Giá thành sản phẩm là một tấm gương phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tính giá thành sản phẩm đúng, đủ, chính xác là
một yêu cầu tất yếu khách quan của công tác quản lý cũng như hạch toán. Đó là một
mục đích, là chỉ tiêu phương hướng dẫn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đi vào quỹ đạo nhất định, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có lãi.
Tính giá thành hợp lý, chính xác là công cụ cho công tác quản lý để tổ chức tốt
công tác xây dựng và kiểm tra kế hoạch giá thành, là cơ sở cho việc phát hiện khả
năng tiềm tàng của công ty. Qua đó đánh giá được sự phát triển về khoa học kỹ thuật,
khả năng quản lý của đơn vị, đồng thời cũng là cơ sở để hoàn thành và vượt mức kế
hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra.
103 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Ca máy 26 1.750.000 45.500.000
3 Máy ủi Ca máy 14 2.240.000 31.360.000
Cộng tiền hàng: 128.310.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 12.831.000
Tổng cộng thanh toán: 141.141.000
Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
58
Mẫu 2.18. Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Công trình: Đƣờng Hồ Chí Minh
Tháng 08 năm 2013
STT Loại máy Số ca hoạt động Đơn giá Thành tiền
1 Máy xúc 21 2.450.000 51.450.000
2 Máy trộn bê tông 26 1.750.000 45.500.000
3 Máy ủi 14 2.240.000 31.360.000
Cộng 128.310.000
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công, sau khi tiến hành kiểm
tra tính hợp pháp hợp lệ, kế toán tiến hành nhập liệu vào Phiếu kế toán trong phần
mềm. Các số liệu liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công sẽ được tự động chuyển
vào Sổ chi tiết TK 623, Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 623 và
các sổ liên quan khác. Số của phiếu kế toán trùng với số của chứng từ ghi sổ. Với phần
thuế GTGT đầu vào, kế toán sẽ lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào dựa vào bảng
kê đó kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm.
Mẫu 2.19. Sổ chi tiết tài khoản 623
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623
Từ 01/01/2013 đến 31/12/2013
Công trình: Đƣờng Hồ Chí Minh
Mã Số NT Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ Có
PKT 63 31/08 Chi phí MTC ĐHCMSG 1413 128.310.000
PKTKC 500 31/12
Kết chuyển chi phí MTC
ĐHCMSG
154 307.760.000
Cộng phát sinh 307.760.000 307.760.000
Ngƣời lập Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Thang Long University Library
59
Mẫu 2.20. Chứng từ ghi sổ
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 63
Ngày 31 tháng 08 năm 2013
Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền Ghi chú
Chi phí MTC ĐHCMSG 623 1413 128.310.000
Tổng cộng 128.310.000
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Mẫu 2.21. Sổ cái tài khoản 623
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 623
Từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2013
NT
Chứng từ ghi
sổ Diễn giải
TK đối
ứng
Số tiền
Số hiệu NT PS Nợ PS Có
31/08 63 31/08
Chi phí MTC
ĐHCMSG
141 128.310.000
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi
phí MTC
ĐHCMSG
154 307.760.000
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi
phí MTC AN01
154 231.256.000
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi
phí MTC SON01
154 335.193.500
Tổng cộng 49.973.479.000
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
60
2.2.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Nội dung chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau:
Chi phí lương nhân viên quản lý đội; các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN; chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động của
đội; chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong phạm vi đội; chi phí dịch vụ mua ngoài và
chi phí bằng tiền khác của đội xây dựng.
Phương pháp tập hợp: Toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh ở công trình nào
thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó, đối với những chi phí chung phát sinh ở đội thi
công nhiều công trình một lúc thì thực hiện phân bổ theo tiêu thức tổng chi phí
NVLTT và chi phí NCTT. Để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế
toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết cho
từng CT, HMCT và được mã hoá trên máy tương tự TK 621, 622. Đối với công trình
“Đường Hồ Chí Minh Sông Giang”, TK 627 được mã hoá là: 627 ĐHCMSG.
Việc theo dõi chi tiết theo các yếu tố của chi phí sản xuất chung như: chi phí
nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí
dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác chỉ để phục vụ công tác lập bảng tổng hợp
chi phí sản xuất chung dựa trên các chứng từ gốc, làm cơ sở nhập liệu.
Chi phí nhân viên quản lý: bao gồm lương cho đội trưởng, kế toán đội, bảo vệ,
nhân viên giám sát kỹ thuật và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên
trong danh sách ở đội xây dựng. Tỷ lệ trích các khoản theo lương được thực hiện theo
quy định hiện hành.
Đối với tiền lương cho bộ phận quản lý, kế toán đội dựa vào bảng chấm công, hệ
số lương và các khoản phụ cấp để lập bảng thanh toán lương cho nhân viên quản lý đội
gửi lên phòng kế toán công ty hàng tháng. Mẫu bảng chấm công tương tự như chi phí
nhân công trực tiếp.
Đối với các khoản trích theo lương: Kế toán công ty sẽ căn cứ vào “Bảng thanh
toán lương cho nhân viên quản lý” và “Bảng tổng hợp lương công nhân viên” để lập
“Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Tiền lương nhân viên quản lý được tính theo lương thời gian với mức lương tối
thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/ tháng. Như vậy mức lương cơ bản
của nhân viên quản lý được tính như sau:
Lƣơng tháng cơ bản =
Hệ số lƣơng × 1.150.000đ × Số công trong tháng
26
Thang Long University Library
61
Tổng lương thực lĩnh = Mức lương tháng cơ bản + phụ cấp được hưởng các
khoản phải khấu trừ tính trên lương cơ bản.
