LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay phần lớn các Doanh nghiệp nước ta đều quan tâm tới các vấn đề sau: làm thế nào để thu hút, có được lực lượng lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Nhưng trong quản lý Nhà nước về lao động tiền lương còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể cách xây dựng hệ thống thang bảng lương, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chế trả lương cũng như chưa có tài liệu nào để cập đến các mô hình trả lương mẫu để các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vận dụng. Do đó ở hầu hết các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nước ta hiện nay đề đang lúng túng trong việc xây dựng cho Doanh nghiệp mình một quy chế trả lương, nếu có xây dựng được quy chế trả lương thì chưa khoa học, chưa hợp lý, chưa thể thiện được đầy đủ các nguyên tắc trong trả lương.
Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát cũng nằm trong số các Doanh nghiệp nói trên, Công ty đã xây dựng được quy chế trả lương nhưng quy chế trả lương của Công ty còn chưa dựa trên đầy đủ các nguyên tắc trong trả lương, trong phân phối tiền lương cho từng bộ phận và người lao động còn mang tính bình quân. Vì vậy trong quá trình thực tập tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát em đã nhận thấy rằng việc việc nghiên cứu quy chế trả lương tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát là rất cần thiết để từ đó có những biện pháp để hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty nên em đã chọn đề tài này.
Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm các nội dung chính sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
I. Khái niệm, bản chất của tiền lương, tiền công
II. Các hình thức trả lương cho người lao động
III. Quy chế trả lương
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
I. Đặc điểm tình hình hoạt động của Công ty
II. Các hoạt động của phòng Hành chính – nhân sự
III. Thực trạng quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
I. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
II. Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên trong bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của CBNV phòng Hành chính nhân sự và sự góp ý của GVHD PGP TS Vũ Thị Mai.
Xin trân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt 1
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ 2
Lời nói đầu 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 5
I. Khái niệm và vai trò của tiền lương, tiền công 5
1. Khái niệm về tiền lương, tiền công 5
2. Vai trò của tiền lương 5
II. Các hình thức trả lương 6
1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 6
2. Hình thức trả lương theo thời gian 7
III. Quy chế trả lương 8
1. Khái niệm quy chế trả lương 8
2. Yêu cầu của quy chế trả lương 8
3. Mục tiêu của quy chế trả lương 9
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy chế trả lương 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP SX & TM VIỆT PHÁT 12
I. Khái quát chung về Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát 12
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 12
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Công ty. 13
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 13
2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 15
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 17
3.1. Đặc điểm về các yếu tố đầu vào 17
3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ. 18
3.3.Các ngành nghề sản xuất kinh doanh, sản phẩm chủ yếu 19
4. Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động 20
4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực 20
4.2. Cơ cấu lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo 22
4.3. Đặc điểm lao động theo giới tính, tuổi, thâm niên, chuyên môn và trình độ đào tạo (theo số liệu thống kê ngày 31/12/2007). 23
5. Một số kết quả đạt được của Công ty trong những năm qua. 25
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ 27
1. Hoạt động kế hoạch hoá nguồn nhân lực 27
2. Hoạt động Phân tích công việc 27
3. Hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn 27
4. Hoạt động định hướng lao động mới: 30
5. Hoạt động thù lao lao động 30
6. Các hoạt đông khác 31
III. Thực trạng quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát 31
1. Căn cứ xây dựng quy chế trả lương 31
2. Nguyên tắc chung trong trả lương 32
3. Phạm vi, đối tựng áp dụng: 32
4. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương 33
5. Phân phối quỹ tiền lương 34
6. Một số quy định cụ thể trong quy chế trả lương: 42
7. Phụ cấp và bảo hiểm xã hội. 42
8. Điều khoản thi hành. 42
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP SX & TM VIỆT PHÁT 43
I. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 43
1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 43
2.Giải pháp để thực hiện phương hướng phát triển của Công ty 43
II. Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát 44
1. Một số khuyến nghị về cơ chế, chính sách. 44
2. Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát 45
2.1. Căn cứ xây dựng quy chế trả lương 45
2.2. Nguyên tắc, mục tiêu ban hành quy chế trả lương 46
2.3. Tổng quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương 46
2.4. Phân phối tiền lương 48
2.5. Một số quy định khác: 55
Lời kết 56
Phụ lục 57
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8512 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên đã được sàng lọc một cách khá kỹ lưỡng, khá đảm bảo về chất lượng lao động đầu vào.
- Quan điểm tuyển dụng của Công ty:
Tìm ra những người lao động có khả năng phù hợp yêu cầu công việc, tìm ra những người lao động có khả năng, những phẩm chất, đặc điểm cá nhân phù hợp với yêu cầu cụ thể của công việc
Quan điểm của công ty là kết hợp các phương pháp tuyển chọn trong tiến trình tuyển chọn đó là các phương pháp
Phương pháp sưu tra lý lịch
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp quan sát
Công ty có nhu cầu cần tuyển dụng thì phòng TCLĐ sẽ thông báo công khai tới tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty để CBCNV trong Công ty, thấy vị trí đang làm việc chưa phù hợp với trình độ của bản thân và vị trí mới mà Công ty đang tuyển dụng phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của người lao động thì người lao động có thể được điều chuyển công việc cho phù hợp hơn. Hoặc là con em của CBCNV sẽ được ưu tiên trong tuyển dụng nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu do Công ty nêu ra và sẽ đăng tin tuyển dụng trên báo, trên internet, qua các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp…
Đối với công nhân kỹ thuật, ưu tiên tốt nghiệp các trường kỹ thuật
Đối với kỹ sư, ưu tiên tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật, xây dựng
Nhận xét:
Khả năng thu hút ứng viên của Công ty: Với quan điểm tuyển dụng, các nguồn khai thác ứng viên và các kênh (thông qua báo trí, internet, trung tâm giới thiệu việc làm …) tìm kiếm ứng viên thì Công ty đã tìm kiếm được ứng viên từ cả hai nguồn biên trong và bên ngoài Công ty, tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và đặc điểm thị trường lao động nước ta và có thể thu hút được phần lớn ứng viên tại các vị trí làm việc, nhưng riêng đối với những vị trí mà nguồn lao động khan hiếm, khó tìm kiếm thì Công ty nên sử dụng những kênh tìm kiếm khác như qua các Công ty chuyên môi giới về lao động tại các vị trí cấp cao, đăng tin thông qua trang web về tuyển dụng (thường là ở các vị trí cấp cao, yêu cầu của công việc đối với người lao động là cao) như trang www.vietnamworks.com.vn, tìm kiếm ứng viên thông hồ sơ ứng viên tìm việc làm trên các trang web về người tìm việc hoặc thông qua các trường đàơ tạo có uy tín để tìm kiếm ứng viên có trình độ đào tạo xếp loại khá, giỏi.
Đối với các vị trí công việc khác nhau thì yêu cầu của công việc đối với người lao động cũng khác nhau do đó với quy trình tuyển chọn như trên thì Công ty chưa sàng lọc, đánh giá được kỹ lưỡng mức độ phù hợp của ứng viên đối với công việc, chọn ra ứng viên tốt nhất như là đối với vị trí kế toán, công nhân mà chỉ phỏng vấn thì chưa thể biết hết được khả năng kỹ năng của họ do đó trong quy trình tuyển dung Công ty nên thêm bước thi viết, trắc nghiêm.
