Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa

Nhìn nhận được sự quan trọng của đề tài phục vụ cho sự quản lý thông tin hiệu quả của khách sạn, hy vọng sau này những khóa sau sẽ tìm hiểu kỹ càng, sâu sắc hơn những nội dung đã được phân tích, làm rõ như trên hoặc có thể nhìn nhận ra những vấn đề mới mẻ mà bài khóa luận này chưa phát hiện. Để từ đó đưa ra những thông tin bổ ích cũng như những giải pháp phù hợp với điều kiện hiện tại nhằm giúp tình hình kinh doanh, quản lý của khách sạn được cải thiện và hữu hiệu.

pdf108 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng đất SXKD phí NN 3.602.306 627781 Công tác phí 5.253.456 6277 CP dịch vụ mua ngoài 497.615.011 627782 Internet 1.958.334 627701 CP bưu phí 1.490.780 627783 Giặt là 75.756.681 627702 CP hoa tặng, chúc mừng 9.470.000 627785 Ca Huế 3.937.500 627704 CP hướng dẫn 3.400.000 627786 Dịch vụ cơm vua 1.200.000 627706 CP sửa chữa nhỏ 52.392.758 627788 CP thuyền 2.045.455 627707 CP quà tặng khách 9.866.363 627789 CP dịch vụ mua ngoài khác 23.732.751 627709 CP xử lý côn trùng 6.552.000 627790 CP nước uống tiếp xúc 142.215 627711 CP vệ sinh môi trường 5.377.599 627791 CP nước uống 571.817 627712 CP xe thuê ngoài phục vụ khách 37.594.546 6278 CP bằng tiền khác 43.387.359 627770 CP điện 151.545.000 627892 Hoa hồng môi giới 20.473.110 627771 CP nước 36.905.976 627893 CP tiếp khách 18.672.999 627772 CP điện thoại, bưu phí 5.530.759 627896 CP trang cấp 4.241.250 627773 Dịch vụ nhà hàng 5.976.057 6279 CP kinh doanh lữ hành 14.444.444 627774 Truyền hình 3.036.000 627919 CP KD lữ hành khác 14.444.444 (Nguồn: Phòng Kế toán – Khách sạn Hương Giang) Đạ i h ọc K inh tế H uế 75 Bảng 2.14. Bảng kê doanh thu tại bộ phận massage_sauna Từ ngày 01 đến ngày 31/05/2015 ĐVT: Đồng Stt Nội dung Số vé Đơn giá Thành tiền Thuế TTĐB Thuế GTGT Thành tiền sau khi trừ thuế Nhân viên thuê 1 Massage chườm thảo dược/vuốt đá 13 450,00 5,850,000 1,227,274 531,817 4,090,909 2 Body & Foot (+Sauna, Ja) 110.00 360,000 39,600,000 8,307,720 3,599,992 27,692,228 3 Body & Foot (+Sauna, Ja) 25 220,000 5,500,000 1,153,850 500,000 3,846,150 Cộng 148 50,950,000 10,688,844 4,631,809 35,629,347 Nhân viên khách sạn 1 Sauna + Jacuzzi 4 110,000 440,000 92,308 40,000 307,692 Cộng 4 440,000 92,308 40,000 307,692 Tổng cộng 152 51,390,000 10,781,152 4,671,809 35,937,039 (Nguồn: Phòng Kế toán – Khách sạn Hương Giang) 2.2.8. Quản trị doanh thu, chi phí và KQKD theo từng hoạt động kinh doanh Hiện nay Khách sạn cũng đã thực tổ chức việc quản trị doanh thu, chi phí và KQKD theo từng hoạt động kinh doanh thông qua việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từng kỳ (tháng, quý, năm) của từng hoạt động: Room, Food & Beverage, other. Trong mỗi hoạt động kinh doanh, báo cáo thể hiện rõ doanh thu của từng dịch vụ trong kỳ, giá vốn của từng dịch vụ trong kỳ và các yếu tố chi phí liên quan của hoạt động kinh doanh. Dưới đây là Bảng 2.15 thể hiện Kết quả hoạt động kinh doanh Room và Bảng 2.16 thể hiện Kết quả hoạt động kinh doanh Other tháng 15 năm 2015 của Khách sạn Hương Giang. Đạ i h ọ K inh tế H uế 76 Bảng 2.15. Kết quả hoạt động kinh doanh Room tại Khách sạn Hương Giang Tháng 12 năm 2015 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước Lũy kế từ đầu năm 1. Doanh thu 1.617.130.725 1.397.930.167 19.006.828.421 Doanh thu phòng 1.538.361.977 1.330.846.600 18.070.790.417 Doanh thu phí phục vụ 78.768.748 67.083.567 936.038.004 2. Chi phí 1.331.755.329 687.380.026 8.504.329.680 Lương 252.961.011 201.272.071 2.574.184.280 BHXH & BHYT 69.925.131 19.967.528 511.230.029 Bảo hiểm thất nghiệp 2.137.620 4.263.510 27.179.100 Kinh phí công đoàn 4.275.240 4.166.680 49.459.050 Chi phí hoa hồng 16.265.320 7.347.418 162.635.060 Vận chuyển khách 37.594.546 12.449.091 239.464.147 Chi phí vệ sinh, diệt côn trùng 3.531.619 1.935.502 33.866.348 Vật dụng đặt phòng 25.375.030 21.809.827 319.673.282 Trái cây, hoa 2.406.868 Trang phục 1.987.623 1.987.626 20.518.822 Chi phí quảng cáo Công cụ lao động 664.141.936 106.956.328 1.264.521.075 Chi phí lao động thuê ngoài Văn phòng phẩm 8.381.830 4.848.831 68.625.204 Công tác phí Sửa chữa nhỏ 8.752.522 16.433.155 275.325.070 Bảo quản, bảo trì 5.421.212 58.244.244 Chi tiền cơm giữa ca 19.464.000 17.064.000 208.986.000 Khấu hao TSCĐ 84.121.705 84.121.716 1.031.492.247 Điện thoại, bưu phí 132.951 125.787 1.609.654 Dich vụ thuê truyền hình 3.036.000 3.036.000 21.252.000 Chi phí khác 127.781.652 181.530.458 1.667.523.548 3. Lãi bộ phận (3=1-2) 285.375.396 710.550.141 10.502.498.741 (Nguồn: Phòng Kế toán – Khách sạn Hương Giang) Đạ i h ọc K inh tế H uế 77 Bảng 2.16. Kết quả hoạt động kinh doanh F & B tại Khách sạn Hương Giang Tháng 12 năm 2015 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước Lũy kế từ đầu năm 1. Doanh thu 35.607.859 123.256.330 1.080.062.814 Massage 23.027.970 23.020.798 338.860.137 Doanh thu giặt ủi 11.656.707 15.081.386 224.122.917 Điện thoại, fax, email,... 248.144 58.880 3.694.658 Cho thuê mặt bằng 37.012.985 10.822.510 649.956.704 Vận chuyển, tour 54.830.005 20.113.856 308.480.175 Hướng dẫn 3.896.102 3.891.125 32.188.995 Business center 51.948 1.337.663 Doanh thu hàng hóa và DV khác 83.631.503 76.321.307 1.221.010.411 Thu nhập khác 909.091 87.410.907 103.715.452 Phí phục vụ -179.656.596 -113.464.439 -1.803.304.298 2. Giá vốn 3. Chi phí 1.838.759.806 1.291.251.763 17.345.999.224 Lương 183.024.506 188.180.506 2.271.055.783 BHXH & BHYT 35.969.010 35.969.010 447.687.960 Bảo hiểm thất nghiệp 1.712.810 3.466.790 22.307.240 Kinh phí công đoàn 3.425.620 3.425.620 37.713.100 Chi phí hoa hồng 4.207.790 3.000.000 112.643.595 Vận chuyển bốc xếp 11.020.415 Chi phí vệ sinh, diệt côn trùng 14.454.599 15.098.746 205.877.901 Trang trí, hoa 10.071.818 220.000 29.225.104 Trang phục 3.495.850 3.495.851 27.539.494 Chi phí quảng cáo 9.545.454 Công cụ lao động 210.897.454 17.828.073 542.300.834 Nhiên liệu 274.286 2.502.886 32.869.663 Nhạc 1.600.000 Công tác phí 5.253.456 75.469.775 Văn phòng phẩm 20.232.681 10.068.000 109.892.011 Bao bì 788.000 8.854.500 Sửa chữa nhỏ 43.640.236 11.471.300 223.633.140 Bảo quản, bảo trì 13.247.150 19.709.091 120.681.547 Chi tiền cơm giữa ca 76.318.835 18.342.000 618.698.641 Khấu hao TSCĐ 504.751.152 192.035.653 2.733.705.337 Điện thoại, bưu phí, internet 7.017.730 6.600.751 85.026.332 Chi phí điện 149.897.800 