Đề tài Hướng dẫn sử dụng Kav - 2010
MỤC LỤC Số Trang
I. Cài đặt Kaspersky Anti-Virus 2010 3
1. Yêu cầu cấu hình hệ thống máy tính 3
2. Vấn đề lưu ý trước khi cài đặt 3
3. Hướng dẫn cài đặt .3
II. Tìm hiểu giao diện của chương trình 8
5. Xem trạng thái bảo vệ của Kaspersky 8
6. Quản lý bản quyền .8
7. Quản lý tập tin bị nhiễm virus .9
8. Xem báo cáo 10
III. Tùy chỉnh một số tính năng của chương trình .12
9. Thực hiện Quét các lỗ hổng bảo mật .12
10. Bật Chế độ Game Mode .13
11. Đặt password bảo vệ chương trình Kaspersky .14
12. Cấu hình việc quét virus ổ USB 14
13. Thực hiện các thao tác quét máy tính .15
14. Tùy chỉnh lịch cập nhật virus (update) 17
15. Đưa một chương trình, thư mục vào vùng tin tưởng 18
16. Tùy chỉnh việc hiện các thông báo 20
17. Tùy chỉnh việc lưu các báo cáo 20
18. Cấu hình chương trình tự động xử lý khi phát hiện virus 21
19. Phục hồi cấu hình mặc định của Kaspersky .22
IV. Sử dụng các tiện ích 23
20. Sử dụng Bàn phím ảo .23
21. Tạo đĩa cứu hộ (Rescue Disk) 23
22. Tùy chỉnh khả năng bảo mật của trình duyệt Internet .24
23. Sửa lỗi cấu hình Windows 25
24. Xóa lịch sử hoạt động .26
V. Thông tin Hỗ trợ kỹ thuật 27
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng dẫn sử dụng Kav - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 1
KASPERSKY LAB
Kaspersky® Anti-Virus 2010
© Kaspersky Lab tại Việt Nam
Ngày cập nhật: Tháng 12 năm 2009
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 2
MỤC LỤC Số Trang
I. Cài đặt Kaspersky Anti-Virus 2010 ....................................................................................................3
1. Yêu cầu cấu hình hệ thống máy tính..........................................................................................3
2. Vấn đề lưu ý trước khi cài đặt ....................................................................................................3
3. Hướng dẫn cài đặt .....................................................................................................................3
II. Tìm hiểu giao diện của chương trình ................................................................................................8
5. Xem trạng thái bảo vệ của Kaspersky........................................................................................8
6. Quản lý bản quyền .....................................................................................................................8
7. Quản lý tập tin bị nhiễm virus .....................................................................................................9
8. Xem báo cáo ............................................................................................................................10
III. Tùy chỉnh một số tính năng của chương trình ...............................................................................12
9. Thực hiện Quét các lỗ hổng bảo mật .......................................................................................12
10. Bật Chế độ Game Mode .......................................................................................................13
11. Đặt password bảo vệ chương trình Kaspersky.....................................................................14
12. Cấu hình việc quét virus ổ USB............................................................................................14
13. Thực hiện các thao tác quét máy tính...................................................................................15
14. Tùy chỉnh lịch cập nhật virus (update) ..................................................................................17
15. Đưa một chương trình, thư mục vào vùng tin tưởng ............................................................18
16. Tùy chỉnh việc hiện các thông báo........................................................................................20
17. Tùy chỉnh việc lưu các báo cáo ............................................................................................20
18. Cấu hình chương trình tự động xử lý khi phát hiện virus......................................................21
19. Phục hồi cấu hình mặc định của Kaspersky .........................................................................22
IV. Sử dụng các tiện ích......................................................................................................................23
20. Sử dụng Bàn phím ảo...........................................................................................................23
21. Tạo đĩa cứu hộ (Rescue Disk)..............................................................................................23
22. Tùy chỉnh khả năng bảo mật của trình duyệt Internet...........................................................24
23. Sửa lỗi cấu hình Windows ....................................................................................................25
24. Xóa lịch sử hoạt động...........................................................................................................26
V. Thông tin Hỗ trợ kỹ thuật ................................................................................................................27
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 3
I. Cài đặt Kaspersky Anti-Virus 2010
1. Yêu cầu cấu hình hệ thống máy tính
• 300 MB cho khoảng trống ổ đĩa cứng.
• Ổ đĩa CD-ROM.
