LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có nhiều biến động phức tạp và đạt được không ít những thành tựu phát triển to lớn. Bên cạnh đó thì đời sống xã hội của nhân dân cũng đã có những bước cải tiến rõ rệt, thể hiện ở chỗ người dân Việt Nam không chỉ có cuộc sống no đủ mà họ ngày càng hướng tới thỏa mãn những nhu cầu riêng của cá nhân mình, vì thế mà thị hiếu tiêu dùng của họ ngày càng cao. Nền sản xuất xã hội phải luôn luôn nâng cao để phát triển, cải tiến không ngừng, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao nhất, và mẫu mã phù hợp với thời đại mới. Trong thời điểm hiện tại, tình trạng giá cả các loại hàng hóa trong nước tăng rất mạnh, đa số các loại mặt hàng đều có mức giá tăng lên gấp đôi dẫn đến việc không những người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống mà các doanh nghiệp cũng gặp trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguyên nhân để dẫn đến việc giá cả tăng đột biến là mức lạm phát tiền tệ quá cao. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất luôn phấn đấu tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để giá cả các loại hàng hóa phù hợp với mức tiêu dùng của người tiêu dùng. Để thực hiện tốt mục tiêu đó các doanh nghiệp sản xuất phải luôn chú ý tới công tác kế toán nói chung và cụ thể là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển, tích lũy của doanh nghiệp và góp phần cải thiện từng bước đời sống của người lao động.
Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có nhiều đóng góp với việc tham gia thi công xây dựng các công trình nhà ở, các khu công nghiệp, các công trình kỹ thuật, xây dựng hạ tầng cơ sở cho đất nước. Có thể nói xây dựng cơ bản đã tạo ra nhiều công trình kiến trúc, trang bị tài sản cố định, góp phần xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Nhưng cùng với các loại hàng hóa khác, thì giá cả các loại nguyên vật liệu trong xây dựng cũng đã có sự gia tăng rõ rệt, mà chi phí nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí thi công các công trình, chưa kể đến chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp, chi phí thuê máy .cũng tăng do vậy mà giá thành công trình xây dựng sẽ ngày càng tăng cao cũng đồng nghĩa với việc sẽ khó khăn hơn cho các nhà đầu tư cũng như các chủ thầu hoàn thiện công trình của mình. Mà sản phẩm xây lắp hoàn thành cần đặt tiêu chuẩn chất lượng lên làm mục tiêu chính. Vì vậy mà công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cần có được sự quan tâm hàng đầu, nó đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán nói chung. Căn cứ vào những chi phí bỏ ra và kết quả của quá trình sản xuất, tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư, lao động, tình hình thực hiện giá thành, từ đó có biện pháp giám sát, kiểm tra khoản mục chi phí bất hợp lý, thúc đẩy giám sát chi phí đến mức thấp nhất trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm.
Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sông Đà 207 em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207“. Khóa luận của em bao gồm những nội dung chính sau :
Chương 1 : Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Sông Đà 207.
Chương 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Sông Đà 207.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 3
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 3
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 3
1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Phân loại giá thành 7
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8
1.3 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp 9
1.3.1 Đặc điểm kế toán chi phí SX theo phương pháp kê khai thường xuyên 9
1.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 9
1.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 10
1.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 11
1.3.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất 14
1.3.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 15
1.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 16
1.4.1 Phương pháp giản đơn ( Phương pháp trực tiếp ) 17
1.4.2 Phương pháp hệ số 18
1.4.3 Phương pháp tỷ lệ 18
1.4.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 19
1.4.5 Phương pháp phân bước 20
1.4.6 Phương pháp đơn đặt hàng 22
1.4.7 Phương pháp định mức 22
1.5 Hình thức ghi sổ kế toán chi phí SX trong các doanh nghiệp 23
1.5.1 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký – Sổ cái 23
1.5.2 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký chung 23
1.5.3 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Chứng từ ghi sổ 23
1.5.4 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký - chứng từ 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 207 25
2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Sông Đà 207 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 207: 25
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty : 26
2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty : 27
2.2 Tổ chức công tác kế toán của Công ty 31
2.2.1 Tìm hiểu bộ máy kế toán của Công ty 31
2.2.2 Đặc điểm hệ thống vận dụng chứng từ kế toán 34
2.2.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản và các chính sách kế toán tại Công ty 35
2.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 36
2.2.5 Đặc điểm Báo cáo kế toán mà doanh nghiệp sử dụng 39
2.3 Thực tế Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Sông Đà 207 40
2.3.1 Đặc điểm về chi phí SX và tính giá thành SP tại Công ty cổ phần Sông Đà 207 40
2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty CP Sông Đà 207 41
2.3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42
2.3.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 52
2.3.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 59
2.3.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 63
2.3.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất 66
2.3.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 68
2.3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 69
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 207 72
3.1 Đánh giá thực trạng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 73
3.1.1 Những ưu điểm 73
3.1.2 Một số tồn tại cần khắc phục 75
3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Sông Đà 207 76
3.2.1 Kiến nghị về chứng từ kế toán 76
3.2.2 Kiến nghị về việc quản lý vật tư 77
3.2.3 Kiến nghị về việc tận dụng phế liệu thu hồi 79
3.2.4 Kiến nghị về công tác hạch toán chi phí sản xuất 79
3.2.5 Về việc bảo quản máy móc thi công 81
3.2.6 Về công tác tính giá thành 81
KẾT LUẬN 83
103 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n toàn
62701
335
42.764
42.764
31/12
HĐ002
31/12
Chi phí điện mua ngoài đã trả bằng chuyển khoản
62701
1331
112
60.350
6.035
66.385
31/12
BPBL
31/12
Phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12
6278
338
58.425
58.425
31/12
BPBKH
31/12
Chi phí khấu hao TSCĐ trong tháng 12
6274
2141
39.415
39.415
Cộng chuyển sang trang sau
1.577.352
1.577.352
Bảng ngang – Sổ cái TK 621
Vật liệu mua ngoài thường chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường. Do đó, việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là tương đối khó khăn. Công ty chỉ có thể khắc phục bằng cách cố gắng tìm bạn hàng cung cấp lâu dài, với giá thành rẻ hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân trong sử dụng vật liệu, chống lãng phí. Vật liệu xây dựng luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác xây lắp ( thường chiếm từ 60 - 70% giá trị công trình ). Chất lượng của vật liệu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tuổi thọ công trình. Ngoài các vật liệu như xi măng, vôi... được đóng gói và bảo quản trong thùng hoặc trong các bao giấy, các vật liệu khác như đá, sỏi, trong quá trình thi công được lưu giữ trên các kho, bãi tự nhiên nên dễ bị hao hụt, bẩn, dẫn đến giảm chất lượng của công trình. Vì vậy, việc xây dựng lán, kho bãi tốt nhằm góp phần bảo quản chất lượng cũng như số lượng nguyên vật liệu, tránh các hao hụt ngoài định mức. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển cũng là một yếu tố cần được chú ý. Để tiết kiệm được chi phí này, Công ty có thể ký hợp đồng vận chuyển dài hạn với bên vận tải, thành việc vận chuyển nhiều lần. Tiết kiệm chi phí không đồng nghĩa với việc ăn bớt nguyên vật liệu mà quan trọng là vật liệu phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy cách, cũng đồng thời với việc giản thiểu các sai phạm trong quá trình xây dựng, tránh gây ra các thiệt hại không cần thiết, để làm sao giảm được chi phí nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.
