Đề tài Hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHTMCP Việt Nam Thinh Vượng – Chi nhánh Thăng Long

Định hướng cho vay trung và dài hạn của VPBank Thăng Long là hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, VPBank triển khai sản phẩm cho vay trung và dài hạn đầu tư tài sản cố định, dự án kinh doanh, các dự án đầu tư trong và ngoài nước. - Đặc điểm + Phục vụ nhu cầu vốn trung dài hạn cho các dự án đầu tư mới + Mở rộng kinh doanh dựa trên các đòn bẩy tài chính, vượt qua thiếu vốn trung dài hạn, tỷ lệ tài trợ có thể lên đến 100 % chi phí dự án + Lãi suất cạnh tranh + Tài sản đảm bảo linh động, chấp nhận tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay + Miễn phí tư vấn tài chính + Cho vay linh động và kế hoạch trả vay được xây dựng phù hợp cho từng doanh nghiệp. + Phương thức cho vay: tài trợ trung dài hạn theo dự án hoặc phương án kinh doanh + Loại tiền vay: VND hoặc ngoại tệ (theo quy định của NHNN) + Thời gian vay: Căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư/phương án kinh doanh

doc52 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3935 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHTMCP Việt Nam Thinh Vượng – Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định kết quả kinh doanh của ngân hàng trong hoạt động trung và dài hạn. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hiệu quả cho vay của ngân hàng tốt. 1.3.1.5 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập cho vay trung và dài hạn (H5) H5 = Chi phí của hd cho vay trung và dài hạn Tổng thu nhập từ hd cho vay trung và dài hạn Chỉ tiêu này xem xét khả năng bù đắp chi phí của đồng thu nhập từ hoạt động cho vay trung và dài hạn. 1.3.1.6 Hiệu suất sử dụng vốn (H6) H6 = Dư nợ cho vay trung và dài hạn Nguồn vốn huy động trung và dài hạn Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì tốc độ vòng quay của vốn càng nhanh không bị tồn đọng vốn. 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay trung và dài hạn của NH 1.3.2.1. Các nhân tố về phía khách hàng - Tiềm lực tài chính của khách hàng: Thể hiện qua các chỉ tiêu như vốn tự có, hệ số nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi hàng năm... có tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp vay vốn sẽ dễ dàng hơn trong việc thoả thuận với ngân hàng về các khoản vay và dịch vụ tài chính khác cũng như uy tín của doanh nghiệp trong việc trả nợ ngân hàng - Triển vọng kinh doanh: Thông thường khi doanh nghiệp đưa vốn của ngân hàng vào kinh doanh, một doanh nghiệp đang trong tình trạng thị phần của mình bị thu hẹp, nhà cung cấp không ổn định, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì tất nhiên khả năng hoàn trả vốn tín dụng cho ngân hàng sẽ không được đảm bảo. Ngược lại một triển vọng kinh doanh sáng sủa đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ mạnh dạn trong việc tài trợ cho doanh nghiệp các nhu cầu về vốn do ngân hàng có thể xác định được các khoản tín dụng cấp cho khách hàng là có chất lượng hay không. - Mức độ bảo đảm tín dụng: Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại luôn đề cập đến vấn đề tài sản đảm bảo cho khoản vay đặc biệt là đối với các khoản tín dụng trung dài hạn. Xét về cầm cố thế chấp: ngân hàng sẽ cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên số tài sản cầm cố thế chấp. Loại trừ sự vi phạm đạo đức kinh doanh, nếu doanh nghiệp có đủ tài sản để thế đảm bảo cho các khoản vay thì khoản cho vay này có thể được xem là ít rủi ro, từ đó chất lượng khoản cho vay này cũng được cải thiện. Xét về bảo lãnh: Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác của mình có thể nhận được sự bảo lãnh để vay vốn ngân hàng. Nếu bên bảo lãnh thường xuyên đảm bảo được năng lực tài chính và năng lực pháp lý tham gia vào hoạt động kinh doanh thì chất lượng cho vay có thể được đảm bảo. - Đạo đức kinh doanh: nếu khách hàng trung thực sử dụng vốn vay đúng mục đích thì rủi ro xảy ra đối với ngân hàng sẽ ít đi do để dẫn tới quyết định cung cấp vốn trung dài hạn cho khách hàng ngân hàng đã có một quá trình xét duyệt hồ sơ xin vay và nếu như quá trình này thực hiện một cách chính xác thì khi vốn sử dụng đúng mục đích như hồ sơ xin vay, sẽ xảy ra ít rủi ro hơn. Trong thời gian qua một tỷ lệ rủi ro tín dụng tương đối cao xuất phát từ nguyên nhân sử dụng vốn sai mục đích. Đặc biệt là có một số doanh nghiệp tư nhân làm ăn theo kiều lừa đảo khiến cho các ngân hàng không dám cho vay nhiều đối với thành phần kinh tế này. - Năng lực quản lý và trình độ của doanh nghiệp vay vốn: Xem xét triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp cần xuất phát từ yếu tố con người. Thiếu năng động trong kinh doanh, không kịp thay đổi chiến lược khi môi trường kinh doanh thay đổi, đội ngũ nhân viên không có trình độ, thiếu kỷ luật... sẽ làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, chất lượng khoản vay không được đảm bảo. 1.3.2.2. Các nhân tố về phía ngân hàng. - Chính sách tín dụng: Với chính sách tín dụng do ngân hàng nhà nước ban hành và các ngân hàng thương mại dựa vào đó để đề ra các chính sách cho phù hợp với ngân hàng của mình. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng là văn bản thể hiện chiến lược và đường lối của ngân hàng thương mại trong việc thực thi các giao dịch cho vay đơn lẻ cũng như chiến lược cho vay trong từng thời kỳ. Trong đó có quy trình về một nghiệp vụ cho vay chuẩn để quy định trình tự các bước tiến hành trong quá trình xét duyệt cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo các khoản vay để tạo ra các khoản vay chất lượng tốt. - Chất lượng nhân sự: Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của công việc. Nghiệp vụ hoạt động ngân hàng càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao hơn. Để thực hiện tốt hoạt động tín dụng trung dài hạn thì cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định dự án. Nhưng nếu trình độ hạn chế do không được đào tạo chính quy, chuyên sâu hoặc thiếu kinh nghiệm nên không đánh giá được tính khả thi của dự án, không phân tích chính xác báo cáo tài chính, khả năng quản lý của khách hàng... nên thường không có quyết định chính xác về việc cho vay dự án. Bên cạnh đó, đặc biệt cán bọ ngân hàng cần phải có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Một công việc có liên quan đến tiền bạc, phải là người có lòng trung thực, có lương tâm và