Đề tài Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty CP Cầu 11 Thăng Long

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU. CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 11 THĂNG LONG .3 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty CP Cầu 11 Thăng Long 3 1.1.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Cầu 11 Thăng Long .3 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 4 1.3. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại Công ty CP cầu 11 Thăng Long 6 1.4. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty CP cầu 11 Thăng Long .7 1.4.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất .7 1.4.2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 9 1.4.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí 9 1.4.2.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty .10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP CẦU 11 THĂNG LONG .11 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CP cầu 11 Thăng Long 11 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11 2.1.1.1. Các trường hợp sử dụng vật liệu cho sản xuất sản phẩm .11 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng và nội dung kế toán 12 2.1.1.3. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12 2.1.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23 2.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp .26 2.1.2.1. Đặc điểm lao động, cơ chế tiền lương tại Công ty. .26 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng 28 2.1.2.3. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 28 2.1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 33 2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 35 2.1.3.1. Hình thức tổ chức sử dụng máy thi công tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long 35 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng 36 2.1.3.3. Kế toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công 36 2.1.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công .39 2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 45 2.1.4.1. Tài khoản sử dụng, nội dung kế toán .45 2.1.4.2. Kế toán chi phí sản xuất chung 45 2.1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long .55 2.1.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 55 2.1.5.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 60 2.2. Tính giá thành sản phẩm .61 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành .61 2.2.2. Quy trình tính giá thành sản phẩm 62 CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 11 THĂNG LONG .67 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long .67 3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 67 3.1.1.1. Những ưu điểm . 67 3.1.1.2. Những nhược điểm .68 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP cầu 11 Thăng Long 69 3.2.1. Cơ sở và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 69 3.2.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty 70 3.2.2.1. Về bộ máy quản lý 71 3.2.2.2. Về việc thực hiện chứng từ 71 3.2.2.3. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 71 3.2.2.4. Đối với hạch toán chi phí nhân công .72 3.2.2.5. Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép 73 3.2.2.6. Về tài sản cố định .84 3.2.2.7. Về việc trích lập dự phòng .86 3.2.2.8. Hoàn thiện một số sổ kế toán .87 3.2.2.9. Về hình thức kế toán 80 KẾT LUẬN. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng vì thế mà cũng phát triển nhanh chóng, làm thay đổi bộ mặt của đất nước từng ngày, từng giờ. Điều đó không chỉ có nghĩa khối lượng công việc của ngành XDCB tăng lên má kéo theo đó là chi phí đầu tư XDCB cũng gia tăng. Và chi phí sản xuất xây dựng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các khoản chi của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý vốn một cách có hiệu quả, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn (từ lập dự án, thi công đến nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành), thời gian thi công kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Chính vì lẽ đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một phần cơ bản, không thể thiếu trong công tác hạch toán kế toán. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm là một mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Với các doanh nghiệp, thực hiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cơ sở để kiểm tra, giám sát các hoạt động, từ đó khắc phục những tồn tại, phát huy những tiềm năng, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn đứng vững trong cơ chế thị trường, luôn tồn tại cạnh tranh trong nền kinh tế nhiều rủi ro như hiện nay. Với Nhà nước, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp là cở sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư XDCB và kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã tiếp thu được tại trường cùng thời gian tìm hiểu thực tế công tác hạch toán kế toán tại Côngty CP Cầu 11 Thăng Long. Mặc dù chưa có kinh nghiệm trong công tác hạch toán kế toán nói chung và hoạt động xây lắp nói riêng nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung, cùng các anh chị phòng Tài chính – Kế toán của Công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứư đề tài “ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty CP Cầu 11 Thăng Long” Chuyên đề của em gồm 3 phần: Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long.

doc89 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty CP Cầu 11 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.478.409 2 Nguyễn Thị Dung CN 24 1,4 300.000 687.273 - 987.273 3 Trịnh Thị Hồng CN 26 2 300.000 1.063.636 - 1.363.636 4 Ngô Phương Hoa CN 24 2 300.000 981.818 - 1.281.818 … … … … … … … … … Cộng 20.892.000 32.681.