Đảm bảo bí mật khách hàng và những giao dịch của họ là một trong những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến sự thành công và uy tín của các ngân hàng Thụy Sỹ từ hàng trăm năm nay. Mọi sự can thiệp đến
tài khoản khách hàng, nếu có, phải theo đúng luật, còn bình thường thông tin về tài khoản chỉ chủ nhân,
những người thụ hưởng và ngân hàng có quyền được biết.
“Tuy nhiên, đảm bảo bí mật ở đây không phải là tuyệt đối”.
Tại Thụy Sỹ có luật chống rửa tiền, các ngân hàng không được tham gia chuyển ngân lậu hay có
liên quan đến tội phạm.Luật pháp nước này quy định chi tiết trường hợp nào thì bí mật ngân hàng phải
được hé mở một p hần. Cụ thể là nếu công dân Thụy Sỹ bị nghi phạm tội hình sự t hì các cơ quan điều tra
có thể trình cho ngân hàng quyết định của tòa án để lấy những thông tin cần thiết. Điều khoản này cũng áp
dụng đối với công dân nước ngoài, song mức độ đến đâu thì còn do hiệp định ký với từng nước quy định.
Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ, đất nước này có 338 ngân hàng các loại thì có
148 là của nước ngoài. Thụy Sỹ và các ngân hàng nước này từ lâu đã được hưởng lợi từ luật bảo vệ bí
mật. Người ta coi ngân hàng Thụy Sỹ là nơi cất giữ tài sản an toàn nhất và gửi rất nhiều tiền vào Thụy Sỹ.
Hiện nay số tiền gửi tại Thụy Sỹ của khách hàng trên khắp thế giới có thể lên tới vài n gàn tỷ USD, đem lại
cho nền kinh tế Thuỵ Sỹ những nguồn lợi lớn. Các dòng tiền nước ngoài đổ vào nhằm tìm kiếm một nơi
trú ẩn an toàn đã tạo nên một mức lãi suất thấp, tạo điều kiện cho các công ty trong nước tiếp cận nguồn
vốn vay với giá cực rẻ trong nhiều thập kỷ.
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền Thiên đường thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được sự hấp dẫn để
thành lập công ty con hoặc di chuyển đến đây. Điều này tạo ra một tình huống cạnh tranh thuế giữa các
chính phủ.
Những lợi thế của thiên đường thuế được xem trong bốn trường hợp chính:
Cá nhân cư trú: Kể từ đầu thế kỷ 20, các cá nhân giàu có từ các khu vực pháp lý thuế
cao đã tìm cách di dời đến các khu vực pháp lý thuế thấp.
Tài sản đang nắm giữ: Chức năng của thiên đường thuế ở đây là để giữ tài sản, trong đó
có thể bao gồm một danh mục đầu tư theo công ty quản lý kinh doanh, hoặc các nhóm,
các tài s ản vật chất như bất động sản …. Bản chất của thoả thuận như vậy là bằng cách
thay đổi quyền sở hữu của tài sản thành một thực thể không phải là cư dân trong phạm vi
quản lý thuế cao, họ không còn phải chịu thuế trong thẩm quyền đó. Cơ chế thường được
sử dụng để tránh thuế suất cụ thể.
Thương mại và hoạt động kinh doanh khác: Nhiều doanh nghiệp mà không đòi hỏi
một vị trí địa lý cụ thể, lao động phong phú được thiết lập trong thiên đường thuế, để
giảm thiểu tiếp xúc với thuế. Có lẽ minh họa tốt nhất của việc này là số lượng các công ty
tái bảo hiểm đã di cư tới Bermuda trong những năm qua.
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
26
Tài chính trung gian: Phần lớn các hoạt động kinh tế trong thiên đường thuế là các dịch
vụ tài chính chuyên nghiệp như quỹ tương hỗ, ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ và lương
hưu. Nói chung các khoản tiền gửi với các trung tâm tài chính trung gian trong phạm vi
quản lý thuế thấp và sau đó các trung tâm sẽ dùng số tiền này để cho vay hoặc đầu tư
(thường trở lại vào một khu vực có mức thuế cao hơn).
Thiên đường thuế thường là các nước nhỏ, họ là những nước giàu có, và họ có tổ chức quản trị
chất lượng cao, đặc biệt bao gồm một hoặc nhiều các trung tâm tài chính hải ngoại.
1.2 Các nhân tố cần xem xét trong việc xác định một khu vực là “thiên đường thuế” hay
không?
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định có ba điều kiện quan trọng trong việc
xem xét việc một khu vực là một thiên đường thuế:
Các loại thuế Nil (bằng không) hoặc chỉ mang tính danh nghĩa (nói chung hoặc
trong trường hợp đặc biệt), được xem là một nơi được sử dụng bởi người không cư
trú để thoát khỏi thuế cao trong đất nước của họ cư trú.
Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân. Nơi ẩn trú thuế thường có luật pháp hoặc các hoạt
động hành chính, theo đó các doanh nghiệp và cá nhân có thể được hưởng lợi từ các quy
tắc nghiêm ngặt và bảo vệ khác chống lại sự giám sát của cơ quan thuế nước ngoài. Điều
này ngăn cản truyền thông tin về người nộp thuế đang được hưởng lợi từ các cơ quan
thuế thấp.
Thiếu minh bạch. Một sự thiếu minh bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật, các quy
định pháp lý hoặc hành chính là một yếu tố được sử dụng để xác định nơi ẩn trú thuế.
OECD khẳng định rằng pháp luật nên được áp dụng một cách công khai và nhất quán, và
rằng những thông tin cần thiết cho một cơ quan thuế nước ngoài để xác định một tình
huống của người nộp thuế là có sẵn.
Trong việc quyết định một khu vực là một thiên đường thuế hay không, điều kiện đầu tiên để
xem xét là liệu có thuế nil hoặc danh nghĩa hay không. Nếu điều kiện này tồn tại thì phải phân tích hai
điều kiện tiếp theo là có hoặc không có một sự trao đổi thông tin và tính minh bạch trong khu vực đó.
Điều kiện thuế nil hoặc danh nghĩa là không đủ để mô tả một khu vực như là một thiên đường thuế.
II. Một số thiên đường thuế trên thế giới hiện nay
Một số “thiên đường thuế” nổi tiếng trên thế giới chủ yếu tập trung ở vùng biển Caribe và Thái Bình
Dương, bao gồm Bermuda, British Virgin Islands (BVI), Quần đảo Cayman, Jersey, Luxembourg, New Zealand,
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
27
Singapore, Bahamas, Panama, T iểu bang Delaware (Mỹ), Thụy Sỹ, London (Anh), Ireland, Bỉ, Hồng Kông,
Guernsey, Isle of Man…
1. Tiểu bang Delaware, Mỹ
Tiểu bang Delaware là nơi đăng ký kinh doanh của khoảng 50% tập đoàn lớn nhất thế giới, được
xem là một “thiên đường thuế” đối với các doanh nghiệp ngay trên đất Mỹ. Có quá nửa số công ty đại
chúng trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ (Fortune 500) đăng ký tại bang này để hưởng
mức thuế suất thấp và được bảo vệ bí mật thuế má. Tên tuổi những doanh nghiệp lấy nơi đây làm địa chỉ
không khỏi khiến người ta choáng váng: hãng hàng không American Airlines, “đại gia” công nghệ Apple,
ngân hàng Bank of America, tập đoàn Berkshire Hathaway, Cargill, Coca-Cola, Ford, General Electric,
Google, JP Morgan Chase và Wal-Mart. Năm 2011, 133.297 doanh nghiệp mở mới ở đây. Số lượng doanh
nghiệp đăng ký trụ sở ở Delaware thậm chí còn nhiều hơn so với số dân bang Delaware. Hiện có 945.326
doanh nghiệp đóng trụ sở ở Delaware trong khi tổng số dân của bang là 897.934.
Không chỉ doanh nghiệp, công ty lớn bị hấp dẫn với 1209 North Orange và nhiều địa chỉ khác tại
Delaware, rất nhiều công ty kém nổi tiếng và hoạt động mờ ám hơn cũng đổ xô đến Delaware. Ví dụ như
cho đến gần đây, 1209 Delaware được người ta nhớ đến như địa chỉ kinh doanh của Timothy S. Durham –
siêu lừa Madoff miền trung tây nước Mỹ.
Hàng loạt tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và rất nhiều “doanh nghiệp ma” đã tìm đến Delaware với
hy vọng hưởng mức thuế thấp, né quy định điều tiết…Giới chức địa phương tại Delaware lo ngại về khả
năng ngoài nhiều doanh nghiệp hợp pháp, không ít kẻ buôn ma túy, tham nhũng và rửa tiền sẽ đến
Delaware ngày một nhiều hơn. Việc thành lập một “công ty che chắn” hay “công ty vỏ bọc” (shell
company) ở đây vô cùng dễ dàng, sẽ chẳng ai chất vấn điều đó.
Ông Lanny A. Breuer, trợ lý cho tổng chưởng lý bang Delaware thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, khẳng định:
“Các công ty vỏ bọc có thể coi như công cụ hữu hiệu nhất để rửa tiền và tiến hành các hoạt động phi pháp.
Vấn đề pháp lý ở đây không nhỏ. Một băng nhóm tội phạm dễ dàng lập ra một tập đoàn vỏ bọc và sử dụng
hệ thống ngân hàng, chúng ta cần phải ngăn chặn điều này.”
Trong những thời điểm kinh tế Mỹ khó khăn, trong khi nhiều bang thèm khát từng đồng thuế, bang
Delaware vẫn mạnh về tài chính. Giới chức của nhiều bang khác phàn nàn rằng môi trường thân thiện với
doanh nghiệp của Delaware đã cướp đi của họ hàng tỷ USD tiền thuế. Quan chức đứng đầu Cayman
Islands, thiên đường của nhiều quỹ đầu cơ bí mật, cho rằng các quy định tại bang Delaware hiện nay lỏng
lẻo hơn cả Cayman Islands, nơi khiến lãnh đạo hàng đầu nước Mỹ “điên đầu”.Nhiều tổ chức quốc tế, gần
đây nhất phải kể đến Ngân hàng Thế giới, lên tiếng chỉ trích chính sách tại Delaware.
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
28
Đầu thế kỷ 20, chính quyền bang đã tạo ra được môi trường thân thiện với doanh nghiệp cùng với
chính sách ưu đãi thuế để thu hút các công ty từ New York, New Jersey và nhiều nơi khác. Phần lớn
doanh nghiệp đóng trụ sở ở đây đều có thể sử dụng mọi công cụ pháp lý để giảm được thuế phải đóng.
Tổng thống Obama từng không ngừng chỉ trích khu vực Caymans với lý do khiến hàng tỷ tiền thuế
bị thất thoát. Thế nhưng tại Delaware, người ta chỉ mất khoảng 1 tiếng để thành lập xong một công ty và
bang Delaware muốn thu hút doanh nghiệp đến mức văn phòng đăng ký kinh doanh mở cửa từ thứ Hai
đến tận 10h30 tối thứ Sáu. Thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Delaware cực kỳ đơn giản. Việc thành lập
các công ty vỏ bọc không có nhân viên, tài sản và hoạt động kinh doanh nào rất dễ dàng, bang sẽ không
quan tâm đến việc bạn là ai hay bạn kinh doanh cái gì. Hàng loạt doanh nghiệp lớn trên thế giới tìm đến
Delaware bởi họ nhận được những ưu đãi mà họ không thể có được ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.Hệ
thống thuế của Delaware mang đến cho bang món hời lớn. Ở thời điểm chính quyền nhiều bang khốn khổ
trong bối cảnh kinh tế khó khăn, năm 2011, Delaware thu được 860 triệu USD tiền thuế từ các doanh
nghiệp “vắng mặt”. Số tiền thuế trên tương đương khoảng 25% tổng ngân sách của bang.
Doanh nghiệp cũng dễ dàng giảm thuế nếu đăng ký kinh doanh tại Delaware. Hiện Delaware đứng
đầu trong danh sách “thiên đường thuế” tại Mỹ cũng như ở nước ngoài bởi bang cho phép các công ty
giảm thuế ở bang khác tại Mỹ, cụ thể là ở bang mà công ty đó thực sự làm kinh doanh hay đóng trụ sở
chính. Công ty sẽ chuyển các khoản doanh thu về công ty ở Delaware nơi mà họ không bị đánh thuế. Thủ
thuật né thuế này được biết đến với tên gọi “Delaware loophole”. Trong thập kỷ qua, chiến lược né thuế
đã giúp các công ty giảm được 9,5 tỷ USD tiền thuế mà lẽ ra họ phải nộp.
Chính quyền nhiều bang khác không thể làm ngơ. Chính quyền bang Pennsylvania bất bình tuyên
bố rằng họ đang bị cướp đi nhiều đồng đôla tiền thuế. Rất nhiều công ty đang khai thác khí đốt tại
Pennsylvania trên thực tế lại đăng ký kinh doanh ở Delaware.
David Finzer, CEO của Capital Conservator, cho biết: “Delaware là bang yêu cầu lượng thông tin
phải công khai ít nhất. Nhìn chung, chẳng cần thông tin gì cả. Delaware có những công ty bí mật nhất thế
giới và là nơi dễ thành lập công ty hơn bất kỳ nơi nào.Khoảng hơn 50% tập đoàn lớn trên thế giới đăng ký
kinh doanh tại Delaware.Tại sao?Vì Delaware giúp cho các công ty ẩn danh tốt nhất, điều mà nhiều thiên
đường thuế khác ở nước ngoài không làm được.”
Những gì đang diễn ra tại Delaware không khỏi khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ “phát
điên”.Quy định về thuế tại Delaware còn lỏng lẻo hơn Isle of Man, Jersey và Caymans. Hơn nữa, khi đăng
ký tại Delaware, doanh nghiệp có thể mở tài khoản ngân hàng tại bất kỳ đâu với địa chỉ tại Mỹ.Anthony
B. Travers, chủ tịch sở giao dịch chứng khoán Cayman Islands kiêm cựu chủ tịch Hiệp hội dịch vụ tài
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
29
chính Cayman, bực tức: “Người ta có thể mở công ty ở Delaware mà không cần phải có tài khoản ngân
hàng tại Mỹ, không cần nộp nhiều giấy tờ và thậm chí còn chẳng ai biết chủ sở hữu công ty là ai. Mọi
chuyện cần phải công bằng hơn, Delaware cần phải bị buộc tuân thủ quy chuẩn như Caymans.”
Nhiều tập đoàn tại Mỹ tìm đến Caymays bởi vô số lý do. Ở đây, họ có thể hoạt động khá bí mật,
thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài, né quy định điều tiết chặt chẽ và hưởng mức thuế thấp. Nhưng
Delaware còn tuyệt vời hơn Caymans ở chỗ các công ty Mỹ vẫn phải chuyển lợi nhuận kiếm được ở nước
ngoài từ Caymans và nộp thuế theo quy định liên bang, còn tại Delaware, họ không phải làm vậy.
Delaware không phải bang duy nhất đi theo hướng của một thiên đường thuế. Ba bang khác tại Mỹ
bao gồm Nevada, Wyoming và Oregon cũng rất nỗ lực tạo điều kiện cho các công ty vỏ bọc phát triển.
Trong 4 bang kể tên trên, Delaware vẫn khác biệt bởi quy định lỏng lẻo nhất và đảm bảo sự ẩn danh tốt
nhất cho các công ty.Năm 2009, nước Mỹ đứng đầu về chỉ số bí mật tài chính (Financial Secrecy Index -
FSI), cao hơn thứ hạng của Luxembourg và Thụy Sỹ. Tổ chức xếp hạng chỉ ra hệ thống quy định tại
Delaware khiến họ đưa ra xếp hạng như vậy.
CT là một đại diện tổ chức trung gian, đại diện cho khoảng 30% doanh nghiệp đăng ký tại
Delaware và 60% công ty trong nhóm công ty thuộc Fortune 500. CT cho biết trước khi nhận đại diện,
công ty sẽ tìm kiếm công ty trong danh sách bị cấm hoạt động kinh doanh tại Mỹ.
