MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PERTOLIMEX
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Lịch sử phát triển của công ty Công ty cổ phần Hóa dầu PETROLIMEX (công ty mẹ)
1.1.2. Lịch sử phát triển của công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX
1.2. Chức năng, nhiêm vụ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX.
1.2.1. Chức năng của công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX
1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX.
1.3. Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây
1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX .
1.3.1.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Công ty
1.3.1.2. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh
1.3.1.3. Đặc điẻm về khách hàng của Công ty
1.3.2. Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây
1.3.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NHỰA ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX
2.1. Khái quát chung về thị trường mặt hàng Nhựa đường tại Việt Nam.
2.2. Phân tích tình hình nhập khẩu nhựa đường đặc tại công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX
2.3. Tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo thị trường
Thị trường Đông Nam Á
Thị trường Đông Á
Thị trường Mỹ, Tây Á
2.4. Tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo hình thức nhập
Lượng nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường của Công ty theo các hình thức nhập khác nhau trong những năm qua
Kim ngach nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo các hình thức khác nhau trong những năm qua
2.5. Kết quả kinh doanh nhập khẩu Nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX
2.6. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu Nhựa đường tại công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX
2.6.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX
2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.6.2.1. Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Nhựa đương PETROLIMEX
2.6.2.2. Nguyên nhân
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY NHẬP KHẨU NHỰA ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng phát triển của công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX
3.2. Giải pháp thúc đẩy nhập khẩu nhựa đường tại công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX
3.2.1. Cơ cấu các thành phần cấu thành tổng tài sản, nguồn vốn một cách hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty
3.2.2. Nắm vững thông tin về các đối tác nhập khẩu quen thuộc, qua đó thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty
3.2.3. Mở rộng thị trường nhập khẩu
3.2.4. Nắm vứng nhu cầu sản phẩm Nhựa đường trên thị trường trong nước
3.2.5. Thu thập đầy đủ, nắm rõ thông tin về biến động giá Nhựa đường trên thị trường thế giới
3.2.6. Tiếp tục duy trì nhập khẩu 100% sản phẩm Nhựa đường đặc tạo nhiều giá trị gia tăng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu
3.2.7.Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu trong những tinh huống cần thiết
3.2.8. Hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ nhập khẩu nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty
3.2.9. Tuyển dụng mới, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi phục vụ cho hoạt động nhập khẩu của Công ty
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước
Chính sách thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Nhựa đường
Thực hiện quản lý ngoại tệ có hiệu quả
Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính
Các chính sách hỗ trợ khác
KẾT LUẬN
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4857 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là thị trường nhập khẩu lớn của Công ty nếu xét về lượng sản phẩm Nhựa đường, mà còn là quốc gia luôn dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này. Trong 03 năm gần đây, Singapore luôn là thị trường nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty, cùng với đó là mức tăng trưởng không ngừng về giá trị nhập.
Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX từ Singapore đạt trên 465 tỉ VND, chiếm 75,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
Hơn thế đến năm 2008, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đã biến động tăng mạnh đạt trên 718 tỉ VND, chiếm 85,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Sở dĩ có mức biến động lớn về tỷ trọng: một phần vì sự giảm tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Công ty trên thị trường Thái Lan do những lo ngại về bất ổn chính trị ở quốc giá này. Hơn thế sự tăng trưởng mạnh về giá trị cũng như tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Singapore còn vì: nhiều các đơn hàng trong năm 2008 của Công ty thực hiện với các nhà cung ứng trên thị trường này diễn ra vào khoảng thời gian tháng 07 đến tháng 09/2008- thời điểm giá Nhựa đường trên thị trường thế giới đạt đỉnh (560USD/ 1Tấn).
Sang năm 2009, tuy giá Nhựa đường thế giới có sự điều chỉnh giảm mạnh nhưng, kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX từ thị trường Singapore vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng đạt trên 1.134 tỉ VND chiếm tỷ trọng 86,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Sở dĩ có mức tăng trường về kim ngạch nhập khẩu như trên là nhờ vào mức gia tăng lượng cầu của sản phẩm Nhựa đường trên thị trường trong nước.
Với xu hướng không ngừng tăng lên của lượng cầu sản phẩm Nhựa đường trên thị trường Việt Nam, trong những năm tới chắc chắn kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ thị trường Singapore sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
Thái Lan - Xét về cả lượng cũng như giá trị, đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ 02 của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX chỉ xếp sau Singapore. Tuy nhiên với sự bất ổn chính trị nội tại, trong những năm qua tỷ trọng về kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ thị trường này liên tục có sự giảm sút, do lo ngại về khả năng sản xuất của những nhà cung ứng sản phẩm trên thị trường Thái Lan.
Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX từ thị trường này đạt xấp xỉ 152 tỉ VND, chiếm 24,6% tổng giá trị nhập khẩu của Công ty.
Năm 2008 chứng kiến mức suy giảm cả về giá trị cũng như tỷ trọng nhập khẩu của Công ty từ thị trường Thái Lan. Sở dĩ có hiện tượng trên, nguyên nhân chính do sự bất ổn chính trị bùng phát tại quốc gia này đầu năm 2008, làm gia tăng mối lo ngại về khả năng sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất Nhựa đường Thái Lan. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Thái Lan của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX trong năm 2008 chỉ đạt trên 117 tỉ VND, chiếm hơn 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
Sang tới năm 2009, mặc dù kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Thái Lan của Công ty có sự gia tăng đạt trên 136 tỉ VND, tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này lại tiếp tục có sự giảm xút nghiêm trọng chỉ còn chiếm 10,4 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
Vơi tinh hình chính trị bất ổn liên tục leo thang như hiện nay, chắc hẳn trong những năm tới, kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX từ thị trường này sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX từ Singapore và Thái Lan trong những năm qua.
Đơn vị: 1000 VND
Malaysia - Một trong những thị trường cung ứng mới của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX. Mặc dù Công ty mới chỉ thực hiện một vài đơn hàng nhập khẩu từ thị trường này, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu hoàn toàn không nhỏ lên tơi trên 23 tỉ VND, chiếm tỷ trọng 1,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
Trong tương lai, khi tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Thái Lan có xu hướng giảm, thì Malaysia chính là một trong những sự thay thế được ưu tiên hàng đầu.
Thị trường Đông Á
Với xu hướng mở rộng thị trường nhập khẩu trong những năm tới của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX, khu vực Đông Á trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho muc tiêu này của Công ty.
Đài Loan - một trong số những quốc gia có ngành sản xuất Nhựa đường phát triển nhất khu vực Đông Á, chính là một trong 02 sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX hướng tới nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường nhập.
Tính riêng đơn hàng trong tháng 11/2009 từ thị trường Đài Loan, Công ty đã thực hiện hoạt động nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường với kim ngạnh lên tới gần 14,5 tỉ VND, chiếm 1,1% tổng kim ngạnh nhập khẩu của mình - Sự khởi đầu thuận lợi đem lại cơ hội liên kết lớn cua Công ty với thị trường này trong tương lai.
Hàn Quốc - Quốc gia lớn thứ 02 trong khu vực Đông Á mà Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX thực hiện hoạt động nhập khẩu trong năm 2009. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ thị trường Hàn Quốc là không lớn chỉ đạt trên 6,5 tỉ VND, chiếm 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của mình. Tuy nhiên bước tiến vượt bậc này sẽ giúp Công ty dần mở rộng hoạt động nhập khẩu của mình từ thị trường Hàn Quốc.
Thị trường Mỹ, Tây Á
Mặc dù Mỹ và Tây Á là những thị trường nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường lớn của nhiều doanh nghiệp kinh doanh Nhựa đường trên toàn thế giới (đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc). Tuy nhiên do khoảng cách địa lý là tương đối xa, nên các doanh nghiệp kinh doanh Nhựa đường Việt Nam nói chung cũng như Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX nói riêng chưa có khả năng hướng tới thị trường này.
Tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2010, khi nhu cầu về sản phẩm Nhựa đường trên thị trường trong nước tăng mạnh- do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng những năm tới sẽ ngày càng cao, kèm theo đó khả năng cung ứng sản phẩm Nhựa đường từ thị trường Đông Nam Á không còn đáp ứng kịp, Công ty đã bắt đầu mở những cuộc đàm phán với nhiều nhà cung ứng trên 2 thị trường lớn này nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung sản phẩm đầy đủ cho Công ty.
2.4. Tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo hình thức nhập.
Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX với nguồn vốn kinh doanh không quá dồi dào đạt: 265 tỉ VND trong năm 2007; 261 tỉ VND trong năm 2008 và xấp xỉ 530 tỉ VND trong năm 2009, không thể thực hiện 100% hoạt động nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu trực tiếp, nên Công ty đã phối hợp linh hoạt nhiều hình thức nhập khẩu bao gồm: nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu uỷ thác. Và đa phần các hoạt động từ nhập khẩu uỷ thác của Công ty đều thông qua Công ty mẹ (Công ty cổ phần Hoá dầu PETROLIMEX) nhằm huy động uy tín Công ty mẹ trên thị trường giúp tạo điều kiên thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động nhập khẩu.
Trong những năm qua, cùng với xu hướng tăng trưởng không ngừng trong hoạt động nhập khẩu của Công ty, lượng và kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo các hình thức nhập khác nhau cũng có sự gia tăng rõ rệt.
Lượng nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường của Công ty theo các hình thức nhập khác nhau trong những năm qua.
Bảng 2.6. Lượng nhập khẩu sản phẩm của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo hình thức.
Đơn vị: Tấn.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Lượng NK
Tỷ trọng
Lượng NK
Tỷ trọng
Lượng NK
Tỷ trọng
Trực tiếp
90.020,4
80,1%
82.945,7
85,3%
153.293,7
83,9%
Uỷ thác
22.464,6
19,9%
14.294,3
14,7%
29.461,3
16,1%
Tổng
112.385
100%
97.240
100%
182.710
100%
( Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Số liệu về lượng nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo hình thức cho thấy: mức tỉ trọng được duy trì tương đối ổn định giữa hai hình thức nhập khẩu của Công ty trong những năm qua. Từ con số này có thể thấy khả năng tài chính của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX luôn được cơ cấu hợp lý, đáp ứng đầy đủ các khoản thanh toán trong hoạt động nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường của mình, đồng thời cũng không ngừng khai thác, tận dụng lợi thế uy tín của Công ty mẹ nhằm tranh thủ nguồn lực này.
Lượng Nhựa đường nhập khẩu của Công ty theo hình thức nhập trực tiếp, trong những năm qua luôn giữ được tỉ trọng ổn định trong hoạt động nhập khẩu chung của Công ty, chiếm khoảng từ 80-85%.
Năm 2007 lượng Nhựa đường nhập khẩu trực tiếp của Công ty là hơn 90.000 tấn chiếm 80,1%. Sang đến năm 2008, mặc dù lượng sản phẩm nhập khẩu trực tiếp giảm (do mức giảm chung trong hoạt động nhập khẩu) song lại tăng về tỉ trọng chiếm tới 85,3%. Và năm 2009 đánh dấu sự tăng trưởng đột biến về lượng cũng như sự ổn định trong tỉ lệ nhập khẩu trực tiếp của Công ty. Sở dĩ có sự ổn định trong tỉ trong nhập khẩu theo hình thức là bởi, trong năm 2009 uy tín của Công ty TNHH Nhựa đường trên thị trường đã được khẳng đinh, hơn thế nguồn lực tài chính của công ty được củng có vững chác. Chính bởi vậy, Công ty đẩy mạnh nhập khẩu trực tiếp nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Công ty mẹ cũng như các thủ tục chung gian phức tạp của hình thức nhập khẩu uỷ thác.
Biểu đồ 2.6: Lượng nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo các hình thức qua từng năm.
Đơn vị: Tấn.
Hoạt động nhập khẩu uỷ thác của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX mặc dù chiếm tỉ trọng không cao trong tổng lượng nhập, tuy nhiên nó cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Năm 2007, tỉ trọng lượng nhập khẩu uỷ thác trong hoạt động nhập của Công ty chiếm tới gần 20%. Đây là một con số phản ánh đúng thực trạng nhập khẩu Công ty thời điểm bấy giờ. Mới đi vào hoạt động được hơn 01 năm, uy tín còn hạn chế, nguồn vốn hạn hẹp, buộc Công ty phải nhờ tới sự giúp đỡ của Công ty mẹ (Công ty cổ phần hoá dầu PETROLIMEX) nhằm tăng tính đảm bảo trong các hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Bước sang năm 2008, năm 2009 khi công ty đã xây dựng được uy tín trên thị trường, cũng như củng cố tốt khả năng tài chính, tỉ trọng lượng sản phẩm nhập gián tiếp đã bắt đầu có xu hướng giảm và dần đi vào ổn định (chiếm gần 15% năm 2008 và 16% năm 2009).
Kim ngach nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo các hình thức khác nhau trong những năm qua.
Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo hình thức nhập.
Đơn vị: 1000 VND
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Trực tiếp
521.451.980
84,4%
714.968.445
85,5%
1.133.216.344
86,1%
Uỷ thác
96.382.120
15,6%
121.251.958
14,5%
182.946.657
13,9%
Tổng
617.834.100
100%
836.220.403
100%
1.316.163.001
100%
( Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Từ bảng trên, ta có thể nhận thấy mức tăng trưởng ấn tượng trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX trong những năm gần đây theo từng hình thức nhập.
Đối với hình thức nhập khẩu trực tiếp, từ 2007 – 2009 mặc dù kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo hình thức này liên tục gia tăng, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu lại tương đối duy trì ổn định.
Năm 2007, Kim ngạch nhập khẩu trực tiếp của Công ty chỉ đạt trên 521 tỉ VND, chiếm 84,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Sang năm 2008, tuy tỷ trọng nhập khẩu trực tiếp của Công ty chỉ tăng nhẹ so với năm 2007 chiếm 85,5%, nhưng kim ngạch nhập khẩu trực tiếp của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX lại có sự tăng trưởng đầy ấn tượng đạt xấp xỉ 715 tỉ VND- tăng hơn 37%. Sở dĩ có sự gia tăng về kim ngạch nhập khẩu ấn tượng như vậy trong khi lượng nhập lại giảm vì: giá Nhựa đường trên thị trường thế giới biến động tăng đột biến làm kim ngạch nhập khẩu tăng theo.
Đến năm 2009, mặc dù giá Nhựa đường nhập khẩu điều chỉnh giảm tuy nhiên do được hỗ trợ mạnh nhờ sự bứt phá của lượng cầu Nhựa đường trong nước mà kim ngạch nhập khẩu trực tiếp của Công ty lại tiếp tục tăng mạnh đạt trên 1.133 tỉ VND, chiếm 86,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
Đối với hình thức nhập khẩu uỷ thác, trong những năm qua, cùng với xu hướng lớn mạnh dần của Công ty, Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX ngày càng có vị thế cao trên thị trường, kim ngạch nhập khẩu uỷ thác của Công ty cũng có xu hướng giảm dần đều- mặc dù không quá nhanh.
Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu uỷ thác của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX chỉ đạt trên 96 tỉ VND, chiếm 15,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Tuy nhiên sang tới năm 2008, kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị đạt trên 121 tỉ VND, chiếm 14,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân chính của sự gia tăng mạnh trong kim ngạch nhập khẩu uỷ thác chính là do giá Nhựa đường thế giới biến động tăng đột ngột.
Đến năm 2009, mặc dù tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu uỷ thác chỉ còn chiếm 13,9% nhưng giá trị lại một lần nữa tăng mạnh đạt xấp xỉ 183 tỉ VND. Khác với năm 2008, mức tăng trưởng ấn tượng trên về kim ngạch nhập khẩu uỷ thác của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX có được là nhờ lượng cầu thực về sản phẩm trong nước tăng lên chứ hoàn toàn không có yếu tố tăng về giá.
Sơ đồ 2.7: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX theo các hình thức nhập khác nhau.
Đơn vi: 1000 VND.
2.5. Kết quả kinh doanh nhập khẩu Nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX trong những năm gần đây liên tục đạt được nhiều thành tích vượt bậc, không chỉ trong lượng nhập mà ngay cả trong kết quả kinh doanh.nhập khẩu của mình. Chính điều này đã góp một phần quan trọng giúp Công ty không ngừng nâng cao uy tín trên cả thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh nhập khẩu nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX trong những năm qua.
Đơn vi:1000 VND
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu
643.686.841
854.197.011
1.366.914.903
Chi phí
619.837.253
839.238.533
1.320.431.041
Lợi nhuận thuần trước thuế
23.849.588
14.958.478
46.483.862
Tăng trưởng lợi nhuận
-37,3%
210,8%
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Từ bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy mặc dù Doanh thu trong hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX luôn tăng mạnh qua từng năm, tuy nhiên mức lợi nhuận mà Công ty thu được từ hoạt động này lại có nhiều biến động trái chiều.
Năm 2007, Công ty đạt doanh thu từ hoạt động nhập khẩu hơn 643 tỉ VND và thu được khoản lợi nhuận thuần gần 24 tỉ VND. Sang đến năm 2008, mặc dù doanh thu trong hoạt động nhập khẩu của Công ty tăng mạnh đạt hơn 854 tỉ VND tuy nhiên mức lợi nhuận thu được lại có xu hướng giảm tới hơn 37%. Sở dĩ có hiên tượng này là do chi phí nhập khẩu trong năm 2008 tăng mạnh (tỉ lệ tăng chi phí lớn hơn tỉ lệ tăng doanh thu) vì giá nhựa đường trên thị trường thế giới biến động tăng bất ngờ (đạt đỉnh vào cuối năm 2008: 560USD/ 1tấn).
Và khi giá nhựa đường thế giới giảm xuống trong năm 2009, mọi hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX trở lại bình thường thì Công ty lại co một năm bội thu từ hoạt động này. Doanh thu từ nhập khẩu của Công ty đạt hơn 1.366 tỉ VND đồng thời lợi nhuận thuần từ nhập khẩu cũng tăng đột biến tới hơn 210% so với năm 2008, đạt trên 46,4 tỉ VND.
Biểu đồ 2.8: Doanh thu và Lợi nhuân tự hoạt động kinh doanh nhập khảu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX.
Đơn vị: 1000 VND
Tiếp đà thuận lợi năm 2009, đầu năm 2010, Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX tiếp tục thực hiện những đơn hàng nhập khẩu lớn hứa hẹn sẽ mang lại cho Công ty mức doanh thu cũng như lợi nhuận cao.
2.6. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu Nhựa đường tại công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX.
2.6.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX.
Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX mặc dù mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2006, còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm qua Công ty đã có nhiều nỗ lực đồng thời cũng đạt được nhiều thành tích đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình.
Là một trong những nhà nhập khẩu Nhựa đường lớn nhất trên thị trường Việt Nam, lượng sản phẩm Công ty nhập liên tục tăng trong những năm qua, mặc dù cũng có những thời điểm Công ty gặp khó khăn trong quá trình nhập khẩu của mình. Đặc biệt trong năm 2009, lượng nhập khẩu Nhựa đường tăng mạnh đột biến giúp Công ty phần nào khẳng định và củng cố vị trí nhà nhập khẩu số một của mình trên thị trường trong nước.
Không chỉ tăng nhanh trong lượng sản phẩm nhập khẩu, Công ty còn đạt mức doanh thu cao theo từng năm kinh doanh. Mức doanh thu của Công ty đều tăng mạnh trong 3 năm gần đây, mặc dù có thời điểm khó khăn như năm 2008, khi nhu cầu Nhựa đường trong nước giảm mạnh.
Điểm sáng đáng lưu ý nhất trong hoạt động nhập khẩu của Công ty chính là trong 3 năm gần đây, mức lợi nhuận từ hoạt động này của Công ty đều lớn hơn 0, tức là trong những năm qua, năm nào Công ty cũng có lợi nhuận từ lĩnh vực kinh doanh chính của mình. Ngay cả trong năm 2008, khi giá Nhựa đường tăng vọt, nhiều công ty bị lỗ do chi phí đầu vào cho hoạt động nhập khẩu là quá cao, thì Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX vẫn đạt mức lợi nhuận gần 15 tỉ từ hoạt động này.
Cuối cùng, trong năm 2009, với nhiều nỗ lực mở rộng thị trương nhập khẩu, Công ty đã dần mở rộng liên hệ với nhiều bạn hàng mới như MALAYSIA, Hàn Quốc, Đài Loan, nhằm mục tiêu duy trì, đảm bảo nguồn hàng ổn định trong tương lai.
2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
2.6.2.1. Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Nhựa đương PETROLIMEX.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Công ty :
Sản xuất Nhựa đường trong nước vẫn ở mức chậm phát triển, nên có thể nói sức ép nhập khẩu đối với Công ty là rất lớn nếu muốn cung cấp đủ cho nhu cầu sản phẩm Nhựa đường ngày càng tăng ở thị trường trong nước.
Công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX là doanh nghiệp mới kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường nên khả năng canh tranh nhập khẩu trên thị trường quốc tế là chưa cao, còn thiếu nhiều về tiềm lực cũng như kinh nghiệm.
Một số vấn đề tồn tại trong hoạt đông nhập khẩu như thời gian giao hàng giữa người xuất khẩu và công ty không khớp, dẫn đến sự lãng phí trong chi phí lưu kho bãi, một số hạn chế trong khâu thanh toán. Những hạn chế này đều dẫn đến sự lãng phí tăng chi phí nhập khẩu của Công ty, đồng thời cũng làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty thiếu đồng bộ, do thiếu lượng sản phẩm cần thiết xuất bán.
Công ty TNHH Nhưa đường PETROLIMEX còn gặp nhiều khó khăn trong khâu bốc dỡ sản phẩm Nhựa đường trong quá trình nhập khẩu vì hầu hết các cảng nhập khẩu chuyên dụng của Công ty trong bốc xếp hàng hoá đều phải đi thuê.
Một hạn chế không nhỏ đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty chính là sự thiếu thông tin về các thị trường nhập khẩu nước ngoài. Chính vì vậy trong những năm qua hầu như lượng Nhựa đường nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX vẫn đa phần từ Singapore và Thái Lan.
Hơn thế, Công ty còn chưa nắm bắt kịp thời các thông tin tác động đến giá nhựa đường trên thị trường thế giới, qua đó dự đoán tốt xu hướng giá Nhựa đường trong tương lai. hờ đó Công ty có thể tránh được nhiều rủi ro cũng như thu được những khoản lợi nhuận lớn.
2.6.2.2. Nguyên nhân.
Trong quá trình Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX thực hiện hoạt động nhập khẩu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng gây ra những hạn chế cho kết quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Trong đó có 2 nhân tố chủ yếu là: các nguyên nhân chủ quan và các nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan:
Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX chưa có cơ cấu tài sản hợp lý tạo điều kiên thuận lợi cho hoạt động nhập khâu. Tỉ lệ tiền mặt của Công ty quá nhỏ so với tổng tải sản, làm Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thanh toán các hợp đông trực tiếp mà bên cung ứng buộc Công ty phải thanh toán ngay, làm giảm tính linh hoạt trong hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Hơn thế, Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX chưa có sự đa dạng trong hình thức nhập khẩu. Hiện nay hình thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty vẫn là nhập khẩu trực tiếp, còn nhập khẩu uỷ thác chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Vì vậy chi phí nhập khẩu cao, rủi ro kinh doanh lớn và gây áp lực lớn đối với Công ty, ít tranh thủ được vốn của bạn hàng góp phần vào tăng doanh thu nhập khẩu của công ty.
Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX chưa có phòng ban chuyên môn quản lý việc tìm hiểu, lưu trữ thông tin về những nhà cung ứng tiềm năng cũng như giá cả sản phẩm Nhựa đường trên thị trương thế giới- một bộ phân rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Nguyên nhân khách quan:
Giá nhựa đường trên thị trường thế giới biến động phức tạp, thay đổi thất thường. Đây là nguyên nhân khách quan tác động đến hoạt động nhập khẩu của Công ty. Đặc biệt trong những thời điểm khi giá Nhựa đường thế giới tăng cao, Công ty phải gánh một khoản chi phí nhập khẩu vô cúng lớn, từ đó gây nhiều khó khăn cho hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng quyết liệt, đặc biệt là trong thời kì phát triển cơ sở hạ tầng như vũ bão hiện nay tại các nền kinh tế châu Á mới nổi.
Tỷ giá ngoại tệ thay đổi liên tục có biến động bất lợi cho hoạt đông nhập khẩu. Trong những năm gần đây tỉ giá USD/ VND có xu hướng tăng liên tục gây nhiều kho khăn cho khả năng thanh toán của Công ty trong quá trinh thực hiện nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường.
Cơ chế thủ tục nhập khẩu còn rườm rà cũng là hạn chế lớn đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY NHẬP KHẨU NHỰA ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng phát triển của công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX
Trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua, trước những khó khăn và thuận lợi năm tới, phương hướng hoạt động của công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX tập trung vào những điểm chủ yếu dưới đây:
Khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của công ty: nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, vật lực (máy móc, nhà xưởng, phong thí nghiệm, dụng cụ ..) hiện có nhằm duy trì đà tăng trưởng bền vững của công ty trong những năm tài chính tiếp theo.
Kết hợp chặt chẽ hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhựa đường với khả năng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước. Việt Nam là quốc gia đang phát triển đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá … nên việc kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động nhập khẩu và nhu cầu trong nước là rất cần thiết. Số lượng, chất lượng của sản phẩm cần có sự phù hợp giữa nhu cầu và nguồn cung từ công ty, tránh lãng phí.
Không ngừng đầu tư nâng cấp hệ thống nhà xưởng nhằm đẩy mạnh hoạt động trên các dây chuyền sản xuất sản phẩm Nhựa đường phuy, Nhựa đường lỏng và Nhũ tương Nhựa đường, đồng thời tăng khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường. Ngoải ra còn cần chú ý hoàn thiện hoạt động của các kho chứa Nhựa đường tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn gây ảnh hưởng đến môi trường sống xã hội.
Nhựa đường là vật liệu chính trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Với tính chất xã hội hoá cao của các công trình, chất lượng sản phẩm Nhựa đường cũng đòi hỏi không ngừng được nâng cao. Chính bởi vậy, liên tục hoàn thiện chất lượng sản phẩm Nhựa đường là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Công ty trong những năm tới.
Liên tục đẩy mạnh hoàn thiện hoạt động dịch vụ của Công ty đặc biệt trong khâu giao hàng (dịch vụ vận tải) và khâu xử lý sản phẩm Nhựa đường tại chân công trình nhằm tạo sự thoả mãn tối đa cho khách hàng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.
Duy trì mạng lưới khách hàng cũ, tiếp tục phát triển tạo dựng khách hàng mới trong và ngoài nước thông qua các hoạt động tiếp thị, marketing, để có nguồn cung và tiêu thụ ổn định. Đây là hướng đi tất yếu không chỉ của công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX nói riêng mà với hầu hết các doanh nghiệp trong thời kì hiện nay.
Mặc dù công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX có đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình.. Tuy nhiên không ngừng phát triển nguồn nhân lực là xu hương tất yếu. Phát triển nguồn nhân lực bằng cách tuyển dụng mới, không ngừng đào tạo, nâng cao năng lực lao động hiện có để có đội ngũ lao động thích ứng điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Xây dựng qui chế trả lương phù hợp nhằm nâng cao năng suất và ý thức lao động, khuyến khích người lao động đóng góp nhiều cho công ty.
Tạo dựng khả năng tài chính lành mạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường cả trong và ngoài nước, gia tăng khả năng huy động vốn để đầu tư phát triển kinh doanh.
3.2. Giải pháp thúc đẩy nhập khẩu nhựa đường tại công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX.
3.2.1. Cơ cấu các thành phần cấu thành tổng tài sản, nguồn vốn một cách hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty:
Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX với mức vốn điều lệ khi thành lập chỉ là 50 tỉ VND, tuy nhiên tổng tài sản lại lớn gấp nhiều lần và liên tục có sự gia tăng trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2009 Tổng tài sản cũng như nguồn vốn của Công ty đã đạt xấp xỉ 530 tỉ VND tăng gấp đôi so với năm 2008. Với tổng tài sản, nguồn vốn lớn như vậy câu hỏi đặt ra cho Công ty là: cơ cấu tài sản, nguồn vốn như thế nào nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường- lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty.
Bảng 3.1. Cơ cấu tài sản, nguôn vốn của Công ty
Đơn vị:1000 VND
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM2009
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
TÀI SẢN
265.004.721
100,00
261.887.482
100,00
529.651.955
100,00
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
251.728.864
94,99
241.042.674
92,04
501.095.188
94,61
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
28.401.447
10,72
41.791.483
15,96
36.546.838
6,90
2. Các khoản phải thu ngắn hạn
182.375.547
68,82
1.276.898
0,49
186.198.893
35,15
3. Hàng tồn kho
40.062.150
15,12
67.325.832
25,71
82.034.753
15,49
4. Tài sản ngắn hạn khác
889.718
0,34
4.226.541
1,61
196.314.703
37,06
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
13.264.891
5,01
20.844.808
7,96
28.556.767
5,39
.1Tài sản cố định
13.253.925
5,00
18.444.808
7,04
28.556.767
5,39
2. Tài sản dài hạn khác
10.966
0,00
2.400.000
0,92
0
0,00
NGUỒN VỐN
265.004.721
100,00
261.887.482
100,00
529.651.955
100,00
A. NỢ PHẢI TRẢ
203.745.293
76,88
189.785.350
72,47
441.420.086
83,34
1. Nợ ngắn hạn
203.745.293
76,88
189.724.638
72,45
441.281.034
83,32
2. Nợ dài hạn
0
0,00
60.712
0,02
139.051
0,03
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
61.259.428
23,12
72.102.132
27,53
88.231.869
16,66
1. Vốn chủ sở hữu
61.078.727
23,05
71.571.411
27,33
87.567.236
16,53
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
180.700.819
68,19
530.721
0,20
664.633
0,13
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Qua bảng trên có thể thấy rằng Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX đang có cơ cấu tài sản rất phù hợp với một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh lực nhập khẩu, tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn ( khoảng 93-95%) còn tải sản dài hạn chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ( khoảng 5-7%). Chính bởi vậy để nâng cao khả năng hoạt động của công ty, cần duy trì tốt tỉ trọng này trong những năm tới.
Tuy nhiên để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hơn nữa, Công ty cũng cần thay đổi tỉ trọng các thành phần cấu thành tài sản ngắn hạn, đặc biệt là tăng tỉ lệ tiền mặt. Có thể nhận thấy tỉ lệ tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty trong năm 2009 chỉ chiếm 6,9% tổng tài sản- một tỉ lệ quá thấp với một công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Với tỉ lệ tiền mặt thấp như vậy sẽ gây không ít khó khăn cho công ty khi thực hiện nhập khẩu các lô hàng mà bên cung ứng đòi hỏi phải thanh toán ngay. Tăng tỉ lệ tiền mặt sẽ giúp Công ty đảm bảo tính liên tục của hoạt động nhập khẩu, qua đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sản phẩm Nhựa đường của thị trường trong nước.
Để thực hiện mục tiêu tăng tỉ lệ tiền mặt, cần phải có sự điều chỉnh giảm tỉ lệ các khoản thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Đối với Công ty đang hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các khoản phải thu là thành phần tất yếu trong cơ cấu tài sản, tuy nhiên nếu duy trì tỉ lệ này ở mức thấp sẽ giúp cho Công ty tránh nhiều rủi ro phù hợp với mục tiêu xây dựng nền tài chính lành mạnh cho Công ty trong tương lai. Còn đối với hàng tồn kho, nên duy trì tỉ lệ hợp lý tránh tình trạng thiếu hàng xuất bán khi cần (do nhu cầu về sản phẩm Nhựa đường liên tục tăng mạnh) nhưng cũng không để xảy ra tình trạng giá trị hàng tồn chiếm tỉ trọng quá cao (như năm 2008 chiếm tới gần 26% tổng tài sản).
Có cơ cấu tổng tài sản hợp lý giúp Công ty chủ động trong quá trình nhập khẩu, còn cơ cấu nguồn vốn thích hợp giúp Công ty tận dụng tốt các khoản tiền từ bên ngoài. Hiên nay Công ty đang có cơ cấu nguồn vốn khá lý tưởng cho hoạt động nhập khẩu do tỉ trọng nợ phải trả của Công ty đang ở mức tương đối hợp lý (chiếm khoảng 70-80% tổng nguồn vốn). Với tỉ trọng nợ phải trả ở mức xấp xỉ 80%, Công ty có thể tận dụng nguồn vốn của các đối tác, hay nguồn vốn vay bên ngoài giúp Công ty linh hoạt hơn trong hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên nếu tỉ lệ này tiếp tục tăng lên có thể gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán của Công ty, đi ngược lại mục tiêu tăng trưởng bền vững trong tương lai. Chính bởi vây, duy trì cơ cấu nguồn vốn như hiện nay cũng là một biện pháp cần thiết để thúc đẩy hơn nữa hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Tỷ trọng cao của các khoản nợ phải trả trong tổng nguồn vốn có thể gây khó khăn cho khả năng thanh toán của Công ty, tuy nhiên nếu tỉ lệ này quá thấp sẽ làm mất đi lợi thế của Công ty trong tính linh hoạt đối với hoạt động nhập khẩu. Để tăng cường nguồn vốn kịp thời trong các trường hợp cần thiết khi thực hiện hoạt động nhập khẩu, Công ty có thể thực hiện vay vốn từ phía các Ngân hàng Thương mại. Hoạt động này sẽ có nhiều thuận lợi cho Công ty trong năm 2010 do mức tăng trưởng tín dụng kế hoạch của Việt Nam trong năm nay lên tới 30%, lại thêm việc gỡ bỏ trần lãi suất cho vay, mọi hoạt động cho vay giữa doanh nghiệp và ngân hàng đều thông qua thoả thuận giữa hai bên.
3.2.2. Nắm vững thông tin về các đối tác nhập khẩu quen thuộc, qua đó thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty:
Từ thực trạng nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX, ta có thể nhận thấy hai thị trường lớn mà công ty có mối quan hệ làm ăn trong nhiều năm gần đây là Thái Lan và Singapore. Chính bởi vậy để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu trên hai thị trường này, Công ty cần phải liên tục nắm bắt tốt các thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội từ đó có thể dự đoán tốt xu hướng nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường trong tương lai.
Có thể nhận thấy, từ trước tới nay Singapore là quốc gia có nền kinh tế, chính trị, xã hội phát triển ổn định trong khu vực. Chính bởi vậy, hoạt động nhập khẩu của Công ty từ thị trường này luôn có tính chất ổn định cao, ít rủi ro. Trái lại với Singapore, Thái Lan mặc dù cũng là quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên trong những năm gần đây, nền chính trị của quốc gia này lại thiếu tính ổn định. Chính từ sự bất ổn định chính trị trên mà trong tương lai có thể xảy ra nhiều rủi ro cho hoạt động nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường của Công ty. Rủi ro có thể xảy ra do nhà cung ứng gặp vấn đề về sản xuất và cũng có thể xảy ra trong quá trình vận chuyên lô hàng từ Thái Lan về Việt Nam… Để đảm bảo cho mục tiêu phát triển lâu dài của công ty, giải pháp an toàn là nên hạn chế bớt tỉ lệ sản phẩm Nhựa đường nhập khẩu từ Thái Lan, đồng thời tiếp tục duy trì và đẩy mạnh tỉ lệ sản phẩm Nhựa đường từ Singapore.
Dựa trên các thông tin vĩ mô, Công ty có thể lựa chọn tốt thị trường nhập khẩu trong thời gian tới. Tuy nhiên chỉ nắm vững thông tin vĩ mô thôi là chưa đủ, để có được một nhà cung ứng sản phẩm Nhựa đường có chất lượng, ổn đinh, đáng tin cậy trong thời gian dài, Công ty cần liên tục nắm bắt kịp thời các thông tin về khả năng sản xuất kinh doanh của những nhà cung ứng lớn, trực tiếp cung cấp sản phẩm cho Công ty như: Esso, SRC… qua đó có thể thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, tránh rủi ro, đồng thời đảm bảo nguồn cung hàng lâu dài cho Công ty.
3.2.3. Mở rộng thị trường nhập khẩu:
Không chỉ trú trọng tới những thị trường cung ứng quen thuộc, Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX còn phải mở rộng tìm hiểu nhiều thị trường nhập khẩu có tiềm năng khác như Hàn Quốc, Mỹ, UAE.. Hiện nay, có nhiều công ty chuyên kinh doanh Nhựa đường trên thị trường trong nước đã thực hiện hoạt động nhập khẩu từ các thị trường này. Đây chính là điều kiên thuân lợi cho Công ty có thể tiếp cận với những nhà cung ứng trên thị trường mới thông qua các doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài ra Công ty cũng có thể tham khảo thêm trang Web của đại sứ quán các quốc gia trên, nhằm tìm kiếm thêm thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như tin tức về các nhà cung ưng sản phẩm Nhựa đường ở các quốc gia này… Có thị trường cung ứng mới cũng đồng nghĩa Công ty có nhiều lựa chon hơn cho hoạt động nhập khẩu sản phẩm, qua đó có thể giảm bớt áp lực cho nguồn cung đầu vào của Công ty.
3.2.4. Nắm vứng nhu cầu sản phẩm Nhựa đường trên thị trường trong nước:
Để tăng cường thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, Công ty không chỉ cần chú ý tới các thị trường, các hãng cung ứng mà còn phải nắm bắt chính xác nhu cầu sản phẩm Nhựa đường trong nước. Nắm bắt tốt nhu cầu trong nước giúp Công ty thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, tránh nhập khẩu quá nhiều khi nhu cầu thị trường đầu ra thấp, gây tăng lượng hàng tồn kho của Công ty mà trong những năm gần đây vốn đã cao. Ngược lại, khi nhu cầu về sản phẩm Nhựa đường tăng mạnh tránh tình trang nhập khẩu khối lượng thấp có thể dẫn tới mất khách hàng, giảm sút thị phần của Công ty.
3.2.5. Thu thập đầy đủ, nắm rõ thông tin về biến động giá Nhựa đường trên thị trường thế giới:
Ngoài yêu cầu nắm bắt tốt thông tin trong nước cũng như nước ngoài, giá cả sản phẩm Nhựa đường trên thị trường quốc tế cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty- do chiếm tỉ trọng cao trong chi phí nhập khẩu. Chính vì thế, thu thập thông tin, dự đoán tốt xu hướng là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường. Tránh tình trạng như năm 2008 khi giá nhựa đường tăng cao, do không dự đoán tốt xu hướng, không có biện pháp mua trước đón đầu mà chi phí nhập khẩu của Công ty tăng đột biến gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
3.2.6. Tiếp tục duy trì nhập khẩu 100% sản phẩm Nhựa đường đặc tạo nhiều giá trị gia tăng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu:
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới. Tuy nhiên, nước ta lại chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển. Chính vì vậy nhiệm vụ cấp thiết trong những năm tới của Việt Nam chính là hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp và theo kịp tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế. Để thực hiện mục tiêu trên, sản phẩm Nhựa đường với vai trò là vật liêu chính trong quá trình xây dựng cần được đáp ứng một cách liên tục, kịp thời.
Do Việt Nam chưa có ngành công nghiệp sản xuất Nhựa đường, nên cách duy nhất để cung ứng kịp thời sản phẩm Nhựa đường cho thị trường trong nước chính là nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Chính vì vậy, đa số các doanh nghiệp kinh doanh Nhựa đường nước ta đều thực hiện hoạt động nhập khẩu các loại sản phẩm Nhựa đường khác nhau: Nhựa đường đặc nóng, Nhựa đường lỏng MC và Nhũ tương nhựa đường để đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nước.
Khác với những doanh nghiệp cùng ngành, Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX trong những năm gần đây liên tục duy trì hoạt động nhập khẩu 100% sản phẩm Nhựa đường đặc nóng với khối lượng không ngừng tăng qua từng năm. Với tính chất là nguyên vật liệu đầu vào để tạo ra Nhựa đường lỏng MC và Nhũ tương nhựa đường (các sản phẩm trực tiếp sử dụng trong quá trình xây dựng), nhập khẩu Nhựa đường đặc nóng giúp Công ty thu được nhiều giá trị gia tăng hơn từ hoạt động nhập khẩu của mình. Chính bởi vậy, tiếp tục duy trì tỉ lệ tối đa Nhựa đường đặc nóng trong tổng lượng sản phẩm nhập khẩu là giải pháp mang tính hiệu quả nhằm nâng cao doanh thu cho hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Tuy nhiên, nhược điểm của việc chỉ thực hiện nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường đặc nóng chính là Công ty có thể không kịp thời đáp ứng nhu cầu trong nước về các sản phẩm khác như Nhựa đường lỏng MC và Nhũ tương nhựa đường, khi dây chuyền sản xuất các sản phẩm này gặp chục chặc. Chính vì thế, đi đôi với xu hướng duy trì tỉ trọng cao của Nhựa đường đặc nóng trong tổng lượng sản phẩm nhập khẩu, Công ty phải không ngừng nâng cấp hoàn thiện hệ thống các nhà xưởng đã có của mình (bao gồm:05 dây chuyền sản xuất Nhựa đường phuy,01 dây chuyền sản xuất Nhựa đường lỏng MC và 01 dây chuyền sản xuất Nhũ tương nhựa đường), nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời mọi nhu cầu về sản phẩm Nhựa đường trên thị trường trong nước. Qua đó thúc đẩy hoạt động nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường của Công ty.
3.2.7.Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu trong những tinh huống cần thiết:
Mặc dù trong những năm tới, xu hướng nhập khẩu chính của Công ty nhìn chung vẫn là nhập khẩu 100% sản phẩm Nhựa đường đặc nóng. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả khắng: khi nhu cầu sản phẩm Nhựa đường lỏng MC và Nhũ tường nhựa đương tăng cao mà Công ty không sản xuất kịp để đáp ứng, hay dây chuyền sản xuất của Công ty gặp sự cố, thì giải pháp tốt nhất vẫn là trực tiếp nhập khẩu các sản phẩm này từ thị trường nước ngoài. Hoạt động nhập khẩu này tuy không mang lại cho Công ty nhiều lợi nhuận (do giá trị gia tăng thấp) nhưng lại có thể giúp công ty giữ được khách hàng, qua đó tạo ra các cơ hội làm ăn trong tương lai.
3.2.8. Hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ nhập khẩu nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty:
Nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX sử dụng hiên nay mặc dù là phù hợp có hiệu quả. Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng sẽ bất biến, các nghiệp vụ này có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới tuỳ theo mức độ hội nhập sâu rộng của nước ta cả về mặt kinh tế cũng như quan hệ chính trị… Công ty phải liên tục nắm bắt thông tin về những thay đổi này để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế. Đặc biệt với muc tiêu mở rộng thị trường nhập khẩu trong những năm tới, Công ty cần quan tâm đến quan hệ thương mại của Việt Nam với các đối tác cung ứng tiềm năng như Mỹ, UAE, Hàn Quốc… để có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt thủ tục cũng như nghiệp vụ nhập khẩu khi thực hiện quan hệ buôn bán các quốc gia này, nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu trong tương lai.
Trong lĩnh vực hoạt động nhập khẩu, kí kết hợp đồng là khâu vô cùng quan trọng. Với trực trạng còn thiếu nhân lực giỏi ngoại ngữ cũng như khả năng đàm phán hợp đồng, khi kí kết hợp đồng, Công ty phải đặc biệt lưu tâm đến tính chặt chẽ của hợp đồng nhằm tránh thua thiệt về sau (Đặc biệt trong các điều khoản về biến động giá, cách thức thanh toán và bồi thường rủi ro). Hiên nay có nhiều điều khoản trong hợp đồng chưa được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX nói riêng hiểu rõ, mà từ đó có thể gây ra thiệt hai không nhỏ cho Công ty. Đơn giản là vì tình hình mỗi quốc gia, quốc tế có thể thay đổi, có thể xảy ra các tình trạng bất khả kháng theo chiều hướng bất lợi cho Công ty trong quá trình thực hiện hợp đồng, nên công ty cần quan tâm đến những vấn đề này để được an toàn trong kinh doanh nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Đối với việc thực hiên thủ tục hải quan, cập nhật liên tục các nghiệp vụ lại càng mang ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ tiêu thụ sản phẩm Nhựa đương vốn đã khó vận chuyển và bảo quản của công ty. Trong những năm gần đây hải quan Việt Nam mặc dù đã có nhiều cố gằng nhằm đơn giản hoá thủ tục tuy nhiên vẫn còn khá cồng kềnh cần phải tiếp tục nỗ lực để tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho các doanh nghiệp. Công ty cần phải liên tục tìm hiểu nắm bắt những thay đổi mang tính tích cực này nhằm giảm chi phí thủ tục.
3.2.9. Tuyển dụng mới, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi phục vụ cho hoạt động nhập khẩu của Công ty:
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX đều là những cá nhân có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Tuy nhiên, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ luôn là mục tiêu lâu dài và đồng thời cũng là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu, nhằm không ngừng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Đối với kinh doanh nhập khẩu nói chung và nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường nói riêng, đàm phán kí kết hợp đồng là bước khởi đầu và cũng là khâu quan trọng trong quá trình nhập khẩu sản phẩm của Công ty. Không giống việc đàm phấn với các đối tác trong nước, kí kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài buộc cá nhân tham gia đàm phán kí kết phải có trình độ ngoại ngữ tốt. Nhưng hiện nay trong Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX, số lượng cán bộ công nhân viên có thể đảm nhận trách nhiệm này là rất ít, chỉ có 4 cá nhân thường xuyên tham gia đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu: Tổng giảm đốc, Thư kí tổng giám đốc, Trưởng phòng Kinh doanh nhựa đường và Phó phòng Kinh doanh nhựa đường.
Với thực trạng trên, giải pháp cấp thiết hiện nay để nâng cao khả năng đóng góp của các cán bộ công nhân viên chức vào quá trinh đàm phán kí kết hợp đồng, hay liên hệ thực hiên hợp đồng với các đối tác nước ngoài chính là Công ty phải gấp rút mở các lớp đào tạo ngoại ngữ dài hạn cho các cán bộ công nhân viên trẻ tuồi nhằm giúp họ tăng cường củng cố kĩ năng ngoại ngữ. Trong tương lai đội ngũ này sẽ góp sức mình thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Không chỉ chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty cần phải dần nâng cao yêu cầu tuyển dụng đầu vào, đặc biệt đối với các vị trí công tác của phòng kinh doanh. Với chức năng chính quản lý hoạt động nhập khẩu và hoạt động kinh doanh Nhựa đương trên thị trường trong nước, công tác tuyển dụng mới của Công ty cho các vị trí làm việc trong phòng sẽ phải đòi hỏi ngày càng cao. Các cá nhân không chỉ có nghiệp vụ mà còn phải có trinh độ ngoại ngữ cũng như vi tính thành thạo. Chính từ việc dần nâng cao yêu cầu đầu vào này, trong tương lai Công ty sẽ có đội ngũ công nhân viên chức có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động nhập khẩu của mình.
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước.
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường mặc dù có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của mình (trong khuôn khổ pháp luật). Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò to lớn của nhà nước trong việc định hướng chung toàn bộ nền kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu. Trên thực tế, kinh doanh nhập khẩu nhiều khi gặp phải không ít những khó khăn cần tới sự điều chỉnh chính sách vĩ mô từ phía nhà nước, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đóng góp chung cho hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó nhà nước cần phải có những chính sách và biện pháp sau:
Chính sách thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Nhựa đường:
Việt Nam hiên nay được xếp vào nhóm các quốc gia đang phát triển với tốc độ phát triển tương đối cao. Nước ta ngày càng thu hút được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất mà còn trên nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên cùng với tốc độ tăng trưởng cao cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa theo kịp nhịp độ tăng trưởng chính là hạn chế lớn đối với việc thu hút dòng vốn ngoại đổ vào nước ta, cũng như hạn chế khả năng nội tại trong quá trinh phát triển kinh tế. Có thể khẳng định, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong thời kì hiện nay.
Với tính chất cấp thiết như trên, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ những mặt hàng là vật liệu chính cho quá trình phát triển và hoàn thiên cơ sở hạ tầng, đặc biệt đối với những mặt hàng mà Việt Nam không có khả năng sản xuất, phải nhập khẩu từ các quốc gia khác như: Nhựa đường.
Nhựa đường là vật liệu không thể thiêu trong quá trinh xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta, hơn thế Việt Nam lại chưa có ngành công nghiệp nhựa đường nên hầu hết lượng nhựa đường sử dụng trong các công trinh đều là nhập khẩu từ nước ngoài. Để khyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu nhựa đường nói chung và công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX nói riêng, nhà nước cần phải có chính sách thuế phù hợp.
Để khuyến khích hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhựa đường, Nhà nước nên áp dụng mức thuế suất thấp nhất 0-5% với mặt hàng này trong thời gian tới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kì giá nhựa đường thế giới có xu hướng biến động tăng cao như năm 2008.
Hơn thế Nhà nước nên hoàn thiên biểu thuế cho mặt hàng Nhựa đường. Biểu thuế hiện nay mặc dù chỉ rõ mức thuế của từng mặt hàng cụ thể, nhưng lại không kê khai đầy đủ được các chủng loại khác nhau. Điều này gây không ít khó khăn cho Công ty khi nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường không xác định rõ được nó nằm trong nhóm nào để tính thuế. Vì thế Nhà nước cần lựa chọn đưa ra biểu thuế đối với từng nhóm hàng chung hay xây dựng biểu thuế chi tiết với tất cả các chủng loại sản phẩm Nhựa đường.
Thực hiện quản lý ngoại tệ có hiệu quả:
Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX cũng như các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác đều phải sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. Nhưng lượng ngoại tệ mà ngân hàng có thể cung ra thị trường cho các doanh thì lại không đáp ứng đủ nhu cầu, do dự trữ ngoại tễ của Việt Nam là khồng nhiều ( Mặc dù đã tăng đáng kể trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2009). Nên hầu hết các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX nói riêng phải mua ngoại tệ trên thị trường tự do. Giá ngoại tệ trên thị trường tự do tương đối cao so với tỉ giá liên ngân hàng bán ra nên có thể nói Công ty đã mất một khoản tiền không nhỏ bù đắp mức giá chênh lệch nay.
Trước thực trang trên, Nhà nước cần phải có chính sách thông thoáng hơn với việc quản lí ngoại tệ. Nhà nước nên cho phép các doanh nghiệp có ngoại tệ trao đổi với nhau khi cần thiết. Điều này có nghĩa công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX có thể vay mượn hay liên kết với các doanh nghiệp khác tranh thủ nguồn ngoại tệ của họ cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Không chỉ nới lỏng chính sách quản lí ngoại tệ, Nhà nước còn cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm duy trì mức tỉ giá ổn định tránh hiên tượng tỉ giá biến động tăng liên tục (Như năm 2009) gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu như công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX.
Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính rườm rà là căn bệnh chính của nước ta, muốn có hiệu quả cao trong kinh doanh, Nhà nước cần phải đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX hoạt động tốt Nhà nước cần phải cải tiến các thủ tục nhập khẩu.
Cụ thể Nhà nước cần thiết chỉ đạo các bộ, ban ngành tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý nhập khẩu. Phải có sự liên kết giữa các bộ, ban ngành đặc biệt là trong các khâu thủ tục hành chính, tránh gây khó dễ cho Công ty. Chẳng hạn như bộ Công Thương có trách nhiêm phê duyệt các dự án của công ty phải có sự liên hệ chặt chẽ với Tổng cục Hải quan nhằm tránh gây khó khăn về mặt giấy tờ xét duyệt nhập khẩu cho công ty trong quá trình kiểm tra, giám sát và thu thuế.
Đặc biệt là ngành hải quan cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của mình vì đây là ngành gây nhiều phiền hà nhất cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX nói riêng.
Các chính sách hỗ trợ khác:
Song song với các giải pháp thực hiện trên, Nhà nước cũng cần thực hiện nhiều biên pháp hỗ trợ khác giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Nhà nước nên có những khoản hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường (hỗ trợ cho vay thông qua lãi suất thấp) vì hiện nay Nhựa đường được coi là mặt hàng chiến lược trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế. Các khoản hỗ trợ nhập khẩu này sẽ giúp ích rất nhiều cho Công ty đặc biệt là trong giai đoạn giá nhựa đường thế giới liên tục giảm như hiện nay.
Không chỉ có những gói hỗ trợ nhỏ cho hoạt đông nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường mà Nhà nước còn cần có chỉ đạo để Ngân hàng Thương mại cổ phần có thể đứng ra bảo lãnh cho Công ty vay những khoản tiền lớn từ các hãng sản xuất nước ngoài dưới dạng trả chậm với lãi suất ưu đãi.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Việt Nam với tư cách là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu thế giới, đang không ngừng nỗ lực cố gằng hơn nữa để xứng đáng với sự tin tưởng của các bạn bè quốc tế. Và hiện nay, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng chính là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta nhằm cụ thực hoá những nỗ lực trên.
Trước thực trang này, Nhựa đường- sản phẩm đóng vai trò là vật liệu chủ yếu cho quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang trở thành mặt hàng thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước. Vì chưa có ngành công nghiệp sản xuất Nhựa đường phát triển, nên hầu hết lượng Nhựa đường mà các doanh nghiệp cung ứng trên thị trường Việt Nam đều có được từ hoạt động nhập khẩu.
Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu Nhựa đường lớn của Việt Nam. Mặc dù, luôn dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường trên thị trường trong nước những năm qua, tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường, Công ty đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của mình, nhằm giúp Công ty ngày càng lớn mạnh, tăng cường uy tín của mình trên thị trường.
Với đề tài: ” Hoạt động nhập khẩu Nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX- Thực trạng và giải pháp”, em đã hiểu được những hoạt động thực tế của một qui trình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, cách ứng dụng kiến thức mà nhà trường đã trang bị vào thực tiễn như thế nào, và với những hiểu biết ít ỏi của mình em cũng đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROMIEX.
Chuyên đề thực tập được thực hiện trên cơ sở những kiến thức đã được học trong nhà trường, nghiên cứu thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX, sự giúp đỡ của các cô chú anh chị trong Công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS. Phan Tố Uyên.
Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, bài viết không tránh khỏi những hạn chế, sai sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX - Thực trạng và giải pháp.doc