Đề tài Hoạt động kinh doanh của trung tâm lữ hành quốc tế Osgc

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, trên thị trường du lịch, cơ may và thách thức cùng tồn taị, chỉ có nắm bắt cơ hội, phát huy điều tốt, tránh điều xấu, không ngừng định ra mục tiêu chiến đấu và chiến lược phát triển thì mới đứng vững và phát triển được. Cuộc sống ngày càng phát triển và không ngừng đi dần đến ngưỡng “cuộc sống chất lượng”. Đời sống của con người nâng cao và nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí, khám phá, và được hưởng thụ cũng tăng rất cao. Thời điểm này, nhắc đến du lịch quả là không còn xa lạ với người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nữa. Nó đó dần trở thành nhu cầu tất yếu và gần gũi trong cuộc sống của mỗi con người. Đây chính là điều kiện, là cơ hội để hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam ra đời và phát triển. Và đây cũng chính là lý do tạo nên một môi trường du lịch cạnh tranh gay gắt và khốc liệt ở Việt Nam. Một doanh nghiệp có thể thành công phải là một doanh nghiệp đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của thị trường, phải là một doanh nghiệp vượt trội so với những doanh nghiêp đối thủ của mình.

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh của trung tâm lữ hành quốc tế Osgc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Ngày nay, trên thị trường du lịch, cơ may và thách thức cùng tồn taị, chỉ có nắm bắt cơ hội, phát huy điều tốt, tránh điều xấu, không ngừng định ra mục tiêu chiến đấu và chiến lược phát triển thì mới đứng vững và phát triển được. Cuộc sống ngày càng phát triển và không ngừng đi dần đến ngưỡng “cuộc sống chất lượng”. Đời sống của con người nâng cao và nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí, khám phá, và dược hưởng thụ cũng tăng rất cao. Thời điểm này, nhắc đến du lịch quả là không còn xa lạ với người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nữa. Nó đã dần trở thành nhu cầu tất yếu và gần gũi trong cuộc sống của mỗi con người. Đây chính là điều kiện, là cơ hội để hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam ra đời và phát triển. Và đây cũng chính là lý do tạo nên một môi trường du lịch cạnh tranh gay gắt và khốc liệt ở Việt Nam. Một doanh nghiệp có thể thành công phải là một doanh nghiệp đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của thị trường, phải là một doanh nghiệp vượt trội so với những doanh nghiêp đối thủ của mình. NéI DUNG 1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung Tâm Lữ Hành Quốc Tế OSGC. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm lữ hành quốc tế OSGC trực thuộc Công ty Phát Triển Kinh Tế-Kỹ Thuật Việt Nam (Economic and Technics Development Corporation). Đây là một doanh nghiệp thương mại nhà nước, dưới sự thành lập của Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, theo quyết định số 1398/QĐ/UB ngày 03/04/1993 do UBND Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký kinh doanh số 200457 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp . Công ty Phát triển Kinh tế - Kỹ thuật Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động ngày 03/04/1993, là một đơn vị kinh doanh độc lập, tự chủ, tự hạch toán, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng Công Thương Việt Nam, chi nhánh tại Gia Lâm và được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định. Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh trong phạm vi cho phép của pháp luật, quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của người lao động, hoạch toán theo phương thức kinh doanh XHCN,giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích của toàn xã hội, của tập thể và của người lao động trong đó có lợi ích của người lao động được coi là vấn đề quan trọng nhất. Trụ sở chính của công ty được đặt ở 15B-Hồ Xuân Hương - Hà Nội và nơi đây cũng thực hiện chức năng thương mại. Trung tâm Lữ hành quốc tế OSGC ra đời ngay từ những ngày đầu khi công ty đi vào hoạt động, sơ đồ sau có thể cho thấy vị trí của trung tâm trong bộ máy hoạt động của công ty. Sơ đồ tổ chức của công ty C«ng ty kinh tÕ - kü thu©t ViÖt Nam Chi nh¸nh Tp. §µ §½ng Phßng tµi vô Phßng TC C¸n bé V¨n phßng CHi nh¸nh tp Hå chÝ minh C¸c ®éi x©y l¾p X­ëng VLXD Cöa hµng TT TÝn TT du lÞch OSGC TT Th­¬ng m¹i XÝ nghiÖp xe m¸y IKD Trung tâm lữ hành quốc tế OSGC hiện nay đặt tại 188 Kim Mã - Ba Đình –Hà Nội với chức năng kinh doanh tổ chức, bán và thực hiện các chương trình du lịch trong và ngoài nước. Thời gian đầu, khi mới đi vào hoạt động, trung tâm chỉ có 04 điều hành và 07 hướng dẫn viên, thiếu kinh nghiệm và quan hệ, trung tâm rất khó khăn để tạo sự biết đến và uy tín trên thị trường. Để khắc phục những khó khăn ban đầu, giám đốc trung tâm đã xác định rõ, lao động có trình độ chuyên môn là yếu tố hàng đầu để đưa doanh nghiệp đi lên. Vì thế, trung tâm đã tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên đi học tập những khoá học ngắn hạn về chuyên ngành du lịch và quản lý, thị trường, kết hợp việc đến các cơ sở cung ứng dịch vụ nhằm tìm hiểu các dịch vụ, tạo mối quan hệ, ký kết hợp đồng…và bước đầu đã lựa chọn được những dịch vụ có uy tín cho các chương trình du lịch của trung tâm. Đồng thời, trung tâm đã liên kết với một số hãng lữ hành nhận khách, gửi khách, và khai thác thị trường. Đến năm 1999, khi thị trường du lịch Việt Nam đã khá sôi động thì doanh thu của trung tâm vẫn ở mức thấp so với các trung tâm du lịch trên địa bàn Hà Nội. Hình thức quảng bá duy nhất về hình ảnh trung tâm là tờ rơi gấp bằng tiếng Việt và tiếng Anh rất sơ sài, trong khi Trung Quốc lại là thị trường khách quốc tế trọng điểm của trung tâm. Trước tình hình đó, được sự hỗ trợ của công ty và với những lợi thế vốn có của mình, trung tâm đã tiến hàng một chương trình Marketing chuyên nghiệp vào đầu năm 2001 và thu được những kết quả đáng kể, thể hiện ở việc tăng doanh thu tới 24% so với năm 1999, đồng thời đã trang bị được dàn máy vi tinh, điện thoại liên lạc cho từng điều hành đồng phục và danh thiếp cho hứơng dẫn viên. Trung tâm đã có đội xe với 06 xe thuộc các loại 45 chỗ, 16chỗ. Đến nay, OSGC đã trở thành đơn vị kinh doanh có uy tín trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Tuy chưa phải là doanh nghiệp lớn nhưng với mức tăng doanh thu ổn định và coi trọng việc áp dụng những sáng kiến mới trong kinh doanh, OSGC sẽ có thể tạo cho mình những vị thế mới trên thị trường du lịch Việt Nam và thế giới. 1.2.Cơ cấu tổ chức của trung tâm Trung tâm lữ hành quốc tế OSGC đi theo loại hình tổ chức kinh doanh đa dạng hoá và sơ đồ tổ chức bộ máy của trung tâm được triể khai theo mô hình tổ chức trực tuyến. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm lữ hành quốc tế OSGC Giám đốc trung tâm P du lịch quốc tế P kế toán tài chính Tổ chức Hành chính Inbound Nội địa 2 Nội địa 3 Nội địa 1 Outbound P DL nội địa * Giám đốc trung tâm: do Giám đốc công ty bổ nhiệm. Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của trung tâm trước công ty, trước pháp luật và trước toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong toàn trung tâm.Phương thức lãnh đạo của Giám đốc là điều hành trực tiếp toàn trung tâm. Các phòng quản lý chức năng giúp việc cho Giám đốc. * Phòng tổ chức-hành chính Là một phòng có những cách giải quyết công việc theo một trình tự khoa học nhất định và theo một thể lệ thống nhất trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói chung của toàn xí nghiệp. + Phòng tổ chức-hành chính: - Quản lý toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong toàn trung tâm.Lập kế hoạch xây dựng bộ máy nhân sự của các phòng ban trong trung tâm cho gọn nhẹ và đơn giản. - Quản lý toàn bộ công tác hành chính văn thư, luư trữ của văn phòng tại trung tâm như: công văn đi, công văn đến, trang thiêt bị….. - Nghiên cúư các chế độ lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế…để bảo đảm đúng chế độ quyền lại cho cán bộ, công nhân viên trong trung tâm. * Phòng tài chính-kế