Đề tài Hợp đồng thương mại

Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có một hoặc nhiều phần của đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng vô hiệu. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được (đ. 411 BLDS).

pdf25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------ TIỂU LUẬN LUẬT KINH DOANH Đề tài: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI GVHD : LS-TS. Trần Anh Tuấn Lớp : MBA11B SVTH : NHÓM 11 Hồ Nữ Trà Giang - MBA11B013 Nguyễn Thanh Trúc - MBA11B050 Trần Thị Bảy - MBA11B006 Nguyễn Trọng Lương - MBA11B034 Đặng Quang Hiếu - MBA11B018 TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011 LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 2 - MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: ..................................................................... 5 1. Khái niệm ........................................................................................ 5 2. Đặc điểm ......................................................................................... 6 3. Các loại hợp đồng trong hoạt động thương mại: .................................... 7 II. KÝ KẾT, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: ............................................................................ 7 1. Ký kết HĐKT.................................................................................. 7 2. Nội dung hợp đồng ........................................................................... 9 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG........................ 13 1. Thế chấp tài sản .............................................................................. 14 2. Cầm cố tài sản ................................................................................ 14 3. Đặt cọc .......................................................................................... 15 4. Ký cược......................................................................................... 15 5. Ký quỹ .......................................................................................... 15 6. Bảo lãnh ........................................................................................ 16 7. Tín chấp ........................................................................................ 16 IV. CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM. .................................................................................................... 16 1. Các biện pháp chế tài khi thực hiện hợp đồng. .................................... 17 2. Các trường hợp miễn trách nhiệm. .................................................... 19 V. HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU : .................. 19 1. Khái niệm ...................................................................................... 19 2. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu .................................................... 19 3. Các loại vô hiệu .............................................................................. 21 4. Xử lý hợp đồng vô hiệu .................................................................. 21 VI. THỜI HẠN KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN : ......................... 22 1. Thời hạn khiếu nại ......................................................................... 22 2. Thời hiệu khởi k iện ......................................................................... 22 VII. PHÂN TÍCH MỘT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TRONG THỰC TẾ ....... 22 VIII.TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 25 LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 3 - Nhận xét của Giáo viên ........................................................................................ ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 4 - LỜI MỞ ĐẦU Trong quan hệ giao dịch hàng ngày, ngoài hợp đồng lao động (xác lập trong quan hệ mua bán sức lao động), từ 01/01/2006, khi áp dụng Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005, các giao dịch khác được xếp vào một trong 2 loại hợp đồng: hợp đồng dân sự và hợp đồng trong kinh doanh thương mại (hợp đồng thương mại). Theo đ.4 LTM 2005, đối với các hoạt động thương mại đặc thù được qui định trong luật khác thì áp dụng theo qui định của luật đó. Trường hợp hoạt động thương mại không được qui định trong Luật thương mại (2005) và trong các luật khác thì áp dụng qui định của Bộ luật dân sự 2005. Ngoài ra, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có qui định khác với qui định của Luật thương mại (2005) thì áp dụng theo qui định của điều ước quốc tế đó. Các bên trong giao dịch có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (đ.5 LTM 2005) Vậy, thế nào là hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại? LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 5 - HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI (HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI) 1. Khái niệm hợp đồng thương mại 2. Ký kết, nội dung hợp đồng 3. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng 4. Các biện pháp chế tài và các trường hợp miễn trách nhiệm 5. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu 6. Thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện 7. Phân tích ví dụ thực tế về hợp đồng thương mại 8. Tài liệu tham khảo I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm: a. Hợp đồng lao động: Theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động có các loại sau: + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; + Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm. b. Hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự được định nghĩa trong Điều 1 của Pháp lệnh hợp đồng dân sự: "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên, về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê vay, mướn tặng, cho tài sản làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng." Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: - Nội dung thỏa thuận không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 6 - c. Hợp đồng thương mại: LTM 2005 không định nghĩa thế nào là hợp đồng thương mại nhưng theo đ.1 và đ.2 của LTM 2005 (nêu phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của LTM 2005) có thể định nghĩa: “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận để thực hiện các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và hoạt động thương mại ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu các bên thỏa thuận áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định áp dụng luật này.” Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại (gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ triển lãm thương mại) và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hàng hóa trong hoạt động thương mại gồm: tất cả các loại động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai. Theo đ.174 BLDS, bất động sản và động sản được phân biệt như sau: - Bất động sản là các tài sản bao gồm: + Đất đai + Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó + Các tài sản khác gắn liền với đất đai + Các tài sản khác do pháp luật qui định - Động sản là những tài sản không phải là bất động sản 2. Đặc điểm: (hợp đồng thương mại) Hợp đồng thương mại có những đặc điểm của các hợp đồng trong hoạt động kinh doanh nói chung và có những đặc điểm riêng của các hoạt động thương mại và đây cũng chính là các căn cứ để phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại: a. Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân hoặc một bên là thương nhân. Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập. Trong trường hợp thương nhân là người nước ngoài sẽ được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam, thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. b. Về hình thức: hình thức của hợp đồng thương mại có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Thông điệp dữ liệu cũng được coi là hình thức văn bản. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 7 - c. Về mục đích: mục đích của hợp đồng thương mại là nhằm sinh lợi. Sinh lợi được hiểu là tìm lợi nhuận (không nhất thiết phải có lợi nhuận). Mục đích lợi nhuận luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng thương mại. d. Về nội dung: nội dung của hợp đồng thương mại là xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong các quan hệ cụ thể khi tiến hành hoạt động thương mại. Khái niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005 đều có sự mở rộng của hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. 3. Các loại hợp đồng trong hoạt động thương mại: Theo Luật Thương mại hiện hành, hợp đồng thương mại bao gồm 02 nhóm là hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Trong mỗi nhóm của hoạt động thương mại, chế độ pháp lý về hợp đồng có những quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng như mua bán hàng hóa không có yếu tố quốc tế, mua bán hàng hóa quốc tế, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, các hợp đồng trong hoạt động xúc tiến thương mại (khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại), hợp đồng trong hoạt động trung gian thương mại (đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa đại lý thương mại) và các hợp đồng trong hoạt động cụ thể khác (gia công, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ logistics, giám định, cho thuê hàng hóa, nhượng quyền thương mại).  Một số loại hợp đồng điển hình trong hoạt động thương mại: + Hợp đồng mua bán hàng hóa + Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại: - Hợp đồng dịch vụ khuyến mãi - Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại - Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ - Hợp đồng đại diện cho thương nhân - Hợp đồng ủy thác - Hợp đồng đại lý - Hợp đồng gia công - Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa - Hợp đồng dịch vụ quá cảnh - Hợp đồng nhượng quyền thương mại Và trong thực tế còn có rất nhiều loại hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại khác trong các hoạt động tư vấn, vận tải, tài chính, bưu chính viễn thông, du lịch, giáo dục, giải trí…. II. KÝ KẾT, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: 1. Ký kết HĐKT : LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 8 - a. Nguyên tắc ký kết : Theo đ.389 Bộ luật dân sự 2005, nguyên tắc giao kết hợp đồng là: - Tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng b. Đại diện ký kết : - LTM 2005 không qui định về vấn đề này, vì vậy áp dụng theo qui định của BLDS 2005. - Theo qui định của BLDS 2005, thẩm quyền ký kết trong hợp đồng dân sự là Người đại diện theo pháp luật và Người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật là Người được chọn đứng đầu tổ chức (tuỳ từng loại tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc người được tổ chức lựa chọn và ghi trong điều lệ của tổ chức). Nguời đại diện theo ủy