Đề tài Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam

Có thể nói, tới thời điểm này trên thị trường ngoại tệ cũng mới thí điể m áp dụng quyền chọn còn thị trường chứng khoán Việt Nam chưa xuất hiện các công cụ chứng khoán phái sinh nói chung và nghiệp vụ Future và Option nói riêng – hai công cụ giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư hết sức hữu hiệu – là hoàn toàn có thể hiểu được. Thị trường ngoại tệ Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển và so với các sở giao dịch chứng khoán chuyên nghiệp trên thế giới vào những ngày đầu, đó cũng không phải là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân trực tiếp nhất của hiện tượng này là hiện chưa có các quy định pháp lý rõ ràng cụ thể từ phía Nhà nước, từ đó kéo theo sự tham gia chưa mấy mặ n mà của cả các nhà cung cấp dịch vụ lẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

pdf94 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4612 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều doanh nghiệp chưa có kiến thức, cũng như hiểu rõ về hai loại hợp đồng này để có thể sử dụng chúng như một công cụ giảm thiểu rủi ro hay đầu tư sinh lợi. Mặc dù vậy, nghiệp vụ Option ngoại tệ chủ yếu đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá và bảo toàn nguồn vốn trong trường hợp chủ thể giao dịch có hoặc sẽ có các hợp đồng kinh doanh thực hiện bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau, tức là có nhu cầu chuyển đổi giữa các loại ngoại tệ hoặc các đối tượng có phương tiện, nghiệp vụ và được phép kinh doanh kiếm lời từ chênh lệch tỷ giá thông qua việc chuyển đổi ngoại tệ. Thế nhưng, trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu chỉ hoạt động trên một mảng thị trường và thường là một chiều, chứ không phải nhiều chiều (chỉ chuyên nhập khẩu hoặc xuất khẩu, ít doanh nghiệp vừa nhập vừa xuất). Nói cách khác, nhu cầu thanh toán, chi trả, hay sử dụng nguồn thu của họ chủ yếu dựa trên các giao dịch giữa một cặp đồng tiền, bao gồm một đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD, Euro hay Yên Nhật và VND. Chẳng hạn, các doanh nghiệp Việt Nam thường dùng VND để mua ngoại tệ theo hình thức giao ngay, kỳ hạn... đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán cho nước ngoài đối với việc nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ hoặc thuê tư vấn, hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu thường sẽ bán nguồn thu từ ngoại tệ để lấy tiền Việt mua nguyên liệu sản xuất, kinh doanh trong nước rồi lại xuất sản Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 60 phẩm ra nước ngoài. Nếu một doanh nghiệp biết trước họ sẽ phải chi trả một khoản ngoại tệ hay sẽ thu được một lượng ngoại tệ vào một ngày nào đó trong tương lai, thì họ sẽ rất lo lắng, không biết tỷ giá đến lúc đó có biến động đến mức gây thiệt hại cho mình hay không. Chính vì vậy, doanh nghiệp rất cần một công cụ giúp phòng chống rủi ro trong lĩnh vực này. Do đó, việc tiến tới cho phép thực hiện nghiệp vụ Option và Future giữa ngoại tệ và VND là hết sức cần thiết. c) Về phía các nhà cung cấp dịch vụ Các nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng quyền chọn và tương lai hiện nay chỉ là các NHTM. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của các ngân hàng thương mại còn thiếu và quá lạc hậu. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều chưa có thiết bị giao dịch trực tuyến phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Điều này làm cho thị trường mất đi tính linh hoạt và nhạy bén vốn có của nó. Hiện nay, nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ (cụ thể là các ngân hàng thương mại) có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác các giao dịch trong hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai còn rất yếu và thiếu. Hầu hết các nhân viên ngân hàng cũng chỉ mới biết đến hai loại hình giao dịch này tại Việt Nam trong 3 đến 5 năm trở lại đây. Hơn nữa điều kiện tiếp xúc với hai loại hình giao dịch này tại Việt Nam hiện nay cón rất hạn chế. d) Các trở ngại trong quá trình thực hiện Trong thời gian trước mắt, thị trường giao dịch Option tiền đồng ở Việt Nam còn rất hẹp do mới chỉ có một số ngân hàng có đề nghị và được NHNN chấp thuận cho thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option tiền đồng. Điều này phần nào gây khó khăn cho các ngân hàng thí điểm trong việc hạn chế rủi ro bằng Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 61 cách thực hiện các giao dịch đối ứng với các ngân hàng khác. Do tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi nên các ngân hàng thí điểm này không thể tìm kiếm được đối tác là các ngân hàng nước ngoài để thực hiện giao dịch đối ứng phòng ngừa rủi ro cho các hợp đồng Option giữa ngoại tệ với VND ở trong nước như với các hợp đồng Option giữa các loại ngoại tệ. Vì vậy, việc mở rộng các thành viên được quyền tham gia giao dịch trên thị trường Option tiền đồng, cụ thể là các ngân hàng được thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, là hết sức cần thiết. Mặt khác, đối với việc thực hiện nghiệp vụ quyền chọn USD/VND thì các NHTM phải đăng ký xin phép Ngân hàng Nhà nước. NHNN sẽ cho phép các NHTM được kinh doanh các hợp đồng quyền chọn trong một khoảng thời gian nhất định và hết thời hạn này nếu vẫn muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ quyền chọn ngày thì phải xin phép tiếp. 3.2.