Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần 873 Xây dựng công trình giao thông

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 873 XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP 873 XDCTGT 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP 873 XDCTGT 1.3. QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP 873 XDCTGT CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG CỔ PHẦN 873 XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP 873 XD CTGT 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1. Nội dung 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 2.1.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.1. Nội dung 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 2.1.2.4.Quy trình ghi sổ tổng hợp 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.3.1. Nội dung 2.1.3.2.Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 2.1.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 2.1.4.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang 2.1.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất 2.2. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP 873 XDCTGT 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty 2.2.1.1. Đối tượng tính giá thành của công ty 2.2.1.1. Phương pháp tính giá thành 2.2.2. Quy trình tính giá thành CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP 873 XDCTGT 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 3.1.1. Ưu điểm 3.1.2. Nhược điểm 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP 873 XDCTGT KẾT LUẬN

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần 873 Xây dựng công trình giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 XDCTGT ) Vật liệu mua về có thể nhập kho hoặc xuất thẳng ra công trình. Trường hợp xuất thẳng vật liệu ra công trình chứng từ cần sử dụng để ghi sổ kế toán là Hóa đơn GTGT. Biểu 2.4: Hóa đơn (GTGT) mua hàng của công ty CP 873 XDCTGT Mẫu số: 01 GTKT - 3LL HA/01-B HÓA ĐƠN (GTGT) Liên 2: (Giao khách hàng) Ngày 06 tháng 10 năm 2009 N0 003308 Đơn vị bán hàng: Công ty cung ứng vật tư Đồng Tháp. Địa chỉ: Cao Lãnh – Đồng Tháp Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Nguyễn Việt Dũng Đơn vị: Công ty Cổ phần 873 xây dựng công trình giao thông Địa chỉ: Km số 8 đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM Mã số thuế: STT Tên hàng và quy cách Đv tính Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thànhtiền (VND) 01 Đá thải (đất đá hỗn hợp) Tấn 180 280.000 504.000.000 02 Subbase m3 1.000 101.200 101.200.000 03 Base cho công trình m3 1.000 103.400 103.400.000 Cộng tiền hàng: 704.600.000 Thuế suất GTGT : 10% tiền thuế GTGT: 70.460.000 Tổng cộng thanh toán 775.060.000 Viết bằng chữ: Bảy trăm bảy năm triệu không trăm sáu mươi ngàn đồng./. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Căn cứ vào các chứng từ này, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK621 (mở chi tiết cho từng công trình) Biểu 2.5: Trích sổ chi tiết TK621 Trích: Sổ chi tiết TK621 Tháng 10 năm 2009 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số Ngày ........ ....... ....... ....... 07/10 Phân bổ nguyên vật liệu công trình AL91 – Đồng Tháp 152 704.600.000 31/10 Chi trả tiền điện tháng 10/2009 111 31.274.500 31/10 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 154 735.874.500 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) 2.1.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Cuối tháng kế toán tiến hành tổng cộng số tiền mua vật tư và chi phí vận chuyển của từng công trình trên các tờ kê chi tiết của công trình đó sau đó ghi vào nhật ký chung và các số cái tài khoản liên quan. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Quy trình ghi sổ tổng hợp như sau: Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp tại công ty CP 873 XDCTGT (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Sử dụng các chứng từ gốc và các bảng phân bổ nguyên vật liệu, kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung như sau: Biểu 2.6: Trích sổ Nhật ký chung Trích : Sổ nhật ký chung Tháng 10 năm 2009. Chứng từ Diễn giải Tên TK Nợ Có Số Ngày 11 07/10 Xuất kho nguyên vật liệu CT QL91 – Đồng Tháp 621 704.600.000 152 704.600.000 20 31/10 Chi phí CT QL91 – Đồng Tháp 6277 940.000 142 37.880.556 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Số liệu trên cũng được phản ánh vào các sổ cái có liên quan Biểu 2.7: Trích sổ cái tài khoản 621 Trích : Sổ cái tài khoản 621 Chứng từ Diễn giải Tên TK Nợ Có Số Ngày .......... ..... ....... 31/10 Vật tư nguyên vật liệu công trình QL91 – Đồng Tháp 621 704.600.000 .......... ..... ....... (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Cuối tháng, kế toán sẽ sử dụng các số liệu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để lập thẻ tính giá thành sản phẩm. 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.1. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất, thi công như tiền lương, các khoản tiền phụ cấp... Việc hạch toán tiền lương của công nhân trong doanh nghiệp thì dựa trên bảng chấm công, theo dõi cho từng tổ sản xuất, đội xây dựng. Bảng chấm công cho biết ngày giờ làm việc thực tế, số ngày nghỉ của từng người sau khi đã được kiểm tra và chuyển lên phòng lao động để ghi chép, theo dõi sau đó để làm cho phòng kế toán có căn cứ tính lương và phân bổ tiền lương. Về nguyên tắc chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trường hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là tiền công, giờ công, định mức hoặc giờ công thực tế. 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán *)Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Kết cấu: Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ Bên có: Số kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí vào cuối kỳ. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng làm khoán và các chứng từ liên quan kế toán lập bảng thanh toán lương theo từng tổ đội sản xuất, bộ phận thi công, các phòng ban và kiểm tra việc trả lương cho cán bộ công nhân viên. Sau đó kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán lương toàn công ty và định khoản. Nợ TK 622 Chi phí NCTT- Chi tiết theo đối tượng Có TK 334 Phải trả CNV Tiền lương tính được kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương công nhân xây lắp và điều khiển máy thi công thuộc hợp đồng lao động dài hạn với nhân công trong đó 19% đa vào chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 622 Chi phí NCTT- Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 338 (19%) Phải trả khác (Chi tiết : TK 3382 :2%, TK 3383 :15%, TK 3384 : 2%) Đồng thời 6% còn lại kế toán trừ vào tiền lương công nhân hợp đồng dài hạn Nợ TK 334 Phải trả CNV Có TK 338(6%) Phải trả khác Chi tiết TK 3383 (5%), TK 3384(1%) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTTvào tài khoản tính giá thành Nợ TK 154 Chi phí SXDD-Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 622 Chi phí NCTT - Chi tiết đối tượng Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 334 154 622 (1) (2) (3) 338(2-4) Chú thích: (1) : Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (2) : Các khoản trích BHXH, BHYT, CPCĐ (3) : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) 2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Đối với phần lớn lao động hợp đồng ngắn hạn, chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành và bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài. Khi Công ty có nhu cầu thuê công nhân Công ty hoặc chủ công trình tiến hành ký hợp đồng thuê công nhân, giao phần việc cho họ, khi khối lượng công việc đã hoàn thành đội trưởng công trình, kỹ thật công trình tiến hành nghiệm thu bàn giao thông qua “Biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành” và nộp “bảng thanh toán khối lượng thuê đã hoàn thành”. Biểu 2.8: Biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành của công ty CP 873 XD CTGT . BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG VIỆC Đà HOÀN THÀNH (Kèm theo hồ sơ thanh toán lương công nhân thuê ngoài) - Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của từng công trình. - Căn cứ vào hợp đồng làm khoán giữa : Một bên là : Ông Nguyễn văn An Đại diện cho đội xây dựng : Công trình QL91 – Đồng Tháp Và ông : Lại Khánh Điệp Đại diện tổ nề Cùng nhau nghiệm thu khối lượng công việc giao khoán sau đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu kỹ thuật của công trình. Xây cống khối lượng 1.200 m2 .... (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Biểu 2.9: Trích bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài của công ty CP 873 XD CTGT BẢNG THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG THUÊ NGOÀI Công trình : QL 91 – Đồng Tháp Tổ nề : Lại Khánh Điệp STT Tên công việc ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Xây cống m2 1.200 4.000 4.800.000 Cộng 4.800.000 (Viết bằng chữ : Bốn triệu tám trăm ngàn đồng chẵn) Tổ trưởng Kỹ thuật công trình Kế toán Giám đốc Công ty (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Khi bảng thanh toán khối lượng (hoàn thành) thuê ngoài do chủ công trình gửi lên phòng tổ chức lao động tiền lương sau khi kiểm tra tính hợp lệ chuyển sang phòng kế toán làm cơ sở hạch toán chi phí và thanh toán lơng cho công nhân thuê ngoài Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài được lập chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí sau đó tiến hành ghi nhật ký chung và sổ kế toán theo định khoản Nợ TK 622 : 4.800.000 Có TK 111 : 4.800.000 Khi thanh toán lương cho công nhân thuê ngoài với ví dụ trên. Nợ TK 331 : 4.800.000 Có TK 111 : 4.800.000 Như vậy, ta thấy Công ty sử dụng TK 331 để theo dõi tiền lương của công nhân thuê ngoài. Đối với lao động làm việc trong danh sách : chứng từ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các bảng chấm công và các hợp đồng làm khoán. Các bảng chấm công áp dụng cho các tổ sản xuất, các đội công trình tiến hành làm công nhật, các tổ trưởng sản xuất theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ mình để lập bảng chấm công, lấy xác nhận của đội truởng công trình hoặc chủ công trình, đến cuối tháng gửi bảng chấm công lên phòng tổ chức lao động