Đề tài Hoạt động của Công ty TNHH May Nam Sơn

MỤC LỤC I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty . 1.1. Giai đoạn 1 (từ ngày đầu thành lập 1993 đến cuối 1996) . 1.2. Giai đoạn 2 (từ 1996 đến nay) II. Sơ lược về ngành may mặc Việt Nam . III. Cơ cấu tổ chức của công ty . 3.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý Công ty 3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 3.3. Nhân sự của Công ty . IV. Hoạt động của Công ty . 4.1. Sản phẩm đầu vào 4.2. Đầu ra cho sản phẩm . 4.3. Quy trình sản xuất . 4.4. Tình hình tài chính 4.5. Đặc điểm về quản lý vật tư . 4.6. Chính sách nhân sự . V. Những vấn đề còn tồn tại

docx17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động của Công ty TNHH May Nam Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 1.1. Giai đoạn 1 (từ ngày đầu thành lập 1993 đến cuối 1996) 1.2. Giai đoạn 2 (từ 1996 đến nay) II. Sơ lược về ngành may mặc Việt Nam III. Cơ cấu tổ chức của công ty 3.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý Công ty 3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 3.3. Nhân sự của Công ty IV. Hoạt động của Công ty 4.1. Sản phẩm đầu vào 4.2. Đầu ra cho sản phẩm 4.3. Quy trình sản xuất 4.4. Tình hình tài chính 4.5. Đặc điểm về quản lý vật tư 4.6. Chính sách nhân sự V. Những vấn đề còn tồn tại I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH May Nam Sơn Công ty TNHH May Nam Sơn được thành lập vào ngày 27/09/1993 theo giấy phép đăng ký do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 29/09/1993. Trụ sở chính của Công ty TNHH May Nam Sơn tại Kim Âu- Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội. Trải qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển cùng với sự thay đổi, đổi mới cả về tư duy lãnh đạo cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty để công ty ngày càng phát triển, có thể chia quá trình xây dựng và phát triển đó của Công ty làm 2 giai đoạn: 1.1. Giai đoạn 1 (từ những ngày đầu mới thành lập 1993 đến cuối 1996) Trong những năm đầu mới thành lập Công ty TNHH May Nam Sơn hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất hàng may mặc phục vụ thị trường trong nước (chủ yếu là thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) với các sản phẩm chính như áo Jacket, quần âu, áo sơ mi nam, nữ… sản phẩm làm ra của Công ty TNHH May Nam Sơn lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường, chưa có một chỗ đứng ổn định trên thị trường bởi lẽ sản phẩm làm ra của Nam Sơn thời gian đầu còn quá đơn điệu về chủng loại, mẫu mã. Hơn nữa là một công ty nhỏ lại mới thành lập thiếu vốn, thiếu nhân lực, thiếu kinh nghiệm lại gặp phải sự cạnh tranh từ các công ty có quy mô lớn hơn, đã có uy tín nhiều năm trên thị trường… Trong tình hình đó đã có lúc tưởng như công ty không thể tồn tại được thì cùng với sự cố gắng tìm ra giải pháp tối ưu để đưa công ty phát triển của ban lãnh đạo công ty và chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước, ban lãnh đạo công ty Nam Sơn đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mới trang thiết bị, tuyển dụng tuyển mộ, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân cũng như trình độ quản lý của bộ phận hành chính. Thay đổi hình thức kinh doanh từ phục vụ thị trường trong nước sang hình thức nhận "gia công xuất khẩu" phục vụ thị trường quốc tế. 1.2. Giai đoạn 2 (từ cuối 1996 đến nay) Từ 1996 sau khi đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ quản lý và thay đổi hình thức kinh