Đề tài Hoạt động xuất khẩu than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007

Sơ lược về than khoáng sản 1.1.1. Đặc điểm của than Than là một trong những tài nguyên khoáng sản trong lòng đất của quốc gia, cùng với các loại khoáng sản khác như: Đồng, chì, kẽm, thiếc đã tạo thành một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú và có giá trị của Việt Nam. Than là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy, các xác cây cối thực vật được nước và bùn lưu giữ khỏi bị oxi hóa và phân hủy bởi sinh vật mà hình thành nên than đá ngày nay. Thành phần chính của than là chất Cacbon, ngoài ra còn có các chất khác như lưu huỳnh. Với thành phần chính của than là chất Cacbon nên than có tính năng là đốt cháy tốt và sinh ra lượng nhiệt lớn, vì vậy than là nguồn nguyên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Hiện nay, lượng than được khai thác trên thế giới và Việt Nam được sử dụng trong các ngành năng lượng, phục vụ sản xuất nhà máy nhiệt điện và các ngành công nghiệp sử dụng chất đốt Than đang được khai thác từ các mỏ than lộ thiên hay nằm sâu dưới lòng đất. Ngày nay, với trình độ công nghệ hiện đại, công tác thăm dò và khai thác đã giúp con người phát hiện ra nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị đồng thời khai thác có hiệu quả hơn đối với nguồn tài sản quốc gia này. Việt Nam được đánh giá là có nguồn dự trữ than đá đáng kể và có giá trị về mặt kinh tế, trong tài nguyên về khoáng sản thì than đá là nguồn tài nguyên có trữ lượng và hiệu quả kinh tế lớn nhất. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế thì trữ lượng than hiện nay trên thế giới rất lớn, khoảng 910 tỷ tấn, đủ cho sản xuất trong 155 năm với tốc độ như hiện nay và nếu như không có sự đột biến nào thì nhu cầu sử dụng than trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần từ nay đến năm 2050. Theo các cuộc thăm dò và khai thác thì than hiện diện ở khắp nơi trên thế giới và được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng, phục vụ các ngành công nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhưng được sử dụng lớn nhất là trong các nhà máy nhiệt điện, do đó 40% lượng điện được sản xuất trên toàn cầu là từ các nhà máy nhiệt điện dùng than. 1.1.2. Lịch sử phát triển của ngành than Việt Nam Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, trải qua 72 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành được thắng lợi rực rõ, đánh dấu mốc son chói lói trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trải qua quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của ngành, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào, người thợ mỏ Việt Nam vẫn phát huy bản lĩnh sáng tạo và tinh thần đoàn kết, dũng cảm, luôn tiên phong đi đầu, tạo nên nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chặng đường đã đi qua, ngành than Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn và thăng trầm trong lịch sử phát triển, đặc biệt là thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới của đất nước và những năm đầu của thập niên 90, nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan đã dần đến nhiều hậu quả đối với ngành than và xã hội, tình trạng tài nguyên môi trường vùng mỏ than bị hủy hoại, trật tự xã hội phức tạp, công nhân thiếu việc làm, ngành than đã phải cắt giảm sản xuất với những khó khăn đó đã đẩy ngành than của Việt Nam vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng trong một thời gian.

docx47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khu vực hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn nên ngành than gặp không ít khó khăn trong việc đưa phương tiện và vận chuyển than khai thác được đi tiêu thụ. Các mỏ than được đánh giá có trữ lượng lớn và giá trị lớn nằm rải rác trên khu vực rộng lớn, các mỏ nằm trong khu vực đồi núi thì ngành than có thể tiến hành bóc đất khai thác nhưng các mỏ than tập trung ở đồng bằng sông Hồng thì ngành than gặp nhiều khó khăn do việc bóc đất và ảnh hưởng đến một diện tích đất nông nghiệp nên các mỏ than trọng tâm thường là ở khu vực hẻo lánh và xa khu dân cư hay ở các vùng đồi núi. Công tác khai thác các mỏ than ở khu vực đồi núi sẽ kéo theo một hệ quả là ngành than phải đầu tư nhiều hơn vào công tác xây dựng và quản lý cơ sở vật chất phục vụ của công nhân viên từ các dịch vụ phục vụ cuộc sống như: điện, nước, trạm y tế, trường học, bệnh viện, đường sá giao thông… đã phần nào làm tăng chi phí đầu tư cố định phục vụ ngành than. Đặc biệt, hiện nay lượng công nhân phục vụ trong các khu mỏ ngày càng lớn nên sức ép về đảm bảo cuộc sống cho lao động ở khu vực đồi núi, hẻo lánh là một nhiệm vụ không dễ giải quyết của ngành. ● Vùng mỏ than Quảng Ninh lâu nay chỉ tập trung sản xuất và kinh doanh xoay quanh sản phẩm than mà các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ có khả năng thu hút lao động nữ lại hạn chế. Với vùng mỏ than Quảng Ninh, để đòi hỏi lượng nhân công khai thác trong khu mỏ là rất lớn và chủ yếu là nhân công nam trong khi các chính sách và chiến lược giải quyết công ăn việc làm cho nữ giới trong khu mỏ lại triển khai còn chậm; những người phụ nữ ở đấy là người thân, là vợ, là con của công nhân đang khai thác than trong các hầm mỏ… Cuộc sống của những hộ gia đình đó mà phụ thuộc vào đồng lương của ngành than độc canh sẽ gây không ít khó khăn và gành nặng cho công nhân tham gia hoạt động trong ngành than. ● Quảng Ninh nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế Bắc bộ, có tốc độ đô thị hóa nhanh nên ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan môi trường, di tích lịch sử văn hóa lại càng được chú trọng. Bên cạnh Quảng Ninh là Vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên thế giới mở ra triển vọng về du lịch văn hóa và dịch vụ… những yếu tố đấy buộc ngành than phải có một số điều chỉnh trong ngành để phù hợp với yêu cầu phát triển chung của xã hội, ngành than đã phải tháo dỡ hệ thống đường sắt Hà Lầm – Hòn Gai, Hòn Gai – Cọc 5 – Cọc 8 và chuyển đổi mục đích sử dụng cảng than Hòn Gai… Với những thay đổi đấy đã đẩy chi phí sản xuất của ngành than tăng lên, đẩy giá thành sản xuất than tăng lên. Vấn đề thuộc nội bộ ngành than ● Chất lượng than nguyên vỉa của các mỏ than là khác nhau, điều kiện khai thác than ở các mỏ cũng không giống nhau nên giá bán than và hiệu quả khai thác của các mỏ than là khác nhau dẫn đến sự khác khác nhau trong thu nhập của cán bộ công nhân viên lao động trong các mỏ than. Mặt khác, hiện nay giá bán than trong nước và xuất đi thị trường quốc tế là khác nhau, giá bán trên thị trường thế giới gấp đôi giá bán trong nước nên các mỏ than được xuất đi nước ngoài sẽ có doanh thu trong kinh doanh lớn hơn là các mỏ than chỉ được tiêu thụ trong nước. ● Xuất phát từ lợi nhuận của hoạt động bán than mà tổng công ty có những đầu tư trong công nghệ khai thác và đào tạo nguồn lao động mới cho ngành than. Đối với các mỏ mới được đưa vào hoạt động hay mỏ kinh