Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty In tài chính

LỜI MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Trong thời đại ngày nay xu hướng của nền kinh tế Thế giới nói chung và của Nước ta nói riêng là sự Quốc tế hoá và Hợp tác hoá. Nền kinh tế càng được Quốc tế hoá bao nhiêu thì sự cạnh tranh giữa các Quốc gia, các Doanh nghiệp ngày càng trở nên mạnh mẽ bấy nhiêu. Chính vì thế các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đều phải tự tìm cho mình một hướng đi, đó là phải tự tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình và mang lại lợi nhuận cao. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, cơ chế thị trường ngày càng mở rộng thì doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải tìm biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất đồng thời cũng là mối quan tâm của toàn Xã hội. Và Công ty in Tài chính cũng trong khó khăn chung của ngành in, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về thị phần, khoa học công nghệ phát triển lớn mạnh, thì vấn đề tiết kiệm chi phí và hạ giá thành đối với mỗi doanh nghiệp là vấn đề nan giải. Do vậy việc hạch toán chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp tính đủ giá thành sản phẩm, có thể tính chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đó chính là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường từ đó nâng cao lợi nhuận của mình trong sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một đáp án hay cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác kế toấn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em đã mạnh dạn chọn đề tài. “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty In tài chính“. 2/ Mục tiêu của đề tài: - Góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất. - Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính. Trên cơ sở đó nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) phù hợp với điều kiện thực tế ở Công ty trong điều kiên hiện nay. 3/ Phạm vi nghiên cưú: Đề tài tập chung nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính. 4/ Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, để nghiên cứu các vấn đề cụ thể về thực trạng ở Công ty in Tài chính. 5/ Những đóng góp của luận văn: Hệ thống hoá và phân tích một cách khoa học những cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) sản xuất nói chung và sản phẩm Công ty in Tài chính nói riêng. - Trên cơ sở thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính để thấy rõ những tồn tại để có phương hướng hoàn thiện, nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, để hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. 6/ Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phảm ở Công ty in Tài chính. Chương 3: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. Kết luận: Qua quá trình tìm hiểu lý luận và tiếp cận với thực tế để hoàn thiện đề tài này mặc dù Em đã nhận được sự giúp đỡ của Thầy giáo-PGS-TS Lê Gia Lục , các Cô, Chú trong phòng kế toán cùng sự nỗ lực của bản thân nhưng do trình độ có hạn nên bài viết của Em khó tránh được những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được tiếp thu và chân thành cám ơn những ý kiến của các Thầy, Cô giáo để Em có điều kiện bổ xung, nâng cao kiến thức của mình hơn nữa. Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2001 Sinh viên: Đầu Vũ Hoan. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3 I/ Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 3 II/ Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : 4 1/ Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất (CPSX): 4 2/ Khái niệm, phân loaị giá thành sản phẩm (GTSP): 6 III/ Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) trong Doanh nghiệp sản xuất: 7 1/ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và đối tượng tính giá thành sản phẩm (GTSP)\: 7 2/ Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm : 10 IV/ Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14 1/ Tài khoản sử dụng. 14 2/ Kết cấu tài khoản 14 3/ Phương pháp hạch toán. 14 Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty in tài chính. 15 I.Đặc điểm tình hình chung của Công ty in Tài chính: 15 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 15 2.Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty: 16 3.Tổ chức công tác kế toán: 18 II/ Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in tài chính: 19 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) ở Công ty: 20 2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX): 21 3. Tổ chức công tác tính gía thành sản phẩm ở Công ty In tài chính 41 Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. 46 I/ Yêu cầu chủ yếu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. 46 II/ Những phương hướng và ý kiến hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công ty in Tài chính. 46 1/ Ưu điểm 47 2/ Những mặt cần tiếp tục hoàn thiện. 48 3) Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tập.hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. 49 4/ Điều kiện thực hiện các ý kiến hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. 58 Kết luận Tài liệu tham khảo

docx94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty In tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng đó, bảng chấm công, hệ số lương để tính lương của từng nhân viên phân xưởng và lập bảng thanh toán lương cho bộ phận quản lý khác. PHÂN XƯỞNG Lương sản phẩm Số LĐ Lương bình quân trực tiếp PHÂN XƯỞNG CHẾ BẢN 3.870.057 5 Lương BQTT = 93.396.182 225116 PHÂN XƯỞNG ÔP SET 28.468.476 31 PHÂN XƯỞNG SÁCH 17.785.706 24 PHÂN XƯỞNG TEM 13.304.247 23 = 36.597 PHÂN XƯỞNG TYPÔ 16.433.697 20 PHÂN XƯỞNG VI TÍNH 6.570.921 5 PHÂN XƯỞNG XÉN 6.963.078 8 TỔNG CỘNG 93.396.182 116 VD: ở (Bảng kê 13,14) Lương bình quân trực tiếp tháng 6/2001 = 36 597 Anh Hà Ngọc Thanh, bộ phận quản lý khác có hệ số lương là 1,5 và số công làm việc trong tháng là 30 ngày, tháng 6 giám đốc quy định tỷ lệ thưởng cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty là 0,5 Õ Lương của anh Thanh được tính như sau: + Lương gián tiếp = 36 597 5 30 5 1,5 = 1 646 865. + Thưởng trên lương = 1646 865 5 0,5 = 823 433. + Tổng cộng lương = 1646 865 + 823 433 = 2 470 298. Các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ khấu trừ vào lương được tính theo tỷ lệ quy định. Cuối quý, căn cứ vào phiếu kế toán số 08, 09, 10, 11 ở (Bảng kê 9,10,11,1) đã lập, kế toán vào sổ Nhật ký chung, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ chi tiết các TK 6271, 334, 338 (2,3,4) ở (Bảng kê 15). theo định khoản sau: Nợ TK 6271 79 166 722 Có TK 334 77 406 000 Có TK 338 1 760 722 Chi tiết: TK 3382 649 024 TK 3383 980 910 TK 3384 130 788 BẢNG KÊ 15. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH SỔ CHI TIẾT TK 6271. CHI PHÍ NHÂN VIÊN PHÂN XƯỞNG. QUÝ II/2001 Số CT Ngày CT Diễn giải TK Đư PS Nợ PS Có 08 30/06 Trích BHXH 15% lương cấp bậc CBCNV tại Cty 3383 980 910 09 30/06 Trích BHYT 2% lương cấp bậc CBCNV tại Cty 3384 130 788 10 30/06 Trích KPCĐ 2% lương thực tế CBCNV tại Cty 3382 649 024 11 30/06 Tính tiền lương phải trả tại Cty Quý II/2001 334 77 406 000 1 30/06 Kết chuyển chi phí nhân viên phân xưởng 154 79 166 722 Tổng cộng 79 166 722 79 166 722 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc 2.3.2. Kế toán chi phí vật liệu. Mực là một loại NVL chính của Công ty nhưng do mực xuất dùng cho các phân xưởng để sản xuất nhiều loại sản phẩm nên được hạch toán vào CPSXC. Các chi phí về mực, keo dán, vỏ lô nước, cao su, xà phòng, ghim đóng sách, giẻ lau máy, xăng dầu để lau rửa lô máy... được tập hợp vào TK 6272. Việc tính giá vật liệu xuất dùng trong phân xưởng cũng theo phương pháp bình quân gia quyền đã nêu ở phần tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với vật liệu xuất dùng, kế toán cũng căn cứ vào phiếu xuất vật tư để ghi phiếu xuất kho trên máy. Từ phiếu xuất kho, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết các TK liên quan theo định khoản sau: Nợ TK 6272: Chi phí vật liệu phân xưởng. Có TK 15213: Mực. Có TK 1523: Nguyên vật liệu phụ. Do Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên đối với trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẩng cho phân xưởng, kế toán sẽ hạch toán theo định khoản sau: Nợ TK 6272: Giá mua chưa có thuế GTGT. Nợ TK 1331: Thuế GTGT. Có TK 1111: Giá mua ghi trên hoá đơn. Trường hợp mua vật liệu để phục vụ cho việc sửa chữa TSCĐ dùng trong phân xưởng, kế toán cũng tập hợp vào TK 6272 (Bảng kê 16). BẢNG KÊ 16. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH SỔ CHI TIẾT TK 6272. CHI PHÍ VẬT LIỆU. QUÝ II/2001 Số CT Ngày CT Diễn giải TK Đư PS Nợ PS Có .... 726 16/04 Chi mua xích sửa máy L37 1111 3 150 000 778 20/04 Chi mua phụ tùng sửa máy 1111 328 000 877 25/06 Xuất mực xanh Nhật cho máy Đức I 15213 306 000 877 25/06 Xuất mực đen Nhật cho máy Đức I 15213 419 675 877 25/06 Xuất cao su cho máy Đức I 1523 1 072 643 877 25/06 Xuất vỏ lô nước cho máy Đức I 1523 346 372 3 30/06 KC chi phí vật liệu tại Công ty Quý II 154 237 340 790 Tổng cộng 237 340 790 237 340 790 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc 2.3.3. Kế toán chi phí dung cụ sản xuất: Các khoản chi phí về nhiên liệu, phụ tùng thay thế,.. được Công ty hạch toán vào TK 6273. Việc tính giá xuất dùng của các loại này cũng theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập, trường hợp mua ngoài xuất thẳng cho sản xuất cũng được hạch toán tương tự như đối với vật liệu. Định kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu xuất vật tư để ghi phiếu xuất kho, sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết các TK liên quan theo định khoản sau: Nợ TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. Có TK 1523: Nhiên liệu. Có TK 1524: Phụ tùng thay thế. Công ty không sử dụng TK 335, TK 1421 để trích trước hoặc tính dần số đã chi về chi phí sửa chữa TSCĐ, để phân bổ dụng cụ sản xuất xuất một lần có giá trị lớn nên khi các chi phí loại này phát sinh thì được hạch toán thẳng luôn vào TK 6273. VD: Ngày 26/4, tại Công ty phát sinh nghiệp vụ phải trả tiền gia công chế tạo 12 cam định hướng máy in khoản chi phí khá lớn này được hạch toán toàn bộ vào chi phí dụng cụ sản xuất trong kỳ. Ngày 05/6, phát sinh nghiệp vụ xuất vòng bi cho máy FUJI, vòng bi là loại phụ tùng có giá trị tương đối lớn và được xuất một lần nhưng kế toán không sử dụng TK1421 để thực hiện phân bổ dần mà hạch toán thẳng luôn vào TK 6273. Trường hợp mua ngoài xuất thẳng cho sản xuất thì phiếu chi là căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết TK 6273 (Xem minh hoạ ở Bảng kê 17,18). BẢNG KÊ 17. Công ty in Tài chính Phiếu chi Số: 1086 Họ tên: TrầnVăn Thịnh. Địa chỉ: Phòng Kế hoạch. TT Diễn giải TK ghi nợ Số tiền 1 Chi tiền mua dầu hoả cho sản xuất 6273 1 400 000 2 HĐ 022534 (5/6/2001) Cty CPTM Cầu Giấy 1331 140 000 Cộng 1 540 000 Bằng chữ: Một triệu năm trăm bốn mươi ngàn đồng. Kèm theo ..... chứng từ gốc. Ngày 5 tháng 6 năm 2001 Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán trưởng Giám đốc BẢNG KÊ 18. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH SỔ CHI TIẾT TK 6273. CHI PHÍ DỤNG CỤ SẢN XUẤT. QUÝ II/2001 Số CT Ngày CT Diễn giải TK Đư PS Nợ PS Có ........ 605 02/04 Chi tiền sửa chữa máy TYPO, máy KOMORI 1111 171 000 667 06/04 Chi tiền gia công sửa chữa phụ tùng máy in 1111 175 000 ..... 754 19/04 Chi tiền mua dụng cụ cho sản xuất 1111 1 114 000 784 23/04 Mua dụng cụ sản xuất cho các phân xưởng 1111 900 000 01 26/04 Phảitrả tiền GCCT 12 cam định hướng máy in 331 42 000 000 818 27/04 Tiềngia công rèn tôi,khoan thanh liên kết máy 1111 305 000 838 29/04 Chi SC máy in offset Đức I, máy tời giấy 1111 2 220 000 .... 1086 05/06 Chi tiền mua dầu hoả cho sản xuất 1111 1400 000 1089 05/06 Xuất vòng bi cho máy FUJI 1524 7 276 662 206 07/06 Trả tiền thuê sửa chữa máy in 1121 57 000 000 ...... 3 30/06 KC chi phí dụng cụ sản xuất tại Cty Quý II 154 234 477 818 Tổng cộng 234 477 818 234 477 818 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc 2.3.4. Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ): Tài sản cố định của Công ty được theo dõi trên sổ tài sản cố định mở vào đầu năm. Sổ này theo dõi chi tiết về nguyên giá, mức khấu hao phải trích, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại cho từng loại tài sản cố định. Ở Công ty, kế toán sử dụng TK 2141ở (Bảng kê 19) để phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử dụng và chi tiết thành các tiểu khoản: TK 21412: Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc. TK 21413: Hao mòn máy móc, thiết bị. TK 21414: Hao mòn phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. TK 21415: Hao mòn thiết bị, dụng cụ quản lý. Chi phí khấu hao tài sản cố định ở Công ty được theo dõi chi tiết trên TK 6274 như ở (Bảng kê 19). Công ty hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, mức trích khấu hao thực hiện theo Quyết định 166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc xác định số khấu hao tài sản cố định được tính hàng quý, căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao quy định cho từng đối tượn tài sản cố định. Mức khấu hao phải trích trong năm Nguyên giá tài sản cố định Số năm sử dụng = Mức khấu hao bình quân quý Mức khấu hao năm 4 = Trong quý I, tài sản cố định của Công ty tăng lên do có sự đầu tư mới nên mức khấu hao phải trích trong quý II/2001 được xác định như sau: Số khấu hao TSCĐ phải trích trong quý II/2001 Số khấu hao TSCĐ đã trích trong quý I/2001 Số khấu hao TSCĐ tăng trong quý I/2001 Số khấu hao TSCĐ giảm trong quý I/2001 = + - Cuối quý, từ sổ chi tiết TSCĐ và xác định nơi sử dụng TSCĐ, kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định như ở (Bảng kê 20) cho toàn Công ty. Căn cứ vào bảng này, kế toán lập phiếu kế toán (Bảng kê 21) làm cơ sở để ghi vào sổ Nhật ký chung, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ chi tiết các tài khoản tương ứng theo định khoản sau: Nợ TK 6274 2 529 410 657 Có TK 2141 2 529 410 657 Chi tiết: TK 21412 6 757 500 TK 21413 2 521 783 157 TK 21414 870 000 BẢNG KÊ 21. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH PHIẾU KẾ TOÁN Số: 07 Ngày 30 tháng 6 năm 2001 1 - Diễn giải nội dung, lý do hạch toán: 2 - Nội dung hạch toán: Loại CT Chứng từ Diễn giải Số tiền Định khoản Số Ngày Nợ Có Trích khấu hao tài sản cố định tại Công ty Quý II/2001 6.757.500 6274 21412 11.005.364 6424 21412 2.521.783.157 6274 21413 870.000 6274 21414 12.382.800 6414 21414 156.184.340 6424 21415 Cộng 2.708.983.161 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc 2.3.5. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài (CPDVMN). Là các chi phí phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như: Chi phí điện nước, chi phí thuê ngoài, chi phí sửa chữa,.. được Công ty hạch toán vào TK 6277 như ở (Bảng kê 22, 23). Các khoản chi phí này được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản và tiền mặt. BẢNG KÊ 22. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH NHẬT KÝ CHUNG (Trích) Tháng 06/2001 Số CT Ngày CT Diễn giải TK Nợ TK Có Số tiền ..... 1052 01/06 Thanh toán tiền nước tháng 05/2001 6277 1111 198 000 1052 01/06 Thuế GTGT trả tiền nước 1331 1111 19 800 195 05/06 Trả tiền thuê in tài liệu Nhà in KH & CN 6277 1121 139 500 000 195 05/06 HĐ 040938(2/6/01) Nhà in KH & CN 1331 1121 13 950 000 ........ 209 07/06 Trả tiền thuê chế bản tài liệu 6277 1121 54 699 180 209 07/06 HĐ 012860 (5/6/01) Nhà in báo Nhân Dân 1331 1121 5 469 918 230 25/06 Trả tiền điện sản xuất kỳ I tháng 06/2001 6277 1121 35 391 000 230 25/06 Thuế GTGT trả tiền điện sản xuất 1331 1121 3 539 100 ......... 239 27/06 Tiền thuê sửa máy điều hoà các phân xưởng 6277 1121 26 614 000 239 27/06 HĐ 014280(18/06/01) Cty TMCN cơ điện lạnh 1331 1121 2 661 400 ......... BẢNG KÊ 23. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH SỔ CHI TIẾT TK 6277. CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI QUÝ II/2001 Số CT Ngày CT Diễn giải TK Đư PS Nợ PS Có ..... 1052 01/06 Thanh toán tiền nước tháng 5/2001 1111 198 000 ......... 195 05/06 Trả tiền thuê in tài liệu Nhà in KH & CN 1121 139 500 000 209 07/06 Trả tiền thuê chế bản tài liệu 1121 54 699 180 ...... 230 25/06 Trả tiền điện sản xuất kỳ I tháng 6/2001 1121 35 391 000 239 27/06 Tiền thuê sửa máy điều hoà các phân xưởng 1121 26 614 000 ...... 3 30/06 KC chi phí DVMN tại Cty Quý II/2001 154 1 382 787 146 Tổng cộng 1 382 787 146 1 382 787 146 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc 2.3.6. Kế toán chi phí bằng tiền khác (CPKBT). Phản ánh các khoản chi phí bằng tiền khác ngoài những chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, khoản chi cho lao động nữ. Các khoản chi này khi phát sinh ở Công ty được hạch toán vào TK 6278. Từ các chứng từ gốc, kế toán tiến hành viết phiếu chi và máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết các TK 6278, TK 1331 và sổ nhật ký chi tiền mặt theo định khoản: Nợ TK 6278. Nợ TK 1331. (nếu có) ). Có TK 1111. Được minh hoạ cụ thể ở (Bảng kê 24). BẢNG KÊ 24. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH SỔ CHI TIẾT TK 6278. CHI PHÍ BẰNG TIỀN KHÁC. QUÝ II/2001 Số CT Ngày CT Diễn giải TK Đư PS Nợ PS Có 604 02/04 Tiền bồi dưỡng in mực phủ cho CN máy Đức I 1111 100 000 606 02/04 Chi tiền giám sát huỷ giấy đặc chủng 1111 50 000 ..... 682 10/04 Chi tiền thuê thợ quét vôi phòng máy 1111 160 000 683 10/04 Chi tiền mua bông vệ sinh Quý II/2001 1111 3 108 576 692 11/04 Chi tiền mua điều khiển chuột vi tính 1111 481 818 ...... 1092 07/06 Chi tiền bốc 24 tấn giấy Cacbon vào kho 1111 400 000 1096 08/06 Soát sửa bản bình tạp chí Tài chính 1111 200 000 ...... 3 30/06 KC chi phí bằng tiền khác tại Cty Quý II 154 65 640 100 Tổng cộng 65 640 100 65 640 100 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Chi phí sản xuất của Công ty không chi tiết cho các đối tượng nên chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn Công ty (không tiến hành phân bổ). Cuối quý, kế toán vào mục sổ cái trên thanh công cụ của chương trình phần mềm, máy sẽ tự động tập hợp số liệu từ sổ Nhật ký chung để tiến hành lập sổ cái TK 627 – Chi phí sản xuất chung theo thứ tự sắp xếp các tài khoản. Kế toán có thể in ra và thực hiện đối chiếu số liệu của sổ cái TK 627 với sổ Nhật ký tiền mặt và bảng tổng hợp chi tiết các tiểu khoản của chi phí sản xuất chung được thể hiện ở (Bảng kê 25). BẢNG KÊ 25. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH SỔ CÁI TK 627: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG. QUÝ II/2001. Số CT Ngày CT Diễn giải TK Đư PS Nợ PS Có ............ 206 07/06 Trả tiền thuê sửa chữa máy in 1121 57 000 000 230 25/06 Trả tiền điện sản xuất kỳ I tháng 06/2001 1121 35 391 000 239 27/06 Tiền thuê sửa máy điều hoà các phân xưởng 1121 26 614 000 ........... 754 19/04 Chi tiền mua dụng cụ cho sản xuất 1111 1 114 000 ............ 1052 01/06 Thanh toán tiền nước tháng 05/2001 1111 198 000 1053 01/06 T.toán tiến ăn ca ngày 31/5, 1/6/2001 1111 1 102 000 ......... 1092 07/06 Chi tiền bốc 24 tấn giấy Cacbon vào kho 1111 400 000 01 26/04 Phải trả tiềnGCCT12camđịnhhướng máy in 331 42 000 000 877 25/06 Xuất mực xanh Nhật cho máy Đức I 15213 306 000 877 25/06 Xuất mực đen Nhật cho máy Đức I 15213 419 675 .......... 1089 05/06 Xuất vòng bi cho máy FUJI 1524 7 276 662 ...... 08 30/06 Trích BHXH 15% lương cấp bậc CBCNV 3383 980 910 09 30/06 Trích BHYT 2% lương cấp bậc CBCNV 3384 130 788 10 30/06 Trích KPCĐ 2% lương thực tế CBCNV 3382 649 024 11 30/06 Tính tiền lương phải trả tại Cty Quý II/2001 334 77 406 000 07 30/06 Trích khấu hao TSCĐ tại Cty Quý II/2001 214 2 529 410 657 Tổng cộng 4 528 823 233 4 528 823 233 Ngày 30/06/2001 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.4. Kế toán các khoản chi phí phải trả. chi phí trả trước. Tại công ty không sử dụng TK 335 – Chi phí phải trả, do vậy Công ty không thực hiện tính trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch. TK 1421 – Chi phí trả trước có được sử dụng tại Công ty, nhưng TK này chỉ dùng để phản ánh các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ, phân bổ chi phí trả trước vào CPSX tại chi nhánh của Công ty ở miền Nam.Trong kỳ, ở Công ty khi phát sinh các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, khi xuất dùng phụ tùng thay thế có giá trị lớn thì được hạch toán thẳng vào TK 6273. 