Dưới đây là cách tính lương của ông Phạm Ngọc Hà – Chủ nhiệm công trình
trong tháng 08/2013 như sau:
Hệ số lương: 4,0 Số ngày công trong tháng: 26
Mức phụ cấp được hưởng (20%) :20% × 1.150.000 = 230.000
Lương cơ bản =
4,0 × 1.150.000 × 26
= 4.600.000
26
Tổng lương = 4.600.000 + 230.000 = 4.830.000
Trong đó các khoản trích theo lương của ông Phạm Ngọc Hà được tính vào chi
phí sản xuất chung như sau:
Các khoản trích
theo lƣơng
Đƣa vào chi phí Trừ vào lƣơng
Bảo hiểm xã hội 4.600.000 × 17% = 782.000 4.600.000 × 7% = 322.000
Bảo hiểm y tế 4.600.000 × 3 % = 138.000 4.600.000 × 1.5 % =69.000
Bảo hiểm thất nghiệp 4.600.000 × 1% = 46.000 4.600.000 × 1% = 46.000
Kinh phí công đoàn 4.600.000 × 2% = 92.000
Tổng cộng 1.058.000 437.000
Do đó thực lĩnh của ông Phạm Ngọc Hà là 4.830.000 437.000 = 4.393.000
62
Mẫu 2.22. Bảng thanh toán tiền lƣơng của nhân viên quản lý
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG CỦA NHÂN VIÊN QUẢN LÝ
Tháng 08 năm 2013
Công trình: Đƣờng Hồ Chí Minh
TT Họ và tên Chức vụ
Hệ số
lƣơng
Số
công
Lƣơng cơ
bản
Phụ cấp
Tổng
lƣơng
Các khoản phải nộp
Thực
nhận
BHXH
(7%)
BHYT
(1,5%)
BHTN
(1%)
1 Nguyễn Đức Hùng Đội trưởng 3,66 25 4.047.000 230.000 4.277.000 283.000 61.000 40.000 3.893.000
2 Phạm Hữu Biển Đội trưởng 3,00 25 3.317.000 230.000 3.547.000 232.000 50.000 33.000 3.232.000
6 Phạm Ngọc Hà Chủ nhiệm 4,0 26 4.600.000 230.000 4.830.000 322.000 69.000 46.000 4.393.000
Tổng 32.800.000 1.380.000 34.180.000 2.296.000 492.000 328.000 31.064.000
Ngƣời lập Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Mẫu 2.23.Bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
Đội XD số 4
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 08 năm 2013
Có TK TK 334 TK 338
Cộng có
TK 338
Nợ TK Lƣơng Phụ cấp Khác Cộng BHXH BHYT KPCĐ BHTN
TK 622 46.000.000 46.000.000 7.820.000 1.380.000 920.000 460.000 10.580.000
TK 627 32.800.000 1.380.000 34.180.000 5.576.000 984.000 656.000 328.000 7.544.000
TK 334 5.516.000 1.182.000 - 788.000 7.486.000
Cộng 78.800.000 1.380.000 80.180.000 18.912.000 3.546.000 1.576.000 1.576.000 25.610.000
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Thang Long University Library
63
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Hiện nay, tài sản cố định dùng cho sản xuất
chung của đội bao gồm: máy vi tính, máy in, máy photocopy Cuối tháng, kế toán
đội lập bảng tính và phân bổ khấu hao cho CT, HMCT.
Theo thông tư số 45/2013/TT – BTC ngày 25/04/2013 của Bộ trưởng Bộ tài
chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Công ty trích
khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Mức khấu hao bình quân năm =
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
Mức khấu hao bình quân tháng =
Mức khấu hao bình quân năm
12
Dưới đây là cách tính khấu hao của máy in laser HP trong tháng 08/2013
như sau:
Mức khấu hao hàng năm = 23.500.000/4 = 5.875.000
Mức khấu hao hàng tháng = 5.875.000/12 = 489.583
Mẫu 2.24. Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tháng 08 năm 2013
Công trình: Đƣờng Hồ Chí Minh
TT Tài sản
Thời
gian
(năm)
Nơi sử dụng TK 627 – Chi
phí SXC –
CT ĐHCMSG
Đội xây lắp số 4
Nguyên giá Số KH
1 Máy in laser HP 4 23.500.000 489.583 489.583
2 Xe ô tô 7 chỗ 6 560.000.000 7.777.778 7.777.778
3 Máy photocopy 4 35.000.000 729.166 729.166
4 Máy tính HP 3 14.200.000 394.444 394.444
5 Máy tính HP 3 14.200.000 394.444 394.444
Số khấu hao
TSCĐ phải trích
646.900.000 7.785.415 7.785.415
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho hoạt
động của đội bao gồm: vật liệu, công cụ dùng cho hoạt động quản lý đội, chi phí lán
64
trại tạm thời, tiền mua nhiên liệu và các chi phí khác về bảo hộ lao động, công cụ dụng
cụ phục vụ cho hoạt động chung của đội xây lắp. Công cụ dụng cụ được phân bổ
một lần vào chi phí sản xuất. Chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng CT, HMCT.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại các tổ đội
xây lắp bao gồm thuê ngoài sửa chữa máy móc thiết bị, tiền điện, tiền nước, tiền thuê
bao điện thoại, cước điện thoại hàng tháng, tiền photo, mua tài liệu,
Hàng ngày, kế toán đội tiến hành tập hợp toàn bộ hóa đơn, chứng từ phát sinh,
cuối tháng lập bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT, sau đó gửi về phòng kế toán
công ty:
Mẫu 2.25. Hóa đơn giá trị gia tăng
Mẫu số: 01 GTKT – 3LL
HÓA ĐƠN TT/12P
GIÁ TRỊ GIA TĂNG 0023168
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 05 tháng 08 năm 2013
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH dịch vụ và TM Tân Tiến
Địa chỉ : 14 Phố Cũ – Hợp Giang – Cao Bằng
Số tài khoản :
Điện thoại : Mã số thuế: 0102401466
Họ và tên người mua hàng: Phạm Thị May
Đơn vị : Công ty Cổ phần ĐTXD&PTNT
Địa chỉ : Số 40, ngõ 120, Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội
Số tài khoản :
Hình thức thanh toán : Tiền mặt Mã số thuế: 0100103785
STT
Tên hàng hóa, dịch
vụ
Đơn vị
tính
Số lƣợng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3= 1*2
1 Văn phòng phẩm 2.263.636 2.263.636
Cộng tiền hàng: 2.263.636
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 226.364
Tổng cộng thanh toán: 2.490.000
Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Thang Long University Library
65
Mẫu 2.26. Bảng kê thanh toán hóa đơn giá trị gia tăng
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
BẢNG KÊ THANH TOÁN HÓA ĐƠN GTGT
Công trình: Đƣờng Hồ Chí Minh
Tháng 08 năm 2013
STT Số HĐ Nội dung Tiền hàng
Thuế
suất
(%)
Tiền thuế Tổng
1 0038979 Thanh toán chi phí lán trại 90.910.050 10 9.091.005 100.001.055
2 0023168
Thanh toán mua đồ văn
phòng đội
2.263.636 10 226.364 2.490.000
3 0325612
Thanh toán chi phí sửa
chữa
200.000 10 20.000 220.000
4 0023156
Thanh toán chi phí thí
nghiệm
36.363.636 10 3.636.364 40.000.000
Tổng 134.942.977 13.494.298 148.437.275
Ngƣời lập Thủ trƣởng Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh tại các tổ, đội
CT bao gồm các khoản chi phí ngoài chi phí đã kể trên: tiền vé xe đi đường, chi phí
tiếp khách, giao dịch và các chi phí khác. Kế toán cũng tiến hành tập hợp hóa đơn,
chứng từ và lập bảng kê hóa đơn GTGT cho các chi phí này.
