MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 4
1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 4
1.1.1. Trọng yếu 4
1.1.2. Rủi ro kiểm toán 11
1.1.2.1. Khái niệm 11
1.1.2.2. Các loại rủi ro kiểm toán 12
1.1.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán với bằng chứng kiểm toán 14
1.2. ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIÊM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15
1.2.1. Cơ sở đánh giá 15
1.2.1.1. Đối với tính trọng yếu 15
1.2.1.2. Đối với rủi ro kiểm toán 16
1.2.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 17
1.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 25
1.2.4. Vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn thực hành kiểm toán 30
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 33
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán Việt Nam 33
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kiểm toán Việt Nam 36
2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 36
2.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 39
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 42
2.1.4. Định hướng phát triển trong tương lai 44
2.1.5. Những điều làm nên thành công 47
2.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 48
2.2.1. Khái quát về khách hàng kiểm toán 51
2.2.2. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán 52
2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên Báo cáo tài chính 61
2.2.3.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng 61
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát 63
2.2.3.3. Đánh giá rủi ro phát hiện 80
2.2.4. Đánh giá trọng yếu 81
2.2.4.1. Xác định mức độ trọng yếu PM (Planning Materiality) 81
2.2.4.2. Xác định mức độ trọng yếu chi tiết MP (Monetary Precision) 83
2.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ 89
2.2.5.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 90
2.2.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 96
2.2.5.3. Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 101
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 105
3.1. NHẬN XÉT VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 105
3.1.1. Ưu điểm 106
3.1.2. Hạn chế 107
3.2. TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN .109
3.2.1. Xu thế hội nhập quốc tế của dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam 109
3.2.2. Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại VACO và chiến lược phát triển của Công ty . . 110
3.3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI VACO 111
3.2.1. Hoàn thiện phân bổ ước lượng ban dầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính 112
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát 113
3.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát 114
3.4. KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 116
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Các mối quan hệ giữa của rủi ro kiểm toán với bằng chứng phải thu thập 15
Bảng 1.2: Bảng tính mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 21
Bảng 1.3: Bảng phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục 24
Bảng 1.4: Bảng đánh giá rủi ro phát hiện 26
Bảng 2.1: Những kết quả đạt được trong những năm gần đây 39
Bảng 2.2: Hội đồng quản trị Công ty A 54
Bảng 2.3: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty A 54
Bảng 2.4: Hội đồng quản trị Công ty B 55
Bảng 2.5: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty B 55
Bảng 2.6: Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên 57
Bảng 2.7: Bản cam kết về tính độc lập 58
Bảng 2.8: Bảng phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán 59
Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng 62
Bảng 2.10: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán
của kiểm toán viên VACO đối với hai Công ty A và B 64
Bảng 2.11: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Công ty A và B 67
Bảng 2.12: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
của Công ty A và Công ty B do kiểm toán viên VACO thực hiện 68
Bảng 2.13: Hướng dẫn ước lượng về tính trọng yếu của Deloitte Touche Tohmatsu 82
Bảng 2.14: Hướng dẫn đánh giá trọng yếu theo chỉ tiêu doanh thu 83
Bảng 2.15: Bảng tính mức trọng yếu đối với Công ty A 84
Bảng 2.16: Bảng tính mức trọng yếu đối với Công ty B 85
Bảng 2.17: Bảng hướng dẫn tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận của Deloitte Touche Tohmatsu 87
Bảng 2.18: Bảng giá trị độ tin cậy của Deloitte Touche Tohmatsu 88
Bảng 2.19: Ma trận kiểm tra định hướng 90
Bảng 2.20: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty A 92
Bảng 2.21: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty B 93
Bảng 2.22: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty A 94
Bảng 2.23: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty B 94
Bảng 2.24: Nhận định mức độ rủi ro đối với tài khoản 95
Bảng 2.25: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty A 96
Bảng 2.26: Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty A 102
Bảng 2.27: Kế hoạch kiểm toán chi tiết khoản mục các khoản phải thu 103
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của VACO 42
Sơ đồ 2.2 : Quy trình kiểm toán tại VACO theo tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu 50
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán là lĩnh vực đang dần được khẳng định và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù mới ra đời và phát triển trong hơn 15 năm nhưng số lượng các công ty kiểm toán đã ngày càng gia tăng, chứng tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao. Trong đó, sự ra đời của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) được đánh dấu là một mốc lịch sử cho ngành kiểm toán tại Việt Nam.
Kiểm toán Báo cáo tài chính luôn là dịch vụ truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các công ty kiểm toán hiện nay. Trước xu thế hội nhập như ngày nay các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam luôn phải đặt ra yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài.
Trong đó đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một bước vô cùng quan trọng để giúp cho các công ty kiểm toán xây dựng một kế hoạch kiểm toán hợp lý góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc đánh giá trọng yếu ở các công ty vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện do đây là một công việc khó và đòi hỏi trình độ phán xét của kiểm toán viên. Được đánh giá là một trong những công ty có quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khá hoàn chỉnh và tiêu chuẩn, trong thời gian thực tập tại VACO em đã có cơ hội tiếp xúc và so sánh giữa lý thuyết và thực tế và nhận ra được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện” để nghiên cứu, phát triển cho Luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ ý nghĩa quan trọng của đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán Báo cáo tài chính và thực tế công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam, Luận văn muốn làm rõ được lý luận về trọng yếu, rủi ro kiểm toán nói chung và đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng. Hơn nữa, Luận văn cũng muốn tìm hiểu quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam. Từ đó, em đã có cơ sở để so sánh giữa thực tế và lý thuyết và có cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp kỹ thuật như phương pháp toán học, phương pháp tư duy lôgic, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương pháp so sánh và phân tích để tổng hợp về lý luận và thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu để làm rõ và bổ sung thêm cho lý luận cũng như thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Hướng đóng góp của đề tài
Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán nói chung và đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán trong Báo cáo tài chính nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài đã mô tả được thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam. Từ đó, đề tài đã đưa ra được nhận xét cho những vấn đề còn tồn tại và phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
Nội dung của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương 2: Thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kểm toán Việt Nam
Chương 3: Nhận xét, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa cùng các anh chị tại Công ty Kiểm toán Việt Nam đã có những hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em để em có thể hoàn thành tốt Luận văn của mình.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
1.1.1. Trọng yếu
Theo từ điển Tiếng Việt, “Trọng yếu là một tính từ để chỉ sự quan trọng thiết yếu. Một sự vật hay một địa danh đi kèm với trọng yếu đều mang ý nghĩa quan trọng”.
Trọng yếu là một thuật ngữ quan trọng trong kế toán, kiểm toán. Nguyên tắc trọng yếu cần chú trọng đến những vấn đề mang tính cốt yếu, quyết định bản chất và nội dung của sự vật, sự kiện kinh tế phát sinh. Chính vì vậy khái niệm trọng yếu được đề cập ở rất nhiều tài liệu trong nước cũng như quốc tế. Có thể trích dẫn một số tài liệu sau:
Theo Bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 47 (SAS 47): “kiểm toán viên nên xem xét rủi ro kiểm toán và vấn đề trọng yếu trong khi lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán cũng như khi đưa ra kết luận kiểm toán” (Lý thuyết kiểm toán -NXB Tài chính 2005).
Theo sách Lý thuyết kiểm toán (NXB Tài chính 2005): “Trọng yếu, xét trong mối quan hệ với nội dung kiểm toán, là khái niệm chung chỉ rõ tầm cỡ và tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểm toán có ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểm toán và việc sử dụng thông tin đã đánh giá đó để ra quyết định quản lý. Trên góc độ của người sử dụng thông tin, nói một cách đơn giản, một thông tin quan trọng và cần phải được trình bày nếu nó có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định của người sử dụng”.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200) - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính: “Trọng yếu: là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong Báo cáo tài chính.