• Microsoft Internet Explorer 6.0 trở lên.
• Microsoft Windows Installer 2.0 trở lên
• Hệ điều hành hỗ trợ: Windows XP, Windows Vista, Windows 7 (bao gồm 64bit)
2. Vấn đề lưu ý trước khi cài đặt
Trước khi cài đặt chương trình này, phải chắc chắn rằng không có phần mềm anti-virus nào khác đang
hoạt động (Kaspersky không thể tồn tại cùng lúc với Bitdefender, Symantec, TrendMicro,…).
Đảm bảo giờ hệ thống trên máy tính phải trùng khớp với giờ hiện tại (Múi giờ của Việt Nam là
GMT+07:00). Nếu giờ máy tính bị sai, bạn sẽ không thể kích hoạt được chương trình.
Việc chia sẽ mã số kích hoạt cho nhiều máy tính sử dụng cùng lúc, vượt quá số lượng cho phép của
bản quyền sẽ dẫn đến việc mã số kích hoạt bị khóa hoàn toàn. Kaspersky Lab sẽ không chịu trách
nhiệm hỗ trợ đối với các trường hợp này.
Có thể chuyển bản quyền sang máy tính khác, tuy nhiên phải remove Kaspersky trên máy hiện tại ra.
Lưu giữ kỹ mã bản quyền để dành kích hoạt lại Kaspersky nếu bạn cài đặt lại hệ điều hành
Kaspersky Anti-Virus 2010 chỉ sử dụng cho máy tính cá nhân. Các doanh nghiệp nên dùng sản phẩm
Kaspersky Open Space Security để sử dụng đúng chức năng tốt nhất của Kaspersky Lab.
3. Hướng dẫn cài đặt
Bạn có thể cài đặt từ đĩa CD được cung cấp kèm theo thẻ bản quyền. Ngoài ra bạn cũng có thể download
bản cài đặt từ trang web
Bước 1: Bỏ đĩa cài đặt vào máy tính, sao đó click vào biểu tượng Install hoặc click đôi vào file cài đặt
được download từ Internet.
Bước 2: Quá trình cài đặt bắt đầu. Click Tiếp theo
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 4
Bước 3: Quá trình sẽ hỏi bạn có đồng ý chấp nhận các thỏa thuận về Bản quyền với nhà sản xuất
không? Chọn Tôi đồng ý để qua bước kế tiếp.
Bước 4: Chọn Cài đặt
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 5
Bước 5: Quá trình cài đặt đang bắt đầu, chờ từ 2 đến 3 phút để tiến hành cài đặt chương trình
Kaspersky vào máy tính.
Bước 6: Tại dòng đầu tiên Kích hoạt bản quyền thương mại bạn điền vào mã bản quyền (bao gồm
20 ký tự được lấy từ thẻ cào bản quyền)
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 6
• Bước 7: Bạn điền vào các thông tin cần thiết sau đó chọn Tiếp theo
- Email: Địa chỉ email cá nhân của bạn.
- Location: Chọn Viet Nam.
- City: Điền vào tên tỉnh thành bạn đang sinh sống.
• Bước 8: Chương trình kết nối đến máy chủ của hãng để chứng thực bản quyền. Nếu quá trình kích
hoạt thành công một giao diện hiện lên thông báo thời gian sử dụng và ngày hết hạn của bản quyền.
Chọn Tiếp theo
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 7
• Bước 9: Chọn Hoàn tất để kết thúc quá trình cài đặt
Sau khi kích hoạt thành công, Kaspersky sẽ gửi đến email của bạn một lá thư chứa ID và Password để
truy cập vào trang https://support.Kaspersky.com/en/PersonalCabinet. Đây là nơi lưu trữ một bản sao
lưu (backup) bản quyền của bạn. Nếu lỡ bị mất thẻ bản quyền, bạn truy cập vào đây để lấy lại.
4. Các bước cần làm sau khi hoàn thành quá trình cài đặt
Kiểm tra trạng thái Kaspersky: Biểu tượng màu đỏ xuất hiện ở góc phải cuối màn hình chứng tỏ
là Kaspersky đang hoạt động tốt.
Cập nhật cơ sỡ dữ liệu virus: Sau khi cài đặt hoàn thành, bạn click chuột phải vào biểu tượng
Kaspersky chọn Cập nhật để giúp tải về cơ sỡ dữ liệu mới nhất.