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.15: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Tháng 12 năm 2008 Công trình: Cầu Cừa - Hải Phòng Chứng từ Nội dung Số tiền Số hiệu Ngày, tháng 435 31/12 Tiền lương thuê ngoài 12.964.300 528 31/12 Tiền lương đơn vị 20.892.000 Tổng cộng 33.856.300 Người lập Kế toán trưởng Trên cơ sở đó kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương chi từng công trình (Biểu số 2.16). Biểu số 2.16: Đơn vị: Công ty CP Cầu 11 Thăng Long BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tháng 12 năm 2008 Công trình: Cầu Cừa – Hải Phòng STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK 334-Phải trả công nhân viên TK 338-Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lương CN thuê ngoài Lương CN trong đơn vị Cộng Có TK 334 BHYT (2%) BHXH (15%) KPCĐ (2%) Cộng Có TK 338 1 TK 622 – CP NC trực tiếp 12.964.300 20.892.000 33.856.300 417.840 3.133.800 417.840 3.969.480 37.825.780 + Đội xây dựng 113 4.268.200 7.862.500 12.130.700 157.250 1.179.375 157.250 1.529.875 13.660.575 + Đội xây dựng 114 8.696.100 13.029.500 21.725.600 260.590 1.954.425 260.590 2.475.605 24.201.205 2 TK 623-CP sử dụng MTC 10.020.200 7.453.000 17.473.200 17.473.200 3 TK 627 – CP SXC 35.685.500 35.685.500 862.770 6.470.775 862.770 8.196.315 43.881.815 4 TK 642 – CP QLDN 14.627.457 14.627.457 292.549 2.194.610 292.549 2.779.217 17.406.674 5 TK 334 – Phải trả CNV 3.932.898 3.932.898 3.932.898 Tổng cộng 22.894.500 78.657.957 101.642.457 1.573.159 15.731.592 1.573.159 18.877.910 120.520.367 2.1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. Ngoài ra, căn cứ vào các chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ, kế toán công ty tiến hành lập Sổ chi tiết TK 622 (Biểu số 2.18) cho từng công trình vào mỗi quý. Biểu số 2.17: SỔ CHI TIẾT TK 622 Quý 4 năm 2008 Tên tài khoản : Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu tài khoản : TK 622.9 Công trình : Công trình Cầu Cừa - Hải Phòng Đội xây dựng 110 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 351 31/10 Phân bổ tiền lương cho công trình 334 20.994.763 420 31/11 Phân bổ tiền lương cho công trình 334 53.872.375 524 31/12 Phân bổ tiền lương cho công trình 334 33.856.300 679 31/12 K/c CP nhân công trực tiếp cho công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 154.9 110.562.900 Tổng cộng 110.562.900 110.562.900 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho công trình kế toán lập chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.17). Biểu số 2.18: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 524 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp thi công công trình Cầu Cừa - Hải Phòng tháng 12. 622.9 334 33.856.300 Tổng 33.856.300 Số lượng chứng từ đính kèm: 4 chứng từ Người lập Kế toán trưởng Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, vào cuối mỗi tháng trong quý 4 kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ (Biểu số 2.11)và Sổ cái (Biểu số 2.19). Biểu số 2.19: SỔ CÁI Quý IV năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu tài khoản : TK 622 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 415 31/10 Phân bổ T.Lương cho công trình cầu Thanh Trì 334 23.872.375 451 31/11 Phân bổ T.Lương cho công trình cầu Cừa tháng 11 334 53.872.375 452 31/11 Phân bổ T.Lương cho công trình cầu An Châu - Bắc Giang 334 26.869.741 524 31/12 Phân bổ tiền lương cho công trình Cầu Cừa - Hải Phòng tháng 12 334 33.856.300 … … … … … … 627 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho tất cả các công trình trong quý IV- 2008 154 1.519.447.120 Cộng phát sinh 1.519.447.120 1.519.447.120 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 2.1.3.1. Hình thức tổ chức sử dụng máy thi công tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. Trong sản xuất xây lắp, khối lượng công việc luôn diễn ra với quy mô lớn và cường độ cao. Nếu chỉ có sức lao động của con người thì sẽ không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Vì vậy trong hoạt động sản xuất xây lắp thì chi phí sử dụng máy thi công là một yếu tố quan trọng đảm bảo thực hiện tốt tiến độ thi công. Để phục vụ nhu cầu máy thi công, Công ty đã đầu tư mua sắm các máy khoan, máy ủi,… do Công ty trực tiếp quản lý. Khi phát sinh nhu cầu sử dụng máy thi công, căn cứ vào yêu cầu công việc và khả năng cung ứng, thông qua phòng máy thiết bị, giám đốc quyết định điều động máy phục vụ cho thi công tại các công trình. Do một số máy có sự luân chuyển giữa các đội nên Công ty khi máy ở đội nào thì Công ty giao quyền quản lý cho đội đó. Hàng tháng, đội đang quản lý máy sẽ báo cáo tình trạng kỹ thuật của máy cho phòng kỹ thuật của Công ty. 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng. TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí thiết bị, vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công, chi phí thuê máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, tiền lương cho công nhân lái máy, dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho việc sử dụng máy thi công. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Đối với công trình Cầu Cừa – Hải Phòng Công ty sử dụng TK 632.9 – CP sử dụng máy thi công. 2.1.3.3. Kế toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công. * Chi phí vật liệu cho máy thi công. Chi phí vật liệu cho máy thi công của Công ty Cầu 11 Thăng Long chỉ là xăng, dầu chiếm tỷ lệ ít cho việc sử dụng máy khoan. Khi cần dùng nguyên vật liệu, đội trưởng sẽ thông báo với ban vật tư máy thi công, thủ kho công trình sẽ xuất kho vật liệu theo yêu cầu. Nếu ở kho không có đủ thì cán bộ phòng vật tư sẽ mua và chuyển thẳng xuống công trường. Chi phí phát sinh cho máy thi công nào thì được hạch toán trực tiếp váo công trình đó. Căn cứ vào các PXK nhiên liệu sử dụng cho máy, kế toán công trình lên tờ kê chi tiết xuất vật tư (Biểu số 2.20). * Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công ở Công ty Cầu 11 Thăng Long bao gồm: các khoản lương và phụ cấp cho công nhân sử dụng máy. Công nhân sủ dụng máy được hưởng lương dựa vào nhật trình làm việc của máy. Nếu máy làm việc thì tính là một ca máy và là một công của người sử dụng máy. Nếu nghỉ máy để sửa chữa thì hưởng 75% lương cơ bản. Kế toán theo dõi bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Biểu số 2.16) Hàng quý, trên cơ sở tính mức khấu hao TSCĐ mà Công ty đã đăng ký với Cục quản lý vốn và tài sản, kế toán tiến hành lập Bảng khấu hao chi tiết cho từng loại máy của từng công trường đang sử dụng (Biểu số 2.21). Trong tháng, cán bộ phòng máy thiết bị có trách nhiệm kiểm tra tình trạng máy. Biểu số 2.20: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 TỜ KÊ CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ Tháng 12 năm 2008 Công trình: Công trình Cầu Cừa - Hải Phòng Ngày Diễn giải SL Số tiền Có TK 152 7/9 Xuất xăng 100 lít 900.000 900.000 9/11 Xuất dầu diezen 70 lít 850.000 850.000 … … … … … Cộng 2.615.218 2.615.218 Đội trưởng đội xây dựng 110 (Ký, họ tên) Kế toán công trình (Ký, họ tên) Biểu số 2.21: Đơn vị: Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. BẢNG CHI TIẾT TÍNH KHẤU HAO TSCĐ Tháng 12 năm 2008 Công trình : Công trình Cầu Cừa - Hải Phòng STT Tên TSCĐ Số hiệu TSCĐ Số lượng Nguyên giá Số năm sử dụng Tỷ lệ trích (%) Số tiền trích khấu hao trong quý 1 Máy khoan 1034 1 250.000.000 5 10 1.250.000 2 Máy ủi 1035 2 180.000.000 4 12 1.350.000 3 Máy toán đạc điện tử sét 2C 20104 1 173.798.000 7 9 558.636 … … … … … … … … Cộng 13.145.700 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.1.