doanh từ sản xuất phục vụ thị trường trong nước sang hình thức nhận gia công xuất khẩu cho các bên đặt gia công nước ngoài thì Công ty TNHH May Nam Sơn đã dần phát triển, tạo dựng được uy tín thiết lập được nhiều quan hệ làm ăn với nhiều đối tác đặt gia công lớn trong lĩnh vực may mặc như: TESCO (Anh) Mango (Tây Ban Nha) Sunlong (Hồng Kông) Antaylo (USD) Eddiebauer Lance Bryant Thiết lập được các mối quan hệ với các đối tác có uy tín và có một thị phần rất lớn trên thị trường thế giới đã giúp cho sản phẩm của Công ty TNHH May Nam Sơn có mặt ở hầu hết các thị trường lớn như EU, Mỹ, Canada,Thuỵ Sĩ, Nam Mỹ… với số lượng ngày càng lớn theo các đơn đặt hàng của các công ty đặt gia công nói trên. Là một công ty chuyên nhận gia công xuất khẩu nhưng Công ty TNHH May Nam Sơn đã không ngừng phát triển qua thời gian. Bởi vì sản phẩm của Nam Sơn luôn đáp ứng rất tốt các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, phẩm chất, quy cách, mẫu mã hàng hoá mà bên đặt gia công yêu cầu. Hơn thế nữa ban giám đốc Công ty TNHH May Nam Sơn còn có những chính sách phát triển rất hợp lý, đặc biệt là các mối quan hệ cũng như cách thích ứng với từng đối tác. Họ coi trọng đối tác, đáp ứng các yêu cầu hợp lý của đối tác, tìm hiểu một cách chi tiết và cụ thể về từng đối tác. Với mỗi khách hàng khác nhau do đó họ có quốc tịch khác nhau cũng chính vì vậy mà phong tục tập quán, cách thức làm ăn, cách thức thực hiện hợp đồng họ cũng có những yêu cầu khác nhau: về giao nhận về đóng gói về các thủ tục chứng từ có liên quan… Nam Sơn đã có những chiến lược thích nghi hợp lý với từng đối tác khách hàng. Để từ đó nâng cao uy tín của công ty với các công ty đặt gia công, tạo dựng được nhiều các mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững đôi bên cùng có lợi với nhiều đối tác trên thế giới. Hơn 13 năm xây dựng và phát triển Công ty TNHH May Nam Sơn đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng với sự cố gắng của đội ngũ công nhân viên cùng với các chiến lược kinh doanh hợp lý của ban lãnh đạo thì Công ty TNHH May Nam Sơn cũng đã đạt được những thành công nhất định. Điều đó được thể hiện ở những kết quả đã làm được trong một số năm gần đây. Bảng 1: Kết quả đạt được trong 2 năm 2004 và 2005 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 1. Doanh thu bán hàng 7.809 19.707 2. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước 125 275 - Thuế VAT 40,5 50 - Thuế xuất nhập khẩu 10 56,5 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 57,5 164,5 - Thuế khác 17 4 3. Tổng nguồn vốn 15.918 16.500 - Vốn vay 13.070 8.450 - Vốn chủ sở hữu 2.848 8.050 4. Tài sản cố định 8.258 7.435 - Nguyên giá 14.326 14.801 - Hao mòn luỹ kế -6.068 -7.366 5. Lợi nhuận sau thuế 118 253 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Nam Sơn Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả đạt được của Công ty năm sau cao hơn năm trước, tất cả các chỉ tiêu đạt được của năm 2005 đều cao hơn năm 2004, đặc biệt là về doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế đều tăng gấp hơn 2 lần so với năm trước. Điều đó cũng giúp cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng cao, từ đó sẽ giúp họ có một cuộc sống ổn định hơn và họ sẽ có tâm huyết hơn trong việc cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của công ty. III. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH May Nam Sơn 3.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty Hình: Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty TNHH May Nam Sơn Ban giám đốc Phòng xuất nhập khẩu Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Phòng hành chính nhân sự Phòng Kỹ thuật Nhà kho Phân xưởng I Nhà cắt Phân xưởng II Nguồn: Phòng Kế hoạch Công ty TNHH May Nam Sơn 3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban * Phòng xuất nhập khẩu Đứng đầu là trưởng phòng có nhiệm vụ thâu tóm tổng hợp, truyền đạt hướng dẫn nhân viên về các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu theo kế hoạch đã đề ra của Ban giám đốc, chịu mọi trách nhiệm liên quan đến các nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nhân viên trong phòng được bố trí theo từng nhiệm vụ cụ thể, nhân viên chuyên về nghiệp vụ hàng xuất, nhân viên chuyên về các vấn đề liên quan đến hàng nhập… Phòng xuất nhập có nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban khác trong công ty để biết được khả năng sản xuất của Công ty Nam Sơn từ đó lập ra kế hoạch xuất nhập khẩu phù hợp với năng lực của Công ty. Có nhiệm vụ liên hệ với các đối tác nước ngoài, tìm hiểu đối tác để biết được nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng các nhu cầu của đối tác từ đó đi đến kí kết các hợp đồng trong xuất nhập khẩu. Phòng xuất nhập khẩu còn có nhiệm vụ kê khai các giấy tờ có liên quan (hoá đơn, vận đơn, tờ khai…) với các cơ quan nhà nước có liên quan như hải quan, bộ thương mại… * Phòng kế hoạch Phòng Kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng lên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH May Nam Sơn dựa trên các điều khoản trong các hợp đồng nhận gia công với các đối tác nước ngoài làm sao để cho tiến độ sản xuất kinh doanh không bị chậm trễ so với hợp đồng. Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển của Nam Sơn, trình ban giám đốc để có ý kiến chỉ đạo cũng như quyết định chính thức. Phòng kế hoạch còn phải phân chia, lập kế hoạch cụ thể cho các tổ sản xuất để làm sao các tổ sản xuất có những nhiệm vụ rõ ràng, không bị chồng chéo công việc. * Phòng kế toán Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán là quản lý tất cả các vấn đề có liên quan đến tài chính của công ty Nam Sơn. Tất cả các khoản thu, chi của công ty Nam Sơn từ việc trả lương công nhân viên, mua bán trang thiết bị sản xuất, tiền hàng thu được từ các bên đặt gia công… đều được phòng kế toán nắm bắt và tổng hợp để trình duyệt ban giám đốc, từ đó ban giám đốc sẽ có những chiến lược để điều chỉnh hoạt động của công ty sao cho hợp lý nhất. Phòng kế toán còn có nhiệm vụ lập ra các bản báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, cân đối tài khoản một cách trung thực nhất để trình duyệtlên ban giám đốc, cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền…. * Phòng hành chính nhân sự Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ nắm bắt một cách cụ thể nhất tình hình nhân sự của công ty.Từ đó tham mưu giúp ban giám đốc về mặt tổ chức của các phòng ban trong công ty nên cắt giảm số lượng nhân viên trong phòng này hay nên tăng số lượng trong hòng kia. Nắm bắt tình hình nhân sự của công ty để từ đó có các công tác tuyển mộ tuyển dụng hợp lý. * Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật công ty Nam Sơn có nhiệm vụ quản lý các mẫu hàng theo các đơn đặt hàng của các đối tác, phân tích các mẫu hàng mà đối tác đặt gia công yêu cầu từ đó lắp ghép tạo lên các mẫu mã sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng. * Phòng quản lý chất lượng Phòng có nhiệm vụ kiểm tra công tác sản xuất xem từng công đoạn có đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không, sản phẩm tạo ra có đạt yêu cầu về thẩm mỹ, kích cỡ, chất lượng hay không. Nếu không đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm đề ra thì đó là do lỗi của bộ phận nào, cần quy trách nhiệm cho ai để có biện pháp sử dụng kịp thời. * Nhà kho Công ty may Nam Sơn có hai nhà kho một là nhà kho nguyên vật liệu, một là nhà kho thành phẩm. Nhà kho có trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu cũng như thành phẩm không bị hư hỏng và tổn thất (trong phạm vi trách nhiệm của nhà kho). Phối hợp với các phòng ban để khi có lệnh là có thể cung ứng nguyên vật liệu theo số lượng yêu cầu phục vụ cho công tác sản xuất. * Công ty may Nam Sơn mặc dùcòn non trẻ vềtuổi đời (hoạt động được hơn 13 năm) nhỏ bé về quy mô nhưng với cơ cấu tổ chức hợp lý, có sự quản lý đôn đốc cũng như động viên kịp thời của ban giám đốc, đội ngũ lãnh đạo, tác phong làm việc công nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty đã làm cho trong cơ cấu tổ chức của công ty không có sự chồng chéo trong công việc, lộn xộn trong công tác quản lý. Vì vậy hiệu quả công việc cũng được tănglên và do đó công ty cũng đạt được những thành tựu đáng kể sau 13 năm xây dựng và phát triển. 3.3. Nhân lực Công ty TNHH Nam Sơn ngày đầu mới thành lập chỉ có 112 cán bộ công nhân viên nhưng đến nay số lượng đã tăng lên là 618 cán bộ công nhân viên (chưa kể số người thử việc và làm việc không chính thức) trong đó có 7 người nước ngoài. + Bộ phận quản lý: 69 người Bộ phận sản xuất: bao gồm giám đốc, phó giámd dốc tất cả cán bộ nhân viên các phòng ban như phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch, phòng quản lý chất lượng… + Bộ phận sản xuất: 549 người Bao gồm quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, nhân viên phụ trách điện, côngnhân sản xuất. Trong số 618 cán bộ công nhân viên phân theo trình độ thì có: - Đại học: 40 người - Cao đẳng: 23 người - Trung cấp: 42 người - Công nhân theo bậc thợ (1/7): 461 người - Lao động phổ thông: 52 người IV. Hoạt động của Công ty may Nam Sơn Công ty TNHH may Nam Sơn hoạt động trên lĩnh vực gia công xuất khẩu hàng may mặc với những sản phẩm chính chủ yếu như hàng dệt kim, áo azcket, quần âu, áo sơ mi… hoạt động của công ty Nam Sơn được chia làm nhiều công đoạn từ khi nhập nguyên vật liệu đầu vào tới khi tạo ra thành phẩm xuất cho đối tác nước ngoài. Dưới đây là quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may Nam Sơn. 4.1. Sản phẩm đầu vào Công ty TNHH may Nam Sơn là cơ sở sản xuất chuyên về ngành may mặc với các sản phẩm theo đơn đặt hàng phục vụ cho các đơn đặt gia công xuất khẩu của các đối tác nước ngoài vì vậy nguyên vật liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Nam Sơn là các loại vải, chỉ, mặc, khoá, mặc… Sản phẩm đầu vào của công ty Nam Sơn là do phía các công ty đặt gia công cung cấp cho công ty theo số lượng cụ thể của từng đơn đặt hàng các công ty đặt gia công sẽ cung cấp cho công ty Nam Sơn tất cả những nguyên vật liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mà phía đặt gia công yêu cầu. Nghĩa là công ty Nam Sơn sẽ không phải chịu chi phí giá thành nguyên vật liệu (việcnày do công ty đặt gia công thực hiện) mà Nam Sơn chỉ thực hiện việc nhận nguyên vật liệu từ phía đặt gia công để tạo thành sản phẩm, cung ứng cho bên đặt gia công và nhận thù lao gia công sản phẩm. Các nguyên phụ liệu như chỉ may, cúc áo, thùng cattong… thường thì cũng do bên đặt gia công cung ứng theo từng đơn đặt hàng cụ thể: chỉ một phần rất nhỏ là Nam Sơn sẽ nhập từ các nhà cung ứng trong nước (nếu ên đặt gia công không cung cấp luôn nguyên phụ liệu). Thường thì việc nhập nguyên vật liệu chính và phụ công ty Nam Sơn nhận theo hìn thức CIF tại các cảng đến của Việt Nam như: Hải Phòng, Đà Nẵng. Nhiệm vụ này thuộc về phòng xuất nhập khẩu của công ty đứng ra thực hiện với đối tác và thực hiện các thủ tục đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xuất nhập khẩu như hải quan hay bộ thương mại. Việc nhập nguyên vật liệu như thế nào là tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm trong từng hợp đồng và định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho phép mà hai bên trong hợp đồng đưa ra. 4.2. Đầu ra cho sản phẩm Nam Sơn là một công ty chuyên nhận gia công xuất khẩu hàng may mặc cho các đối tác nước ngoài vì vậy sản phẩm làm ra của Nam Sơn không bị bó hẹp ở một vài chủng loại mà nó đa dạng tùy thuộc vào từng đơn đặt hàng của các bên đặt gia công. Hiện nay sản phẩm của Nam Sơn được các nhà đặt gia công cung ứng và tiêu thụ tại các thị trường như Eu, Mỹ, Thuỵ Sĩ, Canada… số lượng sản phẩm Nam Sơn nhận gia công tăng lên theo từng đơn đặt hàng qua từng năm như đã nói. Sản phẩm của Nam Sơn là hàng may mặc nên vòng đời thay đổi nhanh, dễ bị thay sang mốt mới vì vậy yếu tố tôn trọng hợp đồng là một phần của việc cung ứng đầu ra vì chỉ có vậy thì thời gian của hợp đồng mới đảm bảo, thời gian không bị muộn để rồi sản phẩm làm ra sẽ bị lỗi mốt. Công ty Nam Sơn trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đến công đoạn cuối sẽ được kiểm tra, đóng gói, đóng thùng, đóng kiện sau đó vận chuyển đến nơi yêu cầu của bên đặt gia công như đã thoả thuận trong hợp đồng (thường là FOB hai phòng) với đầy đủ giấy tờ xuất khẩu theo pháp luật quy định. 4.3. Quy trình sản xuất Sau khi hợp đồng đã được kí kết giữa Nam Sơn và bên đặt gia côn, bên đặt gia công sẽ cung ứng nguyên vật liệu cho Nam Sơn theo đúng các điều khoản trong hợp đồng Nam Sơn sẽ nhập nguyên vật liệu đầu vào để chuẩn bị cho quy trình sản xuất của lô hàng. Quy trình sản xuất sản phẩm của Nam Sơn sẽ được chia thành ba công đoạn chủ yếu: pha cắt thành bàn thành phẩm, may tạo thành phẩm, đóng gói và hoàn thiện. * Pha cắt tạo bán thành phẩm: Sau khi đã có đầy đủ nguyên vật liệu phòng kế hoạch sẽ lập ra kế hoạch sản xuất sau đó đưa lệnh sản xuất với số lượng cụ thể xuống thủ kho và bộ phận nhà cắt -> nhà cắt sẽ được thủ kho cung cấp nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu theo kế hoạch -> bộ phận nhà cắt sẽ kiểm tra nguyên vật liệu sau đó tiến hành trải vải theo thời gian quy định (để cho vải có thời gian co giãn trở về trạng thái tự nhiên) -> đặt sơ đồ (giác màu) chuẩn bị cắt -> bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ kiểm tra trên bàn cắt -> cắt và phân loại các chi tiết và đánh số -> giao cho bộ phận may. * May tạo thành phẩm Sau khi nhận được bàn thành phẩm -> sản xuất theo công đoạn (tổ chắp sườn, tổ may tay, tổ may cổ, tổ hoàn thiện lắp ghép các bộ phận….) -> thu hoà (bộ phận kiểm tra chất lượng lại kiểm tra một lần nữa xem sản phẩm làm ra có đặt yêu cầu về thông số kỹ thuật hay không -> là (ủi) thành phẩm -> chuyểnthành phẩm xuống đóng gói và hoàn thiện. * Đóng gói và hoàn thiện Đưa thành phẩm vào túi PE -> đóng hộp đơn chiếc (nếu có yêu cầu từ phía đặt gia công) -> đóng thùng cát tông hay thùng gỗ tuỳ theo hợp đồng, và kích thước, mẫu