quyền là người được Người đại diện theo pháp luật ủy quyền để thực hiện giao dịch. Việc ủy quyền có thể thực hiện bằng hình thức do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật qui định bằng hình thức văn bản. Người được ủy quyền được ủy quyền lại cho người thứ ba nếu được người ủy quyền đồng ý (đ. 583 BLDS). Đối với giao dịch vượt phạm vi ủy quyền, người ủy quyền không chịu trách nhiệm trừ trường hợp người ủy quyền đồng ý hoặc biết mà không phản đối (đ. 146 BLDS) c. Thời điểm giao kết : - Theo đ.403 và 404 BLDS, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lực hợp đồng được xác định như sau : * Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. * Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. * Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. d. Thực hiện hợp đồng : Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây : - Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng lọai, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác - Thực hiện một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau e. Sửa đổi hợp đồng : LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 9 - Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó f. Chấm dứt hợp đồng : - Theo đ.424 BLDS, hợp đồng dân sự chấm dứt trong những trường hợp sau: + Hợp đồng đã được hoàn thành + Theo thỏa thuận của các bên + Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện. + Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện + Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại. + Các trường hợp khác do pháp luật qui định. - Luật thương mai 2005 không qui định về việc chấm dứt hợp đồng nên áp dụng theo qui định của BLDS. 2. Nội dung hợp đồng: Gồm 2 phần chính : * Phần đầu của HĐ : Ghi ngày tháng ký hợp đồng, tiêu đề, chi tiết về các đối tác. Trường hợp người ký hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật thì phải ghi rõ các chi tiết của Giấy ủy quyền * Phần nội dung của HĐ: Ghi các thỏa thuận liên quan đến giao dịch. Tùy từng loại hợp đồng, các bên thể hiện các thỏa thuận có liên quan. Một số nội dung của hợp đồng, nếu pháp luật có qui định thì trong hợp đồng không được thỏa thuận khác (thí dụ về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản, trách nhiệm của các bên). Trường hợp pháp luật không qui định hoặc cho phép các bên có quyền thỏa thuận khác thì dựa trên ý chí của mình, các bên thỏa thuận các nội dung có liên quan a. Các thỏa thuận chính trong hợp đồng : LTM 2005 không nêu các nội dung cần có trong hợp đồng (tuỳ thuộc thoả thuận của các bên), BLDS 2005 (đ.402) gợi ý các nội dung chính gồm : Đối tượng hợp đồng Số lượng, chất lượng Giá , phương thức thanh toán LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 10 - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện HĐ Quyền và nghĩa vụ các bên . Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm hợp đồng. Các nội dung khác (điều kiện nghiệm thu, giao nhận, bảo hành, các trường hợp giảm, miễn trách nhiệm, các trở ngại phát sinh và cách giải quyết,…) -Ví dụ về nội dung cơ bản của hợp đồng: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- HỢP ĐỒNG MUA BÁN (Số: 001/MBA11) - Căn cứ bộ Luật Dân sự số ………… ngày ………… của QH nước CHXHCNVN; - Căn cứ Luật Thương mại số ………… ngày ………… của QH nước CHXHCNVN; - Căn cứ nhu cầu thực tế của hai bên Hôm nay ngày …………. Tại ………… các bên trong hợp đồng gồm 1.Bên bán (Trong hợp đồng này gọi là Bên A) Bên bán: _________________________________________________ Địa chỉ: __________________________________________________ Điện thoại: ____________________Fax: _______________________ Mã số thuế: _______________________________________________ Tài khoản: ___________________ Ngân hàng ___________________ Đại diện: _________________________________________________ Chức vụ: ___________________________ được sự ủy quyền của ____ ________________________________________ theo văn bản ủy quyền số _______________________, ngày _____ tháng _____ năm _______ 2. Bên mua (Trong hợp đồng này gọi là Bên B) Bên mua: _________________________________________________ Địa chỉ: __________________________________________________ Điện thoại: ____________________Fax: _______________________ Mã số thuế: _______________________________________________ Tài khoản: ___________________ Ngân hàng ___________________ Đại diện: _________________________________________________ Chức vụ: ___________________________ được sự ủy quyền của ____ ________________________________________ theo văn bản ủy quyền số _______________________, ngày _____ tháng _____ năm _______ Hai bên xét thấy có đủ năng lực pháp luật, hoàn toàn tự nguyện cùng thoả thuận ký kết hợp đồng và phụ lục kèm theo với nội dung sau: ĐIỀU 1: TÀI SẢN MUA BÁN ngày tháng ký hợp đồng chi tiết về các đối tác LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 11 - Bên B đồng ý mua của bên A 1 máy photocopy DC3007 mới 100% và chất lượng hàng hóa sản xuất được b ảo hộ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. ĐIỀU 2: GIÁ MUA BÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 1. Giá mua bán tài sản nêu tại Điều 1 là: 100,000,000VND (bằng chữ: một trăm triệu đồng) 2. Phương thức thanh toán: chuyển khoản. 3. Việc thanh toán số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật. ĐIỀU 3: THỜI HẠN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO TÀI SẢN Do các bên thỏa thuận ... ... .. ... .. ... .. ... ...... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... .. ... .. ... .. ... .. ..... ... .. ... .. ... .. ... .. ... .. ... ... .. .. ... .. ... .. ... .. .. ĐIỀU 4: QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN MUA BÁN 1. Quyền sở hữu đối với t ài sản mua b án được chuyển cho Bên B kể từ thời điểm Bên B nhận t ài sản (nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác); 2. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho Bên B kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. ĐIỀU 5: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây: 1. Bên A cam đoan: a) Những thông tin về nhân thân, về tài sản mua bán ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật; b) Tài sản mua bán không có tranh chấp, không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật; c) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc; d) Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này; 2. Bên B cam đoan: a) Những thông tin về nhân thân ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật; b) Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản mua bán và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu; c) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc; d) Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này; ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên t ắc tôn trọng quyền lợi của nh au; trong trường hợp không giải quy ết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 1. Trường hợp sau khi bên A mua thiết bị theo yêu cầu của bên B trong hợp đồng mà bên B không nhận hàng thì bên B sẽ bị phạt 50% tổng giá trị của hợp đồng. 2. Trường hợp b ên A gi ao hàng trễ quá thời gian quy định thì bên A sẽ bị phạt 0,1%/ngày trên giá trị hàng giao chậm. 3 4 5 7 1 2 6 LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 12 - ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC BẢO HÀNH 1. Thời gian bảo hành: 1 năm kể từ ngày bên B nhận hàng. 2. Loại bảo hành: Core Advance service. ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG 1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này; 2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này; 3. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày: …………………………………………. Bên A Bên B (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) b. Văn bản thỏa thuận khác kèm theo HĐ: (phụ lục hợp đồng) LTM 2005 không qui định các văn bản thỏa thuận khác kèm theo hợp đồng nhưng BLDS 2005 (đ.408) có nêu văn bản thỏa thuận kèm hợp đồng là “Phụ lục hợp đồng” Nội dung phụ lục hợp đồng nhằm chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong HĐ thì coi như điều khoản đó trong HĐ đã được sửa đổi. Khi sọan thảo hợp đồng và các phụ lục, cần lưu ý các vấn đề sau : - Ngôn ngữ trong hợp đồng phải chính xác, cụ thể, đơn nghĩa - Sử dụng từ thông dụng, phổ biến, tránh dùng các phương ngữ (tiếng địa phương) hoặc tiếng lóng. - Không dùng những chữ thừa, tùy tiện ghép chữ trong hợp đồng. Ví dụ về nội dung cơ bản của phụ lục hợp đồng: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- 8 LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 13 - PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG MUA BÁN (Số: 001R-AP/MBA11) 1.Bên bán (Trong hợp đồng này gọi là Bên A) Bên bán: _________________________________________________ Địa chỉ: __________________________________________________ Điện thoại: ____________________Fax: _______________________ Mã số thuế: _______________________________________________ Tài khoản: ___________________ Ngân hàng ___________________ Đại diện: _________________________________________________ Chức vụ: ___________________________ được sự ủy quyền của ____ ________________________________________ theo văn bản ủy quyền số _______________________, ngày _____ tháng _____ năm _______ 2. Bên mua (Trong hợp đồng này gọi là Bên B) Bên mua: _________________________________________________ Địa chỉ: __________________________________________________ Điện thoại: ____________________Fax: _______________________ Mã số thuế: _______________________________________________ Tài khoản: ___________________ Ngân hàng ___________________ Đại diện: _________________________________________________ Chức vụ: ___________________________ được sự ủy quyền của ____ ________________________________________ theo văn bản ủy quyền số _______________________, ngày _____ tháng _____ năm _______ Hôm nay ngày …………. Tại …………, hai bên đồng ý ký phụ lục hợp đồng bổ sung cho hợp đồng mua bán đã ký dưới đây: 1. Hợp đồng mua bán số 001R/MBA11 ĐIỀU 1: NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG Bên A sẽ cung cấp cho bên B 1 máy photocopy thay thế với giá tri như sau: 1. Loại máy thay thế: DC4300 2. Giá trị: 110,000,000VND (bằng chữ: một trăm mười triệu đồng) ĐIỀU 2: ĐIỀU KHOẢN CHUNG 1. Các điều khoản khác của hợp đồng mua bán số 001R/MBA11 được giữ nguyên. 2. Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Hợp đồng mua bán 001R/MBA11, có hiệu lực từ ngày……đến hết thời hạn của hợp đồng. Bên A Bên B (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG Theo điều 318 BLDS năm 2005, Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng gồm: - Thế chấp tài sản - Cầm cố tài sản - Ðặt cọc - Ký cược - Ký quỹ LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 14 - - Bảo lãnh - Tín chấp 1. Thế chấp tài sản: a. Khái niệm: Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp mà do bên thế chấp giữ hoặc thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ Trường hợp thế chấp tòan bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. (Điều 342 BLDS năm 2005) b. Hình thức thế chấp tài sản: Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có qui định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. (Điều 343 BLDS năm 2005) c. Thời hạn thế chấp: Thời hạn thế chấp do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp. (Điều 344 BLDS năm 2005) d. Chấm dứt thế chấp tài sản: Việc thế chấp tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau : - Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt - Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. - Tài sản thế chấp đã được xử lý. - Theo thỏa thuận của các bên (Điều 357 BLDS năm 2005) (xem thêm từ điều 342 đến 357 khoản 3 Bộ luật dân sự năm 2005) 2. Cầm cố tài sản: a. Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. (Điều 326 BLDS năm 2005) b. Hình thức, hiệu lực cầm cố tài sản: LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 15 - - Cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính (không qui định phải có công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận) - Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. (Điều 327, 328 BLDS năm 2005) c. Thời hạn cầm cố và chấm dứt cầm cố: được quy định như trường hợp thế chấm. (Điều 329, 339 BLDS năm 2005) (xem thêm từ điều 326 đến 341 khoản 2 Bộ luật dân sự năm 2005) 3. Đặt cọc: a. Khái niệm: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. b. Đặc điểm: Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. (Điều 358 BLDS năm 2005) 4. Ký cược: a. Khái niệm: Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản, giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim kh í quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. b. Đặc điểm: Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên kia. (Điều 359 BLDS năm 2005) 5. Ký quỹ: a. khái niệm: Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gởi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 16 - b. Đặc điểm: Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng. Thủ tục gởi và thanh toán do pháp luật về ngân hàng qui định. (Điều 360 BLDS năm 2005) 6. Bảo lãnh: a. khái niệm: Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. b. Hình thức thực hiện: Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có qui định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực. (Điều 361, 362 BLDS năm 2005) (xem thêm từ điều 361đến 371 khoản 7 Bộ luật dân sự năm 2005) 7. Tín chấp: a. Khái niệm: Tín chấp chỉ việc tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo qui định của Chính phủ. b. Hình thức bảo đảm bằng tín chấp: Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm. (Điều 372, 373 BLDS năm 2005) ( xem thêm NĐ 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006) IV. CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này – đ.3 LTM 2005. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng – đ.3 LTM 2005. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 17 - 1. Các biện pháp chế tài khi thực hiện hợp đồng: (đ. 292, 293 LTM 2005) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản. a. Buộc thực hiện đúng hợp đồng: ( đ297,298, 299 LTM 2005) - Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. - Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. - Bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. b. Phạt vi phạm: ( đ.300, 301, 306 LTM 2005) - Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng ( không nhất thiết gây thiệt hại cho bên bị vi phạm) nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này. - Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. - Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. c. Buộc bồi thường thiệt hại: (đ.302, 303, 304, 305 LTM 2005) - Bồ i thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 18 - - Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: + Có hành vi vi phạm hợp đồng; + Có thiệt hại thực tế; + Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. - Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. - Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất; nếu không bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. * Quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại – đ. 307 LTM 2005. - Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. - Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. d. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: (đ 308, 309, 315 LTM 2005) - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp không thông báo, gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. - Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực; Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. e. Đình chỉ thực hiện hợp đồng: (đ. 310, 311, 315 LTM 2005) - Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp không thông báo, gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. - Hợp đồng chấm dứt thực hiện từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng; Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 19 - f. Hủy bỏ hợp đồng: (đ. 312, 314, 315 LTM 2005) - Hủy bỏ hợp đồng là việc một bên bãi bỏ hoàn toàn ( hoặc một phần) việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp không thông báo, gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. - Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền; Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2. Các trường hợp miễn trách nhiệm: (đ. 294 LTM 2005). Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: - Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; - Xảy ra sự kiện bất khả kháng; - Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; - Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm. V. HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU : 1. Khái niệm : Hợp đồng bị coi là vô hiệu là các trường hợp hợp đồng kinh doanh thương mại được xem như không có hiệu lực áp dụng cho các bên ký kết. Việc xác định hợp đồng vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án có thẩm quyền. Luật thương mại 2005 không qui định các trường hợp vô hiệu nên áp dụng theo qui định của BLDS 2005 2. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu : a. Khi nội dung giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội: LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 20 - Điều cấm của pháp luật là những qui định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng (đ.128 BLDS) b. Khi nội dung giao dịch do giả tạo : Giao dịch này nhằm che dấu một giao dịch khác. Trường hợp này, giao dịch giả tạo bị coi là vô hiệu còn giao dịch che dấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo qui định của BLDS. Trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu (đ. 129 BLDS) c. Khi giao dịch do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện: Trong trường hợp này, theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo qui định của pháp luật, giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện (đ. 130 BLDS). d. Khi giao dịch do bị lừa dối, đe dọa : Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình. Trường hợp này bên bị lừa dối, đe dọa có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu (đ. 132 BLDS) . e. Khi giao dịch do bị nhầm lẫn : Khi một bên có lỗi do vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch. Bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó. Nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì giải quyết theo qui định như trường hợp bị lừa dối, đe dọa (đ.131 BLDS) f. Khi giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình : Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu (đ. 133 BLDS). g. Khi giao dịch không tuân thủ qui định về hình thức: LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 21 - Trong trường hợp pháp luật qui định hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác quyết định, buộc các bên thực hiện qui định về hình thức của giao dịch đó trong một thời hạn, quá hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch là vô hiệu (đ.134 BLDS) h. Khi có đối tượng không thể thực hiện được : Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có một hoặc nhiều phần của đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng vô hiệu. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được (đ. 411 BLDS). 3. Các loại vô hiệu : a. Vô hiệu toàn bộ : Khi tòan bộ hợp đồng không có giá trị thực hiện b. Vô hiệu từng phần : Khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của hợp đồng. (đ.135 BLDS) Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu đối với các trường hợp giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và nội dung giao dịch do giả tạo không bị hạn chế ; đối với các trường hợp khác là 2 năm kể từ ngày giao dịch được xác lập. 4. Xử lý hợp đồng vô hiệu : - Giao dịch vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi hợp đồng bị coi là vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo qui định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường (đ.137 BLDS) - Trong trường hợp giao dịch vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đọat tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngòai ý chí của chủ sở hữu (đ.138, 257 BLDS). LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 22 - - Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa (đ. 138 BLDS) VI. THỜI HẠN KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN : 1. Thời hạn khiếu nại (đ. 318 LTM 2005): Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì thời hạn khiếu nại như sau : + 3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng + 6 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng; trường hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là 3 tháng kể từ ngày hết hạn bảo hành. + 9 tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác. + 14 ngày kể từ ngày giao hàng cho người nhận đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics 2. Thời hiệu khởi kiện (đ. 319 LTM 2005): Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Đối với tranh chấp về kinh doanh dịch vụ logistics, thời hiệu là 9 tháng kể từ ngày giao hàng VII. PHÂN TÍCH MỘT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TRONG THỰC TẾ: LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 23 - Hình 1: các bên tham gia hợp đồng Hình 2: số lượng hàng hóa và dịch vụ trong hợp đồng LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 24 - Hình 3: ví dụ về trách nhiêm các bên trong hợp đồng Hình 4: ví dụ về thời gian triễn khai hợp đồng LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 25 - VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình Luật Kinh Doanh L.Sư - TS TRẦN ANH TUẤN , L.Sư - ThS LÊ MINH NHỰT 2. LTM 2005 3. BLDS 2005 4. www.luatvietnam.vn 5. www.thuvienphapluat.vn 6. Vietlaw.gov.vn 7. Nghị định: 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_lopmba11b_nhom_11_hop_dong_thuong_mai_9952.pdf
Luận văn liên quan