đạo đức tốt, ý chí cao thì cán bộ tín dụng mới tránh khỏi những cám dỗ của đồng tiền. Trên thực tế đã có không ít những món vay không đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng vẫn được cán bộ tín dụng cho phép, tất nhiên sau đó họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng tổn thất họ gây ra ngân hàng và nền kinh tế vẫn không tránh khỏi. - Công tác thẩm định dự án Thẩm định dự án đầu tư là việc xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Mục đích của việc thẩm định dự án là giúp cho ngân hàng rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi của dự án, bao gồm hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ ngân hàng từ đó ngân hàng có thể ra các quyết định cho vay hoặc từ chối. Cũng từ quá trình thẩm định , ngân hàng có thể tham gia tư vấn, góp ý cho chủ đầu tư đồng thời căn cứ vào đó để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay cũng như hình thức trả gốc và lãi tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động có hiệu quả. Nếu việc thẩm định không được thực hiện đúng với trình tự, nội dung không đầy đủ, chính xác thì khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên, nếu quá trình thẩm định diễn ra quá thận trọng, tốn nhiều gian, quá trình cho vay có nhiều thủ tục rườm rà thì ngân hàng sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư, làm giảm tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tất nhiên chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ giảm sút. - Công tác tổ chức của ngân hàng Công tác tổ chức không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu chỉ xét riêng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, thì việc tổ chức thiếu khoa học sẽ tạo sự chồng chéo trong việc phối hợp công việc giữa các bộ phận trong ngân hàng, ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với một món vay. Tổ chức thiếu khoa học cũng có thể tạo ra sự thiếu chặt chẽ giữa các khâu, tính ỷ lại, thiếu trách nhiệm của các cán bộ tín dụng đối với công việc. Vì vậy, công tác tổ chức trong ngân hàng phải được hết sức coi trọng. Tổ chức phải đảm bảo đúng người đúng việc, phát huy được khả năng của cán bộ, tạo ra sự nhịp nhàng giữa các khâu. nếu được tổ chức một cách hợp lý, ngân hàng sẽ rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn hạn chế tối đa sự thiếu chính xác trong quá trình thẩm định, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa phục vụ khách hàng tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. - Thông tin tín dụng Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng, những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay hay không đồng thời cũng thuận tiện cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay... Thông tin tín dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất. 1.3.2.3. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế Các điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong đó có tín dụng trung dài hạn. Chẳng hạn trong một nền kinh tế phát triển quá nóng, Chính phủ để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế đầu tư. Định hướng này của chính phủ sẽ tác động đến hệ thông ngân hàng thông qua chính sách tiền tệ. Các ngân hàng sẽ phải thắt chặt chính sách tín dụng, các khoản tài trợ cho nền kinh tế sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định đầu tư thay cho các quyết định nhanh chóng trước kia, từ đó khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng sẽ ít hơn. Hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho một nền kinh tế đang phát triển, đòi hỏi bản thân ngân hàng cũng phải đổi mới cho phù hợp với tình hình mới. Sự đổi mới này diễn ra ở tất cả các khâu bao gồm công tác tổ chức, trang thiết bị, trình độ nhân sự... chất lượng tín dụng do đó cũng được nâng lên. - Môi trường chính trị - xã hội Môi trường chính trị xã hội ổn định là một điều kiện vô cùng quan trọng trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư dài hạn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh. Một môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ là cơ sở rất tốt cho hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng, vì chỉ khi có nhu cầu đầu tư dài hạn trong nền kinh tế mới xuất hiện nhu cầu vay vốn trung dài hạn ngân hàng. Hơn nữa sự mất ổn định về chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp này đang vay vốn ngân hàng thì rõ ràng việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. - Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý không chặt chẽ hoặc thiếu chặt chẽ hay thay đổi cũng gây ra ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Môi trường pháp lý ở Việt Nam ta là một vấn đề nổi cộm. Ngay trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay không có một cơ quan nào chứng thực về tài sản và quản lý quá trình chuyển dịch sở hữu tài sản thế chấp để khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chưa có sơ sở pháp lý để phát mại; việc thế chấp đất của thành phần kinh tế quốc doanh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng phần lớn là đi thuê của nhà nước; các chính sách thay đổi trong quá trình chuyển đổi cơ chế như việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước không đồng bộ với việc giải quyết các khoản nợ ngân hàng cũng như làm cho hoạt động thu hồi vốn kinh doanh của các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng; các chính sách thường hay thay đổi là một bất lợi lớn vì các doanh nghiệp không dự đoán được cơ hội kinh doanh nên không thực hiện được các dự án, hoặc việc thực hiện các dự án không diễn ra theo đúng kế hoạch ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ của ngân hàng. Bên cạnh các yếu tố trên còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng chẳng hạn môi trường tự nhiên: thiên tai làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ thậm chí phá sản dẫn tới không trả nợ được cho ngân hàng. Tuy nhiên đây là một yếu tố bất khả kháng, trong trường hợp này các ngân hàng vẫn có thể tiếp tục tài trợ cho khách hàng để tiếp tục kinh doanh từ đó có thể thu hồi được cả nợ cũ lẫn nợ mới. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VP BANK - CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VP BANK - CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam thịnh vượng tiền thân là Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do UBND Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. - Tên tổ chức: Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VPbank - Tên giao dịch quốc tế :Vietnam Prosperity Bank - Trụ sở chính: 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Điện thoại: 043.9288880 / Fax: 043.9288867 - Website: - Email: customercare@vpb.com.vn - Loại hình đơn vị: Cổ phần Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau hơn 20 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 4.000 cán bộ nhân viên.Trong đó có 62 điểm giao dịch tại Hà Nội cùng hệ thống các cây ATM trên khắp địa bạn các phường(xã). Ngày 21/10/2005, VPBank chính thức khai trương điểm giao dịch thứ 28 vủa VPBank - Chi nhánh Thăng Long, đặt tại tòa nhà M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nôi. VPBank Chi nhánh Thăng Long( gọi tắt là VPBank Thăng Long) là chi nhánh đầu tiên tại địa bàn Hà Nội được khai trương với hệ thống nhận diện thương hiệu ứng dụng một cách hoàn chỉnh hình ảnh biểu tượng mới của VPBank. VPBank Thăng Long thành lập ngày 12/08/2005/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị VPBank. Chi nhánh VPBank Thăng Long là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng VPBank. 2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng * Cơ cấu tổ chức của VPBank chi nhánh Thăng Long * Chức năng nhiệm vụ các phòng a. Giám đốc - Giám đốc chi nhánh: Bà Nguyễn Thị Phương - Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, phân chia công việc phù hợp vơi chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện nội dung hoạt động cấp trên đã giao đồng thợi tiếp nhận ý kiến phản hồi từ cấp dưới.Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật ….các cán bộ nhân viên trong đơn vị. b. Phó giám đốc - Phó giám đốc chi nhánh VPBank Thăng Long: Phạm Ngọc Anh - Phó giám đốc có trách nhiệm thay mặt giám đốc giám sát và điều hành các hoạt động vảu đơn vị được ủy nhiệm khi Giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cũng như góp phần tham gia với giám đốc việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động của chi nhánh. c. Phòng dịch vụ khách hàng. - Trưởng phòng dịch vụ khách hàng: Bà Vũ Thị Bích Thủy - Chức năng: Chào đón, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Thực hiện mở, quản lý các loại tài khoản KH (tiền gửi, tiết kiệm, tiền vay…) và thay đổi, bổ sung các thông tin về các tài khoản NH. Thực hiện các yêu cầu, các lệnh liên quan đến tiền các loại tiền của khách hàng d. Phòng phục vụ khách hàng cá nhân: - Trưởng phòng: Trần Hoàng Anh - Hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ KHCN thống nhất trong toàn chi nhánh; - Lập kế hoạch cho vay, thu nợ tín dụng cá nhân của toàn chi nhánh; - Thực hiện nghiệp vụ phân tích món vay; - Thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân; - Thực hiện giám sát, kiểm tra tín dụng cá nhân của Chi nhánh cấp dưới và Phòng Giao dịch trực thuộc; - Chỉ đạo, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ qua hạn đối với các khoản vay cá nhân trong toàn Chi nhánh; - Đề xuất điều chỉnh các quy định vè hoạt động tín dụng cỏc nhõn cho phù hợp với thực tế trên địa bàn của Chi nhánh như: lãi suất, đối tượng vay, điều kiện vay, phương thức thanh toán nợ vay… - Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bảo lãnh, thường xuyên và định kỳ hàng tháng đối chiếu với số liệu kế toán và với số liệu của KH. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động cho vay cá nhân của Chi nhánh và Phòng Giao dịch trực thuộc theo tháng, quý, 6 tháng và năm. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay cá nhân theo đúng quy định và hướng dẫn của NHNN và của VPBank. - Lưu trữ các chứng từ,tài liệu, giấy tờ liên quan đến nhân thân KH; Lưu trữ các HĐTD, HĐ TCCC tài sản và các chứng từ liên quan khác. e. Phòng Phục vụ khách hàng doanh nghiệp -Trưởng phòng: Phạm Ngọc Anh - Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu KH, đế xuất chính sách tiếp thị KH theo từng đối tượng; Lập kế hoạch tiếp thị và kế hoạch cho vay/ bảo lãnh hàng năm và thực hiện kế hoạch đã được duyệt; Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo sản phẩm và dịch vụ KHDN. - Liên hệ với các Hiệp hội, các tổ chức ngành nghề kinh doanh để xúc tiến công tác tiếp thị của VPBank. - Tiếp xúc, hướng dẫn KH, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm, dịch vụ phục vụ yêu cầu của KH; Kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của KH; - Thu thập thông tin về KH, thường xuyên theo dõi hoạt động của KH, theo dõi sự biến chuyển ngành nghề của KH, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tốt và / hoặc không bình thường của KH; - Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh (trong và ngoài nước) thanh toán, mua bán ngoại tệ của KH. Thẩm định và có ý kiến đề xuất cấp trên có cơ sở xem xét giải quyết; Tập hợp hồ sơ, tài liệu, lập tờ trình thẩm định KH về món vay và bảo lãnh (trong và ngoài nước); Thuyết trình về tờ trình thẩm định KH trước Ban Tín dụng/ Hội đồng Tín dụng. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của KH sau khi VPBank đã cho vay, bảo lãnh. - Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại KH và cỏc mún vay, bảo lãnh; Đề xuất gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; Đề xuất điều chỉnh lãi, miễn lãi, giảm lãi tiền vay cho KH; Đề xuất giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố. - Đề xuất chuyển món vay sang nợ quá hạn; Chuyển hồ sơ KH có vấn đề hoặc khoản vay khú đũi sang Phòng Thu hồi nợ để xử lý theo pháp luật - Phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động cho vay/ bảo lãnh toàn chi nhánh theo định kỳ; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê tín dụng theo quy định NHNN và của VPBank; - Lưu trữ các chứng từ, tài liệu, giấy tờ liên quan đến nhân thân khách hàng, đến tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của khách hàng; Lưu trữ các HĐTD, HĐTCCC tài sản và các chứng từ liên quan. 2.1.3. Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng VPBank Thăng long. a. Hoạt động huy động vốn Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn tại VP bank – chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tổng nguồn vốn huy động (tr.đ) 719.140 100 1.160.139 100 1.960.634 100 Dưới 12 tháng (tr.đ) 522.760 72 758.700 66 1.180.950 60 Trên 12 tháng (tr.đ) 196.380 28 401.439 34 779.684 40 2. Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) +61.3% +69% (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần VP bank – Chi nhánh Thăng Long – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011-2013). Là 1 ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, Chi nhánh luôn chú trọng cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng, thực hiện chính sách Marketing hiệu quả, áp dụng cơ cấu lãi suất hấp dẫn, Chi nhánh đã thu hút được sự quan tâm đông đảo dân cư và các tổ chức kinh tế. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Tại thời điểm ngày 31/12/2011 tổng nguồn vốn huy động là 719.140 triệu đồng thì đến 31/12/2012 đã đạt được 1.160.139 triệu đồng, tăng 61,3% so với năm 2011. Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động vẫn tiếp tục tăng lên đến 1.960.634, tăng 69% so với năm 2012. b. Tình hình sử dụng vốn Với phương châm an toàn và hiệu quả cho các hoạt động sử dụng vốn, CNTL tập trung tiếp thị để mở rộng cho vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chi nhánh đó tận dụng những ưu thế nhất định như quy trình cho vay đơn giản, cho vay với số lượng vốn linh hoạt, lực lượng nhân viên tận tình chuyên nghiệp phục vụ khách hàng, doanh số dư nợ của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2012 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1.412.621 triệu đồng, tăng 552.702 triệu đồng (tương ứng 64,2%) so với năm 2011. Năm 2013, mặc dự kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, song tổng dư nợ vẫn tăng lên một cách đáng kể, lên đến 1.768.727 triệu đồng. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì ở mức an toàn. Chi nhánh cũng đang mở rộng cho vay tới các ngành kinh tế khác nhau làm tăng thêm uy tín của Chi nhánh cũng như uy tín của VP bank trên thị trường các ngành kinh tế. c. Các hoạt động khác Bên cạnh việc phát triển các hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh cũng chú trọng đến hoạt động thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, lượng giao dịch thanh toán quốc tế của Chi nhánh đó tăng lên rất nhanh cả về doanh số lẫn phạm vi hoạt động. Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, hoạt động kiều hối, dịch vụ bảo lãnh cũng phát triển và có hiệu quả, làm tăng thêm lợi nhuận cho chi nhánh. d. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013 Qua bảng 3 ta thấy ngân hàng TMCP VP bank – CNTL đó hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn nhiều so với năm trước. Năm 2012 tổng lợi nhuận thu được là 112.221 triệu đồng, tăng 100.406 triệu đồng. Năm 2013 tổng lợi nhuận hoạt động thu được 130.110 triệu đồng, tăng 17.889 triệu đồng so với năm 2012. Có sự tăng này phải kể đến sự tăng mạnh trong cơ cấu lãi từ tiền gửi và cho vay. Tổng thu nhập từ lãi tiền gửi và cho vay năm 2011 mới đạt 25.270 triệu đồng thì đến năm 2012 đạt 131.316 triệu đồng, chiếm 71,1% trong tổng thu nhập năm 2007. Chi phí lãi vay có tăng nhưng tốc độ tăng vẫn nhỏ hơn thu nhập từ cho vay. Điều này hoàn toàn phù hợp và cũng là một dấu hiệu tốt trong hoạt động của Chi nhánh. Bảng 02: Cơ cấu tổng dư nợ của VPBank Thăng Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Tổng dư nợ 859.919 1.412.621 1.768.727 +552.702 64,2 +356.106 25,2 1. Theo thời hạn - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung và dài hạn 565.635 294.284 1.110.320 302.301 1.414.532 354.195 +544.685 +8.017 96,3 2,73 +234.212 +51.894 21,1 17,1 2. Theo loại hình DN - Công ty TNHH,công ty cổ phần - DN có vốn đầu tư nước ngoài - Cá nhân 625.960 35.785 198.174 985.240 48.320 379.061 1.135.200 180.840 552.687 +359.280 +12.535 +180.887 57,4 35 91,3 +149.960 +32.520 +173.626 15,2 67,3 45,8 3. Theo ngành kinh tế - Thương mại - Sản xuất và chế biến - Xây dựng - GTVT và liên lạc - Các ngành khác 610.500 39.410 95.600 82.300 32.109 957.709 62.115 165.820 133.857 93.120 1.087.647 102.380 220.480 95.650 162.570 +347.209 +22.705 +70.220 +51.557 +61.011 56,8 57,6 73,4 62,6 190 +129.938 +40.265 +54.660 +61.793 +69.450 13,6 64,8 32,9 46,1 74,6 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần VP bank – Chi nhánh Thăng Long – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011-2013). Bảng 03: Kết quả tài chính của ngân hàng VP bank - Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng doanh thu hoạt động KD 48.520 184.563 226.450 - Thu từ lãi tiền gửi và cho vay 25.270 131.316 163.721 - Thu từ các khoản phí và dịch vụ 8.136 19.367 25.061 - Thu thuần từ hoạt động KD ngoại tệ 3.672 8.891 10.968 - Lãi thuần từ đầu tư chứng khoán 9.856 19.929 21.896 - Thu nhập cổ tức 425 2102 3.536 - Thu từ cho thuê nhà 1.151 1.958 1.268 2. Tổng chi phí hoạt động KD 36.695 72.342 96.340 - Chi trả lãi vay và huy động vốn 15.529 28.967 32.673 - Chi trả phí và dịch vụ 791 1.281 4.102 - Chi phí nhân viên 8.643 14.873 16.939 - Chi phí khấu hao 1.021 6.779 8.915 - Trích dự phòng rủi ro 3.964 9.262 13.218 - Chi phí hoạt động khác 6.747 13.180 20.493 3. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 11.815 112.221 130.110 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần VP bank – Chi nhánh Thăng Long – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011-2013). 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VP BANK - CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.2.1. Các quy định về cho vay trung dài hạn của Chi nhánh - Ngân hàng VPBank Thăng Long chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, có khả năng hoàn trả nợ vay và tự chịu trách nhiệm về các quyết định cho vay của mình - Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi các khách hàng thoả mãn: Các pháp nhân phải có trách nhiệm dân sự: Các cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Các khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương nơi vay vốn (không bắt buộc với các cá nhân, hộ gia đình hoặc trường hợp cho vay hợp vốn mà ngân hàng ngoại thương không phải là đầu mối) Có khả năng tài chính trong thời hạn cam kết, tức là tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, các báo cáo tài chính theo định kỳ phải phù hợp với quy định của pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp theo đúng hợp đồng ký khi tiến hành vay vốn của ngân hàng. Có dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả; tức là dự án đó mang lại lợi ích cho số đông và có khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN và ngân hàng VPBank. - Thời hạn cho vay được xác định là: Đối với cho vay trung hạn từ trên 12 tháng cho đến 60 tháng (5 năm), nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân. Đối với cho vay dài hạn từ trên 60 tháng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không vượt quá 15 năm đối với cho vay các dự án phục vụ đời sống. - Mức lãi suất cho vay do ngân hàng VPBank Thăng Long và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng và phù hợp với biểu lãi suất công bố của ngân hàng do Tổng giám đốc ngân hàng ngoại thương quy định trong từng thời kỳ. - Đối tượng cho vay trung và dài hạn: Cho vay để thanh toán tiền nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ... Cho vay bắt buộc thanh toán nợ nước ngoài do ngân hàng VPBank Thăng Long bảo lãnh và cho vay với các đối tượng không trái với quy định về quản lý của Nhà nước và được Thống đốc NHNN chấp nhận - Mức cho vay: được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng luật và tuỳ thuộc vào vốn tự có của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng Việt Nam thinh vượng. Mức phán quyết cho vay tối đa do Tổng giám đốc ngân hàng VPBank quy định. Thông thường là: Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của dự án – Vốn tự có của các bên tham gia – Nguồn vốn huy động khác (trong đó có vay của các tổ chức tín dụng khác). Tổng nhu cầu vốn bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động Việc phát tiền vay, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện theo quy định của hợp đồng trong thời hạn rút vốn. - Trả gốc và lãi: Do ngân hàng và khách hàng thoả thuận có thể trả nợ gốc và lãi theo một kỳ hạn hoặc nhiều kỳ hạn. Khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, khách hàng phải chủ động chuyển tiền trả nợ. Nợ chưa có khả năng trả nợ đúng hạn thì khách hàng phải gia hạn nợ nếu không ngân hàng sẽ tự động trích tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ gốc và lãi. Nếu số dư trong tài khoản không đủ thu nợ thì số nợ này có thể chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn. - Phương thức cho vay: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, thì ngân hàng áp dụng hình thức cho vay từng lần. Trong thời hạn rút vốn của hợp đồng khách hàng có thể rút vốn nhiều lần hoặc một lần nhưng tổng số tiền rút ra không vượt quá số tiền vay. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng phải nhận giấy tờ nhận nợ theo mẫu quy định của ngân hàng ngoại thương cùng các giấy tờ cần thiết khác. Trường hợp cho vay ngoại tệ mở LC thanh toán hàng nhập khẩu, khách hàng làm thủ tục ký nhận trên giấy nhận khi mở LC; ngân hàng ghi nợ khách hàng từ ngày chính thức thanh toán cho ngân hàng nước ngoài hoặc từ ngày ngân hàng nước ngoài ghi nợ ngân hàng ngoại thương. Ngân hàng ngoại thương có thể cho vay theo hạn mức khi giữa ngân hàng và khách hàng có một thoả thuận về một hạn mức cho vay trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng. Và các cán bộ ngân hàng luôn phải thực hiện kiểm tra đảm bảo nợ vay bằng phương pháp tính toán cân đối vật tư đảm bảo nợ vay. Cho vay theo dự án đầu tư để phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng, kinh doanh, phục vụ và các sự án phục vụ đời sống. Đối với các dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất phải có vốn tự có tối thiểu tham dự dự án bằng 15% tổng mức vốn đầu tư. Đối với dự án mới khách hàng phải có tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tư . - Giới hạn cho vay: Tổng dư nợ cho vay với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng VPBank tại thời điểm xét cho vay, trừ trường hợp có chỉ thị của Chính phủ Ngoài ra còn một số các quy định khác như lập hồ sơ vay vốn, thẩm định và quyết định cho vay, gia hạn nợ... 2.2.2. Kết quả cho vay trung và dài hạn tại VPBank Thăng Long 2.2.2.1. Tình hình cho vay trung và dài hạn tại VPBank Thăng Long a. Xét trong cơ cấu cho vay theo thời hạn Bảng 04: Cơ cấu cho vay theo thời hạn tại VP bank Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Tổng doanh số cho vay 1.220.085 100 1.929.640 100 1.734.440 100 1. Ngắn hạn 802.970 66 1.516.690 79 1.503.000 87 2. Trung và dài hạn 417.115 34 412.950 21 231.440 13 II. Tổng doanh số thu nợ 1.021.071 100 1.376.938 100 1.378.334 100 1. Ngắn hạn 765.950 75 972.005 70 1.198.788 87 2. Trung và dài hạn 255.121 25 404.933 30 179.546 13 III. Tổng dư nợ 859.919 100 1.412.621 100 1.768.727 100 1. Ngắn hạn 565.635 66 1.110.320 79 1.414.532 80 2. Trung và dài hạn 294.284 34 302.301 21 354.195 20 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần VP bank – Chi nhánh Thăng Long – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011-20013). Qua bảng số liệu 04 ta thấy: Tổng doanh số cho vay trung và dài hạn giảm dần qua các năm nhưng vẫn giữ một mức độ ổn định trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012, 2013 kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế trong nước, nguồn vốn trên thị trường trở nên khan hiếm, nhằm đảm bảo tính thanh khoản Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế tín dụng: ngừng cho vay kinh doanh bất động sản, áp dụng hạn mức tín dụng, hạn chế các khoản vay của khách hàng mới… nên dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng chậm lại. Tổng doanh số thu nợ của năm 2011 đạt 1.021.071 triệu đồng trong đó thu nợ từ trung và dài hạn là 255.121 triệu đồng. Năm 2012 doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 404.933 triệu đồng, năm 2013 con số này đạt 231.440 triệu đồng. Tuy doanh số này có tăng nhưng tỷ trọng thu nợ vẫn chỉ tăng lên rất ít, thậm chí năm 2013 còn giảm. Điều này chứng tỏ việc thu hồi nợ của ngân hàng vẫn chưa có hiệu quả. Tổng dư nợ trung và dài hạn có tăng nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm. So với nguồn vốn huy động được thì chi nhánh chưa sử dụng hết nguồn vốn thu được từ trung và dài hạn, điều này cho thấy Chi nhánh cần làm tốt hơn công tác marketing, tạo mối quan hệ tốt với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân… b. Xét trong cơ cấu cho vay theo các thành phần kinh tế * Về doanh số cho vay Nhìn chung, tổng doanh số cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh có tốc độ tăng không cao so với tốc độ tăng trong tổng doanh số cho vay. Trong tổng số cho vay trung và dài hạn phân theo loại hình kinh tế