doanh than trong nước thì lượng tích lũy không cao trong khi điều kiện khai thác là rất phức tạp và nguy hiểm, các mỏ than càng ngày càng phải khai thác xuống sâu dưới lòng đất nên suất đầu tư ngày càng tăng. Đối với các mỏ hầm lò, các công nghệ lạc hậu vẫn còn sử dụng nên tổn thất trong quá trình khai thác than khá cao, mức độ đảm bảo an toàn thấp, đã nhiều năm các mỏ than phải tự cân đối tài chính bằng cách giảm hệ số bóc đất ở mỏ lộ thiên và giảm hệ số đào lò ở các mỏ hầm lò nên đã đưa các mỏ vào tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghiệp ở các mức độ khác nhau. ● Do tài nguyên phân chia không đồng đều và khác nhau về trữ lượng, chất lượng trong khi các công ty khai thác lại khác nhau về điều kiện kỹ thuật khai thác và vốn khác nhau nên trong trường hợp nhiều công ty khai thác ở cùng một vùng mỏ thì cần phải có các phương án điều hòa hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực và công nghệ - kỹ thuật của các bên. ● Điều chỉnh quan hệ cung – cầu trên thị trường là một vấn đề phức tạp đã tồn tại lâu nay mà ngành than vẫn chưa giải quyết được. Tác động chung của nền kinh tế ● Các biến cố xảy ra trong nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển sẽ tác động mạnh đến bất cứ một ngành nghề nào trong nền kinh tế, ngành than cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Việt Nam đã là thành viên của WTO, nền kinh tế của Việt Nam sẽ chịu trực tiếp các tác động trên thị trường thế giới nhanh và sâu hơn; Hiện nay, giá dầu trên thế giới tăng cao đã tác động gần như là tất cả các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế. Đối với ngành than, chi phí vào vận chuyển sản phẩm, vận chuyển đất đá thải ra trong quá trình khai thác và chi phí vào các máy móc khoan, khai thác tăng lên, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao. ● Sự điều chỉnh của các chính sách của Chính phủ cũng tác động sâu sắc đến sản lượng khai thác và tiêu thụ của ngành than. Trong nhiều năm qua, Chính phủ cũng đã có các chính sách vĩ mô hợp lý và tích cực vào ngành than như hướng dẫn trong công tác lập kế hoạch khai thác, kinh doanh và xuất khẩu của ngành than nhưng bên cạnh đấy nhiều trường hợp Nhà nước cũng chưa có các chính sách thỏa đáng hỗ trợ nhân dùng than thay củi đốt phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nguồn gỗ tự nhiên của Việt Nam đang cạn kiệt và tàn phá nặng nề, trong khi lượng than khai thác ra đủ để đảm bảo tiêu thụ trong nước vì vậy Nhà nước cần phải đưa ra chính sách bảo vệ nguồn gỗ phục vụ chống lò trong ngành than và đưa than đến với các hộ dân sinh hoạt hay sản xuất… ● Việc sử dụng công nghệ lạc hậu của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, phân bón… nên phải tiêu tốn một lượng than khá lớn và quen dùng với giá than thấp, do đó khó chấp nhận việc tăng dần giá than, buộc Nhà nước phải vào cuộc để điều chỉnh lại. Trường hợp thay đổi công nghệ ở nhà máy xi măng Bỉm Sơn và ở ngành đường sắt đã dẫn đến sự mất hẳn thị trường tiêu thụ của mỏ than Na Dương, mỏ Khe Bố vốn dĩ đã từ lâu được xây dựng để phục vụ riêng cho ngành xi măng và đường sắt... Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2007 Thị trường tiêu thụ than thế giới trong giai đoạn hiện nay Phân bố trữ lượng than trên thế giới Than được dùng làm nguồn năng lượng phục vụ nhu cầu của con người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, than được dùng làm chất đốt trong sinh hoạt, là nguyên liệu phục vụ trong các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, sành sứ và thủy tinh… Kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng vào những năm thập niên 70 đến nay, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng thương mại không ngừng được tăng lên với mức tăng khoảng 60%, trong dó 1/4 nguồn năng lượng được cung cấp từ than. Trên thực tế thì than vẫn là nguồn năng lượng hóa thạch có trữ lượng lớn nhất trong các nguồn năng lượng hóa thạch khác như dầu mỏ, khí đốt, Uran, với trữ lượng chiếm khoảng 68% nguồn trữ lượng của năng lượng hóa thạch. Trong lòng trái đất đang có một trữ lượng than khổng lồ mà chưa thể khai thác hết được, theo dự báo của Cơ quan năng lượng thế giới – IEA thì tổng lượng than khoáng sản của thế giới hiện nay vào khoảng 1089 tỷ tấn và được nằm rải rác trên khắp trái đất. Các quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới là Mỹ 25%, Liên Xô cũ 23%, Trung Quốc 12%, các quốc gia Ấn Độ, Australia, Nam Phi, Đức có tổng trữ lượng chiếm 29% và phần còn lại là các nước khác trên thế giới. Biểu đồ: Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới Tuy được dự báo là trự lượng than chưa khai thác là khá lớn nhưng nếu như tốc độ khai thác năm 2002 thì sau khoảng gần 250 năm nữa là lượng than trên trái đất này sẽ cạn kiệt, do đó cần phải tính đến các phương án khai thác và kinh doang hiệu quả, tránh lãng phí nhằm sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu của trái đất này. Theo báo cáo của BP statistical Review 2004, tính đến năm 2004 thì trữ lượng than trên toàn thế giới là 984 tỷ tấn trong đó 50% than Antraxit và 50% là than nâu, chỉ có thể được trong 192 năm nữa. Các quốc gia Mỹ, Cộng đồng các quốc gia độc lập và Trung Quốc là có trữ lượng lớn nhất (chiếm trên 50% trữ lượng than của thế giới), một số quốc gia có trữ lượng than như: Ấn Độ là 90 tỷ tấn, Úc là 90 tỷ tấn và Nam phi là 50 tỷ tấn than… Bảng: Phân bố trữ lượng than trên thế giới năm 2004 (Nguồn: BP statistical Review 2004) Trong hơn 50 năm qua, sản lượng than được khai thác và tiêu thụ trên thế giới tăng lên gấp 3 lần, cùng với các giao dịch và buôn bán than trên thế giới được mở rộng nên đã tăng hệ số sử dụng than trong ngành năng lượng, giảm được sức ép lên dầu mỏ. Nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình khai thác ở các mỏ than nên sản lượng sản xuất của năm sau luôn lơn hơn năm trước, đấy cũng là một phần của nguyên nhân vì sao giá than trên thị trường ít có biến động lớn so với giá của các nguồn năng lượng khác. Hiện nay, hàng năm con người moi từ lòng đất lên hơn 3 tỷ tấn than mỗi năm và các quốc gia có trữ lượng than lớn cũng chính là những quốc gia có lượng than được sản xuất ra nhiều nhất, như: Hoa Kỳ khoảng 25-35% tổng sản lượng than thế giới, Trung Quốc khoảng 23-25%, Ấn Độ khoảng 8%, Astraulia khoảng 8%, Nga khoảng 5%, Nam Phi khoảng 7% và một số nước như Đức, Inđônêxia, Ba Lan và Canada mỗi nước khai thác và tiêu thụ khoảng 3% sản lượng than trên toàn thế giới. / Thị trường tiêu thụ than trên thế giới hiện nay Xu hướng tiêu thụ của thị trường Than đóng góp một phần rất lớn vào nguồn năng lượng được tạo ra trên thế giới, hàng năm than cung cấp 23% nguồn năng lượng chính toàn cầu và trong lượng than được sử dụng thì có tới 60% là phục vụ cho sản xuất điện và chiếm 38% lượng điện được sản xuất ra trên toàn cầu. Đồng thời, than đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thép, chiếm 70% sản lượng thép được sản xuất trên thế giới. Than được tiêu thụ trên thế giới được phân chia như sau: Các nước thuộc OECD chiếm 51% trong tổng lượng tiêu thụ than cứng, các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 9% và 40% là tỉ lệ của các nước đang phát triển. Nếu như trong những thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước khi mà nhu cầu mua nhiều than nhất là khu vực tây Âu với tỷ lệ vào khoảng 57,4% than tiêu thụ trên thế giới, kế đến là khu vực đông Âu chiếm 21,1% và thứ ba là Nhật Bản có tỷ lệ khoảng 6,4%... Nhưng kể từ thập niên 80 trở lại nay, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với đầu tàu là Nhật Bản và sau này có thêm Trung Quốc đã có tốc độ tăng nhập khẩu than hết sức nhanh chóng, tỷ lệ than tiêu thụ của khu vực hiện chiếm khoảng 49% tổng lượng than tiêu thụ trên thị trường thế giới. Than dần được ưa chuộng sử dụng hơn trong ngành năng lượng của các quốc gia trên thế giới với vị thế chi phí thấp, trữ lượng dồi dào và phân bố rộng. Trong 6 năm lại nay, lượng than tiêu thụ trên thế giới đã tăng lên 30%, gấp đôi so với bất kỳ loại nguyên liệu nào, nhưng giá than trên thế giới đang có xu hướng tăng lên do nguồn cung thiếu hụt so với lượng cầu phục vụ trong các ngành công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Trong xu hướng tiêu thụ than trên thế giới trong thời gian vừa qua, có 2 xu hướng nổi bật đó là: (1) Nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và than nói riêng trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. (2) Khu vực tiêu thụ than nhiều nhất trên thế giới được chuyển dần từ khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ, chủ yếu là các nước tây Âu được chuyển sang khu vực châu Á. Nhu cầu tiêu dùng than trên thế giới không ngừng được tăng lên qua từng năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng dân số thì việc tiêu thụ năng lượng nói chung và nguồn than nói riêng sẽ tăng lên một mức đáng kể trong tương lai, khoảng 27% trong vòng 15 năm tới đối với hoạt động tiêu thụ các nguồn năng lượng, trong đó than và khí đốt tự nhiên vẫn là những nguồn nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn năng lượng thương mại. Khi mà lượng dầu mỏ trên thế giới đang ở giai đoạn sốt giá và trữ lượng đang cạn dần thì loài người chuyển dần sang tiêu thụ các nguồn năng lượng khác để giảm sức ép cho dầu mỏ là một biện pháp có hiệu quả trong an ninh năng lượng. Trong năm đầu của thập niên 70, khi mà dân số thế giới chỉ mới khoảng 3,7 tỷ dân và với lượng tiêu thụ năng lượng vào khoảng 5 tỷ tep. Nhưng đến năm 2000, lượng tiêu thụ năng lượng của cả thế giới đã tăng thêm 5 tỷ tep, đạt mức 9,2 tỷ tep với số dân là 6 tỷ dân. Sau 30 năm, từ năm 1970 – 2000, tốc độ gia tăng sử dụng năng lượng của thế giới tăng với tốc độ khoảng 11% trong cả giai đoạn và dự báo đến năm 2030 thì lượng tiêu thụ năng lượng nói chung đạt 15,3 tỷ tep, với tốc độ gia tăng trong cả giai đoạn là 27%. Biểu đồ: Nhu cầu năng lượng của thế giới (Nguồn: BP Statistical Review 2004) Sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới là một điều dễ hiểu khi mà các nền kinh tế đang cần năng lượng lớn để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trong nước, nhất là công nghiệp điện, hóa chất và xi măng… Trong 6 năm quan, lượng than tiêu thụ của thế giới đã tăng lên 30%, nổi lên một số quốc gia tiêu thụ than lớn như: Trung Quốc với lượng tiêu thụ than hằng năm tăng khoảng 10%/năm, với lượng than tiêu thụ trong năm 2007 gần 3 tỷ tấn than. Lượng than tiêu thụ ở Anh cũng tăng lên ở mức 9%/năm trong các năm 2004 – 2006, lượng than tiêu thụ ở Hoa Kỳ trong những năm trước tăng với tốc độ 5%/năm… và một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở châu Á cũng gia tăng lượng tiêu thụ than để phục vụ nhu cầu trong nước như: Ấn Độ, InđônêxiA, Thái Lan… Trong khi nguồn năng lượng dầu mỏ đang lên sốt và nguồn dự trữ không nhiều thì than là một nguồn năng lượng bổ sung và thay thế hợp lý, với trữ lượng nhiều và phân bố rộng trên khắp thế giới. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại của thế giới hiện nay chủ yếu vẫn là than đá, chiếm ưu thế hẳn so với các nguồn năng lượng khác như: dầu mỏ, khí tự nhiên, năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng hạt nhân. Theo dự báo thì từ nay đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới sẽ tăng với tỉ lệ bình quân là 2,2%/năm, trong đó khu vực châu Á vẫn được dự báo là khu vực có tốc độ gia tăng và sử dụng than nhanh nhất trong những năm tới, với mức tăng lượng sử dụng 25%/năm và đến năm 2015 sẽ chiếm tỷ lệ 59% tổng lượng than tiêu thụ trên thị trường. Biểu đồ: Cơ cấu và tốc độ tăng tiêu dùng năng lượng của thế giới (Nguồn: BP Statistical Review 2004) Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng thay đổi khu vực tiêu thụ than hiện nay là do các chính sách năng lượng nói chung và về than nói riêng của các quốc gia xuất nhập khẩu than lớn trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình thị trường, trong đó đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, các quốc gia tiêu thụ than lớn ở khu vực châu Á, đã tăng mức tiêu thụ than đáng kể… Hiện nay, lượng than tiêu thụ của Trung Quốc bằng tổng lượng than tiêu thụ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cộng lại, và các quốc gia ở châu Á cũng đang có nhu cầu nhập khẩu lượng than mạnh như Nhật Bản, Ấn Độ… để khắc phục và phục vụ công nghiệp điện trong nước do động đất gây ra và bổ sung lượng thiếu hụt lâu nay./ Tình hình cung-cầu than trên thị trường (nguồn cung sản phẩm, cầu và giá cả của than trong các thời điểm) Trong thời gian gần đây, thị trường than khoáng sản thế giới có một số biến động gây ảnh hưởng đến tình hình cung – cầu và giá cả than trên thị trường. Theo các chuyên gia và Tổ chức dự báo về than tiêu thụ thì từ thời gian này về sau, lượng than cung ứng trên thị trường sẽ không đáp ứng đủ lượng cầu và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây ảnh hưởng cho các nhà nhập khẩu than lớn trên thế giới. Một tất yếu đang xảy ra đó là cung than thương phẩm không đáp ứng đủ cầu đã đẩy giá cả lên cao trong thời gian ngắn. Trong những tháng đầu năm nay, nhu cầu về than để phục vụ phát triển của các nước tăng lên đột biến, nhất là các quốc gia có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi và đang phát triển nên cần một lượng lớn về năng lượng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, một phần do sức ép tăng giá của dầu mỏ trên thế giới nên nhiều quốc gia có xu hướng chuyển hướng ưu tiên dùng than để giảm chi phí của nền kinh tế. Trong những tháng đầu năm 2008 đã có một số biến động trong cung – cầu than trên thị trường, khi mà Trung Quốc: một nhà sản xuất than và tiêu thụ than lớn trên thế giới, với nhu cầu tiêu thụ than tăng bình quân mỗi năm khoảng 10% đã ngừng xuất khẩu than trên thế giới vào ngày 25/01/2008 đã khiến cho giá than ở khu vực châu Á tăng lên và giữ ở mức cao. Sau quyết định ngừng cung cấp than của Trung Quốc trên thị trường quốc tế thì giá than khu vực châu Á đã tăng lên 34% và tăng 137% so với tháng 1/2007. Theo dự đoán thì trong năm 2008, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoáng 15 triệu tấn than phục vụ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một trong những nhà nhập khẩu than lớn nhất thế giới trong những giai đoạn trước sẽ tiếp tục và tăng lượng nhập khẩu than trong thời gian tới đề bù đắp phần năng lượng bị thiếu hụt do các trục trặc của các nhà máy điện hạt nhân bị hư hại trong 2 trận động đất trong năm 2007. Một số quốc gia của khu vực châu Á như Ấn Độ cũng sẽ tăng lượng than nhập khẩu để phục vụ các nhà máy điện than từ các quốc gia như Inđônêxia, Úc trong những năm tới và một số quốc gia khác châu Á cũng sẽ gia tăng lượng than tiêu thụ… Mặt khác, các quốc gia phương tây cũng gia tăng lượng than tiêu thụ phục vụ cho nền kinh tế như: Hoa Kỳ sẽ tăng 5% lượng than tiêu thụ trong năm 2008 so với 2007; Anh Quốc cũng tăng sản lượng tiêu thụ hằng năm với mức bình quân 9% trong các năm 2005-2007. Trong khi lượng cầu hàng năm của các quốc gia trên thế giới về than lại tăng lên nhanh chóng thì lượng cung lại khan hiếm và thiếu hụt nghiêm trọng, ngoài việc Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu than trong tháng 1/2008, đã ảnhh hưởng lớn đến giá than trên thì trường thì bên cạnh đấy một số quốc gia có kim ngạch xuất khẩu than lớn trên thị trường những năm trước lại gặp khó khăn trong nguồn cung, như: Australia gặp phải khó khăn trong điều kiện khai thác, một số mỏ than của Austraulia phải tạm dừng khai thác và xuất khẩu do mưa lớn, Nam Phi cũng gặp phải tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do Công ty than quốc gia Eskom cạn nguồn dự trữ nên Chính phủ Nam Phi hạn chế xuất khẩu than nhằm giải quyết trước mắt nhu cầu cung cấp điện cho quốc gia. Với những yếu tố ảnh hưởng xấu đến nguồn cung đã làm tăng giá than FOB lên 3 lần tại cảng Newcastle (Austraulia) lên mức kỉ lục 102,75 USD/tấn… Trước tình trạng đấy, buộc nhiều nhà nhập khẩu than của châu Âu và Nhật Bản phải ký các hợp đồng dài hạn giá cao với các công ty khai thác và xuất khẩu than nhằm ổn định nguồn cung phục vụ cho các ngành công nghiệp năng lượng trong nước. Than đã trở thành một nguồn năng lượng thương mại tốt nhất để giải quyết vấn đề nhu cầu năng lượng của các quốc gia. Theo dự báo của các chuyên gia về tình hình tiêu thụ than trên thế giới hiện nay, lượng than cung ứng không đủ đáp ứng được lượng cầu trong hiện tại và tương lai do nhu cầu tăng quá nhanh về năng lượng của các quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, sự phát triển và nhu cầu sử dụng than của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và cả Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường than tiêu thụ. Một loạt các chính sách về an ninh năng lượng quốc gia được thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển của quốc gia; Nhu cầu tiêu thụ than của Trung Quốc được dự báo trong năm 2008 tăng 5,3% so với năm 2007, đạt 2,76 tỷ tấn và nước này có thể nhập siêu 18 triệu tấn. Đến năm 2010, tiêu thụ than của Trung Quốc sẽ đạt 3,06 tỷ tấn than. Đặc biệt là trường hợp của Ấn Độ, khi nước này quyết định nhu cầu nhập khẩu than tăng mạnh có thể sẽ ảnh hưởng nhất tới ngành than thế giới, Ấn Độ có kế hoạch đưa vào hoạt động tổng công suất phát điện mới là 40-60 gigawatts, ngoài 60 gigawatts hiện nay, tức là hàng năm Ấn Độ sẽ phải nhập thêm 80 triệu tấn than mỗi năm. Bên cạnh đấy, Inđônêxia cũng đã có chính sách hạn chế xuất khẩu than vào năm 2009 để phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước khi mà có ít nhất 35 nhà máy điện mới được đưa vào sử dụng trong năm 2009, Inđônêxia sẽ hạn chế xuất khẩu ở mức 150 triệu tấn/năm. Trong tình trạng nguồn cung thiếu hụt và gặp khó khăn mà nhu cầu lại tăng lên theo thời gian đã đẩy giá than trên các thị trường giao hàng tăng lên nhanh chóng. Giá than giao kỳ hạn 3 tháng tại Newcastle (Australia) đã tăng 73% trong năm 2007 và đạt mức đỉnh điểm là 91,77 USD/tấn trong ngày giao dịch 04/01/2008. Tại các cảng thuộc châu Âu, giá FOB kỳ hạn 4 tháng đạt ở mức 121 USD/tấn đối với lô hàng 25.000 tấn than của Nam Phi, trong khi giá cũ được chào bán là 91 USD/tấn. Trong khi đó, giá than tại thị trường châu Á cũng có nhiều sự biến động, tại thị trường nội địa của Trung Quốc giá than đã tăng thêm 30 NDT, đạt mức 565 NDT/tấn (78 USD/tấn), giá xuất khẩu giao ngay FOB là 95-99 USD/tấn trong những ngày đầu tháng 1/2008… Trước tình trạng đó, một số nhà nhập khẩu than lớn của các quốc gia phải ký kết các hợp đồng buôn bán dài hạn với giá cao để đảm bảo lượng than tiêu thụ nhưng phải chịu lỗ. Các Tổ chức dự báo về than trên thế giới cũng đã đưa ra một số nhận định về thị trường trong tương lai. Hãng JP Morgan đã dự báo giá hợp đồng than đốt năm 2008 giữa các mỏ than của Australia với các nhà nhập khẩu của Nhật Bản sẽ tăng 60% giá so với năm trước do nhu cầu than của Ấn Độ tăng mạnh và những hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ ngành than trên toàn cầu. Theo dự đoán của Rory Simington, nhà phân tích than cao cấp tại AME Mineral Economics ở Sydney, cầu sẽ tiêp tục vượt cung khi mùa đông - mùa tiêu thụ than đỉnh điểm.Theo đó, dự báo giá hợp đồng năm 2008 không dưới 70 USD/ tấn./ Than Việt Nam trên thị trường thế giới (đề cập các tiêu chuẩn than Việt Nam, vị thế …) Tình hình xuất khẩu khoáng sản Than của Việt Nam Phân loại Than xuất khẩu Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, theo kết quả thăm dò địa chất đã phát hiện gần 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó các mỏ than đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế với nguồn đóng góp vào GDP hàng năm tăng lên và giải quyết được công ăn việc làm cho một bộ phân lao động… Tuy nhiên, công nghệ khai thác mỏ của Việt Nam vẫn ở tình trạng kém phát triển nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cũng như phân loại than phục vụ xuất khẩu, việc sử dụng các công nghệ lạc hậu trong quá trình khai thác sẽ làm tăng chi phí và mức độ nguy hiểm cao đối với lao động trong các hầm lò. Không những thế, công nghệ áp dụng trong khai thác và sàng tuyển quá cũ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng than khai thác, đó là tình trạng lẫn tạp chất và phân loại than không sát với các tiêu chuẩn… Theo thống kê của Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất của ngành công nghhiệp khai thác năm 2007 theo giá trị thực tế đạt 111,9 nghìn tỷ Đồng, chiếm 9,97% GDP của cả nước. Nghiên cứu tình hình khai thác than của Việt Nam qua các năm thì ta có thể thấy được sản lượng khai thác luôn được nâng cao, góp phần tạo ra giá trị cho ngành kinh tế quốc dân. Trên thị trường quốc tế, xuất khẩu than của Việt Nam được biết đến với than Antraxit trên thị trường. Nhu cầu than Antraxit ngày càng được nâng lên đối với việc phát triển năng lượng của các quốc gia, nhiều nước có xu hướng quay lại sử dụng các