Đề tài Hoàn thiện kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong Công ty CP Licogi 13

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BTC Bộ tài chính 2. BTCT Bê tông cốt thép 3. HĐQT Hội đồng quản trị 4. NVL Nguyên vật liệu 5. GTGT Giá trị gia tăng 6. PN Phải nộp 7. SXKD Sản xuất kinh doanh 8. TSCĐ Tài sản cố định 9. TNDN Thu nhập doanh nghiệp 10. TKĐƯ Tài khoản đối ứng 11. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 12. VT Vận tải DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ HÌNH VẼ TÊN BẢNG Số hiệu Số trang 1. Tóm tắt tài sản trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong ba năm vừa qua Bảng 01 3 2. Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty Bảng 02 14 3 Danh mục thiết bị, xe máy thi công Bảng 03 21 4 Phân loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật Bảng 04 22 5 Bảng tính và phân bổ khấu hao Bảng 05 48 6 Bảng phân tích biến động TSCĐ Bảng 06 54 7 Bảng phân tích tình hình đổi mới TSCĐ Bảng 07 55 8 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Bảng 08 56 9 Bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ. Bảng 09 70 10.Bảng phân bổ khấu hao theo từng bộ phận, từng công trình Bảng 10 71 11. Thẻ TSCĐ Biểu 01 34 12. Sổ TSCĐ Biểu 02 35 13. Sổ nhật ký chung Biểu 03 43 14. Sổ cái tài khoản Biểu 04 44 15. Báo cáo tăng giảm TSCĐ Biểu 05 45 16. Sổ Nhật ký chung Biểu 06 49 16. Sổ cái TK Biểu 07 50 17. Sổ nhật ký chung Biểu 08 52 18. Sổ cái TK 2413 Biểu 09 53 18. Mẫu sổ nhật ký chung Biểu 10 64 19. Mẫu sổ cái Biểu 11 65 20. Sổ theo dõi TSCĐ Biểu 12 67 21. Mẫu sổ nhật ký chung Biểu 13 68 22. Mấu sổ cái Biểu 14 68 23. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Sơ đồ 01 5 24. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp Sơ đồ 02 10 25. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần Licogi 13 Sơ đồ 03 12 26. Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Sơ đồ 04 17 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13 7 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần LICOGI 13 7 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty 10 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 12 1.3.1. Lĩnh vực hoạt động của Công ty 12 1.3.2. Thị trường và một số công trình chủ yếu. 13 1.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu. 14 1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 17 1.5. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 18 1.5.1. Tổ chức chứng từ kế toán 19 1.5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản: 19 1.5.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán 21 1.5.4. Hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty 24 PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13 25 2.1. Đặc điểm tài sản cố định và việc quản lý sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần Licogi 13 25 2.1.1. Đặc điểm tài sản cố định của Công ty 25 2.1.2. Công tác phân loại và quản lý TSCĐ tại Công ty Cổ phần LICOGI 13 27 2.2. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty cổ phần LICOGI 13 28 2.2.1. Hạch toán chi tiết. 28 2.2.2. Hạch toán tổng hợp TSCĐ: 42 2.3. Hạch toán khấu hao TSCĐ 51 2.3.1. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ. 51 2.3.2. Hạch toán chi tiết khấu hao TSCĐ. 52 2.3.3. Hạch toán tổng hợp khấu hao TSCĐ 54 2.4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ. 56 2.4.1. Sửa chữa nâng cấp TSCĐ: 56 2.4.2. Sửa chữa lớn TSCĐ. 56 2.5.Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần LICOGI 13. 59 PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13. 63 3.1. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Licogi 13. 63 3.1.1. Nhận xét chung về công tác quản lý, công tác tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần Licogi 13 63 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán tại Công ty 64 hiện vật Công ty 64 3.1.3. Công tác tổ chức hạch toán TSCĐ. 66 3.2. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần Licogi 13 71 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần LICOGI 13. 71 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán 71 3.2.3. Hoàn thiện công tác phân loại TSCĐ. 74 3.2.4. Hoàn thiện công tác tính khấu hao TSCĐ. 76 3.2.5. Kế toán quản trị TSCĐ 77 3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng, đổi mới TSCĐ. 79 KẾT LUẬN 81 PHỤC LỤC thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ ***********

doc81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong Công ty CP Licogi 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức thực hiện thanh lý TSCĐ và lập “ Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ” , Căn cứ vào chứng từ trên kế toán TSCĐ ghi vào sổ tổng hợp TSCĐ. TSCĐ giảm do điều chuyển: trình tự tương tự như nhận điều chuyển. 2.2.2. Hạch toán tổng hợp TSCĐ: 2.2.2.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ. Công ty sử dụng các tài khoản TK 211: TSCĐ hữu hình. TK này được chi tiết thành năm tài khoản cấp hai bao gồm: 2111: Nhà cửa vật kiến trúc 2112: Máy móc thiết bị. 2113: Phương tiện vận tải truyền dẫn 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý 2118: TSCĐ khác. TK 212: TSCĐ thuê tài chính TK 213: TSCĐ vô hình. TK 214: Hao mòn TSCĐ. TK này mở chi tiết thành ba TK: 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính. 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình 2.2.2.2. Hạch toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ Nhu cầu sử dụng TSCĐ tại Công ty hết sức đa dạng nhất là nhu cầu máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình. Do đó, nghiệp vụ tăng TSCĐ của Công ty thường diễn ra khá thường xuyên và có quy mô lớn. Trong năm 2007, TSCĐ của công ty tăng là 21.481.199.692. VNĐ tương ứng tăng 59,56% TSCĐ của Công ty có thể tăng do các nguyên nhân sau đây: + TSCĐ tăng do Công ty tự mua sắm, trang bị. + TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành. + TSCĐ tăng do điều chuyển Tăng TSCĐ do Công ty mua sắm trang bị: Ví dụ: Trong quý IV năm 2007, Công ty cổ phần Licogi13 tiến hành mua một máy xúc lật đã qua sử dụng. Căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi sổ như sau: Bút toán 1: Phản ánh giá mua và các chi phí phát sinh trước khi đưa máy vào sử dụng: Nợ TK 2112 : 523.809.524 Nợ TK 133 : 26.190.476 Có TK 1121 : 550.000.000. Bút toán 2: Phản ánh bút toán kết chuyển nguồn Nợ TK 414 : 523.809.524 Có TK 411 : 523.809.524 Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành Đầu năm 2007, Tổng giám đốc Công ty, quyết định giao nhiệm vụ thi công số 1059/CT1-KTKT cho đội thi công để thi công nhà kho tại Khuất Duy Tiến. Hàng ngày chi phí phát sinh được kế toán tập hợp. Đến tháng 11 năm 2007 công trình hoàn thành, căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ xây dựng cơ bản hoàn thành và các chứng từ khác có liên quan, kế toán ghi sổ Nợ TK 2111 : 1.404.333.572 Có TK 2412 : 1.404.333.572 TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh nên không có bút toán kết chuyển nguồn Tăng TSCĐ do điều chuyển: Ngày 31/12/2007 Chi nhánh Cơ Giới Hạ Tầng Licogi 13 chuyển cho Công ty cổ phần Licogi13 một máy khoan TAMROCK mới 100% trị giá 971.933.990 đồng. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi sổ Nợ TK 2112 : 971.933.990. Có TK 411 : 971.933.990. 2.2.2.3. Hạch toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ: TSCĐ giảm do các nguyên nhân sau đây: + TSCĐ giảm do thanh lý nhượng bán + Giảm do điều chuyển TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ giảm do thanh lý nhượng bán được diễn ra trong doanh nghiệp với mục đích thay thế TSCĐ cũ lỗi thời bằng những tài sản mới phục vụ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ minh họa: Ngày 15/11/2007 Công ty có thanh lý một xe Mazda(29L9578). Căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi sổ như sau. Bút toán 1: Phản ánh số thu thanh lý TSCĐ Nợ TK 1111 : 62.700.000. Có TK 711 : 57.000.000 Có TK 3333 : 5.700.000. Bút toán 2: Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ kế toán ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán Nợ TK 2141 : 387.382.500. Nợ TK 811 : 43.042.500. Có TK 2113 : 430.425.000. Tài liệu gốc pho to Tài liệu gốc pho to Tài liệu gốc pho to Giảm do điều chuyển Ví dụ: Ngày 1/10/2007 Công ty có điều chuyển một xe Misubishi( 29Z 7280) mới 100% từ văn phòng Công ty cho Chi nhánh xây dựng. Căn cứ vào Biên bản bàn giao TSCĐ, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 1361 : 710.529.764 Có TK 2113 : 710.529.764. Kế toán tài sản cố định phản ánh vào nhật ký chung các nghiệp vụ như sau: BIỂU 03: Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Văn phòng công ty Licogi 13 SỔ NHẬT KÝ CHUNG ( Trích sổ nhật ký chung) Qúy IV năm 2007 Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải Mã tài khoản Số phát sinh Nợ Có Nợ Có …………….. 1/10/2007 99 Điều chuyển xe Misubishi cho CN xây dựng 1361 2113 710.529.764 15/11/2007 415 Mua máy xúc lật HALA FR220 2112 1121 523.809.524 15/11/2007 1283 Thanh lý xe mazda 2141 2113 387.382.500 15/11/2007 1283 Thanh lý xe mazda 811 2113 43.042.500 31/12/2007 99 Bàn giao nhà kho KDT 2111 2412 1.404.333.572 31/12/2007 99 Nhận điều chuyển máy Tamrock ………….. 2112 411 971.933.990 Cộng phát sinh BIỂU 04: Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Văn phòng công ty LICOGI 13 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Qúy IV năm 2007 Tên các tài khoản: TSCĐ hữu hình Số hiệu tài khoản: 211 Đơn vị tính : VNĐ Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 90.777.392.807 1/10/2007 99 Điều chuyển xe Misubihi cho CN xây dựng 1361 710.529.764 1/10/2007 362 Tăng 10 xe tự đổ dong pheng 1121 7.138.407.220 15/11/2007 415 Mua máy xúc lật HALA FR220 1121 523.809.524 15/11/2007 415 Mua máy tính-BDH Bản Chát 1121 12.701.905 15/11/2007 1283 Thanh lý xe mazda 2141 387.382.500 15/11/2007 1283 Thanh lý xe mazda 811 43.042.500 5/12/2007 639 Tăng TSCĐ xe Pajero 1121 131.900.000 31/12/2007 99 Tăng TSCĐ xe ô tô 331 224.600.000 31/12/2007 99 Bàn giao nhà kho Khuất Duy Tiến 2412 1.404.333.572 31/12/2007 99 Nhận điều chuyển máy Tamrock 411 971.933.990 Cộng phát sinh 10.407.686.213 1.140.954.764 Số dư cuối kỳ 100.044.124.256 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) BIỂU 05: Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Văn phòng công ty LICOGI 13 BÁO CÁO TĂNG GIẢM TSCĐ QUÝ IV NĂM 2008 Tài sản cố định Thời gian tính giá Nguyên giá Giá trị khấu hao trong quý Giá trị còn lại I. TSCĐ TĂNG Tăng 10 xe tự đổ dong pheng 1/10/2007 7.138.407.220 178.460.181 6.959.947.039 Mua máy xúc lật HALA FR220 15/11/2007 523.809.524 8.184.524 515.625.000 Mua máy tính-BDH Bản Chát 15/11/2007 12.701.905 317.547 12.384.358 Tăng TSCĐ xe Pajero 5/12/2007 131.900.000 989.250 130.910.750 Tăng TSCĐ xe ô tô 31/12/2007 224.600.000 0 224.600.000 Bàn giao nhà kho Khuất Duy Tiến 31/12/2007 1.404.333.572 0 1.404.333.572 Nhận điều chuyển máy Tamrock 31/12/2007 971.933.990 0 971.933.990 III. TỔNG CỘNG 10.407.686.213 187.951.502 10.219.734.711 II. TSCĐ GIẢM Thanh lý xe mazda 15/11/2007 430.425.000 5.380.313 43.042.500 Điều chuyển xe Misubishi 710.529.764 III. TỔNG CỘNG 1.140.954.764 5.380.313 43.042.500 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.3. Hạch toán khấu hao TSCĐ 2.3.1. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ. Hiện nay Công ty cổ phần LICOGI 13 tiến hành trích khấu hao theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ tài chính. Công ty áp dụng mức khấu hao đường thẳng, nghĩa là căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ để tính ra mức trích khấu hao Mức khấu hao bình quân năm= Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao năm = 1 Số năm sử dụng dự kiến X 100 Mức khấu hao trích trong năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao trong tháng = Mức khấu hao trong năm 12 Mức khấu hao theo ngày = Mức khấu hao trong tháng Số ngày trong tháng Mức khấu hao trong quý = Mức khấu hao trong tháng x 3 Ví dụ: Trích khấu hao xe Carmy 3.5( 29Z7337), nguyên giá 926.017.512 ,thời gian sử dụng dự kiến là 7 năm. Kế toán tiến hành trích khấu hao như sau Mức khấu hao trích trong năm = 926.017.512 7 = 132.288.216 (Đồng) Mức khấu hao trong tháng = 13.288.216 12 = 11.024.018 (đồng) Mức khấu hao theo ngày = 11.024.018 30 = 367.467 (đồng) Mức khấu hao trong quý = 11.024.018 x 3 = 33.072.054. ( đồng). -Kế toán ước tính tính mức khấu hao TSCĐ dựa trên khung thời gian sử dụng đối với từng nhóm TSCĐ. -TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thôi không được trích khấu hao nữa. -TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng phải thanh lý thì phần giá trị còn lạo được xử lý thu hồi một lần. - Công ty sử dụng toàn bộ khấu hao lũy kế để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ, khi chưa có nhu cầu đầu tư tái tạo lại TSCĐ thì số khấu hao lũy kế được dùng để phục vụ yêu cầu kinh doanh. 2.3.2. Hạch toán chi tiết khấu hao TSCĐ. Hàng tháng kế toán TSCĐ tính ra mức khấu hao cần trích trong từng tháng cho từng loại TSCĐ theo nguyên tắc đã trình bày ở trên. Công việc này do máy tính tự động làm, căn cứ vào các số liệu kế toán mà kế toán TSCĐ đã cập nhập vào máy khi phát sinh các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ. Chi phí khấu hao được phân bổ cho từng bộ phận sử dụng. Kế toán TSCĐ lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và bảng này là cơ sở để kế toán tiến hành phản ánh vào nhật ký chung. Để hạch toán chi tiết khấu hao TSCĐ kế toán sử dụng bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo từng đối tượng sử dụng Do kỳ kế toán của công ty là quý nên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được lập theo quý. BẢNG 05: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Qúy IV 2007 SH Chỉ tiêu Tỷ lệ KH% Nơi SD Toàn DN 627 642 NG KH I. Khấu hao quý III 1.274.542.345 1.045.135.243 229.407.102 II. KH tăng trong quý 181.915.502 181.594.955 317.547 362 Tăng 10 xe tự đổ Dong pheng 10 7.138.407.220 178.460.181 178.460.181 415 Mua máy xúc lật HALA FR220 12.5 523.809.524 8.184.524 8.184.524 415 Mua máy tính-BDH Bản Chát 20 12.701.905 317.547 317.547 639 Tăng TSCĐ xe Pajero 10 131.900.000 989.250 989.250 III. Khấu hao giảm trong quý 5.497.276 5.497.276 1283 Thanh lý xe mazda 430.425.000 5.497.276 5.497.276 I. Khấu hao quý IV 1.450.960.571. 