HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT VỀ MARKETING.
1.1.1. Khái niệm về marketing.
Theo Philip Kotler, marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân
hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự
do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác.
1.1.2. Quá trình marketing.
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãn tối đa
nhu cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quá trình marketing trong doanh
nghiệp phải thực hiện năm bước cơ bản sau đây:
R STP MM I C
Trong đó:
a. R (Reseach) - Nghiên cứu thông tin Marketing: là điểm khởi đầu của
marketing, là quá trình thu thập xử lý và phân tích thông tin marketing. Nghiên cứu
giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường và chuẩn bị
những điều kiện, những chiến lược thích hợp để tham gia vào thị trường.
b. STP (Segmentation, Targeting, Positioning) - Phân khúc, chọn thị
trường mục tiêu, định vị: nghiên cứu giúp doanh nghiệp khám phá nhiều phân khúc
hay nhóm khách hàng, doanh nghiệp phải quyết định phân khúc nào hay nhóm khách
hàng nào là mục tiêu theo đuổi và sẽ cung cấp giá trị vượt trội cho họ. Để quyết định
chính xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải phân đoạn, đánh
giá các đoạn thị trường, chọn thị trường nào phù hợp với khả năng của mình. Doanh
nghiệp phải định vị sản phẩm của mình để khách hàng nhận biết lợi ích then chốt của
sản phẩm và tạo sự khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường. Định vị
là những lỗ lực tạo lập nhận thức và sự khác biệt trong tâm trí khách hàng về sản phẩm
hay dịnh vụ.
c. MM (Marketing - Mix) - Xây dựng chiến lược marketing - mix: trên cơ
sở thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ thiết kế một chiến lược phối thức marketing
(marketing - mix) để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó.
d. I (Implementation) - Triển khai thực hiện chiến lược marketing: là quá
trình biến những chiến lược, kế hoạch marketing thành hành động. Để thực hiện chiến
lược marketing đi vào thực tế các doanh nghiệp phải tổ chức, thực hiện chiến lược qua
các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.
e. C (Control) - Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing: bước cuối cùng
của quá trình marketing là kiểm soát. Một doanh nghiệp thành công không ngừng học
hỏi rút kinh nghiệm. Họ phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo
lường kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay không. Nếu doanh
nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của mình, họ cần phải biết nguyên nhân
nào nằm sau thất bại đó, để từ đó thiết kế hành động điều chỉnh.
1.1.3. Marketing - mix.
Marketing - mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh
nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã
hoạch định. Các thành tố đó là:
Sản phẩm (Product): sản phẩm là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho
thị trường, quyết định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng,
thiết kế, bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Giá cả (Price): giá là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng
sản phẩm hay dịch vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá,
chiến thuật điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng.
Phân phối (Place): phân phối là hoạt động nhằm đưa ra sản phẩm đến tay
khách hàng, quyết định phân phối gồm các quyết định: lựa chọn, thiết lập kênh phân
phối, tổ chức và quản lý kênh phân phối, thiết lập các mối quan hệ với các trung gian,
vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa.
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 CỦA CÔNG TY
URC - VIỆT NAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT - TRÀ
XANH ĐÓNG CHAI Ở VIỆT NAM
2.1.1. Sơ lược về thị trường nước giải khát đóng chai ở Việt Nam.
Theo những số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP
HCM, năm 2008 trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt hàng nước giải khát hầu
như không bị tác động. Các nhãn hàng nước giải khát vẫn có doanh số tăng trưởng
khoảng 800%/năm. Đồ uống cũng là mặt hàng duy nhất đang giữ phong độ quảng bá
thương hiệu trong lúc các ngành hàng khác đều cắt giảm tối đa chi phí. Đáng chú ý,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nước giải khát đang triển khai những sản phẩm
với thành phần tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thực tế
của người dân trong nước. Các công ty sản xuất nước uống đã đầu tư dây chuyền sản
xuất ngày càng hiện đại, đồng thời nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mới như
trà xanh, trà thảo mộc không đường dành cho người mắc bệnh tiểu đường hay không
thích thức uống có đường . Nhưng mức tăng trưởng này cũng chưa thể đáp ứng nhu
cầu còn quá lớn trong thời điểm hiện nay.
Tạp chí Media của Hồng Kông cho biết, trong năm 2009 các thương hiệu nước giải
khát trong và ngoài nước tại thị trường Việt Nam đạt mức tăng trưởng đến 2 con số.
Điều này cũng được dẫn chứng bằng sự gia tăng của doanh số quảng cáo từ kết quả
khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam. Tổng doanh số quảng cáo
của thị trường nước giải khát Việt Nam đã tăng trưởng đến 93% so với cùng kỳ 2008
đạt 36,1 triệu USD trong nửa đầu năm 2009. Với tốc độ tăng trưởng này, ngành công
nghiệp nước giải khát đã vươn lên vị trí thứ 4 trong số các ngành có doanh thu lớn
nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2009 xếp sau viễn thông, thực phẩm và chăm
sóc sắc đẹp.
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
PHÂN PHỐI TRÀ XANH C2
3.1. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2.
3.1.1. Ưu điểm.
Có sự quản lý chặt chẽ của hoạt động phân phối nên không xảy ra tình trạng tranh
giành khách hàng trung gian của các nhà phân phối và các đại lý phân phối.
Trà xanh C2 là sản phẩm tiêu dùng cá nhân nhưng cấu trúc kênh chỉ có 4 đến 5 cấp,
tương đối ngắn nên vấn đề kiểm soát thị trường của nhà sản xuất được ổn định. Giá cả
được bán theo mức giá nhà sản sản xuất quy định, tình trạng mất ổn định về giá có sảy
ra nhưng vẫn ở mức thấp. Trưng bày sản phẩm được thực hiện nghiêm túc, đúng với
các hợp đồng đã ký kết.
Sử dụng công ty vận chuyển trung gian từ nhà sản xuất đến nhà phân phối nên hàng
hóa được lưu thông nhanh chóng và tiết kiệm chi tiêu.
Thúc đẩy sự hợp tác lâu dài của các trung gian nhờ các chính sách hỗ trợ như chiết
khấu thương mại cao cho nhà phân phối, đại lý, siêu thị và hỗ trợ trong công tác vận
chuyển, vốn của các trung gian phân phối.
Nhân viên bán hàng hoạt động có hiệu quả và làm việc với công suất cao do có mức
lương và thưởng rất hấp dẫn.
Sản phẩm được dự trữ lớn nên tránh được tình trạng khan hiếm trong những giai
đoạn tiêu dùng nhanh và nhiều như mùa hè.
3.1.2. Nhược điểm.
a. Thực trạng giá sản phẩm trà xanh C2 tại các điểm bán lẻ.
Tình trạng giá sản phẩm trà xanh C2 được bán cao hơn giá bán lẻ của nhà sản xuất
quy định ở các điểm bán lẻ không trực thuộc nhà phân phối và các điểm bán hàng rong
vì lý do độ bao phủ của sản sản phẩm còn hạn chế và các điểm bán lẻ quá nhỏ không
đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhà phân phối hay đại lý bán hàng.
̃̃̃̃̃̃̃̃
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động phân phối sản phẩm trà xanh của công ty URC - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện sản xuất
thực phẩm theo kế hoạch của công ty đề ra theo lịch trình sản xuất đã được cam kết
với giám đốc sản xuất.
Phòng marketing (35 người): chịu trách nhiệm phân tích các cơ hội marketing,
nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết kế chiến lược marketing, chiến lược
giá, tổ chức, thực hiện, kiểm tra… để đạt dược mục tiêu chung của công ty.
Phòng kinh doanh tổng hợp (315 người): chịu trách nhiệm tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, phát triển hệ thống phân phối, tăng cường, mở rộng độ bao phủ, tìm kiếm
khách hàng để phát triển doanh thu của công ty.
Phòng tổ chức hành chính (16 người): nghiên cứu, đề xuất với công ty về bộ
máy quản lý, sử dụng lao động quy hoạch đào tạo cán bộ, thực hiện các chế độ chính
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 31
sách của nhà nước đối với người lao động và thực hiện tốt công tác chính trị, đối
ngoại, tổ chức thực hiện công tác y tế sinh đẻ có kế hoạch và vệ sinh an toàn lao động.
