Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thị trường đang đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sức ép. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để thích ứng với điều kiện kinh doanh hiện nay. Ngoài các hoạt động về quản lý, hoạt động kế toán cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Kế toán không những là bộ phận hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cung cấp các thông tin tài chính về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho các đối tượng có quan tâm. Một doanh nghiệp có bộ phận kế toán phát triển cũng đồng nghĩa với một doanh nghiệp có nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù hoạt động theo bất kỳ phương thức nào thì cũng không thể thiếu được bộ phận kế toán. Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội là một doanh nghiệp mới được thành lập với ngành nghề kinh doanh là: Sản xuất máy móc thiết bị điện và sản phẩm chính là máy biến thế. Đây là một doanh nghiệp sản xuất, tạo ra sản phẩm. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán quan trọng nhất trong tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy rằng việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty có nhiều điểm cần phải quan tâm và rất quan trọng. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề gồm 03 phần chính: - Phần I: Lý luận chung về quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm XDCB trong doanh nghiệp xâp lắp - Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội. - Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. Một số nội dung cơ bản về chi phí và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất 1.2. Giá thành sản phẩm 1.2.1. KháI niệm và bản chất của giá thành. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.4. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 1.4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 14.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.5. Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.6. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 2.1. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 2.1.1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.1.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2.1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 2.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất 2.2.1. Kỳ tính giá thành 2.2.2. Phương pháp tính giá thành PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI 1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội. Các chính sách kế toán chung. Tổ chức vận dụng chứng từ, tài khoản kế toán. Tổ chức hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán. 2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI. 2.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2. Một số điểm tồn tại cần khắc phục 3. YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI 4.1. Phân loại chi phí sản xuất 4.2. Đối tượng tập hợp chi phí 4.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 4.3.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 4.3.2. Hach toán chi phí nhân công trực tiếp 4.3.3. hạch toán chi phí sản xuất chung 4.3.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng. 4.3.3.2. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định. 4.3.3.3. Hạch toán chi phí mua ngoài. 4.3.3.4. Hạch toán chi phí bằng tiền khác. 4.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang và tổng hợp chi phí sản xuất. 4.4.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang. 4.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất. 5. TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI. 5.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành. 5.2. Phương pháp tính giá thành. PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI. Kết luận.

docx107 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập cho từng lần xuất kho. Sau khi phiếu xuất kho được lập 3 đến 5 ngày, thủ kho tập hợp phiếu xuất kho gửi cho kế toán để kế toán ghi sổ kế toán nghiệp vụ xuất vật tư sử dụng cho sản xuất. Kế toán nhận phiếu xuất kho, bên cạnh việc ghi sổ kế toán tổng hợp, kế toán cũng theo dõi chi phí sản xuất sản phẩm trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK 154. Sau đây là sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK 154 theo dõi tại phân xưởng lắp ráp: Biểu số 9 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Quý I/2004 - Tài khoản 154: - Tên phân xưởng: Lắp ráp - Tên sản phẩm, dịch vụ: Máy biến áp Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 154 SH NT Tổng số tiền Chia ra ...... ...... 1 2 3 4 5 6 7 8 22/3/04 PXK87 20/3/04 - Số dư đầu kỳ Xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất máy biến thế 2301005 ...................................................................... 152 58.167.526 2.372.400 - Cộng số phát sinh. - Ghi có TK 154 - Số dư cuối kỳ 203.478.300 304.717.672 56.928.154 Số phát sinh ở bảng trên chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu xuất kho sử dụng tại phân xưởng lắp ráp. Nó không bao gồm giá trị của chi tiết sản phẩm được chuyển từ các bộ phận khác sang. Như vậy, qua sổ chi tiết này, chúng ta chỉ có thể theo dõi được một phần chi phí phát sinh trong quý tại phân xưởng lắp ráp, đó là chi phí nguyên vật liệu xuất kho. TK 154 được ghi Có là phần chi phí Nguyên vật liệu xuất sử dụng tại bộ phận lắp ráp cho những máy đã hoàn thành trong kỳ . Để xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tại toàn doanh nghiệp trong kỳ thì kế toán cận tập hợp sổ chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh tại tất cả các phân xưởng sản xuất. Để có căn cứ cho việc lên sổ cái TK 154, chúng ta sẽ xem xét Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tại phân xưởng cơ khí và cuốn dây: Biểu số 10 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Quý I/2004 - Tài khoản: 154 - Tên phân xưởng: Cơ khí - Tên sản phẩm, dịch vụ: Máy biến áp Đvt: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 154 SH NT Tổng số tiền Chia ra … … (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 01/01/04 20/03/04 PXK85 19/3/04 Số dư đầu kỳ Xuất kho nguyên vật liệu (tôn) cho sản xuất máy biến thế 2301005. ………………………………………… 152 12.361.000 2.016.000 - Cộng số phát sinh - Ghi Có TK 154 Số dư cuối kỳ 82.009.000 84.154.000 10.216.000 Biểu số 11 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Quý I/2004 - Tài khoản: 154 - Tên phân xưởng: Cuốn