1.221.232.922 229.727.649 2.3.3. Hạch toán tổng hợp khấu hao TSCĐ Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được lập cho quý IV kế toán tính ra số khấu hao phải trích vào tài khoản 627 và tài khoản 642. Từ đó kế toán tiến hành ghi vào nhật ký chung như sau BIỂU 06: Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Văn phòng công ty LICOGI 13 SỔ NHẬT KÝ CHUNG ( Trích sổ nhật ký chung) Qúy IV năm 2007 Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải Mã tài khoản Số phát sinh Nợ Có Nợ Có ……………. 31/12/2007 99 Trích khấu hao quý IV cho SX 627 2141 1.221.232.922 1.221.232.922 31/12/2007 99 Trích khấu hao quý IV cho QLDN ………. 642 2141 229.727.649 229.727.649 Cộng phát sinh Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) BIỂU 07: Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Văn phòng công ty LICOGI 13 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Qúy IV năm 2007 Tên các tài khoản: Khấu hao TSCĐ hữu hình Số hiệu tài khoản: 2141 Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 41.437.618.516 15/11/2007 1283 Thanh lý xe Maza 2113 387.382.500 31/12/2007 99 Trích khấu hao quý IV cho SX 627 1.221.232.922 31/12/2007 99 Trích khấu hao quý IV cho QLDN 642 229.727.649 Cộng phát sinh 387.382.500 1.450.960.571 Số dư cuối kỳ 42501196.587 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ. Là doanh nghiệp xây lắp sử dụng nhiều máy móc thiết bị nên nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ diễn ra thường xuyên tại Công ty. Các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ tại Công ty chủ yếu liên quan đến việc sửa chữa bảo dưỡng xe máy, dụng cụ quản lý. Công ty có hai loại sửa chữa TSCĐ là sửa chữa lớn và sửa chữa nâng cấp TSCĐ. 2.4.1. Sửa chữa nâng cấp TSCĐ: Sửa chữa nâng cấp TSCĐ có tính chất tăng thêm tính năng hoạt động của TSCĐ hoặc kéo dài tuổi thọ của TSCĐ. Ví dụ: Trong quý III năm 2007 Công ty có tiến hành sửa chữa nâng cấp một máy ủi D40-5 Komasu do đội thi Công cơ giới số 1 đang thi Công tại Bản Chát. Máy ủi có nguyên giá trước sửa chữa là 360.000.000, tỷ lệ khấu hao 10%, đã khấu hao trong 4 năm. Sau sửa chữa TSCĐ có dự kiến sử dụng trong vòng 8 năm, kế toán căn cứ vào bảng kê chi phí phát sinh để tập hợp chi phí và ghi sổ như sau: Bút toán 1: Tập hợp chi phí nâng cấp TSCĐ. Nợ TK 2413 :52.800.000. Nợ TK 133 : 2.640.000. Có TK 331 : 55.440.000. Bút toán 2: Ghi tăng TSCĐ Nợ TK 2112 :52.800.000 Có TK 2413 :52.800.000. Bút toán 3: Chi phí nâng cấp TSCĐ được bù đắp bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản nên kế toán ghi bút toán kết chuyển nguồn Nợ TK 441 :52.800.000. Có TK 411 :52.800.000. 2.4.2. Sửa chữa lớn TSCĐ. Sửa chữa TSCĐ được chia thành hai loại là sửa chữa theo kế hoạch và sửa chữa ngoài kế hoạch. Sửa chữa lớn theo kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ đã có dự kiến từ trước, đã lập dự toán.Vì vậy trong trường hợp này kế toán phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí kinh doanh bằng cách trích trước theo dự toán. Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ hư hỏng nặng ngoài dự kiến của Công ty. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị nhỏ, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị lớn, liên quan đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh thì chi phí sửa chữa được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh. Trong năm 2007 Công ty không có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, nhưng tháng 8 năm 2007 Một máy ủi B170-M hư hỏng nặng ngoài dự kiến. Công ty xuất vật liệu và thuê ngoài sửa chữa. BIỂU 08: SỔ NHẬT KÝ CHUNG Qúy III năm 2007 ( Trích sổ nhật ký chung) Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải Mã tài khoản Số phát sinh Nợ Có Nợ Có ……………. 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M 2413 111 11.050.000 11.050.000. 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M 2413 152 21.521.250 21.521.250 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M 627 2413 35.571.250 35.571.250. 7/9/2007 263 Sửa chữa nâng cấp máy ủi D40-5 Komasu 2413 331 52.800.000 52.800.000 7/9/2007 263 Sửa chữa nâng cấp máy ủi D40-5 Komasu ……………. 2112 2413 52.800.000 52.800.000 Cộng phát sinh Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) BIỂU 09: SỔ CÁI TÀI KHOẢN Qúy III năm 2007 Tên các tài khoản: Sửa chữa lớn TSCĐ Số hiệu tài khoản: 2413 Đơn vị tính : VNĐ Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M 111 11.050.000 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M 152 21.521.250 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M 627 35.571.250. 7/9/2007 263 Sửa chữa nâng cấp máy ủi D40-5 Komasu 331 52.800.000 7/9/2007 263 Sửa chữa nâng cấp máy ủi D40-5 Komasu 2112 52.800.000 Cộng phát sinh 85.371.250 85.371.250 Số dư cuối kỳ 0 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.5.Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần LICOGI 13. Công ty cổ phần Licogi 13 là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng khối lượng TSCĐ lớn do đó việc quản lý và sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất đáp ứng cho nhu cầu phát triển là một vấn đề luôn được quan tâm. Trong năm 2007 tổng TSCĐ của Công ty cuối năm là 100.044.124.256 trong đó năm 2006 tổng TSCĐ Công ty là 39.872.286.173, như vậy so với năm 2006 TSCĐ Công ty đã tăng là 30.171.838.033 với số tương đối tăng 43,18%. Điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ, đổi mới máy móc, dây chuyền công nghệ phục vụ cho việc thi công xây dựng. Đi sâu vào phân tích cơ cấu sự biến động tài sản ta có bảng sau BẢNG 06: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TSCĐ CHỈ TIÊU 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Nhà cửa vật kiến trúc 39.938.300.057 57,159 49.036.348.556 49,014 Máy móc thiết bị 18.915.126.597 27,071 32.571.062.080 32,556 Phương tiện vận tải 6.790.887.493 9,719 13.004.795.830 12,999 Thiết bị dụng cụ quản lý 1.613.351.088 2,309 2.010.190.889 2,009 TSCĐ hữu hình khác 2.614.620.948 3,742 3.421.726.900 3,422 Nguyên giá TSCĐ 69.872.286.173 100 100.044.124.256 100 Dựa vào bảng phân tích biến động TSCĐ ta nhận thấy cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2006 chưa thật sự hợp lý thể hiện ở những điểm sau: Năm 2006, giá trị máy móc thiết bị thi công là và 18.915.126.597 đồng, tỷ trọng máy móc thiết bị thi công so với TSCĐ đạt 