tiền lương. Biểu 2.10: Trích bảng chấm công của công ty CP 873 XDCTGT BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận : ĐỘI XD SỐ 1 Tháng 10 năm 2009 STT HỌ VÀ TÊN Chức vụ NGÀY TRONG THÁNG/ THỨ TRONG TUẦN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 T.Ba T.Tư T.Năm T.Sáu T.Bảy C.Nhật T.Hai T.Ba T.Tư T.Năm T.Sáu T.Bảy C.Nhật T.Hai T.Ba 1 Phạm Xuân Hợp TP  + + + + + + + + + + + + + - 2 Phạm Xuân Bằng PP  + RO/2 Ô Ô/2 H H/2 - 3 Trần Văn Nghĩa NV  + CO/2 4 Nguyễn Văn Diện NV  + … … … … … … … … … … … … … … … … … … Tổng cộng Ký hiệu chấm công Lương sản phẩm K Con ốm CO Lương thời gian + Lao động nghĩa vụ LĐ Lương nửa thời gian - Việc công VC Ốm điều dưỡng Ô Nghỉ bù LĐ (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Đối với các tổ tiến hành sản xuất thi công theo hợp đồng làm khoán thì các tổ trưởng sản xuất theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ để chấm công cho công nhân ở mặt sau của hợp đồng khi hoàn thành bàn giao đúng tiến độ, xác nhận hợp đồng đã hoàn thành. Khi đó hợp đồng làm khoán sẽ được chuyển về phòng tổ chức lao động tiền lương. Biểu 2.11: Hợp đồng giao khoán tại công ty CP 873 XDCTGT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN Đơn vị: Đội Xây dựng số 2 Công trình: QL 91 – Đồng Tháp Họ và tên đội trưởng : Nguyễn Văn Nguyên STT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Người giao khoán GK Thực hiện 1 Dọn mặt bằng 5000 100 500.000 1 Sửa đường m2 7 21.253 148.771 2 Bóc phủ đường m3 15 9.800 147.000 3 Đắp cát m2 15 17.874 268.110 ......... Cộng 8.063.881 Ngày 1 tháng 04 năm 2009 Người nhận khoán Cán bộ định mức KT lương KT Trưởng TT đơn vị (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Bộ phận lao động tiền lương của phòng tổ chức lao động tiền lương tiến hành kiểm tra, đối chiếu các bảng chấm công và các hợp đồng làm khoán gửi về, sau đó lấy đơn giá lương vào các chứng từ này và tính lương cơ bản cho từng công nhân và từng tổ sản xuất, gửi các bảng chấm công, các hợp đồng làm khoán gửi đến kế toán tiến hành tính toán lương cho từng tổ sản xuất, từng công trình, từng hạng mục công trình. Với số công nhật, kế toán căn cứ vào số công và đơn giá tiền công để tính lương cho từng người; sau đó tổng hợp lại cho từng đội công trình, công trình. Đối với trường hợp lao động theo hợp đồng làm khoán tính cho từng người và từng tổ được tiến hành bằng cách chia số tiền cả tổ sản xuất nhận được khi hoàn thành hợp đồng cho số công nhân tiến hành hợp đồng đó. Lương công nhật của công nhân A được tính như sau : (19 x 24.000 ) + ( 4.5 x 17.500 ) + ( 1 x 12.000 ) = 546.750 Lương khoán : trị giá hợp đồng giao khoán của Đội Xây dựng số 2 khi kết thúc hợp đồng là 2.000.000đ với tổng số thực hiện là 100 đồng. Do đó đơn giá của 1 công khoán là 20.000 đồng. Trong hợp đồng làm khoán công nhân A làm được 11 công. Vậy số lương của công nhân A là : 11 x 20.000 = 220.000 đồng Kế toán cũng tiến hành tổng hợp lương sản phẩm, lương khoán và lương thời gian của nhân viên điều khiển máy thi công. Công ty không sử dụng TK 623 “Chi phí máy thi công”. Sau đó, từ các bảng thanh toán lương và phụ cấp kế toán tiến hành ghi vào tờ kê chi tiết tiền lương và bảo hiểm theo tháng cho từng đối tượng để làm căn cứ cho việc tập hợp chi phí sản xuất tháng và ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Biểu 2.12: Trích tờ kê chi tiết tiền lương và bảo hiểm của công ty CP 873 XD CTGT TỜ KÊ CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG Tháng 10/2009 Họ và tên: Trần Văn Nghĩa Bộ phận: Tổ XD số 1 STT CƠ CẤU LƯƠNG SỐ TIỀN GHI CHÚ I Lương cơ bản 2,200,000 II Các khoản phụ cấp + Thưởng 2,056,000 1 Nhà ở, đi lại 456,000 2 Tiền ăn 800,000 3 Tiền thưởng 800,000 III Các khoản khấu trừ 132,000 1 BHXH (5%) 110,000 2 BHYT (1%) 22,000 4 Thuế thu nhập 0 5 Tạm ứng 0 IV Thu nhập còn lại (IV) = (I) + (II) - (III) 4,124,000 Người lập (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Công ty thực hiện trích 15% BHXH, 2% KPCĐ, 2% BHYT trong tiền lương của công nhân trong danh sách tính vào giá thành sản xuất theo đúng chế độ BHXH = 15% x ( lương cơ bản + phụ cấp ) BHYT = 2% x ( lương cơ bản + phụ cấp ) KPCĐ = 2% x ( lương cơ bản + phụ cấp ) Công ty thực hiện trích 6% ( 5% BHXH, 1% BHYT ) trên tiền lương của công nhân trong danh sách và trừ vào lương trả cho ngời lao động. Với số liệu ở tờ kê chi tiết tiền lương và bảo hiểm xã hội đối với công nhân trong danh sách kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung và các sổ cái tài khoản liên quan theo định khoản. 1. Công nhân trong danh sách Nợ TK 622: 6.460.721 Có TK 334: 6.460.721 2. Công nhân ngoài danh sách Nợ TK 622: 4.800.000 Có TK 334: 4.800.000 3. Nợ TK 622: 11.370.668 Có TK 334: 11.370.668 2.1.2.4.Quy trình ghi sổ tổng hợp Sau khi định khoản, kế toán ghi vào Sổ nhật ký chung có mẫu như biểu 2.13 Biểu 2.13: Trích sổ nhật ký chung của công ty CP 873 XDCTGT Trích : Sổ nhật ký chung tháng 10 năm 2009. Chứng từ Diễn giải Tên TK Nợ Có Số Ngày ........ ....... ....... ....... 