Đề tài Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua ba chương, khoá luận đã làm rõ được những đặc điểm và cơ chế hoạt động của ĐTMH, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, phân tích thực trạng của Việt Nam và nêu lên một số bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam trong thời gian tới. Khoá luận đã chỉ rõ bản chất của ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn và phù hợp với nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án công nghệ mới và công nghệ cao. ĐTMH có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác nên cần có những qui định hành lang pháp lý nhất định để điều tiết hoạt động này. Phát triển loại hình ĐTMH sẽ tạo ra một kênh cấp vốn hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như khuyến khích sự thành lập khu vực kinh tế tư nhân

pdf110 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tri thức; Phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ cao theo tiêu chuẩn phù hợp với môi trường làm việc quốc tế; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý như quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, luật, v.v… ĐTMH là một loại hình phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như ý tưởng về khoa học công nghệ, yếu tố về vốn, thị trường sơ cấp và thị trường OTC, bảo hiểm, v.v…Vì ĐTMH là một loại hình kinh doanh còn mới mẻ ở Việt Nam nên việc học hỏi kinh nghiệm thành công cũng như rút ra bài học về sự thất bại ở các nước là điều cần thiết và quan trọng để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của nước ta trong thời điểm hiện nay. IV. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tƣ mạo hiểm ở Việt Nam 1. Hoàn thiện môi trường thể chế khuyến khích phát triển hình thức đầu tư mạo hiểm a. Xây dựng khung khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm Việc xây dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm xuất phát từ quan điểm: vốn đầu tư mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, do đó góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì vậy nhà nước cần xây dựng một khung khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm nhằm mục đích: Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 83  Khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới.  Bảo vệ quyền và tài sản của các cổ đông/thành viên góp vốn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm.  Bảo vệ quyền và tài sản của quỹ đầu tư mạo hiểm trong các đối tác được tài trợ.  Nhà nước kiểm soát hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Như vậy trong bối cảnh Việt Nam, nhà nước ở cấp trung ương cần đưa ra một quan điểm rõ ràng và cụ thể về việc khuyến khích phát triển hình thức đầu tư vốn mạo hiểm cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thông qua hệ thống văn bản pháp lý nhằm thể chế hóa hoạt động này. Đồng thời chính phủ cần thành lập riêng một Uỷ ban quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm nhằm xây dựng lộ trình và thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới. Trước mắt nhà nước cần ban hành các quy định hướng dẫn hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Sau đó nhà nước cần tiến tới soạn thảo riêng một đạo luật cho hoạt động này. Tại một số quốc gia như Ấn Độ thì hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm được chi phối bởi hai đạo luật riêng cho quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa và quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài. Điều này cũng hợp lý trong giai đoạn chuyển đổi của các nền kinh tế đang phát triển nhằm mục đích kiểm soát và thu hút nguồn vốn trong nước lẫn nước ngoài một cách có hiệu quả. Một khung khổ pháp lý riêng cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm còn phải đặt trong khung khổ pháp lý chung điều chỉnh hoạt động của các quỹ đầu tư. Do đó nhà nước cần triển khai xây dựng một bộ luật chi phối hoạt động của các quỹ đầu tư nói chung chứ không riêng cho các quỹ đầu tư chứng khoán như hiện nay. Các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của quỹ đầu tư lại bị chi phối bởi hệ thống pháp luật về kinh tế có liên quan đến luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài, luật liên quan đến các tổ chức tài chính… Như vậy cùng với việc xây dựng khung khổ pháp luật cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm, nhà nước cần rà soát lại tất cả các văn bản pháp lý có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của các công ty đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam. Một số nội Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 84 dung cần lưu ý khi thiết kế khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm bao gồm:  Quy định phạm vi đầu tư mạo hiểm (khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực đổi mới công nghệ, công nghệ cao).  Mức vốn tối thiểu mà quỹ phải huy động được trong một thời hạn nhất định.  Giới hạn vốn góp tối thiểu/ tối đa mà quỹ nắm giữ trong các đối tác được tài trợ.  Quy định về thời gian nắm giữ cổ phần/rút vốn của các thành viên trong quỹ đầu tư mạo hiểm và trong đối tác được tài trợ.  Các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát hành vi và trách nhiệm của nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm như: quy định chức năng giám sát của ủy ban chứng khoán nhà nước, ngân hàng, tổ chức kiểm toán, nhà đầu tư…đối với hoạt động của quỹ, trách nhiệm công bố thông tin của quỹ cho các cá nhân và các tổ chức có liên quan…  Ngoài ra một số quốc gia còn quy định thêm loại hình tài sản mà quỹ cần nắm giữ trong cơ cấu danh mục đầu tư, trong đó nhà nước khuyến khích việc nắm giữ các tài sản mang tính rủi ro cao, như Ấn Độ quy định tài sản dưới hình thức cổ phần phải chiếm 80% trong cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ. Bên cạnh đó nhiều quốc gia chỉ khuyến khích các quỹ mạo hiểm đầu tư vốn cổ phần vào các công ty chưa được niêm yết và các doanh nghiệp khởi sự trong các lĩnh vực công nghệ cao. b. Hoàn thiện các thể chế trên thị trường vốn nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm Các thể chế trên thị trường vốn có tác động tương hỗ đối với hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Trong đó thị trường chứng khoán đóng quan trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm. Hoạt động trên thị trường chứng khoán sôi động sẻ tạo nên khả năng thanh khoản cao cho nhà đầu tư khi kết thúc doanh vụ. Đến lượt mình hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chúng của nhà đầu tư mạo hiểm lại có tác dụng ngược đến sự phát triển của trường chứng khoán Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 85 thông qua việc phát triển và đa dạng hàng hóa cho thị trường sơ cấp và thứ cấp. Việc hạ các tiêu chuẩn niêm yết và điều kiện thực hiện IPO như hiện nay là cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhà nước cần tiếp tục thực hiện những chính sách mạnh mẽ nhằm mang lại niềm tin cho công chúng và các nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường như giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty niêm yết, kiểm soát hành vi gian lận trong quá trình giao dịch chứng khoán... Sự phát triển của thị trường này sẽ tạo nên một sân chơi nhằm thu hút tốt hơn nguồn vốn cổ phần từ những nhà đầu tư cá nhân hoặc các nhà đầu tư có tổ chức ưa thích rủi ro và có tinh thần mạo hiểm trong các lĩnh vực công nghệ mới. Đối với vấn đề cung vốn đầu tư mạo hiểm thì ưu tiên hàng đầu vẫn là nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Vì bản chất hoạt động đầu tư mạo hiểm là rủi ro, vốn đầu tư ban đầu là khá lớn. Do vậy một chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam không những gia tăng nguồn cung vốn mạo hiểm mà còn mang lại nhiều kinh nghiệm bổ ích về các hoạt động của quỹ đầu tư. Vì vậy nhà nước cần từng bước nâng mức trần tỷ lệ cổ phiếu mà người nước ngoài được phép sở hữu trong các đối tác tại Việt Nam. Việc phá bỏ giới hạn mức trần này lại có liên quan đến lộ trình tự do hóa tài chính, tuy vậy nhà nước cần ưu tiên bãi bỏ giới hạn này riêng đối với hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm trong các lĩnh vực đổi mới công nghệ. Vì đây là hoạt động đầu tư dài hạn và sự phát triển của chúng sẻ góp phần thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực lĩnh vực công nghệ mới có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Một nguồn cung vốn đầu tư mạo hiểm khác là từ các tổ chức tài chính như công ty bảo hiểm, ngân hàng, các công ty tài chính, thậm chí từ các quỹ đầu tư khác… Trong đó huy động nguồn vốn từ các tổ chức bảo hiểm mang tính khả thi nhiều hơn vì trên thực tế một phần hoạt động đầu tư của các công ty mạo hiểm cũng tương tự như hoạt động đầu tư mạo hiểm: đó là kinh doanh vốn. Một số công ty bảo hiểm nước ngoài đóng tại Việt Nam cũng sử dụng các nguồn vốn của mình để góp vào các quỹ đầu tư ở nước ngoài như. Do vậy nhà nước cần khuyến khích các định chế tài chính này đầu tư vào các quỹ mạo hiểm hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ mới tại Việt Nam thông qua các chính sách ưu đãi về thuế. Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 86 Đối với các ngân hàng thương mại, trước mắt nhà nước cần khuyến khích các tổ chức này tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiện giao dịch LBO, giúp cho các doanh nghiệp được tài trợ dành lại quyền kiểm soát và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp khi doanh vụ kết thúc. Vì khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng thì giá trị tài sản của doanh nghiệp được thị trường định giá. Còn giao dịch LBO chủ yếu phụ thuộc vào thoả thuận ban đầu giữa nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp. Nếu có một sự can thiệp nhất định của nhà nước (về việc định giá tài sản của doanh nghiệp) và có sự tham gia khách quan của tổ chức ngân hàng trong quá trình này thì sẻ góp phần giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó về dài hạn nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức tín dụng cho các quỹ đầu tư mạo hiểm vay ở một giới hạn an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Một vấn đề phát sinh là thường các tổ chức ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân tại một số quốc gia sẻ ưa thích cho vay hoặc góp vốn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm hơn là các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy việc khuyến khích các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia vào hoạt động đầu tư mạo hiểm phải đi đôi với việc cải thiện chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng, từng bước đa dạng hóa các hình thức sở hữu của các ngân hàng thương mại, đẩy mạnh công tác giám sát các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng… Cuối cùng để tăng cung vốn đầu tư mạo hiểm nhà nước cần khuyến khích các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp lớn thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm đa dạng hóa kênh góp vốn cho hoạt động của quỹ cũng như thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn khuyến khích thành lập quỹ mạo hiểm trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông, hàng không, điện tử, CNTT, công nghệ sinh học, năng lượng… Vốn góp cho các quỹ chuyên ngành này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của các tập đoàn kinh tế. Vì vậy để thúc đẩy tăng vốn cho hoạt động của các quỹ này, các tập đoàn kinh tế trong tương lại cần đổi mới toàn bộ hoạt động theo xu hướng kinh tế tri thức, liên kết chặt chẽ với các mạng lưới đổi mới, thúc đẩy động Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 87 cơ và nhu cầu đổi mới công nghệ trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo nhiều cơ hội hấp dẫn cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. c. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền Nhà nước cần hỗ trợ và khuyến khích một môi trường cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền trong kinh doanh. Chỉ có động cơ mạnh mẽ xuất phát từ nhu cầu thị trường các doanh nghiệp mới thực sự tiến hành đổi mới công nghệ. Và khi động cơ cho việc đổi mới công nghệ được thúc đẩy thì sẻ kéo theo sự phát sinh nhu cầu đầu tư vốn mạo hiểm trên thị trường. Hai chính sách cơ bản mà nhà nước cần quan tâm thực hiện khi khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ bao gồm:  Xây dựng cơ sở pháp lý và thể chế thực thi có hiệu quả chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Thực hiện chính sách này, nhà nước phải đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau trong việc tiếp cận các cơ hội đầu tư mà pháp luật không hạn chế. Nếu một khu vực kinh tế tư nhân bị chèn ép và bị đánh bật khỏi thị trường nội địa bởi khu vực kinh tế nhà nước hoạt động bằng lợi thế độc quyền, dù cho nhà nước có đầu tư lớn vào hệ thống khoa học công nghệ, thì vẫn không cải thiện được năng lực đổi mới của quốc gia. Do đó, cần thực thi mạnh mẽ các chính sách nhằm hạn chế tình trạng độc quyền từ các doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hóa và các hình thức mua, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án đầu tư đổi mới công nghệ.  Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình đổi mới công nghệ. Quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò then chốt và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định tài trợ của nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Một dự án đề nghị tài trợ dù mang ý tưởng sáng tạo và có tính khả thi, nhưng dễ bị sao chép và thiếu sự bảo hộ của nhà nước đối với những người có quyền sở hữu nó, thì cũng khó dẫn đến việc hình thành một doanh vụ đầu tư hấp dẫn. Do đó nhà nước cần tiến hành cải cách cơ chế quản lý và thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các hiệp ước quốc tế. Bên cạnh đó nhà Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 88 nước cần thực thi chính sách xử phạt thích đáng đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo môi trường đầu tư lành mạnh khuyến khích đẩy mạnh quá trình nghiên cứu và phát minh các sản phẩm công nghệ mới trên thị trường. d. Khuyến khích sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh Nhà nước cần thực hiện các chính sách khuyến khích sự minh bạch về tài chính trong mọi hoạt động kinh tế nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư như: hoàn thiện hệ thống kế toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, xây dựng một hệ thống thuế hợp lý nhằm nâng cao tinh thần tự giác của nhà kinh doanh hơn là áp đặt các mức thuế suất cao và những quy định phức tạp cho việc vận dụng trong thực tiễn, khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế... e. Nâng cao tinh thần kinh doanh trong xã hội Nhà nước cần rà soát và bãi bỏ những rào cản cho việc khơi dậy tinh thần kinh doanh trong xã hội. Tinh thần kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong các nền công nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm. Một khu vực KHCN phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu các cá nhân có tinh thần mạo hiểm trong kinh doanh thì cũng không thể tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Chính vì vậy nhà nước phải tiếp tục khuyến khích việc khơi dậy tinh thần kinh doanh trong xã hội thông qua các chính sách:  Khuyến khích các sự hợp tác giữa các tổ chức KHCN và doanh nghiệp. Phát triển cơ sở hạ tầng có chất lượng và giá thành thấp hoặc tương đượng các nước trong khu vực.  Hạn chế sự can thiệp trực tiếp của nhà nước đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Tháo bỏ các rào cản về thủ tục trong quá trình thành lập doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động.  Xóa bỏ các rào cản thủ tục khi doanh nghiệp thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư đổi mới công nghệ.  Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút lui khi nhà đầu tư “thất bại” trên thị trường thông qua việc hoàn thiện luật phá sản và các luật có liên quan. Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 89 2. Các biện pháp khuyến khích về tài chính dành cho các nhà ĐTMH a. Đầu tư của nhà nước vào quỹ mạo hiểm Các khoản đầu tư vào quỹ mạo hiểm bằng nguồn vốn nhà nước được đại diện bởi cơ quan Nhà nước là cách thức quan trọng để kính thích đầu tư mạo hiểm hiện đang được các nước OECD áp dụng. Việc nhà nước chủ động đầu tư vào quỹ mạo hiểm sẽ góp phần củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, thu hút họ tham gia đầu tư vào quỹ. Một số quỹ do các cơ quan chính quyền thành lập nhận được phần vốn góp từ khu vực tư nhân và được xem như một quỹ hợp doanh. Sự đầu tư vốn mạo hiểm của nhà nước có mục đích giải quyết các vấn đề liên quan đến vấn đề vốn không đủ cho các dự án đang trải qua giai đoạn ươm tạo công nghệ cao, có nguy cơ rủi ro rất cao khiến các nhà đầu tư thông thường đều e ngại. Việc sử dụng vốn của nhà nước như là vốn mồi cho quỹ mạo hiểm sẽ tác động không nhỏ đến các nhà đầu tư bởi sự giải phóng họ về mặt tâm lý trong quyết định đầu tư. Ngoài ra còn là cơ sở để thực hiện sự giám sát về mặt đinh hướng đầu tư vào những lĩnh vực và giai đoạn R&D cần ưu tiên phát triển. b. Tín dụng đầu tư mạo hiểm Tín dụng đầu tư mạo hiểm là nguồn vốn cho vay để đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao, trong đó một phần quan trọng cần được lấy từ quỹ hỗ trợ phát triển và các nguồn hỗ trợ tương tự của nhà nước. Có thể áp dụng hình thức này trong các trường hợp sau đây:  Cho các doanh nhân vay bằng nguồn tín dụng ưu đãi để mua lại cổ phần trong các doanh nghiệp công nghệ cao đã được chuyển nhượng cho nhà đầu tư (Trong đó chủ yếu là quỹ đầu tư mạo hiểm) sau khi đã sử dụng kỹ thuật LBO nhưng vẫn không trả hết nợ cho nhà đầu tư hoặc để thực hiện chiến lược phục hồi (tunraround) đối với các doanh nghiệp công nghệ cao gặp khó khăn về tài chính. Biện pháp này chủ yếu nhằm tạo ra lối thoát cuối cùng cho nhà đầu tư trong những trường hợp LBO không thành công.  Cho quỹ mạo hiểm vay vốn thành lập hoặc để tăng vốn, theo một tỷ lệ nhất định trong tổng vốn hoạt động của quỹ. c. Ưu đãi về thuế Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 90 Nhìn chung, cần ưu đãi về thuế để khuyến khích đầu tư vào các doanh vụ mạo hiểm phát triển công nghệ cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm của một số nước châu âu đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của của các kế hoạch đó về mặt chi phí từ ngân sách nhà nước, lợi nhuận đối với các nhà đầu tư và mục đính của các khoản đầu tư. Người ta cũng đang thảo luận ưu đãi về thuế chỉ áp dụng cho đầu tư mạo hiểm trực tiếp vào vốn cổ phần hay cho cả hành vi đầu tư gián tiếp thông qua hình thức quỹ mạo hiểm. Ưu đãi về thuế có thể dẫn đến sự thay đổi về mặt quan niệm và ứng xử trong hoạt động đầu tư. Các biện pháp liên quan đến thuế có thể làm đảo lộn về mặt nguyên tắc, về mặt kiểm toán chi phí và cả về mặt cơ cấu của chúng trong khung thuế. Các vấn đề then chốt trong việc