27,071%, năm 2007 giá trị máy móc thiết bị thi công là 32.571.062.080 và tỷ trọng là 32,556%. Như vậy so với năm 2006 giá trị máy móc thiết bị thi công tăng 13.656.935.493 đồng và tỷ trọng tăng 5,485%. Điều này thể hiện Công ty đã chú ý tăng giá trị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Song tỷ trọng máy móc thiết bị thi công so với TSCĐ đối với một doanh nghiệp xây lắp là chưa thật sự hợp lý vì đây là nhóm TSCĐ phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh. Về phương tiện vận tải, giá trị loại TSCĐ này năm 2007 đạt 13.004.795.830 đồng tăng so với năm 2006 là 6.213.908.337 đồng , năm 2007 phương tiện vận tải chiếm 12,999% trong tổng TSCĐ và so với năm 2006 tăng là 3,28%. Tuy giá trị của loại tài sản này tăng lên song cơ cấu của tài sản này vẫn chưa thật sự hợp lý đối với một doanh nghiệp xây lắp vì đây cũng là loại TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. BẢNG 07: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI TSCĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch Nguyên giá TSCĐ bình quân 53.561.548.259 84.958.209.195 31.396.660.948 Giá trị hao mòn 21.081.849.873 37.272.684.905 16.190.835.032 Hệ số hao mòn 0,393600457 0.43871271 0,045112253 TSCĐ bị loại bỏ 1.203.698.261 1.758.823.622 555.125.361 Hệ số loại bỏ 0,022473179 0.020702221 -0,001770958 TSCĐ mới đưa vào sử dụng bình quân 15.785.642.375 27.879.564.213 12.201.921.848 Hệ số đổi mới 0,29471968 0.32815621 0,033436529 Qua bảng trên ta thấy năm 2006 giá trị hao mòn TSCĐ là 21.081.849.873, hệ số hao mòn là 0.393600457. Sang năm 2007 giá trị hao mòn TSCĐ là 37.272.684.905, hệ số hao mòn là 0.43871271. Như vậy giá trị hao mòn công ty đã tăng là 16.190.835.032 và hệ số hao mòn tăng là 0.045112253 .Điều này chứng tỏ TSCĐ của Công ty vẫn còn tồn tại nhiều TSCĐ cũ lạc hậu. Hệ số loại bỏ TSCĐ của năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,001770958, có thể thấy trong năm vừa qua ban lãnh đạo Công ty chưa thực sự có sự quan tâm đúng mức với việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ đã lỗi thời lạc hậu, một số TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn chưa có quyết định thanh lý nhượng bán, một số TSCĐ đã lỗi thời vẫn được tiếp tục sử dụng . Điều này không những gây ảnh hưởng tới năng suất lao động mà còn ảnh hưởng tới việc đổi mới TSCĐ. Những TSCĐ không còn mang lại lợi ích kinh tế kỹ thuật cho công ty nếu sớm có thể thanh lý, nhượng bán cũng là một nguồn thu đáng kể đóng góp vào quá trình đổi mới TSCĐ. Trong năm qua Công ty đã đầu tư mới 27.879.564.213 giá trị nguyên giá TSCĐ với hệ số đổi mới là 0.32815621 tăng lên so với 2005 là 0,033436529. Việc đầu tư đổi mới đã góp phần làm thay đổi cơ cấu TSCĐ, số máy móc thiết bị thi công phục vụ cho sản xuất đã được tăng cường. Có thể nói ban quản lý Công ty đã có những hướng đầu tư TSCĐ đúng đắn để có được cơ cấu TSCĐ hợp lý. Qua những phân tích trên có thể kết luận rằng, trong năm 2006 Công ty cổ phần LICOGI 13 đã có những cố gắng trong việc đầu tư vào TSCĐ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị phục vụ thi công song cơ cấu TSCĐ của Công ty còn chưa thực sự hợp lý, việc thanh lý TSCĐ còn chưa được quan tâm. Để đánh giá đầy đủ về công tác đầu tư TSCĐ tại Công ty, cần phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh của Công ty. BẢNG 08: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 1.Nguyên giá TSCĐ bình quân 53.561.548.259 84.958.209.195 31.396.660.946 2.Tổng doanh thu thuần 256.728.320.849 283.261.114.559 26.532.793.710 3. Lợi nhuận thuần 4.292.291.518 15.327.248.974 11.034.957.456 4. Sức sản xuất 4,7931462 3,33412291 -1,45902329 5. Sức sinh lợi 0,0801375 0,18040927 0,16239552 6. Sức hao phí 12,478544 5,54295225 -6,93559175 Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2006 sức sản xuất là 4,7931462, có nghĩa là một đồng về tài sản thì tạo ra 4,7931462 đồng về doanh thu. Năm 2007 một đồng về tài sản chỉ tạo ra 3,33412291 đồng doanh thu. Vì vậy có thể nói tốc độ tăng về tài sản lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Để thấy rõ hơn về việc đầu tư hiệu quả TSCĐ ta xem xét chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ. Nếu như năm 2006 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 0,0501375 đồng lợi nhuận thì sang năm 2007 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lai 0,18040927 đồng lợi nhuận. Mặc khác suất hao phí của năm 2007 đã giảm xuống. Nếu như năm 2006 để làm ra một đồng lợi nhuận cần 12,478544 đồng nguyên giá thì năm 2007 chỉ cần 5,54295225 đồng. Chứng tỏ năm nay Công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13. 3.1. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Licogi 13. 3.1.1. Nhận xét chung về công tác quản lý, công tác tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần Licogi 13 Công ty cổ phần Licogi 13 là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển mặc dù có những lúc khó khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã vượt qua và đưa Công ty phát triển vững mạnh hoà nhịp với sự phát triển của đất nước. Về công tác quản lý, do đặc thù nghành xây dựng là thi công theo công trình, sản phẩm đơn chiếc phân tán trên những địa bàn khác nhau vì vậy mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng là hoàn toàn hợp lý. Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ tinh giảm đạt hiệu quả cao trong công việc. Trong thời gian vừa qua Công ty đã tăng cường tuyển dụng cán bộ giỏi, sắp xếp cán bộ có năng lực theo từng lĩnh vực, từng công việc. Đặc biệt chú trọng đến đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao phục vụ cho công tác xây lắp và quản lý thiết bị. Do đó bộ máy tổ chức quản lý của Công ty hoạt động càng ngày càng hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển của công ty. Công ty áp dụng hình thức khoán tương đối chặt chẽ, mỗi công trình đều giao cho một chỉ huy trưởng công trình trực tiếp chỉ đạo thi công, giải quyết mọi vướng mắc phát sinh tại công trình song vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ của các phòng ban liên quan. Mỗi công trình sau khi ký kết hợp đồng, chỉ huy trưởng công trình phải lên bản dự toán công trình có sự kiểm tra của phòng ban liên quan rồi trình lên kế toán trưởng và tổng giám đốc công ty ký duyệt. Mọi chi phí phát sinh tại công trường đều được kế toán công trường phản ánh đầy đủ kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất. Với truyền thống của một đơn vị luôn đi đầu trong ngành xây dựng ,công ty cổ phần Licogi 13 đã và đang hoàn thiện tổ chức sản xuất áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thắt chặt hơn nữa kỷ luật sản xuất, kỷ luật lao động nhằm tạo ra những công trình có chất lượng cao góp phần xây dựng nền kinh tế quốc dân. 