66
Mẫu 2.27. Hóa đơn giá trị gia tăng
Mẫu số: 01 GTKT – 3LL
HÓA ĐƠN MT/12P
GIÁ TRỊ GIA TĂNG 0002365
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 25 tháng 08 năm 2013
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Minh Tùng
Địa chỉ : 45 Xuân Trường – Hợp Giang – Cao Bằng
Số tài khoản :
Điện thoại : Mã số thuế: 0400473787
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Đức Hùng
Đơn vị : Công ty Cổ phần ĐTXD&PTNT
Địa chỉ : Số 40, ngõ 120, Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội
Số tài khoản :
Hình thức thanh toán : Tiền mặt Mã số thuế: 0100103785
STT
Tên hàng hóa, dịch
vụ
Đơn vị
tính
Số lƣợng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3= 1*2
1 Ăn uống, tiếp khách 1.740.909 1.740.909
Cộng tiền hàng: 1.740.909
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 174.091
Tổng cộng thanh toán: 1.915.000
Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Thang Long University Library
67
Mẫu 2.28. Bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
BẢNG KÊ THANH TOÁN HÓA ĐƠN GTGT
Công trình: Đƣờng Hồ Chí Minh
Tháng 08 năm 2013
STT Số HĐ Nội dung Tiền hàng
Thuế
suất
(%)
Tiền thuế Tổng
1 0002365
Thanh toán chi
phí tiếp khách
1.740.909 10 174.091 1.915.000
2 0029116
Thanh toán tiền
vé máy bay
2.780.000 10 278.000 3.058.000
.
Cộng 5.304.545 530.455 5.835.000
Ngƣời lập Thủ trƣởng Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Trên công ty, sau khi nhận được toàn bộ các hóa đơn GTGT và các chứng từ liên
quan cùng bảng kê, bảng tổng hợp lương công nhân viên, bảng phân bổ tiền lương và
bảo hiểm xã hội, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp hợp lý của chúng rồi tiến
hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, làm cơ sở nhập liệu.
68
Mẫu 2.29. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Công trình: Đƣờng Hồ Chí Minh
Tháng 08 năm 2013
TT Loại chi phí Số tiền Thuế GTGT Tổng tiền
1 Nhân viên quản lý đội 34.180.000 34.180.000
Các khoản trích theo lương
+ BHXH 13.396.000 13.396.000
+ BHYT 2.364.000 2.364.000
+ KPCĐ 1.576.000 1.576.000
+ BHTN 788.000 788.000
Cộng 52.304.000 52.304.000
2 Khấu hao TSCĐ 7.785.415 7.785.415
3
Chi phí NVL – Chi phí dịch vụ
mua ngoài
134.942.977 13.494.298 148.437.275
4 Chi phí bằng tiền khác 5.304.545 530.455 5.835.000
Cộng 200.336.937 14.024.753 214.361.690
+ Trong đó hoàn ứng chi phí 150.000.000
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp tiến hành
nhập số liệu vào phiếu kế toán trong phần mềm, tương tự như kế toán chi phí NVLTT
và nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí sản xuất chung chi tiết theo từng mã công
trình, đồng thời số liệu đó được chuyển tự động vào Sổ chi tiết TK 627, Chứng từ ghi
sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 627 và các sổ liên quan khác. Số của phiếu
kế toán trùng với số của chứng từ ghi sổ.
Thang Long University Library
69
Mẫu 2.30. Sổ chi tiết tài khoản 627
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627
Từ 01/01/2013 đến 31/12/2013
Công trình: Đƣờng Hồ Chí Minh
Mã Số NT Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ Có
PKT 21 31/08
Chi phí lương nhân viên
quản lý đội
1413 34.180.000
PKT 21 31/08
Các khoản trích theo
lương
338 18.124.000
PKT 22 31/08 Khấu hao TSCĐ 214 7.785.415
PKT 23 31/08
Chi phí NVL – Chi phí
dịch vụ mua ngoài
1413 134.942.977
PKT 24 31/08 Chi phí bằng tiền khác 1413 5.304.545
PKTKC 500 31/12 Kết chuyển chi phí SXC 154 575.390.049
Cộng phát sinh 575.390.049 575.390.049
Ngƣời lập Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Mẫu 2.31. Chứng từ ghi sổ
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 21
Ngày 31 tháng 08 năm 2013
Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền
Ghi
chú
Chi phí lương nhân viên quản lý đội 627 1413 34.180.000
Các khoản trích theo lương 627 338 18.124.000
Tổng cộng 52.304.000
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
70
Mẫu 2.32. Chứng từ ghi sổ
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 22
Ngày 31 tháng 08 năm 2013
Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền
Ghi
chú
Khấu hao TSCĐ 627 214 7.785.415
Tổng cộng 7.785.415
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Mẫu 2.33. Chứng từ ghi sổ
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 23
Ngày 31 tháng 08 năm 2013
Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền
Ghi
chú
Chi phí NVL – Chi phí dịch vụ mua ngoài 627 1413 134.942.977
Tổng cộng 134.942.977
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Mẫu 2.34. Chứng từ ghi sổ
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 24
Ngày 31 tháng 08 năm 2013
Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền
Ghi
chú
Chi phí bằng tiền khác 627 1413 5.304.545
Tổng cộng 5.304.545
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Thang Long University Library
71
Mẫu 2.35. Sổ cái tài khoản 627
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627
Từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2013
Ngày
tháng
Chứng từ ghi
sổ
Diễn giải
TK đối
ứng
Số tiền
Số
hiệu
NT PS Nợ PS Có
31/08 21 31/08
Chi phí lương nhân
viên quản lý đội
ĐHCMSG
141 34.180.000
31/08 21 31/08
Các khoản trích theo
lương
338 18.124.000
31/08 22 31/08
Chi phí khấu hao
TSCĐ
214 7.785.415
31/08 23 31/08
Chi phí NVL – Chi phí
dịch vụ mua ngoài
141 134.942.977
31/08 24 31/08 Chi phí bằng tiền khác 141 5.304.545
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi phí
SXC ĐHCMSG
154 575.390.049
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi phí
SXC AN01
154 113.684.856
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi phí
SXC SON01
154 178.579.372
Tổng cộng 35.662.643.557 35.662.643.557
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
72
2.2.4.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định theo từng công
trình, hạng mục công trình, nên toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh của công trình, hạng
mục công trình nào thì sẽ được tập hợp thẳng luôn cho công trình đó theo mã riêng đã
được mã hoá trong máy vi tính.
