Đề tài Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và thương mại Phương Đông

Sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cùng với điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, với chủ trương mở rộng quan hệ hàng hoá trên thị trường. Kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng và phát triển trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua. Hiện nay, hàng may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới và cũng là một trong các mặt hàng thế mạnh chủ lực của Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để phát triển ngành dệt may của mình nhưng cũng gặp phải không ít thách thức, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phải không ngừng nỗ lực và phấn đấu để tìm ra hướng đi riêng cho mình, khẳng định được thương hiệu dệt may Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, không phải doanh nghiệp nào cũng đứng vững.Có những doanh nghiệp rất thành công, nhưng cũng có không ít những doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động cầm chừng thua lỗ nhiều dẫn đến phá sản, giải thể. Ðể quản lý và kinh doanh có hiệu quả, kế toán đã trở thành một công cụ rất đắc lực không thể thiếu trong các doanh nghiệp cũng như trong việc quản lý kinh tế của Nhà nước. Ðối với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành thực hiện ngân sách của Nhà nước để quản lý nền kinh tế quốc dân. Ðối với các doanh nghiệp, kế toán là công cụ để điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế, tính toán, kiểm tra, bảo vệ, sử dụng tài sản, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động về tài chính. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình Ngoài lời nói đầu và kết luận, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em bao gồm có 2 phần như sau: PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY Cổ PHầN ĐầU TƯ DịCH Vụ VÀ TM PHƯƠNG ĐÔNG PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY Cổ PHầN ĐầU TƯ DịCH Vụ VÀ TM PHƯƠNG ĐÔNG

docx91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và thương mại Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế toán chi phí khấu hao TSCÐ TSCÐ của công ty bao gồm các thiết bị dùng cho sản xuất như máy may công nghiệp, máy cắt, ... và các TSCĐ khác như nhà xưởng, kho. Kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được quy định và nguyên giá của TSCÐ để tính ra mức khấu hao hàng năm và lập Bảng phân bổ khấu hao hàng tháng. Biểu 1.21 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 6 năm 2006 STT Tên tài sản Tỷ lệ KH (Năm SD) Nguyên giá Mức KH tháng Nơi sử dụng PX QLDN 1 Máy ép mex 10 27.425.000 228.542 228.542 2 Mắy cắt bằng 10 38.938371 324.486 324.486 3 Máy may 1 kim điện tử (10 máy) 10 105.397.775 878.315 878.315 4 Máy fax 10 9..987.150 83.226 83.226 5 Nhà làm việc 25 66.600.677 222.002 222.002 ... ... ... ... ... ... Cộng 8.152.777 5.569.444 1.358.333 Các khoản chi phí khấu hao TSCÐ được kế toán tập hợp vào tài khoản 6274 nhưng không chi tiết cho từng tổ sản xuất theo bút toán sau: Nợ TK 627 (6274) Có TK 214 Căn cứ vào kết quả tính và phân bổ khấu hao của tháng, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp có liên quan. Biểu 1.22 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Số: 128 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Chứng từ Nội dung Tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có KHTS 30/6 Trích khấu hao TSCĐ 627 214 5.569.444 5.569.444 Cộng 5.569.444 5.569.444 Kèm theo 1 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối năm tài chính, kế toán tiến hành lập Bảng Nguyên giá - Khấu hao - Giá trị còn lại của toàn bộ TSCÐ, nhưng không chỉ rõ TSCÐ đó được sử dụng ở bộ phận nào. Biểu 1.23 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông NGUYÊN GIÁ - KHẤU HAO - GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TSCĐ NĂM 2005 STT Tên Tài sản Số lượng Năm SD Nguyên giá Thời gian KH Khấu hao cả năm Số khấu hao lũy kế Giá trị còn lại 1 Máy ép mex 1 1997 27.425.000 10 2.742.500 26.689.673 735.327 2 Máy cắt bằng 1 1997 38.938.371 10 3.893.838 38.938.371 0 3 Máy vắt sổ 3 kim 5 chỉ 5 1992 108.605.480 10 108.605.480 0 4 Máy may 1 kim điện tử 10 2004 105.397.775 10 10.539.778 15.809.670 89.588.105 5 Máy điều hòa 5 1994 63.352.925 8 63.352.925 0 6 Máy fax 1 2000 9.987.150 10 998.715 5.825.838 4.161.312 7 Nhà làm việc 1 1989 66.600.677 25 2.664.027 42.624.384 23.976.293 8 Nhà xưởng may khung kho Tiệp 1 1989 90.412.735 25 90.412.735 0 ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 2.064.980.226 68.295.223 1.555.039.640 509.940.586 1.2.3.3.5. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài Dịch vụ mua ngoài của công ty gồm: chi phí về điện, điện thoại, nước phục vụ cho sản xuất. Ðược theo dõi trên hoá đơn thanh toán, sổ chi tiết của TK 111, 112, 331 Các khoản chi phí này được tập hợp vào tài khoản 6277 và không chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán ghi như sau: Nợ TK 627 (6277): Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK 111 Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài trong tháng, kế toán tập hợp lại và ghi chung vào 1 Chứng từ ghi sổ. Biểu 1.24 Mẫu số 01GTKT-22N-03 HÓA ĐƠN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (GTGT) (Liên 2: Giao khách hàng) Mã số 250014508 Kí hiệu UH/2006T Bưu điện Hà Nội Số: 511913 Tên khách hàng: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Địa chỉ: Số 1/120 Trường Chinh- Phương Mai- Đống Đa- Hà Nội SĐT: 04.8525054 Hình thức thanh toán: TGNH DỊCH VỤ SỬ DỤNG THÀNH TIỀN CƯỚC THÁNG 6/2006 Các khoản đã tính thuế Các khoản chưa tính thuế 442 .364 Cộng tiền dịch vụ (1): 442 364 Thuế suất GTGT: 10%x(1)= Tiền thuế GTGT (2): 44 236 Tổng cộng tiền thanh toán (1+2): 486 600 Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm tám mươi sáu nghìn sáu trăm đồng./. Ngày 30 tháng 6 năm 2006 ĐÃ THU TIỀN Người nộp tiền ký Nhân viên giao dịch ký Biểu 1.25 HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN GTGT Mẫu EVN-2 (Liên 2: Giao khách hàng) Công ty Điện lực TP. Hà Nội Kí hiệu UH/2006T Địa chỉ : 47 Vũ Trọng Phụng- Hà Nội Số: 4546052 Tên khách hàng: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Địa chỉ: Số 1/120 Trường Chinh- Phương Mai- Đống Đa- Hà Nội Chỉ số mới Chỉ số cũ Hệ số ĐN. tiêu thụ Đơn giá Thành tiền 40 360 30 800 1.0 8 560 900 7 704 000 Ngày...tháng...năm TUQ. Giám đốc Cộng 8 560 7 704 000 Thuế suất GTGT :10% Thuế GTGT 770 400 Tổng tiền thanh toán 8 474 