Đề tài Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Puzơlan Sơn Tây

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương 1: Tổng quan về Công ty CP Puzơlan Sơn Tây 6 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 6 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty .7 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Puzơlan 11 1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán .15 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán . . 15 1.4.2 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 16 Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty 22 2.1 Đặc điểm chung về TSCĐ tại Công ty 22 2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ . .25 2.2.1 Đánh giá TSCĐ . . .25 2.2.2 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ . 27 2.2.2 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ .31 2.2.3 Kế toán chi tiết giảm TSCĐ .32 2.3 Kế toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ . 40 2.3.1 Tài khỏan sử dụng 42 2.3.2 Quy trình kế toán 45 2.4 Kế toán khấu hao TCSĐ . .48 2.4.1 Đối tượng tính khấu hao và 50 2.4.2 Chứng từ và tài khỏan kế toán 51 2.4.3 Quy trình kế toán .52 Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ . .55 3.1: Nhận xét về thực trạng kế toán TSCĐ 55 3.1.1 Ưu điểm trong công tác quản lý và kế toán TSCĐ .55 3.1.2 Hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ 56 3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây 56 3.3 Các giải pháp 57 Kết luận 61

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4210 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Puzơlan Sơn Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần Puzơlan Sơn Tây Công ty Cổ phần Puzơlan được thành lập năm 1962 bởi Sở Công nghiệp Sơn Tây và Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hà Tây. Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Tây ra quyết định thành lập mỏ chế biến phụ gia xi măng Puzơlan tại vị trí của Công ty hiện nay. Ngày 15/10/2002 UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định số 1406/QĐ căn cứ vào luật DNN2 ngày 20/04/1995 và luật doanh nghiệp 12/06/1999. Căn cứ vào quyết định số 64/1998NĐ/CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về chuyển DNN2 thành Công ty Cổ phần. Xét đề nghị của ban đổi mới, phát triển doanh nghiệp tỉnh tại tờ trình số 161/TT/BĐM. Ngày 04/10/2002 chuyển DNN2 thành Công ty Cổ phần Puzơlan. Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây Trụ sở giao dịch: 56- Phố Thanh Vỵ- Sơn Lộc- Sơn Tây- Hà Tây Điện thoại: 0433.931171/33.931191 Fax: 0433.931207 Số TK: 2.203.201.000.275 tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Sơn Tây Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây thuộc loại hình doanh nghiệp vừa đã góp phần không nhỏ đền thị trường trong nước. Trước đây công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây là một DNN2 nên hình thức sở hữu vốn là sở hữu Nhà nước về vốn. Hiện nay, khi chuyển thành Công ty Cổ phần Puzơlan thì hình thức sở hữu vốn là cổ phần. Từ khi thành lập cho đến nay đặc biệt là trong những năm gần đây cơ chế thay đổi, Công ty Cổ phần Puzơlan ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thì đã chuyển sang mảng dịch vụ nhằm tăng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Vốn kinh doanh hiện tại bao gồm: Vốn cổ đông, vốn vay, các tổ chức tín dụng. Hiện tại Công ty đang tiến hành hoạt động theo quy mô sản xuất và dịch vụ. Nhiệm vụ của Công ty hiện nay là : Sản xuất kinh doanh vật liệu kết dính, gạch ngói, cấu kiện bê tông. Xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng vừa và nhỏ, san lấp mặt bằng. - Khai thác chế biến khoáng sản. Cho thuê nhà xưởng, bãi đỗ xe, cửa hàng. Bảng 1-1 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Puzơlan Sơn Tây (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn cố định 4,673,970,079 6,203,434,069 6.914.831.094 Vốn lưu động 5,305,264,994 6,438,597,090 5,530348,717 Tổng doanh thu 8,421,454,461 8,857,106,338 13,996,366,514 Lợi nhuận trước thuế 80,542,141 157,213,104 219,352,891 Nộp Ngân Sách NN 453,010,607 298,117,299 288,279,370 Tổng số lao động 110 người 105 người 115 người Thu nhập bình quân 1,099,708 2,531,906 2,784,562 ( Trích từ Báo Cáo Tài Chính năm 2006, năm 2007 và năm 2008 taị Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây). Nhận xét: Qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy được Công ty Cổ phần Puzơlan ngày càng phát triển. Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng hơn, số hàng tiêu thụ nhiều hơn, doanh thu tăng lên tạo điều kiện cho đời sống công nhân được cải thiện. 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Puzơlan Sơn Tây Đặc điểm trang thiết bị Công ty Cổ phần Puzơlan có cơ sở vật chất là máy móc thiết bị để sản xuất cột điện,cống, cọc móng…Máy móc thường xuyên được sửa chữa, tu bổ và đầu tư mới nên chất lượng sản phẩm được nâng cao. Loại hình tổ chức của Công ty là sản xuất hàng loạt và sản xuất theo đơn đặt hàng. Chu kỳ sản xuất từ đầu tháng đến cuối tháng sau đó nghiệm thu sản phẩm. Bộ phận sản xuất chính là hành chính quản lý, tổ sản xuất cột điện, tổ sản xuất bê tông, tổ đổ cọc móng,.. Bộ phận sản xuất phụ trợ có tổ cơ điện Các yếu tố “ đầu vào ”, “ đầu ra ” của Công ty Yếu tố đầu vào: Các nguyên vật liệu chính: xi măng, cát, đá, sỏi, sắt Các loại năng lượng: điện phục vụ cho sản xuất, xăng, dầu xe chạy, bôi trơn Số lượng sản xuất theo đơn đặt hàng cũng có thể khi hàng loạt để bán ra thị trường. Nguồn cung cấp: xi măng Sài Sơn, thép Hoà Phát, Việt Ý, … Yếu tố lao động: Tổng số lao động của Công ty tăng theo từng năm, tổng số lao động nam nhiều hơn lao động nữ thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp công việc. Trình độ lao động cũng được tăng theo từng năm. Điều đó chứng tỏ Công ty đã rất quan tâm đến công tác đào tạo chuyên môn nghề nghiệp nên đã tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được học và nâng cao chuyên môn, tay nghề để phục vụ cho Công ty. Các chính sách hiện thời của Công ty đối với người lao động Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Puzơlan đã có những thuận lợi trong kinh doanh, lợi nhuận tăng dần theo từng năm. Vì vậy, lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng được năng lên. Mỗi Qúy, Công ty đều tổng kết công tác thi đua, khen thưởng làm 2 đợt cuối tháng tháng 6 và cuối tháng 12 để động viên kịp thời