toán: Căn cứ kế hoạch được giao cho đơn vị hàng năm lập kế hoạch định mức lao động tiền lương đối với cấp trên và căn cứ vào số lượng công việc và mức hoàn thành công việc của cáp trên giao cho đơn vịcấp dưới tiến hành lập định mức tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. - Lập các kế hoạch về tài chính của từng năm kế hoạch báo cáo với công ty. - Lập kế hoạch thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. - Xác định chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng chương trình du lịch đã hoàn thành và bàn giao thu hồi vốn. - Tổng hợp tình hình tài chính và các số liệu về kế toán để báo cáo Giám đốc có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh doanh thu. - Hoàn thành các báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm. *Phòng du lịch nội địa Là phòng chuyên tổ chức các chương trình du lịch trong nước cho người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam . Thiết kế, bán, thực hiện các chương trình du lịch trong nước Nghiên cứu thị trường du lịch trong nước, tiến hành các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước. Quan hệ với các đối tác, các đại lý du lịch, cơ sở luư trú trong nước Quản lý đội ngũ hướng dẫn viên nội địa. *Phòng du lịch quốc tế: Trong đó bao gồm bộ phận Inbound, Outbound, quan hệ quốc tế: có chức năng và nhiệm vụ tương đương như phòng du lịch nội địa nhưng đuợc thực hiện với khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài và khách nước ngoài vào Việt Nam. Vì thế, cần có sự hỗ trợ của bộ phận quan hệ quốc tế về thủ tục hải quan, quan hệ với các trung tâm gửi khách, các đối tác tai nước ngoài. 1.3.Các sản phẩm, hoạt động chính: Cũng như các công ty lữ hành quốc tế khác trên địa bàn Hà Nội, hiện nay Trung tâm lữ hành quốc tế OSGC có chức năng chính là thiết kế, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước. Hai loại sản phẩm chủ yếu của trung tâm là chương trình du lịch từng phần và chương trình du lịch trọn gói. - Chương trình du lịch từng phần: chủ yếu là khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam, những tuyến mà chương trình du lịch này thường thực hiện là: Hà Nội - Hạ Long, Hà Nội –Sapa, Hà Nội - Huế - Hội An – Thánh địa Mỹ Sơn. Trong chương trình du lịch từng phần lại chia làm hai loại là tour deluxe và daily tour. Về cơ bản, hai loại chương trình du lịch này không có sự khác biệt nhiều ngoài giá cả tour deluxe cao hơn. Vì thế, khách mua tour deluxe sẽ nhận được những dịch vụ cao cấp hơn hoặc dịch vụ phụ thêm như, khách sạn 3-4 sao, đi thuyền ra đảo, kayaking… - Chương trình du lịch trọn gói: khách tham gia các chương trình du lịch trọn gói thường lớn hơn rất nhiều và đây cũng là loại sản phẩm chính của trung tâm, bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Trung tâm đã duy trì mối quan hệ lâu lăm với các khách san, các đại lý du lịch nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, tập trung vào các tỉnh: Vân Nam, Quảng Đông, Nam Ninh, Hồng Kông… và một số các nước như: Thailan, Malaysia, Singapor, Pháp…Hiện nay, với khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài, trung tâm chỉ chủ yếu làm trung gian gửi khách cho đối tác nước ngoài. Trong thời gian tới, trung tâm đang dự định tiến hành mở một số văn phòng đại diện tại Trung Quốc và một số nước khác để có thể tự tiến hành các chương trình du lịch tại nước ngoài cho khách du lịch Việt Nam. 