Quét virus máy tính: Sau khi cập nhật cơ sỡ dữ liệu virus thành công, bạn click chuột phải vào biểu
tượng Kaspersky chọn Quét toàn bộ. Quét virus toàn bộ máy tính ở lần đầu tiên sau khi cài Kaspersky
là rất cần thiết, những lần sau bạn không cần thực hiện Quét toàn bộ vì Kaspersky đã bảo vệ máy tính
của bạn trong thời gian thực.
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 8
II. Tìm hiểu giao diện của chương trình
5. Xem trạng thái bảo vệ của Kaspersky
Hình bên dưới thông báo: Máy tính được bảo vệ, thể hiện chương trình Kaspersky đang hoạt động
đúng cách bao gồm: quá trình cập nhật bình thường, máy tính được bảo vệ an toàn trước virus,…
Nếu chương trình thông báo: Máy tính không an toàn, bạn click chuột vào để xem lý do vì sao chương
trình Kaspersky không được an toàn
Ví dụ bên dưới: Máy tính không được an toàn do vài tính năng thành phần bị tắt (Ví dụ bạn tắt tính năng
Mail Anti-virus đi). Bạn chọn Phục hồi tất cả để phục hồi các tính năng bị tắt, chọn Ẩn thông điệp nếu bạn
không muốn bật lại tính năng Mail Anti-virus nhưng bạn muốn rằng chương trình thông báo là máy tính được
an toàn
6. Quản lý bản quyền
Để xem và quản lý bản quyền hiện tại, bạn chọn Bản quyền
Tại đây, bạn xem được thông tin ngày hết hạn của bản quyền. Nếu muốn xóa bản quyền hiện tại, bạn click
chuột vào biểu tượng X (bên dưới)
Nếu muốn kích hoạt bản quyền mới, đầu tiên bạn xóa bản quyền hiện tại đi sau đó chọn Kích hoạt bản
quyền mới. Quá trình kích hoạt giống như các bước kích hoạt ở trên.
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 9
7. Quản lý tập tin bị nhiễm virus
Mặc định các file mã độc bị Kaspersky xử lý sẽ được lưu trữ tại khu vực Cách ly. Từ giao diện chính của
chương trình, bạn click vào vị trí như hình bên dưới hoặc click vào phần Cách ly
Tại đây sẽ lưu trữ thông tin tất cả các tập tin bị nhiễm độc và bị Kaspersky tẩy xóa
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 10
Nếu muốn phục hồi một file bị nhiễm mã độc đã bị xóa (vì file này rất quan trọng với bạn). Bạn click
chuột phải chọn Khôi phục (hình dưới)
Chọn Xóa khỏi danh sách: nếu muốn xóa chỉ file chứa mã độc bạn đang chọn
Chọn Xóa danh sách: nếu bạn muốn xóa tất cả các file chứa mã độc
Lưu ý: Trước khi phục hồi một tập tin bị nhiễm mã độc, bạn click chuột phải vào biểu tượng Kaspersky chọn
Tạm ngưng bảo vệ đồng thời bạn phải chấp nhận trường hợp tập tin bị nhiễm độc này phá hoạt hệ thống.
8. Xem báo cáo
Tất cả các sự kiện xảy ra với từng tính năng của chương trình sẽ được lưu trữ lại tại phần Báo cáo. Tại giao
diện chính của chương trình chọn Báo cáo (hình dưới)
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 11
Giao diện tiếp theo chọn Báo cáo chi tiết (hình dưới)
Tại giao diện xem báo cáo chi tiết, bạn sẽ thấy được thông tin tất cả các sự kiện đã xảy ra với từng tính năng
của chương trình. Việc xem báo cáo giúp bạn có cài nhìn tổng thể về tình hình của máy tính cũng như giúp
bạn xem lại sự kiện trong những dịp cần thiết (Vd: Xem có ai tấn công đến máy tính của mình hay không?)
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 12
III. Tùy chỉnh một số tính năng của chương trình
9. Thực hiện Quét các lỗ hổng bảo mật
Tính năng quét lỗ hổng bảo mật của Kaspersky giúp quét toàn bộ hệ điều hành và ứng dụng trên máy tính để
giúp bạn dò tìm tất cả các lỗi bảo mật hiện có trên máy tính. Lỗ hỗng bảo mật là một nguyên nhân chính để
virus và hacker khai thác nhằm lây nhiễm cũng như chiếm quyền điều khiển máy tính của bạn. Hạn chế càng
ít lỗ hổng bảo mật là một cách phòng chống virus và hacker rất hiệu quả.
Sau khi phát hiện lỗ hổng bảo mật, Kaspersky sẽ cung cấp cho bạn khả năng sửa chữa nhanh chóng bằng
một cú click hoặc cung cấp đường link để tải về các bản vá lỗi.
Mở giao diện chính của chương trình > Quét máy tính > Chọn Mở cửa sổ Quét lỗ hổng bảo mật
Sau khi quét xong, tại Tab Lổ hổng bảo mật hệ thống sẽ hiển thị một số lổ hỏng bảo mật của hệ điều hành
đã được Kaspersky phát hiện. Bạn bấm Sửa chữa để sửa lỗi, bấm vào Chi tiết để đi đến phần mô tả chi tiết
về lỗ hổng
Tại Tab Lỗ hổng bảo mật ứng dụng bạn sẽ thấy được những ứng dụng đang có lỗ hổng bảo mật, bấm vào
Chi tiết để đi đến phần mô tả chi tiết về lỗ hổng bao gồm cả đường link tải về bản vá lỗi. Chọn Thêm vào loại
trừ nếu bạn muốn bỏ qua lỗ hổng này (sau này Kaspersky sẽ không thông báo về lỗ hổng này)
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 13
Hình bên dưới mô tả về lỗ hổng bảo mật của Office Visio 2003 (bao gồm cả các đường link tải về bản vá lỗi)
Lưu ý: Nếu bạn đang dùng phần mềm không có bản quyền (được bẻ khóa), trong vài trường hợp bạn không
có khả năng cài đặt bản vá lỗi bảo mật của nó.
10. Bật Chế độ Game Mode
Khi bạn bật chế độ này thì chương trình Kaspersky sẽ không tiến hành cập nhật, không hiện giao diện yêu cầu
xử lý khi phát hiện virus (Kaspersky sẽ tự động xử lý mã độc), không chạy các tác vụ quét theo lịch. Chế độ
này sẽ giúp cho các game thủ yên tâm khi chơi game mà không sợ bị chương trình Kaspersky làm phiền
Vào giao diện cấu hình của chương trình > đánh dấu chọn Cho phép Hồ sơ trò chơi
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 14
11. Đặt password bảo vệ chương trình Kaspersky
Password bảo vệ chương trình là cần thiết nếu như bạn không muốn người khác can thiệp tắt mở, chỉnh sửa
chương trình Kaspersky của bạn, ngoài ra khi bạn cấu hình tính năng kiểm soát người dùng, Kaspersky bắt
buộc bạn đặt password để bảo vệ chương trình (trang 19)
Mở giao diện cầu hình > Chọn Bảo vệ > Chọn Cho phép dùng mật mã để bảo vệ > Cấu hình > Sau đó điền
password vào.
12. Cấu hình việc quét virus ổ USB
Mặc định khi bạn gắn USB vào máy tính, một giao diện hiện lên yêu cầu bạn chọn hành động: Quét toàn bộ,
quét nhanh, không quét.
Bạn có thể tùy chỉnh sau cho chương trình không hiện lên thông báo này:
Mở giao diện Cấu hình của chương trình > Quét máy tính > Trong phần Quét các ổ cứng di động khi kết
nối.
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 15
- Nếu chọn Không quét: Khi cắm USB vào máy tính chương trình sẽ hiện lên giao diện quét USB
- Nếu chọn Hỏi người dùng (mặc định): khi cắm USB vào máy tính, một giao diện hỏi hành động sẽ hiện lên
(hình dưới)
- Nếu chọn Quét toàn bộ: khi cắm USB vào máy tính, Kaspersky sẽ quét toàn bộ dữ liệu của USB
- Nếu chọn Quét nhanh: khi cắm USB vào máy tính, Kaspersky sẽ quét nhanh USB.