Với mục đích kinh doanh có hiệu quả thì càng cần hạch toán chính xác các khoản mục chi phí, tạo điều kiện cho công tác quản lý có hiệu quả cao nhất. Nhất là các khoản mục chi phí vật liệu lại có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh. Hạch toán chính xác sẽ làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Đồng thời có đủ chứng từ hợp lệ để đối chiếu và trình lên cơ quan chủ quản khi cần thiết.
2.3.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, tại Công ty CP Sông Đà 207, Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu. Do điều kiện máy móc thi công còn hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thi công và hiệu quả sử dụng chưa thật cao nên chi phí về lao động thi công chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành. Vậy quản lý tốt chi phí nhân công không chỉ có ý nghĩa trong việc quản lý tốt chi phí về lực lượng lao động, sử dụng đúng người, đúng việc mà còn tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong Công ty.
Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm của Công ty bao gồm: tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất thi công, tiền lương làm thêm giờ, lương công nhân thuê ngoài,trừ các khoản trợ cấp lương, lương phụ...
Hiện nay Công ty thực hiện hai chế độ trả lương:
+ Trả lương theo thời gian
+ Trả lương theo sản phẩm.
* Trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương này áp dụng cho bộ phận quản lý sản xuất và công nhân trong trường hợp thực hiện các công việc không có khối lượng giao khoán cụ thể. Việc trả lương theo thời gian phải căn cứ vào cấp bậc của cán bộ công nhân viên, căn cứ vào số ngày công trong tháng để tính lương phải trả.
Cơ sở để trả lương theo thời gian là Bảng chấm công ( là bảng dùng để theo dõi thời gian làm việc trong tháng của cán bộ công nhân viên ). Bảng này do từng xí nghiệp, phòng ban ghi theo quy định về chấm công. Cuối tháng nộp bảng này cho phòng kế toán để tính lương, chia lương.
Lương thời gian = (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp) * 540.000 * Sốcông/26
* Trả lương theo sản phẩm
+ Hình thức trả lương này chiếm đa số ở Công ty vì nó có hiệu quả rất cao. Trả lương theo khối lượng công việc giao khoán, trả cho công nhân thuê ngoài. Hình thức tiền lương này có thể tính theo từng người lao động hay chung cho cả nhóm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Thông thường lương sản phẩm trong Công ty thường được tính chung cho cả đội sau đó mới tính riêng cho từng người trong đội.
Tổng số lương nhận được trong tháng
=
Tổng khối lượng công việc thực hiện ( chi tiết từng CT )
*
Đơn giá 1 khối lượng công việc trong tháng
Căn cứ vào số công trong bảng chấm công do đội xây dựng gửi lên kế toán tính được đơn giá một công, tiền lương thực nhận của công nhân xây dựng theo trình tự sau :
Đơn giá một công
=
Tổng giá trị khối lượng công việc ( tháng )
Tổng số công ( tháng )
Lương khoán = Đơn giá một công * Số công thực hiện trong tháng
Tiền lương này không nhất thiết phải trả theo từng tháng mà tuỳ theo khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng.
Nếu công ty không có việc làm cho công nhân thì công nhân được hưởng theo lương cơ bản, lương cơ bản được tính căn cứ vào lương cấp bậc và hệ số lương :
Lương cơ bản = Lương cấp bậc * Hệ số lương
Nếu trong tháng công nhân nghỉ phép thì tiền lương thực trả là lương phép và được tính như sau :
Lương phép
=
Mức lương cơ bản
*
Số ngày phép
24 ngày
Cơ sở để tính lương là hợp đồng làm khoán. Hợp đồng này được ký theo từng phần công việc hay tổ hợp của công việc, quy mô của công việc mà thời gian hợp đồng có thể là một tháng hay dài hơn.
+ Về khoản trích BHXH, BHYT, KFCĐ.
Theo quy định hiện hành, Công ty trích 19% trên tổng tiền lương cơ bản của cán bộ công nhân viên vào chi phí sản xuất kinh doanh trong đó: 15% cho BHXH, 2% cho BHYT, 2% cho KPCĐ.
Các cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ đóng góp 6 % trên tổng số lương của mình. Trong đó : 5% cho BHXH và 1% cho BHYT.
+ Đối với lao động thuê ngoài chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là Hợp đồng làm khoán và phiếu xác nhận khối lượng công việc đã hoàn thành.
Khi khối lượng thuê ngoài hoàn thành, chủ công trình gửi “ Bảng tính giá trị thanh toán “ lên phòng Tổ chức lao động tiền lương, sau khi kiểm tra tính hợp lệ chuyển lên phòng Kế toán làm cơ sở hạch toán chi phí và thanh toán lương cho công nhân thuê ngoài, cho từng đối tượng chịu chi phí sau đó tiến hành ghi Nhật ký chung và sổ kế toán theo định khoản :
Nợ TK 62201 : 9.386.060
Có TK 331 : 9.386.060
Khi thanh toán lương cho công nhân thuê ngoài :
Nợ TK 331 : 9.386.060
Có TK 1111 : 9.386.060
Công ty Cổ phần Sông Đà 207 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---***---
BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ THANH TOÁN
( Khoán nhân công – CT nhà máy xi măng Hòa Phát )
Hợp đồng giao khoán : Công ty CP Sông Đà 207
Bên giao khoán :
- Ông Nguyễn Đình Dũng - Chức vụ : Phó giám đốc
- Bà Nguyễn Thanh Loan - Chức vụ : Phó ban Kinh tế
Bên nhận khoán :
- Ông Nguyễn Văn Bình - Chức vụ : TT tổ nề
Căn cứ biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành tháng 12 năm 2007 tại CT6.
Phòng KT – KH tính giá trị thanh toán cho tổ nhân công như sau :
Đơn vị : VNĐ
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐVT
KL HOÀN THÀNH
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Khối lượng ốp chân tường hành lang
m
16.852
50
842.600
2
Khối lượng xây tường 220 ( xây trạm biến áp tầng hầm )
M3
10.037
60
602.220
3
Khối lượng trát tường 220 trạm biến áp tầng hầm
M2
60.650
80
4.852.000
4
Khối lượng đắp chỉ móc nước
m
10.204
60
612.240
5
Khối lượng chống thấm và chèn lỗ thu nước
Lỗ
16.800
50
840.000
6
Khối lượng xây bậc cầu thang bộ
M3
16.370
100
1.637.000
TỔNG CỘNG
9.386.060
Tổng giá trị thanh toán bằng chữ : Chín triệu ba trăm tám mươi sáu nghìn sáu mươi đồng.
Bảng tính giá trị thanh toán này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữu 01 bản làm cơ sở thanh toán.
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2007
ĐẠI DIỆN BÊN KHOÁN ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN KHOÁN
Đối với lao động làm việc trong danh sách : Chứng từ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các bảng chấm công và các hợp đồng làm khoán. Các bảng chấm công áp dụng cho các tổ sản xuất, các tổ trưởng sản xuất theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ mình để lập bảng chấm công, lấy xác nhận của đội trưởng công trình, đến cuối tháng gửi Bảng chấm công lên phòng tổ chức lao động tiền lương.
