Khi nền kinh tế vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng cuối năm 2008, kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế, ngành y tế vẫn ghi nhận tăng trưởng ngược dòng. Nhân tố chính tác động đến xu hướng này là do bản thân các mặt hàng y tế là sản phẩm không thể thay thế, sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người Việt cũng ngày càng tăng cao. Tuy vậy, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được những sản phẩm y tế chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, quá trình sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào nước ngoài và tâm lý người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng ngoại khiến cho tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu sản phẩm y tế đối với vấn đề sức khỏe người Việt là không thể phủ nhận.
Thời gian thực tập tại phòng Xuất nhập khẩu của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM đã giúp tác giả có cái nhìn thực tế hơn về tình hình hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Công ty, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện hoạt động nhập khẩu dược phẩm. Sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty, đặc biệt là phòng Xuất nhập khẩu và phòng Thông quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được nắm rõ hoạt động nhập khẩu của Công ty, tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, thời gian thực tập ngắn và sự hạn chế về kiến thức của bản thân đã khiến cho quá trình thực hiện bài thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, tác giả hi vọng những giải pháp đã được đề xuất nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu, cải thiện chất lượng dược phẩm nhập khẩu cũng như thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu dược phẩm sẽ thực sự hữu ích, góp phần vào sự phát triển của Công ty.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các sản phẩm này có sự dịch chuyển cho phù hợp, thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Kim ngạch và tỷ trọng các mặt hàng dược phẩm nhập khẩu của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM giai đoạn 01/2012 - 06/2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Mặt hàng
2012
2013
2014
6 tháng đầu
năm 2015
Giá trị (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Thuốc chữa bệnh
139,28
79,69
144,53
75,58
131,60
72,07
68,24
71,63
Vắc xin
12,27
7,02
24,29
12,70
28,38
15,54
13,84
14,53
Thực phẩm chức năng
23,23
13,29
22,41
11,72
22,62
12,39
13,19
13,84
Tổng
174,78
100
191,23
100
182,6
100
95,27
100
(Nguồn:Phòng Xuất Nhập Khẩu)
Thuốc chữa bệnh luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các dược phẩm nhập khẩu của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM từ năm 2012 đến giữa năm 2015. Theo Cục Quản lý cạnh tranh, thuốc chữa bệnh do Việt Nam sản xuất chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, 50% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các sản phẩm do doanh nghiệp nội địa sản xuất phần lớn cũng chỉ là dạng thuốc chữa bệnh thông thường, chưa phải loại thuốc phức tạp như thuốc chống ung thư, thuốc chữa bệnh Parkinson. Thêm vào đó, tâm lý của người Việt Nam luôn cho rằng thuốc chữa bệnh có nguồn gốc nước ngoài luôn hiệu quả, chất lượng hơn. Kể cả bác sĩ Việt Nam chỉ kê một tỉ lệ rất thấp thuốc nội trên tổng số thuốc cho bệnh nhân. Thực trạng này được thể hiện qua cuộc khảo sát của Cục Quản lý Dược vào năm 2013. Khảo sát cho thấy, tỉ lệ thuốc nội được các bác sĩ kê ở các bệnh viện tuyến trung ương chỉ ở mức 12%, tuyến tỉnh 34% và tuyến huyện khoảng 62%. Với thực trạng
như vậy, nhu cầu về thuốc chữa bệnh nhập khẩu luôn cao hơn so với các mặt hàng còn lại. Do đó, Công ty luôn lựa chọn thuốc chữa bệnh là mặt hàng nhập khẩu chủ lực để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, tình hình này đang thay đổi, thể hiện qua tỷ trọng thuốc chữa bệnh nhập khẩu đang giảm dần qua các năm. Vào năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của thuốc chữa bệnh chiếm đến 79,69% tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Công ty. Đến năm 2014, con số này giảm chỉ còn 72,07% và trong 6 tháng đầu năm 2015, tình hình không thay đổi khi kim ngạch của thuốc chữa bệnh chiếm khoảng 71,63% trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. Nguyên nhân của xu hướng này là vì thói quen đánh giá cao hàng ngoại đang thay đổi. Theo Báo cáo năm 2013 của Vụ thị trường thuộc Bộ Công Thương, tỷ lệ người Việt dùng hàng Việt nói chung đã tăng lên đến 70%. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển ngành Dược do Bộ Y tế công bố cho biết, mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng sử dụng thuốc nội sẽ chiếm 80%. Trước định hướng đó, nhu cầu đối với thuốc nội dần tăng qua các năm, kéo theo sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu thuốc chữa bệnh.
Vắc xin là dược phẩm có kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 12,27 tỷ đồng vào năm 2012, bằng 1/2 so với thực phẩm chức năng (23,23 tỷ đồng) và thấp nhất trong ba mặt hàng. Chỉ sau 1 năm, con số này đã tăng gần gấp đôi, trong khi thực phẩm chức năng lại giảm kim ngạch nhập khẩu. Sự thay đổi ngược chiều của hai mặt hàng này khiến cơ cấu các dược phẩm nhập khẩu thay đổi đáng kể. Vắc xin đã vượt qua thực phẩm chức năng để chiếm vị trí thứ hai, chỉ sau thuốc chữa bệnh và tiếp tục duy trì cho đến năm 2014. Nguyên nhân là do sự phát triển về giáo dục khiến cho nhận thức của người dân Việt Nam về việc chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao. Thay vì chữa bệnh, người dân tăng cường việc tiêm các loại vắc xin cần thiết để phòng bệnh. Do đó, nhu cầu thị trường đối với vắc xin gia tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng vắc xin trong cơ cấu các dược phẩm nhập khẩu đạt 14,53%, xấp xỉ năm 2014, cho thấy vắc xin là mặt hàng có triển vọng trong tương lai.