Lưu ý: Dù bạn chọn chế độ nào, Kaspersky vẫn bảo vệ máy tính của bạn trong thời gian thực trước sự tấn
công của virus từ USB (khi virus cố gắng lây nhiễm từ USB đến hệ điều hành sẽ bị Kaspersky tiêu diệt)
13. Thực hiện các thao tác quét máy tính
Lần đầu tiên sau khi cài Kaspersky vào máy tính, bạn nên tiến hành thực hiện Quét toàn bộ máy tính (click
chuột phải vào biểu tượng Kaspersky chọn Quét toàn bộ hoặc click chuột phải vào My Computer chọn Quét
virus hoặc Mở giao diện chương trình Kaspersky > Quét máy tính > Quét toàn bộ)
Quét toàn bộ máy tính sau khi cài Kaspersky vào máy có thể hiểu như bạn vừa mướn một bảo vệ canh giữ tài
sản cho ngôi nhà của bạn. Bảo vệ sẽ bảo vệ ngôi nhà trong thời gian thực. Tuy nhiên, ngày làm việc đầu tiên,
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 16
bảo vệ cần phải đi hết các ngóc ngách trong ngôi nhà để nắm được chi tiết bao gồm tài sản, địa thế,…. Tương
tự, Kaspersky cũng cần được Quét toàn bộ để nắm chi tiết tình hình máy tính của bạn mới có thể bảo vệ máy
tính được tốt nhất.
Kaspersky bảo vệ máy tính trong thời gian thực vì thế bạn không cần thực hiện Quét toàn bộ máy tính nhiều
lần, chỉ một lần đầu tiên là đủ (bạn cũng có thể thực hiện Quét toàn bộ những lần sau với khoảng cách thời
gian quét hợp lý, ví dụ như 1 vài tháng quét toàn bộ một lần).
Lưu ý: Trong khi thực hiện Quét toàn bộ máy tính, Kaspersky sẽ chiếm dụng thêm tài nguyên hệ thống, vì thế
với các máy tính có cấu hình yếu, quá trình quét toàn bộ máy tính có thể làm cho máy tính của bạn hoạt động
hơi chậm hơn bình thường một chút. Bạn có thể chọn thời gian quét toàn bộ máy tính cho hợp lý để không
ảnh hưởng đến công việc (Vd: Vào giờ nghỉ trưa chẳng hạn)
Lần đầu tiên quét toàn bộ máy tính diễn ra hơi lâu, tuy nhiên những lần quét sau diễn ra khá nhanh vì ở lần
đầu tiên Kaspersky có cơ chế thông minh đánh dấu tập tin. Lần quét sau, Kaspersky sẽ bỏ qua không quét
các tập tin không bị truy cập và chỉnh sửa kể từ lần quét toàn bộ trước đó.
Bạn cũng có thể chọn Quét nhanh (hình trên) để cho chương trình chỉ quét tập tin hệ điều hành, tập tin các
phần mềm cài đặt vào máy tính, tập tin khởi động cùng máy tính, boot sector.
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 17
14. Tùy chỉnh lịch cập nhật virus (update)
Mặc định chế độ Cập nhật của Kaspersky là tự động (chương trình định kỳ kết nối đến máy chủ Kaspersky để
kiểm tra, nếu có mẫu dữ liệu mới nó sẽ tự động tải về). Bạn có thể tạo một lịch cập nhật riêng theo ý của bạn.
Mở giao diện Cấu hình > Trung tâm cập nhật > Cấu hình (hình dưới)
Tại đây, bạn có thể tạo một lịch theo ý mình. Lưu ý, bạn không nên cấu hình cho chương trình trong khoảng
thời gian dài không được cập nhật vì như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả diệt virus mới của chương trình.
Nếu quá trình cập nhật bị lỗi (do đường truyền chập chờn) dẫn đến làm cho chương trình Kaspersky bị lỗi,
bạn có thể vào giao diện chính của chương trình > Chọn Cập nhật > Khôi phục về cơ sở dữ liệu lần trước
để trả về cơ sỡ dữ liệu tốt nhất.
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 18
15. Đưa một chương trình, thư mục vào vùng tin tưởng
Trường hợp Kaspersky nhận dạng lầm một ứng dụng chứa mã độc và xóa file chạy của chương trình đó đi
hoặc ngăn một số hoạt động của chương trình làm chương trình hoạt động không đúng cách.
Bạn có một thư mục ABC, một số file lưu trữ trong thư mục này bị Kaspersky nhận dạng có chứa mã độc. /tuy
nhiên những file này rất quan trọng với bạn và bạn không muốn chúng bị Kaspersky xóa đi
Để giải quyết trường hợp này, bạn có thể đưa chương trình đó vào vùng tin tưởng của Kaspersky
Mở giao diện Cấu hình của chương trình > Mối nguy hiểm và loại trừ > Trong phần Loại trừ chọn Cấu hình
Bạn có 2 lựa chọn: Add tin tưởng chương trình (file chạy có định dạng exe) hoặc add thư mục chứa chương
trình.