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 12 năm 2007
Tổ : Nguyễn Văn Bình
Công trình : San nền MĐ – MT Đơn vị : 1.000 đồng
STT
Họ và tên
Ngày trong tháng 1,2,3,4,…
Quy ra công
Công trong giờ
Công ngoài giờ
Công ngày lễ, phép
SL
Đơn giá
SL
Đơn giá
SL
Đơn giá
1
Nguyễn Văn Bình
Xxx..
19
45
4
67.5
1
30
2
Đào Đức Long
Xxx..
18
40
6
60
3
Nguyễn Mỹ Hạnh
Xxx..
20
40
5
60
4
Nguyễn Văn Ngọc
Xxx..
18
40
5
60
Theo ví dụ trên :
+ Tiền lương công nhật của công nhân Nguyễn Văn Bình là :
19*45.000 + 4*67.500 + 1*30.000 = 1.155.000 đồng
+ Lương khoán của công nhân Nguyễn Văn Bình ( số công trong hợp đồng là 6 )
Đơn giá một công = 9.386.060 / 96 = 97.771,46 đồng
à Lương khoán = 97.771,46 * 6 = 586.628,760 đồng
+ Vậy tổng số tiền lương của công nhân Bình là :
1.155.000 + 586.628,760 = 1.741.628,760 đồng
Đối với lương của các công nhân khác cũng được tính tương tự.
Bảng ngang – Bảng thanh toán lương
Công ty CP Sông Đà 207
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Đơn vị : 1.000 đồng
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
Đối ứng
PS Nợ
PS Có
Số dư
BPBL
30/12
30/12
Tiền lương phải trả cho khối quản lý công trường
334
23.000
23.000
BPBL
31/12
31/12
Tiền lương phải trả cho khối công nhân trực tiếp
334
38.000
61.000
BPBL
31/12
31/12
Tiền lương phải trả cho khối công trường
334
246.500
307.500
K/CT12
31/12
31/12
Kết chuyển CPNCTT T12
154
307.500
Tổng phát sinh
307.500
307.500
Phát sinh lũy kế
307.500
307.500
Số dư cuối kỳ:
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp :
Nợ TK 62201 : 307.500.000
Có TK 334 : 307.500.000
2.3.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Do đơn vị không tổ chức đội máy thi công riêng biệt nên chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán trực tiếp vào TK 623 – “ Chi phí sử dụng máy thi công “ và hạch toán chi tiết cho từng công trình. Máy thi công của Công ty Cổ phần Sông Đà 207 bao gồm : Máy trộn bê tông, máy đầm, máy hàn, máy khoan, máy vận thăng, cần cẩu, máy xúc, máy phun vảy bê tông,…
Thời gian thi công một công trình kéo dài do đó tại công ty Chi phí sử dụng máy thi công của công trình nào sẽ được tập hợp trực tiếp cho công trình đó, nên không phải phân bổ chi phí.
Hàng tháng, kế toán chi tiết TSCĐ căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ để tính khấu hao, chi phí trích trước sửa chữa lớn của từng máy thi công. Từ kết quả tính được kế toán lập bảng kê chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn cho từng máy nếu có. Nếu máy thi công là của đơn vị thì việc hạch toán chi phí khấu hao hạch toán như sau: Trong tháng, công trình nào thi công thì tiền khấu hao máy thi công, sẽ được tính vào chi phí sản xuất công trình đó. Tại Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa máy thi công. Do vậy chi phí sửa chữa máy thi công phát sinh ở công trình nào thì cũng sẽ được tính vào chi phí sản xuất của công trình đó.
Công ty CP Sông Đà 207
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Trích:
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ MÁY
Căn cứ vào hợp đồng 05/HĐTM ngày 3/12/2007 giữa Công Ty Cổ Phần Sông Đà 10 với Nguyễn Mạnh Hùng – Trường Chinh Hà Nội về thuê máy xúc đất lấp móng.
Hôm nay 15h ngày 20/12/2007, chúng tôi gồm:hhhnn
Bên A : Hồ Văn Tiền - Đại diện Công Ty Cổ Phần Sông Đà 207 - Bên thuê
Bên B : Nguyễn Mạnh Hùng – Bên cho thuê
Căn cứ khối lượng thực hiện, bên B được bên A xác nhận:
Hai bên thanh lý hợp đồng bao gồm:
- Tổng số giờ làm việc: 15h30’
- Đơn giá 1h làm việc: 200.000đ/h
Tổng số tiền bên A phải trả bên B: 3.100.000đ
Bên A đã trả tiền bên B: - Tiền mặt: 1.100.000đ
Số bên A còn nợ 2.000.000đ sẽ thanh toán sau 5 ngày kể từ ngày thanh ký hợp đồng.
Đại diện bên B Đại diện bên A
Theo biên bản trên, Công ty thuê ngoài để sử dụng máy thi công nên kế toán ghi:
+ BT1 : Phản ánh chi phí thuê ngoài đã trả bằng tiền mặt.
Nợ TK 6237 : 1.000.000
Nợ TK 1331 : 100.000
Có TK 1111 : 1.100.000
+ BT2 : Phản ánh số tiền còn thiếu, phải trả :
Nợ TK 6237 : 2.000.000
Có TK 331 : 2.000.000
Sau đó kế toán sẽ căn cứ vào các sổ chi tiết khấu hao, chi phí sửa chữa,… và các chứng từ liên quan khác để lập sổ chi tiết TK 623.
Trích Sổ chi tiết TK 62301 : Chi phí sử dụng máy thi công công trình nhà máy xi măng Hòa Phát.
TRÍCH SỔ CHI TIẾT
TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Tháng 12 năm 2007 Đơn vị : 1.000 đồng
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
Mã số
Đối ứng
PS Nợ
PS Có
Số dư
TTTU1
29/12
29/12
Trả tiền thuê máy đầm
62301
1111
23.870
23.870
TTTU2
30/12
30/12
Công nợ phải trả Cty TNHH Duy Nhất
62301
331
96.641
120.511
TRTI2
30/12
30/12
Phản ánh chi phí trích trước – Chi phí đóng cọc công trình
62301
335
27.490
148.001
TTTU6
31/12
31/12
Phản ánh chi phí thuê máy nạo vét bến CT Hòa Phát
62301
331
18.721
166.722
HĐTM
31/12
31/12
Phản ánh số tiền thuê máy xúc cho Nguyễn Mạnh Hùng
62301
1111
3388
3.100
3.100
Tổng phát sinh
169.822
169.822
Phát sinh lũy kế
169.822
169.822
Số dư cuối kỳ :
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
Công ty CP Sông Đà 207
TRÍCH SỔ CÁI
TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Tháng 12 năm 2007
Đơn vị : 1.000 đồng
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
Đối ứng
PS Nợ
PS Có
Số dư
TTTU1
29/12
29/12
Trả tiền thuê máy đầm
1111
23.870
23.870
TTTU2
30/12
30/12
Công nợ phải trả Cty TNHH Duy Nhất
331
96.641
120.511
TRTI2
30/12
30/12
Phản ánh chi phí trích trước – Chi phí đóng cọc công trình
335
27.490
148.001
TTTU6
31/12
31/12
Phản ánh chi phí thuê máy nạo vét bến CT Hòa Phát
331
18.721
166.722
HĐTM
31/12
31/12
Phản ánh số tiền phải trả thuê máy xúc cho Nguyễn Mạnh Hùng
1111
3388
3.100
3.100
K/CT12
31/12
31/12
Kết chuyển chi phí máy thi công
154
169.822
Tổng phát sinh
169.822
169.822
Phát sinh lũy kế
169.822
169.822
Số dư cuối kỳ :
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
2.3.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung
Tại Công ty Cổ phần Sông Đà 207, Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố và công ty hạch toán chi tiết các tài khoản cấp II cho từng công trình, tài khoản cấp III đối với các hạng mục công trình, sự chi tiết này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích từng yếu tố chi phí của từng công trình, hạng mục công trình.