188.756.400 2.463.056.312 Chi phí nước 34.954.799 38.615.416 373.521.755 Chi phí khác 515.124.224 532.465.940 6.782.073.331 4. Lãi bộ phận (4=1-2-3) -1.803.151.947 -1.167.995.433 -16.265.936.410 (Nguồn: Phòng Kế toán – Khách sạn Hương Giang) Đạ i h ọc K inh tế H uế 78 2.2.9. Tổ chức bộ máy KTQT tại Khách sạn Hương Giang Tổ chức bộ máy kế toán ở Khách sạn Hương Giang Resort & Spa gồm cả công tác tài chính, kế toán, thống kê phù hợp với quy mô, đặc điểm, trình độ quản lý của mỗi DN. Bộ máy kế toán trong khách sạn chỉ tập trung chủ yếu vào việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của KTTC mà chưa có bộ máy KTQT riêng, chưa bố trí người phụ trách công tác KTQT và chưa quy định cụ thể nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị DN trong từng phần hành kế toán. Tuy nhiên, trong từng phần hành kế toán đã thực hiện cả kế toán tổng hợp và chi tiết đến các đối tượng kế toán cần thiết theo yêu cầu quản lý cụ thể của khách sạn trong từng thời điểm. Thông qua tổ chức bộ máy kế toán có sự kết hợp giữa KTQT và KTTC, công tác quản lý, kiểm soát và điều hành hoạt động của Khách sạn được thực hiện hiệu quả và tối ưu. 2.2.10. Công tác hạch toán doanh thu và xác định KQKD tại Khách sạn Hương Giang  Hạch toán doanh thu Đối với dịch vụ lưu trú, hằng ngày, khi khách đến nhận phòng tại khách sạn, Lễ tân sẽ thông báo cho phòng SALE để bộ phận này tiến hành theo dõi. Trong thời gian khách lưu trú tại Khách sạn, khách có thể sử dụng dịch vụ mà Khách sạn cung cấp như ăn uống, giải trí, giặt là.... Khách có yêu cầu về dịch vụ sẽ thông báo với nhận viên bộ phận phòng. Bộ phận này sẽ phục vụ nhu cầu của khách và thông báo với lễ tân. Lễ tân là người trực tiếp nhập vào máy những dịch vụ mà khách đã sử dụng. Khi khách trả phòng thu ngân của quầy lễ tân sẽ lập hóa đơn GTGT, hóa đơn sử dụng tại đơn vị là hóa đơn máy, tức là chỉ cần cập nhật thông tin trên hóa đơn và máy sẽ tự in hóa đơn. Cuối mỗi ngày, thu ngân quầy lễ tân sẽ tập hợp các hóa đơn GTGT - SERVICE’ INVOICE phát sinh trong ngày lập thành PAYMENT REPORT (Bảng kê thanh toán tiền của khách) chuyển về phòng kế toán kèm theo hóa đơn và chứng từ gốc đầu ngày hôm sau. Việc hạch toán doanh thu do kế toán phần hành doanh thu đảm nhiệm, kiểm tra hóa đơn và nhập số liệu vào máy, vào các sổ chi tiết có liên quan, cuối tháng tiến hành khóa sổ Đạ i h ọc K inh tế H uế 79 và in ra các báo cáo thích hợp. Kế toán lập phiếu thu đối với khách thanh toán bằng tiền mặt, chứng từ ghi sổ đối với hình thức thanh toán bằng card và hóa đơn chuyển khoản. Sau đó, kế toán thanh toán sẽ theo dõi việc thu tiền nếu khách hàng thanh toán ngay và kế toán công nợ nếu khách hàng còn nợ tiền, nếu các khoản nợ này có dấu hiệu xấu thì phải báo cáo với ban lãnh đạo để có biện pháp xử lý. Các chỉ tiêu thể hiện trên hóa đơn: Tổng giá thanh toán = Doanh thu chưa thuế VAT+ Phí phục vụ + Thuế VAT Trong đó: Phí phục vụ = Doanh thu chưa thuế VAT x 5% Thuế VAT = (DT chưa thuế VAT + Phí phục vụ ) x 10%  Công tác hạch toán giảm trừ doanh thu Khi nhận các chứng từ liên quan như Hóa đơn GTGT, Phiếu chi, Giấy báo có thì kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu. Sau đó tiến hàng nhập số liệu liên quan đến TK 333. TK này cuối tháng không kết chuyển sang TK 911 mà hầu hết chuyển sang TK 336. Do khoản mục này Công ty CP Du lịch Hương Giang thực hiện.  Công tác hạch toán giá vốn hàng bán Khi cần hàng hóa bán cho khách hàng, nhân viên bộ phận bán hàng lập giấy đề nghị xuất kho có chữ ký của trưởng bộ phận rồi chuyển về phòng kế toán. Kế toán viên lập phiếu xuất kho có chữ ký của kế toán trưởng và giám đốc rồi chuyển cho thủ kho để cung cấp những hàng hóa cần thiết, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cuối ngày chuyển chứng từ về phòng kế toán. Cuối tháng kế toán tổng hợp và tính giá xuất kho. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng hàng hóa của các bộ phận như lễ tân, bộ phận giặt là,... nhân viên của bộ phận bộ phận này lập giấy đề nghị mua hàng rồi chuyển đến giám đốc ký duyệt xong giao lại cho người mua hàng. Cuối ngày chuyển đến cho phòng kế toán. Hàng ngày căn cứ vào bảng kê mua hàng, kế toán lập phiếu nhập kho. Thủ kho xác nhận và căn cứ vào lượng thực tế mua trong ngày để vào thẻ kho. Phiếu Đạ i h ọc K inh tế H uế 80 mua hàng được kế toán tổng hợp trong ngày. Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng kê mua hàng có xác nhận của kế toán, duyệt chi của kế toán trưởng và phụ trách đơn vị để lập phiếu chi. Hàng ngày, căn cứ vào dung ghi trong hóa đơn, phiếu nhập, xuất kho hàng hóa, kế toán vật tư vào sổ chi tiết hàng hóa để rồi vào sổ nhật ký chứng từ và vào sổ cái. Giá vốn hàng bán của hoạt động dịch vụ là giá thực tế của lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và được xác định là đã tiêu thụ. Do đặc điểm của ngành kinh doanh dịch vụ, Khách sạn không sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cho các món ăn nên TK 63201 - Thực phẩm chỉ ghi nhận giá vốn của chi phí nguyên liệu thực phẩm cho các món ăn đã bán cho khách hàng còn không ghi nhận được chi phí của nhân công, vật dụng cũng như chi phí sản xuất chung. Như vậy, giá vốn thực phẩm là giá của nguyên vật liệu dùng để chế biến các món ăn, thức uống trong nhà hàng, còn giá vốn đồ uống và hàng hóa khác là giá mua vào của các loại hàng bán ra cho khách. Ngoài ra, đơn vị còn sử dụng TK 63207 để hạch toán giá vốn dịch vụ giặt là. Do trong khách sạn không có bộ phận giặt là nên khi khách có yêu cầu về dịch vụ này, khách sạn phải thuê dịch vụ giặt là ở bên ngoài. Tiền thuê ngoài mà khách sạn phải trả cho dịch vụ này được hạch toán vào tài khoản này mà chứng từ gốc dùng để hạch toán chính là hóa đơn dịch vụ giặt là mà nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài giao cho khách sạn. Cuối kỳ, máy sẽ tập hợp tất cả các khoản giá vốn phát sinh ở các kho trong tháng rồi in ra sổ cái và sổ chi tiết TK 632 và kết chuyển sang TK 911 để xác định KQKD.  