soạn thảo chính sách ưu đãi về thuế đối với các dự án đổi mới và phát triền công nghệ của doanh nghiệp bao gồm:  Các trường hợp miễn, giảm thuế;  Diện miễn, giảm;  Loại hình đầu tư ưu đãi;  Mục đích ưu đãi;  Cơ cấu thời gian ưu đãi; d. Trợ cấp (từ các nguồn của nhà nước, xã hội) Các khoản trợ cấp từ các nguồn khác nhau hiện nay thường được thực hiện nhằm vào 2 mục đích sau đây:  Bù đắp một phần rủi ro: Hiện nay chỉ một số ít nước đang áp dụng các chương trình trợ cấp bù đắp rủi ro phát sinh từ việc đầu tư vào cổ phần của các doanh nghiệp công nghệ cao. Các kế hoạch trợ cấp cho các doanh vụ thua thiệt có mục đích chia sẻ thiệt hại với các nhà đầu tư mạo hiểm. Tỷ lệ thiệt hại phải cao đến mức nào đó để thấy rằng một sự bù đắp rủi ro là xứng đáng. Tuy nhiên, các khoản bù đắp cũng chỉ đạt đến một mức nhất định để nhà đầu tư mạo hiểm tự gánh vác lấy trách nhiệm như là để đảm bảo rằng họ sẽ sớm từ bỏ vụ đầu tư khi thấy trục trặc. Trong điều kiện nước ta, khi đầu tư vào cổ phần chưa trở thành một tập quán quen thuộc trong kinh doanh thì nhà nước nên xem xét đề ra trợ cấp, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao. Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 91  Tài trợ cho các hoạt động đánh giá dự án công nghệ cao. Một số ưu đãi được đề nghị áp dụng cho việc đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ như các chi phí thẩm định và đánh giá doanh nghiệp công nghệ cao do chính phủ tài trợ nhằm giảm bớt các chi phí giao dịch. Nhà nước có thể khuyến khích phát triển đánh giá công nghệ bằng cách: - Hỗ trợ một phần chi phí phát triển hệ thống trợ giúp để giảm bớt chi phí đánh giá, chẳng hạn như phát triển một cơ sở dữ liệu cho các chuyên gia để tiếp cận các dự án đổi mới hoặc các hệ thống phát hiện sai sót dựa trên máy tính; - Chuẩn bị phương án trợ cấp cho các hoạt động thẩm định công nghệ và kế hoạch tiếp thị để thanh toán cho những chi phí của các tổ chức tài chính trong việc sử dụng các chuyên gia và nhà tư vấn có chứng nhận; 3. Xúc tiến đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam a. Xây dựng Website chung về hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Thiếu thông tin sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận của quỹ mạo hiểm với các cơ hội đầu tư phù hợp – dự án công nghệ cao tiềm năng trong khi các chủ dự án đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài cảm thấy thất vọng vì không thể trông cậy vào đâu cho các dự án mang tính rủi ro cao của mình, đối tượng mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác không muốn hướng tới. Tình trạng cho thấy rằng cần thiết lập một kênh đối thoại thông qua một công cụ như trang web về vốn mạo hiểm, được duy trì bởi hiệp hội các nhà đầu tư mạo hiểm Việt Nam (khi đã có được một số doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm nhất định tham gia) hay trước mắt có thể do phòng công nghiệp & thương mại, ban quản lý một khu công nghệ cao hay một tổ chức phi lợi nhuận nào đó với một mức kinh phí nhất định thu gom từ các nhà đầu tư mạo hiểm và nguồn tài trợ của nhà nước. Sự hiện diên một trang Web có thể làm giảm các chi phí tìm kiếm quá cao cơ hội đầu tư. Việc xây dựng trang web về đầu tư mạo hiểm có thể bao gồm các hoạt động sau:  Xác định một tổ chức chủ trì thiết kế và duy trì trang web.  Đưa thông tin cập nhật về tình hình các dự án cần được tài trợ. Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 92  Thiết lập hệ thống dịch vụ Hỏi - Đáp về các thông tin liên quan đến quy trình đầu tư mạo hiểm trên cơ sở phối hợp với các tổ chức tư vấn, tổ chức nghiên cứu – phát trỉên, tổ chức tài chính. b. Đào tạo, phổ biến kỹ năng đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao Hoạt động này cần được tiến hành bởi một cộng đồng kinh tế, khoa học và công nghệ rộng rãi trên cơ sở chủ trương của nhà nước đối với đầu tư mạo hiểm và sự vận dụng nó vào phát triển công nghệ cao. Vấn đề nan giải nhưng vô cùng quan trọng trong đầu tư mạo hiểm trước hết bồi dưỡng được một đội ngũ các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Người ta nhận ra rằng có thể làm được điều này trên cơ sở tận dụng những người có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đang không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, đầu tư mạo hiểm vẫn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ, do đó cần học hỏi các kỹ năng và kinh nghiệm quản lý đầu tư của chuyên gia về đầu tư mạo hiểm của nước ngoài. Quỹ đầu tư mạo hiểm, vườn ươm công nghệ và trung tâm đào tạo của Ban quản lý khu công nghệ cao cần phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về đầu tư mạo hiểm cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp trên cơ sở mời hoặc hợp đồng giảng dạy với các nhà quản lý quỹ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Các lớp bồi dưỡng kiến thức lập và quản trị doanh nghiệp công nghệ cao cũng cần được triển khai cho các doanh nhân đối tác của quỹ mạo hiểm cũng như cho các đối tượng khác quan tâm. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đầu tư mạo hiểm cần được nghiên cứu đưa vào thử nghiệm giảng dạy cho các trường đại học trong các nghành kinh tế, luật nhằm định hướng đào tạo ra các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp cũng như các trường khối kỹ thuật với mục tiêu kích thích hoài bão tự lập doanh nghiệp công nghệ cao của các nhà sáng tạo công nghệ trẻ tương lai. c. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường vốn mạo hiểm ở Việt Nam Bộ kế hoạch và đầu tư, bộ khoa học, công nghệ và môi trường, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam sẽ là những tổ chức quan trọng trong việc xúc tiến, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của nước ngoài tham gia vào thị trường Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 93 vốn mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao của Việt Nam. Các nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia vào thị trường này ở Việt Nam theo hai cách:  Một là, Đầu tư vào các quỹ mạo hiểm của nước ngoài nhưng định hưưóng hoạt động tại Việt Nam. Cách thức này hiện đang được áp dụng cho các quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, với cơ cấu quản lý chủ yếu nhằm thoả mãn các nhà đầu tư và các chuyên gia quản lý đầu tư quốc tế với đảm bảo rằng vốn của họ ở nước ngoài, trong môi trường pháp lý, chế độ kế toán của nước ngoài.  