Thực phẩm chức năng được Công ty nhập khẩu ít nhất trong ba mặt hàng. Chiếm 13,29% trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu vào năm 2012, tỷ trọng của thực phẩm chức năng tuy có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Đến nửa đầu năm 2015, tỷ trọng thực phẩm chức năng mà Công ty nhập khẩu cũng chỉ chiếm 13,19% trong cơ cấu dược phẩm nhập khẩu. Thực trạng này là kết quả của việc Công ty xác
định chỉ nhập khẩu thực phẩm chức năng với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng một phần nhu cầu thị trường, không tập trung phân phối và phát triển. Nguyên nhân là do thực phẩm chức năng không dùng chữa bệnh mà chỉ nhằm hỗ trợ chức năng của cơ thể con người. Sản phẩm này không mang tính thiết yếu như thuốc chữa bệnh hay vắc xin mà chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng có thu nhập cao nên lượng tiêu thụ thấp hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm chức năng thường qua mách bảo của người quen, người bán hàng thiếu kiến thức chuyên môn, khiến cho người tiêu dùng có những phản ứng trái chiều và việc tiêu thụ thực phẩm chức năng có nhiều bất ổn. Với tỷ trọng thực phẩm chức năng ổn định như trên, Công ty sẽ tránh được những rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh mặt hàng này.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, đồng thời tận dụng lợi thế riêng của từng nhà cung ứng trên toàn thế giới, việc nhập khẩu dược phẩm từ nhiều thị trường khác nhau là cần thiết. Nắm bắt được điều đó, Công ty CP XNK Y tế TP.HCM luôn nhập dược phẩm từ các nhà cung ứng thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê giá trị và tỷ trọng dược phẩm nhập khẩu của Công ty theo thị trường từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015:
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM giai đoạn 01/2012 - 06/2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Thị
trường
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
6 tháng đầu
năm 2015
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Ấn Độ
133,90
76,61
123,74
64,71
122,69
67,19
62,61
65,72
Hàn Quốc
26,78
15,32
45,00
23,53
44,99
24,64
23,16
24,31
Pháp
7,50
4,29
9,01
4,71
6,14
3,36
3,69
3,87
Khác
6,61
3,78
13,50
7,06
8,80
4,82
5,81
6,10
Tổng
174,78
100
191,23
100
182,60
100
95,27
100
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Ấn Độ là quốc gia đứng đầu cơ cấu thị trường nhập khẩu dược phẩm của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM với tỷ trọng luôn trên 60% từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015. Nguyên nhân là do Việt Nam và Ấn Độ cùng nằm trong khu vực châu Á nên việc nhập khẩu dược phẩm Ấn Độ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thêm vào đó, từ khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) được thành lập, hàng rào thuế quan được nới lỏng, hoạt động nhập khẩu dược phẩm từ Ấn Độ được tiến hành thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, Ấn Độ có lợi thế lao động giá rẻ, nguồn nguyên dược liệu phong phú nên dược phẩm của quốc gia này có giá cả mang tính cạnh tranh cao và chất lượng khá tốt. Đây là lý do khiến cho dược phẩm Ấn Độ được Công ty CP XNK Y tế TP.HCM nói riêng và các nhà nhập khẩu dược phẩm nói chung ưu tiên lựa chọn. Vào năm 2012, tỷ trọng nhập khẩu dược phẩm từ Ấn Độ lên đến 76,61%. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm mạnh trong năm tiếp theo, chỉ còn 64,71%. Nguyên nhân của sự việc này là do sự kiện vào năm 2013, Cục Quản lý Dược Việt Nam công bố danh sách 37 công ty có thuốc bị phát hiện vi phạm chất lượng thì có đến 25 công ty từ Ấn Độ. Vụ việc khiến cho nhu cầu đối với dược phẩm Ấn Độ giảm mạnh và Công ty cũng dần hạn chế nhập khẩu sản phẩm từ quốc gia này. Tiếp theo đó, vào đầu năm 2014, Cục trưởng Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), ông Margaret Hamburg đã đến Ấn Độ để bày tỏ với lãnh đạo nước này về tình trạng sản xuất thuốc kém chất lượng của một số hãng dược tại Ấn Độ (theo báo New York Times). Vụ bê bối này làm cho các nhà phân phối và người tiêu dùng thế giới bao gồm cả thị trường Việt Nam càng mất niềm tin đối với thuốc có nguồn gốc Ấn Độ. Giá trị nhập khẩu dược phẩm từ Ấn Độ không có dấu hiệu phục hồi, chỉ ở mức 67,19% vào năm 2014. Dù vậy, dược phẩm Ấn Độ vẫn có ý nghĩa quan trọng với hoạt động nhập khẩu dược của Công ty với tỷ trọng luôn trên 60% trong cơ cấu.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao thứ hai của Công ty. Hàn Quốc có một số lợi thế giống Ấn Độ với vị trí địa lý ở khu vực Châu Á giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được ký kết giúp nới lỏng hàng rào thuế quan, thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên, do không có thế mạnh về nguồn lực lao động và nguồn
nguyên liệu nên giá cả của dược phẩm Hàn Quốc có sự chênh lệch đáng kể so với Ấn Độ. Bởi lý do đó, sản phẩm của Hàn Quốc ít được ưa chuộng hơn của Ấn Độ. Các sản phẩm từ Hàn Quốc mà Công ty nhập khẩu chủ yếu là các thuốc chuyên khoa, đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt mà các công ty Ấn Độ chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chất lượng không cao. Dù vậy, việc nhập khẩu dược phẩm Hàn Quốc có xu hướng tăng, thể hiện qua tỷ trọng nhập khẩu qua các năm. Năm 2012, con số này là 15,32%, tăng liên tục và đạt 24,64% trong 6 tháng đầu năm 2015. Lý giải cho thực trạng này là do sự đi xuống về chất lượng của dược phẩm Ấn Độ khiến cho sản phẩm của Hàn Quốc trở thành sự thay thế hoàn hảo bởi dù giá có cao hơn nhưng cùng với đó chất lượng cũng được đảm bảo hơn.
Pháp là quốc gia chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu các thị trường nhập khẩu và ít có sự biến động. Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng của dược phẩm Pháp vào khoảng 4% tổng giá trị dược phẩm nhập khẩu của Công ty. Thị trường Pháp không có được lợi thế về vị trí địa lý hay lợi thế do các Khu vực mậu dịch tự do (FTA) đem đến. Các sản phẩm nhập từ Pháp cũng có giá cả cao hơn so với sản phẩm của Ấn Độ, Hàn Quốc. Tuy nhiên, một số mặt hàng từ quốc gia này thuộc nhóm thực phẩm chức năng, vắc xin có chất lượng cao hơn, ổn định và ít bị làm giả. Với những ưu điểm này, giá dược phẩm Pháp dù cao nhưng vẫn được người tiêu dùng lựa chọn. Ngoài ra, một số loại thuốc có nguồn gốc từ Pháp mà Công ty nhập khẩu còn là thuốc đặc trị, thuốc đã được đăng ký bản quyền, không thể thay thế hay nhập khẩu từ quốc gia khác.
Ngoài ba thị trường chính kể trên, Công ty còn tiến hành nhập khẩu từ một số quốc gia khác như Thụy Sĩ, Đức, Anh, Bỉ, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng lợi thế của các nhà cung cấp trên toàn thế giới đồng thời tránh được những rủi ro có thể phát sinh nếu quá phụ thuộc vào thị trường dược phẩm của một số quốc gia nhất định.
Phương thức thanh toán
Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ quan trọng trong tất cả các hoạt động mua bán ngoại thương bao gồm cả hoạt động nhập khẩu. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, trong số đó, Công ty CP XNK Y tế TP.HCM sử dụng hai phương thức thanh toán là: thanh toán chuyển tiền bằng điện (T/T) và thanh toán
bằng thư tín dụng (L/C). Tùy vào tính chất mối quan hệ làm ăn với đối tác mà Công ty lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp, đảm bảo tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa rủi ro cho Công ty. Dưới đây là bảng cơ cấu các phương thức thanh toán của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM từ năm 2012 đến nửa đầu năm 2015:
Bảng 2.4: Cơ cấu các phương thức thanh toán của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM giai đoạn 01/2012 - 06/2015
Đơn vị tính: %
Phương thức thanh toán
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
6 tháng đầu
năm 2015
Thư tín dụng (L/C)
84,21
88,14
91,73
90,66
Chuyển tiền bằng điện (T/T)
15,79
11,86
8,27
9,34
Tổng cộng
100
100
100
100
( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Thư tín dụng là phương thức thanh toán được Công ty sử dụng chủ yếu với tỷ trọng luôn trên 80% bởi hình thức thanh toán này đảm bảo an toàn cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Việc sử dụng thư tín dụng trong thanh toán có xu hướng tăng, thể hiện qua sự gia tăng về tỷ trọng. Năm 2012, tỷ trọng của phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là 84,21%, tăng liên tục qua các năm và đạt 91,73% vào năm 2014. Tính đến 6 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng của phương thức này là 90,66%, cho thấy xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì. Lý giải cho việc thanh toán bằng thư tín dụng tăng lên nhanh chóng là do Công ty tăng cường mở rộng phạm vi kinh doanh, không ngừng xây dựng mối quan hệ làm ăn với đối tác mới. Điển hình là chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015, Công ty đã hợp tác với 15 nhà cung ứng mới. Với tình hình đó, việc lựa chọn thư tín dụng để thanh toán là thích hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
Chuyển tiền bằng điện ít được Công ty sử dụng hơn với tỷ trọng thấp hơn nhiều. Nguyên nhân là do hình thức thanh toán này phụ thuộc nhiều vào thiện chí của các bên nên ẩn chứa rủi ro cao. Trái với sự gia tăng tỷ trọng của thư tín dụng là sự giảm dần của hình thức thanh toán bằng điện chuyển tiền. Chiếm tỷ trọng
15,79% vào năm 2012, đến nửa đầu năm 2015, con số này giảm chỉ còn 9,34%. Đây là hình thức được sử dụng với những đối tác thân thiết, đã làm ăn lâu năm. Nó cũng được dùng trong trường hợp thanh toán những đơn hàng có giá trị không cao, cần thực hiện nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gấp của Công ty do có ưu điểm là thời gian thực hiện ngắn, thủ tục đơn giản. Thanh toán bằng điện chuyển tiền cũng ít tốn kém hơn so với thanh toán bằng thư tín dụng, có thể giúp Công ty tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bởi tính rủi ro cao nên Công ty dần hạn chế sử dụng trong kinh doanh.
Phương thức vận tải và bảo hiểm
Quá trình lựa chọn phương thức vận tải và bảo hiểm của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng mà hai bên thỏa thuận với nhau. Sau đây là bảng cơ cấu các điều kiện cơ sở giao hàng của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015:
Bảng 2.5: Điều kiện cơ sở giao hàng của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM giai đoạn 01/2012 - 06/2015
Đơn vị tính: %
Điều kiện cơ sở giao hàng
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
6 tháng đầu
năm 2015
CIF
65,83
69,79
71,25
70,53
CIP
34,17
30,21
28,75
29,47
Tổng
100
100
100
100
( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015, Công ty CP XNK Y tế TP.HCM tiến hành nhập khẩu dược phẩm chỉ theo điều kiện cơ sở giao hàng nhóm C gồm CIF và CIP. Theo những điều kiện này, người xuất khẩu sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho dược phẩm nhập khẩu của Công ty. Việc sử dụng điều kiện nhóm C cho tất cả các hợp đồng chủ yếu xuất phát thói quen của Công ty khi tiến hành thỏa thuận với bên xuất khẩu. Thói quen này khiến cho Công ty không có nhiều kinh nghiệm và thông tin về dịch vụ bảo hiểm cũng như giá cước tàu, dẫn đến việc tự thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Về phương tiện vận tải, dựa vào thời gian giao hàng, tính chất dược phẩm mà bên xuất khẩu sẽ lựa chọn phương tiện vận tải cho phù hợp. Dược phẩm của Công ty được nhập khẩu bằng đường biển, sử dụng điều kiện CIF là chủ yếu, với tỷ trọng đến 65,83% vào năm 2012. Nguyên nhân là do phần lớn các lô hàng được nhập khẩu với khối lượng lớn, không phù hợp với vận tải bằng đường hàng không. Chỉ đối với những mặt hàng cần giao gấp, có khối lượng nhỏ hoặc dược phẩm cao cấp, giá trị lớn, Công ty mới thỏa thuận với bên xuất khẩu vận chuyển bằng đường hàng không và sử dụng điều kiện CIP. Năm 2012, tỷ trọng của điều kiện CIP chỉ đạt 34,17%. Từ năm 2012 đến nửa đầu năm 2015, tỷ trọng dược phẩm nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển liên tục tăng lên do tính an toàn của phương thức vận tải này ngày càng được nâng cao. Theo đó, tỷ trọng điều kiện CIF cũng tăng và đến năm 2014, đạt 71,25%, xấp xỉ 2,5 lần so với điều kiện CIP (28,75%).
Về điều kiện bảo hiểm, theo quy định của Incoterms®2000, nhà xuất khẩu chỉ
mua bảo hiểm nhóm C cho hàng hóa. Trong trường hợp Công ty có nhu cầu khác thì phải thỏa thuận với bên xuất khẩu hoặc tự mua bảo hiểm bổ sung. Tuy nhiên, thông thường, Công ty không mua bảo hiểm thêm vì hàng hóa Công ty ít khi gặp rủi ro và giá trị thiệt hại không đáng kể. Số tiền bảo hiểm mà Công ty yêu cầu nhà xuất khẩu thỏa thuận với bên bảo hiểm là 110% trị giá CIF của hàng nhập khẩu. Đây là điều kiện bảo hiểm luôn được Công ty áp dụng theo thói quen của Công ty và cũng là thực trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam.
Chất lượng dược phẩm nhập khẩu
Các nhà sản xuất nước ngoài muốn xuất khẩu dược phẩm vào thị trường Việt Nam phải tiến thành thủ tục xin cấp số đăng ký lưu hành (Visa) cho dược phẩm đó. Hồ sơ xin cấp Visa bao gồm một bộ đầy đủ, chi tiết các chứng từ cung cấp thông tin về doanh nghiệp sản xuất và sản phẩm sẽ lưu hành (có kèm mẫu dược phẩm để kiểm định chất lượng). Hồ sơ được nộp cho Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) để tiến hành phân tích và đưa ra kết luận sản phẩm có được cấp Visa hay không. Những dược phẩm được cấp Visa chứng tỏ đạt tiêu chuẩn về chất lượng và được phép lưu hành tại Việt Nam.