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng tới các quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả tiêu chuẩn định lượng và định tính.”
Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA 320) - Tính trọng yếu trong kiểm toán: “Thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng Báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hoặc sai sót đó. Vì thế, tính trọng yếu là một ngưỡng hoặc một điểm định tính cơ bản mà một thông tin hữu ích cần phải có”.
Theo Các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 25 (IAG 25) - Trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán: “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính hoặc đơn lẻ hoặc từng nhóm, mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc rút ra kết luận sai lầm”.
Từ rất nhiều các định nghĩa ở trên ta thấy rằng dù ở trên thế giới hay Việt Nam “trọng yếu” đều được quan niệm như một thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin hay một số liệu kế toán trong Báo cáo tài chính mà nếu thiếu nó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người sử dụng Báo cáo tài chính, từ đó dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá thông tin và ra các quyết định quản lý. Sự tương đồng giữa kiểm toán và quản lý này đã dẫn đến tính tất yếu phải lựa chọn nội dung kiểm toán tối ưu, vừa đánh giá đúng bản chất của đối tượng kiểm toán, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người quan tâm với giá phí kiểm toán thấp trên cơ sở thực hiện tốt chức năng kiểm toán.
Bởi vậy, để giải quyết yêu cầu trên trong khái niệm “trọng yếu” đã bao hàm hai mặt liên quan tới nhận thức đối tượng: Quy mô hay tầm cỡ (mặt lượng) và vị trí hay tính hệ trọng (mặt chất) của phần nội dung cơ bản.
Về quy mô
Nhiều kế toán viên và kiểm toán viên mong muốn có được một con số tuyệt đối chỉ dẫn cho họ về trọng yếu. Nhưng điều này là rất khó vì trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối và trong thực tế rất khó để ấn định một con số cụ thể về tầm cỡ cho những điểm cốt yếu của nội dung kiểm toán, đặc biệt là khi có các yếu tố tiềm ẩn. Một con số có thể là trọng yếu với công ty này nhưng không trọng yếu với công ty khác. Bởi vậy, kiểm toán viên thường quan tâm tới quy mô tương đối hơn quy mô tuyệt đối.
Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh giá với một số gốc. Số gốc thường khác nhau trong những tình huống cụ thể. Chẳng hạn, với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số gốc có thể là doanh thu thuần; với bảng cân đối kế toán, số gốc có thể là tổng tài sản hoặc tài sản lưu động Phần đông các kiểm toán viên đều cho rằng “tổng hợp các sai phạm mà có tỷ lệ nhỏ hơn 5% so với giá trị thu nhập ròng thì được xem là không trọng yếu nhưng nếu lớn hơn 10% thì chắc chắn trọng yếu”. Nhưng có khi kiểm toán viên sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng yếu. Một con số tuyệt đối là số thể hiện mức quan trọng mà không cần nhắc thêm một yếu tố nào khác. Ví dụ như, một vài kiểm toán viên cho rằng “một triệu USD hoặc một con số lớn hơn thì luôn là con số trọng yếu, không cần quan tâm đến vấn đề nào khác”.
Ngoài ra, khi xem xét quy mô trọng yếu, kiểm toán viên nên cân nhắc cả sự ảnh hưởng luỹ kế của đối tượng xem xét. Trên thực tế thì có rất nhiều sai phạm khi xem xét chúng một cách cô lập thì không phát hiện ra trọng yếu, nhưng nếu cộng dồn tất cả các sai phạm sẽ phát hiện thấy sự liên quan và tính hệ thống của sai phạm và khi đó phát hiện tính trọng yếu của chúng. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán: “Kiểm toán viên cần xem xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng khi tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính, như: một sai sót trong thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sót trọng yếu, tiềm tàng nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào mỗi tháng”.
Việc xác định tính trọng yếu qua quy mô không phải là dễ dàng chính vì vậy để xác định đúng nội dung kiểm toán trên phương diện này chúng ta cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
125 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4028 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thấy giá trị được ghi nhận thấp hơn thực tế. Kiểm toán viên cũng có thể kiểm tra gián tiếp tài khoản các khoản phải thu khách hàng hoặc tài khoản tiền (nếu bán hàng thu tiền ngay) sẽ thấy giá trị ghi sổ thấp hơn thực tế. Cả hai tài khoản này đếu thuộc khoản mục tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy kết quả kiểm tra gián tiếp trên khoản mục tài sản và chi phí thường theo hướng khai báo thiếu. Kiểm toán viên có thể thực hiện quá trình kiểm tra tương tự đối với khoản mục tài sản và chi phí.
Phương pháp mà kiểm toán viên VACO thường sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục là phương pháp phân tích, bao gồm phân tích ngang và phân tích dọc. Kiểm toán viên sử dụng phân tích ngang bằng cách so sánh số liệu giữa các năm với nhau hoặc so sánh số liệu năm hiện hành với dự toán của doanh nghiệp để tìm ra các điểm bất thường. Khi sử dụng phương pháp phân tích này, cơ sở so sánh phải được kiểm toán viên tin tưởng. Nếu là khách hàng truyền thống, cơ sở so sánh sẽ là số liệu của năm kiểm toán trước. Nếu là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên, có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, Khách hàng đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác. Nếu công ty kiểm toán là thành viên của một trong ba hãng kiểm toán danh tiếng còn lại của thế giới, kiểm toán viên VACO sẽ tin tưởng vào số liệu đó. Ngược lại, công ty kiểm toán không phải là thành viên của các hãng kiểm toán danh tiếng, kiểm toán viên VACO phải thu thập thêm thông tin đối với số liệu của năm kiểm toán trước.
Thứ hai, Khách hàng chưa được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán. Trường hợp này xảy ra khi khách hàng mới đi vào hoạt động. Khi đó, kiểm toán viên phải xem xét cơ sở lập dự toán của khách hàng nhằm thiết lập độ tin cậy vào dự toán đó. Kiểm toán viên dùng dự toán làm cơ sở so sánh với số liệu trong năm hiện hành của khách hàng để phân tích.