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công. Căn cứ vào tờ kê chi tiết xuất vật tư ( Biểu số 2.20) và các chứng từ gốc, kế toán lập sổ chi tiết TK 623 cho từng công trình (Biểu số 2.22) và các chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.23): Biểu số 2.22: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623 Quý 4 năm 2008 Tên tài khoản : Chi phí sử dụng máy thi công Số hiệu tài khoản: TK 623.9 Công trình : Công trình Cầu Cừa - Hải Phòng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 373 31/10 Xuất vật liệu cho sử dụng máy thi công 152 1.019.325 438 31/11 Trả lương cho công nhân sử dụng máy 334 3.228.680 … … … … … … 523 31/12 Trả lương cho công nhân sử dụng máy 334 17.473.200 633 31/12 Xuất vật liệu cho sử dụng máy công trình Cầu Cừa-Hải Phòng 152 2.615.218 635 31/12 Chi phí khấu hao máy thi công cho công trình 214 13.145.700 635 31/12 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cho công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 154.9 33.192.569 Tổng cộng 33.192.569 33.192.569 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.23: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 633 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất kho NVL cho máy thi công công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 623.9 152 2.615.218 Tổng cộng 2.615.218 Số lượng chứng từ đính kèm: 3 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương kế toán lập chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.24) Biểu số 2.24: Đơn vị: Cty CPCầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 523 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Tiền lương phải trả cho công nhân sử dụng máy công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 623.9 334 17.473.200 Tổng cộng 17.473.200 Số lượng chứng từ đính kèm: 3 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào bảng chi tiết tính khấu hao TSCĐ kế toan lập chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.25). Biểu số 2.25: Đơn vị: Cty CPCầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 634 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Chi phí khấu hao máy thi công 623.9 214 13.145.700 Tổng cộng 13.145.700 Số lượng chứng từ đính kèm: 3 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.11) và sổ cái TK 623 (Biểu số 2.26). Biểu số 2.26: SỔ CÁI Quý 4 năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí sử dụng máy thi công Số hiệu TK : TK 623 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 373 31/10 Xuất vật liệu sử dụng máy cho công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 152 1.019.325 382 31/10 Xuất vật liệu sử dụng máy cho công trình cầu Thanh Trì 152 2.177.634 … … … … … … 461 30/11 Xuất vật liệu sử dụng máy cho công trình cầu An Châu-Bắc Giang 152 8.041.209 462 31/12 Tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy công trình cầu Thanh Trì 334 12.698.475 523 31/12 Tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy công trình Cầu Cừa-Hải Phòng 334 17.473.200 633 31/12 Xuất vật liệu cho sử dụng máy công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 152 2.615.218 634 31/12 Chi phí khấu hao máy thi công cho công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 214 13.145.700 637 31/12 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cho tất cả các công trình trong quý IV 154 208.355.618 … … … … … … Cộng phát sinh 208.355.618 208.355.618 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. 2.1.4.1. Tài khoản sử dụng, nội dung kế toán. * Tài khoản sử dụng. TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Đối với công trình Cầu Cừa – Hải Phòng công ty sử dụng TK627.9 – Chi phí sản xuất chung. * Nội dung kế toán. Chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại để sản xuất sản phẩm, sau khi trừ đi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công phát sinh cho công trình. Các khoản chi phí sản xuất chung dưới các đội rất đa dạng, liên quan đến các nội dung chi tiêu khác nhau và tập hợp thành nhiều khoản chi phí như: Chi phí dich vụ mua ngoài, chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ,… 2.1.4.2. Kế toán chi phí sản xuất chung. Hàng ngày nhân viên thống kê đội chấm công cho từng nhân viên vào bảng chấm công. Cuối tháng gửi về phòng kế toán. Kế toán căn cứ vào bảng chấm công tính ra số tiền lương của nhân viên quản lý đội và lập bảng thanh toán lương, từ bảng thanh toán lương kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12 (Biểu số 2.16) kế toán lập chứng từ ghi sổ cho TK 334 (Biểu số 2.27), chứng từ ghi sổ TK 338 (Biểu số 2.28). Biểu số 2.27: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 445 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Lương phải trả cho nhân viên quản lý đội công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 627.9 334 35.685.500 Tổng cộng 35.685.500 Số lượng chứng từ đính kèm: 3 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.28: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:446 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho CN thi công công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 627.9 338 12.165.795 Tổng cộng 12.165.795 Số lượng chứng từ đính kèm: 4 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi xuất kho CCDC dùng chung cho quản lý đội, kế toán căn cứ vào các PXK tiến hành lập tờ kê chi tiết xuất CCDC và lập chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.29). Biểu số 2.29: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 525 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất kho công cụ dụng cụ cho công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 627.9 153 8.710.252 Tổng cộng 8.710.252 Số lượng chứng từ đính kèm: 4 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi xuất kho vật liệu dùng chung cho quản lý đội, căn cứ vào PXK, kế toán công trình lập tờ kê chi tiết xuất vật tư hang thnág gửi lên phòng kế toán công ty. Kế toán căn cứ vào đó để lập chứng từ ghi sổ cho những vật liệu xuất dùng cho quản lý đội (Biểu số 2.30) Biểu số 2.30: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:531 Ngày 31 Tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất kho vật liệu cho công trình Cầu Cừa-Hải Phòng 627.9 152 14.327.945 Tổng cộng 14.327.945 Số lượng chứng từ đính kèm: 4 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, kế toán sử dụng chứng từ là Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ để phản ánh chi phí khấu hao: Mức khấu hao trong tháng = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao 12 Việc tính khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh được thể hiện chi tiết trên bảng tính khấu hao TSCĐ, vì công ty chỉ tập hợp giá