những phòng, tổ, các cá nhân có thành tích góp phần vào sự phát triển chung của Công ty. Yếu tố vốn: Vốn của Công ty là 23 tỷ bao gồm vốn cổ đông, vốn vay của các tổ chức tín dụng, và vốn vay khác. Vốn cố định : 5.530.348.000đ Vốn lưu động : 17.619.916.000đ Yếu tố đầu ra Thị trường của Công ty được phân theo khu vực, tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng là chính và thực hiện theo doanh thu bán hàng. Nhận diện thị trường : là thị trường cạnh tranh hoàn hảo Tình hình tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu ở trong nước. Sản phẩm của Công ty Các sản phẩm của Công ty bao gồm: cột điện các loại, ống cống, cọc bê tông các loại Đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty: Công ty có các tổ chính để sản xuất thành phẩm bê tông đúc sẵn: tổ cơ điện, tổ cắt sắt, tổ bê tông. Tổ cắt sắt có nhiệm vụ gia công các loại sắt thép ( gồm kéo thẳng, cắt, cuốn, buộc , hàn nối ) tạo ra các khuôn lõi sắt cột điện, cống, cọc các loại. Tổ trộn bê tông có nhiệm vụ trộn bê tông cung cấp cho tổ tạo hình và cho các công trình xây dựng theo đơn đặt hàng. Tổ cơ khí có nhiệm vụ gia công sửa chữa các khuôn mẫu, máy móc thiết bị, hệ thống điện, nước toàn Công ty. Đội cơ giới vận tải có nhiệm vụ vận chuyển các sản phẩm bê tông thương phẩm và bê tông đúc sẵn cho khách hàng. Do trọng lượng, kỹ thuật tương đối phức tạp, sản phẩm được tạo thành trên dây truyền sản xuất khép kín kiểu chế biến liên tục, sản phẩm của Công ty đa dạng về chủng loại, mỗi loại có một quy trình công nghệ riêng, nhưng có thể thấy quy trình công nghệ sản xuất cột điện là phức tạp hơn cả. Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây Trạm trộn bê tông KCS Bảo dưỡng Tổ tạo hình Tháo dỡ khuôn hoàn thiện Tổ cắt sắt Cát, đá, xi măng, sỏi, thép Nguyên vật liệu Nhập kho Mô tả quá trình sản xuất: Nguyên vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất Đối với xi măng, cát, đá, và phụ gia được chuyển vào tổ trộn bê tông. Tại đây cát sẽ được sàng sạch, đá dăm được rửa sạch, sau đó xi măng, cát, đá dăm và phụ gia được đưa vào máy trộn theo tỷ lệ do phòng kế hoạch quy định, sau khi đã trộn tạo ra bê tông tươi được chuyển sang tổ tạo hình. Đối với sắt sẽ được chuyển vào tổ sắt, tại đây sắt sẽ được kéo thẳng, cắt theo kích thước, uốn, hàn, tạo hình khung lõi cột điện. Sau đó, được chuyển sang tổ tạo hình. Tại tổ tạo hình, bê tông tươi và khung lõi cột điện ở hai tổ trộn và tổ sắt chuyển sang tổ tạo hình. Tại tổ tạo hình, bê tông tươi và khung lõi cột điện ở hai tổ trộn và tổ sắt chuyển sang, được cho vào khuôn, đưa lên dàn quay li tâm để ép thẳng và nén lên bê tông. Tiếp sau đó, được chuyển sang bể dưỡng hộ, sau thời gian dưỡng hộ sẽ tháo gỡ khuôn và hoàn thiện, kiểm tra chất lượng và nhập kho thành phẩm. 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Puzơlan. Dựa trên điều kiện thực tế, đặc điểm, tình hình sản xuất của Công ty. Công ty Cổ phần Puzơlan đã sắp xếp bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng, tức là theo dõi chỉ đạo và chịu trách nhiệm từ trên xuống. Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây Đại hội đồng cổ đông Giám đốc Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Phòng tổ chức hành chính Tài chính - kế toán Phân xưởng sản xuất Kinh doanh bán hàng Kế hoạch - vật tư Bảo vệ Dịch vụ thuê nhà Đội Xe vận tải Tổ cơ điện Đội ép cọc Tổ cắt sắt Tổ bê tông Tổ tạo hình Qua sơ đồ trên ta thấy, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. Giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty, vì vậy hoạt động sản xuất kinhdoanh được thống nhất và kiểm tra chặt chẽ. A.Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội cổ đông bất thường. B. Hội đồng quản trị HĐQT là cơ quan cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội, là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyển lợi của Công ty ( trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông ). Chủ tịch hội đồng quản trị là thành viên do HĐQT bầu và bãi nhiệm, không kiêm giám đốc điều hành và là người đại diện cho Công ty Cổ phần trước pháp luật. C. Ban giám đốc Ban giám đốc chỉ gồm giám đốc, có quyền điều hành toàn bộ sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện nghị quyết của HĐQT đề ra. Có quyền đề nghị, bãi nhiệm, miễn nhiệm công tác thường xuyên, bất thường công việc của các bộ phận. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi phương diện sản xuất kinh doanh trước HĐQT và pháp luật. D. Ban kiểm soát Gồm 3 người có những chức năng, nhiệm vụ như sau: Thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính Công ty. Kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tài chính quản lý, điều hành Công ty, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm E. Công tác các phòng ban Phòng tài chính – kế toán Phòng tài chính – kế toán tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công tác quản lý, tổ chức theo chức năng giám đốc đồng tiền, thanh quyết toán các công trình với các bên đối tác bên trong và bên ngoài Công ty, thanh toán lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty là một bộ phận quan trọng trong bộ máy của Công ty, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kế hoạch vật tư Mua sắm, dự trữ, cân đối vật tư, tìm nguồn hàng, cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, xuất vật tư thành phẩm nội bộ. Tổ chức bộ máy tiến độ sản xuât, phối hợp ăn khớp với phân xưởng trong việc cung cấp bán thành phẩm, phân bổ kế hoạch sản xuất, quản lý toàn bộ máy móc, dây truyền. Định kỳ báo cáo hoạt động, kế hoạch sản xuất lên giám đốc. Phòng tổ chức hành chính Quản lý nhân lực về các mặt điều hoà, bố trí, tuyển dụng, đào tạo lao động. Giải quyết các vấn đề về tiền lương, BHXH. Xây dựng bảng lương cho các bộ phận, giải quyết công tác chế độ chính sách đối với người lao động. Quản lý con dấu của Công ty, phụ trách công tác văn thư, tiếp đón khách, tổ chức các cuộc họp, tiếp nhận công văn, thư báo. Phòng kinh doanh Xâm nhập thị trường, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của Công ty. Tiếp thị, Marketting phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Tạo các mối quan hệ làm ăn, tìm kiếm lợi nhuận cho Công ty. Phân xưởng sản xuất Là nơi sử dụng mặt bằng phân xưởng, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ,… sử dụng lao động của Công ty sản xuất ra các sản phẩm theo kế hoạch sản xuất tháng, năm của Công ty, cung cấp kịp thời các sản phẩm đảm bảo chất lượng, tiết kiệm vật tư, khai thác có hiệu quả công suất máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật, bố trí, phân công hợp lý, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân. Phòng bảo vệ Đảm bảo công tác an ninh trật tự, giám sát tình hình thực hiện các biện pháp an toàn lao động, chống cháy nổ, quản lý bảo vệ tài sản của Công ty chống thất thoát. Tổ cơ điện Quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, điện năng, nước, nhà xưởng. 