dây - Tên sản phẩm, dịch vụ: Máy biến áp Đvt: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 154 SH NT Tổng số tiền Chia ra … … (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 01/01/04 20/03/04 PXK84 19/3/04 Số dư đầu kỳ Xuất kho dây êmay cuốn cao thế cho máy biến thế 2301005. ………………………………………… 152 47.154.600 3.444.000 - Cộng số phát sinh - Ghi Có TK 154 Số dư cuối kỳ 121.235.400 153.162.460 15.227.540 Bên cạnh việc ghi sổ kế toán chi tiết, kế toán theo dõi tình hình sử dụng vặt hàng tháng tại toàn doanh nghiệp thông qua bảng kê nhập xuất, tồn vật tư hàng tháng. Qua bảng kê này, ta có thể thấy được tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ trong toàn doanh nghiệp. Biểu số 12 BẢNG KÊ NHẬP, XUẤT, TỒN VẬT TƯ Tháng 3-2004 Đơn vị tính: 1000 đồng Tên vật tư Đơn vị tính Đơn giá Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT 1.Dây điện từ êmay - Dây êmay 1,8 ly kg 42 36,6 1537,2 0 0 0 0 36,6 1537,2 - Dây êmay 0,8 ly kg 42 5,4 226,8 73 3066 0 0 78,4 3292,8 ........................................ Cộng x x x 246335,5 x 60867,3 x 53298,15 x 253904,65 Qua bảng kê Nhập, xuất tồn hàng tháng, ta có thể theo dõi được tình hình mua vào, sử dụng của từng loại vật tư, và qua đó ta cũng theo dõi được tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng. Tuy nhiên, đây là con số tổng hợp, qua đó ta không biết được tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho từng sản phẩm tại mỗi phân xưởng sản xuất. Trên đây là nội dung và quy trình hạch toán, ghi sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất tại doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống sổ sách kế toán sử dụng khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ngay cho từng sản phẩm. Thực tế này tạo điều kiện cho việc tính giá vốn của sản phẩm hoàn thành xuất bán được chính xác về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 4.3.3 Hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp. Để hạch toán, ghi sổ sách kế toán về chi phí nhân công trực tiếp, kế toán cần phải có chứng từ. Chứng từ sử dụng trong phần hành kế toán nay là bảng chấm công và bảng tính lương hàng tháng. Hàng ngày nhân viên quản lý phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi số lượng công nhân đi làm, tiến hành đánh dấu vào bảng chấm công. Vào 15 hàng tháng, kế toán lập bảng tạm ứng lương kỳ 1 cho toàn doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng tạm ứng lương, kế toán ghi Nợ TK 334 và ghi Có TK 111 trên sổ nhật ký chi tiền. Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, bảng theo dõi làm thêm giờ, kế toán tiến hành tính tiền lương phải trả hàng tháng và lập ra bảng thanh toán tiền lương cho từng tháng. Tiền lương phải trả cho CNV trong tháng được chia thành hai phần: Một phần là lương phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp và một phần là lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương phải trả cho mỗi lao động tại doanh nghiệp được xác định như sau: Tổng tiền lương được lĩnh trong tháng = Lương làm theo ngày chế độ + Lương làm thêm + Tiền ăn ca Lương làm theo ngày chế độ = Mức lương trong hợp đồng lao động x Số ngày làm việc thực tế Số ngày trong tháng – Chủ nhật Lương làm thêm ngoài giờ hành chính được tính với hệ số 1,5 so với mức lương làm trong giờ hành chính. Lương làm thêm ngày chủ nhật, lễ, Tết sẽ được tính hệ số 2. Chúng ta sẽ xem bảng thanh toán tiền lương tháng 03/2004 do kế toán doanh nghiệp lập. Biểu số 2.6: Bảng thanh toán tiền lương CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI Tháng ……năm…… S T T Họ và tên Lương tháng theo hợp đồng Số ngày làm việc Mức lương ngày Lương nhận được Ăn ca Tổng số tiền lương trong tháng Đã ứng kỳ I Số còn được lĩnh kỳ này Ký nhận Thực ngày làm chế độ Làm thêm Tổng số ngày công Làm ngày công theo chế độ Làm thêm Tổng số tiền (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) … …. …… …… …… …... …… …… …… …. ….. ….. ….. ….. ….. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán ghi sổ Nhật ký chung và sổ cái các tài khoản có liên quan. Ngoài ra kế toán cũng theo dõi Quỹ tiền lương và việc sử dụng quỹ lương qua sổ lương của doanh nghiệp. Biểu số 13 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 154 – Năm 2004 Đối tượng: Chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị tính:1.000đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số dư Số hiệu Ngày tháng NỢ CÓ NỢ CÓ Số dư đầu kỳ - ………………. …… ……. 31/3/04 Bảng thanh toán tiền lương 31/3/03 Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất 334 16.790 31/3/04 Kết chuyển giá vốn hàng bán trong tháng 632 16.790 …………………. …….. ……. Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ Chi phí nhân công trực tiếp chỉ được theo dõi chung cho bộ phận sản xuất. Nó không được phân bổ cho từng sản phẩm hoặc từng phân xưởng sản xuất một cách cụ thể, chính xác. Đối với mỗi sản phẩm, khi sản xuất hoàn thành, kế toán tính giá chỉ phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm theo một số cố định. Với máy 250KVA sẽ có chi phí nhân công là 540.000đ (18 công x 30.000đ/1công), với máy 400KVA sẽ có chi phí nhân công là 900.000đ… Cách phân bổ chi phí nhân công trực tiếp này chỉ mang tính ước lượng, không phản ánh đúng chi phí nhân công bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó. Như vậy, nói một cách chính xác thì kế toán doanh nghiệp chưa tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm sản xuất một cách chính xác. Do đó kế toán đã phải lập sổ chi tiết TK154 để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp. TK 154 theo dõi chi phí nhân công trực tiếp được ghi Có khi cuối tháng kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán trong tháng. Khi đó kế toán ghi Nợ TK 632 và ghi Có TK 154 toàn bộ số chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng. 4.3.3 Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung. Khoản mục chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp cũng bao gồm khá nhiều loại chi phí. Nó bao gồm: Chi phí vận chuyển, chi phí tiền điện, tiền nước sử dụng cho sản xuất; chi phí hao mòn tài sản cố định; chi phí công cụ, dụng cụ phân bổ..... Tất cả các loại chi phí này đều được xác định chung cho toàn bộ phận sản xuất chứ không được phân bổ cho từng phân xưởng sản xuất, từng sản phẩm hoàn thành. Chứng từ phát sinh những chi phí này chủ yếu là phiếu chi tiền mặt. Những chi phí này thường là những chi phí phát sinh sẽ được đưa ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt hoặc hoá đơn mua hàng ( Nếu chưa thanh toán), kế toán chỉ phản ánh vào Nhật ký chung hoặc nhật ký chi tiền và phản ánh vào sổ cái các tài koản có liên quan. Biểu số 14 PHIẾU CHI Ngày 31 tháng 3 năm 2004 Quyển 04 Số: 113 Nợ: ....... Có: ....... Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Quốc Hưng Địa chỉ: Điện lực Thanh Trì Lý do chi: Chi trả tiền điện cho sản xuất và quản lý doanh nghiệp tháng 3/2004 Số tiền: 1.847.273 Viết bằng chữ: Một triệu tám trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm bảy mươi ba đồng Kèm theo: 01 Chứng từ gốc: Hoá đơn GTGT …………….Đã nhận đủ số tiền…………………………………………… Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt (hoặc hoá đơn mua hàng nếu chưa thanh toán), kế toán phản ánh vào sổ chi tiết TK 154 dùng để theo dõi chi phí sản xuất chung không phân bổ. Tiền điện được phân bổ cho sản xuất theo chi phí nhân công. Biểu số 15 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 154 – Năm 2003 Đối tượng: Chi phí sản xuất chung Đơn vị tính:1.000đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số dư Số hiệu Ngày tháng NỢ CÓ NỢ CÓ Số dư đầu kỳ 0 ………….. …….. ……… 31/3/03 PC 113 31/3/03 Trả tiền điện phân bổ cho sản xuất bằng tiền mặt. 111 1.117.669 …………………. ……….. ……….. Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ Qua phần hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, ta thấy rằng trong quá trình hạch toán khoản mục chi phí này, kế toán doanh nghiệp vẫn còn gặp phải khá nhiều thiếu sót. - Thứ nhất, đó là việc kế toán không sử dụng bất kỳ một sổ kế toán chi tiết nào để theo dõi các khoản mục chi phí này. Cuối kỳ kế toán (Quý, năm), kế toán chỉ có sổ cái để lấy số liệu và không có sự đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. - Thứ hai là việc phân bổ chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng sản xuất và từng sản phẩm. Điều này sẽ gây ra những khó khăn trong việc xác định giá thành đơn vị sản phẩm một cách chính xác. 4.3.3.1 Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng Tiền lương nhân viên phân xưởng và các khoản phải trả khác như BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ19% lương cơ bản của nhân viên quản lý phân xưởng. Riêng với tổ trưởng lương được tính như sau: = 1,5 x x Trong đó: 1,5 là hệ số lương của Công ty cho tổ trưởng VD: Dựa vào bảng chấm công tính được lương của chị Minh với số ngày công lao động thực tế là 26 ngày: 1,5 x 33.488,4 x 26 = 1.306.047,6 (đồng) Trên cơ sở Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm, kế toán định khoản: - Tiền lương phải trả: Nợ TK6271: 10.765.000 Có TK 334: 10.764.000 - Các khoản trích theo lương: Nợ TK6271: 808.594,4 Có TK3382: 85.115,2 Có TK3383: 638.364 Có TK 3384: 85.115,2 Cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Nợ TK154: 11.573.594,4 Có TK6271: 11.573.594,4 Máy tính sẽ tự động ghi nhận bút toán vào các sổ Cái có liên quan. Biểu số 16 Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng Từ ngày 1/10/2006 đến ngày 31/10/2006 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 260 31/10 Tiền lương phải trả CBCNV 334 10.765.000 Cộng đối ứng 10.765.000 261 KPCĐ tính vào Zsp 3382 85.115,2 Cộng đối ứng 85.115,2 262 BHXH tính vào Zsp 3383 638.364 Cộng đối ứng 638.364 263 BHYT tính vào Zsp 3384 85.115,2 Cộng đối ứng 85.115,2 416 KC chi phí nhân viên PX 154 11.573.594,4 Cộng đối ứng 11.573.594,4 Cộng phát sinh 11.573.594,4 11.573.594,4 Dư cuối kỳ 0 4.3.3.2 Hach toán chi phí khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định ở Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội bao gồm nhiều loại có giá trị nhà xưởng, máy móc thiết bị. Công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Đối với những TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2004 cách xác định mức trích khấu hao như hao; - Căn cứ trên sổ kế toán hồ sơ về TSCĐ để xác định giá trị còn lại của TSCĐ. - Xác định thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ theo công thức sau: T = T2 (1 - ) Trong đó: T: Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ T1: Thời gian sử dụng TSCĐ xác định theo quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC. T2: Thời gian sử dụng TSCĐ xác định theo quy định tại phụ lục 1 ban hành theo quyết định 206/2003/QĐ-BCT ngày 12/12/2003 t1: Thời gian thực tế đã trích khấu hao TSCĐ Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của TSCĐ): = = Ví dụ: Chi phí NVL trực tiếp tập hợp ở PX lõi thép là: 265.570.089 (đồng), ở PX dây quấn là 383.103.778,9 (đồng). Vậy chi phí khấu hao phân bổ cho phân xưởng dây quấn là: x 383.103.778,9 = 33.571.034 Chi phí khấu hao của phân xưởng ép là: 23.271.665 Kế toán sẽ ghi: Nợ TK6274: 56.842.699 Có TK2141: 56.842.699 Cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK154: 56.842.699 Có TK6274: 56.842.699 Máy tính sẽ tự động ghi nhận bút toán trên vào các sổ Cái có liên quan. Biểu số 17: Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ Từ ngày 1/10/2004 đến ngày 31/10/2004 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31/10 Chi phí khấu hao phải trích 2141 56.842.699 Cộng đối ứng 56.842.699 31/10 KC chi phí KH vào Zsp 154 56.842.699 Cộng đối ứng 56.842.699 Cộng phát sinh 56.842.699 56.842.699 Dư cuối kỳ 0 4.3.3.3 Hạch toán chi phí mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty chủ yếu gồm: Chi phí về tiền điện, chi phí về tiền nước, tiền điện thoại và tiền thuê một số thiết bị phục vụ cho việc sản xuất. Việc xác định các chi phí này căn cứ vào các hoá đơn thu tiền điện, nước, điện thoại… Các chi phí dịch vụ mua ngoài được kế toán theo dõi ở TK6277 "Chi hí dịch vụ mua ngoài" theo giá đã loại trừ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. VD: Trong tháng 10/2004 chi phí dịch vụ mua ngoài của toàn Công ty tập hợp đượclà 6.575.890 (đồng) trong đó phân bổ cho phân xưởng lõi thép là 2.456.800 (đồng) và phân xưởng dây quấn là 4.119.090 (đồng) (việc phân bổ này dựa trên giá sản phẩm mỗi phân xưởng làm ra). Kế toán sẽ hạch toán như sau: Nợ TK6277: 6.575.890 Có TK1111: 6.575.890 Cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài của các phân xưởng. Nợ TK154: 6.575.890 Có TK 6277: 6.575.890 Máy tính sẽ tự động ghi nhận bút toán trên vào sổ Cái có liên quan. Biểu số 18 Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài Từ ngày 1/10/2004 đến ngày 31/10/2004 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 11/10 