400 Số tiền bằng chữ : Tám triệu bốn trăm bẩy mươi bốn nghìn bốn trăm đồng./. Biểu 1.26 Công ty kinh doanh nước sạch Tp. Hà Nội Mẫu số 01 GTKT-2LN-01 44 Đường Yên Phụ - Hà Nội HÓA ĐƠN TIỀN NƯỚC MST : 0100106225 ĐT : 8292477 (Liên 2: Giao khách hàng) Ký hiệu : AK/2006T Tháng 6 năm 2006 Số : 0991662 Tên khách hàng: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Địa chỉ: Số 1/120 Trường Chinh- Phương Mai- Đống Đa- Hà Nội Số đọc tháng này Số đọc tháng trước Tổng tiêu thụ Định mức tiêu thụ Đơn giá Thành tiền 1 4380 1 375 63 63 7 500 472 500 Ngày...tháng...năm TLTQ Giám đốc Cộng 472 500 Trong đó: - Tiền nước - Phí BVMT đối với NTSH (10%) - Tiền thuế GTGT (5%) 410 870 41 087 20 543 TỔNG CỘNG: 472 500 Số tiền bằng chữ : Bốn trăm bảy mươi hai nghìn năm trăm đồng./. Biểu 1.27 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Số: 129 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Chứng từ Nội dung Tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có 511913 30/6 TT tiền điện thoại 627 133 112 442.364 44.236 486.600 4446052 30/6 TT tiền điện 627 133 111 7.704.000 770.400 8.474.400 991662 30/6 Trích khấu hao TSCĐ 627 133 214 451.957 20.543 472.500 Cộng 9.433.500 9.433.500 Kèm theo 3 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1.2.3.3.6. Kế toán chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác bao gồm: Chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị, kế toán căn cứ vào số thực tế phát sinh của các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng. Các khoản thuế cũng được tập hợp vào đây. Ngoài ra các chi phí bán hàng kế toán không tập hợp vào TK 641- Chi phí bán hàng mà được tập hợp vào TK 6278- Chi phí bằng tiền khác. Ðiều này lý giải tại sao ở công ty không sử dụng TK 641. TK 6278 cùng không được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Kế toán ghi như sau: Nợ TK 627 (6278) Có TK 111 1.2.3.3.7. Kế toán chi phí gia công thuê ngoài Là toàn bộ các khoản chi phí mà công ty chi ra để thuê các công ty khác làm một số công đoạn như thuê giặt, là ... Các khoản chi phí này phát sinh không lớn, thậm chí nhiều tháng liền không phát sinh khoản chi phí này. Chỉ khi nào công ty nhiều việc, không làm hết để đảm bảo tiến độ giao hàng thì mới tiến hành thuê ngoài. Các khoản chi phí này kế toán tập hợp vào TK 6279. Tài khoản này không mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí mà được tập hợp cho toàn bộ công ty như sau: Nợ TK 627 (6279) Có TK 111 Tuy các khoản chi phí sản xuất chung được công ty mở các tài khoản cấp 2 tương ứng để theo dõi nhưng vẫn không mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí. Ngoài các khoản chi phí nêu trên thì các khoản chi phí khác phát sinh như tiền hoàn ứng của khách hàng, tiền trả công nhân làm thêm giờ cũng được hạch toán trực tiếp vào TK 627. Mặt khác, trong quá trình sản xuất, công ty không có sản phẩm phụ mà chỉ có sản phẩm hỏng, nhưng số lượng không nhiều. Trong mỗi đơn đặt hàng đều có tỷ lệ hao hụt (thường là 2%) nên khi đi vào sản xuất bao giờ công ty cũng sản xuất cả phần hao hụt đó. Như vậy, ngay cả khi công nhân may hỏng nhưng số sản phẩm đúng quy cách vẫn đủ mà không phải bỏ thêm bất kỳ chi phí nào vào việc sản xuất thêm. Khi có sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thì công ty tiến hành sửa chữa và nhập kho để chuyển bán hàng nội địa. Ðối với sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được thì kế toán trừ vào phần trăm hao hụt. Còn đối với chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng, kế toán xác định và hạch toán vào tài khoản 6278. Như vậy, trong kỳ khoản chi phí sản xuất chung của công ty phát sinh tương đối nhiều. Từ các chứng từ phát sinh, kế toán tiến hành vào bảng kê chứng từ của TK 627, lập Chứng từ ghi sổ rồi vào Sổ chi tiết và Sổ Cái tài khoản 627. Biểu 1.28 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông SỔ CHI TIẾT Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung Tháng 6 năm 2006 ĐVT:VNĐ CTGS Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền Ghi nợ TK 627 SH NT TK 627.1 TK 627.2 TK 627.3 TK 627.4 TK 627.7 TK627.8 TK 627.9 116 6/6 Xuất DC cho PX 153 425.000 425.000 117 8/6 Chi vận chuyển VT 111 175.000 175.000 121 28/6 Các khoản phải trích theo lương CNSX 338 16.141.458 16.141.458 122 28/6 Lương phải trả NVPX 334 8.223.730 8.223.730 Các khoản phải trích theo lương NVPX 338 1.562.509 1.562.509 125 30/6 TT tiền điện thoại 112 442.364 442.364 TT tiền điện 111 7.704.000 7.704.000 TT tiền nước 111 451.957 451.957 126 30/6 Trích KH TSCĐ 214 5.569.444 5.569.444 Cộng 40.695.462 25.927.697 175.000 425.000 5.569.444 8.598.321 - - Biểu 1.29 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông SỔ CÁI Bên Nợ Tài khoản 627 Tháng 6 năm 2006 ĐVT:VNĐ CTGS Diễn giải Tổng số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Có SH NT TK 111 TK 112 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 116 6/6 Xuất DC cho PX 425.000 425.000 117 8/6 Chi vận chuyển VT 175.000 175.000 121 28/6 Các khoản phải trích theo lương CNSX 16.141.458 16.141.458 122 28/6 Lương phải trả NVPX 8.223.730 8.223.730 Các khoản phải trích theo lương NVPX 1.562.509 1.562.509 125 30/6 TT tiền điện thoại 442.364 442.364 TT tiền điện 7.704.000 7.704.000 TT tiền nước 451.957 451.957 126 30/6 Trích KH TSCĐ 5.569.444 5.569.444 Cộng 40.695.462 8.330.957 442.364 425.000 5.569.444 8.233.730 17.703.967 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1.2.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp: Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ số phát sinh từ các tài khoản 621, 622, 627 sang TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất của Công ty. Từ Bảng kê chứng từ, Sổ chi tiết của các tài khoản 621, 622, 627 kế toán xác định số phát sinh bên Nợ và lập bút toán kết chuyển: Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 Biểu 1.30 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Số: 130 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Chứng từ Nội dung Tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có 154 566.790.504 Kết chuyển CP NVLTT Kết chuyển CP NCTT Kết chuyển CP SX chung 621 622 627 441.140.000 84.955.042 40.695.462 Cộng 566.790.504 566.790.504 Kèm theo chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Từ Chứng từ ghi sổ, kế toán vào Sổ Cái các tài khoản 621, 622, 627 (Bên Có) và TK 154 (Bên Nợ). Biểu 1.31 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ TIỀN Số hiệu Ngày tháng … … … 113 4/6 437.140.000 114 8/6 44.000.000 … … … 116 8/6 425.000 117 11/6 175.000 … … … 120 27/6 12.810.801 121 27/6 25.356.524 … … … 124 28/6 16.141.458 125 28/6 9.786.239 … … … 128 30/6 5.569.444 129 30/6 9.433.500 130 30/6 566.790.504 … … … Tổng cộng Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 1.32 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông SỔ CÁI Bên Có Tài khoản 621 ĐVT: VNĐ CTGS Diễn giải Số tiền TK ĐƯ ghi bên Nợ SH Ngày 154 130 30/6 Kết chuyển CP NVLTT 441.140.000 441.140.000 Tổng cộng 441.140.000 441.140.