Để tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang. TK này được mở chi tiết cho từng CT, HMCT và được mã
hoá trên máy.
Cuối kỳ, căn cứ vào tổng số phát sinh bên nợ các TK 621, TK 622, TK 623,
TK 627, kế toán thực hiện thao tác kết chuyển CPSX từ TK đầu 6 sang TK 154 chi tiết
cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CT, HMCT).
Máy sẽ tự động kết chuyển và chuyển số liệu vào Sổ chi tiết TK 154, Chứng từ
ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 154 và các sổ khác liên quan.
Mẫu 2.36. Sổ chi tiết tài khoản 154
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154
Ngày 31 tháng 12 năm 2013
Công trình: Đƣờng Hồ Chí Minh
Mã Số NT Diễn giải
TK đối
ứng
Số phát sinh
Nợ Có
Số dư đầu kỳ
KC 500 31/12 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 3.177.412.447
KC 500 31/12 Kết chuyển chi phí NCTT 622 352.550.000
KC 500 31/12 Kết chuyển chi phí MTC 623 307.760.000
KC 500 31/12 Kết chuyển chi phí SXC 627 575.390.049
KC 500 31/12 KC, XĐ giá vốn 632 4.413.112.496
Cộng phát sinh 4.413.112.496 4.413.112.496
Ngƣời lập Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Thang Long University Library
73
Mẫu 2.37. Chứng từ ghi sổ
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 500
Ngày 31 tháng 12 năm 2013
NT Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền
Ghi
chú
31/12 Kết chuyển chi phí NVLTT CT ĐHCM 621 154 3.177.412.447
31/12 Kết chuyển chi phí NCTT CT ĐHCM 622 154 352.550.000
31/12 Kết chuyển chi phí MTC CT ĐHCM 623 154 307.760.000
31/12 Kết chuyển chi phí SXC CT ĐHCM 627 154 575.390.049
Tổng cộng 219.995.133.125
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
74
Mẫu 2.38. Sổ cái tài khoản 154
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154
Ngày 31 tháng 12 năm 2013
NT
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số tiền
Số
hiệu
NT PS Nợ PS Có
Số dƣ đầu kỳ 125.661.927.781
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi phí
NVLTT CT ĐHCM
621 3.177.412.447
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi phí
NCTT CT ĐHCM
622 352.550.000
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi phí
MTC CT ĐHCM
623 307.760.000
31/12 500 31/12
Kết chuyển chi phí
SXC CT ĐHCM
627 575.390.049
31/12 500 31/12
KC, XĐ giá vốn CT
ĐHCM
632 4.413.112.496
Cộng số phát sinh 219.995.133.125 160.834.544.240
Số dƣ cuối kỳ 184.822.516.666
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.2.5. Kế toán đánh giá giá trị sản phẩm dở dang tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng và Phát triển nông thôn
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
Đối với những công trình quy định được thanh toán một lần sau khi hoàn thành
toàn bộ thì chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là tổng số chi phí phát sinh từ khi khởi
công đến kỳ báo cáo.
Đối với những công trình được quy định thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp
lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá trị dự toán) thì sản phẩm dở dang là
khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính
theo chi phí thực tế trên cơ sở đã phân bổ chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho các
giai đoạn xây lắp hoàn thành và chưa hoàn thành theo dự toán.
Thang Long University Library
75
Giá trị thực
tế KLXL dở
dang cuối kỳ
=
Chi phí thực tế
KLXL dở dang
đầu kỳ
Chi phí thực tế
KLXL phát sinh
trong kỳ
×
Giá trị dự
toán của
KLXL dở
dang cuối kỳ
Giá trị dự toán
của KLXL hoàn
thành bàn giao
Giá trị dự toán
của KLXL dở
dang cuối kỳ
Chi phí dở dang cuối kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được thể hiện
trong sổ tính giá thành chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ của CT, HMCT đó.
Tại công ty Cổ Phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn cuối năm tiến
hành kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang, có biên bản kiểm kê khối lượng dở dang
trong đó có sự xác nhận của chủ đầu tư, giám đốc công ty (do phòng kế hoạch thực
hiện). Kết quả sẽ chuyển xuống cho phòng kế toán cụ thể là cho bộ phận kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sẽ căn cứ vào
kết quả đánh giá sản phẩm dở dang đó để xác định giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở
dang cuối kỳ.
Đối với công trình ĐHCMSG không có giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bởi
công trình đã hoàn thành vào ngày 31/12/2013.
2.2.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng và Phát triển nông thôn
2.2.6.1. Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành
Trong mỗi doanh nghiệp, việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm hoàn
thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm ngành
nghề kinh doanh, yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp... cũng như việc xác định
đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Tại công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn, đối tượng tính giá thành là các
công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và được thanh
quyết toán. Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp để xác định giá
thành sản phẩm xây lắp hoàn thành.
2.2.6.2. Kỳ tính giá thành
Theo nguyên tắc, khi công trình, hạng mục công trình được hoàn thành nghiệm
thu bàn giao thanh toán có hồ sơ quyết toán công trình, hạng mục công trình hoặc biên
bản thanh lý hợp đồng giao thầu, kế toán tiến hành tính giá thành của công trình đó.
76
Nhưng ở Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn, đến cuối năm
quyết toán mới tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí vào giá thành các công trình.
Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp được và chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở
dang đầu kỳ và chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ trên các biên
bản xác nhận khối lượng sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành tính giá thành thực tế
cho từng công trình theo công thức:
Giá thành thực tế
KLXL hoàn
thành bàn giao
trong kỳ
=
Chi phí thực tế
của KLXL dở
dang đầu kỳ
Chi phí thực tế
của KLXL phát
sinh trong kỳ
Chi phí thực tế
KLXL dở dang
cuối kỳ
Để phản ánh giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành kế toán sử dụng TK 632 –
Giá vốn hàng bán. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng CT, HMCT.
Giá thành công trình “Đường Hồ Chí Minh Sông Giang” được thể hiện trong
“Bảng tổng hợp giá thành các công trình năm 2013” được lập trên Excel.