Tiền điện, nước, điện thoại 1111 6.575.890 Cộng đối ứng 6.575.890 11/10 KC chi phí DVMN tính Zsp 154 6.575.890 Cộng đối ứng 6.575.890 Cộng phát sinh 6.575.890 6.575.890 Dư cuối kỳ 0 4.3.3.4 Hạch toán chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác bao gồm: chi phí tiếp khách, chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển, chi phí sửa chữa… Những khoản chi phí này kế toán theo dõi ở TK6278 "chi phí bằng tiền khác". Khi nghiệp vụ phát sinh kế toán lập chứng từ và tập hợp để ghi vào TK6278. Ví dụ: Trong tháng 10/2004 chi phí bằng tiền khác kế toán tập hợp được là: 6.238.387 (đồng) trong đó của PX lõi thép là 2.770.974 (đồng) và của PX dây quấn là 3.512.313 (đồng). Những chi phí này phân bổ cho các phân xưởng trên cơ sở số chi thực tế cho mỗi phân xưởng. Kế toán ghi: Nợ TK6278: 6.238.387 Có TK 1111: 6.238.387 Máy tính tự động ghi nhận bút toán trên vào sổ Cái các TK liên quan Biểu số 19 Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6277 Chi phí bằng tiền khác Từ ngày 1/10/2004 đến ngày 31/10/2004 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 15 5/10 Chi tiếp khách (Chị Lan) 1111 140.000 16 7/10 Chi tiếp khách (Chị Hương) 1111 214.595 … … …. … … … Cộng đối ứng 6.238.387 31/10 KC chi phí tính Zsp 154 6.238.387 Cộng phát sinh 6.238.387 6.238.387 Dư cuối kỳ 0 4.4. Xác định giá tri sản phẩm dở dang và tổng hợp chi phí sản xuất 4.4.1 Xác đinh giá tri sản phẩm dở dang Tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội định kỳ một tháng đánh giá sản phẩm dở dang một lần. Đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành. Do vậy mà sản phẩm dở dang chỉ được tập hợp trên từng sản phẩm hoàn thành. Cách xác định như sau: - Căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng đã xác định. - Căn cứ vào định mức tiêu hao vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm của từng loại (từ định mức số lượng từng loại vật liệu x Đơn giá bình quân xuất kho từng loại vật liệu (biểu số 2), từ đó tổng hợp lại tính được định mức chi phí NVLTT cho một đơn vị sản phẩm). - Giá trị sản phẩm dở dang được tính như sau: = x 4.4.2.Tổng hợp chi phí sản xuất . Trong ba hình thức sổ kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội đã lựa chọn cho mình hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Sử dụng hình thức ghi sổ này, doanh nghiệp sử dụng cả sổ nhật ký đặc biệt, đó là sổ Nhật ký thu tiền (dùng cho tièn mặt) và Nhật ký chi tiền (tiền mặt). Vậy, các sổ kế toán tổng hợp mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm sổ Nhật ký chung, Nhật ký chi tiền, Nhật ký thu tiền và sổ cái các tài khoản có liên quan. Trong số các nghiệp vụ liên quan đến phần hành kế toán chi phí sản xuất thì các nghiệp vụ kế toán này được ghi vào sổ Nhật ký chung và sổ Nhật ký chi tiền. Khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất, kế toán tổng hợp căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 152, TK 154. Khi có những chi phí phát sinh khác như: mua nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất; chi phí vận chuyển nguyên vật liệu mua vào; chi phí nhân công; chi phí điện, nước…mà doanh nghiệp đã chi ngay bằng tiền thì kế toán tổng hợp phản ánh cấc nghiệp vụ kinh tế này vào sổ Nhật ký chi tiền. Nếu có phát sinh chi phí mà doanh nghiệp chưa trả tiền cho người cung cấp thì kế toán tổng hợp phản ánh vào sổ Nhật ký chung. Cứ 05 ngày, kế toán ghi sổ cái các TK có liên quan. Biểu số 20: NHẬT KÝ CHUNG Năm 2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SH tài khoản Số phát sinh SH NT Nợ Có (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Cộng trang trước chuyển sang 95.216.700 95.216.700 22/3/04 PXK87 20/3/04 Xuất kho nguyên vật liệu cho phân xưởng lắp ráp ................................................................... 154 152 2.372.400 31/3/04 Bảng thanh toán tiền lương 21/3/04 Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 154 334 16.747.000 Cộng chuyển sang trang sau 156.421.230 156.421.230 Khi phát sinh nghiệp vụ chi tiền cho những chi phí sản xuất kế toán không phân bổ như chi phí dịch vụ mua ngoài thnah toán luôn bằng tiền mặt, kế toán ghi phiếu chi. Dựa vào phiếu chi tiền mặt, kế toán ghi sổ Nhật ký chi tiền: Biểu số 21 NHẬT KÝ CHI TIỀN Năm 2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK111 Ghi nợ các tài khoản SH NT 154 642 152 153 TK khác Số tiền Số hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 31/3/04 PC113 31/3/04 Chi trả tiền điện T3/2004 1.847.237 1.229.436 617.873 Cộng chuyển sang trang sau Chi phí điện được phân bổ cho sản xuất và cho quản lý theo tiền lương. Nhật ký chung và Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền được ghi hàng ngày khi kế toán nhận được chứng nhận làm căn cứ ghi sổ. Còn sổ cái các TK được ghi định kỳ 5 ngày 1 lần. Biểu số 22 SỔ CÁI Quý I Năm 2004 Tên tài khoản: Nguyên vật liệu Số hiệu: 152 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Số dư đầu kỳ ..................... 245.350.200 25/3/04 PXK87 20/3/04 Xuất kho NVL cho sản xuất ....................... 154 2.372.400 Cộng số phát sinh trong Quý 187.881.300 176.124.470 Số dư cuối kỳ 257.107.030 Biểu 23 SỔ CÁI Quý I Năm 2004 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản đối ứng Số phát sinh Sh NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Số dư đầu kỳ 66.486.537 25/3/04 PXK87 20/3/04 ......................... Xuất kho NVL cho sản xuất sản phẩm ......................... 152 2.327.400 31/3/04 PC113 31/3/04 Chi tiền điện cho sản xuất T3 bằng tiền mặt ........................... 111 1.229.436 Cộng số phát sinh trong kỳ 261.257.670 245.372.513 Số dư cuối kỳ 82.371.694 Số phát sinh bên Nợ tài khoản 154 được tập hợp từ các chứng từ gốc để ghi sổ. Còn số phát sinh bên Có TK154 là các nghiệp vụ kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ (trong quý I/2004 không có nghiệp vụ nhập kho thành phẩm). Số dư cuối kỳ trên TK 154 là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đó là giá trị của toàn bộ nguyên vật liệu xuất cho sản xuất sản phẩm nhưng đến cuối kỳ những sản phẩm này chưa hoàn thành. Còn tất cả chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ đều được kết chuyển vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Sổ Cái TK 154 được đối chiếu với sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh mở cho từng phân xưởng (theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), sổ chi tiết TK 154 theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, và sổ chi tiết TK 154 theo dõi chi phí sản xuất chung. Kế toán doanh nghiệp chưa mở sổ chi tiết TK 154 để theo dõi tổng hợp các loại chi phí. Nhìn chung kế toán doanh nghiệp cũng đã sử dụng cả sổ tổng hợp và sổ chi tiết để theo dõi các khoản chi phí tuy chưa đầy đủ nhưng nó cũng tạo ra cơ sở để đối chiếu số liệu. Trên đây là thực trạng về hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội. Là một doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động, hệ thống kế toán chưa được hoàn thiện. Do đó, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì doanh nghiệp không thể tránh khỏi một số sai sót. 5. Tính giá thành đơn vị sản phẩm. 5.