Đề tài Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hải quan Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ : “ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu” [8, tr43]. Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế đang là một xu thế tất yếu có ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới, xu thế này đã tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ các dòng lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn - công nghệ, nguồn nhân lực lao động, giữa các quốc gia cùng với sự tăng lên không ngừng của lượng hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh. Yêu cầu của việc thực hiện lộ trình dỡ bỏ các rào cản thương mại đang là áp lực rất lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh nêu trên, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan, nó mang lại nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức, khó khăn cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Với những nỗ lực cải cách, mở cửa, tập trung ưu tiên cho hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước mà rõ nét nhất là nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm và đặc biệt là Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, cũng chính quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo sự gia tăng của các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại. Điều này đang đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng cần nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tăng cường công tác khám phá, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó ngành Hải quan đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong các năm qua, ngành Hải quan đã không ngừng cải cách, phát triển, hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động thực thi nhiệm vụ nói chung và năng lực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng, đã tích cực phối hợp với các lực lượng, ngành chức năng như: Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, đã thu được nhiều kết quả khả quan trong công tác khó khăn và gian khổ này. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn là vấn đề bức xúc, nóng bỏng và ngày càng có xu hướng tinh vi, xảo quyệt hơn. Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan luôn là một lĩnh vực được chú ý và quan tâm, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đặc thù này, nhưng hầu hết đều là những đề tài nghiên cứu sâu trong chuyên ngành luật như đề tài luận văn thạc sỹ của Quách Đăng Hòa về “Điều tra của lực lượng Hải quan đối với các vụ án buôn lậu qua tuyến đường biển Việt Nam " hay đề tài luận văn thạc sỹ của Đặng Công Thành về “Thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam” Tuy nhiên hiện chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu toàn diện về công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan. Vì vậy học viên chọn đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Từ nghiên cứu hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan. - Phạm vi nghiên cứu là những chính sách, giải pháp của ngành Hải quan và những kết quả, hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic đồng thời còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp khảo sát thực tiễn; phương pháp chuyên gia .để làm rõ nội dung nghiên cứu. 5. Những đóng góp của luận văn - Làm rõ thực trạng hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan trong thời gian qua. - Đưa ra các dự báo về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong những năm tới đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan.

doc153 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7560 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2.7. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại Nghiên cứu thực tế cho thấy các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi, liều lĩnh với quy mô ngày càng lớn với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các phương tiện kỹ thuật hiện đại như thông tin liên lạc, giao thông vận tải luôn được cải tiến và ngày càng hiện đại, chẳng hạn đối với tuyến biển, các đối tượng buôn lậu luôn có nhu cầu sử dụng các phương tiện liên lạc hiện đại, các loại tầu, ca nô có tốc độ lớn để vô hiệu hóa các lực lượng chống buôn lậu có nhiệm vụ kiểm soát trên biển (trong đó có lực lượng hải quan). Bên cạnh đó các thủ đoạn gian lận thương mại, trốn thuế ngày càng đa dạng hơn như: Trà trộn, cất giấu các loại hàng hóa không khai báo tại những vị trí khó kiểm tra trong container, trên phương tiện (trong những bộ phận được gia cố bổ sung tinh vi),.... Vì vậy cần nghiên cứu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát công khai trong quá trình làm thủ tục hải quan và trang bị cho lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, gian lận thương mại, cụ thể: - Hình thành các địa điểm kiểm tra hải quan tập trung, đầu tư trang thiết bị các phương tiện kiểm tra, kiểm soát hiện đại, giảm thiểu đến mức thấp nhất việc kiểm tra thủ công đối với hàng hóa, hành lý xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tại xuất nhập cảnh như: Máy soi container, camera, cân điện tử,......nhằm tạo thông thoáng trong quá trình làm thủ tục Hải quan nhưng vẫn làm tốt công tác kiểm soát và chống buôn lậu, gian lận thương mại. - Rà soát, nâng cấp để sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hiện có, trang bị bổ sung các trang thiết bị hiện đại công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại phù hợp với đặc thù của từng tuyến địa bàn: + Rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng thực tế số tàu thuyền ca nô hiện có của ngành Hải quan (cả mặt nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng); đánh giá nhu cầu thực tế để xây dựng phương án cụ thể về quy hoạch sử dụng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ thông qua việc đầu tư sửa cải tạo, nâng cấp số hiện có; đề xuất đóng mới trên cơ sở đó bố trí điều động sử dụng theo hướng tập trung xây dựng những biên đội tầu mạnh trong công tác kiểm soát chống buôn lậu trên biển. + Trang bị các phương tiện có tính cơ động