Các biện pháp đó cần bao gồm các quyền để: (a) Nhận dạng, lần theo dấu
vết và đánh giá tài sản sẽ bị tịch thu; (b) Tiến hành các biện pháp tạm thời như
phong toả và tạm giữ để ngăn chặn bất cứ giao dịch nào, chuyển giao hoặc huỷ
hoại tài sản đó; (c) Áp dụng các bước ngăn ngừa hoặc tránh các hành động nhằm
hạn chế khả năng của nhà nước tìm ra tài sản sẽ bị tịch thu; và (d) Tiến hành bất
cứ biện pháp điều tra thích hợp.
Các quốc gia có thể cân nhắc việc áp dụng các biện pháp cho phép các
khoản thu nhập hoặc công cụ như vậy bị tịch thu mà không cần phải buộc tội
hình sự, hoặc đòi hỏi kẻ phạm tội phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài
sản bị buộc tịch thu, trong phạm vi mà yêu cầu đó phù hợp với các nguyên tắc
của pháp luật trong nước của họ.
106 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động phòng chống rửa tiền ở mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn dài nhưng lại yêu cầu được dấu tên
72
đối tác chẳng hạn. Đó là dấu hiệu cho thấy đây có thể là một vụ rửa tiền. Các ngân
hàng nhạy bén có thể hiểu được vấn đề này, hãy sáng suốt lựa chọn, đừng chấp
nhận bằng mọi giá để rồi biến mình thành công cụ của bọn rửa tiền.
3.3.4. Một số kiến nghị khác
Tích cực ngăn chặn các loại tội phạm nguồn, loại tội phạm tạo ra những
đồng tiền bẩn cần phải rửa. Như ở trên, chúng ta đã xác định được nguồn gốc
của tiền bẩn, những ai cần rửa tiền. Nếu chúng ta ngăn chặn được ngay từ nguồn
gốc của nó thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nguồn gốc của tiền
bẩn có thể từ khủng bố, tham nhũng, buôn bán hàng cấm, mại dâm, trốn thuế,…
Nhưng nhìn vào thực tế nước ta, có lẽ tiền bẩn từ hoạt động tham ô, tham nhũng
là nhiều nhất. Do vậy chúng ta cần nghiêm khắc chống lại tệ nạn này. Nước ta đã
cho ra đời luật phòng chống tham nhũng năm 2005 nhưng dường như nó chưa
thực sự hiệu quả. Chúng ta cần tinh giản bộ máy quyền lực nhà nước, không để
quyền lực tập trung chủ yếu vào tay một cá nhân nào cả, tiến hành minh bạch
hóa các thu, chi trong cơ quan nhà nước. Chúng ta đã có luật thuế thu nhập cá
nhân nhưng vẫn chưa có một chính sách chặt chẽ để giám sát các khoản thu nhập
của một cá nhân. Nếu nhà nước ta quyết tâm chuyển sang một nền kinh tế ít
dùng tiền mặt, tiến hành trả lương cho cán bộ thông qua các tài khoản tại các
ngân hàng thì chắc chắn việc kiểm soát thu nhập của các quan chức cũng dễ
dàng hơn, và cũng dễ dàng phát hiện ra các khoản thu nhập không hợp pháp của
các cá nhân này.
Hạn chế tình trạng đô la hóa trên thị trường tiền tệ. Theo Tiến sỹ
Hauskrecht, giáo sư Trường quản trị kinh doanh Kelly (Bang Indiana, Mỹ), tư
vấn trưởng chương trình hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức hợp tác
kỹ thuật Đức thì Việt Nam là một nền kinh tế đô la hóa một phần trong hệ thống
tiền tệ và sử dụng song song hai đồng tiền VND và USD. Tuy nhiên mức độ đô
la hóa ở Việt Nam khó xác định, hiện tượng sử dụng rộng rãi đồng USD trong
73
giao dịch, buôn bán bắt đầu từ năm 1988 khi các ngân hàng bắt đầu được phép
nhận tiền gửi bằng USD. Đến năm 1992, tình trạng đô la hóa đã tăng mạnh với
hơn 41% lượng tiền gửi vào ngân hàng bằng USD và con số này năm 2008 đạt
20,37%. Còn số lượng và giá trị USD trên thị trường tự do thì rất khó dự đoán
nhưng có thể thấy số lượng đó là không ít khi đang gây khó khăn cho việc điều
hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước bởi những lúc tỷ giá trên thị trường tự do
lên đến trên 20.000 VND/USD trong khi tỷ giá chính thức chỉ có 17.000
VND/USD tới 18.000 VND/USD. Điều này buộc Ngân hàng Nhà nước phải điều
chỉnh tăng tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng. Theo tiến sỹ Hauskrecht, chính
việc cho phép các khoản tiền gửi bằng USD cũng như việc sử dụng gần như hợp
pháp hóa đồng USD tại Việt Nam đã làm gia tăng quá trình đô la hóa. Các
chuyên gia cũng cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng rất khó
khăn vì bị đô la hóa, ngoài việc có quá nhiều giao dịch bằng USD trong thương
mại, đầu tư, kiều hối thì những hiện tượng rửa tiền qua ngoại tệ là không tránh
khỏi. Do đó để ổn định kinh tế và chống rửa tiền, chúng ta cần hạn chế hiện
tượng đô la hóa.
Hạn chế sự phát triển của tín dụng đen. Như chúng ta đã tìm hiểu trong
phần thực trạng hoạt động rửa tiền của Việt Nam, có những người Việt Nam
muốn chuyển tiền cho người thân của mình ở nước ngoài nhưng vì sự e ngại
trong việc chờ đợi thời gian dài mới chuyển được tiền và phí dịch vụ của các
ngân hàng, các công ty cung cấp dịch vụ này khá cao nên đã tìm đến hình thức
chuyển tiền bất hợp pháp này. Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng, các
công ty cung cấp dịch vụ này cần phải khắc phục những nhược điểm mà hệ
thống dịch vụ của mình đang gặp phải để thu hút lại khách hàng bằng cách rút
ngắn thời gian chuyển tiền cho khách hàng, đảm bảo uy tín và cân nhắc mức phí
cho phù hợp với thị trường.
Ngăn chặn hoạt động rửa tiền qua mạng Internet. Chúng ta đã có luật giao
dịch thương mại điện tử nhưng cơ chế kiểm soát còn lỏng lẻo. Các nhà cung cấp
74
dịch vụ mạng cần phối hợp với những công ty kinh doanh có tham gia sử dụng
dịch vụ của các công ty cung cấp và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền để rà soát, kiểm tra các giao dịch một cách chặt chẽ, bảo mật thông
tin khách hàng tốt hơn để tránh tình trạng thông tin rơi vào tay các hacker.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các giao dịch trên thị trường bất động sản
và thị trường chứng khoán. Mặc dù đây là hai loại thị trường mới nổi lên ở Việt
Nam nhưng lại phát triển khá nhanh và mạnh mẽ. Trên hai thị trường này các
giao dịch cũng chủ yếu được diễn ra dưới các giao dịch tiền mặt và hầu như
không có một cơ quan nào tiến hành kiểm soát các giao dịch này. Tội phạm rửa
tiền với một số lượng tiền mặt có thể thông qua các trung gian, các nhà môi giới
hoặc có thể đích thân mình tiến hành giao dịch. Đồng thời hàng hóa trên hai thị
trường này được mua đi bán lại rất nhanh nên các cơ quan điều tra khó có khả
năng điều tra ra dấu vết. Vì vậy cần phải ngăn chặn hoạt động rửa tiền từ những
giao dịch đầu tiên. Nhìn chung, việc chuyển qua các hình thức thanh toán không
dùng đến tiền mặt vẫn là một giải pháp hữu hiệu nhất được nhiều lĩnh vực đề cập
đến.
Như vậy, trong chương 3, tác giả đã tìm hiểu về những thuận lợi cũng như
khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong công cuộc phòng chống rửa tiền và từ đó
nghiên cứu và sưu tập được một số giải pháp phù hợp mà Việt Nam có thể thực
hiện được nhằm chống lại vấn nạn này.
75
KẾT LUẬN
Rửa tiền là một loại tội phạm phái sinh, đã xuất hiện trên phạm vi toàn
cầu, không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà đang lan nhanh sang cả
các nước đang phát triển, những nước mà hệ thống pháp luật đang được hoàn
thiện. Với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như luật pháp của các nước khác nhau
thì tình hình hoạt động và phát triển của loại tội phạm này ở các nước cũng khác
nhau. Do đó căn cứ vào diễn biến của từng nước mà các nước cần phải cụ thể
hóa, cá biệt hóa hoạt động phòng chống rửa tiền ở nước mình cho phù hợp. Tuy
nhiên trước những diễn biến phức tạp của tội phạm rửa tiền, lực lượng đặc nhiệm
tài chính FATF đã được thành lập và ban hành 40+9 khuyến nghị có vai trò như
một khung pháp lý hướng dẫn, một cẩm nang chung cho các quốc gia. Mỗi nước
theo đó mà đưa ra hệ thống văn bản pháp luật của riêng nước mình để tối ưu hóa
hoạt động phòng chống nạn rửa tiền. Hiện nay, Mỹ là một điển hình thành công
trong công cuộc phòng chống rửa tiền. Với đặc điểm là một nền kinh tế không
dùng tiền mặt, Mỹ có cơ hội kiểm soát các nguồn tiền một cách chặt chẽ từ trước
khi những đồng tiền xâm nhập vào các định chế tài chính và đi vào nền kinh tế.
Nhưng Mỹ có được thành công ấy cũng chính là do Mỹ đã xây dựng được một
hệ thống cơ sở pháp lý vững chắc, bao quát và có giá trị thực thi cao. Đứng ở
góc độ của Việt Nam, nước ta cũng đã bị cảnh báo trở thành đích ngắm để tội
phạm rửa tiền hướng tới để thực hiện hành vi làm sạch đồng tiền của mình. Dù
nền kinh tế của Mỹ và nước ta là hai kiểu nền kinh tế khác nhau hoàn toàn: một
bên là nền kinh tế thanh toán không dùng tiền mặt và một bên là nền kinh tế
thanh toán tiền mặt nhưng chúng ta vẫn có thể học hỏi được từ Mỹ về việc phải
xây dựng được một hệ thống pháp lý vững chắc, có giá trị thi hành cao. Đồng
thời hiện nay chúng ta cũng đang hướng tới xây dựng một nền kinh tế thanh toán
không dùng tiền mặt. Điều này sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội nước ta, không chỉ hạn chế được nạn rửa tiền mà còn đạt
được các lợi ích khác nữa. Song song với những giải pháp trên, Việt Nam sẽ phải
76
tích cực hơn nữa trong việc đấu tranh chống lại tội phạm nguồn đã làm phát sinh
loại tội phạm rửa tiền này bởi vì đây mới là cái gốc rễ sâu xa. Chúng ta cần ngăn
chặn từ nguồn gốc chứ không phải chỉ đi hạn chế phần ngọn của vấn đề. Việt
Nam cần tiến hành ngay một cách có hiệu quả những giải pháp trên trước khi
nạn rửa tiền bùng phát.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: 40 KHUYẾN NGHỊ CỦA FATF VỀ CHỐNG RỬA TIỀN
A. Các hệ thống pháp lý
Phạm vi của tội phạm hình sự rửa tiền
1. Các quốc gia cần hình sự hoá tội rửa tiền trên cơ sở Công ước Liên Hợp
Quốc 1988 chống lại việc buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các chất ma tuý và
chất hướng thần (Công ước Viên) và Công ước Liên Hợp Quốc năm 2000 về tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo).
Các quốc gia cần áp dụng tội phạm rửa tiền vào tất cả các tội nghiêm
trọng với mục đích tập hợp thành một phạm vi rộng nhất các tội phạm nguồn của
tội rửa tiền. Các tội phạm nguồn này có thể mô tả bằng cách dẫn chiếu tới tất cả
các tội danh, hay tới một ngưỡng có gắn liền với hoặc là một danh mục các tội
danh nghiêm trọng hoặc tới hình phạt tù áp dụng với tội phạm nguồn đó (cách
tiếp cận theo ngưỡng), hoặc theo danh sách các tội phạm nguồn, hoặc là kết hợp
cả hai cách tiếp cận này.
Khi các quốc gia áp dụng cách tiếp cận theo ngưỡng, các tội phạm nguồn
ít nhất cần phải bao gồm tất cả các tội phạm thuộc danh mục các tội phạm
nghiêm trọng theo luật của các quốc gia đó hoặc cần phải gồm các tội danh mà
có thể bị phạt hình phạt tù tối đa là hơn một năm. Đối với những quốc gia có
ngưỡng tối thiểu đối với các tội danh trong hệ thống pháp lý của mình, tội phạm
nguồn cần phải bao gồm tất cả các tội danh có thể bị trừng phạt bởi mức phạt tù
tối thiểu là hơn 6 tháng.
Cho dù áp dụng cách tiếp cận nào, mỗi quốc gia ít nhất cần đưa vào danh
mục các loại tội danh chỉ định.
Các tội phạm nguồn của tội rửa tiền cần bao trùm cả hành vi xảy ra tại
một quốc gia khác, mà hành vi đó cấu thành tội phạm tại quốc gia đó, đồng thời
nó cấu thành tội phạm tiền thân nếu nó xảy ra trong nước. Các quốc gia có thể
quy định điều kiện tiên quyết duy nhất là hành vi này sẽ cấu thành một tội phạm
nguồn nếu nó xảy ra trong nước.
Các quốc gia có thể quy định tội rửa tiền không áp dụng đối với các cá
nhân đã phạm tội tiền thân, nếu như điều này được yêu cầu bởi các nguyên tắc
cơ bản của luật trong nước.
2. Các quốc gia cần đảm bảo rằng:
a) Chủ ý và nhận thức cần thiết để chứng minh tội rửa tiền là phù hợp với
các chuẩn mực nêu trong các Công ước Viên và Palermo, bao gồm cả khái niệm
cho thấy trạng thái tinh thần đó sẽ có thể được suy ra từ hoàn cảnh, thực tế khách
quan.
b) Trách nhiệm hình sự và khi điều này không áp dụng được thì trách
nhiệm dân sự hoặc hành chính, sẽ áp dụng với các pháp nhân. Quy định này
không loại trừ các thủ tục tố tụng hình sự, dân sự hoặc hành chính đang diễn ra
song song liên quan tới pháp nhân đó tại quốc gia khác mà tại đó những hình
thức trách nhiệm này có thể áp dụng. Pháp nhân cần phải chịu các hình phạt có
hiệu quả, tương xứng và có tính răn đe. Các biện pháp đó cần áp dụng mà không
gây ảnh hưởng gì tới trách nhiệm hình sự cá nhân.
Các biện pháp tạm thời và tịch thu
3. Các quốc gia cần áp dụng các biện pháp tương tự như những biện pháp
được quy định trong Công ước Viên và Palermo, bao gồm các biện pháp pháp lý,
để cho phép các cơ quan có thẩm quyền tịch thu tài sản đã được tẩy rửa, các
khoản thu từ rửa tiền hoặc từ các tội phạm nguồn, các công cụ được sử dụng
hoặc định sử dụng để thực hiện các tội phạm này, hoặc tài sản có giá trị tương
đương mà không gây ảnh hưởng gì tới quyền của các bên thứ ba có thiện chí
(bona fide).
Các biện pháp đó cần bao gồm các quyền để: (a) Nhận dạng, lần theo dấu
vết và đánh giá tài sản sẽ bị tịch thu; (b) Tiến hành các biện pháp tạm thời như
phong toả và tạm giữ để ngăn chặn bất cứ giao dịch nào, chuyển giao hoặc huỷ
hoại tài sản đó; (c) Áp dụng các bước ngăn ngừa hoặc tránh các hành động nhằm
hạn chế khả năng của nhà nước tìm ra tài sản sẽ bị tịch thu; và (d) Tiến hành bất
cứ biện pháp điều tra thích hợp.
Các quốc gia có thể cân nhắc việc áp dụng các biện pháp cho phép các
khoản thu nhập hoặc công cụ như vậy bị tịch thu mà không cần phải buộc tội
hình sự, hoặc đòi hỏi kẻ phạm tội phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài
sản bị buộc tịch thu, trong phạm vi mà yêu cầu đó phù hợp với các nguyên tắc
của pháp luật trong nước của họ.
B. Các biện pháp được các định chế tài chính và các loại hình kinh doanh và
ngành nghề phi tài chính thực hiện nhằm ngăn ngừa hoạt động rửa tiền và
tài trợ khủng bố
4. Các quốc gia cần phải đảm bảo rằng luật bí mật của các định chế tài
chính không ngăn cản việc triển khai các khuyến nghị của FATF.
Cập nhật, theo dõi thông tin về khách hàng (CDD) và lưu giữ hồ sơ
5. Các định chế tài chính không được giữ các tài khoản vô danh hoặc các
tài khoản với những tên giả.
Các định chế tài chính cần phải thực hiện các biện pháp CDD, bao gồm
việc nhận dạng và xác minh nhận dạng của khách hàng khi:
- Thiết lập quan hệ kinh doanh;
- Thực hiện các giao dịch không thường xuyên: (i) vượt ngưỡng giá trị
quy định, hoặc (ii) là các giao dịch chuyển tiền bằng điện trong các trường hợp
nêu tại phần chú giải đối với khuyến nghị đặc biệt VII;
- Có sự nghi ngờ về rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố;
- Các định chế tài chính nghi ngờ về tính trung thực hoặc đầy đủ của các
thông tin nhận dạng khách hàng đã thu thập trước đây.
CDD cần phải thực hiện như sau:
a) Nhận dạng khách hàng và xác minh nhận dạng của khách hàng thông
qua việc sử dụng những tài liệu, các dữ liệu và thông tin gốc, độc lập, đáng tin
cậy.
b) Xác định chủ sở hữu thụ hưởng và thực hiện các biện pháp thích hợp để
xác minh nhận dạng của chủ sở hữu thụ huởng để định chế tài chính an tâm rằng
định chế này biết được chủ sở hữu thụ hưởng là ai. Đối với các pháp nhân và các
thoả thuận pháp lý, các định chế tài chính cần áp dụng các biện pháp thích hợp
để hiểu được quyền sở hữu và cơ cấu kiểm soát của khách hàng.
c) Lấy thông tin về mục đích và bản chất của quan hệ kinh doanh.
d) Thực hiện CDD thường xuyên đối với quan hệ kinh doanh và kiểm soát
kỹ lưỡng các giao dịch được thực hiện trong quá trình duy trì mối quan hệ đó để
đảm bảo rằng các giao dịch đang tiến hành phù hợp với những hiểu biết của định
chế tài chính về khách hàng đó, về hoạt động kinh doanh và về những rủi ro, khi
cần thiết bao gồm cả nguồn gốc vốn của khách hàng đó.
Các định chế tài chính cần áp dụng từng biện pháp CDD nêu tại mục (a)
đến (d) ở trên; nhưng có thể quyết định mức độ áp dụng các biện pháp đó trên cơ
sở nhạy cảm rủi ro, phụ thuộc vào loại hình khách hàng, quan hệ kinh doanh
hoặc giao dịch. Các biện pháp thực hiện cần phải phù hợp với các hướng dẫn do
các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với các nhóm có rủi ro cao hơn, các
định chế tài chính cần tiến hành CDD kỹ hơn. Trong một số trường hợp nhất
định, khi rủi ro thấp, các quốc gia có thể quyết định rằng các định chế tài chính
có thể áp dụng các biện pháp nhẹ hơn hoặc đơn giản hơn.
Các định chế tài chính cần xác minh nhận dạng của khách hàng và chủ sở
hữu thụ hưởng trước hoặc trong quá trình thiết lập mối quan hệ kinh doanh hoặc
khi tiến hành các giao dịch đối với các khách hành ít giao dịch. Các quốc gia có
thể cho phép các định chế tài chính hoàn thành việc xác minh sớm trong mức
khả thi sau khi thết lập quan hệ, khi các rủi ro rửa tiền có thể được quản lý một
cách hiệu quả và điều quan trọng là không làm gián đoạn công việc kinh doanh
thông thường.
Khi một định chế tài chính không thể tuân thủ với các mục (a) đến (c) ở
trên thì không được mở tài khoản, khởi động quan hệ kinh doanh hoặc thực hiện
giao dịch, hay cần phải chấm dứt quan hệ kinh doanh; và cần phải cân nhắc làm
báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến khách hàng đó.
Các yêu cầu này cần áp dụng đối với tất cả các khách hàng mới, mặc dù
vậy các định chế tài chính cũng cần phải áp dụng Khuyến nghị này đối với các
khách hàng hiện tại trên cơ sở thực trạng và rủi ro và cần phải tiến hành các biện
pháp CDD đối với mối quan hệ như vậy vào những thời điểm thích hợp.
6. Ngoài việc thực hiện các biện pháp CDD thông thường, đối với những
người có quan hệ chính trị, các định chế tài chính cần phải:
a) Có các hệ thống quản lý rủi ro thích hợp để xác định xem khách hàng
đó có phải là người có quan hệ chính trị hay không;
b) Có được chấp thuận của quản lý cấp cao về việc thiết lập quan hệ kinh
doanh với những khách hàng đó;
c) Thực hiện những biện pháp hợp lý để xác định được nguồn gốc tài sản
và nguồn gốc của vốn;
d) Thực hiện giám sát kỹ, thường xuyên về mối quan hệ kinh doanh đó.
7. Ngoài việc thực hiện các biện pháp CDD thông thường, đối với hoạt
động ngân hàng đại lý qua biên giới hoặc các quan hệ tương tự, các định chế tài
chính cần phải:
a) Thu thập đầy đủ thông tin về một tổ chức đại lý để hiểu rõ bản chất
hoạt động kinh doanh của tổ chức đó và để xác định uy tín của tổ chức đó qua
những thông tin công khai và chất lượng giám sát, bao gồm cả việc liệu tổ chức
đó đã từng bị điều tra do liên quan tới rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố hay bị áp
dụng các biện pháp quản lý chưa;
b) Đánh giá công tác kiểm soát hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố của
tổ chức đại lý;
c) Có được chấp thuận của quản lý cấp cao trước khi thiết lập quan hệ đại
lý mới;
d) Ghi lại trách nhiệm tương ứng của từng tổ chức;
e) Đối với các khoản thanh toán thông qua tài khoản phải trả, cần phải
đảm bảo rằng ngân hàng đại lý đã xác minh và thực hiện CDD thường xuyên đối
với những khách hàng có khả năng tiếp cận trực tiếp với tài khoản của ngân hàng
đại lý và đảm bảo rằng định chế tài chính có thể cung cấp những dữ liệu nhận
dạng khách hàng trên cơ sở có yêu cầu cho ngân hàng đại lý.
8. Các định chế tài chính cần chú ý đặc biệt tới bất cứ mối đe doạ về rửa
tiền nào có thể phát sinh từ các công nghệ mới hoặc đang phát triển có thể có lợi
cho người nặc danh và áp dụng các biện pháp, nếu cần thiết, để ngăn ngừa việc
sử dụng chúng trong các mưu đồ rửa tiền. Cụ thể là các định chế tài chính cần
phải có các chính sách và quy trình thủ tục để xử lý bất cứ rủi ro cụ thể nào gắn
liền với các mối quan hệ kinh doanh hoặc giao dịch không trực tiếp.
9. Các quốc gia có thể cho phép các định chế tài chính dựa vào các trung
gian hoặc các bên thứ ba khác để thực hiện các mục từ (a) đến (c) của quy trình
CDD hoặc để giới thiệu hoạt động kinh doanh, miễn là các tiêu chí nêu ở dưới
đây được đáp ứng. Khi được phép dựa vào các bên như trên, trách nhiệm cuối
cùng về việc nhận dạng và xác minh khách hàng vẫn thuộc định chế tài chính
dựa vào bên thứ ba đó.
Các tiêu chí cần phải đáp ứng bao gồm:
a) Một định chế tài chính dựa trên thông tin của bên thứ ba cần phải thu
thập ngay lập tức các thông tin cần thiết liên quan tới các mục từ (a) đến (c) của
quy trình CDD. Các định chế tài chính cần phải có các bước đi phù hợp để đảm
bảo rằng bản sao các dữ liệu nhận dạng và các tài liệu liên quan khác liên quan
tới các yêu cầu CDD sẽ được cung cấp từ bên thứ ba ngay lập tức khi có yêu
cầu;
b) Định chế tài chính cần tự đảm bảo rằng bên thứ ba cần phải chịu sự
quản lý, được giám sát và đã có các biện pháp nhằm tuân thủ các yêu cầu CDD
phù hợp với Khuyến nghị số 5 và số 10.
Tự mỗi quốc gia sẽ quyết định xem là ở quốc gia nào có thể dựa được vào
bên thứ ba khi đáp ứng các điều kiện trên, có tính đến thông tin có được về các
quốc không áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ các khuyến nghị của FATF.
10. Các định chế tài chính cần duy trì, ít nhất trong 5 năm, tất cả các hồ sơ
cần thiết về các giao dịch, cả trong nước và quốc tế, để họ có thể đáp ứng nhanh
chóng yêu cầu cung cấp thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền. Các hồ sơ này
cần phải đầy đủ để cho phép tái lập lại từng giao dịch đơn lẻ (kể cả số lượng và
loại tiền liên quan) nhằm cung cấp bằng chứng cho việc truy tố hoạt động tội
phạm khi cần thiết.
Các định chế tài chính cần phải lưu giữ các dữ liệu nhận dạng có được
trong quá trình CDD (ví dụ: các bản sao hoặc bản lưu giấy tờ nhận dạng chính
thức như hộ chiếu, chứng minh thư, bằng lái xe hoặc các giấy tờ tương tự), các
hồ sơ tài khoản hoặc thư tín thương mại trong vòng ít nhất 5 năm sau khi giao
dịch kinh doanh kết thúc.
Các dữ liệu nhận dạng và giao dịch phải được cung cấp cho các cơ quan
có thẩm quyền trong nước theo quyền hạn phù hợp.
11. Các định chế tài chính cần phải chú ý đặc biệt tới tất cả các giao dịch
lớn, bất thường, phức tạp và tất cả các khía cạnh bất thường của các giao dịch
không có mục đích hợp pháp hay kinh tế rõ ràng. Cơ sở và mục đích của các
giao dịch như vậy cần phải được kiểm tra kỹ theo khả năng có thể, những phát
hiện có được phải lập thành văn bản, phải luôn sẵn sàng để giúp các cơ quan có
thẩm quyền và các kiểm toán viên.
12. Các yêu cầu về CDD và lưu giữ hồ sơ khách hàng được quy định
trong Khuyến nghị 5, 6, 8 đến 11 áp dụng đối với các loại hình kinh doanh và
ngành nghề phi tài chính trong những tình huống sau:
a) Các sòng bạc – khi mà các khách hàng tham gia vào các giao dịch tài
chính bằng hoặc vượt quá mức quy định;
b) Các đại lý bất động sản – khi mà họ tham gia vào các giao dịch cho
khách hàng liên quan tới việc mua bán bất động sản;
c) Các nhà buôn bán kim loại quý và đá quý - khi mà họ tham gia vào bất
kỳ giao dịch nào bằng tiền mặt với khách hàng bằng hoặc vượt quá mức quy
định;
d) Các luật sư, công chứng viên, những chuyên gia luật và kế toán viên
độc lập khi họ chuẩn bị hoặc thực hiện các giao dịch cho các khách hàng của
mình liên quan đến những hoạt động sau:
Mua bán bất động sản;
Quản lý tiền mặt, chứng khoán hoặc các tài sản khác của khách
hàng;
Quản lý các tài khoản ngân hàng, các tài khoản tiết kiệm hoặc tài
khoản chứng khoán;
Tổ chức việc góp vốn để thành lập, vận hành hoặc quản lý các công
ty;
Thành lập, vận hành hoặc quản lý các pháp nhân hoặc các thỏa
thuận pháp lý, và mua bán các công ty kinh doanh;
e) Các nhà cung cấp dịch vụ công ty và tín thác khi chuẩn bị thực hiện
hoặc thực hiện các giao dịch cho khách hàng liên quan đến các hoạt động được
liệt kê trong định nghĩa của Bảng chú giải.
Báo cáo các giao dịch đáng ngờ và tuân thủ
13. Nếu một định chế tài chính nghi ngờ hoặc có những cơ sở hợp lý để
nghi ngờ rằng khoản tiền này là khoản thu từ hoạt động phạm tội hoặc liên quan
đến hoạt động tài trợ khủng bố, thì theo luật định, định chế đó phải báo cáo ngay
những nghi ngờ của mình cho đơn vị tình báo tài chính (FIU).
14. Các định chế tài chính, các giám đốc và nhân viên cần phải:
a) Được các quy định pháp luật bảo vệ khỏi trách nhiệm hình sự và dân sự
khi vi phạm bất cứ sự cấm đoán tiết lộ thông tin theo hợp đồng hay do bất cứ
điều khoản luật pháp, quy chế hay hành chính nào khác đặt ra, nếu họ báo cáo
những nghi ngờ của mình một cách trung thực cho FIU, thậm chí nếu họ không
biết chính xác hoạt động phạm tội liên quan nào đã xảy ra và không kể đến hoạt
động phi pháp thực sự có xảy ra hay không;
b) Bị pháp luật cấm không cho phép tiết lộ về việc báo cáo giao dịch đáng
ngờ (STR) hoặc thông tin liên quan đang được báo cáo cho FIU.
15. Các định chế tài chính phải xây dựng các chương trình chống rửa tiền
và tài trợ khủng bố. Các chương trình này bao gồm:
a) Việc xây dựng các chính sách, thủ tục và kiểm soát nội bộ, bao gồm cả
cơ chế quản lý tuân thủ phù hợp, và quy trình rà soát thích hợp để đảm bảo đạt
tiêu chuẩn cao khi thuê người lao động;
b) Có chương trình đào tạo nhân viên thường xuyên;
c) Có chức năng kiểm toán để kiểm tra hệ thống.
16. Các yêu cầu quy định trong khuyến nghị 13 đến 15 và 21 áp dụng đối
với tất cả các loại hình kinh doanh và ngành nghề phi tài chính, tuỳ vào những
chuẩn mực sau:
a) Các luật sư, các công chứng viên, chuyên gia pháp lý và kế toán viên
độc lập khác phải báo cáo các giao dịch đáng ngờ, khi họ nhân danh khách hàng
hoặc tham gia vào một giao dịch tài chính cho khách hàng liên quan tới hoạt
động được mô tả trong khuyến nghị 12(d). Đặc biệt khuyến khích các quốc gia
đưa thêm các yêu cầu báo cáo về phần còn lại trong các hoạt động nghề nghiệp
của các kế toán viên, bao gồm cả việc kiểm toán;
b) Các nhà buôn bán kim loại và đá quý phải báo cáo các giao dịch đáng
ngờ khi họ tham gia vào bất kỳ giao dịch bằng tiền mặt với một khách hàng bằng
hoặc vượt quá mức quy định;
c) Các nhà cung cấp dịch vụ công ty và tín thác phải báo cáo các giao dịch
đáng ngờ cho khách hàng khi họ nhân danh khách hàng tham gia vào một giao
dịch hoặc thực hiện cho khách hàng giao dịch liên quan đến các hoạt động khác
quy định trong khuyến nghị 12(e).
Các luật sư, công chứng viên, chuyên gia pháp lý độc lập và kế toán viên
khác hoạt động như những chuyên gia pháp lý độc lập không bị yêu cầu phải báo
cáo những nghi ngờ của mình nếu thông tin liên quan có được trong những
trường hợp họ phải giữ bí mật nghề nghiệp hoặc được hưởng những đặc quyền
nghề nghiệp hợp pháp.
Các biện pháp khác nhằm ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố.
17. Các quốc gia phải đảm bảo rằng có các biện pháp xử phạt hữu hiệu,
phù hợp và có tính thuyết phục, dù đó là biện pháp hình sự, dân sự hoặc hành
chính, để xử lý đối với các thể nhân hoặc pháp nhân nêu trong các khuyến nghị
này, khi họ không tuân theo các yêu cầu về chống rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
18. Các quốc gia không được chấp thuận cho việc thành lập hoặc chấp
nhận hoạt động của các ngân hàng vỏ bọc. Các định chế tài chính phải từ chối
tham gia vào hoặc tiếp tục quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng vỏ bọc.
Các định chế tài chính cũng phải đề phòng việc thiết lập quan hệ với các đối tác
là các định chế tài chính nước ngoài cho phép các ngân hàng vỏ bọc được sử
dụng tài khoản của mình.
19. Các quốc gia cần xem xét tính khả thi và hữu ích của hệ thống, trong
đó các ngân hàng, định chế và trung gian tài chính khác sẽ báo cáo tất cả các
giao dịch tiền tệ trong nước và quốc tế vượt quá một mức cố định nào đó cho
một cơ quan trung ương quốc gia với cơ sở dữ liệu được vi tính hoá, sẵn sàng
cho các cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong phòng, chống rửa tiền và tài trợ
khủng bố, với các quy định bảo vệ chặt chẽ để đảm bảo sử dụng phù hợp thông
tin đó.
20. Các quốc gia cần xem xét việc áp dụng các khuyến nghị của FATF đối
với các loại hình kinh doanh và ngành nghề, ngoài những loại hình kinh doanh
và ngành nghề phi tài chính, có rủi ro về chống rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
Các quốc gia phải khuyến khích hơn nữa việc phát triển kỹ thuật quản lý
tiền hiện đại và an toàn, ít có khả năng rửa tiền hơn.
Các biện pháp cần phải tiến hành đối với các quốc gia không tuân thủ
hoặc tuân thủ không đầy đủ các khuyến nghị của FATF
21. Các định chế tài chính phải chú ý đặc biệt tới các quan hệ và giao dịch
kinh doanh với những người, bao gồm cả các công ty và định chế tài chính, từ
các nước không áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ các khuyến nghị của FATF.
Bất cứ khi nào những giao dịch này không có mục đích kinh tế rõ ràng hoặc hợp
pháp, thì mục đích và cơ sở của chúng cần phải được kiểm tra chừng nào có thể,
những phát hiện theo đó phải lập thành văn bản và phải luôn sẵn sàng cung cấp
cho các cơ quan có thẩm quyền. Khi quốc gia đó tiếp tục không áp dụng hoặc áp
dụng không đầy đủ các khuyến nghị của FATF, thì các quốc gia cần phải có khả
năng áp dụng các đối pháp thích hợp.
22. Các định chế tài chính phải đảm bảo rằng các nguyên tắc áp dụng đối
với các định chế tài chính nêu ở trên cũng được áp dụng đối với các chi nhánh và
các chi nhánh phụ ở nước ngoài, đặc biệt ở các quốc gia không áp dụng hoặc áp
dụng không có hiệu quả các khuyến nghị của FATF, trong phạm vi luật và các
quy định bản địa cho phép. Khi luật pháp và các quy định bản địa cấm thực hiện
việc này, các cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia của định chế mẹ phải được các
định chế tài chính thông báo rằng họ không thể áp dụng các khuyến nghị của
FATF.
Quản lý và giám sát
23. Các quốc gia phải đảm bảo rằng các định chế tài chính phải chịu sự
quản lý, giám sát thích hợp và thực thi các khuyến nghị FATF một cách hiệu
quả. Các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện các biện pháp quản lý và pháp lý
cần thiết để ngăn cản bọn tội phạm và các băng nhóm của chúng nắm giữ hoặc
trở thành chủ sở hữu hưởng các lợi ích, kiểm soát, quyết định hoặc nắm giữ vai
trò quản lý trong một định chế tài chính.
Đối với các định chế tài chính chịu sự điều chỉnh của những Nguyên tắc
cơ bản thì các biện pháp quản lý và giám sát được áp dụng cho mục tiêu thận
trọng và phù hợp với vấn đề rửa tiền cũng phải được áp dụng theo cách tương tự
cho mục tiêu chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Các định chế tài chính khác phải được cấp phép, đăng ký và quản lý phù
hợp, đồng thời chịu sự giám sát nhằm mục đích chống rửa tiền, có xem xét đến
nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố trong lĩnh vực đó. Ít nhất thì các cơ sở kinh
doanh cung cấp dịch vụ chuyển tiền hay giá trị hoặc chuyển đổi tiền tệ phải được
cấp phép hoặc đăng ký và được giám sát bởi các hệ thống quản lý và đảm bảo
tuân thủ các yêu cầu của quốc gia nhằm phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng
bố.
24. Các loại hình kinh doanh chỉ định và ngành nghề phi tài chính phải
chịu sự điều chỉnh của các biện pháp quản lý và giám sát được liệt kê dưới đây:
a) Các sòng bạc phải là đối tượng điều chỉnh của một cơ chế quản lý và
giám sát toàn diện đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống rửa tiền
và tài trợ khủng bố cần thiết. Tối thiểu là:
Các sòng bạc phải được cấp phép;
Các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện các biện pháp quản lý
và pháp lý cần thiết để ngăn cản tội phạm hoặc các băng nhóm của
chúng nắm giữ hoặc trở thành chủ sở hữu thụ hưởng lợi ích kiểm
soát, quyết định hoặc nắm giữ vai trò quản lý hay trở thành người
điều hành sòng bạc;
Các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo rằng các sòng bạc được
giám sát hiệu quả trong việc tuân thủ các yêu cầu về chống rửa
tiền và tài trợ khủng bố.
b) Các quốc gia phải đảm bảo rằng các loại hình kinh doanh chỉ định và
ngành nghề phi tài chính khác phải là đối tượng điều chỉnh của hệ thống giám sát
hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Điều này phải được thực hiện trên cơ sở nhạy cảm rủi ro. Điều này có thể được
thực hiện bởi cơ quan chính phủ hoặc tổ chức tự quản phù hợp, miễn là tổ chức
này có thể đảm bảo rằng các thành viên của mình tuân thủ các nghĩa vụ về chống
rửa tiền và tài trợ khủng bố.
25. Các cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng hướng dẫn và cung cấp
thông tin phản hồi hỗ trợ các định chế tài chính, các loại hình kinh doanh chỉ
định và ngành nghề phi tài chính trong việc áp dụng các biện pháp quốc gia
nhằm phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, đặc biệt là trong việc phát hiện
và báo cáo các giao dịch đáng ngờ.
C. Các biện pháp tổ chức và biện pháp khác cần thiết trong hệ thống chống
rửa tiền và tài trợ khủng bố
Các cơ quan có thẩm quyền, quyền hạn và nguồn lực của họ
26. Các quốc gia phải thành lập các FIU hoạt động như trung tâm quốc gia
để tiếp nhận (và yêu cầu, nếu được phép), phân tích và phổ biến STR và các
thông tin khác về việc rửa tiền và tài trợ khủng bố có nguy cơ xảy ra. FIU phải
được tiếp cận, trực tiếp hoặc gián tiếp, một cách kịp thời các thông tin tài chính,
hành chính và hành pháp mà FIU yêu cầu để thực hiện đúng đắn chức năng của
mình bao gồm cả phân tích STR.
27. Các quốc gia phải đảm bảo rằng các cơ quan thi hành pháp luật được
chỉ định có trách nhiệm điều tra chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Khuyến
khích các quốc gia hỗ trợ và phát triển theo khả năng các kỹ thuật điều tra đặc
biệt, phù hợp với việc điều tra rửa tiền, chẳng hạn như thả lỏng có kiểm soát, các
hoạt động đặc tình và các kỹ thuật thích hợp khác. Các quốc gia cũng được
khuyến khích sử dụng các cơ chế hiệu quả khác, ví dụ như việc sử dụng các
nhóm thường xuyên hoặc tạm thời chuyên về điều tra tài sản và hợp tác điều tra
với các cơ quan có thẩm quyền thích hợp ở các quốc gia khác.
28. Khi tiến hành điều tra rửa tiền và những tội phạm nguồn, các cơ quan
có thẩm quyền phải có khả năng lấy được những tài liệu và thông tin để sử dụng
trong các cuộc điều tra này, trong việc khởi tố và các hoạt động liên quan. Điều
này bao gồm quyền sử dụng các biện pháp bắt buộc in các hồ sơ tài liệu được
các định chế tài chính và những người khác lưu giữ, khám xét người và trụ sở
niêm phong và thu thập chứng cứ.
29. Các giám sát viên phải có quyền hạn thích hợp để giám sát và đảm
bảo sự tuân thủ của các định chế tài chính đối với các yêu cầu chống rửa tiền và
tài trợ khủng bố, bao gồm cả quyền thực hiện thanh tra. Họ cần có quyền buộc
các định chế tài chính cung cấp bất cứ thông tin nào liên quan đến việc giám sát
sự tuân thủ này và áp đặt các biện pháp xử lý hành chính thích hợp do không
tuân thủ các yêu cầu như vậy.
30. Các quốc gia phải trang bị cho các cơ quan có thẩm quyền tham gia
vào công cuộc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố nguồn kỹ thuật, nhân lực và tài
chính đầy đủ. Các quốc gia phải có các quy trình đảm bảo rằng nhân viên của
các cơ quan này có được sự liêm chính cao.
31. Các quốc gia phải đảm bảo rằng các nhà làm chính sách, FIU, cơ quan
thực thi pháp luật và các giám sát viên có cơ chế hiệu quả cho phép họ hợp tác
và ở nơi thích hợp thì điều phối với nhau trong nước liên quan đến việc xây dựng
và thực hiện các chính sách và hoạt động để chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
32. Các quốc gia phải đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền có thể
đánh giá hiệu quả những hệ thống của mình để chống lại các hệ thống rửa tiền và
tài trợ khủng bố bằng cách duy trì các số liệu thống kê toàn diện về các vấn đề
liên quan đến tính hiệu quả và hiệu lực của các hệ thống này. Điều này phải bao
gồm các thống kê về STR nhận được và đã chuyển giao; về các cuộc điều tra,
khởi tố và xét xử về rửa tiền và tài trợ khủng bố; về số tài sản đã bị phong toả,
niêm phong và tịch thu; và về tương trợ pháp lý đa phương và các yêu cầu hợp
tác quốc tế khác.
Tính minh bạch của các pháp nhân và thoả thuận pháp lý
33. Các quốc gia phải thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn các đối
tượng rửa tiền sử dụng pháp nhân một cách bất hợp pháp. Các quốc gia phải đảm
bảo có thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về quyền sở hữu hưởng lợi và
kiểm soát pháp nhân để cơ quan có thẩm quyền có thể truy cập hoặc có được kịp
thời. Đặc biệt, các quốc gia có các pháp nhân có thể phát hành cổ phiếu vô danh
phải thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng chúng không bị sử dụng
cho rửa tiền và phải có khả năng chứng minh sự đầy đủ của các biện pháp này.
Các quốc gia có thể xem xét các biện pháp để tạo điều kiện tiếp cận thông tin về
quyền sở hữu hưởng lợi và kiểm soát đối với các định chế tài chính thực hiện các
yêu cầu theo khuyến nghị 5.
34. Các quốc gia phải thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc sử dụng
bất hợp pháp các thoả thuận pháp lý của đối tượng rửa tiền. Cụ thể, các quốc gia
phải đảm bảo rằng có thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về các khoản uỷ
thác nhanh, bao gồm cả thông tin về người uỷ thác, người được uỷ thác và những
người hưởng lợi mà các cơ quan có thẩm quyền có thể có được một cách kịp
thời. Các quốc gia có thể xem xét các biện pháp để tạo điều kiện tiếp cận thông
tin về quyền sở hữu hưởng lợi và kiểm soát đối với các định chế tài chính thực
hiện các yêu cầu theo khuyến nghị 5.
D. Hợp tác quốc tế
35. Các quốc gia cần tiến hành ngay các bước để trở thành thành viên và
thực hiện đầy đủ Công ước Viên, Công ước Palermo và Công ước Quốc tế năm
1999 của Liên Hợp Quốc về việc trấn áp hoạt động tài trợ cho khủng bố. Các
quốc gia cũng được khuyến khích phê chuẩn và thực hiện các Công ước quốc tế
liên quan khác như Công ước năm 1990 của Hội đồng Châu Âu về tẩy rửa, truy
tìm, bắt giữ và tịch thu các khoản thu nhập từ tội phạm và Công ước Liên Mỹ về
chống khủng bố năm 2002.
Hỗ trợ pháp lý đa phương và dẫn độ:
36. Các quốc gia cần cung cấp phạm vi hỗ trợ pháp lý đa phương rộng
nhất có thể một cách nhanh chóng, hiệu quả và mang tính xây dựng trong việc
điều tra, truy tố và các thủ tục tố tụng khác có liên quan đến rửa tiền và tài trợ
khủng bố. Đặc biệt, các quốc gia cần:
a) Không ngăn cấm hay đưa ra các điều kiện hạn chế không hợp lý và
không thỏa đáng về các điều khoản hỗ trợ pháp lý đa phương;
b) Đảm bảo có quy trình thực hiện các yêu cầu tương trợ pháp lý đa
phương một cách rõ ràng và có hiệu quả;
c) Không từ chối thực hiện yêu cầu hỗ trợ pháp lý đa phương chỉ dựa trên
cơ sở duy nhất rằng tội phạm đó được xem là có liên quan tới các vấn
đề ngân sách;
d) Không từ chối thực hiện yêu cầu hỗ trợ pháp lý đa phương dựa trên cơ
sở rằng luật yêu cầu các định chế tài chính phải duy trì chế độ bảo mật
hoặc bí mật thông tin.
Các quốc gia cần đảm bảo rằng quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền
theo Khuyến nghị 28 đủ để đáp ứng được các yêu cầu hỗ trợ pháp lý đa phương,
và nếu phù hợp với khuôn khổ pháp luật trong nước, đáp ứng được các yêu cầu
trực tiếp của các cơ quan hành pháp hoặc tư pháp nước ngoài đối với các cơ
quan đối tác trong nước.
Để tránh các xung đột về thẩm quyền, cần cân nhắc phân chia và áp dụng
các cơ chế để xác định nơi tốt nhất cho việc tiến hành truy tố các bị cáo nhằm
đảm bảo công bằng trong trường hợp khi việc truy tố phải tiến hành không chỉ ở
một nước.
37. Các quốc gia, trong phạm vi rộng nhất có thể, cần tiến hành hỗ trợ
pháp lý đa phương mà không tính đến yếu tố song trùng tội phạm kể cả khi
không có tội phạm kép.
Khi yếu tố song trùng tội phạm được yêu cầu trong tương trợ pháp lý đa
phương hoặc dẫn độ thì yêu cầu đó cần phải được cho là đã được đáp ứng, không
kể việc hai nước có xếp loại tội phạm này trong cùng một phạm trù hoặc có dùng
thuật ngữ giống nhau hay không, với điều kiện là cả hai nước đều hình sự hoá
việc thực hiện tội phạm nguồn.
38. Cần phải có cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các hành động khẩn
trương đáp ứng các yêu cầu của nước khác về nhận dạng, phong tỏa, bắt giữ và
tịch thu tài sản được tẩy rửa, và các khoản thu từ các hoạt động rửa tiền hoặc các
loại tội phạm nguồn, các công cụ được sử dụng hoặc định sử dụng để thực hiện
các tội phạm này, hoặc tài sản có giá trị tương đương. Cũng cần phải có các thỏa
thuận để phối hợp thực hiện các thủ tục bắt giữ và tịch thu, có thể bao gồm cả
việc phân chia tài sản bị tịch thu.
39. Các nước cần công nhận rửa tiền là loại hình tội phạm có thể dẫn độ.
Mỗi quốc gia cần dẫn độ công dân nước mình hoặc nếu một quốc gia không thực
hiện việc dẫn độ chỉ đơn thuần vì lí do quốc tịch, thì quốc gia đó, theo yêu cầu
của nước đề nghị dẫn độ, phải nhanh chóng đệ trình vụ việc cho các cơ quan có
thẩm quyền của mình để tiến hành truy tố tội phạm nêu trong yêu cầu. Những cơ
quan có thẩm quyền này cần đưa ra quyết định và tiến hành các thủ tục tố tụng
như đối với bất kì các loại tội phạm nghiêm trọng khác theo quy định của luật
pháp trong quốc gia đó. Các quốc gia có liên quan cần phối hợp với nhau, đặc
biệt là trên các khía cạnh về thủ tục và chứng cứ, để đảm bảo tính hiệu quả của
quá trình truy tố đó.
Trong khuôn khổ pháp lý của nước mình, các nước có thể xem xét việc
đơn giản hóa thủ tục dẫn độ bằng cách cho phép chuyển giao trực tiếp yêu cầu
dẫn độ giữa các bộ ngành thích hợp, dẫn độ người chỉ dựa trên cơ sở lệnh bắt giữ
hoặc phán quyết của tòa án, và/ hoặc áp dụng thủ tục dẫn độ đơn giản hóa đối
với những người đồng ý không sử dụng các thủ tục dẫn độ chính thức.
Các hình thức hợp tác khác:
40. Các nước cần đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền của nước
mình cung cấp phạm vi hợp tác quốc tế rộng rãi nhất có thể cho các cơ quan đối
tác nước ngoài. Cần phải có các kênh rõ ràng và hiệu quả để trao đổi, trực tiếp
nhanh chóng và có tính xây dựng giữa các cơ quan đối tác, một cách tự động
hoặc theo yêu cầu, các thông tin về rửa tiền cũng như các tội phạm nguồn.
Không được có bất kì điều kiện hạn chế không thỏa đáng nào đối với các trao
đổi này, cụ thể là:
a) Các cơ quan có thẩm quyền không được từ chối yêu cầu hỗ trợ chỉ
với lý do rằng yêu cầu đó cũng được cho là có liên quan đến các vấn đề ngân
sách;
b) Các nước không được viện dẫn các luật yêu cầu các định chế tài
chính phải duy trì chế độ bí mật hoặc bảo mật thông tin làm cơ sở để từ chối
hợp tác;
c) Các cơ quan có thẩm quyền phải được tiến hành xét hỏi, và khi có
thể, điều tra, với tư cách đại diện cho các đối tác nước ngoài.
Trong trường hợp khả năng thu thập thông tin mà các cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài tìm kiếm không thuộc quyền hạn của các cơ quan đối tác
trong nước, các nước được khuyến khích cho phép trao đổi thông tin với các cơ
quan không phải là đối tác một cách nhanh chóng và có tính chất xây dựng. Sự
hợp tác với các cơ quan nước ngoài không phải là đối tác có thể diễn ra trực tiếp
hoặc gián tiếp. Khi không chắc chắn về việc cần phải liên lạc với cơ quan thích
hợp nào, trước tiên, các cơ quan có thẩm quyền cần liên lạc với đối tác nước
ngoài để yêu cầu hỗ trợ.
Các nước cần thiết lập hệ thống kiểm soát và bảo vệ để đảm bảo rằng
thông tin trao đổi giữa các cơ quan có thẩm quyền được sử dụng chỉ theo đúng
cách thức cho phép, phù hợp với nghĩa vụ của cơ quan này trong việc bảo vệ
thông tin dữ liệu và bí mật.
PHỤ LỤC II: 9 KHUYẾN NGHỊ ĐẶC BIỆT CỦA FATF
VỀ CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ
Nhận thức tầm quan trọng đặc biệt cần phải hành động đấu tranh chống tài
trợ khủng bố, FATF đã thống nhất các Khuyến nghị này và khi chúng được kết
hợp với 40 Khuyến nghị của FATF về chống rửa tiền sẽ tạo thành khuôn khổ cơ
bản để phát hiện, ngăn chặn và trấn áp các hành động khủng bố và tài trợ khủng
bố.
1. Phê chuẩn và thực hiện các công cụ của LHQ:
Mỗi quốc gia cần tiến hành ngay các bước để phê chuẩn và thực hiện đầy
đủ Công ước quốc tế 1999 của LHQ về Trấn áp hoạt động Tài trợ khủng bố.
Các quốc gia cũng cần thực hiện ngay các nghị quyết của LHQ liên quan
đến việc phòng chống và trấn áp các hoạt động tài trợ khủng bố, đặc biệt là
Nghị quyết số 1373 của Hội đồng bảo an LHQ.
2. Hình sự hoá hành vi tài trợ cho khủng bố và rửa tiền kèm theo.
Mỗi quốc gia cần hình sự hoá hoạt động tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố,
hành động khủng bố và các tổ chức khủng bố. Các quốc gia cũng cần đảm bảo
rằng các tội danh này được quy định như tội phạm nguồn của tội rửa tiền.
3. Phong tỏa và tịch thu tài sản của các đối tượng khủng bố.
Mỗi quốc gia cần thực hiện ngay các biện pháp phong tỏa các nguồn tiền
và các tài sản khác của bọn khủng bố, những người tài trợ cho chủ nghĩa khủng
bố và các tổ chức khủng bố theo các Nghị quyết của LHQ liên quan tới việc
phòng chống và trấn áp tài trợ cho hoạt động khủng bố.
Từng quốc gia cũng cần thông qua và thực hiện các biện pháp, bao gồm
cả biện pháp về lập pháp, cho phép các cơ quan có thẩm quyền niêm phong và
tịch thu tài sản do thu được từ, hoặc sử dụng trong, hoặc có ý định sử dụng hay
được phân bổ để sử dụng trong tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, các hành động
khủng bố và các tổ chức khủng bố.
4. Báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến chủ nghĩa khủng bố
Nếu các định chế tài chính hoặc các doanh nghiệp hay các tổ chức khác
có nghĩa vụ đấu tranh phòng chống rửa tiền nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để
nghi ngờ rằng các nguồn vốn có liên quan hoặc dính líu hoặc sẽ được sử dụng
cho chủ nghĩa khủng bố hoặc hành động khủng bố; hay được các tổ chức khủng
bố sử dụng, những tổ chức này phải được yêu cầu báo cáo ngay các nghi vấn
của mình cho các cơ quan có thẩm quyền.
5. Hợp tác quốc tế
Trên cơ sở Hiệp ước thoả thuận hoặc cơ chế trợ giúp pháp lý đa phương
hay trao đổi thông tin, mỗi quốc gia cần tạo điều kiện cho quốc gia khác biện
pháp hỗ trợ hữu hiệu nhất có thể liên quan đến việc thi hành án dân sự và hình
sự, điều tra hành chính, các yêu cầu triệu tập và thủ tục tố tụng liên quan đến tài
trợ cho chủ nghĩa khủng bố, các hoạt động khủng bố và tổ chức khủng bố.
Các quốc gia cần tiến hành mọi biện pháp có thể nhằm đảm bảo rằng họ
không cung cấp nơi trú ngụ an toàn cho các cá nhân bị buộc tội tài trợ cho khủng
bố, các hành động khủng bố hoặc tổ chức khủng bố, và phải có sẵn các quy trình
thủ tục dẫn độ những cá nhân này trong trường hợp có thể.
6. Chuyển tiền thay thế.
Mỗi quốc gia cần tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo các cá nhân
hoặc pháp nhân, bao gồm cả các đại lý, cung cấp dịch vụ chuyển tiền hoặc tài
sản có giá trị, kể cả việc chuyển qua mạng lưới hoặc hệ thống chuyển tiền và tài
sản giá trị không chính thức, phải được đăng ký, cấp phép và là đối tượng điều
chỉnh theo các khuyến nghị của FATF được áp dụng cho ngân hàng và các định
chế tài chính phi ngân hàng. Các nước cũng cần đảm bảo rằng các cá nhân hoặc
pháp nhân khi tiến hành các dịch vụ này một cách bất hợp pháp thì bị xử phạt
hành chính, dân sự hoặc hình sự.
7. Chuyển tiền điện tử
Các quốc gia phải áp dụng các biện pháp nhằm yêu cầu các định chế tài
chính, bao gồm những người chuyển tiền đưa đầy đủ và chính xác thông tin về
người phát lệnh chuyển tiền đầu tiên (tên, địa chỉ và số tài khoản) vào các lệnh
chuyển tiền và thông báo liên quan được gửi đi và các thông tin này phải được
lưu giữ cùng lệnh chuyển tiền hay thông báo liên quan trong suốt chuỗi thanh
toán.
Các quốc gia phải tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo rằng các định
chế tài chính, bao gồm cả những người chuyển tiền, thực hiện xem xét và kiểm
soát kỹ lưỡng các khoản chuyển tiền đáng ngờ mà không chứa đựng các thông
tin về người phát lệnh chuyển tiền đầu tiên (tên, địa chỉ và số tài khoản).
8. Các tổ chức phi lợi nhuận
Các quốc gia phải xem xét lại tính đầy đủ của luật và các quy định liên
quan đến các tổ chức có thể bị lợi dụng vào hoạt động tài trợ cho chủ nghĩa
khủng bố. Các tổ chức phi lợi nhuận đặc biệt dễ bị tổn thương, và các nước cần
phải đảm bảo các tổ chức này không bị lạm dụng:
- Bởi các tổ chức khủng bố trá hình dưới các tổ chức hợp pháp;
- Để khai thác các tổ chức hợp pháp này như đường dây tài trợ cho khủng
bố, kể cả là với mục đích trốn tránh các biện pháp phong tỏa tài sản;
- Để cất giấu hoặc che đậy sự phân bổ nguồn vốn bí mật dự định dùng vào
các mục đích hợp pháp cho các tổ chức khủng bố.
9. Vận chuyển tiền tệ (ban hành ngày 22/10/2004)
Các quốc gia phải có các biện pháp phù hợp để phát hiện hoạt động vận
chuyển tiền tệ và các công cụ thanh toán không ghi danh xuyên biên giới, bao
gồm cả hệ thống khai báo hoặc nghĩa vụ khai báo khác.
Các quốc gia cần đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền được phép
ngăn chặn hoặc hạn chế không cho vận chuyển tiền tệ hoặc các công cụ thanh
toán không ghi danh khi có nghi vấn liên quan đến việc tài trợ cho khủng bố
hoặc rửa tiền, hoặc được khai báo giả mạo.
Các quốc gia cần đảm bảo rằng luôn có các chế tài hiệu quả, thỏa đáng và
mang tính răn đe trong việc xử lý người khai báo gian dối. Trong trường hợp nếu
tiền mặt hoặc các công cụ thanh toán không ghi danh có liên quan đến tài trợ cho
khủng bố hoặc rửa tiền, các quốc gia cần áp dụng các biện pháp, bao gồm cả các
biện pháp lập pháp cho phù hợp với Khuyến nghị số 3 và Khuyến nghị đặc biệt
III cho phép tịch thu tiền hoặc công cụ thanh toán đó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kim Anh, Văn Tạo, Phòng, chống rửa tiền: Kinh nghiệm của các nước và
bài học cho Việt Nam, Số 1/2010,
2. Trần Đức Bình, Chống rửa tiền: thế nào? Ra sao ?
3. Vũ Duy Cương, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Rửa tiền: một tội
phạm điển hình, tạp chí KHPL 5/2002
4. Trần Hữu Dũng, “Rửa tiền” và toàn cầu hóa,
studies.info/THDung/RuaTien_THDung.htm
5. Phương Hà, Ngoại tệ chảy ngược và những chiêu rửa tiền,
tien/70081638/87/
6. An Khang, Những thủ đoạn rửa tiền trên mạng của tội phạm Việt Nam,
7. Hoài Linh, Rửa tiền và toàn cầu hóa, theo Times,
1292158.html
8. Th.S Vương Tịnh Mạch, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí
Minh, Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế,
tung-hinh-su/2009/8058/Phong-chong-rua-tien-o-Viet-Nam-trong-boi-
canh-hoi-nhap.aspx
9. T.S. Dương Hồng Phương, Tình hình thanh toán bằng tiền mặt trong nền
kinh tế,
10. Huỳnh Bửu Sơn, Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt, Nguồn Doanh
nhân Sài Gòn cuối tuần,
SuyNgam/Luat-Phap/Chong_rua_tien_trong_nen_kinh_te_tien_mat/
11. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, Chống rửa tiền:
đừng nửa vời,
voi/55070219/88/
12. Vũ Hoài Thu, Rửa tiền - hành động vẩn đục nền kinh tế,
theo
www.launderyman.u-net.com
13. Nguyễn Thị Thu Trang (2003), Rửa tiền và chống rửa tiền – hiện tượng
và giải pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp
trường đại học Ngoại thương Hà Nội
14. Ban quản trị web, Chống rửa tiền trong hệ thống ngân hàng,
nguồn
tapchiketoan.com
15. Ban quản trị web, Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam,
chinh/phong-chong-rua-tien-o-vie.html
16. Ban quản trị web, Rửa tiền và tham nhũng luôn song hành,
voa39.cfm?CFID=372747407&CFTOKEN=36010849&jsessionid=6630f
dfcd891667e79ab3228e386e164c2b6
17. Ban quản trị web, Trận chiến chống rửa tiền, kỳ 3: Tiến tới hoàn thiện
khung pháp lý chống hoạt động rửa tiền,
3/58/3563309.epi
18. Bộ tài chính Mỹ ,Ấn phẩm của mạng lưới thi hành luật pháp về tội phạm
tài chính (FinCEN)
n_guide.html
19. FATF, 40+9 Recommendations
20. Nghị định Số 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền của Việt Nam
21. Nội san kinh tế - Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh,
tháng 3 năm 2009
22. Theo Báo Đầu tư, Dự thảo thanh toán tiền mặt: gượng ép và thiếu khả thi,
23. The Department of the Treasury and The Department of Justice, The
National Money Laundering Strategy for 1999
24. Working Group, US Money Laundering Threat Assessment 2005
25. Working Group, 2007 National Money Laundering Stratege
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- oanhk45_22.pdf