2.5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. Trên thực tế, trong quá trình sản xuất tại Công ty có phát sinh các khoản chi phí không đem lại hiệu quả, đó chính là thiệt hại về sản phẩm hỏng.Thông thường, sản phẩm hỏng tại Công ty là do lỗi của người công nhân in ấn. Khi phát sinh các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng, người công nhân buộc phải bồi thường một khoản có giá trị khoảng 38% chi phí giấy xuất cho sản xuất sản phẩm đó.Căn cứ vào quyết định do giám đốc ký, trong đó xác định rõ trách nhiệm và phần bồi thường của từng người có liên quan, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 1111: Nếu thu bằng tiền mặt. Nợ TK 1388: Nếu trừ vào lương. Có TK 6211. Nếu khoản bồi thường có giá trị lớn được trừ dần vào lương của công nhân thì khi đến kỳ lương kế toán thực hiện việc khấu trừ, ghi: Nợ TK 334: (Chi tiết theo công nhân) Có TK 1388. Trong quý II, thiệt hại về sản phẩm hỏng ở Công ty là không có nên không phản ánh vào tình hình chi phí sản xuất. 2.6. Tổng hợp, kết chuyển chi phí sản xuất (CPSX) toàn Công ty. Sau khi hoàn thành công tác tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo từng khoản mục, cuối quý kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí phát sinh bên Nợ sổ cái các tài khoản: TK 621, TK 622, TK 627 sang sổ cái TK 154 – “ CPSXKDDD” nhằm cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm. Ngày 30/06/2001, kế toán Công ty tiến hành kết chuyển toàn bộ CPSX phát sinh trong kỳ sang sổ cái TK 154 để tính giá thành sản phẩm quý III của Công ty. Kế toán kết chuyển chi phí ghi vào sổ Nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 154 8 895 953 112 Có TK 6211 3 094 757 929 Có TK 6212 81 093 172 Có TK 622 1 191 279 278 Có TK 6271 79 166 722 Có TK 6272 237 340 790 Có TK 6273 234 477 818 Có TK 6274 2 529 410 657 Có TK 6277 1 382 787 146 Có TK 6278 65 640 100 Căn cứ vào TK Nợ, TK Có trên sổ Nhật ký chung, máy sẽ tự động thực hiện bút toán kết chuyển số liệu ở sổ cái các TK có liên quan vào TK 154 (Xem minh hoạ sổ cái TK 154 ở trang trước). 2.7.Xác định sản phẩm dở dang (SPDD) cuối kỳ. Cũng như các doanh nghiệp khác, SPDD ở Công ty là những sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang nằm trên dây chuyền công nghệ của quá trình sản xuất. Cuối quý, Công ty tiến hành xác định số sản phẩm dở dang dựa trên phiếu báo những đơn đặt hàng chưa hoàn thành trong kỳ. Do công ty có đặc điểm tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng nên khi kết thúc kỳ hạch toán, những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp đã tập hợp chi tiết theo đơn đó ở TK 621 sẽ được coi là chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở chuyển kỳ sau, nghĩa là giá trị sản phẩm làm dở chỉ được đánh giá theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Vì vậy, thực chất đây là phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp . CÔNG TY IN TÀI CHÍNH BẢNG KIỂM KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG QUÝ II/2001 Stt Tên sản phẩm Mã SP Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giấy Kẽm Tổng 1 BL 3 loại Cục thuế Phú Thọ 01/0914 8 206 490 144 755 8 351 245 2 HĐ GTGT Cty Siêu Thanh 01/0917 25 890 868 208 800 26 090 668 3 HĐ xi măng Hà Tiên MN 01/0920 5 744 794 34 800 5 779 594 4 HĐ Cty Bia Hà Nội 01/0921 8 975 874 69 600 9 045 474 48 818 026 457 955 49 266 981 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính: 3.1.Đối tượng tính, đơn vị tính và kỳ tính giá thành sản phẩm. 3.1.1 Đổi tượng tính giá thành: Xuất phát từ những đặc điểm của Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành. 3.1.2 Đơn vị tính giá thành: Cuối mỗi quý, sau khi đã hoàn thành việc ghi sổ và kiểm tra tính chính xác để khoá sổ, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong quý và vận dụng phương pháp thích hợp để tính giá thành cho thành phẩm của từng đơn đặt hàng đã sản xuất. Do vậy, đơn vị tính giá thành được xác định là từng sản phẩm đã hoàn thành theo từng đơn đặt hàng. 3.2. Phương pháp tính giá thành. Do đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty là theo đơn đặt hàng nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tập hợp cho đơn đặt hàng đã hoàn thành chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng đó. Tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp cho đơn đặt hàng đó = Giá thành đơn vị của từng sản phẩm trong đơn đặt hàng Số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng Tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng = Cuối quý, căn cứ vào phiếu báo số lượng sản phẩm của những đơn đặt hàng đã hoàn thành trong kỳ kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng trên cơ sở lập Bảng tính giá thành sản phẩm và Thẻ tính giá thành sản phẩm. Giá thành từng loạt sản phẩm của Công ty bao gồm những khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT). Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). Chi phí sản xuất chung (CPSXC). Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn: Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho từng đơn đặt hàng dựa vào phiếu xuất vật tư và TK 621 chi tiết theo từng hợp đồng, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho tất cả các đơn đặt hàng trong kỳ sau đó phân bổ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm in, trong các chi phí cấu thành nên thực thể của sản phẩm in thì chi phí về giấy và kẽm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Có thể khái quát phương pháp tính GTSP của Công ty theo sơ đồ sau: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu Đơn đặt hàng đơn đặt hàng là căn cứ của... Lệnh sản xuất lệnh sản xuất chỉ định công việc phải làm và chi phí được tính thông qua Mức phân bổ CP NC TT Mức phân bổ chi phí sản xuất chung Thẻ tính giá thành theo đơn đặt hàng Ngày 1/7/2001, kế toán tiến hành lập “Bảng tính giá thành sản phẩm”, cơ sở để ghi các cột trong bảng này như sau: Các cột “Tên sản phẩm”, “Mã sản phẩm” căn cứ vào “Lệnh điều độ sản xuất” của từng đơn đặt hàng đã hoàn thành để ghi vào. -Cột “CPNVLTT”, cột “Giấy” căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 6211 chi tiết theo từng đơn đặt hàng, cột “Kẽm” căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 6212 chi tiết theo từng hợp đồng đã hoàn thành trong kỳ. -Cột “CPNCTT” căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 154 đối ứng với tổng số phát sinh bên Có TK 622 để ghi vào dòng cộng cuối bảng. Sau đó, tiến hành phân bổ cho từng hợp đồng theo CPNVLTT. - Cột “CPSXC” căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 154 đối ứng với tổng số phát sinh bên Có các tiểu khoản của TK 627 để ghi vào dòng cộng cuối bảng và cũng phân bổ cho từng hợp đồng theo CPNVLTT. VD: Tính g00iá thành sản xuất theo từng khoản mục chi phí cho mã sản phẩm 01/835. Tổng trị giá NVL trực tiếp của đơn đặt hàng này là: 427 180 (đ). Tổng chi phí NVL trực tiếp tập hợp được trong kỳ là: 3 143 269 407 (đ) Tổng chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ là: 1 191 279 278 (đ). Chi phí sản xuất chung tập hợp được trong kỳ là: 4 528 823 233 (đ). Tính giá thành khoản mục CPNCTT cho mã 01/0835 là: Chi phí 0NCTT của mã SP 