thành theo quý nên trích khấu hao TSCĐ cũng theo quý và chỉ tính khấu hao TSCĐ còn giá trị. Công ty Cầu 11 Thăng Long phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các công trình phục vụ đội căn cứ vào chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp. Theo cách thức phân bổ này ta có hệ số phân bổ: CP khấu hao TSCĐ phân bổ cho các công trình = Tổng số tiền khấu hao trong quý x CP NVL trực tiếp (CP nhân công trực tiếp) của từng công trình Tổng CP NVL trực tiếp (Tổng CP nhân công trực tiếp) của tất cả các công trình trong quý Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ (Biểu số 2.31), kế toán tiến hành phân bổ khấu hao cho các công trình. Biểu số 2.31: BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ Tháng 12 năm 2008 STT Tên TSCĐ Số hiệu TSCĐ Số lượng Nguyên giá Số năm sử dụng Tỷ lệ trích (%) Số tiền trích khấu hao trong quý 1 Xe TOYOTA 1067 1 1.978.563.000 8 10 6.183.009 2 Xe Matiz 1096 1 674.896.000 6 9 2.530.860 3 Tủ đựng hồ sơ 1099 2 35.968.000 5 8 143.872 4 Máy tính xách tay 1789 5 127.698.000 3 10 1.064.150 5 Bàn làm việc 1588 19 10.368.000 4 10 64.800 … … … … … … … … Cộng 55.784.982 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cụ thể: Tổng số tiền khấu hao trong quý IV là: 55.784.982đ Tổng CP NVL trực tiếp của tất cả các công trình trong quý IV là: 563.161.982đ CP NVL trực tiếp của công trình Cầu Cừa – Hải Phòng là: 97.705.774đ Vậy chi phí khấu hao phải tính cho công trình Cầu Cùa – Hải Phòng trong quý IV năm 2008 là: CP khấu hao TSCĐ phân bổ cho công trình công trình Cầu Cừa-Hải Phòng = 55.784.982 x 97.705.774 = 9.678.414 Biểu số 2.32: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 532 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Trích khấu hao TSCĐ cho công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 627.9 214 9.678.414 Tổng cộng 9.678.414 Số lượng chứng từ đính kèm: 5 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng kế toán tập hợp tất cả các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác căn cứ vào các hóa đơn, các phiếu chi cho thi công công trình. Cụ thể trong tháng 12 đã chi 975.000đ cho sửa chữa thuê máy, căn cứ vào đó kế toán lập chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.33). Biểu số 2.33: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 537 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Chi tiền thuê sửa chữa máy cho công trình Cầu Cừa 627.9 111 975.000 Tổng cộng 975.000 Số lượng chứng từ đính kèm: 2 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ngoài ra, kế toán công ty còn căn cứ vào các chứng từ thanh toán tiền điện thoại, điện nước, phiếu chi tiền mặt phục vụ tiếp khách, in ấn, mua giấy, bút vẽ,…của đội tập hợp ghi vào chứng từ ghi sổ cuối tháng. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập trong quý 4, kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Biểu số 2.34: SỔ CÁI Quý 4 năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu TK : TK 627 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 372 30/10 Xuất vật liệu cho công trình Cầu Cừa 152 11.073.256 378 31/11 Xuất kho CCDC cho công trình cầu An Châu-Bắc Giang 152 678.569 … … … … … … 445 31/12 Trả lương cho nhân viên quản lý đội công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 334 35.685.500 446 31/12 Trích BHXH,BHYT,KPCĐ cho CN thi công công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 338 12.165.795 478 31/12 Trích khấu hao TSCĐ cho công trình cầu Thanh Trì 214 7.384.347 532 31/12 Trích khấu hao TSCĐ cho công trình Cầu Cừa 214 9.678.414 … … … … … … 537 31/12 Chi tiền thuê sửa chữa máy cho công trình Cầu Cừa 111 975.000 539 31/12 Kết chuyển CP sản xuất chung cuối kỳ cho tất cả các công trình trong quý IV năm 2008 154 2.075.838.425 Cộng số phát sinh 2.075.838.425 2.075.838.425 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng tính khấu hao… kế toán tiến hành lập sổ chi tiết tài khoản 627 cho từng công trình (Biểu số 2.35). Biểu số 2.35: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 Quý IV năm 2008 Tên tài khoản : Chi phí sản xuất chung Số hiệu tài khoản: TK 627.9 Công trình : Cầu Cừa - Hải Phòng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 372 31/10 Xuất vật liệu cho công trình Cầu Cừa 152 11.073.256 … … … … ... … 445 31/12 Tiền lương nhân viên quản lý đội 334 35.685.500 446 31/12 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trong công ty 338 12.165.795 532 31/12 Trích khấu hao TSCĐ cho công trình Cầu Cừa 214 9.678.414 … … … … ... … 537 31/12 Chi tiền thuê sửa chữa máy cho công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 111 975.000 540 31/12 Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ cho công trình Cầu Cừa 154.9 130.533.089 Tổng cộng 130.533.089 130.533.089 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 2.1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. 2.1.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. Vào thời điểm cuối quý (có công trình hoàn thành), kế toán công ty căn cứ vào dòng cột cuối quý bên nợ sổ cái các tài khoản 621, tài khoản 622, tài khoản 623, tài khoản 627, thực hiện kết chuyển sang bên nợ tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho các công trình công trình đã thi công theo định khoản: Nợ TK 154 : 5.366.803.145 Có TK 621 : 1.563.161.982 Có TK 622 : 1.519.447.120 Có TK 623 : 208.355.618 Có TK 627 : 2.075.838.425 Đồng thời, kế toán tiến hành kết chuyển cho các tài khoản chi tiết của từng công trình trong quý. Đối với công trình công trình Cầu Cừa - Hải Phòng, kế toán công ty định khoản: Nợ TK 154.9 : 915.994.332 Có TK 621.9 : 641.705.774 Có TK 622.9 : 110.562.900 Có TK 623.9 : 33.192.569 Có TK 627.9 : 130.533.089 Từ đó, kế toán lập chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.36). Biểu số 2.36: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 538 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Kết chuyển CP NVL trực tiếp quý 4 công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 154.9 621.9 641.705.774 Kết chuyển CP nhân công trực tiếp quý 4 công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 154.9 622.9 110.562.900 Kết chuyển CP sử dụng máy thi công quý 4 công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 154.9 623.9 33.192.569 Kết chuyển CP sản xuất chung quý 4 công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 154.9 627.9 130.533.089 Tổng cộng 915.994.332 Số lượng chứng từ đính kèm: 4 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản TK 621.9, TK 622.9, TK 623.9, TK 627.9 vào cuối quý kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí xây dựng cho từng công trình (Biểu số 2.37) và Bảng tổng hợp chi phí xây dựng cho tất cả các công trình xây dựng trong quý (Biểu số 2.38). Biểu số 2.37: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG Quý IV năm 2008 Công trình : Cầu Cừa - Hải Phòng Tháng CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC Tổng cộng 10/2008 16.201.927 20.994.763 12.412.100 58.975.300 108.584.090 11/2008 32.828.525 55.711.837 9.786.948 39.467.559 137.794.869 12/2008 48.675.322 33.856.300 10.993.521 32.090.230 125.615.373 Cộng 641.705.774 110.562.900 33.192.569 130.533.089 915.994.332 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.38: Đơn vị: Công ty CP Cầu 11 Thăng Long BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG Quý IV năm 2008 STT Tên công trình CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC Tổng cộng 1 CT cầu Thanh Trì 114.156.237 360.785.980 180.245.678 120.356.759 775.544.654 2 CT cầu An Châu-Bắc Giang 29.564.983 45.469.754 37.156.279 46.532.460 158.723.476 3 Công trình Cầu Cừa-Hải Phòng 641.705.774 110.562.900 33.192.569 130.533.089 915.994.332 … … … … … … .. Cộng 1.563.161.982 1.519.447.120 208.355.618 2.075.838.425 5.366.803.145 Người lập biểu Kế toán trưởng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.1.5.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Muốn tính được giá thành sản phẩm xây dựng hoàn thành trong kỳ đòi hỏi phải xác định rõ chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ. Công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ đóng một vai trò quan trọng trong việc tính giá thành chính xác. Tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán của công trình (theo khối lượng hoàn thành bàn giao hay theo giai đoạn quy ước) và thời điểm thanh toán công trình mà kế toán công ty lựa chọn thời gian và phương pháp thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho hợp lý. Ở Công ty Cầu 11 Thăng Long, công trình thường có thời gian thi công kéo dài, khối lượng xây dựng lớn, khối lượng thanh toán được xác định theo giai đoạn quy ước. Vì vậy để đánh giá khối lượng xây dựng dở dang, công ty tiến hành kiểm kê khối lượng xây dựng dở dang của công trình theo công thức: CP thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ = CP thực tế của KLXD dở dang đầu kỳ + CP thực tế của KLXL thực tế trong kỳ x Giá trị KLXD dở dang cuối kỳ Giá trị KLXD hoàn thành bàn giao trong kỳ + Giá trị KLXD dở dang cuối kỳ Theo công thức trên xây dựng công trình Cầu Cừa - Hải Phòng được tính như sau: - Chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang đầu kỳ là: 0 , do công trình bắt đầu thi công từ ngày 1/10/2008. - Chi phí thực tế của khối lượng xây dựng thực té trong kỳ: Chi phí này là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ của công trình Cầu Cừa – Hải Phòng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung được lấy từ bảng tổng hợp chi phí xây dựng của công trình Cầu Cừa – Hải Phòng (Biểu số 2.37) là: 915.994.332đ. - Giá trị khối lượng xây dưụng hoàn thành bàn giao trong kỳ: Lấy từ biên bản quyết toán khối lượng công trình được bên A chấp nhận thanh toán trong quý là: 1.962.358.000đ. - Giá trị khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ là: 33.770.447. Công ty lấy số liệu đó trên cơ sở báo cáo thống kê thực hiện giá trị sản lượng trừ đi giá trị khối lượng công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ. Dựa vào báo cáo giá trị sản lượng và chi phí thực tế của khối lượng thực hiện trong kỳ ta có thể tính được chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ của công trình Cầu Cừa - Hải Phòng: CP thực tế KLXL dở dang cuối kỳ = 0 + 915.994.332 X 33.770.447 = 15.496.767 1.962.358.000 + 33.770.447 Chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ được phản ánh vào bảng tính giá thành sản phẩm xây dựng hoàn thành theo từng quý của công ty ở cột chi phí thực tế của khối lượng xây dựng hoàn thành. 2.2. Tính giá thành sản phẩm. 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành. Xuất phát từ đặc điểm của công ty nên đối tượng tính giá thành của công ty là từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán. Kỳ tính giá thành là quý, từng quý tuỳ theo khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao theo kế hoạch hoặc bàn giao theo hợp đồng. Vào thời điểm cuối mỗi quý, kế toán căn cứ vào sổ cái TK 154 để xác định giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ. * Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao. Căn cứ vào tiến độ thi công của các công trình, công ty chỉ tính giá thành cho các công trình quyết toán, giá trị xây dựng hoàn thành bàn giao. Khi đó giá thành của công trình hoàn thành bàn giao được tính theo công thức: Giá thành thực tế của khối lượng sản phẩm xây dựng hoàn thành bàn giao = CP thực tế của khối lượng xây dựng dở dang đầu kỳ + CP thực tế của khối lượng xây dựng phát sinh trong kỳ - CP thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ 2.2.2. Quy trình tính giá thành sản phẩm. Áp dụng công thức trên, kế toán lần lượt tính giá thành thực tế của khối lượng sản phẩm xây dựng hoàn thành bàn giao của từng công trình. Cụ thể: tính giá thành của công trình Cầu Cừa – Hải Phòng: Giá trị thực tế KL sản phẩm xây dựng hoàn thành bàn giao của công trình Cầu Cừa-Hải Phòng = 0 + 915.994.332 - 15.496.767 = 900.497.565 Căn cứ vào giá thành thực tế khối lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao, kế toán lập Sổ chi tiết TK 154 (Biểu số 2.39) và Chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.40). Biểu 2.39: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 Quý 4 năm 2008 Tên tài khoản : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu tài khoản: TK 154.9 Công trình : Cầu Cừa - Hải Phòng Đội xây dựng 113 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ 0 657 31/12 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621.9 641.705.774 672 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622.9 110.562.375 673 31/12 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 623.9 33.192.569 674 31/12 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627.9 130.533.089 680 31/12 Kết chuyển giá thành sản phẩm xây dựng hoàn thành 154.9 900.497.565 Cộng số phát sinh 915.994.332 900.497.565 Số dư cuối kỳ 15.496.767 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Biểu số 2.40: Đơn vị: Cty CP Cầu 11 Thăng Long Đội xây dựng 113 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:680 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Kết chuyển CP và giá thành sản phẩm quý 4 công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 632.9 154.9 900.497.565 Tổng cộng 900.497.565 Số lượng chứng từ đính kèm: 2 chứng từ Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tiến hành vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.11) và sổ cái TK 154 (Biểu số 2.41). Biểu số 2.41: SỔ CÁI Quý 4 năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu TK :154 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 829.118.302 607 31/12 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình cầu Thanh Trì 621.8 27.742.861 … … … … … … 621 31/12 Kết chuyển CP nhân công trực tiếp công trình QL 2-Đoan Hùng 622.5 20.274.816 … … … … … … 657 31/12 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 621.9 641.705.774 682 31/12 Kết chuyển CP nhân công trực tiếp quý 4 công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 622.9 110.562.900 673 31/12 Kết chuyển CP sử dụng máy thi công quý 4 công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 623.9 33.192.569 674 31/12 Kết chuyển CP sản xuất chung quý 4 công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 627.9 130.533.089 680 31/12 Kết chuyển giá thành sản phẩm công trình Cầu Cừa - Hải Phòng 632.9 900.497.565 … … … … … … Cộng phát sinh 5.366.803.145 3.379.684.843 Số dư đến ngày 31/12 2.816.236.604 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Cuối quý, căn cứ vào các chứng từ tập hợp chi phí đã lập, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành cho tất cả các công trình trong quý (Biểu số 2.42). Biểu số 2.42: Đơn vị: Công ty CP Cầu 11 Thăng Long 912. 576 470 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH Quý IV năm 2008 S T T Tên công trình CP dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ CP dở dang cuối kỳ Giá thành KLXL hoàn thành Giá thành dự toán CP NVL trực tiếp CP nhân công trực tiếp CP SD máy thi công CP sản xuất chung 1 Công trình cầu Thanh Trì 78.685.390 114.156.237 360.785.980 180.245.678 120.356.759 73.751.058 757.333.753 950.000.000 2 Công trình cầu An Châu-Bắc Giang 0 29.564.983 45.469.754 37.156.279 46.532.460 13.236.851 145.486.625 170.000.000 3 Công trình Cầu Cừa-Hải Phòng 0 641.705.774 110.562.900 33.192.569 130.533.089 15.496.767 900.497.565 1.962.358.000 … … … … … … … … … … Cộng 829.118.302 1.563.161.982 1.519.447.120 208.355.618 2.075.838.425 2.816.236.604 3.379.684.843 5.984.800.000 Người lập biểu Kế toán trưởng CHƯƠNG III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 11 THĂNG LONG 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. 3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 3.1.1.1. Những ưu điểm. Qua thời gian đầu thực tập tại Công ty Cầu 11 Thăng Long tìm hiểu về công tác quản lý, công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành sản phẩm xây dựng, em nhận thấy công ty đã có một bề dày kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường và có những ưu điểm nổi bật: - Công ty Cầu 11 Thăng Long là một đơn vị năng động, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng, có uy tín trên thị trường. Công ty đã xây dựng mô hình bộ máy quản lý kế toán khoa học, hợp lý, có hiệu quả phù hợp với tính chất, đặc điểm của ngành xây dựng. Công ty đã chứng minh được năng lực quản lý nhân sự cũng như công tác hạch toán của công ty luôn luôn được giải quyết kịp thời đầy đủ, chính xác trong một khối lượng lớn các nghiệp vụ phát sinh. - Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng đủ đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã đảm bảo quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất một cách tiết kiệm và có hiệu quả. - Phòng kế toán của công ty với những nhân viên có trình độ, nhiệt tình, trung thực được bố trí công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn của mình đã hoàn thành công việc kịp thời, cung cấp thông tin chính xác. - Công ty đã tổ chức hạch toán, tập hợp chi phí xây dựng từng công trình, hạng mục công trình theo từng quý là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty trên cơ sở đó xác định đúng giá thành sản phẩm khối lượng hoàn thành bàn giao. - Việc kiểm kê đánh giá khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ cũng được thực hiện rất hợp lý và chặt chẽ, góp phần không nhỏ trong việc xác định đúng chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ. - Hệ thống chứng từ gốc được tập hợp, lưu trữ đầy đủ, được sắp xếp hợp lý và được kiểm tra cẩn thận đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, chính xác để làm căn cứ ghi sổ. Các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đều được phản ánh vào chứng từ kế toán theo đúng thời gian và địa điểm phát sinh của nó. - Về phương thức tổ chức quản lý sản xuất: Công ty thực hiện cơ chế khoán cho từng đội xây dựng dựa trên cơ sở giá trị dự toán khối lượng công trình, hạng mục công trình. Phương thức này được tổ chức phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất ở công ty và góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm ở đội cũng như tạo động lực thúc đẩy người lao động quan tâm đến hiệu quả công trình. - Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và đảm bảo đúng nhu cầu, tiến độ thi công, công ty đã chủ động giao cho từng đội mua nguyên vật liệu sẵn có trên thị trường ở địa bàn mà công trình thi công. 3.1.1.2. Những nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên vẫn có những nhân tố chủ quan, khách quan tác động lên một số phần hành công việc dẫn đến những hạn chế sau: - Đối với việc hạch toán nguyên vật liệu: Do công ty sử dụng phương pháp khoán cho chủ nhiệm công trình nên trong quá trình thi công, các chi phí phát sinh về nguyên vật liệu tại công trình được cung cấp và xuất kho thông qua việc xét duyệt của chủ nhiệm công trình dựa trên định mức và thực tế nhu cầu phát sinh. Đến cuối kỳ khi công trình hoàn thành, bàn giao không có kiểm kê đánh giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. - Đối với việc hạch toán chi phí nhân công: Công ty đã không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trong đơn vị. Điều này làm cho giá thành sản phẩm không phản ánh đúng chi phí thực tế bỏ ra. - Đối với tài sản cố định (TSCĐ), công ty chưa mở sổ theo dõi về tăng, giảm TSCĐ (Sổ này được mở và theo dõi cho cả năm) nên gây khó khăn cho việc theo dõi, kiểm tra, hạch toán TSCĐ và tính chi phí khấu hao vào trong giá thành. - Về công tác bảo hành sản phẩm: Công ty đã không tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình. Nếu trong kỳ, Công ty phải bảo hành một công trình nào đó đã hoàn thành ở kỳ trước, nhưng chi phí lại tính vào kỳ hiện tại, điều này sẽ làm cho việc tính giá thành công trình xây dựng là không chính xác. - Về tài khoản và sổ kế toán sử dụng để hạch toán: Công ty đã không mở sổ chi tiết tài khoản 334 để theo dõi đối với lao động thuê ngoài. Mặt khác, công ty áp dụng theo hình thức Nhật ký chứng từ nên sổ sách không nhiều. Tuy nhiên, việc quan sát thực tế thì một số mẫu sổ chưa chuẩn theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính và được đơn giản hóa đi nhiều. Ví dụ như mẫu sổ cái TK 621,622,623,627 và sổ chi tiết tài khoản gần tương tự nhau. - Về thời gian tập hợp chứng từ: Công tác hạch toán và tập hợp chứng từ tập chung chủ yếu vào cuối tháng, quý dẫn đến công việc cuối tháng, quý rất nhiều. 