31/12 Lương của CNV công trình 622 6.460.721 QL 91 – Đồng Tháp 334 6.460.721 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Đồng thời, các số liệu trên cũng được phản ánh vào sổ cái TK 622 của công ty theo mẫu sau: Biểu 2.14: Trích sổ cái tài khoản 622 của công ty CP 873 XDCTGT Sổ cái tài khoản 622 tháng 10 năm 2009 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số Ngày ........ ....... ....... ....... 31/12 Lương của CNV công trình 334 6.460.721 QL 91 – Đồng Tháp …. ……. ….. ….. ….. Tổng cộng 334 11.370.668 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.3.1. Nội dung Là những chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý công trình, nhân viên quản lý văn phòng, khấu hao TSCĐ... Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Việc phân bổ cũng được tiến hành dựa trên các tiêu thức phân bổ hợp lý như định mức chi phí sản xuất chung, chi phí trực tiếp phân bổ theo từng loại chi phí. Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý công trình, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý công trình - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, máy thi công dùng trong sản xuất. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. Tất cả các loại chi phí trên, khi phát sinh thực tế đều được kế toán ghi vào tờ kê chi tiết chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí để làm căn cứ tập hợp chi phí sản xuất tháng và đợc ghi vào sổ kế toán tổng hợp theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2.1.3.2.Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán Công ty sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” chi tiết cho các tài khoản cấp II. TK 6271 “Chi phí nhân viên quản lý công trình” TK 6272 “Chi phí vật liệu phục vụ quản lý công trình” TK 6273 “Chi phí công cụ dụng cụ” TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ” TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác” Sơ đồ 2.5: Kế toán chi phí sản xuất chung tại công ty CP 873 XDCTGT TK334, 338 TK 627 TK 111, 112 CF nhân viên PX Các khoản thu hồi TK152, 153 CF vật liệu, dụng cụ TK 154 Phân bổ kết chuyển TK224, 335 CF theo dự án TK632 TK 214 Kết chuyển CPSXC CĐ vào GVHB TK331, 111,… TK1331 Các CF SX khác mua ngoài Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu có (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) 2.1.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Chi phí nhân viên quản lý công trình bao gồm lương chính, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho nhân viên quản lý đội như: đội trưởng, nhân viên kỹ thuật, thủ kho công trình... Hàng tháng chủ nhiệm công trình theo dõi thời gian xếp loại lao động cho từng nhân viên trên bảng chấm công. Việc tính toán lương giống như tính lương của công nhân trực tiếp thi công. Cuối tháng, kế toán tính lương nhân viên quản lý tháng của tháng đó và lập bảng lương, căn cứ vào bảng thanh toán ghi định khoản: Nợ TK 6271 : 4.357.700 Có TK 335 : 4.357.700 Nợ TK 6271 : 357.700 Có TK 338 : 357.700 Các số liệu trên được phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 6271. Biểu 2.14: Trích Sổ chi tiết tài khoản TK 6271 SỔ CHI TIẾT TK 6271 Tháng 10/2009 CT QL 91 – Đồng Tháp Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Nợ Có Số Ngày 31/10/09 Lương phải trả nhân viên quản lý 335 4.357.700 31/10/09 Trích KPCĐ 338 357.700 31/10/09 K/C chi phí sang CPSXKDD 154 4.715.400 Tổng phát sinh 4.715.400 4.715.400 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Số liệu về chi phí cho nhân viên quản lý công trình sẽ được phản ánh vào tờ kê chi tiết chi phí sản xuất chung. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho đội công trình: Việc tính khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện ở sổ chi tiết khấu hao TSCĐ. Trong tháng công trình nào sử dụng máy thi công của Công ty thì tính vào chi phí sản xuất của công trình đó Biểu 2.15: Trích sổ chi tiết khấu hao TSCĐ của công ty CP 873 XDCTGT SỔ CHI TIẾT KHẤU TSCĐ Tháng 10/2009 Công trình: QL 91 – Đồng Tháp. TT Tên TSCĐ Nguyên Giá Tỷ lệ trích % năm Số tiền KHCB Cũ Mới KH SC A – Máy thi công Máy trôn bê tông 10.402.000 12 104.020 Máy vận thăng 12.115.000 12 121.050 Cần cẩu thiếu nhi 1.615.000 15 70.187 .... ..... ...... Cộng 4.982.113 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Số liệu trên cũng được ghi vào tờ kê chi tiết chi phí sản xuất chung của công trình cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết khấu hao TSCĐ kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp tính trích khấu hao. Số liệu này làm cơ sở ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Định khoản: Nợ TK 6274 : 4.982.113 Có TK 214 : 4.982.113 Trong trường hợp máy trộn bê tông đến kỳ sửa chữa ở trong tháng, số tiền sửa chữa hết 500.000 đồng. Toàn bộ chi phí này được tính vào chi phí sản xuất chung của công trình QL 91 – Đồng Tháp, ghi vào tờ kê chi tiết chi phí sản xuất chung theo định khoản. Nợ TK 6277 : 500.000 Có TK 111 : 500.