Toàn bộ dược phẩm mà Công ty CP XNK Y tế TP.HCM nhập khẩu từ nước ngoài đều được Cục Quản lý Dược cấp Visa, chứng tỏ sản phẩm nhập khẩu của
Công ty đảm bảo về chất lượng. Khi về đến Hải quan, Công ty chỉ cần xuất trình các chứng từ liên quan là có thể được thông quan mà không cần tiến hành quy trình giám định chất lượng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại trường hợp dược phẩm đã được kiểm định chất lượng và cấp Visa cho phép lưu hành nhưng khi tung ra thị trường và đến tay người tiêu dùng thì bị phát hiện không đảm bảo về chất lượng. Do đó, sau khi được thông quan, dược phẩm vẫn tiếp tục được quản lý trong quá trình lưu thông và có thể bị thu hồi nếu phát hiện không đạt chất lượng. Trên thực tế, từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2015 ghi nhận trung bình 1 loại thuốc/năm do Công ty nhập khẩu bị Cục Quản lý Dược ra quyết định đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi. Dưới đây là bảng tổng hợp thông tin chi tiết về các dược phẩm do Công ty CP XNK Y tế TP.HCM nhập khẩu bị phát hiện kém chất lượng trong quá trình lưu thông từ năm 2012 đến nửa đầu năm 2015:
Bảng 2.6: Dược phẩm nhập khẩu bị đình chỉ lưu hành và phải thu hồi của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM giai đoạn 01/2012 - 06/2015
Năm
Tên thuốc
Số đăng ký
Công ty sản xuất
Lý do đình chỉ lưu hành và thu hồi
2012
Viên nén Maninil 5 (glibenclamide 5mg)
VN-0055-06
Berlin Chemie AG, Cộng hòa Liên bang Đức
Không đạt chỉ tiêu chất lượng độ hòa tan
2013
S-valapro (viên bao tan trong ruột valproate 200mg)
VN-8549-09
AMN Life Science Pvt Ltd, Ấn Độ
Sản xuất không đúng hồ sơ đăng ký
2014
Levocil (Levofloxacin250 mg)
VN-9637-10
CCL
Pharmaceuticals (Pvt) Ltd., Pakistan
Không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu khối lượng trung bình viên
2015
Emlocin 5 (Amlodipine 5mg)
VN-1486-12
Aegen Bioteck Pharma Private Limited, Ấn Độ
Không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu hàm lượng nước
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Lý giải cho việc dược phẩm do Công ty nhập khẩu dù đã được cấp Visa nhưng hàng năm vẫn có trường hợp bị yêu cầu thu hồi chủ yếu là do quá trình thẩm định chất lượng còn nhiều lổ hổng. Cụ thể, khâu thẩm định chất lượng này chủ yếu chỉ tiến hành trên hồ sơ công bố của nhà sản xuất mà không kiểm tra được từ đầu nguồn sản xuất. Tận dụng khe hở này, các nhà sản xuất nộp hồ sơ xin Visa với tài liệu không phải tài liệu gốc và không được chứng thực. Do đó, quy định kiểm tra chất lượng dược phẩm nhập khẩu của Bộ Y tế chỉ hạn chế chứ không ngăn ngừa hoàn toàn việc dược phẩm kém chất lượng xâm nhập thị trường Việt Nam.
Nhận xét chung
Thành tựu
Từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015, dù nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh, tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, song Công ty CP XNK Y tế TP.HCM vẫn gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Sau đây là một số thành tựu tiêu biểu và nguyên nhân có được những thành tựu đó:
Về cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, Công ty đã duy trì cơ cấu dược phẩm hợp lý với thuốc chữa bệnh luôn chiếm tỷ trọng cao, vắc xin và thực phẩm chức năng có tỷ trọng thấp hơn nhiều. Khi thị trường đặt ra nhu cầu lớn hơn đối với vắc xin, Công ty cũng đã nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu với tỷ trọng vắc xin tăng cao. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu như vậy giúp Công ty đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Để làm được điều này, Phòng Kinh doanh phải hiểu rõ thị hiếu khách hàng, quyết định những sản phẩm chủ lực cần phải tập trung phát triển, những sản phẩm được kinh doanh chỉ nhằm mục đích duy trì thị phần trên thị trường, từ đó lập ra các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho hoạt động nhập khẩu dược phẩm.
Về cơ cấu thị trường nhập khẩu, việc lựa chọn Ấn Độ, Hàn Quốc, Pháp lần lượt là ba thị trường cung ứng lớn nhất đã giúp Công ty có nguồn cung sản phẩm với giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo yếu tố chất lượng. Đây là một trong những lý do giúp Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng đầu vào cho ngành y tế và nhận được sự tín nhiệm, hài lòng từ phía khách hàng. Để làm được điều này, Công ty CP XNK Y tế TP.HCM, trong đó chủ yếu là phòng Kinh doanh và phòng Marketing đã phải tiến hành nghiên cứu thị trường để
hiểu rõ thị hiếu khách hàng, không ngừng tìm kiếm và phân tích lợi thế của từng nhà cung ứng để từ đó lựa chọn ra những nhà cung ứng phù hợp nhất có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và đồng thời đảm bảo tối đa hóa lợi ích cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Về phương thức thanh toán, Công ty đạt được sự nhanh chóng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn do sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả cả hai phương thức điện chuyển tiền và thanh toán bằng thư tín dụng. Hơn nữa, Công ty luôn nỗ lực thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho nhà xuất khẩu, trừ những trường hợp nhà xuất khẩu có sự vi phạm về việc thực hiện hợp đồng. Do đó, Công ty được các đối tác đánh giá cao và mong muốn xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài. Điều này là kết quả có được nhờ quá trình hoạt động hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng Xuất nhập khẩu, phòng Tài chính - Kế toán, phòng Thông quan. Việc thực hiện tốt công tác thanh toán còn giúp Công ty nâng cao uy tín, có được những ưu đãi từ đối tác cũ và sự tin tưởng của đối tác mới. Từ đó, việc đàm phán các điều khoản có lợi cho Công ty cũng trở nên dễ dàng hơn.
Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, hoạt động nhập khẩu dược phẩm tại Công ty CP XNK Y tế TP.HCM vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm kiềm hãm sự phát triển của Công ty. Việc xác định những hạn chế này và nguyên nhân gây ra sẽ giúp Công ty có những biện pháp giải quyết hiệu quả. Các hạn chế tồn đọng là:
Về kim ngạch nhập khẩu, từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015, sự tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu dược phẩm tại Công ty không ổn định. Với sự tăng trưởng yếu và bất ổn như vậy, Công ty sẽ khó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời mất đi sự tín nhiệm từ khách hàng và các cổ đông. Một trong những yếu tố khách quan gây ra kết quả này là những thay đổi khó lường về chính sách trong lĩnh vực y tế do Cục Quản lý Dược ban hành. Về nguyên nhân chủ quan, Công ty vẫn còn hạn chế trong khả năng đối phó với những biến động của môi trường bên ngoài cũng như năng lực dự báo những thay đổi có thể xảy ra. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh trong công tác đấu thầu của Công ty còn yếu, nhất là ở khu vực phía Bắc do hoạt động nghiên cứu thị trường tại đây còn nhiều thiếu sót và quy mô kho hàng chưa đáp ứng được nhu cầu của Công ty, khiến cho
các lô hàng cung ứng cho thị trường miền Bắc phải vận chuyển từ miền Nam vào, làm gia tăng chi phí, tăng giá thành. Ngoài ra, Công ty chưa đạt được hiệu quả trong công tác tìm kiếm khách hàng để hoàn thiện chuỗi cung ứng do phụ thuộc nhiều vào hoạt động đấu thầu. Khi không trúng thầu tại các bệnh viện phía Bắc, mất đi những đơn hàng lớn, Công ty đã lao đao trong việc tìm kiếm khách hàng. Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm giảm sút nghiêm trọng cũng vì lý do này.
Về phương thức vận tải và bảo hiểm, việc sử dụng các điều kiện CIF, CIP giúp Công ty bớt đi gánh nặng khi tiến hành hoạt động nhập khẩu do nhà xuất khẩu sẽ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho mọi lô hàng của Công ty. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc, bên xuất khẩu sẽ có quyền quyết định và chủ động hơn trong các hoạt động liên quan đến phương tiện vận tải và bảo hiểm. Đối với việc mua bảo hiểm, theo Incoterms® 2000, nhà xuất khẩu chỉ mua
bảo hiểm loại C cho hàng hóa. Trong trường hợp Công ty có yêu cầu khác thì phải thỏa thuận với nhà xuất khẩu hoặc tự mua bổ sung. Ngoài ra, Công ty cũng không được lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ bảo hiểm mà hoàn toàn phụ thuộc vào người xuất khẩu. Mọi vấn đề liên quan đến phương tiện vận chuyển cũng tùy vào sự lựa chọn của bên xuất khẩu. Việc sử dụng những điều kiện cơ sở giao hàng nhóm C khiến Công ty rơi vào thế bị động. Trong khi đó, nếu giành được quyền mua bảo hiểm cho hàng hóa, Công ty có thể quyết định nhà bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của Công ty, góp phần giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Tương tự như vậy, chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải sẽ đồng thời đem lại cho Công ty quyền được lựa chọn phương tiện vận tải, thời gian vận chuyển, đối tác cung ứng dịch vụ vận tải. Việc nhập khẩu theo điều kiện nhóm C là một thực trạng xuất hiện tại hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay. Theo ông Hoàng Tuấn Việt - tham tán thương mại Việt Nam tại Chile, lý do giải thích cho thực trạng này là các doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu thông tin về các dịch vụ bảo hiểm và giá cước tàu, container dẫn đến thói quen nhập khẩu theo điều kiện CIF, CIP để bên xuất khẩu phải chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty CP XNK Y tế TP.HCM nói riêng cần thay đổi thói quen này để tận dụng được những lợi ích mà nhà nhập khẩu theo điều kiện nhóm C không có được.
Về chất lượng dược phẩm nhập khẩu, mọi dược phẩm do Công ty nhập khẩu luôn có số Visa và tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng. Tuy nhiên, trường hợp dược phẩm không đảm bảo chất lượng vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hình ảnh Công ty. Khi phát hiện dược phẩm kém chất lượng, Cục Quản lý Dược sẽ ra quyết định đình chỉ lưu thông và yêu cầu công ty phải thu hồi. Công tác thu hồi dược phẩm đã phân phối ra thị trường làm lãng phí cả nhân lực và tài chính. Sau đó, những sản phẩm này sẽ buộc phải tiêu hủy hoặc tái xuất, gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Không chỉ vậy, Công ty còn phải cùng với doanh nghiệp sản xuất chịu trách nhiệm giải trình và chịu các hình thức xử phạt của cơ quan chức năng, điển hình là tên Công ty sẽ bị đưa vào danh sách đen để các cơ quan chức năng theo dõi, các lô hàng do Công ty nhập khẩu sẽ bị phân luồng đỏ và kiểm tra 100%, hồ sơ nhập khẩu dược phẩm có thể bị tạm dừng xem xét. Nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng này, Công ty sẽ thiệt hại không chỉ lợi ích kinh tế mà còn bị ảnh hưởng uy tín. Có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự cố nhập thuốc kém chất lượng. Về khách quan, doanh nghiệp cung ứng đã vi phạm trong việc sản xuất thuốc và các cơ quan chức năng đã sai sót trong quá trình kiểm định chất lượng và cấp Visa cho dược phẩm. Về chủ quan, Công ty chưa chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về dược phẩm và nhà sản xuất trước khi nhập khẩu, góp phần gây ra tình trạng nhập thuốc kém chất lượng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU DƯỢC PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Triển vọng đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Công ty
Cơ hội
Sau rất nhiều thành tựu mà Công ty đã đạt được từ năm 2012 đến giữa năm 2015, hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Công ty trong những năm tiếp theo hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa khi rất nhiều cơ hội được mở ra. Sau đây là một số cơ hội lớn đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Công ty:
Thứ nhất, hiện nay, Việt Nam là thành viên của các tổ chức kinh tế như ASEAN, AFTA, WTO. Việc này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu bao gồm cả Công ty CP XNK Y tế TP.HCM được tự do tìm kiếm nhà cung ứng và đa dạng hóa sự lựa chọn sản phẩm. Hơn nữa, thuế nhập khẩu được áp dụng đối với dược phẩm sẽ dần được cắt giảm và tiến tới xóa bỏ trong tương lai, góp phần giảm chi phí cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và Công ty CP XNK Y tế TP.HCM nói riêng. Các rào cản phi thuế quan cũng sẽ được xóa bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu dược phẩm.
Thứ hai, thống kê được Bộ Y tế công bố cho biết, trong năm 2014, bình quân mỗi người Việt Nam sử dụng 31 USD tiền thuốc phòng và chữa bệnh, tăng gấp rưỡi so với năm 2009 với 20 USD chi tiêu cho tiền thuốc/người/năm, chưa kể một phần rất lớn tiền mua thuốc do người dân tự mua về dùng chưa thống kê được. Đây là dấu hiệu dự báo cho sự tăng trưởng của ngành Dược và là cơ hội đối với lĩnh vực nhập khẩu dược phẩm trong tương lai.
Thứ ba, luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2015 quy định bảo hiểm y tế sẽ thanh toán đến 100%, hướng tới 80% dân số có bảo hiểm y tế vào năm 2015, mục tiêu đến năm 2020 bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Mục tiêu này sẽ thúc đẩy người dân mua bảo hiểm, quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe nhờ sự hỗ trợ từ bảo hiểm y tế. Nhu cầu đối với các mặt hàng dược phẩm cũng theo đó nâng cao, kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu dược phẩm.
Thứ tư, Công ty được Bộ Y tế chọn chỉ định là một trong năm công ty trên cả nước được quyền nhập khẩu, tồn trữ, phân phối nguyên liệu - thành phẩm thuốc độc
nghiện, hướng tâm thần, các dạng thuốc độc phối hợp. Đây là cơ hội lớn mà Công ty có thể tận dụng để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, thu hút thêm khách hàng, gia tăng thị phần và củng cố hình ảnh cho Công ty.
Thứ năm, theo Cục Quản Lý Dược, Thủ tướng Chính phủ đã ký chiến lược phát triển ngành Dược đến năm 2020 trong đó trọng tâm là phát triển hệ thống phân phối thuốc Việt Nam. Hệ thống được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp nhằm khắc phục các bất cập, khiếm khuyết của hệ thống cung ứng thuốc hiện tại. Sự ra đời và hoàn thiện của hệ thống phân phối thuốc theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp công tác giao nhận thuốc cho khách hàng diễn ra thuận lợi, Công ty có thể dự đoán chính xác hơn nhu cầu thị trường để đặt số lượng nhập khẩu cho phù hợp. Hoạt động nhập khẩu được phẩm của Công ty cũng theo đó mà diễn ra suôn sẻ và nhiều cơ hội để phát triển.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội dành cho hoạt động nhập khẩu dược phẩm, rất nhiều thách thức cũng được đặt ra, đòi hỏi các doanh nghiệp như Công ty CP XNK Y tế TP.HCM phải lưu ý và có biện pháp đối phó phù hợp.
Thứ nhất, kinh tế trong nước vẫn đang phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 nhưng quá trình này diễn ra chậm và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các thị trường nhập khẩu dược phẩm có dấu hiệu suy giảm, đối tác hợp tác kinh doanh - phân phối vẫn trong tình trạng thăm dò gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu và kinh doanh dược phẩm.
Thứ hai, Bộ Y tế đặt mục tiêu đến năm 2020 các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước có thể đáp ứng 80% nhu cầu thị trường nội địa và có những chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất dược phẩm. Cụ thể, từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, sẽ có nhiều dự án đầu tư vào ngành Dược và được Ngân hàng phát triển Việt Nam dành lãi suất ưu đãi 3% trong 12 năm. Chính sách của Bộ Y tế tạo điều kiện cho ngành Dược trong nước phát triển đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Công ty bởi thực hiện chính sách này đồng nghĩa với nhu cầu đối với dược phẩm ngoại cũng theo đó sụt giảm.
Thứ ba, các quy định, thông tư do Bộ Y tế ban hành liên tục thay đổi như quản lý giá, kê khai giá thuốc nhập khẩu, kiểm nghiệm chất lượng thuốc 100% đối
với nhà cung cấp vi phạm 2 lần chất lượng thuốc không đạt chuẩn, thủ tục xin cấp Visa mới và tái đăng ký kéo dài hơn cả năm, thuốc quý hiếm bị hạn chế cấp phép hạn ngạch. Những thay đổi này chưa theo sát với tình hình thực tế, không có thời gian cho các doanh nghiệp kịp thích nghi, khiến việc nhập khẩu gặp nhiều trở ngại.
Thứ tư, Công ty có kế hoạch đưa cổ phiếu YTECO lên sàn chứng khoán Hà Nội nhằm tăng vốn cho hoạt động nhập khẩu dược phẩm thay vì phải vay vốn từ ngân hàng như hiện tại. Tuy nhiên, diễn biến thị trường chứng khoán khá ảm đạm cùng với chính sách tài khóa của Nhà nước nhằm chống lạm phát khiến cho kế hoạch chưa thể thực hiện được. Điều này cản trở Công ty trong việc mở rộng hoạt động nhập khẩu, tăng quy mô kinh doanh.
Thứ năm, ngành Hải quan đã bắt đầu thực hiện thí điểm thông quan điện tử tại Cục Hải quan TP.HCM và Cục Hải quan Hải Phòng vào năm 2005 và nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp bởi tính ưu việt của nó, vừa hạn chế tối đa sự ùn tắc tại các đơn vị Hải quan, vừa giảm tiêu cực một cách đáng kể. Tuy nhiên, việc thực hiện khai hải quan điện tử vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là cơ sở vật chất kĩ thuật, đường truyền mạng, chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sự hạn chế về cơ sở vật chất khiến cho quá trình thông quan bị đình trệ, ảnh hưởng hiệu quả của hoạt động nhập khẩu dược phẩm.
Định hướng nâng cao hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Công ty
Nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Công ty phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh không ngừng biến động và để khẳng định vị thế trên thị trường với tình hình cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, Công ty đã đề ra một số phương hướng và nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất, để tận dụng tốt cơ hội mà sự hội nhập mang lại, Công ty CP XNK Y tế TP.HCM xác định giữ vững mối quan hệ đối với các nhà cung ứng uy tín hoặc đã hợp tác lâu năm đồng thời tích cực tìm kiếm nhà cung ứng mới. Không chỉ so sánh các chỉ tiêu về chất lượng và giá cả, Công ty còn xem xét khả năng của người xuất khẩu về việc hợp tác trong công tác đấu thầu, kinh doanh, phân phối nhằm tìm ra nhà cung cấp phù hợp nhất và có thể tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ đối tác.
Thứ hai, Công ty có kế hoạch đa dạng hóa các sản phẩm, chủ lực vẫn là thuốc chữa bệnh và vacxin. Bên cạnh đó, Công ty còn mở rộng các nhóm sản phẩm
mới như mỹ phẩm, nguyên liệu làm thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Trước thách thức từ chính sách phát triển ngành Dược nước nhà của chính phủ, tạo ra mối đe dọa cho hoạt động nhập khẩu dược phẩm, Công ty sẽ đẩy mạnh chiến lược nhập khẩu và kinh doanh các dược phẩm phức tạp, dự đoán doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng, điều kiện để nghiên cứu và sản xuất.
Thứ ba, về tình hình nhân sự, Công ty xác định đây là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trọng yếu đến sự phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu dược phẩm nói riêng. Do đó, Công ty đề ra nhiệm vụ cho phòng Nhân sự - Hành chính phải có chính sách và chế độ ưu đãi hợp lý để thu hút và giữ chân người tài, tổ chức các hội thảo nhằm đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của nhân viên. Công ty cũng đặt yêu cầu cho các nhân viên phải nâng cao năng lực chuyên môn để thực hiện công việc hiệu quả.
Một số giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu dược phẩm
Sau khi phân tích hoạt động nhập khẩu dược phẩm từ năm 2012 đến giữa năm 2015, dưới đây là một số giải pháp mà Công ty nên áp dụng để phát huy những thế mạnh vốn có và giải quyết những khó khăn còn tồn đọng.
Thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng
Việc áp dụng điều kiện nhóm C khi nhập khẩu khiến Công ty đánh mất quyền quyết định phương thức vận tải và bảo hiểm hàng hóa, không có được vị thế chủ động trong hoạt động nhập khẩu. Do đó, Công ty nên thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng từ CIF, CIP sang một điều kiện nhóm F như FOB hoặc FCA. Trước khi thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng, Công ty cần chuẩn bị kỹ để tận dụng những lợi ích mà điều kiện nhóm F đem lại, đồng thời không gây ra thiệt hại cho Công ty. Cụ thể, Công ty phải tìm hiểu thông tin các hãng vận tải và các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm uy tín, có mức giá cạnh tranh từ đó lựa chọn đối tác phù hợp nhất, đem đến nhiều lợi ích nhất. Đối với công tác tìm hiểu và lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ bảo hiểm, phòng Xuất nhập khẩu sẽ là đơn vị phù hợp để thực hiện. Dù chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng qua nhiều lần giao dịch với đối tác bên ngoài công ty, phòng Xuất nhập khẩu sẽ thuận lợi hơn khi làm việc với những đối tác mới như công ty bảo hiểm. Trong khi đó, việc thuê phương tiện vận chuyển nên do phòng Logistic đảm nhận vì đây là phòng ban có nhiều kinh nghiệm cũng như thông
tin và kiến thức về lĩnh vực vận tải. Ngoài ra, sự thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng phải thông qua thỏa thuận với bên xuất khẩu nên phòng Xuất nhập khẩu vốn chịu trách nhiệm đàm phán và ký kết hợp đồng cũng sẽ là phòng ban đảm nhận việc thỏa thuận với các đối tác trong tương lai về việc thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng từ nhóm C sang nhóm F.
Sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng nhóm F sẽ giúp Công ty được chủ động quyết định các vấn đề liên quan đến vận tải, bảo hiểm. Về bảo hiểm, Công ty sẽ được lựa chọn nhà bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và điều kiện của Công ty. Về phương tiện vận tải, Công ty có quyền quyết định phương tiện vận chuyển, thời gian, địa điểm giao hàng, . Không những vậy, giải pháp này còn giúp Công ty tiết kiệm chi phí hoa hồng mà bên xuất khẩu nhận được khi làm việc với các công ty vận tải và công ty bảo hiểm.
Đây là giải pháp hoàn toàn có tính khả thi bởi không yêu cần nhiều về trình độ nghiệp vụ hay nhân sự. Tuy nhiên, để đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu được diễn ra suôn sẻ, đối với công tác mua bảo hiểm, Công ty có thể tuyển dụng bổ sung từ một đến hai nhân viên có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực bảo hiểm vào phòng Xuất nhập khẩu để hỗ trợ thực hiện giải pháp này.
Thắt chặt điều khoản chất lượng trong hợp đồng nhập khẩu
Tình trạng dược phẩm kém chất lượng do Công ty nhập khẩu tồn tại khiến cho Công ty bị thiệt hại về uy tín và lợi ích kinh tế. Nhằm giải quyết vấn đề này, Công ty cần tạo sức ép với nhà xuất khẩu ngay từ lúc thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng. Vì đây là công việc đàm phán nên phòng Xuất nhập khẩu sẽ là phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện. Cụ thể, phòng Xuất nhập khẩu cần đặt điều kiện: trong trường hợp dược phẩm bị phát hiện kém chất lượng, phải thu hồi và tiêu hủy thì bên xuất khẩu phải hỗ trợ Công ty thực hiện những công việc này, đồng thời bồi thường cho Công ty chi phí giải quyết hậu quả bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị lô hàng kém chất lượng bị thu hồi. Ngoài ra, trong trường hợp bên xuất khẩu có quan hệ làm ăn lâu năm cung cấp dược phẩm không đảm bảo chất lượng bị phát hiện đến lần thứ ba, Công ty sẽ ngừng hợp tác. Đối với đối tác từ lần mua bán đầu đã cung cấp dược phẩm kém chất lượng, Công ty sẽ không tiếp tục nhập sản phẩm từ đối tác đó.
Áp dụng giải pháp này sẽ khiến nhà xuất khẩu có trách nhiệm hơn trong công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu cho Công ty, giảm xác suất nhập khẩu dược phẩm không đảm bảo chất lượng. Không chỉ vậy, hành động này còn thể hiện thái độ dứt khoát của Công ty đối với hàng kém chất lượng, nâng cao hình ảnh và uy tín cho Công ty. Việc thắt chặt điều khoản chất lượng hoàn toàn khả thi và không yêu cầu sự bổ sung bất cứ nguồn lực nào nên có thể áp dụng ngay.
Gia tăng năng lực cạnh tranh trong công tác đấu thầu
Công tác đấu thầu không thành công chính là nguyên nhân chính dẫn đến kim ngạch nhập khẩu dược phẩm biến động. Do đó, Công ty cần chú trọng việc cải thiện khả năng cạnh tranh trong đấu thầu với các doanh nghiệp khác, hạn chế tình trạng thua thầu tại thị trường phía Bắc như năm 2014. Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu nên sẽ là phòng ban phù hợp để thực hiện giải pháp này. Phòng Kinh doanh cần chuẩn bị chu đáo hồ sơ dự thầu để nâng cao khả năng trúng thầu cho Công ty. Các giải pháp cụ thể cần phải tiến hành:
Thứ nhất, phòng Kinh doanh cần phát triển chi nhánh miền Bắc của Công ty thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường và đầu tư mở rộng kho hàng ở khu vực này. Như vậy, Công ty sẽ tránh được tình trạng không hiểu rõ nhu cầu thị trường như năm 2014, đồng thời, việc mở rộng kho hàng có thể giúp Công ty vận chuyển hàng đến và lưu trữ trực tiếp ở khu vực phía Bắc, giảm được chi phí vận chuyển, giảm mức giá đưa ra khi dự thầu, giải quyết được nguyên nhân gây ra tình trạng thua thầu của năm 2014.
Thứ hai, thực trạng hiện nay cho thấy giá là yếu tố cạnh tranh chính trong đấu thầu thuốc tại các bệnh viện nên phòng Kinh doanh cần xem xét yếu tố này để có kế hoạch tối thiểu hóa chi phí, giảm giá thành sản phẩm và chuẩn bị được một hồ sơ dự thầu với mức giá cạnh tranh.
Thứ ba, một trong những điều kiện rất được quan tâm trong quá trình xét xét hồ sơ dự thầu và lựa chọn đơn vị cung ứng dược phẩm là năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Đây hoàn toàn là thế mạnh của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM bởi Công ty đã có đến 31 năm là nhà cung ứng, với uy tín và thương hiệu đã được khẳng định. Bởi vậy hồ sơ dự thầu phải đảm bảo nhấn mạnh vào yếu tố này, nâng cao tỷ lệ trúng thầu cho Công ty.
Thứ tư, trong quá trình chuẩn bị đấu thầu, phòng Kinh doanh còn cần phải lưu ý đến những cá nhân, tổ chức có hành vi cạnh tranh không lành mạnh để có biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời, tránh việc thua thầu một cách không chính đáng.
Việc chú trọng đến hồ sơ dự thầu, gia tăng năng lực cạnh tranh cho Công ty giúp hạn chế tình trạng không trúng thầu, ổn định kim ngạch nhập khẩu. Việc phát triển chi nhánh phía Bắc của Công ty sẽ đòi hỏi bổ sung cả về nguồn lực và tài chính. Trong tình hình khó khăn về nguồn vốn như hiện tại, Công ty chỉ có thể thực hiện giải pháp này trong dài hạn. Dù vậy, đây là giải pháp khả thi, nên được thực hiện nhằm góp phần đảm bảo cho sự ổn định của hoạt động nhập khẩu dược phẩm và tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh tại miền Bắc trong tương lai.
Tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng
Khi Công ty không tìm được khách hàng để phân phối dược phẩm, hoạt động nhập khẩu dược phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Do đó công tác tìm kiếm khách hàng có tác động quan trọng đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm của công ty. Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm khách hàng hiện nay của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM quá phụ thuộc vào hình thức đấu thầu. Khi không trúng thầu tại các bệnh viện, kim ngạch nhập khẩu và doanh thu đều sụt giảm. Do đó, ngoài đấu thầu, Công ty cần phải tích cực hơn trong việc tìm khách hàng thông qua các hoạt động khác, là tiền đề cho hoạt động nhập khẩu dược phẩm được phát triển một cách bền vững.
Việc tìm kiếm khách hàng do phòng Marketing thực hiện nên đây sẽ là phòng ban chịu trách nhiệm tiến hành giải pháp này. Phòng Marketing cần duy trì mối quan hệ với những khách hàng cũ, đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng mới bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Việc phát triển hệ thống Yteco Phamarcy nhằm tấn công vào thị trường bán lẻ là giải pháp hợp lý và Công ty cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống này. Ngoài ra, phòng Marketing còn phải tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như khuyến mãi, tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm, nhằm nâng cao hình ảnh Công ty, thu hút thêm khách hàng. Hơn nữa, để hỗ trợ phòng Marketing, phòng Kinh doanh cần nghiên cứu kế hoạch đa dạng hóa danh mục sản phẩm, nhất là những sản phẩm mới, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Giải pháp tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng sẽ giúp công ty không quá phụ thuộc vào một nhóm khách hàng hay một thị trường nhất định. Trong trường hợp không thành công khi cung ứng ở một khu vực khách hàng, điển hình như khối bệnh viện, Công ty vẫn còn những khu vực khác để khai thác.
So với các giải pháp ở trên, đây là giải pháp đòi hỏi sự đầu tư nhiều về nguồn lực tài chính, nhất là việc xây dựng và phát triển chuỗi nhà thuốc Yteco Phamarcy. Trong khi đó, Công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn và phải vay từ ngân hàng. Dù vậy, đây là một giải pháp thiết thực, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững cho Công ty nên cần phải được thực hiện. Công ty có thể không thực hiện giải pháp này một cách tức thời mà tiến hành trong dài hạn. Đặc biệt, Công ty cần giải quyết vấn đề về vốn thông qua việc khẩn trương đưa Công ty lên sàn chứng khoán, giúp Công ty dễ dàng trong việc huy động vốn thay vì phải vay từ ngân hàng với lãi suất cao như hiện tại.
Chủ động dự đoán sự thay đổi của môi trường bên ngoài
Do chính sách trong lĩnh vực y tế thay đổi khó lường khiến cho Công ty CP XNK Y tế TP.HCM không có biện pháp ứng phó kịp thời, kéo theo sự biến động của kim ngạch nhập khẩu. Để giải quyết thực trạng này, Công ty cần cải thiện khả năng đối phó với những thay đổi đến từ môi trường bên ngoài, tìm cách dự đoán trước đồng thời cải cách hoạt động của Công ty để thích nghi với những thay đổi đó. Đây là giải pháp cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều phòng ban, bao gồm phòng Kinh doanh, phòng Xuất nhập khẩu, phòng Nhân sự - Hành chính, phòng Tài chính - Kế toán. Cụ thể, phòng Kinh doanh cần theo dõi sát sao tình hình nền kinh tế nói chung, tình hình ngành dược nói riêng cả trong nước và quốc tế, từ đó dự đoán những biến động có thể xảy ra và lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn tương ứng với dự báo. Ban lãnh đạo sẽ xem xét, thông qua các kế hoạch và triển khai cho các phòng ban có liên quan thực hiện, chuẩn bị những yếu tố cần thiết. Phòng Xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm liên hệ các nhà cung cấp đặt hàng. Phòng Tài chính - Kế toán đảm nhận quản lý nguồn vốn, dự trù ngân sách. Phòng Nhân sự - Hành chính tiến hành tổ chức các buổi đào tạo nhằm bổ sung kĩ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết cho nhân viên để những quy định, thông tư của Bộ Y tế được cập nhật và thực hiện chính xác, nhanh chóng, không gặp trở ngại.
Dự đoán những biến động của môi trường bên ngoài và lên kế hoạch ứng phó sẽ giúp hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Công ty luôn trong sự kiểm soát. Giải pháp này cũng không đòi hỏi về nhân lực hay tài chính mà chú trọng đến sự quan tâm đến các biến động từ môi trường bên ngoài và khả năng lên kế hoạch, thích ứng với sự thay đổi của các phòng ban do đó Công ty có thể triển khai thực hiện ngay.
Kiểm tra thông tin nhà sản xuất và thông tin dược phẩm
Việc Công ty CP XNK Y tế TP.HCM nhập khẩu dược phẩm kém chất lượng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có trách nhiệm của nhà sản xuất dược phẩm và cơ quan Nhà nước đã thực hiện việc kiểm nghiệm chất lượng và cấp Visa cho dược phẩm. Tuy nhiên, Công ty cũng nên chủ động trong việc kiểm tra chất lượng trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng bằng cách kiểm tra thông tin nhà sản xuất và thông tin dược phẩm. Phòng Kinh doanh là đơn vị đảm nhận công tác tìm kiếm nhà cung ứng và quyết định sản phẩm nhập khẩu nên sẽ phù hợp để thực hiện việc này. Phòng Kinh doanh cần điều tra kĩ thông tin nhà sản xuất để chắc chắn đây là đối tác đáng tin cậy và chưa từng hoặc rất hạn chế trong việc cung ứng sản phẩm kém chất lượng. Về sản phẩm, phòng Kinh doanh phải tìm hiểu lịch sử tiêu thụ có từng phát hiện tình trạng kém chất lượng hay không. Đối với sản phẩm mới, chưa được sử dụng rộng rãi, phòng Kinh doanh phải yêu cầu nhà sản xuất cung cấp giấy tờ, chứng từ chứng minh sản phẩm đã qua kiểm nghiệm chặt chẽ, đảm bảo đạt chất lượng và phải trực tiếp kiểm tra những chứng từ này. Cẩn trọng trong việc tìm hiểu các thông tin trên sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nhập khẩu dược phẩm kém chất lượng. Hơn nữa, đây là cũng là giải pháp khả thi, không gây tốn kém. Do đó, Công ty nên triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Bằng cách phối hợp chặt chẽ các phương pháp trên, Công ty có thể nâng cao hoạt động nhập khẩu dược phẩm từ đầu vào cho đến đầu ra. Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở đã xem xét những nguồn lực hiện có của Công ty và hoàn toàn khả thi. Ngoại trừ công tác tìm kiếm khách hàng và phát triển chi nhánh phía Bắc yêu cầu bổ sung nhiều nguồn lực, chỉ có thể tiến hành trong dài hạn, các giải pháp còn lại có thể thực hiện ngay đối với những hoạt động nhập khẩu dược phẩm tiếp theo.
KẾT LUẬN
Khi nền kinh tế vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng cuối năm 2008, kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế, ngành y tế vẫn ghi nhận tăng trưởng ngược dòng. Nhân tố chính tác động đến xu hướng này là do bản thân các mặt hàng y tế là sản phẩm không thể thay thế, sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người Việt cũng ngày càng tăng cao. Tuy vậy, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được những sản phẩm y tế chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, quá trình sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào nước ngoài và tâm lý người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng ngoại khiến cho tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu sản phẩm y tế đối với vấn đề sức khỏe người Việt là không thể phủ nhận.
Thời gian thực tập tại phòng Xuất nhập khẩu của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM đã giúp tác giả có cái nhìn thực tế hơn về tình hình hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Công ty, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện hoạt động nhập khẩu dược phẩm. Sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty, đặc biệt là phòng Xuất nhập khẩu và phòng Thông quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được nắm rõ hoạt động nhập khẩu của Công ty, tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, thời gian thực tập ngắn và sự hạn chế về kiến thức của bản thân đã khiến cho quá trình thực hiện bài thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, tác giả hi vọng những giải pháp đã được đề xuất nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu, cải thiện chất lượng dược phẩm nhập khẩu cũng như thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu dược phẩm sẽ thực sự hữu ích, góp phần vào sự phát triển của Công ty.
Theo tổ chức Business Monitor International (BMI), chi phí cho sức khỏe của người Việt Nam tăng bình quân 12,7%/năm và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai với cùng tốc độ. Thống kê này cho thấy được triển vọng phát triển của ngành Dược phẩm. Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, cộng với đội ngũ chuyên gia, nhân viên có tâm huyết, trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, Công ty CP XNK Y tế TP.HCM có những điều kiện cần và đủ để có thể đứng vào hàng ngũ những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam và tương lai là Đông Nam Á.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Hữu Tửu, 2007, Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ giao dịch ngoại thương, NXB Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
Trần Hòe, 2007, Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Công ty CP XNK Y tế TP.HCM, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012
Công ty CP XNK Y tế TP.HCM, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013
Công ty CP XNK Y tế TP.HCM, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014
Các tài liệu nội bộ về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty CP XNK Y tế TP.HCM giai đoạn 01/2012 - 06/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_mau_hoat_dong_7378.docx