Hai là, đầu tư vào các quỹ được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Các quỹ nội địa có sự góp vốn của nước ngoài có lẽ là một chiến lược cần được ưu tiên trong việc xây dựng định chế trong đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao. Nó tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc phát hiện cơ hội đầu tư nhiều hơn (dễ dàng tiếp cận và thu mua các doanh nghiệp công nghệ có tiềm năng), tránh được rủi ro về tỷ giá hối đoái v.v.. Việc kêu gọi vốn đầu tư mạo hiểm nước ngoài có thể tiến hành bao gồm các hoạt động sau:  Tổ chức những hội thảo, hội nghị chuyên đề về đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao ở Việt Nam.  Xây dựng các tài liệu xúc tiến đầu tư mạo hiểm về nhu cầu vốn mạo hiểm phát triển công nghệ cao (trên cơ sở đánh giá về số lượng, quy mô, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp công nhệ cao), hệ thống định chế quỹ đầu tư mạo hiểm (Quỹ mạo hiểm), hệ thống pháp luật doanh nghiệp, chính sách thuế, chính sách phát triển công nghệ cao, sự tồn tại của thị trường chứng khoán v.v..dưới dạng báo cáo tổng hợp, danh mục cẩm nang.  Khảo sát thị trường vốn mạo hiểm quốc tế, thiết lập các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế và vường ươm công nghệ. 4. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động đầu tư mạo hiểm Nguồn nhân lực có chất lượng cao là nhân tố quyết định đến sự thành công của một doanh vụ đầu tư mạo hiểm. Nguồn nhân lực cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm bao gồm: các chuyên gia quản lý quỹ, các doanh nhân đối tác của quỹ, lao động có trình độ kỹ thuật cao, các chuyên gia tư vấn. Tại các nước có nền công Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 94 nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm phát triển, vấn đề phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên hàng đầu và là cơ sở tiền đề cho sự phát triển của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm. Do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam, nhà nước cần thực hiện các chính sách:  Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động đào tạo tại các trường đại học và cơ sở dạy nghề phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức.  Phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ cao như CNTT, công nghệ sinh học… theo các tiêu chuẩn phù hợp với môi trường làm việc quốc tế.  Phát triển đội ngũ các chuyên gia “đầu đàn” trong các lĩnh vực công nghệ then chốt, làm cầu nối cho sự phát triển công nghệ quốc gia với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN quốc tế.  Phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực lựa chọn công nghệ, đánh giá công nghệ và môi giới công nghệ.  Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý như quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, luật, thẩm định giá…  Thực hiện các chính sách mạnh mẽ nhằm khuyến khích đội ngũ Việt kiều có trình độ cao tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam.  Thực hiện một cơ chế đãi ngộ xứng đáng nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào khu vực nghiên cứu khoa học và công nghệ.  Đổi mới cơ chế quản lý lao động tại các tổ chức KHCN phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức nhằm khơi dậy tiềm năng sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp cho đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học.  Khuyến khích nguồn nhân lực từ các tổ chức KHCN được tự do di chuyển và kiêm nhiệm công việc (vừa thực hiện công việc nghiên cứu tại các tổ chức KHCN, vừa quản lý một công ty con được hình thành từ những kết quả nghiên cứu KHCN).  Khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các cá nhân có ý tưởng mới và mang tính khả thi. 5. Phát triển các mạng lưới hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm a. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 95 Thông tin đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ chu trình hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm. Quá trình gia tăng giá trị tài sản của nhà đầu tư mạo hiểm trong đối tác được tài trợ chủ yếu đến từ sự đóng góp của hai loại tài sản vô hình: kinh nghiệm và kỹ năng của các chuyên gia quản lý quỹ và những luồng tin có giá trị đến từ nhiều nguồn khác nhau. Cũng tương tự như các tổ chức tài chính ngân hàng, hiệu quả của hoạt động đầu tư mạo hiểm cũng đòi hỏi phải có sự hiện hữu của một hạ tầng cơ sở thông tin có khả năng cung cấp các dữ liệu khá hoàn hảo về toàn bộ các lĩnh vực kinh tế và khoa học công nghệ trong mối quan hệ mật thiết với hệ thống thông tin toàn cầu. Mục đích của sự hiện hữu này là nhằm hạn chế rủi ro do sự không chắc chắn về công nghệ và thị trường của dự án đề nghị tài trợ và thậm chí do cả tình trạng thông tin bất cân xứng gây ra trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Chính phủ tại một số quốc gia đã thực hiện chính sách nhằm giảm chi phí thẩm định của nhà đầu tư vốn mạo hiểm thông qua việc tài trợ xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó nhà nước còn tài trợ chi phí đánh giá công nghệ trong giai đoạn thẩm định dự án của nhà đầu tư mạo hiểm. Trong bối cảnh Việt Nam, nhà nước cần thực hiện mạnh mẽ các chính sách nhằm xây dựng và nâng cao hiệu quả của cơ sở hạ tầng thông tin như:  Phát triển cơ sở dữ liệu thông tin về khoa học công nghệ quốc gia bao gồm cả các thông tin dự báo về xu hướng phát triển công nghệ.  Thành lập các trung tâm đánh giá công nghệ nhằm hạn chế rủi ro và giảm chi phí thẩm định cho hoạt động đầu tư mạo hiểm.  Nâng cao khả năng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động trao đổi các sản phẩm công nghệ (chợ công nghệ trên mạng).  Nâng cao hiệu quả (bao gồm cả chất lượng và giá thành) của cơ sở hạ tầng truyền thông và internet.  