Kiểm toán viên cũng sử dụng các tỷ suất (phân tích dọc) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong công ty khách hàng. Kiểm toán viên đã lập bảng phân tích sơ bộ đối với Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty A như sau:
Bảng 2.20: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty A
Đơn vị: USD
31/12/2005
31/12/2006
Chênh lệch
Số tiền
%
TÀI SẢN
A.Tài sản lưu động và đấu tư ngắn hạn
7,273,028
7,146,887
126,141
1.73
1. Tiền
1,827,901
1,104,869
723,032
39.56
2. Các khoản phải thu
614,450
207,883
406,567
66.17
3. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
4,214,409
4,896,391
-681,982
-16.18
3. Hàng tồn kho
457,375
827,749
-370,372
-80.89
4. Tài sản lưu động khác
158,893
109,995
48,898
30.77
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
2,771,600
3,330,800
-559,200
-20.18
1. Tài sản cố định hữu hình
2,483,646
2,653,410
-169,764
-6.84
- Nguyên giá
5,972,378
5,912,043
60,335
1.01
- Giá trị hao mòn
(3,488,732)
(3,258,633)
-230,099
6.60
2. Tài sản cố định vô hình
1,842,169
1,922,300
529,417
28.74
- Nguyên giá
3,128,971
3,128,971
0
0.00
- Giá trị hao mòn
(1,286,802)
(1,206,671)
-80,131
6.23
3. Chi phí xây dựng dở dang
289,521
102,125
187,396
64.73
4. Chí phí trả trước dài hạn
3,026,596
2,473,362
553,234
18.28
TỔNG TÀI SẢN
14,914,960
14,298,084
616,876
4.14
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
3,237,838
3,009,811
228,027
7.04
1. Nợ ngắn hạn
719,501
543,840
175,661
24.41
2. Phải trả nhà cung cấp
744,762
1,000,407
-255,645
-34.33
3. Vay dài hạn
1,773,575
1,465,564
308,011
17.37
B. Nguồn vốn
11,677,122
11,288,273
388,849
3.33
1. Vốn chủ sở hữu
11,677,122
11,288,273
388,849
3.33
2. Lợi nhuận chưa phân phối
649,122
260,273
388,849
59.90
TỔNG NGUỒN VỐN
14,914,960
14,298,084
616,876
4.14
Bảng 2.21: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty B
Đơn vị: USD
31/12/2006
31/3/2006
Chênh lệch
Số tiền
%
TÀI SẢN
A.Tài sản lưu động và đấu tư ngắn hạn
502,501
170,882
331,669
66
1. Tiền
207,851
75,697
132,154
63.6
2. Các khoản phải thu
202,191
64,887
137,304
68
3. Hàng tồn kho
43,657
14,442
29,215
67
4. Tài sản lưu động khác
48,852
15,856
32,996
67.6
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
9,617,859
9,675,253
-57,394
-0.6
1. Tài sản cố định hữu hình
7,944,463
7,982,768
7,868,766
99.1
- Nguyên giá
12,060,233
11,856,311
203,922
1.69
- Giá trị hao mòn
(4,115,770)
(3,873,543)
-242,227
5.89
2. Tài sản cố định vô hình
1,672,114
1,692,485
1,596,417
95.5
- Nguyên giá
2,254,811
2,228,891
25,920
1.15
- Giá trị hao mòn
(582,697)
(536,406)
-46,291
7.94
3. Đầu tư tài chính dài hạn
1,282
-
1,282
100
TỔNG TÀI SẢN
10,120,410
9,846,135
274,275
2.71
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
10,919,897
10,646,887
273,010
2.50
1. Nợ ngắn hạn
2,227,305
2,620,062
-392,757
-17
2. Phải trả nhà cung cấp
621,384
608,304
13,080
2.10
3. Vay dài hạn
8,071,208
7,418,521
652,687
8.09
B. Nguồn vốn
(799,486)
(800,752)
1,266
-0.2
1. Vốn chủ sở hữu
9,975,000
9,975,000
0
0.00
2. Lợi nhuận chưa phân phối
(10,774,486)
(10,775,752)
1,266
-0.01
TỔNG NGUỒN VỐN
10,120,410
9,846,135
274,275
2.71
Bảng 2.22: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty A
Năm 2006
Năm 2005
Chênh lệch
Số tiền
%
Tổng doanh thu
10,611,366
8,196,591
2,414,775
22.76
Các khoản giảm trừ
0
0
-
-
1. Doanh thu thuần về bán sản phẩm
10,611,366
8,196,591
2,414,775
22.76
2. Giá vốn hàng bán
8,994,712
6,642,976
2,351,736
26.15
3. Lợi nhuận gộp về cung cấp sản phẩm
1,616,654
1,553,615
63,039
3.90
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,086,480
1,133,414
-46,934
-4.32
6. Doanh thu hoạt động tài chính
399,999
266,831
133,168
33.29
7. Chi phí hoạt động tài chính
96,338
45,318
51,020
52.96
8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
833,835
641,714
192,121
23.04
9. Thu nhập khác
499,920
2,148,755
-1,648,835
-329.82
10. Chi phí khác
804,237
644,183
160,054
19.90
11. Lợi nhuận khác
(304,317)
1,504,572
-1,808,889
594.41
12. Lợi nhuận trước thuế
529,518
2,146,286
-1,616,768
-305.33
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
140,669
313,798
-173,129
-123.08
14. Lợi nhuận sau thuế
388,849
1,832,488
-1,443,639
-371.26
Bảng 2.23: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty B
Từ ngày 01/04/2006 đến ngày 31/12/2006
Năm kết thúc ngày 31/3/2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Tổng doanh thu
1,263,456
1,058,584
204,872
16.22
Các khoản giảm trừ
(22,244)
(19,793)
-2,451
11.02
1. Doanh thu thuần về bán sản phẩm
1,241,212
1,038,791
202,421
16.31
2. Giá vốn hàng bán
(443,143)
(493,385)
50,242
-11.34
3. Lợi nhuận gộp về cung cấp sản phẩm
798,069
545,406
252,663
31.66
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
(764,755)
(829,629
64,874
-8.48
6. Doanh thu hoạt động tài chính
4,090
-
4,090
100.00
7. Chi phí hoạt động tài chính
(36,138)
(8,359)
-27,779
76.87
8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
1,266
(292,582)
293,848
23210.74
9. Thu nhập khác
-
8,223
-
-
10. Chi phí khác
-
-
-
-
11. Lợi nhuận khác
-
8,223
-
-
12. Lợi nhuận trước thuế
1,266
(284,359)
285,625
22561.22
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
-
-
-
-
14. Lợi nhuận sau thuế
1,266
(284,359)
285,625
22561.22
Qua việc phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty A và Công ty B bằng phương pháp phân tích, kiểm toán viên đưa ra các nhận xét đánh giá sau:
Bảng 2.24: Nhận định mức độ rủi ro đối với tài khoản
Loại tài khoản
Nhận định về tài khoản
Đánh giá mức độ rủi ro đối với tài khoản
Công ty A
Công ty B
Công ty A
Công ty B
Tiền mặt
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản cố định
Xây dựng cơ bản dở dang
Doanh thu
Chi phí
Tiền vay
2.2.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ được kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Bản chất của quá trình này là kiểm toán viên đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục. Cách thức đánh giá của kiểm toán viên VACO thường thực hiện thông qua quan sát, kiểm tra chứng từ, thực hiện lại các quá trình kiểm soát.
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ bao gồm các bước công việc sau:
Thứ nhất, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Công ty A là khách hàng truyền thống của VACO nên kiểm toán viên có thể sử dụng hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán của các năm trước để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với các tài khoản và nghiệp vụ. Trong năm kiểm toán 2006, Công ty không có sự thay đổi đáng kể. Việc áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam không ảnh hưởng nhiều đến các khoản mục. Vì vậy khi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán như các năm trước. Để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục, kiểm toán viên thường lập bảng câu hỏi đánh giá đối với các khoản mục:
Bảng 2.25: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục
Công ty A
Câu hỏi
Có
Không
N/A
Khoản mục tiền
1. Công ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiên nhiệm giữa thủ quỹ với các kế toán viên khác trong bộ máy kế toán không
x
2. Cuối tháng thủ quỹ và kế toán tiền mặt có thực hiện đối chiếu với nhau không?
x
3. Việc kiểm kê tiền mặt có được thực hiện một cách thường xuyên với sự chứng kiến của ít nhất ba ngưòi độc lập với nhau không?
x
4. Việc đối chiếu sổ tài khoản tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng có được tiến hành thường xuyên không?
x
5. Các khoản tiền thu về có được gửi ngay và trực tiếp vào ngân hàng không?
6. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền có được phản ánh đúng kỳ không?
x
7. Việc quy đổi VNĐ sang USD có được sử dụng tỷ giá giao dịch ngày hôm đó không?
x
Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối với khoản mục tiền ở mức trung bình
Khoản mục doanh thu
1. Công ty có gửi đơn chào hàng và thông báo giá cho khách hàng trước không?
x
2. Giá bán có thể bị thay đổi không?
x
3. Công ty có chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại không?
x
4. Các lô hàng bán xuất đi có đúng kế hoạch đã ký với khách hàng không?
x
5.Khi xuất bán một lô hàng có phê chuẩn của người có thẩm quyền không?
