Lời nói đầu
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Từ nền kinh tế sản xuất nhỏ mang tính hiện vật chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Doanh nghiệp hoạt động vì mục đích cao nhất ccủa mình là lợi nhuận điều đó đồng nghĩa với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường việc thực hiện tiêu thụ hàng hoá vì có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước nên là một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải thường xuyên tìm hiểu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng để cho ra những quyết định sản xuất kinh doanh của mình, trong đó vấn đề quan trọng nhất vẫn là khâu tiêu thụ sản phẩm.Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Muốn đạt được mục đích cao nhất là lợi nhuận, doanh nghiệp phải sử dụng tốt các công cụ quản lý, công tác hạch toán kế toán, tổ chức các khâu marketing, các hoạt động bán hàng và sau bán hàng. Để hoàn thành tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, mỗi doanh nghiệp đều có những biện pháp về tổ chức quản lý, trong đó thực hiện tốt công tác hoạch toán thành phẩm và tiêu thụ sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có những lựa chọn và quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề đó trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần pin Hà Nội tôi đã đi sâu lựa chọn và nghiên cứu đề tài :"Hoàn thiện hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội "để làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình, với sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo,cán bộ nhân viên phòng tài vụ cùng vời sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo và sự lỗ lực của bản thân .
Do thời gian thực tập chưa nhiều, trình độ bản thân có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa có nên khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô, đặc biệt là cô Phạm Thị Thuỷ, cùng với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, nhân viên Phòng Tài vụ của Công ty cổ phần pin Hà Nội để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Pin Hà Nội
Phần 2: Tình hình kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần pin Hà Nội .
Phần 3: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu
Phần I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Pin Hà Nội
A. Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
B. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
II. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Phần II. Tình hình kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
A. Hạch toán thành phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội
I. Đặc điểm thành phẩm
II. Tính giá thành phẩm
III. Kế toán chi tiết thành phẩm
IV. Kế toán tổng hợp thành phẩm
B. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Vài nét về công tác tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
II. Các phương thức tiêu thụ tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
III. Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm
1. Kế toán doanh thu bán hàng
2. Tài khoản sử dụng
3. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo dõi
4. Trình tự hạch toán
IV. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
V. Kế toán giá vốn bán hàng
VI. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1 Nội dung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2 Tài khoản sử dụng
Phần III. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm- tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Nhận xét chung về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
1. Nhận xét chung
2.Nhận xét cụ thể
II. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
Lời kết
51 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TP004-pin R20S
Cái
5760
918
5.287.680
2
TP005-pin R20C
Cái
960
928
890.888
3
TP001-pin R6P
Cái
36000
419
15.084.000
Thuế GTGT 10% Cộng tiền hàng: 21.262.560
Tiền thuế GTGT: 2.126.256
Tổng cộng tiền thanh toán: 23.388.816
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi ba triệu ba trăm tám mươi tám ngàn tám trăm mười sáu đồng .
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Như vậy, có thể hình dung trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty bằng sơ đồ sau:
Phòng kế toán tổng hợp
(1)
Phòng tài chính- kế toán
Thủ kho
Khách hàng
(2) (3)
Ghi chú:
- Quan hệ trực tiếp :
- Quan hệ đối chiếu :
III. KẾ TOÁN CHI TIẾT THÀNH PHẨM :
Thành phẩm của Công ty cổ phần pin Hà Nội là tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại, thứ pin khác nhau như: Pin tẩm hồ(R6P), pin iềm(LR6), pin hồ điện (R20).Trong pin R20 còn phân làm 3 loại: pin R20S không quấn chỉ cực dương, pinR20P xanh, pin R20P đỏ, pin R40, BTO, PO2…Tổng số mặt hàng là 9 loại pin. Phân xưởng 1: sản xuất pin hồ điện, phân xưởng 2: sản xuất pin tẩm hồ, phân xưởng 3: sản xuất phụ kiện, phân xưởng 4: phân xưởng cơ năng
Do vậy nhu cầu quản lý về số lượng cũng như giá trị của từng loại pin, do từng phân xưởng sản xuất hoàn thành nhập kho là cần thiết. Công tác kế toán chi tiết thành phẩm tại công ty được hoàn thiện ở 2 nơi, đó là: phòng kế toán (phòng tài vụ ) và kho thành phẩm. Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết thành phẩm, trình tự hạch toán như sau:
- Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, phản ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho hành phẩm. Số lượng nhập kho thành phẩm trong tháng nhiều nên công ty tổ chức mở thẻ kho theo tháng và tổng hợp cho nhiều loại pin, cho từng khách hàng.
+ Căn cứ lập thẻ kho : Phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT
+ Phương pháp ghi thẻ kho: căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT thủ kho tiến hành ghi thẻ kho. Thủ kho căn cứ vào số lượng thực nhập, thực xuất để ghi vào thẻ kho. Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên thẻ kho về số thực nhập, thực xuất thành phẩm diễn ra trong tháng để tính ra số lượng thành phẩm tồn kho cuối tháng, để cuối tháng tiến hành đối chiếu với kế toán thành phẩm tại phòng kế toán. Thẻ kho được lập như sau:
Bảng 3
THẺ KHO
Ngày lập thẻ :
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: pin R20S
Đơn vị tính :Cái
Mã số :
stt
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập-xuất
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Tháng 2
Tồn đầu tháng
561.075
1
1/2
Phân xưởng II
1
51680
2
7136
2/2
Nguyễn thị Cúc(K405)
2
7.680
3
7140
2/2
Nguyễn thị Hằng(HN)
2
7.620
4
7143
2/2
Cty TM Hải Dương
2
9.600
5
2/2
Phân xưởng II
2
122880
6
7151
4/2
Nguyễn thị Cúc(K405)
4
5.760
7
7152
4/2
Nguyễn thị Kim(TN)
4
19.200
8
4/2
Phân xưởng II
4
138.240
9
57186
6/2
Nguyễn thị Khánh (K200)
6
2.018000
10
57187
6/2
Ngô thị Thanh(K407)
6
720.000
11
6/2
Phân xưởng II
6
107.520
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
2.486.910
2918.794
129.191
Cuối tháng thủ kho căn cứ vào số liệu trên thẻ kho để tính ra số lượng thành phẩm tồn kho cuối tháng, sau đó lập bảng báo cáo tồn kho gửi lên phòng kế toán
Bảng 4
BÁO CÁO TỒN KHO
Tên kho: kho thành phẩm BM:755101
Ngày: 28/2/2005 TỜ SỐ 3 Lần: BH:1
TT
Tên vật tư hàng hoá
Mã số
Chủng loại
ĐVT
Số lượng
Thời gian lưu kho
Chất lượng
1
Pin
R20S
Cái
129.191
Tốt
2
Pin
R20 C xanh
Cái
903.202
Tốt
3
Pin
R20C đỏ
Cái
557.591
Tốt
4
Pin
R6P
Cái
12.777
Tốt
5
Pin
R14
Cái
34.315
Tốt
6
Pin
R40
Cái
28.349
Tốt
7
Pin
LR6
Cái
596
Tốt
8
Pin
BTO
Bình
14
Tốt
9
Pin
PO2
Bình
24
-Tại phòng kế toán:
Kế toán chi tiết thành phẩm ở công ty dụng sổ chi tiết thành phẩm để theo dõi thành phẩm cả về hiện vật lẫn giá trị. Cũng giống như thẻ kho, sổ chi tiết thành phẩm gồm các nội dung sau:
+ Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn từng loại thành phẩm (pin) theo 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị.