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm nhiều loại như sau: chi phí tiền điện, nước phục vụ thi công công trình, chi phí vận chuyển vật liệu mua về công trình ... Chứng từ hạch toán là biên bản thanh lý hợp đồng thuê ngoài, hoá đơn giá trị tăng, hoá đơn đặc thù .... Sau khi thanh lý hợp đồng và thanh toán cho bên cho thuê, kế toán ghi vào tờ kê chi tiết chi phí sản xuất chung, sau đó số liệu này đợc phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản liên quan. Chi phí khác bằng tiền : loại chi phí này bao gồm nhiều loại như chi phí giao dịch tiếp khách, in ấn tài liệu, photo ... chi phí phát sinh cho công trình nào thì hạch toán cho công trình đó. Chứng từ chính là các phiếu chi tiền mặt và các hoá đơn, biên nhận, kế toán phản ánh trên sổ tổng hợp và sổ cái tài khoản liên quan theo định khoản theo từng lần chi phát sinh. Ví dụ tiếp khách tại công trình. Nợ TK 6278 : 1.200.000 Có TK 111 : 1.200.000 Như đã trình bày ở trên chi phí sản xuất chung của từng công trình, hạng mục công trình được tập hợp trên bảng kê chi tiết chi phí sản xuất chung làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí cuối tháng. Biểu 2.16: Trích tờ khai chi tiết chi phí SXC của công ty CP 873 XDCTGT Trích Tờ khai chi tiết chi phí sản xuất chung Tháng 10 năm 2009 Công trình: QL 91 – Đồng Tháp Chứng từ Diễn giải Số tiền Số Ngày 07 10/10 Chi phí sửa chữa máy trộn bê tông 500.000 Chi phí khấu hao TSCĐ 4.982.113 ...... .... 14 15/10 Chi phí điện nước – Trả bằng tiền mặt 300.000 Trả bằng séc 1.200.000 30 17/10 Chi tiếp khách 1.200.000 .......... ..... 31/10 Chi phí VC nguyên vật liệu 940.000 31/10 Tiền lương nhân công gián tiếp 4.357.700 Cộng 45.593.316 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) 2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Sử dụng các chứng từ gốc và chứng từ tổng hợp, kế toán tiến hành ghi sổ chi phí sản xuất chung vào nhật ký chung và các sổ cái của các tài khoản có liên quan như sau: Biểu 2.17: Trích Sổ nhật ký chung của công ty CP 873 XDCTGT Trích : Sổ nhật ký chung Tháng 10 năm 2009 Chứng từ Diễn giải Tên TK Nợ Có Số Ngày 3/10 Trích khấu hao TSCĐ 6274 4.982.113 214 4.982.113 13/10 Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 6277 500.000 111 500.000 ... .... .... 14/10 Dịch vụ mua ngoài thanh toán bằng tiền mặt 6277 300.000 111 300.000 ... ... 16/10 Chi phí tiếp khách 6278 500.000 111 500.000 17/10 Chi phí tiếp khách 6278 700.000 111 700.000 ... ... 31/10 Lương công nhân viên quản lý 6271 4.357.700 334 4.000.000 338 357.700 ....... ....... ...... (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Biểu 2.18: Trích Sổ cái tài khoản 6271 của công ty CP 873 XDCTGT Trích : Sổ cái tài khoản 6271 Chứng từ Diễn giải Tên TK Nợ Có Số Ngày ......... ....... ........ 31/10 Lương nhân viên quản lý 334 4.000.000 338 357.700 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 2.1.4.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. *) Tài khoản sử dụng   Sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Hạch toán như sau:   Bên Nợ:    Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kết chuyển vào cuối kỳ)           Bên Có:    - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất (phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất ...)    - Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành.    Số dư Nợ:    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.    TK này còn mở chi tiết cho từng hoạt động : Hoạt động sản xuất chính, hoạt động sản xuất phụ, hoạt động thuê ngoài gia công v.v... Trong từng hoạt động còn mở chi tiết cho từng đối tượng. Để tính được giá thành sản phẩm thông thường các doanh nghiệp phải đánh giá sản phẩm dở dang. Tuy nhiên do đặc điểm của công ty là chuyên sản xuất các công trình xây dựng có khối lượng, giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài nên công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là theo đơn đặt hàng. Vì vậy, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đơn đặt hàng chưa hoàn thành cũng chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng đó. Ví dụ đối với công trình QL 91 – Đồng Tháp, cuối tháng 10 năm 2009 kế toán chi phí – giá thành tập hợp được từ các bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung được: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được là: 1.300.383.000(đồng) Chi phí nhân công trực tiếp được là: 12.863.881(đồng) Chi phí sản xuất chung tập hợp được là: 45.593.316(đồng) Như vậy, chi phí sản phẩm dở dang cuối tháng 10 của công trình QL91 – Đồng Tháp là: 1.300.383.000 + 12.863.881 + 45.593.316 = 1.358.840.197 ( đồng) 2.1.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Công ty CP 873 XDCTGT áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do đó, đến cuối kỳ kế toán tổng hợp, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung:   Nợ TK 154    1.358.840.197 Có TK 621 1.300.383.000    CóTK 622 12.863.881    Có TK 627 45.593.316 Việc hạch toán và phản ánh giá thành sản phẩm vào sổ sách kế toán tại công ty được thực hiện theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP 873 XDCTGT TK 621 TK154 TK152, 111 SDĐKxxx CF NVL trực tiếp Các khoản giảm trừ CF TK 622 TK 632 CF nhân công trực tiếp TK 623 Bàn giao, kiểm nghiêm quyết toán CF sử dụng máy thi công TK 627 CF sản xuất chung (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) 2.2. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP 873 XDCTGT 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty 2.2.1.1. Đối tượng tính giá thành của công ty Là doanh nghiệp nhận thi công các công trình giao thông, công trình dân dụng,…sản phẩm của công ty thường có khối lượng lớn, thời gian dài, sản xuất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành được công ty xác định là “hạng mục công trình và các công trình đã hoàn thành được quyết toán”. 2.2.1.1. Phương pháp tính giá thành Do đặc điểm quy trình sản xuất, đặc điểm sản phẩm sản xuất và để phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí - đối tượng tính giá thành, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành. Cụ thể, khi sản phẩm hoàn thành căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh và các sổ kế toán liên quan, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục, công trình hoàn thành như sau: Giá thành thực tế của từng đơn đặt hàng = Tổng chi phí SX tập hợp được trong kỳ của từng đơn đặt hàng Nếu kỳ tính giá thành trùng với kỳ báo cáo thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ chính là giá thành thực tế của sản phẩm hay của công trình, hạng mục hoàn thành. - Nếu kỳ tính giá thành không trùng với kỳ báo cáo (tháng, quý, năm) thì giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó được xác định theo công thức : Giá thành thực tế đơn đặt hàng = Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ của ĐĐH + Chi phí phát sinh trong kỳ của ĐĐH 2.2.2. Quy trình tính giá thành Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành các công trình, kế toán công ty sử dụng TK154, mở chi tiết cho từng công trình. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK154. Định khoản: Nợ TK 154 : 2.015.494.234 Có TK621 : 1.300.383.000 Có TK622 : 12.863.881 Có TK627 : 45.593.316 Sau khi tập hợp chi phí sang TK154, kế toán chi phí - giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm. Do công ty không sử dụng TK632 để xác định trị giá vốn của công trình hoàn thành mà kết chuyển ngay sang TK911, nên giá thành sản phẩm được kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh và được định khoản như sau: Nợ TK911 : 2.015.494.234 Có TK154 : 2.015.494.234 Khi công trình hoàn thành, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết giá thành kỳ trước và các bảng tổng hợp vật tư xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để lập sổ tính giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Biểu 2.19: Sổ giá thành hạng mục công trình của công ty CP 873 XDCTGT Sổ giá thành hạng mục, công trình Tên công trình: Công trình QL 91 – Đồng Tháp ( Đơn vị tính: đồng) Diễn giải Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng 1. Chi phí SX dở dang đầu kỳ 1.300.383.000 12.863.881 45.593.316 1.358.840.197 2. Chi phí SX trong kỳ 704.600.000 6.460.721 45.593.316 756.654.037 3. Chi phí SX dở dang cuối kỳ 0 0 0 0 Cộng giá thành sản phẩm 2.004.983.000 19.324.602 91.186.632 2.015.494.234 Ngày 31 tháng 10 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) Cuối tháng, kế toán lấy số liệu trên các sổ tính giá thành và từ các chứng từ ghi sổ tiến hành lọc để lên Sổ cái TK154. Biểu 2.20: Trích sổ cái TK 154 của công ty CP 873 XDCTGT Sổ Cái TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 10 năm 2009 (Đơn vị tính: đồng) Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 2.215.471.786 31/10 K.c chi phí NVLTT 621 1.300.383.000 31/10 K.c chi phí NCTT 622 12.863.881 31/10 K.c chi phí SXC 627 45.593.316 31/10 K.c giá thành sản phẩm 911 2.015.494.234 vào kết quả kinh doanh Cộng phát sinh 1.358.840.197 Dư cuối kỳ 1.558.817.749 Người ghi sổ Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP 873 XDCTGT ) CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP 873 XDCTGT 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY Qua thời gian thực tập tại công ty CP 873 XDCTGT , em nhận thấy rằng cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thì hoạt động của công ty cũng đã có sự biến đổi để thích ứng. Từ một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cùng với sự năng động của bộ máy quản lý và sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay công ty đã dần khắc phục được những khó khăn, từng bước đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các phòng ban chức năng của công ty được tổ chức sắp xếp lại một cách hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty và nhằm mục đích phục vụ tốt cho công tác sản xuất kinh doanh. Song song với quá trình chuyển đổi ấy, bộ máy kế toán với chức năng thực hiện công tác tài chính – kế toán cho công ty cũng đã không ngừng biến đổi cả về cơ cấu lẫn phương pháp làm việc. Có thể nhận thấy điều đó thông qua những ưu điểm nổi bật trong công tác kế toán hiện nay của công ty. 3.1.1. Ưu điểm Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty có những ưu điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong cơ chế thị trường, công ty đã ra sức tăng cường quản lý kinh