- Add tin tưởng thư mục: Tại tab Các quy tắc loại trừ > Thêm > Chọn đối tượng > Duyệt > đi đến thư
mục cần add tin tưởng (hình dưới)
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 19
- Add tin tưởng chương trình: Để add một ứng dụng vào vùng tin tưởng của Kaspersky: Vào tab Các ứng
dụng đáng tin > Chọn Thêm > Sau đó chọn Duyệt để đi đến đường dẫn chứa file exe của ứng dụng
được cài vào máy tính, ngoài ra bạn có thể chọn vào Ứng dụng (Kaspersky đã liệt kê sẵn các ứng dụng)
Sau khi đã chọn xong ứng dụng cần add tin tưởng, bước tiếp theo bạn đánh dấu chọn tất cả các dòng như
hình dưới (bạn cũng có thể chọn vào các các phần loại trừ mà bạn nghĩ là phù hợp). Lúc này Kaspersky sẽ bỏ
qua không quét tất cả các hành động của ứng dụng.
Lưu ý: Chỉ những chương trình bạn thật sự tin tưởng bạn mới add vào khu vực loại trừ, việc add tin tưởng các
chương trình có chứa mã độc rất nguy hiểm đối với máy tính.
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 20
16. Tùy chỉnh việc hiện các thông báo
Mở giao diện cấu hình của chương trình > Thông báo. Tại đây, bạn có thể tắt tính năng hiện thông báo của
Kaspersky hoặc bạn muốn bỏ bớt các không báo mà bạn không muốn nhìn thấy (chọn cấu hình).
Bạn cũng có thể bỏ luôn việc thông báo bằng âm thanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể cấu hình thông báo bằng
thư điện tử.
17. Tùy chỉnh việc lưu các báo cáo
Mở giao diện cấu hình của chương trình > Báo cáo và lưu trữ. Tại đây, bạn có thể cấu hình các sự kiện sẽ
được ghi báo cáo cũng như thời gian lưu báo cáo, bạn cũng có thể cấu hình dung lượng lớn nhất của tập tin
báo cáo được lưu là bao nhiêu.
Mặc định các file chứa mã độc bị Kaspersky xử lý sẽ được lưu trữ một bản backup trong 30 ngày, mục đích là
giúp bạn có thể phục hồi lại các file quan trọng của bạn (Vd: Word, Excel,..) trong trường hợp rất cần thiết.
Bạn có thể tùy chỉnh thời gian lưu theo ý của bạn chứ nhất thiết không phải là 30 ngày.
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 21
18. Cấu hình chương trình tự động xử lý khi phát hiện virus
Khi phát hiện virus, trong nhiều trường hợp, giao diện như hình dưới hiện lên yêu cầu bạn đưa ra hướng xử
lý, hướng được Kaspersky khuyến kích có kèm theo chữ đề xuất (hình dưới). Bạn đánh dấu chọn vào dòng
Áp dụng tới tất cả đối tượng > sau đó chọn hướng xử lý được Kaspersky đề xuất.
Để cho Kaspersky tự động xử lý virus trong trường hợp này (không hiện giao diện mà tự xử lý ngầm) bạn có
thể cấu hình như sau:
Vào giao diện cấu hình của Kaspersky chọn Chống virus cho tập tin > sau đó bạn cấu hình như hình bên
dưới (làm tương tự với Chống virus cho thư điện tử)
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 22
Tiếp theo, bạn vào Quét máy tính > Quét toàn bộ > và cấu hình tương tự (làm tương tự cho Quét nhanh).
Cấu hình này sẽ giúp Kaspesky tự động xử lý virus (không hiện thông báo yêu cầu bạn chọn hành động) khi
bạn thực hiện thao tác quét toàn bộ máy tính.
19. Phục hồi cấu hình mặc định của Kaspersky
Nếu bạn lỡ cấu hình các tùy chỉnh của chương trình làm cho chương trình hoạt động không đúng cách, bạn
có thể phục hồi lại cấu hình như mặc định ban đầu.
Mở giao diện cấu hình > Tùy chọn > Chọn khôi phục. Ngoài ra bạn có thể click chuột vào phần Khôi phục ở
cuối góc trái (hình dưới).