+ Cách lập sổ chi tiết: Hàng ngày căn cứ vào các phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT chuyển đến phòng kế toán, kế toán sẽ ghi vào các cột nhập xuất trên sổ chi tiết thành phẩm theo hai chỉ tiêu số lượng và thành tiền. Cuối tháng căn cứ vào số liệu nhập xuất tổng tháng thể hiện trên sổ, kế toán tiến hành cộng số nhập, xuất, thành phẩm và tính toán lượng tồn cuối kỳ (trên cả 2 chỉ tiêu số lượng và thành tiền ). Mỗi loại thành phẩm được theo dõi riêng trên sổ chi tiết.
Bảng 5
SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẨM
Tháng 2 năm 2005
Tên thành phẩm:Pin R20S
Đơn giá : 918
Kho : thành phẩm
Chứng từ
Trích yếu
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Tháng 1
Tồn đầu tháng
561075
515.066.850
1/2
Phân xưởng II
51.680
47.442.240
7136
2/2
Nguyễn thị Cúc(K405)
7.680
7050.240
7140
2/2
Nguyễn thị Hằng(HN)
7620
6955.160
7143
2/2
Cty TM Hải Dương
9.600
8812.800
2/2
Phân xưởng II
122.880
112.803.840
7151
4/2
Nguyễn thị Cúc(K405)
5760
5287.680
7152
4/2
Nguyễn Thị Kim (TN)
19.200
17.625.600
…..
…..
…..
…..
……
……
……
….
Cộng
2.486.910
2282.983.380
2.918.794
2.679.452.892
Tồn cuối tháng 2
129.191
118.597.338
Tại phòng kế toán bên cạnh việc tính ra số tồn kho thành phẩm cuối tháng cho mỗi thành phẩm trên sổ chi tiết thành phẩm của mỗi loại thành phẩm. Vào thời điểm cuối tháng, kế toán thành phẩm có nhiệm vụ lập báo cáo nhập, xuất, tồn thành phẩm để làm cơ sở cho việc đối chiếu với thủ kho trên thẻ kho, ngoài ra còn làm cơ sở để ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Sau khi đối chiếu xong, căn cứ vào dòng tổng cộng của sổ chi tiết thành phẩm để lập bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn kho thành phẩm, số liệu của bảng này được đối chiếu với kế toán tổng hợp Bảng 5
Bảng 6: Bảng tổng hợp nhâp- xuất- tồn thành phẩm
Sau khi tính toán ra tổng số nhập xuất tồn trên bảng tổng hợp kế toán sẽ lập sổ cái để đối chiếu.
Cuối tháng căn cứ vào số lượng nhập xuất tồn thành phẩm do thủ kho gửi lên kế toán quy định giá trị thành phẩm nhập kho qua báo cáo nhập xuất tồn
Bảng 7: BÁO CÁO NHẬP - XUẤT - TỒN
Tháng 2/2005
Tên thành phẩm
Giá hạch toán
Số lượng tồn đầu
Số lượng nhập
Số lượng xuất
Giá trị thành phẩm tồn cuối
Pin R20
8.070.237
1859.228
4620.030
4889.274
1283.154.770
Pin R40
77241.071
23887
7462
3180
218.970.712
Pin R6
374.759
50441
3629400
3667064
4788295
Pin R14
6370549
23515
46410
35610
21860538
Pin LR6
935870
920
0
324
557778
Pin PO2
22.000
0
138
114
528.000
Pin BTO
33.000
0
112
98
462.000
Cộng
1.530.322.093
Qua bảng trên, kế toán xác định được giá trị hạch toán thành phẩm là : 5.038.995.904, số liệu này sẽ được thực hiện trên bảng kế số 4
Tồn đầu kỳ= 1719691370 TK 641: 185950823
Nhập trong kỳ =5038995904 TK 642: 230.195.209
Xuất trong kỳ =5228365181 trong đó TK 641 =50.811.400
Tồn cuối kỳ =1530.322.093 TK 632 = 5.177.553.781
IV. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM:
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp hạch toán thành phẩm sau: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tại Công ty cổ phần pin Hà Nội, khối lượng thành phẩm nhập kho, xuất kho là lớn và nghiệp vụ diễn ra thường xuyên do vậy công ty đã tiến hành sử dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Kế toán sử dụng chủ yếu những tài khoản sau:
TK 155- Thành phẩm
TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 632- Giá vốn hàng bán
Sổ kế toán: + Bảng kê số 4
+ Bảng kê 11
+ Bảng kê 10
+ Nhật ký chứng từ số 8
Trình tự hạch toán tổng hợp thành phẩm:
Hàng tháng, căn cứ vào bảng kê tập hợp chi phí sản xuất để xác định hệ số giá, qua đó tính toán trị giá thực tế trị giá thành phẩm xuất bán (giá vốn hàng bán)
- Nhập kho thành phẩm: hàng ngày khi nhận được các phiếu nhập kho thành phẩm kế toán tiến hành tập hợp chứng từ, phản ánh vào các sổ chi tiết thành phẩm. Cuối tháng sẽ phản ánh trị giá hạch toán thành phẩm nhập kho vào bảng kê tập hợp chi phí:
Ví dụ: trong tháng 2/2005 căn cứ vào báo cáo nhâp- xuất- tồn thành phẩm, giá hạch toán thành phẩm nhập kho là 5.038.945.904. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 155 5.038.945.904
Có TK 154 5.038.945.904
Bút toán này được phản ánh trên bảng kê tập hợp chi phí (bảng kê số 4)
Sauđây là mẫu bảng kê tập hợp chi phí sản xuất
Bảng 8. Bảng kê số 4
- Xuất kho thành phẩm: hàng ngày thành phẩm xuất kho được thủ kho theo dõi trên thẻ kho, kế toán theo dõi trên sổ chi tiết thành phẩm. Cuối tháng để tính giá thực tế của thành phẩm xuất bán, làm cơ sở số liệu để xác định kết quả bán hàng sau này, kế toán sử dụng bảng kê số 9- Bảng tính giá thành thực tế thành phẩm. Tại Công ty cổ phần pin Hà Nội giá thánh thực tế thành phẩm được tính với kỳ hạn 6 tháng một lần và bao gồm cả lãi vay, tính cho từng loại pin.
Bảng 9: (trang bên)
B- HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI.
Sản xuất và tiêu thụ là hai quá trình luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong doanh nghiệp sản xuất. Nếu chỉ chú trọng tới việc tổ chức quản lý sản xuất chặt chẽ tình hình nhập xuất kho thành phẩm thì chưa đủ. Doanh nghiệp phải làm sao vừa đẩy mạnh quá trình tiêu thụ phải vừa tổ chức công tác tiêu thụ hàng hoá. Vậy ở Công ty cổ phần pin Hà Nội công tác kế toán ở khâu này được tổ chức như thế nào?
I- VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI.
Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó hiểu rõ tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hoá nên việc tổ chức công tác tiêu thụ được Ban lãnh đạo công ty đưa lên hàng đầu. Phải làm thế nào để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và để quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Sản xuất phải đảm bảo chất lượng mẫu mã, kiểu dáng và số lượng theo kế hoạch, tiết kiệm chi phí sản xuất, thực hiện hạ giá thành sản phẩm, làm cho sản phẩm của Công ty có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Khâu tiêu thụ phải tiện lợi cho cả khách hàng và Công ty nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ. Từ đó mới đảm bảo thu hồi vốn, trang trải chi phí bỏ ra và có điều kiện tích luỹ để mở rộng quy mô sản xuất.