Thang Long University Library
77
Mẫu 2.39. Bảng tổng hợp giá thành các công trình năm 2013
Công ty CP ĐTXD & PTNT
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH NĂM 2013
Đối tƣợng tính
giá thành
Chi phí trực tiếp
Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang
Giá thành sản
phẩm hoàn thành
CP NVL CP NC CP MTC CPSXC Cộng SDĐK SDCK
Kè biển Ninh Phú
– AN01
2.174.555.641 243.445.000 231.256.000 113.684.856 2.762.941.497 2.762.941.497
Thủy Phù Phú Sơn
– SON01
3.116.291.638 546.450.000 335.193.500 178.579.372 4.176.514.510 182.900.135 0 4.359.414.645
Quốc lộ 12 Điện
Biên – ĐB19
15.240.269 227.520.961 183.586.700 206.790.923 633.138.853 633.138.853
.
ĐHCMSG 3.177.412.447 352.550.000 307.760.000 575.390.049 4.413.112.496 0 0 4.413.112.496
.
Tổng cộng 89.835.170.568 44.523.840.000 49.973.479.000 35.662.643.557 219.995.133.125 125.661.927.781 184.822.516.666 160.834.544.240
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
78
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
3.1. Nhận xét đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp ở công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng và Phát triển
nông thôn
Trải qua 9 năm phát triển, công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông
thôn đã và đang đóng góp một phần rất lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Công ty đã hoàn thành rất nhiều công trình xây lắp, góp phần nâng cao cơ sở vật
chất hạ tầng kỹ thuật của đất nước đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
xã hội, cải thiện đời sống của cán bộ, công nhân viên. Sau một thời gian thực tập tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn, dưới góc độ là một sinh
viên lần đầu tiên làm quen với thực tế, em xin đưa ra một số đánh giá về công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty như sau:
3.1.1. Ưu điểm
Nhận xét chung: Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa
học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, vận dụng sáng tạo các quy
luật kinh tế và các chính sách kinh tế của Nhà nước và luôn chủ động trong sản xuất
kinh doanh.
Để quản lý chi phí, công ty đã áp dụng các biện pháp khác nhau như: quản lý
bằng các định mức kinh tế kỹ thuật, bằng dự toán chi phí và các biện pháp kỹ thuật.
Công ty còn tăng cường các biện pháp quản lý chi phí thông qua công tác kế toán nói
chung và công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành nói riêng. Có thể nói số liệu
do kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng
rất cần thiết cho quản trị doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của
công ty.
Về bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng một cách hợp lý
hiệu quả phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp xây dựng cũng như phù hợp
với đặc điểm riêng của công ty. Công ty bố trí cán bộ quản lý và nhân viên kế toán
thường trực tại các công trường. Điều này cho phép bộ máy quản lý của công ty có thể
tiếp cận với tình hình thực tế tại các công trường xây dựng, nhờ đó kiểm soát một cách
có hiệu quả hoạt động sản xuất và các khoản chi phí phát sinh.
Thang Long University Library
79
Về tổ chức sản xuất: Hệ thống các phòng ban chức năng của Công ty cố vấn một
cách có hiệu quả cho cấp quản lý cao nhất về các mặt sản xuất kinh doanh với việc áp
dụng cơ chế khoán tới từng đội xây dựng. Công ty đã tạo được ý thức trách nhiệm
trong từng đội sản xuất, nhờ đó chi phí của công ty được sử dụng một cách có hiệu
quả hơn.
Về công tác kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy
trình làm việc khoa học với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, có chuyên môn tốt,
ý thức trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công việc, luôn phát huy hết khả năng của
mình đồng thời không ngừng học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ.
Trong bộ máy kế toán, mỗi nhân viên đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn nhưng vẫn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Do có sự phân công lao động
kế toán nên đã tạo điều kiện đi sâu vào từng phần hành đồng thời không có sự chồng
chéo công việc giữa các nhân viên kế toán. Điều này giúp cho bộ máy kế toán hoạt
động bắt nhịp phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng được
yêu cầu của công tác quản lý.
Đặc biệt, công ty đã áp dụng một phần mềm kế toán chuyên nghiệp nên mặc dù
nghiệp vụ nhiều nhưng vẫn được xử lý kịp thời và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu hiện
đại hoá thông tin.
Công ty thực hiện việc lập, luân chuyển và lưu giữ chứng từ theo đúng chế độ và
quy định hiện hành về luân chuyển chứng từ. Bên cạnh những chứng từ do chế độ kế
toán quy định và hướng dẫn ở công ty còn sử dụng các chứng từ khác được lập nhằm
phục vụ công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty một cách hợp
lý, phù hợp với đặc điểm riêng của ngành xây dựng.
Hệ thống sổ kế toán được mở đúng chế độ quy định bao gồm các sổ kế toán tổng
hợp, chi tiết đáp ứng yêu cầu tổng hợp số liệu cung cấp thông tin cần thiết cho đối
tượng sử dụng.
Với hình thức khoán gọn xuống từng đội xây dựng có kết hợp với sự kiểm tra
giám sát tập trung trọng điểm đã gắn liền trách nhiệm vật chất của đội thi công tạo
điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành được xác định hợp lý, đúng
đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành.
Khi tiến hành thi công công trình nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp thi công được
tiến hành mua ngoài là chuyển thẳng đến chân công trình không qua kho đã tiết kiệm
80
được chi phí vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản nguyên vật liệu vì đặc điểm của ngành
xây dựng là các công trình ở rất xa nhau. .
Những ưu điểm về quản lý và tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xây lắp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn không tránh
khỏi những hạn chế và còn một số tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm về tổ chức công tác kế toán, quá trình hạch toán của
phòng kế toán còn một số hạn chế nhất định trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp. Qua quá trình tiếp cận và tìm hiểu về đề tài chi phí giá
thành đồng thời cũng tìm hiểu sơ qua về quy trình hạch toán của doanh nghiệp, em xin
đưa ra một số hạn chế sau:
Về việc tập hợp chứng từ kế toán: Đối với công trình mà công ty nhận thầu ở tỉnh
xa, các chứng từ ban đầu (Hoá đơn thuế GTGT, Bảng tổng hợp lương công nhân thuê
ngoài, Hợp đồng kinh tế ...) được nộp về phòng kế toán không đúng theo thời gian quy
định dẫn đến có công trình đã thi công 1 hoặc 2 tháng rồi nhưng chưa có chi phí tập
hợp, đến tháng sau lại tập hợp dồn cả mấy tháng. Điều này ảnh hưởng tới sự chính
xác, kịp thời của số liệu.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Do đặc thù của ngành xây dựng là công trình ở xa công ty và nằm rải rác ở
các tỉnh, nên việc mua nguyên vật liệu sẽ linh động từ nhiều nhà cung cấp khác nhau ở
mỗi công trình. Vì vậy, việc hưởng các chính sách về chiết khấu của nhà cung cấp sẽ
bị hạn chế và việc chiếm dụng vốn thông qua phải trả nhà cung cấp cũng ít hơn.