Với trình tự tuyển chọn lao động như hiện nay nhìn chung đã thể hiện tương đối đầy đủ trình tự tuyển chọn lao động. Nhưng để khai thác hiệu quả hơn thông tin của ứng viên ngay từ lần gặp đầu tiên và tiết kiệm công sức, tiền của thì Công ty nên cho ứng viên điền vào mẫu đơn xin việc của Công ty trong đó yêu cầu ứng viên điền đầy đủ thông tin về trình độ đào tạo chuyên môn, đào tạo hỗ trợ cho công việc, quá trình đã làm việc của ứng viên, tính cách, sở thích, các câu hỏi tình huống… từ đó tìm ra ứng viên phù hợp nhất.
Hoạt động định hướng lao động mới:
Đây là hoạt động mà Công ty cũng chưa quan tâm nhiều, chưa có một chương trình định hướng bài bản. Khi người lao động mới vào làm việc thì phòng Hành chính – nhân sự đưa người lao động tới bộ phận sẽ làm việc và giới thiệu với CBCNV trong bộ phận và người lao động sẽ được hướng dẫn hướng dẫn thực hiên công việc chứ chưa có sự giới thiệu về nội quy, quy chế, các chế độ của công ty, quá trình phát triển và chiến lược, mục tiêu của Công ty một cách chi tiết. Điều này đã hạn chế sự làm quen với công việc, thời gian để làm thành thục công việc, mức độ hoàn thành công việc của CBCNV..
Do đó để cho người lao động mới làm quen nhanh với tổ chức thì Công ty nên xây dựng một chương trình định hướng lao động mới với đầy đủ nội dung theo yêu cầu của một chương trình định huớng khoa học nhằm giúp người lao động mới làm quen nhanh với tổ chức và công việc.
Hoạt động thù lao lao động
Đây là hoạt động mà của chuyên viên nhân sự Công ty quan tâm nhất, dành nhiều thời gian nhất. Công ty đang nghiên cứu và đa ra mức lao động, mức lương hợp lý hơn cho CBCNV Công ty.
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty như vậy nên Công ty đã sử dụng các hình thức trả lương theo thời gian đối với bộ phận lao động gián tiếp, hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể, khoán đối với bộ phận trực tiếp sản xuất.
Công ty áp dụng các hình thức thưởng là thưởng tiết kiệm vật tư, hoàn thành mức khoán, có sáng kiến mới… Đồng thời Công ty cũng thực hiện đóng BHXH cho người lao động.
Tuy nhiên như chúng ta được biêt vấn đề trả lương sao cho hợp lý, có tính khuyến khích đối với người lao động luôn là một vấn đề khó. Với thực tế là mức lao động cũng như các thức trả lương của Công ty cho CBCNV cũng còn chưa thật hợp lý nên Công ty cần xem xét các phương pháp định mức lao động khoa học và có các hình thức trả lương linh hoạt phù hợp với từng đối tương người lao động.
Các hoạt đông khác
- Công ty luôn quan tâm vào giải quyêt đối với người lao đông khi rời khỏi tổ chức, quan tâm đến công tác hoà giải, giải quyết xung đột lao động.
- Khi người lao động vào làm việc tại công ty, Phòng Hành chính – nhân sự Công ty luôn lưu giữ đầy đủ thông tin về tiểu sử cũng như quá tình khi làm việc trong Công ty như: thời gian tăng lương, mức lương sau khi tăng, thời gian thăng chức, các thành tích trong công việc, các lần bị kỷ luật…
- Công tác đánh giá quá trình thực hiện công viêc của CBCNV còn chưa được Công ty thực hiện định kỳ, việc tăng lương cho nhân viên cũng chưa có tiêu chí rõ ràng.
- Công tác bổ hộ lao động cho công nhân trong sản xuất luôn được Công ty quan tâm. Công ty đã trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ cho cán bộ công nhân.
III. Thực trạng quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát
1. Căn cứ xây dựng quy chế trả lương
Trong quy chế trả lương cho người lao động của Công ty chưa nêu ra căn cứ xây dựng quy chế trả lương.
Nhận xét: Một quy chế được ban hành thì không thể không chỉ rõ căn cứ để xây dựng quy chế trả lương, thông qua căn cứ xây dựng quy chế trả lương để biết được quy chế trả lương được xây dựng trên cơ sở: căn cứ vào nghị định, thông tư, quyết định, do cơ quan nào ban hành. Thông qua căn cứ để biết được các điều khoản quy định trong quy chế trả lương đã đúng theo những văn bản pháp luật mà quy chế trả lương đã nêu ra. Do đó việc bổ sung căn cứ xây dựng quy chế trả lương của Công ty là rất cần thiết.
2. Nguyên tắc chung trong trả lương
- Quy chế này quy định nguyên tắc phân phối tiền lương, thu nhập theo lao động của CBCNV Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát
- Việc phân phối tiền lương gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc, mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trên cơ sở năng suất, chất lượng, hiệu quả của mỗi người.
- Chống phân phối bình quân tiền lương.
- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động trong doanh nghiệp, không sử dụng và mục đích khác.
Nhận xét: trong nguyên tắc trả lương của Công ty đã nêu nguyên tắc trả lương của Công ty. Các nguyên tắc mà Công ty đưa ra đúng theo quy định của pháp luật lao động về tiền lương nhưng còn chưa đầy đủ, quy chế trả lương của Công ty còn thiếu một số nguyên tắc như: tiền lương khi làm thêm, làm đêm thì như thế nào so với tiền lương khi làm việc trong giờ quy định, tiền lương, tiền lương người lao động nhận được căn cứ vào đâu …. Dựa vào nguyên tắc quy xây dựng quy chế trả lương thì hội đồng lương đưa ra cách phân phối phù hợp nhất.
3. Phạm vi, đối tựng áp dụng:
- Đối tượng:
Quy chế này được dùng để phân phối tiền lương cho CBCNV Công ty đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng làm việc tại Công ty.
- Phạm vi: Tất cả CBCNV làm việc tại văn phòng Công ty và Xưởng sản xuất của Công ty.
Nhận xét: Công ty đã nêu đối tượng được hưởng lưong theo quy chế trả lương của Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát. Như vậy CBCNV khi làm việc chính thức có thời gian làm việc tại Công ty từ đủ một năm trở lên đề biết được mình được hưởng mức lương như thế này, cách thức Công ty tính lưong cho CBCNV. Hơn nữa với đối tượng áp dụng của quy chế trả lương như vậy tạo ra sự khuyến khích CBCNV làm việc gắn bó với Công ty ( trong quy chế trả lương tiền lương CBCNV nhận được không chỉ căn cứ vào kết quả hoàn thành công việc của CBCNV mà còn căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty).
4. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương
4.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương được xác định căn cứ vào định biên cán bộ, hệ số mức lương cấp bậc, phụ cấp lương và mức lương tối thiểu được áp dụng theo quy định của nhà nước.
Quỹ tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh được xác định dựa vào hiệu quả giải quyết công việc được giao nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tiền lương được thanh toán vào ngày 25 hàng tháng và tạm ứng lần 1 vào ngày mồng 10 hàng tháng.
Bảng số 2.7. Quỹ lương kế hoạch, thực hiện năm 2005, 2006, 2007 (theo số liệu báo cáo quỹ lương thực hiện qua các năm)
Chỉ tiên
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Tổng quỹ lương
Triệu đồng
2400
2403
2800
3028
3250
3279
Nhận xét: Trong phần nguồn hình thành quy chế trả lương của công ty Công ty mới chỉ nêu ra nguồi hình thành quy chế trả lương căn cứ vào định biên cán bộ, hệ số mức lương cấp bậc, phụ cấp lương, tiền lương tối thiểu chung, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty chứ Công ty chưa đưa ra một con số cụ thể về nguồn hình thành tổng quỹ lương. Nhưng trong thực tế qua các năm Công ty đã đều xác định tổng quỹ lương kế hoach, Nguồn hình thành quỹ lương kế hoạch hàng năm được Hội đồng lương Công ty quyết định.