thì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm. Trong đó phải kể đến cho vay các công ty TNHH và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chi nhánh đã xác định rõ mục tiêu của mình là không tập trung vào các tổng công ty lớn, chủ yếu tập trung vào các thị trường ngách như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, các cá nhân và hộ gia đình. * Về doanh số thu nợ Doanh số thu nợ từ cho vay trung và dài hạn năm 2012 là 404.933 triệu đồng, tăng 58,7% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số này giảm chỉ còn 179.546 triệu đồng, giảm 13% so với năm 2012. Nhưng nếu xét trong cơ cấu thu nợ thì doanh số thu nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và cá nhân hộ gia đình, đối tượng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy sự việc thu hồi vốn đối với các dự án đạt hiệu quả, đảm bảo được đúng nguyên tắc của hoạt động tín dụng là đúng mục đích và hoàn trả đúng thời hạn. Bảng 05: Dư nợ trung và dài hạn tại VPBank Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Tổng dư nợ 859.919 1.412.621 1.768.727 2. Tổng dư nợ trung và dài hạn 294.284 100 302.301 100 354.195 100 - Công ty TNHH 186.275 63,3 231.672 76,6 238.352 67,3 - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 29.629 10,1 48.379 16 66.759 18,8 - Cá nhân, hộ gia đình 78.380 26,6 22.250 7,4 49.084 13,9 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần VPBank – Chi nhánh Thăng Long – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011-2013) * Về dư nợ Theo bảng số liệu 05 thì nhìn chung tổng dư nợ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ. Trong đó phải kể đến các công ty TNHH và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ tăng dư nợ trung và dài hạn cũng ở mức tương đương như khu vực công ty TNHH. Điều này cũng không cú gỡ đỏng ngạc nhiên vì như phân tích ở trên thì cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất lớn, mà trong đó lại tập trung chủ yếu vào cho vay theo dự án ( thời hạn thu nợ dài, phụ thuộc vào nguồn lợi nhuận thu được hàng năm của mỗi dự án ). Vì vậy, dư nợ trung và dài hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này thường vẫn ở mức cao hơn so với các doanh nghiệp quốc doanh. 2.2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại VPBank-Chi nhánh Thăng Long a. Xét tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ Từ bảng số liệu 05 ta thấy tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Nhìn chung doanh số dư nợ năm sau luôn tăng lên, cao hơn so với năm trước, chứng tỏ Chi nhánh luôn chú trọng việc mở rộng cho vay khách hàng. Bảng 06: Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 +/- % +/- % 1. Tổng dư nợ (tr.đ) 859.919 1.412.621 1.768.727 +552.702 64,2 +356.106 25,2 2. Dư nợ trung và dài hạn (tr.đ) 294.284 302.301 354.195 +8.017 2,7 +121.894 40,3 3. Tỷ lệ dư nợ (%) 34,2 21,4 20 -12,8 37,4 -1,4 6.5 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần VPBank – Chi nhánh Thăng Long – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011-2013) b. Xét tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay trung và dài hạn Bảng số liệu 07 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn tương đối giảm từ năm 2006 đến năm 2008. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã làm tốt công tác xác định kì hạn vay đúng với chu kì sản xuất kinh doanh của dự án, đồng thời theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có dự án vay vốn để từ đó đôn đốc, thu nợ kịp thời, đúng hạn. Bảng 07: Tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay trung và dài hạn Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 +/- % +/- % 1. Tổng dư nợ (tr.đ) 859.919 1.412.621 1.768.727 +552.702 64,2 +356.106 25,2 2. Nợ quá hạn từ cho vay trung và dài hạn (tr.đ) 22.286 31.004 39.163 8.718 39 8.159 26,3 3. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,6 2,19 2,2 -0,41 15,7 +0,01 0,004 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần VPBank – Chi nhánh Thăng Long – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011-2013) Chi nhánh cũng đã khẩn trương xử lý những nợ xấu bằng những chế tài mạnh theo pháp luật, tránh để nợ xấu dây dưa, kéo dài; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay, phát hiện và xử lý kịp thời nợ xấu, thành lập bộ phận thu hồi nợ chuyên trách để đủ nhân lực giải quyết nhanh chỳng cỏc khoản nợ xấu. Qua đó, Chi nhánh đã duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng của mỡnh, giỳp phần tạo uy tín, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. c. Thu nhập từ cho vay trung và dài hạn Qua bảng số liệu 08 cho thấy thu nhập từ cho vay trung và dài hạn cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng thu nhập của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – Chi nhánh Thăng Long, đóng góp 20% tổng thu nhập. Năm 2012 thu nhập từ hoạt động này tăng 27.532 triệu đồng, năm 2013 tăng lên thêm 12.848 triệu đồng. Bảng 08: Thu nhập từ cho vay trung và dài hạn Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 +/- % +/- % 1. Tổng thu nhập (tr.đ) 48.520 184.563 226.450 +136.043 280,5 +41.887 22,7 2. Thu nhập từ cho vay trung và dài hạn (tr.đ) 9380 36.912 49.760 +27.532 293,5 +12.848 34,8 3. Tỷ lệ thu nhập (%) 19,3 20 21,9 +0.7 3,6 +1.9 9,5 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần VPBank – chi nhánh Thăng Long – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011-2013) Qua đó ta nhận thấy chi nhánh đã thực hiện phương thức cho vay hợp lý , khoa học và hiệu quả; trình độ, nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng được nâng cao, giảm thiểu chi phí cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn, làm tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. 