Các yếu tố chi phí cơ bản :
- Chi phí nhân viên quản lý công trình, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý công trình.
- Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất.
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, máy thi công dùng trong sản xuất.
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác
Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung “ có các tài khoản chi tiết sau :
TK 6271 “ Chi phí nhân viên quản lý công trình “
TK 6272 “ Chi phí vật liệu phục vụ quản lý công trình “
TK 6273 “ Chi phí công cụ dụng cụ “
TK 6274 “ Chi phí khấu hao TSCĐ “
TK 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài “
TK 6278 “ Chi phí bằng tiền khác “
Các chứng từ liên quan đến việc hạch toán chi phí sản xuất chung bao gồm : bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của cán bộ quản lý đội, bảng tính các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ quản lý đội, chi phí nhiên liệu dùng cho quản lý đội, văn phòng phẩm dùng cho đội, khấu hao chi phí dùng cho đội, và chi phí khác dùng đội, công trình....
BẢNG CHI TIẾT PHẨN BỔ KHẤU HAO
Tháng 12 năm 2007 Đơn vị : 1.000 đồng
Tài sản
TK ghi Nợ 6274
TK ghi Có
Tên
Số hiệu
2141
2142
2143
…
…
…
…
Máy ủi D6H
211307
12.548
Ôtô Huyndai
211303
9.215
Máy khoan EMC
211304
17.652
Cộng
39.415
( CT nhà máy xi măng Hòa Phát )
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
Kế toán định khoản đối với chi phí khấu hao TSCĐ :
Nợ TK 627401 : 39.415.000
Có TK 2141 : 39.415.000
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: chi phí vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu, chi phí sửa chữa máy thi công,… Chi phí bằng tiền khác bao gồm các chi phí trích và phân bổ lãi vay, trích trước và phân bổ phụ phí sản lượng, tiền khen thưởng hoàn thành thi công, chi phí tiếp thị, tiếp khách, chi phí điện nước, tiền bồi dưỡng ca cho công nhân. Để tập hợp những chi phí này kế toán căn cứ vào các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bảng ngang – Sổ cái TK 627
2.3.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất
Công ty áp dụng phương pháp kế toán Kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất. Sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “ để tập hợp chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là từng công trình, hạng mục công trình. Từ các tờ kê chi tiết chi phí công trình, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng yếu tố chi phí để làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng, chi phí sản xuất trong tháng của mỗi công trình được phản ánh trên một dòng và ghi vào cột chi phí tương ứng.
Đồng thời cuối mỗi tháng từ các nghiệp vụ kế toán đã được ghi, kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí sang bên Nợ TK 154, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Kế toán tập hợp chi phí cuối tháng ghi :
Nợ TK 1541 : tập hợp chi phí xây lắp
Có TK 621 : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 623 : chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 627 : chi phí sản xuất chung
Kế toán lập Sổ Cái TK 154 như sau :
Bảng ngang – Sổ cái TK 154
Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí xây lắp :
BT1 : Nợ TK 154101 : 807.446
Có TK 62101 : 807.446
BT2 : Nợ TK 154101 : 307.500
Có TK 62201 : 307.500
BT3 : Nợ TK 154101 : 169.822
Có TK 62301 : 169.822
BT4 : Nợ TK 154101 : 266.279
Có TK 62701 : 266.279
Kế toán tiến hành kết chuyển giá thành của công trình hoàn thành bàn giao :
Nợ TK 63201 : 1.551.047
Có TK 154101 : 1.551.047
2.3.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Tại Công ty Cổ phần Sông Đà 207 việc hạch toán sản phẩm xây dựng hoàn thành là theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, kỳ tính giá thành xây dựng hoàn thành theo quý. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công công trình đến cuối kỳ hạch toán nếu công trình chưa hoàn thành thì đó đều là chi phí kinh doanh dở dang.
Cuối kỳ kế toán Giám đốc xí nghiệp thi công công trình cùng cán bộ kỹ thuật công ty, kỹ thuật viên công trình tiến hành kiểm kê, xác định khối lượng xây lắp dở dang cho từng công viêc cụ thể và lập “ Bảng kê khối lượng xây lắp dở dang ”. Kế toán tổng hợp căn cứ vào đó xác định chi tiết chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức :
Gía trị khối lượng, công việc xây lắp dở dang cuối kỳ
=
Chi phí xây lắpdở dang đầu kỳ
+
Chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ
*
Gía trị khối lượng, công việc xây lắp dở dang cuối kỳ theo giá trị dự toán
Gía trị khối lượng công việc xây lắp hoàn thành công trình trong kỳ theo giá dự toán
+
Gía trị khối lượng công việc, xây lắp dở dang cuối kỳ theo giá dự toán
Do đặc thù của ngành xây dựng nên việc đánh giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào từng đơn vị. Đối với Công ty Cổ phần Sông Đà 207 kỳ tính giá đối với xây lắp là quý do vậy cuối mỗi quý đại diện phòng kế hoạch xí nghiệp cùng với chỉ huy và kỹ thuật công trình tiến hành kiểm kê đánh giá khối lượng dở dang cuối kỳ xác định giá trị khối lượng công việc thực tế đã thực hiện được trong kỳ. Tại công trình Nhà máy xi măng Hòa Phát đến ngày 31/12/2007 các phòng ban và đội có liên quan đã tiến hành kiển kê đánh giá khối lượng dở dang. Sau đó số liệu được chuyển lên Phòng kế hoạch để tính ra giá trị dở dang của công trình đến 31/12/2007 ( Do đây là công trình Công ty đấu thầu đơn giá để tính là đơn giá trong hồ sơ trúng thầu ) và chuyển về Phòng tài chính kế toán.
2.3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
* Đối tượng tính giá thành :
Đối tượng tính giá thành phải tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí, tính giá thành được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối tượng tính giá thành ở Công ty Cổ phần Sông Đà 207 được xác định là từng công trình, hạng mục công trình.
* Kỳ tính giá thành :
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng và của sản phẩm xây lắp, để đáp ứng cho nhu cầu quản lý của Công ty thì công ty tính giá thành sản phẩm xây lắp của mình theo quý. Cuối mỗi tháng dựa trên tờ kê chi tiết chi phí của tất cả các công trình, kế toán lấy số liệu để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng tháng. Cuối quý kế toán căn cứ các tổng hợp chi phí sản xuất của từng tháng trong quý vào bảng tổng hợp chi phí theo quý từ đó tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý và lập báo cáo chi phí, báo cáo giá thành.
* Phương pháp tính giá thành sản phẩm :
Lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho kế toán xác định chính xác giá thành của từng đối tượng tính giá thành.
