì hạn nợ phải trên cơ sở căn cứ vào chu kì sản xuất, hoặc khả năng vay vốn, theo thông lệ quốc tế kì hạn nợ thường là 6 tháng. Thông tin về năng lực quản trị điều hành của khách hàng Nhân tố về năng lực, phẩm chất quản trị điều hành của chủ dự án quyết định hết thảy sự thành công của việc trả nợ ngân hàng. Chính chủ dự án là người trực tiếp quản lí và chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng từ khi công trình khởi công đến khi kết thúc nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng và trả nợ vốn vay ngân hàng. Nếu người lãnh đạo không đủ năng lực quản trị điều hành và thiếu cái tâm, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì chắc chắn vốn vay ngân hàng cũng mất khả năng thu hồi và ngân hàng liên đưói chịu trách nhiệm. Do đó, ngân hàng nên xây dựng phòng thông tin với chức năng cập nhật thông tin mới nhất. Thông tin cần được cập nhật mỗi ngày về tất cả các lĩnh vực sau đó tiến hành lưu trữ để khi cần thiết có thể gọi ra. 3.3. Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tai Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Với vai trò là ngân hàng đầu não trong hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần có những hướng dẫn cụ thể công tác thẩm định tới từng chi nhánh của mình. -Chỉ đạo hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính Phủ và của ngành. Hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hoạt động cho các chi nhánh. - Các văn bản do Vietcombank ban hành cần nghiên cứu một cách thận trọng trước khi công bố . -Có chế độ ưu đãi lãi suất đối với những doanh nghiệp là khách hàng quen hoạt động kinh doanh có hiệu quả.Cần có chính sách tránh phân biệt đối sử đối với các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả .và cần khai thác tốt hơn các thị trường sẵn có đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nâng cao hơn nữa công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng. Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng phát triển trên thế giới. 3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước cần phải ban hành thông tư liên tịch để hướng dẫn thủ tục xử lí tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn của các tổ chức tín dụng. Đề nghị Nhà nước cấp bù hoặc xoá nợ cho những ngân hàng có những khoản nợ quá hạn vì lí do khách quan, xá định và cấp đủ vốn cho ngân hàng thương mại quốc doanh. sớm đưa ra những quyết định về thiết lập quĩ bù đắp rủi ro để các tổ chức tín dụng chủ động giải quyết các khoản nợ có vấn đề. Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng của trung tâm tín dụng để giúp các ngân hàng nắm bắt thông tin về các tổ chức kinh tế một cách chín xác, kịp thời. Ngân hàng Nhà nước nên qui định hạn mức tín dụng cho phù hợp với khả năng của từng ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng thương mại quốc doanh cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu thanh khoản và tín dụng cho ngân hàng. Thiết lập và sớm đưa ra hoạt động các công ty mua bán nợ góp phần xử lí các khoản nợ, lành mạnh hoá các khoản nợ của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện tốt hơn nữa công tác thanh tra ngân hàng nhằmhạn chế thấp nhất những sai lầm có thẻe gặp phải ở các ngân hàng. 3.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư. Các chủ đầu tư nên tự giác cộng tác với cán bộ tín dụng ngân hàng, cung cấp những thông tin trung thực để cán bộ thẩm định có được nguồn đầy đủ, giúp họ phân tích và đánh giá về khả năng tài chính của dự án một cách chính xác hơn. Bên cạnh đó các chủ đầu tư của các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao trình độ lập _ thẩm định tài chính dự án đầu tư dựa trên cơ sở sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, về kỹ thuật, về tổng vốn đầu tư, về các nguồn tài trợ, các chỉ tiêu tài chính…. để cán bộ tín dụng có thể tiến hành công tác thẩm định một cách thuận lợi và dễ dàng. Các doanh nghiệp tăng cường tích luỹ vốn tự có, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lí, áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với môi trường trình độ sản xuất trong nước. Doanh nghiệp phải có phương thức hoạt động linh hoạt nhằm thích ứng nhanh với biến động của môi trường kinh tế, môi trường pháp lí KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, cùng với quá trình thực tập tìm hiểu về sự hình thành phát triển cũng như về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam em nhận thấy công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là công tác rất quan trọng đối với hoạt động thẩm định nói chung và hoạt động thẩm dự án nói riêng của các NHTM. Chính vì vậy các Ngân hàng cấn sớm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư để nâng cao chất lượng đầu tư cho chủ đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ của các NHTM . Chuyên đề tốt nghiệp của em đã phản ánh những vấn đề cơ bản về nội dung hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và từ đó em đã mạnh dạn đề nghị một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng . Do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự thông cảm đóng góp ý kiến của thầy cô, các anh chị và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn PGS .TS. Nguyễn Thị Bất cùng ban giám đốc và các anh chị ở Vietcombank đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -Tài chính doanh nghiệp- Đại học Kinh tế quốc dân khoa Ngân hang tài chính-PGS.TS.Lưu Thị Hương - Ngân hàng thương mại - Đại học Kinh tế quốc dân khoa Ngân hàng tài chính-PGS.TS.Phan Thị Thu Hà - Thẩm định tài chính dự án – Trường đại học kinh tế quốc dân khoa Ngân hàng tài chính-PGS.TS.Lưu Thị Hương -Kinh tế đầu tư-Khoa kinh tế đầu tư. PSG.TS.Nguyễn Ngọc Mai -Ngân hàng trung ương-TS.Hoàng Xuân Quế -Quản trị Dự án đầu tư.TS.Nguyễn Xuân Thuỷ -Lậpdự án đầu tư.PGS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt - Quy trình luân chuyển hồ sơ tín dụng của phòng Quản lý tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại ThươngViệt Nam 2002-2004. - Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. -Cẩm nang tín dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. -Web:www.Vietcombank.com.vn -Tạp chí ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. -Tạp chí ngân hàng. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Luận văn liên quan