Đối với thị trường chứng khoán a) Thị trường vẫn ở giai đoạn đầu, chưa hoàn chỉnh Xét về tuổi đời, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể nói là thị trường non trẻ nhất thế giới. Xét về quy mô, thị trường này là thị trường chứng khoán nhỏ bé nhất thế giới. Phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường chính thức diễn ra vào ngày 28/6/2000. Kể từ đó, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua khoảng thời gian 5 năm hoạt động hết sức trì trệ, chỉ số VnIndex tăng chậm chạp, các nhà đầu tư chưa chú trọng tới thị trường chứng khoán như một kênh đầu tư hiệu quả. Từ giữa 2006 thị trường đạt được mức tăng trưởng rất ấn tượng đưa chỉ số VnIndex nhanh chóng vượt ngưỡng 1000 điểm vào đầu năm 2007. Hiện tại thị trường đang trong thời kỳ điều chỉnh sau một giai đoạn tăng trưởng khá nóng. Nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, những điều kiện thị Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 62 trường cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng còn rất hạn chế. a.1) Cung hàng hóa Từ ngày giao dịch đầu tiên với 2 cổ phiếu REE và SAM, qua 7 năm đến nay tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 121 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và gần 407 trái phiếu niêm yết; con số trên ở sàn Hà Nội chỉ là 92 cổ phiếu và 195 trái phiếu (tính đến ngày 29-10-2007). Sự lựa chọn cho danh mục đầu tư của các nhà đầu tư tương đối hạn chế. Càng nhiều chứng khoán được niêm yết thì nhà đầu tư càng có thể dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro rộng hơn. Mặt khác, càng có nhiều chứng khoán, thì các bên càng được tự do thỏa thuận ký với nhau các hợp đồng mua bán quyền chọn. Các chứng khoán phái sinh bắt nguồn từ cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, cho nên việc có ít chứng khoán niêm yết đã hạn chế tới khả năng phát hành các công cụ tài chính này. Các chứng khoán phái sinh trong đó có quyền chọn mua, bán thường được ký kết trên cơ sở chứng khoán gốc là các chứng khoán lớn, trong khi trên thị trường chứng khoán Việt Nam đa số cổ phiếu là của các công ty nhỏ. Trong số 121 công ty niêm yết trên sàn TPHCM, trừ cổ phiếu của các ngân hàng, chỉ có 1 vài công ty có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng Việt Nam như FPT, Vinamilk, Nhiệt điện Phả Lại. Số lượng cổ phiếu do đó không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới việc phát hành quyền chọn. Bởi vì cộng cả 3000 cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (theo thống kê không chính thức) thì số lượng cổ phiếu cơ sở đã là tương đối lớn. Tuy nhiên các nhà đầu tư các cổ phiếu nhỏ thường không dùng quyền chọn là một công cụ phòng ngừa rủi ro. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 63 Thêm vào đó, người bán quyền chọn có vùng lỗ rất lớn khi họ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn dù tình hình thị trường lúc đó có thuận lợi hay không, còn người nắm quyền có thể tùy tình hình thị trường mà quyết định thực hiện hay không thực hiện hợp đồng. Hơn thế giao dịch quyền chọn là một giao dịch rất khó thực hiện, để có lợi nhuận cần có các công cụ tính toán, công cụ giao dịch đòi hỏi đầu tư lớn. Vì vậy, về bản chất hợp đồng quyền chọn có thể được ký kết giữa bất kỳ 2 bên nào thỏa thuận, nhưng cho tới nay chưa có một nhà phát hành quyền chọn có tổ chức nào đứng ra chào mời các hợp đồng quyền chọn. Như vậy là đã thiếu một yếu tố cơ bản đó là nhà tạo lập thị trường. Công ty chứng khoán của ngân hàng Vietcombank (VBCS) là một trong những người tiên phong rất tích cực chuẩn bị để cho ra đời các hàng hóa và dịch vụ về quyền chọn chứng khoán.Tuy nhiên do khó khăn chồng chất nên để định rõ thời gian công ty này đưa ra các sản phẩm trên là không thể. Tiềm lực của các công ty chứng khoán chưa đủ điều kiện để cung cấp sản phẩm giao dịch tương lai và quyền chọn chứng khoán. Hiện nay Việt Nam có 55 công ty chứng khoán thành viên của cả 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong đó, SSI – Công ty chứng khoán Sài Gòn giữ vị trí dẫn đầu với vốn điều lệ 500 tỷ. SSI là công ty môi giới dẫn đầu thị trường với số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong và ngoài nước. SSI hiện quản lý 68% số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài. SSI giữ thị phần giao dịch hơn 27%. Tiếp sau đó là các công ty chứng khoán của một số ngân hàng : SBS của Sacombank (vốn điều lệ 300 tỷ), ABS của AnBinh Bank (vốn điều lệ 330), ACBS của ACB (vốn điều lệ 250 tỷ), VCBS của VCB, BSC của BIDV (vốn điều lệ 200 tỷ). Các công ty này cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, trong đó tư vấn đầu tư chứng khoán chiếm Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 64 vai trò chủ đạo. Mặc dù vậy, vẫn chưa có công ty chứng khoán nào cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh (kỳ hạn, future, option). Xét về tiềm lực, các công ty chứng khoán Việt Nam rất có tiềm năng cung cấp dịch vụ Future và Option cho nhà đầu tư. Ngoại trừ SSI ở vị trí dẫn đầu, hầu hết các công ty chứng khoán có vị trí đều là công ty con của các Ngân hàng lớn của Việt Nam. Đằng sau các Ngân hàng này lại là các đối tác nước ngoài hùng mạnh: Sacombank với ANZ, ACB với Standard Charted Bank, hay Techcombank với HSBC (mua 10% cổ phần Techcombank năm 2005 và 10% nữa năm 2007) Các thể chế tài chính này hoàn toàn có đủ tiềm lực tài chính cũng như các hệ thống quản trị rủi ro để tung ra nghiệp vụ Future và Option. Lý do các công ty chứng khoán chưa khởi động là vì muốn chờ hướng mở chính sách cũng như động thái pháp lý hóa quá trình giao dịch từ phía nhà nước. Lý do thứ 2 mà các công ty chứng khoán còn chần chừ là do họ sợ rằng thị trường chưa đủ sôi động, chưa đủ hứng thú với Future và Option. Một thị trường chứng khoán có chất lượng là thị trường có tỷ lệ 7/3 nhà đầu tư tổ chức/nhà đầu tư cá nhân, nhưng ở Việt Nam tỉ lệ này là 3/7. Trong tình hình hiện nay khi mà nhà đầu tư cá nhân - chiếm đa số trên thị trường - còn rất ít hiểu biết về các công cụ chứng khoán phái sinh, sự e ngại của các công ty chứng khoán là hoàn toàn có lý. a.2) Cầu hàng hóa Theo ủy ban chứng khoán nhà nước, hiện có khoảng 240000 tài khoản chứng khoán trong đó khoảng 4400 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong đó chủ yếu là tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tới trên 70%, nhà đầu tư tổ chức chỉ chiếm 30 %, trong khi ở một thị trường lý tưởng, con số trên phải ngược lại. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 65 Do đặc điểm của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, nhà đầu tư cá nhân Việt Nam đa số là nhà đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư mang tính chất đầu cơ ngắn hạn. Đa số họ thiếu cả những hiểu biết cơ bản về tài chính - chứng khoán, cho nên họ chỉ biết tới chứng khoán là cổ phiếu, chưa biết tới ngoài cổ phiếu còn có nhiều loại chứng khoán phái sinh khác, nhất là chưa nhận thức được các công cụ tài chính này có thể giúp họ phòng ngừa rủi ro biến động giá chứng khoán, bảo vệ và thậm chí tăng lợi nhuận. Kể cả khi những người này có biết về quyền chọn hay hợp đồng tương lai chứng khoán, thì để ký hợp động hiệu quả, đòi hỏi họ phải dự đoán chính xác xu hướng biến động trên thị trường, mà để làm được điều này cần có kiến thức thị trường, khả năng phân tích và sử dụng các mô hình định giá quyền chọn khá phức tạp. Vì thế người mua quyền chọn thường là các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, người có hiểu biết và khả năng phân tích đánh giá tốt. Đó là các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư. Ở Việt Nam hiện có 59 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động, 18 công ty quản lý quỹ, một hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, ngoài quốc doanh là những nhà đầu tư tổ chức. Tuy nhiên nhu cầu mua hợp đồng quyền chọn của họ rất ít. Những nhà đầu tư này dường như vẫn còn thiếu quan tâm tới các công cụ chứng khoán phái sinh. a.3) Thông tin thị trường và tâm lý đầu tư Luật chứng khoán 2006 đã được quốc hội thông qua nhằm giúp thị trường trở nên công khai,minh bạch,an toàn và hiệu quả hơn. Luật nhấn mạnh các chủ thể tham gia thị trường phải trung thực tuân thủ chế độ công bố thông tin định kỳ. Tuy nhiên rất khó để làm được điều này. Trên thực tế, ở thị trường OTC, thậm chí ở thị trường tập trung, đang có sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin tài chính của các công ty niêm Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 66 yết. Các công ty chưa nghiêm túc thậm chí có gian lận trong việc công bố báo cáo tài chính. Một số đối tượng được tiếp cận thông tin nội bộ, từ đó thực hiện giao dịch nội gián. Trên thị trường OTC việc có trong tay báo cáo tài chính chính xác của các công ty là rất khó khăn. Cổ phiếu được mua bán trao tay, thị trường tồn tại quá nhiều tin đồn làm thông tin bị nhiễu; nhiều kẻ lợi dụng để trục lợi, còn những nhà đầu tư không thận trọng sẽ phải lĩnh hậu quả. Đa số các nhà đầu tư trên thị trường là nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ, thiếu kiến thức lẫn thông tin. Vì thế mà có xu hướng là quyết định của các nhà đầu tư này phụ thuộc động thái của các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài. Do đó mỗi khi nhà đầu tư lớn,nước ngoài mua hay bán số lượng lớn một cổ phiếu nào đó là sẽ gây ra tác động tâm lý, khiến nhà đầu tư nhỏ trong nước mua bán theo. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại chưa hoàn thiện nên còn tồn tại các hiện tượng tiêu cực như làm giá chứng khoán, tung tin đồn, đặt các lệnh nhằm thao túng thị trường để thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khác. Tất cả các hiện tượng trên khiến giá cả trên thị trường biến động khôn lường và rất khó dự đoán. Thế nên việc áp dụng các mô hình kỹ thuật định giá ở thị trường Việt Nam chưa thật sự phát huy tác dụng. Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai chỉ phát huy tác dụng khi có biến động giá cả, nhưng sự biến động đó phải dự đoán được thì nhà đầu tư mới đưa ra được quyết định đúng đắn. Thị trường càng thay đổi không theo quy luật, thì càng khó để nhà đầu tư mua bán quyền chọn có hiệu quả giảm thiểu rủi ro và tạo lợi nhuận. Đợt tăng giá vừa qua khiến các nhà đầu tư không ý thức được mức độ rủi ro và sự cần thiết của các công cụ hạn chế rủi ro trong chứng khoán. Từ tháng 8/2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một giai đoạn tăng Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 67 trưởng khá nóng. Chỉ số VnIndex tăng từ mức đáy 400 điểm lên mức cao kỷ lục 1071 điểm. Giá liên tục tăng nhanh trong một thời gian dài khiến hầu như các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đều thu được lợi nhuận. Một cơn sốt chứng khoán được tạo ra, tiền liên tục được rót vào thị trường. Nếu cuối năm 2006, tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 14 tỷ USD, bằng 22,7% GDP thì đến nay, đã đạt 304 nghìn tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD) bằng 31% GDP. Điều này tạo ra tâm lý giữa các nhà đầu tư trong giai đoạn đó là cứ đầu tư là không thể lỗ, hay nói cách khác, thị trường chứng khoán có ít rủi ro,và vì thế không cần làm bất cứ biện pháp nào để phòng tránh rủi ro cả. a.4) Chưa có nhiều bước đi chuẩn áp dụng giao dịch tương lai và quyền chọn chứng khoán Giao dịch quyền chọn chứng khoán là giao dịch phức tạp đòi hỏi áp dụng các loại giao dịch đơn giản hơn như một bước thử nghiệm làm dần từ dễ đến khó. Thông thường trước khi áp dụng giao dịch quyền chọn, các nước đều áp dụng trước giao dịch tương lai. Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa và mua bán ở sở giao dịch- trung gian giữa người bán và người mua. Giao dịch tương lai giúp hai bên mua bán tìm ra nhau dễ hơn, các mức giá được công khai nên dễ dàng lựa chọn. Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn hợp đồng kỳ hạn, chi phí giao dịch tiết kiệm hơn, là một công cụ hạn chế rủi ro hiệu quả. Đối với hợp đồng tương lai việc thực hiện khi đến hạn là bắt buộc. Đây là điểm hạn chế so với hợp đồng quyền chọn. Về điểm này cho thấy giao dịch quyền chọn có ưu điểm ở chỗ cho phép nhà đầu tư thực hiện các giao dịch khống. Trên thực tế ở Việt Nam ngoài giao dịch giao ngay (spot), chưa có giao dịch kỳ hạn, hay tương lai với chứng khoán (đối với các hàng hóa khác thì đã có), thậm chí loại chứng khoán phái sinh dễ phát hành nhất đối với một công Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 68 ty như quyền mua cổ phần, chứng quyền cũng chưa được giao dịch trên thị trường chứng khoán, cho nên nếu áp dụng ngay quyền chọn chứng khoán tại thời điểm hiện tại là chưa hợp lý, và khả năng thành công không cao. Do vậy, giao dịch quyền chọn chứng khoán chưa có ở Việt Nam một phần được lý giải là do thời điểm chưa thích hợp, các điều kiện chưa chín muồi. b) Hạn chế về hệ thống giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vẫn đang thực hiện phương pháp ô giao dịch có sàn. Điều đó nghĩa là mỗi công ty chứng khoán phải có đại diện tại sàn (nhân viên đọc lệnh & nhân viên nhập lệnh) và lệnh của khách hàng sẽ được nhập một cách thủ công vào hệ thống giao dịch. Thực tế này dẫn tới tình trạng rớt lệnh trong những thời điểm quá tải. Mặc dù vậy, để cạnh tranh, một số công ty chứng khoán đã áp dụng công nghệ tung ra các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm loại bỏ tối đa các trung gian, đưa lệnh của khách hàng tới thẳng danh sách chờ của sàn. Khách hàng có thể đặt lệnh từ xa qua điện thoại, fax, và đặc biệt là sử dụng tài khoản online của mình tại trang web của công ty chứng khoán để đặt lệnh trực tiếp. Tiêu biểu cho gói dịch vụ này là VNDirect online của Công ty chứng khoán VNDirect, iTrade của Công ty chứng khoán Tân Việt bao gồm các tính năng: đặt lệnh trực tiếp, quản lý tài khoản, tích hợp thông tin giao dịch. Sự đầu tư của các công ty chứng khoán vào lĩnh vực này là một thuận lợi đáng kể khi Sàn giao dịch Hà Nội và Hồ Chí Minh triển khai xây dựng hệ thống giao dịch từ xa vào năm 2008. Hệ thống giao dịch từ xa này áp dụng mạng diện rộng WAN kết nối trực tiếp với các công ty chứng khoán. Sàn HN đang hướng tới điều chỉnh phần mềm hiện có theo hướng giảm nhẹ băng thông, sử dụng công nghệ web- server. Đồng thời, xây dựng mạng WAN hoàn chỉnh kết nối với các CTCK thành viên theo mô hình điểm- đa điểm. Đặc biệt, tính bảo mật, an ninh mạng Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 69 cũng được lãnh đạo HaSTC tính đến như một trong những điểm mấu chốt trong việc tạo sức mạnh của sàn. Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm chuyên biệt xử lý giao dịch Option cũng đã được nhà cung cấp DST International chào bán. DST đã có thâm niên 5 năm trong việc cung cấp phần mềm cũng như triển khai hệ thống giao dịch. Quy mô giao dịch cùng với hiểu biết về các đặc điểm chi tiết của hệ thống là lợi thế của DST trong lĩnh vực này. Như vậy thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn giao dịch không sàn trong một tương lai rất gần. Theo Dự án hiện đại hóa Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội do Cơ quan thương mại và phát triển Mỹ và Công ty Link Development LLC tài trợ (giai đoạn Phân tích quy chế và chức năng hoạt động đã kết thúc vào ngày 8/1/2007), HASTC sẽ có mô hình chuẩn sau một năm và sau hai năm sẽ triển khai xong dự án này. Thời gian cần thiết để chuyển giao hoàn toàn một hệ thống là 18 tháng nhưng có thể sẽ chậm hơn từ 3 tới 4 tháng do một số vướng mắc về pháp lý. Trong thời gian chờ đợi một hệ thống giao dịch hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của giao dịch tương lai và quyền chọn, chúng ta có thời gian để xây dựng các quy định pháp lý cũng như đào tạo nhân lực kịp thời và có hiệu quả. c) Thiếu nhân lực đặc biệt là nhân lực hiểu biết về giao dịch quyền chọn và tương lai chứng khoán và các kỹ thuật, chiến lược liên quan. Giao dịch tương lai và quyền chọn là các giao dịch khó về mặt kỹ thuật tiến hành, nhưng đồng thời cũng khó về việc định giá và dự doán đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, nắm rõ kiến thức tài chính - chứng khoán, thị trường nói chung, kiến thức về chứng khoán phái sinh nói riêng. Kiến thức đó bao gồm nhưng không chỉ có khả năng phân tích, đánh giá môi trường kinh tế, tình hình doanh nghiệp, phân tích rủi ro, giá chứng khoán, xu hướng Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 70 biến động giá, để ký các loại hợp đồng quyền chọn. Đặc biệt là đối với các công ty tư vấn tài chính, đầu tư ủy thác kiến thức trên là rất quan trọng khi cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng. Để đưa ra các quyết định chính xác, yêu cầu cơ bản là biết sử dụng các công cụ và mô hình định giá mà thế giới đã sử dụng. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 71 CHƢƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN HỢP ĐỒNG TƢƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM I. Định hƣớng phát triển thị trƣờng vốn của nhà nƣớc Phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế, phấn đấu đến năm 2010 giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP, đó là một trong những mục tiêu cụ thể mà Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo Quyết định này, mục tiêu tổng quát của Đề án là phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực. Đề án đưa ra 4 giải pháp dài hạn nhằm phát triển thị trường vốn. Cụ thể, phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, vận hành theo các thông lệ quốc tế, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế; phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 72 nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường. Theo Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam, một trong những giải pháp trước mắt là: Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường cụ thể mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn. Đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế và các ngân hàng thương mại nhà nước; gắn việc cổ phần hóa với niêm yết trên thị trường chứng khoán; mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị trường; đồng thời phát triển các loại chứng khoán phái sinh như quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, các sản phẩm liên kết. Từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước. Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiểu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt; Phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu phát hành cổ phiếu, niêm yết, giao dịch của nhiều loại hình doanh nghiệp; Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực tài chính cho các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; mở rộng phạm vi hoạt động Trung tâm lưu ký chứng khoán; từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 73 Ngoài ra, phát triển hệ thống các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp tham gia đầu tư trên thị trường theo quy định của pháp luật; Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước, chủ động mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế, thực hiện mở cửa từng bước thị trường vốn cho nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình hội nhập đã cam kết, đồng thời đảm bảo kiểm soát được luồng vốn vào, vốn ra; Chủ động mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia cũng là những giải pháp vô cùng quan trọng để phát triển thị trường vốn ở Việt Nam. II. Đề xuất đối với thị trƣờng ngoại tệ 1. Một số đề xuất đối với cơ quan quản lý: Tiếp tục và nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý. Hiện nay sau Pháp lệnh ngoại hối thì chỉ có Quyết định 1452/2004/QĐ- NHNN ngày 10/11/2004 do Thống đốc NHNN ban hành về các giao dịch hối đoái nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các giao dịch ngoại tệ, trong đó đặc biệt bổ sung thêm loại hình giao dịch mới là giao dịch Quyền lựa chọn tiền tệ giữa các loại ngoại tệ với nhau. Tuy nhiên cũng chỉ hạn chế một số tổ chức tín dụng nhất định được kinh doanh loại giao dịch này và đi kèm là những điều kiện khắt khe. Để phát triển hai loại hình giao dịch này trên thị trường ngoại tệ, NHNN cần có định hướng cụ thể, ban hành ngay các thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện hợp đồng tương lai và quyền chọn ngoại tệ. NHNN cần nới lỏng các quy định hiện nay về thực hiện quyền chọn ngoại tệ. Đó là, mở rộng danh sách tổ chức tín dụng kinh doanh hai loại giao dịch này trên thị trường ngoại tệ để các ngân hàng không gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch đối ứng với các ngân hàng khác. Để khuyến khích các doanh Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 74 nghiệp, các nhà đầu tư thực hiện giao dịch tương lai và quyền chọn thì cần đơn giản hoá các thủ tục thực hiện. 2. Một số đề xuất đối với các ngân hàng thương mại Thứ nhất, các NHTM cần cải thiện cơ sở vật chất, thực hiện giao dịch trực tuyến để đảm bảo tính linh hoạt và nhạy bén của loại thị trường này. Thứ hai, cần có các chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp thực hiện hợp đồng tương lai và quyền chọn ngoại tệ ví dụ như ưu đãi về phí hay tỉ giá để khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, khách hàng. Thứ ba, NHTM cần kết hợp với việc quảng bá các công cụ phái sinh nói chung và hai loại giao dịch này nói riêng để doanh nghiệp cũng như các khách hàng có thể hiểu rõ được lợi ích của các giao dịch này. Thứ tư, cần đào tạo nguồn nhân lực giỏi nghiệp vụ, không những am hiểu về thị trường ngoại tệ mà còn am hiểu về các thị trường tương lai và quyền chọn để có thể phục vụ tốt nhất khi khách hàng có yêu cầu hay thắc mắc. 3. Một số đề xuất đối với doanh nghiệp Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn là các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và bảo toàn nguồn vốn khi có biến động về tỉ giá. Các doanh ngiệp cần trang bị kiến thức, hiểu rõ hai loại giao dịch này để sử dụng chúng như các công cụ giảm thiểu rủi ro và đầu tư sinh lời. Hiện nay, một số ngân hàng thương mại đã thực hiện quyền chọn trên thị trường vàng, ngoại tệ và đã thu được một số kết quả nhất định. Các doanh Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 75 nghiệp có thể liên hệ với các ngân hàng này tìm hiểu về giao dịch quyền chọn và tương lai. III. Đề xuất với thị trƣờng chứng khoán. 1. Một số đề xuất đối với cơ quan quản lý 1.1. Tiếp tục và nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý Luật chứng khoán 2006 chắc chắn chưa phải là bước đi cuối cùng của nhà nước để hoàn thiện môi trường pháp luật. Để chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh nói chung và quyền chọn và hợp đồng tương lai nói riêng ở Việt Nam thì các văn bản luật cần đi trước một bước. Bản thân luật chứng khoán 2006 cần được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, theo lẽ cần tạo được sự bình đẳng pháp lý giữa chứng khoán thông thường và chứng khoán phái sinh, giữa những người tổ chức giao dịch và kinh doanh hai loại chứng khoán này. Muốn vậy, cần làm rõ thêm trong luật một số khái niệm liên quan tới chứng khoán phái sinh, bổ sung thêm các điều khoản về đối tượng được phép kinh doanh quyền chọn, điều kiện để kinh doanh quyền chọn và tương lai để tạo nên sự hiểu biết đầy đủ hơn về hai công cụ tài chính này. Về lâu dài, bộ tài chính cần nhanh chóng ban hành một số thông tư hướng dẫn chi tiết việc kinh doanh quyền chọn và tương lai giống như đối với cổ phiếu. Cụ thể cần hướng dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư về cách thức phát hành quyền chọn và tương lai, các thức tiêu chuẩn hóa hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, quy trình giao dịch và thanh toán cho loại chứng khoán này, chế độ hạch toán và báo cáo tài chính. Để chuẩn bị cho giao dịch quyền chọn và tương lai, cần bổ sung ngay các quy định pháp lý để thúc đẩy các sự phát triển của các loại giao dịch đơn Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 76 giản hơn là giao dịch kỳ hạn. Thực tế, không phải nước nào thực hiện giao dịch quyền chọn đã thành công ngay từ đầu. Một sự quá độ qua các loại giao dịch khác là đảm bảo tỷ lệ thành công cao hơn. Thậm chí ở Việt Nam, bắt đầu bằng thắt chặt quản lý, để phát triển mua bán chứng quyền hay bảo chứng phiếu cũng không phải là muộn và không có tác dụng đối với giao dịch quyền chọn chứng khoán một thời gian sau. Trong thời gian tới, nhà nước cũng nên cho phép tiến hành giao dịch mua bán khống chứng khoán, như một công cụ điều tiết thị trường, cũng như khuyến khích sự phát triển của các loại hình giao dịch tương lai, quyền chọn, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn, tận dụng sự biến động của môi trường kinh doanh để nâng cao khả năng thu lợi nhuận Song song với việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, hoạt động quản lý, theo dõi, thanh tra giám sát của nhà nước cần được tiến hành sát sao, chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo tính thực thi cho các văn bản trên, làm cho hoạt động của thị trường chứng khoán ngày càng chuyên nghiệp, an toàn và hiệu quả. 1.2. Tạo cung và cầu cho thị trường chứng khoán nói chung và giao dịch tương lai và quyền chọn nói riêng. Để đa dạng và bổ sung hàng hóa cho thị trường chứng khoán, nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn và các tổng công ty lớn đã được lên kế hoạch tái cấu trúc. Cổ phần hóa là một trong những lời giải cho thị trường chứng khoán. Kết quả của cổ phần hóa phải là tạo ra thêm nhiều loại cổ phiếu có chất lượng - cổ phiếu lớn, của công ty lớn, một mặt tăng quy mô cho thị trường, mặt khác thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 77 Điều này đã đặt ra sức ép đối với tiến trình cổ phần hóa,và với các doanh nghiệp trong danh sách. Tuy nhiên cần cân nhắc giữa tiến độ của quá trình với chất lượng công tác cổ phần hóa, sao cho cổ phần hóa có chất lượng, đảm bảo vốn nhà nước không bị thất thoát, đảm bảo chất lượng hoạt động doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Ngoài ra hiện tại thị trường chưa có các nhà tạo lập thị trường thực sự. Để hình thành thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, nhà nước cần khuyến khích một số công ty chứng khoán như VBCS hoặc ngân hàng tiếp tục tìm tòi, thử nghiệm đưa ra các sản phẩm quyền chọn, mục đích là tạo cung đồng thời thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Muốn vậy nhà nước cần có đưa ra các ưu đãi về tài chính như hỗ trợ vốn, cho hưởng thuế suất thu nhập ưu đãi; bên cạnh đó hỗ trợ các tổ chức này về nhân lực, kỹ thuật. Để kích cầu, ngoài giải pháp trên một yêu cầu quan trọng là nhà nước đẩy mạnh phổ biến kiến thức về quyền chọn. Vấn đề hiện tại là nhà đầu tư Việt Nam chưa nhận thấy tác dụng của hợp đồng quyền chọn với khoản đầu tư của mình, cho nên giải pháp nâng cao nhận thức có thể giúp giải quyết tới gốc rễ của vấn đề. Về lâu dài không chỉ chỉ cần 1 vài công ty đứng ra cung cấp sản phẩm quyền chọn, mà cần có hình thành một thị trường quyền chọn tập trung. Như vậy sớm muộn cần xây dựng một sở giao dịch tương lai và quyền chọn riêng. Để làm được như vậy cần tham khảo mô hình của các nước, điển hình như Hoa Kỳ, nơi hợp đồng tương lai và quyền chọn được giao dịch tại các sở giao dịch hàng hóa. Làm được việc này sẽ thúc đẩy được sự phát triển của quyền chọn đồng thời tạo ra nơi giao dịch tập trung của rất nhiều loại hàng hóa khác. 1.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 78 Thị trường chứng khoán ra đời sau, nên còn rất non trẻ. Trong khi giao dịch quyền chọn chứng khoán đã được tiến hành ở Mỹ từ những năm 70 thì ở Việt Nam chúng ta mới đang tìm tòi để xây dựng thị trường. Nhiều nước trong khu vực cũng thực hiện thành công giao dịch quyền chọn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore. Bài học kinh nghiệm của các nước này rất quý báu. Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia này trong lĩnh vực chứng khoán, tổ chức các chuyến đi thực tế tìm hiểu tình hình thị trường, mô hình kinh doanh, quy định pháp lý; mời các chuyên gia sang Việt Nam giảng dạy và tư vấn xây dựng thị trường. 2. Một số đề xuất đối với các công ty chứng khoán Trước tiên, công ty chứng khoán cần xác định vị trí của mình trong mô hình giao dịch. Liệu công ty có khả năng trở thành nhà tạo lập thị trường được chỉ định hay không? Lấy Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI làm ví dụ. Ra đời năm 2000, là một trong 3 công ty chứng khoán đầu tiên được thành lập của TTCK Việt Nam, SSI được đánh giá là công ty chứng khoán uy tín nhất tại Việt nam. Công ty hiện đang quản lý khoảng 68% tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài mở tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt nam. Thị phần môi giới của SSI đạt trên 27% thị trường cổ phiếu niêm yết. Khối lượng cổ phiếu lưu ký tại SSI chiếm hơn 50% tổng khối lượng lưu ký của toàn thị trường. Chỉ sau 6 năm hoạt động, từ 1 doanh nghiệp tư nhân với số vốn nhỏ bé nhất (6 tỷ đồng), SSI đã trở thành doanh nghiệp đứng số 1 về quy mô vốn; về uy tín và tầm ảnh hưởng trên TTCK Việt Nam. lợi nhuận sau thuế của SSI năm 2007 sẽ vượt kế hoạch 800 tỉ đồng (lợi nhuận sáu tháng đầu năm của SSI là 668 tỉ đồng/vốn điều lệ 800 tỉ đồng). SSI hiện có tổng tài sản 5.000 tỉ đồng và sẽ tăng vốn lên 1.200 tỉ đồng vào quí 4-2007 từ nguồn thặng dư. Công ty cũng vừa có giấy phép thành lập công ty quản lý quỹ và đang thỏa thuận với đối tác Thụy Sỹ xung quanh việc huy động vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 79 Hơn nữa, SSI lại có các đối tác chiến lược hết sức hùng mạnh. ANZ, HSBC, Credit Suisse, Indovinabank, PJbank, PVFC. Hệ thống quản trị rủi ro - kỹ thuật quan trọng nhất với một Option writer nằm trong cam kết mua cổ phần của ANZ. Vì thế SSI là lựa chọn số một cho vị trí DPM hiện nay. Với các công ty chứng khoán còn lại, việc cần làm hiện nay là tự nâng cấp mình trong mọi lĩnh vực và nghiên cứu việc thực hiện quyền chọn vàng, ngoại tệ hay lãi suất để áp dụng cho quyền chọn chứng khoán. Rõ ràng, các công ty chứng khoán của các ngân hàng sẽ rất lợi thế trong trường hợp này, đặc biệt là SBS, ACBS, VCBS, BSC. Các công ty này sẽ đóng vai trò “third market maker” khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển tới giai đoạn cao hơn. Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, các khía cạnh cần đẩy mạnh nghiên cứu và lập kế hoạch triển khai cho những công ty này bao gồm: 2.1.Nghiên cứu sâu và chi tiết hơn về định giá quyền chọn và tương lai và hệ thống quản trị rủi ro. Option là một nghiệp vụ rất đơn giản đối với người mua nhưng về phía người cung cấp lại hết sức phức tạp và nan giải. Option writer ở vị thế mà lợi nhuận tối đa là quyền phí còn khả năng lỗ là rất lớn. Làm thế nào để số phí thu được đủ bù đắp được giá trị các hợp đồng mà Option writer phải thực hiện. Trong trường hợp số giao dịch Option là lớn, các dự đoán từ phía nhà đầu tư theo quy luật số lớn sẽ bù trừ nhau, làm cho rủi ro của Option writer giảm đi đáng kể. Hơn nữa, khi số giao dịch lớn, quyền phí tương ứng sẽ giảm đi, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty. Đó là điều bất cứ Option writer nào mong muốn. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường Việt Nam số giao dịch Option không thể nhiều ngay được. Cũng như vậy, xây dựng quy trình quản trị rủi ro là một vấn đề sống còn. Cần phân biệt rõ đây không phải là rủi ro trong kinh doanh chứng khoán Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 80 nói chung nhìn từ góc độ nhà đầu tư mà là rủi ro nhìn từ phía nhà cung cấp quyền chọn rằng số quyền phí thu được không bù đắp được số tiền phải bỏ ra để thực hiện các Option. Công cụ cần sử dụng ở đây là các phép toán xác suất thống kê theo quy luật số lớn. Mỗi công ty có số lượng khách hàng cũng như các dự báo khác nhau về giá cổ phiếu từ các khách hàng đó khác nhau nên việc nghiên cứu cũng đòi hỏi khác biệt. 2.2. Lên kế hoạch giới thiệu nghiệp vụ này đến giới đầu tư. Như trên đã phân tích, số lượng giao dịch càng lớn thì rủi ro của nhà cung cấp càng giảm. Đó là lý do nghiệp vụ này cần sự xúc tiến mạnh từ phía bộ phận Marketing của công ty chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhà đầu tư cá nhân chiếm 70%, phần đông số họ ít có hiểu biết sâu về các công cụ phái sinh dù đó là một công cụ hết sức hữu hiệu giảm thiểu rủi ro của họ. Việc tuyên truyền thông tin cho khách hàng có thể được thực hiện bằng cách công bố trên trang chủ của công ty, gửi email (nhắm vào khách hàng giao dịch online); phát tờ rơi cho khách hàng tới giao dịch trực tiếp, tổ chức hội thảo khách hàng (số lượng không nên quá nhiều, dao động từ 30-50 người/buổi). Các công ty chứng khoán cần nhận thức rõ: tiếp cận khách hàng càng nhanh, lợi nhuận thu về càng nhiều. 2.3. Tìm kiếm đối tác là các định chế tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư) Lượng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam hiện còn rất dồi dào. Nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ tính từ tháng 4/2007 đến nay đã có thêm 13 quỹ đầu tư mới đi vào hoạt động, nâng tổng số quỹ thành lập từ đầu năm đến nay lên mức 22. Tổng số quỹ hiện diện và hoạt động tại Việt Nam như vậy vào khoảng 55 quỹ với tổng tài sản tương đương 6 tỉ USD - gần một nửa giá trị toàn bộ thị trường. Đó là cái đích cho những công ty chứng khoán nhắm tới các đối tác Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 81 hùng mạnh về tài chính. Còn với những công ty chú trọng hơn về vấn đề công nghệ, kỹ thuật chuyên môn, các ngân hàng nước ngoài là một lựa chọn thích hợp hơn. Sau ANZ, HSBC sẽ là Citibank, Standard Chartered Bank, Deustch Bank, hay cả May Bank. 2.4. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực Vừa qua Viện quản trị và tài chính đã tổ chức Khóa học “Phân tích và định giá chứng khoán cho nhà đầu tư chuyên nghiệp” - tháng 7/2007(chi tiết tại ifa.edu.vn). Khóa học không chỉ bao gồm phần lý thuyết mà học viên còn được thực hành giao dịch Option trên máy tính. Những khóa học kiểu này sẽ là giải pháp có tính ứng dụng cao, mang tính chiến lược và cần được phát huy liên tục. 2.5. Hoàn thiện qui trình và thiết bị hệ thống kĩ thuật Các công ty chứng khoán cần thiết lập mối quan hệ với các công ty cung cấp giải pháp phần mềm, gói dịch vụ kỹ thuật để ít nhiều có được sự tự chủ về công nghệ. Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc mua phần mềm đồng bộ từ bên ngoài, công ty có thể tìm đến các công ty tin học trong nước - nơi dịch vụ được cung cấp với mức giá “mềm” hơn... 3.Một số đề xuất đối với các nhà đầu tư Giao dịch tương lai và giao dịch quyền chọn vẫn còn rất mới mẻ trên thị trường Việt Nam, và đặc biệt vẫn chưa được áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong tương lai, chắc chắn hai loại giao dịch này sẽ phát triển mạnh mẽ. Vì vậy các nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về hai loại giao dịch này để khi thị trường áp dụng có thể bắt nhịp ngay mà không bị bỡ ngỡ. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 82 Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu về hai loại hình giao dịch này trên thị trường vàng và ngoại tệ, hiện nay đang được áp dụng tại một số NHTM như Techcombank, Vietcombank, BIDV, ..... Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 83 KẾT LUẬN Có thể nói, tới thời điểm này trên thị trường ngoại tệ cũng mới thí điểm áp dụng quyền chọn còn thị trường chứng khoán Việt Nam chưa xuất hiện các công cụ chứng khoán phái sinh nói chung và nghiệp vụ Future và Option nói riêng – hai công cụ giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư hết sức hữu hiệu – là hoàn toàn có thể hiểu được. Thị trường ngoại tệ Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển và so với các sở giao dịch chứng khoán chuyên nghiệp trên thế giới vào những ngày đầu, đó cũng không phải là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân trực tiếp nhất của hiện tượng này là hiện chưa có các quy định pháp lý rõ ràng cụ thể từ phía Nhà nước, từ đó kéo theo sự tham gia chưa mấy mặn mà của cả các nhà cung cấp dịch vụ lẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Mặc dù còn có những hạn chế nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng việc bước đầu áp dụng giao dịch quyền chọn trên thị trường ngoại tệ đã thu được những kết quả. Và thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua thời khắc hết sức quan trọng: sức tăng trưởng nhanh, hàng hóa dần trở nên đa dạng, các định chế, quy chuẩn đang dần hình thành, hệ thống giao dịch cũng được nâng cấp, cải tiến để theo kịp chuẩn quốc tế. Đó là những tiền đề có ý nghĩa quyết định để các nghiệp vụ phái sinh được áp dụng mạnh mẽ trong tương lai. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 84 PHỤ LỤC Dưới đây là một số biểu mẫu dùng trong quá trình giao dịch quyền chọn tiền tệ áp dụng cho ngoại tệ với VND của ngân hàng Eximbank. Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Số: / HD/OPT/EIB/KD/06 HỢP ĐỒNG QUYỀN LỰA CHỌN MUA-BÁN NGOẠI TỆ (Tham chiếu thoả thuận chung số……./TT/OPT/EIB/KD/06) TP.HCM, ngày… tháng… năm 2006 Bên A: NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) Địa chỉ: Số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Quận I, TP. HCM Điện thoại: 8.21.22.55 Fax: 8.213.117 Đại diện:.................................... Chức vụ: ………….. Bên B: ……………………………………………………………………… Mã số khách hàng (CIF No): ……………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………….. Điện thoại: ………………………………………………………… CMND số: …………………………………………………………. Qua bàn bạc thỏa luận, hai bên thống nhất thực hiện các điều khoản sau: 1. Bên A đồng ý bán cho Bên B quyền lựa chọn ngoại tệ theo các chi tiết sau: - Loại quyền chọn: …………………………………… - Số lượng : …………………. (Bằng chữ: ………………………..) - Giá thực hiện: ……………………………………….. - Tương đương :…………………………………… Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 85 (Bằng chữ: ………………………………………………………..) - Kiểu quyền chọn: …………………………………….. - Thời hạn hiệu lực: …... ,từ ngày:…… đến 11 giờ 00phút sáng, ngày …………….. - Phí quyền lựa chọn: ………….. Thuế VAT:………….. - Phí quyền lựa chọn đã bao gồm VAT: …………………. (Bằng chữ: ………………………………………………...) 2. Phương thức thanh toán: - Vào ngày ……….., Bên A trích số tiền: …………….. từ tài khoản của Bên B số : ……………….. tại Eximbank để thu phí quyền lựa chọn. - Bên A sẽ thực hiện hợp đồng theo đề nghị của Bên B căn cứ vào các điều khoản trong giấy đề nghị thực hiện hợp đồng. 3. Điều khoản chung: - Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên sẽ cùng hoà giải hoặc thương lượng trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không tự giải quyết được, tranh chấp giữa các bên sẽ được đưa ra Toà án có thẩm quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo quy định của pháp luật. - Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 86 Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Số: TH/OPT/EIB/KD/06 GIẤY ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ----- o0o ----- Kính gửi : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) Căn cứ vào hợp đồng quyền lựa chọn mua-bán ngoại tệ số: ....../HD/OPT/EIB/KD/06 ngày…….............; Nay Bên B đề nghị Ngân hàng Xuất nhập Khẩu Việt Nam (Bên A) thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, cụ thể theo các chi tiết sau: • Loại quyền chọn:………………………………………… • Số lượng ngoại tệ:……………………………………….. (Bằng chữ:…………………………….) • Tỷ giá:……………………………….. • Tương đương:……….. (Bằng chữ……………………………) • Ngày thực hiện : • Ngày………Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được phép: + Ghi nợ số tiền:…………………….. + Từ tài khoản số: …………… của Bên B tại Eximbank + Ghi có số tiền:……………………... + Vào tài khoản số:…………(số tài khoản ngoại tệ mua) của Bên B tại Eximbank. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 87 Bên B chúng tôi cam kết sử dụng số ngoại tệ trên mua được từ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam theo đúng quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp mua ngoại tệ bằng VND. Giấy đề nghị này là một phần không thể tách rời với hợp đồng quyền lựa chọn mua-bán ngoại tệ số ........./HD/OPT/EIB/KD/…. và “Thoả thuận chung về nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ” số ……../TT/OPT/EIB/KD/…. Ngày…..tháng……năm….. ĐẠI DIỆN BÊN B (Nguồn: tại website ngân hàng Eximbank) Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Văn bản pháp luật: 1. Pháp lệnh ngoại hối 2005 2. Quyết định số 2254/QĐ-NHNN 3. Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 do Thống đốc NHNN ban hành về các giao dịch hối đoái 4. Luật chứng khoán 2006 5. Nghị định 14/2007/ND-CP quy định chi tiết thi hành luật chứng khoán 6. Nghị định 144/2003/Nđ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 7. Quyết định 701/QĐ-UBCK 8. Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - Sách, báo, tạp chí: 1. Myers Richard A.Brealey, “Fundamentals ofl Corporate Finance”, third edition. Bank of London and Business School. 2. John C. Hull, “Options, Futures and other Derivatives”, sixth edition 2005 3. Chicago Board Options Exchange’s Annual Reports. 4. David Wisson, “Financial Derivatives: Hedging with futures, forwards, options and swaps”, second edition, 1995 5. Keith Red Head, “Financial Derivatives”, Prentice Hall, 1995 6. Aswath Damodaran, “Investment valuation” 7. PGS. TS. Ngyễn Văn Tiến, “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối”, Nhà xuất bản Thống kê, 2006 Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam Vũ Thị Thược – Lớp A2-K42-Khoa Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế 89 8. Nguyễn Ngô Tuấn, “Một số công cụ chứng khoán phái sinh và khả năng phát triển trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, 2000. 9. Th.S Đoàn Thanh Tùng, “Định hướng phát triển thông tin ngành chứng khoán Việt Nam đến năm 2010”, Trung tâm quản lý công nghệ tin học- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. 10. Charlie Smithson, “Quản lý rủi ro tài chính” - Các trang web: 1. www.cboe.com 2. 3. 4. www.ssc.gov.vn 5. 6. 7. www.sec.gov 8. www.economits.com 9. www.mof.gov.vn 10. www.vcbs.com.vn 11. www.vcb.com 12. www.acb.com.vn 13. www.sbv.gov.vn 14. www.eximbank.com.vn 15. 16. 17. và nhiều trang web khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3900_6834.pdf
Luận văn liên quan