Để phù hợp với chế độ kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp cũng như phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp :
Gía thành thực tế khối lượng công việc hoàn thành
=
Chi phí sản xuấtdở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Căn cứ biên bản kiểm kê :
Khối lượng công việc dở dang cuối quý của công trình Nhà máy xi măng Hòa Phát là 516.637.000 VNĐ.
- Chi phí phát sinh trong kỳ : 1.437.929.000 VNĐ
- Chi phí dở dang đầu kỳ : 2.635.972.000 VNĐ
Vậy giá thành thực tế của công trình là :
2.635.972.000 + 1.437.929.000 - 516.637.000 = 3.557.264.000 VNĐ
Căn cứ số liệu trên kế toán nhập vào chứng từ mã hóa trên máy vi tính để ghi vào Sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 15401 : Công trình nhà máy xi măng Hòa Phát, Thẻ tính giá thành sản phẩm, Sổ cái TK 154, Sổ cái, Sổ chi tiết TK 632 theo định khoản :
Nợ TK 63201 : 3.557.264.000
Có TK 15401 : 3.557.264.000
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CT Nhà máy xi măng Hòa Phát
Qúy IV/ 2007 Đơn vị : 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Tổng số
Theo khoản mục chi phí
NVLTT
NCTT
MTC
SXC
1.CPSXKD DD đầu kỳ
2.635.972
1.181.652
595.982
375.855
482.483
2.CPSXKD PS trong kỳ
1.437.929
862.642
239.762
157.653
177.872
3.CPSXKD DD cuối kỳ
516.637
309.658
87.652
49.976
69.351
4.Gía thành SP hoàn thành
3.557.264
2.353.952
923.396
583.484
729.706
Người lập biểu Kế toán trưởng
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 207
Từ khi thành lập đến nay Công ty CP Sông Đà 207 đã không ngừng mở rộng quy mô cũng như địa bàn hoạt động của mình. Khi mới thành lập Công ty chủ yếu hoạt động xây lắp tại các tỉnh phía Bắc, nhưng qua quá trình cố gắng học hỏi giao lưu với các đối tác khác, Công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động ra phía Nam, cụ thể là Công ty đang thực hiện đấu thầu thi công công trình Sài Gòn Pearl, đây là một công trình có quy mô lớn và hiện đại.
Trong thời gian tới Công ty cũng vẫn thực hiện hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thi công công trình để chúng ngày càng hiện đại và có tính thẩm mỹ cao hơn, nhưng bên cạnh đó Công ty cũng sẽ luôn luôn chú trọng vào việc đảm bảo các công trình có chất lượng cao, đảm bảo an toàn khi con người sử dụng.
Qua quá trình tìm hiểu về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng, có thể nhận thấy rằng Công ty tuy còn nhiều mặt chịu ảnh hưởng bởi sự chỉ đạo của Tổng Công ty Sông Đà nhưng Công ty cũng đã có nhiều cố gắng để chủ động xây dựng một mô hình quản lý và hạch toán khoa học phù hợp với nền kinh tế mở hiện nay.
Sau đây em xin trình bày một số ý kiến, nhận xét và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí SX và tính giá thành SP tại Công ty Cổ phần Sông Đà 207 :
3.1 Đánh giá thực trạng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
3.1.1 Những ưu điểm
Công ty đã tổ chức một bộ máy quản lý gọn nhẹ, các bộ phận chức năng được tổ chức và hoạt động chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng đã phát huy hiệu quả tích cực cho lãnh đạo Công ty trong việc tổ chức lao động, cung ứng vật tư, điều động xe, máy giám sát quản lý thi công và quản lý kinh tế.
Bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp hợp lý, quy trình làm việc khoa học, đội ngũ kế toán trung thực, có trình độ đã thực hiện hạch toán nội bộ có hiệu quả góp phần đắc lực vào công tác quản lý của Công ty.
Hình thức khoán xuống các tổ, đội công trình là phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất thi công của Công ty. Các công trình chủ yếu là vừa và lớn, địa bàn hoạt động rộng và phân tán. Nên việc quản lý trực tiếp của Công ty gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Hình thức khoán xuống các tổ, đội công trình có kết hợp với sự kiểm tra, giám sát tập chung có trọng điểm đã gắn liền trách nhiệm vật chất của đội thi công với tiến độ và chất lượng thi công, tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí sx và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, hình thức này có ưu điểm là đơn giản, phổ thông, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian nên dễ theo dõi, kiểm tra. Tuy nhiên hình thức ghi sổ này cũng có nhược điểm là khối lượng công việc ghi chép thường quá lớn, do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng một thời điểm thì phải được ghi vào nhiều loại sổ khác nhau. Tuy nhiên, công tác kế toán tại Công ty cũng đã được công nghệ hóa, phần mềm kế toán SAS được sử dụng đã giúp cho công việc hạch toán của Kế toán viên được dễ dàng và gọn nhẹ hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và đôi lúc cũng có thể tránh khỏi những nhầm lẫn không nên có. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung là hoàn toàn phù hợp với trình độ của đội ngũ các cán bộ kế toán, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật trong công tác tính toán, xử lý thông tin phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của Công ty.
Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực hiện đúng với chế độ kế toán hiện hành :
+ Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lý, đầy đủ.
+ Hệ thống sổ tập hợp ( Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái các tài khoản...) đúng theo mẫu quy định của BTC. Các sổ sách được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình đã đáp ứng thông tin kinh tế nội bộ Công ty cũng như yêu cầu của công tác tập hợp chi phí SX và tính giá thành SP.
+ Sổ chi tiết được nhập trên cơ sở có nhu cầu về quản lý và đảm bảo tốt quan hệ đối chiếu với sổ tổng hợp.
+ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được xác định phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phù hợp với yêu cầu và khả năng của Công ty. Các chi phí phát sinh trong quá trình thi công công trình được tập hợp riêng cho từng đội, từng hạng mục thi công vì vậy đây là một cách tập hợp chi phí vô cùng thuận lợi, giúp cho nhân viên kế toán cũng như ban lãnh đạo có thể theo dõi, kiểm soát chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình một cách dễ dàng và hiệu quả, có thể phát hiện sai sót kịp thời.
+ Cách thức hạch toán nhìn chung là đúng với phương pháp kê khai thường xuyên của chế độ kế toán hiện hành. Phương pháp này cho phép Công ty có thể kiểm soát được từng lần nhập, xuất vật tư, hàng hóa, hạn chế thất thoát, sử dụng lãng phí.
+ Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu kịp thời phù hợp cho công tác tính giá thành.
+ Thành quả của việc áp dụng đúng chế độ kế toán và những nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn Công ty là Công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty được tăng mạnh trong những năm gần đây và có khả năng tăng cao hơn trong những năm tiếp theo.
Cùng với việc doanh thu tăng cao kéo theo một số lượng lớn công việc, do đó tạo được công ăn việc làm cho người lao động, thu nhập của người lao động không ngừng tăng cao.
Như vậy, những chặng đường đã qua cùng với những thành tích nổi bật mà Công ty đã đạt được ghi nhận những nỗ lực hết mình của tập thể các cán bộ công nhân viên. Công ty đóng góp vào sự phát triển của Công ty và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trên con đường xây dựng CNXH.