1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty CP Puzơlan Sơn Tây 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Phòng tài chính kế toán là bộ phận có chức năng thực hiện công tác tài chính, kế toán của Công ty. Thông tin do kế toán cung cấp là một nguồn thông tin quan trọng nên bộ phận kế toán được xem là bộ phận cấu thành quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán trung tâm của đơn vị, các bộ phận, đơn vị phụ thuộc không tiến hành công tác kế toán. Khi đó, bộ máy kế toán của đơn vị được tổ chức theo mô hình một phòng kế toán trung tâm của đơn vị bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị và các nhân viên kinh tế. Sơ đồ 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Phòng tài chính kế toán của Công gồm 5 người, được tổ chức theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán vật tư TSCĐ, tiền lương, mua hàng Kế toán bán hàng, thanh toán, tiền gửi ngân hàng Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người có quyền lực cao nhất trong phòng, là người điều hành, xử lý mọi hoạt động liên quan đến công tác kế toán của Công ty, là người tham mưu cho giám đốc tình hình tài chính của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động tài chính của Công ty. Thủ quỹ: trách nhiệm nhận tiền từ Ngân hàng và các đơn vị khách hàng nộp vào quỹ, thực hiện chi các khoản đã được duyệt vào báo cáo quỹ hàng ngày, đảm bảo bí mật, an toàn cho quỹ, két. Kế toán vật tư, tài sản cố định, kiêm kế toán bảo hiểm xã hội và tiền lương: Thực hiện các bước hạch toán nhập xuất vật tư, tăng giảm tài sản cố định, trích khấu hao và báo nợ cho các đơn vị khách hàng, lập bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ cho từng đối tượng có liên quan, theo dõi chi tiết các khoản trích nộp về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Kế toán thu chi tiền mặt: theo dõi phiếu thu, chi đồng thời tính ra số dư tiền mặt hàng ngày để báo cáo giám đốc, trưởng phòng, đi ngân hàng và lĩnh tiền. Kế toán tiêu thụ, thanh toán: theo dõi, giám sát chặt chẽ, tổ chức chứng từ, tài khoản liên quan đến tình hình nhập xuất tiêu thụ từng loại sản phẩm, theo dõi các chi phí bán hàng cũng như các khoản nộp với Công ty, với Nhà nước, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về những số liệu này. Lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi các khoản công nợ với khách hàng. 1.4.2 Tổ chức hệ thống sổ kế toán Kế toán của Công ty là một trong những công tác được doanh nghiệp chú trọng, do sự năng động của kế toán nên hầu hết công tác này được thực hiện chế độ quy định hiện hành. Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây thực hiện theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, xuất theo phương pháp bình quân gia quyền. Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ trong ghi chép là VNĐ Phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao đường thẳng, tính khấu hao theo tháng. Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật Ký – Chứng từ với sự trợ giúp của máy vi tính. Sơ đồ 1.4.2: Quy trình luân chuyển chứng từ Chứng từ gốc (hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc) Sổ Quỹ Bảng Phân Bổ Nhật Ký Chứng từ Bảng Kê Sổ cái Thẻ sổ kế toán chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết (1) (1) (1) (1) (1) (3) (3) (3) (2) (3) (7) (4) (8) (5) (8) (8) (8) (6) Giải thích sơ đồ: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu (1): Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ ghi vào NKCT liên quan, những chứng từ nào không ghi thẳng vào NKCT thì ghi qua bảng kê. Những chứng từ nào liên quan đến tiền mặt thì thủ quỹ ghi vào sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán để ghi vào NKCT liên quan và bảng kê liên quan (2): Những chứng từ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết liên quan . (3): Cuối tháng lấy số liệu từ các bảng phân bổ ghi vào bảng kê,NKCT liên quan. Lấy số liệu từ các bảng kê ghi vào NKCT liên quan và ngược lại. Cuối tháng cộng các sổ chi tiết vào NKCT liên quan. (4): Cuối tháng căn cứ vào số chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết. (5): Đối chiếu số liệu trên bảng kê, nhật ký chứng từ, giữa bảng kê và nhật ký chứng từ với nhau. (6): Căn cứ vào số liệu ghi trên các nhật ký chứng từ vào sổ cái các tài khoản. (7): Đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết . (8): Sau khi đối chiếu kiểm tra thì lấy số liệu trên các bảng kê, NKCT, sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. So sánh giữa hình thức kế toán của Công ty áp dụng với hình thức kế toán trong chế độ quy định ta thấy hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng phù hợp với hình thức kế toán trong chế độ quy định. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY PUZƠLAN SƠN TÂY 2.1 Đặc điểm chung về TSCĐ tại Công ty Bảng 2.1 Danh mục TSCĐ Công ty cổ phần Puzơlan đang sử dụng TT Tên tài sản Năm sử dụng Thời gian (năm) Nguyên giá Khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại I Nhà cửa vật kiến trúc 3.552.004.602 767.713.400 2.784.291.202 1 Nhà sản xuất 1963 10 7.896.000 4.680.000 3.216.000 2 Nhà 2 tầng mái ngói 1977 20 91.957.540 23.060.000 68.897.540 .............. ... ... ... ... ... II Thiết bị công tác 2.557.528.095 510.937.600 2.046.590.495 1 Máy trộn bê tông Ý 2002 5 9.840.614 9.840.614 0 2 Máy ép cọc chất tái 2004 10 209.199.300 97.744.000 111.455.300 ....... ... ... ...... ....... ..... III Phương tiện vận tải- TD 2.527.091.011 433.301.000 2.093.790.011 1 Máy biến áp 180 KWA 1959 10 9.000.000 5.400.000 3.600.000 2 Đường dây hạ thế 1960 10 18.442.000 9.132.000 9.310.000 Cộng 8.636.623.708 1.721.792.614 6.914.831.094 * Với quy mô sản xuất vừa và nhỏ, số lượng máy móc thiết bị tính đến 31/03/2009 tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty Cổ phần Puzơlan là: 8.636.623.708đ, để quản lý chặt chẽ và thuận tiện