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm trong thời gian gần đây. Trước năm 1999, hoạt động kinh doanh của trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, doanh thu tăng chậm, có khi còn giảm sút. Nhưng từ năm 2000, do sự đổi mới về cơ cấu, phương thức kinh doanh nên trung tâm đã thu được những kết quả khá cao trong kinh doanh, doanh thu tăng đều và ở mức khá cao. Sau đây là bảng số liệu về doanh thu của trung tâm năm gần đây nhất: Bảng số liệu về nguồn khách của trung tâm lữ hành quốc tế OSGC năm 2006 TT ChØ tiªu SL kh¸ch (kh¸ch) Ngµy kh¸ch TB (ngµy) ChØ tiªu tb kh¸ch/ngµy (1.000®) Tour trän gãi (kh¸ch) Tour tõng phÇn (kh¸ch) Tæng sè kh¸ch 1.372 1 Kh¸ch inbound 252 NhËt 28 28 0 Trung Quèc Trung Quèc theo QC 229 182 5 182 0 Singapore 2 2 0 Th¸i Lan C¸c n­íc ch©u ¸ kh¸c 6 3 3 C¸c n­íc ch©u ¢u 34 20 14 C¸c n­íc ch©u Mü 2 Kh¸ch outbound 200 Trung Quèc 112 3 112 0 Th¸i Lan 14 14 0 Hµn Quèc 3 3 0 Hång K«ng NhËt 28 3 1.200 28 0 C¸c n­íc ch©u ¸ kh¸c 16 15 1 C¸c n­íc ch©u ¢u 12 6 1.000 12 1 C¸c n­íc ch©u Mü 8 8 0 C¸c n­íc kh¸c 7 7 0 3 Kh¸ch néi ®Þa 920 5 400 920 0 Kh¸ch lµ ng­êi n­íc ngoµi c«ng t¸c t¹i ViÖt Nam Kh¸ch ViÖt Nam 920 Bảng doanh thu của trung tâm lữ hành quốc tế OSGC năm 2006-2007 TT ChØ tiªu Thùc hiÖn N¨m 2005 N¨m 2006 Tæng doanh thu (kh«ng kÓ thu hé) 2.320.000.000 3.400.000.000 Trong ®ã: - INBOUND 840.404.000 920.000.000 - OUTBOUND 401.596.000 720.000.000 - Néi ®Þa 1.078.000.000 1.760.000.000 Tæng chi phÝ (kÓ c¶ thuÕ) 1.085.607.000 1.391.000.000 Lîi nhuËn rßng 1.242.000.000 2.009.000.000 Lîi nhuËn BQ/ng­êi 8.956.440 10.684.000 2. Phân tích môi trường Marketing của trung tâm lữ hành quốc tế OSGC Nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển du lịch, cũng như tài nguyên du lịch to lớn của đất nước, Đảng và nhà nước luôn coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”. Đại hội lần VIII của Đảng đề ra mục tiêu “phát triển nhanh du lịch, dịch vụ …từng bước, đưa nước ta thành một trung tâm du lịch, thương mại dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”. Trong nghị quyết 45/CP năm 1993 của Chính Phủ đã nêu rõ phát triển du lịch sao cho “ngành du lịch nước ta sớm đuổi kịp ngành du lịch của các nước trong vùng và trên thế giới, đưa du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế quan trọng …” .Thực hiện những chủ trương đường lối đó của Đảng và nhà nước, ngành du lịch trong thời gian qua đã gặt hái được những thành công bước đầu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đứng trước tình hình mới của đất nước, khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam đã và đang xây dựng và thực hiện những phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển du lịch trong giai đoạn đầu của thế kỷ XXI, xác định những giải pháp trước mắt nhằm đưa du lịch Việt Nam phát triển nhanh nhưng bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta. Việc phân tích môi trường marketing của trung tâm để tìm ra những cơ hội, những hiểm họa trên thị trường. Từ đó, có thể định ra những chính sách marketing cho phù hợp và đạt hiệu cao nhất, có thể tận dụng được những cơ hội và né tránh những hiểm họa trên thị trường. Phân tích môi trường marketing bao gồm phân tích các yếu tố như môi trường marketing của công ty, môi trường kinh doanh của TT, môi trường nội tại của TT (hay phân tích tiềm lực của TT ). 2.1- Môi trường marketing của trung tâm: Môi trường marketing của TT bao gồm các yếu tố như chính trị, luật pháp, kinh tế dân số, văn hóa xã hội, công nghệ sinh thái… 2.1.1- Chính trị luật pháp: Đây là yếu tố quan trọng nó ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng,việc nhà nước ổn định chính trị, pháp luật chặt chẽ nghiêm minh sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng phát triển. Đối với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo tài tình đúng đắn của Đảng và nhà nước, tình hình chính trị của Việt Nam trong những năm qua luôn ổn định. Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế, vạch ra định hướng phát triển đúng đắn đã thúc đẩy kinh tế đất nước luôn tăng trưởng mạnh mẽ, ngành du lịch trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng đã đạt được những thành công nhất định. Nhà nước đã ban hành sửa đổi các chính sách nhằm khuyến khích hoạt động du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có nhiều chính sách ưu tiên cho hoạt động lữ hành nhằm thu hút khách, như việc giảm lệ phí các thue tục xuất nhập cảnh, gia hạn thị thực, làm visa, hộ chiếu cho khách nước ngoài vào Việt Nam và khách Việt Nam ra nước ngoài. Nhà nước đã có những biện pháp tích cực để bảo vệ các khu di tích, danh lam thắng cảnh tạo điều kiện cho việc khai thác tài nguyên du lịch một cách triệt để. Cuối năm 1998, Tổng cục du lịch đã được chỉ đạo xây dựng Pháp lệnh du lịch và các Nghị định của Chính Phủ về triển khai pháp lệnh du lịch.Ngày 8/2/1999 Ủy ban thường vụ Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X đã thông qua pháp lệnh du lịch và chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký lệnh du lịch,đây là kết quả khẳng định vị trí quan trọng của du lịch trong nền kinh tế kinh tế quốc dân. Việc ra đời pháp lệnh du lịch sẽ tạo ra sự thông thoáng thuận lợi cho các hoạt động du lịch,tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch phát triển. 2.1.2- Môi trường kinh tế dân số: Môi trường kinh tế dân số có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng, với đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ, nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi, nhịp độ tăng trưởng cao, giao lưu kinh tế được mở rộng thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam. Cùng với sự phát triển của kinh tế mức sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, giá cả trong nước ổn định, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo tạo điều kiện thu hút khách du lịch vào Việt Nam cũng như khuyến khích người Việt Nam đi du lịch trong nước và du lịch ra nước ngoài. 2.1.3- Các yếu tố văn hóa xã hội: Ngày nay, xu hướng du lịch văn hóa ngày càng phát triển. Du khách muốn đi tìm hiểu, nghiên cứu những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc ngày càng nhiều.Việt Nam với nền văn hóa được chắt lọc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của hơn 4000 năm lịch sử, với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc. Những phong tục tập quán, những lễ hội dân gian ,những món ăn đậm đà hương vị dân tộc. Hơn nữa, với sự góp mặt của 54 dân tộc cùng sống trong đại gia đình Việt Nam tạo nên nét đặc trưng văn hóa thống nhất trong đa dạng. Tất cả những điều đó tạo nên sự cuốn hút mạnh mẽ đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những nét văn hóa đặc sắc đó, Việt Nam còn có những khu di tích lịch sử lâu đời ; như kinh đô Thăng Long ngàn năm văn hiến, thành Cổ Loa cổ xưa, Cố đô Huế trang nghiêm nhưng đậm chất trữ tình, những tháp cổ Tràm cổ kính của người Chăm, phố cổ Hội An -đô thị thế kỷ XVI, những đình, đền, chùa, miếu mạo …đã và đang sẽ là những yếu tố thu hút khách du lịch trong và ngoại nước đòi hỏi phải được bảo vệ trùng tu để có sức thu hút mạnh mẽ. 2.1.4- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, sinh thái, công nghệ: Phát triển du lịch gắn liền với việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, bởi vì du lịch không thể phát triển nếu không có các nguồn tài nguyên du lịch,không thể phát triển du lịch biển nếu không có những bãi biển đẹp, trong sạch. Không thể phát triển du lịch leo núi nếu không có những khu rừng nguyên sinh, những hang động đẹp…điều đó cho thấy vai trò quan trọng của các yếu tố tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch đất nước nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Việt Nam với địa hình khá đa dạng có núi, có rừng, có biển, có đồng bằng là một trong những nước có tiềm năng du lịch rất lớn trong khu vực; có những cánh rừng nguyên sinh nơi có nhiều loài động thực vật quý hiếm trên thế giới được ghi vào sách đỏ; có những ngọn núi cao quanh năm mây phủ như Phanxipăng; có những thành phố trong sương như Đà Lạt, khu nghỉ mát nổi tiếng như Tam Đảo, Sapa; đồng thời có nhiều danh lam thắng cảnh rất thuận tiện cho phát triển du lịch. Đặc biệt, với loại địa hình kaster đã tạo nên nhiều danh lam thắng nổi tiếng như vịnh Hạ Long - được tổ chức Unesco xếp hạng là di sản thiên nhiên thế giới; có những hang động nổi tiếng như Phong Nha, Hương Tích, Bích Động …Dọc suốt hơn 3000 km bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam có nhiều bãi biển đẹp như Bãi Cháy,Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Quảng Bình, Lăng Cô, Nha Trang,Vũng Tàu…rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn khoáng chất tự nhiên phong phú, với nhiều suối nước nóng có thể phục vụ du lịch chữa bệnh, nghỉ ngơi…Như vậy, có thể thấy nguồn tài nguyên du lịch Việt Nam rất phong phú, đòi hỏi phải được bảo vệ đầu tư cho đúng với tiềm năng của nó để khai thác phục vụ ngành du lịch phát triển. Đối với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành phải có những chính sách phù hợp trên cơ sở các nguồn tài nguyên đó, kết nối, xây dựng các chương trình hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp cũng như tăng nguồn thu cho đất nước. Bên cạnh những thuận lợi về các yếu tố tài nguyên tự nhiên để phát triển du lịch, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đã giúp cho con người có thể đi lại dễ dàng, tiếp nhận thông tin nhanh dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp du lịch cũng có thể áp dụng các phương tiện hiện đại vào trong quá trình kinh doanh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách dul lịch, tăng khả năng cạnh tranh. 2.2- Môi trường kinh doanh của Trung Tâm: Môi trường kinh doanh của TT bao gồm các yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các trung gian phân phối, các nhà cung ứng dịch vụ của TT. 2.2.1- Khách hàng: Kh¸ch hµng của TT trong thời gian vừa qua rất đa dạng cả khách quốc tế và khách nội địa. Đối với khách quốc tế của TT khá đa dạng về quốc tịch nhưng tập trung chủ yếu ở các thị trường như Trung Quốc, Đông Nam Á, Tây Âu. Mỗi nhóm khách hàng ở các thị trường khác nhau đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau nhưng nhìn chung mục đích chính là du lịch thuần túy, tham quan tìm văn hóa con người Việt, tìm cơ hội đầu tư… Các nguồn khách này mặc dù trong năm qua có giảm sút nhưng trong những năm tới sẽ tăng, do những chính sách điều chỉnh phù hợp của nhà nước, tạo điều kiện cho họ vào Việt Nam dễ dàng hơn. Hơn nữa, ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua với sự cố gắng và nỗ lực đã đạt được những thành công nhất định, ngày càng hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch để có thể cung ứng cho nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật giúp cho công ty có thể chủ động tiếp cận với khách hàng qua các phương tiện thông tin và việc đi lại của khách hàng cũng dễ dàng hơn do sự phát triển của ngành hàng không, hàng hải… 2.2.2- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của TT là các công ty trong nước, mà đặc biệt là các công ty lữ hành quốc tế có tầm hoạt động khá rộng như Saigontourist, Hanoi tourist, Vietravel, Hà Nội Toserco...Đây là những công ty có thị trường khách khá trùng với thị trường khách của TT như thị trường khách Pháp, Nhật, Đài Loan, Mỹ, Đông Nam Á…Đồng thời, đây cũng là những công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động lữ hành quốc tế. Các đối tác của họ khá đông đảo đặc biệt là Saigontourist có quan hệ nhận gửi khách với hơn 300 hãng lữ hành nước ngoài và nhiều hãng lữ hành trong nước và họ là thành viên của PATA, họ có nhiều chi nhánh văn phòng đại diện ở nước ngoài cũng như trong nước. Như vậy, có thể thấy TT có nhiều bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh, do quy mô không bằng, nguồn khách quốc tế của TT chủ yếu do các hãng lữ hành gửi đến, không có nhiều các văn phòng đại diện ở nước ngoài để trực tiếp khai thác khách. 