mã của bao bì sản phẩm cũng còn tuỳ vào từng khách hàng cụ thể bởi mỗi khách hàng họ có những yêu cầu khác nhau -> nhập kho thành phẩm chờ đến ngày xuất. Quy trình sản xuất của công ty Nam Sơn được phân chia theo từng công đoạn cụ thể nói trên, mỗi nhóm mỗi tổ thực hiện một công đoạn khác nhau. Việc phân chia quá trình sản xuất theo từng công đoạn giúp cho công nhân viên chuyên sâu hơn, tay nghề được nâng cao. Việc phân chia công đoạn cụ thể còn giúp cho bộ phận kiểm tra chất lưonựg quản lý chặt chẽ và chính xác hơn bởi mỗi công đoạn đều có thể quy trách nhiệm dễ dàng có các tổ các nhóm. Quy trình sản xuất của công ty được thực hiện bắt đầu từ khi: có nguyên vật liệu -> pha cắt -> may (theo công đoạn) -> Đóng gói hoàn thiện -> lưu kho. Với bất kỳ một bản hợp đồng nhận gia công nào từ lớn hay nhỏ thì Công ty Nam Sơn cũng thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty để có thể tạo ra những sản phẩm đẹp về thẩm mỹ tốt về chất lượng. Dưới đây là sơ đồ quy trình sản xuất của Công ty Hình : Sơ đồ quy trình sản xuất của Công ty TNHH May Nam Sơn NVL Pha cắt May Đóng gói Lưu kho 4.4. Tình hình tài chính * Doanh thu, chi phí cũng như tất cả những vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của Công ty TNHH May Nam Sơn đều được quản lý bởi phòng kế toán của Công ty thông qua sự chỉ đạo của ban giám đốc. Sau 15 nam xây dựng và phát triển Công ty TNHH May Nam Sơn đã từng bước đi lên nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH May Nam Sơn tăng dần theo từng năm thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng 2: Tổng nguồn vốn của Công ty TNHH May Nam Sơn Đơn vị tính: triệu đồng Năm Nguồn vốn 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn vay 7.710 10.557 13.070 8.450 8.549 Vốn chủ sở hữu 3.663 3.707 2.848 8.050 8.593 Tổng nguồn vốn 11.373 14.264 15.918 16.500 17.142 Nguồn vốn: Phòng kế toán Công ty TNHH May Nam Sơn Qua bảng số liệu về nguồn vốn của Công ty TNHH May Nam Sơn ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty qua các năm đều tăng. Đặc biệt nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh từ 3.663 triệu đồng năm 2002 lên tới 8.593 triệu đồng năm 2006. Tổng nguồn vốn năm 2003 tăng 25,4% so với năm 2002, năm 2004 tăng 11,8% so với năm 2003, năm 2005 tăng 3% so với năm 2004 và năm 2006 so với năm 2005 đã tăng 7,5% nguồn vốn tính từ 2002 đến 2006 đã tăng đáng kể cụ thể là năm 2006 đã tăng gần 51% so với năm 2002. * Những năm gần đây công ty luôn làm ăn có lãi mặc dù năm 2004 có giảm so với năm2003 từ 154 triệu xuống còn 118 triệu, nhưng năm 2005 lợi nhuận sau thuế lại có bước nhảy vọt lên 253 triệu đồng. Về tổng thể thì Công ty TNHH May Nam Sơn đã đạt được những kết quả tuy chưa phải là tốt lắm nhưng nó cũng đã đáp ứng được kế hoạch của công ty đề ra, cụ thể thông qua bảng báo cáo tài chính dưới đây. Bảng 3: Bảng báo cáo tài chính Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 - Doanh thu 9683 7809 19707 - Giá vốn 7526 5118 16707 - CF quản lý 1248 2007 2528 - CF tài chính 453 492 225 - Doanh thu tài chính 1 13 2 - Thu nhập khác 470 ,, 13 - Chi phí khác 475 ,, 8 - Lợi nhuận sau thuế 164 118 253 Nguồn vốn: Phòng kế toán Công ty TNHH May Nam Sơn Hệ thống sổ sách kế toán, tài chính của Công ty TNHH May Nam Sơn minh bạch rõ ràng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định của pháp lệnh đề ra. Các bảng báo cáo tài chính, tổng hợp sổ sách kế toán của công ty được bộ phận kế toán thực hiện dựa trên hoạt động thực tế của công ty thông qua ban giám đốc trình cơ quan quản lý nhà nước kiểm toán. 4.5. Đặc điểm về quản lý vật tư Là một công ty sản xuất hàng may mặc nên nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của Nam Sơn chủ yếu là các loại vải, chỉ, mác, cúc… là một công ty chuyên nhận gia công xuất khẩu phục vụ thị trường nước ngoài vì vậy nguyên vật liệu là do phía khách hàng cung cấp cho Nam Sơn. Số lượng nguyên vật liệu được nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng cụ thể của từng đơn đặt hàng. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu do hai bên thoả thuận. Bên phía Nam Sơn phòng kỹ thuật có nhiệm vụ xác định mức tiêu hao vật tư cho từng đơn đặt hàng cụ thể từ đó sẽ thoả thuận theo hợp đồng với khách hàng về định mức tiêu hao cụ thể. Việc lập ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cụ thể sẽ giúp cho quá trình sử dụng nguyên vật liệu hợp lý tránh lãng phí, thất thoát từ đó sẽ làm giảm giá thành sản phẩm giúp cho giá gia công rẻ đi và sản phẩm của Nam Sơn sẽ có sức cạnh tranh lớn. Dưới đây là bảng định mức cụ thể của một đơn hàng. Bảng : Bảng định mức và tỷ lệ hao hụt của từng mã hàng của hợp đồng ESL06001 STT Mã HS ĐVT Định mức Tỷ lệ hao hụt Nguồn nguyên liệu 1 Vải chính 100% cotton K65'' 521112 yds 0,46 0,75 3 Nước ngoài cung cấp 2 Chỉ may 621710 cuộn 0,01 3 ,, 3 Nhãn các loại ,, chiếc 6,03 3 ,, 4 Túi PE ,, ,, 1 3 ,, 5 Đạn nhựa ,, ,, 1 3 ,, 6 Dây băng nylon ,, yds 0,35 3 ,, 7 Dây chun ,, yds 0,2 3 ,, 8 Mác áo ,, chiếc 0,03 3 ,, 9 Thùng caton ,, chiếc 0 Mua tại Việt Nam Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH May Nam Sơn 4.6. Chính sách nhân sự Chính sách nhân sự của Công ty TNHH May Nam Sơn còn tuỳ thuộc vào bộ phận quản lý hay sản xuất trực tiếp. Đối với đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp trong quá trình tuyển chọn đòi hỏi phải có trình độ hết phổ thông trung học và phải có trình độ cơ bản về nghề may. Sau khi được tuyển dụng họ còn phải trải qua thời gian thử việc và học việc. Chỉ đến khi đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về tay nghề họ mới chính thức được nhận vào làm. Quá trình tuyển chọn đó đã giúp công ty có một đội ngũ công nhân có năng lực trong công việc, có khả năng cạnh tranh nâng ca tay nghề dần hoàn thiện để trở thành người công nhân lành nghề làm cho năng suất lao động tăng cũng như chất lượng sản phẩm của công ty đảm bảo. Đội ngũ quản lý khối văn phòng tuỳ thuộc vào các phòng ban cụ thể công ty có những chính sách cụ thể trong tuyển chọn. Một số phòng ban chính như kế toán, phòng XNK, phòng kế hoạch… Yêu cầu là phải tốt nghiệp đại học, có năng lực và trình độ thực sự trong công việc cũng như những nhạy bén trong kinh doanh… việc tuyển chọn thông qua việc sơ tuyển và phỏng vấn trực tiếp để tuyển chọn những người phù hợp nhất. Còn một số phòng ban khác như kho, phòng kỹ thuật, phòng bảo dưỡng lại đòi hỏi trình độ tay nghề năng lực thực tế trong công việc là chính nên việc tuyển chọn có phần đơn giản hơn. Với những con người hiện có đội ngũ công nhân lành nghề, các nhà quản lý có năng lực. Công ty TNHH May Nam Sơn có phương hướng trong thời gian tới sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo quy mô tăng sức cạnh tranh thiết lập mối quan hệ với nhiều khách hàng, nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh từng bước cải thiện đời sống công nhân viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoạt động của Công ty TNHH May Nam Sơn.docx
Luận văn liên quan