hơn trong việc hạch toán TSCĐ, Công ty đã chia TSCĐ thành nhiều loại dựa trên một số tiêu thức nhất định: Phân loại theo nguồn hình thành: TSCĐ thuộc nguồn vốn tự có, vốn vay và huy động khác. Phân loại theo kết cấu: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị động lực, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý. Phân loại theo tình hình sử dụng: TSCĐ đang dùng, TSCĐ chưa dùng, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý. Thủ tục quản lý: Công ty cổ phần Puzơlan căn cứ vào tuồi thọ kỹ thuật của TSCĐ, mục đích sử dụng để xác định thời gian sử dụng. Quản lý và nhằm theo dõi chặt chẽ TSCĐ của doanh nghiệp nhằm phát huy hết khả năng của TSCĐ, tăng cường quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thì trong quá trình sản xuất đòi hỏi kế toán phải có những biện pháp quản lý về tình hình tăng giảm và trích khấu hao hàng tháng, quý chính xác tạo điều kiện cho việc tính giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng và mẫu mã sản phẩm. *Phương pháp khấu hao TSCĐ Mục đích của việc tính và trích khấu hao là nhằm thu hồi vốn đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định để tái sản xuất TSCĐ. Công ty cổ phần Puzơlan MKH (năm) 4 Nguyên giá Số năm sử dụng áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Mức khấu hao tính theo công thức: MKH (năm) = ; MKH (quý) = Sau khi tính được khấu hao của TSCĐ thì kế toán tiến hành phân bổ số khấu hao đó vào chi phí sản xuất kinh doanh. 2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ của Công ty cổ phần Puzơlan 2.2.1 Đánh giá TSCĐ Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ trong công ty. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng tại công ty Cổ phần Puzơlan, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. a, Đánh giá theo nguyên giá Nguyên giá TSCĐ của công ty trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: Nguyên giá = Giá mua trên + Chi phí + Thuế các loại + Chi phí lắp đặt TSCĐ Hoá đơn vận chuyển (nếu có) chạy thử VD: Ngày 20/03/2009 Công ty mua một chiếc Neo máy ép cọc của Hàn Quốc. - Giá ghi trên hoá đơnGTGT : 55 .000.000 đ - Thuế GTGT 10% : 5.500.000 đ - Chi phí vận chuyển : 2.000.000 đ - Chi phí lắp đặt chạy thử : 1.000.000 đ Ngày 20/03/2009 Công ty đã trả bằng tiền gửi ngân hàng 60.500.000đ. Ngày 22/03/2009 công ty đã trả tiền vận chuyển và chi phí lắp đặt chạy thử bằng tiền mặt (phiếu chi số 132). Nguyên giá Neo máy ép cọc được kế toán đơn vị xác định theo CT Nguyên giá = Gía HĐ + Chi phí vận chuyển + Thuế các loại(nếu có) + CP lắp đặt TSCĐ = 55.000.000+ 2.000.000 +5.500.000 + 1.000.000 = 63.500.000đ b, Đánh giá theo giá trị còn lại Gtrị TSCĐ trên sổ kế toán = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế TSCĐ của TSCĐ 2.2.2 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ Khi có TSCĐ tăng thêm do mua sắm, công ty tiến hành lập ban nghiệm thu TSCĐ, ban này có trách nhiệm cùng với đại diện của đơn vị giao lập biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ hoặc nhiều TSCĐ cùng loại bàn giao cùng một lúc, sau đó kế toán sao cho mỗi đối tượng một bản lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ này gồm: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán cho công ty, biên bản kiểm định chất lượng, phiếu nhập kho. Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán chi tiết TSCĐ ghi tăng TSCĐ vào sổ chi tiết TSCĐ. Thủ tục mua sắm: Khi có TSCĐ tăng do mua sắm tự chế, doanh nghiệp lập hội đồng giao nhận TSCĐ gồm đại diện bên giao, bên nhận và một số uỷ viên để nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu cùng đại diện bên giao lập biên bản giao nhận TSCĐ. Phòng kế toán sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ TSCĐ. Hồ sơ TSCĐ bao gồm: + Biên bản giao nhận TSCĐ + Các bản sao tài liệu kỹ thuật + Các hoá đơn, giấy vận chuyển bốc dỡ Căn cứ vào hồ sơ kế toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết TSCĐ của đơn vị HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 10 tháng 02 năm 2009 Mẫu số: 01 GTKT-3LL MS/2009B 00633 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Phúc Minh Địa chỉ: Số 23 Ngô Quyền, Hà Nội Số tài khoản: MST: 0101527235 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Minh Đức Tên đơn vị: Công ty cổ phần Puzơlan Sơn Tây Địa chỉ:56-Phố Thanh vỵy -Sơn Lộc –Sơn Tây –Hà Tây Số tài khoản: 2.203.201.000.275 tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Sơn Tây Hình thức thanh toán: TM , MST: 0500433555 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy biến áp 180 KWA Cái 01 60.000.000 60.000.000 Cộng tiền hàng 60.000.000 Thuế suất thuế GTGT: 10% x 50% 3.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 63.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi ba triệu đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Ngày 10/02/2009: Mua 1 máy Biến áp 180 KWA theo hóa đơn GTGT số 00633 ngày 10/12/09, giá mua chưa có thuế GTGT là 60.000.000 đ, thuế GTGT (5%): 3.000.000 đ, tổng giá thanh toán cho người bán là: 63.000.000 đ. Khi TSCĐ về đến Công ty, Công ty thành lập ban giao nhận TSCĐ căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán và các chứng từ khác liên quan tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ. Đơn vị:Cty CP Puzơlan Mẫu số:01-TSCĐ Bộ phận:Phòng KHVT& (ban hành theo QĐ Số 15/2006/QĐ-BTC Kinh doanh tổng hợp ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN Hôm nay, ngày10 tháng 02 năm 2009 Chúng tôi gồm có: Bên A:Công ty TNHH Phúc Minh Người đại diện: Nguyễn Hoàng Anh - Chức vụ: Kỹ thuật viên - Bộ phận: Kỹ thuật Bên B:Công ty cổ phần Puzơlan Sơn Tây Người đại diện : Nguyễn Thị Thạch Chức vụ: Nhân viên Bộ phận: Phòng kế hoạch vật tư và kinh doanh tổng hợp Bên A đã giao cho bên B đẩy đủ các thiết bị và số lượng theo đúng yêu cầu như sau: STT Tên vật tư, Tài sản Số lượng Ghi chú 01 Máy biến áp 180 KWA 01 Hóa đơn GTGT 00633 Tình trạng Tài sản, thiết bị bàn giao : Mới 100% Trạng thái kiểm thử: Tốt Biên bản này được chia làm 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản. Đại diện bên A Đại diện bên B Nguyễn Hoàng Anh Nguyễn Thi Th ạch Nguồn: Phòng kế toán Đơn vị: công ty CP Puzơlan Mẫu số: 02 TSCĐ (Ban hành theo QĐ Số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) PHIẾU ĐỀ NGHỊ GHI TĂNG TÀI SẢN Tên tài sản : Máy biến áp 180 KWA Số hiệu : G000041SVT Năm sản xuất / Xây dựng : 2008 Nước sản xuất : Thời gian sử dụng : 