Son - Bá- Mười là các bản vùng cao của huyện Bá Thước, nơi đây có khí hậu được ví như một 'Tiểu Đà Lạt' của Thanh hoá với những nhà sàn và ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Các chương trình giao lưu văn hoá uống rượu cần và hát dân ca dân tộc Thái sẽ là những điểm nhấn thật khó quên.
(Thời gian: 3 đến 4 ngày)
ĐX 01: Đón Xuân cùng đồng bào dân tộc Thái tại bản Hin; bản Son thuộc xã vùng cao Lũng Cao - huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hoá.
ĐX 02: Đón Xuân cùng đồng bào dân tộc Thái tại bản Sại; bản Hang thuộc xã vùng cao Phú Lệ - huyện Quan Hoá - Tỉnh Thanh Hoá.
50 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3300 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng phát triển du lịch ở thanh hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần thú ở miền đông rồi băng hà, mai táng ở Hựu Lăng.
Hựu Lăng ở bên tả Vĩnh Lăng cách Vĩnh Lăng trên 800m và thuộc một điểm cao của rừng Phú Lâm.
1.2.2.8. Chiêu Lăng - Lăng vua Lê Thánh Tông
Chiêu Lăng nằm ở bên tả Vĩnh Lăng lệch về phía Đông nam, cách Vĩnh Lăng 700m. Chiêu Lăng xây theo hướng nam, trên một khoảng đất rộng thuộc địa phận làng Phú Lâm, xã Xuân Lam ngày nay.
Nghệ thuật điêu khắc tượng và con giống ở lăng này là nghệ thuật cung đình, các con giống và quan hầu đều có hoa văn rãnh sâu và mềm dẻo. Các con giống có hình dáng béo mập, bụng to. Một điều đáng quý là tượng và con giống ở Chiêu lăng còn lại tương đối đầy đủ, đây là cứ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc đá cuối thế kỷ XV.
Bia Chiêu Lăng dựng trên một khoảng đất bằng, cách Chiêu Lăng 200m về phía Đông Nam. Bia là một tấm đá nguyên khối dựng trên lưng một con rùa đá lớn. Bia có kích thước cao 2,76m, rộng 1,89m, dày 28cm, rùa thân dài 2,65m, rộng 1,84m, cao 69cm, trang trí hoa văn đơn giản.
Bia hai mặt đều khắc chữ do các ông Thân Nhân Trung; Đàm Văn Lễ; Nguyễn Đức Tuyên; Tô Ngại; Phạm Bảo là quan của Hàn Lâm Viện vâng mệnh soạn và viết chữ.
Chiêu Lăng là nơi an nghỉ của vua Lê Thánh Tông, một ông vua văn võ toàn tài đã có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển đến đỉnh cao của thời đại xã hội phong kiến Việt Nam. Chiêu Lăng hiện đã được tôn tạo xứng tầm, thể hiện sự tôn vinh của dân tộc.
1.2.2.9. Dụ Lăng - Lăng vua Lê Hiến Tông
Vua Lê Hiến Tông được mai táng ở Dụ Lăng, cách Vĩnh Lăng gần 300m, thường gọi là lăng Bảo Lạc. Dụ Lăng có thế đất rộng rãi, thoáng mát, sơn thuỷ hữu tình. Nghệ thuật tạc tượng tròn ở Dụ Lăng hoàn toàn là nghệ thuật cung đình, các con giống đều có yên cương, mũ quan văn - quan võ đều có đai mũ che gáy, cổ.
Bia Dụ Lăng dựng trên điểm cao của gò núi phía Tây Nam Dụ Lăng, cách Dụ Lăng 80m. Bia là một tấm đá nguyên khối dựng trên lưng một con rùa đá lớn, có kích thước rộng 1,90m, cao 2,78m, dày 27cm. Rùa dài 2,64m, rộng 1,83m, cao 67cm. Nội dung văn bia do các ông Nguyễn Nhân Thiếp; Phạm Thịnh; Thu Thiện Thiếu Doãn; Trình Chí Sâm; Bùi Sĩ Nho; Vũ Văn Thao; Phạm Bảo vâng mệnh soạn.
1.2.2.10. Kính Lăng - Lăng Vua Lê Túc Tông
Vua Lê Túc Tông ở ngôi chưa được 1 năm không may mất sớm, hưởng thọ 17 tuổi, mai táng ở Kính Lăng - Lam Sơn năm 1505.
Kính Lăng được xây dựng trên đỉnh núi Hổ, cách Vĩnh Lăng 4km về phía Đông Bắc, nay thuộc nông trường Sông Âm thuộc địa phận xã Kiên Thọ - huyện Ngọc Lặc. Lăng xây theo hướng Nam chếch Đông với 150 tượng quan hầu và các con giống sắp đặt như ở Dụ Lăng
1.2.2.11. Khu đền thờ Lê Lợi
Khu đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách khu di tích Lam Kinh 150m về phía Nam. Đền do một số nhà hảo tâm đứng ra quyên góp vào những năm đầu của thế kỷ 20 để làm nơi thờ vua Lê Thái Tổ (Trong khi khu di tích Lam Kinh bị tàn phá chưa được trùng tu). Hiện khu đền thờ này đã được sát nhập vào quản lý cùng với khu di tích Lam Kinh.
1.2.2.12. Khu đền thờ Lê Lai (ĐềnTép)
Thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách khu di tích Lam Kinh 6km về phía Tây Bắc, thờ Trung Túc Vương Lê Lai- một vị Khai quốc Công thần của triều Lê Sơ. Chuyện kể rằng, nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu tụ nghĩa lực lượng còn rất non yếu. Trong một lần bị quân giặc vây khốn, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi và anh dũng hy sinh. Quân giặc tưởng đã tiêu diệt được thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nên đã lui quân. Nhờ đó nghĩa quân được bảo toàn lực lượng tạo tiền đề cho chiến thắng sau này. Tấm gương hy sinh anh dũng của Lê Lai đã được nhân dân ghi nhận, lập đền thờ tại quê hương ông.
1.2.2.13. Đền thờ Bố Vệ
Vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sai dỡ điện Lam Kinh, rồi từ Lam Kinh lại chuyển về làng Bố Vệ, nay thuộc phường Bố Vệ, thành phố Thanh Hoá để thờ.
Nguyên đền Bố Vệ xưa thuộc thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, là sinh quán của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông. Sinh thời bà dựng điện Chiêu Hoa ở đây, để lấy chỗ nghỉ ngơi khi về thăm quê. Khi bà mất, năm 1460, vua Lê Thánh Tông cho sửa điện này thành điện Hoàng Đức để thờ bà. Năm 1805, vua Gia Long cho dời đền thờ các vua Lê ở Lam Kinh về điện Hoàng Đức, tập trung 28 bài vị của các vua Lê và hoàng hậu tại đây và người ta quen gọi là đền Nhà Lê, hay đền Bố Vệ.
Đền có kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Buổi đầu tất cả các pho tượng, bài vị, đồ minh khí thờ các vua Lê ở Thăng Long đều tập trung tại đây, nhưng nay phần lớn đã không còn. Chỉ còn lại tượng Lê Lợi bằng đồng, tư thế ngồi như người thật, đặt ở chính tẩm, hai bên tả hữu có tượng của Nguyễn Trãi và Lê Lai. Những pho tượng này, do một nhà tư sản cung tiến năm 1935.
Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng tám âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức về Lam Kinh và cả đền Bố Vệ, để dự tưởng niệm công đức của hai anh hùng cứu nước Lê Lợi và đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê đã có công khôi phục giang sơn, đất nước.
1.2.3. Thành Nhà Hồ
Thành Tây Đô - một ngôi thành đá độc nhất vô nhị ở Việt Nam, thuộc địa bàn xã Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 45km về phía Đông, cách thị xã Bỉm Sơn 30km về phía Bắc và cách Hà Nội 145 km về phía Bắc. Nhân dân vẫn quen gọi Thành Tây Đô là Tây Giai, An Tôn hay Thành Nhà Hồ - vì người chủ trương xây dựng thành là Hồ Quý Ly, người đã dựng nên một triều đại phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XV. Những năm cuối thế kỷ XIV, triều Trần đi sâu vào con đường suy yếu. Phía nam đất nước, quân Champa đã nhiều lần kéo ra cướp phá, kinh thành Thăng Long bị chúng hai lần tiến đánh khiến vua quan nhà Trần phải rời bỏ kinh thành. Phía bắc giặc Minh cũng lăm le giòm ngó, tìm mọi cách để âm mưu thôn tính nước ta.
Trước tình thế trên, Hồ Quý Ly Một viên qan đầu triều, nắm giữ quyền lực trong tay dã chuẩn bị một kế hoạch đối phó mới với tình hình của đất nước. Vì vậy năm 1397, Hồ Quý Ly sai viên thượng thư Bộ Lại, kiêm Thái sử lệnh là Đỗ Tĩnh vào nghiên cứu vùng đất Thanh Hoá, một căn cứ địa vững chắc đồng thời là quê hương của họ Hồ để xây dựng thành trì chuẩn bị cho việc rời đô từ Thăng Long vào Thanh Hoá. Các làng Tây Giai, Xuân Giai, Đông Môn, thuộc xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long và An Tôn xã Vĩnh Yên được chọn làm nơi xây dựng kinh thành. Khi thái tử An, tức cháu ngoại của Hồ Quý Ly lên ngôi lấy niên hiệu là Thiếu Đế, Thành Tây Đô trở thành kinh đô của nước ta từ đó. Đến năm 1400 vua Thiếu Đế qua đời, Quý Ly chính thức lên ngôi vua lập nên triều Hồ.
Đến bây giờ, chúng ta không khỏi khâm phục trước tài nghệ xây dựng vật liệu bằng đá khối như đối với thành đá Tây Đô. Đặc biệt với thời gian chỉ vẻn vẹn 3 tháng (từ mùa xuân 1397), toàn bộ bức thành đồ sộ đã được xây dựng bằng đá khối, trong đó có những phiến nặng lên tới trên 2 tấn trong khi không có một thiết bị hiện đại vận chuyển lên cao nào ngoaì sức người thuần tuý và cũng chỉ 3 năm (Đến 1400), toàn bộ kinh thành đã được xây dựng hoàn tất với các điện, đài nguy nga, tráng lệ. Cho đến hôm nay, kỹ thuật xây dựng thành vẫn là một điều bí ẩn đối với khoa học xây dựng thế kỷ XX. Nhìn những phiến đá lớn được mài nhẵn, chồng khít lên nhau, tạo nên bức tường thành đồ sộ, ai cũng tự đặt câu hỏi không biết người xưa đã sử dụng phương tiện gì để vận chuyển và nâng lên cao những khối đá lớn như vậy?
Về mặt kiến trúc, thành có hình chữ nhật, mở ra bốn cổng Đông, Tây, Nam, Bắc gọi là cổng, Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Trong đó cổng tiền là còn nguyên vẹn hơn cả. Cổng mở ra ba cửa, cửa giữa rộng 5,8m cao 8m, hai cửa hai bên rộng 5m cao 7,8m. Tất cả các cổng đều được xây cuốn vòm, kiến trúc chữ U, bằng đá xanh đen mài hình muối bưởi, nhờ trọng lượng nên chúng tự nêm chặt vào nhau. Các cánh cổng đều được làm bằng gỗ lim phiến dầy, dưới chân có lắp hai bánh xe bằng đá. Tất cả các bức tường thành đều cao trên 6m, trên mặt có đường đi rộng 4m. Tường thành xây bằng những viên đá khối lớn 2m x 1m x (0,7m). Những viên đá quá nặng phải đắp đất seo lên mới xây dựng được. Mặt trong thành lèn đất day như đắp đê. Từ cửa Nam có một con đường lát đá hoa chạy xuyên suốt trục bắc nam của thành vươn đến tận chân núi Đốn Sơn (Núi Đún), là nơi dựng đàn tế Nam Giao của triều Hồ.
Ông chủ trương chia Tây Đô làm hai; khu thành nội và khu thành ngoại. Khu thành ngoại là toàn bộ khu dân cư gồm các làng xã, phố phường, nơi mọc lên cả các dinh thự của các quan lại. Hồ Quý Ly còn cho trồng tre, đào hào thành sông để nối liền với sông Mã, Sông Bái để tiện việc chuyên trở, sử còn ghi “sai Trần Ninh đốc thúc người phủ Thanh Hoa trồng tre gai, phía nam từ Đốn Sơn, Phía bắc từ An Tôn phía tây từ Vực Sơn vây bọc làm La Thành” đến nay các vết tích đó còn lại không nhiều, chỉ còn lại dấu tích của những hào sâu bao bọc quanh thành mà thôi.
Đương thời Hồ Quý Ly đã cho kiến thiết trong nội thành các cung điện, nhà cửa, phố xá, sân hồ… chẳng khác gì ngoài Thăng Long, chỉ khác là các cung điện của thành Thăng Long được xây dựng bằng gỗ còn các cung điện của thành Tây Đô được xây dựng và trạm trổ hoàn toàn bằng đá khối. Theo các thư tịch cũ cho biết thì trong thành thời đó có điện Hoàng Nguyên, các cung Diên Thọ, Phù Cực, Đông Cung, núi Thọ Kỳ, hồ Dục Tượng… rất nguy nga tráng lệ. Năm 1403 lại còn xây dựng thêm hai công trình kiến trúc nữa là Đông Thái Miếu và Tây Thái Miếu. Cũng tại nội thành này là địa điểm để tổ chức các kỳ thi Thái học sinh (tiến sĩ), đó là vào năm 1400 dưới triều Hồ Quý Ly và năm 1405 dưới triều Hồ Hán Thương.
Hiện nay, trong thành di vật còn sót lại có giá trị nhất là đôi rồng đá. Nhưng cũng thật đáng tiếc, trải qua thời gian, do không được bảo vệ và ý thức người dân chưa cao nên đôi rồng đá đã bị mất đầu. Dù sao thì đây vẫn là hiện vật có giá trị nhất. Đôi rồng mỗi con dài mươi thứơc, uốn khúc uyển chuyển và hùng dũng như đang bay. Cái tráng khí hào hùng ấy do bàn tay tài hoa của người thợ đá làng Nhồi tạc nên.
Trên 6 thế kỷ đã trôi qua, Tây Kinh – một kinh thành đồ sộ với các điện đài nguy nga tráng lệ. Song tất cả chỉ còn là đống đổ nát, không một vết tích đền đài nào còn sót, chỉ còn lại bức tường thành là có thể minh chứng cho một triều đại đã tồn tại, cũng như mãi mãi khẳng định một loại hình kiến trúc độc đáo, tiến bộ bậc nhất của Việt Nam - Kiến trúc thành luỹ bằng đá.
1.2.4. Khu di tích Hàm Rồng
Hàm Rồng thuộc địa phận phía Bắc thành phố Thanh Hoá, đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng từ thời tiền sử, đồng thời cũng là một địa danh ghi dấu lịch sử oai hùng của dân tộc ta.
Dòng sông Mã bắt nguồn từ dãy núi Pu Va ở Tây Bắc Tổ quốc hùng vĩ có độ cao trung bình 400 m so với mặt nước biển. Bình thường nước sông chảy đã mạnh, mùa mưa lũ càng thêm dữ dội. Cũng từ hướng đó, dãy núi Đông Sơn hùng vĩ, cái nôi của nền văn hoá đồng thau Đông Sơn, núi tiếp núi như một con rồng uốn mình vươn tới. Sông núi đến đây gặp nhau làm thành cái thế "Long Mã tranh châu". "Châu" ở đây là ngọn Châu Phong (thường gọi là núi Ngọc hoặc núi Nít) ở bờ Bắc sông Mã. Bờ Nam là núi Đầu Rồng (thường gọi là Long Hạm hoặc Hàm Rồng) với hai cửa hang như hai con mắt đau đáu nhìn sang núi Ngọc. Ngựa và Rồng đuổi Ngọc đến đây, con rồng vừa há miệng ra đớp ngọc thì đuôi ngựa đã quật ngang cho ngọc rơi xuống sông. Chính vì vậy dưới đáy sông Mã ở đoạn này là cả một ngọn núi đầy hang huyệt. Con ngựa chăn ngọc ở bờ Bắc, con rồng nằm phục ở bờ Nam
Truyền thuyết nói rằng: Núi Hàm Rồng vốn là một ngọn núi tiên, chỗ ở của các vị thần thánh trên thượng giới. Nhưng quả núi này chân không gắn chặt với đáy biển, cứ bồng bềnh trên mặt nước mênh mông. Do đó, thượng đế phải sai mấy con ngao đến đội núi lên để giữ cho vững. Núi đã vững nhưng chung quanh vẫn còn là biển lớn, chưa tiện cho sự đi lại nên Thượng đế lại sai những con kình quẫy khúc làm cho nổi đất lên, tạo ra một khoảng đất bằng chung quanh núi. Biển bị lấp còn một ít chỗ không lấp hết trở thành ao. Đó là nội dung hai câu thơ 3 và 4. Bài thơ còn nhắc đến những chiến công lẫy lừng trong quá trình dựng nước và giữ nước như năm 1382, Hồ Quý Ly đã thắng quân Chiêm Thành trong một trận kịch chiến ở đây. Ngoài ra, tác giả còn nhắc đến những học giả có tiếng tăm thời Trần: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, những người đã đề thơ ở động Long Quang.
Xưa kia, khi chưa có cầu, nhân dân hai bờ qua lại bằng đò ngang. Đầu thế kỷ 20, C.A Ra Gông - một chuyên gia về cầu ở Đông Dương, khi khảo sát để bắc cầu, đã nêu ra những cái khó ở đoạn sông Hàm Rồng: đáy sông đầy hang huyệt, nên không thể xây trụ giữa được, lũ lụt hàng năm không cho phép kéo dài thời gian thi công trên mặt nước (trước đó, cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp thuê kỹ sư Đức bắc cầu có trụ ở đây, cầu chưa xong đã bị lũ lớn cuốn mất, ông kỹ sư người Đức đã nhảy xuống sông tự vẫn). Chính vì thế thực dân Pháp phải xây cầu treo, hai kỹ sư người Pháp là Đay - Đê và Pillê thiết kế, chỉ đạo thi công, cầu treo gối lên sườn hai ngọn Châu Phong (bờ Bắc) và Mắt Rồng (bờ Nam). Cầu treo hình cánh cung bán nguyệt thi công trong 4 năm (1904 - 1908). Khẩu độ hẹp ô tô và tàu hoả không thể qua một lúc được. Chiếc cầu cánh cung xưa và cầu thép có trụ hiện nay là điểm trung tâm của toàn cảnh Hàm Rồng.
Thi sĩ Tản Đà có bài cảm tác "Qua cầu Hàm Rồng":
… Hàm Rồng nay lại qua Thanh
Dưới cầu nước biếc in hình thi nhân …
Và khi ở xa Hàm Rồng, thi sĩ còn viết:
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây …
Kháng chiến chống Pháp, năm 1946, quân dân ta phá sập chiếc cầu cánh cung do Pháp xây dựng. Hoà bình lập lại, năm 1961, đội cầu Trần Quốc Bình (Trung Quốc) thiết kế cầu mới có trụ và cán bộ công nhân ta thi công. Cầu vẫn được đặt trên hai hố cũ, nhưng có trụ giữa bằng 12 trụ ống, mỗi trụ đường kính xoáy sâu. Tháng 06 năm 1963, chiếc cầu hữu nghị được thông xe. Cầu mới dài 168 mét, chắc chắn hơn, to đẹp hơn, trọng tải lớn hơn cầu cũ nhiều. Đó là một kỳ công của kỹ sư và công nhân ta.
Kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, chiếc cầu đó đã làm giảm uy lực của không quân Hoa Kỳ, 117 máy bay tối tân của Mỹ đã bị quân dân ta bắn cháy, vùi xác dưới đáy sông. Sau những ngày mưa bom bão đạn, cầu Hàm Rồng vẫn đứng hiên ngang, nối liền hai bờ Bắc Nam cho đến ngày đất nước toàn thắng, Nghĩa trang liệt sĩ linh thiêng sườn đồi Quyết thắng ngày đêm hương khói tưởng nhớ những liệt sĩ anh hùng đã hy sinh bảo vệ non nước này. Một chính khách nước ngoài đến thăm Hàm Rồng đã phải thốt lên: "Thật kỳ lạ, trong lịch sử chiến tranh phá hoại bằng không quân trên thế giới, chưa có chiếc cầu nào được bảo vệ lâu đến như vậy". Cây cầu thép hiện nay đang sử dụng đã được các kỹ sư Việt nam sửa lại năm 1974, hàng ngày vẫn soi bóng xuống lòng sông chói ngời dấu ấn chiến thắng.
Đánh quỷ Mỹ với bốn ngàn năm dựng nước
Đồng, Đông Sơn là xương cốt núi sông này.
Và cho đến nay, Hàm Rồng còn ghi thêm kỳ tích bắc cầu Hoàng Long cách cầu cầu Hàm Rồng cũ 500 mét về phía hạ lưu sông Mã. Cầu độ thông bốn nhịp vượt qua sông Mã dài 380 mét, có khẩu độ thông thuyền lớn nhất dài 130 mét. Hai trụ dưới dòng sông đạt kỷ lục về chiều sâu, nền móng. Hai cây cầu vươn mình bắc qua dòng sông vốn hùng mạnh làm tăng thêm vẻ đẹp và sự bề thế cho cảnh quan nơi đây.
1.2.5. Xã đảo Nghi Sơn
Từ thị trấn Tĩnh Gia (nằm trên Quốc lộ 1A) bạn có thể đi một giờ “xe ôm” hoặc xe đò ra tận xã đảo Nghi Sơn mà trên bản đồ địa lý Việt Nam ghi là cù lao Bãi Biện hay Biện Sơn. Hòn đảo này như một cánh tay khổng lồ chìa ra biển, ôm gọn trong lòng nó một vụng nước với độ sâu thích hợp làm nơi cho tàu thuyền ẩn náu mỗi khi bão gió. Nghi Sơn cách Sầm Sơn 40km đường biển, cùng nằm trên một vỹ độ nhưng khí hậu mùa hè trong lành mát mẻ hơn nhiều. Có thể bạn vừa trải qua một chặng đường xe cộ vất vả nhưng đến Nghi Sơn, đứng trên đỉnh đảo có độ cao trên 100 mét so với mặt nước biển, bạn sẽ thấy những giọt nước li ti như màn sương mỏng đang phả vào mơn man da thịt, gây ra cảm giác sảng khoái.
ở Nghi Sơn, bạn có thể lên núi Ngọc, thăm khu thành cổ như thành Đồn, thành Hươu, thành Ngọc. Trong khu thành cổ này, người ta đã phát hiện ra những mũi tên đồng, những mảnh gốm vỡ có tuổi thọ từ rất xưa. Dưới chân núi Ngọc, hãy còn giếng Ngọc, ghi dấu ấn một thiên bi tình sử thời Âu Lạc. Tương truyền khi An Dương Vương cùng con gái bị Triệu Đà đuổi đến đây, được thần Kim Quy hiện lên mách bảo, ông đã quay lại chém Mỵ Châu rồi rẽ nước đi ra biển. Trọng Thuỷ đến giếng Ngọc biết rõ sự tình, bèn nhảy xuống giếng tự tử. Máu Mỵ Châu hoà vào nước biển, trai biển nào ăn được biến thành ngọc trai. Ngọc trai mò được ở vùng biển này, chỉ có rửa nước giếng Ngọc mới trong sáng. Thành Ngọc vẫn còn lại vòm cổng và hai khẩu súng thần công đặt ở đây từ vương triều Nguyễn do một viên chánh lãnh binh và một toán lính tráng trông coi.
Ngoài ra, ở đây còn có đền thờ Trần Quý Phi (còn gọi đền Vua Bà hay đền Rắn). Trần Quý Phi là vợ Long Vương. Bà là nhân thần, bảo hộ, che chở cho ngư dân trên cù lao Bãi Biện vượt sống gió trùng khơi, mang về những khoang cá đầy, tạo dựng cuộc sống bình yên giữa mênh mang trời biển luôn luôn ẩn chứa những tai hoạ. Năm 1789, Nguyễn Huệ lấy Biện Sơn làm căn cứ hải quân hợp cùng các đạo quân trên bộ thần tốc kéo ra Thăng long. Lúc cất quân nhà Vua đã đến đền thờ Trần Quý Phi khẩn cầu mong được phù hộ. Đại thắng quân Thanh, nhà vua đã quay lại tạ thần. Hoàng đế Khải Định sắc phong bà làm Thượng đẳng thần tối linh. Ngày 22 tháng 4 âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao Trần Quý Phi.
Lần theo dấu vết những hiện vật đào được, người ta xác định từ thời Lý trên đảo Nghi Sơn đã có người đến sinh cơ lập nghiệp. Ngót một nghìn năm, người dân đảo muốn vào đất liền phải đi thuyền vài giờ. Năm 1937, một viên quan dòng dõi nhà Nguyễn là Tôn Thất Cơ bị vua Bảo Đại giáng chức đày đến Nghi Sơn. Ông đã dạy dân cắt tóc ngắn, học chữ quốc ngữ, xây giếng nước ăn. Năm 1939, ông đã cùng dân mở đường mòn qua núi vào đất liền. Con đường ấy ngày nay đã được mở rộng thành đường ô tô. Ông Tôn Thất Cơ chết trên đảo trong sự thương tiếc, quý trọng của nhân dân. Đền thờ và mộ chí ông vẫn được chăm nom hương khói và bảo quản chu đáo.
Từ xa xưa, dân Nghi Sơn chỉ có độc nhất một nghề: đánh cá và chế biến hải sản. ở đây, ai sinh nhiều con trai là có phúc. Con trai 12, 13 tuổi có thể theo cha ra biển làm “chân sào” quăng chài kéo lưới. Vài ba bố con có thể sắm một bộ đồ nghề đi làm với nhau. Người không có con trai, tuổi già vẫn phải “đi ghép” với thuyền khác. Tay nghề có giỏi, anh vẫn là “chân sào” chịu sự chỉ huy của một “ông chủ”. Đàn ông ra biển đánh vật với sóng nước, đàn bà phải sinh nghề từ con cá để có việc làm ăn. Người chế biến hải sản, người khâu vá chài lưới. Cá khô, cá nướng, mắm chượp, nước mắm … của xã đảo Nghi Sơn theo đường biển trẩy đi Hà Nội, Hải Phòng …
Buổi đầu, nhiều thuyền buôn nước ngoài đã cập đảo Nghi Sơn như một chặng dừng chân. Chẳng bao lâu, đảo đã thành thương cảng.
Nghi Sơn chẳng khác nào "đảo sao” với nghìn con mắt nhấp nháy mỗi khi đêm về. Là du khách, chắc bạn sẽ thích thú khi ngồi trên sạp thuyền neo trong vụng đảo hứng gió biển uống rượu “quốc lủi” lai rai với mực khô, cá khô nướng trên bếp than hồng. ở đây còn có các loại đặc sản như: tôm hùm, hải sâm, ngọc trai, các loại ngao, sò, ốc biển, san hô… Nếu bạn muốn, một người dân chài thực thụ nào đó có thể bắt lên mấy con cá còn tươi sống nguyên thái mỏng ướp gia vị tạo ra món “gỏi” chấm với một loại “chẻo” cặp rau thơm mà uống rượu thì thật tuyệt: Miếng đầu tiên bạn có thể ngại, nhưng khi đã quen, bạn có thể ăn hết cả kg cá. Cá sống mà ăn vào chỉ thấy có vị ngòn ngọt man mát. Nếu bạn đến đảo đúng tuần trăng, buổi tối ngắm trăng lên, chẳng thể quên được cảnh đẹp huyền ảo thiên nhiên ban cho con người.
Từ Nghi Sơn kéo sang Hải Thượng là những bãi cát chạy dài, mịn màng như dải lụa, sánh ngang những bãi tắm nổi tiếng ở Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy… Vô số những hòn đá to nhỏ được nước biển cọ rửa, phẳng lì như mặt ghế, chào mời du khách nghỉ ngơi sau khi ngụp lặn thoả thích cùng sóng biển.
1.2.6. Lễ hội đền Bà Triệu
Lễ hội đền Bà Triệu là một di sản văn hoá phi vật thể vô cùng quý giá của nhân dân trải qua nhiều thế hệ, được tổ chức vào các ngày từ 21 đến 23 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tôn vinh khí phách anh hùng của hậu thế đối với Bà Triệu - người nữ anh hùng của nhân dân Xứ Thanh.
Trước sự tàn bạo của giặc Đông Ngô đối với nhân dân, Bà Triệu cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt đã dấy binh, phất cờ khởi nghĩa năm 248.
Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ(226) ( Yên Định Thanh Hoá). Triệu Trinh Nương là một nữ tướng tài ba và có dũng khí phi thường, người đời còn nhớ câu nói nổi tiếng của Bà “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp cơn sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ác nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Khí phách ấy của nữ tướng Triệu Thị Trinh, mỗi lần ra trận là quân thù khiếp sợ kinh hoàng. Nhiều thành ấp của giặc bị phá tan, nhiều binh lực của địch bị nghĩa quân Bà Triệu tiêu diệt. Do sức mạnh và mưu mô thâm độc, quỷ quyệt của địch, nghĩa quân bị thất bại, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc-Thanh hoá) lúc bà mới 23 tuổi.
Để tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Bà Triệu, nhân dân ta đã xây dựng đền Bà Triệu ở trên núi Gai, lăng của Bà ở núi Tùng và đình làng Bà Triệu ở làng Phú Điền, tạo thành một tam giác nằm trong khu văn hoá bao gồm đình, lăng, đền, nơi ghi dấu ấn lịch sử của cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô do bà khởi xướng và lãnh đạo.
Thuở xưa, theo lời kể dân gian truyền lại, lúc ban đầu đền Bà Triệu được làm bằng tre nứa, cột kèo bằng luồng, vách đất, mãi đến thời Lý Nam Đế mới xây lại bằng gạch, có đá làm móng. Do phong hoá của thiên nhiên nên đền phải tu sửa nhiều lần. Cấu trúc của đền có 3 cung mà ngày nay vẫn lưu giữ được dấu tích (hậu cung,cung đệ nhị, cung đệ tam) các cung đều bố trí có bài bản theo cách thức tín ngưỡng tâm linh thờ Bà Triệu và ngườì có công trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô.
Nghi thức bài trí có tượng Bà, có cờ nghĩa, bát hương, đại tự, lộng…nhằm làm cho linh thiêng, hào khí trở nên sống động như thuở ấy Bà cỡi voi đánh giặc. Đối diện đền là lăng tẩm Bà được xây dựng trên đỉnh núi cao với ba tầng 4 mái có bát hương, câu đối nói lên khí phách và công lao của Bà. Lăng Bà Triệu bốn mùa gió lộng, uy nghi thanh cao như khí tiết Triệu Trinh Nương mà không có sức mạnh nào lay chuyển nổi. Đình làng Phú Điền, nơi nhân dân địa phương thờ Bà, được xây dựng bề thế cầu kỳ có hậu cung, tiền đường, trung đường và được bài trí trang nghiêm.
Hàng năm từ ngày 21 đến 23/2(Âm lịch) nhân dân thập phương đổ về cùng với nhân dân Phú Điền tổ chức lễ hội đền Bà Triệu. Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn trên một không gian rộng theo quy trình đền, lăng, đình. Các điểm di tích ấy đều diễn ra tế lễ với nghi thức trang trọng vừa truyền thống vừa kết hợp với lễ hội đương đại. Riêng đình làng Phú Điền có tổ chức nghi thức hội “ Ngô, Triệu “giao quân”
Tại đền Bà Triệu chủ yếu là tế lễ, như rước kiệu, tế nữ quan. Trong phần hội không có trò diễn dân gian mà chỉ có Hội trận, khơi dậy, liên tưởng đến hào khí chống quân Ngô của bà..Tiếp sau những đại lễ, rước kiệu…còn có hát chầu văn, một hình thức âm nhạc truyền thống trong ngày lễ rất linh thiêng.
Ngoài các nghi thức lễ trên còn có lễ Mộc dục. Đây là một nghi thức lễ được nhân dân địa phương rất chú ý, thận trọng, chọn ngày tốt để hành lễ, thường là ngày 18, 19 tháng 2 âm lịch ở cả 2 nơi đền và đình làng, do ông từ cả và 3 ông từ phụ chịu trách nhiệm. Tiếp đó là tế Phụng Nghinh. Tế Phụng Nghinh là thủ tục mời vua Bà cùng lục bộ triều đình, hội đồng các quan, thánh tổ bách gia về trong ngày huý kỵ Vua Bà, là ngày rất trang nghiêm và linh thiêng, thời gian tế nửa ngày. Việc rước bóng, trong ngày hội là một thể thức hết sức quan trọng, người ta đặt bát hương Vua Bà lên kiệu cùng với hộp tư trang, đĩa trầu cau. Có 8 chàng trai được chọn lọc, đức độ, sạch sẽ, gia đình không có việc tang, việc xấu. Các chàng trai khênh kiệu (có 8 đòn) mặc áo đỏ cộc tay, thắt lưng màu đỏ đầu chít khăn đỏ, quần trắng, chân đất. Người chủ tế đi dưới gầm kiệu. Tiếp theo có kiệu song loan, trên kiệu có áo chầu và các hộp sắc phong, có 8 người khiêng. Nghi thức đi đầu có một hương án có 2 người vác lọng che hương án, trên kiệu có bát hương, trầu cau hoa quả. Sau hương án là phường bát âm cử nhạc lưu thuỷ, có trống, chiêng và có 32 người thực hiện các nhiệm vụ vác gươm, vác bát bửu, dùi đồng. Cứ như thế các đoàn vác cờ hội, kiệu song loan, người đi cùng đoàn rước kiệu ăn mặc chỉnh tề khăn nhiễu, quần trắng, áo lương. Đạo hành từ đền chính đến Lăng rồi về Đình làng. Đến Lăng kiệu được đặt trên giá đỡ và làm thủ tục nghi thức khấn đức Bà, nhân ngày huý kỵ, với tấm lòng thành kính của các con cháu thập phương nhớ công ơn Bà. Đoàn cử hành về đình làng, kiệu, bát hương bóng Bà đặt giữa đình và tiếp tục tế lễ một ngày một đêm gồm các tế yên vị, tế tam sanh. Sau đó đòn rước tế theo lộ trình về Đình Chính để làm Vua Bà trong hai ngày 22 và 23 tháng 2 âm lịch.
Ngày 23 tháng 2 thuộc vào các ngày chính kỵ, ngày này không tế mà chỉ làm lễ , có một số lễ vật như 100 trứng sống, 100 quả dưa chuột, 3 bát cơm gạo trắng, 3 quả trứng luộc, bánh dày, bánh gai, bánh trưng, bánh mật…
Những ngày lễ hội đền Bà Triệu hàng năm chỉ diễn ra non một tuần nhưng những dấu ấn về đặc sắc lễ hội thì khó mà tả hết. Ngay việc tại đình làng Phú Điền, hàng trăm người từ lứa tuổi18 đến 45 chia thành hai phía quân chơi trò “ Ngô-Triệu giao quân”, dùng gậy tre để đánh nhau, có khi là bị chảy máu, mẻ đầu nhưng đâu lại vào đó, khoẻ mạnh, dân làng lại đoàn kết, làm ăn phát đạt vì được Bà Triệu phù hộ.
Qúa trình diễn ra lễ hội và có một kịch bản từ trước thận trọng cho đến từng chi tiết là quá trình mà người xưa cũng đã hoàn thiện khá sâu sắc về tính triết lý về lòng yêu nước và đối nhân xử thế của người có công với giang sơn tổ quốc.
Trong tương lai gần, khu văn hoá di tích đền Bà Triệu sẽ có tượng đài nữ tướng Triệu Trinh Nương sẽ tạo sự hấp dẫn cho du khách và kịch bản lễ hội sẽ được bổ sung phong phú hơn nhiều. Những nét lễ hội xưa, đang được bảo lưu hoàn thiện và bổ sung sắc thái mới của lễ hội hiện đại, nhằm tạo ra sức hấp dẫn về văn hoá cũng như tâm linh hướng thiện.
Lễ hội đền Bà Triệu là một di sản văn hoá phi vật thể vô cùng quý giá của nhân dân trải qua nhiều thế hệ. Nội dung và hình thức lễ hội đã nói lên sức mạnh tinh thần về sự tôn vinh khí phách anh hùng tuyệt vời và sự biết ơn sâu sắc của hậu thế đối với Bà Triệu là bản anh hùng ca giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc ta trong thời kỳ mở cửa.
Với ý nghĩa ấy, lễ hội Đền Bà Triệu và không gian khu di tích lịch sử này, gắn với hoạt động du lịch Xứ Thanh sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
1.2.7. Văn hóa Đa Bút
Khu vực Sông Mã là quê hương của nhiều nền văn hoá khảo cổ học có vị thế quan trọng trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. trong số những văn hoá Khảo cổ hình thành, phát triển và toả sáng trên đôi bờ Sông Mã, văn hoá Đa Bút là một trong những văn hoá Khảo cổ có vị thế quan trọng trong thời đại đá mới ở Việt Nam và khu vực.
Tính từ khi những di vật thuộc Văn hoá Đa Bút được phát hiện(năm 1926) đến nay đã 80 năm. Di tích đa bút được học giả phương Tây phát hiện và khai quật đầu tiên nhưng việc điều tra nghiên cứu, phân lập thành một văn hóa riêng, văn hóa Đa bút – công lao thuộc về các nhà khảo cổ Việt Nam.
Văn hóa Đa bút mang tên di tích khảo cổ học Đa Bút thuộc thôn Đa Bút, xã Tân Vinh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. E.Patte là người đầu tiên phát hiện và khai quật di tích này vào năm 1926. Kết quả khai quật đầu tiên cho biết đây là dạng di tích Cồn vỏ nhuyễn thể – Cồn hến (Kjoken – modding) như kiểu “đóng rác bếp”. Những di vật phát hiện đầu tiên như: rùi đá, cuốc đá, bàn nghiền, chày nghiến, đồ gốm đã cho biết di tích này có niên đại đá mới.
Hơn nửa thế kỷ, không có phát hiện thêm những di tích cùng loại và những hiểu biết mới về di tích này nên di tích khảo cổ học Đa bút chỉ được xem là cái gạch nối giữa sơ kỳ và hậu kỳ thời đại đá mới ở Việt Nam. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, với một loạt các di tích kiểu Đa Bút được phát hiện, nghiên cứu, thuật ngữ Đa Bút mới được xác lập.
Sau 80 năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã xác định được nội dung, đặc trưng văn hóa và vị thế của Văn hóa Đa Bút trong hệ thống văn hóa đá mới ở Việt Nam.
Khi phát hiện ra Văn Hóa Đa Bút, các nhà học giả Phương Tây cho rằng, đây là di tích ngoài trời thuộc văn hoá Bắc Sơn. Sau những phát hiện và khai quật Cồn Cổ Ngựa, Cồn Trũng, Bản Thuỷ, Làng Còng(Thanh Hóa) và các phát hiện ở Hang Sáo, Đồng Vươn (Ninh Bình) nhận thức về địa bàn phân bố và môi trường của Văn hóa Đa Bút không chỉ giới hạn châu thổ sông Mã mà còn mở rộng ở phía Nam sông Đáy thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình và tiến ra biển.
Sự phân bổ trên mặt không gian rộng từ vùng núi đến vùng đồng bằng ven biển với nhiều loại hình di tích khác nhau đã cho thấy môi trường văn hoá đa dạng của Văn Hóa Đa Bút.
Thành tựu quan trọng của 80 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Đa Bút không chỉ là phát hiện thêm các di tích, xác định được nội dung bước phát triển của văn hóa này mà quan trọng là chỗ đã nhận ra những đặc trưng cơ bản của Văn hóa Đa Bút.
“ Sự nảy sinh của đồ gốm đồng thời với sự hoàn thiện kỹ thuật mài là hai nét đặc trưng quan trọng nhất tạo nên bộ mặt của Văn hóa Đa Bút” (Trần Quốc Vượng).
Nghiên cứu đồ gốm Đa Bút buổi đầu mới phát hiện và khai quật di tích này E.Patte đã cho rằng: người Đa Bút đã dùng khuôn đan để chế tạo đồ gốm. Các thực nghiệm của Viện khảo cổ học cho biết: Đồ gốm Đa Bút được tạo bằng kỹ thuật nặn khối, sử dụng hòn kê, bàn đập.
Đồ gốm Đa Bút đến giai đoạn cuối có sự phát triển về thể loại hình kỹ thuật, hoa văn, độ nung gốm cao hơn, các loại văn hoa và kiểu dáng. Sự có mặt các loại đồ gốm mỏng, văn hoa đa dạng, sương gốm mịn hơn được xem là sự phát triển của kỹ thuật chế tạo đồ gốm.
Tuy địa bàn phân bố của Văn hóa Đa Bút rộng nhưng đồ gốm Đa Bút có sự thống nhất cao và thể luận được phát triển về mặt kỹ thuật. Đồ gốm Đa Bút được xem là yếu tố văn hóa nổi trội mang tính riêng biệt của chủ nhân Văn Hóa đa bút. Đặt đồ gốm Đa Bút trong nền cảnh thời đại mới ở Việt Nam có thể xem gốm Đa Bút là tập hợp sớm nhất. Địa bàn phân bố của Đa Bút được xem là trung tâm văn hóa đồ gốm sớm ở Việt Nam.
Kỹ thuật chế tác công cụ đá của chủ nhân Văn hóa Đa Bút có sự phát triển và hướng tới sự hoàn chỉnh. Từ hai loại nguyên liệu được khai thác tại chỗ: đá cuội và đá phiến, chủ nhân Văn hóa Đa bút đã áp dụng kỹ thuật mài cưa để tạo ra những công cụ thích hợp, đem lại hiệu quả cao. Sự phát triển của kỹ thuật mài của đá cho phép cưa đá người Đa Bút chế tác được các loại rùi tứ giác khá hoàn chỉnh. Sưu tập đá của Văn hóa Đa Bút với các loại di vật tiêu biểu từ rùi mài lưới, mài toàn thân đến rìu tứ giác, rìu hình thanh được mài nhẵn, các loại cước đá to mài nhẵn đã cho ta thấy sự phát triển vượt trội của kỹ thuật chế tác các công cụ đá. Kiến thức ngày nay với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuât mới đã giúp cho các nhà khảo cổ học nhận thức đúng hơn về môi trường, đời sống của cư dân Đa Bút qua các tư liệu mới về văn hóa này.
Từ một di tích khảo cổ học Đa Bút, đến nay Văn hóa Đa Bút đã được phân thành các giai đoạn phát triển khác nhau.
Văn hóa Đa Bút có thể gọi là một phức hệ phát triển văn hóa lâu dài từ sau Văn hóa Hoà Bình đến cuối đá mới – mà thực chất là một quá trình “đá mới đá” được thực hiện trong sự chuyển đổi môi trường từ các thung lũng đá vôi Hoà Bình đã và đang tạo nên một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của tiền sử Việt Nam.
Vấn đề nhân chủng – chủ nhân của Văn hóa Đa Bút đến nay đã có thêm những cứ luận khoa học mới. Trước đây, khi mới khai quật di chỉ Đa Bút, tài liệu nhân chủng ít nên vấn đề nhân chủng chỉ được nêu ra như một thuyết về người melane-sien ở di chỉ Đa Bút. Sau những phát hiện di cốt người ở các di tích thuộc Văn hóa Đa Bút, nhất là sau phát hiện một loại di cốt người ở di tích Cồn Cổ Ngựa, vấn đề nhân chủng của văn hóa này có thêm những tư liệu khoa học, tài liệu mới đã cho biết: chủ nhân Văn hóa Đa Bút xưa rất gần với chủ nhân Văn Hóa Đông Sơn
1.2.8. Xuân Lam- vùng đất cổ
Xuân Lam nằm bên tả ngạn sông Chu, cách huyện lỵ Thọ Xuân 13 km về phía tây, là cửa ngõ nối liền vùng đồng bằng sông Chu phì nhiêu với miền tây Thanh Hóa. Sử cũ chép: Vùng đất này có hình chữ Vương, có động Chiêu Nghi, phong cảnh bốn bề dệt thành bức tranh non xanh nước biếc vô cùng hữu tình.
Phía tây bắc có núi Dầu làm hậu chẩm; núi Hướng và núi Hàm Rồng phía tây tạo thành cánh tay ngai bên hữu; phía bắc có một dãy đồi thoai thoải làm tay ngai bên tả; phía đông nam có quý chúa và mũi Mục (gọi là Chủa Sơn và Mục Sơn) làm tiền án; mặt trước có dòng Lương Giang (sông Chu ngày nay) chảy từ miền tây xuống, vòng từ phải qua trái theo thế tụ thủy. Vùng đất này đi vào lịch sử dân tộc bởi đây là đất gốc rễ, đất phát tích của vương triều Lê tồn tại gần 4 thế kỷ. Bắt đầu từ sự ra đời của đức Thái Tổ nhà Lê, đến sự kiện người anh hùng Lê Lợi giương cờ khởi nghĩa hội tụ muôn người cùng chí hướng đánh đuổi giặc Minh; là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu ác liệt giữa nghĩa quân Lam Sơn với kẻ thù. Để rồi, sau 10 năm chiến đấu gian khổ, khởi nghĩa Lam Sơn giành toàn thắng, giang sơn thu về một mối, triều đại nhà hậu Lê được thiết lập, vùng đất Lam Sơn trở thành một kinh: Lam Kinh. Đây là nơi đặt lăng miếu thờ vua và hoàng hậu, với ý niệm truyền thống: tiếp nhận khí thiêng sông núi, trời đất tạo nguồn sức mạnh tâm linh cho sự trường tồn của triều đại nhà Lê; đồng thời là hành điện để vua và các triều thần tuần du về nghỉ ngơi. Gần 6 thế kỷ trôi qua, Lam Kinh từng chịu tác động của biết bao cuộc biến thiên, những lăng tẩm, miếu mạo, đền đài, hành dinh xưa đã hoặc hư hỏng nhiều hoặc bị xóa dấu tích.
Xuân Lam ngày nay còn lưu giữ được một phần quần thể di tích Lam Kinh, cùng một số đình chùa, miếu mạo như một lời báo hiếu, sự tri ân của con cháu với tổ tiên. Đó là đền thờ vua Lê Thái Tổ, các bia ghi công đức, đền thờ và lăng mộ vua Lê Thánh Tông và thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, đền thờ Hào Lương, lăng Phật Hoàng... Xuân Lam là vùng đất của văn hóa, lễ hội dân gian. Các nghệ sĩ dân gian xưa đã khắc họa hình tượng người anh hùng dân tộc Lê Lợi vừa sinh động vừa hết sức gần gũi. Ở đây còn lưu truyền một pho truyền thuyết về mối quan hệ giữa Bình Định Vương với các tướng sĩ; chuyện Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn giả dạng người bán dầu tìm gặp minh chủ; chuyện Lê Lợi, Nguyễn Thận tìm được gươm báu; chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa; rồi chuyện những người dân thường như bà bán dầu, người thợ săn bên sông Cầu Chày lừa quân giặc... Hằng năm, nơi đây diễn ra hàng chục lễ hội, trong đó lễ hội Lam Kinh đã vượt ra ngoài phạm vi địa phương trở thành ngày hội của muôn khách thập phương... Sông Chu chảy qua Xuân Lam, không chỉ có ý nghĩa tâm linh đối với vương triều Lê mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân nơi đây. Mùa lụt, nước tràn qua đồng ruộng lắng lại một lớp phù sa màu mỡ. Từ đây, thuyền bè có thể ngược lên Bái Thượng, Thường Xuân, Ngọc Lặc qua sông Âm lên Lang Chánh hoặc từ Lam Sơn xuôi qua vùng dân cư đông đúc với những bãi dâu xanh mướt nhập vào sông Mã ở Ngã ba Bông; nông - lâm sản được thương lái vận chuyển bằng thuyền đưa đi các miền và đem về mắm, muối, dầu, vải... Trên dòng sông ấy, Lê Lợi cùng tướng sĩ đã bao lần tiến, lui đánh giặc; là nơi các vua Lê xuôi ngược mỗi khi về thăm quê cha đất tổ.
Đến Xuân Lam vào mỗi dịp lễ hội, hòa vào không khí hân hoan của các trò lễ hay khói trầm hương nghi ngút trong đình đền, có nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên về sự đổi thay của vùng đất này mỗi lần trở lại. Cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thiện; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao, thể hiện ở sản lượng lương thực đạt từ 1.600 đến 1.700 tấn/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 7 triệu đồng/năm. Cả 3 làng văn hóa của xã được xây dựng theo mô hình làng cổ, có thiết chế văn hóa, nhà văn hóa rộng 3.000 m2, mỗi làng đều có sân và đội bóng đá, bóng chuyền, 1 đội văn nghệ, 2 đội tế cổ truyền.
Với bề dày lịch sử, văn hóa mà không phải vùng đất nào cũng có được, đồng thời là nơi tọa lạc của quần thể di tích lịch sử Lam Kinh – dấu ấn của một trong những vương triều cực thịnh bậc nhất lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, người dân Xuân Lam có quyền tự hào về những gì tổ tiên đã để lại và cả những gì họ đang nỗ lực vươn tới để vừa làm mới mình nhưng cũng đồng thời giữ gìn được những giá trị vật chất và tinh thần bao đời truyền lại.
2. Các tuor du lịch chủ yếu
* Chương trình du lịch về với Lễ hội Lam Kinh 2008
(Thời gian từ 20 đến 22/09/2008, tức ngày 21-23/8 âm lịch)
Để du khách về với Lễ hội Lam kinh 2008, Phòng Nghiệp vụ Lữ hành - Sở Vănhóa Thể thao và Du lịch xin giới thiệu một số chương trình du lịch cụ thể như sau:
1 - LK 01: Thành Phố Thanh Hóa - Di tích Lịch sử Lam Kinh.
Thời gian 01 ngày.
Lịch tham quan:
- 07 giờ HDV đón khách tại điển hẹn khởi hành đi thăm và tham dự Lễ hội kỷniệm 575 năm ngày mất của Vua Lê Thái Tổ tại khu ditích lịch sử Lam Kinh. Thăm Cầu Bạch; Thềm Rồng; Thái Miếu; Bia Vĩnh Lăng vàthắp hương tại mộ của Vua. Sau giờ ăn trưa và nghỉ ngơi HDV đưa quý khách đi muavà thưởng thức đặc sản bánh gai Tứ Trụ. Chiều trở về Thành phố Thanh Hóa thăm vàthắp hương tại Thái Miếu nhà Hậu Lê ở phường Đông Vệ . HDV đưa quý khách về điểmhẹn, chia tay đoàn và hẹn gặp lại.