3.1.2 Một số tồn tại cần khắc phục
- Về việc quản lý vật tư : do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nên cũng như tất cả các Công ty xây dựng khác, Công ty luôn coi việc tiết kiệm chi phí vật liệu là một trong những phương hướng chính để hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Công ty đã thực hiện cung ứng vật tư theo tiến độ thi công và giao trách nhiệm quản lý cho đội trưởng. Nhưng việc cung ứng vật tư lại được khoán cho cán bộ cung ứng vật tư toàn bộ từ khâu tìm kiếm nguồn hàng đến vận chuyển mua về nhập kho dễ dẫn đến tình trạng cán bộ cung ứng kết hợp với người bán để nâng giá vật tư lên, như vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
- Về việc tận dụng phế liệu thu hồi : Trong xây dựng, các khoản phế liệu thu hồi thường có giá trị không nhỏ, nhưng Công ty lại chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc thu gom các phế liệu và vật liệu thừa. Vấn đề này cần được quan tâm giải quyết vì như thế không những tiết kiệm được một khoản chi phí sản xuất mà còn tránh được những ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, thời gian của công tác thi công công trình.
- Đối với máy móc thi công : là tài sản của Công ty, được Công ty điều xuống hoặc giao cho các đội để các đội trực tiếp sử dụng cho thi công công trình. Tuy nhiên, việc quản lý, duy tu và bảo duỡng máy móc ở các đội rất hạn chế, Công ty cũng không có những quy định cụ thể về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn máy móc thi công nên kết quả là máy móc của Công ty hay bị hư hỏng, phải sửa chữa.
- Về hạch toán: đối với tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “. Theo chế độ kế toán hiện hành thì chi phí này bao gồm các loại chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ,…mà không bao gồm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu xuất kho. Nhưng tại công ty CP Sông Đà 207 thì chi phí vận chuyển nguyên vật liệu lại được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, việc hạch toán như vậy sẽ làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và làm giảm chi phí sản xuất chung, do vậy cũng làm thay đổi cơ cấu chi phí và giá thành sản phẩm của công trình.
3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Sông Đà 207
Sau một thời gian nghiên cứu cũng như tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Sông Đà 207, cùng với những kiến thức đã được học tại nhà trường em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Sông Đà 207 như sau :
3.2.1 Kiến nghị về chứng từ kế toán
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán chính là công việc tổ chức, vận dụng hệ thống chứng từ đã được Nhà nước ban hành. Các chứng từ kế toán được áp dụng tại Công ty cần phải đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp và hợp lệ, trung thực và các chứng từ này cần được kiểm tra thường xuyên, tránh để dẫn đến sai sót. Nói chung Công ty cũng đã phân loại, áp dụng và sử dụng các chứng từ kế toán phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam.
Về công tác tập hợp các chứng từ kế toán, để giảm bớt khối lượng công việc vào cuối tháng, Công ty có thể yêu cầu các nhân viên kinh tế ở các tổ đội trực thuộc định kỳ một tuần hoặc nửa tháng tập hợp các chứng từ lên Phòng Kế toán để ghi vào sổ kế toán. Như vậy, vừa hạn chế những sai sót không đáng có trong quá trình nhập số liệu vào máy do phải làm một khối lượng lớn công việc vừa cung cấp thông tin kịp thời về tình hình sản xuất thi công cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Công ty nên xóa bỏ thủ tục nhập, xuất kho vật tư (chỉ mang tính hình thức) và có thể sử dụng hóa đơn mua hàng, biên bản giao nhận của bộ phận cung ứng vật tư và bộ phận sản xuất để làm chứng từ gốc và căn cứ đê ghi Nợ TK 621. Công ty có thể tham khảo và sử dụng Biên bản giao nhận vật tư theo mẫu sau :
Công ty CP Sông Đà 207
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Ngày….tháng….năm….
BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẬT TƯ
Tại :
BÊN GIAO :
Ông ( Bà ) Chức vụ :
Ông ( Bà ) Chức vụ :
BÊN NHẬN :
Ông ( Bà ) Chức vụ :
Ông ( Bà ) Chức vụ :
Số lượng vật tư, vật liệu như sau :
STT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng thực tế
Ghi chú
…
…
…
…
…
Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN GIAO BÊN NHẬN
3.2.2 Kiến nghị về việc quản lý vật tư
Công ty thực hiện giao toàn bộ việc cung ứng vật tư cho cán bộ quản lý thi công dễ dẫn đến tình trạng số lượng cũng như giá trị vật tư nhập, xuất có thể có số chênh lệch so với thực tế, thường làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên, dẫn đến chi phí sản xuất và đồng thời giá thành sản phẩm cũng tăng. Vì vậy, Công ty nên phân công rõ ràng công việc cho từng cá nhân, hơn nữa có thể cử người kiểm tra, giám sát việc thu mua và cung ứng vật tư sao cho chính xác về giá trị, khối lượng vật tư thực nhập cũng như thực xuất. Ngoài ra, Công ty cũng nên tổ chức đào tạo cán bộ phụ trách về vật tư có năng lực, trung thực và có trách nhiệm với công việc được giao.
Công tác vận chuyển khi thu mua và chuyển giao vật tư cho thi công cũng thường chiếm một tỷ trọng nhất định trong tỷ lệ chi phí sản xuất. Công ty nên quan tâm để tiết kiệm chi phí vận chuyển vật tư ở cả hai quá trình : Vận chuyển trong thu mua và vận chuyển trong sử dụng. Trong khi thu mua, bộ phận kế hoạch nên xác định sơ đồ vận chuyển có hiệu quả cao nhất về kinh tế với mỗi công trình. Sơ đồ này phải lấy công trình làm trọng tâm, xác định khoảng cách từ nhà cung cấp tới tận chân công trình để ước tính được giá cả, chú ý để vận chuyển vật tư với khoảng cách ngắn nhất, tiết kiệm nhất về thời gian và mang tính hiệu quả về kinh tế là cao nhất. Khi vận chuyển vật tư cho nhu cầu sử dụng, Công ty cố gắng giảm khoảng cách từ kho tới chân công trình. Nếu phải thuê ngoài, nên chọn xe phù hợp với nhu cầu vận chuyển, tránh thuê xe quá to, dùng không hết công suất, Công ty có thể tham gia ký kết hợp đồng dài hạn với một đối tác chuyên vận chuyển hàng hóa đáng tin cậy để có thể được hưởng sự ưu đãi và được giảm giá khi vận chuyển. Công việc tìm mua những loại nguyên vật liệu mới, giá cả hợp lý, có hiệu quả sử dụng cao, phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng cần được lưu tâm. Mặt khác cũng nên xây dựng chế độ khen thưởng rõ ràng cho cán bộ công nhân viên nào tìm được nguồn cung cấp vật tư với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, khuyến khích các đội có ý thức tiết kiệm, bảo quản vật tư với hình thức có thưởng tương ứng.
3.2.3 Kiến nghị về việc tận dụng phế liệu thu hồi
Công ty không nên lãng phí các phế liệu có thể thu hồi được trong quá trình thi công công trình cũng như số vật liệu thừa khi sử dụng, mà nên giao cho một bộ phận cụ thể chịu trách nhiệm theo dõi thi công, thu hồi phế liệu và vật liệu thừa từ các công trình. Số lượng phế liệu và vật liệu này có thể dùng sử dụng cho những chi tiết trong những công trình khác, làm giảm các khoản chi phí, cũng như tiết kiệm được thời gian thu mua vật liệu mới.