10 năm Bộ phận sử dụng : Nhà máy Position PSX1 Control Phi STT Tên tài sản/ Diễn giải Giá thành Thuế VAT Ghi chú 1 Máy biến áp 180KWA 60.000.000 3.000.000 Tổng cộng 60.000.000 3.000.000 Ngày 10 tháng 02 năm 2009 Người đề nghị Kế toán trưởng Giám đốc Nguồn :Phòng kế toán Sau khi lập biên bản bàn giao TSCĐ kế toán tiến hành lập phiếu đề nghị ghi tăng TSCĐ ở trên. Đơn vị:Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây Mộu số S 23-DN Địa chỉ:Sơn Lộc-Sơn Tây (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số:26/2009 Ngày 10/02/2009 Căn cứ theo hợp đồng kinh tế số: 4P/08 ngày 01 tháng 12 năm 2008 Tên, số hiệu TSCĐ: Máy biến áp 180KWA Số seri/xuất xứ: 00633 Phòng ban sử dụng: Tổ sản xuất 1, Vị trí sử dụng: Trưởng chuyền, người quản lý: Nguyễn Văn Phi Năm sử dụng: 25/02/2009 Ngày ngừng sử dụng Lý do ngừng sử dụng Số CT Ngày CT Diễn giải Nguyên giá TSCĐ Số năm khấu hao Giá trị khấu hao theo tháng 00633 Máy biến áp 180KWA 60.000.000 5 1.000.000 Tổng cộng 60.000.000 1.000.000 Người lập Kế toán trưởng (Ký tên,đóng dấu) ( Ký tên,đóng dấu) (Nguồn :Phòng kế toán) 2.2.3 Kế toán chi tiết giảm TSCĐ *Trường hợp giảm do thanh l ý Thủ tục thanh lý nhượng bán TSCĐ: Những TSCĐ đã cũ lạc hậu hư hỏng không có chức năng phục hồi phải thanh lý thì khi đó lập hội đồng thanh lý để xác định giá trị thu hồi. Nhượng bán cũng lập hội đồng thanh lý nhượng bán để đánh giá xác định giá trị còn lại và giá bán của tài sản. Trường hợp công ty có TSCĐ không sử dụng đến thì báo cho cơ quan cấp trên để điều chuyển đến nơi khác. Năm 2009 TSCĐ của công ty giảm chủ yếu do thanh lý, nhượng bán. Khi có TSCĐ cần thanh lý, Công ty tiến hành lập hội đồng đánh giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán. Khi có TSCĐ được thanh lý, nhượng bán kế toán TSCĐ ghi vào phần giảm của sổ chi tiết theo dõi TSCĐ của Công ty. Căn cứ để ghi giảm TSCĐ là: - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (liên 1). Năm 2009, tại Công ty chỉ phát sinh một nghiệp vụ giảm TSCĐ vào tháng 03. Tránh tình trạng về đọng vốn, Công ty tiến hành thanh lý một máy trộn bê tông do sử dụng không hiệu quả. Khi thanh lý TSCĐ, các thủ tục cần thiết như đã trình bày ở kế toán chi tiết. Kết thúc quá trình thanh lý TSCĐ kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ tập hợp được để phản ánh số tiền thu từ hoạt động thanh lý vào các bảng kê có liên quan. Căn cứ vào nghiệp vụ làm giảm TSCĐ của Công ty do thanh lý phát sinh vào tháng 03/2009 Ngày 18/03/2009 tiến hành thanh lý một máy trộn bê tông ý - Nguyên giá TSCĐ: 12.000.000đ - Đã khấu hao: 4.800.000đ - Giá trị còn lại: 7.200.000đ Đon vị :Công ty cp Puzơlan Đia chỉ: Sơn Lộc - Sơn Tây Mẫu số :02-TSCĐ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của bộ trưỏng BTC) BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2009 Căn cứ quyết định số 08/TSCĐ ngày 01 tháng 02 năm 2009 của giám đốc Công ty về việc thanh lý TSCĐ. Ban thanh lý gồm: Ông Trịnh Phúc Hậu – Giám đốc Công ty – Trưởng ban thanh lý Bà Nguyễn Thị Bích Hợp– Kế toán trưởng Bà Lê Thị Ngọc Bích – Kế toán tài sản cố định Ông Nguyễn Xuân Việt: Đại diện phòng Hành chính Tiến hành thanh lý TSCĐ: STT Tên TSCĐ Loại TSCĐ Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá Hao mòn GTCL 1 Máy trộn bê tông Ý 2006 12.000.000 4.800.000 7.200.000 Kết luận của ban thanh lý Tài sản trên đã hỏng, không có giá trị thu hồi Giám đốc Công ty (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) Nguồn :Phóng kế toán *Trường hợp giảm do nhượng bán: Về chứng từ sử dụng : Tương tự như thanh lý nhưng có thêm những chứng từ sau: Biên Bản định giá Hoá đơn VAT Phiếu thu, phiếu chi Các quy trình tiếp theo được thực hiện tương tự như trường hợp thanh lý TSCĐ. Trích số liệu tháng03/2009 Nghiệp vụ ngày 27 tháng 03 năm 2009, Công ty nhượng bán tài sản là máy Photocopy Toshiba 1560 căn cứ theo biên bản định giá: Nguyên giá TS là 36.000.000 đồng, giá trị khấu hao lũy kế 25.000.000 đồng, Chi phí thanh lý bằng tiền mặt là 200.000 đồng, Giá trị bán thu hồi bằng tiền mặt là 3.300.000 đồng. Đơn vị:Cty cp Puzơlan Mẫu số :02-TSCĐ Bộ phận: ...... (ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ Số 69 Ngày 27 tháng 03 năm 2009 Nguyên giá 36.000.000 Giá trị hao mòn 25.000.000 Giá trị còn lại 9.000.000 Giá trị thu hồi bằng Tiền mặt 3.300.000 Chi phí thanh lý bằng tiền mặt 200.000 Trưởng ban (đã ký) Thành viên 1 (đã ký) Thành viên 2 (đã ký) Nguồn:Phòng kế toán Gía trị TSCĐ giảm do nhượng bán Phiờu Đơn vị:Công ty CP Mẫu số: 01-TT Puzơlan Sơn Tây (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Quyển sổ ... Số 649 Ngày27 tháng 03 năm 2009 Nợ TK 111 Có TK 711 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Đình Thịnh Địa chỉ: Hà nội Lý do nộp: Mua máy Photocopy Toshiba 1560 Số tiền: 3.300.000 đồng Viết bằng chữ: Ba triệu ba trăm nghìn đồng chẵn Kèm theo hoá đơn chứng từ gốc............... Kế toán trưởng (đã ký) Người nộp tiền (đã ký) Thủ quỹ (đã ký) Nguồn:Phòng kế toán 2.3 Kế toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ tại Công ty CP Puzơlan Sơn Tây 2.3.1 Tài khoản sử dụng TK 211: Tài sản cố định hữu hình: TK này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình của Công ty cổ phần Puzơlan theo nguyên giá. TK 214 hao mòn TSCĐ: TK này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của các loại TSCĐ. TK 411 nguồn vốn kinh doanh: TK này dùng để phản ánh số vốn hiện có và tình hình biến động tăng giảm vốn hoạt động của Công ty. 2.3.2 Quy trình kế toán (Từ các nghiệp vụ phát sinh trong phân kế toán chi tiết TSCĐ, ta sẽ có quy trình kê toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ). Trong tháng 03/2009 Công ty có phát sinh nghiệp vụ kinh tế sau: Trích số liệu tháng 03/2009 Căn cứ hóa đơn GTGT 00633 khi mua máy biến áp ngày 20/03/2009 do kế toán tiến hành lập phiếu hạch toán TSCĐ sau: Căn cứ vào phiếu hạch toán kế toán, định khoán như sau: Nợ TK 111 :60.000.000 Nợ TK 133 :3.000.000 Có TK 311 :63.000.000 Sau khi định khoản trên phiếu hạch toán ,kế toán sẽ lên các sổ TSCĐ và Bảng tổng hợp TSCĐ như sau: - Thu bằng tiền mặt: ghi vào bảng kê số 1, ghi Nợ TK 111. - Thu bằng TGNH: ghi vào bảng kê số 2- Nợ TK 112. Sau đó kế toán tổng hợp ghi vào NKCT số 9. Trên cơ sở Sổ chi tiết, hàng tháng Kế toán vào Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ Đơn vị:Cty cổ phần Puzơlan Mẫu số:04-TSCĐ Bộ phận:......... (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TSCĐ Tháng 02 Năm 2009 Đơn vị tính: đồng S T T Tên tài sản Nơi sản xuất Nơi sử dụng T/g đưa vào sử dụng Số lượng, đvt Theo sổ sàch Nguyên giá Hao mòn lũy kế Gía trị còn lại I Tăng tài sản … ….. … … … … … … … Mua máy biếnáp 180KWA VN Nhà máy T02/ 2009 01 chiếc 60.000.000 0 60.000.000 … ….. … … … … … … … II Giảm Tài sản .......... Người lập bảng Ngày 10 tháng 02 năm 2009 (Ky,họ tên) Kế toán trưởng Nguồn :Phòng kế toán Để theo dõi TSCĐ tại công ty cổ phần Puzơlan Sơn Tây, kế toán theo dõi trên sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 211 Trích số liệu tháng 02/2009 1, Ngày 10/02/2009: Mua 1 máy biến áp180 KWA theo hóa đơn GTGT số 00633,giá mua chưa có thuế GTGT là 60.000.000 đ, Thuế GTGT (5%): 3.000.000 đ, tổng giá thanh toán cho người bán là: 63.000.000 đ. 2, Ngày 18/03/2009: Thanh lý 1 TSCĐ là một máy bê tông Ý có nguyên giá 12.000.000 đồng, số khấu hao lũy kế là 4.800.000đồng. Kế toán vào sổ chi tiết như sau: Đơn vị:Cty cp Puzơlan Sơn Tây Mẫu số So5-DN Địa chỉ:Sơn lộc-Sơn Tây (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03 của bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Tài Sản cố định hữu hình Số hiệu: 211 Tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính: Đồng N, T Ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số Tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ .............. 18/03 35 18/03 Thanh lý máy bê tông Ý 811 7.200.000 18/03 35 18/03 Thanh lý máy bê tông Ý 2145 4.800.000 .......... 10/02 30 10/02 Mua máy biến áp 180KWA theo hóa đơn 00633(10/02/09) 331 60.000.000 ......................... Cộng PS 60.000.000 12.000.000 Dư cuối kỳ ................... Hà Nội, Ngày 31 tháng 03 năm 2009 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Nguồn:Phóng kế toán Cơ sở để ghi vào NKCT số 9 là biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ có liên quan đến giảm TSCĐ của công ty. Cuối tháng, khoá sổ NKCT số 9, xác định số phát sinh có TK 112 và lấy tổng cộng để ghi vào sổ Cái TK 211. Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho..., kế toán phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ vào NKCT số 9 theo định khoản: Nợ TK 214: 12.000.000 Nợ TK 811: 4.800.000 Có TK 211: 7.200.000 Cuối tháng căn cứ vào dòng tổng cộng của NKCT số 9 kế toán ghi vào sổ Cái TK 211. Đơn vị: Công ty CP Puzơlan Mẫu số S 04a1-DN Đ/c: Sơn Lộc- Sơn Tây (ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006của Bộ trưỏng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9 Ghi có TK 211- TSCĐ hữu hình Quý I / 2009 TT Chứng từ Ghi có TK 211, ghi nợ các TK Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Diễn giải 214 811 .... Cộng có TK 211 18/03 Thanh lý máy trộn bê tông Ý 12.000.000 4.800.000 7.200.000 Cộng 12.000.000 4.800.000 7.200.000 Đã ghi sổ Cái ngày 31/03/2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Kế toán) Kế toán định khoản như sau: *Ghi sổ TSCĐ do nhượng bán Nợ TK 811: 9.000.000 Nợ TK 214: 25.000.000 Có TK 211:36.000.000 *Phản ánh thu nhập từ nhượng bán Nợ TK111 : 3.300.000 Cú TK 711: 3.300.000 *Chi phí nhượng bán Nợ TK 811 :200.000 Có TK 111: 200.000 Căn cứ vào hóa đơn kế toán định khoản như sau: NợTK111: 3.300.000 C ó TK 711 :3.300.000 Kế toán căn cứ vào chứng từ có liên quan như Phiếu thu, hoá đơn GTGT và các chứng từ có liên quan như biên bản định giá tài sản... để vào sổ kế toán. 2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ 2.4.1 Đối tượng tính khấu hao và kỳ tính khấu hao Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần, để đảm bảo cho TSCĐ sử dụng lâu dài, hàng năm công ty phải trích khấu hao TSCĐ, việc hạch toán và phân bổ khấu hao ở Công ty được thực hiện theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Ngoài việc tính, trích khấu hao những TSCĐ hiện có, thì khi có TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới tính trích khấu hao, TSCĐ giảm tháng này thì tháng sau thôi không trích khấu hao. Mức khấu hao của mỗi TSCĐ ở công ty được xác định theo CT. Nguyên giá Số năm sử dụng MKH(năm) 4 MKH (năm) = ; MKH (quý) = Tổng mức tính = Mức KHTB + Mức KHTB + Mức KHTB Khấu hao năm đầu năm tăng trong năm giảm trong năm Việc tính và trích khấu hao TSCĐ thực hiện theo tháng và theo dõi trên sổ theo dõi tính khấu hao. 2.4.2 Chứng từ và tài khoản kế toán Chứng từ được sử dụng là bảng đăng ký danh mục khấu hao TSCĐ, bảng trích khấu TSCĐ, bảng phân bổ khấu haoTSCĐ Sử dụng TK 214- Hao mòn TSCĐ Hàng tháng kế toán TSCĐ căn cứ vào bảng đăng ký trích khấu hao, sổ chi tiết TSCĐ để tính mức khấu hao cần phải trích sau đó vào sổ theo dõi trích khấu hao cơ bản. Tháng này có TSCĐ tăng hoặc giảm kế toán phải lập hồ sơ trích khấu hao vào tháng sau (hoặc thôi không trích khấu hao). Căn cứ vào từng đối tượng sử dụng TSCĐ, sau khi trích khấu hao kế toán tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng. 2.4.3 Quy trình kế toán khấu hao TSCĐ Trong tháng 03/2009 Công ty có mua 1 ô tô Huynđai cẩu 5 tấn làm tổng nguyên giá TSCĐ tăng lên nhưng theo nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ thì tháng 1/2009 Công ty trích khấu hao của TSCĐ tăng này (TSCĐ giảm của Công ty nằm trong loại TSCĐ chờ thanh lý nên không thuộc đối tượng trích khấu hao TSCĐ). Sau đây là bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 03/2009 của Công ty. BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ- QUÝ I/2009 S T T Chỉ tiêu Toàn DN Nơi sử dụng TK 641 CPBH TK 642 CPQLDN Nguyên giá Khấu hao TK 627- Chi phí sản xuất chung PXSX VTHH ép cọc DV Tổng TK 627 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 A Số KH trích ĐK 8.411.249.658 159.561.550 57.652.600 24.342.500 0 66.992.950 148.988.050 3.764.500 6.809.000 B Số KH trích tăng 55.000.000 11.000.000 0 0 11.000.000 0 11.000.000 0 0 1 Neo máy ép cọc 55.000.000 11.000.000 11.000.000 11.000.000 0 C Số KH trích giảm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 D Số KH cuối kỳ 8.466.249.658 170.561.550 57.652.600 24.342.500 11.000.000 66.992.950 159.988.050 3.764.500 6.809.000 2.