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán tại Công ty 3.1.2.1. Những ưu điểm Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Kế toán trưởng trực tiếp trực tiếp điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán. Ngoài ra các cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn cao không ngừng học hỏi trau dồi kinh nghiệm thực tế cũng nâng cao trình độ lý luận,nhiệt tình trong công việc và được bố trí phù hợp với khả năng trình độ của từng người. Có sự phối hợp hài hòa đồng bộ giữa các phòng ban chức năng với nhau, giữa phòng kế toán với các phòng khác dưới sự lãnh đạo thống nhất của hội đồng quản trị công ty nên dù khối lượng công việc nhiều công ty vẫn đều hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo uy tín chất lượng. Mặc dù áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung song tại các đội vẫn có bộ phận kế toán riêng có chức năng theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, nhân công và chi phí máy thi công. Kế toán các đội sản xuất có trách nhiệm tập hợp chứng từ gửi lên phòng kế toán qua đó giảm bớt khối lượng công việc phòng kế toán và tăng cường hiệu quả làm việc. Về chế độ kế toán của nhà nước , Công ty luôn cập nhật các văn bản mới ban hành, các tài liệu hướng dẫn điều chỉnh đồng thời nâng cấp phần mềm kế toán của mình cho phù hợp. Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống báo cáo tài chính, chứng từ sổ sách kế toán được ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Việc lựa chọn hình thức kế toán nhật ký chung và việc áp dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính trong Công ty đã làm giảm đi khối lượng đáng kể công việc kế toán , nâng cao độ chính xác của các thông tin kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính gồm bốn mẫu bắt buộc ngoài ra do đặc điểm kinh doanh Công ty còn lập thêm một số báo cáo khác theo dõi tình hình tài chính cũng như hiện vật Công ty Có thể nhận định rằng sự thành công của Công ty trong những năm vừa qua có sự đóng góp không nhỏ của phòng tài chính kế toán. Với bộ máy kế toán gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm quy mô công ty, hoạt động phòng tài chính kế toán không chỉ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà còn thực hiện chức năng cung cấp thông tin giúp cho các cấp lãnh đạo công ty đưa ra quyết định đúng đắn hợp lý. 3.1.2.2. Những nhược điểm Hiện nay bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Licogi 13 chỉ gồm 11 người. Công ty càng ngày càng phát triển lớn mạnh số lượng các nghiệp vụ phát sinh càng ngày càng nhiều do đó bộ máy kế toán của Công ty rất vất vả trong việc hạch toán các loại chi phí nhất là vào thời điểm cuối kỳ. Công ty chỉ có hai nhân viên kế toán tổng hợp trong khi các nghiệp vụ Công ty phát sinh với khối lượng lớn do vậy gây quá tải cho bộ phận kế toán, báo cáo quyết toán thường chỉ được hoàn thành vào cuối tháng 3 như vậy các cổ đông Công ty hoặc những người quan tâm đến các thông tin tài chính của Công ty sẽ không có được những thông tin tài chính kịp thời. Hơn nũa ngày 25/02/2008 Công ty cổ phần Licogi 13 chính thức trở thành Công ty đại chúng với số vốn điều lệ lên tới 60.000.000.000 đồng Việt Nam và rất có thể Công ty sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới, việc chậm chễ trong việc Công bố báo cáo tài chính sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và định hướng của các nhà đầu tư. Do đặc diểm của ngành xây dựng các sản phẩm thường đơn chiếc và phân tán nhiều nơi nên việc tập hợp chứng từ còn chậm gây khó khăn cho công tác kế toán. Các kế toán đội sản xuất vì nhiều lí do khác nhau thường không chuyển chứng từ lên phòng kế toán đúng thời hạn, công tác kế toán thường dồn vào cuối kỳ. Công ty cũng nhận thấy những hạn chế này nên đã trang bị cho phòng kế toán những thiết bị hiện đại như máy in, máy Fax, máy vi tính nối mạng…Song Công ty cũng như kế toán viên chưa khai thác hết chức năng của thiết bị này. Kế toán viên còn bị động chờ chứng từ gốc mới cập nhập chứng từ vào sổ sách. Để khắc phục tình trạng này Công ty nên ban hành một quy chế về việc giao nộp chứng từ theo từng đối tượng cụ thể. Với những công trình ở xa Công ty có thể cho phép kế toán các đội thi công gửi chứng từ bằng máy Fax để kế toán Công ty có cơ sở cho việc hạch toán và lúc đó kế toán các đội phải chịu trách nhiệm về nội dung chứng từ. Khi chứng từ gốc về kế toán phải tiến hành đối chiếu kiểm tra so với chừng từ được Fax để tránh những gian lận sai sót có thể xảy ra. Hiện nay Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC song một số nghiệp vụ vẫn chưa được phản ánh theo đúng tài khoản. Nghiệp vụ phân bổ công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần tất cả đều được hạch toán vào tài khoản 142-Chi phí trả trước ngắn hạn, như vậy là không đúng bản chất tài khoản này. Công ty nên hạch toán theo đúng chế độ vào tài khoản 242-Chi phí trả trước dài hạn. Với sự phát triển kinh tế thị trường thì công tác kế toán quản trị ngày càng trở nên cần thiết, thông tin kế toán quản trị là cơ sở để ra những quyết định quản lý trong Công ty. Song hiện nay công tác kế toán quản trị còn chưa được xem trọng đúng mức. Công ty chưa thực hiện hoạt động phân tích kết quả kinh doanh kết hợp với công tác kế toán quản trị. Trong thời gian tới Công ty nên chú ý đến vấn đề này để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong Công ty. 3.1.3. Công tác tổ chức hạch toán TSCĐ. 3.1.3.1. Những ưu điểm Kế toán đã phân loại TSCĐ hiện có tại Công ty theo đúng quy định của nhà nước mà vẫn phục vụ nhu cầu quản lý riêng của Công ty. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng khiến người xem báo cáo tài chính có thể nhận biết được thế mạnh của Công ty và giúp cho công tác kế toán quản lý và hạch toán TSCĐ được thuận tiện và hiệu quả hơn. Kế toán luôn luôn kết hợp với phòng kế hoạch và kỹ thuật để nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ, để trích khấu hao, tham mưu cho các nhà quản lý trong các quyết định mua sắm mới, thanh lý nhượng bán TSCĐ không còn sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả Kế toán tăng, giảm trích khấu hao TSCĐ trên hệ thống các hệ thống sổ sách của Công ty như Nhật ký chung, Sổ cái, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, báo cáo tăng giảm TSCĐ…tương đối đầy đủ đúng trình tự. 3.1.3.2. Những tồn tại cần khắc phục. Về Công tác quản lý TSCĐ Công tác quản lý TSCĐ vẫn chưa tốt, không theo quy định. Việc đưa TSCĐ đi vào hoạt động thường không đảm bảo bằng giấy tờ, quyết định, hợp đồng gây ra tình trạng khó theo dõi kiểm soát. Khi được hỏi về các quyết định tăng, giảm tài sản, lệnh điều động TSCĐ hay các biên bản bàn giao TSCĐ thì phòng cả phòng kế toán và phòng vật tư đều nói không giữ và rất nhiều bộ hồ sơ TSCĐ thiếu các giấy tờ này. Hiện nay, đơn vị đã có thẻ TSCĐ giúp theo dõi đầy đủ tình trạng hoạt động di chuyển của các loại tài sản, đáp ứng được nhu cầu kiểm tra, kiểm kê, điều động TSCĐ của đơn vị. Tuy nhiên việc theo