x
6. Công ty có chính sách hoa hồng hoặc khuyến khích kinh tế nếu bộ phận bán hàng bán được nhiều hàng không
x
7. Bộ phận bán hàng có độc lập với kế toán bán hàng không?
x
8. Công ty có dễ dàng nhận biết được sự thông đồng giữa bộ phận bán hàng và người mua hàng không?
x
9 Có nguy cơ nào xảy ra đối với hàng trên đường vận chuyển đến cho khách hàng không?.
x
Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát ở mức cao đối với khoản mục doanh thu
Khoản mục chi phí
1. Công ty có thường xuyên theo dõi sự biến động của giá vốn hàng bán không?
x
2. Từng đơn đặt hàng của khách hàng và lệnh xuất hàng ra khỏi kho có được phê chuẩn đúng đắn?
x
3. Công ty có theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí không?
x
4.Có phát sinh các bút toán điều chỉnh giữa sổ kế toán và kiểm kê thực tế thành phẩm?
x
5. Giá thành sản phẩm có được công ty xây dựng theo kế hoach không?
x
6. Các loại chi phí có được phân loại và trình bày đúng đắn?
x
7. Các loại chi phí có được ghi nhận đúng kỳ kế toán?
x
Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí ở mức cao hơn trung bình
Khoản mục tái sản cố định
1. Các tài sản cố định sau khi mua về có được lập thẻ tài sản cố định ngay không?
x
2. Công ty có sử dụng tài sản cố định làm thế chấp để vay vốn?
x
3. Có thực hiện kiểm kê tài sản cố định theo quy định không?
x
4. Tất cả tài sản cố định có được ghi nhận theo giá gốc không?
x
5. Công ty có theo dõi riêng tài sản cố định chờ thanh lý không?
x
6. Hệ thống thẻ tài sản cố định có được duy trì không?
x
7. Có bộ phận nào khác ngoài kế toán theo dõi tài sản cố định không?
x
8. Công ty có đăng ký tỷ lệ khấu hao theo quy định không? Việc tính khấu hao có tuân thủ quy định đó không?
x
9. Các thủ tục thanh lý có được thực hiện đúng quy định không?
x
10. Công ty có mua bảo hiểm cho các tài sản cố định không?
x
Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tài sản cố định ở mức cao
...............................................
Kiểm toán viên thực hiện bảng câu hỏi trên với các khoản mục cần đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Trên bảng câu hỏi này, ngoài câu trả lời các vấn đề mà kiểm toán viên đề cập, kiểm toán viên sẽ ghi nhận luôn ý kiến đánh giá ban đầu của mình về rủi ro kiểm soát của khoản mục đó. Quá trình này được kiểm toán viên thực hiện tương tự đối với Công ty B.
Thứ hai, Đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện nhằm mục đích đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với tài khoản hoặc nghiệp vụ đó. Quá trình đánh giá lại đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, bao gồm:
- Kiểm tra chứng từ tài liệu nếu nghiệp vụ đó để lại dấu vết trực tiếp.
- Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát nếu nghiệp vụ không để lại dấu vết trực tiếp.
Các thông tin thu được trong bước công việc này sẽ được lưu tại các chỉ mục của phần 4000, đặc biệt là chỉ mục 4300 – “Các bước kiểm soát chu kỳ kinh doanh”. Số lượng thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sẽ do Phần mềm kiểm toán ứng dụng trong AS/2 chọn ra. Như đã khẳng định ở phần lý luận chung, dù hệ thống kiểm soát của khách hàng hoạt động rất hữu hiệu nhưng kiểm toán viên cũng không bao giờ đặt niềm tin tuyệt đối vào hệ thống đó. Vì vậy rủi ro kiểm soát thường được đánh giá ở mức trung bình, cao hơn trung bình hoặc cao. Nếu loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát cao trên mức trung bình nhưng bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên cho rằng có thể giảm mức rủi ro này xuống thì kiểm toán viên sẽ tăng số lượng chọn mẫu thích hợp để có thể giảm rủi ro kiểm soát và thiết lập độ tin cậy hợp lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Đối với loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát được đánh giá rất cao thì kiểm toán viên sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nữa mà chọn mẫu ngay để thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay các soát xét đối với nghiệp vụ, kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát liên quan đến từng loại nghiệp vụ cụ thể. Các đánh giá này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán tại chỉ mục 4100 - Kết luận về quá trình kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. Các kết luận mà kiểm toán viên VACO đưa ra sẽ được lượng hoá để làm cơ sở cho việc xác định số lượng mẫu phải kiểm tra chi tiết trong các bước kiểm toán sau. Tuy nhiên cần phải khẳng định chắc chắn lại rằng cho dù hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có hoàn hảo đến bao nhiêu thì kiểm toán viên cũng không bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào nó để đánh giá rủi ro kiểm soát bằng không. Trong thực tế với thái độ thận trọng thích đáng và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng ở mức độ cao hơn trung bình hoặc cao.
Đối với Công ty A, kiểm toán viên đã đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với nghiệp vụ doanh thu cao. Kiểm toán viên tin rằng rủi ro kiểm soát đối với nghiệp vụ này có thể thấp hơn. Vì vậy kiểm toán viên đã lựa chọn 50 mẫu hoá đơn giá trị gia tăng vào 15 ngày cuối cùng của năm 2006 (từ 15 đến 30/12/2005), kiểm toán viên kiểm tra các yếu tố: tính phê chuẩn của các hóa đơn giá trị gia tăng, giá bán phù hợp với thông báo giá đã niêm yết, chiến lược kinh doanh của Công ty...
Kết quả kiểm tra 50 mẫu đã chọn, kiểm toán viên không phát hiện thấy các sai sót. Vì vậy kiểm toán viên đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức cao hơn trung bình, không phải ở mức cao như đánh giá ban đầu.
Quá trình đánh giá lại được kiểm toán viên thực hiện trọng tâm hướng vào các khoản mục quan trọng và các khoản mục mà kiểm toán viên tin rằng mức đánh giá ban đầu chưa phản ánh đúng rủi ro kiểm soát đối với khoản mục đó.
2.2.5.3. Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ
Rủi ro phát hiện không được kiểm toán viên đánh giá một cách trực tiếp. Kiểm toán viên tính toán giá trị rủi ro phát hiện thông qua mô hình (2). Nếu kiểm toán viên đánh giá các loại rủi ro không bằng các giá trị cụ thể mà bằng các mức độ (cao, cao hơn trung bình, trung bình), kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro phát hiện thông qua quan hệ logic. Chẳng hạn nếu rủi ro kiểm toán mong muốn dự kiến ở mức trung bình, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được đánh giá ở mức độ cao, khi đó rủi ro phát hiện sẽ được đánh giá ở mức độ thấp.
Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với từng số dư tài khoản và loại nghiệp vụ, kiểm toán viên lập bảng đánh giá rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ của Công ty A như sau:
Bảng 2.26: Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty A
Khoản mục
Rủi ro kiểm toán mong muốn
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
1. Tiền
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
2. Phải thu, phải trả
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
3. Hàng tồn kho
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
4. Vay
Thấp
Cao hơn trung bình
Trung bình
Thấp
5. Xây dựng cơ bản dở dang
Thấp
Cao
Cao hơn trung bình
Thấp
6. Vốn chủ sở hữu và quỹ
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
7.Tài sản cố định
Thấp
Cao hơn trung bình
Cao hơn trung bình
Thấp
8.Doanh thu
Thấp
Cao
Cao hơn trung bình
Thấp
9. Chi phí
Thấp
Cao hơn trung bình
Cao hơn trung bình
Thấp
Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro phát hiện đối với các số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ của Công ty A, kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục và nghiệp vụ này. Kết quả trên cho thấy trong năm kiểm toán 2006, kiểm toán viên phải thực hiện khối lượng công việc lớn hơn trong năm kiểm toán 2004 và 2005 vì kiểm toán viên đã mong muốn rủi ro kiểm toán đối với các khoản mục trong năm nay ở mức thấp thay vì mức trung bình như các năm trước. Kiểm toán viên sẽ phải tăng cường kiểm tra chi tiết dối với các khoản mục. Quá trình này sẽ làm chi phí kiểm toán tăng lên nhưng chất lượng kiểm toán được nâng cao. Dưới đây là bảng trích dẫn kế hoạch kiểm toán chi tiết khoản mục các khoản phải thu do kiểm toán viên VACO lập đối với Công ty A
Bảng 2.27: Kế hoạch kiểm toán chi tiết khoản mục các khoản phải thu
STT
Thủ tục kiểm toán chi tiết
Người thực hiện
Tham chiêu
1
Kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của các khoản phải thu do bán hàng chưa thu được tiền:
- Chọn ra các mẫu hóa đơn bán hàng trong 10 ngày (từ 25/12/2006 đến ngày 5/1/2007) để đối chiếu thời gian ghi trên hóa đơn với thời gian được phản ánh trên sổ.
2
Kiểm tra tính đúng kỳ của các khoản doanh thu bán hàng thu được ngay
- Chọn ra các mẫu hóa đơn bán hàng và các phiếu thu tiền hoặc giấy báo có của ngân hàng trong 10 ngày (từ 25/12/2006 đến ngày 5/1/2007) để đối chiếu về thời gian giữa các chứng từ đó với thời gian phản ánh trên sổ sách
3
Kiểm tra các khoản thu được từ các khoản phải thu của kỳ trước
- Kiểm tra sổ quỹ và sổ tiền gửi ngân hàng để phát hiện các khoản thu được trong năm nay từ các khoản phải thu năm trước.
- Kiểm tra các khoản phải thu khách hàng trên sổ các khoản phải thu theo khách hàng
- Soát xét tuổi của các khoản phải thu trên sổ chi tiết và trên báo cáo tài chính
- Kiểm tra các chứng từ thu tiền của các khoản phải thu vào thời điểm chuyển giao giữa hai niên độ kế toán (từ 25/12/2006 đến ngày 5/1/2007)
4
Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi
- Kiểm tra sổ chi tiết các khoản phải thu để phát hiện các khoản phải thu khó đòi
- Kiểm tra chính sách lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi của công ty
- Kiểm tra cơ sở lập dự phòng khoản phải thu khó đòi
- Kiểm tra các bút toán ghi giảm khoản phải thu khó đòi xem đó có phải là bút toán xóa sổ khoản phải thu khó đòi không?
- Kiểm tra bút toán ghi nhận doanh thu khác để xem xét trong năm công ty có thu được các khoản phải thu đã xóa sổ không?
- Công ty có theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán các khoản nợ xấu đã xóa sổ không?
...............................................
Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm tương đối trừu tượng, cho dù hướng dẫn thực hiện có cụ thể đến đâu thì việc vận dụng nó vẫn đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng phán xét đúng đắn của kiểm toán viên. Ngay khi nếu chỉ xem xét ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng đến việc đánh giá sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu, ta đã thấy sự phức tạp và đa dạng của các chiều hướng ảnh hưởng. Những sai sót có thể là trọng yếu với người sử dụng này nhưng lại không trọng yếu với người sử dụng khác, những sai số có thể là nhỏ nhưng lại là trọng yếu nếu nó làm thay đổi bản chất của vấn đề,…Vì vậy, có thể thấy rằng, hiểu rõ bản chất khái niệm trọng yếu và rủi ro đã là một vấn đề phức tạp, hơn nữa lại là vận dụng trong thực tế cuộc kiểm toán.
Qua nghiên cứu và trình bày thực tế vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro tại khách hàng là Công ty A và Công ty B cho thấy rõ tác dụng tầm quan trọng của công tác này trong quá trình kiểm toán. Thông qua việc đánh giá trọng yếu và rủi ro, kiểm toán viên lựa chọn những nội dụng kiểm toán chủ yếu, xác định khối lượng công việc và thủ tục thích hợp dựa trên kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán. Hiệu quả quan trọng nhất mà kiểm toán viên đạt được là đánh giá trọng tâm các vấn đề mà khách hàng quan tâm và mong đợi ở chất lượng của dịch vụ Công ty cung cấp. Qua đó em có so sánh giữa lý luận và thực tế, từ đó rút ra một số nhận xét về sự khác biệt này.
CHƯƠNG 3:
NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM
NHẬN XÉT VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN
Sản phẩm của công việc kiểm toán mang tính chất xã hội cao. Điều này đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Quy chế về Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành theo Nghị định số 07/CP ngày 29-01-1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “sau khi có xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thì các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị kế toán là căn cứ cho việc điều hành, quản lý hoạt động ở các đơn vị, cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính Nhà nước duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị kế toán, cho các cơ quan thuế tính toán số thuế và các khoản phải nộp khác của đơn vị đối với ngân sách Nhà nước, cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, các khách hàng và các tổ chức, cá nhân xử lý mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị”. Như vậy, mặc dù công việc kiểm toán là cung cấp dịch vụ cho một khách hàng nhưng lại tác động đến lợi ích của rất nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế.
Được thành lập theo Quyết định số 165/QĐ-TCCB ngày 13-5-1991 của Bộ Tài chính, trải qua gần 16 năm hoạt động, VACO với chủ trương là cung cấp các dịch vụ với chất lượng vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên của Công ty đã đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao và Công ty không ngừng lớn mạnh. Sự lớn mạnh này thể hiện ở chỗ: khách hàng của Công ty ngày càng nhiều, doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng, trở thành một trong những công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam.
Đạt được những thành tựu trên là do VACO đã không ngừng cố gắng vượt qua những khó khăn thường xuyên phải đối mặt. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất đó là Công ty đã xây dựng cho mình một phần mềm kiểm toán có chất lượng, có tính khoa học và hiệu quả cao dựa trên phần mềm kiểm toán AS/2 được Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu cung cấp, được áp dụng vào thực tiễn phù hợp với Chế độ Tài chính - Kế toán và môi trường pháp luật Việt Nam. Cụ thể trong việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của VACO đã có những mặt tích cực và hạn chế sau:
3.1.1. Ưu điểm
Xét riêng việc vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro do VACO thực hiện đã đạt được hiệu quả trên nhiều mặt trong cuộc kiểm toán. Cụ thể như sau:
Một là, Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại VACO được thực hiện theo quy trình của Deloitte nhưng vẫn tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế. Do vậy, chất lượng các cuộc kiểm toán luôn được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Đây là một ưu thế lớn của VACO trong quá trình hội nhập với thế giới.
Hai là, Công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đã phục vụ đắc lực cho việc lập kế hoạch kiểm toán đối với toàn bộ báo cáo tài chính và từng khoản mục cụ thể. Trong quá trình đánh giá, kiểm toán viên đã linh hoạt kết hợp với phương pháp chọn mẫu theo hướng dẫn kiểm toán của Deloitte để đảm bảo đồng thời hai mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán là chất lượng kiểm toán và chi phí kiểm toán.
Ba là, Vấn đề đặc biệt trong đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại VACO là việc chỉ sử dụng một giá trị trọng yếu chi tiết trong toàn bộ cuộc kiểm toán đã tiết kiệm được thời gian, chi phí kiểm toán nhưng vẫn đạt hiệu quả cao vì bản chất đó vẫn là mức trọng yếu đã điều chỉnh. Hơn nữa việc chỉ sử dụng giá trị trọng yếu chi tiết MP thay cho mức trọng yếu PM và việc tính toán giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được trên toàn bộ báo cáo tài chính thấp hơn mức chênh lệch giữa giá trị trọng yếu chi tiết MP và giá trị trọng yếu PM càng khẳng định chất lượng cuộc kiểm toán do VACO thực hiện.
Bốn là, Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại VACO do các chủ nhiệm kiểm toán - là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thực hiện nên kết quả đánh giá được sử dụng với độ tin cậy cao.
3.1.2. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, quá trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại VACO vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:
Một là, Qua quá trình tìm hiểu thực tế, em nhận thấy một vấn đề cần lưu ý trong việc áp dụng mức trọng yếu trong kiểm toán các Tổng công ty, các công ty có nhiều chi nhánh hoặc công ty con mà các công ty con và chi nhánh này không yêu cầu phải phát hành báo cáo kiểm toán. Theo đúng hướng dẫn trong phương pháp kiểm toán của liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), mức độ trọng yếu chỉ xác định cho các khách hàng kiểm toán mà họ yêu cầu phát hành báo cáo kiểm toán. Do vậy, khi kiểm toán các Tổng công ty hoặc các công ty mà có nhiều công ty con và chi nhánh, mức độ trọng yếu cần được xác định cho toàn bộ Tổng công ty hoặc công ty. Tuy nhiên, trong thực hiện kiểm toán thực tế, các nhóm kiểm toán có thiên hướng tính toán riêng mức trọng yếu khi kiểm toán các công ty con thay vì áp dụng mức trọng yếu xác định cho toàn Tổng công ty, công ty và căn cứ tính để mức mức độ trọng yếu của mỗi nhóm thường khác nhau (có nhóm dựa trên doanh thu, có nhóm dựa trên vốn hoặc tổng tài sản, v.v…). Việc làm này khiến khối lượng công việc kiểm tra chi tiết tăng lên đáng kể, tốn thêm nhiều thời gian vì mức độ trọng yếu tính cho các công ty con nhỏ hơn rất nhiều cho với mức độ trọng yếu xác định cho toàn bộ Tổng công ty hoặc công ty. Việc làm này được giải thích là do đặc thù của các Doanh nghiệp Nhà nước, các nhà quản lý quan tâm làm sao kết quả kiểm toán không khác biệt nhiều so với kết quả kiểm tra của cơ quan thuế và các cơ quan kiểm tra khác, do vậy kiểm toán viên tăng cường kiểm tra chi tiết để đáp ứng được yêu cầu này. Quan niệm này cần được thay đổi khi nhận thức chung của xã hội về kết quả và mục đích công việc của kiểm toán tăng lên và yêu cầu về tính hiệu quả của các cuộc kiểm toán ngày càng được chú trọng hơn.
Hai là, Việc đánh giá mức trọng yếu chủ yếu là áp dụng cho toàn bộ Báo cáo tài chính mà không có sự phân bổ riêng cho từng khoản mục. Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính là một bước công việc hết sức cần thiết vì bằng chứng kiểm toán thường được thu thập theo khoản mục mà không theo toàn bộ Báo cáo tài chính. Chính vì vậy, công ty nên có sự xem xét vấn đề này.
Ba là,Trong việc miêu tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc để phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát, Công ty chưa chú ý sử dụng lưu đồ mà chỉ sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, các kiểm toán viên cấn thu thập hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc bằng việc sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật. Lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào từng đơn vị. Tuy nhiên, trong ba phương pháp thì phương pháp sử dụng lưu đồ thường được đánh giá cao hơn vì nó dễ theo dõi và mang tính hệ thống hơn.
Bốn là, Việc áp dụng chương trình kiểm toán của Deloitte chưa được điều chỉnh ở mức thích hợp vì các công ty ở Mỹ có trình độ phát triển khác với các công ty Việt Nam.
Năm là, Thông thường trong quá trình thực hiện kiểm toán, đối với những khách hàng có quy mô nhỏ không thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao. Khi đó kiểm toán viên không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản. Vì vậy, chi phí kiểm toán và thời gian kiểm toán tăng lên.
TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN
Xu thế hội nhập quốc tế của dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam
Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của mỗi quốc gia đều gắn với quan hệ cộng đồng quốc tế và khu vực. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và hơn nữa Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên việc mở cửa dịch vụ tài chính, kế toán và kiểm toán là một trong những điều quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta. Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua lịch trình hội nhập với mục tiêu đến năm 2020 sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán bao gồm ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 (2000 - 2005): đây là giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho quá trình hội nhập. Trong giai đoạn này chúng ta cần củng cố, hoàn thiện môi trường pháp lý, điều kiện cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng cho quá trình hội nhập của ngành kế toán và kiểm toán. Nhà nước ta cũng cho phép các công ty kế toán và kiểm toán tiếp tục đầu tư và hoạt động tại Việt Nam, khuyến khích các công ty nước ngoài tích cực hợp tác, chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy các công ty trong nước phát triển. Hiện nay, Chính phủ cũng đang nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đã đề ra. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2004 về kiểm toán độc lập nhằm quản lý hoạt động của kiểm toán độc lập và cũng một phần giúp kiểm toán độc lập ở Việt Nam có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và cạnh tranh được với các công ty kiểm toán nước ngoài.
Giai đoạn 2 (2006 - 2010): đây là giai đoạn củng cố hội nhập. Trong giai đoạn này, chúng ta tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý về vấn đề kế toán và kiểm toán. Chúng ta sẽ chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, các dịch vụ kế toán và kiểm toán sẽ được cung cấp ra nước ngoài, các cá nhân và các công ty ở Việt Nam có thể tham gia điều hành, nắm giữ các công ty kế toán, kiểm toán nước ngoài, đồng thời cho phép các công ty kế toán, kiểm toán mới đầu tư vào Việt Nam.
Giai đoạn 3 (2011 - 2020): đây là giai đoạn hội nhập năng động. Trong giai đoạn này Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thực hiện xuất khẩu các dịch vụ kế toán, kiểm toán và chấp nhận những thách thức cùng cơ hội mới.
Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại VACO và chiến lược phát triển của Công ty
Trước xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, VACO cũng không ngừng biến đổi để hoàn thiện mình hơn, xứng đáng là đơn vị tiên phong trong ngành kiểm toán tại Việt Nam. Quá trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính mà VACO đang áp dụng cũng không tránh khỏi những điểm hạn chế như đã nêu trong phần nhận xét. Chính vì vậy, muốn nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán, khẳng định sức mạnh trên thương trường và chủ động hội nhập, VACO cần nghiên cứu những hướng đi cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế đó. Điều này được nêu hết sức cụ thể trong chiến lược phát triển của công ty, tập trung vào: nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, mở rộng lĩnh vực hoạt động, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên theo hướng quốc tế hóa, mở rộng đối tượng khách hàng và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế. Muốn đạt được những điều này, sự vận động thay đổi sẽ là một tất yếu khách quan.