tế, quản lý sản xuất mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tại công ty CP 873 XDCTGT , kế toán thực sự được coi là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý. Bộ máy kế toán của công ty được bố trí tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, nắm vững các chính sách, chế độ kế toán cũng như nhiệm vụ cụ thể của mình. Thứ hai, hình thức kế toán công ty sử dụng hiện nay là tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán nhà nước ban hành. Việc lựa chọn hình thức "Nhật ký chung" trong tổ chức hạch toán kế toán là phù hợp với quy mô hoạt động, đặc thù sản xuất của công ty. Ngoài ra việc tổ chức luân chuyển chứng từ ở phòng kế toán một cách hợp lý cũng góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng và chính xác. Thứ ba, vì chi phí nguyên vật liệu của công ty thường bỏ ra ngay từ đầu còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung bỏ dần theo mức độ hoàn thành của công trình nên công ty đã lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí sản xuất chung là chi phí nhân công trực tiếp là tương đối hợp lý. Tiêu chuẩn phân bổ này cho phép công ty phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng, từng công trình, từng hạng mục công trình sát với thực tế hơn. Thứ tư, một trong những ưu điểm nổi bật trong công tác tính giá thành sản phẩm của công ty là việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá là từng đơn đặt hàng, từng công trình. Sự phù hợp giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá là cơ sở giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được đơn giản mà vẫn đảm bảo tính chính xác cao. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán tại công ty CP 873 XD CTGT còn tồn tại một số vướng mắc mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao hơn. 3.1.2. Nhược điểm Thứ nhất là về hệ thống sổ. Nhìn chung, hệ thống sổ hiện công ty đang sử dụng đã đáp ứng được về cơ bản những yêu cầu của công tác kế toán. Tuy nhiên, ở công ty không có bảng phân bổ chi phí sản xuất chung mà chỉ có bảng kê tổng hợp chi phí sản xuất chung. Bảng kê tổng hợp chi phí sản xuất chung của công ty có nội dung gần giống với bảng phân bổ chi phí sản xuất chung nhưng nó không thể hiện được nội dung kinh tế của bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Vì ở bảng kê tổng hợp những số liệu đó chỉ phản ánh quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ ở công ty mà không phản ánh được quá trình phân bổ chi phí cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan trong trường hợp chi phí đó được sử dụng cho nhiều đối tượng và không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng ( thi công nhiều công trình trong cùng một thời điểm). Thứ hai là về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng mà công ty đang sử dụng là phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm sản phẩm của công ty. Tuy nhiên do công ty dựa trên định mức của từng chi tiết, hạng mục để cấp vật liệu hoặc cấp tiền cho các xí nghiệp, các xí nghiệp sau khi hoàn thành chi tiết, hạng mục đó sẽ chuyển toàn bộ các chứng từ về phòng kế toán nhưng đó là số liệu tổng hợp. Kế toán công ty dựa trên định mức phí để phân bổ chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí. Điều này làm cho công việc của kế toán chi phí – giá thành ở công ty vào cuối kỳ quá nhiều và dồn dập. Mặt khác, có những chi phí sản xuất ở công ty có thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình nhưng do kế toán ở các đội xây dựng không tập hợp để đưa lên nên kế toán chi phí – giá thành ở công ty phải phân bổ cũng làm giảm tính chính xác của các khoản mục chi phí. 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề hết sức phức tạp, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu nói trên, đòi hỏi công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty CP 873 XDCTGT phải không ngừng từng bước hoàn thiện. Song việc hoàn thiện đó phải đảm bảo theo một số nguyên tắc sau: Một là, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí phải đảm bảo sự thống nhất quản lý giữa công ty với các cơ quan quản lý cấp trên, đảm bảo sự thống nhất giữa các chỉ tiêu mà kế toán phản ánh, thống nhất về hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán và các sổ sách báo cáo kế toán. Hai là, đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất đặc thù của công ty. Khi tổ chức bộ máy kế toán phải dựa trên các chế độ, thể lệ về quản lý hành chính và công tác kế toán, lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty, đồng thời phải chú ý đến vấn đề trang thiết bị, phương tiện tính toán hiện đại. Ba là, tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế một cách phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Bốn là, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả về hoạt động kế toán tài chính của công ty nhằm phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP 873 XDCTGT Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP 873 XDCTGT, em nhận thấy nhìn chung công tác này đã được thực hiện có nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể của công ty, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên, trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có những điểm chưa thật hợp lý mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: Thứ nhất là về hệ thống sổ của công ty. Hiện nay, ở công ty không lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung mà chỉ sử dụng bảng kê tổng hợp chi phí sản xuất chung có mẫu sổ gần phù hợp với bảng phân bổ chi phí, tuy nhiên, nội dung bảng kê thì chỉ phản ánh được quá trình tập hợp chi phí chứ nó không phản ánh được quá trình phân bổ chi phí cho từng công trình. Để giúp kế toán thuận lợi trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty nên lập bảng phân bổ vật tư theo mẫu sau: Biểu 2.21: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Tháng 10 năm 2009 (Đơn vị tính: đồng) STT Diễn giải Chi phí nhân công trực tiếp Phân bổ CPSXC 1. Công trình QL91 – Đồng Tháp 12.863.881 45.593.316 2. Công trình Nhà làm việc sở giao thông Hà Bắc 362.097.850 236.207.942 3. Công trình Trạm nghiệm vụ công an Quảng Ninh 155.454.715 101.408.054 Cộng 530.416.446 383.209.312 Ngày 31 tháng 10 năm 2009 Người lập Số liệu để phản ánh vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung được tổng hợp từ các hóa đơn, bảng lương và các chứng từ gốc liên quan khác khác. Sau đó, số liệu ở bảng phân bổ chi phí sản xuất chung được dùng làm căn cứ ghi sổ chi tiết TK627 cho từng đơn đặt hàng, vào bảng tổng hợp chi phí. Thứ hai, do công việc của kế toán chi phí – giá thành của công ty thường bị dồn dập vào cuối kỳ, nên công ty cần có biện pháp để kiểm soát chất lượng tính giá thành sản phẩm, để từ đó có phương hướng, kế hoạch để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong điều kiện kinh tế mới. Để hạ giá thành sản phẩm đòi hỏi công ty phải quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn vật tư, lao động và tiền vốn bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành ở công ty còn yếu, hầu như là không có. Vì vậy, với góc độ là một sinh viên thực tập và dựa trên những kiến thức đã được học kết hợp với tình hình thức tế tại công ty, em thấy việc hoàn thiện công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại công ty CP 873 XDCTGT là hết sức cần thiết để giúp hoạt động của Công ty mang lại hiệu quả cao hơn, đảm bảo mức tăng lợi nhuận cho công ty. Các nội dung phân tích, đánh giá chi phí và giá thành công ty có thể thực hiện là: - Phân tích, đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. - Phân tích đánh giá từng khoản mục giá thành. Thứ ba là áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại các đội xây dựng. Hiện nay, ở tổng công ty đã áp dụng các phần mềm kế toán rất tiên tiến. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán chi phí – giá thành ở công ty đảm nhiệm 100%. Điều này làm cho bộ phận kế toán của công ty mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần 3.1.2 có nhiều khoản chi phí có thể được hạch toán trực tiếp tại công trình, nhưng kế toán ở các đội xây dựng không làm mà vẫn do bộ phận kế toán chi phí – giá thành của công ty phân bổ. Điều này làm cho việc phân bổ giảm tính chính xác trong khi đó, bộ phận kế toán tại các tổ xây dựng làm công việc này sẽ tốt hơn. Do đó em nghĩ rằng, công ty nên trang bị công cụ “kế toán máy” cho các tổ đội xây dựng này. KẾT LUẬN Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề mấu chốt và cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí là tiết kiệm nhất. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất sẵn có, doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, rồi tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua nội dung này nhà quản lý có thể nhận ra những việc đã làm và chưa làm được trong quá trình quản lý. Từ đó, đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp hơn. Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần 873 xây dựng công trình giao thông , em đã tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, em nhận thấy công tác này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Cùng với sự giúp đỡ của phòng Kế toán tài chính của công ty, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Ths. Đoàn Thanh Nga và các thầy cô trong khoa kinh tế, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành. Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được những ý kiến bổ sung, góp ý của các thầy cô giáo cùng tất cả những thành viên quan tâm đến đề tài này để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 05 tháng 05 năm 2010 Sinh viên : Bùi Thị Thanh Vân Phô lôc I: nhËn xÐt cña ®¬n vÞ thùc tËp ............................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Phô lôc II: nhËn xÐt cña gi¸o viªn h­íng dÉn ............................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ............................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Phô lôc III: nhËn xÐt cña gi¸o viªn ph¶n biÖn ............................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần 873 Xây dựng công trình giao thông.doc
Luận văn liên quan