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 1.33 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông SỔ CÁI Bên Có Tài khoản 622 ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải Số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Nợ SH Ngày 154 130 30/6 Kết chuyển CP NCTT 84.955.042 84.955.042 Cộng 84.955.042 84.955.042 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 1.34 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông SỔ CÁI Bên Có Tài khoản 627 ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải Số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Nợ SH Ngày 154 130 30/6 Kết chuyển CP SX chung 40.695.462 40.695.462 Cộng 40.695.462 40.695.462 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 1.35 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông SỔ CÁI Bên Nợ Tài khoản 154 ĐVT: VNĐ Số dư đầu kỳ: 188.927.677 CTGS Diễn giải Số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Có SH Ngày 621 622 627 130 30/6 Kết chuyển CP NVLTT 441.140.000 441.140.000 Kết chuyển CP NCTT 84.955.042 84.955.042 Kết chuyển CP SX chung 40.695.462 40.695.462 Cộng 566.790.504 441.140.000 84.955.042 40.695.462 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Do các khoản mục trên khi tập hợp kế toán không chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí nên trong bút toán kết chuyển sang TK 154 cũng không được chi tiết cho đối tượng tập hợp chi phí. Việc kết chuyển chi phí sản xuất sang TK 154 được tiến hành mỗi tháng một lần vào ngày cuối tháng nhưng công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm mỗi năm tính một lần vào ngày cuối năm. 1.2.4. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Ðể tính giá thành sản phẩm, trước hết phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty. Ðánh giá sản phẩm dở dang một năm một lần vào ngày cuối năm trên cơ sở số liệu kiểm kê sản phẩm dở dang trên từng khâu của quy trình công nghệ theo từng sản phẩm của từng đơn vị đặt hàng. Sản phẩm dở dang của công ty là các sản phẩm đang ở khâu may, là, cắt chưa hoàn thành. Do chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ lệ lớn và cũng do đặc thù của ngành may nên các chi phí khác như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu còn lớn. Ðể cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được chính xác, kế toán của công ty áp dụng phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công ty chỉ đánh giá sản phẩm dở dang một năm một lần vào ngày cuối năm. Theo báo cáo kiểm kê vào cuối tháng 12/2005 của Công ty về tình hình sản phẩm dở dang như sau:. Sản phẩm hoàn thành nhập kho: + 1.750 bộ áo Jacket 2 lớp + 10.014 bộ áo Jacket 3 lớp Tổng chi phí sản phẩm dở dang là: 188.927.676,92 đồng. Trong đó: Áo Jacket 2 lớp là 750 bộ tương đương 71.393.094,92 đồng Áo Jacket 3 lớp là 986 bộ tương đương 117.534.582,03 đồng Như vậy vào ngày 31/12/2005 Công ty còn 750 bộ áo Jacket 2 lớp và 986 bộ áo Jacket 3 lớp tại khâu sản xuất. Theo biên bản kiểm kê và đánh giá của bộ phận sản xuất thì 750 bộ áo Jacket 2 lớp mới hoàn thành 70% và 986 bộ áo Jacket 3 lớp mới hoàn thành được 75%. Vậy cách tính chi phí sản phẩm dở dang ở Công ty được kế toán tiến hành như sau: Theo định mức tiêu hao, chi phí nguyên vật liệu chính cho bộ áo Jacket 2 lớp là: Vải Microfai khổ 1,4 m: 2,8m/bộ x 13.000 đ/m = 36.400 đồng. Vải lót: 2,27 m/bộ x 8.000 đ/m = 18.160 đồng. Tổng chi phí nguyên vật liệu chính là: 54.560 đồng. Chi phí nguyên vật liệu chính có trong 750 bộ áo Jacket 2 lớp là: (đồng) Chi phí nguyên vật liệu phụ theo định mức cho một bộ áo Jacket 2 lớp là: 11.100 đồng. Chi phí nguyên vật liệu phụ trong 750 bộ áo Jacket 2 lớp là: (đồng) Chi phí nhân công trực tiếp là: 57.500.000 đồng (vì định mức nhân công trực tiếp cho 1 áo Jacket 2 lớp là: 23.000 đồng). Vậy chi phí nhân công trực tiếp có trong 750 bộ áo Jacket 2 lớp dở dang là: (đồng) Chi phí sản xuất chung theo định mức là 18.720 đồng/bộ. Chi phí sản xuất chung có trong 750 bộ áo Jacket 2 lớp là: (đồng) Vậy chi phí dở dang có trong 750 áo Jacket 2 lớp là: (đồng) Tương tự với định mức tiêu hao cho một bộ áo Jacket 3 lớp là: Vải Microfai khổ 1,4 m: 2,8 m/bộ x 13.000 đ/m = 36.400 đ/bộ Vải lót: 2,27 m/bộ x 8.000 đ/m = 18.160 đ/bộ Vải bông: 2,5 m/bộ x 7.500 đ/m = 18.750 đ/bộ Tổng chi phí nguyên vật liệu chính là: 73.310 đ/bộ Nguyên vật liệu phụ là: 12.100 đ/bộ Chi phí nhân công trực tiếp là: 25.000 đ/bộ. Chi phí sản xuất chung là: 22.720 đ/bộ Công ty sản xuất đơn đặt hàng là 11.000 bộ áo Jacket 3 lớp. Như vậy Công ty đã hoàn thành 10.014 bộ áo Jacket 3 lớp, còn lại 986 bộ dở dang với mức độ hoàn thành là 75%. Tính tương tự như trên ta có tổng chi phí sản phẩm dở dang của 986 áo Jacket 3 lớp là 117.534.582,03 đồng. Sau khi đánh giá xong chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm cho toàn bộ các sản phẩm theo đơn đặt hàng của Công ty. 1.2.5. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế - tài chính của từng doanh nghiệp. 1.2.5.1. Ðối tượng tính giá thành Xác định dúng đối tượng tính giá thành là công tác đầu tiên mà kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện để tính giá thành sản phẩm. Do đặc thù của ngành may và xuất phát từ đặc điểm tổ chức kế toán Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông, kế toán không tập hợp chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên đối tượng tính giá thành của Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông là toàn bộ các loại sản phẩm của các đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành gắn liền với kỳ đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Mỗi năm kế toán tính giá thành một lần vào ngày cuối năm sau khi đánh giá xong sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.2.5.2. Phương pháp tính giá thành Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên số lượng nhiều và chủng loại phong phú do đó mà công tác tính giá thành phức tạp (đặc biệt là công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ). Hiện Công ty đang áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành cho sản phẩm sản xuất được trong kỳ. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (kể cả phát sinh tăng hay giảm) được tập hợp lại và tiến hành tính giá thành sản phẩm. Ngoài việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trên thì mỗi đơn đặt hàng kế toán còn lập một phương án giá cho đơn đặt hàng đó, sau đó trình lên giám đốc giúp việc quản trị có hiệu quả tốt hơn. 1.2.5.3. Trình tự tính giá thành sản phẩm Sau khi đánh giá xong chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm. Kế toán lập thẻ tính giá thành cho toàn bộ quy trình công nghệ và chỉ được lập vào cuối năm. Đây rõ ràng là một điều bất hợp lý lớn trong công tác kế toán giá thành của Công ty. Số liệu trên bảng tính giá thành được lấy từ Sổ cái tổng hợp của các TK 621, 622, 627 và TK 154. Biểu 1.36 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Năm 2006 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng cộng ... CPSX tháng 6/2006 441.140.000 84.955.042 40.695.462 566.790.504 ... ... ... ... ... CPSX dở dang Tổng giá thành Có thể thấy, việc tính giá thành của Công ty chỉ mới dừng lại ở việc tập hợp giá thành cho toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh trong cả năm chứ không tập hợp riêng cho từng đơn hàng, từng lô hàng sản xuất. Khi đề cập đến vấn đề này, nhân viên phòng kế toán đã giải thích rằng, Công ty không tập hợp, tính giá thành theo từng đơn hàng vì trước khi nhận sản xuất bất cứ đơn hàng nào, các phòng kế hoạch, kỹ thuật và kế toán tại Công ty sẽ xác định chi phí định mức tiêu hao cho 1 sản phẩm. Dựa trên định mức chi phí cho một sản phẩm kế toán lập phương án giá nhằm xem đơn đặt hàng đó có thực hiện được hay không tức là có mang lại lợi nhuận cho Công ty sau khi thực hiện đơn đặt hàng đó không. Việc tính toán là khá chính xác theo kinh nghiệm lâu năm nên khi đã chắc chắn có lãi, Công ty mới nhận sản xuất. Thực chất, phương án giá chỉ dùng phục vụ cho công tác quản trị của Ban lãnh đạo Công ty nhưng tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông, phòng kế toán đã dựa luôn vào phương án giá và chi phí tiêu hao định mức ban đầu làm cơ sở để tính giá vốn cho từng đơn hàng. Ví dụ: Trong kỳ Công ty đã nhận được đơn đặt hàng của Công ty MOCEB của Nga sản xuất mặt hàng áo PILOT với giá đặt hàng là: 9,5 USD/sản phẩm. Kế toán lập phương án giá cho đơn đặt hàng đó như sau: Biểu 1.37 PHƯƠNG ÁN ÁO PILOT XUẤT KHẨU SANG NGA Giá bán 15,25 USD/sản phẩm. Số lượng 11.000 sản phẩm. ĐVT: USD STT Khoản mục Số lượng Đơn giá Số tiền I Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13,27 1 Vải ngoài 7,22 2 Vải lót 2,32 3 Bo ACYLIC 0,93 4 Bông 240 g 1,2 5 Khóa 1,25 6 Cúc 15mm 3 bộ 0,03 0,09 7 Mác tay 1 chiếc 0,06 0,06 8 Mác trong túi 1 chiếc 0,04 0,04 9 Mác cỡ 1 chiếc 0,02 0,02 10 Chỉ may 340 m 0,004 0,13 11 Mex 0,01 II Chi phí nhân công trực tiếp 1,1 III Chi phí sản xuất khác 0,525 1 Hao hụt 0,2% x 7,55 0,15 2 Lãi ngân hàng 1% x 7,55 x 2 tháng 0,15 3 Bao bì 0,13 4 Vận chuyển 0,02 5 Chi phí sản xuất chung khác 0,75 IV Tổng chi phí sản xuất (I+II+III) 9,025 V Lãi dự kiến 15,25 – 14,895 0,355 PHẦN II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NÔNG NGHIỆP 2.1. Nhận xét, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Qua quá trình tìm hiểu công tác kế toán nói chung và công tác quản lý, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông nói riêng, em nhận thấy: Trong suốt những năm thành lập, hoạt động và phát triển, Công ty đã khẳng định vai trò vị thế của mình trong ngành dệt may Việt Nam. Ðể đạt tới quy mô và trình độ quản lý như hiện nay, đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục của cán bộ công nhân viên của Công ty. Từ việc chỉ sản xuất theo kế hoạch tới việc hạch toán kinh doanh độc lập, Công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hết mình để thực hiện các biện pháp nhằm có thể hoà cùng nhịp điệu phát triển của nền kinh tế nước nhà nói riêng và khu vực nói chung. Ðặc biệt trong cơ chế thị trường, khi mà cạnh tranh diễn ra gay gắt nên sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bẩy tích cực và quan trọng cho quá trình phát triển của Công ty. Cùng với sự vận dụng linh hoạt sáng tạo các quy luật kinh tế, không ngừng cải tổ bộ máy quản lý, đổi mới dây chuyền công nghệ Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông đã đạt được những thành tích đáng kể trong sản xuất cũng như không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty. Về công tác kế toán tại công ty đã nhanh chóng nắm bắt được tình hình đổi mới của chế độ kế toán, áp dụng ngay hình thức kế toán mới theo quy định của Bộ Tài chính, do đó làm công tác kế toán được thuận tiện, phù hợp với điều kiện hiện nay. Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Ðây là hình thức tiên tiến, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty và phù hợp với tình hình quản lý tập trung ở công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất (đặc biệt là ngành may), các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều. Ðể thuận tiện và giảm bớt công tác ghi sổ, kế toán lập chứng từ gốc và bảng kê chứng từ gốc cùng loại. Từ bảng kê chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ. Sau khi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành vào Sổ chi tiết và Sổ cái. Xét về tổng quan thì hệ thống chứng từ ở công ty tương đối hoàn chỉnh. Cụ thể trong các phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em có một số nhận xét như sau: 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán mở sổ chi tiết theo dõi vật tư, sổ cái TK 621. Mọi loại vật tư đều được theo dõi cu thể, có mở tài khoản chi tiết riêng để tiện cho việc quản lý. Việc mở tài khoản theo dõi chi tiết như vậy là rất cần thiết đối với doanh nghiệp sản xuất có nhiều loại vật tư như ngành dệt may. Tuy nhiên, việc lập tài khoản chi tiết tại công ty lại chưa phù hợp với công tác hạch toán của phòng kế toán. Tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vàp bảng kê chứng từ phát sinh, sau đó được lập riêng chứng từ ghi sổ và được ghi trực tiếp vào sổ cái TK 621 nhưng không chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí do đó không có tác dụng phản ánh chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng/ tổ sản xuất hay từng đơn đặt hàng. Như vậy kế toán đã làm sai nguyên tắc kế toán và chưa đúng với chế độ. Ðiều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc đánh giá sản phẩm dở dang tính và giá thành sản phẩm. Vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không được chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí nên công tác tính giá thành không được tiến hành hàng kỳ hoặc sau khi kết thúc mỗi đơn hàng, kế toán cũng không thể xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho đơn hàng đó nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của từng đơn hàng không thực hiện được, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sự chính xác trong việc xác định kết quả sản xuất của Công ty. 