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Theo nguyên tắc kế toán, với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo từng chi tiết sản phẩm thì đối tượng hạch toán chi phí là những chi tiết sản phẩm. Nhưng trên thực tế, tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội lại không hẳn là như vậy. Chi phí hạch toán cho tưng chi tiết sản phẩm chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì được hạch toán chung cho cả bộ phận sản xuất. Đối tượng tính giá thành tại doanh nghiệp là sản phẩm và doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí. 5.2 Phương pháp tính giá thành Theo chế độ kế toán, giá thành sản phẩm hoàn thành xác định theo phương pháp tổng cộng chi phí được xác định như sau: Zsp hoàn thành = Z chi tiết1+ Z chi tiết 2 + Z chi tiết 3 +………. Nhưng tại Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội, giá thành của sản phẩm hoàn thành được xác định như sau: Zsp hoàn thành = CP NVLTT + CP NCTT + CP SXC Trong đó: CP NVLTT = CP NVLTT chi tiết 1 + CP NVLTT chi tiết 2 +… Khi có một sản phẩm hoàn thành, kế toán dựa vào thẻ kho mà thủ kho lập để xác định tổng chi phí NVLTT để sản xuất ra sản phẩm đó. Khác với nguyên tắc kế toán chung, thẻ kho tại doanh nghiệp không được lập cho từng loại vật tư mà được thủ kho dùng để theo dõi tổng số nguyên vật liệu xuất cho từng loại sản phẩm tại mỗi phân xưởng sản xuất. Do đó, dựa vào các thẻ kho, kế toán xác định được số lượng nguyên vật liệu xuất xưởng sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Sau đây là thẻ tính giá thành sản xuất máy biến áp đang sử dụng tại doanh nghiệp: Biểu số 24 THẺ TÍNH GIÁ MÁY BIẾN ÁP Tháng 03 năm 2004 Máy 250KVA-35/04 Order: 2301005 Đơn vị tính: đồng Hạng mục chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 1. Dầu biến thế Lít 25 10.500 262.500 2. Ty đồng cao thế M12 kg 1,35 68.200 92.070 3. Ty đồng hạ thế M20 kg 7,2 68.200 491.040 4.Dây êmay cuốn cao thế kg 82 42.000 3.444.000 5. Sứ cao thế quả 3 90.000 270.000 6. Sứ hạ thế quả 4 12.000 48.000 7. Ecu bulong chiếc 47 1.100 51.700 8. Cụm cánh M725 cặp 24 40.000 960.000 9. Đồng lá 0,6 ly kg 1 33.000 33.000 10. Bìa giấy cách điện kg 24 26.000 624.000 11. Bầu dầu cái 1 300.000 300.000 12. Tôn làm vỏ, nắp máy kg 224 9.000 2.016.000 13. Hạt chống ẩm kg 1,5 20.000 30.000 14. Mặt thuỷ tinh bình dầu phụ 1 12.000 12.000 15. Điều chỉnh pháp cái 1 500.000 500.000 16. Đồng hồ báo dầu cái 1 200.000 200.000 17. Sơn các loại chống rỉ kg 3 40.000 120.000 18. Băng các loại kg 10 2.500 25.000 19. Joăng mặt máy + Phụ kiện - - - 140.000 20. ốp chân sứ cái 3 9.000 27.000 21. Van thân cái 1 60.000 60.000 22. Gen cách điện kg 15 6.000 90.000 23. Điện năng sấy 40kW/h - - - 300.000 24. Công công 18 30.000 540.000 25. Phụ kiện khác - - - 200.000 Tổng cộng chi phí x x x 10.836.310 Nhìn vào thẻ tính giá máy biến áp trên ta thấy rằng chi phí sản xuất máy biến áp chủ yếu là khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ rất ít. Qua quá trình tìm hiểu về nguyên tắc lập và căn cứ lập thẻ tính giá thành sản phẩm, em thấy rằng doanh nghiệp sử dụng thẻ tính giá thành chưa hiệu quả. Nó không phản ánh được toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu được lấy từ các thẻ kho do thủ kho theo dõi, và căn cứ vào các sổ chi phí sản xuất kinh doanh lập cho các phân xưởng. Kế toán căn cứ vào số lượng trên thẻ kho, các sổ chi phí sản xuất kinh doanh để tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn chi phí điện năng sấy máy, tiền công thì kế toán tính giá ước lượng, tính theo một mức chung, ví dụ như máy 250KVA cần 300.000 đồng tiền điện và 18 công, máy 400KVA cần 350.000 đồng và 30 công. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi sản phẩm trong thẻ tính giá thành không được lập dựa trên các căn cứ đáng tin cậy như chi phi nguyên vật liệu trực tiếp. Vậy, qua thẻ tính giá thành sản xuất máy biến thế chỉ phản ánh được chi phí sản xuất máy biến thế một cách chưa chính xác chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó, thẻ tính giá thành sản xuất máy biến thế không được kế toán sử dụng để ghi tăng giá vốn hàng bán khi có nghiệp vụ xuất xưởng, giao máy cho khách mà nó chỉ để xem xét một cách ước lượng về chi phí sản xuất ra sản phẩm đó.Còn giá vốn hàng bán thường được ghi vào cuối tháng, khi kế toán cần xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng để báo cáo cho Hội đồng quản trị. Giá vốn được xác định dựa trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK154 (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng), số phát sinh Nợ TK154 trên sổ cái TK154. Giá vốn hàng bán trong kỳ = Số dư đầu kỳ TK154 + Số phát sinh nợ TK154 – Số dư cuối kỳ TK154 Số dư cuối kỳ TK154 được lấy trên các sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK154 (theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng). Số dư cuối kỳ TK154 được lấy trên các sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK154 ( Theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng). Về việc tập hợp chi phí sản xuất Công ty không sử dụng các tài khoản 621, 622, 623. để theo dõi. Công ty tập hợp toàn bộ các khoản chi phí vào tài khoản 154 theo đúng quy định dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đặc điểm riêng nên hiện nay Công ty vẫn chưa sử dụng tài khoản 338. Ta có thể tóm tắt công việc tập hợp chi phí sản xuất của Công ty thông qua sơ đồ dưới đây: TK 152, 153 TK 154 TK 155 Xuất nguyên vật liệu, sản phẩm hoàn thành ccdc cho sản xuất nhập kho TK 334 TK 632 Tính tiền lương phải sản phẩm hoàn thành trả cho CN xuất bán ngay TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất TK 111, 332 Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác phân TK 133 bổ cho sản xuất Sơ đồ 