Tại Công ty cổ phần pin Hà Nội toàn bộ công tác tiêu thụ hàng hoá đều do phòng tiêu thụ và thị trường đảm nhận. Phòng tiêu thụ và thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thăm dò thị trường và quảng cáo sản phẩm. Việc tập trung toàn bộ sản phẩm của Công ty do phòng tiêu thụ và phòng thị trường quản lý tạo điều kiện cho việc đón nhận thông tin vừa tiện lợi cho việc xử lý thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời.
Công tác theo dõi tình hình nhập xuất hàng hoá được kịp thời chặt chẽ giữa nhiệm vụ phòng tiêu thụ và phòng thị trường và nhiệm vụ kế toán tiêu thụ ở phòng kế toán. Cùng với việc đó, kế toán tiêu thụ còn phải theo dõi tình hình thanh toán công nợ với khách hàng, nộp thuế và cuối cùng là xác định kết quả tiêu thụ.
Nhờ có sự phân công phối hợp giữa các bộ phận nên quá trình tiêu thụ được quản lý chặt chẽ. Cùng với chất lượng sản xuất cao, việc mua bán thuận tiện Công ty cổ phần pin Hà Nội đã khảng định được vị thế của mình trên thị trường.
Công tác kế toán bán hàng và thu nhập là một khâu quan trọng và khá phức tạp trong toàn bộ công tác kế toán của Công ty, vì đây là khâu hạch toán kết quả lao động sản xuất của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để cho công tác kế toán bán hàng và thu nhập phát huy vai trò của mình thì đòi hỏi phải tổ chức sao cho khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Hiện nay nền kinh tế của nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều khiển vĩ mô cuả Nhà nước, mỗi doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trong hợp đồng kinh doanh sản xuất của mình. Do vậy đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải tính toán nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, áp dụng các biện pháp tích cực trong từng công tác quản lý nói chung và đối với khoản tiêu thụ nói riêng.
II- CÁC PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY.
Hiện nay ở Công ty cổ phần pin Hà Nội đang áp dụng các phương thức tiêu thụ như sau:
- Phương thức bán hàng theo đại lý.
- Phương thức bán buôn.
- Phương thức bán lẻ(tại Công ty).
( Hai phương thức bán buôn và bán lẻ còn gọi là bán trực tiếp).
Và áp dụng một số phương thức thanh toán sau:
- Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, ngân phiếu hoặc séc.
- Thanh toán uỷ nhiệm chi
- Thanh toán trả trước tiền hàng.
- Thanh toán tiền trả chậm: Khách hàng được phép nợ Công ty một khoản tiền theo tỷ lệ quy định trong tổng số tiền mua hàng của khách hàng, thường là từ khoảng một đến ba tháng. Quy định này chủ yếu là ưu tiên cho khách hàng quen thuộc, mua hàng của công ty với khối lượng lớn.
- Thanh toán tiền ngay: Từng khu vực khác nhau, giá phí vận chuyển là khác nhau.
+ Đối với khách hàng ở xa sẽ được khấu trừ nhiều. Khách hàng tới Công ty lấy hàng và giao hàng tại kho của Công ty thì chi phí vận chuyển được tính vào giá bán của sản phẩm sau đó khách hàng mới thực hiện thanh toán không đồng thời với nhau.
+ Đối với khách hàng ở vùng sâu vùng xa sẽ có chính sách trợ giá.
+ Đối với khách hàng ở gần sẽ được khấu trừ ít hơn. Người mua nhận sản phẩm ở kho, chi phí vận chuyển do người mua chịu. Với khách hàng này, cũng có trường hợp sau khi nhận sản phẩm một thời gian mới thực hiện thanh toán.
+ Đối với khách hàng mới có quan hệ mua bán lần đầu tiên, hay có quan hệ không thường xuyên với Công ty thì kế toán có thể áp dụng thể thức thanh toán trực tiếp và ứng trước tiền hàng.
Công ty luôn mở rộng thị trường để cạnh tranh và luôn có chính sách phù hợp với khách hàng.
III- KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ THÀNH PHẨM:
1) Kế toán doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng là số tiền mà doanh nghiệp thu được hoặc được quyền thu tiền về số thành phẩm đã cung cấp cho khách hàng. Việc xác định đúng đắn thời điểm tiêu thụ và có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp nắm bắt được doanh thu thực sự của mình, quyền lợi của doanh nghiệp với số thành phẩm đã chuyển đi đó. Ngoài ra tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế của doanh nghiệp mà doanh thu bán hàng có thể bao gồm hoặc không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Hiện tại Công ty cổ phần pin Hà Nội đang thực hiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ, các mặt hàng của công ty đều chịu thuế xuất 10%.
2) Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 632 giá vốn hàng bán
- Tài khoản 511- doanh thu bán hàng
- Tài khoản 131- phải thu của khách hàng.
- Tài khoản 111- Tiền mặt.
- Tài khoản 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
* Sổ kế toán:
Căn cứ vào các phương thức bán hàng, kế toán định khoản và ghi sổ theo các định khoản khác nhau, kế toán thành phẩm Công ty sử dụng sổ cái TK 511 để quản lý và theo dõi doanh thu bán hàng trong tháng và sổ theo dõi công nợ để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty. Cuối tháng số liệu tổng hợp được thực hiện trên bảng kê số 11 - Bảng cân đối số phát sinh công nợ.
3) Sơ đồ trình tự ghi sổ theo dõi:
Chứng từ
Bảng kê phải thu của khách hàng
Sổ chi tiết công nợ từng khách hàng
Bảng kê số 11
Bảng cân đối phát sinh công nợ
4) Trình tự hạch toán:
Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng, thu được tiền ngay tại thời điểm giao hàng kế toán ghi định khoản và kèm theo với hoá đơn giá trị gia tăng là phiếu thu, Vào bảng kê hoá đơn bán hàng của từng người.
Đơn vị: Pin-HN
TT-Văn Điển-T.Trì
PHIẾU THU
Quyển số…
Số: 500
Mã số 01-TT
(QT 1141-TC/QĐ/TĐKT-BTC)
Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Cúc ( K405).
Địa chỉ: Hà Nội
Lý do nộp: Nộp tiền Pin
Số tiền: 23.388.816đ ( Viết bằng số)
Kèm theo hoá đơn giá trị gia tăng, chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền: (Viết bằng chữ): Hai mươi ba triệu, ba trăm tám tám ngàn, tám trăm mưới sáu đồng).
Ngày 04 tháng 2 năm 2005
Thủ trưởng đơn vị KT trưởng Người lập biểu Người nộp
(ký tên đóng dấu) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Ngoài ra đi kèm với phiếu thu là hoá đơn bán hàng. Hàng ngày kế toán tiêu thụ phải căn cứ trên các phiếu thu, các hoá đơn thuế giá trị gia tăng để vào bảng kê hoá đơn bán hàng cho từng khách hàng.
BẢNG 10
BẢNG KÊ SỐ 10: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG.
Từ ngày 1 tháng 2 năm 2005 đến 28 tháng 2 năm 2005
Chứng từ
Diễn giải
Mã
Mã kho
Số
Giá
Doanh
Ngày
Số
BP
Mã NX
Lượng
Bán
Thu
3/2
HĐ 57131
Cty TM Cầu Giấy(K809)
Mua Pin:
TP 004-R20S
TP 005-R20C
TP 001-R6P
KTP
131
cái
cái
cái
1.920.000
960.000
14.400.000
918
928
419
1.762.000.560
881.280.000
6.033.600.000
Tiền hàng:
Thuế GTGT:
Tổng cộng:
8.676.880.560
867.688.056
9.544.568.616
04/2
HD61201
Nguyễn Thị Cúc(K405)
Mua Pin:
TP 004-R20S
TP 005-R20C
TP 001-R6P
KTP
131
cái
cái
cái
5.760.000
960.000
36.000.000
918
928
419
5.287.680
890.888
150.084.000
Tiền hàng:
Thuế GTGT:
Tổng cộng:
21.262.560
2.126.256
23.388.816
6/02
HĐ57186
Vũ thị Khánh(K200)
Mua pin:
TP004-R20S
TP005-R20C
TP001-R6P
KTP
131
cái
cái
cái
2.018.000
134.000
11.540.000
918
928
409
1.852.524.000
124.352.000
4.835.260.000
Tiền hàng:
Thuế GTGT:
Tổng cộng:
6.812.136.000
681.213.600
7.493.349.600
…
…
…
…
…
…
…
Trong đó thành phẩm: 5927.335.586
Vật tư: 13.718.152
Phế liệu : 2.270.000
Cho thuê mặt bằng: 3.818.182
Tổng tiền hàng
Tổng thuế GTGT:
Tổng tiền phải thu
5947.141.920
588.861.177
6536.003.097
Cuối tháng tổng doanh thu bán hàng trên bảng kê hoá đơn bán hàng được đối chiếu với số liệu trên cột tổng doanh thu của báo cáo chi tiết theo mặt hàng. Số liệu tổng doanh thu ở hai bảng này, phải bằng nhau (tổng doanh thu bán hàng = 5.947.141.920 )
Bảng 11:
BÁO CÁO CHI TIẾT THEO MẶT HÀNG
Từ ngày 1/2 đến ngày 28/2/2005
Số
TT
Mã
VT
Tên vật tư
đvt
Số
Lượng
Doanh
thu
1
PL001
Sắt vụn các loại
Kg
850
850.000
2
PL002
Giấy vụn các loại
Kg
1.420
1.420.000
3
TP001
Pin R6P
Cái
3.667.064
1.496.252.400
4
TP002
Pin LR6
Cái
384
540.000
5
TP003
Pin R14
Cái
35.610
23.931.360
6
TP004
Pin R20S
Cái
2.918.784
2.623..091.520
7
TP005
Pin R20C
Cái
849.358
757.161.600
8
TP006
Pin R20C xanh
Cái
1.121.122
988.905.600
9
TP007
Pin R40
Cái
3.180
26.780.820
10
TP008
Pin BT0
Bình
98
3.234.000
11
TP009
Pin P02
Bình
114
2.508.000
12
TP014
Nước
Bình
4.930.286
13
TS011
Cho thuê mặt bằng
m
3.818.182
14
VLC005
ống kẽm R20
Kg
60
22.620
15
VLC012
Mũ đồng R20
Cái
60
1.140
16
VLC042
Bột MnO2 Hà Tuyên
Kg
11.660
9.328
17
VLC068
Nắp nhựa R20PS
Cái
60
852
18
VLC075
Nắp giấy tẩm hồ
Kg
60
540
19
VLC086
Nhựa thông
Kg
200
1.400
20
VLC087
Nhựa đường nấu xi
Kg
500
2.050.000
21
VLC093
Chỉ R20
Kg
30
900.000
22
VLC099
Bao than
Cái
60
15.000
Tổng cộng:
5.947.141.920
Trong đó: Thành phẩm = 5.927.335.586
Vật tư = 13.718.152
Phế liệu = 2.270.000
Cho thuê mặt bằng = 3.818.182
Tổng cộng: = 5.947.141.920
Để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng với công ty, kế toán sử dụng sổ chi tiết công nợ lập chi tiết cho từng hoá đơn.
Bảng 12:
SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ
TK 131
Khách hàng: Nguyễn Thị Cúc (K405)
Từ 1/2 đến ngày 28/2/2005
Dư đầu kỳ: 6.470.058.588
c.từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
01/2
PT1199
Nộp tiền pin HĐ 21899 + HĐ 2105
1111
8.512.125
HĐ 21905
Mua pin
5112
18.001.200
3331
1.800.120
2/2
PT 1209
Nộp tiền pin HĐ 21915
1111
6.614.520
HĐ 21915
Mua pin
5112
60.132.000
3331
6.013.200
3/2
PT 1214
Nộp tiền pin HĐ 21924
1111
14.978.700
5112
13.617.000
3331
1.361.700
4/2
PT500
Nộp tiền pin HĐ51129
1111
23.388.816
8/2
PT1240
Nộp tiền pin
1111
6.959.172
5112
2.751.480
3331
275.148
….
`…
.
..
….
Tổng phát sinh
6539401497
6074661882
Dư cuối kỳ
6934798203
Sổ chi tiết công nợ được mở cho cả tháng và chi tiết cho từng khách hàng. Hằng ngày khi có các chứng từ liên quan tới việc bán hàng và công nợ giữa khách hàng và công ty kế toán phản ánh vào sổ chi tiết công nợ trên. Cuối tháng kế toán tính tổng số phát sinh nợ và số phát sinh có, và xác định số dư cuối kỳ làm cơ sở để vào nhật ký chứng từ số 8.
Bảng kê số 11: bảng cân đối phát sinh công nợ
Đây là bảng kê tập hợp tình hình thanh toán của khách hàng với công ty, sổ được lập vào cuối tháng
Bảng 13: bảng kê số 11(xem trang bên)
Từ bảng kê bán hàng và bảng cân đối phát sinh công nợ kế toán có thể làm căn cứ để lập ra các khoản còn phải thu của khách hàng qua sổ chi tiết số 4- "phải thu của khách hàng" (TK 131)
Bảng 14: Sổ chi tiết số 4(xem trang bên)
* Trường hợp hàng xuất gửi bán qua đại lý, phải có phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Để theo dõi một cách chặt chẽ tình hình tiêu thụ thành phẩm của công ty qua đại lý, từ đó mà có các hình thức trả hoa hồng cho người nhận đại lý.
IV. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU:
Thành phẩm của công ty khi nhập kho phải qua kiểm tra chất lượng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới được phép nhập kho. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kho thành phẩm của công ty được bảo quản kỹ, thường xuyên kiểm tra, đảo hàng phòng chống hư hại. Do đó các khoản giảm trừ doanh thu của công ty do hàng bán bị trả lại, do chất lượng kém là không có. Ngoài ra đây là mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và công ty chưa xuất khẩu được thành phẩm của mình ra các nước lớn nên không chịu thuế xuất khẩu. Do vậy tại công ty chỉ có khoản giảm trừ doanh thu duy nhất là chiết khấu bán hàng (tức khuyến mại). Cụ thể là: để khuyến khích khách hàng mua hàng của công ty, khi khách hàng trả tiền trước thì công ty có hình thức khuyến mại. Các khoản chiết khấu bán hàng được tính cho từng hợp đồng và được trừ trực tiếp vào tiền mua của khách. Khách hàng chỉ phải nộp số tiền đã trừ đi khoản khuyến mại và kế toán ghi doanh thu bán hàng theo số tiền thực thu của khách. Như vậy khuyến mại được trừ vào doanh thu của từng hoá đơn chứ không phản ánh vào TK 521.
Dưới đây là bản chiết khấu khuyến mại một số mặt hàng pin của công ty.
Bảng 15 Bảng chiết khấu một sô mặt hàng pin
TT
Loại pin
đơn vị tính
Chiết khấu áp dụng cho
Đại lý tiền ngay
Đại lý trả chậm
1
PIN R20
đồng/chiếc
20
15
2
Pin R6P
đồng/chiếc
12
10
3
Pin R14
đồng/chiếc
16
14
4
Pin R40
đồng/chiếc
15
13
5
Pin BTO,PO2
1% tính trên giá thanh toán
6
Pin kiềm LR6
Có quy chế cụ thể
Cùng với khoản chiết khấu là một số các khoản khác cũng làm giảm doanh thu của công ty như tiền thưởng tiền phạt đối với khách hàng… Khi đó kế toán lập biểu chi, phiếu chi, phiếu thu và ghi vào nhật ký chứng từ số 1 hoặc bảng kê số 1
V. KẾ TOÁN GIÁ VỐN BÁN HÀNG: (THIẾU)
VI. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:
1) NỘI DUNG CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.
a- Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là một khoản chi phí khá lớn của Công ty, đối với khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, chi phí vận chuyển hàng hoá kế toán công ty gửi trực tiếp vào giá bán sản phẩm của khách hàng. Chi phí bán hàng của Công ty bao gồm rất nhiều khoản như sau:
- Khuyến mại
- Công tác phí
- Chi phí bảo quản xe
- Chi phí quảng cao
- Cung độ xe
- Xăng dầu vận chuyển
- Lương bán hàng
- Bảo hành các loại
- Hội chợ triển lãm
- Sửa chữa tài sản cố định (SC ô tô)
- Chi phí nhân viên bán hàng
- Chi phí bao bì vật liệu
- Bảo hiểm xã hội
- Chi phí vận chuyển bốc dỡ
b- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản sau:
- Khấu hao TSCĐ
- Dự phòng phải thu khó đòi
- Chi phí hành chính
- Công tác phí
- Văn phòng phẩm
- Tiếp khách
- Cung độ xe
- Xăng dầu
- Tàu xe , phép
- Bồi dưỡng độc hại
- Sửa chửa TSCĐ.
- Thuốc cho tai nạn LĐ
- Chăm sóc cây
- Vệ sinh môi trường
- Tiền điện thoại
- Cơm công nghiệp
- Phí chuyển tiền
- Chi phí bằng tiền khác
2- TÀI KHOẢN SỬ DỤNG:
TK 641 - Chi phí bán hàng
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 152 - Nguyên vật liệu
TK 153 - Công cụ , dụng cụ
TK 334 - Phải trả CNV
TK 111 - Tiền mặt
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
TK 214 - Khấu hao TSCĐ
TK 338 - Phải trả phải nộp khác
TK 155 - Thành phẩm
TK 3337- Thuế nhà đất
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3-SỔ KẾ TOÁN.
Kế toán sử dụng bảng kê số 5 - " Bảng kê tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và sổ cái các tài khoản 641, 642.
Căn cứ để lập bảng kê số 5: Để lập được bảng kê này kế toán phải căn cứ rất nhiều vào các bảng biểu liên quan đến từng tài khoản trên bảng kê số 5. Riêng phần khấu hao TSCĐ kế toán công ty không lập bảng phân bổ khấu hao riêng mà phân bổ dần vào chi phí. Căn cứ vào các bảng biểu, sổ sách sau:
- Nhật ký chứng từ số 1 (bảng 18)
- Nhật ký chứng từ số 2 (bảng 19)
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (bảng20) sổ cái TK 334 (bảng 24)
- Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ (bảng17), bảng kế số 3.(bảng 16)
Sau khi lập được bảng kê số 5 đến cuối tháng kế toán tổng hợp sẽ tiến hành nhập số liệu về chi phí bán hàng và chi phí QLDN trên sổ NKCT số 8- xác định kết quả bán hàng, rồi vào sổ cái TK641,TK642.
Ä PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM- TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
1. Nhận xét chung
Từ khi thành lập, xây dựng và phát triển đến nay, trải qua 40 năm thành lập và hoạt động, Công ty cổ phần pin Hà Nội không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Trong quá trình phát triển công ty đã đạt được những thành công nhất định, có nhiều bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song cũng gặp không ít những khó khăn, đặc biệt khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế và hạch toán kinh doanh của công ty, góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị trí của công ty trong nền kinh tế.
Ngày nay công ty đã xây dựng được một bộ máy quản lý khoa học và chặt chẽ, lựa chọn những cán bộ có trình độ nghiệp vụ vững, có tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy kế toán của công ty về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán, phản ánh với giám đốc tình hình vật tư, lao động, tiền vốn, thu nhập, xử lý cung cấp các thông tin và các quá trình kế toán diễn ra trong công ty. Việc sắp xếp và bố trí nhân sự của phòng tài chính kế toán là phù hợp với yêu cầu và trình độ của đội ngũ cán bộ.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh gay gắt với nhau, nhưng nhờ sự vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường nên công ty đã đạt được những thành tích trong sản xuất, đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao.
- Về khoa học công nghệ: công ty đã đổi mới dây truyền công nghệ, hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất pin R20S theo công nghệ giấy tẩm hồ với chi phí hợp lý và chất lượng cao hơn so hẳn so với sản phẩm pin R20S, năm 2005 công ty đã sản xuất và tiêu thụ 8 triệu sản phẩm pin R20C. Phấn đấu năm 2006 sẽ nâng sản lượng này lên 3-4 lần, tạo tiền đề cho việc thực hiện và rút ngắn lộ trình khoa học công nghệ năm 2006- 2010.
- Về sản xuất: năng lực sản xuất tương đối ổn định và đồng bộ, hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường ở mức độ cao hơn.
- Về xuất khẩu: công ty đã bước đầu xác lập được việc xuất khẩu pin sang thị trường Lào, Campuchia và tìm kiếm thị trường Tiệp Khắc.
Nhìn chung các sản phẩm chủ yếu và thông dụng như pin R20, R6P về cơ bản các sản phẩm do các đơn vị trong nước sản xuất đã chiếm lĩnh được thị trường và được thị trường chấp nhận về giá cả và chất lượng, không phải cạnh tranh với pin ngoại, kể cả pin Trung Quốc cũng chỉ còn số lượng rất nhỏ Pin R6. Song các sản phẩm pin cao cấp thị trường tiêu thụ còn rất nhỏ bé.
Tác động lớn nhất của thị trường đến kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất pin vẫn là sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, cơ chế khuyến mại giữa các công ty sản xuất. Do cạnh tranh dẫn đến giá bán trên thị trường diễn ra và thay đổi từng tháng, theo chiều hướng giá bán thực tế ngày càng giảm, giá năm sau thấp hơn năm trước, tháng sau thấp hơn tháng trước, hiệu quả sản xuất kinh doanh tích luỹ được.
Cùng với những ưu điểm của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm trên mà công ty đã đạt được còn có những hạn chế công ty cần phải cải tiến, hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu của công tác quản lý. Cụ thể những mặt hạn chế đó như sau:
+ Công tác điều hành sản xuất chưa phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị phục vụ sản xuất, nhiều lúc chưa phục vụ kịp thời, chưa đáp ứng được cho sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tiến độ thực hiện…
+ Công tác quản lý chưa thực sự đi vào nề nếp, một số quy định về quản lý chưa thực hiện nghiêm túc, đôi khi còn bỏ qua gây ảnh hưởng tới hiệu quả chung.
+ Chi nhánh của công ty đặt tại Đà Nẵng không phát huy được hiệu quả và đã đi đến giải thể.
+ Tỷ lệ gián tiếp còn quá cao mà vẫn chứa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
- Về hiệu quả: củng cố lại công tác hạch toán nội bộ của công ty cho đến các phòng ban phân xưởng để triển khai đến các tổ, các bộ phận, giải quyết dứt điểm từng tháng hoặc quý. Xây dựng lại cơ chế thưởng phạt cho việc tăng hoặc giảm chi phí được giao theo nguyên tắc.
Giám đốc thưởng phạt cho các đơn vị trưởng đơn vị căn cứ vào sự đóng góp của các thành viên để thưởng hoặc phạt theo cơ chế được xây dựng và theo đại hội công nhân viên chức của đơn vị và công ty.
Tiếp tục phấn đấu để giảm phế phẩm cũng như pin đổi lại của khách hàng.
- Về công tác tiêu thụ: Bên cạnh những mặt trên thì công tác tiêu thụ, mở rộng thị trường cũng được công ty đặc biệt chú trọng, với sự cố gắng và nhạy bén, bộ phận kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm cũng đã cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ của mình. Việc vận dụng chế độ kế toán để tổ chức công tác kế toán thành phẩm và bán hàng đã phù hợp với điều kiện thực tế của công ty, góp phần đơn giản hoá trong việc tính toán đã giúp cho kế toán giảm bớt được khối lượng công việc nhưng vẫn đảm bảo theo dõi chặt chẽ tình hình biến động vật tư, tiền vốn. Giám sát thị trường tiêu thụ hàng tháng, để kịp thời có biện pháp điều chỉnh phương thức, cơ chế tiêu thụ cho phù hợp. Phân tích và đánh giá kỹ thị trường tiêu thụ các loại pin, tìm cách đẩy mạnh sản lượng pin R6, giữ vững và ổn định thị trường pin R20, củng cố lại thị trường pin R14, xây dựng phương án tiêu thụ pin LR6. Phương thức tiêu thu linh hoạt, phù hợp với thị trường từng vùng, từng tháng, trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả cao nhất cho công ty và đem lại quyền lợi cao nhất cho khách hàng trong điều kiện có thể của công ty.
Tuy nhiên thực tế kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của công ty vẫn còn một số tồn tại cần được xem xét và hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý. Cụ thể những mặt hạn chế đó như sau:
Công tác điều hành sản xuất chưa phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị phục vụ sản xuất, nhiều lúc chưa phối hợp kịp thời, chưa đáp ứng được sản xuất gây ảnh hưởng đến năng suất lao động hiệu quả sản xuất, tiến độ thực hiện.
- Về công tác quản lý: củng cố lại công tác quản lý từ công ty đến các phòng ban, phân xưởng đi vào nề nếp hơn, hoàn thiện và áp dụng chính thức hệ thống quản lý ISO cho toàn công ty.
2. Nhận xét cụ thể:
Công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty được tiến hành dựa trên đặc điểm tình hình thực tế của công ty và vận dụng sáng tạo chế độ kế toán hiện hành.
+ Trước hết, công ty đã có sự quan tâm đúng mức tới chế độ kế toán thành phẩm và quản lý thành phẩm của công ty đang được hoàn thiện. Công tác quản lý thành phẩm cũng được đánh giá cao qua việc xác định đúng đắn rõ ràng quy chế, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý thành phẩm, tránh nhầm lẫn, hao hụt, mất mát, hư hại. Kho thành phẩm được bố trí khoa học, hợp lý đảm bảo quản lý cho từng thứ, từng loại thành phẩm thuận tiện cho việc nhập xuất hàng.
+ Việc sử dụng hệ thống chứng từ, trình tự ghi chép đảm bảo chứng từ lập ra có cơ sở thực tế và pháp lý, giúp công ty quan sát tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm kịp thời, cung cấp thông tin kinh tế cần thiết cho bộ phận liên quan.
- Việc lập các liên chứng từ: phiếu nhập kho 3 liên, hoá đơn GTGT 3 liên là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin ở công ty.
+ Việc đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán giúp kế toán thực hiện ghi sổ hàng ngày khi chưa có giá thực tế đáp ứng yêu cầu ghi chép kịp thời của kế toán.
Công tác bán hàng ở công ty nhìn chung tương đối hợp lý. Với mạng lưới đại lý khắp nơi trong cả nước, công ty thường xuyên cử cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao tiếp cận với thị trường nhằm đẩy mạnh tốc độ bán hàng, mặt khác công ty đã tổ chức những lớp huấn luyện cho các cán bộ kế toán công ty. Việc định giá bán tương đối sát với thị trường, vừa đảm bảo tiêu thụ hằng ngày, vừa phục vụ kinh doanh có lãi.
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty vẫn còn những mặt tồn tại nhất định.
a. Về kế toán chi tiết thành phẩm
Công ty hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song và do nghiệp vụ xuất kho diễn ra thường xuyên nên công ty sử dụng giá hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ nhập xuất kho thành phẩm, cuối tháng mới tính chuyển sang giá thực tế để xác định giá vốn thực tế của thành phẩm xuất bán.
Có thể thấy rằng kế toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song là chưa hoàn toàn hợp lý. Bởi việc ghi chép này còn trùng lặp cả về chỉ tiêu số lượng và chất lượng làm cho khối lượng công việc kế toán lớn, mất thời gian và dồn vào cuối tháng. Trong khi đó số lượng thành phẩm ở công ty tương đối nhiều mà với việc sử dụng giá hạch toán kế toán dễ dàng xác định được giá trị thành phẩm nhập xuất kho theo từng loại thành phẩm để từ đó ghi vào bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất. Nhưng thực tế sau khi đã lấy các phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT về kế toán không tổng hợp giá trị thành phẩm nhập xuất theo từng loại thành phẩm ghi vào bảng luỹ kế nhập, bảng luỹ kế xuất. Mà ghi vào sổ chi tiết theo mặt hàng rồi đến cuối tháng mới tổng hợp số liệu để ghi vào báo cáo nhâp – xuất - tồn thành phẩm.
b. Về chiết khấu bán hàng
Đây là khoản tiền thưởng cho khách hàng khi mua với số lượng nhiều và trả tiền ngay hoặc những khách hàng mua xuyên nhưng có mức dư nợ thấp, giúp công ty thu được tiền mua hàng nhanh chóng hơn, thúc đẩy tăng doanh thu, khuyến khích việc mua hàng ở công ty. Khoản tiền này thông thường phát sinh trong tháng là không nhiều. Tuy nhiên việc kế toán công ty trừ trực tiếp vào chi phí bán hàng (TK 641) là chưa phù hợp vì như thế sẽ không thể theo dõi được chặt chẽ khoản phát sinh từ khâu này. Do đó kế toán nên hạch toán riêng vào TK 811- chi phí hoạt động tài chính. Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
c. Kế toán xác định kết qủa kinh doanh.
Việc lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty kế toán lập 6 tháng một lần, còn cuối mỗi tháng theo dõi số lãi, lỗ trên bảng nhật ký chứng từ số 8, phần ghi đối ứng giữa TK 421 với TK 911, không tiến hành phân bổ chi phí bán hàng, chi phí QLDN cho các thành phẩm tiêu thụ trong tháng để xác định kết quả kinh doanh của từng loại thành phẩm. Điều này làm cho ban giám đốc và những bộ phận liên quan nhận thông tin không thể biết được kết quả kinh doanh của từng loại pin để đề ra quyết định quản lý cho phù hợp và chính xác. Kế toán cần xác định kết quả riêng của từng loại thành phẩm và phản ánh vào sổ chi tiết TK 911- xác định kết quả kinh doanh để thuận tiện hơn cho công tác quản lý. Tuy nhiên ở Công ty cổ phần pin Hà Nội, chủng loại thành phẩm không phong phú, (chỉ có 9 loại pin) nhưng số lượng mỗi loại tương đối nhiều nên việc xác định kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng cũng chưa cần thiết. Theo tôi, công ty nên phân loại ra những loại pin thiết yếu nhất, số lượng sản xuất tiêu thụ nhiều nhất thì lập và xác định kết quả riêng cho từng loại đó như pin R20S, R6P, R14. Còn các loại pin ít thông dụng hơn như pin BTO, PO2…thì có thể xác định kết quả kinh doanh chung với nhau. Làm như vậy vừa đảm bảo công việc kế toán không phức tạp, vừa giúp kế toán theo dõi được chặt chẽ doanh thu, cung cấp những thông tin cần thiết cho quản lý.
- Ngoài ra phần kế toán doanh thu, kế toán công ty lập bảng kê số 10 nhưng lại không phản ánh TK 157 theo quy định kế toán mà chỉ là bảng kê hoá đơn bán hàng, tức là theo dõi về doanh thu và thuế, số còn phải thu của khách hàng như vậy là không đúng quy tắc kế toán và không theo dõi được trữ lượng hàng gửi đi bán.
- Cuối tháng để tính giá thành thực tế của thành phẩm xuất bán là cơ sở số liệu để xác định kết qủa kinh doanh sau này, kế toán sử dụng bảng kê số 9- Bảng tính giá thành thực tế thành phẩm. Nhưng lại lập cho 6 tháng 1 lần, như vậy để muốn tính giá thành thực tế của mỗi thành phẩm ở mỗi tháng là không chính xác và tiện lợi. Từ đó cũng ảnh hưởng tới việc xác định giá hạch toán của mỗi tháng. Không xác định được giá vốn của hàng bán ra thông qua bảng kê đó để có số liệu ghi vào nhật ký chứng từ số 8
- Nợ TK 632 để xác định giá vốn của hàng xuất bán
Có TK 155
- Nợ TK 911 để xác định kết quả bán hàng
Có TK 632
d. Việc sử dụng hệ thống sổ kế toán.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, với sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết làm giảm khối lượng công việc kế toán, tránh tình trạng ghi chép trùng lặp, thực hiện công việc kiểm tra đối chiếu đều đặn trong tháng. Song việc sử dụng hình thức này ở công ty về hệ thống sổ sách không đúng quy định về mẫu sổ trong hình thức kế toán NKCT. Cụ thể là về "bảng cân đối phát sinh công nợ", công ty sử dụng bảng này thay cho sổ chi tiết TK 131 nhằm theo dõi tình hình thanh toán giữa công ty với khách hàng là chưa phù hợp với quy định kế toán cũng như nội dung phản ánh của sổ. Bảng này chỉ đơn thuần theo dõi số đã trả, số khách hàng còn nợ công ty trên một bảng mà chưa theo dõi được các khoản phát sinh liên quan đến bán hàng như: hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, tiền thưởng phạt… từ đó gây ảnh hưởng khó khăn cho việc kiểm tra tình hình thanh toán giữa công ty với khách hàng. Mặt khác công ty cũng không lập sổ theo dõi công nợ cho khách hàng thường xuyên và họ mua với số lượng lớn. Vì vậy kế toán thành phẩm phải thu của khách hàng cùng với sổ chi tiết TK 131
II. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THU THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
Qua phần nhận xét trên có thể thấy thực trạng công tác quản lý thành phẩm, hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty không tránh khỏi những mặt còn tồn tại. Vận dụng những kiến thức kế toán đã được học, cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần pin. Các ý kiến riêng biệt sẽ thống nhất để đạt được mục đích chung là:
- Thực hiện tốt công tác kế toán nói chung, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của thành phẩm về số lượng và giá trị.
- Tính toán được chính xác hơn kết quả lỗ lãi cho từng loại thành phẩm để cung cấp thông tin cho quản lý và chỉ đạo sản xuất.
*ý kiến 1: về việc tổ chức ghi chép trên sổ kế toán.
Kết quả kinh doanh của công ty tính được trong tháng chỉ là kết quả tổng cộng của tất cả các hoạt động bán hàng, hoạt động bất thường và hoạt động tài chính. Trong đó kết quả hoạt động bán hàng bao gồm kết quả tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cơ bản và dịch vụ vật liệu xây dựng. Để phục vụ cho công tác quản trị kinh doanh trong công ty thì công ty cần phải xác định được kết quả kinh doanh cụ thể của từng loại thành phẩm. Từ đó mới tính toán được hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty một cách cụ thể chi tiết. Để thực hiện được doanh nghiệp có thể lập sổ chi tiết số 3 (TK 911) của từng loại (tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cơ bản, dịch vụ vật liệu xây dựng), chi phí bán hàng phân bổ trực tiếp cho thành phẩm, cho các đối tượng phải chịu chi phí. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp phần kết chuyển vào TK 911 phân bổ theo chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Cụ thể chi phí được phân bổ như sau:
Chi phí phân bổ cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh
=
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất của mỗi loại hoạt động
x
Tổng chi phí trong kỳ
Tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
Do vậy để đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ vật tư, tiền vốn của công ty thì công ty cần phải có cách thức hạch toán sao cho có thể xác định được kết quả của từng loại hoạt động đến từng thành phẩm cụ thể
* ý kiến 2: Đối với khoản tiền thưởng phạt cho khách hàng.
Khi khách hàng mua với số lượng nhiều, mua thường xuyên phải trả tiền ngay công ty có hình thức chiết khấu cho khách hàng. Mục đích của việc làm này là khuyến khích khách hàng mua hàng của công ty, và thanh toán tiền nợ cho công ty. Tuy nhiên đây là khoản phát sinh ngoài hoá đơn không phải khoản tiền công ty giảm cho khách vì hàng bị kém phẩm chất quy cách. Do vậy kế toán công ty hạch toán trực tiếp vào chi phí bán hàng TK 641 là chưa đúng và không được hợp lý nó sẽ làm cho chi phí bán hàng lớn.