Mặc dù, việc mua nguyên vật liệu đã được tính toán theo dự toán và kế
hoạch thi công nhưng thực tế thì doanh nghiệp thường mua nguyên vật liệu và xuất
thẳng nên có thể số vật liệu cuối kỳ còn lại tại các công trình do chưa sử dụng hết cũng
chiếm một lượng lớn, do đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ
có thể chưa được phản ánh chính xác.
Chi phí nhân công trực tiếp:
Đối với lương của công nhân trực tiếp sản xuất và bộ phận quản lý sản xuất
ở các đội xây lắp của công ty đã không sử dụng tài khoản 334 – Phải trả công nhân
viên để theo dõi việc chi trả lương cho công nhân viên, mà hạch toán trên TK 1413 –
Thang Long University Library
81
Tạm ứng khối lượng xây lắp sau khi đã xem xét tính hợp lý đúng đắn của chứng từ hóa
đơn do đội trưởng cung cấp.
Cụ thể đối với nhân công trực tiếp, sau khi thanh toán tiền công cho tổ sản xuất,
kế toán mới tiến hành nhập liệu theo định khoản:
Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 1413 Tạm ứng khối lượng xây lắp các công trình
Với cách hạch toán như trên, việc hạch toán, việc theo dõi phần thanh toán cho
công nhân viên sẽ gặp hạn chế, rất khó theo dõi, xác định các khoản đã thanh toán, tạm
ứng, số tiền còn phải thanh toán, còn phải thu đối với từng công nhân viên. Việc ghi sổ
xác định chi phí nhân công, nhân viên quản lý trong tháng, trong kỳ cũng khá phức tạp
bởi nhiều chi phí trong tháng này, kỳ này nhưng tháng sau, kỳ sau công ty mới trích,
thanh toán.
Do đặc tính công trình ở xa nên việc điều công nhân ở tổng công ty là khó
khăn. Vì thế cần thiết phải thuê ngoài nhân công cho các công trình ở xa nên sẽ bị hạn
chế về trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc.
Chi phí sử dụng máy thi công: Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, các công
trình phân bố rải rác và đôi khi rất xa nên việc sử dụng máy thi công giữa các kỳ khác
nhau, có kỳ sử dụng ít có kỳ sử dụng nhiều. Vì vậy, nếu áp dụng phương pháp khấu
hao theo đường thẳng sẽ không phản ánh đúng tình hình của chúng. Hơn nữa, tại công
ty hiện nay, chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công. Hiện nay,
khi các khoản chi phí này phát sinh công ty sẽ hạch toán vào TK 623 – Chi phí sử
dụng máy thi công. Nếu chi phí này lớn, sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm xây lắp
hoàn thành bàn giao.
Chi phí sản xuất chung:
Mặc dù khi kế toán đội gửi các bảng tổng hợp chi phí sản xuất cùng các
chứng từ gốc và tài liệu liên quan lên công ty có chi tiết theo từng yếu tố chi phí như:
Chi phí nhân viên quản lý, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ
mua ngoài nhưng khi nhập liệu, kế toán không tiến hành mã hoá chi tiết theo các
yếu tố. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi và quản lý chi phí sản xuất chung
theo các yếu tố chi phí, mặc dù chi phí sản xuất chung chiếm tỉ trọng không lớn trong
tổng chi phí sản xuất.
Hơn nữa, theo quy định với doanh nghiệp xây lắp thì các khoản trích theo
lương của công nhân trực tiếp sẽ tính vào chi phí sản xuất chung nhưng trên Bảng
phân bổ tiền lương và BHXH công ty lại thể hiện trên TK 622 – Chi phí nhân công
82
trực tiếp mặc dù trên thực tế công ty vẫn hạch toán vào TK 627 – Chi phí sản xuất
chung. Trên thực tế, tổng chi phí của công trình không đổi nhưng cơ cấu của các
khoản mục chi phí được trình bày trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH không
chính xác. Ngoài ra, nó còn dễ gây nhầm lẫn cho kế toán.
Công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp: Việc đánh giá sản phẩm dở dang và
tổng hợp chi phí vào giá thành các công trình chỉ được thực hiện vào cuối năm tài
chính, tuy khối lượng công việc trong năm được giảm bớt nhưng sẽ gây áp lực vào
cuối năm, ảnh hưởng đến công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện giá thành,
cũng như tiến độ thi công các công trình.
Về việc tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính: Phần
mềm kế toán Công ty sử dụng tương đối hoàn thiện nhưng chủ yếu là xử lý tổng hợp,
phần lớn số liệu đã được kế toán đội tập hợp trong các bảng tổng hợp, việc theo dõi chi
tiết theo các yếu tố chi phí không được thực hiện trên máy. Ngoài ra, trong phần mềm
không có phần trích khấu hao tài sản cố định nên kế toán công ty phải tiến hành theo
dõi và trích khấu hao tài sản trên Excel. Chương trình cũng chưa có phần cập nhật và
quản lý tiền lương trên máy, mà hầu hết phần tính và tập hợp chi phí nhân công và
công việc phân bổ chi phí vẫn còn tính thủ công.
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng và phát triển nông thôn
3.2.1. Đối với tình hình luân chuyển chứng từ ở công ty
Công ty cần phải xem xét lại quy chế đối với các công trình thi công ở xa và có
thể áp dụng biện pháp phạt (ngừng cung cấp vốn, phạt tiền...) đối với đội xây dựng nào
gửi hóa đơn chứng từ về muộn mà không có lý do chính đáng, làm ảnh hưởng tới quá
trình hạch toán ở phòng kế toán.
Khối lượng công việc của kế toán đội là tương đối lớn, điều kiện làm việc lại
không được thuận lợi, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. Do vậy, công ty cần có chính
sách khuyến khích hơn nữa với những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ như: tăng
thưởng, phụ cấp lao động.
Kế toán công ty tổ chức hướng dẫn chi tiết nhân viên kế toán các đội lập bảng
tổng hợp CPSX phát sinh dựa trên các bảng tổng hợp chi phí bộ phận tại các CT,
HMCT trong tháng gửi kèm cùng các chứng từ gốc (hóa đơn, chứng từ vận chuyển).