Công tác hạch toán chi phí sản xuất chung Theo lý thuyết thì dùng TK 621, TK 622, TK 627 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung kết chuyển vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, sau đó khi tiêu thụ thì sẽ được kết chuyển vào TK 632 - giá vốn hàng bán rồi mới kết chuyển vào TK 911. Nhưng thực tế Khách sạn sử dụng luôn TK 627- Chi phí sản xuất kinh doanh với các TK chi tiết để tập hợp chi phí sau đó cuối kỳ kết chuyển thẳng vào TK 911 không qua TK 632. Đạ i h ọ K inh tế H uế 81 Khách sạn sử dụng TK 627 vừa để hạch toán các khoản chi phí thuộc chi phí bán hàng như lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì, hoa hồng môi giới,... Theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp thì TK 627 có 6 loại TK cấp 2: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng; TK 6272 - Chi phí vật liệu; TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất; TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ; TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài; TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác. Trên những quy định chung đó ta thấy thực tế ở Khách sạn TK 627 đã được chi tiết hóa theo đúng như thế. Bên cạnh đó, Khách sạn còn chi tiết thêm 3 TK cấp 2 của TK 627, đó là: TK 6275 - Thuế; TK 6276 - Chi phí dịch vụ Việt Hàn; TK 6279 - Chi phí kinh doanh lữ hành. Chi phí sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời nên TK 627 không có số dư cuối kỳ được sử dụng thay cho TK 154 rồi kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh vào TK 911. Giá thành của dịch vụ lưu trú là bao nhiêu tiền cho một phòng trong một đêm nhưng nếu thực hiện việc tính giá thành theo nguyên tắc giống với một sản phẩm vật chất bình thường tức là hao phí bao nhiêu nhân công, bao nhiêu vật liệu trực tiếp, thêm vào khoản chi phí phân bổ từ chi phí sản xuất chung là đều rất khó khăn và tốn kém. Bởi vì tất cả các hao phí của Khách sạn đều là hao phí chung như hao phí về sức lao động hay hao phí vật dụng trong phòng cũng phải xét trong ít nhất là một tháng. Ví dụ như một đôi dép để cho khách đi lại trong phòng được xem là vật dụng trong phòng cũng phải kết chuyển cho cả tháng. Do vậy việc sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí chung cho cả tháng rồi tính giá thành là một việc hợp lý. Phân bổ công cụ dụng cụ theo phương pháp phân bổ đều theo tháng. Về quy trình hạch toán CP điện, nước và điện thoại: Cứ vào ngày 15 tháng sau, khách sạn nhận Hoá đơn thanh toán các chi phí trên của tháng trước. Kế toán chi phí Đạ i ọc K inh tế H uế 82 lập Bảng kê đề nghị thanh toán. Sau đó chuyển cho các bộ phận liên quan ký, duyệt nội dung. Rồi chuyển lại cho kế toán thanh toán làm thủ tục thanh toán, lập phiếu chi nếu thanh toán bằng tiền mặt và uỷ nhiệm chi nếu thanh toán bằng chuyển khoản. Còn đối với chi phí phát sinh trong tháng mà không phải chi tiền như chi phí khấu hao TSCĐ, máy sẽ tự động kết chuyển khấu hao vào tài khoản chi tiết về khấu hao trong tháng. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Cuối tháng, phần mềm kế toán sẽ dựa trên những số liệu đó để in các mẫu sổ và báo cáo thích hợp. Ngoài ra Khách sạn còn dùng TK 627 để hạch toán chi phí bán hàng làm giảm khâu hạch toán vào TK 641. Tuy nhiên chi phí bán hàng ở khách sạn chủ yếu là chi phí hoa hồng môi giới, được khách sạn hạch toán vào TK 627892 – Hoa hồng môi giới. Tức là nếu có một cá nhân hay tập thể nào đó giới thiệu cho khách sạn một đoàn khách đạt doanh thu ở ngưỡng tối thiểu quy định thì sẽ được hưởng bao nhiêu % hoa hồng trên doanh thu đó. Cụ thể là phần trăm hoa hồng sẽ được trích là 5% đối với doanh thu phòng và 10% doanh thu ăn. Và căn cứ vào hợp đồng chí phí này sẽ được hạch toán vào TK 627892 chi tiết như sau: Nợ TK 627 892 Chi phí Hoa hồng môi giới Có TK 111, 112, 331 Tiền mặt/ Tiền gửi/ Phải trả  Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất và kinh doanh tại đơn vị. Bao gồm các chi phí liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp. Tại khách sạn cũng chi tiết tài khoản 642 để theo dõi cụ thể, rõ ràng như sau: TK6421 - Chi phí nhân viên quản lý; TK6422 - Chi phí vật liệu quản lý; TK6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng ; TK6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ; TK6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài; TK6428- Chi phí bằng tiền khác.  Hạch toán doanh thu và chi phí tài chính TK 515 - Thu nhập hoạt động tài chính tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa bao gồm lãi tiền gửi, chênh lệch tỷ giá. Đạ i h ọc K inh tế Hu ế 83 Cuối năm mới kết chuyển lãi chênh lệch tỉ giá (nếu có) Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Có TK 5154 Lãi tỷ giá TK 635 - Chi phí tài chính tại Khách sạn bao gồm lãi tiền vay, chênh lệch tỷ giá. Tương tự như thu nhập hoạt động tài chính, cuối năm nếu lỗ tỷ giá thì ta kết chuyển khoản lỗ này sang TK 635, tức là định khoản như sau: Nợ TK 63514 Lỗ tỷ giá Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái  Hạch toán thu nhập và chi phí khác TK 711 - Thu nhập khác phát sinh tại Khách sạn là khoản thu tiền bồi thường chi phí đào tạo, thu tiền đền bù tài sản thất thoát, TK 811 - Chi phí khác phát sinh tại Khách sạn thường là chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản tài sản cố định, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hay bỏ sót của kỳ trước. Tuy nhiên trong tháng 12 năm 2015, ở khách sạn khoản Chi phí khác không phát sinh nghiệp vụ gì nên kế toán không hạch toán Chi phí khác.  Hạch toán kết quả kinh doanh Xác định kết quả kinh doanh là công tác cân đối thu chi trong kỳ kinh doanh và chênh lệch giữa chúng. Đây là việc kết chuyển chi phí phát sinh và doanh thu đạt được trong kì kinh doanh sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Do được cài đặt phần mềm kế toán máy nên việc thực hiện kết chuyển doanh thu và chi phí trong kỳ được thực hiện bằng máy. Vào ngày cuối tháng, máy sẽ thực hiện công việc này và kết quả này là căn cứ để lập các báo cáo kế toán theo quy định. 2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức KTQT doanh thu và KQKD tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa Qua quá trình thực tập tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa, tôi đã có cơ hội tiếp cận thực tế, tìm hiểu quá trình luân chuyển chứng từ cũng như công tác KTQT Đạ i h ọc K inh tế H uế 84 doanh thu và KQKD tại Khách sạn. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy công tác KTQT doanh thu và KQKD tại Khách sạn tồn tại những ưu điểm và nhược điểm như sau: 2.3.1. Những ưu điểm Công tác tổ chức KTQT của khách sạn hoàn toàn phù hợp với quy định tại Thông tư 53/2006/TT- BTC hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN đồng thời phù hợp với thực trạng khách sạn. Cụ thể: - Khách sạn Hương Giang Resort & Spa đã thực hiện tổ chức bộ máy kế toán phù hợp là thực hiện mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính, bởi mô hình này cho phép kế thừa được những nội dung của kế toán tài chính đã tồn tại và biểu hiện cụ thể trong hệ thống kế toán hiện hành. Thực chất kế toán tài chính và kế toán quản trị đều nghiên cứu sự biến động doanh thu, chi phí và kết quả của hoạt động. Song kế toán quản trị mang nội dung chủ yếu vì nó cung cấp hệ thống thông tin về chi phí để các nhà quản trị đưa ra hàng loạt các quyết định. Mặt khác, việc tồn tại một hệ thống kế toán sẽ tiết kiệm được chi phí trong hạch toán kế toán, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả hơn là áp dụng mô hình tách rời dường như sẽ tốn kém chi phí nhiều hơn so với lợi ích thu được, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. - Khách sạn Hương Giang Resort & Spa đã vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong chế độ kế toán để mở tài khoản chi tiết đến cấp 2, 3 với các tài khoản doanh thu, chi phí để phân tách các hoạt động kinh doanh đặc thù khác nhau, như: Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được mở thành 5 tiểu khoản cấp 2 từ TK 5111 đến TK 5115, mỗi tài khoản cấp 2 cũng được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 để tiện theo dõi doanh thu chi tiết theo các loại hình dịch vụ, các hoạt động và các bộ phận; Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán được chi tiết thành 3 tiểu khoản cấp 2 là 63201, 63202 và 63202 để theo dõi tương ứng giá vốn thực phẩm, đồ uống và hàng hóa khác. Từ đó có thể thấy được hiệu quả kinh doanh của các hoạt động trong từng kỳ, qua đó tạo điều kiện rất lớn cho công tác quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh trong từng thời kì và mùa vụ du lịch nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả các dịch vụ hơn nữa. Đồng thời tổ chức công tác quản trị tại khách sạn không tách Đạ i h ọc K inh tế Hu ế 85 biệt mà phối hợp với các phòng ban, bộ phận liên quan,Tuy nhiên, việc mở chi tiết doanh thu cho từng đối tượng dễ gây sự nhầm lẫn trong quá trình phản ánh doanh thu, kế toán phải theo dõi doanh thu trên nhiều tài khoản. - Hệ thống chứng từ, sổ sách được sử dụng đã đạt được những yêu cầu chung của công tác kế toán. Ngoài ra, để phục vụ cho kế toán quản trị Khách sạn Hương Giang Resort & Spa đã sử dụng thêm hệ thống sổ chi tiết, sổ cái phù hợp. Ví dụ: Để theo dõi Doanh thu, thì ngoài Sổ cái TK 511 khách sạn đã mở thêm Sổ chi tiết từng tài khoản cấp 3 để theo dõi doanh thu từng dịch vụ. - Nhìn chung, bộ phận kế toán đã xây dựng các mẫu báo cáo kế toán đáp ứng nhu cầu quản trị tại khách sạn. Thông qua các báo cáo có thể so sánh những số liệu thực hiện so với dự toán, liệt kê được sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện. Các báo cáo này có tác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị biết được kế hoạch đang thực hiện thế nào, đồng thời nhận diện những hạn chế cần có sự điều chỉnh nhằm hướng hoạt động của tổ chức theo mục tiêu xác định. - Việc lập dự toán hoạt động kinh doanh có sự đối chiếu giữa các năm. Trong dự toán có thể hiện chỉ tiêu kế hoạch và tình hình thực hiện so với kế hoạch của năm trước. Nhờ vậy, nhà quản lý có thể đánh giá và rút ra kinh nghiệm về hiệu quả hoạt động trong năm trước, đồng thời so sánh kế hoạch hai năm để nhận biết được sự giống và khác nhau trong mục tiêu, phương hướng để triển khai các phương án kinh doanh hợp lý. - Về vấn đề định giá các dịch vụ của khách sạn: Khách sạn đã vận dụng một cách linh hoạt các quy định trong việc xác định giá bán, đảm bảo tính thống nhất trong việc chỉ đạo công tác của toàn ngành và phù hợp với điều kiện cụ thể của khách sạn. Khách sạn đã có phương pháp định giá chung cho các dịch vụ đó là phương pháp định giá thông thường. Tuy nhiên đối với mỗi dịch vụ, việc định giá là có một chút khác biệt trong bộ phận cấu thành của nó. Về những nét chung như giá thành, lãi thì giá bán khách sạn có cách xác định rất rõ ràng tạo điều kiện để xác định KQKD của từng bộ phận hoạt động trong khách sạn, phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay. Phương pháp này hết sức đơn giản vì nó dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh, khách sạn Đạ i h ọ K inh tế Hu ế 86 hoàn toàn kiểm soát được chi phí của mình, người bán biết được giá gốc và không phải điều chỉnh thường xuyên mức giá. Ngoài ra mức giá mà khách sạn đưa ra cho các sản phẩm dịch vụ là phù hợp với mục tiêu của khách sạn. Mức giá đó không phải là giá niêm yết mà nó linh hoạt, biến động tùy thuộc vào tình hình thị trường, tình hình kinh doanh của khách sạn nên đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của khách sạn. - Khách sạn cũng đã thực tổ chức việc quản trị doanh thu, chi phí và KQKD theo từng hoạt động kinh doanh thông qua việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từng kỳ (tháng, quý, năm) của từng hoạt động: Room, Food & Beverage, Other. Điều này giúp cho Nhà quản trị nắm được kết quả kinh doanh của từng hoạt động nhờ đó có thể điều chỉnh doanh thu, chi phí của từng hoạt động để có thể đạt được lợi nhuận tối đa. - Khách sạn đã chấp hành và vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp trong công tác hạch toán doanh thu, chi phí và KQKD một cách linh hoạt, sáng tạo. Biểu hiện là: Việc ghi nhận doanh thu của Khách sạn tuân thủ theo những quy định tổng thể của pháp luật, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, việc hạch toán doanh thu phục vụ phí theo quy định của khách sạn không được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh mà được tổng hợp lại vào cuối mỗi tháng. Sau đó, Thuế cho phép trừ trực tiếp 25% trên khoản này coi như lợi nhuận ròng không có chi phí phát sinh. Khách sạn sẽ sử dụng phần còn lại vào việc trang trải các phí như sửa chữa, thay thế các dụng cụ sử dụng trong phòng, làm kinh phí để đi học tập, tham quan trong nước và nước ngoài mà không cần phải chứng minh bằng chứng từ hóa đơn nữa. Đây là nét đặc trưng của khách sạn, khách sạn sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhiều khi sử dụng 75% khoản này như quỹ phúc lợi. Còn tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cuối kỳ không có số dư đảm bảo nguyên tắc kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Việc