4.2. Sử dụng quỹ tiền lương
Để Đảm sử dụng quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương cho năm sau quy định phân phối quỹ tiền lương như sau:
- Quỹ tiền lưong trả trực tiếp cho người lao động: 86% quỹ tiền lương thực hiện
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động, tổ, bộ phận, phòng ban có thành tích trong công tác, sáng kiến, sáng tạo trong công việc: 4%
- Quỹ dự phòng năm sau: 10% tổng quỹ tiền lương thực hiện.
Nhận xét: Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát đã đi vào hoạt động ổn định, sản phẩm chính của công ty là sản phẩm kết cấu thép, loại sản phẩm có mức tiên thụ lớp hiện nay và trong tương lai tại thị trường nước ta. Vì vậy mức dự phòng 10% là khá cao do đó để khuyến khích người lao động hơn nữa thì Công ty nên tăng quỹ lương trả trực tiếp, quỹ khuyến khích cho người lao động.
5. Phân phối quỹ tiền lương
5.1. Đối với bộ phận hưởng lương thời gian ( Ban giám đốc, phòng Hành chính – nhân sự, phòng Kế toán, phòng Vật tư, Văn phòng Xưởng)
Tiền lương hàng tháng căn cứ vào chức danh công việc đảm nhận và hiệu quả công tác của mỗi người được tính như sau:
TL = TLc + TLm
TLc: Tiền lương cứng (tháng) là tiền lương được trả theo hệ số mức lương và các phụ cấp. Tiền lương cướng là cơ sở để trích nộp BHXH, BHYT.
Công thức tính:
Tlcbi: Tiền lương cứng của người thứ i trong tháng.
Hcbi: Hệ số lương cấp bậc của người thứ i
Ni: Số ngày công thực tế của người thứ i trong tháng
Tlmin: Tiền lương tối thiểu do nhà nước ban hành theo từng thời kỳ.
N: Số ngày công chế độ (24 ngày công)
TLm: Tiền lương mềm là tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc.
Công thức xác định:
TLmi = Tđmi – Tlc
Tlmi: Tiền lương mềm từ quỹ lương của người thứ i
Tlđmi: Tiền lương khoán của người lao động thứ i: do Giám đốc Công ty quy định theo chức danh công việc (theo phụ lục 1).
Tc: Tiền lương cứng của người thứ i trong tháng.
Hàng tháng công ty xác định quỹ lương tháng theo kế hoạch của công ty (quỹ lưong được xác định theo tỷ lệ doanh thu kế hoạch), căn cứ vào doanh thu quý Công ty xác định được quỹ lương thực tế trong quý. Tiền lương trong quý của người lao động tăng (giảm) theo tỷ lệ tăng (giảm) của doanh thu. Nếu trong tháng người lao động nghỉ việc không có lý do mà trong tháng không đạt 24 ngày công thì người lao động không được hưởng tiền lương mềm.
Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách phân phối tiền lương cho người lao động hưởng lương theo thời gian tôi xin được dẫn chứng cụ thể bằng bảng thanh toán lương tháng 12/2007 của phòng Kế toán (xem phụ lục 2).
Nhận xét: Như đã trình bày trong phần tổng quan về Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát thì với hoạt động phân tích công việc còn chưa được công ty quan tâm đúng mức, Công mới chỉ nêu nêu ra chức năng, nhiệm vụ của các phong ban, chưa mô tả công việc cho các chức danh công việc cụ thể, yêu cầu của công việc đối với người lao động tại các vị trí chức danh. Do đó việc Công ty định ra mức lương cho từng CBCNV còn chưa gắn nhiều với mức độ phức tạp, trách nhiệm của vị trí chức danh đảm nhiệm. Nên để đảm bảo trả lương gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của vị trí công việc đảm nhiệm thì Công ty nên quan tâm đế vấn đề phân tích công việc cho từng vị trí chức danh.
Tiền lương hàng tháng người lao động nhận được mới chỉ căn cứ vào thời gian làm việc trong tháng, hệ số lương câp bậc, tiền lương tối thiểu chung, còn chưa căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong tháng. Công ty nên nghiên cứu và đưa ra cách thức trả lương cho người lao động phù hợp hơn có tính khuyến khích cao hơn.
Với cách trả lương như trên cho thấy tiền lương mềm hàng tháng người lao động nhận được mới chỉ căn cứ vào việc đảm bảo giờ công làm việc, chưa căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, ý thức chấp hành nội quy lao động, kết quả lao động … Do đó Công ty nên nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và đua ra cách thức trả lương cho người lao động phù hợp hơn và mang tính khuyến khích cao hơn.
5.2. Đối với bộ phận hưởng lương khoán
Tiền lương hàng tháng căn cứ vào mức độ đạt được của doanh thu, cụ thể mức khoán như sau:
5.2.1. Đối với phòng Quản lý dự án
Mức khoán tiền lương là 0,7 % trên giá trị quyết toán của HĐKT của Công ty. Mức độ trả lương cho cán bộ nhân viên trong phong theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý dự án.
Tiền lương tạm ứng khoán không quá 70% trên giá trị quyết toán. Được quyết toán 100% đối với hợp đồng đã được nghiệm thu.
Nếu phòng Quản lý dự án làm chậm tiến độ thuộc trách nhiệm của phòng thì sẽ bị giảm đơn giá khoán như sau: chậm tiến độ từ 10-20 ngày thì đơn giá khoán chỉ được hưởng 0,6%, từ 21 ngày trở lên đơn giá khoán được hưởng là 0.5%.
Tiền lương khoán phòng Quản lý dự án được xác định như sau:
TL phòng QLDA=TL tạm ứng + TL quyến toán .
Trong đó:
TL tạm ứng = 70% x 0,7 x Giá trị quyết toán HĐKT.
Tl quyết toán = 30% x 0,7 x Giá trị quyết toán HĐKT
(nếu chậm tiến độ thì áp dụng theo mức khoán khi bị chậm tiến độ)
Trong đó có 10% trong tổng mức khoán lương/ HĐKT được phòng Quản lý dự án đưa vào phụ cấp lưu động để trả cho cán bộ, nhân viên thường xuyên phải đi công tác.
Tiên lương của cán bộ, nhân viên phòng được phân phối theo cách thức sau:
TLki = TL®mi + TLtti + TLpc
Trong đó:
Tlki: Tiền lương tháng của người lao động i
Tlđmi: Tiền lương định mức i do giám đốc Công ty quy định
Tltti: Tiên lương tăng thêm mà người thứ i nhận được do hoàn thành nhiệm sản xuất kinh doanh.
Fphòng: Quỹ tiên lương khoán của phòng.