nhà máy nhiệt điện sử dụng than để phục vụ ngành công nghiệp năng lượng và các ngành liên quan trong nước nhằm giảm sức ép về giá dầu mỏ trong giai đoạn hiện nay. Than Antraxit của Việt Nam là loại than có các đặc tính và tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra trên thị trường đối với loại than có chất lượn cao này, các tiêu chuẩn giao dịch về than hiện nay của than Antraxit của Việt Nam hiện nay như: ● Nhiệt lượng tỏa ra và độ kết dính của than đạt theo tiêu chuẩn ● Lưu huỳnh cháy tối đa là 0,8% ● Hàm lượng clorua đạt 0,03% trở xuống ● Độ tro và độ ẩm thấp ● Trong than không chưa tạp chất … Hiện nay, tiêu chuẩn than xuất khẩu của Việt Nam được quy định theo tiêu chuẩn cụ thể và kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình khai thác và tiêu thụ. Công tác đó không chỉ để khẳng định vị thế, chất lượng và uy tín than Việt Nam trên thị trường mà việc kiểm soát chặt chẽ than sản phẩm sẽ tối đa hóa lợi nhuận từ các sản phẩm than xuất khẩu, tránh trường hợp bán cả lô hàng với giá thành thấp. Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc tính cũng như thành phần của than Antraxit, tổng công ty than Việt Nam hiện đang khai thác và xuất khẩu các loại than như sau: Bảng: Tiêu chuẩn Than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam Loại than Cỡ hạt (mm) Độ ẩm (%max) Độ tro (%max) Chất bốc (%) Lưu huỳnh (%max) Cacbon (%) Nhiệt lượng (kcal/kg) Số 1 35 – 100 6 8 – 12 6 – 8 0,6 81 7200 min Số 2 50 – 75 4 6 – 8 5 – 7 0,6 88 8300-8100 Số 3 35 – 50 4 3 – 5 5 – 7 0,6 87 8300-8000 Số 4 15 – 35 5 4 – 6 5 – 7 0,6 86,5 8200-7900 Số 5 6 – 18 5 5 – 7 5 – 7 0,6 86 8100-7900 Số 6 0 – 15 8 6 – 8 6 – 8 0,6 84 8000-7800 Số 7 0 – 15 8 8 – 10 6 – 8 0,6 82 7800-7600 Số 8 0 – 15 8 10 – 15 6 – 8 0,6 77 7600-7200 Số 9 0 – 15 8 15 – 22 6 – 8 0,6 70 7200-6500 Số 10 0 – 15 8 22 – 32 6 – 8 0,6 60 6500-5600 Số 11 0 – 15 8 32 – 42 6 – 8 0,6 50 5500-4600 (Nguồn Tổng công ty Than – Khoán sản Việt Nam) Các loại than này được phân loại dựa trên các tiêu chí như: kích cỡ hạt, độ tro, độ ẩm hay hàm lượng cacbon, lưu huỳnh… và quan trọng đó là nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi đơn vị than tiêu dùng. Nhưng cũng có thể phân loại than thương phẩm theo các loại hạt: than cục, than cám và than bùn: ● Than cục xô: Cục xô 1a, Cục xô 1b, Cục xô 1c ● Than cục đơn: Cục đơn 6a, Cục đơn 6b, Cục đơn 6c, Cục đơn 7a, Cục đơn 7b, Cục đơn 7c, Cục đơn 8a, Cục đơn 8b. ● Than cám: Cám 7a, Cám 7b, Cám 7c. ● Than bùn: Than bùn 1a, Than bùn 1b, Than bùn 1c, Than bùn 2a, Than bùn 2b. Bên cạnh đó, trong phân loại than thương phẩm người ta cũng có thể phân chia theo các mỏ than khai thác, như: mỏ than vùng Hòn Gai – Cẩm Phả, mỏ than Mạo Khê, Mỏ Na Dương, Mỏ Vàng Danh… Việc phân loại các mỏ than sẽ giúp cơ quan chức năng đánh giá được tình hình khai thác và kinh doanh ở các mỏ than riêng biêt, từ đấy đưa ra được các phương hướng phát triển cho mỏ, đưa ngành than phát triển. Hiện nay, tổng công ty than Việt Nam đang áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng trong việc phân loại than sản phẩm như: ● TCVN 172:1997 (ISO 589:1981) Than đá – Xác định độ ẩm toàn phần ● TCVN 173:1995 (ISO 1171:1981) Nhiên liệu – Xác định hàm lượng tro ● TCVN 174:1995 (ISO 652:1981) Than và cốc – Xác định hàm lượng chất bốc ● TCVN 175:1995 (ISO 334:1992) Nhiên liệu khoáng rắn – Xác định hàm lượng lưu huỳnh chung phương pháp Eschka ● TCVN 200:1995 (ISO 1928:1976) Nhiên liệu khoáng rắn – Xác định trị số toả nhiệt toàn phần bằng phương pháp bom đo nhiệt lượng và tính trị số toả nhiệt thực ● TCVN 318:1997 (ISO 1170:1977) Than và cốc – Tính kết quả phân tích trên những cơ sở khác nhau ● TCVN 1693:1995 (ISO 1988:1975) Than đá - Lấy mẫu ● TCVN 4307:86 Than – Phương pháp xác định tỷ lệ dưới cỡ và trên cỡ (chèn bảng phụ lục vào: lấy các tiêu chuẩn áp dụng trên) Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản Than Than xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được tăng lên hằng năm cả về số lượng và cả chất lượng trong những năm qua, nhưng trong tương lai thì số lượng than được xuất khẩu của Việt Nam sẽ được ưu tiên về chất lượng và phẩm cấp than xuất khẩu hơn là ưu tiên về số lượng xuất khẩu như các giai đoạn trước. Nếu như giai đoạn 1998 – 2000 là giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á thì giai đoạn nghiên cứu 2001 – 2007 là giai đoạn bứt phá phát triển và khẳng định mình của ngành than Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thời gian này, ngành than khoáng sản Việt Nam đã được cả thế giới biết đến than Antraxit chất lượng cao và được ưu tiên phát triển trong các ngành năng lượng quan trọng của nền kinh tế. Trong giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, sản lượng than khai thác và xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động đáng kể. Ngành than của Việt Nam là một trong những ngành có truyền thống lâu đời nên trước năm 1997, sản lượng khai thác, chế biến và xuất khẩu luôn tăng trưởng ổn định. Nhưng sau năm 1997, do tình trạng bất ổn của thị trường từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á nên tình hình kinh doanh than của Việt Nam bị ảnh hưởng, ngành than đã giảm sản lượng khai thác, lượng than xuất khẩu và giá trị kim ngạch trong một thời gian. Bảng: Sản lượng và giá trị xuất khẩu than trong giai đoạn 1995 – 2000 Đơn vị: nghìn tấn 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Sản lượng khai thác 8.350 9.820 11.390 11.670 9.630 11.610 Than sạch 8.295 9.801 11.373 11.672 9.629 11.609 Tổng lượng Tiêu thụ 7.592 9.653 10.779 10.721 10.500 11.467 Trong nước 4.766 6.015 7.232 7.559 7.140 8.216 Xuất khẩu 2.826 3.638 3.547 3.162 3.360 3.251 (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 2007) Sau cuộc khủng hoảng làm giảm sút sản lượng than xuất khẩu trên thị trường, từ năm 2001 trở đi, ngành than đã lấy lại được đà phát triển ổn định và tăng trưởng hằng năm. Ngoài việc chú trọng đầu tư phát triển trong nội bô ngành than, đầu tư đổi mới các công nghệ khai thác, sàng tuyển nên than Việt Nam đã thu về lợi nhuận năm sau lớn hơn năm trước. Bên cạnh việc cầu trên thị trường luôn lớn hơn nguồn cung nên than xuất khẩu rất thuận lợi và tiêu thụ nhanh chóng, không phải tồn kho như giai đoạn trước. Bảng: Sản lượng khai thác và xuất khẩu than Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 Đơn vị: Triệu tấn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguyên khai 15.6 17.1 20 27.3 34.9 40.1 47.2 Than sạch 13.4 16.4 18.9 27.3 32.8 38.9 43.3 Tiêu thụ 12.5 14.7 18.1 24.7 30.2 36.9 40 Trong nước 8.5 9.1 11.5 14.2 15.5 15.6 18 Xuất khẩu 4 5.6 6.6 10.5 14.7 21.3 22 (Nguồn: Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam) Trong năm 2001, sản lượng than nguyên khai đạt 15,6 triệu tấn nhưng lượng than xuất khẩu cũng đã chiếm một tỉ lệ khá ổn định và cao trong than nguyên khai cũng như đối với than sạch thương phẩm, với lượng phục vụ xuất khẩu là 4 triệu tấn đã chiếm