Phản ánh giá trị phế liệu thu hồi hoặc vật liệu thừa thu gom từ các công trình, Kế toán ghi :
Nợ TK 152 : vật liệu thừa, chưa sử dụng đến
Nợ TK 111, 112, 131 : phản ánh giá trị phế liệu thu hồi
Có TK 1541 : giá trị phế liệu, vật liệu thu hồi được
Có TK 33311 : thuế GTGT nếu bán phế liệu
Như vậy sau khi phản ánh giá trị phế liệu, vật liệu thu hồi được đã làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ cũng như giá thành sản phẩm xây lắp giảm.
3.2.4 Kiến nghị về công tác hạch toán chi phí sản xuất
* Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết kế kèm theo vật kiến trúc,…nhưng không bao gồm chi phí vận chuyển khi nhập, xuất nguyên vật liệu. Tại Công ty CP Sông Đà 207, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu xuất kho ở Phiếu xuất kho số 13 cần được hạch toán lại như sau :
( Nợ TK 62101 : 1.025.000
Có TK 1111 : 1.025.000 )
Lúc này có sự thay đổi về cơ cấu chi phí như sau :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Công trình Nhà máy xi măng Hòa Phát) sẽ giảm đi 1.025.000 đồng. Tại sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 621 có sự thay đổi, tổng chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng 12 sẽ là 806.421.000 đồng.
Kế toán tiến hành tập hợp Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang :
+ ( Nợ TK 15401 : 807.446.000
Có TK 62101 : 807.446.000 )
+ Nợ TK 15401 : 806.421.000
Có TK 62101 : 806.421.000
* Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Về công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cũng đã thực hiện đúng theo chế độ Kế toán Việt Nam. Cũng chỉ nên lưu ý thêm là Chi phí nhân công trực tiếp cần được theo dõi cả về số lượng và chất lượng. Quản lý nhân công về số lượng là đảm bảo luôn có một lượng công nhân nhất định phục vụ cho một khối lượng xây lắp, không để công việc bị gián đoạn vì thiếu nhân công cũng như không để công nhân nằm chờ việc. Quản lý chất lượng nhân công là công nhân tham gia xây dựng công trình phải là người có chuyên môn. Quản lý tốt số lượng và chất lượng công nhân góp phần nâng cao năng suất lao động, đảm bảo sử dụng thời gian lao động hợp lý.
* Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Các máy móc thiết bị, phương tiện thi công của Công ty đều được giao cho các đội thi công trực tiếp sử dụng. Để việc tính khấu hao được chính xác, Công ty có thể giao cho các đội tự tính khấu hao theo thời gian hoạt động của máy. Sau đó báo cáo lên phòng ban có liên quan dưới sự kiểm soát của Công ty. Như vậy, thời gian sử dụng máy cho từng cho từng công trình là chính xác, khấu hao máy móc được tính đúng, tính đủ, công suất của máy móc được theo dõi chặt chẽ, nhờ vậy máy móc có điều kiện tu bổ, sửa chữa kịp thời, tránh tình trạng máy móc sử dụng quá công suất dẫn đến hỏng hóc, thanh lý nhanh chưa hết khấu hao đã phải thanh lý.
* Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí phát sinh ở từng đội, công trường xây dựng có tính chất phục vụ và quản lý sản xuất, các khoản trích theo tiền lương theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, tiền lương phụ, tiền ăn giữa ca cho công nhân viên thuộc các đội xây dựng.
Theo phiếu xuất kho số 13 thì chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung và được hạch toán lại như sau :
Nợ TK 627801 : 1.025.000
Có TK 1111 : 1.025.000
Chi phí sản xuất chung ( Công trình Nhà máy xi măng Hòa Phát ) sẽ tăng lên 1.025.000 đồng. Tại sổ Nhật ký chung và Sổ Cái TK 627 có sự thay đổi, tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng 12 sẽ là 267.304.000 đồng.
+ ( Nợ TK 15401 : 266.279.000
Có TK 62701 : 266.279.000 )
+ Nợ TK 15401 : 267.304.000
Có TK 62701 : 267.304.000
Về việc bảo quản máy móc thi công
Công ty nên tổ chức quản lý, sửa chữa duy tu và bảo dưỡng các máy móc thiết bị, tránh hư hỏng thiết bị vì chi phí để bảo dưỡng máy móc thiết bị luôn luôn nhỏ hơn chi phí sửa chữa hay mua mới tài sản. Đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian cho thi công công trình ( vì nếu máy bị hỏng thì việc thi công công trình sẽ bị gián đoạn do phải chờ mua máy mới hoặc chờ sửa chữa thì mới có thể tiếp tục công việc ).
3.2.6 Về công tác tính giá thành
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và có ý nghĩa quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Muốn sử dụng chỉ tiêu này vào quản lý cần thiết tổ chức tính đúng, kịp thời và tính đủ giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Để làm được điều đó, Công ty cần giải quyết tốt các công việc cơ bản sau đây :
+ Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí một cách thích hợp, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của Công ty.
+ Xác định đúng đối tượng tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Tổ chức tốt việc thực hiện tính giá thành.
+ Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Quy định trình tự công việc, phân bố chi phí cần thiết cho các đối tượng chịu chi phí.
Hiện nay, Công ty tính giá thành vào cuối quý và tổng hợp để tính giá thành cả năm. Vì vậy không tốt cho công tác quản lý do đó Công ty nên tính giá thành từng hạng mục công trình đã hoàn thành để từ đó có phương hướng xem xét những sai sót ở chi phí để tiết kiệm chi phí. Từ đó làm kinh nghiệm để tổng hợp chi phí cho hợp lý áp dụng vào các công trình tiếp theo.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm sản xuất ra phải có giá thành thấp nhất và giá thành hợp lý, mà chi phí sản xuất là cơ sở để hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Do đó doanh nghiệp muốn làm ăn hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải quản lí chặt chẽ, sao cho tiết kiệm, hợp lý.
Việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành một cách khoa học đóng một vai trò vô cùng quan trọng và giữ vị trí trung tâm trong kế hoạch sản xuất của từng doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc cải tiến quản lý công tác giá thành nói riêng và quản lý công ty nói chung. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty.
Từ khi thành lập tới nay mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn không ngừng vươn lên. Hiện nay Công ty cổ phần Sông Đà 207 là một trong những công ty lớn về xây dựng công trình kiến trúc và các công trình dân dụng. Để có được thành quả đó thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò quyết định.
Qua thời gian thực tập tại Công ty CP Sông Đà 207, nhờ có sự chỉ bảo của các cô chú trong Phòng Kế toán cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang đã giúp em hoàn thiện khóa luận với đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Sông Đà 207 “.