01/0835 1 191 279 278 3 143 269 407 x 427 180 = 0,38 x 427 180 = 162 328 (đ) = Tính giá thành khoản mục chi phí sản xuất chung cho mã 01/0835 là: Chi phí SXC của mã SP 01/0835 4 528 823 233 3 143 269 407 x 427 180 = 1,44 x 427 180 = 615 139 (đ) = Ta có bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục của các đơn đặt hàng và thẻ tính giá thành đơn vị cho từng đơn hàng (Xem minh hoạ chi tiết trang sau ở Bảng kê 27). Tại Công ty, khi khách hàng đến ký hợp đồng thì phòng kế hoạch sản xuất sẽ căn cứ vào kích cỡ loại giấy, tính chất bên trong (số trang, số màu, ảnh...) để xác định giá bán. Giá bán thường là giá thành định mức cộng với một tỷ lệ lãi để bù đắp chi phí và thu được một phần lợi nhuận nhất định cho công ty. Việc tập hợp CPSX và tính giá thành thực tế là để kiểm tra xem định mức chi phí, giá thành của Công ty đã tối ưu chưa và có gì cần thay đổi không ? Sản phẩm của Công ty khi sản xuất xong (kết thúc giai đoạn công nghệ cuối cùng và đạt yêu cầu chất lượng) phần lớn được giao thẳng cho khách hàng, chỉ có một số ít nhập kho thành phẩm. Do vậy, tổng số phát sinh bên Có TK 154 được kết chuyển hết sang TK 632. Việc hạch toán thành phẩm nhập kho, xuất kho được tiến hành tại kho. BẢNG KÊ 27. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Ngày 01/07/2001 Tên khách hàng: Công ty kinh doanh nước sạch Ninh Hoà. (Hợp đồng 127) Loại sản phẩm: Hoá đơn tiền nước (Ký hiệu AA/2001 (000001Õ008000). Mã sản phẩm: 01/0835. Ngày đặt hàng: 21/05/2001. Số lượng: 4000. Khổ: 14 x 32 Ngày SX: 15/06/2001. Đơn vị tính: Tờ. Ngày trả hàng: 18/06/2001. Khoản mục Nội dung Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí SX chung Cộng SPLD đầu kỳ Chi phí SX trong kỳ 427 180 162 328 615 139 1 204 647 Tổng giá thành 427 180 162 328 615 139 1 204 647 Giá thành đơn vị 106,795 40,582 153,785 301,162 CÔNG TY IN TÀI CHÍNH THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ngày 01/07/2001 Tên khách hàng: Công ty DESIGN INTERNATIONAL.(Hợp đồng 144) Loại sản phẩm: Hoá đơn GTGT 5 liên (Ký hiệu DI - A/01 (003001Õ008000). Mã sản phẩm: 01/0895. Ngày đặt hàng: 07/06/2001. Số lượng: 5000. Khổ:24 x 30,5 Ngày SX: 25/06/2001. Đơn vị tính: Số. Ngày trả hàng: 27/06/2001. Khoản mục Nội dung Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí SX chung Cộng SPLD đầu kỳ Chi phí SX trong kỳ 3 195 546 1 214 307 4 601 586 9 011 439 Tổng giá thành 3 195 546 1 214 307 4 601 586 9 011 439 Giá thành đơn vị 639,109 242,861 920,317 1802,287 Khoản mục chi phí CPSX DDĐK CPSX PSTK Tổng giá thành Giá thành đơn vị NVL trực tiếp 3 195 546 3 195 546 639,109 Nhân công trực tiếp 1 214 307 1 214 307 242,861 Sản xuất chung 4 601 586 4 601 586 920,317 Cộng 9 011 439 9 011 439 1802,287 Khoản mục chi phí CPSX DDĐK CPSX PSTK Tổng giá thành Giá thành đơn vị NVL trực tiếp 427 180 427 180 106,795 Nhân công trực tiếp 162 328 162 328 40,582 Sản xuất chung 615 139 615 139 153,785 Cộng 1 204 647 1 204 647 301,162 CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN TÀI CHÍNH. I/ Yêu cầu chủ yếu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính không làm ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phải tôn trọng những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán mà Nhà nước đã ban hành. Hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công ty in Tài chính phải đảm bảo cung cấp số liệu một cách kịp thờ, chính xác và đầy đủ, phục vụ cho việc quản lý và điều hành các mặt hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công ty in Tài chính phải làm cho bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả công tác cao, nâng cao được năng lực quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao cho DN. Hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và GTSP ở Công ty in phải trên cơ sở khoa học, phù hợp với cơ chế quản lý và chế độ, chính sách của Nhà nước hiện hành. Hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công ty in Tài chính phải có khả năng phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công ty in Tài chính phải đảm bảo tính khả thi, tức là phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, qui mô, trình độ, năng lực đội ngũ kế toán, tình hình trang bị máy móc hiện đại,.. của doanh nghiệp. II/ Những phương hướng và ý kiến hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công ty in Tài chính. Qua nghiên cứu phần cơ sở lý luận chung và áp dụng lý luận đó vào thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. Qua đó đã cho thấy vị trí, vai trò của chi phí trong quá trình sản xuất đồng thời thấy được những yêu cầu của công tác quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp là phải tiết kiệm chi phí sản xuất- là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của Công ty, giúp Công ty đứng vững trong cơ chế thị trường. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất, trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm bằng hình thức mua thêm máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác quản lý nói chung và kế toán CPSX và tính GTSP nói riêng. Em xin được trình bày một số nhận xét như sau, hy vọng rằng nó sẽ đóng góp nhỏ bé vào công tác hoàn thiện kế toán. Ưu điểm: Về tổ chức quản lý: Công ty đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý và có hiệu quả phù hợp với nền kinh tế thị trường, đó là chủ trương cải tiến quản lý kinh tế và đội ngũ cán bộ mới trẻ, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm với công việc. Từ đó tạo điều kiện cho sản xuất. Về tổ chức sản xuất: Bộ máy tổ chức của Công ty gọn nhẹ, phù hợp với đặc trưng của ngành In. Các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho lãnh đạo Công ty trong việc điều hành quản lý và tổ chức sản xuất. Về bộ máy kế toán: Được tổ chức tương đối chặt chẽ với những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc,.. được bố trí hợp lý, phù hợp với khả năng của mỗi người góp phần đắc lực vào công việc quản lý của Công ty. Về tổ chức công tác kế toán: Chứng từ hạch toán ban đầu nhìn chung là hợp lý, hợp pháp, đầy đủ, được kế toán của Công ty kiểm tra cẩn thận. Các số liệu đều có chứng từ đi kèm làm căn cứ hợp pháp. Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức phù hợp với việc áp dụng máy vi tính vì nó làm giảm khối lượng ghi chép hàng ngày,..của Công ty. Các chứng từ ghi sổ đã theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài Chính. Về công tác quản lý chi phí, việc phân loại CPSX theo khoản mục giúp cho doanh nghiệp phân tích và sử dụng CP,tìm ra năng tiềm tàng để tiết kiệm chi phí,giảm GTSP. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất theo đơn đặt hàng là phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty giúp cho kế toán hạch toán chính xác chi phí sản xuất mà đồng thời tính giá thành sản phẩm nhanh chóng, kịp thời làm cơ sở tính giá cho các sản phẩm…… 2/ Những mặt cần tiếp tục hoàn thiện. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính gồm có các nội dung sau: 2.1 Công ty in tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng hay hợp đồng kinh tế với quy trình công nghệ liên tục, phức tạp đồng thời việc sản xuất được chia thành các giai đoạn rõ rệt. Sản phẩm của Công ty có tính độc đáo, nhiều chủng loại với số lượng khác nhau nên chu kỳ sản xuất của mỗi loại sản phẩm là không giống nhau. Do đó việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ quy trình công nghệ là chưa hợp lý. Bởi vì nếu tập hợp chi phí sản xuất theo quy trình công nghệ thì rất khó cho công tác quản lý, không biết được chi phí phát sinh ở các đối tượng là bao nhiêu. Do vậy Công ty nên cải tiến phương pháp tập hợp chi phí sản xuất để phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Chi phí về mực in Công ty không được theo dõi trên TK 621 mà tập hợp cho chi phí sản xuất chung là không hợp lý. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu do Công ty bỏ ra không tính vào giá mua mà tập hợp và phân bổ cho chi phí sản xuất chung. 2.2 Chưa xây dựng được hệ thống tài khoản (TK) kế toán quản trị phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do chưa xác định được rõ ràng ranh giới giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Công tác kế toán doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là kế toán tài chính với những nội dung đã được quy định ở các văn bản pháp quy. Doanh nghiệp chưa chủ động trong việc thực hiện các nội dung của kế toán quản trị theo yêu cầu kiểm tra và kiểm soát chi phí. Do đó Em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP ở Công ty in Tài chính trong thời điểm hiện nay. 3) Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tập.hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ cần đủ mà phải rõ ràng, chính xác và kịp thời. Vì đây là hoạt động in cho khách hàng, sản phẩm mang tính đặc thù riêng, được đặt mua trước khi sản xuất, sản phẩm chỉ hoàn thành khi đơn đặt hàng hoàn thành. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tình hình thực tế của Công ty hiện nay thì . ý kiến1 : Công ty nên lập dự toán chi phí cấu thành giá thành sản phẩm một cách chi tiết theo các khoản mục chi phí cụ thể nhằm giúp cho việc quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP). Ví dụ : Nên xây dựng các khoản mục chi phí cụ thể như : Về chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Bao gồm các khoản mục sau: - Tiền lương sản phẩm. - Các khoản trích theo lương. - Tiền thưởng . - Tiền ăn ca. Về chi phí nguyên vật liệu (CPNVL): Bao gồm các khoản mục sau: Về chi phí sản xuất chung (CPSXC): Bao gồm các khoản mục sau: ý kiến 2: Về công tác tập hợp chi phí sản xuất (CPSX ) và tính giá thành sản phẩm. 3.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Vì Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng theo phương pháp này kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí sản xuất chung của mỗi đối tượng làm cơ sở tính giá cho các đối tượng. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty nên Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty in Tài chính. Căn cứ vào thực tế của Công ty để tập hợp chi phí sản xuất nhưng nói chung đối với ngành in trong các doanh nghiệp hiện nay thì đối tượng tập hợp CPSX là. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng (tổ) trong từng phân xưởng phải tiến hành tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng chi tiết cho từng đối tượng cụ thể bằng cách mở các sổ chi tiết để theo dõi riêng đối với từng chi phí. Toàn bộ sổ chi tiết ở Công ty in Tài chính phải phản ánh được các chỉ tiêu sau: - Tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng (PX). - Tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí. - Tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí. SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐƯỢC TẬP HỢP CHO TỪNG PHÂN XƯỞNG. Tháng…. năm…… STT Đơn vị - sản phẩm Chi phi NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Cộng 1 Phân xưởng in OFFSET - Sản phẩm… - Sản phẩm… 2 Phân xưởng in TYPO - Sản phẩm… - Sản phẩm… 3 Phân xưởng : sách+xén+tém - Sản phẩm… Cộng SỔ CHI TIẾT CPSX TẬP HỢP CHO TỪNG ĐƠN ĐẶT HÀNG CÓ MẪU NHƯ SAU: Khoản mục chiphí Chi phí NVL trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Đơn đặt hàng Tổng giáthành Giá thành đơn vị 3.1.2 Đối tượng tính giá thành phải cụ thể cho từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm cùng loại là một đơn đặt hàng trong tháng theo từng bộ phận. +) Nếu là sản phẩm được sản xuất tại một phân xưởng thì giá thành sản phẩm nhập kho của Công ty chính là giá thành sản xuất sản phẩm tại phân xưởng đó. +) Nếu nhiều phân xưởng cùng tham gia sản xuất một loại SP thì dùng phương pháp tổng hợp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm nhập kho chung của Công ty. 3.2. Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) “cho từng đơn đặt hàng”: Công ty nên sử dụng hệ thống đơn giá định mức về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (giấy mực,vật liệu phụ), chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trên cơ sở chất lượng sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật và trên cơ sở kinh nghiệm thực tế theo một định mức quy định để dùng đơn giá định mức này tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng, đồng thời cũng tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng hoàn thành. 3.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ( CPSX) cho từng đơn đặt hàng. Nên áp dụng phương pháp tập hợp CPSX theo đơn đặt hàng của từng khách hàng . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp từ các tờ kê chi tiết sản xuất theo từng đơn đặt hàng, căn cứ vào các phiếu xuất vật tư cho từng đơn đặt hàng cụ thể có số liệu về CPNVLTT tập hợp được cho từng đơn đặt hàng trên. Mực in nên hạch toán vào TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” bằng cách mở thêm TK 6213 g phương pháp hạch toán giốn như đối với chi phí về giấy và kẽm. Đối với chi phí vận chuyển do Công ty bỏ ra nên cộng vào giá mua và hạch toán vào TK 621 để tính chính xác được giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho chứ không nên hach toán vào chi phí sản xuất chung như hiện nay. - Để xác định được chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh cho từng đơn đặt hàng Công ty phải tìm ra tiêu thức phân bổ tiền lương, tiền thưởng,.. của công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh trong tháng cho từng đơn đặt hàng. Mặt khác để tính chính xác tổng chi phí của một thành phẩm thì các yếu tố phải được tính chính xác. Nếu có thể thống kê được số máy chạy trong tháng thì kế toán có thể căn cứ vào đó để phân bổ số chi phí nhân công trực tiếp thực tế phải trả. Công thức. - Những chi phí trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào đơn đặt hàng còn chi phí sản xuất chung tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp -Việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng có thể tiến hành phân bổ theo hình thức tiền công là: Công thức. Sæ tæng hîp vµ ph©n bæ chi phÝ s¶n xuÊt chung. Tháng năm T T Trích yếu Phân tích theo nội dung Tổng cộng Chi phí vật liệu Chi phí DVMN Chi phí KHTSĐ Chi phí TL Chi phí khác 1 Bảng phân bổ NVL 2 Bảng phân bổ TL & BHXH 3 Bảng phân bổ KHTSCĐ 4 Tờ kê chi tiết TK 111 5 Tờ kê chi tiết TK 112 6 ……. Cộng Phân bổ Sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm Mẫu số 2 Căn cứ vào sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng cho từng đơn đặt hàng trong tháng để tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm sản xuất trong tháng. Việc ghi chép hệ thống sổ kế toán có thể khái quát theo dùng cho từng phân xưởng và toàn Công ty . CHỨNG TỪ PHÁT SINH CÁC YẾU TỐ CHI PHÍ SẢN XUẤT. Sổ chi tiết chi phí công cụ, dụng cụ Sổ chi tiết chi phí khác bằng tiền. Sổ chi tiết tính khấu hao tài sản cố định. Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp. Sổ chi tiếtchi phí sử dụng nguyên vật liệu phụ. Sổ chi tiết chi phí sử dụng nguyên vật liệu. Tập hợp các chi phí sản xuất chung. Tập hợp các chi phí 0 sản xuất trực tiếp. Sơ đồ 7 : Bảng tổng hợp chi phí sản xuất từ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phục vụ tính giá thành sản phẩm. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Các chi phí trực tiếp được tập hợp vào sổ chi tiết cho từng phân xưởng theo chứng từ phát sinh hay các bảng phân bổ các yếu tố chi phí sản xuất do các bộ phạn kế toán cung cấp. Đồng thời căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán tập hợp và sổ chi tiết tập hợp chi phí trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan . Các chi phí giáng tiếp được tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí, cụ thể là từng phân xưởng, kế toán phải mở sổ chi tiết tập hợp chi phí chung cho từng phân xưởng theo các yếu tố chi phí. Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục, cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán thợp chi phí sản xuất.Tổng hợp chi phí sản xuất chung và phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí. Số liệu trên bảng tổng hợp chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được dùng để tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí. Ngoài ra, để tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty theo các yếu tố chi phí, kế toán mở sổ tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố toàn Công ty. Số liệu để tổng hợp căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất theo yếu tố của từng phân xưởng. 3.2.2 Phương pháp tính giá thành ở Công ty in Tài chính. - Công ty nên tiến hành tính giá thành theo khoản mục cho đối tượng tính giá thành. - Mỗi đơn đặt hàng kế toán phải mở một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào sổ chi tiết, Sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng để ghi vào bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng đó. Khi có chứng từ xác nhận các đơn đặt hàng đó đã hoàn thành kế toán cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được ở bảng tính giá thành để xác định giá thành sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó sẽ có nhiều ưu điểm hơn. BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CHO MỘT ĐƠN ĐẶT HÀNG. Khoản mục chi phí Chi phí NVL trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng Đơn đặt hàng Tổng giáthành Giá thành đơn vị - Để làm tốt công tác tính giá thành thì cần phải coi trọng việc tổ chức tốt hệ thống sổ kế toán chi tiết theo đối tượng và phạm vi tính giá thành. Cần sử dụng kế toán quản trị (KTQT) để tổ chức thực hiện công việc này. Căn cứ vào các chứng từ phản ánh các yếu tố chi phí phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo các yếu tố và theo các khoản mục theo quy định. Với phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành như trên sẽ khắc phục được những hạn chế trong công tác hạch toán của Công ty, phản ánh chính xác chi phí sản xuất phát sinh, tập hợp đủ chi phí trong giá thành của từng sản phẩm. Mặt khác phương pháp này cũng giúp xí nghiệp thực hiện sản xuất đúng hợp đồng, khi sản phẩm hoàn thành có thể giao ngay cho khách hàng. 3.3 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính có thể khái quát theo sơ đồ sau: CHỨNG TỪ CHI PHÍ. Sổ chi tiết chi phí trực tiếp. Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung. Phân bổ Bảng tính giá thành sản phẩm Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Hàng ngày, các chi phí trực tiếp được ghi vào các sổ chi tiết chi phí trực tiếp , các chi phí sản xuất chung ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung. Cuối thắng, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí sản xuất chung cho đối tượng chịu chi phí và tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung. Sau đó tổng hợp chi phí trực tiếp và chi phí chung theo đối tượng chịu chi phí để xác định giá thành sản phẩm. ý kiến 3 : Xác định kỳ tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. Vì chu kỳ sản xuất sản phẩm in rất ngắn, do vậy để phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý của Công ty trong điều kiện hiện nay thì Công ty tổ chức kỳ tính giá thành hàng tháng là hợp lý nhất. Tuy nhiên, mức độ phát sinh chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp giữa các thời kỳ trong năm phất sinh không đồng đều, vì vậy đến cuối năm kế toán cần tiến hành phân bổ lại chi phí thực tế trong năm để tạo nên một mặt bằng chi phí khách quan khi phân tích hạch toán kinh tế cuối năm. Việc làm này đảm bảo cho tài liệu về giá thành thực sự cần thiết giúp cho lãnh đạo Công ty định hướng phát triển trong kỳ tới. ý kiến 4: Dựa vào sự khác biệt giữa kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT). Ta tổ chức các tài khoản (TK) phục vụ cho kế toán quản trị (KTQT) tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. CĂN CỨ VÀO NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TK, DANH MỤC CÁC TK KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐƯỢC MỞ THEO BẢNG SAU ĐÂY. Số tài khoản . Tên tài khoản. I II III 1 2 3 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (CPSXKDD). 1541 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX OFFSET 1542 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX TYPO. 1543 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX Sách+ Xén+ Tem …. …………………………………………… 155 1551 Thành phẩm PX OFFSET. 1552 Thành phẩm PX TYPO. Thành phẩm PX Sách + Xén + Tém 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 6211 Chi phí nguyên liệu chính. 62111 Chi phí nguyên liệu chính PX OFFSET 62112 Chi phí nguyên liệu chính PX TYPO. 62113 Chi phí nguyên liệu chính PX Sách + Xén + Tém. ……. ………………………………………….. 