Fpc: Quỹ phụ cấp của phòng
Tđmi: Tiền lương theo định mức của người thứ i
Hi: Hệ số lương của người thứ i
m: Tổng số các bộ, nhân viên phòng
Hệ số lương được phòng quy định cho từng chức danh dựa trên cơ sở hệ số quy định của Công ty xây dựng. Cụ thể phòng Quản lý dự án quy định:
Trưởng phòng: Hệ số 1,6
Chuyên viên, kỹ sư mức 1: Hệ số 1,1
Chuyên viên, kỹ sư mức 2: 0,9
Chuyên viên, kỹ sư mức 3: 0.8
Để giúp người đọc hiểu rõ thêm về cách phân phối lương của Công ty đối với phòng Quản lý dự án tôi xin được nêu ra dẫn chứng bằng số liệu của bảng thanh toán lương của phòng Quản lý dự án tháng 12/2007 (xem phụ lục 3)
Nhận xét: Với các trả lương theo hình thức khoán cho phòng Quản lý dự án là phù hợp với đặc điểm của công việc của phòng và trực tiếp gắn tiền lương cảu CBNV phòng với mức độ hoàn thành công việc mà số lương công việc đảm nhiệm. Nhưng Công ty nên quy định chi tiết hơn về thời gian làm chậm tiến độ, mức lương khoán của phòng nên căn cứ vào mức độ của chất lượng sản phẩm khi nghiệm thu dự án vànhướng dẫn phòng có cách chia lương phù hợp nhất với mức độ hoàn thành công việc và công việc mà người lao động đảm nhận.
5.2.3 Đối với phòng Thiết kế
Tổng quỹ lương của phòng do Công ty khoán, mức khoán là 0.4 % giá trị doanh thu. Việc phân phối lương cho các bộ, nhân viên trong phòng là do phòng tự xây dưng. Phòng có cách phân phối như sau:
Tli = Tlđmi + Tlnsi
Trong đó:
Tli: Tiền lương của người lao động thứ i
Tlđmi: Tiền lương theo định mức của người lao động thứ i
Ftti: Quỹ lương tháng của phòng
Tlđmi: Tiền lương theo định mức của người lao động thứ i
Hi: Hệ số lương cơ bản của người lao động thứ i
m: Tổng số lao động của trung tâm.
Hệ số lương của cán bộ, nhân viên trong phòng được phòng xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống lương của Công ty xây dựng. Cụ thể phòng quy định như sau:
Trưởng phòng:hệ số 1,8
Chuyên viên mức 1: Hế số 1,2
Chuyên viên mức 2: Hệ số 1,0
Chuyên viên mức 3: Hệ số 0,8
Để giúp người đọc hiểu rõ thêm về cách phân phối lương của Công ty đối với phòng Thiết kế tôi xin được nêu ra dẫn chứng bằng số liệu của bảng thanh toán lương của phòng Thiết kế tháng 12/2007 (xem phụ lục 4)
Nhận xét: Vì phòng Thiết kế là phòng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu sản phẩm của Công ty, thiết kế sản phẩm cho khách hàng do đó với hình thức trả lương khoán cho phòng Thiết kế là phù hợp với đặc điểm công việc của phòng và gắn tiền lương của CBNV phòng với doanh số mà CBNV phòng mang về. Như vậy với hình thức trả lương này thì tạo ra cho CBNV phòng Thiết kế luôn cố gắng nâng cao kiến thức, kỹ năng để có thểm mang về cho Công ty doanh thu ngày càng cao. Nhưng Công ty nêu hướng dẫn phòng cách chi lương cho CBNV phòng hợp lý hơn nữa
5.3. Đối với bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất.
Tất cả công nhân sản xuất tại các tổ sản xuất đều hưởng lương theo chế độ lương sản phẩm tập thể. Cách tính quỹ lương tập thể và cách phân phối cụ thể như sau:
Cách xác định quỹ lương tập thể:
Vsp = ĐGtt x q
Trong đó:
Vsp: Quỹ tiền lương sản phẩm tập thể
ĐGtt: Đơn giá tiên lương tập thể
q: Số lượng sản phẩm hoàn thành
- Cách phân phối quỹ lương tập thể như sau:
Trong đó:
Ti: Tiền lương của người công nhân nhận được
m: Tổng số lao động trong tập thể.
ni: Mức lương theo cấp bậc công nhân của người lao động.
ti: Số ngày công làm việc thực tế của người công nhân i
hi: Hệ số hoàn thành công việc của người công nhân i theo xếp loại.
Xếp loại phân hạng A, B, C: Loại A:1,4; loại B:1,2; loại C:1,0
-Loại A: là nhưng công nhân có tay nghề cao, tay nghề vững vàng, ý thức chấp hành sự phân công của người phụ trách, ngày giờ công cao, đạt và vượt năng suất cá nhân, có số sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn lao động tuyệt đối. Tỷ lệ khôngs chế từ 30% đến 35%.
- Loại B: Đảm bảo ngày công, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất cá nhân, chất lượng sản phẩm tốt và an toàn lao động tuyệt đối, tỷ lệ khống chế: 30-35%.
- Loại C: Ngày giờ công đạt thấp, chấp hành chư nghiêm chỉnh sự phân công của người phụ trách, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, chấp hành an toàn lao động. Tỷ lệ khống chế từ 30-40%
Để giúp người đọc hiểu rõ hơn nữa về cách phân phối lương đối với bộ phận trưc tiếp sản xuất tôi xin nêu ra dẫn chứng bằng bảng thanh toán lương tháng 12/2007 của Tổ làm sạch - sơn (xem phụ lục 5).
Nhận xét: Các tổ sản xuất là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm do đó Công ty sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể là phù hợp với đặc điểm công việc của các tổ sản xuất.
Với cách thức chia lương như trên cho công nhân Công ty là tương đối phù hợp, trong đó đã tính đến mức độ hoàn thành công việc, ý thức chấp hành, ngày công làm việc của công nhân. Nhưng với việc quy định mức khống chế về tỷ lệ xếp loại thì đã làm hạn chế sự cố gắm của công nhân trong các tổ sản xuất vì cố gắng hay không cố gắng trong công việc thì tỷ lệ được phân hạng A, B, C vẫn không thay đổi.
Hơn nữa với cách thức Hội đồng lương Công ty xác định đơn giá sản phẩm của Công ty là dựa vào thống kê, kinh nghiệm, mức giá công lao động tương tự trên thị trường lao động Việt Nam thì đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể cũng chưa có đầy đủ căn cứ khoa học, mới chủ yếu dựa trên sự thống kê và kinh nghiệm.
Do đó Công ty nên quan tâm hơn nữa trong vế cách thức trả công cho công nhân trong các tổ sản xuất, đảm bảo tiền lương mà công nhân nhận được gắn với năng suất, chất lượng sản phẩm …
6. Một số quy định cụ thể trong quy chế trả lương:
- Trong trường hợp CBCNV nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ ốm … thì được hưởng lương theo quy định của nhà nước.
- Những người nghỉ để đi học nghiệp vụ, chuyên môn do Công ty cử đi thì được hưởng lương theo quy chế, không phải do Công ty cử đi không được hưởng lương và phải nộp BHXH, BHYT.
- Trường hợp cán bộ công nhân viên tham gia làm việc trong tháng chấp hành không nghiêm sự phân công của người phụ trách dẫn đến hiệu quả công việc thấp chỉ hưởng nguyên lương cơ bản, không có hệ số khoán tăng thêm.
7. Phụ cấp và bảo hiểm xã hội.
7.1. Phụ cấp
- Phụ cấp công tác: áp dụng theo chế độ khi đi công tác.
- phụ cấp làm thêm giờ:
Mỗi giờ làm thêm vào ngày thường được hưởng 150% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường, vào ngày nghỉ hàng tuần được hưởng 200% tiền lương giờ, làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết được hưởng 300% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
7.2. Bảo hiểm xã hội.
Chế độ bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật lao động.
Điều khoản thi hành.
Bản quy chế này có hiệu lực kể từ ngày: 01/01/2005. Những quy định trước đây trái với quy chế này đều hết hiệu lực.
Quy chế này được sửa đổi và bổ sung khi có sự thay đổi mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội của nhà nước hoặc có sự thay đổi do cơ cấu lại hoặc thay đổi tổ chức của Công ty.
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP SX & TM VIỆT PHÁT
I. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
- Phát triển những sản phẩm mà Công ty đang sản xuất đặc biệt là sản phẩm kết cấu thép.
- Phát triển thêm một số sản phẩm mới có hàm lượng chất xám và công nghệ cao như sau:
Cửa van cung, cửa van phẳng.
Hệ thống đường áp lực
Các thiết bị phi tiêu chuẩn của nhà máy xi măng, nhiệt điện như thiết bị lọc bụi, thiết bị truyền nhiệt.
2.Giải pháp để thực hiện phương hướng phát triển của Công ty
Để có thể thực hiện được mục tiên trong thời gian tới của Công ty thì Công ty đã đưa ra đồng bộ các giải pháp trong các khâu, các bộ phận trong đó trong phòng Hành chính – nhân sự cần thực hiện một số nội dung sau nhằm góp phần thực hiện được mục tiêu Công ty đã đề ra:
- Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, bố trí sắp xếp lại cho phù hợp với năng lực công tác của cán bộ, công nhân để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty. Có chính sách trả lương và các biện pháp tạo động lực để tạo hiệu qủa làm việc và năng suất lao động
- Có kế hoạch tuyển mới, đào tạo mới, đào tạo lại nhân viên với yêu cầu công việc. Có chính sách thích hợp thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực, tạo ra văn hoá công ty để thu hút ứng viên, duy trì nhân viên
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm ngay trong quy trình sản xuất và chất lượng thi công trên công trường
- Đảm bảo an toàn trong sản xuất, thi công, trang bị đủ phương tiện bảo hộ cho cán bộ nhân viên, tăng cường kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong sản xuất.
- Có chính sách về tiền lương phù hợp đảm bảo các nguyên tắc của tiền lương nhằm khuyên kích hơn nữa đối với người lao động.
II. Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát
1. Một số khuyến nghị về cơ chế, chính sách.
1.1. Tăng cường quản lý nhà nước về lao động tiền lương
Nhà nước nên có lớp huấn luyện, tập huấn, bồi dưởng về pháp luật lao động, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn, phát tờ rơi, tờ bướm trong đó quy định về quyền lợi, chế độ lương bổng theo quy định cho người lao động.
Tăng cường kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, kiện toàn công tác giải quyết tranh chấp lao động.
1.2. Giải pháp trợ giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc trả lương
Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các mô hình trong việc trả lương, trả thưởng và phúc lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt các mô hình mẫu của các doanh nghiệp thành công trong nền kinh tế thị trường, các tập đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh xem xét áp dụng.
Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc xây dựng các thanh lương, bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ viên chức, thừa hành. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho các doanh nghiệp về vấn đề này.
Tư vấn, tuyên truyền cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hướng dẫn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phương pháp tích hợp các tiêu chuẩn ISO đặc biệt là cách tổ chức tiền lương.
Nhà nước không chỉ quan tâm đế việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước mà nên có sự hướng dẫn cụ thể chi tiết việc thực hiện của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về quản lý nhà nước và thu nhập.
2. Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát
2.1. Căn cứ xây dựng quy chế trả lương
Như đã trình bày ở phần thực trạng quy chế trả lương tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát thì quy chế trả lương của Công ty chưa có căn cứ, . Tôi xin đề xuất một số căn cứ như sau:
- Bộ luật lao động đã được ban sửa đổi và bổ sung năm 2006 của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương.
- Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ quy định mức lương tối thiểu.
- Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
- Căn cứ vào công văn 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương.
- Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và bản tiêu chuẩn chức danh các bộ công nhân viên của Công ty.
- Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát
- Theo đề nghị của phòng Hành chính – nhân sự.
2.2. Nguyên tắc, mục tiêu ban hành quy chế trả lương
Ngoài những nguyên tắc ban hành quy chế trả lương cho người lao động của Công ty tôi xin bổ sung thêm một sô nguyên tắc, mục tiêu như sau:
2.2.1. Nguyên tắc ban hành quy chế trả lương
- Quy chế này thực hiện phân phối theo lao động: Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận, những người thực hiện các công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao, có kinh nghiệm và kỹ năng quản lý đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty thì được trả lương cao.
- Khi làm đêm, làm thêm giờ được trả lương cao hơn khi làm việc ban ngày theo giờ chuẩn quy định tại bộ luật lao động và áp dụng vào thực tế tại Công ty.
2.2.2. Mục tiêu ban hành quy chế trả lương
- Mục tiêu xây dựng quy chế trả lương nhằm thiết lập một cơ chế trả lương công bằng, minh bạch và có tính cạnh tranh, đảm bảo thu hút, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích, động viên tính tích cực trong công việc của từng vị trí tác nghiệp.
- Lương được trả theo 2 phần lương cứng và lương mềm. Tiền lương cứng được thực hiện theo nghị định 205/2004/NĐ- CP và là cơ sở để Công ty trả lương cứng và thực hiện chi trả các chế độ cho người lao động theo quy định của chính phủ. Tiền lương mềm căn cứ vào vị trí công việc người lao động đảm nhiệm, mức độ hoàn thành công việc của người lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3. Tổng quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương
2.3.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương
- Quỹ lương kế hoạch:
Vkh = …%/1000đồng DTkh + Vdp
Trong đó:
Vkh: Quỹ lương năm kế hoạch
DTkh: Doanh thu năm kế hoạch
Vdp: Quỹ lương dự phòng năm từ năm trước chuyển sang
- Quỹ lương thực hiện
Vth = …%/1000 đồng DTth +Vdp
Trong đó:
Vth: Quỹ lương năm thực hiện
DTth: Doanh thu thực hiện năm
Vdp: Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
Nhưng trong trường hợp doanh thu năm thực hiện không đạt kế hoạch đề ra thì tiền lương bình quân tháng người lao động nhận được thấp nhất cũng bằng mức lương định mức của công ty đối với CBCNV.
Do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như chưa hiểu sâu về tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nên trong bài này em chưa đưa ra con số cụ thể của quỹ lương/1000 đồng doanh thu và chỉ xin đề xuất cách cấu thành nên nguồn quỹ lương.
2.3.2. Xác định quỹ tiền lương tháng để phân phối
- Quỹ lương tháng (tạm ứng) để trả cho CBCNV Công ty căn cứ vào doanh thu kế hoạch tháng, cụ thể quỹ lương tháng để trả cho CBCNV bằng 85% quỹ lương kế hoạch tháng.
- Quyết toán quỹ tiền lương
Căn cứ vào doanh thu đạt được hàng quý để quyết toán quỹ lương để trả cho CBCNV theo mức được xây dựng trong quy chế trả lương.
Nếu doanh thu thực hiện bằng doanh thu kế hoạch thì quỹ lương quyết toán là 100% quỹ lương kế hoach tháng, nếu doanh thu quý cao hơn hoặc thấp hơn kế hoạch thì quỹ lương quyết toán tăng giảm tương ứng.
Với cách xác định quỹ lương của Công ty gắn trực tiếp vào doanh thu đạt được của công ty. Tiền lương mà người lao động nhận được không chỉ căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động mà còn căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó tạo cho mọi người lao động ở bất kỳ vị trí nào, làm công việc quản lý, phục vụ đều cố gắng hơn.