2.2.3 Các nhà cung ứng : -Là các tổ chức cung cấp hàng hoá dịch vụ cho trung tâm, bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, đơn vị vận chuyển, các khu vui chơi giải trí…họ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của trung tâm. Hiện tại, trung tâm có quan hệ hầu hết với các đơn vị kinh doanh ăn uống, lưu trú ở các tỉnh, thành phố, những nơi có chương trình du lịch của trung tâm. Tuy nhiên, do không có các cơ sở trực thuộc cung cấp các dịch vụ cho nên phần lớn phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác nên đã phải tăng giá thành của sản phẩm du lịch, không tạo được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Các trung gian phân phối: có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của trung tâm. Hiện nay, trung tâm có quan hệ chặt chẽ với nhiều hãng lữ hành trong nước và khoảng hơn 100 hãng lữ hành nước ngoài để phân phối các hoạt động du lịch của mình đến khách hàng. 2.3. Nguồn lực kinh doanh của trung tâm: Nguồn lực kinh doanh của trung tâm gồm có: hệ thống cơ sở vật chất, bao gồm: Đội xe ôtô du lịch hiện có 14 chiếc, trong đó có 1 xe 4 chỗ, 4 xe 30 chỗ, 2 xe 15 chỗ, 1 xe 6 chỗ, 6 xe 45 chỗ. Có một cơ sở dịch vụ giao dịch ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng… - Nguồn tài chính của trung tâm: bất cứ sự hoạt động của doanh nghiệp nào đều phải phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình. Hiện nay, trung tâm có tổng số vốn cố định là 8.500.712.000 trong đó vốn lưu động là 77.477.000đ .Nguồn tài chính như vậy đòi hỏi trung tâm phải sử dụng hợp lý để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Nguồn nhân lực: Hiện nay, trung tâm có đội ngũ nhân viên khá đông đảo với 120 người, trong đó 60% có trình độ đại học, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực du lịch, có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ kỹ năng nghiệp vụ cao,trình độ ngoại ngữ khá tốt. Đây chính là những lợi thế của trung tâm. Tuy nhiên, một cán bộ nhân viên còn chịu ảnh hưởng trong cách làm việc cơ chế Việt Nam, nên vẫn mang phong cách thiếu chuyên nghiệp. 2.4. Vị thế của trung tâm trong thị trương du lịch Việt Nam Trung tâm lữ hành quốc tế OSGC trực thuộc công ty Kinh tế - kỹ thuật Việt Nam, là một trong những trung tâm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực lữ hành quốc tế và nội địa, có vị trí khá quan trọng trong thị trường du lịch Việt Nam, với lượng khách quốc tế hàng năm của trung tâm chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian qua. 3. Phân tích ma trận SWOT trong hoạt động kinh doanh của trung tâm lữ hành quốc tế OSGC. 3.1 Những điểm mạnh ( S-Strength) OSGC là một doanh nghiệp nhà nước có truyền thống và uy tín lâu năm. Khi muốn đi du lịch người tiêu dùng không thể biết rõ chất lượng của chuyến đi của mình trước khi đi. Với thương hiệu và uy tín sẵn có của trung tâm sẽ giúp khách hàng yên tâm về sự lựa chọn của mình. Về dịch vụ lữ hành, với thời gian hoạt động hàng chục năm trong lĩnh vực này,trung tâm có quan hệ bền vững với các nhà cung ứng và trung gian gửi khách tại nhiều nước trên thế giới. Yếu tố này đảm bảo cho hoạt động của trung tâm ổn định cả về mặt số lượng và chất lượng dịch vụ. Về năng lực Marketing, các chương trình tour,tuyến của trung tâm ngày càng đa dạng ,hấp dẫn mà vẫn đảm bảo giá cả,chất lượng. 3.2.Những điểm yếu(W-Weakness) Chưa thực sự khai thác và phát huy hết vai trò của Marketing trong kinh doanh, nên bộ phận chuyên trách về hoạt động này còn chưa mạnh. Mặt khác, ngân sách giành cho marketing còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, vì vậy đã không tận dụng được điểm mạnh này để tăng hiệu quả trong kinh doanh. Còn thiếu năng động trong khai thác các thị trường dẫn đến việc mở rộng thị phần của trung tâm tại những thị trường tiềm năng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Đặc biệt, trong báo cáo của trung tâm đã nhận định thị trường khách Việt Nam ra nước ngoài còn nặng về trông chờ khách, chưa thực sự chủ động trong hoạt động. Kinh phí tuyên truyền, quảng cáo khuyến mại đã được chú ý đầu tư nhưng các hoạt động còn đơn điệu và chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. 3.3 Những thời cơ, cơ hội( O-Opportunities) Các điều kiện phong phú về tài nguyên, văn hoá, an toàn, ổn định về kinh tế, xã hội là những tiền đề vững chắc để ngành du lịch Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nữa. Số lượng du khách đến Việt Nam không ngừng tăng qua các năm đã chỉ ra cơ hội lớn đối với tất cả các doanh nghiệp du lịch, trong đó có OSGC Sự phát triển của kinh tế đã nâng cao dần đời sống của nhân dân, dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng về các hoạt động du lịch ngày càng phát triển. Chính phủ đã khẳng định du lịch phát triển thành một nghành mũi nhọn của đất nước .Chính phủ cũng tạo rất nhiều điều kiện thuân lợi để phát triển du lịch thông qua các chính sách, pháp lệnh du lịch hợp lý với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước. Hoạt động quảng bá cho du lịch Việt Nam cũng được quan tâm nhiều hơn.Năm 2003, tổng cục du lịch Việt Nam đã đề nghị chính phủ bổ sung 10 tỷ đồng Việt Nam cho ngân sách hành động Quốc gia về du lịch để triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng bá về du lịch Việt Nam trên thế giới. Tiến trình hội nhập quôc tế đã tạo một bước phát triển cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và nghành du lịch nói riêng. 3.4.Những mối đe doạ( T-Threat) Thị trường du lịch Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các công ty du lịch, đặc biệt là các công ty du lịch lữ hành.Với số lượng khoảng 250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hơn 1680 doanh nghiệp lữ hành nội địa, thị trường du lịch Việt Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt và khốc liêt.Một số doanh nghiệp như: Saigon tourist, Hanoi tourist, Vietravel, Peace tour, Hanoi Toseco… thực sự là những đối thủ cạnh tranh nặng kí của trung tâm. Do sự canh tranh này mà các công ty gửi khách quốc tế có cơ hội ép giá hoặc can thiệp quá sâu vào hoạt động của công ty kữ hành trong nước. Du lịch thiếu sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế khác một cách thiết thực, Ví dụ: như vé máy bay của chúng ta thường xuyên cao hơn mặt bằng chung của khu vực, cơ chế giá lại thiếu linh hoạt nên chi phí vận chuyển khách cùng giá cả của các nhà hàng,dịch vụ trong thời điểm gần đây bị đẩy lên rất cao. Thậm chí có những thời điểm chi phí cho du khách đi du lịch nội địa còn cao hơn đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra, trong những năm gần đây có nhiều điều kiện thiên nhiên và xã hội không ổn định trên thế giới cũng đã có ảnh hưởng lớn đến nghành du lịch toàn cầu, trong đó có Việt Nam . Sau khi đã xem xét đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với trung tâm OSGC, ta cũng cần xem xét và định hướng chiến lược của ngành cũng như của trung tâm trong thời gian tới để có đuợc các nhìn tổng quan về mục tiêu chiến lược hoạt động kinh doanh sắp tới của trung tâm. 4. Một số chiến lược kinh doanh và định hướng marketing của trung tâm trong thời gian tới - Xác định từ nay đến 2010, có những sự kiện lớn những ngày lễ lớn. Ví dụ: 2010: 1000 năm Thăng Long Hà Nội, đây là dịp để du lịch có điều kiện phát triển mạnh, cầu du lịch mở rộng cho tất các các hãng lữ hành. Đề đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh, trung tâm phải tích cực hoạt động quảng cáo và tuyên truyền nhằm đầy mạnh thị trường du lịch Việt Nam và từ đó tăng lượng khách và doanh thu cho trung tâm - Tiếp tục thực hiện tốt 4 nhất: khách sạn tốt nhất, xe tốt nhất, hướng dẫn viên tốt nhất và giá tour hợp lý nhất. Đảm bảo chất lượng dịch vụ của các tour giữ uy tín và phát huy sức mạnh của thương hiệu, tập chung mọi nỗ lực để phát triển các chiến lược marketing của trung tâm - Tiếp tục tăng cường nghiên cứu khách hàng, mở rông thị trường outbound. Coi đây là một hướng phát triển cần tập trung khai thác, nhất là với chi nhánh thành phố Hồ chí Minh - Chú trọng đến các tour trong nước dành cho du khách nội địa, khai thác một thị trường nhiều tiềm năng đã không được chú trọng nhiều trong thời gian qua - Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, làm phong phú các hình thức du lịch để thu hút nhiều đối tượng khác nhằm phát triển cả về các tour và các dịnh vụ hỗ trợ góp phần nâng cao chất lượng của các chương trình du lịch. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động kinh doanh của Trung tâm Lữ hành Quốc tế OSGC.doc
Luận văn liên quan