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ a- Sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm Đối với phương thức sửa chữa này, Công ty phải chi ra các chi phí sửa chữa TSCĐ như: nguyên vật liệu, phụ tùng, tiền lương... và các chi phí bằng tiền khác, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu sửa chữa thường xuyên TSCĐ. Khi phát sinh nhu cầu sửa chữa TSCĐ thường xuyên, bộ phận có TSCĐ cần sửa chữa làm đề nghị gửi lên phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư Các chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa được tập hợp đưa vào TK 627- Chi phí sản xuất chung theo dõi trên bảng kê số 4. BẢNG KÊ SỐ 4 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH QUÝ I/2009 (DÙNG CHO CÁC TK 154, 631, 621, 622, 627) S T T Các TK ghi nợ CÁC TK GHI CÓ 142 152 153 214 242 334 338 621 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A TK 154 2.287.851.983 1 PXSX 2.116.473.857 2 VTHH 66.764.640 3 DV 4 ÉP CỌC 104.613.486 B TK 621 2.287.851.983 1 PXSX 2.116.473.857 2 VTHH 66.764.640 .. .... C TK 622 270.369.904 51.370.282 .. ... D TK 627 37.052.629 140.835.661 9.562.836 159.988.050 46.737.709 68.824.900 13.076.731 0 1 PXSX 14.444.784 125.024.376 9.562.836 57.652.600 46.737.709 68.824.900 13.076.731 0 2 VTHH 22.607.845 15.811.285 24.342.500 3 DV 66.992.950 4 ÉP CỌC 11.000.000 Trong tháng 01/2009 Công ty phát sinh nhu cầu sửa chữa thường xuyên TSCĐ như sau: - Tổ vận tải ở phân xưởng cơ điện, khai thác vận tải có yêu cầu sửa chữa 1 xe IFA - Tổ sản xuất bê tông, cột điện yêu cầu sửa chữa máy trộn bê tông. Trong quá trình sửa chữa các chi phí tập hợp được như sau: + Chi phí nguyên vật liệu: 26.373.000 +Chi phí về nhân công: 7.000.000 +Chi phí khác bằng tiền: 13.000.709 Các chi phí được hạch toán vào TK 627 và thể hiện trên bảng kê số 6 Nợ TK 627: 46.373.709 Có TK 152: 26.373.000 Có TK 334: 7.000.000 Có TK 3388: 13.000.709 b- Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức thuê ngoài TSCĐ phải thuê ngoài sửa chữa chủ yếu là sửa chữa lớn, trình tự hạch toán như sau: Khi có TSCĐ thuê ngoài sửa chữa Công ty phải ký kết hợp đồng với người nhận thầu. Trong hợp đồng quy định rõ thời gian giao nhận TSCĐ sửa chữa, nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và bàn giao, phương thức thanh toán, số tiền phải thanh toán.. Khi tập hợp chi phí liên quan đến sửa chữa kế toán căn cứ vào hợp đồng sửa chữa, biên bản giao nhận và các chứng từ liên quan khác Mọi chi phí được tập hợp vào TK 2413 khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành được kết chuyển vào TK 242 - Tháng 01/2009 Công ty tiến hành ký hợp đồng sửa chữa xe ôtô HUYNDAI với Gara sửa chữa ôtô Thắng Lợi với tổng số tiền thuê trong hợp đồng là: 10.400.000đ Ngày 28/01/2009 công việc sửa chữa hoàn thành bàn giao phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng và lập biên bản giao nhận, đã đưa vào sử dụng. - Căn cứ vào hợp đồng sửa chữa, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành, kế toán đinhk khoản: Nợ TK 2413: 10.400.000 Có TK 331: 10.400.000 Kết chuyển giá trị thực tế công trình sửa chữa lớn hoàn thành Nợ TK 242: 10.400.000 Có TK 2413: 10.400.000 Phân bổ số tiền sửa chữa lớn ôtô trong 12 tháng Số phân bổ 1 tháng = 10.400.000 = 866.667 12 Cuối tháng kế toán phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh tháng 01/2009 Nợ TK 627: 866.667 Có TK 242: 866.667 Toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được theo dõi trên bảng kê số 6, để phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng. CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PUZƠLAN SƠN TÂY 3.1 Nhận xét về thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty CP Puzơlan Sơn Tây Công ty cổ phần Puzơlan Sơn Tây trong công tác quản lý luôn gắn liền với kế toán, sử dụng kế toán như một công cụ đắc lực cho quản lý. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhưng thực trạng kế toán, tình hình sử dụng và trang bị TSCĐ của Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần tháo gỡ và khắc phục trong thời gian tới để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng và chất lượng quản lý TSCĐ. Việc nâng cao và hoàn thiện hạch toán kế toán giúp cho Công ty quản lý và sử dụng tốt TSCĐ mặt khác cũng giúp cho Nhà Nước dễ dàng kiểm tra quá trình sử dụng vốn kinh doanh và chấp hành pháp luật của Công ty . Hiện nay,công tác quản lý và kế toán TSCĐ của Công ty vẫn không ngừng được củng cố và hoàn thiện. 3.1.1 Ưu điểm trong công tác quản lý và kế toán TSCĐ ở công ty Puzơlan - Trong công tác kế toán TSCĐ đã sử dụng cách phân loại theo hình thức ,công dụng,tình hình sử dụng la hợp lý với yêu cầu quản lý TSCĐ của Công ty, đáp ứng được yêu cầu trong công tác kế toán . - Trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định tại quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ,mở số theo dõi trích khấu hao TSCĐ . - Phản ánh kịp thời giá trị tăng ,giảm trong kỳ hạch toán . - Áp dụng tin học cho công tác kế toán làm cho công việc kế toán được dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. 3.1.2 Hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ của Công ty Puzơlan Trong công tác kế toán chi tiết TSCĐ Công ty cũng đã mắc phải những thiếu sót hạn chế như: - Trong công tác kế toan TSCĐ ,Công ty không áp dụng đánh số TSCĐ để thống nhất giữa các bộ phận liên quan ,quản lý sử dụng TSCĐ theo các chỉ tiên cần thiết . - Chưa mở thẻ TSCĐ để theo dõi và hạch toán cụ thể ,chính xác hơn . - Một hệ thống sổ sách chưa hoàn chỉnh ,vì TSCĐ trong Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của Công ty ,hơn nữa TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh .Do đó việc quản lý và kế toán TSCĐ là yêu cầu bức thiết quan trọng. - Công ty tính và phân bổ khấu hao theo từng quý . - Công ty theo dõi trích khấu hao TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ 3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây Những kết quả thu được trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua và triển vọng của thị trường Việt Nam thời gian tới là tiền đề quan trọng cho phép doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong những năm tới với những điều kiện thuận lợi. Một là:Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ ,có kỹ thuật ,có tay nghề vững vàng ,kỷ luật lao động chặt chẽ ,khoa học ,biên chế gọn nhẹ. Hai là: Doanh nghịêp có đội ngũ lao động ,công nhân lành nghề có sức khỏe, lao động có kỷ luật chặt chẽ, có lòng yêu nghề. Ba là: Năng lực thiết bị sản xuất đã và đang được đầu tư sắm mới ,doanh nghiệp có khả năng sản xuất các sản phẩm có khối lượng lớn phục vụ cho các công trình lớn với nhiều hạng mục,quy trình phức tạp. Bốn là: Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá.Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát giảm.Từ đó dẫn đến các thiết bị sản xuất ngày càng được đổi mới và có công suất cao tốn ít nguyên liệu và nhân công. Năm là: Những biện pháp của Chính Phủ trong thời gian qua nhằm làm lành mạnh hoá thị trường sản xuất, sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. * Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Puzơlan Sơn Tây - Tổng giá trị sản lượng hàng năm tăng từ 20-25% trên cơ sở các điều kiện thực hiện sản xuất kinh doanh chưa có thay đổi lớn. - Huy động từ 75-95% công suất thiết bị máy móc tập trung vào sản xuất kinh doanh . - Tập trung đầu tư vào chiều sâu , đầu tư vaò tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất. - Từng bước xây dựng lại mô hình tổ chức sản xuất ,tập trung điều hành tạo sức canh tranh của Công ty trên thị trường. - Xây dựng một bộ phận công nhân có trình độ kỹ thuật cao để có những biện pháp sữa chữa máy móc tránh lãng phí. 3.3 Các giải pháp *Những biện pháp quản lý nhằm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ - Phải quản lý chặt chẽ nguyên giá ,tình hình hao mòn,giá trị còn lại ,tính toán phân bổ chính xác số khấu hao đảm bảo thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất. - Tham gia lập dự toán chi phí nâng cấp,sửa chữa TSCĐ ,phản ánh giám sát thực hiện dự toán nâng cấp ,cải tạo, sửa chữa TSCĐ. - Về hiện vật phải quản lý chặt chẽ số lượng ,tình hình biến động tăng giảm và về mặt kỹ thuật ,sự di chuyển TSCĐ giữa các bộ phận .Cần kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo đúng quy định , *Mua sắm TSCĐ : Đối với TSCĐ do mua sắm thì kế toán xác định nguyên giá theo công thức : Nguyên giá TSCĐ = giá mua + chi phí vận chuyển + thuế không được giảm trừ *Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ thì giá trị còn lại của tài sản được xác định theo công thức: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Hao mòn TSCĐ *Những giải pháp khác Giải pháp về lao động - Về cán bộ quản lý : phải có kế hoạch tuyển chọn đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới, có trình độ chuyên môn có sức khoẻ, có nghị lực ,không ngại khó khăn gian khổ, đảm bảo cho yêu cầu sản xuất kinh doanh - Kiên quyết thay thế những người quản lý kém ,thế vào đó là những người có kiến thức tôt, có trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao từ bên ngoài vào bổ sung thêm cho các tổ đội sản xuất. Công ty nên coi chiến lược về nguồn lao động là cội nguồn của mọi thành công. - Xây dựng nề nếp làm việc theo tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chặt chẽ, từng bước đào tạo đội ngũ công nhân chuyên môn hoá cao. - Xây dựng môi trường văn hoá tinh thần cho người lao động, động viên mỗi người công nhân tham gia vào lĩnh vực quản lý của doanh nghiệp, tạo điêù kiện cho mọi người có hướng phấn đấu học tập, yên tâm lao động sản xuất. Giải pháp về công nghệ Công nghệ sản xuất của Công ty về cơ bản đã lạc hậu,không đồng bộ .Trong điều kiện hiện nay Công ty vẫn sử dụng công nghệ sản xuất cũ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.Vì vậy ,một mặt vẫn sử dụng công nghệ cũ giao khoán cho từng bộ phận sử dụng, bảo quản, quản lý.Mặt khác phải tập trung mọi khả năng hiện có để đầu tư đổi mới công nghệ, đưa công nghệ vào sản xuất,cơ giới hoá thay thế cho chân tay.Những máy móc đầu tư phải đồng bộ mới có tác dụng phát huy thế mạnh ,tránh đầu tư tràn lan gây lãng phí trong sản xuất. Kiến nghị - Hoàn thiện hệ thống sổ sách : Trước hết kế toán TSCĐ phải đưa sổ tổng hợp TSCĐ, thẻ TSCĐ vào công tác kế toán TSCĐ. Vì đây là quy định chung cho các doanh nghiệp, mặt khác trên thực tế các sổ này là một trong những hình thức quản lý chặt chẽ, có hệ thống, đảm bảo ghi chép, cung cấp thông tin chính xác, theo dõi sát sao được tình hình biến động, trích khấu hao của mỗi loại tài sản .Vì vậy, hệ thống sổ sách đầy đủ hợp lý khoa học là cần thiết cho công tác kế toán và quản lý TSCĐ. - Có nhiều phương pháp tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ,Công ty nên áp dụng một trong những cách đó như: phương pháp khấu hao theo đường thẳng ,phương pháp khấu hao năm…để phản ánh kịp thời,chính xác việc trích khấu hao TSCĐ, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệuquả sử dụng TSCĐ, góp phần tăng năng suất lao động, tăng doanh thu cho doanh nghịêp. - Mở sổ theo dõi tính và trích khấu hao TSCĐ. Hiện nay công ty vẫn theo dõi trích khấu hao TSCĐ cùng trên sổ chi tíêt TSCĐ. Mở sổ trích khấu hao là quy định chung của Bộ tài chính cho các doanh nghiệp, mặt khác mở sổ này sẽ theo dõi được tình hình sử dụng TSCĐ một cách nhanh chóng chính xác hơn. - Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán máy để công tác kế toán được nhanh chóng, chính xác hơn. KẾT LUẬN TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung .Việc theo dõi, phản ánh tình hình hiện có, tăng giảm, khấu hao và hiệu quả sử dụng TSCĐ tốt không chỉ nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư. Trong phạm vi có hạn chuyên đề thực tập, em có đề cập đến những vấn đề cơ bản về phương diện kế toán đồng thời phản ánh tình hình kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty, nêu lên được những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện, giải quyết những hạn chế đó. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định .Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường tuy có những khó khăn ban đầu song Công ty đã tìm ra những biện pháp thích hợp để đứng vững trên thương trường. Hiện nay, Công ty ngày càng phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện và nâng cao.Song để tồn tại thật vững chắc trong cơ chế thị trường mở cửa Công ty cần cố gắng hơn nữa để giải quýêt những vấn đề còn tồn tại .Mặt khác cần có sự năng động linh hoạt ,sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kế toán, biết dựa vào kế toán như một công cụ đắc lực nhất,cung cấp những thông tin hữu ích cho Công ty. Do trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo của các cô chú thuộc bộ phận kế toán Công ty và cô giáo hướng dẫn để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Công ty và cô giáo hướng dẫn TS. Phạm Thị Thủy đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Sơn Tây,ngày 25 tháng 02 năm 2010 Người thực hiện Phùng Thị Thu Hiền NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2010 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Puzơlan Sơn Tây.doc
Luận văn liên quan