tính giá thành sản phẩm quy định chung của chuẩn mực là: Tập hợp chi phí vào các TK 621, TK 622, TK 627 sau đó kết chuyển sang TK 154 tính giá thành sản phẩm, khi sản phẩm đã được tiêu thụ thì đưa sang TK 632 rồi cuối kì kết chuyển sang TK 911, quá trình tập hợp kết chuyển này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn các đơn vị Đạ i h ọc K inh tế H uế 87 tính giá thành sản phẩm của những đơn vị sản xuất sản phẩm dưới dạng hữu hình, nhưng với những đơn vị sản xuất ra sản phẩm vô hình như Khách sạn Hương Giang Resort & Spa thì tính phù hợp của nó phải được cân nhắc. Bởi vì sản phẩm vô hình của Khách sạn có quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ diễn ra đồng thời không tồn tại sản phẩm dở dang đầu kì hay cuối kì, lúc này vai trò của TK 154 và TK 632 rất mờ nhạt cần phải cân nhắc khi đưa vào sử dụng. Chính vì lẽ đó mà Khách sạn đưa TK 627 vào sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất kết chuyển thẳng sang TK 911 vào cuối kì. Như vậy việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh vào TK 627 rồi kết chuyển thẳng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh làm giảm đi các khâu hạch toán vào các TK 621, TK 622, TK 627 rồi kết chuyển vào TK 154 sang TK 632 sau đó mới kết chuyển sang TK 911. Ngoài ra, khách sạn còn dùng TK 627 hạch toán các chi phí liên quan đến chi phí bán hàng làm giảm bớt các khâu hạch toán chi phí bán hàng riêng vào tài khoản 641. Vì vậy việc sử dụng TK 627 tại Khách sạnlà một sáng tạo trong công tác kế toán, hạn chế những công đoạn không cần thiết tốn sức người sức của, tiết kiệm chi phí cũng như tạo nên tính kịp thời của thông tin trong công tác quản lý. 2.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh nói riêng tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa còn tồn tại một số những điểm cần khắc phục như sau: - Việc sử dụng phần mềm kế toán quản trị: Hiện tại mọi công tác kế toán quản trị tại khách sạn đều được thực hiện thủ công, không hề áp dụng phần mềm kế toán quản trị nào. Từ tổng hợp số liệu theo yêu cầu quản trị đến việc lập các báo cáo đều do kế toán tổng hợp phụ trách. Việc này gây ra gánh nặng cho nhân viên thực hiện, khối lượng công việc quá lớn có thể làm giảm năng suất làm việc, các tính toán được thực hiện thủ công có thể dẫn tới sai sót trong số liệu đưa ra, dẫn tới sai sót trong các khâu tiếp theo như kiểm tra tình hình thực hiện, lên kế hoạch và ra quyết định. - Về công tác lập báo cáo kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh: Đạ i h ọc K inh tế H uế 88 Khách sạn chỉ mới dừng lại ở việc lập các báo cáo kế toán quản trị ở dạng đơn giản mà không hề lập hay sử dụng những dạng báo cáo quản trị mang lại hiệu quả phân tích cao như báo cáo bán hàng, cung cấp dịch vụ; báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí, báo cáo kết quả kinh doanh theo từng chủng loại sản phẩm và theo từng thời kỳ nhất định giúp phản ánh cụ thể, chi tiết tình hình doanh thu dưới dạng số lượng, bằng các tính toán, có thể đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy, làm căn cứ để lập dự toán và đưa ra quyết định kịp thời ở những thời điểm quan trọng. Đó là một công cụ khoa học và hữu hiệu trong việc lập dự toán doanh thu và KQKD. - Về công tác dự toán doanh thu và kết quả kinh doanh: Thứ nhất, kế hoạch chỉ được lập đầu mỗi năm tài chính, đưa ra các chỉ tiêu năm. Trong khi, báo cáo kế toán nội bộ được lập hàng tháng, phản ánh số liệu hàng tháng và số liệu lũy kế từ đầu năm. Điều này tạo nên một bất cập là không thể đối chiếu số liệu thực tiễn với kế hoạch theo từng kỳ lập báo cáo, từ đó không kiểm soát hoạt động theo kế hoạch đề ra được mà chủ yếu kiểm soát bằng cách thức so sánh với kết quả quá khứ tương ứng và chỉ tiêu ngành. Thứ hai, trong kế hoạch kinh doanh thì những chỉ tiêu về hoạt động tài chính còn được lập tổng quát, chưa cụ thể. Đặt trong điều kiện, hoạt động tài chính là một hoạt động chủ chốt của Khách sạn thì dự toán không có ý nghĩa thúc đẩy hiệu quả của hoạt động này. Thực hiện công tác quản trị đối với hoạt động này sẽ cho nhà quản lý nắm bắt được hoạt động tài chính nào đang có lợi để phát huy, hoạt động nào đang khó khăn để khắc phục, Thứ ba, việc dự toán của Khách sạn còn được thực hiện đơn giản, không hề có sự phân cấp dự toán. Trong khi đó yêu cầu của dự toán là phải được lập từ quản trị cấp cơ sở đến cấp trung gian rồi đến cấp cao để đảm bảo mọi cấp quản lý từ thấp đến cao đều góp phần vào quá trình xây dựng dự toán. Việc dự toán quá đơn giản như khách sạn đang thực hiện không thể đạt được độ tin cậy và chính xác cao. - Việc phân loại chi phí: Chi phí được liệt kê theo thực tế phát sinh chứ không được phân loại, chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong việc lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định – mục đích của công tác kế toán quản trị. Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có tính chất mùa vụ rõ rệt, lại phát sinh nhiều khoản mục chi phí. Nếu không nhận dạng chi phí sẽ rất khó khăn trong việc phân tích biến động chi phí hoặc phân tích ảnh hưởng của chi phí lên lợi nhuận và đặc biệt là khó khăn trong phân tích tác động của cắt giảm chi phí đến các yếu tố liên quan (doanh thu, lợi nhuận). Đạ i h ọc K inh tế H uế 89 Chẳng hạn, trong những tháng không trọng điểm du lịch, hoặc đối với các đoàn khách số lượng lớn thường làm nảy sinh hiện tượng đòi hỏi giảm giá phòng, thì điều quan trọng cần xem xét là yếu tố chi phí cố định bao nhiêu, chi phí biến đổi bao nhiêu để đặt ra chiến lược giá bán hợp lý, nhằm trang trải các chi phí biến đổi phát sinh bởi chi phí cố định luôn tồn tại dù có doanh thu hay không. - Chi phí gián tiếp (như: điện, nước, điện thoại) được tập hợp chung cho tất cả các bộ phận của khách sạn, không tiến hành phân bổ trong khi các bộ phận có nhu cầu khác biệt nhau. Từ đó đánh giá thiếu chính xác kết quả kinh doanh từng bộ phận. Với tính chất kinh doanh dịch vụ, các chi phí này có thể chênh lệch rất lớn đối với các bộ phận khác nhau vì thông thường, tương ứng với bộ phận doanh thu cao thì chi phí điện, nước, điện thoại cũng cao. - Hệ thống sổ kế toán tại Khách sạn vẫn còn một số nhược điểm mà khách sạn cần hoàn thiện cho công tác KTQT đó là: Hệ thống sổ kế toán phục vụ KTQT chi phí chưa được kết hợp với việc nhận dạng chi phí biến đổi hay chi phí cố định hay chi phí hỗn hợp. Hệ thống sổ kế toán phục vụ KTQT doanh thu và KQKD chưa được thiết kế chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,... - Vai trò cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị chưa thật sự quan trọng và chưa xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp. Đó là, công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh chưa được chi tiết theo từng bộ phận kinh doanh như bộ phận nhà hàng Cung Đình, nhà hàng Hoa Mai, bộ phận lưu trú,... Điều này vô hình chung tạo nên tâm lý ỷ lại của những bộ phận hoạt động kém hiệu quả, thái độ bằng lòng không phấn đấu của những bộ phận hiệu quả hơn, dẫn đến tư tưởng chủ nghĩa bình quân trong cán bộ công nhân viên. - Về vấn đề định giá các dịch vụ của khách sạn: Khách sạn định giá các dịch vụ trên cơ sở chi phí và lãi, việc định giá của khách sạn chưa thực sự quan tâm tới đối thủ cạnh tranh, ý kiến của khách hàng. Phương pháp định giá mà khách sạn sử dụng để định giá phòng mặc dù đơn giản, dễ tính nhưng chưa là phương pháp khoa học nhất, nó chưa phân biệt được hạng phòng, loại phòng của khách sạn. Đạ i h ọ K inh tế H uế 90 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG RESORT & SPA 3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán quản trị Hiện nay Khách sạn vẫn chưa sử dụng hệ thống phần mềm quản trị riêng, mà chỉ mới áp dụng phần mềm KTTC, nên việc lấy số liệu chỉ dừng ở việc tận dụng nguồn thông tin từ KTTC. Mục tiêu phần mềm kế toán nếu chỉ dừng ở KTTC thì mới chỉ giúp ích một phần cho Phòng kế toán tài chính bởi ngoài phân tích các thông tin quá khứ thì người làm kế toán còn phải có những phân tích, định hướng thông tin tương lai (chủ yếu nằm ở các khâu lập dự toán, xây dựng kế hoạch). Do đó, để đạt được mục tiêu phục vụ cho ban lãnh đạo về yêu cầu quản trị thì Phòng kế toán cần một công cụ phần mềm mạnh hơn nữa để phục vụ cho họ đưa ra các thông tin quản trị. Và các cán bộ kế toán mới phát huy hết năng lực của mình trong công việc để chứng minh với lãnh đạo doanh nghiệp về khả năng, kiến thức KTTC cũng như khả năng tư vấn cho lãnh đạo trong công tác quản lý. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một số phần mềm kế toán quản trị khá hiệu quả, như: phần mềm SAS ERP 2010, phần mềm SSOFT ACCOUNTING Khách sạn có thể xem xét tìm hiểu để áp dụng một phần mềm phù hợp nhất với tính chất kinh doanh hiện nay của Khách sạn. Ngoài ra, Khách sạn có thể thiết kế hoặc đặt hàng tại công ty phần mềm – các phần mềm kế toán quản trị phù hợp với tình hình kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của Khách sạn. 3.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT doanh thu và XDKQ Hiện nay khách sạn vẫn chưa có các báo cáo kế toán quản trị mang tính phân tích cao để phản ánh cụ thể, chi tiết tình hình doanh thu dưới dạng số làm căn cứ để lập dự toán và đưa ra quyết định kịp thời ở những thời điểm quan trọng. Vì thế khách sạn cần cải thiện công tác lập báo cáo kế toán quản trị để có thể tận dụng triệt để tính hữu hiệu Đạ i h ọc K inh tế H uế 91 của các báo cáo quản trị đối với việc kiểm soát, lập dự toán doanh thu, kết quả và ra quyết. Khách sạn có thể thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị như: - Đối với báo cáo nhanh: Là những báo cáo được lập theo yêu cầu chỉ đạo của khách sạn về một số nghiệp vụ nhất định: báo cáo bán hàng, cung cấp dịch vụ; báo cáo mua hàng, Báo cáo này có thể lập hàng ngày hoặc từ 5 đến 10 ngày hoặc ở những thời điểm cần thiết để có những quyết định mang tính tác nghiệp. Loại báo cáo này sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh của khách sạn trong những thời điểm để có thể có biện pháp kịp thời xử lý đặc biệt phù hợp và rất cần cho hoạt động khách sạn vì mang tính thời vụ cao. - Đối với báo cáo định kỳ: Là những báo cáo được lập vào những thời kỳ nhất định: báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí, báo cáo kết quả kinh doanh cụ theo từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ và theo từng thời kỳ nhất định Ngoài việc cung cấp thông tin nó còn giúp khách sạn kiểm tra, đánh giá ra quyết định. Các báo cáo này nên được trình bày dưới dạng bảng số liệu phân tích mang tính so sánh, kết hợp với phần thuyết minh và giải trình về các số liệu. 3.3. Lập dự toán doanh thu, KQKD - Công tác dự toán doanh thu tại Khách sạn còn được thực hiện khá đơn giản, chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán quản trị doanh thu, trong khi đó lập dự toán doanh thu là bước quan trọng và là cơ sở để lập các dự toán khác như Dự toán tồn kho, Dự toán tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, Dự toán chi phí bán hàng, Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp,Vì vậy Khách sạn cần cải thiện công tác dự toán doanh thu. Các nhân tố làm cơ sở để lập dự toán là khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ kỳ trước, chính sách giá cả trong tương lai, các đơn đặt hàng chưa thực hiện, các đặc tính của khách hàng tiềm tàng, các điều kiện chung về kinh tế và công nghệ, các loại giá, thu nhập trên đầu người, Thông thường lượng dịch vụ tiêu thụ dự kiến có thể xác định tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên. Dự toán doanh thu có thể được lập chi tiết cho từng lĩnh vực kinh doanh (bán háng hóa, cung cấp dịch vụ, dịch vụ thuê ngoài,..) hoặc chi tiết hơn cho từng dịch vụ nhỏ. Đạ i h ọc inh tế H uế 92 - Trên cơ sở các dự toán bộ phận đã lập, bộ phận KTQT lập các dự toán kết quả kinh doanh. Số liệu dự toán trên các BCTC này thể hiện kỳ vọng của các nhà quản lý tại DN và có thể được xem như một công cụ quản lý của DN cho phép ra các quyết định về quản trị, nó cũng là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện dự toán đã đề ra. Tuy nhiên, hiện nay, khách sạn không chú trọng đến công tác dự toán kết quả kinh doanh, theo em khách sạn nên khai thác triệt để công cụ quản trị hữu hiệu này.Để có thể lập dự toán kết quả kinh doanh, Khách sạn cần làm tốt công tác dự toán doanh thu, chi phí sau đó tập hợp từ các dự toán trên để có thể lập dự toán KQKD. - Kế hoạch chỉ được lập đầu mỗi năm tài chính, đưa ra các chỉ tiêu năm. Trong khi, báo cáo kế toán nội bộ được lập hàng tháng, phản ánh số liệu hàng tháng và số liệu lũy kế từ đầu năm. Vì vậy, Khách sạn cần lập thêm dự toán kinh doanh chi tiết theo từng tháng để phù hợp với các báo cáo thực hiện được lập hàng tháng. Qua đó có thể đối chiếu chặt chẽ giữa mục tiêu và thực tế đạt được để có phương án điều chỉnh hoạt động theo đúng mục tiêu. Hiện tại vì kế hoạch chưa được lập theo tháng cho nên công tác quản trị doanh thu, chi phí vẫn căn cứ chủ yếu vào sự biến động với các chỉ tiêu quá khứ và chỉ tiêu ngành, điều này không hiệu quả trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động so với năm trước. - Bên cạnh đó, trong kế hoạch kinh doanh thì những chỉ tiêu về hoạt động tài chính còn được lập tổng quát, chưa cụ thể. Vì thế, Khách sạn cũng cần lập dự toán cho hoạt động tài chính chặt chẽ hơn để định hướng cụ thể cho hoạt động tài chính hơn nữa. 3.4. Phân loại chi phí phục vụ cho KTQT doanh thu và XDKQ - Do chi phí tại Khách sạn được liệt kê theo thực tế phát sinh chứ không được phân loại, chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong việc lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định – mục đích của công tác kế toán quản trị. Vì vậy để quản trị tốt chi phí và hỗ trợ cho việc định giá bán sản phẩm dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận Khách sạn nên phân loại chi phí các bộ phận theo cách ứng xử thành chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp. Mặc dù tính chất hoạt động du lịch rất khó để phân loại chi phí nhưng phân loại chi phí như vậy sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong việc kiểm soát, Đạ i h ọc K inh tế Hu ế 93 phân tích biến động chi phí khi các yếu tố liên quan thay đổi và hỗ trợ việc định giá bán thích hợp trong các hoàn cảnh khác nhau. - Với cách phân loại chi phí như vậy, khách sạn có thể tính toán điểm hòa vốn cho từng dịch vụ của mình dựa trên doanh thu chung của toàn Khách sạn. Tóm lại, với cách phân loại chi phí như trên, ngoài việc xác định điểm hòa vốn khách sạn còn có thể xác định được vùng doanh thu an toàn, hay chính là vị trí của khách sạn trên thị trường, từ đó có những chính sách quản lý chi phí phù hợp, đặt ra mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận cũng như các quyết định kinh doanh thích hợp cho doanh thu và lợi nhuận. 3.5. Phân bổ chi phí chung Do các chi phí gián tiếp (như: điện, nước, điện thoại) được tập hợp chung cho tất cả các bộ phận của khách sạn mà không tiến hành phân bổ trong khi các bộ phận có nhu cầu khác biệt nhau. Vì vậy, Khách sạn nên áp dụng phương pháp phân bổ chi phí đối với các chi phí phát sinh chung toàn Khách sạn Hương Giang. Để làm được điều này nhà quản lý cần chỉ đạo hỗ trợ hệ thống thiết bị theo dõi tách rời các chi phí cho từng bộ phận hoặc phân tích lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. 3.6. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán trong KTQT doanh thu và KQKD Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng hệ thống sổ kế toán phục vụ KTQT chi phí chưa được kết hợp với việc nhận dạng chi phí biến đổi hay chi phí cố định hay chi phí hỗn hợp. Vì thế khách sạn cần theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, yếu tố chi phí kết hợp với việc nhận dạng chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp. Nguyên tắc chung ghi sổ chi tiết chi phí là: những chi phí trực tiếp khi phát sinh sẽ được phản ánh trực tiếp vào sổ kế toán chi tiết tương ứng, những chi phí chung khi phát sinh được tập hợp chung, định kỳ phân bổ chi phí này cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Đối với sổ kế toán phục vụ KTQT doanh thu, khách sạn cần thiết kế mẫu sổ chi tiết doanh thu đối với từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ như: Doanh thu phòng chi tiết Đạ i h ọc K in tế H uế 94 riêng thành giường đơn, giường đôi, Doanh thu đồ uống có thể chi tiết riêng thành đồ uống tự chế biến, đồ uống mua sẵn, Đối với sổ kế toán phục vụ KTQT kết quả kinh doanh, khách sạn có thể thiết kế mẫu sổ chi tiết theo từng hàng hóa, dịch vụnhằm giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình kết quả kinh doanh của từng hàng hóa, dịch vụ để từ đó họ có thể đề ra những phương án điều chỉnh kết quả hợp lý hơn. 3.7. Hoàn thiện công tác KTQT doanh thu, chi phí và KQKD Do việc tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại khách sạn không được xác định theo từng bộ phận, vì vậy Khách sạn nên tiến hành xác định kết quả kinh doanh chi tiết cho từng bộ phận riêng biệt như: nhà hàng Cung Đình, nhà hàng Hoa Mai, bộ phận lưu trú để góp phần tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của từng bộ phận. 3.8. Hoàn thiện công tác định giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Hạn chế của phương pháp định giá bán thông thường đối với dịch vụ phòng là nó chưa phân biệt được hạng phòng, loại phòng của khách sạn. Vì vậy khách sạn cần thay đổi phương pháp định giá cho dịch vụ phòng để nó vừa khoa học, vừa giúp phân biệt được hạng phòng và loại phòng; đảm bảo bù đắp được chi phí và có lợi nhuận cho khách sạn. Cụ thể, khách sạn có thể áp dụng phương pháp tương quan để tính giá thành cho một đêm ngủ mỗi loại phòng như sau: Loại phòng Số đêm ngủ thực hiện Hệ số tương quan Số đêm ngủ theo hệ số Tổng chi phí Theo loại phòng Cho một đêm I II III Trong đó: số đêm ngủ thực hiên xác định theo phương pháp thống kê tức là: Số đêm ngủ kế hoạch = thống kê kỳ trước + dự kiến kỳ này. Đạ i h ọc K inh tế H uế 95 Hệ số tương quan loại phòng i = Số đêm nghỉ theo hệ số = Tổng chi phí loại phòng i = Chi phí cho một đêm cho các loại phòng i = Đây là phương pháp khoa học nhưng khá phức tạp, nó bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuân cho khách sạn. Bên cạnh phải hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị doanh thu, kết quả kinh doanh, khách sạn cần phải nổ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua việc đánh giá cảm nhận của khách hàng về dịch vụ. Do chất lượng sản phẩm dịch vụ khách hàng cảm nhận hoàn toàn khác so với chất lượng sản phẩm dịch vụ khách sạn cảm nhận được. Chất lượng mà khách hàng cảm nhận được là sự thỏa mãn của khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm đó, mà sự thỏa mãn bị chi phối bởi chất lượng thực sự của sản phẩm và giá cả sản phẩm. Vì vậy, đối với từng đối tượng khách hàng, dịch vụ khác nhau mà việc định giá phải linh động theo. Chi phí đầu tư một phòng loại i Tổng chi phí đầu tư các loại phòng i Số đêm nghỉ kế hoạch loại phòng i Hệ số tương quan loại phòng i + Tổng chi phí các loại phòng Số đêm nghỉ kế hoạch loại phòng i Tổng đêm nghỉ theo nghỉ hệ số các loại phòng X Tổng số loại phòng i Số đêm nghỉ kế hoạch loại phòng i Đạ i h ọc K inh tế H uế 96 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong cơ chế thị trường hiện nay, nhu cầu thông tin giữa doanh nghiệp với Nhà nước, với các tổ chức, các doanh nghiệp khác, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, các trung tâm tài chính, khách hàng, người lao động, rất lớn, đòi hỏi doanh nghiệp không những phải cung cấp thông tin tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh mà còn phải cung cấp thông tin về chi phí, giá thành, doanh thu và kết quả để nhà quản trị doanh nghiệp cập nhật, xử lý và ra quyết định kịp thời cho hoạt động hàng ngày cũng như các chiến lược. Kế toán quản trị là một trong những công cụ quan trọng để phục vụ mục đích trên. Khách sạn Hương Giang Resort & Spa đã vận dụng được kế toán quản trị vào việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh như: khách sạn đã tạo được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận, phòng ban để công tác quản trị theo sát thực tiễn hoạt động; hệ thống chứng từ, sổ sách được thiết kế khoa học và thích hợp đáp ứng khá đầy đủ các nhu cầu thông tin phục vụ quản trị. Tuy nhiên công tác KTQT doanh thu và KQKD tại Khách sạn vẫn còn khá bỡ ngỡ, chưa có cơ sở vững chắc và chưa thực sự hiệu quả. Nhận thức được đầy đủ vai trò, bản chất và nội dung của kế toán quản trị, đặc biệt công tác kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách giúp cho nhà quản lý Khách sạn có thể điều hành hoạt động kinh doanh của khách sạn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kế toán quản trị doanh thu và KQKD, mặc dù gặp những hạn chế về thời gian và kiến thức nhưng đề tài cũng đạt được 3 mục tiêu đề ra ban đầu: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT, tổ chức KTQT và đặc biệt là tổ chức KTQT doanh thu và KQKD trong các doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng tổ chức KTQT doanh thu và KQKD tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa. Đánh giá, nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức KTQT doanh thu và KQKD tại khách sạn. Đạ i h ọc K inh tế H uế 97 - Xác định được nội dung hoàn thiện tổ chức KTQT doanh thu và KQKD tại Khách sạn Hương Giang. Với những mục tiêu đề ra ban đầu, tôi đã thực hiện được một cách khái quát lịch sử hình thành của khách sạn, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán cũng như tình hình hoạt động của khách sạn. Tình hình hoạt động đó có thể thấy được sự chuyển biến của khách sạn qua từng năm, thấy được sự cố gắng của ban lãnh đạo và toàn cán bộ trong khách sạn. Trong thời gian đó, tôi đã có cơ hội tìm hiểu công tác kế toán quản trị nói chung và công tác tổ chức kế toán quản trị doanh thu và KQKD nói riêng. Đây là điều kiện tốt để tôi vận dụng lý thuyết và cơ sở lý luận mà tôi học được trên ghế nhà trường. Sự liên hệ giữa thực tế và lý luận đã giúp tôi có những kiến thức bổ ích, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn, hoàn thiện năng lực và kỹ năng của bản thân, có những hình dung cơ bản về nghề nghiệp của mình trong tương lai. 2. Kiến nghị Ở góc độ của Khách sạn Hương Giang, tôi có một số kiến nghị như sau: - Cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý cho nhà quản trị của khách sạn để tăng cường khả năng cạnh tranh cho khách sạn. - Tổ chức sắp xếp lại bộ máy kế toán trong khách sạn, xây dựng hệ thống kế toán quản trị phù hợp với yêu cầu, trình độ trang bị, trình độ quản lý cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán của khách sạn. - Cần xây dựng được hệ thống chỉ tiêu thông tin trong nội bộ khách sạn. - Cần xây dựng được một hệ thống định mức kinh tế - kỷ luật tiên tiến để vận dụng trong khách sạn nhằm cung cấp một nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho công tác KTQT trong việc dự toán và kiểm soát chi phí. - Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức KTQT cho cán bộ quản lý, nhân viên kế toán trong doanh nghiệp. - Cần tăng cường sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật vào công tác KTQT khách sạn. Đạ i h ọc K inh tế H uế 98 Bên cạnh đó, ở góc độ quản lý vĩ mô, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tài chính, đồng thời hoàn thiện chế độ kế toán sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường Việt Nam, vừa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế. Hội Kế toán Việt Nam với vai trò là một tổ chức nghề nghiệp nên tạo điều kiện hỗ trợ khách sạn trong việc thực hiện KTQT. Đồng thời, nội dung chương trình giảng dạy về KTQT doanh thu và KQKD cần có sự thống nhất giữa các tổ chức đào tạo nhằm cung cấp kiến thức một cách có hệ thống cho học viên. 3. Hướng phát triển của đề tài Nhìn nhận được sự quan trọng của đề tài phục vụ cho sự quản lý thông tin hiệu quả của khách sạn, hy vọng sau này những khóa sau sẽ tìm hiểu kỹ càng, sâu sắc hơn những nội dung đã được phân tích, làm rõ như trên hoặc có thể nhìn nhận ra những vấn đề mới mẻ mà bài khóa luận này chưa phát hiện. Để từ đó đưa ra những thông tin bổ ích cũng như những giải pháp phù hợp với điều kiện hiện tại nhằm giúp tình hình kinh doanh, quản lý của khách sạn được cải thiện và hữu hiệu. Đạ i h ọc K inh tế H uế 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Dược (2005), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. 2. Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức (2005), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 3. Th.S Đinh Xuân Dũng (2007), Tài liệu giảng dạy kế toán quản trị, NXB Hà Nội. 4. TS Phan Đức Dũng (2007), Kế toán đại cương, NXB Tài chính, Hà Nội. 5. NGƯT Phan Đình Ngân (2006), Kế toán tài chính, Đại học kinh tế Huế. 6. PGS.TS. Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp, Học viện Tài chính. 7. Phạm Văn Dược (1995), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội. 8. Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt nam, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội. 9. Chuẩn mực kế toán số 14: Doanh thu và thu nhập khác. 10. Thông tư 200/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” 11. Thông tư 53/2006/TT-BTC “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp” 12. Tham khảo trên những trang web: Đạ i h ọc K inh tế H uế 100 PHỤ LỤC Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoang_thi_le_hieu_8316.pdf
Luận văn liên quan