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI VACO
Việc hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại VACO là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định như: phải tuân thủ Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán và các quy định hiện hành khác tại Việt Nam; phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của Deloitte đã đề ra vì VACO là một thành viên của Deloitte toàn cầu; phải dựa trên tình hình thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khi đứng trước xu thế hội nhập; quá trình hoàn thiện không làm mất thêm nhiều chi phí và thời gian cho một cuộc kiểm toán vì như thế thì dù quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán có tốt lên nhưng hiệu quả của cuộc kiểm toán lại không đạt được; phải hoàn thiện ngay trong bản chất của vấn đề, đó là những kiểm toán viên, người gần như có yếu tố quyết định trong việc nhận định mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Tuân thủ những nguyên tắc trên, em xin phép được đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại VACO như sau:
Hoàn thiện phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính
Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính là bước công việc rất cần thiết vì bằng chứng kiểm toán thường được thu thập theo khoản mục mà không theo toàn bộ Báo cáo tài chính. Cơ sở dể kiểm toán viên thực hiện phân bổ về mức trọng yếu này bao gồm: mức trọng yếu tổng thể áp dụng cho toàn bộ Báo cáo tài chính; Bản chất, quy mô của các khoản mục; kinh nghiệm của kiểm toán viên và chi phí đối với từng khoản mục. Khi tiến hành phân bổ, kiểm toán viên sẽ thực hiện theo hai bước:
Đầu tiên, sau khi đã xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành tạm phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục theo quy mô của khoản mục. Mức trọng yếu được tạm phân bổ cho các khoản mục được xác định theo công thức sau:
Mức trọng yếu tạm phân bổ cho khoản mục X
=
Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu
x
Số dư của khoản mục X
∑ Số dư các khoản mục được phân bổ
Sau khi đã tạm phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính theo quy mô, kiểm toán viên sẽ điều chỉnh mức trọng yếu này dựa trên sự đánh giá rủi ro trên các khoản mục đó. Ví dụ như, với những khoản mục được đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức cao thì mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục này là thấp; với những khoản mục được đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức trung bình thì mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục này là trung bình; còn đối với những khoản mục được đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức cao thì mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục này có thể ở mức cao. Trên thực tế nếu áp dụng giải pháp này, kiểm toán viên cũng cần chú ý kết hợp với những kinh nghiệm và những đánh giá chủ quan của mình và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của khách hàng kiểm toán.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát
Để đánh giá rủi ro kiểm soát, các kiểm toán viên cần thu thập hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc bằng việc sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật. Trong đó việc sử dụng lưu đồ mang lại hiệu quả cao hơn cả. Tuy nhiên, VACO chưa nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào trong thực tiễn mà chủ yếu vẫn là dùng Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật, điều này có thể dẫn đến việc khó tìm ra điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ khi thái độ trả lời của người được hỏi không trung thực, dẫn đến đánh giá sai mức độ rủi ro kiểm soát. Chính vì vây, kiểm toán viên nên kết hợp việc sử dụng lưu đồ với các phương pháp còn lại để có hiệu quả cao. Ví dụ như: Trong trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đơn giản thì kiểm toán viên có thể sử dụng Bảng tường thuật để mô tả nhưng cần chú ý đến bố cục và cách hành văn cho dễ hiểu; Trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng phức tạp hơn thì có thể sử dụng Bảng câu hỏi. Trong trường hợp không bị sức ép về thời gian hoặc chi phí thì VACO nên khuyến khích kiểm toán viên của minh sử dụng lưu đồ để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Để tăng cường hiệu quả của phương pháp này, VACO nên xây dựng những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện, hệ thống các ký hiệu quy ước áp dụng thống nhất trong toàn công ty. Một lợi thế của VACO là trong Hệ thống kiểm toán AS/2 mà VACO được phép sử dụng của Deloitte đã có những quy ước về các ký hiệu trong lưu đồ và hơn nữa kiểm toán viên VACO là những người có trình độ cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản nên sẽ nhanh chóng tiếp thu áp dụng phương pháp này trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm đánh giá rủi ro kiểm toán (thông qua rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện) và rủi ro tài khoản. Trong thực tế kiểm toán, kiểm toán viên VACO đã thực hiện việc đánh giá rủi ro tiềm tàng theo AS/2 là rất có hiệu quả.
Việc xác định rủi ro kiểm soát là một công việc khá quan trọng nó có liên quan trực tiếp đến việc xác định quy mô mẫu cần kiểm tra và bằng chứng kiểm toán cần thu thập thông qua việc đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ.
Theo AS/2, việc xác định số lượng bằng chứng kiểm toán được xây dựng trên cơ sở sau:
Độ tin cậy kiểm toán: là mức độ đảm bảo rằng các Báo cáo tài chính không chứa đựng các sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin. Độ tin cậy kiểm toán được xác định bằng tổng độ tin cậy mặc định, độ tin cậy kiểm soát và độ tin cậy kiểm tra chi tiết.
Độ tin cậy mặc định: là mức độ tin cậy dựa vào các bước của quá trình hạch toán để lập Báo cáo tài chính, nó được xác định bằng cách dựa vào đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và kết quả kiểm toán năm trước.
Độ tin cậy kiểm soát: là độ tin cậy dựa vào việc kiểm tra các bước kiểm soát được khách hàng thiết lập để ngăn ngừa và phát hiện sai sót tiềm tàng.
Độ tin cậy kiểm tra chi tiết: là độ tin cậy thông qua các thủ tục kiểm tra chi tiết được xây dựng nhằm phát hiện ra sai sót tiềm tàng xảy ra nhưng không được phát hiện bởi quá trình kiểm soát của khách hàng.
Do vậy, kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán hệ thống Kiểm soát nội bộ để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát:
Việc xác định mức độ tin cậy này có ảnh hưởng to lớn đến quá trình thực hiện kiểm toán vì từ trị số này, kiểm toán viên sẽ xác định được số lượng bằng chứng cần thiết, thời gian, thủ tục kiểm toán phải thực hiện. Do đó, công việc này phải được tiến hành theo đúng quy trình do Công ty xây dựng. Tìm hiểu về hệ thống Kiểm soát nội bộ là quá trình tích luỹ thông tin và cả dựa trên kinh nghiệm của những năm trước. Vì vậy, khi đưa ra đánh giá về thiết kế và hiệu quả hoạt động của quy trình Kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần xem xét bằng chứng thu thập được trong cả năm nay và các năm trước. Kiểm toán viên phải xem xét:
Các thủ tục kiểm soát: là các chính sách và thủ tục được xây dựng và thực hiện nhằm bảo đảm rằng những hoạt động mà Ban Giám đốc cho là cần thiết để hạn chế rủi ro, được thực hiện có hiệu quả.
Môi trường kiểm soát: bao gồm những thái độ, sự nhận thức và hành động của Ban Giám đốc doanh nghiệp về tầm quan trọng của Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro: là quy trình được Ban Giám đốc sử dụng để xác định, đánh giá và kiểm soát những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.
Thông tin và giao dịch: là những hệ thống thông tin và giao dịch được sử dụng để có thể trao đổi thông tin cần thiết cho việc thực hiện, quản lý và kiểm soát các hoạt động cuả doanh nghiệp.
Hoạt động quản lý Kiểm soát nội bộ: là quá trình đánh giá chiến lược thực hiện lâu dài của hệ thống Kiểm soát nội bộ, phục vụ cho việc nâng cao độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ khi tiến hành kiểm toán.
Tuy nhiên trong thực tế, đối với các công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân chưa xây dựng cho mình được một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh và chưa hoạt động có hiệu quả nên kiểm toán viên VACO không đặt niềm tin vào hệ thống kiểm soát nội bộ của các khách hàng này. Do vậy, độ tin cậy kiểm soát luôn bằng 0. Vấn đề này là do nguyên nhân đặc điểm ngành kinh tế đi lên từ sản xuất nhỏ hơn nữa chưa có một hệ thống chiẩn mực kế toán, kiểm toán đầy đủ và đồng bộ.
Theo Bảng 2.18: Bảng giá trị độ tin cậy của VACO, khi kiểm toán viên không tin vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng (độ tin cậy kiểm soát bằng không) sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, Nếu kiểm toán viên phát hiện rủi ro chi tiết, độ tin cậy mặc định bằng 0. Độ tin cậy rủi ro kiểm toán luôn bằng 3 do đó độ tin cậy kiểm tra chi tiết sẽ bằng 3. Kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung nhất.