6212 Chi phí vật liệu phụ 62121 Chi phí vật liệu phụ PX OFFSET 62122 Chi phí vật liệu phụ PX TYPO. 62123 Chi phí vật liệu phụ Sách + Xén + Tém. ……… …………………………………………… 622 Chi phí nhân công trực tiếp. 6221 Chi phí nhân công trực tiếp PX OFFSET 6222 Chi phí nhân cồng trực tiếp PX TYPO 6223 Chi phí nhân công trực tiếp PX Sách + Xén + Tém. ……… …………………………………………… 627 Chi phi sản xuất chung. 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 62711 Chi phí nhân viên PX OFFSET 62712 Chi phí nhân viên PX TYPO 62713 Chi phí nhân viên PX Sách+ Xén+ Tem ……… ……………………………………………… 6272 Chi phí vật liệu 62721 Chi phí vật liệu dùng cho PX OFFSET 62722 Chi phí vật liệu dùng cho PX TYPO 62723 Chi phí vật liệu dùng cho PX Sách+ Xén+ Tem ………. …………………………………………………. 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất 62731 Chi phí dụng cụ sản xuất cho PX OFFSET. 62732 Chi phí dụng cụ sản xuất cho PX TYPO. 62733 Chi phí dụng cụ sản xuất cho PX Sách + Xén + Tem. ………. …………………………………………………. 6274 Chi phí khấu hao tài sản cố định . 62741 Chi phí khấu hao tài sản cố định của.PX OFFSET. 62742 Chi phí khấu hao tài sản cố định của PX TYPO. 62743 Chi phí khấu hao tài sản cố định của PX Sách + Xén + Tem ……….. ……………………………………………….. 6278 Chi phí bằng tiền khác. 62781 Chi phí bằng tiền khác chi cho PX OFFSET. 62782 Chi phí bằng tiền khác chi cho PX TYPO. 62783 Chi phí bằng tiền khác chi cho PX Sách + Xén + Tem. 4/ Điều kiện thực hiện các ý kiến hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. Để hoàn thiện toàn bộ các khâu trong quá trình hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính, cần phải có các điều kiện cần thiết để thực hiện: Cơ chế tài chính của Nhà nước phải ổn định, trong doanh nghiệp phải phân cấp quản lý rõ ràng. Trình độ đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp. Việc trang bị máy móc thiết bị cho công tác kế toán. Trên đây là một số nhận xét, ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm qua thời gian thực tập ở Công ty in Tài chính. Em hy vọng rằng nhận được sự quan tâm của Công ty về các vấn đề nêu trong luận văn này. CÔNG TY IN TÀI CHÍNH BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG GIÁN TIẾP THÁNG 06/2001 QUẢN LÝ KHÁC Mã Họ và tên nhân viên Lương cấp bậc Công Hệ số Tỷ lệ thưởng Lương Điều chỉnh Phụ cấp Tổng cộng lương BHYT + BHXH Phí CĐ Khoản trừ Thực lĩnh 118 Hà Ngọc Thanh 525.000 30 1,5 0,5 2.470.298 0 0 2.470.298 31.500 24.703 0 2.414.000 119 Nguyễn Hữu Vận 688.800 33 1,3 0,5 2.355.017 0 0 2.355.017 41.328 23.550 0 2.290.000 120 Lã Mạnh Hồng 508.200 36,5 0,8 0,5 1.602.948 0 0 1.602.948 30.492 16.029 0 1.556.000 121 Nguyễn Thị Lan Phương 457.800 31 1,5 0,5 2.552.642 0 0 2.552.642 27.468 25.526 0 2.500.000 TỔNG 2.179.800 130,5 8.980.905 0 0 8.980.905 130.788 89.808 0 8.760.000 ẤN ĐỊNH CHI: Tám triệu chín trăm tám mươi ngàn chín trăm linh năm đồng chẵn Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng CÔNG TY IN TÀI CHÍNH BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (TRÍCH) QUÝ II NĂM 2001 Tên sản phẩm Mã sản phẩm Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng giá thành Giấy Kẽm Tổng ....... ....... ....... Hoá đơn nước Ninh Hoà 01/0835 409 780 17 400 427 180 162 328 615 139 1 204 647 ...... ...... HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y 01/0894 3 015 804 34 800 3 050 604 1 159 229 4 392 869 8 602 702 HĐ GTGT Cty DESIGN 01/0895 3 143 346 52 200 3 195 546 1 214 307 4 601 586 9 011 439 ..... HĐ Cty giao nhận kho vậnNT 01/0918 1 232 621 43 500 1 276 121 484 925 1 837 614 3 598 660 BL thu phí BHTT TCTBHVN 01/0919 1 061 568 102 836 1 164 404 442 473 1 676 742 3 283 619 Cộng 3 062 284 756 80 984 651 3 143 269 407 1 191 279 278 4 528 823 233 8 863 371 918 Ngày 01/07/2001 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên,đóng dấu) SƠ ĐỒ 6: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty In Tài chính GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch PGĐ Kỹ thuật PGĐ Kinh doanh Phòng Kỹ thuật Phòng Tài vụ Phòng Kinh Doanh Phòng Hành chính Phân xưởng Chế bản Phân xưởng Vi tính Phân xưởng OFFSET Phân xưởng TYPÔ Phân xưởng Thành phẩm SƠ ĐỒ 5: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TÀI LIỆU CẦN IN PHÂN MÀU (ẢNH PHIM) LÀM PHIM (DƯƠNG BẢN) SẮP CHỮ THỦ CÔNG TẠO BẢN KẼM PHƠI BẢN ĐÚC BẢN CHÌ In OFFSET GẤP, ĐÓNG, VÀO BÌA, CẮT XÉN,ĐÓNG GÓI SẮP CHỮ TRÊN VI TÍNH IN TYPÔ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAO THẲNG CHO KHÁCH HÀNG SƠ ĐỒ 8: Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán Chứng từ gốc Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất... Sổ Nhật ký chuyên dùng Sổ Nhật ký chung Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối tài khoản BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Quan hệ kiểm tra đối chiếu Ghi cuối tháng Ghi cuối quý Bảng tổng hợp chi tiết SƠ ĐỒ 7: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty in Tài chính Mối quan hệ chức năng KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương Kế toán tiêu thụ và kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định Mối quan hệ trực tuyến Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3 I/ Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 3 II/ Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : 4 1/ Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất (CPSX): 4 2/ Khái niệm, phân loaị giá thành sản phẩm (GTSP): 6 III/ Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) trong Doanh nghiệp sản xuất: 7 1/ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và đối tượng tính giá thành sản phẩm (GTSP)\: 7 2/ Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm : 10 IV/ Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14 1/ Tài khoản sử dụng. 14 2/ Kết cấu tài khoản 14 3/ Phương pháp hạch toán. 14 Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty in tài chính. 15 I.Đặc điểm tình hình chung của Công ty in Tài chính: 15 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 15 2.Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty: 16 3.Tổ chức công tác kế toán: 18 II/ Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in tài chính: 19 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) ở Công ty: 20 2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX): 21 3. Tổ chức công tác tính gía thành sản phẩm ở Công ty In tài chính 41 Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. 46 I/ Yêu cầu chủ yếu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. 46 II/ Những phương hướng và ý kiến hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công ty in Tài chính. 46 1/ Ưu điểm 47 2/ Những mặt cần tiếp tục hoàn thiện. 48 3) Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tập.hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. 49 4/ Điều kiện thực hiện các ý kiến hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính. 58 Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty In tài chính.docx
Luận văn liên quan