2.3.3. Sử dụng quỹ tiền lương
Trong quy chế trả lương của Công ty, với cách sử dụng quỹ lương như vậy còn chư thực sự hợp lý về tỷ lệ % của các quỹ so với quỹ lương thực hiện. Tôi xin đề xuất cách sử dụng quỹ lương như sau:
- Quỹ trả trực tiếp cho người lao động: 91% quỹ lương thực hiện.
- Quỹ thưởng từ quỹ lương thực hiện cho người lao động, tập thể lao động có thành tích xuất sắc trong công tác, có sáng kiến, sáng tạo trong công việc: 4%
- Quỹ tiền lương dự phòng cho năm sau: 5% tổng quỹ lương.
Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào nề nếp ổn định cộng với lợi thế về nhu cầu của thị trường sản phẩm trong thời gian tới ngày càng tăng do đó quỹ dự phòng cho năm sau có thể để mức 5% tổng quỹ tiền lương và để tăng quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động là 91%. Như vậy thì tiền lương của người lao động nhận được hàng tháng cao hơn và ổn định trong các tháng trong năm.
2.4. Phân phối tiền lương
2.4.1. Đối với bộ phận hưởng lương thời gian.
Như nhận xét đã trình bày trong phần thực trạng quy chế trả lương cho người lao động bộ phận hưởng lương thời gian, Nhưng để trong cách phân phối lương của Công ty đối với bộ phận hưởng lương thời gian có sự công bằng hơn nữa và tiền lương người lao động nhận được gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm cũng như kết quả lao động họ. Do đó trong tiền lương mà người lao động tạm ứng hàng tháng nên có sự căm cứ vào
Trả lương cho bộ phận hưởng lương thời gian căn cứ theo hệ số lương được xếp tại nghị định 205/2004/NĐ- CP và căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, ngày công làm việc thực tế trong tháng.
- Tiền lương tạm ứng hàng tháng:
Công thức xác định như sau:
Trong đó:
Ti: Tiền lương tạm ứng hàng tháng của người thứ i nhận được
Vtu: Quỹ tiền lương tạm ứng hàng tháng của bộ phận hưởng lương theo thời gian (quỹ tiền lương tạm ứng hàng tháng của bộ phận hưởng lương thời gian bằng 85% quỹ lương kế hoạch của bộ phận hưởng lương thời gian).
m: Tổng số lao động hưởng lương theo thời gian.
Tđmtti: Tiền lương theo định mức thực tế của người lao động i (được xác định như sau:
Trong đó:
Tđmi: Tiền lương định mức của người lao động i trong tháng
ti: ngày công làm việc thực tế của người lao động i
hi: Mức độ hoàn thành công việc của người thứ i theo tiêu chuẩn đánh giá
- Tiền lương quyết toán: Hàng quý căn cứ vào mức độ đạt được được của doanh thu quý thì Công ty quyết toán quỹ tiền lương quý của bộ phận hưởng lương thời gia như sau:
Vqtq = Vtg – Vtư
Trong đó:
Vqtq: Quỹ tiền lương quyết toán quý
Bảng số 3.8. Mức độ hoàn thành công việc của cán bộ giữ chức vụ
từ trưởng phong và tương đương trở lên
Mức
Diễn giải
Hệ số (k)
Mức 1
- Khi cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ công tác đề ra trong tháng; hoặc
- Không đảm bảo giờ công quy định (dưới 18 công/tháng); hoặc
- Không tuân thủ sự phân công của người phụ trách
0,7
Mức 2
- Hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong tháng
- Ngày công đạt 18-21 công/ tháng.
1,0
Mức 3
- Hoàn thành khá tốt nhiệm vụ chương trình công tác đề ra trong tháng hoặc kết quả sản xuất kinh doanh đạt từ 101%-107%;
- Đảm bảo ngày công từ 22 ngày công trở lên
1,1
Mức 4
- Hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ đề ra và làm nhiệm vụ đột xuất trong tháng hoặc kết quả sản xuất kinh doanh đạt từ 101% đến 113%.
1,2
Mức 5
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; hoặc
- Có những đề xuất cải tiến trong công tác nghiệp vụ được đánh giá cao.
1,3
Hệ số hoàn thành công việc đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành Công ty.
Bảng 3.9. Mức độ hoàn thành công việc
của các bộ chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành Công ty
Mức
Diễn giải
Hệ số (k)
Mức 1
Không hoàn thành nhiệm vụ được giao
0,7
Mức 2
Hoàn thành nhiệm vụ được giao
1,0
Mức 3
Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức khá tốt
1,1
Mức 4
Hoàn thành nhiệm vụ được giao, có kiêm nghiệp thêm công việc hoặc thực hiện thêm những công việc đột xuất khác trong tháng.
1,2
Mức 5
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có những đề xuất cải tiến trong công tác nghiệp vụ được đánh giá khá tốt.
1,3
Đối với từng chức danh công việc cụ thể mà Công ty có quy định cụ thể về các tiêu chí đã nêu như trên để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Để có thể quy định cụ thể về các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc thì công ty trước hết cần quan tâm đế việc xây dựng bản mô tả công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho các vị trí chức danh công việc.
Căn cứ vào quỹ lương quyết toán quý, hệ số tiền lương trung bình 3 tháng và mức lương định mức của người lao động thì Công ty thực hiện quyết toán lương hàng quý cho bộ phận hưởng lương thời gian
Trong trường hợp Công ty không đạt doanh thu theo kế hoạch thì tiền lương người lao động nhận được ít nhất cũng bằng mức lương định mức của Công ty.
Mức Lương theo nghị định 205/2004/NĐ- CP chỉ làm căn cứ để tính BHXH, BHYT và thực hiện các chế độ khác cho người lao động.
Ngoài ra Công ty có thể tham khảo thêm một trong hai cách trả lương sau đây:
Cách 1: Trả lương căn cứ theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế.
Công thức xác định:
Trong đó:
Ti: Tiền lương của người thứ i nhận được
ni: Ngày công thực tế trong kỳ của người lao động thứ i
m: số người của bộ phận làm lương thời gian.
Vt: Quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian.
hi: Hệ số tiền lương của người thứ i tương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc. Hệ số hi được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
K: Hệ số mức độ hoàn thành công việc ( theo bảng số 3.8, 3.9)
d1i: Số điểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i đảm nhận
d2i: Số điểm đánh giá trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận
(di + d2): Tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc giản đơn nhất của Công ty.
Bảng số 3.10. Bảng hệ số tiền lương của Công ty
Stt
Nhóm chức danh
đ1i
đ2i
Hệ số lương
1
Giám đốc
70
30
10.0
2
Phó giám đốc
63
28
9.1
3
Trưởng phòng và tương đương
Kế toán trưởng
60
24
8.4
Quản đốc Xưởng sản xuất
60
24
8.4
Trưởng phòng Vật tư
56
22
7.8
Trưởng phòng HCNS
55
22
7.7
4
Chuyên viên + kỹ sư
Mức 1
50
16
6.6
Mức 2
47
15
6.2
Mức 3
45
14
5.9
5
Lái xe
Mức 1
30
13
4.3
Mức 2
26
12
3.8
Mức 3
20
11
3.1
6
Hành chính, cán sự
24
12
3.6
7
Bảo vệ, phục vụ
Mức 1
10
3
1.3
Mức 2
7
3
1.0
Cách 2: Trả lương cho người lao động căn cứ theo hệ số mức lương được xếp tại nghị định 205/2004/NĐ-CP và căn cứ vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận.
Công thức xác định như sau:
Ti = Tc + Tm
Trong đó:
Tc: Tiền lương theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP của người thứ i
Tm: Tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế. Công thức tính như sau:
2.4.2. Đối với bộ phận hưởng lương khoán (phòng Quản lý dự án, phòng thiết kế)
Như đã trình bày ở phần thực trạng quy chế trả lương, cho biết rằng Công ty đã trả lương cho bộ phận này theo hình thức khoán. Đây là bộ phận cốt yếu có vị trí rất quan trọng trong Công ty. Công ty đã thực hiện khoán quỹ lương so với doanh thu đạt được. Nhưng để khuyến khích người lao động trong bộ phận này hơn nữa Công ty nêu khoán quỹ lương đối với từng phòng theo mức độ luỹ tiên của doanh thu đạt được. Công ty nêu quy định cụa thể tỷ lệ quỹ lương được hưỏng tương ứng với các mức doanh thu đạt được. Công ty nên có quy định cụ thể tỷ lệ lương của phòng theo doanh thu trong trường hợp làm châm tiến độ thuộc trách nhiệm của phòng theo mức độ thiệt hại và mức độ làm chậm tiến độ.
Công ty nêu có sự hướng dẫn cụ thể cho bộ phận này cách phân phối lương cho từng người lao động. Bộ phận này có thể tham khảo cách trả lương như đối với bộ phận hưởng lương thời gian.
2.4.3. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất:
Để đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ lương của bộ phận trực tiếp sản xuất cũng như tiền lương người lao động nhận được gắn với mức độ phức tạp, trách nhiệm của công việc, gắn với năng suất, chất lượng công việc thì Công ty nêu quan tâm hơn nữa đến một số vấn đề như sau:
- Quan tâm đế công tác định mức lao động: như là xem xét lại việc bố chí dụng cụ, máy móc, nơi làm việc đã hợp lý chưa, người lao động làm việc đã đúng phuơng pháp chưa, trong thời gian làm việc với hiệu suất sử dụng thời gian là như thế nào, đơn giá tiền lương mà Công ty đang áp đụng đã hợp lý chưa …
- Chế độ cung cấp nguyên vật liệu của Công ty đã đảm bảo đúng thời gian chưa, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào ra sao.
- Nghiêm ngặt trong công tác nghiệm thu sản phẩm, trong đơn giá trả lương sản phẩm tập thể Công ty nêu có đơn giá chi tiết theo các mức độ của sản phẩm hoàn thành như sản phẩm loại A, B,C (trong đó có quy định cụ thể tiêu chí để xếp loại sản phẩm).
Công ty nên bỏ mức khống chế về tỷ lệ người lao động được xếp loại A, B, C và có thể xem xét cách xếp loại như sau:
Bảng số 3.11. Bảng xếp loại phân hạng A, B, C
Phân loại
Hệ số
Diễn giải
Loại A
1.4
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vượt năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động.
- Nắm vững nguyên lý hoạt động của máy móc, thiết bị, thực hiện các bước công việc theo đúng trình tự.
- Chấp hành sự phân công của người phụ trách và đảm bảo số ngày công từ 26 công/ tháng .
Loại B
1.2
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Chấp hành sự phân công của người phụ trách
- Đạt ngày công 26 ngày công/ tháng
- Hoàn thành mức lao động ở mức trung bình khá.
Loại C
1.0
- Hoàn thành công việc ở mức trunh bình, chưa cao.
- Ngày công nhỏ hơn 26 ngày công/ tháng.
- Hoàn thành công việc ở mức thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao
2.5. Một số quy định khác:
- Tiền lương trả cho người lao động trong trường hợp vi phạm kỷ luật lao động thực hiện theo nội quy và thoả ước lao động của Công ty.
- Tiền lương trả cho người lao động trong trường hợp ngừng việc được thực hiện theo quy định của Công ty
- Tiền lương trả cho người lao động trong các trường hợp khác thực hiện theo quy định của nhà nước.
LỜI KẾT
Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động giúp cho tôi cũng như người đọc có một cách nhìn tổng quát chung về Công ty, các hoạn động chính của phòng Hành chính nhân sự và thực trạng quy chế trả lương chơ người lao động mà Công ty đang thực hiện …. Với quy chế trả lương cho người lao động đã thể hiện được nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả của từng người lao động, những người thực hiện những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, những người đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã được trả lương cao hơn chưa. Từ đó cho thầy việc hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát là không thể thiếu.
Trong bài chuyên đề thực tập tốt nghiệm, dựa trên kiến thức có được thông qua quá trình học tập, nghiên cứu tài liệu, sự hiểu biết về một số cách thức trả lương tiên tiến đang áp dụng hiện nay trong các doanh nghiệp nước ta, quá trình tìm hiểu tổng quan về Công ty, thực trạng quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty, sự hướng dẫn trực tiếp của Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Vũ Thị Mai. Nên em đã nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát. Mong rằng với những kiến nghị như đã nêu sẽ góp phần giúp cho quy chế trả lương cho người lao động của Công ty ngày càng hợp lý, tạo đông lực đối với người lao động ngày càng cao.
Do trình độ hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên các biện pháp hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát đã nêu trong bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam đã được sửa đổi và bổ sung năm 2006.
- Công văn 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998
- Các chế độ tiền lương, ban hành năm 2004
- Giáo trình Kinh tế lao động Trường đại học Kinh tế Quốc dân, nhà xuất bản Lao động - xã hội năm 2006.
- Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường đại học Kinh tế Quốc Dân, nhà xuất bản lao động xã hội năm 2006.
- Giáo trình Tiền lương - tiền công của trường đại học Lao động - xã hội, nhà xuất bản Lao động – xã hội năm 2007.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2008
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban Giám hiện Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
GVHD: PGS TS Vũ Thị Mai
Tên tôi là: Nguyễn Thị Quế
Sinh viên lớp: Hoàn chỉnh kiến thức (trong giờ hành chính) khoá 7, khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực.
Tôi xin cam đoan trước Ban giám hiệu nhà trường cũng như trước Giảng viên hướng dẫn PGS TS Vũ Thị Mai rằng những số liệu mà tôi thu thập được trong bài viết là số liệu thực mà tôi đã xin được từ Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát, toàn bộ nội dung của bài viết là do tôi tự làm, tự trình bày bài viết và các tài liệu tôi tham khảo đúng theo những tài liệu tôi đã nêu trong danh mục tài liệu tham khảo.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Quế
Phụ lục 1
QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG CỦA CÔNG TY
1. Lương của giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng Công ty:
Giám đốc Công ty: 7.000.000 – 10.000.000 đồng
Phó giám đốc, kế toán trưởng : 5.000.000 – 7.000.000 đồng.
2. Lương của Quản đốc và Kế toán trưởng: Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
3. Lương của Trưởng phòng Công ty.
Căn cứ vào kết quả đạt được của các phòng gắn với giá trị sản lượng của toàn Công ty để xác định mức lương đạt được trong tháng của các trưởng phòng: 2.500.000 đến 4.000.000 đồng.
4. Lương của chuyên viên, kỹ sư phòng ban Công ty:
Chuyên viên, kỹ sư mức 1: Từ 2.300.000 đồng đến 3.500.000 đồng
Chuyên viên, kỹ sư mức 2: Từ 1.800.000 đồng đến 2.300.000 đồng
Chuyên viên, kỹ sư mức 3: Từ 1.000.000 đồng đến 1.800.000 đồng
5. Lương của cán sự, nhân viên bảo vệ, phục vụ: Từ 600.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
6. Lương của lái xe: 1.500.000 đến 2.500.000 đồng.
Phụ lục 2
Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt phát
PHÒNG KẾ TOÁN
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 12/2007
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Hệ số lương
Mức lương cơ bản
Số ngàycông
Tiền lươngtăng thêm
Tổng cộng
Các khoản giảm trừ
Thực lĩnh
Ký nhận
Tạm ứnglương
BHXH,BHYT
1
Nguyễn Thị Lan
KT trưởng
2.96
1,332,000
24
3,668,000
5,000,000
932,400
79,920
3,987,680
2
Nguyễn Thu Trang
KTV
2.65
1,192,500
24
507,500
1,700,000
834,750
71,550
793,700
3
Trần Mai Anh
KTV
2.34
1,053,000
24
947,000
2,000,000
737,100
63,180
1,199,720
4
Đỗ Thị Như Hằng
KTV
2.34
1,053,000
23
1,447,000
2,500,000
737,100
63,180
1,699,720
Tổng cộng
3,577,500
5,122,500
8,700,000
2,504,250
214,650
5,981,100
Hà nội ngày 07 tháng 01 năm 2008
Giám đốc
Kế toán trưởng
Người lập biểp
(Đã ký)
(Đã ký)
(đã ký)
Phụ lục 3
Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt phát
PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 12/2007
Tổng giá trị tạm ứng + quyết toán tháng 12/2007 là: 29.700.000 đồng
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Hệ số lương
Hệ số lương phòng
Số ngàycông
Mức lương
Phụ cấp công tác
Tiền lương tăng thêm
Tổng cộng
Các khoản giảm trừ
Thực lĩnh
Ký nhận
Tạm ứnglương
BHXH,BHYT
1
Nguyễn Văn Quân
Trưởng phòng
3.27
1.60
24.0
3,800,000
350,000
3,362,581
7,512,581
1,030,050
88,290
6,394,241
2
Nguyễn Huy Chiến
NV
2.34
0.90
24.0
2,000,000
550,000
1,891,452
4,441,452
737,100
63,180
3,641,172
3
Bùi Đức Toàn
NV
2.96
1.10
23.5
2,500,000
770,000
2,311,774
5,581,774
932,400
79,920
4,569,454
4
Hoàng Thị Thu Hà
NV
2.34
0.80
23.0
1,500,000
300,000
1,681,290
3,481,290
737,100
63,180
2,681,010
5
Nguyễn Văn Đắc
NV
2.65
0.90
24.0
2,200,000
500,000
1,891,452
4,591,452
834,750
71,550
3,685,152
6
Lê Quyết Thắng
NV
2.34
0.90
24.0
1,700,000
500,000
1,891,452
4,091,452
737,100
63,180
3,291,172
Tổng cộng
6.20
13,700,000
2,970,000
13,030,000
29,700,000
5,008,500
429,300
24,262,200
Hà nội ngày 07 tháng 01 năm 2008
Giám đốc
Kế toán trưởng
Người lập biểp
(Đã ký)
(Đã ký)
(đã ký)
Phụ lục 4
Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt phát
PHÒNG THIẾT KẾ
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 12/2007
Tổng giá trị quyết toán tháng 12/2007 là: 24.600.000 đồng
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Hệ số lương
Hệ số lương phòng
Số ngàycông
Mức lương
Tiền lương tăng thêm
Tổng cộng
Các khoản giảm trừ
Thực lĩnh
Ký nhận
Tạm ứnglương
BHXH,BHYT
1
Nguyễn Văn Phong
Trưởng phòng
2.69
1.8
23.5
3,500,000
2,918,182
6,418,182
847,350
72,630
5,498,202
2
Nguyễn Văn Khánh
NV
2.34
1.0
24.0
2,200,000
1,621,212
3,821,212
737,100
63,180
3,020,932
3
Vũ Văn Đoan
NV
2.65
1.2
24.0
2,500,000
1,945,455
4,445,455
834,750
71,550
3,539,155
4
Lưu Hoàng Sơn
NV
2.34
0.8
24.0
1,800,000
1,296,970
3,096,970
737,100
63,180
2,296,690
5
Cao Văn Thắng
NV
2.34
1.0
23.0
2,200,000
1,621,212
3,821,212
737,100
63,180
3,020,932
6
Ngô Văn Dũng
NV
2.34
0.8
24.0
1,700,000
1,296,970
2,996,970
737,100
63,180
2,196,690
Tổng cộng
6.6
13,900,000
10,700,000
24,600,000
4,630,500
396,900
19,572,600
Hà nội ngày 07 tháng 01 năm 2008
Giám đốc
Kế toán trưởng
Người lập biểp
(Đã ký)
(Đã ký)
(đã ký)
Phụ lục 5
Xưởng sản xuất
TỔ LÀM SẠCH - SƠN
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 12/2007
Tổng quỹ lương Tổ là: 173.000 Kg x 150 đồng = 25.950.000 đồng
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Hệ số lương
Mức lương cơ bản
Số ngày công
Hệ số bình bầu
Tổng cộng
Các khoản giảm trừ
Thực lĩnh
Ký nhận
Tạm ứnglương
BHXH,BHYT
1
Nguyễn Đắc Bộ
Tổ trưởng
3.19
1,435,500
26
1.2
2,327,044
500,000
86,130
1,740,914
2
Nguyễn Văn Tuấn
CN
2.71
1,219,500
26
1.4
2,306,376
500,000
73,170
1,733,206
3
Bùi Trọng Hiếu
CN
2.31
1,039,500
25.5
1
1,377,246
500,000
62,370
814,876
4
Vũ Mạnh Hùng
CN
2.31
1,039,500
26
1.4
1,965,951
500,000
62,370
1,403,581
5
Nguyễn Văn Linh
CN
2.71
1,219,500
26
1.2
1,976,893
500,000
73,170
1,403,723
6
Phạm Thị Hương
CN
1.67
751,500
26
1
1,015,194
500,000
45,090
470,104
7
Nguyễn Quang Lân
CN
1.96
882,000
26
1.2
1,429,783
500,000
52,920
876,863
8
Nguyễn Văn Lực
CN
2.31
1,039,500
26
1.2
1,685,101
500,000
62,370
1,122,731
9
Vũ Văn Đoan
CN
1.96
882,000
26
1
1,191,486
500,000
52,920
638,566
10
Lưu Hà Sơn
CN
2.31
1,039,500
26
1
1,404,251
500,000
62,370
841,881
11
Nguyễn Thành Công
CN
2.31
1,039,500
26
1
1,404,251
500,000
62,370
841,881
12
Nguyễn Thành Trung
CN
2.31
1,039,500
24
1
1,296,232
500,000
62,370
733,862
13
Bùi Thị Xuân
CN
1.67
751,500
26
1
1,015,194
500,000
45,090
470,104
14
Vũ Tuấn Anh
CN
2.31
1,039,500
26
1.4
1,965,951
500,000
62,370
1,403,581
15
Phạm Minh Tiến
CN
1.96
882,000
26
1.2
1,429,783
500,000
52,920
876,863
16
Nguyễn Như Tuyến
CN
2.96
1,332,000
26
1.2
2,159,264
500,000
79,920
1,579,344
Tổng cộng
36.96
16,632,000
413.5
18.4
25,950,000
1,500,000
195,210
3,859,788
Hà nội ngày 07 tháng 01 năm 2008
Giám đốc
Kế toán trưởng
Người lập biểp
(Đã ký)
(Đã ký)
(đã ký)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát.docx