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Kế toán đã mở hệ thống sổ, chứng từ theo dõi tiền lương đúng quy định của Bộ Tài chính. Ngoài các chứng từ là Bảng chấm công, Bảng kết quả lao động, Bảng thanh toán lương thì kế toán còn mở sổ cái TK 622. Tất cả tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được kế toán tập hợp và ghi vào sổ cái TK 622 vào ngày cuối mỗi tháng. Song song với việc vào sổ cái kế toán còn mở sổ chi tiết để theo dõi các khoản phải trích theo lương (19%) gồm BHXH, BHYT, KFCÐ. Tuy nhiên, các khoản này không được tập hợp vào TK 622 mà được tập hợp vào TK 627- Chi phí sản xuất chung. Việc hạch toán như thế này đã được kế toán thực hiện nhiều năm, kế toán không lập bảng phân bổ tiền lương cho từng đối tượng chịu chi phí nguyên nhân là do Công ty không chi tiết TK 622 theo từng đối tượng chịu chi phí. Việc hạch toán như vậy là sai cả về nguyên tắc lẫn chế độ kế toán. Cũng giống như với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, việc xác định chi phí nhân công trực tiếp nhưng không chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành cụ thể cho từng đơn hàng. 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp phát sinh tương đối nhiều và được theo dõi phản ảnh khá đầy đủ nhưng không ghi chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí. Cuối kỳ kế toán, chi phí sản xuất chung không được phân bổ theo bất kỳ một tiêu thức nào. Như vậy là sai cả về nguyên tắc và chế độ kế toán. TK 627 được dùng để kế toán tập hợp các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Hàng tháng căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào sổ Cái mẫu tờ rời cho TK 627. Sổ cái này cũng không được chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí. Có thể thấy việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty còn bộc lộ rất nhiều hạn chế và đáng nói nhất là việc kế toán tại Công ty đã không tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí (thông thường là theo các đơn đặt hàng). Hàng tháng kế toán chỉ tập hợp chi phí chung cho toàn doanh nghiệp và dồn lại cuối năm mới tập hợp để đánh giá chi phí sản xuất sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm là không khoa học và không hợp lý. Các khoản mục chi phí không được xác định chi tiết theo từng đơn đặt hàng dẫn đến khi hoàn thành 1 đơn đặt hàng, kế toán cũng không thể xác định được tổng chi phí sản xuất thực tế mà Công ty bỏ ra, do đó sẽ không biết được sai lệch giữa tính toán ban đầu và thực tế phát sinh. Chính vì vậy việc xác định lãi, lỗ thực tế cho từng đơn đặt hàng là không có. Tính chính xác của việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cũng chưa cao. 2.1.4. Ðánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Tại công ty chỉ đánh giá sản phẩm dở dang vào ngày cuối năm, tức là một năm đánh giá một lần. Công ty làm như vậy là không sai nguyên tắc nhưng làm như vậy là ảnh hưởng tới việc tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, việc Công ty chỉ đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối năm sẽ gây hạn chế lớn trong khả năng nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất thường xuyên hàng tháng. Việc xác định thiếu tính cập nhật như vậy sẽ khiến Công ty không biết được những phát sinh thực tế có nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình thực hiện đơn đặt hàng như thế nào, và cũng sẽ không thể kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý nhanh chóng khi cần thiết. Việc công ty áp dụng phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là hoàn toàn hợp lý do chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung còn chiếm tỷ lệ lớn. Hàng tháng kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất sang TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng phần nào giúp cho kế toán thấy được các chi phí phát sinh như thế nào và giúp cho công tác kế toán quản trị tốt hơn. TK 154 kế toán không chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí, làm như vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tính giá thành, kế toán không thể tính được giá thành cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng nên không thể theo dõi chính xác giá thành của từng loại sản phẩm. Như vậy khi xuất hàng trong kỳ, kế toán không có căn cứ để tính giá vốn dẫn đến tình trạng doanh thu phát sinh bao nhiêu thì sẽ ghi giá vốn bấy nhiêu. Kế toán làm như vậy là sai cả về nguyên tắc kế toán lẫn chế độ hiện hành. Nếu như trong năm kế toán ghi giá vốn bằng doanh thu vì không có cơ sở để ghi giá vốn thì cuối năm kế toán phải ghi bút toán điều chỉnh giá vốn sau khi tính xong giá thành sản phẩm. Nhưng đến cuối năm, sau khi tính giá thành sản phẩm xong, kế toán lại không làm bất kỳ một bút toán điều chỉnh nào với giá vốn hàng bán. Chính vì vậy làm cho các chỉ tiêu bị sai lệch nhiều. 