Trên đây là các phương pháp tính giá thành và tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Sông Đà 207, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện công tác hạch toán chi phí SX và tính giá thành SP tại Công ty. Khóa luận của em không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót nên em rất mong sẽ nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
CHÚ THÍCH
( Một số ký hiệu viết tắt )
CP : Cổ phần
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
TSCĐ : Tài sản cố định
GTGT : Giá trị gia tăng
CT : Công trình
ĐVT : Đơn vị tính
STT : Số thứ tự
CT : Chứng từ
GS : Ghi sổ
PS : Phát sinh
TK : Tài khoản
DDK : Dở đầu kỳ
NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT : Nhân công trực tiếp
SXC : Sản xuất chung
X/đ : Xác định
HDQT : Hội đồng quản trị
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
ĐHDCD : Đại hội đồng cổ đông
G/đ : giai đoạn
SP : Sản phẩm
SX : Sản xuất
PHỤ LỤC
Sơ đồ 1 : Ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp chứng từ gốc
(2a) (3)
Sổ quỹ
Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký – Sổ cái
(1)
(2b)
Bảng tổng hợp chi tiết
(4)
(6) (5)
Báo cáo kế toán
(6)
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu số liệu
Sơ đồ 2 : Ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Nhật ký chuyên dùng
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng đối chiếu số phát sinh
(5)
(7)
(7)
(6)
(5)
(3)
(3)
(4)
(1)
(2)
Nhật ký chung
Sổ cái
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu số liệu
Sơ đồ 3 : Ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Báo cáo kế toán
Bảng đối chiếu số phát sinh
(6)
(7)
(7)
(6)
(5)
(5)
(4)
(3b)
(3a)
(1)
(2b)
(2a)
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu số liệu
Sơ đồ 4 : Ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
Báo cáo kế toán
(1)
(3)
(8)
(7)
(9)
(6)
(9)
(5)
(4)
(2b)
(2a)
Chứng từ gốc, Bảng phân bổ
Nhật ký – Chứng từ
Sổ cái
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu số liệu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình: “ Kế toán tài chính Doanh Nghiệp ” – Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Viện Đại học Mở Hà Nội – Chủ biên : PGS.TS Nguyễn Văn Công
2) Giáo trình: “ Tổ chức công tác kế toán ” – Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Viện Đại học Mở Hà Nội – Chủ biên : PGS.TS Đoàn Xuân Tiên.
3) Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
4) Giáo trình: “ Phân tích hoạt động kinh doanh ” – Chủ biên: PGS – TS Phạm Thị Gái – NXB Thống Kê.
5) Webside :
MỤC LỤC
Đơn vị : Công ty CP Sông Đà 207 Mẫu số : 04 – SD
Địa chỉ : Thanh Xuân – Hà Nội ( Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC )
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị : 1.000 đồng
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK Đối ứng
PS Nợ
PS Có
Số dư
PXK1
7/12/2007
7/12/2007
Xuất kho vật tư phục vụ thi công công trình ( Võ Văn Trung nhận )
152
405.501
405.501
PXK2
11/12/2007
11/12/2007
Xuất kho vật tư phục vụ thi công công trình ( Nguyễn Văn Hoàng nhận )
1531
101.310
506.811
HĐ007
16/12/2007
16/12/2007
Thu mua vật liệu chính chuyển đến chân công trình Nhà máy xi măng Hòa Phát
331
108.050
614.861
HĐ002
17/12/2007
17/12/2007
Mua vật liệu tại cửa hàng tôn sắt Bá Trung chuyển thẳng cho phục vụ thi công CT
331
125.560
740.421
PXK13
22/12/2007
22/12/2007
Xuât kho vật phục vụ thi công ( Phạm Văn Toàn nhận )
1531
66.000
806.421
PXK13
22/12/2007
22/12/2007
Chi phí vân chuyển NVL xuất kho
1111
1.025
1.025
K/C12/03
31/12/2007
31/12/2007
Kết chuyển chi phí NVLTT
154
807.446
Tổng phát sinh :
807.446
807.446
Phát sinh lũy kế :
807.446
807.446
Số dư cuối kỳ :
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên )
Đơn vị : Công ty CP Sông Đà 207
Tổ : Ngô Doãn Anh
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN CÓ TÍNH CHẤT LƯƠNG
Tháng 12 năm 2007 Đơn vị : VNĐ
STT
Họ và tên
Chức danh
Lương
Các khoản giảm trừ
Số tiền còn lĩnh
Ký nhận
Mức lương
Số công
Tổng lương
20%
BHXH
3%
BHYT
2%
KPCĐ
Tạm ứng
Tổng trừ
Ngày
Đêm
Cộng
1
Ngô Doãn Anh
TT
50.000
33,0
33,0
1.650.000
33.000
33.000
1.617.000
2
Lê Quốc Hưng
CN
45.000
30,5
30,5
1.372.500
27.450
27.450
1.345.050
3
Phạm Văn Độ
CN
45.000
32,0
32,0
1.440.000
28.800
28.800
1.411.200
4
Trần Văn Thi
CN
45.000
29,5
29,5
1.327.500
26.550
26.550
1.300.950
5
Phạm Văn Đức
CN
45.000
28,5
28,5
1.282.500
25.650
25.650
1.256.850
6
Vụ Văn Dân
CN
45.000
33,5
33,5
1.507.500
30.150
30.150
1.477.350
7
Trần Hải Hạnh
CN
45.000
32,5
32,5
1.462.500
29.250
29.250
1.433.250
8
Phạm Văn Cường
CN
45.000
31,5
31,5
1.417.500
28.350
28.350
1.389.150
Tổng cộng
11.460.000
229.200
229.200
11.230.800
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Giám đốc Kế toán trưởng Tổ trưởng Lập biểu
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên )
Đơn vị : Công ty CP Sông Đà 207 Mẫu số : 04 – SD
Địa chỉ : Thanh Xuân – Hà Nội ( Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC )
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
627- Chi phí sản xuất chung Đơn vị : 1.000 đồng
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK Đối ứng
PS Nợ
PS Có
Số dư
PC18
25/12/2007
25/12/2007
Chi tiền ăn ca cho công nhân xuất nhập kè bờ
1111
9.000
9.000
HĐ007
31/12/2007
31/12/2007
Vũ Việt Anh Ban TCKT, thanh toán lương cho tổ cơ khí công trình
3388
56.325
65.325
TTTU
31/12/2007
31/12/2007
Phản ánh chi phí trích trước – chi phí quản lý hệ thống đảm bảo an toàn
335
42.764
108.089
HĐ002
17/12/2007
17/12/2007
Chi phí điện mua ngoài đã trả bằng CK
112
60.350
168.439
BPBL
31/12/2007
31/12/2007
Phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12
338
58.425
226.286
BPBKH
31/12/2007
31/12/2007
Chi phí khấu hao TSCĐ tháng 12
2141
39.415
266.279
K/CT12
31/12/2007
31/12/2007
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
154
266.279
Tổng phát sinh :
266.279
266.279
Phát sinh lũy kế :
266.279
266.279
Số dư cuối kỳ :
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên )
Đơn vị : Công ty CP Sông Đà 207 Mẫu số : 04 – SD
Địa chỉ : Thanh Xuân – Hà Nội ( Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC )
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
15401 – Công trình nhà máy xi măng Hòa Phát Đơn vị : 1.000 đồng
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK Đối ứng
PS Nợ
PS Có
Số dư
K/CT12
31/12/2007
31/12/2007
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 12
62101
807.446
807.446
K/CT12
31/12/2007
31/12/2007
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
tháng 12
62201
307.500
1.114.946
K/CT12
31/12/2007
31/12/2007
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công tháng 12
62301
169.822
1.284.768
K/CT12
31/12/2007
31/12/2007
Kết chuyển chi phí sản xuất chung tháng 12
62701
266.279
1.551.047
K/CT12
31/12/2007
31/12/2007
Kết chuyển giá thành của công trình
63201
1.551.047
Tổng phát sinh :
1.551.047
1.551.047
Phát sinh lũy kế :
1.551.047
1.551.047
Số dư cuối kỳ :
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx