Đề tài Hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân – Thực trạng và giải pháp

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nghiên cứu khảo sát thị trường và định hướng cho hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Từ những đánh giá về hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Công ty và nhất là kinh doanh xuất khẩu đang từng bước được hoàn thiện tốt hơn, phù hợp với tình hình thị trường và khả năng cung ứng của công ty. Tuy nhiên, Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn do nhu cầu khắt khe của thị trường ngày càng cao. Để đạt mục tiêu duy trì và phát triển lâu dài Công ty nên có chiến lược kinh doanh dài hạn, nghiên cứu nhu cầu của thị trường, nghiên cứu khả năng về nguồn hàng để có các quyết định chính xác kịp thời, đồng thời phải có các chính sách Marketing phù hợp cho các hoạt động kinh doanh trong nước và kinh doanh xuất khẩu.

pdf65 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Oxtraylia, Pháp, Đài Loan, Anh, Italya, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Số liệu của Tổng cục Hải quan trình bày về kim nghạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói & thảm của Việt Nam sang các nước năm 2010 và 2011: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 37 - Bảng 1: Số liệu XK sản phẩm mây, tre, cói & thảm của Việt Nam 2010 và 2011 ĐVT: USD Thị trường KNXK T11/2011 KNXK 11T/2011 KNXK 11T/2010 % tăng giảm KN so T10/2011 % tăng giảm KN so T11/2010 % tăng giảm KN so cùng kỳ Tổng KN 16.375.542 178.597.063 183.018.023 -10,60 6,23 -2,42 Hoa Kỳ 2.465.408 27.934.876 29.846.372 -5,87 -25,61 -6,40 Nhật Bản 2.664.201 25.880.336 26.939.461 -4,56 14,92 -3,93 Đức 2.516.135 24.286.450 24.393.319 3,48 10,12 -0,44 Oxtrâylia 774.003 8.863.116 8.952.586 -41,99 11,58 -1,00 Pháp 838.705 8.502.511 8.717.376 9,83 -5,62 -2,46 Đài Loan 517.841 7.099.205 7.599.200 -17,39 -18,44 -6,58 Anh 788.676 6.333.135 6.078.703 17,54 70,35 4,19 Italia 587.454 5.798.804 5.727.381 5,04 8,37 1,25 Ba Lan 194.547 5.591.121 3.439.689 -68,35 -2,37 62,55 Hà Lan 439.989 5.448.909 7.513.519 41,84 -4,04 -27,48 Tây Ban Nha 379.368 5.346.987 5.397.348 -9,70 -24,58 -0,93 Hàn Quốc 404.885 5.052.227 4.721.331 23,12 16,84 7,01 Bỉ 321.197 4.292.400 5.443.366 -48,93 -26,68 -21,14 Nga 364.903 4.226.752 4.314.306 -6,24 3,00 -2,03 Canada 424.303 3.364.966 2.311.746 141,01 59,43 45,56 Thuỵ Điển 201.729 2.257.699 1.831.266 -40,96 25,07 23,29 Đan Mạch 161.758 1.922.900 1.403.828 -36,30 177,11 36,98 Nguồn: UN-COMTRADE Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 38 - Bảng 2 trình bày số liệu về cơ cấu các mặt hàng mây tre xuất khẩu cho năm 2008 và 2009; theo đó kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng giỏ tre, hàng tre đan theo định hình khác nhau (460211) chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu, tiếp đến là các mặt hàng giỏ mây, hàng mây đan và xếp thứ 3 là bàn ghế từ mây tre. Bảng 2: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2008, 2009 Đơn vị tính: USD Danh mục một số mặt hàng mây tre xuất khẩu chủ yếu Giá trị XK 2 năm 2008 và 2009 Năm 2008 Năm 2009 1. Đồ dùng mây tre (940381) 12,414,744 7,446,188 2. Giỏ tre, hàng tre đan theo định hình khác nhau (460211) 66,287,567 45,790,608 3. Giỏ mây, hàng mây đan theo định hình khác nhau (460212) 18,988,634 16,592,177 4. Ghế mây/tre từ Việt Nam (940151) 13,970,779 8,315,354 5. Hàng tre tết bện thành tấm, bán thành phẩm (460192) 354,733 294,175 6. Hàng tre tết bện thành tấm, bán thành phẩm (460193) 223,725 N/a Nguồn: UN COMTRADE Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 39 - III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VẠN XUÂN 1. Đặc điểm thị trường kinh doanh của Công ty 1.1. Đặc điểm về khu vực KD Việt Nam là quốc gia có nghề mây tre đan truyền thống, sản phẩm đa dạng bậc nhất trên thế giới. Các sản phẩm mây, tre đan mang thương hiệu “Made in Việt Nam” được thế giới biết đến ngày một nhiều hơn. Tổng kim nghạch xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam ngày càng tăng và hiện xếp thứ 3 trên thế giới. Sản phẩm mây tre Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu, đến nay đã vươn ra 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình 200 triệu USD trong mấy năm gần đây (năm 2007 đạt 219 triệu USD; năm 2008 đạt trên 224.7 triệu USD). Quảng Bình là một trong những tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề mây tre đan. Kết quả khảo sát của Công ty Vạn Xuân cho thấy một số địa phương ở hai huyện Tuyên Hoá và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho thấy nguồn nguyên liệu mây ở Quảng Bình dồi dào và hiện đang là một địa phương cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất ở nơi khác. Chỉ tính riềng hai huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa, tổng sản lượng mây tươi nguyên liệu được khai thác và cung ứng đạt khoảng 350 tấn/ năm. Trong đó, lượng mây khai thác từ tự nhiên đạt 250 tấn, mây khoanh nuôi bảo vệ và do dân trồng đạt khoảng 100 tấn năm. Hàng năm có tới khoảng 2.000 tấn nguyên liệu tre được khai thác và cung ứng cho các làng nghề (chưa tính khối lượng cung ứng cho các nhà máy chế biến ván ép, tre khối). Với nguồn nguyên liệu này đủ để sản xuất một khối lượng lớn hàng mây tre cho xuất khẩu. Các HTX và doanh nghiệp mây tre ở các huyện còn nhỏ lẻ, đang gặp lúng túng về khâu thị trường tiêu thụ và hiện đang phụ thuộc vào các nhà chế biến xuất khẩu ở các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên. Hiện trên toàn tỉnh có khoảng 1.200 lao động tham gia vào nghề mây tre đan, trong đó ở huyện Tuyên Hóa có khoảng 120 lao động; ở huyện Quảng Trạch có khoảng 600 – 700 người và tại huyện Lệ Thủy có khoảng 300 lao động tham gia. Mặc Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 40 - dù vậy, trình độ tay nghề và năng suất lao động của người lao động trong nghề mây tre đan ở Quảng Bình còn thấp hơn so với người lao động ở các tỉnh có nghề mây tre đan truyền thống như: Hà Tây cũ (nay là Hà Nội); Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Nam. Hiện chưa có doanh nghiệp đầu mối cấp tỉnh để mạnh dạn đầu tư vào tìm kiếm thị trường, thiết kế và gia công các mẫu mới để thâm nhập và khai thông thị trường xuất khẩu; từ đó đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động thủ công mây tre đan trong tỉnh để nâng cấp nghề thủ công mỹ nghệ mây tre trong tỉnh, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho bộ phận lao động đông đảo ở khu vực nông thôn. 1.2. Đối thủ cạnh tranh: - Đối thủ cạnh tranh của Vạn Xuân đến chủ yếu từ tỉnh Quảng Nam như là công ty Nam Phước ở huyện Duy Xuyên, Công ty Âu Cơ ở huyện Núi Thành. Đây là các công ty cạnh tranh trực tiếp với Vạn Xuân về thị trường đầu ra, giá cả, nguyên liệu đầu vào.. ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Đặc điểm mặt hàng mây tre đan XK của Công ty - Sản phẩm Vạn Xuân hoàn toàn sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên, bao gồm các dòng sản phẩm: mây, tre, lá và sợi tự nhiên. Vạn Xuân coi trọng sự tiện dụng của sản phẩm, đặc trưng văn hóa của khách hàng và yếu tố thẩm mỹ khi thiết kế và gia công sản phẩm. - Để đáp ứng nhu cầu của các đối tác, Vạn Xuân đã và đang tổ chức đào tạo nghề làm túi lá cho hàng trăm lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Sản phẩm túi lá của Công ty Vạn Xuân được làm từ lá dừa ở miền Nam và thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Bắc, kết hợp tinh tế văn hoá giữa các vùng, miền. Sản phẩm túi lá của Vạn Xuân hứa hẹn sẽ là dòng sản phẩm tiềm năng ở cả thị trường trong nước cũng như thị trường Quốc tế. - Các mẫu thiết kế của Vạn Xuân phần lớn là do Công ty tự thiết kế, một số là do các làng nghề tại tỉnh TT-Huế thiết kế. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 41 - - Công ty thường hay đặt hàng sản xuất sản phẩm tại các làng nghề ở huyện Quảng Trạch, Lệ Thủy, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, ngoài ra công ty cũng có đ ặt hàng tại các làng nghề khác ở Nghệ An hay TT-Huế. IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY : 1. Triển vọng XK hàng mây tre đan ở Việt Nam : Việt Nam là một nước có truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lâu đời. Nó xuất phát từ cả yếu tố văn hóa và sự cần thiết về nhu cầu của xã hội. Thúc đẩy công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển tại Việt Nam là một phần trong kế hoạch của chính phủ Việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế trên tất cả các vùng của đất nước. Qua đó, giảm thất nghiệp đặc biệt là ở các vùng nông thôn và tăng xuất khẩu. Với hơn 1.400 làng nghề thủ công truyền thống, Việt Nam đang dần lộ ra một tiềm năng về quy mô cũng như sự đa dạng của sản phẩm có thể đáp ứng được thị trường quốc tế. Trong khi các cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung nhiều nhất ở khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Cửu Long, miền Trung Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào và do đó, được nhắm tới như là một trung tâm cung cấp về đầu vào chính. Ngành tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động địa phương, nâng cao mức sống của họ trong khi giúp đỡ để bảo tồn các nghề truyền thống cổ xưa. Làng nghề cũng mang lại lợi ích như các điểm đến du lịch, thu hút một số lượng ngày càng tăng của khách du lịch mỗi năm. Việt Nam đã thu hút được thị trường quốc tế về sự đa dạng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng như tay nghề của người thợ. Các sản phẩm truyền thống có giá trị từ Việt Nam bao gồm đồ nội thất bằng gỗ, gốm sứ, sơn mài, lụa, thêu, nến, đồ trang sức, hoa nhân tạo và các sản phẩm thủy tinh. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp không so sánh với các ngành công nghiệp khác như dầu khí, dệt may nhưng hàng thủ công mỹ nghệ có một lợi thế là chi phí đầu tư thấp. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 42 - Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã chỉ là 274 triệu đô la nhưng đã vươn lên 565 triệu trong năm 2005, 820 triệu trong năm 2007 và khoảng 880 triệu trong năm 2009. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ dự kiến đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2010. Nghề thủ công mây tre của Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời. Hiện tại toàn quốc có 723 làng nghề thủ công về mây tre, với sự tham gia của khoảng 350.000 lao động. Mỗi làng nghề có nghệ thuật, tài năng và đặc điểm riêng. Trong số đó, các làng nghề thủ công mây tre của các dân tộc thiểu số như Khơ Mú, Thái, Tày, Nùng và La Hú có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nghề thủ công mây tre của Việt Nam. Các tỉnh Hà Tây (đã được sáp nhập vào Hà Nội), Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Nam có truyền thống lâu đời đối với nghề mây tre và có nhiều làng nghề nhất ở Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện có nhiều doanh nghiệp và các hợp tác xã tham gia năng động vào sản xuất, chế biến, thương mại và xuất khẩu các sản phẩm từ mây và tre. Tuy vậy, hầu hết các doanh nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ, sử dụng các công nghệ và thiết bị lạc hậu nên năng suất thấp và sản phẩm sản xuất ra chất lượng chưa cao. Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ về trữ lượng nguồn tài nguyên mây, nhưng từ lâu tại Việt Nam đã ghi nhận 6 chi với 30 loài song, mây trong tự nhiên phân bố ở nhiều nơi, trong đó tập trung nhiều ở 3 vùng: Tây Bắc; Bắc Trung bộ và Khu 4 cũ; miền Trung và nam Trung bộ. Trong nhiều thập kỷ qua, do tình hình khai thác và xuất khẩu nguyên liệu thô một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và quản lý nên nguồn nguyên liệu song mây tự nhiên của Việt Nam đã cạn kiệt. Tại nhiều vùng nguyên liệu mây truyền thống như: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái nhiều loài mây tự nhiên đang đứng trước nguy tuyệt chủng. Trước thực trạng đó, để có nguyện liệu cho sản xuất, vài năm trở lại đây, Việt Nam bắt đầu quan tâm đến công tác khoanh nuôi, tái sinh và trồng mới cây mây bằng nhiều hình thức thâm canh, xen canh hay mô hình nông – lâm kết hợp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, Việt Nam mới Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 43 - chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên, nên tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu trong nước ngày càng trầm trọng, nhiều đơn vị đã phải nhập khẩu nguyên liệu. Sự phát triển của nghề thủ công mây tre trải qua nhiều thăng trầm. Trong giai đoạn 1970 đến 1980, thị trường xuất khẩu mây của Việt Nam là Liên Xô (USSR). Sau sự sụp đổ của USSR, Việt Nam phải xuất khẩu mây dưới dạng nguyên liệu thô và thứ phẩm sang các nước lân cận như Thái Lan, Hồng Công, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Từ năm 1993 đến 1995, xuất khẩu mây nguyên liệu thô sụt giảm do Chính phủ ban hành Nghị định 90 - Cấm xuất khẩu mây nguyên liệu thô để thúc đẩy công nghiệp chế biến trong nước. Thực hiện lệnh cấm, ngành sản xuất mây của Việt Nam trải qua thời kỳ khó khăn do thiếu công nghệ chế biến và lao động có kỹ năng. Tuy vậy, đến cuối năm 1996 ngành chế biến mây của Việt Nam có chuyển biến và xuất khẩu từ sản phẩm mây tiếp tục tăng. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đối với sản xuất hàng thủ công và đã có nhiều nổ lực trong việc hỗ trợ các làng nghề. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển các làng nghề ở vùng nông thôn. Một số chính sách đáng kể được quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/07/2006; Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg, ngày 24/11/2000 và Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006. Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/07/2006. Kể từ khi Hiệp hội xuất khẩu thủ công mỹ nghệ được thành lập vào năm 2007 và sự ra đời của mạng lưới mây quốc gia vào năm 2009, nghề thủ công mây tre có nhiều lợi thế và tiếp cận được với nhiều cơ hội. Gần đây Chính phủ Việt Nam mới ban hành Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 2 năm 2012 về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre Việt Nam cho thấy tiềm năng cũng như cơ hội để ngành mây tre Việt Nam có điều kiện vươn lên, phát triển. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 44 - 2. Phương hướng, chiến lược phát triển của Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân 2.1. KÕ ho¹ch tuyÓn dông nh©n sù c«ng ty V¹n Xu©n thùc hiÖn dù ¸n giai ®o¹n 1(2010 - 2013) Chức năng, nhiệm vụ Số lượng Yêu cầu (Hành vi, trình độ và kinh nghiệm) Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc % Cam kết Mức lương (1000 đồng) I. ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ 1.1 Giám đốc 1 Có tầm nhìn, khả năng hoạch định chiến lược, yêu thích thủ công mỹ nghệ; tối thiểu trình độ đại học, cần có kinh nghiệm và phương pháp điều hành dự án, điều hành doanh nghiệp; có khả năng thiết lập quan hệ công chúng, minh bạch và công khai trong quản lý. 12/2010 Hết dự án Dành 60% thời gian và nổ lực cho Dự án (Có kế hoạch công việc và báo cáo cho HĐTV) 5.000 (Từ 10/2010 – 3/2012); 7.500 đồng (từ khi công ty ổn định và SX kinh doanh sinh lời). 1.2 Phó giám đốc 1 Chia sẻ được tầm nhìn, chiến lược của công ty, cam kết và hăng say với công việc, tác nghiệp cẩn trọng, tối thiểu trình độ đại học, cần kinh nghiệm điều hành dự án, điều hành doanh nghiệp. 10/201 1 Hết dự án Dành 60% thời gian và nỗ lực cho Dự án (Có kế hoạch công việc 4.000 (Từ 10/2011 – 3/2012); 6.000 đồng (từ khi công ty ổn Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 45 - Chức năng, nhiệm vụ Số lượng Yêu cầu (Hành vi, trình độ và kinh nghiệm) Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc % Cam kết Mức lương (1000 đồng) và báo cáo cho Giám đốc) định và SX kinh doanh sinh lời). II. BỘ PHẬN KINH DOANH (KẾ HOẠCH TIÊU THỤ, CUNG ỨNG VẬT TƯ) 2.1 Trưởng phòng 1 Nhạy bén và có khả năng nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường và giá cả sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre, lá, nguyên liệu đầu vào ở các vùng miền trong nước; có khả năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, thông thạo tiếng Anh giao tiếp, có khả năng truyền đạt và giao tiếp; trình độ đại học hoặc cao đẳng. 1/2013 Hết dự án 100% thời gian Khởi điểm 4.000 2.2 Nhân viên 1 Nhạy bén và có khả năng nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường và giá cả sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre, lá, nguyên liệu đầu vào ở các địa phương tại Quảng Bình và các tỉnh lân cận. Sẵn sàng đi thực địa với mọi loại hình phương tiện. 1/2013 Hết dự án 100% thời gian Khởi điểm 3.500 III. BỘ PHẬN SẢN XUẤT Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 46 - Chức năng, nhiệm vụ Số lượng Yêu cầu (Hành vi, trình độ và kinh nghiệm) Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc % Cam kết Mức lương (1000 đồng) TRỰC TIẾP TẠI NHÀ MÁY 3.1 Quản đốc phân xưởng 1 Tâm huyết phát triển nghề mây tre, kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Cam kết làm việc với công ty hướng tới sự phát triển lâu dài và sự lớn mạnh của công ty. Có ý thức và kỷ luật lao động cao, kỹ năng hướng dẫn và điều hành người lao động trực tiếp tại phân xưởng. 3/2012 (khi nhà máy hoàn thành) Hết dự án 100% thời gian Khởi điểm 4.000 3.2 Công nhân bộ phận luộc mây, chẻ mây 6 Có nhu cầu làm việc lâu dài tại phân xưởng của công ty. Có ý thức làm việc công nghiệp và kỷ luật lao động. 3/2012 (khi nhà máy hoàn thành) Hết dự án 100% thời gian 3.000 3.3 Công nhân bộ phận chẻ tre, vành nón 3 Có nhu cầu làm việc lâu dài tại phân xưởng của công ty. Có ý thức làm việc công nghiệp và kỷ luật lao động. 100% thời gian 3.000 3.4 Công nhân làm nguội hoàn thiện sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây, tre 1 5 Có kinh nghiệm và trình độ tay nghề đạt mức trung bình trở lên. Gắn bó với nghề mây tre và cam kết làm việc với công ty. Có ý thức làm việc công nghiệp và kỷ luật lao động. 3/2012 (khi nhà máy hoàn thành) Hết dự án 100% thời gian 3.500 3.5 Công nhân bộ phận cắt may túi xách đệm bàng, lá 6 Có kinh nghiệm và trình độ tay nghề đạt mức trung bình trở lên. Gắn bó với nghề và cam kết làm 6/2012 (khi có đơn Hết dự án 100% thời gian 3.0 00 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 47 - Chức năng, nhiệm vụ Số lượng Yêu cầu (Hành vi, trình độ và kinh nghiệm) Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc % Cam kết Mức lương (1000 đồng) dừa, lá nón việc với công ty. Có ý thức làm việc công nghiệp và kỷ luật lao động. hàng ổn định) 3.6 Công nhân bộ phận sấy, sơn và nhuộm sản phẩm mây, túi lá 3 Có nhu cầu làm việc lâu dài tại phân xưởng của công ty. Có kỹ năng kỷ thuật nhất định. Có ý thức làm việc công nghiệp và kỷ luật lao động. 100% thời gian 3.500 IV. BỘ PHẬN TÀI VỤ, HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ 1. Kế toán trưởng 1 Có trên 5 năm kinh nghiệm ở vị trí kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng ở doanh nghiệp sản xuất. Trung thực và cam kết với công ty. Ngoài ra, có am hiểu về nghiệp vụ hoàn thuế và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. 6/2012 Hết dự án 100% thời gian 4.000 2. Kế toán viên 1 Có trên 2 năm kinh nghiệm đối với công việc kế toán. Cẩn thận, cụ thể và chuyên cần. Biết ứng dụng tin 6/2012 Hết dự án 100% thời gian 3.000 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 48 - Chức năng, nhiệm vụ Số lượng Yêu cầu (Hành vi, trình độ và kinh nghiệm) Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc % Cam kết Mức lương (1000 đồng) học trong kế toán. Cam kết với công ty. 3. Thủ quỷ 1 Cẩn thận, cụ thể và trung thực, khách quan. 8/2011 Hết dự án 100% thời gian 2.000 V. BỘ PHẬN THIẾT KẾ VÀ ĐÀO TẠO 1. Trưởng bộ phận đào tạo và thiết kế mẫu 1 Tâm đắc và cam kết với nghề thủ công mỹ nghệ mây, tre, lá. Chia sẻ tầm nhìn của công ty và cam kết với công ty. Quan tâm đến hành vi của người lao động và có khả năng nắm bắt, đánh giá nhu cầu của người lao động. Hiểu được nhu cầu của khách hàng đối với các loại sản phẩm, có khả năng trao đổi ý tưởng sản phẩm với nghệ nhân và cán bộ thiết kế. 6/2012 Hết dự án 100% thời gian 4.000 2. Họa sĩ thiết kế (thuê theo mẫu sản phẩm) 1 Ông Hoàn và ông Nhật Thường xuyên theo nhu cầu Hết dự án Theo nhu cầu TỔNG CỘNG 43 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 49 - 2.2 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, hoàn thiện hàng thủ c ông mỹ nghệ xuất khẩu tại khu công nghiệp Bắc Đồng Hới a. Địa điểm đầu tư xây dự ng nhà máy Để xây dựng nhà máy có hiệu quả và phù hợp với quy mô và đặc thù sản xuất hàng hóa của nhà máy, địa điểm xây dựng nhà máy tốt nhất là tại Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới thuộc địa giới xã Thuận Đức - Thành phố Đồng Hới và xã Lý Trạch huyện Bố Trạch bởi vì vị trí của nó rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa: phía Đông giáp tuyến đường Quốc Lộ 1A đoạn tránh Thành phố Đồng Hới; phía Bắc qua ranh giới xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch khoảng 350m; phía Nam giáp tuyến đường Phan Đình Phùng; phía Tây giáp khu vực rừng thông thuộc 2 xã Lý Trạch (Bố Trạch) và Thuận Đức (TP. Đồng Hới). Ngoài ra, ngành nghề sản xuất mây tre đan thuộc loại hình công nghệ sạch, rất phù hợp với các ngành sản xuất lựa chọn vào Khu Công nghiệp. Mặt khác, xây dựng nhà máy tại Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới là phù hợp với chủ trương phát triển các Khu công nghiệp của tỉnh và sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi dành cho Khu Công nghiệp. b . Mục tiêu của dự án  Đến 12/2012 đào tạo nâng cao tay nghề và đào tạo mới cho 1.500 lao động trong các làng nghề ở Quảng Bình, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn địn cho 1.000 lao động tham gia gia công hàng mây tre phục vụ cho thị trường xuất khẩu.  Sản phẩm độc đáo, thâm nhập và tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nước ngoài (Đức, Mỹ, Pháp, Nhật và Hà Lan) mang thương hiệu của hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam.  Giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ mây tre của công ty Vạn Xuân đạt 1 triệu USD vào năm 2015 và đạt 3 triệu USD vào năm 2020. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 50 - c. Thực hiện dự án  Điều kiện cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào Như đã đề cập ở trên, nguồn nguyên liệu mây tre ở tỉnh Quảng Bình dồi dào, đảm bảo cung ứng đủ cho cho gia công, xuất khẩu hàng mây tre ra thị trường quốc tế với quy mô như đã xác định ở các chỉ tiêu nêu trên. Nguồn nguyên liệu chính là mây tre được người dân khai thác từ tự nhiên với khả năng tái sinh nhanh, đồng thời hiện có một lượng mây tre được nhiều hộ gia đình trồng với sự hỗ trợ từ các chương trình dự án. Công ty Vạn Xuân không trực tiếp thu mua nguyên liệu từ người dân khai thác mà ký kết hợp đồng với các đầu mối thu mua, sơ chế nguyên liệu ở các huyện: Tuyên Hóa, Minh Hóa và Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại. Theo đó, nguyên liệu mây tre được công ty Vạn Xuân thu mua về nhà máy là nguyên liệu đã qua sơ chế (luộc dầu, phơi, sấy) để tiếp tục được Vạn Xuân bóc tách, chẻ và sau đó cung ứng cho các đơn vị vệ tinh ở các huyện gia công, sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty. Bên cạnh nguyên liệu đầu vào chính là mây tre, nhà máy gia công hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới cần sử dụng nguồn điện 3 pha trong các khâu tinh chế sản phẩm, như: đánh bóng, sấy sản phẩm bằng lò hơi, vận hành các máy bóc tách, chẻ nguyên liệu; các khâu sơn, nhuộm và làm keo sản phẩm cần sử dụng nguồn nước máy cung ứng thường xuyên.  Tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm mây, tre từ công ty Vạn Xuân chủ yếu bán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu từ các nước Mỹ, Nhật, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ. Sản phẩm từ các đơn vị vệ tinh ở trong tỉnh sau khi được công ty gia công, hoàn thiện sẽ được vận chuyển và giao hàng cho các nhà nhập khẩu nước ngoài theo các hợp đồng, chủ yếu giao theo giá F.O.B. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 51 -  Sử dụng lao động Bên cạnh sử dụng lực lượng lao động 1.000 người ở các đơn vị vệ tinh trong các làng nghề ở các huyện, công ty cần sử dụng 90 lao động tại nhà máy gia công hoàn thiện tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới. Dự kiến phân công lao động ở các bộ phận như sau: Giám đốc điều hành: 1 người Phó giám đốc sản xuất: 1 người Kế toán và hành chính: 2 người Nhân viên thiết kế sản phẩm: 1 người Bảo vệ: 2 người Nhân viên tạp vụ/Đầu bếp: 2 người Thủ kho: 1 người Công nhân: 80 người Thời gian làm việc bình quân của Lãnh đạo và công nhân nhà máy là 8 tiếng/ ngày, từ 25 đến 28 ngày/ tháng. Người lao động hưởng lương theo nhiệm vụ được giao và sản lượng sản phẩm từng loại hoàn thành. Tuỳ theo từng loại sản phẩm, Công ty sẽ định mức khoán khác nhau. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 52 - d. Tính toán hiệu quả kinh tế của Dự án Đơn vị tính: 1000 Đồng DOANH THU \ NĂM 2012 2013 2014 2015 2016 Lồng đèn mây 1,440,000 2,880,000 4,320,000 6,480,000 7,326,000 Khay tre các loại 1,980,000 3,960,000 5,940,000 8,910,000 10,164,000 Giỏ mây các loại 1,920,000 3,840,000 5,760,000 8,640,000 10,560,000 Tổng doanh thu 5,340,000 10,680,000 16,020,000 24,030,000 28,050,000 CHI PHÍ COGS 906,404 1,087,685 1,631,528 2,447,292 5,384,043 Chi phí hoạt động 5,638,302 8,435,844 10,381,157 12,446,900 20,739,237 Chi phí bán hàng và quản lý 534,000 1,068,000 1,602,000 2,403,000 5,286,600 Chi phí tiền lương 4,261,140 5,681,520 6,249,672 6,249,672 11,019,921 Chi phí sữa chữa, bảo dưỡng 53,400 106,800 160,200 240,300 280,500 Chi phí lưu kho 362,562 725,124 1,087,685 1,631,528 1,908,216 Các chi phí khác 160,200 320,400 480,600 720,900 841,500 Chi phí dự phòng 267,000 534,000 801,000 1,201,500 1,402,500 TỔNG CHI PHÍ 6,544,706 9,523,529 12,012,685 14,894,192 26,123,279 LỢI NHUẬN KINH DOANH RÒNG (EBITDA) (1,204,706) 1,156,471 4,007,315 9,135,808 1,926,721 Trừ dần chi phí phát triển ( Chi phí khấu hao) 749,500 749,500 749,500 749,500 1,594,750 EBIT (1,954,206) 406,971 3,257,815 8,386,308 331,971 Lãi vay 648,592 619,011 540,128 461,246 875,587 EBT (2,602,798) (212,040) 2,717,686 7,925,062 (543,616) Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) - - 339,711 990,633 (67,952) LỢI NHUẬN SAU THUẾ (2,602,798) (212,040) 2,377,976 6,934,429 (475,664) Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 53 - DOANH THU\ NĂM 2017 2018 2019 2020 Lồng đèn mây 8,058,600 10,476,180 13,619,034 17,704,744 Khay tre các loại 11,180,400 14,534,520 18,894,876 24,563,339 Giỏ mây các loại 11,616,000 15,100,800 19,631,040 25,520,352 Tổng doanh thu 30,855,000 40,111,500 52,144,950 67,788,435 CHI PHÍ COGS 6,999,256 9,099,032 11,828,742 15,377,364 Chi phí hoạt động 22,768,488 26,293,058 32,527,988 38,484,512 Chi phí bán hàng và quản lý 6,872,580 8,934,354 11,614,660 15,099,058 Chi phí tiền lương 11,019,921 11,019,921 12,672,909 12,672,909 Chi phí sữa chữa, bảo dưỡng 308,550 401,115 521,450 677,884 Chi phí lưu kho 2,099,037 2,728,748 3,547,373 4,611,585 Các chi phí khác 925,650 1,203,345 1,564,349 2,033,653 Chi phí dự phòng 1,542,750 2,005,575 2,607,248 3,389,422 TỔNG CHI PHÍ 29,767,744 35,392,091 44,356,730 53,861,876 LỢI NHUẬN KINH DOANH RÒNG (EBITDA) 1,087,256 4,719,409 7,788,220 13,926,559 Trừ dần chi phí phát triển ( Chi phí khấu hao) 1,236,750 1,236,750 1,236,750 1,236,750 EBIT (149,494) 3,482,659 6,551,470 12,689,809 Lãi vay 745,460 615,333 485,207 355,303 EBT (894,954) 2,867,326 6,066,263 12,334,506 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) (111,869) 358,416 758,283 1,541,813 LỢI NHUẬN SAU THUẾ (783,085) 2,508,910 5,307,980 10,792,693 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 54 - CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XK HÀNG MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VẠN XUÂN I. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG Một vấn đề mà các công ty Việt Nam luôn vấp phải khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài là sự khác biệt về trình độ tổ chức các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng giữa ta và các công ty nước ngoài cùng tham gia thị trường đó. Các công ty Việt Nam chưa có sự chú ý đến các hoạt động quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, khuyếch trương sản phẩm, kích thích cầuhoặc nếu có thì ở mức độ nhỏ và còn kém hiệu quả. Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ, xúc tiến bán hàng của công ty còn mang tính thụ động, bột phát theo phong trào, chưa hình thành nên chương trình v ới những mục tiêu cụ thể, cách thức chiến lược cụ thể đem lại kết quả như ý muốn. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty nên nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng tốt các công cụ chính sách marketing vào hoạt động xuất khẩu để mau chóng thích ứng với những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Muốn vậy, công ty phải xác định rõ: Nội dung của từng công cụ, mục đích của việc áp dụng công cụ đó, lựa chọn công cụ phù hợp rồi sau đó sắp xếp thành hệ thống với trình tự áp dụng có tính logic. Về quảng cáo Do đặc điểm hàng mây tre đan của công ty phần lớn là xuất khẩu cho những công ty trung gian nước ngoài chứ không phải đến được tận tay người tiêu dùng, do không phải là sản phẩm gia dụng tối cần thiết nên phương pháp quảng cáo qua tivi, bằng phim quảng cáo, hay radio không thích hợp nắm. Những phương tiện này chỉ có tác dụng đặc biệt đối với người tiêu dùng cuối cùng. Mặt khác, sử dụng các phương tiện này ở nước ngoài rất tốn kém. Công ty không nên sử dụng vừa gây lãng phí, hiệu quả không cao. Vậy tốt nhất là công ty quảng cáo qua bưu điện, tức là gửi những tờ bướm mẫu hàng, gửi catalog của mình cho khách hàng qua bưu điện, phương pháp này giúp công ty tập trung quảng cáo, kết hợp chào hàng cho những công ty trung gian nước Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 55 - ngoài, chi phí lại không lớn lắm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử đã tạo ra một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm của mình với thế giới một cách nhanh nhất và không đắt lắm. Công ty nên ngày càng hoàn thiện trang web để giới thiệu công ty và sản phẩm của mình đối với các bạn hàng quốc tế. Phương pháp này vừa mang lại hiệu quả cao mà chi phí bỏ ra không lớn lắm. Ngoài ra, công ty có thể tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế hàng năm do hiệp hội các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tổ chức. Đây vừa là cơ hội để công ty có thể ký kết các hợp đồng kinh tế, quảng bá cho công ty và sản phẩm của mình vừa có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như các mẫu mã sản phẩm mới của các đối thủ cạnh tranh. Đối với sản phẩm là đồ đạc nội thất công ty có thể sử dụng báo chí để quảng cáo, gây tác động trực tiếp đến người tiêu dùng. Công ty nên tiến hành quảng cáo định kỳ và cho nhiều khách hàng. Tăng cường xây dựng các mối quan hệ quần chúng Đây là hoạt động phục vụ cho việc xúc tiến bán hàng nhằm tạo sự gần gũi trong quan hệ giữa công ty với bạn hàng, tạo lòng tin của họ đối với công ty, tranh thủ sự ủng hộ và tạo ra sự ràng buộc giữa họ và công ty. Ngoài khách hàng hoạt động này còn nhằm vào những người có liên quan tới công tác kinh doanh xuất khẩu của công ty như các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ trực tiếp kinh doanh Để tăng cường các mối quan hệ quần chúng, công ty có thể áp dụng các biện pháp sau: Với những bạn hàng lớn hoặc những người đi tìm hiểu có ý định mua hàng, công ty sẽ có một món quà là sản phẩm của công ty. Tổ chức hội nghị khách hàng: Công ty nên tổ chức mỗi năm một lần, để thu hút được nhiều khách hàng lớn và bạn hàng đến giao dịch, ký kết hợp đồng và đặt hàng. Hội nghị nên tổ chức dưới một hình thức thân mật như một buổi họp mặt giữa lãnh đạo, cán bộ thị trường của công ty với các đại diện kh. Trong hội nghi nên có nội dung Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 56 - gợi ý khách hàng nói về ưu, nhược điểm của sản phẩm, những vướng mắc trong mua bán, những thiếu sót trong quan hệ giao dịch Tổ chức hội thảo. Hội thảo khác với hội nghị khách hàng, chỉ đề cập tới một hoặc một vài khía cạnh kinh doanh. Hội thảo được tổ chức nghiêm túc hơn và quy mô hơn hội nghị khách hàng. Thành viên tham gia không chỉ có khách hàng và bạn hàng lớn mà còn có chuyên gia, các cán bộ cao cấp. Trong hội thảo, ngoài mục đích thăm dò thái độ của khách hàng còn cần biết tranh thủ ý kiến của các chuyên gia. Do đó chi phí của các hội thảo là không nhỏ đối với khả năng tài chính của công ty nên không nhất thiết phải tổ chức mà tuỳ thời điểm nào thấy cần thiết và trong điều kiện cho phép. Tổ chức các hoạt động yểm trợ bán hàng + Yểm trợ bán hàng là một hoạt động quan trọng của marketing. Hoạt động yểm trợ bán hàng được thông qua sử dụng hoạt động của các hiệp hội kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hội chợ triển lãmđể lôi kéo khách hàng về cho doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, công ty cũng có tham gia vào một số hội chợ triển lãm ở địa phương, quốc gia để giới thiệu các mặt hàng mà công ty đang xuất khẩu trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Mặt hàng mây tre đan của công ty được nhiều người tiêu dùng ưa thích và kết quả là công ty đã bán được khá nhiều sản phẩm này và đã ký kết được các hợp đồng mua bán. hội chợ là hình thức yểm trợ không cần tiến hành thường xuyên, lại rất có hiệu quả, nó là dịp cho công ty tăng cường cơ hội giao tiếp và nắm bắt, nhận biết chính xác nhu cầu của thị trường và ưu nhược điểm mặt hàng công ty xuất khẩu. Tham gia hội chợ quốc tế tuy hiệu quả cao nhưng chi phí rất lớn. Công ty nên đề xuất với cấp lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện như là cấp kinh phí để cho các sản phẩm của công ty đi triển lãm, hội chợ lớn tổ chức trong nước và có thể tham gia quốc tế kết hợp với những sản phẩm truyền thống khác của địa phương Tất cả các hoạt động trên phải được công ty tổ chức thật chu đáo để đạt được kết quả tốt. Việc hoàn thiện 5 chính sách thị trường, sản phẩm,giá cả, phân phối, giao tiếp và khuyếch trương đòi hỏi công ty phải đầu tư một số vốn rất lớn. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 57 - II. CÔNG TY CẦN XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 1.Xác lập chính sách giá cả hợp lý Giá cả của sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng xuất khẩu hàng hoá ra các thị trường của công ty. Là một đơn vị có mặt hàng mây tre đan xuất khẩu nhưng sản phẩm này không phải chỉ do công ty sản xuất được mà còn thu gom sản phẩm xuất khẩu từ các đơn vị sản xuất, chế biến khác nên trong việc xác lập một chính sách giá cả hợp lý phải hoạch định giá mua và giá xuất khẩu. Cụ thể như sau: `◊Mức giá xuất khẩu cao hơn có thể áp dụng đối với một số thị trường nhất định, khi sản phẩm có vị trí vững chắc trên thị trường. Điều này có thể áp dụng đối với những sản phẩm như bàn ghế song mây, mành tre, mành mây, mành trúccủa công ty tại các thị trường Châu Á và Tây Bắc Âu. ◊Với những sản phẩm thô (hàng thông thường) Công ty nên thường xuyên xây dựng những phương án đối với những nhà cung ứng trên cơ sở tiến hành thương lượng, đàm phán, mặc cả để chọn được một giá thu mua rẻ nhất. ◊Với sản phẩm kỹ thuật( có chất lượng cao )giá cả trên thị trường khá cao. Tuy nhiên, nguồn cung cấp những sản phẩm này trong nước lại khá hạn hẹp và giá thu mua cao. Công ty nên đầu tư cho những cơ sở mà công ty thu mua, mở rộng các cơ sở này để tạo nguồn sản phẩm kỹ thuật cho xuất khẩu. Một điều cần lưu ý là giá xuất khẩu phải tính đến yếu tố cạnh tranh. Đối với những thị trường có mức thu nhập cao như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âuthì việc đặt giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh chưa hẳn đã thu hút được nhiều khách hàng hơn. Mặt khác, khi giá quá cao so với đối thủ cạnh tranh có thể gây phản ứng nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty. Do đó, phải phân tích lựa chọn thật kỹ càng khi đặt giá. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 58 - 2. Xác định đúng đắn chính sách sản phẩm Trước hết Công ty phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời, giá cả của sản phẩm mây tre, phân tích nhu cầu, sở thích của thị trường về sản phẩm đó và phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường mây tre đan thế giới. Từ đó, công ty đề ra một chính sách sản phẩm đúng đắn. Một chính sách sản phẩm là đúng đắn khi nó giúp công ty mua và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng, số lượng, mức giá được thị trường chấp nhận, có sự tiêu thụ chắc chắn đảm bảo cho công ty có lợi nhuận và mở rộng được thị trường xuất khẩu, nâng cao uy tín sản phẩm của công ty. Để có một chính sách sản phẩm đúng đắn, công ty cần áp dụng một số biện pháp sau: ◊Công ty phải không ngừng thay đổi mẫu mã của mặt hàng mây tre đan sao cho phục vụ được các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Những mẫu mã mới phải được nghiên cứu, thiết kế dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, sao cho phù hợp với thị hiếu, sở thích của từng khách hàng ở từng khu vực. Để có thể có được nhiều loại mẫu mã phù hợp với từng sở thích, công ty nên đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của việc sáng tác mẫu mã hàng hoá mới. Hàng năm trước mùa đàm phán ký kết hợp đồng, công ty nên phát động các cơ sở sản xuất, chế biến sáng tạo mẫu mã mới và khi cơ sở nào có mẫu được khách hàng lựa chọn, công ty nên có một vài ưu đãi. Ngoài biện pháp này, công ty có thể áp dụng một số biện pháp khác để khuyến khích việc cải tiến mẫu mã. Đó là cơ sở nào có nhiều mẫu mã được khách hàng lựa chọn thì nên tạo điều kiện cho đại diện của cơ sở đó đi tham quan tìm hiểu thị trường nước ngoài cung với đoàn cán bộ đi tìm hiểu thị trường hàng năm để mở mang tầm hiểu biết về thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó có vốn để sáng tạo. Không những thế công ty cũng có thể áp dụng biện pháp khác như có thể “ học hỏi ”mẫu mã của các cơ sở xuất khẩu mây tre khác thông qua việc đến liên hệ trực tiếp( nếu có thể )hay ghi nhận các mẫu mã hay của họ tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước và cũng có thể thông qua khách hàng của các đối thủ cạnh tranh để có được các mẫu mã. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 59 - ◊Tổ chức tuyên truyền tới các cơ sở sản xuất để người lao động nhận thức đầy đủ hơn về sản phẩm mây tre xuất khẩu. Để họ không chỉ sản xuất mặt hàng mây tre đan vì mục đích duy nhất là kinh tế. Sản phẩm mây tre mỹ nghệ là sản phẩm vừa mang giá trị hàng hoá, đồng thời nó cũng mang đậm tính văn hoá dân tộc. Người sản xuất không chỉ làm ra giá trị sử dụng và chuyển giá trị sử dụng đó cho người nước ngoài mà phải chuyển tải cả giá trị văn hoá nữa. Có thể nhận thức được vấn đề này người sản xuất sẽ quan tâm hơn nữa đến chất lượng sản phẩm. ◊Công ty cũng nên đ ầu tư vào thiết bị máy móc, công nghệ, các chất xử lý khác để nâng cao chất lượng xử lý nguyên liệu dẫn tới nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu. ◊Mặc dù hàng mây tre mỹ nghệ là hàng khó chuẩn hoá về chất lượng. Song việc mua gom hàng hoá không thể tiến hành ồ ạt mà phải có chọn lựa, phải có những mặt hàng mẫu có tiêu chuẩn tốt là đối tượng để so sánh. Phải kiên quyết loại bỏ những mặt hàng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, từ đó tăng ý thức trách nhiệm đối với người sản xuất. ◊Công ty cũng nên quan tâm tới tiêu chuẩn ISO(hệ thống tiêu chuẩn quốc tế) trong đó bao gồm những quy định quốc tế đối với chất lượng hàng hoá xuất khẩu và hệ thống đảm bảo chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Vì hiện nay không những công ty mua gom hàng từ các cơ sở làng nghề mà công ty còn đang tiến hành xây dựngxưởng sản xuất hàng mây tre đan .Nếu tiến tới công ty có thể áp dụng thực hiện đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO thì đó là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh, mở rộng hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh xã hội III. VỀ MẶT NHÂN SỰ Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế. Tất cả các mục đích của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phục vụ cho con người và cũng do con người thực hiện. Chính vì vậy mà trong bất kỳ một chiến lược phát triển của bất kỳ một công ty nào cũng không thể thiếu chiến lược về nhân sự. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 60 - Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân có một đội ngũ quản lý đã hầu hết có trình độ về kinh tế và ngoại ngữ. Tuy nhiên thời gian va chạm trên thương trường chưa lâu, đặc biệt là trên trường quốc tế. Tuy đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm nhưng để đối phó được với các đối tác nhiều khi còn bị động lúng túng nên bị đối phương lấn áp chèn ép làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khi quan hệ làm ăn với các nước có nhiều kinh nghiệm trên trường quốc tế. Trong cơ chế thị trường như hiện nay, thành công chỉ đến khi thực sự có đầy đủ khả năng, kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ và phải thực sự năng động. Cho nên để cải thiện tình hình của công ty thì phải quan tâm không ngừng tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Muốn vậy công ty phải có kế hoạch đào tạo lại và đào tạo bổ sung cũng như bồi dưỡng lực lượng làm công tác nghiệp vụ này. Công việc đào tạo phải được tiến hành từng bước cho phù hợp với tình hình của công ty, việc này có thể được tiến hành theo các hướng sau: Công ty nên sắp xếp cho cán bộ trẻ mới ra trường xen kẽ bên cạnh các cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm , thâm niên công tác lâu năm trong công ty để lớp cán bộ trẻ có điều kiện học hỏi nâng cao vốn hiểu biết thực tế. Khuyến khích các cán bộ theo học các khoá học ngắn hạn hoặc dài hạn về kinh tế và nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương đặc biệt là những người chưa qua đại học hoặc đã học các chuyên ngành khác mà không phải là thương mại, tổ chức đào tạo trình độ ngoại ngữ cho mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là đội ngũ trực tiếp tiến hành các nghiệp vụ ngoại thương. Tổ chức đào tạo về thị trường và maketing cho các cán bộ chưa có đủ năng lực làm về công tác thị trường và maketing sản phẩm . Trong điều kiện cho phép công ty có thể mời các chuyên gia kinh tế , các chuyên gia về kinh doanh quốc tế để mở các lớp học ngắn hạn hoặc nói chuyện trực tiếp tại công ty về nghiệp vụ ngoại thương, nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh thương mại quốc tế, về tình hình và xu hướng biến động của thị trường thế giới Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 61 - Đối với những cán bộ không có năng lực hoặc không thể làm việc trong kinh doanh xuất nhập khẩu công ty cần mạnh dạn chuyển họ sang lĩnh vực khác cho phù hợp với khả năng của họ hoặc sa thải để nâng cao hiệu quả làm việc trong công ty . Bên cạnh đó, công ty phải tạo được sự đoàn kết nhất trí trong cán bộ công nhân viên làm cho họ toàn tâm toàn lực đóng góp cho công việc chung bằng các biện pháp như : có chính sách khuyến khích cán bộ đi học thêm nhưng vẫn được hưởng lương, tạo điều kiện để họ có thể áp dụng ngay những điều đã học vào thực tế, khuyến khích các cán bộ sáng tạo trong lao động. Có chế độ thưởng thích hợp cho những ai có ý kiến đóng góp hiệu quả. Lồng các mục tiêu chung vào mục tiêu cá nhân để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ trong công ty. Tiến hành các hình thức biểu dương khen thưởng trước toàn công ty nhưng hiệu quả hơn vẫn là việc khuyến khích họ bằng hiện vật. Cần có chế độ ưu đãi đối với cán bộ công nhân viên lâu năm cũng như đặc biệt quan tâm tới thế hệ trẻ lực lượng kế nhiệm lãnh đạo và dẫn dắt công ty trong tương lai, cần tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ trong công ty có cơ hội hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VẠN XUÂN 1. Không ngừng nâng cao uy tín của công ty Về nâng cao uy tín của Công ty có thể trực tiếp liên quan đến việc thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hoặc cũng có thể tác động gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Hiện nay, có rất nhiều các hoạt động để nâng cao uy tín cho doanh nghiệp . Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức nào là rất quan trọng đảm bảo phù hợp với khả năng hiện tại của Công ty. Sau đây là một số biện pháp Công ty nên áp dụng nhằm nâng cao uy tín của mình trong hoạt động xuất khẩu: - Thực hiện tốt và đầy đủ các cam kết đã thoả thuận trong các hợp đồng xuất khẩu. Ta đã biết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một quá trình trong đó nhà xuất khẩu cung cấp một loại hàng hoá dịch vụ, nào đó cho nước ngoài theo đúng những điều đã quy định trong hợp đồng. Nói chung, khách hàng sẽ rất hài lòng khi họ nhận Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 62 - được hàng hoá có chất lượng đúng nhu cầu có khối lượng như đã thoả thuận . Ngoài ra, nếu có các điều kiện khác được thuận lợi thì các làm cho khách hàng hài lòng thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, Công ty nên quan tâm đên các vấn đề sau: + Chuẩn bị hàng hoá đúng chất lượng và khối lượng quy định . Để thực hiện yêu cầu này, Công ty nhất thiết phải am hiểu hàng hoá, chọn được nguồn hàng có uy tín + Có kế hoạch thu gom hàng hoá, vận chuyển hàng hoá hợp lý: Công ty nên đề ra kế hoạch về thời gian thu gom và vận chuyển hàng hoá phù hợp. Điều đó có nghĩa là Công ty phải căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách nước ngoài để lên kế hoạch thu mua va chuẩn bị hàng hoá. - Công ty nên quan tâm hơn nữa đến “bộ mặt" của công ty: Hiện nay, các phòng làm việc của Công ty nhất là phòng mây tre còn chưa được khang trang và đẹp, Vì vậy, Công ty sớm có kế hoạch trang trí lại phòng làm việc của Công ty để tăng thêm uy tín của Công ty bởi vì khách hàng sẽ để ý đến cả vấn đề này trong quan hệ với công ty. 2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất khẩu Trong cơ chế thị trường hiện nay, tình hình thị trường luôn luôn biến động đã tạo ra các cơ hội, cũng như những rủi ro cho các doanh nghiệp. Điều này lại càng được khẳng định đối với lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, vì phạm vi thị trường vượt khỏi biên giới quốc gia. Chính vì vây, các doanh nghiệp ngày nay không thể không thường xuyên nghiên cứu- tiếp cận thị trường và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. - Khẩn trương hình thành một nhóm ( hay phòng ban) chuyên nghiên cứu thị trường xuất khẩu với các nhân viên am hiểu về marketing xuất khẩu. - Tích cực quan hệ với các cơ quan thông tin về xuất khẩu như phòng Thương mại Việt Nam, Bộ Thương mại, Đài phát thanh và truyền hình, các viện nghiên cứu về các nước và Châu lục, các đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài. - Có thể lập các văn phòng đại diện tại các thị trường xuất khẩu mà công tky cho là có triển vọng và thuận lợi để thu thập các thông tin cập nhật tại các thị trường đó. Mục đích của các biện pháp này là để nắm được các thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu của Công ty để tìm ra các cơ hội phù hợp với công ty. Chính nhờ các Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 63 - biện pháp này Công ty có thể nắm bắt nhanh, kịp thời, chính xác tình hình các thị trường xuất khẩu nhất định để qua đó tìm ra các cơ hội tốt nhất cho công ty. 3.Tạo lập được các nguồn hàng xuất khẩu ổn định, phù hợp, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu Nguồn hàng cho xuất khẩu khi là quyết định cho sự thành công của các doanh nghiệp ngoại thương. Đặc biệt nó có ý nghĩa quan trọng khi doanh nghiệp chưa tạo lập được các nguồn hàng ổn định. Chính vì vây, một mặt Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân phải thường xuyên quan tâm đến các biện pháp mở mang thị trường, tìm kiếm khách hàng, mặt khác Công ty cũng phải chú ý đến các biện pháp nhằm từng bước tạo lập nguồn hàng cho xuất khẩu của Công ty. Công ty nên áp dụng một số biện pháp sau để từng bước tạo lập các nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu: - Cần duy trì quan hệ bởi vì các nguồn hàng đã có: để thực hiện ý đồ này, Công ty phải thường xuyên quan hệ với các nguồn hàng đã có cả về phương diện hợp đồng mua bán, cả trên cơ sở thân thiện. - Trong quan hệ hợp đồng mua bán, Công ty cần giữ chữ tín với các đơn vị chào hàng bằng cách không ép giá và thanh toán sòng phẳng . - Trong quan hệ thân thiện, các cán bộ thu mua nên có những thái độ và hành động làm hài lòng các đơn vị chào hàng. - Tích cực tìm kiếm các nguồn hàng mới, đây là biện pháp đa dạng hoá nguồn hàng . Biện pháp này có tác dụng rất lớn nó cho phép Công ty tìm được nguồn hàng có lợi. Vì vậy, Công ty cần chủ động giao dịch- tiếp xúc phát hiện ra, có thể hỗ trợ vốn cho các nguồn hàng mới đang gặp khó khăn, tăng cường thu thập thông tin về các nguồn có liên quan. - Từng bước tạo lập các nguồn hàng truyền thống: Công ty nên lựa chọn một vài nguồn hàng lớn và có uy tín, sau đó tích cực củng cố mối quan hệ với các nguồn hang này bằng cách thường xuyên mua hàng của họ, duy tốt mối quan hệ tình cảm, giúp đỡ họ khi có khả năng và họ cần. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 64 - PHẦN III: KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nghiên cứu khảo sát thị trường và định hướng cho hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Từ những đánh giá về hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Công ty và nhất là kinh doanh xuất khẩu đang từng bước được hoàn thiện tốt hơn, phù hợp với tình hình thị trường và khả năng cung ứng của công ty. Tuy nhiên, Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn do nhu cầu khắt khe của thị trường ngày càng cao. Để đạt mục tiêu duy trì và phát triển lâu dài Công ty nên có chiến lược kinh doanh dài hạn, nghiên cứu nhu cầu của thị trường, nghiên cứu khả năng về nguồn hàng để có các quyết định chính xác kịp thời, đồng thời phải có các chính sách Marketing phù hợp cho các hoạt động kinh doanh trong nước và kinh doanh xuất khẩu. Nội dung nghiên cứu của đề tài đề cập đến hoạt động chính của Công ty đó là hoạt động xuất khẩu. Với hệ thống kiến thức được trang bị ở trường cùng với việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân trong thời gian thực tập, em xin đưa ra một số kiến nghị đã trình bày ở trên, với mong muốn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty. Hy vọng trong thời gian tới Công ty sẽ đứng vững và phát triển không ngừng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Thủy SVTH: Hoàng Ngọc Thái - 65 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Khắc Hoàn (2002) - Giáo trình quản trị doanh nghiệp - Khoa kinh tế - Đại học Huế. 2.Nguyễn Thị Diệu Linh (2008) – Giáo trình Nghiệp vụ thương mại quốc tế - Đại học Huế. 3. Các tài liệu thu thập được từ Công ty(năng lực nhân sự, thiết bị.....). 4. Các thông tin khác trên mạng Internet ( khau-cua-hang-thu-cong-my-nghe-viet-nam , www.vneconomy.vn, www.kinhtenongthon.com.vn, etc.). 5. Các nguồn số liệu tham khảo khác: Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính của Công ty Vạn Xuân. 6. Quyết định Số: 11/2011/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 2 năm 2011 về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_xuat_khau_hang_may_tre_dan_cua_cong_ty_tnhh_xuat_khau_hang_thu_cong_my_nghe_van_xuan_thuc.pdf
Luận văn liên quan