cao phù hợp với tuyến địa bàn đường bộ do đặc thù địa hình phức tạp, đi lại khó khăn như: ô tô đặc chủng, xe máy phân khối lớn, các phương tiện liên lạc, kỹ thuật chuyên dùng,... + Trang bị hệ thống camera, máy soi (hành lý, cơ thể), máy ngửi, chó nghiệp vụ,.... và một số thiết bị khác phù hợp với địa bàn tuyến hàng không, bưu điện + Bổ sung đầy đủ vũ khí và công cụ để hỗ trợ cho công tác đấu tranh chống buôn lậu như: áo giáp - mũ chống đạn, dùi cui điện, roi điện.... Về kinh phí phục vụ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại: Về cơ bản hiện nay, quy định hiện hành về kinh phí đảm bảo này tương đối phù hợp, đầy đủ về nội dung chi và mức chi. Tuy nhiên, trên thực tế việc thanh quyết toán còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục chi, tức là phải đảm bảo yêu cầu về hồ sơ, chứng từ hợp lệ, đặc biệt là đối với một số khoản chi đặc thù như: Chi xây dựng, sinh hoạt cơ sở bí mật, cộng tác viên của cơ quan hải quan; chi phí sinh hoạt của đối tương bị tạm giữ; chi thuê phương tiện theo dõi, truy bắt đối tượng (trong một số tình huống do quá gấp nên khó có thể hoàn thiện được chứng từ theo quy định);.... Do vậy cần nghiên cứu và quy định cụ thể đối với từng trường hợp để tháo gỡ khó khăn, thuận tiện trong việc thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. 3.2.8. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp Để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan có hiệu quả thì cần có sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc tăng cường và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định, quy trình thủ tục với những hình thức, biện pháp và nội dung phù hợp để quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp: - Thấy được phương thức, thủ đoạn và tác hại nhiều mặt của buôn lậu và gian lận thương mại đối với lợi ích chung của xã hội, trong đó có lợi ích của cá nhân, của doanh nghiệp đồng thời thấy rằng xã hội ổn định, kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh lành mạnh thì đời sống của chính mình hiệu quả kinh doanh mới được nâng cao và ngày càng phát triển. - Nắm và hiểu rõ các quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nắm vững mục tiêu nhiệm vụ, biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại từ đó có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước: + Không tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại như: vận chuyển, tàng trữ, mua hàng lậu; biết mà không báo cho cơ quan Hải quan,... cho mượn tư cách pháp nhân để gian lận không vi lợi ích trước mắt mà trực tiếp thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại. + Doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động để tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng hàng hoá góp phần cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập lậu hoặc giá rẻ do gian lận, trốn thuế. - Thấy được hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật hải quan đồng thời cũng thấy được việc Nhà nước ưu tiên, ưu đãi đối với các Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật trong quá trình hoạt động, qua đó giúp nâng cao ý thức tự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, góp phần hạn chế được tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại. - Tích cực cộng tác, hợp tác với cơ quan Hải quan trong việc góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. Từ thực tiễn quản lý cũng như kinh nghiệm trong quá trình hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, không phải các cơ quan quản lý nhà nước mà chính là các doanh nghiệp mới có đầy đủ thông tin nhất về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khác có cùng lĩnh vực kinh doanh, ngành hàng kinh doanh nói chung và mức độ chấp hành pháp luật Hải quan, pháp luật thuế nói riêng. Vì vậy việc cộng tác với cơ quan Hải quan là bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính doanh nghiệp mình, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. KẾT LUẬN Buôn lậu, gian lận thương mại là một hiện tượng kinh tế - xã hội, tồn tại ở tất cả các nền kinh tế với trình độ phát triển khác nhau trên thế giới, trong đó có nước ta. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng gia tăng về quy mô với nhiều phương thức, thủ đoạn phức tạp, tinh vi và có xu hướng lợi dụng những sơ hở, bất cập của hệ thống pháp luật, chính sách thương mại và những tồn tại, yếu kém chưa theo kịp với tiến trình cải cách của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và của ngành Hải quan nói riêng. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa về kinh tế cũng làm quy mô của các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại cũng mở rộng, có tính tổ chức cao hơn với phạm vi quốc tế như rửa tiền, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả,,... Ngoài ra sự xuất hiện các hình thức bảo hộ mới như hàng rào kỹ thuật, vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,... cũng đã làm xuất hiện các hình thức gian lận mới, tinh vi hơn. Vì vậy công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng trở nên cấp bách hơn đối với mỗi quốc gia. Ngoài chủ trương, cách thức, biện pháp để thực hiện có hiệu quả trong phạm vi mỗi quốc gia thì xu hướng hợp tác quốc tế để phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng trở nên phổ biến và đa dạng hơn với các hình thức song phương và đa phương. Nghiên cứu đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp”, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu trong nghiên cứu và có những đóng góp sau: 1. Hệ thống hóa và làm rõ những cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đồng thời để làm rõ những vấn đề lý luận, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở một số nước để rút ra một một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn với nước ta hiện nay. 2. Luận văn đã làm rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước và biện pháp của ngành Hải quan về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Từ đó luận văn đã đi sâu phân tích tình hình phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong thời gian qua. Đó là cơ sở đề xuất những giải pháp trong chương 3. 3. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan từ năm 2002 đến nay, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, đó là: - Thực hiện tốt các giải pháp về kinh tế - xã hội, coi đây là một trong những nhân tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại - Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan. - Triển khai thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan có hiệu quả để phục vụ công tác quản lý hải quan nói chung và hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng. - Về đào tạo và sử dụng cán bộ trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. - Nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Để tăng thêm tính khả thi của các giải pháp nêu trên, luận văn có một số kiến nghị sau: - Cần tạo lập cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa ngành Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hải quan, cần được thể chế hóa gắn với chế tài phù hợp trong việc xử lý các tình huống cụ thể. - Đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hoạt động Hải quan phù hợp với thông lệ quốc tế để ngành Hải quan ngày càng làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. PHỤ LỤC 1 GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ TRONG LUẬN VĂN 1. Luật hải quan đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005: - Hàng hóa : bao gồm hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu, quá cảnh; hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí quí, đá quí, cổ vật, văn háo phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động Hải quan. - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm tất cả các động sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc trong địa bàn hoạt động Hải quan. - Kiểm tra hải quan: là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện. - Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý của hải quan. - Kiểm soát hải quan là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. 2. Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Thông tư 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ban hành kèm Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 quy định các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan như sau: - Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan là hoạt động trọng tâm của các đơn vị chuyên trách thuộc lực lượng kiểm soát hải quan thông qua việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm chủ động thực hiện phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan và kiểm tra sau thông quan; phục vụ việc xây dựng chính sách và quản lý hải quan hiện đại. - Điều tra nghiên cứu nắm tình hình là biện pháp nghiệp vụ cơ bản của lực lượng kiểm soát hải quan được thực hiện trên cơ sở thu thập, xử lý thông tin nhằm chủ động đề ra phương án, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh thích hợp. - Cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát hải quan là người cộng tác bí mật, ngoài biên chế của ngành Hải quan, được lực lượng kiểm soát hải quan tuyển chọn, quản lý và sử dụng theo quy định, nhằm phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. - Sưu tra là biện pháp nghiệp vụ cơ bản của lực lượng kiểm soát hải quan được tiến hành trên cơ sở kết quả thu thập, xử lý thông tin và điều tra nghiên cứu nắm tình hình; là việc lực lượng kiểm soát hải quan tiến hành điều tra nghiên cứu về những đối tượng cụ thể có điều kiện, khả năng liên quan hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác. - Chuyên án do lực lượng kiểm soát hải quan tiến hành là hoạt động điều tra trinh sát, được chỉ đạo tập trung, thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, phương tiện kỹ thuật, chiến thuật nghiệp vụ, để đấu tranh với đối tượng buôn lậu hoạt động có tổ chức, tính chất phức tạp, nghiêm trọng, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. - Trinh sát nội tuyến là biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Cán bộ kiểm soát hải quan được giao nhiệm vụ trực tiếp, đóng vai ngụy trang tiếp cận đối tượng để thu thập hoặc kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của thông tin, tài liệu nhằm phục vụ cho công tác phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. - Trinh sát ngoại tuyến là biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, do lực lượng kiểm soát hải quan tổ chức bí mật giám sát, theo dõi diễn biến hoạt động bên ngoài của đối tượng cần điều tra để phát hiện quan hệ, sơ bộ xác minh, xác định hành vi phạm pháp hoặc giải quyết những yêu cầu nghiệp vụ khác trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. - Trinh sát kỹ thuật là biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, do lực lượng kiểm soát hải quan tổ chức thực hiện bằng cách bí mật sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập thông tin, tài liệu phục vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. - Tuần tra kiểm soát là biện pháp nghiệp vụ, do lực lượng kiểm soát hải quan tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn cụ thể nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. - Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (sau đây gọi tắt là vận động quần chúng) là biện pháp nghiệp vụ, do lực lượng kiểm soát hải quan tham mưu và trực tiếp thực hiện vận động quần chúng rộng rãi và cá biệt nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, các cơ quan đơn vị và quần chúng nhân dân tạo điều kiện, giúp đỡ cơ quan hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THANH PHỐ TT Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố Địa bàn quản lý 1 Cục Hải quan tỉnh An Giang Tỉnh An Giang 2 Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 3 Cục Hải quan tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Dương 4 Cục Hải quan tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Định 5 Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng Tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Cạn 6 Cục Hải quan tỉnh Bình Phước Tỉnh Bình Phước 7 Cục Hải quan tỉnh Cà Mau Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu 8 Cục Hải quan thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh 9 Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng 10 Cục Hải quan tỉnh Đắc Lắc Các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng 11 Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai Các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận 12 Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp 13 Cục Hải quan tỉnh Gia Lai Các tỉnh Gia Lai và Kon Tum 14 Cục Hải quan tỉnh Hà Giang Các tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang 15 Cục Hải quan thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội, Phú Thọ , Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hoà Bình 16 Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh Tỉnh Hà Tĩnh 17 Cục Hải quan thành phố Hải Phòng Thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương 18 Cục Hải quan tỉnh Khánh Hoà Các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận 19 Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang Tỉnh Kiên Giang 20 Cục Hải quan tỉnh Điện Biên Các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La 21 Cục Hải quan tỉnh Lào Cai Các tỉnh Lào Cai và Yên Bái 22 Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn Các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang 23 Cục Hải quan tỉnh Long An Các tỉnh Long An, Bến tre và Tiền Giang 24 Cục Hải quan tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An 25 Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình Tỉnh Quảng Bình 26 Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam 27 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi Tỉnh Quảng Ngãi 28 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh Tỉnh Quảng Ninh 29 Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Tỉnh Quảng Trị 30 Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá Các tỉnh Thanh Hoá, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình 32 Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế Tỉnh Thừa thiên - Huế 32 Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh Tỉnh Tây Ninh 33 Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính, Quyết định 745/QĐ -BTC ngày 28/4/2008 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát năm 2008. 2. Bộ Tài chính, quyết định 456/QĐ-BTC ngày 24/3/2008 về việc ban hành “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2008 - 2010”. 3. Bộ luật hình sự năm 1999. 4. Công ước Nairobi (bản dịch). 5. Chính phủ, Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 về Quy chế hoạt động của lực lượng chuyên trách phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. 6. Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, năm 1999. 7. Luật Quản lý thuế năm 2007. 8. Luật Hải quan đã được sửa đổi bổ sung năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội. 9. Nghị định 97/2007/NĐ-CP, ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan. 10. Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài. 11. Nghị định 154/2005/NĐ-CP, ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan . 12. Nghị định 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của Chính phủ quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. 13. Nghị định 96/2002/NĐ - CP, ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. 14. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004. 15. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002. 16. Quy chế phối hợp số 5314/QCPH/TCHQ-TCCS ngày 22/11/2007 giữa Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. 17. Quy chế phối hợp giữa Hải quan và biên phòng ngày 16/9/2002. 18. Thông tư 62/2007/TT-BTC, ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 97/2007/NĐ-CP, ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan. 19. Thông tư 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ban hành kèm Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ. 20. Tổng cục Hải quan, công văn 2226/TCHQ-VP ngày 15/5/2008 về việc triển khai thực hiện 745/QĐ - BTC của Bộ Tài chính và Chi thị 1007/CT-TCHQ của Tổng cục hải quan. 21. Tổng cục Hải quan, chỉ thị số 1007/CT-TCHQ ngày 18/4/2008 về việc tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống thất thu thuế. 22. Tổng cục Hải quan, Quyết định số 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 về việc ban hành quy định về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan. 23. Tổng cục Hải quan, 60 năm Hải quan Việt nam (1945 - 2005), nhà xuất bản công an nhân dân. 24. Tổng cục Hải quan, Hải quan Việt nam những sự kiện (1945 - 2005), nhà xuất bản công an nhân dân. 25. Tổng cục Hải quan, báo cáo tổng kết công tác kiểm soát Hải quan năm 2002, 2003,2004,2005,2006,2007, sáu tháng đầu năm 2008 và báo cáo kết quả chống buôn lậu của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. 26. Tổng cục Hải quan, Bản tin nghiên cứu Hải quan các số 6,7,8/2007 và 4,5,6,7,9/2008. 27. Tổng cục Hải quan, Cẩm nang của Tổ chức Hải quan thế giới dành cho các điều tra viên về gian lận thương mại (bản dịch năm 1999). MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại từ 2002 - 2008 82 Bảng 2.2 - So sánh kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại giữa 6 tháng đầu năm 2008 và sáu tháng đầu năm 2007 84 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hải quan Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ : “....thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu”. Trong các năm qua, ngành Hải quan đã không ngừng cải cách, phát triển, hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động thực thi nhiệm vụ và năng lực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn là vấn đề bức xúc, nóng bỏng và ngày càng có xu hướng tinh vi, xảo quyệt hơn. Vì vậy học viên chọn đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Từ nghiên cứu hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan. - Phạm vi nghiên cứu là những chính sách, giải pháp của ngành Hải quan và những kết quả, hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic đồng thời còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp khảo sát thực tiễn; phương pháp chuyên gia….để làm rõ nội dung nghiên cứu. 5. Những đóng góp của luận văn - Làm rõ thực trạng hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan trong thời gian qua. - Đưa ra các dự báo về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong những năm tới đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 1.1.1. Kinh tế thị trường và vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại Trong kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, thương mại phát triển có những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó có những mặt tiêu cực. Vì mục tiêu lợi nhuận đã làm phát sinh tư tưởng sùng bái đồng tiền, chạy theo cuộc sống giàu có mà không tôn trọng pháp luật, làm giàu bất chính, đó là tệ nạn “buôn lậu và gian lận thương mại”. * Khái niệm về buôn lậu Từ góc độ của khoa học về ngôn ngữ, cụm từ "buôn lậu" có ý nghĩa là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm. Theo tài liệu của Tổ chức Hải quan thế giới đưa ra khái niệm như sau: “Đó là hành vi đưa hàng hoá vào trong lãnh thổ một quốc gia hay đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ đó mà vi phạm pháp luật hay các quy định hiện hành của quốc gia đó, trốn tránh hay có ý định trốn tránh nộp thuế Hải quan bằng cách không khai báo hoặc trốn tránh không chịu sự kiểm tra của cơ quan chức năng”. * Khái niệm về gian lận thương mại Gian lận thương mại theo Từ điển tiếng Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian thương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc", "kẻ buôn bán gian lận và trái phép". Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận thương mại của chủ hàng trong hoạt động xuất, nhập khẩu để trốn tránh việc kiểm soát và quản lý của cơ quan Hải quan. 1.1.2. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại Gian lận thương mại dù không phải là một tội danh trong Bộ luật hình sự, nhưng các dấu hiệu đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu và buôn lậu cũng bao gồm gian lận thương mại. "Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người biết đến hơn là "gian lận thương mại". Gian lận thương mại là thuật ngữ mới xuất hiện, bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái pháp luật hơn buôn lậu hay nói cách khác nội hàm của nó rộng hơn nội hàm của buôn lậu. Vì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm với nhau "Buôn lậu và gian lận thương mại". 1.1.3. Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại 1.1.4. Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đối với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước - Hậu quả đối với nền kinh tế. - Hậu quả về mặt văn hoá - xã hội. - Hậu quả đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. - Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. 1.1.5. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của ngành Hải quan đối với hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại - Ngày 30/8/1984, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN phê chuẩn việc lập Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, tiếp theo ngày 20/10/1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan, Nghị định 139/HĐBT nêu rõ “Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, là công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước có chức năng: Kiểm tra và quản lý hàng hóa, hành lý, ngoại hối và các loại công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thi hành chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu; ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ Hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xuất nhập khẩu; chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”. - Để phù hợp với cam kết quốc tế và tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại, ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan. Tại khoản 1a, điều 15 quy định: “....kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu...”. Qua nghiên cứu lịch sử phát triển, hình thành của Hải quan Việt Nam cho thấy, cơ quan hải quan chiếm một vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, tầm quan trọng được thể hiện: Thứ nhất, cơ quan hải quan, mặc dù tên gọi, cơ cấu tổ chức bộ máy có thể thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử của đất nước, nhưng là cơ quan quản lý duy nhất trong hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thực hiện nhiệm vụ thu thuế và các khoản thu khác theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thứ hai, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới; chống gian lận thương mại luôn là một trong những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu được Nhà nước giao cho cơ quan hải quan từ những ngày đầu thành lập nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh kinh tế, trật tự trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại của Hải quan các nước trên thế giới Trong phần này, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn triển khai các hoạt động phòng chống buôn lậu gian lận thương mại của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Hải quan một số nước như: Trung Quốc, New Zealand, Hàn Quốc, Australia đồng thời rút ra một số kinh nghiệm sau: Trong xu thế toàn cầu hóa, để nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, hiện tại Hải quan các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới có xu hướng xúc tiến, ký kết các thỏa thuận hợp tác hỗ trợ hành chính, phối hợp chống buôn lậu - gian lận thương mại trong khuôn khổ song phương và đa phương (điều này được thể hiện rất rõ qua các hoạt động hợp tác trong các khối ASEAN, APEC, ASEM). Trong kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh chạy đua theo lợi nhuận nên tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại là điều khó tránh khỏi. Vì vậy để phòng chống các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại cần có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh để ngăn chặn và răn đe những hành vi kinh doanh trái phép làm ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, trật tự xã hội. Trong nền kinh tế mở, cần chú trọng cải tiến các hoạt động nghiệp vụ hải quan gắn với việc tăng cường trang thiết bị kỹ thuật để ngành Hải quan thực hiện tốt hơn chức năng của mình đối với hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 2.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước và các biện pháp của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 2.1.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước Trong những năm qua, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước được cụ thể hóa bằng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004; Luật Hải quan; Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (gọi tắt là lực lượng kiểm soát Hải quan).... Bên cạnh đó, nhà nước điều chỉnh, ban hành một số chính sách như: chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế, chính sách tín dụng đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để kích thích đầu tư sản xuất tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở vùng này nhằm ngăn chặn tình trạng tiếp tay cho buôn lậu. 2.1.2. Các biện pháp của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại - Thực hiện hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm hiện đại hóa ngành Hải quan: Các năm qua, ngành Hải quan đã tích cực triển cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp tổ chức, bộ máy làm việc… nhằm hạn chế những sơ hở trong quy trình thủ tục hải quan và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các bộ phận nghiệp vụ trong ngành. - Công tác tổ chức và nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan: Đây là lực lượng chủ công trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, thời gian qua lực lượng này đã được ngành quan tâm phát triển về tổ chức và nghiệp vụ. - Công tác kiểm tra sau thông quan : Đây là biện pháp nghiệp vụ phổ biến của Hải quan các nước tiên tiến, hiện nay lực lượng kiểm tra sau thông quan cũng đang phát triển cả về chất và lượng. - Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan: Ký kết và thực hiện quy chế phối hợp công tác với Bộ đội biên phòng, Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an, hiện đang triển khai các thủ tục để ký kết Quy chế phối hợp với Quản lý thị trường, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI). - Phổ biến, tuyên truyền pháp luật và cộng tác, phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp: Thông qua các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, đa dạng kênh thông tin về chính sách thủ tục hải quan, ký kết - thực hiện các thỏa thuận phối hợp. - Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại: Thực hiện hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin phục vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong các khuôn khổ song phương và đa phương. 2.2. Khái quát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế và phát triển kinh tế thị trường 2.2.1. Tình hình buôn lậu - Trên tuyến biên giới đường bộ: Hàng nhập lậu chủ yếu là vải may mặc; bánh kẹo; giầy dép; bát sứ; cốc thuỷ tinh; hàng tạp hoá, hàng điện tử; phân bón gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm; lá thuốc lá đã sấy khô chưa tách cọng; đồ chơi trẻ em cấm lưu thông, pháo, mũ bảo hiểm, rau quả, thực phẩm. Hàng xuất lậu : Chủ yếu là động vật hoang dã, quặng, gỗ quý hiếm như gỗ Sưa, Trắc, Cẩm Lai, Giáng Hương,... Theo báo cáo tổng hợp của Cục Hải quan 6 tỉnh biên giới, từ năm 2002 đến nay đã phát hiện, bắt giữ 5555 vụ, trị giá vi phạm 133, 3 tỷ đồng, tang vật tịch thu gồm có 11.173 kg pháo nổ, 65.399 kg gia cầm, 544.203 quả trứng gà,..... - Tuyến biên giới miền Trung (Việt Nam - Lào): Hàng nhập lậu chủ yếu là đồ điện tử, máy điều hoà nhiệt độ, rượu ngoại, mỹ phẩm… (chỉ tính riêng trong năm 2007, tổng số máy điều hoà nhiệt độ được nhập miễn thuế vào Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo là 26.534 bộ, trị giá gần 8 triệu USD). Lợi dụng quy định của nhà nước cho phép một số tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh được phép nhập khẩu xe ôtô miễn thuế để sử dụng trong Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo nên một số doanh nghiệp đã nhập khẩu và đăng ký sử dụng với số lượng lớn, sau đó bán vào thị trường nội địa để trốn thuế với thủ đoạn lập một hợp đồng tài chính là thuê xe. Ngoài ra còn xuất hiện các mặt hàng do Việt Nam sản xuất như bia, sữa, xà phòng, dầu ăn là những mặt hàng đã làm thủ tục nhập vào Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo sau đó quay vòng trở lại thị trường nội địa để gian lận trốn thuế giá trị gia tăng. - Tuyến biên giới Tây Nam (Việt Nam - Campuchia): Hàng nhập lậu chủ yếu là điện thoại di động, mỹ phẩm, quần áo cũ, vải khúc các loại, đường cát và thuốc lá ngoại,….Năm 2006, Hải quan các tỉnh biên giới Tây nam đã bắt giữ được 122.568 gói thuốc lá nhập lậu, 92.989 kg đường kính trắng. Hàng xuất lậu tập trung vào ngoại tệ, vàng và xăng dầu, xe đạp điện… Năm 2006 Cục Hải quan An Giang đã phát hiện 2 vụ thu giữ 98.069 USD và 04 kg vàng. * Tuyến hàng không - bưu điện Hàng hoá nhập lậu chủ yếu: Các loại hàng hoá có giá trị cao, mỹ phẩm, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, máy vi tính xách tay, màn hình thu nhỏ, linh kiện điện tử cao cấp, vải, quần áo may sẵn cao cấp, thuốc lá ngoại, rượu ngoại... Hàng hóa xuất lậu chủ yếu: Ngoại tệ, đá quý, cổ vật,…. * Tuyến biển và cảng biển: - Về tình hình buôn lậu trên biển: Các đầu nậu thường sử dụng các loại tàu thuyền lớn vận chuyển hàng lậu từ nước ngoài về ngoài khơi, sau đó liên hệ với các thuyền nhỏ lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu để sang mạn, vận chuyển vào các bãi ngang, cửa sông. - Tại các cảng biển: Mặt hàng nhập lậu chủ yếu tại các cảng biển là: Gỗ, nguyên phụ liệu may mặc, giày dép, hàng kim khí điện máy, linh kiện điện tử, phụ tùng ôtô, các loại máy móc và hàng điện tử đã qua sử dụng, ôtô đã qua sử dụng, máy in công nghiệp, máy công cụ, kính xây dựng, giấy, thép và các sản phẩm của thép, thép phế liệu, thiết bị vệ sinh, gạch lót, đồ gốm sứ, đồ trang trí nội thất, phế liệu.... 2.2.2. Tình hình gian lận thương mại - Lợi dụng chính sách thuế hiện hành của Nhà nước. - Gian lận thông qua việc khai thấp trị giá hàng hoá. - Gian lận bằng thủ đoạn khai báo sai về số lượng, trọng lượng, tên hàng hoá xuất nhập khẩu. - Gian lận về xuất xứ hàng hoá (C/O). - Gian lận thương mại trong lĩnh vực đầu tư gia công, sản xuất hàng xuất khẩu. - Gian lận thông qua lợi dụng hàng hoá gửi kho ngoại quan. - Gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư. - Gian lận thương mại qua lợi dụng kinh doanh hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập - tái xuất. 2.3. Kết quả và hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Ngành Hải quan 2.3.1. Kết quả - Kịp thời ngăn chặn có hiệu quả nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại Bảng 2.1 - Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại từ 2002 - 2008 Năm Buôn lậu Gian lận thương mại Số vụ Trị giá (tỷ đồng) Số vụ Trị giá (tỷ đồng) 2002 2.716 89,1 1.541 41,25 2003 6.153 225,8 650 36,7 2004 5.116 214,6 660 47,8 2005 3.654 243,1 669 128,5 2006 4.026 111,091 322 200,148 2007 1.769 250,146 440 63,094 Sáu tháng năm 2008 868 24,294 182 59,294 (Nguồn: Báo cáo công tác kiểm soát Hải quan năm 2002, 2003,2004, 2005,2006,2007,2008 và sáu tháng đầu năm 2008 của Tổng cục Hải quan). Từ đầu năm 2008 đến nay, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và thực hiện chương trình hành động của Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện bảy nhóm giải pháp nhằm ổn định thị trường, chống lạm phát năm 2008. Ngành Hải quan đã tăng cường triển khai hàng loạt các biện pháp biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống thất thu thuế có hiệu quả. So sánh số liệu thống kê kết quả phát hiện bắt giữ các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại giữa sáu tháng đầu năm 2008 và cùng kỳ năm 2007, cụ thể như sau: Bảng 2.2 - So sánh kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại giữa 6 tháng đầu năm 2008 và sáu tháng đầu năm 2007 Kết quả Sáu tháng đầu 2007 Sáu tháng đầu 2008 So sánh (2008/2007) Số vụ Trị giá (tỷ đồng) Số vụ Trị giá (tỷ đồng) Số vụ Trị giá (+, -) (%) (+, -) (%) Buôn lậu 863 13,319 868 24,294 03 5% 10,975 182% Gian lận thương mại 226 10,077 182 59,294 -44 - 80% 49,217 488% (Nguồn: Báo cáo công tác kiểm soát Hải quan sáu tháng đầu năm 2007 và sáu tháng đầu năm 2008 của Tổng cục Hải quan). Qua bảng trên cho thấy: Số vụ buôn lậu tăng lên 5%, trị giá vi phạm tăng 182 % ; số vụ gian lận thương mại giảm tới 80% trong khi trị giá vi phạm tăng 488%. Ngoài ra còn thấy chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008 toàn ngành Hải quan đã phát hiện, xử lý các vụ gian lận thương mại với trị giá vi phạm gần tương đương với cả năm 2007 (khoảng 94%). 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế * Hạn chế - Công tác hoạch định, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại còn hạn chế và chưa đồng bộ. - Về nhận thức và tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. - Về công tác cán bộ: Một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; chưa có chế độ, chính sách cụ thể đối với cán bộ, công chức thuộc lực lượng kiểm soát hải quan. - Việc xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, hành vi tiếp tay cho bọn buôn lậu chưa nghiêm, chưa đủ tác dụng răn đe. * Nguyên nhân của hạn chế - Nguyên nhân khách quan + Hệ thống Luật pháp, các chế độ chính sách quản lý kinh tế của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện do vậy còn nhiều bất cập, sơ hở, thiếu đồng bộ tạo ra những kẽ hở cho các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại. + Các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại với những phương thức mới với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mang tính quốc tế cũng xuất hiện tại Việt Nam. + Chất lượng và giá cả hàng hóa sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại trên thị trường quốc tế. + Do đặc thù về địa lý của các tuyến biên giới đa dạng, phức tạp nên công tác đấu tranh chống buôn lậu của ngành Hải quan gặp khó khăn. Bên cạnh đó, chính quyền một số địa phương giáp biên còn buông lỏng quản lý cho nên đã tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu phát triển. - Nguyên nhân chủ quan + Một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành chưa nhận thức một cách đầy đủ về tác hại của tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại đối với nền kinh tế trong nước dẫn đến chưa coi trọng hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại. + Một số đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ chưa tốt dẫn đến một số bộ phận cán bộ đã bị buôn lậu móc nối, thậm chí có trường hợp trực tiếp tham gia buôn lậu. + Hoạt động phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng trong ngành Hải quan còn hạn chế. + Sự phân định trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu tại từng địa bàn, từng khu vực chưa được rõ ràng. 2.3.3. Bài học kinh nghiệm về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 1. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tác hại, hậu quả của của tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại đối với nền kinh tế - xã hội. Việc triển khai hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại phải được thực hiện gắn kết chặt chẽ với các chương trình kinh tế - xã hội khác. 2. Vai trò thường trực, tham mưu, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan là rất quan trọng. Thường xuyên thực hiện và coi trọng công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện. 3. Duy trì và thực hiện tốt công tác hỗ trợ, phối hợp với các lực lượng chức năng khác. Chú trọng và quan tâm tới công tác đào tạo, tập huấn để cập nhật, nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại. 4. Phải có cơ chế, chính sách phù hợp với lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, gian lận thương mại để. Đồng thời phải không ngừng củng cố và tăng cường xây dựng lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, quan tâm đầu tư trang thiết bị phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA NGÀNH HẢI QUAN 3.1. Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian tới - Các đối tác thương mại ngày càng mở rộng, hầu hết các khu vực, các trung tâm kinh tế lớn đều có quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam, trong đó có những khu vực có mức độ rủi ro cao về buôn lậu, về ma tuý, về khủng bố quốc tế. - Các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng mang tính quốc tế hơn, xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn có tính tổ chức, tinh vi hơn, - Về phương thức, thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại sẽ đa dạng và tinh vi hơn: + Các đối tượng buôn lậu tiếp tục lợi dụng mặt biển rộng, có nhiều vịnh, bãi ngang, cửa sông và biên giới đường bộ kéo dài, hiểm trở, đi lại khó khăn để vận chuyển hàng lậu từ nước ngoài vào Việt Nam. + Các hoạt động gian lận thương mại thời gian tới tiếp tục phát triển theo hướng lợi dụng các sơ hở của chính sách quản lý, quy trình thủ tục Hải quan thông thoáng, các hành vi gian lận chủ yếu vẫn là: Gian lận qua giá; gian lận xuất xứ; khai báo sai tên, phẩm chất, quy cách hàng hóa; giả mạo hồ sơ, chứng từ.... + Một điểm đáng chú ý cần quan tâm là sự tổ chức tương đối tinh vi, chặt chẽ trong các tổ chức buôn lậu, gian lận thương mại và sự liên kết giữa các tổ chức buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng chặt chẽ với phạm vi rộng lớn hơn. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan 3.2.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội - Nhà nước cần nghiên cứu, rà soát nhằm hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi và ổn định xã hội. - Tiếp tục ưu tiên xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, hải đảo, ven biển; vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tập trung đào tạo nghề cho người lao động và giải quyết tốt chính sách giải quyết việc làm. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Hoàn thiện pháp luật Hải quan. - Hoàn thiện pháp luật hình sự. - Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền điều tra của Hải quan. 3.2.3. Triển khai thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan có hiệu quả - Rà soát, nghiên cứu toàn bộ công tác thu thập thông tin của toàn ngành Hải quan. - Cần nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin bổ sung cho hệ thống cơ sở dữ liệu lấy từ hoạt động thông quan của ngành. - Nghiên cứu ban hành các văn bản quy định chế độ thu thập, quản lý và sử dụng thông tin nghiệp vụ với các chế tài nghiêm ngặt, đảm bảo các hệ thống thông tin luôn được cập nhật, sống động theo sát tình hình thực tế. - Đẩy mạnh triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để hỗ trợ cho công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. - Cần sớm ban hành các văn bản pháp lý dưới hình thức thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan để trao đổi các thông tin nghiệp vụ cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần sớm nghiên cứu và đề xuất Chính phủ cho phép cử cán bộ Hải quan ra nước ngoài làm công tác thu thập thông tin (Hải quan các nước gọi là Tùy viên Hải quan) để có thể chủ động hơn với nguồn thông tin từ ngoài nước. 3.2.4. Giải pháp về đào tạo và sử dụng cán bộ trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại - Ngành Hải quan thống nhất ban hành bản mô tả chức danh công việc trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn của ngành. Trên cơ sở đó mới đánh giá tổng thể yêu cầu về số lượng, chất lượng cán bộ của từng bộ phận công tác, từ đó có kế hoạch tổng thể về đào tạo, đào tạo lại; tuyển dụng mới cho phù hợp. - Công tác đào tạo và đào tạo lại: Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và có lộ trình thực hiện cụ thể. Bên cạnh đó, cần đổi mới quy mô và phương pháp đào tạo. - Xây dựng chế độ công tác chuyên trách, chuyên sâu dựa trên chế độ luân chuyển hợp lý. Cần có cơ chế chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thoả đáng đối với cán bộ làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Ngành Hải quan cần quan tâm thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức. 3.2.5. Nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại - Phối hợp giữa các lực lượng trong ngành Hải quan. - Tăng cường phối hợp giữa Hải quan với các lực lượng chức năng khác. 3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại Thực hiện tốt việc hợp tác với Hải quan các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác song phương đã ký kết và phát huy vai trò đầu mối tại Văn phòng tình báo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (RILO A/P). 3.2.7. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại 3.2.8. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với những hình thức và nội dung phù hợp để quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp: - Thấy được hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật hải quan đồng thời cũng thấy được Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật trong quá trình hoạt động. - Tích cực cộng tác, hợp tác với cơ quan Hải quan trong việc góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. KẾT LUẬN Nghiên cứu đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp”, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu trong nghiên cứu và có những đóng góp sau: 1. Hệ thống hóa và làm rõ những cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đồng thời để làm rõ những vấn đề lý luận, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở một số nước để rút ra một một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn với nước ta hiện nay. 2. Luận văn đã làm rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước và biện pháp của ngành Hải quan về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Từ đó luận văn đã đi sâu phân tích tình hình phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong thời gian qua. Đó là cơ sở đề xuất những giải pháp trong chương 3. 3. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan từ năm 2002 đến nay, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp.DOC
Luận văn liên quan