dõi tăng giảm TSCĐ không được thực hiện kịp thời trên sổ sách làm cho giá trị TSCĐ thể hiện không đúng thực tế, việc tính khấu hao không phản ánh đúng giá trị tài dẫn đến việc tính giá thành trong kỳ chưa được chính xác hợp lý. Điều chuyển TSCĐ trong Công ty diễn ra rất thường xuyên nên có thể những TSCĐ dùng trong công trường không được bảo vệ cẩn thận khi có những hỏng hóc hay hư hại xảy ra thì không có đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm. Về việc đầu tư TSCĐ Hiện nay TSCĐ nguồn vốn đầu tư TSCĐ của Công ty chủ yếu là vốn Công ty tự bổ xung. Trong xu thế hiện nay với sự phát triển lớn mạnh của Công ty, Công ty nên đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để có được hiệu quả cao hơn Về công tác phân loại TSCĐ Hiện tại TSCĐ của công ty bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính. Công ty không tiến hành phân loại TSCĐ thuê tài chính như vây, kế toán Công ty không biết chính xác có bao nhiêu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn,…thuộc TSCĐ thuê tài chính đang được sử dụng. TSCĐ vô hình cũng không được phân loại cụ thể. Một số TSCĐ vô hình như phần mềm kế toán, giấy phép, thương hiệu…không được phản ánh như TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp. Kế toán coi bản quyền phần mềm kế toán như chi phí lớn và được phân bổ dần cho các năm còn thương hiệu, giấy phép sản xuất…không được ghi nhận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Licogi 13 hiện đang phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ. Điều này là đúng và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên việc chỉ phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý TSCĐ. Cụ thể, việc không phân loại TSCĐ theo tình trạng sử dụng sẽ gây khó khăn cho kế toán trong việc đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh. Kế toán không nắm được chính xác có bao nhiêu TSCĐ đang dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, những TSCĐ nào không cần dùng, những tài sản nào chờ thanh lý. Công ty chỉ chờ những báo cáo bộ phận gửi lên, với những TSCĐ đã hết khấu hao Công ty thường chờ tập hợp nhiều tài sản mới rồi mới thanh lý cùng một lúc khiến cho những tài sản đã hết khấu hao chờ thanh lý rất lâu. Về công tác hạch toán TSCĐ Công ty không mở sổ theo dõi TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng. Tại các bộ phận sử dụng như các đội thi công kế toán ở đây chỉ theo dõi TSCĐ về mặt số lượng chứ không theo dõi về giá trị của TSCĐ. Như vậy kế toán các đội thi công không thể nắm bắt được giá trị tài sản từ đó gây khó khăn trong quá trình quản lý tài sản. Về Công tác trích khấu hao TSCĐ Kế toán cũng chưa lập bảng phân bổ khấu hao theo từng bộ phận công trình do vậy công tác tính toán và quản lý khấu hao chưa được chặt chẽ và đầy đủ. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng tương đối phù hợp, song trong công thức tính khấu hao Công ty không trừ đi giá trị thu hồi ước tính vào giá trị tính khấu hao. Do vậy khi những TSCĐ đã khấu hao hết và giá trị còn lại bằng không nhưng vẫn chưa được thanh lý nhượng bán sẽ làm ứ đọng vốn. Nhìn chung, việc thanh lý nhượng bán TSCĐ đã hết khấu hao, hỏng hóc hoặc không phù hợp với sản xuất của Công ty cũng chưa được tích cực. Về hệ thống sổ sách kế toán Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung. Với bộ phận kế toán TSCĐ, nhật ký chung được mở riêng cho tài khoản TSCĐ hữu hình, vô hình và thuê tài chính. Công việc kế toán được động hóa bằng máy tính. Nhìn chung mẫu sổ nhật ký chung của Công ty là hợp lý và thể hiện sự phân công công việc rõ ràng tránh việc trùng lặp giữa các bộ phận. Mẫu sổ cái cái của Công ty cũng rõ ràng đầy đủ. Song cả hai mẫu sổ này còn tồn tại một số nhược điểm sau BIỂU 10: MẪU SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ NHẬT KÝ CHUNG Qúy III năm 2007 Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải Mã tài khoản Số phát sinh Nợ Có Nợ Có …………. ……. ……. Cộng phát sinh Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) BIỂU 11: MẪU SỔ CÁI SỔ CÁI TÀI KHOẢN Qúy …. năm 200.. Tên các tài khoản: Sửa chữa lớn TSCĐ Số hiệu tài khoản: Đơn vị tính : VNĐ Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 ……. Cộng phát sinh 120.942.500 120.942.500 Số dư cuối kỳ 0 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ở mẫu sổ nhật ký chung không có cột “đã ghi sổ cái” cột này có tác dụng ghi nhận những nghiệp vụ ở nhật ký chung đã phản ánh vào sổ cái. Công ty sử dụng kế toán trên máy vi tính nên các số liệu ở sổ nhật ký chung sẽ tự động được cập nhập vào sổ cái, song một số nghiệp vụ dù đã phản ánh ở sổ nhật ký chung nhưng không thể ghi vào sổ cái. Vì vậy khi theo dõi nhật ký chung không thể biết nghiệp vụ nào đã ghi vào sổ cái nghiệp vụ nào chưa ghi vào sổ cái. Trong mẫu sổ cái của Công ty cũng không có cột “trang sổ nhật ký chung”, vì vậy người sử dụng không biết số liệu phản ánh trong sổ cái nằm trong trang nào của nhật ký chung gây khó theo dõi cho việc kiểm tra, kiểm soát. 3.2. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần Licogi 13 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần LICOGI 13. Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, những thành tựu của nó trở thành một trong những yếu tố trực tiếp và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Bởi thế doanh nghiệp nào biết quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ, đổi mới máy móc trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại sẽ giành được nhiều ưu thế trong cạnh tranh. Tài sản cố định thường chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tư doanh nghiệp. Quản lý tốt các hoạt động liên quan tới TSCĐ sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt trạng thái TSCĐ một cách nhanh chóng để đưa ra các kế hoạch và quyết định kịp thời, hỗ trợ nâng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, bảo vệ đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là vấn đề hết sức cần thiết không chỉ trong Công ty cổ phần LICOGI 13 mà cho toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế. 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán 3.2.2.1Đối với hệ thống sổ chi tiết Trên thẻ TSCĐ, kế toán nên ghi ngắn gọn những đặc điểm kỹ thuật của mỗi tài sản và các bộ phận cấu thành thể hiện được đặc trưng kỹ thuật của nó. Ví dụ trên thẻ TSCĐ, với TSCĐ là máy xúc lật hiệu Halla FR 220, kế toán nên bổ xung thông tin về số khung số máy, số động cơ trên thẻ. Như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý TSCĐ vì Công ty có khá nhiều TSCĐ cùng loại. Sổ TSCĐ cũng nên lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển và cho từng bộ phận sử dụng mỗi nơi một quyển. Việc lập như vậy sẽ giúp kế toán quản lý chặt chẽ TSCĐ ở các bộ phận sử dụng, tăng cường ràng buộc trách nhiệm vật chất của các bộ phận các cá nhân trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Mẫu sổ cho từng bộ phận xử dụng có thể được thiết kế như sau: BIỂU 12: MẪU SỔ THEO DÕI TSCĐ. Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Văn phòng công ty Licogi 13 SỔ THEO DÕI TSCĐ Bộ phận Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ CT Tên TSCĐ Ngày đưa vào SD Số lượng Đơn giá Thành Tiền CT Lý do Số Lượng Số tiền SH NT SH NT 3.2.2.2. Đối với hệ thống sổ tổng hợp Việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ tổng hợp được thực hiện chính xác hợp lý song đối với sổ nhật ký chung và sổ cái nên có một số thay đổi cho phù hợp hơn và thuận tiện trong công tác kiểm tra BIỂU 13: Mẫu sổ nhật ký chung SỔ NHẬT KÝ CHUNG Qúy …. Năm 2007 Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải Đã ghi sổ cái Mã tài khoản Số phát sinh Nợ Có Nợ Có …………. Cộng phát sinh BIỂU 14: Mẫu sổ cái tài khoản SỔ CÁI TÀI KHOẢN Qúy III năm 2007 Tên các tài khoản: Sửa chữa lớn TSCĐ Số hiệu tài khoản: 2413 Đơn vị tính : VNĐ Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải Số trang NKC TK ĐƯ Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ ……. Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ Với hệ thống sổ sách như vậy kế toán tiến hành hạch toán như sau: Khi có nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để ghi thẻ TSCĐ từ đó phản ánh vào sổ chi tiết và sổ TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng. Sau đó kế toán lập bảng kê hạch toán trình kế toán trưởng duyệt và tiến hành phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 3.2.3. Hoàn thiện công tác phân loại TSCĐ. Công ty nên tiến hành ghi chép phân loại TSCĐ thuê tài chính theo đúng quy định bộ tài chính đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ được hiệu quả. Theo đó TSCĐ thuê tài chính của Công ty bao gồm các loại sau: Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiế bị dụng cụ quản lý TSCĐ hữu hình khác TSCĐ vô hình TSCĐ vô hình cũng nên được phân loại thành: Quyền sử dụng đất Quyền phát hành Bản quyền,bằng sáng chế Nhãn hiệu hành hóa Phần mềm máy tính Giấy phép và giấy phép nhượng quyền TSCĐ vô hình khác Đối với TSCĐ hữu hình, hiện nay tại Công ty cổ phần Licogi 13, kế toán chỉ tiến hành phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ. Cách phân loại này đúng như chưa đủ. Công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ. Mẫu bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành có thể được thiết kế như sau: BẢNG 09: BẢNG PHÂN LOẠI TSCĐ THEO NGUỒN HÌNH THÀNH TSCĐ. Chỉ tiêu Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Nguồn vốn tự bổ xung Nguồn vốn vay Nguồn vốn liên doanh, liên kết Nguồn vốn khác Phân loại theo nguồn hình thành nhằm mục đích quản lý nguồn tài trợ để có kế hoạch cơ cấu, trả, hay bù đắp nguồn tài trợ. Ví dụ: TSCĐ hình thành từ vốn vay thì Công ty cần xem xét khả năng sinh lợi của TSCĐ nhằm bù đắp vốn và lãi vay và lên kế hoạch trả khoản vay một cách hợp lý. Hiện nay xu hướng đa dạng hóa các hình thức vốn đầu tư TSCĐ đang là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Mặc khác Công ty có thể tiến hành phân loại TSCĐ theo công dụng và tình trạng sử dụng nhằm đánh giá hiệu suất sử dụng, tránh lãng phí TS, xem xét thay thế tài sản đã hết hạn sử dụng,...Theo cách phân loại này thì TSCĐ của Công ty có thể bao gồm các loại sau: TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. TSCĐ chưa đưa vào sử dụng TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp TSCĐ chờ thanh lý. TSCĐ dùng cho mục đích khác. Công ty nên tiến hành lập mã số cho từng loại TSCĐ để tiện theo dõi. Việc đánh số có thể được thực hiện như sau: TS0…: TSCĐ hữu hình TS1…: TSCĐ thuê tài chính TS3…: TSCĐ vô hình Với TSCĐ hữu hình có thể tiếp tục đánh số như sau TS01…: TSCĐ hữu hình là nhà cửa vật kiến trúc TS02…: TSCĐ hữu hình là máy móc thiết bị TS03…: TSCĐ hữu hình là phương tiện vận tải TS04…: TSCĐ hữu hình là thiết bị dụng cụ quản lý TS05…: TSCĐ hữu hình là TSCĐ khác. Tương tự áp dụng cách đánh số của TSCĐ hữu hình cho TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình. Sau mã đặc trưng của mỗi tài sản, TSCĐ có thể được đánh số để có thể theo dõi từng loại TSCĐ. 3.2.4. Hoàn thiện công tác tính khấu hao TSCĐ. Đối với việc tính khấu hao, kế toán TSCĐ nên lập bảng phân bổ khấu hao theo từng bộ phận công trình trên cơ sở đó để tính toán và kiểm soát TSCĐ theo từng bộ phân sử dụng ( các đội thi công, các phòng ban) Mẫu bảng phân bổ khấu hao theo từng bộ phân công trình có thể được thiết kế như sau: BẢNG 10: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO THEO TỪNG BỘ PHẬN TỪNG CÔNG TRÌNH Tài khoản Bộ phận 627 642 2141 Hiện tại Công ty cổ phần LICOGI 13 sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao cho tất cả các TSCĐ. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu. Song với một số loại TSCĐ có giá trị hao mòn lớn Công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. Các TSCĐ có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh là: máy móc thiết bị, một số phương tiện vận tải. Việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh là hoàn toàn phù hợp với tình hình công ty vì hiện nay hệ thống kế toán đã được tin học hóa, công ty luôn luôn làm ăn có lãi. Việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho một số TSCĐ sẽ giúp công ty thu hồi vốn nhanh hơn và đầu tư tốt hơn cho TSCĐ. Trong công thức tính khấu hao công ty không trừ đi giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3 ( VAS 03) có hướng dẫn đưa giá trị thu hồi ước tính vào công thức tính khấu hao song theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC thì không có hướng dẫn. Sự khác biệt đó làm công ty khó khăn trong việc lựa chọn công thức tính khấu hao hợp lý. Xét thấy với xu thế phát triển của công ty hiện nay, máy móc thiết bị đổi mới không ngừng nên dù máy móc thiết bị đã hết khấu hao, không còn giá trị sử dụng với công ty nhưng khi thanh lý nhượng bán vẫn có giá trị cao về mặt thanh lý. Việc tính đến giá trị thu hồi ước tính trong công thức tính khấu hao không những hợp lý mà còn có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong Công ty đối với TSCĐ. Khi có mất mát hư hỏng Công ty sẽ dễ dàng quy kết trách nhiệm và yêu cầu bồi thường cho các đối tượng liên quan. 3.2.5. Kế toán quản trị TSCĐ Với quy mô của Công ty cổ phần LICOGI 13 như hiện nay, việc có thêm bộ phận kế toán quản trị là một nhu cầu thích đáng. Nhưng hiện tại với nhân lực phòng kế toán tổng hợp chỉ gồm 11 người, kế toán tài chính kiêm nhiệm vụ của kế toán quản trị thì việc cung cấp kịp thời các báo cáo kế toán quản trị, các bảng phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ là một vấn đề hết sức khó khăn. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp tại Thông tư số 53/2006/TT-BTC (12/6/2006) thì đối với kế toán quản trị tài sản cố định Công ty cần phải mở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh được các chỉ tiêu về giá trị hiện vật của quá trình quản lý, sử dụng và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của toàn đơn vị, các bộ phận, các đối tượng tài sản cố định chủ yếu, đồng thời cung cấp được nhu cầu sử dụng tài sản cố định của từng bộ phận cũng như toàn Công ty một cách cụ thể để giúp ban lãnh đạo có cơ sở quyết định các phương án khai thác năng lực tài sản cố định hiện có và đầu tư mới thích hợp, hiệu quả. Công ty có thể xác định cơ cấu tài sản cố định theo cách phân loại tài sản cố định phù hợp, đồng thời kết hợp kế toán theo từng đối tượng tài sản cố định để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch đầu tư dài hạn cho từng thời kỳ, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như các khoản tổn thất do sử dụng tài sản cố định không đúng mục đích. Công ty cần xác định phạm vi tổ chức kế toán quản trị cụ thể để xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán tài sản cố định thích hợp hoặc sử dụng các tài liệu của kế toán tài chính. Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp. Hiện tại Công ty vẫn đang tổ chức kế toán quản trị theo hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,…Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó. Việc thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Hình thức này hiện nay không còn phù hợp với quy mô Công ty nhất là hiện nay Công ty cổ phần LICOGI 13 đã trở thành Công ty đại chúng với số vốn điều lệ lên tới 60 tỷ đồng. Trong thời gian tới Công ty nên xem xét việc tăng cường nhân lực cho phòng kế toán và tách kế toán quản trị ra khỏi kế toán tài chính. Việc chú ý đến tăng cường công tác kế toán quản trị kết hợp với phân tích kinh doanh sẽ giúp Công ty có hướng đầu tư TSCĐ đúng đắn, đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng và trích khấu hao phù hợp. 3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng, đổi mới TSCĐ. Để nâng cao hiệu quả quản lý , tránh tình trạng hư hỏng mất mát ngoài việc phân loại TSCĐ theo hiện trạng sử dụng để biết được máy móc thiết bị nào có, máy móc thiết bị nào đang dùng, chưa dùng hay chờ thanh lý, Công ty còn cần thắt chặt hơn nữa công tác quản lý TSCĐ ở các đội. Cụ thể Công ty cần gắn trách nhiệm bảo quản TSCĐ với nhân viên bảo vệ công trường. Các nhân viên này phải chịu trách nhiệm vật chất về những mất mát hư hỏng của TSCĐ do công tác bảo quản. Khi TSCĐ được chuyển đến thi công tại các công trường, các chủ công trình phải viết cam kết trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ, có như vậy việc quản lý TSCĐ mới phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó việc đưa TSCĐ vào hoạt động phải được đảm bảo bằng giấy tờ. Quyết định tăng, giảm TSCĐ và các tài liệu liên quan đến TSCĐ phải quy định do phòng kế toán lưu giữ và bảo quản. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc đổi mới TSCĐ trong các doanh nghiệp thực sự cấp bách, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp xây lắp như hiện nay. Phải đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ thì mới có thể đứng vững, tạo uy tín của doanh nghiệp và giành ưu thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên khi đầu tư đổi mới TSCĐ, Công ty nên chú ý đến việc tạo ra một cơ cấu hợp lý phù hợp với đặc điểm Công ty. TSCĐ của Công ty bao gồm nhiều loại trong đó máy móc thiết bị thi công chiếm một giá trị lớn, song tỷ trọng của máy móc thiết bị thi công so với tổng TSCĐ chỉ đạt 32,556%, phương tiện vận tải truyền dẫn đạt 12,999% đây là một tỷ lệ chưa hợp lý vì máy móc thiết bị thi công và phương tiện vận tải truyền dẫn là tài sản chính phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty nên có một cơ cấu TSCĐ hợp lý hơn đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường. Hiện nay, TSCĐ của Công ty chủ yếu đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ xung. Việc đầu tư bằng nguồn này có ưu điểm là an toàn, không phải trả chi phí sử dụng vốn. Song việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư TSCĐ sẽ là một phương án tốt nếu Công ty biết tận dụng một cách hợp lý. Ví dụ: TSCĐ có thể được đầu tư từ nguồn vốn liên doanh liên kết là một cơ hội để Công ty có thể đổi mới công nghê, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp khác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Mặc khác, TSCĐ của Công ty không phải lúc nào cũng trong tình trạng sử dụng, hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy Công ty có thể cho các công ty khác thuê TSCĐ của mình trong thời gian nhàn rỗi, chưa được đưa vào thi công phục vụ công trình. Việc này vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản TSCĐ vừa mang lại nguồn thu trong Công ty. Tuy nhiên với những TSCĐ mang cho thuê, Công ty nên có một hợp đồng chặt chẽ, yêu cầu bên thuê phải có trách nhiệm bảo quản tài sản. Có như thế thì hoạt động cho thuê TSCĐ mới phát huy tác dụng. KẾT LUẬN Trong quá trình phát triển, nhất là 10 năm trở lại đây, công ty cổ phần Licogi 13 đã chủ động đẩy mạnh đầu tư và thành công trong công tác đầu tư phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Licogi 13 đã tập trung đầu tư thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng thi công các công trình lớn kết hợp với đầu tư đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Từ chỗ chỉ là nhà thầu giàu kinh nghiệm thì nay đã vươn lên trở thành nhà đầu tư của nhiều dự án hạ tầng đô thị. Trong xây lắp các đơn vị của Licogi 13 đã làm chủ về công nghệ và thiết bị, có khả năng đảm nhận các công trình có quy mô lớn, công nghệ, trình độ kỹ thuật và quản lý cao. Hầu hết các công trình do Licogi 13 đảm nhận đều bảo đảm tiến độ, chất lượng nên Licogi 13 đã trở thành thương hiệu uy tín, quen thuộc với khách hàng trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công ty thì TSCĐHH của Công ty cũng tăng lên một cách nhanh chóng, sự tăng lên của TSCĐ đòi hỏi Công ty phải nâng cao hiệu quả công tác kế toán, quản lý TSCĐ. Chuyên đề thực tập đã đi sâu vào phân tích tình hình hạch toán cũng như tình hình quản lý TSCĐ tại Công ty cổ phần LICOGI 13 và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐHH với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Do bước đầu tiếp cận với công việc của một kế toán viên thực tập và thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế còn chưa được trang bị đầy đủ nên chuyên đề thực tập của không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo hướng dẫn và các cô chú, các anh chị trong Công ty để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Công ty cổ phần Licogi 13, Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006, 2007 , Kỷ yếu Công ty cổ phần Licogi 13. PGS.TS Đặng Thị Loan, Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006. Chuẩn mực kế toán số 03. Quyết định 206/2003/QĐ-BTC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong Công ty CP Licogi 13.DOC
Luận văn liên quan