2.1.5. Tính giá thành sản phẩm Kế toán tính giá thành sản phẩm một năm một lần vào ngày cuối năm sau khi đánh giá sản phẩm dở dang xong. Việc tính giá thành sản phẩm như vậy đã không đáp ứng được yêu cầu quản trị, do không cập nhật được các thông tin kịp thời và cũng ảnh hưởng của công tác giá vốn hàng bán nên đã dẫn tới kế toán làm sai chế độ quy định. Đồng thời việc tập hợp, xác định chi phí dở dang và tính giá thành sản phẩm cùng dồn hết vào thời điểm ngày cuối năm với khối lượng lớn sẽ gây khó khăn cho phòng kế toán trong khi toàn bộ thời gian trong năm công việc lại tương đối ít. Ðối với phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là phương pháp giản đơn rất phù hợp với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Kế toán lập thẻ tính giá thành rất đơn giản và dễ hiểu, trên đó đã thể hiện được tất cả các thông tin cần thiết. Các khoản chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục sau đó được thể hiện rất rõ ràng trên thẻ tính giá thành nhưng vẫn chỉ là tập hợp chung cho toàn bộ Công ty, không thể hiện được giá thành cho từng đơn đặt hàng. Ngoài việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm vào cuối năm, kế toán đã vận dụng linh hoạt kế toán quản trị vào công tác kế toán. Ðiều đó được thể hiện rất rõ ràng là từng đơn đặt hàng kế toán lập một phương án giá riêng. Trên mỗi phương án giá đó các chỉ tiêu được thể hiện rất rõ, đáp ứng được nhu cầu thông tin và yêu cầu quản trị, với cách tính toán theo kinh nghiệm lâu năm nên hầu hết phương án giá đều khá chuẩn xác. Và trên thực tế, kế toán cũng dựa luôn vào phương án giá để ghi nhận giá vốn cho từng đơn hàng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ không thể tránh khỏi gây sai lệch với thực tế chi phí phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Qua tìm hiểu thực tế tại công ty, nhận thấy bên cạnh những mặt mạnh, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy cần thiết phải có những biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông. 2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế, cùng với sự đổi mới sau sắc của cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính doanh nghiệp. Nhưng trong cơ chế kinh tế mới, khi mà nền kinh tế nước ta đang đứng trước rất nhiều điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn thì hệ thống ke Việt Nam vẫn đang còn trong giai đoạn dần hoàn thiện, vẫn còn rất nhiều vấn đề bất hợp lý giữa cơ chế và thực tế phát sinh trong khi đó, kế toán lại có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, kế toán chính là công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp quản lý và tiến hành quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy yêu cầu đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán là một yêu cầu rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp cũng như trong toàn bộ nền kinh tế. Đối với các doanh nghiệp sản xuất mục tiêu quan trọng luôn là giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đồng thời không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá thành sản phẩm là 1 chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của Công ty. Việc hạ giá thành có hệ thống là một nguyên tắc quan trọng trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, yêu cầu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng cần được hoàn thiện hơn nữa. Việc hoàn thiện công tác kế toán trong doanh nghiệp cần phải dựa trên tình hình thực tế của Công ty, kết hợp với các qui định của cơ chế tài chính, chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành và phải được tổ chức 1 cách khoa học, hợp lý thì mới đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh Quá trình hoàn thiện công tác kế toán phải được thực hiện trên tất cả các mặt sau: - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ - Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán - Sổ kế toán phản ánh nghiệp vụ kế toán. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông cho thấy yêu cầu của việc hoàn thiện là cần thiết và để cho việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đạt hiệu quả thì cần chú ý những nội dung sau: - Tính chính xác và đầy đủ các khoản mục chi phí sản xuất - Tính đúng, tính đủ, tính kịp thời - Sử dụng thông tin kế toán trung thực, khách quan - Tính toán rõ ràng, minh bạch - Tiết kiệm, hiệu quả. 2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông Mặc dù sự hiểu biết còn hạn hẹp nhưng em cũng mạnh dạn đề xuất một số ý kiến. Mong rằng những ý kiến đóng góp đó sẽ phần nào giúp ích cho việc hoàn thiện công tác kế toán của công ty. 2.3.1. Về quản lý và hạch toán chi phí sản xuất 2.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty vẫn chưa được tốt, cụ thể đối với sản phẩm mang đi gia công cả quy trình công nghệ thì kế toán phải tập hợp theo bút toán: Nợ TK 154 (Chi tiết cho từng đối tượng) Có TK liên quan. Kế toán không thể tập hợp theo bút toán: Nợ TK 621 Có TK 154 Ðến cuối kỳ khi kết chuyển sang TK 154 thì toàn bộ chi phí gia công đó coi như không phát sinh mà trên thực tế nó đã phát sinh. Khi đó sẽ không phản ánh đúng giá thành sản phẩm. Kế toán phải xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi tiết cho từng đối tượng, trong đó kế toán phải xác định được đối tượng chịu chi phí là gì. Vì công ty thường sản xuất theo đơn đặt hàng, theo em kế toán nên lấy từng đơn đặt hàng là đối tượng chịu chi phí. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên chi tiết theo từng đơn đặt hàng và trong đó lại được chi tiết cho từng loại sản phẩm. Tuy công việc hơi phức tạp một chút nhưng kế toán lại có thể cung cấp thông tin chi tiết bất kỳ lúc nào. Có chi tiết như vậy thì công tác tính giá thành sản phẩm mới được khoa học, đầy đủ và có tính chính xác cao, giúp cho công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh được chặt chẽ hơn. 2.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp Với khối lượng công việc nhiều như hiện nay, công nhân thường xuyên phải làm thêm giờ cho kịp đơn đặt hàng nên quỹ tiền lương mà công ty phải trả là tương đối lớn. Cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán nên hạch toán cho từng đơn đặt hàng và từng loại sản phẩm. Có như vậy thì kế toán mới có thể dễ dàng tính được giá thành của từng đơn đặt hàng, từng loại sản phẩm để từ đó có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh trong mỗi đơn đặt hàng, so sánh giá thành từng loại sản phẩm trong từng giai đoạn. Kế toán cũng cần phải hạch toán cả phần trích theo lương theo tỷ lệ quy định (19%) vào TK 622 nhằm đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán quy định qua bút toán: Nợ TK 622: Các khoản trích theo lương Có TK 338: BHXH, BHYT, KPCĐ Nếu trong tháng mà một công nhân sản xuất nhiều mặt hàng, theo nhiều đơn hàng thì các khoản trích theo lương, kế toán phải có một tiêu thức phân bổ hợp lý để tính giá thành phù hợp và chính xác nhất. Khi đó, kế toán nên xác định chi tiết từng phần lương sản phẩm mà công nhân đó làm theo từng loại sản phẩm, từng đơn hàng cụ thể, từ đó xác định các khoản trích theo lương tương ứng. Vì tại Công ty hiện nay, lương của công nhân sản xuất là lương sản phẩm và trong quá trình tính lương, Công ty đã quy định cụ thể tiền lương cho mỗi công đoạn sản xuất (như bổ túi hậu, ép mex...). Căn cứ vào Bảng kết quả lao động, kế toán có thể xác định 1 công nhân trong tháng đã tham gia làm mấy sản phẩm, thuộc những đơn đặt hàng nào, do đó cũng có thể xác định số tiền lương phải trả theo sản phẩm và đơn đặt hàng bằng cách lấy số lượng hoàn thành tại mỗi công đoạn trong tháng nhân với đơn giá của công đoạn đó. Tổng cộng các công đoạn lại, ta sẽ có số tiền công phải trả cho việc sản xuất một đơn đặt hàng hay sản phẩm riêng biệt, từ đó xác định tiếp các khoản phải trích theo lương tương ứng để tính ra chi phí nhân công trực tiếp phát sinh theo từng đơn hàng hay sản phẩm trong tháng. Việc làm này là cần thiết để giúp Công ty xác định chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh hàng tháng theo từng đơn đặt hàng hay sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng và sản phẩm tại Công ty. 2.3.1.3. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là nơi tập trung nhiều khoản chi phí mà kế toán đã hạch toán chưa đúng chế độ kế toán, vì vậy kế toán nên xem xét lại khoản chi phí này. Chi phí sản xuất chung là một khoản mục tạo thành giá thành sản phẩm, do vậy nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác tính giá thành sản phẩm. Trước hết chi phí sản xuất chung phải được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể là từng đơn đặt hàng. Cuối kỳ phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm. Trong trường hợp chi phí sản xuất chung không được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí thì phải có tiêu thức thích hợp để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng, từng loại sản phẩm. Việc kế toán hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK 6271 đã làm cho chi phí sản xuất chung tăng cao, không đánh giá thực chất chi phí sản xuất chung mà phải hạch toán khoản đó vào TK 622 như đã nêu ở mục trên. Các khoản chi phí khác không đúng với nội dung của TK 627, kế toán cần phải hạch toán những khoản chi phí đó theo đúng chế độ hiện hành để làm trong sạch TK 627 theo đúng nghĩa của nó. Có như vậy mới giúp cho kế toán tính đầy đủ và chính xác giá thành sản phẩm, tạo cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chính xác hơn. Cụ thể: - Những khoản chi phí giao dịch, tiếp khách mà trước đây kế toán tập hợp vào TK 6272 nên hạch toán vào TK 642 theo đúng chế độ kế toán hiện hành. - Những khoản chi phí như chi phí giao dịch, chi phí hải quan, phí quota nên hạch toán vào TK 642 theo đúng chế độ kế toán. - Những khoản chi phí vận chuyển mua hàng, thuế nhập khẩu phải được tính vào giá nguyên vật liệu mua vào, không nên hạch toán vào TK627. Còn những khoản chi phí bốc dỡ, vận chuyển có liên quan đến chi phí bán hàng, kế toán phải mở thêm TK 641 để theo dõi riêng những khoản chi phí này theo đúng chế độ. Về khấu hao TSCÐ thì hàng tháng kế toán phải tính ra số khấu hao của những TSCÐ dùng chung cho việc sản xuất và được hạch toán vào TK 627. Sau đó cũng cần thiết phải xây dựng 1 tiêu thức phân bổ số khấu hao cũng như các khoản chi phí sản xuất chung khác cho từng đơn đặt hàng sản xuất trong tháng để kế toán có thể xác định được chi phí sản xuất chung theo từng đơn hàng. Vì thời gian thực tập, tìm hiểu tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông là không nhiều nên em cũng chưa thể đưa ra nhiều giải pháp hợp lý và có tính khả thi cao nhưng theo em, Công ty có thể dựa vào tỉ lệ phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp của mỗi đơn hàng hay sản phẩm trong tháng làm tiêu thức phân bổ cho chi phí sản xuất chung. Cách làm này đơn giản, không khó thực hiện nhưng vẫn đảm bảo được việc phân bổ, xác định chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng sản xuất trong tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chí phí và tính giá thành theo đơn hàng. 2.3.2. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Hiện tại ở Công ty đánh giá sản phẩm dở dang mỗi năm một lần vào ngày cuối năm thì với khối lượng công việc nhiều như hiện nay kế toán không nắm được thông tin chính xác phục vụ cho công tác quản trị. Theo em, kế toán nên đánh giá sản phẩm dở dang một tháng hoặc một quý để có số liệu chính xác, giúp cho công tác tính giá thành được chính xác hơn. Mặt khác, việc đánh giá sản phẩm dở dang thường xuyên như vậy còn giúp cho kế toán theo dõi chặt chẽ hơn quá trình sản xuất nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc để kịp thời đưa ra các biện pháp nânh cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi đánh giá sản phẩm dở dang nên chi tiết rõ cho từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương tuy hơi phức tạp nhưng độ chính xác cao. Bởi vì chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ở công ty phát sinh tương đối nhiều nên việc áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang này là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại ở Công ty. Như đã trình bày ở các mục trên, nếu kế toán thực hiện được việc xác định các khoản mục chi phí như: CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC theo từng đơn đặt hàng thì việc tập hợp chi phí và đánh giá chi phí sản xuất sản phẩm dở dang chi tiết theo từng đơn hàng là hoàn toàn có thể làm được. Khi đó, kế toán sẽ mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đơn hàng, tập hợp các chi phí sản xuất của đơn hàng và tiến hành đánh giá chi phí sản xuất sản phẩm dở dang vào cuối mỗi tháng. Điều này sẽ đảm bảo thông tin kịp thời về tình hình sản xuất, tiến độ thực hiện đơn hàng tại Công ty. Từ đó tạo điều kiện giúp Ban lãnh đạo có thể đưa ra những điều chỉnh trong sản xuất một cách nhanh nhất. Đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm theo đơn hàng. 2.3.3. Về tính giá thành sản phẩm Ðể tính giá thành đầy đủ và chính xác thì trước hết các khoản chi phí sản xuất cũng phải tập hợp đúng cho từng đối tượng. TK 154 cũng phải chi tiết cho từng đối tượng. Hiện tại công ty có rất nhiều đơn đặt hàng với nhiều loại mặt hàng khác nhau, và cũng do đặc thù kinh doanh của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng. Kế toán lập thẻ tính giá thành cho toàn bộ các đơn đặt hàng của công ty vào cuối năm là chưa đúng và chưa hợp lý, làm như vậy không đánh giá được hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh doanh. Xuất pháp từ đặc điểm sản xuất của Công ty, Công ty nên sử dụng các phuơng án tính giá thành theo đơn đặt hàng. Trong từng đơn đặt hàng đó sẽ lập thẻ tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo từng khoản mục chi phí mà công ty đã áp dụng. Việc kế toán sử dụng phương án tính giá thành theo đơn đặt hàng là rất thuận tiện vì kế toán chỉ việc tập hợp chi phí phát sinh theo từng khoản mục từ khi bắt đầu sản xuất đơn đặt hàng đó đến khi kết thúc đơn đặt hàng. Mỗi đơn đặt hàng kế toán lập thẻ tính giá thành riêng. Việc lập thẻ tính giá thành theo đơn đặt hàng giúp kế toán có thể đánh giá hiệu quả của từng đơn đặt hàng, có thể so sánh giá thành giữa các đơn đặt hàng. Tạo điều kiện cho kế toán ghi bút toán xác định giá vốn được chính xác và kịp thời. Thông thường kế toán lập thẻ tính giá thành cho từng loại sản phẩm vào lúc đơn đặt hàng kết thúc nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là không có. Tuy nhiên nếu kế toán thực hiện đánh giá chi phí sản xuất sản phẩm dở dang theo từng tháng như đã nêu ở mục trên thì việc tính giá sẽ thuận lợi rất nhiều. Căn cứ vào sổ chi tiết TK 154 mở cho từng đơn hàng, kế toán có thể tiến hành lập thẻ tính giá thành của từng đơn hàng vào cuối tháng hoặc ngay sau khi đơn hàng kết thúc mà không phải chờ đến cuối năm như hiện nay. Thẻ tính giá thành cho từng loại sản phẩm này cho phép kế toán tính được giá thành đơn vị một sản phẩm, là cơ sở để kế toán so sánh với việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, so sánh với phương án giá mà kế toán đã lập ban đầu cho từng loại sản phẩm của đơn đặt hàng và có thể so sánh giữa các loại sản phẩm với nhau. Việc tính giá thành chính xác, kịp thời và theo từng đơn đặt hàng là 1 yếu tố quan trọng trong việc xác định lãi, lỗ của Công ty, từ đó sẽ giúp Công ty hoàn thiện hơn trong việc tính toán, xác định phương án giá của những đơn đặt hàng tiếp theo. Đồng thời đảm bảo việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty được kịp thời và chính xác. 2.4. Ðiều kiện để thực hiện những kiến nghị một cách có hiệu quả 2.4.1. Tổ chức quản lý và sản xuất nhằm giảm tối đa chi phí Chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất của sản phẩm. Hiện nay, nguyên vật liệu của ngành may mặc từ cúc, chỉ hay vải đều được cải tiến, nâng cao chất lượng vì vậy công ty nên chủ động dùng nguyên vật liệu trong nước để thay thế cho hàng nhập khẩu. Ðể làm được điều đó công ty nên tìm cho mình các nhà cung cấp có uy tín trong nước. Hơn nữa công ty nên theo dõi chặt chẽ sự biến động về giá cả để quyết định chọn mua vào thời điểm nào và với mức giá là bao nhiêu là hợp lý nhất, tránh bị mua đắt, mua thừa hàng. Với các nguyên vật liệu cần phải nhập thì công ty nên có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý tránh tình trạng thiếu phải đi mua vội dẫn tới bị ép giá. Ðồng thời phải luôn chú ý sửa chữa và nâng cấp kho chứa, thường xuyên kiểm tra vật liệu trong kho tránh tình trạng ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu. Tiết kiệm chi phí tiền lương được hiểu là tăng năng suất lao động của công nhân. Ðiều đó phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người lao động vì vậy việc tuyển dụng và đào tạo tay nghề cho công nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Khi trình độ tay nghề nâng cao, thời gian hoàn thành sản phẩm được rút ngắn, chi phí sản phẩm hỏng cũng được giảm đi đáng kể, giảm thiểu bớt được các chi phí vô ích. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có thêm những chính sách đảm bảo ổn định mức lương hàng tháng của công nhân, có những hình thức khen thưởng hợp lý cho các cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm khuyến khích động viên tinh thần làm việc của toàn Công ty, tạo niềm tin và sự gắn bó của công nhân với công việc, nhờ đó cũng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất tại Công ty. 2.4.2. Ứng dụng khoa học vào trong quản lý và sản xuất Ðể nâng cao năng suất của người lao động thì công ty cũng cần quan tâm đến hệ thống máy móc thiết bị. Máy móc có hiện đại, hoạt động liên tục thì công nhân mới không bị nghỉ làm giữa giờ. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu đầu tư các phương tiện máy móc hiện đại, thay thế các máy móc thiết bị cũ để nâng cao năng suất lao động. Ngày nay đầu tư vào công nghệ mới cũng là một nhân tố quan trọng để hạ giá thành sản phẩm. Ðể đáp ứng được đòi hỏi này, hàng năm công ty nên trích ra một phần lợi nhuận để lập quỹ đầu tư phát triển dùng vào việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới. Không những chỉ đầu tư vào sản xuất mà công ty cũng nên đầu tư máy móc thiết bị cho công tác quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý. Ðặc biệt trong công tác kế toán, công ty nên ứng dụng phần mềm kế toán để giảm bớt các khó khăn do việc hạch toán thủ công bằng tay. Ðể sử dụng phần mềm một cách có hiệu quả công ty nên trang bị thêm máy tính cho phòng kế toán và tổ chức các lớp bối dưỡng kỹ năng tin học cho các cán bộ kế toán trong phòng, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán. Và đặc biệt giúp cho công tác kế toán được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện hơn. KẾT LUẬN ba Trong điều kiện hiện nay với các điều kiện của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt, nhà nước chỉ quản lý nền kinh tế một cách gián tiếp bằng công cụ pháp luật và thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Như vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng kinh doanh phù hợp để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường có tính cạnh tranh cao. Chính vì vậy, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp vì mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới là lợi nhuận. Vậy nên phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất được coi trọng bởi nó cho phép tính toán một cách chính xác, đầy đủ, khách quan các khoản mục chi phí đã bỏ ra, cung cấp số liệu cần thiết phục vụ cho công tác quản trị của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp các doanh nghiệp nghiên cứu tìm ra biện pháp để đạt được lợi nhuận cao nhất và tốn ít chi phí nhất. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông, được tìm hiểu về công tác kế toán tại công ty, em thấy công tác kế toán ở đây được tổ chức một cách khá khoa học và hợp lý phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy thời gian thực tập chưa dài nhưng nó đã giúp em hiểu thêm phần nào về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp em thu nhận thêm nhiều kiến thức giúp ích cho công việc của em sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể nhân viên tại phòng kế toán Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông trong thời gian thực tập tại đây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và thương mại Phương Đông.docx
Luận văn liên quan