gần 26% của sản lượng than nguyên khai của năm 2001 và chiếm đến 32% sản lượng than được tiêu thụ trên thị trường của ngành than bao gồm cả trong và ngoài nước. Nhưng so với các năm sau thì tỉ lệ xuất khẩu so với than nguyên khai vẫn thấp, bởi đến năm 2006, tỉ lệ than xuất khẩu so với than nguyên khai lên đến mức 53%, đạt 21,3 triệu tấn và tỉ lệ than phục vụ trong xuất khẩu đã lơn hơn so với lượng than tiêu thụ trong nước. Tuy đây là dấu hiệu mừng về doanh thu xuất khẩu than nhưng lại là nỗi lo trong an ninh năng lượng quốc gia, khi mà các quốc gia đã có các chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia sau đấy mới phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Biểu đồ: Cơ cấu tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu (Nguồn: Tổng công ty than Việt Nam) Theo số liệu tổng hợp của Vinacoal thì trong năm 2006, lượng than đá xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đột biến về số lượng so với năm 2005 là 6,6 triệu tấn, đấy là mức tăng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu của ngành than Việt Nam. Tuy nhiên tốc độ tăng lên của năm 2006 đối với năm trước là không lớn mà chỉ đạt ở mức khoảng 6,6%, sản lượng xuất khẩu tăng đột biến, kim ngạch đạt 927 triệu USD, tăng 38,6% về kim ngạch năm 2005 nhưng điều đáng nói là trong xu hướng giá nhiên liệu trên thế giới đang tăng mạnh, nhất là giá của dầu mỏ, thì giá than năng lượng của Việt Nam lại giảm. Trong năm 2005,giá than trên mỗi tấn hàng xuất đạt trung bình 37,2 USD thì đến năm 2006, trung bình giảm xuống còn 31,1 USD/tấn. Chính vì vậy sản lượng xuất khẩu của ngành than tăng cao nhưng giá trị lại tăng chậm hơn, có thể giải thích về sự giảm sút giá cả đó là do chất lượng than xuất khẩu của Việt Nam, việc khai thác than đại trà đã dẫn đến hệ quả chất lượng than giảm sút nên giá cả sản phẩm giảm so với năm trước. Nhưng đến cuối năm 2007, giá than trên thế giới đã bất ngờ tăng cao, tại các cảng bốc than lớn giá FOB đã tăng lên 3 lần so với năm trước, đạt mức dao động khoảng 100 USD/tấn. Trong báo cáo thực hiện trong quý I năm 2008, Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam đã khai thác được 11,4 triệu tấn than, đạt 25% kế hoạch chính thức và bằng 23% điều hành, bằng 110% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó lượng than sạch là 10,1 triệu tấn, than tiêu thụ là 9,14 triệu tấn, đạt 22,8% kế hoạch và bằng 96,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong lượng than tiêu thụ thì than phục vụ trong nước là 4,419 triệu tấn và than phục vụ xuất khẩu là 4,7 triệu tấn, đạt 23,6% kế hoạch và giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2007. Bảng: Một số kết quả sản xuất và kinh doanh than – Quý 1/2008 Đơn vị tính Kế hoạch năm 2008 Thực hiện Qúy I So sánh thực hiện Qúy Kế hoạch Cùng kỳ Doanh thu than Tỷ Đồng 24.588 5.644 23.0 120.4 Than nguyên khai 1000 tấn 45.625 11.416 25.0 124.7 Than sạch sản xuất 1000 tấn 41.520 10.194 24.6 103.4 Than tiêu thụ 1000 tấn 40.000 9.119 22.8 95.9 Xuất khẩu 1000 tấn 20.000 4.700 23.5 81.8 (Nguồn: Tổng công ty than – khoáng sản Việt Nam) (đưa ra số liệu phân tích trong giai đoạn nghiên cứu Bổ sung đóng góp của ngành than trong GDP của đất nước Bổ sung biểu đồ tương quan sản xuất và xuất khẩu…) Thị trường xuất khẩu của khoáng sản Than Than Antraxit của Việt Nam lâu nay được biết đến trên thị trường thế giới như là một nguồn nguyên liệu trực tiếp quan trọng cho các ngành công nghiệp như: sản xuất sắt thép, xi măng, hóa chất và điện lực… Than của Việt Nam có lịch sử xuất khẩu lâu đời, từ những năm trước năm 1989, than Antraxit của Việt Nam đã được xuất khẩu sang các nước châu Âu và Nhật Bản, được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp hóa chất, làm điện cực hay sử dụng đun nấu, sưởi ấm. Sau đấy than Antraxit của Việt Nam được bắt đầu dùng thử nghiệm trong công nghiệp luyện thép ở Nhật Bản và Pháp, nhờ đặc tính của một loại than chất lượng cao nên không lâu sau đấy than của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới đặt hàng và sử dụng trong các ngành công nghiệp, như: Nhà máy xi măng Onada Nhật Bản năm 1994, sử dụng trong nhà máy phát điện ở Bungary năm 1996 và năm 1998 đưa vào phục vụ trong công nghiệp điện của Thái Lan. Các ngành công nghiệp thép, điện lực và xi măng ở Nhật Bản, châu Âu, Thái Lan… là những hộ tiêu thụ chính của than Việt Nam trong thời gian bây giờ. Hiện nay, các quốc gia có sản lượng than xuất khẩu lớn nhất là Australia, Nam Phi và Hoa Kỳ, nhưng than Antraxit chất lượng thì chỉ có một số ít quốc gia có thể cung cấp, trong đố có Việt Nam. Hằng năm, cả thế giới buôn bán khoảng 30 – 40 triệu tấn than Antraxit, trong đó Việt Nam tham gia vào hoạt động buôn bán khoảng 10-12 triệu tấn, chiếm khoảng 30-35% kim ngạch buôn bán toàn cầu về loại than. Thị trường nhập khẩu than Việt Nam vẫn là các thị trường truyền thống từ lâu nay, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Philippin và một số thị trường ở châu Âu... Trong những năm gần đây, nhu cầu về than của thị trường thế giới tăng mạnh, đặc biệt là các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, nên lượng than xuất khẩu của Việt Nam vào 2 thị trường này tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng lên ở các thị trường cũng được thể hiện bằng những con số khi mà lượng than nhập khẩu trong năm 2004 vào một số thị trường như: thị trường Trung Quốc tăng lên 1,5 lần về giá trị, các thị trường Nam Phi tăng 1,16 lần, Nhật Bản tăng 1,06 lần, Malaixia tăng 2,32 lần và đặc biiệt là thị trường Anh tăng lên 5,46 lần về giá trị xuất khẩu so với năm 2003… Hiện nay, giá than xuất khẩu của Việt Nam cao gấp hai lần giá than tiêu thụ trơng nước, nên đây là nguồn thu quan trọng cho ngành than bù một phần kinh phí khi tiêu thụ trong các hộ chính: xi măng, hóa chất, điện… Theo số liệu tổng hợp thị trường thì trong năm 2006, ngành than Việt Nam tiến hành xuất khẩu sang 17 thị trường chính, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường có mức tiêu thụ nhiều nhất của than Việt Nam. Bảng: Thị trường tiêu thụ than của Việt Nam – 11 tháng 2006 Stt Thị trường Lượng xuất khẩu (tấn) Giá trị xuất khẩu (USD) 1 Ấn Độ 263.531 19.079.482 2 Braxin 93.890 5.162.015 3 Đài Loan 44.170 3.389.142 4 Hà Lan 202.357 12.098.835 5 Hàn Quốc 630.965 3.064.033 6 Hồng Kông 336.350 10.731.390 7 Indonesia 55.002 4.163.805 8 Malaysia 169.927 12.566.105 9 CH Nam Phi 25.172 2.022.682 10 Nhật Bản 2.291.179 148.817.656 11 Australia 75.000 3.531.250 12 Pháp 89.090 5.382.038 13 Philippines 199.492 10.626.686 14 CHSéc 40.000 1.600.000 15 Thái Lan 244.362 12.620.118 16 Thuỵ Sĩ 39.547 573.432 17 Trung quốc 21.776.461 545.292.046 Tổng cộng 26.782.905 835.220.919 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2006) Có thể thấy, lượng than xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc vượt trội so với các thị trường khác, với lượng nhập khẩu đạt hơn 21 triệu tấn và doanh thu thu về là hơn 545 triệu USD, tiếp đến là các thị trường truyền thống của Việt Nam là Nhật Bản với lượng xuất khẩu đạt hơn 2 triệu tấn và trị giá 148,8 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2006. Kết quả kinh doanh xuất khẩu than của 11 tháng đã chiếm hơn 80% sản lượng xuất khẩu của cả nước và chiếm 65,3% về giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả năm. Kế hoạch xuất khẩu than năm 2008 dự kiến là 20 triệu tấn với kim ngạch khoảng 700 triệu USD, giảm 37,5% về lượng và 29,3% về trị giá so với năm 2007. Các thị trường chủ yếu vẫn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Bắc Âu và một số thị trường khác. ● Thị trường Trung Quốc Trong thời gian trước năm 2001, thị trường Trung Quốc có dung lượng nhỏ đối với than xuất khẩu Việt Nam, không phải vì nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc nhỏ mà do Trung Quốc cũng là một quốc gia có trữ lượng than đá lớn trên thế giới nên sản lượng hằng năm Trung Quốc khai thác được đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhu cầu đáp ứng nguồn lực phát triển và đầu tư trong nền kinh tế để chủ động đón nhận các luồng đầu tư từ bên ngoài nên Trung Quốc đã tăng nhu cầu sử dụng than công nghiệp, phát triển một nền công nghiệp có tiền đề vững chắc và chủ động. Nếu như giai đoạn trước Trung Quốc chỉ được đánh giá là thị trường nhỏ và manh mún của than Antraxit của Việt Nam thì trong giai đoạn 2001-2007, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ than lớn nhất của Việt Nam. Biểu đồ: Sản lượng than xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc (Nguồn: Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam) Trong giai đoạn 2001 – 2007, đánh dấu thời kỳ xuất khẩu tăng nhanh vào thị trường Trung Quốc của than Việt Nam, đặc biệt trong năm 2002 khi mà lượng than xuất khẩu được vào thị trường này đã tăng hơn 160% so với năm 2001,từ mức 0,8 triệu tấn lên 2,1 triệu tấn (2002) và năm 2006, khi mà lượng than xuất khẩu của Việt Nam đạt 20,1 triệu tấn, tăng 103% so với năm 2005. Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới tuy nhiên trữ lượng về than Antraxit là không lớn trong khi nhu cầu tiêu thụ than Antraxit lại rất lớn nên hằng năm Trung Quốc nhập khẩu than Antraxit từ Việt Nam với một tỉ lệ khá lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2005, lượng than Antraxit Antraxit của Việt Nam chiếm hơn 77% lượng than Antraxit và chiếm 37,7% tổng lượng than nhập khẩu vào Trung Quốc. Trong tương lai gần, đây vẫn là thị trường hứa hẹn tiềm năng của than xuất khẩu Việt Nam do hiện nay Trung Quốc đang tiến hành ngừng xuất khẩu than từ tháng 2/2008 do đóng cửa nhiều mỏ than không đảm bảo an toàn trong khi nhu cầu trong nước tăng lên do nhà máy điện mới đi vào hoạt động… ● Thị trường Nhật Bản Trái với tốc độ tăng nhanh và bất ngờ của thị trường Trung Quốc của than Việt Nam, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường truyền thống lâu nay của Việt Nam, với lượng than nhập khẩu ổn định và tăng đều, không có những biến động bất ngờ như các thị trường khác. Trong thời gian trước và trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á thì mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 0,2 – 3 triệu tấn than, doanh thu khoảng 30 – 50 triệu USD. Tại Nhật Bản, than Việt Nam được sử dụng chủ yếu phục vụ trong các ngành sắt thép, xi măng và công nghiệp tổng hợp… (sản xuất điện cực, hóa chất, đóng bánh…). Cùng với việc hợp tác chặt chẽ trong thương mại nên than xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản luôn ổn định và tăng đều từ năm 2001 đến nay. Trong năm 2001, lượng than nhập khẩu của Việt Nam là 1,15 triệu tấn chiếm thị phần khoảng 23% thị trường than Antraxit nhập khẩu của Nhật Bản. Tuy cuối năm 2001, Hoa Kỳ công bố tăng mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép lên 35% nên đã làm cho sản lượng sản xuất của các hộ sản xuất thép giảm sút, các hộ thép của Nhật Bản đã phải cắt giảm sản lượng và chi phí đầu vào đã ảnh hưởng đến than xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Các nhà cung cấp than cho thị trường Nhật Bản đã phải cắt giảm giá thành trong năm 2002 thấp hơn năm 2001 khoảng 5-7%, theo đó, các nhà xuất khẩu than của Việt Nam cũng giảm giá than tại thị trường Nhật Bản xuống 4,8% trong năm 2002 so với năm trước. Bù lại cho việc giảm giá thành thì kim ngạch xuất khẩu than lại tăng lên trong năm 2002, số lượng than Antraxit Việt Nam xuất khẩu cho ngành công gnhiệp thép của Nhật Bản tăng lên 13,6%. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tại thị trường Nhật Bản tăng lên 25% trong năm 2002 so với năm 2001, đạt 43.118 nghìn USD. Trong năm 2005, doanh thu xuất khẩu than tại thị trường Nhật Bản đạt 51.598 nghìn USD với thị phần khoảng 32% lượng than Antraxit nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Sang năm 2006, lượng than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 2,2 triệu tấn, đã đưa Nhật trở thành đối tác lớn thứ 2 của than Antraxit Việt Nam. Biểu đồ: Thị phần than Antraxit Việt Nam tại thị trường Nhật Bản năm 2007 (Nguồn: Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam) Hiện nay, các đối tác xuất khẩu than khoáng sản chính vào thị trường Nhật Bản vẫn là các nước: Australia, Inđônêxia, Trung Quốc và Việt Nam. Trong năm 2007, lượng than Antraxit Việt Nam tại thị trường Nhật Bản chiếm thị phần tới 43%, khẳng định vai trò của than Việt Nam trên thị trường Nhật. Để phát triển và giữ vững sản lượng xuất khẩu, giữ quan hệ thương mại giữa 2 nước nên trong năm qua Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và phía Nhật Bản đã họp bàn về các chính sách than, trao đổi thông tin cung – cầu, chính sách phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khai thác than khoáng sản giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu khoáng sản Than Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu than Than khoáng sản là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, đấy là nguồn tài nguyên có hạn và không thể tái tạo được, các quốc gia trên thế giới có nguồn tài nguyên quý giá này luôn tìm mọi cách để khai thác nguồn lợi này một cách hợp lý nhất mà không lãng phí hay ảnh hưởng xấu đến các ngành hay lĩnh vực khác. Lịch sử khai thác và kinh doanh trên thị trường quốc tế của than đã có từ lâu đời, để nhìn nhận được hoạt động khai thác và xuất khẩu than của Việt Nam trên góc độ chung của nền kinh tế toàn cầu thì chúng ta phải đặt nó trong sự phát triển của thế giới và khu vực. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong hoạt động điều tiết xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường hay tối đa hóa lợi nhuận là một bài học lớn cho ngành than của Việt Nam nói riêng và của cả ngành than thế giới nói chung. Trong giới hạn bài nghiên cứu này, tác giả trình bày một số kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu than của các quốc gia phương đông như Trung Quốc, Inđônêxia… bởi những quốc gia này là láng giềng của Việt Nam và có điều kiện tương đồng nhau nên dễ có sự đối chiếu và học tập trong đó. ● Trung Quốc Theo đáng giá của BP trong báo cáo BP Statistical Review 2004, trữ lượng than còn lại trên thế giới khoảng 984 tỷ tấn (50% là than Antraxit và 50% là than nâu), trong đó Trung Quốc có trữ lượng than chiếm lớn nhất thế giới, hơn 50%. Là một quốc gia nghèo dầu mỏ nhưng lại giàu than nên Trung Quốc đã cố gắng tìm mọi cách để phát huy tối đa nguồn lợi từ than của mình phục vụ công nghiệp năng lượng trong nước và hạn chế nhập khẩu dầu mỏ của thế giới khi mà tình hình an ninh năng lượng thế giới gặp nhiều bất trắc. Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động khai thác các mỏ than trên lãnh thổ quốc gia và tiến hành hoạt động xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới. Năm 2005, Trung Quốc đã khai thác được 2.190 triệu tấn than thương phẩm, xuất khẩu 72 triệu tấn than, giảm so với 2 năm 2003 là 87 triệu tấn và 2004 là 92 triệu tấn. Bên cạnh hoạt động xuất khẩu thì Trung Quốc cũng tiến hành nhập khẩu những sản phẩm than còn dư cầu trong nước và than chất lượng cao nhằm phục vụ các ngành công nghiệp chiến lược, năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu tổng tất cả 26,2 triệu tấn than, bao gồm: 7,2 triệu tấn than nâu, 12,8 triệu tấn than Antraxit và 6,2 triệu tấn là các sản phẩm than khác… Lượng nhập khẩu than vào thị trường Trung Quốc không ngừng tăng lên, khi năm 2006 lượng than nhập khẩu là 38,2 triệu tấn và chủ yếu vẫn là than Antraxit tới 22,6 triệu tấn. Nhưng trong những năm gần đây, xu thế của Trung Quốc là giảm sản lượng than xuất khẩu và tăng sản lượng than nhập khẩu đó là vì nguyên nhân chính là phục vụ nhu cầu trong nước đang tăng lên. Hiện nay, Trung Quốc đang hạn chế xuất khẩu than trong tương lai do sản lượng than khai thác trong nước suy giảm trong khi nhu cầu lại tăng lên nhanh chóng. Trong năm tới, Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động một loạt nhà máy điện và thực hiện dự án sản xuất nhiên liệu lỏng phục vụ cho giao thông trên quy mô lớn trên việc sử dụng quá trình khí hóa than, đây được đánh giá là dự án tham vọng nhất thế giới trong lĩnh vực này từ sau chiến tranh thế giới II đến nay. Như thế, có thể thấy rõ được rằng nhu cầu tiêu thụ than nội địa của Trung Quốc là rất lớn nhưng quốc gia châu Á này vẫn tiến hành xuất khẩu than và nhập khẩu than chất lượng cao đối với công nghiệp năng lượng, đây là một bài học lớn cho Việt Nam trên thị trường kinh doanh thế giới, nhằm tối đa hóa lợi ích cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. ● Inđônêxia Inđônêxia là một quốc gia thuộc khu vực Đông nam Á với Việt Nam, có nhiều điểm tương đồng đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Inđônêxia cũng được biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu than tại khu vực Đông nam Á với Việt Nam. Theo báo cáo thăm dò than tại Inđônêxia thì trữ lượng than hiện nay vào khoảng 7 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Sumantra, phía đông và phía nam Kalimanta, trong đó trữ lượng than Antraxit chỉ chiếm có 2%, còn lại chủ yếu là than non. Trong năm 2006, lượng than được đưa vào tiêu thụ của Inđônêxia đạt khoảng 205 triệu tấn, trong đó có 171 triệu tấn là phục vụ hoạt động xuất khẩu, tăng nhanh hơn hẳn 2 năm trước 2004 đạt 104 triệu tấn xuất khẩu và 2005 là 129 triệu tấn xuất khẩu. Thị trường chủ yếu của Inđônêxia cũng tương tự như Việt Nam, chiếm chủ yếu vẫn là thị trường Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Đài Loan… Tuy trong những năm trước sản lượng xuất khẩu của Inđônêxia tăng nhanh so với năm trước đó, nhưng đến năm 2008, Chính phủ của Inđônêxia đã có chính sách hạn chế xuất khẩu và giữ sản lượng xuất khẩu ở mức nhất định hằng năm vào khoảng 150 triệu tấn. Việc làm đó của Inđônêxia nhằm mục đích hạn chế xuất khẩu ồ ạt nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, đồng thời thúc đẩy ngành năng lượng trong nước phát triển khi mà nhu cầu trong nước đang một lượng than lớn để cung cấp cho nhiều nhà máy điện sẽ được hoạt động lần đầu tiên trong năm nay. (Phân tích những điểm mạnh của các nước mà Việt Nam mình có thể học tập) Đánh giá hoạt động xuất khâu khoáng sản của Việt Nam Thành tựu đạt được (điểm lại: về phía ngành than: sản lượng, doanh thu… Phía nhà nước: nguồn thu ngoại tệ, đóng góp GDP… Phúc lợi xã hội: công ăn việc làm…) Các tồn tại trong hoạt động xuất khẩu than Việt Nam (tồn tại nội bộ quản lý ngành than… Tồn tại trong sản phẩm, phân loại sản phẩm… Tồn tại trên thị trường, cạnh tranh..) ● Trong quản lý nội bộ ngành than Việt Nam Hiện nay, 95% hoạt động liên quan đến than và ngành than khoáng sản của Việt Nam được quản lý bởi Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, còn một bộ phận nhỏ của ngành than Việt Nam phát triển tự phát và không theo cách thức chung của tập đoàn định hướng, như thế ít nhiều ảnh hưởng đến chiến lược phát triển chung của toàn ngành. Đấy là một trong những tồn tại không chỉ của ngành than mà tất cả các ngành đều như thế và các quốc gia trên thế giới đều có hiện tượng đó, tuy nhiên tỷ lệ còn lại là rất nhỏ nên sự ảnh hưởng là không lớn đối với chiến lược phát triển của ngành than trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai. Các đơn vị sản xuất của ngành than Việt Nam phục vụ cho hoạt động xuất khẩu được phân bố rải rác trên diện rộng, hình thành nên các mỏ khai thác khác nhau và trong các mỏ lại đưa ra cho mình những chính sách phát triển và kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế. Chương III. Triển vọng và giải pháp hoạt động xuất khẩu Than Việt Nam từ nay đến 2015 Các quy định của Chính phủ Việt Nam trong hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản Than Dự báo thị trường Triển vọng xuất khẩu Thách thức Mục tiêu Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu khoán sản Than của Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế quốc tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Bộ môn kinh tế quốc tế. Chủ biên PGS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Tạp chí Khoa học công nghệ mỏ Tạp chí Than khoáng sản Việt Nam 2007, 2008 Giới thiệu ngành than – Tài liệu thuộc Tâph đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam 2007 Báo cao kết quả kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam từ năm 2003 – quý 1/2008 Bài nghiên cứu: Energy Vietnam – Tác giả: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, Bộ Kế hoạch và đầu tư 2003 “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010” Bộ Thương mại 3/2006 “Chuyển hóa và sử dụng than” 1/2008, chịu trách nhiệm xuất bản TS Trần Kim Tiến, TS Võ Thị Thu Hà. “World market for hard coal 2007” Dr Wolfgang Ritschel, Dr Hans-wilhelm Schiffer, October 2007 “Sale & Trading coal” “Asian Development Outlook 2008” Các website liên quan: Bộ Công thương, Tổng cục thống kê…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007.docx
Luận văn liên quan