2.7: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trên đây là thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội. Nhìn chung, doanh nghiệp mới chỉ thực hiện tốt việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn doanh nghiệp chưa tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung một cách phù hợp, chính xác. Do đó, giá thành đơn vị sản phẩm mặc dù đã được theo dõi nhưng vẫn chưa phản ánh được giá thành thực tế, qua đó, PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI. 1.Những nhận xét chung về thực tế kế toán tại doanh nghiệp 1.1.Những thành tựu và tồn tại của doanh nghiệp trong việc vận dụng chế độ kế toán hiện hành. Tại công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội, chế độ kế toán áp dụng là chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1177/TC/QĐ-TCKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ/BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính. Nhìn chung việc vận dụng chế độ kế toán đã được tổ chức một cách khá đầy đủ. Chế độ chứng từ kế toán, chế độ tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán và chế độ báo cáo kế toán đều đã đựoc doanh nghiệp vận dụng một cách phù hợp với thực tế doanh nghiệp mặc dù nó chưa hoàn toàn đầy đủ. Vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp cũng đã đem lại cho doanh nghiệp những thành tựu đáng kể trong thời gian đầu tổ chức công tác kế toán. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp vấn còn tồn tại một số vấn đề mà bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và bộ máy kế toán nói riêng cần phải xem xét để có được hướng khắc phục cho phù hợp. 1.1.1. Việc vận dụng chế độ chứng từ kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán đang được áp dụng tại Công ty là khá đầy đủ. Doanh nghiệp đã sử dụng những chứng từ cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý tại doanh nghiệp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hầu hết đều đựơc chứng minh bằng các chứng từ kế toán. Tuy nhiên, trong việc vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại doanh nghiệp vấn còn một số vướng mắc sau mà kế toán doanh nghiệp cần phải quan tâm khác phục. Thứ nhất là việc vận dụng các chứng từ kế toán thuộc chỉ tiêu TSCĐ. Doanh nghiệp chưa sử dụng bất kỳ một chứng từ nào liên quan đến TSCĐ (ngoại trừ phiếu chi). TSCĐ tại doanh nghiệp có giá trị lớn so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhưng do doanh nghiệp không sử dụng chứng từ để quản lý TSCĐ nên có thể đánh giá việc quản lý TSCĐ tại doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Thứ hai là việc áp dụng thẻ kho chưa đúng với phạm vi áp dụng. Thẻ kho đựơc lập cho từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của chúng. Nhưng hiện tại doanh nghiệp lại sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình sử dụng vật tư tại từng bộ phận sản xuất. 1.1.2. Việc vận dụng chế độ tài khoản kế toán. Là một doanh nghiệp có qui mô chưa lớn, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày chưa nhiều và chưa phức tạp, doanh nghiệp đã có cho mình một hệ thống tài khoản kế toán một cách phù hợp nhất. Số lượng tài khoản cấp 1 sử dụng trong doanh nghiệp không nhiều, chỉ có 26 tài khoản (không tính các tài khoản ngoài bảng – loại 0) trên tổng số 44 tài khoản cấp 1. Còn hệ thống tài khoản cấp 2, cấp 3 cũng đã được kế toán doanh nghiệp lập cho phù hợp nhất với thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Với điều kiện là một doanh nghiệp sản xuất, kế toán doanh nghiệp đã chú trọng đến việc mở các tài khoản cấp 2, 3 cho tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (Là tài khoản dùng để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh). Trong quan hệ với các đối tượng công nợ, doanh nghiệp có những nhà cung cấp, những khách hàng thường xuyên có giao dịch. Vì vậy việc mở các tài khoản chi tiết cho tài khoản 131, 331 là rất phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quản lý công nợ. 1.1.3. Việc vận dụng hệ thống sổ sách kế toán trong doanh nghiệp. Hệ thống sổ sách kế toán có vị trí rất quan trọng trong tổ chức công tác kế toán tại mỗi doanh nghiệp. Hệ thống sổ sách kế toán thể hiện mức độ chặt chẽ, hiệu quả của công tác kế toán. Sổ sách kế toán của doanh nghiệp được tổ chức tốt thì công tác kế toán mới có hiệu quả. Để tổ chức hệ thống sổ sách kế toán có hiệu quả thì việc lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp là rất quan trọng. Và việc tổ chức ghi sổ sách kế toán phải được tổ chức một cách đầy đủ, chặt chẽ, đảm bảo tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các sổ sách kế toán có liên quan. Tại Công ty, kế toán áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung và có sử dụng các nhật ký đặc biệt. Kế toán của doanh nghiệp cũng đã tổ chức ghi chép sổ sách kế toán tổng hợp và hệ thống sổ sách kế toán chi tiết một cách tốt nhất. Sổ sách kế toán tổng hợp của doanh nghiệp bao gồm sổ nhật ký chung, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, và sổ cái các tài khoản có liên quan. Các nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày đều được phản ánh vào trong sổ kế toán tổng hợp. Bên cạnh việc mở sổ kế toán tổng hợp thì việc mở các sổ kế toán chi tiết cũng hết sức quan trọng. Nó là căn cứ để theo dõi một cách chi tiết tình hình của doanh nghiệp. Kế toán tại Công ty cũng đã sử dụng một số sổ kế toán chi tiết cần thiết cho mình, nhằm quản lý tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên hệ thống sổ sách kế toán mà doanh nghiệp sử dụng cũng chưa thật sự đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin một cách chi tiết, đầy đủ. Do đó, việc quản lý tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ, và hiệu quả của công tác kế toán chưa cao. 1.1.4. Việc vận dụng chế độ báo cáo kế toán. Báo cáo kế toán là những bảng tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh, qui mô, tình hình sử dụng và luân chuyển vốn của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Thể hiện được kết quả hoạt động của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh. áp dụng theo qui định của Bộ Tài chính, kế toán tại Công ty cũng đã lập đầy đủ các báo cáo kế toán cuối kỳ kế toán để nộp cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý. Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Kế toán doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính theo qui định chung và lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Nhìn chung việc áp dụng chế độ báo cáo kế toán tại doanh nghiệp đã được thực hiện tốt. Báo cáo quản trị được lập một cách phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, do hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách kế toán được tổ chức thực hiện chưa được hoàn toàn chặt chẽ, nên việc lập báo cáo kế toán còn gặp nhiều khó khăn. Và các báo cáo kế toán chưa có sức thuyết phục cao, do căn cứ lập báo cáo không chắc chắn, không có đủ điều kiện để đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Qua những nhận xét trên về thực trạng áp dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp, em thấy rằng bộ máy kế toán của doanh nghiệp cần phải được tổ chức thực hiện tốt hơn, tăng cường hoạt động hơn để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, kinh nghiệm chưa cao nên công tác kế toán chưa được hoàn thiện, còn gặp phải các sai xót là điều không thể tránh khỏi. Để có được những thành công như hiện nay, em thấy rằng bộ máy kế toán doanh nghiệp cũng đã cố gắng rất nhiều, và em cho rằng trong thời gian tới công tác kế toán tại doanh nghiệp sẽ được tổ chức có hiệu quả hơn. 1.2. Nhận xét về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán có số lượng nghiệp vụ phát sinh lớn, gắn với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu phần hành kế toán này được tổ chức tốt thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao. Như vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản trị doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Thấy được vai trò của phần hành kế toán này trong doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp cần phải tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trên thực tế, kế toán cũng đã tổ chức theo dõi, ghi sổ sách kế toán các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất trong kỳ kinh doanh. Kế toán cũng đã sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi chi phí phát sinh đặc biệt là trong việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu đã được theo dõi chi tiết cho từng đơn vị sản phẩm. Vì thế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm là hoàn toàn chính xác, không cần sử dụng đến những biện pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Về chi phí nhân công trực tiếp, doanh nghiệp tiến hành hạch toán tổng hợp nhân công trực tiếp. Doanh nghiệp không tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn vị sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm được kế toán doanh nghiệp gắn cho một mức chi phí nhân công trực tiếp nhất định. Sử dụng phương pháp này là sai nguyên tắc tính giá thành sản phẩm. Và tất yếu dẫn đến kết quả là giá thành đơn vị sản phẩm trong bảng "tính giá sản xuất máy biến áp" là không chính xác về chi phí nhân công trực tiếp. Qua bảng tính giá thành đơn vị ta không thể thấy được tình hình sử dụng nhân công của doanh nghiệp. Nhìn vào một số bảng tính giá thành đơn vị trong thời gian khác nhau chúng ta không thấy được là doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí nhân công so với thời gian trước. Hơn nữa doanh nghiệp lại không thực hiện phân bổ chi phí nhân công sản xuất trong kỳ cho giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Toàn bộ chi phí nhân công phát sinh trong kỳ đều được kết chuyển vào giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ. Sử dụng phương pháp phân bổ chi phí như vậy không phản ánh được thực chất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ tại doanh nghiệp cũng là một khoản chi phí khá lớn. Việc phân bổ các khoản mục chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm cũng là việc rất cần thiết. Nhưng trên thực tế, kế toán của doanh nghiệp chưa tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn vị sản phẩm. Mỗi sản phẩm sản xuất ra chỉ được dự tính một khoản chi phí sản xuất chung nhất định, đó là chi phí điện năng tiêu hao cho sản xuất sản phẩm đó. Như vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của kế toán doanh nghiệp chưa hoàn toàn chính xác. Cách xác định và hạch toán chi phí này chưa phản ánh được chi phí thực tế phân bổ trong kỳ kế toán do áp dụng sai phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đó giá vốn hàng bán ra trong kỳ chưa chính xác. Chưa phản ánh được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách tính giá thành đơn vị sản phẩm của kế toán không phản ánh khối lượng chi phí thực tế phát sinh cho sản xuất sản phẩm. Và do đó không tính được lợi nhuận mà từng đơn vị sản phẩm mang lại. Qua phương pháp tính giá thành đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp trên em thấy việc tính giá thành đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Qua đó chưa thể rút ra những biệp pháp thích hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao, để tăng cường quản trị doanh nghiệp. 2. Những kiến nghị về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội, được tiếp xúc với thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp, kết hợp với những kiến thức đã được học trong trường, em đã nhận thấy những thành tựu mà kế toán doanh nghiệp đã đạt được. Bên cạnh đó em cũng thấy một số điểm khác biệt giữa thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp với chế độ kế toán hiện hành. Là một sinh viên, với kiến thức có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế, em xin đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp mà em cho là cần thiết. Thứ nhất, đó là việc sử dụng thẻ kho trong theo dõi vật tư. Doanh nghiệp không nên sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình sử dụng vật tư tại từng bộ phận sản xuất. Thẻ kho nên được sử dụng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho cho từng loại vật tư. Còn để tiện cho việc theo dõi tình hình sử dụng vật tư tại từng bộ phận sản xuất, kế toán doanh nghiệp nên sử dụng Sổ chi tiết tài khoản 154 - Chi phí nguyên vật liệu tại từng bộ phận sản xuất. Thứ hai là về cách ghi chép phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho tại doanh nghiệp không ghi cột đơn giá mà thủ kho chỉ ghi cột số lượng xuất. Phiếu xuất kho là do thủ kho ghi. Mặc dù thủ kho không cần theo dõi tình hình sử dụng vật tư của từng bộ phận sản xuất về mặt giá trị. Nhưng do giá vật tư mỗi lần nhập có thể có sự khác nhau nên thủ kho cần ghi giá trị của loại vật tư xuất để tiện cho kế toán trong việc ghi sổ kế toán, theo dõi chi phí. Tuy đơn giá mua vật tư của doanh nghiệp ít có sự thay