Việc lập chi nhánh tại Delaware cực kỳ phổ biến với nhiều công ty năng lượng và khai mỏ như
Exxon, Chevron và Rio Tinto. Trong nhóm 10 công ty, tập đoàn năng lượng lớn nhất, khoảng 915 chi
nhánh đã được thành lập tại Delaware trong khi đó con số này tại Thụy Sỹ và Caymans lần lượt là 51 và
49.
2. Quần đảo Virgin (British Virgin Islands)
Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI), có diện tích khoảng 153 km2 và dân số 27,800 người, là một
trong những “thiên đường thuế” nổi tiếng và áp đảo về FDI vào Việt Nam khi đứng vị trí thứ 5 t rong tổng
số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Top 10 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2012)
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
30
BVI hiện nay là một trong những thiên đường thuế trên thế giới vì nhiều lý do.
Thứ nhất, phải nói đến chính sách thuế. Công ty BVI và cổ đông không phải chịu bất kỳ khoản
thuế nào đánh vào thu nhập công ty, vào cổ phần, chứng khoán hay lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cổ
phần hay cổ tức. Ngoài ra, cũng không có bất kỳ loại thuế nào đánh vào tài sản thừa kế hay tài sản tặng từ
cổ đông hay của công ty cho một bên thứ ba.Vì vậy, BVI được coi là thiên đường về thuế (tax haven) nơi
nghĩa vụ tài chính của công ty với chính quyền, nếu có, chỉ là phí thành lập và duy trì công ty hàng năm.Ở
đây có một điểm lưu ý quan trọng là để được hưởng chính sách miễn thuế, công ty BVI không được quyền
kinh doanh với tổ chức, cá nhân nội địa.Các công ty BVI được thành lập chỉ cho mục đích hoạt động kinh
doanh ngoài lãnh thổ BVI mà thôi.
Thứ hai , hình thức doanh nghiệp đa dạng, bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần (theo nghĩa
của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam) có hay không có vốn điều lệ, công ty TNHH/cổ phần được thành
lập bởi cam kết thanh toán của cổ đông (guaranteed company), công ty trách nhiệm vô hạn...
Thứ ba, thủ tục thành lập dễ dàng.Đạo luật điều chỉnh công ty hiện hành tại BVI là Đạo luật công
ty kinh doanh BVI năm 2004 (BVI Business Companies Act 2004).Đạo luật này được coi là một trong
những đạo luật về công ty trao nhiều quyền định đoạt cho các bên và ít quy định bắt buộc của cơ quan
quản lý nhất thế giới.
Về cơ bản, các bên có quyền thỏa thuận mọi điều khoản trong điều lệ (articles of association) và
thỏa thuận thành lập (memorandum of association) sao cho đáp ứng đúng nhu cầu của các bên khi thành
lập một doanh nghiệp.
Ví dụ: Đạo luật công ty BVI cho phép công ty: (i) được thành lập với tối thiểu một cổ đông và một
thành viên hội đồng quản trị; (ii) công ty không cần phải có thư ký (cơ quan có chức năng gần giống ban
kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam); (iii) không có yêu cầu về vốn pháp định hoặc phải duy trì
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
31
mức vốn tối thiểu nào đó; (iv) cổ phần có thể có hoặc không có mệnh giá, được phát hành theo bất kỳ loại
tiền tệ nào hoặc bởi nhiều loại tiền tệ đồng thời; (v) cổ phiếu có thể là ghi danh hoặc không ghi danh (bất
kỳ người nào giữ cổ phiếu là cổ đông công ty); (vi) không phải lập sổ sách công ty và không phải nộp sổ
sách này cho cơ quan đăng ký; (vii) không phải nộp báo cáo tài chính hàng năm; (viii) các bên có quyền tự
thỏa thuận về tỷ lệ số phiếu cần thiết để tổ chức cuộc họp và thông qua một nghị quyết hay quyết định;
(ix) công ty có quyền mua lại cổ phần của mình mà không có hạn chế... Ngoài ra, tại BVI cũng không có
bất kỳ quy định nào về quản lý ngoại hối.
Thứ tư, lệ phí thành lập và duy trì công ty thấp.Lệ phí thành lập thông thường là 350 Đô la Mỹ và
lệ phí duy trì hàng năm là số tiền tương tự. Thù lao cho công ty luật hoặc công ty tư vấn giúp thành lập
công ty vào khoảng từ 1.000 - 1.500 Đô la. Việc thành lập công ty cũng nhanh chóng, trong vòng hai đến
ba ngày.Nếu sử dụng dịch vụ của công ty luật hoặc công ty tư vấn thì có thể thành lập công ty ngay trong
ngày.
Thứ năm là tính bí mật về danh tính cổ đông. Khi thành lập, công ty BVI phải nộp văn kiện thành
lập công ty , bao gồm thỏa thuận thành lập và điều lệ cho cơ quan đăng ký tại BVI (Registry of Corporate
Affairs) và công chúng có quyền tiếp cận các văn kiện này. Tuy nhiên luật không yêu cầu các bên phải
nêu trong văn kiện thành lập thông tin về cổ đông, thành viên hội đồng quản trị hay quan chức khác.Ngoài
ra, luật cũng cho phép các bên được chỉ định người đứng tên thay mình (nominee) là cổ đông hay thành
viên hội đồng quản trị trong công ty.Như vậy, về cơ bản chủ sở hữu/cổ đông công ty hoàn toàn nặc danh
với thế giới bên ngoài.
Vì những điều kiện thông thoáng trong việc thành lập và hoạt động công ty nên có nhiều quan ngại
về hoạt động không hợp lệ của công ty BVI, cụ thể như sau:
Rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố: Đã có rất nhiều cáo buộc trên thế giới rằng nhiều công ty BVI
được thành lập để phục vụ cho hành vi rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
Trốn thuế. Cổ đông công ty BVI có thể trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận về công ty BVI mà
không khai báo về lợi tức với cơ quan thuế nơi cổ đông cư trú.
Để đối phó với tình trạng này, Liên hiệp châu Âu (EU) đã thỏa thuận với một số khu vực thiên đường thuế
(bao gồm cả BVI) về việc chia sẻ thông tin về lợi nhuận của cư dân EU tại các khu vực này. Theo đó,
hoặc các khu vực trên chia sẻ thông tin chi tiết về tài khoản và lợi nhuận của cư dân EU cho nước thành
viên EU hoặc phải áp mức thuế khấu trừ tại nguồn là 20% trên lợi tức mỗi cá nhân. Khu vực thiên đường
thuế sẽ trực tiếp thu khoản 20% này và sau đó chuyển cho nước thành viên EU nơi cư dân đó cư trú.
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
32
Chuyển giá (transfer pricing). Lợi nhuận sẽ được chuyển về BVI chứ không phải nơi xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ.
Lấy ví dụ một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu gạo A tại Việt Nam thành lập ở BVI hoặc
Singapore (cũng được coi là thiên đường về thuế) một công ty B. Lẽ thường khi có khách hàng C đặt hàng
thì A sẽ bán hàng trực tiếp cho C và A sẽ nộp thuế cho cơ quan thuế Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh thuế,
A sẽ bán hàng cho công ty con của mình là B với mức giá bằng hoặc cao hơn một chút so với giá vốn. Sau
đó B sẽ bán lại cho C với giá thỏa thuận (vốn cao hơn rất nhiều giá A bán cho B). Lợi nhuận từ giao dịch
này, vì lẽ đó, sẽ nằm ở thiên đường thuế BVI hoặc Singapore.
Trường hợp chuyển giá cũng được áp dụng tương tự khi một bên nước ngoài bán hàng cho một
bên Việt Nam nhưng thông qua một giao dịch trung gian với một công ty BVI.
Thao túng. Các công ty BVI thường được thành lập cho một mục đích cụ thể nào đó, có thể là hợp
pháp như sở hữu một khối tài sản nhất định, niêm yết trên thị trường nước ngoài, tránh tai tiếng
(nếu có) với công ty mẹ hay có thể là mục đích bất hợp pháp.