Cuối tháng hoặc đến cuối kỳ gửi chứng từ gốc về phòng kế toán công ty, kế toán
đội sẽ gửi kèm bảng tổng hợp CPSX. Kế toán công ty chỉ cần kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp của các chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các chứng từ gốc với bảng tổng
Thang Long University Library
83
hợp chi phí sản xuất kèm theo xem xét việc phản ánh chi phí sản xuất phát sinh theo
các khoản mục có đúng không, thực hiện những sửa đổi nếu có sai sót. Sau đó kế toán
sẽ căn cứ vào dòng “tổng cộng” làm căn cứ tính toán chi phí sản xuất phát sinh trong
kỳ để tiến hành nhập liệu vào máy và mã hoá theo từng yếu tố chi phí.
3.2.2. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với nhà cung cấp, công ty cần có quan hệ chặt chẽ hơn nữa với nhiều nhà
cung cấp, để có thể có những thông tin về giá cả và đề nghị những mức chiết khấu
thương mại nhất định.
Kế toán công ty cần yêu cầu các nhân viên thống kê đội lập bảng kê vật liệu thừa
chưa sử dụng hết ở công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT
thực tế phát sinh.
Để lập bảng kê này, nhân viên thống kê đội cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm
kê xác định khối lượng vật liệu còn lại tại công trường để tiến hành tính toán ghi vào
bảng kê. Bảng kê được lập theo từng công trình hoặc hạng mục công trình tại thời
điểm hoàn thành. Bảng kê nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ có thể lập theo mẫu:
Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng & PTNT
CT: Đƣờng Hồ Chí Minh
BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU CÕN LẠI CUỐI KỲ
Ngày tháng năm
STT Tên vật liệu Đơn vị tính Khối lƣợng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
Tổng cộng
Dòng tổng cộng ở cột thành tiền cho biết tổng giá trị NVL còn lại cuối kỳ, là căn
cứ để tính toán xác định chi phí NVLTT thực tế phát sinh để tiến hành nhập liệu
Để thực hiện việc lập bảng kê vật liệu còn lại cuối kỳ và bảng tổng hợp chi phí
sản xuất đòi hỏi nhân viên kế toán đội phải có trình độ nhất định về kế toán. Do đó ban
tài chính kế toán cần tổ chức hướng dẫn đào tạo cơ bản về lập các chứng từ nói trên
cho các nhân viên thống kê đội.
Công ty cần phải tổ chức kiểm kê lượng vật liệu còn lại chưa sử dụng tại công
trường xây dựng khi công trình đã hoàn thành. Bởi nguyên vật liệu dù được mua dựa
trên tính toán theo dự toán và kế hoạch thi công song việc thừa vật liệu trong thi công
là điều khó tránh khỏi cho dù là không nhiều. Khi đó tùy theo phương thức xử lý
lượng vật liệu thừa này mà thực hiện hạch toán cho phù hợp:
84
Nếu chuyển số vật liệu này sang thi công công trình khác: kế toán thực hiện nhập
liệu theo định khoản:
Nợ TK 621 (chi tiết công trình nhận vật liệu)
Có TK 621 (chi tiết công trình thừa vật liệu)
Nếu thực hiện bán số vật liệu thừa không sử dụng hết kế toán có thể tính toán xác
định giá vốn vật liệu thừa đem bán và ghi nhận doanh thu. Song do lượng vật liệu thừa
thường ít kế toán có thể ghi giảm chi phí tương ứng với số tiền thu được theo định khoản:
Nợ TK 111, 112, 131...
Có TK 621 (chi tiết cho công trình thừa vật liệu)
3.2.3. Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Để theo dõi việc tính và chi trả lương cho công nhân viên, Công ty nên hạch
toán lương thông qua TK 334, chi tiết: 3341 - Phải trả công nhân viên trong danh sách;
3342 - Phải trả công nhân thuê ngoài.
Khi tính lương cho công nhân trực tiếp thi công, kế toán sẽ nhập vào máy theo
định khoản:
Nợ TK 622: 46.000.000
Có TK 3342: 46.000.000
Đồng thời căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán nhập liệu theo định khoản:
Nợ TK 3342: 46.000.000
Có TK 1413: 46.000.000
Việc liên kết với các công ty, đội xây dựng để có thể thuê được công nhân lành
nghề, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm trong lao động là rất cần thiết để đảm
bảo thời gian và chất lượng công trình.
3.2.4. Đối với chi phí máy thi công
Việc tính và phân bổ khấu hao máy thi công theo phương pháp đường thẳng là
chưa hợp lý. Vì thế theo em, công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao theo sản
lượng với những xe, máy thi công để phản ánh trung thực hơn tình hình sử dụng của
các máy móc thiết bị thi công. Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh
nghiệp xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất và căn cứ vào tình
hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế
sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ, từ đó sẽ tính được mức khấu hao tháng,
năm của TSCĐ.
Thang Long University Library
85
Hơn nữa, hiện nay công ty không lập các báo cáo chi tiết về chi phí sử dụng máy
thi công. Đây là một khoản mục chi phí quan trọng và đặc thù trong doanh nghiệp xây
lắp. Đối với công trình Đường Hồ Chí Minh Sông Giang, công ty chỉ thuê ngoài máy
thi công nên chỉ ảnh hưởng đến một khoản mục là chi phí dịch vụ mua ngoài nhưng
với các công trình khác phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau công ty vẫn chưa cụ thể
được, vì vậy, công ty nên chi tiết TK 623 thành các tiểu khoản sau:
TK 6231: Chi phí nhân công vận hành máy
TK 6232: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu phục vụ máy
TK 6233: Chi phí công cụ, dụng cụ
TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công
TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6328: Chi phí khác bằng tiền
Về chi phí sửa chữa máy thi công của công ty, trên thực tế chi phí sửa chữa máy
thi công phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán vào chi phí
sử dụng máy thi công của công trình đó. Với những chi phí nhỏ thì nó sẽ không ảnh
hưởng quá nhiều đến giá trị công trình xây lắp. Nhưng nếu chi phí sửa chữa máy thi
công lớn, nó sẽ làm sai lệch giá trị công trình xây lắp hoàn thành bàn giao. Vì thế,
công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công.
Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn, kế toán ghi:
Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công.
Có TK 335: Trích trước sửa chữa lớn máy thi công.
Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 152
3.2.5. Đối với chi phí sản xuất chung
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung cần được mở chi tiết theo các yếu tố và
tổ chức mã hoá trên máy, tạo điều kiện cho việc theo dõi chi phí sản xuất chung được
cụ thể theo các yếu tố, góp phần kiểm soát chi phí một cách hiệu quả nhất.
Cụ thể với công trình: “Đường Hồ Chí Minh Sông Giang”, TK 627 ĐHCMSG sẽ
được mã hoá chi tiết thành:
6271 ĐHCMSG: Chi phí nhân viên đội.
6272 ĐHCMSG: Chi phí vật liệu
86
6273 ĐHCMSG: Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 ĐHCMSG: Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 ĐHCMSG: Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 ĐHCMSG: Chi phí bằng tiền khác
Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất (Biểu 10), kế toán sẽ tiến hành nhập
vào máy theo định khoản:
Đối với chi phí nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương của công nhân
viên tính vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6271
Có TK 334
Có TK 338
Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu:
Nợ TK 6272
Nợ TK 133
Có TK 1413
Đối với chi phí khấu hao TSCĐ
Nợ Tk 6274
Có TK 214
Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 6277
Nợ TK 133
Có TK 1413
Chi phí bằng tiền khác:
Nợ TK 6278
Nợ TK 133
Có TK 1413
Ngoài ra, việc trình bày các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp trên
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào TK 622 là chưa hợp lý và việc này chưa đúng
với quy đinh áp dụng doanh nghiệp xây lắp và dễ gây nhầm lẫn cho kế toán. Vì vậy,
theo em, công ty nên thay đổi lại cách trình bày khoản mục này, việc thay đổi đó có
thể như sau:
Thang Long University Library
87
Công ty Cổ phần ĐTXD & PTNT
Đội XD số 4
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 08 năm 2013
Có TK TK 334 TK 338 Cộng có
TK 338 Nợ TK Lƣơng Phụ cấp Khác Cộng BHXH BHYT KPCĐ BHTN
TK 622 46.000.000 46.000.000 - - - - -
TK 627 32.800.000 1.380.000 34.180.000 13.396.000 2.364.000 1.576.000 788.000 18.124.000
TK 334 5.516.000 1.182.000 - 788.000 7.486.000
Cộng 78.800.000 1.380.000 80.180.000 18.912.000 3.546.000 1.576.000 1.576.000 25.610.000
Ngƣời lập Kế toán trƣởng
88
3.2.6. Đối với công tác kế toán giá thành
Để phục vụ cho việc theo dõi tình hình thực hiện giá thành một cách thường
xuyên, công ty nên xác định lại kỳ tính giá thành thay vì thực hiện việc kết chuyển chi
phí tính giá thành vào cuối năm tài chính, cụ thể:
Đối với những công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, kết cấu phức tạp thì kỳ
tính giá thành của doanh nghiệp là xác định theo từng quý và được tính toán vào cuối
quý.
Đối với những CT, HMCT có thời gian thi công không kéo dài thì kỳ tính giá
thành của doanh nghiệp là thời gian mà sản phẩm xây lắp hoàn thành và được nghiệm
thu, bàn giao thanh toán cho chủ đầu tư.
Do đó, công việc đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải được tiến
hành vào cuối quý. Căn cứ vào bảng tổng hợp giá thành và giá trị kế toán bàn giao,
nhà quản lý có thể tiến hành phân tích giá thành và các yếu tố chi phí trong giá thành,
tìm ra nguyên nhân để đưa ra biện pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm. Ngoài ra, công ty nên tổ chức phân tích giá thành sản phẩm xây lắp nhằm
mục đích xác định được những nguyên nhân cơ bản, những nhân tố cụ thể làm tăng,
giảm giá thành. Trên cơ sở đó, lãnh đạo công ty có được biện pháp cần thiết để hạn
chế và có thể loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực và
khai thác khả năng tiềm tàng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn vật tư, lao động,
tiền vốn để không ngừng hạ thấp giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
3.2.7. Phần mềm kế toán của công ty
Tuy việc áp dụng phần mềm kế toán đã mang lại nhiều hữu ích trong công tác kế
toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty nói
riêng, xong để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của việc áp dụng phần mềm kế toán
máy, công ty nên không ngừng cải thiện và nâng cấp cải tạo phần mềm hiện nay, nhất
là bổ sung thêm phần theo dõi và trích khấu hao TSCĐ, phần quản lý tiền lương.
Ngoài ra, công ty cần đào tạo đội ngũ kế toán viên sử dụng thành thạo máy vi
tính cũng như am hiểu rõ về phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng để có thể
khai thác hết lợi thế mà phần mềm đem lại. Giải quyết tốt vấn đề đó sẽ giúp cho công
tác tổ chức kế toán trên phần mềm kế toán máy ngày càng mang lại những hiệu quả
đáng kể cho công ty: không những đáp ứng nhanh chóng yêu cầu quản lý, số liệu tính
toán chính xác, kịp thời mà còn tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho việc tổ chức nhân
sự làm công tác kế toán nói chung và công tác tính giá thành nói riêng.
Thang Long University Library
KẾT LUẬN
Giá thành sản phẩm là một tấm gương phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tính giá thành sản phẩm đúng, đủ, chính xác là
một yêu cầu tất yếu khách quan của công tác quản lý cũng như hạch toán. Đó là một
mục đích, là chỉ tiêu phương hướng dẫn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đi vào quỹ đạo nhất định, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có lãi.
Tính giá thành hợp lý, chính xác là công cụ cho công tác quản lý để tổ chức tốt
công tác xây dựng và kiểm tra kế hoạch giá thành, là cơ sở cho việc phát hiện khả
năng tiềm tàng của công ty. Qua đó đánh giá được sự phát triển về khoa học kỹ thuật,
khả năng quản lý của đơn vị, đồng thời cũng là cơ sở để hoàn thành và vượt mức kế
hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Cô Đoàn
Thị Hồng Nhung và của các cô chú anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán cũng như
các phòng ban khác trong Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn,
đã tạo điều kiện giúp đỡ em tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện bài khóa luận tốt
nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với khả năng có hạn, thời gian tiếp xúc
với thực tế chưa nhiều nên chắc chắn bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để em có điều
kiện bổ sung nâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ tốt cho công tác thực tế
sau này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Anh
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1. Mẫu bảng chấm công
Thang Long University Library
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. NGND Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (2010), Giáo trình kế toán tài
chính, NXB Tài Chính, Hà Nội.
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Đông (2007), Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, NXB
Tài Chính, Hà Nội.
3. GS.TS. Đặng Thị Loan (2013), Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh
nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Một số quyết định, thông tư cùa Bộ Tài Chính về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế
độ kế toán doanh nghiệp.
5. Một số luận văn của anh chị khóa trước.
6. Các tài liệu của công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a18852_6779.pdf