2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VPBank-Chi nhánh Thăng Long 2.2.3.1. Những kết quả đã đạt được từ hoạt động cho vay trung và dài hạn Năm 2013, mặc dù nên kinh tế đã có nhiều khởi sắc hơn nhưng tình hình kinh tế chung vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, số các doanh nghiệp làm ăn thua kém vẫn nhiều. Bên cạnh đó, mặc dù Nhà nước giảm lãi suất trần tuy nhiên số các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh cũng như là đầu tư vào các dự án chưa nhiều. Tuy vậy, VPBank Thăng Long đã có những bước phát triển tốt trong tình hình kinh tế khó khăn đó. Cụ thể là: - Thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng đến vay với đầy đủ mọi thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh số cho vay liên tục tăng cao trong các năm. - Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng, phân loại theo quy mô từng dự án cho vay. Luôn bám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của từng dự án đầu tư, kịp thời thu nợ đúng hạn, đảm bảo hiệu quả chất lượng tín dụng. Từ đó dẫn đến giảm tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay trung và dài hạn. - Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi nhánh thấu hiểu nhu cầu và cơ hội kinh doanh. Vì vậy Chi nhánh luôn đặt yếu tố thời gian lên hàng đầu trong việc giải quyết các dự án vay trung và dài hạn. - Doanh số cho vay tuy nhỏ nhưng thu nhập từ hoạt động này đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của toàn ngân hàng. 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân - Tuy doanh số cho vay trung và dài hạn luôn tăng cao nhưng so với mặt bằng chung của toàn hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ này chỉ đạt ở mức trung bình, chỉ chiếm khoảng 34% trong tổng doanh số cho vay. Nếu tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng lên cao sẽ giúp cho các doanh nghiệp phân tán rủi ro mặc dù lãi suất cho vay trung và dài hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay ngắn hạn. - Thực hiện theo cơ chế tín dụng mới của NHNN, VPBank hội sở, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay. Các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sang Công ty Cổ phần, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, tài sản thế chấp chưa đủ điều kiện pháp lý nên rất khó khăn trong việc nhận tài sản đảm bảo tiền vay. - Việc thu hồi nợ tồn đọng ngoại bảng gặp rất nhiều khó khăn do các đơn vị đó được xử lý nợ thường không có tài sản, chỉ hoạt động cầm chừng, không có nguồn thu để trả nợ. Có đơn vị đã cam kết trả nợ nhưng còn chậm chễ hoặc đổ trách nhiệm cho người tiền nhiệm, không chịu trả nợ. Chính vì vậy mà tỉ lệ nợ xấu còn cao gây thất thoát vốn của ngân hàng. - Bên cạnh đó yếu tố môi trường kinh tế mặc dù đã có nhiều biến chuyển nhưng chưa khả quan, các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, sử dụng vốn thiếu hiệu quả hoặc do chưa tiếp cận được nguồn vốn cũng là 1 yếu tố hạn chế của vay trung và dài hạn - Qua bảng 04, ta thấy doanh số thu nợ trung và dài hạn vẫn còn cao, điều này phản ánh quá trình thẩm định vẫn chưa tốt, dẫn đến rủi ro tín dụng. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN VPBANK THĂNG LONG Định hướng cho vay trung và dài hạn của VPBank Thăng Long là hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, VPBank triển khai sản phẩm cho vay trung và dài hạn đầu tư tài sản cố định, dự án kinh doanh, các dự án đầu tư trong và ngoài nước. - Đặc điểm + Phục vụ nhu cầu vốn trung dài hạn cho các dự án đầu tư mới + Mở rộng kinh doanh dựa trên các đòn bẩy tài chính, vượt qua thiếu vốn trung dài hạn, tỷ lệ tài trợ có thể lên đến 100 % chi phí dự án + Lãi suất cạnh tranh + Tài sản đảm bảo linh động, chấp nhận tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay + Miễn phí tư vấn tài chính + Cho vay linh động và kế hoạch trả vay được xây dựng phù hợp cho từng doanh nghiệp. + Phương thức cho vay: tài trợ trung dài hạn theo dự án hoặc phương án kinh doanh + Loại tiền vay: VND hoặc ngoại tệ (theo quy định của NHNN) + Thời gian vay: Căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư/phương án kinh doanh + Giải ngân: Theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư/phương án kinh doanh + Lãi suất vay: Theo quy định của VPBank trong từng thời kỳ + Tài sản bảo đảm: Bất động sản, động sản, giấy tờ có giá hoặc tài sản hình thành từ vốn vay - Lợi ích + Phương thức cho vay và trả nợ linh hoạt phù hợp với từng doanh nghiệp; + Được ân hạn trong thời gian triển khai dự án để giảm áp lực trả nợ; + Hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn cho dự án kinh doanh của doanh nghiệp; + Rút vốn linh hoạt, có thể rút một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ dự án; + Được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay; 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG Với những kết quả đã đạt được từ hoạt động tín dung cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh trong những năm gần đây là cả một sự cố gắng lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn ngân hàng. Những mặt còn tồn tại như đã phân tích ở trên chỉ mang tính tạm thời bởi xét đến thời gian thành lập và hoạt động của Chi nhánh thì không phải đã lâu năm như các Chi nhánh khác. Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP VP bank – Chi nhánh Thăng Long. 3.2.1. Nắm bắt cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn - Tận dụng các ưu thế riêng có của mình như chính sách lãi suất cho vay hấp dẫn, cán bộ tín dụng chuyên nghiệp, nhiệt tình, trang thiết bị máy móc hiện đại… để thu hút lượng lớn các doanh nghiệp đến vay vốn. - Cần chú trọng hơn nữa vào các dự án cho vay nhằm đổi mới thiết bị đầu tư, các dự án lớn của các tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bởi các dự án này đạt hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cao và mức độ an toàn vốn cũng rất cao. - Cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện nhiều hơn cho những doanh nghiệp đến vay đang gặp khó khăn về vốn như kết hợp linh hoạt các biện pháp đảm bảo tiền vay, ưu đãi về thời hạn thu nợ… - Cần đa dạng hóa các phương thức cho vay và các loại hình cho vay có chọn lọc như: Tín dụng cho thuê tài chính, các loại hình tín dụng liên kết, đồng tài trợ… 3.2.2. Hoàn thiện và phát triển thêm các hình thức tín dụng trung và dài hạn - Thứ nhất: Chi nhánh Ngân hàng cần có các hình thức huy động vốn trung và dài hạn thích hợp và đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta dần dần đi vào ổn định, hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Thăng Long đã được cải thiện đáng kể phù hợp với sự đổi mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đó là việc ngân hàng thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Do vậy, để đáp ứng hình thức tín dụng này, Chi nhánh Ngân hàng cần đa dạng hóa các loại hình huy động vốn, hoàn thiện các loại tiền gửi truyền thống, xây dựng thêm các hình thức huy động vốn mới như phát hành trái phiếu trên một năm để vay vốn trong nước và nước ngoài hoặc huy động tiết kiệm dài hạn với các mức lãi suất cao hơn lãi suất ngắn hạn. - Thứ hai: Đa dạng hình thức tín dụng trung – dài hạn. Một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động trung và dài hạn của Chi nhánh VP bank Thăng Long nhỏ bé so với quy mô là do hình thức tín dụng cũng quá đơn điệu. Chi nhánh chỉ chú trọng cho vay với đối tượng chủ yếu là Doanh nghiệp nhà nước và một số Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, chưa tập trung cho vay đối với hộ gia đình. Theo em trong thời gian tới Chi nhánh cần phát triển một số hình thức tín dụng trung và dài hạn như : Tăng cường cho vay theo lương để xây dựng nhà ở đối với người có việc làm và thu nhập ổn định. Ngân hàng cũng cần sớm áp dụng hình thức thu mua tài sản cố định. - Thứ ba: Tăng cường hoạt động Marketing Ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý. Hiện nay Chi nhánh VP bank Thăng Long chưa có phòng Marketing, gây khó khăn lớn cho hoạt động của Chi nhánh. Khách hàng đến giao dịch chưa nhận được sự phân tích đánh giá một cách khoa học. Vì vậy các nhà quản lý Ngân hàng cần thành lập phòng Marketing trong cơ cấu tổ chức để định hướng cho hoạt động Marketing có bài bản với đội ngũ nhân viên nhạy bén và am hiểu. Thông qua việc xây dựng chiến lược khách hàng, Chi nhánh có thể tiến hành quản lý khách hàng sát thực, chính xác hơn. Đồng thời qua đó Chi nhánh cũng nắm rõ dự án, giúp cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng hơn nữa. - Thứ tư: Chi nhánh Ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục khi cho vay. Trong các khách hàng vay vốn trung dài hạn của Ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống và khách hàng lâu dài từ trước đã tham gia vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng.Việc đơn giản hóa như vậy sẽ làm khách hàng không ngần ngại khi đặt quan hệ vay vốn với Ngân hàng. Việc các thủ tục xét duyệt đơn giản cũng sẽ tại điều kiện cho Ngân hàng điều tra có trọng điểm. Đơn giản không có nghĩa là qua loa, hời hợt đó là nguyên tắc của Ngân hàng trước khi điều tra cho vay. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI VP BANK - Luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung và dài hạn, có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất luôn đe dọa các Chi nhánh Ngân hàng bởi cấp độ của khoản vay trung dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Sự quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản tín dụng trung dài hạn không chỉ đòi hỏi đối với Ngân hàng mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý tiền tệ. Bởi vì mức độ của khoản vay trung dài hạn là rất lớn, gây đột biến và kéo dài cho cả bên vay, Ngân hàng tài trợ và các bên có liên quan. Chính vì vậy, biện pháp xác định dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn là hết sức cần thiết đối với Ngân hàng. Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng ngay từ khâu phán quyết càng cao. Đương nhiên việc phát hiện và dự báo các rủi ro tiềm ẩn để đề ra các biện pháp phòng ngừa phải là việc làm liên tục, thường xuyên không chỉ trước khi phán quyết mà cả trong suất trong quá trình đưa vốn vay ra cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay . - Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng. Con người là yếu tố quyết định trong việc quản lý an toàn vốn tín dụng. Do đó, để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, VP bank cần phải tiêu chuẩn hoá cán bộ trong và những người lãnh đạo công tác này vì tín dụng là mặt trận hàng đầu trong hoạt động của NH. Tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng đòi hỏi người cán bộ phải có trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức tốt, nhạy bén, có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, có ý thức trách nhiệm và kiên định. - Cần coi trọng công tác thẩm định dự án nhiều hơn. Do trong quá trình thẩm định chưa tốt dẫn đến dư nợ cao gia tăng, sau đó chuyển phòng thu hồi nợ , phòng pháp chế, rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thu lại được hay trễ hạn những số tiền đã cho vay. Để hạn chế rủi ro, phải bắt đầu từ người am hiểu khách hàng nhất, đó chính là nhân viên tín dụng. Cần gắn tỷ lệ nợ quá hạn của từng nhân viên tín dụng thẩm định đề xuất cho vay với khả năng thăng tiến cũng như khả năng thuyên chuyển lên vị trí cao hơn, bắt buộc họ phải có nhiệm vụ và trách nhiệm với những khách hàng mà mình quản lý. Trách nhiệm từ khâu thẩm định khách hàng, đề xuất cho vay, đến thu hồi nợ vay. Mặt khác, vì việc nợ quá hạn mang tính rộng rãi, nên hạn chế được tình trạng thẩm định và vay tràn lan, tính toán lợi ích cá nhân… KẾT LUẬN Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng, đây là nguồn đem lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn luôn là vấn đề cần thiết không chỉ đối với riêng Chi nhánh VPBank Thăng Long. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại VPBank chi nhánh Thăng Long cho thấy tuy là một chi nhánh của hệ thống VPBank nhưng sự cố gắng không ngừng và sự kết hợp của các cấp, ngành liên quan đã làm cho việc kinh doanh của chi nhánh có nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả mà ngân hàng đạt được thì vẫn còn những tồn tại ,vướng mắc. Đối với hệ thống ngân hàng nói chung, và chi nhánh VPBank Thăng Long nói riêng, việc mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn không thật dễ dàng và nhánh chóng, chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan, do đó đòi hỏi phải có thời gian và quá trình tác động thường xuyên liên tục. Với sự hiểu biết có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa sâu nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, thiếu thực tế trong việc đưa ra và làm rõ những nguyên nhân, tồn tại và tìm ra giải pháp khắc phục. Nhưng em cũng mong những giải pháp này phần nào có giá trị tham khảo với Chi nhánh VP bank Thăng Long, phần nào đưa ra được những phương hướng để mở rộng tín dụng trung và dài hạn, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với việc cải thiện tình hình cho vay tại chi nhánh VPBank Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, các thầy cô trong khoa tài chính ngân hàng cùng toàn thể ban lãnh đạo, các cán bộ tại Chi nhánh VPBank Thăng Long đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockltn_cao_van_hiep_sb16f_8282.doc
Luận văn liên quan