Thực hiện chính sách miễn phí truy cập cho người sử dụng internet đối với các thông tin có liên quan đến luật pháp, giáo dục, công nghệ…  Đẩy mạnh các mối liên kết giữa các trung tâm thông tin nhằm giảm thiểu chi phí cho xã hội và hạn chế tình trạng phân tán thông tin như: liên kết các thông Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 96 tin giữa các định chế công, giữa các tổ chức KHCN, giữa các tổ chức tài chính, giữa các hiệp hội, doanh nghiệp… b. Phát triển các mô hình vườn ươm công nghệ Các vườn ươm ngày càng bùng nổ trong thời đại phát triển mạnh mẽ của KHCN và đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới. Tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ … chính phủ đều có những chính sách và hành động cụ thể nhằm phát triển các mô hình này và trên thực tế hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm đều tập trung phần lớn vốn của mình về các vườn ươm công nghệ. Do đó nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư phát triển các mô hình vườn ươm công nghệ, cụ thể là các khu công nghệ cao, công viên công nghệ phần mềm... Mục tiêu chính của các vườn ươm này phải hướng tới việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong khi khuyến khích sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các cá nhân…trong và ngoài nước, trên cơ sở cung cấp đầy đủ các chính sách ưu đãi về tài chính, cơ sở hạ tầng thiết yếu và dịch vụ hiện đại cho hoạt động R&D và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ. Khi thực hiện đầy đủ chức năng của mình, các vườn ươm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp khởi sự, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên nền tảng công nghệ mới. Do đó sẽ thúc đẩy nhu cầu đầu tư vốn mạo hiểm cho quá trình đổi mới công nghệ tại các vườn ươm. c. Phát triển thị trường dịch vụ tư vấn Tại các nước có nền công nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm phát triển, quá trình gia tăng giá trị tài sản của nhà đầu tư trong các đối tác được tài trợ không thể thiếu vai trò của các nhà tư vấn. Hơn nữa hoạt động tư vấn phát triển sẽ tạo ra mạng lưới thông tin hiệu quả giúp các nhà đầu tư mạo hiểm hạn chế được rủi ro và có thể dự báo hợp lý về xu hướng phát triển của các lĩnh vực công nghệ mới. Để hoạt động tư vấn phát triển và góp phần hỗ trợ cho hoạt động đầu tư mạo hiểm, nhà nước cần ưu đãi về thuế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động tư vấn phát triển, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin về luật pháp, công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và sử dụng các dịch vụ trên thị trường tư vấn… d. Thành lập hiệp hội đầu tư mạo hiểm Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 97 Hiệp hội đầu tư mạo hiểm đóng vai trò rất quan trọng thông qua việc cung cấp các thông tin có giá trị đến các thành viên nhằm giảm thiểu rủi ro trong các giai đoạn của quá trình đầu tư vốn mạo hiểm. Hơn nữa, hiệp hội còn mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia hợp tác kinh doanh trong cùng một doanh vụ nhằm chia sẻ rủi ro, và đây cũng là một xu thế phổ biến trên thế giới hiện nay. Trong bối cảnh của Việt Nam, nhà nước cần khuyến khích các nhà đầu tư mạo hiểm hình thành hiệp hội đúng với bản chất của nó, thông qua chính sách miễn thuế cho hoạt động của hiệp hội, khuyến khích các cá nhân có kinh nghiệm về đầu tư mạo hiểm tham gia quản lý hiệp hội, nhà nước “đặt hàng” cho hiệp hội thông qua các hợp đồng tư vấn thiết kế và xây dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam. Chương Ba đã đề cập hệ thống các giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam. Nhà nước cần tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hình thức đầu tư vốn mạo hiểm phát triển trong nền kinh tế thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, môi trường định chế công, các thể chế tài chính... Để tạo nhiều cơ hội hấp dẫn cho hoạt động đầu tư mạo hiểm nhà nước cần thực hiện các chính sách nhằm nâng cao năng lực đổi mới công nghệ quốc gia thông qua các chính sách ưu đãi về tài chính, cơ sở hạ tầng, thủ tục đầu tư, hỗ trợ hoạt động R&D, nâng cao năng lực của các tổ chức KHCN. Bên cạnh đó việc phát triển hệ thống thông tin tri thức và nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hình thức đầu tư mạo hiểm phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đi đôi với với các chính sách hỗ trợ gián tiếp đó thì việc sử dụng những đòn bẩy khuyến khích về thuế, tín dụng, hình thành các công ty đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu nhà nước sẽ trở nên rất cần thiết cho giai đoạn sơ khai của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm hiện nay tại Việt Nam. Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 98 KẾT LUẬN Qua ba chương, khoá luận đã làm rõ được những đặc điểm và cơ chế hoạt động của ĐTMH, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, phân tích thực trạng của Việt Nam và nêu lên một số bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam trong thời gian tới. Khoá luận đã chỉ rõ bản chất của ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn và phù hợp với nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án công nghệ mới và công nghệ cao. ĐTMH có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác nên cần có những qui định hành lang pháp lý nhất định để điều tiết hoạt động này. Phát triển loại hình ĐTMH sẽ tạo ra một kênh cấp vốn hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như khuyến khích sự thành lập khu vực kinh tế tư nhân Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy ĐTMH đã đóng vai trò nhất định trong phát triển kinh tế nói chung và công nghệ nói riêng của các nước. Tuy nhiên, ở một số nước khác ĐTMH chưa đóng vai trò đáng kể hay ĐTMH không phát triển nhưng nước đó vẫn có trình độ cao về công nghệ. Kinh nghiệm các nước cũng cho thấy, Nhà nước đóng vai trò nhất định trong quá trình hình thành và phát triển loại hình ĐTMH. Sự tác động của Nhà nước lên loại hình ĐTMH rất đa dạng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nước. Đối với Việt Nam, hình thức ĐTMH mới đang bắt đầu manh nha hình thành. Sự xuất hiện của hình thức đầu tư này ở Việt Nam do các nhà đầu tư nước ngoài đã chú ý đến tiềm năng của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, để loại hình đầu tư này phát triển và đóng góp vào thúc đẩy phát triển công nghệ và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự quyết tâm và nỗ lực lớn của Nhà nước. Trước hết là việc hình thành các cơ sở pháp lý để tạo điều kiện cho loại hình đầu tư này hoạt động. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu và ban hành những chính sách khuyến khích ĐTMH phát triển theo hướng đóng góp nhiều cho phát triển công nghệ. Đi đôi với những biện pháp chính sách đó là các chính sách khác trong lĩnh vực KH&CN, chính sách phát triển thị trường vốn,v.v. Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 99 Phát triển loại hình ĐTMH đòi hỏi phải có thời gian và phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. ĐTMH liên quan đến rất nhiều vấn đề và phải có các nghiên cứu nhìn nhận từ các góc độ khác nhau. Đây chỉ là nghiên cứu rất ban đầu. Do thời gian và trình độ có hạn, khoá luận này không thể nghiên cứu sâu vào từng vấn đề cụ thể liên quan đến phát triển ĐTMH mà chỉ hy vọng cung cấp một bức tranh tổng quát về ĐTMH cũng như nêu lên những phân tích tổng hợp mở đường cho các nghiên cứu sau. Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, (2001), "Nghiên cứu triển khai quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao ở Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 2. GS.TS.Lê Văn Tư, (2003), Thị trường chứng khoán, NXB Thống kê. 3. Hải Lý, (2003), "Làn sóng thứ hai", Thời báo kinh tế sài gòn, tr.40 số 51, 11-12- 2003. 4. Thạc sỹ Đặng Thị Thu Hoài, (2003), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, “Đầu tư mạo hiểm và phát triển công nghệ ở Việt Nam. Thực trạng và một số gợi ý chính sách”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện. 5. Thạc sỹ Nguyền Hùng Cường và Thạc sỹ Đinh Thế Hiển, (tháng Hai 2003), “ Kêu gọi vốn đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao”, Tạp chí “Nghiên cứu và phát triển”, tr.25 – 28. 6. Ts Trần Thị Thái Hà, (2003), "Vốn mạo hiểm và vai trò của chính phủ trong việc hình thành thị trường vốn mạo hiểm", Tạp chí "Nghiên cứu Kinh tế" số 305, tháng 10 năm 2003, tr.40-49. 7. Th.s Nguyễn Nghiêm Thái Minh, (3/2005), “Vốn mạo hiểm – Venture Capital”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tr.12 – 13. 8. Phạm Kim Loan, (1/9/2006), “ Hiệu quả hoạt động của các quỹ ĐTMH và một số giải pháp thu hút nguồn vốn ĐTMH tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tài chính Tiền tệ, tr.28 – 29. 9. Tạp chí Tài chính Tiền tệ, “Đầu tư mạo hiểm - động lực phát triển công nghiệp công nghệ cao”. 10. Tạp chí Tài chính Tiền tệ, “ Quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao ở Việt Nam: Mô hình nào cho phù hợp”. 11. AVCJ ( 2005 - 2006), "The 2005 Guide to Venture Capital in Asia", Asian Venture Capital Journal No.4/2006. 12. Clement K.Wang ( National University of Singapore), (2005), “ Defferences in the Government structure of Venture Capital. The Singapore Venture Capital Industry. Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 101 13. Gunseli Bayan, (2003), “Venture Capital Policy Review: Korea”. 14. Kwon Sung Moon, Pesident of KTB Network, The Public of Korea, (2005), “ Special presentation on Korea experiences”. 15. Khalili Khalil, (22-23 October, 2003), "Developing the Role of Venture Capital in Southeast Asia", Paper presented in ASEAN Rountable 2001 on "Financing Sustained Economic Development in Southeast Asia". 16. Martin Kenney et all, (November 7-8, 2004), "The Globalization of Venture Capital: The Cases of Taiwan and Japan", Paper presented at the international conference on "Financial Systems, Corporate Investment in Innovation and Venture Capital" jointedly organized by UNU/INTECH and EU-DG Research at Brussels. 17. Martin Kenney/Kyonghee Han/Shoko Tanaka, (2004), “The Venture Capital industries of East Asia: A report the World bank”. 18. Rafiq Dossani & Martin Kenney, (5 – 2004), “ Creating an Environment: Developing Venture Capital in Korea”. 19. Seunghun Lee, Seoul National University, (2005), “Implementation of the sources of finance in the Venture Capital industry”. 20. Dr. Alok Aggarwal, Chairman, Evalueserve Inc, (21/8/2006), “Is the Venture Capital Market in India getting overheated?”. Các Website: oecd.org Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 102 Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 103 Mục Lục Lời Mở Đầu Chƣơng một: Những lý luận chung về đầu tƣ mạo hiểm................................... 4 I. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của đầu tư mạo hiểm ....................................... 4 II. Các yếu tố cấu thành đầu tư mạo hiểm ........................................................... 7 1. Vốn mạo hiểm ............................................................................................ 7 2. Chủ thể tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm ............................................. 9 a. Các nhà đầu tư ........................................................................................... 9 b. Các nhà quản lý vốn mạo hiểm ................................................................... 10 c. Các doanh nhân khởi nghiệp ....................................................................... 10 3. Quy trình đầu tư mạo hiểm ......................................................................... 10 a. Lựa chọn dự án ........................................................................................... 10 b. Phân đoạn cấp vốn ...................................................................................... 11 c. Kết thúc đầu tư ........................................................................................... 12 III. Quỹ đầu tư mạo hiểm và các mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm ........................ 14 1. Quỹ đầu tư mạo hiểm.................................................................................. 14 2. Đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm ............................................................ 16 3. Chức năng của quỹ đầu tư mạo hiểm .......................................................... 18 a. Nhóm chức năng tài chính .......................................................................... 18 b. Nhóm chức năng phi tài chính .................................................................... 19 4. Các mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm .............................................................. 20 a. Mô hình Limited partnership ........................................................................ 20 b. Mô hình đơn vị tín thác ................................................................................ 21 c. Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn .......................................................... 22 d. Mô hình công ty cổ phần .............................................................................. 22 IV. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với sự phát triển kinh tế ............................. 23 1. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp ............................... 23 2. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với thị trường tài chính ............................ 25 3. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với quá trình đổi mới công nghệ .............. 26 Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 104 Chƣơng hai: Hoạt động đầu tƣ mạo hiểm tại một số nƣớc châu Á ................... 29 I. Sự ra đời và phát triển của đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á ............. 29 II. Đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á ....................................................... 32 1. Đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc ................................................................ 32 2. Đầu tư mạo hiểm tại Ấn Độ ......................................................................... 35 a. Tình hình chung ............................................................................................. 35 b. Nhận xét ........................................................................................................ 40 3. Đầu tư mạo hiểm tại Đài Loan ..................................................................... 41 a. Các kết quả đạt được .................................................................................... 42 b. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Đài Loan ....... 44 4. Đầu tư mạo hiểm tại Singapore .................................................................... 46 a. Bối cảnh chung ............................................................................................ 46 b. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Singapore ...... 49 III. Một số kết luận rút ra từ hoạt động đầu tư mạo hiểm tại các nước châu Á .. 51 1. Sự hình thành đầu tư mạo hiểm .................................................................... 51 2. Mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế hoạt động đầu tư mạo hiểm .......... 53 3. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm ............................ 55 Chƣơng ba: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và một số biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tƣ mạo hiểm ở Việt Nam ............................................................... 58 I. Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam .. 58 II. Thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam ....................................... 60 1. Giai đoạn từ 1990 – 2002 ............................................................................ 60 2. Giai đoạn từ 2002 đến nay ........................................................................... 64 3. Những thuận lợi vàkhó khăn trong việc hình thành và phát triển đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian qua................................................................. 68 a. Thuận lợi ..................................................................................................... 68 b. Khó khăn ..................................................................................................... 69 III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................. 71 Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT 105 1. ĐTMH chỉ có thể phát huy vai trò của chúng đối với nền kinh tế khi được phát triển dựa trên nhu cầu của thị trường IV. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam ... 79 1. Hoàn thiện môi trường thể chế khuyến khích phát triển hình thức đầu tư mạo hiểm ............................................................................................................. 79 a. Xây dựng khung khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm .................. 79 b. Hoàn thiện các thể chế trên thị trường nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm ............................................................................................................ 81 c. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền .................. 83 d. Khuyến khích sự minh bạch trong hoạt động đầu tư mạo hiểm .................... 84 e. Nâng cao tinh thần kinh doanh trong xã hội ................................................. 84 2. Các biện pháp khuyến khích về tài chính dành cho nhà đầu tư mạo hiểm ..... 85 a. Đầu tư của nhà nước vào các quỹ đầu tư mạo hiểm ...................................... 85 b. Tín dụng đầu tư mạo hiểm ........................................................................... 85 c. . Các ưu đãi về thuế ...................................................................................... 86 d. Trợ cấp ........................................................................................................ 86 3. Xúc tiến đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam ......................................................... 87 a. Xây dựng Website chung về hoạt động đầu tư mạo hiểm ............................. 87 b. Đào tạo, phổ biến kỹ năng đầu tư mạo hiểm ............................................... 88 c. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường vốn mạo hiểm ở Việt Nam ..................................................................................................... 88 4. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động đầu tư mạo hiểm ........................... 89 5. Phát triển các mạng lưới hỗ trợ đầu tư mạo hiểm ......................................... 90 a. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin ................................................................. 90 b. Phát triển các mô hình vườn ươm công nghê……………………………… 91 c. Phát triển thị trường dịch vụ tư vấn .............................................................. 92 d. Thành lập hiệp hội đầu tư mạo hiểm ............................................................ 92 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3586_3133.pdf