đổi, nhưng phiếu xuất kho cũng cần phải có tổng giá trị vật tư xuất để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Thứ ba là việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. Doanh nghiệp chưa áp dụng các phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm một cách thích hợp mà mới chỉ thực hiện tính các khoản chi phí này cho mỗi công trình theo một lượng nhất định. Doanh nghiệp đã thực hiện phân bổ các chi phí phát sinh chung cho cả sản xuất và quản lý theo tiền lương. Nhưng để quản lý các khoản chi phí một cách chặt chẽ hơn thì kế toán doanh nghiệp cần phải tiến hành phân bổ các khoản chi phí này cho từng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tiến hành phân bổ các khoản chi phí này theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng. Qua đó sẽ xác định được giá thành đơn vị sản phẩm một cách chính xác. Và từ đó kế toán doanh nghiệp có thể lập thẻ tính giá thành sản phẩm một cách chính xác cho từng sản phẩm. Và đây sẽ là căn cứ để ghi nhận giá vốn hàng bán khi có nghiệp vụ bán hàng. Thứ tư là việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Do kế toán doanh nghiệp không tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm nên việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ là không chính xác vì nó chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho những sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ. Còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung không được phân bổ cho từng sản phẩm mà được kết chuyển vào giá vốn của hàng bán trong kỳ. Doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng này bằng cách tiến hành phân bổ các loại chi phí này cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng trong kỳ. Thứ năm là việc sử dụng hệ thống kế toán tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa áp dụng kế toán máy và khối lượng bút toán cần ghi sổ hàng ngày là khá lớn. Do đó doanh nghiệp phải sử dụng một số lượng khá nhiều nhân viên kế toán thủ công. Để hạn chế vấn đề này, doanh nghiệp nên sử dụng các điều kiện sẵn có của mình để áp dụng kế toán máy. Hiện nay tại phòng kế toán của Công ty đã có hai máy tính, nhưng chủ yếu các nhân viên kế toán dùng sử dụng Excel và Word để tạo các văn bản, các báo cáo và các sổ. Doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến việc đào tạo nâng cao kiến thức cho nhân viên kế toán của mình. Từ đó cập nhật các kiến thức mới về sự thay đổi của chế độ kế toán, áp dụng được kế toán máy, giảm bớt được số nhân viên kế toán. Từ đó có thể tránh được tình trạng phải kiêm nhiệm nhiều việc của các nhân viên và bảo đảm được các nguyên tắc kế toán. Trên đây là một số kiến nghị của em về việc tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Em tin rằng với sự nỗ lực của bộ máy kế toán của doanh nghiệp, trong thời gian gần đây, công tác kế toán tại doanh nghiệp sẽ được hoàn thiện hơn, đóng góp được những thông tin quan trọng cho công tác quản trị doanh nghiệp. KẾT LUẬN Trên đây là những vấn đề về thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội. Nhìn chung đây là một doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động nên tổ chức công tác kế toán đang trong quá trình hoàn thiện. Việc vận dụng chế độ kế toán hiện hành vào thực tế doanh nghiệp cũng đã được thực hiện một cách khá đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó cũng còn một số tồn tại cần khắc phục. Cùng với tình hình chung đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã có một số thành tựu và cũng còn một số vấn đề cần phải đựoc khắc phục cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Với những kiến thức đã học tập được trong nhà trường, áp dụng trong quá trình thực tập em đã nêu ra những tồn tại trong công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời em cũng đã nêu ra phương hướng giải quyết những tồn tại đó. Em mong rằng bài viết của em có thể góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. 2. Quyết định số 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/96. 3. Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001. 4. Nguồn số liệu: Các sổ sách, báo cáo tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Một số nội dung cơ bản về chi phí và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất 1.2. Giá thành sản phẩm 1.2.1. KháI niệm và bản chất của giá thành. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.4. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 1.4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 14.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.5. Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.6. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 2.1. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 2.1.1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.1.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2.1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 2.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất 2.2.1. Kỳ tính giá thành 2.2.2. Phương pháp tính giá thành PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội. Các chính sách kế toán chung. Tổ chức vận dụng chứng từ, tài khoản kế toán. Tổ chức hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán. 2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI. 2.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2. Một số điểm tồn tại cần khắc phục 3. YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI 4.1. Phân loại chi phí sản xuất 4.2. Đối tượng tập hợp chi phí 4.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 4.3.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 4.3.2. Hach toán chi phí nhân công trực tiếp 4.3.3. hạch toán chi phí sản xuất chung 4.3.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng. 4.3.3.2. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định. 4.3.3.3. Hạch toán chi phí mua ngoài. 4.3.3.4. Hạch toán chi phí bằng tiền khác. 4.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang và tổng hợp chi phí sản xuất. 4.4.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang. 4.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất. 5. TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI. 5.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành. 5.2. Phương pháp tính giá thành. PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI. Kết luận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội.docx
Luận văn liên quan