Trong vụ phá sản của Enron năm 2001, Ban giám đốc Enron trước đó đã thành lập một số doanh
nghiệp tại BVI nhằm mục đích thao túng giá cổ phiếu của Enron.Cuộc khủng hoảng thế chấp nhà đất của
Mỹ gần đây cũng lộ ra rằng nhiều nợ xấu của ngân hàng đã được chuyển cho công ty BVI thành viên để
bảo đảm sổ sách kế toán của ngân hàng mẹ là sạch (ngân hàng vẫn tiếp tục có lãi nhưng thực tế thì đang lỗ
nặng).
Lừa đảo. Vì lý do thành lập và giải thể quá dễ dàng cũng như tính hữu hạn và nặc danh của cổ
đông, công ty BVI có thể được thành lập để phục vụ cho mục đích lừa đảo.
Ở Việt Nam đã xảy ra một vụ theo đó bên đối tác mua hàng đã dành được một số tín nhiệm ban
đầu của bên bán Việt Nam. Khi ký kết hợp đồng mua bán, bên mua hàng cũng sử dụng đúng tên mà mình
thường giao dịch với bên Việt Nam.Chỉ có một điểm khác biệt duy nhất là trong hợp đồng công ty mua lại
là công ty được thành lập tại BVI mà không phải là công ty mẹ tại chính quốc.Bên bán không biết về việc
này mà giao hàng cho công ty BVI.Sau khi nhận xong hàng, công ty BVI bỗng bốc hơi. Việc truy đòi
trách nhiệm của công ty BVI cũng như đối tác giao dịch ban đầu (công ty mẹ) là điều hoàn toàn không
khả thi cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn cho công ty Việt Nam. Vì một số quan ngại như trên, doanh nghiệp
và nhà quản lý Việt Nam nên cẩn trọng hơn về mặt pháp lý và nghĩa vụ tài chính đối với công ty có nguồn
gốc BVI.
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
33
3. Bermuda
Là một quần đảo nhỏ với diện tích lãnh thổ chỉ vỏn vẹn 53.3 km², “thiên đường thuế” Bermudal là
địa chỉ đăng ký kinh doanh ưu thích của các công ty Mỹ. Nhiều doanh nghiệp chuyển trụ sở tới các “thiên
đường thuế” như Bermunda để tận dụng thuế suất ưu đãi, trong khi hoạt động thực tế vẫn duy trì trên đất
Mỹ. Gần đây nhất, “gã khổng lồ” Goolge bị nghi ngờ đã trốn 2 tỷ USD tiền thuế năm 2011 bằng cách
chuyển giá vào một công ty tại đây.
Bermuda không đánh thuế thu nhập cá nhân nhưng là một trong những lãnh thổ đánh thuế tiêu
dùng cao nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, lãnh thổ này còn đánh thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập
khẩu thay cho hệ thống thuế thu nhập. Thuế tiêu dùng của Bermuda tương đương với thuế thu nhập áp
dụng đối với những người dân trong lãnh thổ nhằm cung cấp nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng và dự
án công.
Hệ thống thuế tại Bermuda phụ thuộc vào các loại thuế nhập khẩu, thuế nhu nhập và thuế tiêu
dùng trong khi hệ thống pháp lý lại xuất phát từ Anh nên phụ thuộc vào phán quyết cuối cùng của tòa án
Anh. Các việc làm trong lĩnh vực công, hoạt động kinh doanh ở nước ngoài và du lịch là các lĩnh vực lớn
nhất của nền kinh tế Bermuda. Tuy nhiên một báo cáo được công bố vào tháng 9/2009 cho thấy ngày càng
có nhiều công ty đang chuyển từ Bermuda sang Ireland và Thụy Sĩ nhằm tìm kiếm một môi trường hoạt
động ổn định hơn. Dịch chuyển tới Ireland và Thụy Sỹ ở mức độ nào là tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
Một số công ty như hãng khoan dầu ngoài khơi Transocean hay hãng dịch vụ dầu khí Weatherford thì
muốn chuyển toàn bộ ban lãnh đạo cao cấp tới Thụy Sỹ. Trong khi đó, hãng sản xuất các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe Covidien thì muốn rời trụ sở chính tới Dublin, nhưng vẫn duy trì ban lãnh đạo cao cấp tại
bang Massachussett, Mỹ.
Các chuyên gia về thuế dự báo, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn ở những công ty vẫn đang đăng ký
kinh doanh ở các quần đảo “thiên đường thuế”. Theo ước tính của hãng nghiên cứu Capital IQ, ba quần
đảo Bermuda, Caymans và British Virgin vẫn là “nhà” của 55 công ty với giá trị vốn hóa thị trường trên
500 triệu USD. Các chuyên gia cho rằng, các hãng bảo hiểm sẽ là đối tượng doanh nghiệp tiếp theo
chuyển khỏi các quần đảo này.
Đảo quốc này hiện là nơi đặt đại bản doanh của 11/35 công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới. Đây
chính là loại doanh nghiệp mà Washington đang nhắm đến trong nỗ lực tăng thu ngân sách giữa thời suy
thoái. Nghiên cứu của Chính phủ Mỹ vào năm 2007 cho thấy 83/100 tập đoàn lớn nhất có niêm yết trên thị
trường chứng khoán của Mỹ có công ty con ở các thiên đường thuế, trong đó có Bermuda. Tính tổng cộng,
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
34
có hơn 15,000 công ty quốc tế được miễn thuế đã đăng ký với Cơ quan Đăng ký Kinh doanh tại Bermuda
nhưng hầu hết đều không có văn phòng và nhân viên.
Tại Việt Nam, Bermuda là một trong ba quần đảo có lượng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Tính đến 20/11/2012, Bermuda có tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam là 211.6 triệu USD, xếp vị trí
33 trong tổng số 98 đối tác nước ngoài đầu tư t rực tiếp vào Việt Nam.
4. Cayman Islands
Cayman Islands là một quần đảo nhỏ nhưng cũng có thể được xem là một trung tâm tài chính lớn
trên thế giới có tổng diện tích 264 km
2
với số doanh nghiệp nhiều hơn số dân. Cayman nổi tiếng vì mức
độ bảo mật thông tin cao và thuế suất thấp. Vina Capital, IndochinaCapital, Mekong Capital, Quỹ đầu tư
Manulife, Saigon Asset Management Corporation đều là những công ty quản lý quỹ hoạt động mạnh tại
Việt Nam đến từ Cayman.Quần đảo Cayman là điểm đến hấp dẫn của những người giàu có. Một phần vì
nơi này không có thuế thu nhập cá nhân, thuế thặng dư vốn hay những khoản đóng góp bắt buộc cho an
sinh xã hội.
Người dân Cayman có mức sống cao nhất tại vùng biển Caribe với thu nhập bình quân 571316
USD. Theo số liệu của CIA World Factbook, GDP bình quân đầu người của Quần đảo Cayman cao thứ 14
trên thế giới (năm 2011).Người dân và các doanh nghiệp tại quần đảo này không phải nộp thuế nên không
có các loại thuế như thuế thu thập cá nhân, thuế thặng dư vốn và thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần lớn
nguồn thu của Chính phủ đến từ việc đánh thuế gián tiếp. Các hàng hóa nhập khẩu vào Cayman bị đánh
mức thuế từ 5%-22% (riêng các loại xe ô tô bị đánh thuế tới 29.5%-100%).
Quần đảo Cayman là một trung tâm tài chính quốc tế lớn với các lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng,
thành lập quỹ đầu cơ và đầu tư, sản phẩm chứng khoán hóa, bảo hiểm nội bộ và các hoạt động doanh
nghiệp nói chung. Việc ban hành các quy định và giám sát lĩnh vực dịch vụ tài chính thuộc trách nhiệm
của Cơ quan Tiền tệ Quần đảo Cayman (CIMA). Ngoài ra, Cayman là trung tâm ngân hàng lớn thứ 5 trên
thế giới với tổng vốn huy động lên đến 1.5 ngàn tỷ USD. Quần đảo này gồm 279 ngân hàng (số liệu từ
tháng 6/2008), trong đó đến 260 ngân hàng được cấp phép chỉ để hoạt động trên thị trường quốc tế còn
hoạt động trong nước rất giới hạn. Lĩnh vực dịch vụ tài chính đóng góp 1.46 tỷ USD vào GDP năm 2007
(chiếm 55% tổng quy mô nền kinh tế), tạo ra 36% công ăn việc làm và mang lại 40% nguồn thu cho Chính
phủ.
Năm 2010, Cayman đứng thứ 5 t rên thế giới xét về giá trị nguồn vốn huy động tại quần đảo này và
đứng thứ 6 toàn cầu xét về tài sản. 40 trong số 50 ngân hàng lớn nhất thế giới đã thành lập chi nhánh tại
Cayman, trong đó cóHSBC, Deutsche Bank, UBS và Goldman Sachs. Ngoài ra còn có một số nhà cung
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
35
cấp dịch vụ khác, bao gồm các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới; các công ty luật như Maples & Calder
và các công ty quản lý tài sản như tập đoàn tư vấn tài chính và ngân hàng tư nhân Rothschilds. Kể từ khi
ban hành bộ luật về quỹ tương hỗ vào năm 1993 được nhiều nước trên thế giới áp dụng theo, Quần đảo
Cayman đã xây dựng được các quy định về quỹ đầu cơ nước ngoài hàng đầu thế giới. Tháng 6/2008, quần
đảo này đã chấp thuận 10,000 đơn đăng ký của các quỹ đầu cơ và trong năm kết thúc tháng 6/2008, CIMA
báo cáo tốc độ tăng trưởng ròng của các quỹ đầu cơ là 12%.
5. Thụy Sỹ - Thiên đường của các ngân hàng
5.1 Ngân hàng Thụy Sỹ - nơi gửi tiền đáng tin cậy
a. Đảm bảo bí mật khách hàng
Thụy Sĩ, quốc danh hiện tại làLiên bang Thụy Sỹ,là một quốc giaTây Âunghèo nàn về tài nguyên
thiên nhiên. Song, Thụy Sỹ lại có mức phát triền vững mạnh đáng kể trên toàn cầu, tuy là nước nhỏ về
diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sỹ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và
hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ đã nổi danh
về vấn đề bảo mật cho khách hàng từ cách đây khoảng 300 năm. Với tôn chỉ hoạt động: "Giữ bí mật tuyệt
đối", cơ chế này được chính phủ bảo trợ triệt để thông qua luật pháp nghiêm ngặt.
Năm 1934, Quốc hội Thụy Sỹ đã thông qua Bộ luật ngân hàng đầu tiên ở phương Tây – trong đó
hệ thống hóa các quy định về tính bảo mật và xử lý vi phạm. Luật này quy định: Các ngân hàng Thụy Sỹ
đều phải thực hiện chế độ mật mã để bảo đảm giữ bí mật tuyệt đối cho khách hàng. Bất cứ người nước
ngoài hoặc chính phủ nước ngoài nào, thậm chí cả Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Chính phủ và Toà án
của Thụy Sỹ, đều không có quyền can thiệp, điều tra và xử lý tiền gửi tại ngân hàng Thụy Sỹ của bất cứ
người nào, dù họ là người không có quốc tịch Thụy Sỹ, trừ phi có đủ chứng cứ để chứng minh người gử i
tiền có hành vi phạm tội. Các cơ quan thuế vụ nước ngoài cũng không thể thu thuế khi tài sản của công
dân nước họ đang được cất giữ tại đây. Ngay cả ngành thuế vụ Thụy Sỹ, cũng không thể thâm nhập được.
Ngân hàng Thụy Sỹ không hồi đáp bất cứ yêu cầu nào về thông tin khách hàng của các cơ quan thuế nước
ngoài. Luật pháp Thụy Sỹ cũng cho phép bắt giữ những người vào ngân hàng động tới vấn đề tiền bạc mà
nói sai số tài khoản bí mật.
Theo luật Thụy Sỹ, ngân hàng phải biết bạn là ai trước khi chấp thuận mở tài khoản.Ngân hàng
Thụy Sỹ cung cấp rất nhiều loại tài khoản cho khách hàng, nhưng nổi tiếng nhất là tài khoản ẩn danh hay
còn gọi là tài khoản số (anonymous/secret numbered account). Thay vì mang tên khách hàng, tài khoản lại
mang số nào đó. Ngân hàng Thụy Sỹ dành riêng mật mã khác với mật mã của người dân Thụy Sỹ cho
những người ngoại quốc gửi tiền tại Ngân hàng. Những danh sách về tính khách hàng được bảo vệ vô
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
36
cùng cẩn thận tại những tủ sắt khóa rất kỹ. Danh tính của khách hàng gửi tiền thậm chí còn không xuất
hiện trên hệ thống máy tính chung của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng chỉ có thể biết mật mã và báo cho
khách hàng số dư biến động tại ngân hàng, khi được chính thân chủ cung cấp bí số sau khi kiểm soát qua
nhiều lần số mật mã.
Đảm bảo bí mật khách hàng và những giao dịch của họ là một trong những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến sự thành công và uy tín của các ngân hàng Thụy Sỹ từ hàng trăm năm nay. Mọi sự can thiệp đến
tài khoản khách hàng, nếu có, phải theo đúng luật, còn bình thường thông tin về tài khoản chỉ chủ nhân,
những người thụ hưởng và ngân hàng có quyền được biết.
“Tuy nhiên, đảm bảo bí mật ở đây không phải là tuyệt đối”.
Tại Thụy Sỹ có luật chống rửa tiền, các ngân hàng không được tham gia chuyển ngân lậu hay có
liên quan đến tội phạm.Luật pháp nước này quy định chi tiết trường hợp nào thì bí mật ngân hàng phải
được hé mở một phần. Cụ thể là nếu công dân Thụy Sỹ bị nghi phạm tội hình sự thì các cơ quan điều tra
có thể trình cho ngân hàng quyết định của tòa án để lấy những thông tin cần thiết. Điều khoản này cũng áp
dụng đối với công dân nước ngoài, song mức độ đến đâu thì còn do hiệp định ký với từng nước quy định.
Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ, đất nước này có 338 ngân hàng các loại thì có
148 là của nước ngoài. Thụy Sỹ và các ngân hàng nước này từ lâu đã được hưởng lợi từ luật bảo vệ bí
mật. Người ta coi ngân hàng Thụy Sỹ là nơi cất giữ tài sản an toàn nhất và gửi rất nhiều tiền vào Thụy Sỹ.
Hiện nay số tiền gửi tại Thụy Sỹ của khách hàng trên khắp thế giới có thể lên tới vài ngàn tỷ USD, đem lại
cho nền kinh tế Thuỵ Sỹ những nguồn lợi lớn. Các dòng tiền nước ngoài đổ vào nhằm tìm kiếm một nơi
trú ẩn an toàn đã tạo nên một mức lãi suất thấp, tạo điều kiện cho các công ty trong nước tiếp cận nguồn
vốn vay với giá cực rẻ trong nhiều thập kỷ.
Việc các ngân hàng của Thụy Sỹ giữ bí mật tuyệt đối, không cung cấp thông tin của khách hàng
cho bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, kể cả tòa án, đã làm cho nhiều ngân hàng của Thụy Sỹ trở thành nơi
gửi gắm tài sản cho nhiều đại gia và yếu nhân trên thế giới.
Những tin đồn về tài khoản bí mật của các nhà độc tài thế giới, của một số tổng thống bị truất
quyền, về những hoạt động rửa tiền và cả tội phạm chiến tranh ở một vài ngân hàng Thụy Sỹ vẫn thỉnh
thoảng được nhắc đến, điều này ít nhiều tạo sức ép lên Thụy Sỹ. Tuy nhiên, đa số người dân Thụy Sỹ vẫn
ủng hộ việc đảm bảo bí mật cho khách hàng. Ông James Nason – phụ trách đối ngoại Hiệp hội Ngân Hàng
nhận xét rằng việc giữ nguyên tắc bí mật khách hàng như chìa khóa làm ăn đã trở thành truyền thống trong
hoạt động của các ngân hàng tại Thụy Sỹ.
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
37
b. Hiệu quả kinh doanh
Nếu đảm bảo bí mật khách hàng là chìa khóa thứ nhất, thì hiệu quả là chìa khóa thứ hai mang lại
danh tiếng cho các ngân hàng Thụy Sỹ. Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi hai yếu tố: nguồn vốn rẻ,
ổn định và con người.
Mặt khác, thuế thu nhập của Thụy Sỹ thấp hơn nhiều nước châu Âu khác. Tỷ lệ tiết kiệm cao của
dân cư và chính sách thuế hấp dẫn đã giúp Thụy Sỹ thu hút dòng vốn nước ngoài. Nhờ vậy các ngân hàng
Thụy Sỹ có thể tài trợ cho khách hàng với lãi suất thấp.
Tuy nhiên, giống như những quốc gia phát triển, những khoản lãi từ t iền gửi ngân hàng ở Thụy Sỹ
phải đóng thuế 35%. Người nước ngoài khi gửi tiền ở ngân hàng Thụy Sỹ, vì thế, thường yêu cầu được
hoàn thuế ở đất nước họ nếu những nước này có ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Thụy Sỹ.
Bên cạnh đó, Các ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng để tái đầu tư vào các dự án, lãi thu được
họ chia lợi nhuận rất hậu hĩnh cho khách hàng.
5.2 Thụy Sỹ trước ức ép của cộng đồng quốc tế
Ngân hàng Thụy Sỹ được mệnh danh là những thiên đường về thuế, cung cấp phương tiện bảo vệ
tài sản, giảm thuế, gia tăng uy tín, tài sản, thuận lợi cho các giao dịch quốc tế,… Chính sức hấp dẫn đó đã
kéo theo sự tham gia của hàng triệu cá nhân, các tập đoàn lớn nhỏ ở khắp nơi trên thế giới, và tiêu cực là
vấn đề không thể tránh khỏi.
a. Ngân hàng Thụy Sỹ và các cáo buộc
Trong một thời gian dài, tôn chỉ hoạt động "Giữ bí mật tuyệt đối" cùng quan điểm thông thoáng
đối với tiền bẩn đã biến Thụy Sỹ thành nơi gửi tiền lý tưởng của các nhà độc tài tham nhũng cũng như đối
với những nhà tài phiệt chuyên làm ăn bất chính. Ngay từ chiến tranh Thế Giới II, các tên trùm phát xít
sau khi cướp tài sản của dân Do Thái và nhiều nước khác đã gửi vào ngân hàng Thụy Sỹ nên sau khi chiến
tranh kết thúc rất nhiều khổ chủ không thể lấy lại được tài sản đã bị cướp. Cùng với đó, có rất nhiều khoản
tiền bí mật do các nhà lãnh đạo tham nhũng trên đất nước họ đã được chuyển qua Thụy Sỹ mà không bị
phát hiện.
b. Ngân hàng UBS
Ngày 1/7/2008, tòa án Florida (Mỹ) đã tiến hành điều tra trên phạm vi rộng với một danh sách các
công dân Mỹ có tài khoản ở ngân hàng UBS Thụy Sỹ. Mỹ cáo buộc UBS giúp 52.000 khách hàng Mỹ che
giấu khoảng 20 tỷ USD, giúp họ trốn một khoản thuế 300 triệu USD mỗi năm trong thời gian từ 2002 -
2007. Một quan chức điều hành UBS, ông Mark Branson xác nhận rằng tính đến ngày 30/9/2008, số tài
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
38
khoản bí mật của người dân Mỹ tại đây đã tăng lên khoảng 47.000, lớn hơn nhiều so với con số 19.000
khách hàng.
Năm 2009, UBS chấp nhận nộp phạt 780 triệu USD, công bố thông tin và số tiền gửi của một số
khách hàng Mỹ sau khi giúp họ gửi tiền và tránh khai báo thuế ở Mỹ, đồng thời cũng ngừng cung cấp dịch
vụ cho khách hàng có tài khoản không rõ ràng. Đây là một đòn giáng mạnh vào hệ thống ngân hàng Thụy
Sỹ, từ lâu có tiếng là “pháo đài bí mật”.
Theo UBS, một số nhà quản lý mảng dịch vụ ngân hàng giúp các khách hàng Mỹ thành lập những
tài khoản bí mật ở đây. Chương trình này bao gồm việc làm giả hoặc né tránh một số chứng từ thuế bắt
buộc. UBS đã khuyến khích nhiều khách hàng Mỹ hủy các loại chứng từ và cất giấu các tài sản quý như
trang sức, các tác phẩm nghệ thuật được thanh toán bằng những tài khoản nhạy cảm vào những địa chỉ gử i
đồ tin cậy tại Thụy Sỹ. Ngân hàng này còn khuyến khích sử dụng thẻ tín dụng của Thụy Sỹ để cơ quan
thuế của Mỹ không thể theo dõi việc mua sắm của họ. Đáng chú ý, UBS buộc phải chấp nhận yêu cầu của
Bộ Tư pháp Mỹ về việc công bố danh tính nhiều khách hàng của ngân hàng này, nếu không, lãnh đạo của
UBS sẽ phải hầu tòa. Trước đó, UBS đã không chịu tuân thủ yêu cầu công khai danh tính của khách hàng,
vì luật pháp của Thụy Sỹ phân biệt rõ các hành vi tránh thuế, trốn thuế và gian lận thuế. Không giống ở
Mỹ, trốn thuế không phải là tội hình sự ở Thụy Sỹ.
c. Ngân hàng Credit Suisse
Tháng 02/2010, Peter B, Giám đốc Cơ quan Thuế quận Barmen của thành phố Wuppertallở Đức
mua chiếc đĩa CD có chứa những thông tin về việc gửi tiền tại Ngân hàng Credit Suisse của các khách
hàng Đức với tổng số tiền 2,5 triệu euro. Kết quả của vụ mua bán này là cơ quan thuế có trong tay danh
sách hơn 100 người trốn thuế. Tin tức về chiếc đĩa này còn liên quan đến hơn 6.000 người tình nguyện
khai báo về các khoản thu không nộp thuế trước đó nhằm tránh trách nhiệm hình sự có thể xảy ra khi cơ
quan thuế chứng minh được. Nhờ đó, ngân sách Đức đã thu về được hàng trăm triệu euro.Tuy nhiên, phía
Thụy Sỹ cũng phản ứng bằng cách đưa ra lệnh bắt 3 người Đức vì cáo buộc họ làm gián điệp trong vụ mất
cắp dữ liệu tại Ngân hàng Credit Suisse.Lệnh bắt giữ này khiến căng thẳng lâu nay giữa Đức và Thụy Sỹ
về một thỏa thuận chống trốn thuế thêm trầm trọng.
d. Ngân hàng Wegelin
Năm 2011, 11 ngân hàng của Thụy Sỹ đã bị Mỹ đưa vào danh sách điều tra. Ngày 2/2/2012, Bộ Tư
pháp Mỹ ra thông cáo buộc tội Wegelin - ngân hàng tư nhân lâu đời nhất Thụy Sỹ, giúp cho nhiều công
dân giàu có của Mỹ trốn thuế đối với ít nhất 1,2 tỷ USD giấu trong các tài khoản bí mật. Đây là lần đầu
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
39
tiên một ngân hàng nước ngoài bị Mỹ buộc tội che giấu hành vi trốn thuế của công dân Mỹ. Chính phủ
Mỹ cũng đã phong tỏa hơn 16 triệu USD tại ngân hàng ủy quyền của Wegelin ở Mỹ.
Gần đây nhất, Pháp và Đức đã phát động một loạt cuộc khám xét văn phòng và nhà ở của các nhân
viên ngân hàng cùng những khách hàng giàu có trong cuộc điều tra nhằm phanh phui những kẻ trốn thuế.
Ngày 10/7/2012, cảnh sát Đức khám nhà một số khách hàng của ngân hàng Credit Suisse bị nghi ngờ trốn
thuế. Ngày 11/7/2012, cảnh sát Pháp đã tiến hành khám xét chi nhánh Ngân hàng UBS tại Bordeaux vì
tình nghi rửa tiền và trốn thuế hàng tỷ euro. Các nhà chức trách Pháp nghi ngờ chi nhánh ngân hàng này
làm giả sổ sách kế toán, che giấu hoạt động luân chuyển vốn của các khách hàng từ Pháp sang Thụy Sỹ để
trốn thuế.
e. Động thái của cộng đồng quốc tế và ngân hàng Thụy Sỹ
Năm 1945, khi Đại chiến II chấm dứt, lực lượng đồng minh đã đòi kiểm kê và tịch thu tài sản của
Đức cất tại Thụy Sỹ. Tuy nhiên, Thụy Sỹ không thỏa mãn yêu cầu ấy vì nó đi ngược lại tôn chỉ hoạt động
của họ. Lực lượng đồng minh gia tăng áp lực bằng cách phong tỏa mọi tài sản của người Thụy Sỹ tại
London và New York, đình chỉ mọi tuyến đường sắt dẫn đến Thụy Sỹ. Thử thách này đối với người Thụy
Sỹ quả là hết sức nghiêm trọng. Họ bị kiệt quệ về thực phẩm, chất đốt, nguyên liệu nên phải đầu hàng,
nhưng theo cách của họ. Đó là: không có một cuộc khám xét trực tiếp nào; một cơ quan phụ trách công tác
bù trừ được thành lập. Cơ quan này yêu cầu mỗi ngân hàng chuyển cho họ số liệu những tài sản của Đức
họ đang quản lý. Nghĩa là, người ta chỉ biết được tổng số tiền người Đức gửi ở Thụy Sỹ và không biết
thêm điều gì cụ thể hơn. Dĩ nhiên, sự kiên quyết, cứng rắn với những định chế đặc biệt đã khiến cho đất
nước này phải hứng chịu lắm nỗi gian truân cũng như nhiều lời chỉ trích.
f. Động thái của cộng đồng quốc tế:
Giới chức các nước đã chú ý đến UBS kể từ năm 2009, khi Mỹ và Thụy Sỹ đạt thỏa thuận cung
cấp danh tính của những người Mỹ bị nghi ngờ trốn thuế bằng cách gửi tài sản vào ngân hàng khổng lồ ở
Thụy Sỹ. Tại Đức, các nhân viên thuế điều tra khoảng 5.000 khách hàng của Credit Suisse về một loại bảo
hiểm nhân thọ được một số khách hàng sử dụng nhằm mục đích trốn thuế.
Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang tiến hành điều tra 10 ngân hàng khác của Thụy Sỹ, đồng thời cảnh báo
những ngân hàng này phải công khai thông tin liên quan đến 7.000 khách hàng Mỹ có tài khoản tại các
ngân hàng này.
Cho đến đầu năm 2009, Thụy Sỹ vẫn bị OECD xếp vào danh sách những nước “Chưa có sự hợp
tác tốt về thuế”. Để giảm bớt áp lực quốc tế, tháng 3/2009, Thụy Sỹ tuyên bố sẽ xem xét việc ký kết hiệp
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
40
ước hỗ trợ kiểm soát thuế với những nước có yêu cầu. Sau khi ký 12 hiệp ước, Thụy Sỹ đã được OECD
xóa tên khỏi danh sách trên.
Đức và Thụy Sỹ cũng đã ký một thỏa thuận quan trọng liên quan tới việc đánh thuế các khoản tiền
gửi. Đức cũng đề nghị mua dữ liệu ngân hàng của Thụy Sỹ để hỗ trợ các cơ quan thuế phát hiện những
trường hợp gian lận ở Đức. Ước tính người Đức có khoảng 150 triệu franc Thụy Sỹ đang gửi trong hệ
thống ngân hàng Thụy Sỹ. Các thỏa thuận trên sẽ ngăn chặn giới nhà giàu Đức giấu tài sản vào các tài
khoản bí mật ở ngân hàng Thụy Sỹ. Thỏa thuận trên sẽ có hiệu lực từ năm 2013 và thời gian đó đủ để
những người trốn thuế di chuyển tài sản của mình tới nơi khác an toàn hơn.
Năm 2011, chính phủ Pháp đã yêu cầu công dân nước mình làm việc trong tổ chức quản lý tài sản
phải cung cấp thông tin cho chính phủ.
Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới cũng đã gửi đi “Sáng kiến chung” cảnh báo đối với các nhà
lãnh đạo tham nhũng ở mọi nơi trên thế giới: Họ sẽ không thoát được sự kiểm soát của luật pháp dù cất
giữ t iền ở đâu đi nữa. Sáng kiến này tạo điều kiện dễ dàng hơn để các nước đang phát triển thu hồi những
khoản tiền tham nhũng và điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới các ngân hàng Thụy Sỹ.
Dưới sức ép từ dư luận nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Liên minh châu Âu, tới nay Thụy Sỹ đã buộc
phải đưa ra cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với các nước để điều tra những trường hợp nghi ngờ trốn thuế
và hơn thế nữa, đó là ngăn chặn các dòng tiền bẩn tuồn vào hệ thống ngân hàng nước này.
g. Động thái của Thụy Sỹ
Công khai nhiều hơn những thông tin bí mật về khách hàng
Dưới áp lực trở thành thành viên thứ 190 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2002, các
ngân hàng Thụy Sỹ ngày càng phải công khai nhiều hơn những thông tin bí mật về khách hàng của mình.
Nếu thuận theo áp lực của cộng đồng quốc tế mà nới lỏng các quy định về giữ bí mật thông tin khách
hàng, ngành ngân hàng Thụy Sỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các ngân hàng Thụy Sỹ đồng ý cung
cấp thông tin tài khoản của công dân các nước này nhưng chỉ trong những trường hợp gian lận thuế cụ
thể.
Thụy Sỹ cũng quyết định công bố danh sách một loạt những nhà độc tài cũng như những Tổng
thống và lãnh chúa đã từng tin giao những khoản tiền phi pháp cho các ngân hàng Thụy Sỹ. Tiếp đó là hơn
30.000 tài khoản do các nạn nhân của Đức quốc xã sở hữu được công bố. Các ông chủ ngân hàng mới đây
cũng đã buộc phải tuân theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ về việc tiết lộ danh tính của khoảng 20.000
thân chủ Mỹ giàu có đang gửi tiền tại đây.
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
41
Tham gia "Sáng kiến thu hồi tài sản bị đánh cắp"
Thụy Sỹ là nước đầu tiên tham gia "Sáng kiến thu hồi tài sản bị đánh cắp" - do Liên Hợp Quốc và
Ngân hàng Thế giới phát động năm 2007, nhằm thu hồi tiền bị biển thủ để trả về cho chủ sở hữu hợp
pháp. Theo ông Paul Seger - Giám đốc bộ phận luật công quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ, Thụy Sỹ
sẽ nỗ lực rũ bỏ hình ảnh nơi lý tưởng để gửi tiền bẩn đã tồn tại lâu nay. Các ngân hàng Thụy Sỹ cũng đã
trả lại 1,6 tỷ USD cho các nước. Bằng cách đó, Thụy Sỹ muốn gửi đi một thông điệp: đất nước này không
còn là nơi an toàn để cất giữ tài sản tham nhũng và bất hợp pháp nữa.
Chiến lược “Đồng tiền sạch”
Cuối tháng 2/2012 chính phủ Thụy Sỹ cũng đã trình quốc hội chiến lược “Đồng tiền sạch” nhằm
buộc khách hàng ngoại quốc phải khai nguồn gốc tiền gửi. Đây được coi bước ngoặt đối với ngành ngân
hàng Thụy Sỹ. Theo đó, các ngân hàng sẽ không được phép tiếp nhận các khoản tiền, quỹ không khai báo,
đồng thời còn phải giải quyết cả các trường hợp tồn đọng trong quá khứ. Để thực hiện quy định mới này,
giải pháp khả thi đối với các ngân hàng Thụy Sỹ hiện nay là sẽ phải ngừng giao dịch với các khách hàng
và nếu khách hàng muốn chuyển tiền đi nơi khác, ngân hàng cần đảm bảo rằng các khoản tiền này sẽ phải
xuất cảnh hoàn toàn khỏi Thụy Sỹ. Sự thay đổi này sẽ chấm dứt truyền thống tự do nhận các khoản tiền
gửi mà không cần phải khai báo cho chính quyền kéo dài hàng trăm năm nay của các ngân hàng Thụy Sỹ.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều món tài sản kếch sù của các tỷ phú trên khắp thế giới có nguy cơ
bị điều tra và đem ra ánh sáng.
Theo đó, sức hút và lợi nhuận của ngân hàng Thụy Sỹ sẽ bị sụt giảm. Thụy Sỹ sẽ phải đối mặt với
tình trạng rút vốn ồ ạt tạo ra một làn sóng cực kỳ nguy hiểm tới hệ thống ngân hàng. Một số nhà đầu tư đã
báo động sẽ rút tiền từ các ngân hàng của Thụy Sỹ để gửi sang các nước khác (như Singapore và Hồng
Kông). Hiện tại, tổng tài sản các ngân hàng Thụy Sỹ bằng 6,8 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vì vậy,
các chuyên gia cảnh báo ngành ngân hàng quốc gia Tây Âu này rơi vào khủng hoảng sẽ là một mối nguy
lớn.
5.3 Bình luận
Việc các ngân hàng của Thụy Sỹ giữ bí mật tuyệt đối, không cung cấp thông tin của khách hàng
cho bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, kể cả tòa án, đã làm cho nhiều ngân hàng của Thụy Sỹ trở thành nơi
gửi gắm tài sản cho nhiều đại gia và yếu nhân trên thế giới.
Suốt 75 năm qua, trong các cuộc đàm phán với rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với các láng
giềng ở châu Âu, Chính phủ Thụy Sỹ luôn tìm cách bảo vệ bằng được bí mật ngân hàng của mình. Bên
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
42
cạnh những yếu tố dân tộc, chính trị, bí mật ngân hàng cũng là một vấn đề ngăn cản không cho Thụy Sỹ
gia nhập EU.
Trước áp lực đòi hỏi minh bạch hệ thống tài chính quốc tế từ nhiều nước, chính phủ Thụy Sỹ buộc
phải nới lỏng quy định về bảo vệ bí mật ngân hàng, đồng ý thực hiện yêu cầu của các cơ quan thuế nước
ngoài về việc trao đổi thông tin theo tiêu chuẩn của OECD, ký kết 12 hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối
với các nước thành viên EU. Bí mật ngân hàng của Áo và Luxemburg bị đe dọa, còn bí mật ngân hàng của
Thụy Sỹ vẫn tiếp tục chịu áp lực.
Thực ra đối với những người dân cư trú tại Thụy Sỹ thì không có gì thay đổi. Các cơ quan thuế chỉ
được hỏi ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, nhưng những thông tin về những người không cư
trú tại Thụy Sỹ thì có thể bị cung cấp ngay cho các cơ quan thuế liên quan, ngay cả trong những trường
hợp trốn thuế đơn giản như quên không khai báo một khoản thu nhập. Những quy định mới này gây ra
tâm lý lo ngại cho nhiều khách hàng bên ngoài đất nước này.
Liệu sự thay đổi chính sách của Chính phủ Thụy Sỹ, tham gia Liên minh trao đổi thông tin với EU
có xóa sổ bí mật ngân hàng? Phải chăng đây là cái giá Thụy Sỹ phải trả cho quá trình hội nhập? Việc này
không ai nói trước được. Chỉ có người dân Thụy Sỹ, những người chủ của một nền dân chủ trực tiếp mới
là người quyết định.
5.4 Kết luận
Trong một thời gian dài, Thụy Sỹ đã trở thành “thiên đường ngân hàng” đối với những khách hàng
muốn giữ bí mật cho các khoản tiền gửi của mình. Mọi ngưởi đều cho rằng những khoản tiền được lưu giữ
trong các tài khoản của hệ thống ngân hàng ở Genève, Lugano và Zurick là tuyệt đối an toàn, không sợ bị
bất kỳ phiền nhiễu bởi bất kỳ cá nhân hoặc một tổ chức nào, kể cả các cơ quan thuế hay các cơ quan hành
pháp.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những tài khoản bí mật đó đang dần mất đi những đặc trưng
vốn có. Dưới áp lực của Cộng đồng châu Âu và bản thân nhà cầm quyền Thụy Sỹ, các ngân hàng Thụy Sỹ
ngày càng hay phải công khai những thông tin bí mật về các khách hàng của mình.
Những tài khoản bí mật của giới tư bản, thượng lưu toàn cầu đang bị đe dọa gián tiếp bởi khủng
hoảng kinh tế. Với khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ vì khủng hoảng kinh tế, các quốc gia bắt đầu điều
tra tài khoản bí mật của những nhân vật tầm cỡ tại nước mình ở Thụy Sỹ. Thu hồi các khoản trốn thuế,
gian lận thuế cũng là một khoản đáng kể mà nhiều nước không thể bỏ qua. Ảnh hưởng của cuộc khủng
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
43
hoảng lần này đang làm yếu đi, thậm chí đe dọa nguyên tắc bí mật mà các ngân hàng Thụy Sỹ xem là chìa
khóa của thành công.
6. Singapore
Singapore là quốc gia có mật độ triệu phú cao nhất thế giới. Đảo quốc 5,3 triệu dân này là địa điểm
lý tưởng được mệnh danh “thiên dường trốn thuế” cho giới siêu giàu và triệu phú đến sinh sống.
Singapore có tỷ lệ triệu phú dẫn đầu thế giới với 17% dân số là triệu phú.Theo Boston Consulting Group,
cứ 100.000 người ở đây, lại có 10 người có tài sản từ 100 triệu trở lên.Singapore cũng bị kết tội là thiên
đường rửa tiền cho giới giàu có toàn cầu. Đó là do quốc gia này có luật ngân hàng rất bí mật, đánh thuế
thấp và là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á.Các chuyên gia tài chính nhận định một khi Thụy Sĩ tuyên
bố nước này không còn là thiên đường trốn thuế nữa, thì Singapore sẽ là địa điểm lý tưởng tiếp theo. Đảo
quốc sư tử đang được xem là một “ứng cử viên” thay thế cho Thụy Sỹ một khi “pháo đài bí mật” trong các
nhà băng Thụy Sỹ bị phá vỡ.
Singapore đánh thuế thu nhập cá nhân tối đa 20% và không có thuế thặng dư vốn.Nhà đồng sáng
lập Facebook Eduardo Saverin. Anh đã bỏ quốc tịch Mỹ chuyển sang sinh sống tại Singapore để tránh
phải trả thuế sau khi Facebook thực hiện IPO. Nhờ lợi thế về thuế tại Singapore người đồng sáng lập
Facebook đã tránh được thuế thặng dư vốn với số cổ phiếu trị giá 3,84 tỷ USD khi từ bỏ quốc tịch Mỹ.
7. Luxembourg
Luật của công quốc nhỏ bé trong Liên minh châu Âu (EU) cho phép bảo vệ sự bí mật thông tin về
tài sản cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đồng thời, thuế suất doanh nghiệp thấp cũng giúp Luxembourg
thu hút được những dòng vốn đầu tư khổng lồ.
8. Hồng Kông
Hồng Kông là một “thiên đường thuế” cho các công dân và doanh nghiệp Anh.Hồng Kông đem tới
cho những ai có nhu cầu trốn thuế sự bảo mật thông tin và các doanh nghiệp mức thuế suất đáng mơ ước.
Ngoài ra còn 1 số quốc gia như Bỉ, Ireland, London (Anh), Panama, Monaco, Isle of Man… cũng
là các thiên đường thuế nổi tiếng thế giới.
Đề tài: Hoạt động rửa tiền và các thiên đường thuế Nhóm 3B-lớp NH Đêm 4 –K21
KẾT LUẬN
Trước tình hình rửa tiền trên thế giới ngày càng phức tạp, xu hướng chuyển tiền bất hợp pháp
sang các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có mức độ hội nhập
sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới và ở đó cũng có hệ thống tài chính ngân hàng còn non trẻ như
Việt Nam để tiến hành tẩy rửa. Cần tăng cường nhiều hơn các hoạt động và chính sách nhằm phòng chống việc
rửa tiền hiện nay.
Thiên đường thuế thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ vì thu nhập tại địa phương được đánh
thuế ở mức giá thuận lợi, mà còn bởi vì các hoạt động tại thiên đường thuế luôn tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tránh thuế. Vì thế các thiên đường thuế luôn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên
cũng cần tăng cường các hoạt động kiểm soát để tránh các tình trạng tiêu cực có thể xảy ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_hoan_chinh_nhom3b_nh_dem4_k21_0793.pdf