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 23
IV. Sử dụng các tiện ích
20. Sử dụng Bàn phím ảo
Click chuột phải vào biểu tượng Kaspersky chọn Bàn phím ảo. Tính năng bàn phím ảo giúp bạn giá tăng mức
bảo mật khi đăng nhập vào địa chỉ email, tài khoản game online, tài khoản ngân hàng. Bạn có thể sử dụng
phím tắt sau để mở bàn phím ảo: Ctrl + Alt + Shift + P
21. Tạo đĩa cứu hộ (Rescue Disk)
Trường hợp máy tính của bạn bị nhiễm virus nặng (virus ăn sâu vào hệ thống) bạn có thể sử dụng đĩa cứu hộ
để quét qua toàn bộ máy tính.
Cách 1: Tải về đĩa cứu hộ tại: Đây là một file ISO,
sau khi tải về bạn tiến hành burn file ISO ra đĩa CD > Khởi động lại máy > Cho máy tính boot từ CD > Chọn
Scan để quét toàn bộ máy tính.
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 24
Cách 2: Mở giao diện chính của chương trình chọn Bảo Mật + > Tạo đĩa cứu hộ > thực hiện theo các hướng
dẫn dễ hiểu để tạo đĩa cứu hộ.
22. Tùy chỉnh khả năng bảo mật của trình duyệt Internet
Tính năng này giúp bạn tìm ra lỗi bảo mật của trình duyệt Internet Explorer (IE) cũng như những tùy chỉnh
không chính xác của IE. Mở giao diện chính của chương trình > Chọn Bảo Mật + > Chọn Tinh chỉnh cấu
hình trình duyệt của bạn
Kaspersky đưa ra các khuyến cáo mà bạn nên làm để tinh chỉnh trình duyệt IE trở nên bảo mật hơn. Bạn đánh
dấu chọn những hành động nên làm sau đó chọn Tiếp theo để sửa chữa
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 25
23. Sửa lỗi cấu hình Windows
Trường hợp máy tính của bạn bị nhiễm virus nặng trước khi cài Kaspersky vào máy. Sau khi cài Kaspersky
vào và diệt sạch virus, tuy nhiên virus đã thay đổi một số tùy chỉnh của hệ điều hành (không cho hiện file ẩn,
truy cập Internet bị chặn,…) làm cho hệ điều hành hoạt động không đúng cách mà bạn không có cách nào để
khắc phục lỗi. Tính năng Sửa lỗi cấu hình Windows sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp này, giúp bạn phục
hồi các tùy chỉnh của hệ điều hành Windows về mặc định.
Mở giao diện chính của chương trình > Chọn Bảo mật + > Chọn Sửa chữa cấu hình Microsoft Windows
Sau khi thực hiện xong thao tác, bạn sẽ thấy Kaspersky thông báo các hành động cần được sửa chữa,
đánh dấu chọn hết (hoặc các lỗi mà bạn cần sửa) > sau đó bấm Tiếp theo để hoàn thành thao tác
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 26
24. Xóa lịch sử hoạt động
Bạn muốn xóa tất cả lịch sử hoạt động của bạn: bao gồm lịch sử truy cập dữ liệu trên máy tính (các file mở,
các yêu cầu tìm kiếm, các ứng dụng đã chạy,…) cũng như lịch sử truy cập Internet. Mở giao diện chính của
chương trình > Chọn Bảo mật + > Chọn xóa lịch sử hoạt động của bạn
Bạn chọn các đối tượng cần xóa sau đó chọn Tiếp theo để hoàn thành thao tác
Kaspersky Anti-Virus 2010
Trang 27
V. Thông tin Hỗ trợ kỹ thuật
Kaspersky Việt Nam hỗ trợ đa kênh từ 8h sáng đến 22h đêm hàng ngày (kể cả thứ bảy và chủ nhật). Khi gặp
bất cứ sự cố nào trong lúc sử dụng phần mềm, vui lòng liên hệ đến:
- Support qua điện thoại: Tổng đài 19001787 hoặc 08 3848 0880
- Support qua email: support@kaspersky.vn
- Support qua Chát: Truy cập www.kaspersky.vn để chát với các nick hỗ trợ kỹ thuật
- Support qua diễn đàn:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hướng Dẫn Sử Dụng KAV_2010.pdf