Tổ chức huấn luyện đào tạo lập các phương án bảo vệ phòng chống cháy nổ, đảm bảo
an toàn vế tài sản vật tư hàng hóa và an ninh trật tự trong công ty.
Phòng tài chính kế toán (32 người): lập sổ sách chứng từ theo đúng quy định
của Nhà nước. Cập nhật rõ ràng và theo dõi diễn biến thu chi tài chính, lập báo cáo
thuế và mẩu báo cáo thống kê có định kỳ hàng tháng, trực tiếp theo dõi tài sản cố định
trong công ty và phải đảm bảo làm sao phải đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Phòng kế hoạch (13 người): lập kế hoạch tài chính cho công ty, lập kế họach
sản xuất, kinh doanh cho từng bộ phận theo mục tiêu chung của công ty.
Phòng nhân sự (15 người): hoạch định nhu cầu phát triển nguồn nhân lực,
tuyển mộ, tuyển chọn, phân công tổ chức lao động và thực hiện các chính sách để duy
trì, phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển của công ty.
Ngoài ra còn một số phòng ban khác trực thuộc công ty (58 người) như: phòng
chuyên gia, phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật công nghệ, ban quản lý
chất lượng sản phẩm…
2.2.4. Kết quả kinh doanh trong thời gian qua.
Bảng 2.1. TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
TÀI CHÍNH 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
CHI TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 So sánh năm
2009/2008
NĂM 2010 So sánh năm
2010/2009
Tổng doanh thu 1,956,387 2,706,826 138% 3,739,956 138%
Tổng chi phí 1,471,203 1,940,794 132% 2,617,969 135%
Lợi nhuận trước thuế 485,184 766,032 158% 1,121,987 146%
Nộp ngân sách 121,296 191,508 158% 280,497 146%
Lợi nhuận sau thuế 363,888 547,524 158% 841,940 146%
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 32
Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy:
Doanh thu của công ty ngày càng tăng lên nhanh chóng, năm 2008 tổng doanh thu
là: 1,956,387 triệu đồng. Đến năm 2009 tăng lên: 2,706,826 triệu đồng. So về tổng
doanh thu năm 2009/2008 tăng về giá trị là: 750,439 triệu đồng (tăng tương đương
38% so với năm 2008). Đến năm 2010 tổng doang thu tăng lên: 3,739,956 triệu đồng.
So về tổng doanh thu năm 2010/2009 tăng về giá trị là: 1,033,130 triệu đồng (tăng
tương đương 38% so với năm 2009).
Tổng chi phí luôn giảm theo từng năm so với doanh thu, tỷ lệ giữa chi phí và doanh
thu năm 2008 là: 1,471,203/1,956,387 = 75.19%. Năm 2009 là: 1,940,794/2,706,826 =
71.71%. Năm 2010 là: 2,617,969/3,739,956 = 69.99%. Công ty quản lý chi phí rất tốt.
Đây là một trong những điều kiện để công ty luôn tồn tại và phát triển.
Lợi nhuận trước thuế, năm 2008 là: 485,184 triệu đồng. Đến năm 2009 tăng lên:
766,032 triệu đồng. So về lợi nhuận trước thuế năm 2009/2008 tăng về giá trị là:
280,848 triệu đồng (tăng tương đương 58% so với năm 2008). Đến năm 2010 lợi
nhuận trước thuế tăng lên: 1,121,987 triệu đồng. So về lợi nhuận trước thuế năm
2010/2009 tăng về giá trị là: 355,955 triệu đồng (tăng tương đương 46% so với năm
2009).
Nộp ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng: năm 2008 nộp ngân sách nhà nước là:
121,296 triệu đồng, năm 2009 là: 191,508 triệu đồng. Tăng về giá trị là: 70,302 triệu
đồng (tăng tương đương 58% so với năm 2008). Đến năm 2010 nộp ngân sách tăng
lên: 280,497 triệu đồng. So về nộp ngân sách năm 2010/2009 tăng về giá trị là: 88,989
triệu đồng (tăng tương đương 46% so với năm 2009).
Lợi nhuận sau thuế luôn tăng theo từng năm. Năm 2008 là: 363,888 triệu đồng. Đến
năm 2009 tăng lên: 574,524 triệu đồng. So về lợi nhuận sau thuế năm 2009/2008.
Tăng về giá trị là: 210,636 triệu đồng (tăng tương đương 58% so với năm 2008). Đến
năm 2010 lợi nhuận sau thuế tăng lên: 841,490 triệu đồng, so về lợi nhuận trước thuế
năm 2010/2009 tăng về giá trị là: 266,966 triệu đồng (tăng tương đương 46% so với
năm 2009).
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 33
2.2.5. Thuận lợi và khó khăn của công ty.
a. Thuận lợi.
Nền kinh tế Việt Nam đã trở nên rất năng động và đang trong giai đoạn hội nhập
với nền kinh tế thế giới, mức phát triển đang trong giai đoạn đỉnh cao đó là điều kiện
thuận lợi để mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tháng 01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới WTO, khi gia nhập sân chơi chung, thị trường lớn này công ty có
nhiều cơ hội để phát triển, với nhiều thuận lợi về chính sách này và với thế mạnh về
kinh nghiệm kinh doanh nghành hàng nước giải khát và thực phẩm tại thị trường quốc
tế. Công ty TNHH URC - Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong thời gian tới.
Máy móc thiết bị hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty luôn được tu bổ, và thay
mới liên tục và đặc biệt được nhập khẩu từ tập đoàn nên tiến độ sản xuất và chất lượng
luôn được nâng cao.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty luôn được đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, tay nghề và luôn nhiệt tình trong công việc.
Với sự đầu tư mạnh mẽ từ tập đoàn nên vấn đề về vốn của công ty luôn được đảm
bảo để thực hiện các dự án đầu tư, nâng cấp và cải tiến quy trình nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
Sản phẩm nước giải khát và thực phẩm của công ty hiện nay đang dẫn đầu thị
trường trong nước đồng thời công ty cũng có nhiều sản phẩm mới chưa được khai thác
hết (đó là hàng bán chạy tại các công ty khác thuộc tập đoàn URC quốc tế) . Đó là một
lợi thế mà ít công ty nào có được.
b. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng gặp một số khó khăn:
Sự cạnh tranh gay gắt của của các doanh nghiệp cùng ngành hàng kinh doanh như
những doanh nghiệp có thương hiệu và kinh doanh lâu đời trong nước như tập đoàn
Tân Hiệp Phát, Vinamilk, Vĩnh Hảo, Tribeco… đặt biệt là những tập đoàn đa quốc gia
như tập đoàn Coca-Cola, Pepsi, Nestlé, Kirin Acecook,…
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 34
Với tình hình lạm phát ngày càng tăng, đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá so
với đồng đôla Mỹ dẫn đến giá nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng
tăng cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm gây nhiều khó khăn
cho việc phát triển thị trường nâng cao thị phần của công ty.
Về vấn đề vận chuyển của công ty đang gặp nhiều khó khăn do giá cả nhiên liệu
tăng, địa hình phức tạp và đặc biệt là khoảng cách từ nhà máy sản xuất (Bình Dương)
đi các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng... tốn nhiều chi phí vận chuyển.
2.2.6. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới.
Công ty đang thực hiện việc mở rộng phân xưởng, nhập thêm dây chuyền sản xuất
tại nhà máy sản xuất KCN Việt Nam - Singapore, Thuận An, Bình Dương. Và công ty
đã xây dựng thêm nhà máy sản xuất mới tại KCN Thạch Thất - Quốc Oai, Thạch Thất,
Hà Nội để giảm thiểu chi phí vận chuyển và tăng thị phần tại các tỉnh phía Bắc.
Công ty đang tiếp tục mở rộng phân phối và độ bao phủ của sản phẩm ra các huyện
hải đảo và tất cả các tỉnh miền núi của Việt Nam để tăng thị phần của công ty.
Với mục tiêu đảm bảo mức tăng trưởng bền vững hàng năm từ 20 - 25% công ty
xác định việc đầu tư cho nguồn nhân lực, tăng thêm máy móc thiết bị và mở rộng phân
phối trên toàn quốc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.
2.3. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM TRÀ XANH C2.