Theo tôi, với mục đích của công ty khoản tiền này phải được hạch toán vào TK 811- chi phí hoạt động tài chính. Khi nghiệp vụ này phát sinh trong tháng kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 1 hoặc sổ chi tiết thanh toán của khách hàng. kế toán có thể hạch toán như sau:
Nợ TK 811
Có TK 111,131
Mặt khác kế toán cũng nên lập sổ chi tiết TK 911 theo tháng để theo dõi về thành phẩm và sau đó vào sổ chi tiết TK 911 xác định kết quả kinh doanh cho từng loại pin
* ý kiến 3: đối với thành phẩm gửi đi tiêu thụ (đại lý) theo phương thức này, khi xuất thành phẩm công ty chưa xác định tiêu thụ mà chỉ khi nào người mua đã thanh toán mới xác định là tiêu thụ. Như vậy đã phát sinh nghiệp vụ gửi hàng. Vấn đề đặt ra là đòi hỏi kế toán phải theo dõi tình hình hàng gửi đi theo từng hóa đơn từng khách hàng và tình hình thanh toán cho từng hoá đơn.
Thực tế tại Công ty cổ phần pin Hà Nội, việc theo dõi hàng gửi đi tình hình thanh toán không được thể hiện trên TK 157- hàng gửi đi bán
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty, theo dõi tình hình hàng hoá gửi đi, tình hình thanh toán cho khách hàng, từng chứng từ thanh toán, xác định cho từng hoá đơn. Tôi có ý kiến như sau:
Khi công ty xuất hàng gửi cho khách hàng theo hợp đồng, kế toán phản ánh giá vốn hàng gửi đi.
Nợ TK 157
Có TK 155
Khi số hàng gửi đi được xác định là tiêu thụ, kết chuyển giá vốn sang TK 632:
Nợ TK 632
Có TK 157
Đồng thời kế toán mở bảng kê số 10 cho TK 157 để theo dõi chi tiết hàng gửi bán với nguyên tắc: theo dõi cho từng khách hàng, từng hoá đơn từ khi phát sinh cho đến khi xác định là tiêu thụ theo hai chỉ tiêu: số lượng và giá trị. Thực hiện việc kết hợp theo dõi thanh toán với từng khách hàng trên bảng kê 10, bảng kê 10 được mở cho từng khách hàng. Đồng thời kế toán có thể theo dõi doanh thu bán hàng của từng tháng. Căn cứ để lập bảng kê 10 là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và các chứng từ thanh toán.
phương pháp lập bảng kê 10
Phần ghi: Nợ TK 157
Có TK 155
Căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho kế toán ghi vào cột số lượng pin đã xuất gửi đi, đồng thời ghi vào cột thành tiền theo giá bán số tiền trong hoá đơn. Cuối kỳ căn cứ vào giá tiêu thụ hàng hoá xuất kho được tính vào cột giá tiêu thụ phần ghi có TK 155- Nợ TK 157
Phần ghi có TK 157 căn cứ vào các chứng từ thanh toán theo từng hoá đơn gửi đi, kế toán tiến hành kết chuyển từ phần ghi nợ TK 155 sang phần ghi có TK 157 theo đúng dòng cột.
+ Phần thanh toán: căn cứ vào các chứng từ thanh toán kế toán tiến hành ghi vào các cột tương ứng theo nguyên tắc thanh toán cho hoá đơn nào thì ghi cùng dòng với hóa đơn đó.
Số liệu ở cột giá tiêu thụ phần ghi nợ và phần ghi có TK 157 là cơ sở để thực hiện hạch toán trên TK 157.
Với cách mở và ghi chép như bảng kê 10 đã nêu có tác dụng giảm bớt sổ kế toán mà đảm bảo theo dõi tình hình hàng hoá gửi đi, tình hình thanh toán cho từng khách hàng, từng chứng từ thanh toán. Tuy nhiên bảng kê 10 mở theo nội dung và kết cấu như vậy là hơi dài, song theo tôi nó phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.
* ý kiến 4: về khoản khấu hao tài sản cố định : kế toán công ty không lập bảng kê khấu hao tài sản cố định mà chỉ phân bổ trực tiếp vào chi phí. Theo tôi công ty nên lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định riêng để dễ dàng theo dõi chặt chẽ về hao mòn của các loại tài sản cố định trong công ty theo từng năm, đánh giá cho đúng giá trị còn lại. Từ đó công ty mới giám sát được sự thay đổi theo thời gian của các loại tài sản mà có những kế hoạch, có những khoản tiền nhất định, khoản khấu hao này, tránh gây ra những tổn thất hao hụt bất ngờ từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiến độ sản xuất kinh doanh của công ty.
LỜI KẾT
Trên đây là toàn bộ chuyên đề tốt nghiệp, đề tài "Hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội"
Trong thời gian thực tập kết hợp với nghiên cứu lý luận, tôi nhận thấy để cho kế toán phát huy được vai trò trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và đôn đốc một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản và tiền vốn của công ty ở mỗi khâu của quá trình sản xuất, nhằm cung cấp thông tin chính xác kịp thời, đầy đủ về sản xuất kinh doanh thì việc hoàn thiện công tác kế toán của công ty là một yêu cầu tất yếu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu, quyết định sự sống còn của công ty. Vì vậy việc tổ chức công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm phải được kiện toàn.
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là một bộ phận không thể thiếu trong công tác kế toán. Nó cung cấp số liệu về việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh. Phản ánh và đôn đốc một cách chính xác kết quả của quá trình sản xuất, kinh doanh, cung cấp thông tin cần thiết kịp thời chính xác cho lãnh đạo công ty, từ đó lãnh đạo có thể ra quyết định phù hợp. Biện pháp kịp thời đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Mặt khác, tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm sẽ phản ánh và giám sát tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó công ty theo dõi được tình hình công nợ, tránh tình trạng thất thoát, ứ đọng vốn, chấp hành đúng chế độ kế toán nhà nước quy định.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần pin Hà Nội, với trình độ còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm thực tế về công tác kế toán sản xuất kinh doanh, tuy bản thân đã hết sức cố gắng song chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những sai sót cả về nội dung và hình thức. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô giáo đặc biệt là cô Phạm Thị Thuỷ cùng với sự giúp đỡ tận tình của nhân viên phòng kế toán Công ty cổ phần pin Hà Nội để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn đến các thầy cô và các cán bộ phòng kế toán Công ty cổ phần pin Hà Nội.
MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu
Phần I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Pin Hà Nội
A. Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
B. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
II. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Phần II. Tình hình kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
A. Hạch toán thành phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội
I. Đặc điểm thành phẩm
II. Tính giá thành phẩm
III. Kế toán chi tiết thành phẩm
IV. Kế toán tổng hợp thành phẩm
B. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Vài nét về công tác tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
II. Các phương thức tiêu thụ tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
III. Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm
1. Kế toán doanh thu bán hàng
2. Tài khoản sử dụng
3. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo dõi
4. Trình tự hạch toán
IV. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
V. Kế toán giá vốn bán hàng
VI. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1 Nội dung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2 Tài khoản sử dụng
Phần III. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm- tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Nhận xét chung về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
1. Nhận xét chung
2.Nhận xét cụ thể
II. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
Lời kết
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên người nhận xét:
Chức vụ:
Nhận xét báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Sinh viên: Lê Thị Mai Phương
Lớp: Kế toán A6 Khoá : 6
Đề tài: Hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Người nhận xét:
(Ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOÁ HỌC
Họ và tên người hướng dẫn: Thạc sỹ Phạm Thị Thuỷ
Nhận xét báo cáo thực tập tốt nghiệp của :
Sinh viên: Lê Thị Mai Phương
Lớp: Kế toán A6 Khoá : 6
Tên đề tài: Hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điểm: - Bằng số: Người nhận xét
- Bằng chữ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội.docx