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP cầu 11 Thăng Long. 3.2.1. Cơ sở và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua nghiên cứu trên cả lý thuyết và thực tiễn, chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của chi phí và giá thành trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng nói chung, Công ty Cầu 11 Thăng Long nói riêng đều quan tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đáp ứng yêu cầu đó. Chi phí và giá thành sản phẩm có ý nghĩa thiết thực với các nhà quản trị doanh nghiệp, nó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp cho việc mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp cho nhà quản trị đưa ra được mức giá dự toán các công trình, phục vụ hữu ích trong việc tham gia dự thầu của Công ty. Với xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi hệ thống kế toán, trong đó kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực chung Quốc tế. Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là cần thiết và thực tế đang đặt ra không chỉ ở Công ty Cầu 11 Thăng Long mà ngay cả các công ty, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay. 3.2.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ doanh nghiêp nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận. để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải phối hợp tốt các yểu tố của quá trình sản xuất để làm sao sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, khi bước vào sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã rất chú ý đến kết hợp tốt các yếu tố của quá trình sản xuất sản phẩm để sản xuất ra sản phẩm với giá thành thấp nhất. Tuy nhiên, do đặc điểm và loại hình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, do đó việc kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải phân tích, nghiên cứu kỹ việc thực hiện kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất ở doanh nghiệp mình để trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp tối ưu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Công ty Cầu 11 Thăng Long có quy mô vào loại lớn, địa bàn hoạt động rộng. Trong thời gian qua công ty đã rất phát triển trên nhiều lĩnh vực, kết quả hoạt động kinh doanh đã tăng, các chỉ tiêu tổng hợp năm sau cao hơn năm trước. Song để phát triển hơn nữa Công ty phải xác định hướng đi, lựa chọn nhứng chiến lược sắc bén phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể của Công ty. Với góc độ là một sinh viên đi thực tập em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng của công ty. 3.2.2.1. Về bộ máy quản lý: Cách bố trí như vậy là phù hợp với thực tế của công ty, nhưng về cơ cấu lao động, công ty nên tăng số lượng công nhân viên trực tiếp, sao cho phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty để đảm bảo công việc gọn nhẹ mà vẫn hiệu quả. 3.2.2.2. Về việc thực hiện chứng từ: Số lượng các công trình công ty thi công rất nhiều, địa điểm khác nhau. Do đó, các chứng từ do các kế toán đội thi công công trình tập hợp và chuyển về phòng kế toán vào cuối tháng, dẫn đến việc hạch toán chỉ tập chung vào cuối tháng, quý nên khối lượng công việc rất nhiều và không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Vì vậy để khắc phục, phòng kế toán công ty nên qui định rõ ràng về thời gian nộp chứng từ thanh toán về phòng kế toán, để cung cấp thông tin kịp thời và giảm bớt khối lượng công việc vào cuối tháng. 3.2.2.3. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Kế toán đội phải có trách nhiệm ghi chép một cách thường xuyên tình hình xuất, nhập, sử dụng nguyên vật liệu bằng cách lập bảng tổng hợp cho từng công trình. Hàng tháng, kế toán đội phải nộp cho phòng kế toán tổng hợp bảng xuất vật tư để kế toán ở công ty theo dõi, đồng thời cuối kỳ kế toán tiến hành kiểm kê vật tư còn lại tại công trình chưa sử dụng hết thì chuyển sang kỳ sau hoặc nếu là phế liệu thì phải thu hồi. 3.2.2.4. Đối với hạch toán chi phí nhân công: Hiện nay khi hạch toán các khoản tiền công, tiền lương của công nhân kế toán không mở sổ chi tiết TK 334 (Phải trả công nhân viên) mà chỉ hạch toán chung vào TK tổng hợp. Với cách hạch toán như trên việc hạch toán, theo dõi phần thanh toán cho công nhân thuê ngoài sẽ gặp nhiều hạn chế, rất khó theo dõi, xác định các khoản đã thanh toán, tạm ứng, số tiền còn phải thanh toán, còn phải thu đối với từng công nhân viên. Để khắc phục Công ty nên mở sổ chi tiết đối với TK 334 (Phải trả công nhân viên) (Biểu số 3.3) để hạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên. Theo chế độ kế toán mới hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng nhà nước, thì khoản mục chi phí nhân công trực tiếp xây dựng của Công ty được hạch toán vào TK 3341, đối với công nhân thuê ngoài được hạch toán vào TK 3342. Như vậy, khi hạch toán tiền lương, tiền công cho công nhân viên kế toán phải định khoản như sau: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 3341 (Đối với công nhân trực tiếp xây dựng của công ty) Có TK 3342 (Đối với công nhân thuê ngoài) Khi thanh toán kế toán ghi: Nợ TK 3341 (Đối với công nhân trực tiếp xây dựng của công ty) Nợ TK 3342 (Đối với công nhân thuê ngoài) Có TK 111 - Tổng số tiền mặt đã thanh toán Biểu 3.1: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 334 Quý … năm ... Số hiệu tài khoản: Tên tài khoản: Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ : … … … … … … … … … … … … Cộng phát sinh Dư cuối kỳ Ngày…..tháng…..năm….. Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 3.2.2.5. Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép: Do số lượng công nhân sản xuất nhiều, mặt khác việc nghỉ phép của công nhân là không đều đặn trong năm. Nếu công nhân nghỉ phép tập trung vào một tháng nào đó sẽ làm cho giá thành sản xuất giảm nhưng chi phí nhân công trực tiếp lại tăng. Điều đó làm cho giá thành không phản ánh đúng chi phí thực tế bỏ ra. Vì vậy việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nhằm ổn định chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Mức trích trước 1 tháng = Tổng số tiền lương chính thực tế phải trả CNSX trong tháng x Tỷ lệ trích trước (%) Tỷ lệ % trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX = TL nghỉ phép theo kế hoạch của CNSX trong tháng TL chính của CNSX theo kế hoạch x100 Cụ thể, hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả Khi nghỉ phép thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 Trường hợp số phải trả thực tế lớn hơn kế hoạch, kế toán phải trích bổ sung: Nợ TK 622 Có TK 335 Trường hợp số phải trả thực tế nhỏ hơn kế hoạch, kế toán ghi bút đỏ hoặc ghi bút toán đảo: Nợ TK 335 Có TK 622 3.2.2.6. Về tài sản cố định: Để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra, hạch toán tài sản cố định (TSCĐ) và tính chi phí khấu hao vào trong giá thành, Công ty nên mở sổ theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định. Sổ này được mở cho cả năm theo từng nhóm TSCĐ, mỗi loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ cố định thuê tài chính, TSCĐ vô hình) trình bày trên một biểu riêng theo mẫu (Biểu 3.4). Biểu 3.2: TÌNH HÌNH TĂNG - GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm………. Đơn vị tính: ……….. Nhóm TSCĐ Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị … Tổng 1 2 3 4 5 I. Nguyên giá tài sản cố định 1. Số dư đầu kỳ 2. Số tăng trong kỳ Trong đó: - Mua sắm mới - Xây dựng mới 3. Số giảm trong kỳ Trong đó: - Thanh lý - Nhượng bán 4. Số cuối kỳ Trong đó: - Chưa sử dụng - Đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng - Chờ thanh lý II. Giá trị đã hao mòn 1. Đầu kỳ 2. Tăng trong kỳ 3. Giảm trong kỳ III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 2. Cuối kỳ - TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay - TSCĐ chờ thanh lý Lý do tăng, giảm : 3.2.2.7.Về việc trích lập dự phòng: Đối với mỗi công trình, kế toán công ty nên tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình trong thời hạn nhất định theo thông tư số 28/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009. Cụ thể: + Về đối tượng và điều kiện lập dự phòng: Là những công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác. + Về phương pháp lập dự phòng: Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành công trình xây dựng đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng công trình có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các công trình xây dựng theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng giá trị của các công trình xây dựng. Khi trích lập dự phòng kế toán hạch toán vào chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Sau khi lập dự phòng cho từng công trình, công ty tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán đối với dự phòng bảo hành công trình xây dựng, khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung + Về xử lý các khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng, nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng thì công ty không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp phần chênh lệch này. Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, hoặc hết thời hạn bảo hành mà không phải chi bảo hành hay không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập, thì doanh nghiệp phải tiến hành hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch vào khoản thu nhập khác, khi đó kế toán ghi: Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 711 - Thu nhập khác 3.2.2.8. Hoàn thiện một số sổ kế toán: Sổ sách kế toán của công ty nên áp dụng đúng theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính để phân biệt rõ ràng từng mẫu sổ. Sau đây là mẫu sổ cái và sổ chi tiết theo QĐ 15/2006 của Bộ Tài Chính: Biểu 3.3: Đơn vị:............................... Địa chỉ: ............................. Mẫu số S02c1-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý: ................... Tên tài khoản: ......................... Số hiệu: ....................... Ngày,tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ - Cộng số phát sinh trong kỳ x x - Số dư cuối kỳ x x - Cộng lũy kế từ đầu kỳ x x - Sổ này có.............trang, đánh số từ trang số 01 đến trang............. - Ngày mở sổ: .............. Ngày.......tháng .......năm ....... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Biểu 3.4: Đơn vị:............................... Địa chỉ: ............................. Mẫu số S38-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: .................... Đối tượng: ..................... Loại tiền: VNĐ Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có A B C D E 1 2 3 4 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ ......... ......... ......... - Cộng số phát sinh x x x - Số dư cuối kỳ x x x - Sổ này có.............trang, đánh số từ trang số 01 đến trang............. - Ngày mở sổ: .............. Ngày..........tháng .......... năm ........... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 3.2.2.9. Về hình thức kế toán Hiện nay công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán máy. Công tác kế toán còn rất vất vả, nhất là vào các kỳ tính giá thành và trong quá trình tổng hợp quyết toán cuối năm. Một người kế toán kiêm nhiều việc dẫn tới tập hợp chứng từ, cập nhập thông tin hàng tháng không kịp tiến độ, số liệu ghi chép đôi lúc còn sai, nhầm lẫn… Vì vậy Doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán để giảm bớt lượng công việc ghi chép, tính toán và hạn chế nhầm lẫn. KẾT LUẬN Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng có một vị trí hết sức quan trọng trong công tác hạch toán kế toán. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng là một công việc tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên trì, cẩn thận và sự hiểu biết của người làm kế toán vì hoạt động xây dựng thường phát sinh rất nhiều chi phí. Vì vậy, ở Công ty CP Cầu 11 Thăng Long, việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng rất được coi trọng. Công ty luôn quan tâm đến việc cải tiến thiết bị, quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất và tốt nhất. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cầu 11 Thăng Long, em đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế, củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho công tác của bản thân sau này. Với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài chuyên đề này. Tuy nhiên, do thực tế phong phú, kiến thức thực tế chưa có, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, phạm vi đề tài rộng, quỹ thời gian thực tập có hạn nên bài chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cô, của các bạn sinh viên, những người làm công tác kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Qua đây, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty CP Cầu 11 Thăng Long, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Quốc Trung đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty CP Cầu 11 Thăng Long.doc
Luận văn liên quan