2.3.1. Giới thiệu về sản phẩm.
Hình 2.3. Sản phẩm trà xanh C2.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 35
Trà xanh C2 – "Mát Lạnh và Thanh Khiết": Được chế biến từ 100% Trà Xanh Thái
Nguyên tự nhiên. Với hương vị thanh thoát và thơm ngon nhờ được chắt lọc kỹ từ
những lá trà tươi non, thanh khiết, trà xanh C2 chứa hàm lượng L-THEANINE và
CATECHINS giúp chống lão hóa mang lại sự tỉnh táo và cảm giác thư giãn sảng
khoái.
Trà xanh C2 được sản xuất trên hệ thống máy móc hiện đại, hoạt động trên dây
chuyền sản xuất hoàn toàn tự động và khép kín với một quy trình giám sát và kiểm tra
chất lượng nghiêm ngặt của từng bộ phận. Từ đó, công ty URC Việt – Nam cam kết
luôn đảm bảo cho sản phẩm trà xanh C2 đạt tiêu chuẩn tốt nhất về chất lượng cũng
như mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng. Điều này được minh chứng
qua việc nhãn hàng trà xanh C2 đã vinh dự được nhận giải vàng thương hiệu về an
toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y Tế cấp năm 2009.
Hình 2.4. Dây chuyền sản xuất sản phẩm trà xanh C2.
Hiện nay, trên thị trường sản phẩm trà xanh C2 đã nhận được sự ủng hộ và yêu
thích từ phía các khách hàng và đang trở thành một trong những sản phẩm trà xanh
hàng đầu trên thị trường Việt Nam cũng như trong tâm trí người tiêu dùng. Uống trà
xanh C2 không chỉ là một thói quen tốt mà còn thể hiện một phong cách sống hiện đại
và lành mạnh.
Trà xanh C2 có 5 hương vị khác nhau tạo cho khách hàng sự thoải mái lựa chọn các
hương vị theo sở thích của mình: trà xanh C2 hương chanh, hương táo, hương đào,
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 36
hương cam - mát lạnh và thanh khiết (cool & clean) - dung tích 360ml và mới đây nhất
là sản phẩm trà xanh C2 Cool hoa cúc mật ong và hương chanh – dung tích 350ml.
Phân khúc của sản phẩm trà xanh C2 hướng đến đối tượng cá nhân có mức thu nhập
trung bình chủ yếu là thanh, thiếu niên năng động. Với phân khúc này thì trà xanh C2
có một lượng khách hàng rất lớn.
Thị trường mục tiêu của sản phẩm trà xanh C2 là khu đô thị, khu dân cư như các
thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ… và các trung
tâm thị xã, thị trấn… Thị trường mục tiêu của sản phẩm là tương đối rộng chính vì vậy
phải có một hệ thống kênh phân phối dày đặc và chuyên nghiệp.
Định vị sản phẩm: sản phẩm được định vị bằng mức giá rẻ so với các mặt hàng trà
xanh khác trên thị trường và câu slogan “mát lạnh và thanh khiết” (cool & clean).
2.3.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Hiện nay sản phẩm trà xanh C2 đã có mặt trên hầu hết 64 tỉnh, thành trên cả nước
với mức độ bao phủ thị trường lớn.
Trà xanh C2 được sản xuất ở 2 nhà máy ở tỉnh Bình Dương và ở thành phố Hà Nội
trên dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất 200 triệu lít/năm ở Bình Dương và
140 triệu lít/năm ở Hà Nội.
Bảng 2.2. DOANH THU CỦA SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 TRÊN
CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM 2008 - 2/2011
ĐVT: triệu đồng
Giai đoạn Kênh sỉ, lẻ Kênh siêu thị Kênh trường học Tổng
2008 - 2/2009 1.184.065 651.231 138.141 1.973.427
2/2009 - 2/2010 1.572.898 906.411 186.651 2.665.929
2/2010 - 2/2011 1.917.547 1.037.362 188.611 3.143.520
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ bảng tổng kết doanh thu của sản phẩm trà xanh C2 qua các loại hình kênh phân
phối trong giai đoạn từ năm 2008 đến đầu năm 2011 trên cả nước ta thấy:
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 37
Ở kênh phân phối sỉ, lẻ và siêu thị có doanh thu tăng đáng kể. Kênh phân phối sỉ lẻ
trong giai đoạn này tăng khoảng 62%. Kênh phân phối siêu thị cũng tăng khoảng 60%.
Kênh phân phối cho các điểm trường học tăng ở mức 37%, nhưng giai đoạn
2010/2009 mức tăng chỉ khoảng 1%.
Doanh thu các kênh phân phối đều tăng trưởng nhưng chưa đồng đều. Kênh sỉ, lẻ và
siêu thị tăng trưởng cao và tương đối ổn định còn kênh trường học thì mức tăng trưởng
còn quá thấp có năm hầu như không tăng trưởng. Doanh thu cả hệ thống trong giai
đoạn này tăng trưởng khoảng 60%.
2.4. HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI TRÀ XANH C2.
2.4.1. Mục tiêu kênh phân phối.
Là sản phẩm tiêu dùng nhanh dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân đặc biệt là
giới trẻ nên công ty đã đặt ra mục tiêu hoạt động cho kênh phân phối sản phẩm trà
xanh C2 như sau:
Tăng mức độ bao phủ thị trường. Sản phẩm trà xanh C2 phải có mặt ở mọi địa
điểm công cộng, khu vui chơi, các của hàng bán lẻ... trên địa bàn toàn thành phố cả
khu vực nội và ngoại thành.
Giảm thiểu tối đa chi phí. Việc vận chuyển hàng hóa giữa công ty và các nhà
phân phối phải được phối hợp, liên kết chặt chẽ với công ty vận chuyển trung gian để
tiết kiệm chi phí vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo thời gian vận chuyển, lưu thông hàng
hóa là nhanh nhất.
Tổ chức một hệ thống phân phối ngày càng hiện đại và phát triển hệ thống
phân phối cũ thêm chuyên nghiệp để phục vụ cho hoạt động phân phối thêm hiệu quả.
Kích thích tiêu thụ sản phẩm từ các trung gian phân phối qua hệ thống phân
phối.
Đào tạo đội ngũ nhân viên tăng kỹ năng, nghiệp vụ bán hàng và quản lý nhân
sự trong hoạt động phân phối.
Nâng cao hiệu quả và tạo sự khác biệt về kênh phân phối với các đối thủ khác
và đi vào tiềm thức của khách hàng để khách hàng lựa chọn sản phẩm trà xanh C2.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 38
Tạo mối quan hệ ngày càng thân thiết, gắn bó chặt chẽ với các trung gian phân
phối trong hệ thống phân phối.
Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các trung gian phân phối cùng hợp tác, cùng phát
triển.
2.4.2. Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm trà xanh C2.
Trà xanh C2 là sản phẩm tiêu dùng cá nhân để tăng mức độ bao phủ thị trường
thành phố Hồ Chí Minh thì công ty URC – Việt Nam đã tổ chức kênh phân phối gián
tiếp cho sản phẩm này qua các nhà trung gian là: nhà phân phối, đại lý, các cơ sở bán
lẻ.
Các thành viên trong kênh tạo thành một cấu trúc kênh phân phối dọc bao gồm nhà
sản xuất, hệ thống nhà phân phối.
Hình 2.5. Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm trà xanh C2.
Nhà phân phối: là những thành viên chịu trách nhiệm nhận sản phẩm từ nhà
sản xuất để phân phân phối cho các hệ thống sỉ và lẻ theo từng vùng đã ký kết với nhà
sản xuất. Bao gồm nhà phân phối cho hệ thống đại lý (kênh sỉ) và hệ thống điểm bán
lẻ (kênh lẻ), nhà phân phối siêu thị và nhà phân phối cho các điểm trường học. Nhà
Khách
hàng
Nhà phân
phối sỉ lẻ
Nhà phân
phối siêu thị
Nhà phân
phối các
điểm trường
học
Đại lý
Điểm bán lẻ
Hệ thống
siêu thị
Các điểm bán
lẻ ở trường
học
Nhà
sản
xuất
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 39
phân phối chỉ kinh doanh các mặt hàng của công ty URC – Việt Nam cung cấp và
không được bán lẻ sản phẩm.
Hệ thống siêu thị: là các hệ thống siêu thị trên toàn thành phố được nhập hàng
từ nhà phân phối siêu thị riêng biệt. Bao gồm hệ thống siêu thị BicC, Sài Gòn Co.op
Mart, Metro, Maximark, Vinatex, Citimart, Văn Lang, Lotte, Nhân Văn và các siêu thị
nhỏ khác.
Các điểm lẻ ở trường học: là các cửa hàng bán lẻ trong trường học, họ nhập
hàng trực tiếp từ các nhà phân phối cho khu vực trường học.
Điểm bán lẻ: bao gồm các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán café, quán ăn, tạp
hóa. Họ nhập hàng trực tiếp từ nhà phân phối qua hệ thống phân phối lẻ hoặc qua các
đại lý phân phối.
2.4.3. Tình hình hoạt động phân phối.
a. Kênh phân phối sỉ và lẻ: là hệ thống kênh phân phối truyền thống của sản
phẩm. Bao gồm nhà phân phối sỉ, lẻ, đại lý và điểm bán lẻ.
Nhà phân phối được nhà sản xuất tuyển chọn trên các tiêu tiêu chí về tài chính, khả
năng phát triển và trình độ quản lý nhân sự. Nhà phân phối hợp tác với nhà sản xuất
thông qua hợp đồng kinh tế.
Ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2008 – 2/2009 có 12 nhà phân phối,
giai đoạn 2/2009 – 2/2010 có 14 nhà phân phối, giai đoạn 2/2010 – 2/2011 có 16 nhà
phân phối.
Hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà phân phối được phân phối qua 2 hệ thống. Hệ
thống kênh sỉ và hệ thống kênh lẻ. Giai đoạn năm 2008 – 2/2009 kênh sỉ phân phối
20% - 25% trên tổng lượng hàng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, lượng hàng còn
lại phân phối qua kênh lẻ. Giai đoạn 2/2009 – 2/2010 kênh sỉ chiếm 35% trên tổng
lượng hàng. Giai đoạn 2/2010 – 2/2011 kênh sỉ chiếm 38% - 40% trên tổng lượng
hàng. Tỉ lệ này được nhà sản xuất quy định.
Nhà phân phối được hưởng chiết khấu thương mại từ nhà sản xuất trên giá bán sản
phẩm. Giai đoạn 2008 – 2/2009 nhà phân phối được hưởng 10% trên giá bán sản
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 40
phẩm, giai đoạn 2/2009 – 2/2010 là 9%, giai đoạn 2/2010 – 8/2010 là 8%, giai đoạn
8/2010 – 2/2011 là 7,5%.
Doanh thu của hệ thống này qua các giai đoạn: Năm 2008 – 2/2009 doanh số đạt 12
tỷ đồng/tháng/toàn hệ thống, 2/2009 – 2/2010 doanh số đạt 14 tỷ đồng/tháng/toàn hệ
thống, 2/2010 – 8/2010 doanh số đạt 19 tỷ đồng/tháng/toàn hệ thống, 2/2010 – 8/2010
doanh số đạt 21 tỷ đồng/tháng/toàn hệ thống.
Nhà phân phối phải đảm bảo dự trữ tối thiểu bằng 40% tổng lượng hàng đã bán
trong tháng cho tháng sau.
Hệ thống kênh lẻ: Giai đoạn 2008 – 2/2009 có 16250 điểm bán lẻ, giai đoạn
2/2009 – 2/2010 có 29470 điểm, giai đoạn 2/2010 – 2/2011 có 40200 điểm. Các điểm
bán lẻ bao gồm cửa hàng bán lẻ, tạp hóa, nhà hàng, quán café, quán ăn bao nằm trên
các trục đường lớn bao phủ toàn thành phố. Sản phẩm được nhân viên của nhà phân
phối đưa đến các điểm bán lẻ. Nhân viên phân phối của nhà phân phối được hưởng 2%
trên tổng lượng hàng bán được công ty quy định, hay còn gọi là hoa hồng cho nhân
viên mức thưởng này không thay đổi trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Tại các
điểm bán lẻ sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các điểm bán lẻ
không được bán sản phẩm cao hơn mức giá nhà phân phối bán 20%.
Hình 2.6. Sản phẩm trà xanh C2 ở các điểm bán lẻ.
Hệ thống kênh sỉ: Giai đoạn 2008 – 2/2009 có 720 đại lý, giai đoạn 2/2009 –
2/2010 có 865 đại lý, giai đoạn 2/2010 – 2/2011 có 1150 đại lý. Các đại lý nhận hàng
trực tiếp từ nhân viên bán hàng của công ty thông qua nhà phân phối. Nhân viên bán
hàng của công ty được nhận hoa hồng từ nhà phân phối, năm 2008 – 2/2009 được
hưởng 1% trên doanh số bán, 2/2009 – 2/2010 được hưởng 0,64% trên doanh số bán,
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 41
2/2010 – 2/2011 được hưởng thành 2 mức: mức đầu 5 triệu đồng nếu đạt 75% chỉ tiêu
tháng, thưởng mức hai 0,64% doanh số bán khi vượt chỉ tiêu tháng tính từ 75%. Sản
phẩm từ đại lý vừa bán trực tiếp cho khách hàng vừa bán cho các điểm bán lẻ. Đại lý
được hưởng chiết khấu thương mại trên giá bán sản phẩm từ nhà phân phối. Giai đoạn
2008 – 2/2009 đại lý được hưởng 4,5% trên giá bán sản phẩm, giai đoạn 2/2009 –
2/2010 là 4%, giai đoạn 2/2010 – 8/2010 là 3,7% và giai đoạn 8/2010 – 2/2011 là
2,7%. Giá bán lẻ của đại lý phải lớn hơn giá bán cho các điểm bán lẻ tối thiểu 10%.
Giá bán cho các điểm bán lẻ giao động trong khoảng giá nhập từ nhà phân phối đến
không quá 10%.
Bảng 2.3. SỐ LIỆU PHÂN BỔ HÀNG HÓA, NHÂN VIÊN VÀ ĐỘ BAO
PHỦ CỦA KÊNH PHÂN PHỐI SỈ, LẺ.
(nguồn: phòng marketing)
b. Kênh phân phối siêu thị: là hệ thống kênh phân phối hiện đại của sản
phẩm. Bao gồm nhà phân phối siêu thị và các hệ thống siêu thị. Hệ thống này hoạt
Quản lý Thời
gian
Số nhà
phân
phối
Giám
đốc bán
hàng
(người/hệ
thống)
Quản lý
mại vụ
(ASM)
(người/hệ
thống)
Giám sát
bán hàng
(người/hệ
thống)
Nhân viên
bán hàng
(người/nhà
phân phối)
Độ bao
phủ
(điểm
bán)
Lượng hàng
bán theo
doanh thu
(% sản
phẩm/nhà
phân phối)
Sỉ 1 1 1 6 720 20%-25% 2008-
2/2009
12
Lẻ 1 1 12 5 16250 75%-80%
Sỉ 1 1 1 8 865 35% 2/2009-
2/2010
14
Lẻ 1 2 18 10 29470 65%
Sỉ 1 1 1 10 1150 38%-40% 2/2010-
2/2011
16
Lẻ 2 4 22 12 40200 60%-62%
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 42
động dựa trên hợp đồng được ký kết giữa nhà phân phối siêu thị và các hệ thống siêu
thị.
Hiện nay có 3 nhà phân phối cho hệ thống siêu thị. Phân phối cho 8 hệ thống siêu
thị lớn gồm 56 siêu thị và 73 siêu thị vừa và nhỏ. Nhà phân phối được hưởng chiết
khấu 6% trên giá bán. Theo đó các siêu hệ thống siêu thị lớn sẽ được hưởng chiết khấu
thương mại cao hơn, hệ thống siêu thị Co.op Mart, BigC, Metro, Maximark, Citimart,
Lotte được hưởng 3,5% trên giá bán sản phẩm từ nhà phân phối. Các siêu thị nhỏ sẽ
được hưởng mức chiết khấu tối đa 3% trên giá bán. Các hệ thống siêu thị phải dự trữ
bắt buộc bằng 50% tổng số hàng bán ra trong tháng cho tháng sau. Nhà phân phối sẽ
điều phối lượng hàng đến từng siêu thị qua trung gian vận chuyển. Doanh thu trung
bình năm 2010 đạt 15,7 tỷ đồng/tháng. Giá bán có thể chênh lệch tối đa 3%. Nhân viên
bán hàng trực thuộc quản lý của nhà sản xuất, ở đây nhân viên bán hàng thực chất là
các giao dịch viên.
Doanh thu trung bình năm 2010 đạt 13,7 tỷ đồng/tháng/hệ thống.
Ngoài ra sản phẩm được nhà sản xuất trả phí trưng bày sản phẩm trong các gian
hàng trong siêu thị. Phí này tùy thuộc vào hợp đồng ký kết giữa nhà phân phối với hệ
thống siêu thị.
Hình 2.7. Sản phẩm trà xanh C2 ở siêu thị.
c. Kênh phân phối các điểm trường học: là hệ thống kênh phân phối chuyên
phân phối trực tiếp cho các địa điểm trong khu vực trường học như căntin. Các điểm
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 43
này được nhận mức giá ưu đãi của nhà sản xuất để hạ giá thành sản phẩm cung cấp
cho học sinh – sinh viên.
Nhà phân phối được hưởng chiết khấu thương mại năm 2008 – 2/2010 là 7,5% trên
giá bán và giai đoạn 2/2010 – 2/2011 là 7% trên giá bán sản phẩm. Giá bán lẻ không
cao hơn giá nhà phân phối bán 3%. Nhà phân phối tổ chức nhân viên phân phối đến
từng điểm trong khu vực trường học mình được đảm nhiệm.
Năm 2008 – 2/2009 do một nhà phân phối đảm nhiệm với khu vực nội thành (quận
1, 3, 5, 10, Bình Thạnh, Tân Bình) với khoảng 300 điểm đạt doanh thu 900 triệu
đồng/tháng.
Tháng 2/2009 – 2/2011 tăng thêm một nhà phân phối đảm nhiệm 2 khu vực và chủ
yếu tập trung vào các trường học lớn. Khu vực 1: quận 1, 3, 5, 7, 8, 10, Bình Thạnh,
Tân Bình và khu vực 2: Quận 9, Thủ Đức và khu vực Đồng Nai. Đến hết tháng 2/2010
số điểm tăng lên khoảng 500 điểm đạt doanh thu 1,5 tỷ đồng/tháng/hệ thống. Và đến
tháng 2/2011 số điểm là 720 điểm đạt doanh thu 3 tỷ đồng/tháng/hệ thống.
2.4.4. Quy trình đặt hàng.
Ở từng kênh phân phối có các giám đốc bán hàng và quản lý mại vụ đã chia ra từng
khu vực để quản lý để lên kế hoạch bán hàng từng ngày. Nếu có thay đổi về giá sản
phẩm thì các trung gian phân phối được thông báo từ nhà sản xuất trước tối thiểu một
tuần.
a. Nhà phân phối: đặt hàng trực tiếp quản lý mại vụ hoặc trực tiếp qua giám
đốc bán hàng để nhận hàng. Thanh toán qua hình thức chuyển khoản. Giao nhận hàng
trực tiếp tại kho của nhà phân phối do công ty vận chuyển trung gian VINACO trong
vòng 48 giờ tính từ lúc đặt hàng. Giám đốc bán hàng sẽ chuyển thông tin về số lượng,
quy mô lô hàng, địa điểm giao nhận cho công ty VINACO để sắp xếp vận chuyển
hàng trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm nhất.
b. Đại lý phân phối: đặt hàng qua nhân viên bán hàng kênh sỉ của công ty.
Nhân viên bán hàng được đảm nhiệm theo từng khu vực có trách nhiệm nhận đơn đặt
hàng từ đại lý và chuyển về nhà phân phối quản lý khu vực đó. Hàng được giao nhận
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 44
tại đại lý trong vòng 24 giờ không tính ngày nghỉ. Thanh toán qua chuyển khoản hoặc
tiền mặt.
c. Địa điểm bán lẻ: đặt hàng qua nhân viên bán hàng kênh lẻ của nhà phân
phối hoặc qua đại lý phân phối. Nhân viên bán hàng được đảm nhiệm theo từng khu
vực có trách nhiệm nhận đơn đặt hàng từ điểm bán lẻ và chuyển về nhà phân phối của
mình. Nhân viên bán hàng của nhà phân phối chỉ được hoạt động trong khu vực quận,
huyện mà nhà phân phối được giao quản lý. Hàng được giao nhận tại đại lý trong vòng
24 giờ không tính ngày nghỉ. Thanh toán qua chuyển khoản hoặc tiền mặt.
d. Hệ thống siêu thị: giám đốc hay quản lý siêu thị đặt hàng qua nhà phân
phối. Giao nhận hàng tận siêu thị hoặc kho của siêu thị trong vòng 24 giờ. Thanh toán
qua chuyển khoản.
e. Hệ thống bán lẻ ở khu vực trường học: đặt hàng qua nhân viên bán hàng
của nhà phân phối. Giao nhận hàng tận nơi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong
vòng 24 giờ.
2.4.5. Quản lý hoạt động của kênh phân phối.
Trong mỗi kênh phân phối sỉ, lẻ, siêu thị và các điểm trường học đều được quản lý
bởi giám đốc bán hàng, quản lý mại vụ và các giám sát bán hàng. Điều này để tránh
sảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa các trung gian phân phối do hoạt động cạnh tranh về
giá cả sản phẩm và tranh chấp khu vực quản lý.
Về quản lý của kênh phân phối sỉ, lẻ được trình bày trên bảng 2.3.
Kênh phân phối siêu thị được quản lý bởi một giám đốc bán hàng, một quản lý mại
vụ và một giám sát bán hàng trong giai đoạn 2008 - 2/2010 đến giai đoạn 2/2010 trở đi
số quản lý mại vụ là 2 và 4 giám sát bán hàng.
Kênh phân phối cho các điểm trường học được quản lý bởi một giám đốc bán hàng,
một quản lý mại vụ và 2 giám sát bán hàng.
2.4.6. Các chính sách hỗ trợ hoạt động phân phối.
Ngoài phần chiết khấu thương mại dành cho nhà phân phối, đại lý, siêu thị và
thưởng cho các nhân viên bán hàng thì công ty còn có các chính sách hỗ trợ, kích thích
hoạt động phân phối khác:
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 45
a. Quảng cáo: công ty đầu tư quảng cáo hấp dẫn trên các kênh truyền hình
quảng bá của đài truyền hình Việt Nam chiếu vào các khung giờ từ 18 giờ đến 22 giờ
hàng ngày, các kênh truyền hình trên hệ thống truyền hình cáp của SCTV, HTV. Đầu
tư vào các bộ phim Việt của HTV sản xuất có sử dụng sản phẩm của công ty URC -
Việt Nam trong đó có sản phẩm trà xanh C2. Và kênh quảng cáo trên internet cũng
được chú trọng phát triển như trang web:
b. Hỗ trợ trưng bày sản phẩm: Tại các đại lý, các điểm bán lẻ và các điểm
bán lẻ ở khu vực trường học công ty hỗ trợ các kệ, tủ trưng bày. Tại siêu thị công ty
thuê những gian hàng có vị trí đẹp, vừa tầm mắt, dễ quan sát.
c. Hỗ trợ dùng thử sản phẩm: khi sản phẩm mới ra mắt để tiếp xúc với
người tiêu dùng công ty đã tổ chức dùng thử sản phẩm ở các địa điểm công cộng như
ở công viên, siêu thị, trường học...
d. Hỗ trợ vốn: đối với doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh nhỏ không có tiềm
lực tài chính được công ty hay nhà phân phối cho nhập hàng đầu tháng nhưng thu tiền
vào cuối tháng hoặc cho vay vốn qua quỹ tín dụng của công ty.
e. Hỗ trợ vận chuyển: công ty cho các nhà phân phối, đại lý mua trả góp xe
tải để phục vụ vận chuyển hàng hóa.
2.4.7. Vận chuyển lưu thông hàng hóa trong kênh.
Công ty đang hợp tác với công ty TNHH VINACO là trung gian vận chuyển hàng
hoá từ nhà máy sản xuất tại tỉnh Bình Dương đi đến các nhà phân phối của công ty
URC - Việt Nam trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và khu vực
miền Tây Nam Bộ.
Tại các nhà phân phối hàng hóa được vận chuyển đến các đại lý, điểm bán lẻ, siêu
thị, địa điểm bán lẻ ở khu vực trường học bằng xe và lực lượng của nhà phân phối.
Khách hàng mua sản phẩm trực tiếp tại địa điểm bán lẻ.
Hàng hóa sai quy cách, không đảm bảo chất lượng được trả về nhà sản xuất và nhà
sản xuất bồi thường mọi chi phí thiệt hại.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 46
2.4.8. Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt trong từng giai đoạn theo tiêu chuẩn quốc tế
về vệ sinh, an toàn thực phẩm và quy cách sản phẩm từ nguồn nguyên liệu, sản xuất
đến các địa điểm tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn nguyên liệu được lấy từ các hương liệu thiên nhiên có lợi cho sức khỏe, lá
trà xanh được lấy từ tỉnh Thái Nguyên và khu vực phía Bắc đảm bảo độ tinh khiết và
thơm ngon.
Ở nhà sản xuất có phòng nghiên cứu và kiểm định chất lượng nguồn nguyên liệu và
trong từng giai đoạn sản xuất.
Ở các địa điểm tiêu thụ có các nhân viên kiểm định thường xuyên kiểm tra, đánh
giá chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm được nhà sản xuất quy định về quy trình bảo quản trong kho cũng như
trưng bày sản phẩm để tránh bị hư hại. Đó là điều kiện bắt buộc các cơ sở trong hệ
thống kênh phân phối phải thực hiện.
2.4.9. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm trà xanh C2.
a. Các yếu tố môi trường:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tác động sâu sắc đến tiêu dùng của người tiêu
dùng, tài chính của doanh nghiệp và các trung gian phân phối làm hoạt động tiêu dùng
sản phẩm bị giảm. Trong khi đó nhà sản xuất và các trung gian phân phối cắt giảm chi
tiêu làm cho nhân viên có thu nhập không tăng xó xu hướng chán nản với công việc.
Tình trạng lạm phát tăng đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm khách hàng giảm khả
năng lựa chọn sản phẩm.
Các đối thủ kinh doanh trong ngành và các sản phẩm thay thế ngày càng đa dạng
làm cho thị phần của sản phẩm trong ngành trà xanh đóng chai giảm đáng kể.
Hiện nay còn xuất hiện nhiều mặt hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện trên thị
trường làm giảm uy tín của nhà sản xuất.
Đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất nóng lên làm nhu cầu sử
dụng nước giải khát tăng đặc biệt là trà xanh.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 47
Về kinh tế Việt Nam ngày nay đang phát triển, dân cư tăng, thu nhập đầu người
tăng làm nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng và có thể mở rộng thêm được thị trường nhờ
phát triển thêm trung gian có tiềm lực tài chính.
b. Các chiến lược khác trong marketing - mix:
Chiến lược sản phẩm: trà xanh C2 có sự đa dạng về hương vị sản phẩm nhưng nhu
cầu sử dụng các sản phẩm có hương vị khác nhau là không giống nhau nên phải phân
chia từng sản phẩm có hương vị riêng đến các địa điểm gặp rắc rối và xảy ra tình trạng
nơi thừa, nơi thiếu. Bao bì sản phẩm chưa thực sự bắt mắt người tiêu dùng nên xu
hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của đối thủ khác cao. Nhưng trà xanh C2 lại
có mẫu chai nhỏ gọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của đa số người tiêu dùng.
Chiến lược giá: giá sản phẩm thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các đối
thủ cạnh tranh khác nên được khách hàng có thu nhập trung bình, thấp ưa chuộng.
Chiến lược chiêu thị: Cường độ quảng cáo sản phẩm trên các kênh truyền hình còn
thấp. Trưng bày sản phẩm trong các điểm bán lẻ, siêu thị chưa thực sự tốt hơn so với
các thương hiệu cùng ngành khác. Tuy nhiên công ty đã tạo được mối quan hệ chặt
chẽ giữa nhà sản xuất với các trung gian phân phối.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này đã giới thiệu sơ lược về thị trường nước giải khát nói chung và ngành
hàng nước giải khát trà xanh đóng chai nói riêng ở thị trường Việt Nam. Tổng quan về
công ty TNHH URC - Việt Nam và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong một vài năm gần đây.
Qua chương này ta cũng thấy được những hoạt động trong chiến lược phân phối, đó
là bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động marketing - mix của công ty.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 48
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
PHÂN PHỐI TRÀ XANH C2
3.1. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2.
3.1.1. Ưu điểm.
Có sự quản lý chặt chẽ của hoạt động phân phối nên không xảy ra tình trạng tranh
giành khách hàng trung gian của các nhà phân phối và các đại lý phân phối.
Trà xanh C2 là sản phẩm tiêu dùng cá nhân nhưng cấu trúc kênh chỉ có 4 đến 5 cấp,
tương đối ngắn nên vấn đề kiểm soát thị trường của nhà sản xuất được ổn định. Giá cả
được bán theo mức giá nhà sản sản xuất quy định, tình trạng mất ổn định về giá có sảy
ra nhưng vẫn ở mức thấp. Trưng bày sản phẩm được thực hiện nghiêm túc, đúng với
các hợp đồng đã ký kết.
Sử dụng công ty vận chuyển trung gian từ nhà sản xuất đến nhà phân phối nên hàng
hóa được lưu thông nhanh chóng và tiết kiệm chi tiêu.
Thúc đẩy sự hợp tác lâu dài của các trung gian nhờ các chính sách hỗ trợ như chiết
khấu thương mại cao cho nhà phân phối, đại lý, siêu thị và hỗ trợ trong công tác vận
chuyển, vốn của các trung gian phân phối.
Nhân viên bán hàng hoạt động có hiệu quả và làm việc với công suất cao do có mức
lương và thưởng rất hấp dẫn.
Sản phẩm được dự trữ lớn nên tránh được tình trạng khan hiếm trong những giai
đoạn tiêu dùng nhanh và nhiều như mùa hè.
3.1.2. Nhược điểm.
a. Thực trạng giá sản phẩm trà xanh C2 tại các điểm bán lẻ.
Tình trạng giá sản phẩm trà xanh C2 được bán cao hơn giá bán lẻ của nhà sản xuất
quy định ở các điểm bán lẻ không trực thuộc nhà phân phối và các điểm bán hàng rong
vì lý do độ bao phủ của sản sản phẩm còn hạn chế và các điểm bán lẻ quá nhỏ không
đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhà phân phối hay đại lý bán hàng.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 49
Giá bán này cao hơn giá bán lẻ tại các điểm bán lẻ khác như siêu thị, cửa hàng, đại
lý chính của nhà sản xuất làm cho khách hàng cảm thấy sản phẩm không đáng tin cậy
về thương hiệu và chất lượng khi mức chênh lệch sản phẩm tương đối cao khoảng trên
50% so với giá bán lẻ nhà sản xuất quy định.
Các trường hợp giá bán cao hơn giá quy định cũng một phần do các điểm bán lẻ của
nhà sản xuất tự ý tăng giá bán nhưng các quản lý và giám sát chưa nắm bắt và kiểm
soát được nên tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Giá bán có sự chênh lệch cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của nhà sản xuất,
làm mất lòng tin đối với khách hàng và kết quả kinh doanh không những của nhà sản
xuất mà cả các thành viên trong kênh phân phối sản phẩm cũng bị ảnh hưởng.
Vậy đòi hỏi phải có giải pháp ổn định giá cả sản phẩm trên thị trường nhưng không
ảnh hưởng bất lợi đến nhà sản xuất, các đối tác kinh doanh và đặc biệt là khách hàng.
b. Vấn đề còn tồn tại trong hoạt động phân phối trà xanh C2.
Hiện nay trong hệ thống phân phối trà xanh C2 của công ty URC - Việt Nam ở khu
vực thành phố Hồ Chí Minh có 16 nhà phân phối cho kênh phân phối sỉ, lẻ, 3 nhà phân
phối cho kênh siêu thị và 2 nhà phân phối cho các điểm trường học. Theo nghiên cứu
tôi thấy hoạt động phân phối sản phẩm trà xanh C2 còn tồn tại một số vấn đề:
Vấn đề thứ nhất: Ở các quận 1, 3, 5, 7, 8, 9, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Thủ
Đức có cả 3 kênh phân phối và các quận nội thành còn lại (trừ quận 12) có 2 kênh
phân phối sỉ, lẻ và kênh siêu thị. Nhưng vấn đề vận chuyển hàng cho các kênh siêu thị
lại được công ty chuyên vận chuyển VINACO vận chuyển trực tiếp đến từng siêu thị
lớn với lượng hàng còn ít trung bình dưới 10 tấn hàng trên một lần vận chuyển vì thế
đã đẩy chi phí vận chuyển lên. Tình trạng phân vùng quản lý của các nhà phân phối
còn chồng chéo với nhau làm tăng chi phí và mức độ bao phủ thị trường hẹp. Trong
một vùng thuộc quyền phân phối của nhà phân phối sỉ, lẻ này có cả các điểm bán lẻ ở
khu vực trường học và siêu thị thuộc quyền quản phân phối của 2 nhà phân phối khác.
Vấn đề thứ 2: Kênh phân phối sỉ, lẻ về độ rộng của từng nhà phân phối là vừa
phải vì thế vấn đề kiểm tra, kiểm soát và quản lý dễ dàng hơn. Nhưng trong kênh phân
phối siêu thị và các điểm trường học mỗi nhà phân phối lại quản lý một vùng tương
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 50
đối rộng có nhà phân phối quản lý đến 8 quận, huyện vì vậy vấn đề kiểm tra, kiểm soát
và quản lý cũng trở nên khó khăn hơn.
Bảng 3.1. BẢNG PHÂN CHIA KHU VỰC CÁC NHÀ PHÂN PHỐI QUẢN LÝ.
Nhà phân phối Khu vực quản lý
1 Quận 1, 4
2 Quận 2
3 Quận 3, Phú Nhuận
4 Quận 5, 10
5 Quận 6
6 Quận 7, 8
7 Quận 9, Thủ Đức
8 Quận 11
9 Quận 12
10 Quận Bình Tân, Tân Phú
11 Quận Tân Bình
12 Quận Gò Vấp, Bình Thạnh
13 Huyện Bình Chánh
14 Huyện Cần Giờ, Nhà Bè
15 Huyện Củ Chi
Nhà phân phối sỉ, lẻ
16 Huyện Hooc Môn
1 Quận 11, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Bình Thạnh
2 Quận 1, 2, 3, 4, 9, Thủ Đức, Phú Nhuận
Nhà phân phối siêu
thị
3 Quận 5, 6, 7, 8, 10
1 Quận 1, 3, 5, 7, 8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình Nhà phân phối cho
các điểm trường học 2 Quận 9, Thủ Đức
(Nguồn: phòng marketing)
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 51
Vấn đề thứ 3: Kênh phân phối cho các điểm trường học hoạt động không hiệu
quả, doanh thu hàng tháng thấp và chi phí hoạt động tốn kém.
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.
3.2.1. Định hướng chiến lược phát triển.
a. Nhiệm vụ, chiến lược ngắn hạn.
Nỗ lực hoàn thiện và phát triển sự chuyên môn hóa hoạt động phân phối sản phẩm
trà xanh C2 và các sản phẩm khác của công ty URC - Việt Nam.
Tạo mối liên kết chặt chẽ, hợp tác phát triển lâu dài giữa nhà sản xuất với khách
hàng trung gian.
b. Nhiệm vụ, chiến lược dài hạn.
Mở rộng hệ thống phân phối và mức độ bao phủ thị trường.
Tăng cường đầu tư tài chính phát triển công ty.
Xây dựng hệ thống phân phối tiêu chuẩn chất lượng có sức cạnh tranh với các tập
đoàn và công ty lớn khác.
Khẳng định chất lượng sản phẩm, sự uy tín, trách nhiệm và thương hiệu của công ty
trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
3.2.2. Giải pháp tổ chức hệ thống kênh phân phối.
a. Đề xuất giải pháp thực hiện.
Mỗi nhà phân phối đều thực hiện việc phân phối đồng thời cho hệ thống sỉ, lẻ, siêu
thị và các điểm trường học. Như vậy sẽ có 21 nhà phân phối có chức năng phân phối
giống nhau, nhưng vì lý do tiềm lực tài chính của nhà phân phối mà công ty phân chia
khu vực quản lý khác nhau.
Các vấn đề cần thực hiện:
Tạm ngưng hợp đồng với các nhà phân phối cho hệ thống siêu thị và các điểm
trường học, đồng thời phân chia khu vực quản lý lại nhưng cơ bản vẫn dựa trên khu
vực cũ và chuyển giao các hợp đồng đã ký kết với các bên liên quan như với đại lý,
siêu thị cho khu vực có sự thay đổi quyền quản lý của nhà phân phối.
Về quản lý số giám đốc cũ là 5, một giám đốc quản lý bán hàng kênh sỉ, 2
giám đốc quản lý bán hàng kênh lẻ, một giám đốc quản lý bán hàng kênh siêu thị và
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 52
một giám đốc bán hàng kênh trường học. Vì lượng hàng tiêu thụ ở các điểm trường
học là không cao và về bản chất địa điểm tiêu thụ ở trường học là một điểm bán lẻ
chính vì thế việc quản lý bán hàng cho các điểm trường học giao cho giám đốc quản lý
bán hàng kênh lẻ. Như vậy ta sẽ cắt giảm được một vị trí giám đốc bán hàng. Về vị trí
quản lý mại vụ và giám sát bán hàng ở kênh phân phối cho các điểm trường học cũng
được cắt giảm.
Cắt giảm các chuyến vận tải nhỏ từ nhà sản xuất đến các siêu thị mà chuyển
hàng với số lượng lớn đến kho của nhà phân phối để cắt giảm chi phí thuê công ty vận
chuyển.
Bồi dưỡng thêm kiến thức cho đội ngũ quản lý và nhân viên phân phối trực
thuộc nhà phân phối và trực thuộc nhà sản xuất về phân phối qua các kênh phân phối
mới.
Như vậy cấu trúc kênh phân phối mới cho sản phẩm như sau:
Hình 3.1. Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm trà xanh C2 mới.
b. Ảnh hưởng của giải pháp.
Thuận lợi:
Tiết kiệm chi phí: vận chuyển, nhân công.
Nhà
sản
xuất
Nhà
phân
phối
Đại lý
Siêu thị
Các điểm bán lẻ trường học
Điểm
bán lẻ
Khách
hàng
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 53
Rút ngắn thời gian vận chuyển hàng đến các hệ thống siêu thị. Nhờ có lượng hàng
dự trữ lớn và ổn định của các nhà phân phối nên luôn luôn đáp ứng được lượng hàng
yêu cầu.
Vấn đề xung đột giữa các nhà phân phối khó có thể xảy ra vì khu vực quản lý đã
được phân chia rõ ràng.
Khó khăn:
Nhà phân phối cho hệ thống siêu thị cảm thấy bị đối xử không công bằng khi nhà
sản xuất bóp hẹp thị trường kinh doanh của họ lại.
Các nhà phân phối cần phải đào tạo thêm về kỹ năng kinh doanh với các hệ thống
kênh phân phối khác nhau.
3.2.3. Giải pháp bình ổn giá cả sản phẩm tại các điểm bán lẻ.
a. Đề xuất giải pháp thực hiện.
Đối với các địa điểm bán lẻ không thuộc nhà phân phối:
Nhà phân phối mở rộng hợp tác với các điểm kinh doanh nhỏ lẻ này hoặc ủy
quyền cho đại lý thực hiện. Yêu cầu đối với các điểm kinh doanh mới phải bán theo
mức giá bán lẻ quy định của nhà sản xuất.
Khuyến khích, kích thích nhân viên phân phối đi tìm các đối tác kinh doanh
mới cho nhà phân phối như trích thưởng cho nhân viên nếu tìm thêm được một cửa
hàng bán lẻ, quán ăn hay nhà hàng một khoản tiền tùy theo quy mô của đối tác.
Đối với các thành viên trong kênh:
Các điểm bán lẻ cần lắp đặt các điểm trưng bày và bán sản phẩm ở nơi dễ thấy
và tiện cho khách hàng. Các dụng cụ trưng bày được nhà sản xuất hỗ trợ một phần như
cung cấp kệ trưng bày, băng rôn quảng cáo, tủ lạnh...
Các nhà phân phối và đại lý phải duy trì độ dài kênh bằng cách tăng cường
hợp tác với khách hàng là điểm bán lẻ có kích thước nhỏ mua hàng tại đại lý hoặc nhà
phân phối để tránh tình trạng họ mua lại hàng tại các điểm bán lẻ khác.
Đối với đội ngũ quản lý: tăng cường lực lượng quản lý thị trường, kiểm soát giá
bán, trưng bày sản phẩm thường xuyên.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 54
b. Ảnh hưởng của giải pháp.
Thuận lợi:
Duy trì sự ổn định về giá cả.
Nâng cao uy tín của nhà sản xuất.
Tăng cường mức độ bao phủ thị trường.
Mở rộng hợp tác với các khách hàng tiềm năng.
Tăng thêm thu nhập cho nhân viên, nhà phân phối và các đại lý.
Quảng bá được hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng.
Khó khăn: Các khách hàng trung gian cũ là các địa điểm bán lẻ bị giảm thu nhập
nên sản phẩm của mình có thể bị thiếu quan tâm.
3.2.4. Giải pháp phát triển các máy bán hàng tự động.
a. Đề xuất giải pháp thực hiện.
Hiện nay sản phẩm trà xanh C2 chưa phát triển hình thức bán hàng qua máy bán
hàng tự động. Trong thời kỳ hiện đại xã hội ngày càng phát triển hơn nữa thành phố
Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa phát triển bậc nhất của Việt Nam nên việc
bán hàng qua máy bán hàng tự động ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ mang lại rất tiện
dụng cho người tiêu dùng vì đây là một sản phẩm tiêu dùng cá nhân, người tiêu dùng
thường sử dụng sản phẩm ngay và muốn mua sản phẩm ở những nơi công cộng nhưng
thời gian chờ đợi là không lâu.
Cung cấp sản phẩm trà xanh C2 với dung tích 350ml và 500ml trên các máy bán
hàng tự động được lắp đặt ở các công viên trong khu vực nội thành thành phố. Các
máy bán hàng sẽ do nhà phân phối khu vực đó quản lý. Giá bán sản phẩm qua máy
bán hàng tự động sẽ cao hơn giá bán lẻ nhà sản xuất quy định 10% để tránh mâu thuẫn
giữa các địa điểm bán lẻ trong kênh với bán hàng tự động.
Các máy bán hàng sẽ được trang trí để quảng cáo cho sản phẩm trà xanh C2.
b. Ảnh hưởng của giải pháp.
Thuận lợi:
Sản phẩm đi vào nhận thức của người tiêu dùng.
Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng không mất thời gian chờ đợi.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 55
Tăng doanh thu cho các nhà phân phối khi lượng khách sử dụng dịch vụ bán
hàng tự động đông.
Khó khăn:
Các điểm bán lẻ phục vụ xung quanh công viên khó bán hàng.
Phải bảo dưỡng máy bán hàng thường xuyên.
3.2.5. Giải pháp bán hàng qua mạng internet.
Ngày nay ở Việt Nam internet đang phát triển với tốc độ chóng mặt chính vì thế
việc sử dụng internet trong quảng cáo sản phẩm và bán sản phẩm ngày càng thông
dụng đối với người tiêu dùng. Trong đó ta có thể sự dụng internet để tìm kiếm khách
hàng trung gian có tiềm năng phát triển và hạn chế được độ dài kênh phân phối.
a. Đề xuất giải pháp thực hiện.
Nhà sản xuất lập một website tiếng Việt cho sản phẩm trà xanh C2. Trong đó có:
Thông tin về sản phẩm: khách hàng có thể tra cứu thông tin liên quan đến sản phẩm
về nồng độ dinh dưỡng hay các chất có trong sản phẩm...
Giá bán lẻ sản phẩm: là giá đề xuất của nhà sản xuất và khách hàng có thể đặt hàng
trực tuyến trên mạng internet có thể thanh toán qua các thẻ thanh toán quốc tế hay thẻ
thanh toán nội địa (ATM) hoặc qua giao dịch ngân hàng với số lượng hàng nhiều. Sau
đó thông tin sẽ được chuyển đến nhà phân phối gần nhất để giao hàng trong thời gian
ngắn nhất.
Danh sách các đại lý, nhà phân phối phân theo khu vực: là danh sách các đại lý
trong hệ thống kênh phân phối sản phẩm trà xanh C2. Khách hàng tra cứu thông tin về
đại lý và lựa chọn đại lý nào trong khu vực của mình để mua hàng để tránh tình trạng
đa cấp làm chênh lệch giá sản phẩm.
b. Ảnh hưởng của giải pháp.
Thuận lợi:
Quảng cáo sản phẩm trên kênh internet nên nhận thức của khách hàng đặc biệt
là giới trẻ và giới kinh doanh nhân về sản phẩm trà xanh C2 được sâu sắc hơn.
Phát triển hình thức bán hàng qua mạng.
Giao dịch nhanh chóng và có quản lý từ phía nhà sản xuất.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 56
Giữ được độ dài kênh phân phối sản phẩm nên vấn đề kiểm soát hoạt động của
kênh dễ dàng hơn.
Khó khăn:
Khó khăn về giao dịch và tình trạng mua hàng ảo.
Các đối thủ cạch tranh biết được các khách hàng trung gian của công ty mình.
3.3. KIẾN NGHỊ.
3.3.1. Với phòng marketing.
Với các giải pháp của tôi về hoạt động phân phối cho công ty, tôi mong phòng
marketing đánh giá, xem xét và có thể chỉnh sửa các giải pháp sao cho phù hợp với các
chiến lược khác và mục tiêu chung của công ty. Sau đó có thể áp dụng các giải pháp
này vào hoạt động phân phối sản phẩm trà xanh C2 của công ty trong thời gian ngắn
nhất để đạt được hiệu quả.
3.3.2. Với các trung gian phân phối.
Để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phân phối cho sản phẩm trà
xanh C2 này rất mong sự hợp tác của các hệ thống nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ,
siêu thị, các nhân viên... để các giải pháp phát huy tối đa tác dụng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ việc phân tích các nhược điểm và ưu điểm của công ty trong các hoạt động phân
phối để đưa ra các giải pháp về thay đổi kênh phân phối, ổn định giá bán lẻ và giải
pháp phát triển kênh phân phối mới nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động phân phối của
công ty. Qua đó cũng đưa ra kiến nghị với đơn vị có liên qua để đánh giá và thực hiện
các giải pháp này.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 57
PHẦN KẾT LUẬN
Thứ nhất, đề tài đã cho tôi học tập thêm thật nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm
trong việc thực hiện một đề tài khoa học. Nó sẽ rất bổ ích cho việc học tập và công
việc sau này.
Thứ hai, từ việc nghiên cứu hoạt động phân phối sản phẩm trà xanh C2 của công ty
TNHH URC - Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh tôi đã nắm kỹ hơn lý thuyết về
marketing và hoạt động phân phối trong marketing. Qua đó cũng cho tôi thấy tầm
quan trọng của phân phối trong marketing và sự ảnh hưởng của nó đến sự thành công
của doanh nghiệp.
Trong hoạt động phân phối của công ty có rất nhiều vấn đề, nội dung rất tốt và đã
vận dụng vào thực tiễn thật hoàn hảo. Tuy nhiên không có hoạt động nào là hoàn hảo
toàn diện, từ việc đánh giá về hoạt động phân phối của công ty tôi có đưa ra các giải
pháp, chiến lược nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động phân phối sản phẩm trà xanh C2
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Những giải pháp mà tôi đưa ra cần sự đóng góp của công ty và phải có sự phối hợp
hoạt động từ phía công ty và các trung gian phân phối. Vì vậy tôi mong đề tài nghiên
cứu này nhanh chóng được thông qua để thực hiện ngay trong thời gian sắp tới để
công ty mau chóng có được hoạt động phân phối cho sản phẩm trà xanh C2 hoàn thiện
hơn.
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ XANH C2 GVHD: NGUYỄN THÁI HÀ
CỦA CÔNG TY URC – VIỆT NAM
SVNC: NGUYỄN VĂN THUẤN – 09DQH 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John Westwood (2008). Hoạch định chiến lược marketing hiệu quả, NXB Tổng
Hợp TP.HCM.
2. Peter Doyle (2008). Marketing dựa trên giá trị, NXB Tổng Hợp TP.HCM.
3. Philip Kotler (2011). Marketing 3.0, NXB Tổng Hợp TP.HCM.
4. P.GS TS Nguyễn Xuân Quế , TS Ngô Thị Thu, P.TS Trần Thị Ngọc Trang (chủ
biên), THS Đỗ Thị Đức, THS Trần Văn Thi, THS Lâm Ngọc Điệp, THS Nguyễn Duy
Tân (2007). Marketing căn bản, NXBLao động - Xã hội TP.HCM.
5. PGS.TS Trương Đình Chiến (2011). Quản trị kênh phân phối, NXB đại học
Kinh Tế Quốc Dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động phân phối sản phẩm trà xanh của công ty urc - việt nam.pdf