Thứ hai, Nếu kiểm toán viên không phát hiện rủi ro chi tiết, độ tin cậy mặc định bằng 1. Với độ tin cậy kiểm toán bằng 3, độ tin cậy kiểm tra chi tiết sẽ bằng 2. Khi đó kiểm toán viên vẫn phải thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình.
Trong cả hai trường hợp trên, độ tin cậy kiểm tra chi tiết luôn cao hơn khi kiểm toán viên không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này sẽ làm chi phí kiểm toán tăng cao. Vì vậy, để giảm chi phí kiểm toán xuống mức thích hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên VACO nên đánh giá xác đáng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và thiết lập độ tin kiểm soát thích hợp.
3.4. KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Thứ nhất, về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán ngày nay, các cơ quan chức năng đã ban hành một số văn bản làm cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, khung pháp lý cho hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán vẫn chưa hoàn thiện, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán của chúng ta chưa đồng bộ, còn dựa nhiều vào Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Vì vậy, để tạo điều kiện cho kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển hơn nữa, Nhà nước nên thực hiện các biện pháp sau:
Xây dựng và ban hành khung pháp lý hoàn chỉnh cho sự hoạt động của kiểm toán độc lập, đặc biệt là Luật kiểm toán độc lập và hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán. Trong đó cơ sở xây dựng Chuẩn mực Kiểm toán không chỉ dựa vào Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế mà còn phải dựa vào điều kiện kinh tế Việt Nam để việc vận dụng Chuẩn mực mang tính phù hợp cao.
Bộ Tài chính nên tăng cường việc tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kiểm toán viên nói chung và kiểm toán viên độc lập nói riêng. Trong đó quan hệ hợp tác trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các hãng kiểm toán lớn trên thế giới nên được coi trọng.
Bộ Tài chính cũng nên ban hành các văn bản pháp lý và các Thông tư hướng dẫn cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu.
Thứ hai, về phía các Hiệp hội nghề nghiệp
Hiện nay, Hiệp hội Kế toán, Kiểm toán Việt Nam hoạt động còn chưa đúng với chức năng và trách nhiệm của nó, còn mang tính hình thức. Chính vì vậy, các Hiệp hội ở Việt Nam nên phát huy tích cực vai trò của mình hơn nữa trong việc hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các kiểm toán viên, điều tra, soát xét chất lượng kiểm toán…đối với các công ty kiểm toán.
Thứ ba, về phía Công ty Kiểm toán Việt Nam
VACO nên nghiên cứu để hoàn thiện việc thiết kế quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán theo tiêu chuẩn của Deloitte nhưng phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trước đây, khi liên doanh thực hiện chuyển giao công nghệ, VACO đã tổ chức nghiên cứu trong phạm vi toàn công ty để hoàn thiện Hệ thống Kiểm toán AS/2 cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy trong hoàn cảnh hiện nay, VACO hoàn toàn có thể tổ chức một cuộc nghiên cứu tương tự đối với việc xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vừa qua, Deloitte đã chính thức ra phiên bản (Version) IAA 2006, theo đó quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc phải thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán, không kể quy mô của khách hàng. Do đó có thể thấy việc nghiên cứu và hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh của VACO trong quá trình hội nhập.
Mặc dù hiện nay VACO là công ty kiểm toán độc lập lớn nhất tại Việt Nam, nhưng VACO mới chỉ là thành viên của Deloitte, chưa từng cung cấp một dịch vụ nào ra nước ngoài. Vì vậy để hội nhập một cách chủ động, VACO nên hoàn thiện trên mọi phương diện: đào tạo nhân lực, kiểm soát chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ để có thể cung cấp được dịch vụ của công ty ra thị trường thế giới. Có như vậy mới khẳng định được vị thế và chất lượng dịch vụ của mình trong quá trình hội nhập hoàn toàn.
KẾT LUẬN
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một công việc hết sức quan trọng trong lập kế hoạch cũng như thiết kế các chương trình kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Đây là công việc chiếm nhiều thời gian, công sức nhất trong lập kế hoạch kiểm toán. Chính vì vậy trên thực tế không phải Công ty kiểm toán độc lập nào ở Việt Nam cũng có thể làm tốt quy trình này. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập như ngày nay, các công ty kiểm toán đã ngày càng hoàn thiện quy trình đánh giá tính trọng yếu này và đã có những bước thành công nhất định Trong đó, VACO là một trong số ít các công ty có quy trình chuẩn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Trong Luận văn tốt nghiệp của em đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính. Bên cạnh đó, Luận văn cũng giới thiệu tổng quan về Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) cùng với việc mô tả và phân tích thực trạng của quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán mà VACO thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Qua đó, em đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại công ty kiểm toán Việt Nam (VACO).
Do hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu bài viết của em mới chỉ đưa ra được những vấn đề chung nhất về tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán cũng như việc đánh giá chúng như thế nào trong kiểm toán báo cáo tài chính. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện bài viết hơn nữa. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và các anh chị trong Công ty Kiểm toán Việt Nam đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thiện Luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2007
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, 320, 400
Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Sài Gòn năm 2005
Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Tài chính năm 2005
Giáo trình Kiểm toán tài chính, ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Tài chính năm 2001
Kiểm toán, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Thống kê năm 2004
Kiểm toán, Alvin Arren, sách dịch, NXB Thống kê năm 1995
Tài liệu của VACO
Phần mềm AS/2
Một số tạp chí Kế toán, Kiểm toán
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1: Các mối quan hệ giữa của rủi ro kiểm toán với bằng chứng phải thu thập
15
Bảng 1.2: Bảng tính mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
21
Bảng 1.3: Bảng phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục
24
Bảng 1.4: Bảng đánh giá rủi ro phát hiện
26
Bảng 2.1: Những kết quả đạt được trong những năm gần đây
39
Bảng 2.2: Hội đồng quản trị Công ty A
54
Bảng 2.3: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty A
54
Bảng 2.4: Hội đồng quản trị Công ty B
55
Bảng 2.5: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty B
55
Bảng 2.6: Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên
57
Bảng 2.7: Bản cam kết về tính độc lập
58
Bảng 2.8: Bảng phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán
59
Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng
62
Bảng 2.10: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán
của kiểm toán viên VACO đối với hai Công ty A và B
64
Bảng 2.11: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Công ty A và B
67
Bảng 2.12: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
của Công ty A và Công ty B do kiểm toán viên VACO thực hiện
68
Bảng 2.13: Hướng dẫn ước lượng về tính trọng yếu của Deloitte Touche Tohmatsu
82
Bảng 2.14: Hướng dẫn đánh giá trọng yếu theo chỉ tiêu doanh thu
83
Bảng 2.15: Bảng tính mức trọng yếu đối với Công ty A
84
Bảng 2.16: Bảng tính mức trọng yếu đối với Công ty B
85
Bảng 2.17: Bảng hướng dẫn tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận của Deloitte Touche Tohmatsu
87
Bảng 2.18: Bảng giá trị độ tin cậy của Deloitte Touche Tohmatsu
88
Bảng 2.19: Ma trận kiểm tra định hướng
90
Bảng 2.20: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty A
92
Bảng 2.21: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty B
93
Bảng 2.22: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty A
94
Bảng 2.23: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty B
94
Bảng 2.24: Nhận định mức độ rủi ro đối với tài khoản
95
Bảng 2.25: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty A
96
Bảng 2.26: Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty A
102
Bảng 2.27: Kế hoạch kiểm toán chi tiết khoản mục các khoản phải thu
103
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của VACO
42
Sơ đồ 2.2 : Quy trình kiểm toán tại VACO theo tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu
50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC