LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động của các công ty tài chính( CTTC) trên thế giới đã ra đời và phát triển rất mạnh mẽ. Tính ưu việt của các CTTC này đã tạo nên một kênh dẫn vốn rất quan trọng đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy hoạt động của các CTTC là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát triển ở các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên thời gian vừa qua, vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị trong đó có cả vốn trung và dài hạn của ngành ngân hàng còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Để khắc phục tình trạng này cần phải đưa ra một cơ chế đầu tư hợp lí hơn. Sự ra đời các TCTC ở Việt Nam chính là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên đồng thời tạo ra sự năng động trong tôn chỉ “ tối đa hóa lợi nhuận” cho khác hàng.
Theo đó, nghị định 79/2002/NĐ-CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty tài chính” được CP ban hành ngày 4/10/2002 là một bước ngoặt để các CTTC phần nào đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng. Thêm một thuận lợi nữa đó là kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên chính thức của WTO (11/01/2007), nước ta đã chứng kiến sự trỗi dậy của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các TCTC có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình. Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nó sinh ra một nhu cầu lớn về vốn nhưng các Ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay, điều kiện giải ngân . sẽ rất khó đáp ứng hết được nhu cầu vốn lớn này. Từ đó có thể thấy được các CTTC đang ngày càng có vai trò quan trọng thế nào trong nền kinh tế.
Tuy nhiên hoạt động của các TCTC ở Việt Nam còn khá mới mẻ, sơ khai, chưa có môi trường pháp lí và định hướng rõ ràng. Bên cạnh đó còn thiếu những văn bản pháp quy hoàn chỉnh và đồng bộ quy định về CTTC; một số văn bản đến nay đã không còn phù hợp với tình hình thực tế thị trường tài chính nói chung và các CTTC nói riêng.
Nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động của các CTTC cũng như đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này ở Việt Nam, nhóm đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của cô Vũ Thị Anh Thư trong việc tìm hiểu nghiên cứu về đề tài này để chúng em cái có thêm một lượng kiến thức mới thật sự bổ ích!
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3129 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của công ty tài chính PVFC trên thị trường tài chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác thị trường cũng có thể làm công ty thua lỗ.
Rủi ro uy tín:
Là dư luận đánh gia xấu về công ty gây khó khăn cho công ty trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng sẽ rời bó công ty.
Quản trị rủi ro:
Quản trị rủi ro là một quy trình, được thiết lập nhằm xác định những sự vụ có nguy cơ dẫn đến những hệ quả xấu cho doanh nghiệp, để từ đó chủ động đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.
Xác định hạn mức rủi ro:
Các bộ phận nghiệp vị quản trị rủi ro phải xác định hạn mức rủi ro cho bộ phận mình, là mức rủi ro nhất định mà CTTC có thể chấp nhận được trong nỗ lực để có thể có được lợi nhuận trên cơ sở sẵn sàng chịu đựng rủi ro và sức mạnh tài chính của CTTC.
Đánh giá rủi ro:
Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan đến hoạt động của CTTC, phải có các chốt kiểm tra nằm trong quy trình nghiệp vụ để kiềm chế rủi ro trong hạn mức đã được đề ra để theo dõi các trường hợp ngoại lệ vượt mức rủi ro
Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố đó là: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và khiểm soát rủi ro.
Nhận biết rủi ro: bước đầu tiên của một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà CTTC có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động
Định lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại mức rủi ro, giúp bạn điều hành cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát. Các phương pháp có thể áp dụng như: phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp tính toán…
Theo dõi rủi ro: là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm soát, nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh.
Kiểm soát rủi ro: rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro. Chi phí này có thể cao hoặc thấp tùy thuộc nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của công ty do đó ban giám đốc cần cân nhắc kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp phù hợp.
Hiện nay, việc xây dựng hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản bảo đảm (HTXHTSBĐ) với các tiêu chí cụ thể là một công việc hết sức cần thiết nhằm sàng lọc, quản lý các TSBĐ của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống này với tính năng liên kết chặt chẽ với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thể đánh giá chính xác, thận trọng hơn đối với khoản tín dụng cũng như phần giá trị có thể thu hồi được trong tương lai trong trường hợp không trả được nợ vay. Đây hoàn toàn là một thước đo mới, hoàn thiện hơn để các tổ chức tín dụng có thể xem xét toàn diện về khách hàng và khoản vay của mình, cũng như đánh giá, quản trị một cách hiệu quả và toàn diện chất lượng tín dụng trên diện rộng của mỗi tổ chức tài chính ngân hàng.
Lợi ích từ việc triển khai HTXHTSBĐ tại các tổ chức tín dụng
- Việc đánh giá, chấm điểm TSBĐ giúp các tổ chức tín dụng ước tính một cách chính xác và thận trọng phần giá trị có thể thu hồi được trong tương lai khi khách hàng không thể trả được khoản nợ vay, góp phần giảm thiểu những tổn thất không lường trước được phát sinh từ hoạt động tín dụng.
- Hệ thống với chức năng sàng lọc TSBĐ theo các tiêu chí tối thiểu trước khi cho vay sẽ nhằm giảm thiểu được các rủi ro về mặt pháp lý do thiếu hồ sơ tài sản hoặc các rủi ro tác nghiệp phát sinh trong quá trình tiếp nhận TSBĐ của khách hàng.
- Kết quả xếp hạng TSBĐ sẽ được kết hợp với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ ra quyết định cấp tín dụng.
- Việc quản lý TSBĐ sau khi cho vay giúp các tổ chức tín dụng theo dõi một cách có hệ thống và tập trung các TSBĐ đang nắm giữ để có thể có thể đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp khi có những biến động trên thị trường, giảm thiểu các rủi ro phát sinh do các biến động liên quan đến TSBĐ.
- Trên cơ sở hệ thống quản lý TSBĐ sau khi cho vay, chính sách quản trị rủi ro tín dụng sẽ hoạt động có hiệu quả hơn thông qua phản ánh phù hợp mức độ tổn thất của TSBĐ; phân bổ TSBĐ phù hợp cho từng khoản vay.
- Hệ thống quản lý theo dõi TSBĐ sẽ giúp các tổ chức tín dụng xây dựng được một cơ sở dữ liệu về TSBĐ cho toàn hệ thống. Cơ sở dữ liệu về TSBĐ là căn cứ để hỗ trợ các tổ chức định giá TSBĐ một cách chính xác và thống nhất trong quy trình cấp tín dụng.
- Cơ sở dữ liệu của HTXHTSBĐ là căn cứ quan trong để xây dựng mô hình tính toán tỷ lệ tổn thất dự kiến (LGD) trong hoạt động tín dụng.
- Kết hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng để tính toán dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn cũng như các yêu cầu báo cáo khác của Ngân hàng Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những tác động tích cực mà TXHTSBĐ mang lại, nhiều tổ chức tín dụng trên thế giới đã triển khai hệ thống xếp hạng tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, xu hướng này vẫn mới mẻ với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
Có thể nói rủi ro là yếu tố mang tính tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các tổ chức tín dụng, nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng tổ chức liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi. Song trong phạm vi tầm tay của các tổ chức tín dụng, việc phát hiện, phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ quản trị rủi ro như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống xếp hạng tài sản bảo đảm… cũng là cách để các tổ chức tín dụng tự bảo vệ mình trước những rủi ro có thể xảy đến đặc biệt là các rủi ro trong hoạt động tín dụng. Có thể nói rằng, nếu triển khai và áp dụng tốt các công cụ quản trị rủi ro nói trên, con đường quản trị rủi ro tín dụng của ngành tài chính ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa.
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
DANH SÁCH CÔNG TY TÀI CHÍNH
(Đến tháng 11 năm 2011)
STT
Tên Công ty
Số và ngày cấp Giấy phép
Trụ sở chính
Vốn điều lệ
1
Cty tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam
Vietnam Textile and Garment Finance Joint stock Company
ĐT: 9348153;
Fax: 9348153.
Số: 255/GP-NHNN ngày 16/11/2010
169-171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
500 tỷ đồng
2
Cty tài chính Cao su
Rubber Finance Company
ĐT: 9303766;
Fax: 9303236.
Số: 02/GP-NHNN ngày 6/10/1998
210 Nam kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP HCM
1588,970707414 tỷ đồng
3
Cty TNHH một thành viên tài chính Bưu điện
Post and Telecommunication Fiannce Company Limited
ĐT: 5771091;
Fax: 5771097.
Số: 03/GP-NHNN ngày 10/10/1998
Toà nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
500 tỷ đồng
4
Cty TNHH một thành viên tài chính Tàu thuỷ
Vietnam Shipbuilding Finance Company Limited
ĐT: 8288439;
Fax: 8287243.
Số: 04/GP-NHNN ngày 16/3/2000
120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
1.623 tỷ đồng
5
Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí
Petro Vietnam Finance Joint stock Corporation
ĐT: 9426800;
Fax: 9426796 (7).
Số: 72/GP-NHNN ngày 17/3/2008 (Cấp lại)
20 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
5.000 tỷ đồng
6
Cty tài chính cổ phần Handico
Handico Finance Joint Stock Company
ĐT: 5624055;
Fax: 5624057.
Số: 157/GP-NHNN
ngày 6/6/2008 (Cấp lại)
Tầng 3, Toà nhà Thăng Long 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà nội
350 tỷ đồng
7
Cty TNHH một thành viên tài chính Prudential Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
Prudential Vietnam Finance Company Limited
ĐT: 9102330;
Fax: 9103850.
Số: 10/GP-NHNN
ngày 10/10/2006
Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 37 Tôn Đức Thắng, Q 1, TP HCM
615 tỷ đồng
8
Cty TNHH một thành viên tài chính Than - Khoáng sản
Mineral and Coal Finance Company Limited.
ĐT: 9410268
Fax: 9410222.
Số 02/GP-NHNN
ngày30/01/2007
Toà nhà Việt – Hồng 58 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội
1.000 tỷ đồng
9
Cty TNHH một thành viên tài chính Việt-SG (100% vốn nước ngoài)
Sociéte General Viet Finance Company Limited.
ĐT: 413 5489;
Fax: 413 5490.
Số 05/GP-NHNN
ngày 8/5/2007
Tầng 2, Toà nhà Lawrence S.Ting, 801 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Q7, TP HCM
550 tỷ đồng
10
Công ty TNHH một thành viên tài chính PPF Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
PPF Vietnam Finance Company Limited.
Số 112/GP-NHNN
ngày 18/4/2008
Tầng 1, Cao ốc Văn phòng 194 Golden Building, 473 Điện Biên Phủ, P 25, Q Bình Thạnh, TP HCM
500 tỷ đồng
11
Công ty tài chính cổ phần Sông Đà
Song Da Finance Joint Stock Company
ĐT: 62754299;
Fax: 62754298
Số 137/GP-NHNN
ngày 23/5/2008
Số 121 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
500 tỷ đồng
12
Công ty tài chính cổ phần Xi Măng
Cement Finance Joint Stock Company
ĐT; 62702127;
Fax: 62702128
Số 142/GP-NHNN
ngày 29/5/2008
28 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
604,9 tỷ đồng
13
Công ty tài chính cổ phần Điện Lực
EVN Finance Joint Stock Company.
ĐT: 042229999;
FAX: 042221999.
Số 187/GP-NHNN
ngày 07/7/2008
434 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
2.500 tỷ đồng
14
Công ty TNHH một thành viên tài chính Toyota Việt Nam
Toyota Financial Services Vietnam Company Limited
Số 208/GP-NHNN
ngày 24/7/2008
Tầng 4, Golden Tower, số 6 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM
500 tỷ đồng
15
Công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel
Vinaconex-Viettel Finance Joint Stock Company
Số 304/GP-NHNN
ngày 14/11/2008
Tầng 1 Toà nhà 18T2 Khu đô thị Trung Hoà-Nhân chính, phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, Hà Nội
1.000 tỷ đồng
16
Công ty tài chính cổ phần Hoá chất
Vietnam Chemical Finance Joint Stock Company
Số 340/GP-NHNN
ngày 29/12/2008
Toà nhà Vinachimex, số 4 Phạm Ngũ Lão, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
300 tỷ đồng
17
Công ty TNHH một thành viên tài chính Quốc tế Việt Nam JACCS
JACCS International Vietnam Finance Company Limited
90/GP-NHNN ngày 13/4/2010
Lầu 15, tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
500 tỷ đồng
18
Công ty tài chính TNHH một thành viên Mirae Asset (Việt Nam).
ĐT: (84-8)-39102222
Fax: (84-8)-39107222
Quyết định số 2693/QĐ-NHNN
PetroVietnam Tower, 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
500 tỷ đồng
Thành tựu:
Đến nay, NHNN đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 18 Công ty tài chính, trong đó có 6 công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoạt động chuyên doanh trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, 4 công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước là chủ sở hữu và 8 công ty tài chính cổ phần có các cổ đông là Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước chiếm tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần trên 25%.
Vì đây là một hình thức tài chính khá mới mẻ và các công ty này thuộc các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên các công ty này vẫn chưa phát triển quy mô như các NHTM. Nhưng với sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam cộng với ưu thế của riêng mình, hệ thống các CTTC chắn chắn sẽ nhanh chóng được mở rộng trên thị trường tài chính VN.
Trong quá trình hoạt động, công ty tài chính đã thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ quản lý tài chính, thu xếp vốn trong và ngoài nước cho các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Đồng thời, công ty tài chính cũng là một kênh cung cấp vốn trung – dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, song hành cùng các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hạn chế:
Trong thời gian qua, có vẻ như thị trường chung của các TCTD phi Ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn “tự phát” là chính. Số lượng ít, quy mô nhỏ, cộng thêm không ít rắc rối trong thủ tục hành chính… tất cả đã ngăn cản các CTTC nhỏ lẻ vượt qua được ngân hàng trong các dịch vụ bán lẻ. Thực tế, ở thị trường nước ta, các CTTC thường vẫn “quen” làm việc với các doanh nghiệp lớn nhiều hơn. Vô hình trung, đó lại là một rào cản cho chính họ.
Có một nguyên nhân khác nữa ảnh hưởng tới sự phát triển của CTTC, đó là việc phần lớn các đơn vị này đều trực thuộc các Tập đoàn kinh tế của NN, hay Tổng công ty dưới bộ. Trong những năm gần đây, hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước cũng bộc lộ nhiều bất cập: Huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong khi năng lực quản lý, trình độ quản trị doanh nghiệp và khả năng tài chính nhìn chung còn yếu kém; đầu tư ra ngoài ngành nghề chính còn nhiều…
Trên thị trường nước ta, phần lớn các CTTC đều nghiêng nhiều về nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài chính tiền tệ thuộc “ngành dọc”. Việc mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính cho “người ngoài” vẫn còn rất hạn chế.
Theo một thống kê không chính thức mới đây, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức phi Tài chính, tính đến hết tháng 8/2007( từ chủ yếu 9 CTTC lớn nhất nước), chỉ đạt xấp xỉ trên 3 nghìn tỉ đồng. Nhưng đáng nói là tổng dư nợ cho vay của khối tín dụng này đạt trên 10 nghìn tỉ. Khoản chênh lệch đó các CTTC lại đi vay từ Ngân hàng.
Như đã nêu trên, dù các CTTC lớn hay nhỏ họ vẫn thường tỏ ra rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính nhỏ. Các “đơn đặt hàng” lớn không phải lúc nào cũng có, vì thế, xu hướng chung của các CTTC lại quay ngược về thị trường đầu tư tài chính. Bất động sản, chứng khoán, đầu tư tài chính dài hạn…các CTTC làm hết. Làm, nhưng không hiệu quả. Không chỉ bởi họ thua kém hẳn giới Ngân hàng về vốn, nhân lực, hay công nghệ dịch vụ, mà cái thua lớn nhất lại đáng ra phải là điểm mạnh của họ: sự năng động và khả năng quyết đoán khi có lời.
Theo một thông tin mới đây của Hiệp hội Ngân hàng thì nợ xấu của các CTTC có xu hướng tăng. Điều này được giải thích rằng, đó là do cơ chế thanh toán đối với các công ty này chưa phù hợp. Đó có thể là một lí do nhưng chắc chắn không phải là duy nhất.
Sự can thiệp của Nhà Nước:
Ngay từ năm 2009, Chính phủ đã yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có kế hoạch giảm tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành nghề chính, đặc biệt giảm tỷ lệ đầu tư vào 3 lĩnh vực “nhạy cảm” là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thông qua việc ban hành Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 về “Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”.
Thực tế, việc giảm dần tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước trong các công ty tài chính đã diễn ra từ năm 2008 thông qua các hình thức như cổ phần hóa các công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, bán đấu giá một phần vốn đang nắm giữ hoặc dừng mua thêm cổ phiếu phát hành tăng vốn điều lệ của công ty tài chính.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2011, Chính phủ đã một lần nữa khẳng định chủ trương yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước tập trung vốn đầu tư vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư ngoài ngành, nhất là các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán. Đối với các đơn vị trước đây đã đầu tư vào các lĩnh vực này phải sớm có kế hoạch thoái vốn, tiến tới chấm dứt kinh doanh. Do vậy, để thực hiện chủ trương của Chính phủ, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước cần sớm có kế hoạch giảm tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành nghề chính, đặc biệt giảm tỷ lệ đầu tư vào 3 lĩnh vực “nhạy cảm” là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Hiện nay trên một số trang báo có thông tin NHNN “dẹp bỏ” các CTTC tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước khẳng định không có chủ trương này như một số nguồn đã đưa tin.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ TRÊN THỊ TRƯỜNG TC VIỆT NAM
Khái quát về thị trường tài chính VN
Thị trường tài chính là một sản phẩm cao cấp của thị trường, nói cách khác là nền kinh tế tiền tệ. Thị trường tài chính hoạt động như là một sự kết nối giữa người cho vay đầu tiên và người sử dụng cuối cùng, tạo ra vô số các giao dịch, và ở mỗi giao dịch đều tạo ra dòng chảy về vốn trong nền kinh tế- như là sự lưu thông máu trong một cơ thể- một nền kinh kinh tế hoạt động lành mạnh và có hiệu quả chỉ khi nào thị trường này cũng hoạt động có hiệu quả như thế, và ngược lại.
Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, gia nhập WTO, lĩnh vực tài chính là lĩnh vực mang tính nhạy cảm luôn đòi hỏi sự đổi mới cả về mặt nhận thức và thực tiễn.
Thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động bởi sự tác động của những yếu tố trong nước và ngoài nước.
Có thể thấy những thành công đáng kể của thị trường tài chính Việt Nam: Chủ động, linh hoạt, vật lộn và nhìn rõ ra nhiều góc khuất… cơ bản thoát khỏi nhiều nguy cơ tái khủng hoảng tài chính, lạm phát quá lớn và suy giảm kinh tế. Nói rõ hơn:
Nền kinh tế vẫn kiểm soát được hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tài chính nói riêng ở mức chấp nhận được
Tốc độ tăng tín dụng đạt mức kì vọng
Chỉ số chứng khoán ổn định
Thị trường bất động sản khá ổn định ở mức không bị trồi, sụt quá lớn
Việt Nam nằm trong các nước tăng trưởng khá
Hoạt động của tổng công ty cổ phần tài chính Dầu khí (PVFC)
Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (gọi tắt là "Tổng Công ty”) tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí - là thành viên 100% vốn Nhà nước thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được cổ phần hóa theo Quyết định sổ 3002/QĐ-DKVN ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc “Phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tài chính Dầu khí thành Tồng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam”. Tổng Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cồ phần kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2008 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103023045 ngày 17 tháng 3 năm 2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và Giấy phép hoạt động số 72/2008/GP- NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2008 cùa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Vốn điều lệ của Tổng Công ty là 5.000 tỳ VND.
Công ty Mẹ của Tổng Công ty là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 78% vốn điều lệ.
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010, Công ty mẹ - Tồng Công ty có 3 Công ty con, 3 khoản góp vốn liên doanh và 6 Công ty liên kết.
Hoạt động huy động vốn
Thông qua nghiệp vụ huy động vốn Công ty Tài chính mới có thể tạo được nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Vốn là yếu tố quan trọng, do vậy, việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau là rất cần thiết cho sự ổn định và phát triển của công ty.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính Dầu khí: vốn chủ sở hữu càng lớn thì quy mô hoạt động của Công ty Tài chính càng lớn. Khác với các NHTM Công ty Tài chính Dầu khí với số vốn chủ sở hữu đủ lớn của mình các Công ty Tài chính Dầu khí vẫn có thể huy động vốn lớn gấp nhiều lần thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu cho các công trình, dự án đầu tư,...
Vốn chủ sở hữu của các Công ty Tài chính bao gồm: Vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự trữ đặc biệt đề phòng bù đắp rủi ro, lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng lên do định giá lại tài sản cố định, các loại vốn và quỹ khác.
Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ quyết định rất lớn đến quy mô hoạt động của PVFC. Doanh số của các hoạt động có liên quan như nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ đầu tư phụ thuộc nhiều vào số vốn điều lệ của PVFC. Theo quy định của pháp luật, PVFC chỉ được cho vay một khách hàng không quá 15% vốn chủ sở hữu, tỉ lệ đầu tư, góp vốn, mua cổ phần không quá 40% vốn chủ sở hữu, cho nên với số vốn điều lệ đủ lớn thì PVFC mới có khả năng phát triển các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và một số nghiệp vụ khác.
Khi mới bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2000, PVFC có số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Số vốn điều lệ trên tổng nguồn vốn năm 2000 là 96,14%. Các tỷ lệ này giảm dần qua các năm thể hiện sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn. Một trong những sự phát triển nhảy vọt về nguồn vốn của Công ty tài chính Dầu khí chính là việc Công ty được Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng vốn điều lệ là 300 tỷ vào cuối năm 2004 và tăng tiếp lên 1000 tỷ vào đầu năm 2006. Đây là một bước tiến mới giúp PVFC tăng cường được qui mô hoạt động, tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của Công ty, giúp PVFC có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tài chính tiền tệ.
Các Quỹ và lợi nhuận để lại
Cũng giống như các NHTM, hàng năm Công ty Tài chính Dầu khí phải trích lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ, bao gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm (tính theo tỷ lệ trên lợi nhuận sau thuế); Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ dự phòng tài chính và các Quỹ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, phần lợi nhuận sau thuế của Công ty Tài chính Dầu khí có thể chia hoặc để lại nhằm bổ sung thêm vào vốn chủ sở hữu.
Như vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Công ty Tài chính Dầu khí có thể tăng vốn điều lệ của mình và bổ sung thường xuyên vốn điều lệ bằng lợi nhuận để lại nhằm tạo ra một vốn chủ sở hữu đủ lớn để đáp ứng được yêu cầu của các nghiệp vụ khác của Công ty như: Tham gia góp vốn liên doanh, mua cổ phần,...
Vốn huy động
Để đạt được kết quả kinh doanh tốt như trong thời gian vừa qua, hoạt động huy động vốn đã và đang giúp một phần quan trọng. Trong năm 2010 công ty đã huy động được 46,441 tỷ đồng. Trong đó :
Các khoản tiền gửi
Công ty Tài chính Dầu khí nhận tiền gửi của khách hàng dưới hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân. Hình thức gửi tiền này có kỳ hạn xác định nên mang tính ổn định cao.
Hoạt động tiền gửi năm 2010 là 5,910 tỷ.
Hoạt động tiền vay NHNN, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu và trái phiếu đạt tỷ đồng so với năm 2010 là 13,950 tỷ đồng.
Hoạt động uỷ thác cho vay
Công ty Tài chính có thể nhận uỷ thác đầu tư từ các cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư dài hạn. Công ty tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác đầu tư của tập đoàn để đầu tư vào các dự án của tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Nguồn vốn uỷ thác là nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của PVFC hiện nay (khoảng 57%) và đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động cho vay, đầu tư của PVFC. Nguồn vốn này đã khắc phục hạn chế về hạn mức cho vay, đầu tư đối với một khách hàng. Ngoài vốn vay và vốn chủ sở hữu, đây là nguồn vốn cho vay chủ yếu của PVFC. Nguồn vốn này được thực hiện dưới nhiều hình thức: Các NHTM, các tổ chức kinh tế uỷ thác cho PVFC để cho vay uỷ thác các dự án lớn của Chính phủ và của ngành Dầu khí hoặc PetroVietnam giao số vốn uỷ thác cho PVFC để thực hiện các hợp đồng cho vay uỷ thác.
Hoạt động tín dụng
Thực trạng hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam.
Căn cứ theo Báo cáo tài chính của công ty năm 2010, hoạt động tín dụng của công ty gồm có:
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, cho vay theo ủy thác của Chính Phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của luật các Tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác.
Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân.
Bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam được thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Có 2 nhóm đối tượng khách hàng của công ty, đó là:
+ Khách hàng là tổ chức kinh tế
Là việc PVFC xem xét cho khách hàng sử dụng một số vốn với mục đích và thời gian xác định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Đối tượng cho vay là các tổ chức kinh tế trong và ngoài ngành dầu khí.
Điều kiện cho vay: Mục đích sử dụng vốn phù hợp với quy định về đối tượng, ngành nghề được xem xét cấp tín dụng của PVFC. Phương án sử dụng vốn khả thi. Đảm bảo được các yêu cầu bảo toàn vốn của PVFC.
+ Khách hàng là cá nhân:
Cho vay mua nhà trả góp: PVFC cho khách hàng vay vốn mua nhà trả góp và trả dần theo các kỳ hạn cho đến khi hết thời hạn vay vốn. Hỗ trợ tín dụng mua nhà với số tiền cho vay lớn (70% giá trị căn nhà), thời hạn cho vay lên đến 20 năm. Đối tượng được cho vay là người có thu nhập ổn định, chứng minh và đảm bảo khả năng trả nợ, hoặc có tài sản thế chấp là bất động sản có sẵn hoặc hình thành từ chính tài sản hình thành từ vốn vay.
Cho vay cầm cố các giấy tờ có giá: giấy tờ có gía gồm thẻ tiết kiệm, các loại số tiền gửi, hợp đồng ủy thác quản lý vốn, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu và các chứng từ có giá khác. Hình thức này giúp người đi vay tránh được thiệt hại do việc phải rút tiền trước ngày đáo hạn của chứng từ có giá, tránh được rủi ro tỷ giá trong trường hợp phải rút tiền ngoại tệ từ chứng từ có giá và chuyển đổi ra VNĐ.
Cho vay thế chấp tài sản: áp dụng với người đi vay có tài sản thế chấp là bất động sản hoặc được người thứ ba bảo lãnh bằng bất động sản. Số tiền vay có thể lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Cho vay bảo đảm bằng lương: Đối tượng là các CBCNV đang công tác tại PVFC, PVN; các Công ty con của PVFC, PVN; các Công ty có tối thiểu 10% cổ phần, vốn góp của PVFC, của PVN; các Công ty có tối thiểu 30% vốn góp của các Công ty con của PVN; các đơn vị có thoả thuận hợp tác toàn diện với PVFC.
Cho vay mua ô tô trả góp: PVFC cho khách hàng cá nhân vay vốn mua ô tô trả góp và trả dần theo các kỳ hạn cho đến hết thời hạn vay vốn. Người đi vay cần có thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ và mức vay tối đa là 70% giá trị của chiếc xe.
Thu đổi ngoại tệ: nếu khách hàng cá nhân có ngoại tệ và đang có nhu cầu bán, thì PVFC nhận mua ngoại tệ tiền mặt của các khách hàng tại các bàn thu đổi ngoại tệ được cấp phép đặt tại các phòng giao dịch của PVFC.
Phân tích tình hình tín dụng của PVFC
Bảng 1: Cho vay
31/12/2010
31/12/2009
Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước
26,288,315,025,545
23,767,850,064,393
Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
-
1,078,176,954
Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
6,650,722,042,013
2,507,903,509,213
Tổng cộng
32,939,037,067,558
26,276,831,750,560
Bảng 2: Phân tích chất lượng nợ cho vay
31/12/2010
31/12/2009
Nợ đủ tiêu chuẩn
30,791,587,417,788
24,675,261,419,761
Nợ cần chú ý
1,507,289,395,566
1,233,188,378,468
Nợ dưới tiêu chuẩn
206,271,502,410
17,085,265,514
Nợ nghi ngờ
139,630,262,384
90,418,196,412
Nợ có khả năng mất vốn
294,258,489,410
260,878,490,405
Tổng cộng
32,939,037,067,558
26,276,831,750,560
Bảng 3: Phân tích dư nợ theo thời gian
31/12/2010
31/12/2009
Nợ ngắn hạn
11,655,573,431,719
8,593,033,045,397
Nợ trung hạn
4,600,632,959,908
5,038,898,195,757
Nợ dài hạn
16,672,830,675,931
12,644,900,509,406
Tổng cộng
32,929,037,067,558
26,276,831,750,560
Bảng 4: Phân tích dư nợ theo đơn vị tiền tệ
31/12/2010
31/12/2009
Cho vay bằng VND
19,750,851,567,404
16,783,220,281,278
Cho vay bằng ngoại tệ
13,188,185,500,154
493,611,469,282
Tổng cộng
32,939,037,067,558
26,276,831,750,560
Theo báo cáo tài chính của PVFC, hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động tín dụng của công ty. Cụ thể là 90.45% năm 2009 và 79.81% trong năm 2010.
Dư nợ cho vay (không tính cho vay bằng vốn ủy thác của TCTD khác) tính đến ngày 31.10.2010 là 32.939.037.067.558 đồng, bằng 125.35% so với năm 2009. Tuy nhiên cùng với sự tăng lên dư nợ cho vay thì chất lượng nợ cho vay cũng ở mức rủi ro cao. Đáng báo động khi nợ dưới tiêu chuẩn tăng lên đến 12 lần từ năm 2009 đến 2010. Sau đó là nợ nghi ngờ tăng 1,5 lần và nợ có khả năng mất vốn tăng 1,1 lần. Nợ dài hạn là hình thức chiếm tỷ trọng vốn nhiều nhất, sau đó là nợ ngắn hạn. Và hình thức cho vay truyền thống bằng VND vẫn là phổ biến nhất.
Hoạt động đầu tư
Đầu tư dự án.
Tăng tỷ trọng đầu tư dự án lên khoảng 50% trong tổng hạn mức đầu tư của PVFC, tương đương với hạn mức 600.000.000 triệu đồng. Phân bổ theo các lĩnh vực như sau:
Lĩnh vực dầu khí năng lượng: 40%
Lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng: 20%
Lĩnh vực du lịch cao cấp: 20%
Lĩnh vực khác (nằm trong các dự án có Tập đoàn Dầu khí tham gia đầu tư): 20%
Lĩnh vực dầu khí và năng lượng là những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của PVFC trong thời gian gần đây PVFC đã thu xếp 5500 tỷ đồng(Chiếm 70% tổng giá trị thu xếp) cho lĩnh vực này. Thời gian gần đây PVFC đang tập trung đầu tư vào dự án trong lĩnh vực năng lượng đặc biệt là thuỷ điện và sản suất xi măng như đóng góp hơn 577 tỷ đồng trong dự án thuỷ điện Việt Lào; 60 tỷ đồng dự án CTCP xi măng Hạ Long.
Dịch vụ uỷ thác quản lý vốn, uỷ thác đầu tư.
Bảng 5: Giá trị nhận ủy thác đầu tư theo đối tượng khách hàng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Cá nhân
8 559
9 549
214 947
640 007
1 880 751
Tổ chức
16 000
17 000
80 758
96 341
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
Từ năm 2005 trở đi,giá trị nhận ủy thác tăng lên 1 bước đột phá từ 9,5 tỷ lên 214,9 tỷ đồng, tăng gấp 24 lần, và đến năm 2007 giá trị ủy thác của cá nhân đạt 1 880 tỷ. Giá trị nhận ủy thác tăng không ngừng qua các năm với tốc độ tăng nhảy vọt từ 2005 lên 2006, tăng 375%. PVFC đã ký kết hợp đồng với các tổ chức tên tuổi nổi tiếng như VietNam Partner, Woori. Điều đó cũng khẳng định rằng, dịch vụ UTDT của PVFC thực sự đã xác định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và hoàn toàn có tiềm năng để phát triển đối với thị trường Quốc tế.
Tuy nhiên giá trị nhận ủy thác đầu tư chủ yếu vẫn là từ các khách hàng là cá nhân, thực chất là các cán bộ công nhân viên trong ngành, trong cùng Tập đoàn, điều này cũng xuất phát từ chiến lược phát triển bước đầu của PVFC: giúp luân chuyển vốn cho tập đoàn. Trong tương lai, PVFC sẽ cần chú trọng thu hút các khách hàng là tổ chức, sẽ không chỉ là các tổ chức trong ngành ủy thác quản lý vốn mà thu hút được các tổ chức có danh tiếng bên ngoài ủy thác vì đây sẽ là nguồn vốn ủy thác nhiều tiềm năng, giảm được nhiều chi phí quản lý vốn. Huy động được nhiều vốn ủy thác từ các tổ chức uy tín, vị thế của PVFC trên thị trường tài chính sẽ ngày càng được nâng cao.
Biểu đồ: Cơ cấu và hạn mức nhận ủy thác đầu tư theo ngành nghề năm 2007
Cơ cấu ngành nghề thực hiện ủy thác đầu tư của PVFC đã chỉ rõ, vì là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí nên các ngành được PVFC đầu tư chủ yếu là dầu khí năng lượng, chiếm 83%, tiếp theo là tài chính ngân hàng với 9,8% và các ngành khác là 7% nguồn vốn ủy thác. Vốn ủy thác đầu tư trước hết được ưu tiên cho các dự án trong ngành, các công ty trong ngành.
Bảng 6: Cơ cấu nhận ủy thác đầu tư theo khu vực năm 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị nhận UTĐT
PGD Láng Hạ
670 477
CN Thăng Long
194 469
CN TP.Hồ Chí Minh
546 831
CN. Sài Gòn
9 845
CN. Vũng Tàu
432 912
CN. Đà Nẵng
42 065
CN. Hải Phòng
38 554
CN. Nam Định
15 927
CN Cần Thơ
26 012
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
Dịch vụ ủy thác đầu tư phát triển mạnh ở 3 khu vực chính Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, là 3 điểm chủ chốt có trụ sở của PVFC. Các chi nhánh ở khu vực còn lại do quy mô nhỏ hẹp nên doanh số còn chưa cao.
Nghiệp vụ trái phiếu.
Với ưu thế về nguồn vốn, PVFC đang nỗ lực hợp tác với các đối tác nhằm tạo lập thị trường trái phiếu và trở thành đối tác tin cậy trong việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp.
Phân phối trái phiếu: PVFC hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu vốn dài hạn (từ 1 đến 3 năm) và hiệu quả (có phương án kinh doanh từ nguồn thu phát hành trái phiếu hiệu quả, có tài sản đảm bảo phù hợp, có phương án trả lãi và gốc trái phiếu) chào bán trái phiếu đến các nhà đầu tư và cam kết toàn bộ số lượng trái phiếu doanh nghiệp dự kiến phát hành sẽ được phân phối thành công.
Tạo lập thị trường trái phiếu: PVFC hợp tác với các đối tác là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp tác và tham gia vào thị trường trái phiếu nhằm phát triển thị trường cho trái phiếu, cung cấp các dịch vụ mua/bán và mua/bán chiết khấu các loại trái phiếu đa dạng bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ cầm cố, thế chấp trái phiếu cho các giao dịch tài chính với PVFC với tỷ lệ cầm cố/thế chấp cạnh tranh.
Mua bán kỳ hạn chứng từ có giá.
Với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, nhu cầu nguồn vốn của các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng tăng cao. Với ưu thế về kinh nghiệm hoạt động trong thị trường tài chính và thị trường vốn, PVFC cung cấp khách hàng các dịch vụ nguồn vốn ngắn hạn (từ 3-6 tháng) thông qua nghiệp vụ mua bán kỳ hạn chứng từ có giá và hợp đồng bán quyền bán chứng khoán.
Mua bán kỳ hạn chứng từ có giá: hiện nay danh mục các loại chứng khoán có kỳ hạn tại PVFC rất đa dạng và phong phú, trong đó có cả những loại chứng khoán của các công ty có hiệu quả kinh doanh tốt như NHTM cổ phần Đông Nam Á (TPCĐ Seabank), Ngân hàng TMCP Đông Á ( EAB), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB)
Hợp đồng bán quyền bán chứng khoán: Nhằm gia tăng sự giải quyết nhanh chóng nhu cầu vốn của khách hàng và đa dạng hóa dịch vụ của mình, PVFC còn tham gia việc mua bán các loại chứng khoán có giá do khách hàng nắm giữ với mức lãi suất ổn định hơn so với dịch vụ cầm cố chứng khoán niêm yết thực hiện tại các công ty chứng khoán.
Hoạt động bảo lãnh
Nghiệp vụ bảo lãnh tại Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) không phải là hoạt động quan trọng nhất quyết định đến toàn bộ quá trình hoạt động của PVFC. Nhưng đây là hoạt động tất yếu và đầy tiềm năng của PVFC nói riêng và các tổ chức tín dụng khác.
Bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của PVFC (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Các hình thức bảo lãnh PVFC đang thực hiện: bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm.
Ưu thế và lợi ích:
Thủ tục nhanh gọn,thuận tiện.
Phí bảo lãnh cạnh tranh. Có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt và sử dụng các dịch vụ phi tín dụng của PVFC;
Với các sản phẩm bảo lãnh đa dạng của PVFC, khách hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo lãnh của bên thứ ba
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về thủ tục, nội dung và hình thức bảo lãnh phù hợp với mục tiêu và khả năng của khách hàng, tạo điều kiện tối đa để khách hàng có phương án bảo lãnh tối ưu nhất, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Cách thức PVFC giao dịch với khách hàng: 2 hình thức
Trực tiếp:khách hàng có thễ gặp trực tiếp nhân viên giao dịch của PVFC tại công ty hoặc địa điểm yêu cầu của khách hàng.
Gián tiếp:Thông qua các phương tiện liên lạc thông tin: Điện thoại, Fax, Email.
Giải pháp giúp PVFC hoạt động bảo lãnh tốt hơn:
Công tác tổ chức đào tạo cán bộ
Xây dựng mạng lưới phục vụ và nâng cao chất lượng mạng lưới
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát
Bổ sung, tăng cường quỹ ngoại tệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và dịch vụ đối ngoại của PVFC, trong đó có bảo lãnh
Ứng dụng Markerting vào hoạt động bảo lãnh của PVFC
Thiết lập và duy trì các mối quan hệ dao dịch với các tổ chức tín dụng khác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi để đẩy mạnh nghiệp vụ đồng bảo lãnh
Quy định tỷ lệ ký quỹ và tài sản đảm bảo trong bảo lãnh một cách rõ ràng, cụ thể, thống nhất cho từng đối tượng khách hàng
Về phía khách hàng - giải pháp hỗ trợ một cách tổng thể nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững tốt đẹp giữa PVFC và khách hàng
Hoạt động khác
Các nghiệp vụ khác được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành
• Mở tài khoản:
- Được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước nơi Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
- Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
• Dịch vụ ngân quỹ: Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
• Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.
• Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
Tham gia thị trường tiền tệ: PVFC được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.
• Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng.
Sự phát triển nhanh, mạnh của PVFC ngày càng thể hiện vai trò là một định chế vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. PVFC tập trung phát triển các sản phẩm trọn gói cho khách hàng về tín dụng, đầu tư và các dịch vụ tài chính. Hai sản phẩm mũi nhọn mà PVFC chú trọng sau cổ phần hoá là đầu tư tài chính và tư vấn tài chính. Hiệ nay, PVFC là một nhà tư vấn tài chính và chuyển đổi cấu trúc tài chính, đưa các doanh nghiệp ngành Dầu khí gắn với hoạt động của thị trường vốn. Bên cạnh đó, một trong những dịch vụ được các đối tác, khách hàng tín nhiệm lựa chọn PVFC, là tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp. Thời gian qua, PVFC đã tham gia với tư cách là đơn vị tư vấn cổ phần hóa thành công cho các đơn vị lớn trong và ngoài ngành Dầu khí.
• Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ tự có.
2.5.2. Các nghiệp vụ phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
• Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Với mục tiêu trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu và uy tín nhất tại Việt Nam, kinh doanh ngoại hối là một trong những sản phẩm mũi nhọn được chú trong phát triển tại PVFC với chủ trương: đem đến cho các khách hàng những sản phẩm hiệu quả nhất, an toàn nhất, trong thời gian nhanh nhất.
Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, PVFC còn hướng tới giúp các khách hàng bảo hiểm các rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của khách hàng.
Hiện nay, PVFC cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau:
Giao dịch giao ngay (Spot)
Giao dịch kỳ hạn (Forward)
Giao dịch quyền chọn (Option)
Giao dịch hoán đổi
Hoán đổi ngoại tệ (FX Swap)
Hoán đổi lãi suất (IRS)
Các đối tác hiện nay của PVFC, ngoài các ngân hàng thương mại hàng đầu trong nước, còn có các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới như HSBC, Citi Bank, Standard Chartered, ANZ,…. PVFC cũng được trang bị hệ thống giao dịch điện tử hiện đại nhất để đem lại cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất.
Tháng 9/2011, Ngân hàng Nhà Nước đã cấp giấy chứng nhận số 5892/GCN-NHNN, công nhận PVFC là thành viên chính thức của Thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng. Với việc là thành viên của thị trường liên ngân hàng, PVFC được phép trực tiếp thực hiện các giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, điều này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng của PVFC.
• Hoạt động bao thanh toán:
Bao thanh toán là việc PVFC dùng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hoá.
Đối tượng: Các khách hàng là các tổ chức kinh tế trong ngành, các nhà thầu cung cấp dịch vụ, thiết bị cho các đơn vị trong ngành.
Lợi ích khách hàng: Thu hồi vốn nhanh, đảm bảo việc quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần làm quá trình sản xuất được liên tục. Đặc biệt khách hàng nghiệp vụ bao thanh toán có thể tránh được những rủi ro mất vốn khi đối tác không trả nợ, bởi các Công ty Tài chính đã mua lại các quyền đòi nợ của họ theo cách thức không truy đòi, họ có thể sử dụng ngay số tiền do Công ty Tài chính trả.
Điều kiện:
Thời gian của các khoản phải thu ngắn hơn hoặc bằng 180 ngày;
Đảm bảo được các yêu cầu bảo toàn vốn của PVFC
• Dịch vụ nhận quản lý vốn uỷ thác:
Dịch vụ nhận quản lý vốn uỷ thác là hình thức khách hàng uỷ thác cho PVFC quản lý nguồn vốn nhàn rỗi trong một kỳ hạn nhất đinh, khách hàng được hưởng mức lãi suất cố định trên số tiền uỷ thác và thời gian uỷ thác.
Đối tượng: Các đơn vị trong ngành Dầu khí và các Tổ chức kinh tế khác.
Lợi ích:
Lãi suất cố định cạnh tranh theo kỳ hạn uỷ thác
Đảm bảo 100% vốn uỷ thác
Rút vốn trước hạn và hưởng lãi suất ưu đãi
Thời hạn uỷ thác linh hoạt, từ 1 tuần trở lên
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Thị trường tài chính hiện nay đang dần hoàn thiện, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị kinh tế vô cùng được chú trọng, trong khi các ngân hàng thương mại đang có những bước tiến chậm lại trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới thì các định chế tài chính hình thành nên để có thể khắc phục tình trạng đó, tạo ra sư đa dạng và chuyên môn hóa trên thị trường tài chính. Góp phần phá vỡ được thế độc tôn của Ngân hàng thương mại, tạo ra sự đa dạng nguồn vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh cầu vốn và phát triển có định hướng của riêng mình, công ty tài chính ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính, mang lại tính hiệu quả cao cho thị trường khi mở rộng được phạm vi vay vốn của các doanh nghiệp, kích thích kinh tế phát triển. Dù là có sự hình thành và phát triển mong đợi, nhưng vẫn còn rất xa để có thể nói đến hai từ “hoàn thiện” trong hệ thống các công ty tài chính. Muốn đạt được các bước tiến mới và khẳng định vị thế của mình hơn nữa, các công ty tài chính cần có sự nỗ lực của riêng mình cộng với sự giúp đỡ của chính phủ và xã hội. Sau đây nhóm xin kiến nghị các biện pháp nhăm tăng hiệu quả hoạt động của công ty tài chính:
Đối với các công ty tài chính
Phải định hướng rõ ràng về mô hình và cơ chế hoạt động của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế.
Để thực hiện tốt công cụ quản trị vốn của tập đoàn , các công ty tài chính phải được tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng cần thiết, trong đó tập đoàn nắm quyền chi phối về vốn tại công ty mẹ, từng bước hình thành một định chế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con gồm nhiều công ty hoạt động trong những lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, tạo sức mạnh tổng hợp của hệ thống.
Để có thể vận hành tốt vai trò là một định chế mạnh của tập đoàn, các công ty tài chính cần phải tái cấu trúc lại mô hình tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, đủ mạnh để hỗ trợ cho ban lãnh đạo ra các quyết định nhanh nhạy và chính xác. Trụ sở chính sẽ làm nhiệm vụ công ty mẹ, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sẽ thành công ty con. Phương thức quản lí công ty mẹ- công ty con thực hiện theo cơ chế công ty mẹ trực tiếp kinh doanh và điều phối về tài chính, quản lí công ty con bằng các quy định thống nhất, minh bạch trong toàn hệ thống.
Giải pháp về phát triển hoạt động.
Đa dạng hoá các hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, hiện đại hoá các nghiệp vụ, tăng cường các giải pháp công nghệ hiệu quả cho các công ty tài chính Việt Nam, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin tài chính ngân hàng giúp họ nâng cao năng lực, hiệu quả trong giao dịch, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất vì khi sự bất ổn trên thị trường liên tục gia tăng thì rủi ro do sự cố hệ thống gây ra tăng theo và điều này có thể làm chậm tốc độ các giao dịch, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tài chính toàn cầu và các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong thị trường đó.
Bộ phận đánh giá rủi ro là một trong các bộ phận quan trọng của các định chế tài chính ma nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ chủ yếu, công ty tài chính cũng vậy. Phát triển hệ thống đánh giá rủi ro giúp doanh nghiệp hạn chế và loại bỏ được các tình huống nợ xấu, khó đòi và vỡ nợ, giúp công ty luôn hoạt động một cách liên tục và hiệu quả. Do sự tranh giành khách hàng, đôi khi các công ty quên đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng, và điều này làm cho công ty rơi vào tình trạng không mong muốn là nợ xấu, vỡ nợ, vì thế bộ phận đánh giá rủi ro cần làm việc tích cực và hiệu quả để không làm mất đi nguồn thu tiềm năng của công ty vừa làm được việc đảm bảo công ty hoạt đông trơn tru, liên tục.
Chủ động trong quá trình tìm kiếm khách hàng để từ đó tạo được sự phát triển nhanh và bền vững.
Coi trọng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực đặt trong công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ với chế độ đãi ngộ hợp lý và môi trường làm việc văn minh hiện đại. Đồng thời cũng có những chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân tài trong ngành tài chính.
Xây dựng văn hoá công ty góp phần nâng cao bộ mặt công ty chỉ chuyên về lĩnh vực tài chính. Văn hóa công ty được tập thể nhân viên xây dựng và đồng tâm thực hiện qua hệ thống các quy trình công việc, giao tiếp ứng xử và phong cách kinh doanh hiện đại của định chế tài chính.
Đối với Nhà nước.
Tạo ra môi trường pháp lý và mối tương quan kinh tế thuận lợi hơn nữa, cần xác định rõ về vai trò, vị trí, cơ chế hoạt động, quản lý đối với các công ty tài chính, theo đó sửa đổi những điểm bất hợp lý về tổ chức, về phạm vi hoạt động, về các nghiệp vụ của công ty tài chính. Đồng thời, tiếp tục duy trì sự ổn định nền kinh tế, phát triển các yếu tố cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tài chính phát triển như: hoàn thiện thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản.…
Hiện nay, có thể nói là nghị định 141/2006/NĐ- CP, nghị định 79/2002/NĐ-CP và luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định khá chặt chẽ về các hoạt động của công ty tài chính, từ đó có thể thấy được sự rạch ròi trong khuyến khích và giới hạn các loại hình kinh doanh của công ty tài chính. Có thể đánh giá pháp luật Việt Nam đang làm một cơ sở tốt để khuyến khích các định chế tài chính phi ngân hàng phát triển trong đó có công ty tài chính.
Một số điều không cho phép công ty tài chính làm trong các nghị định trên là hoàn toàn phù hợp với ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế rủi ro vỡ nợ của các công ty tài chính. Mặc dù các công ty tài chính luôn phàn nàn về điều đó.
Đối với Ngân hàng Nhà nước.
Với tư cách là cơ quan tham mưu cho Nhà nước về xây dựng, luật tổ chức tín dụng thì luôn cần sửa đổi những bất hợp lý trong các bô luật, nghị định để trình Quốc Hội xem xét, sửa đổi tạo điều kiện hơn cho hoạt động của các công ty tài chính.
Hoàn thiện các quy chế và tiến hành giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các Công ty tài chính (về quy chế an toàn, dự phòng rủi ro, thanh tra giám sát) Ngân hàng Nhà nước cũng nên tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhằm duy trì lòng tin của công chúng với hệ thống các Công ty tài chính.
Đối với các Tổng công ty chủ quản của các công ty tài chính.
Do công ty tài chính là công ty con của tập đoàn nên việc công ty tài chính hiểu rõ các hoạt động và nhu cầu vốn của tập đoàn là đương nhiên, điều đó lý giải cho việc công ty tài chính là nguồn phân phối vốn trong tập đoàn, từ công ty mẹ cho đến các công ty con khác. Việc gắn kết và tương hỗ giữa công ty mẹ và công ty con (công ty tài chính) giúp gia tăng hiệu quả của toàn tập đoàn.
Thấy rõ được chức năng nhiệm vụ của các Công ty tài chính trong cơ cấu Tổng Công ty là: Cầu nối giữa Tổng Công ty và các thành viên giữa Tổng Công ty và các tổ chức tài chính, thị trường tài chính.
Uỷ thác cho Công ty tài chính đại diện trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng uỷ thác cho Công ty tài chính quản lý nguồn vốn tự tích lũy.
Giao cho Công ty tài chính xây dựng các phương án huy động vốn phát hành trái phiếu và các nghiệp vụ liên quan.
Tạo lập cơ chế điều hòa vốn nhàn rỗi giao cho Công ty tài chính xây dựng phương án và tổ chức thực hiện, từng bước giao cho Công ty tài chính quản lý các quỹ, phân tiền tạm thời nhàn rỗi.
Tăng vốn cho Điều lệ cho các Công ty tài chính nhằm mở rộng năng lực của các Tổng Công ty tài chính.
Hoàn chỉnh chiến lược phát triển của các Tổng Công ty, tích cực triển khai mô hình tập đoàn kinh tế trong đó có xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công ty tài chính.
Tạo cho công ty tài chính sự độc lập tương đối để có thể sử dụng vốn hiệu quả nhất cho hoạt động đầu tư sinh lời, tránh lệ thuộc vào các quyết định của công ty mẹ để rồi mất đi chức năng đặc biệt là bộ phận phân phối vốn của tập đoàn, nhưng song song đó luôn tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động của công ty tài chính nhằm giữ cho công ty tài chính không vượt quá xa quyền hạn của mình, thiếu kiểm soát.
KẾT LUẬN
Thị trường tài chính hiện nay đang dần hoàn thiện, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị kinh tế vô cùng được chú trọng, trong khi các ngân hàng thương mại đang có những bước tiến chậm lại trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới thì các định chế tài chính hình thành nên để có thể khắc phục tình trạng đó, tạo ra sư đa dạng và chuyên môn hóa trên thị trường tài chính. Góp phần phá vỡ được thế độc tôn của Ngân hàng thương mại, tạo ra sự đa dạng nguồn vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh cầu vốn và phát triển có định hướng của riêng mình, công ty tài chính ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính. Hoạt động của công ty tài chính mang về một lợi nhuận khổng lồ giúp cho Tổng công ty luôn hoạt đông hiệu quả và trơn tru; đồng thời xã hội cũng nhận được rất nhiều lợi ích qua việc tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp cầu vốn, làm tăng tính hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường. Nhưng để luôn có được sự phát triển là một điều không hề dễ dàng, có khi đôi lúc phải lâm vào khủng hoảng, bế tắc nhưng nhìn chung tiềm năng của công ty tài chính có thể khai thác được là rất lớn, để khai thác triệt để tiềm năng đó và hạn chế các nguy cơ xấu nhất cần có các sự nỗ lực của bản thân công ty tài chính đồng thời phải nhận được sự giúp đỡ về mặt pháp lí của chính phủ, và sự hỗ trợ từ Tổng công ty chủ quản, điều đó là rất cần thiết để xây dưng nên một công ty tài chính vững mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các định chế tài chính,Hồ Diệu (2000), NXB Thống kê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động của công ty tài chính PVFC trên thị trường tài chính Việt Nam.docx