2 - LK 02: Thanh Hóa - Di tích lịch sử Lam Kinh - Đền thờ Lê Lai - Suối cá thần Cẩm Lương - Thành nhà Hồ.
Thời gian 02ngày.
Lịch tham quan:
-Ngày 01: 07 giờ HDV đón khách tại điểnhẹn khởi hành đi thăm và tham dự Lễ hội kỷ niệm 575 năm ngày mất của Vua Lê TháiTổ tại khu di tích lịch sử Lam Kinh. Thăm Cầu Bạch; Thềm Rồng; Thái Miếu; BiaVĩnh Lăng và thắp hương tại mộ của Vua, mua và thưởng thức đặc sản bánh gai TứTrụ. Sau giờ ăn trưa và nghỉ ngơi, quý khách tiếp tục tham dự các chương trìnhVăn hoá phục vụ Lễ hội (Ca múa nhạc; Trò diễn Xuân Phả...). Tối nghỉ lại tại LamKinh (Quý khách có thể lựa chọn các hình thức như phòng khách sạn; cắm trại;nghỉ cộng đồng trong các nhà dân cạnh khu di tích và thưởng thức các chươngtrình nghệ thuâth của các đoàn nghệ thuật trong tỉnh biểu diễn).
-Ngày 02: Sau giờ ăn sáng, HDV đưa quý khách đi thăm và thắp hương tại Đền thờTrung túc Vương Lê Lai ở xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc ; đi Cẩm Thuỷ thăm quan Suốicá Thần Cẩm Lương, thưởng thức đặc sản theo phong cách của dân tộc Mường tại BảnNgọc. Chiều HDV đưa quý khách đi Vĩnh Lộc thăm Thành nhà Hồ - Một kiến trúc quânsự bằng đá độc đáo của nước ta, tối HDV đưa quý khách về điểm hẹn, chia tay đoàn và hẹn gặplại.
3 - LK 03: Hà nội - Thanh Hóa - Di tích lịch sử Lam Kinh - Sầm Sơn.
Thời gian 02ngày.
Lịch tham quan:
-Ngày 01: 07 giờ HDV đón khách tại điểnhẹn khởi hành đi Thanh Hóa, sau giờ ăn trưa và nghỉ ngơi tại TP Thanh Hóa, HDVđưa quý khách đi thăm và tham dự Lễ hội kỷ niệm 575 năm ngày mất của Vua Lê TháiTổ tại khu di tích lịch sử Lam Kinh. Thăm Cầu Bạch; Thềm Rồng; Thái Miếu; BiaVĩnh Lăng và thắp hương tại mộ của Vua, mua và thưởng thức đặc sản bánh gai TứTrụ. Chiều trở về Sầm Sơn nhận phòng khách sạn, tắm biển và nghỉ ngơi.
-Ngày 02: Sau giờ ăn sáng, HDV đưa quý khách lên Thành phố Thanh Hóa thăm và thắphương tại Thái Miếu nhà Hậu Lê ở phường Đông Vệ ; đi chợ mua quà đặc sản nemchua Thanh Hóa, sau giờ ăn trưa HDV đưa quý khách về Hà Nội, chia tay đoàn vàhẹn gặp lại.
4 - LK 04: Ninh Bình - Thanh Hóa - Di tích lịch sử Lam Kinh.
Thời gian 01ngày.
Lịch tham quan:
- 06 giờ HDV đón khách tại điểnhẹn khởi hành đi thăm và tham dự Lễ hội kỷ niệm 575 năm ngày mất của Vua Lê TháiTổ tại khu di tích lịch sử Lam Kinh. Thăm Cầu Bạch; Thềm Rồng; Thái Miếu; BiaVĩnh Lăng và thắp hương tại mộ của Vua. Sau giờ ăn trưa và nghỉ ngơi HDV đưa quýkhách đi mua và thưởng thức đặc sản bánh gai Tứ Trụ. Chiều trở về Thành phốThanh Hóa thăm và thắp hương tại Thái Miếu nhà Hậu Lê ở phường Đông Vệ . HDV đưaquý khách về TP Ninh Bình, chia tay đoàn và hẹn gặplại.
5 - LK 05: Nghệ An - Thanh Hóa - Di tích lịch sử Lam Kinh.
Thời gian 02ngày.
Lịch tham quan:
-Ngày 01: 07 giờ HDV đón khách tại điểnhẹn khởi hành đi Thanh Hóa, sau giờ ăn trưa và nghỉ ngơi tại TP Thanh Hóa, HDVđưa quý khách đi thăm và tham dự Lễ hội kỷ niệm 575 năm ngày mất của Vua Lê TháiTổ tại khu di tích lịch sử Lam Kinh. Thăm Cầu Bạch; Thềm Rồng; Thái Miếu; BiaVĩnh Lăng và thắp hương tại mộ của Vua; mua và thưởng thức đặc sản bánh gai TứTrụ. Chiều trở về Sầm Sơn nhận phòng khách sạn, tắm biển và nghỉ ngơi.
-Ngày 02: Sau giờ ăn sáng, HDV đưa quý khách lên Thành phố Thanh Hóa thăm và thắphương tại Thái Miếu nhà Hậu Lê ở phường Đông Vệ ; đi chợ mua quà đặc sản nemchua Thanh Hóa, sau giờ ăn trưa HDV đưa quý khách về Nghệ An, chia tay đoàn vàhẹn gặp lại.
6 - LK 06: Huế - Thanh Hóa - Di tích lịch sử Lam Kinh.
Thời gian 03ngày.
Lịch tham quan:
-Ngày 01: 07 giờ HDV đón khách tại điểnhẹn khởi hành đi Thanh Hóa. Chiều đến TP Thanh Hóa nhận phòng khách sạn ăn tốivà nghỉ ngơi.
-Ngày 02: Sau giờ ăn sáng, HDV đưa quý khách đi thăm và tham dự Lễ hội kỷniệm 575 năm ngày mất của Vua Lê Thái Tổ tại khu ditích lịch sử Lam Kinh. Thăm Cầu Bạch; Thềm Rồng; Thái Miếu; Bia Vĩnh Lăng vàthắp hương tại mộ của Vua. Sau giờ ăn trưa và nghỉ ngơi HDV đưa quý khách đi muavà thưởng thức đặc sản bánh gai Tứ Trụ. Chiều trở về Sầm Sơn nhận phòng kháchsạn, tắm biển và nghỉ ngơi.
-Ngày 03:, HDV đưa quý khách lên Thành phố Thanh Hóa thăm và thắp hương tại TháiMiếu nhà Hậu Lê ở phường Đông Vệ ; đi chợ mua quà đặc sản nem chua Thanh Hóa.Chiều HDV đưa quý khách về TP Huế, chia tay đoàn và hẹn gặplại.
* Chương trình du lịch lễ hội mùa xuân
Mỗi độ Xuân về, khi cây cối đâm chồi nảy lộc và muôn hoa khoe sắc thì ở các miền quê những lễ hội truyền thống lại tưng bừng đươc mở. Các sản phẩm văn hoá truyền thống này ngoài ý nghĩa là món ăn tinh thần cho nhân dân địa phưong còn thể hiện những nét thuần phong mỹ tục độc đáo hấp dẫn thu hút tới nhiều tầng lớp nhân dân ở các địa phương khác nữa.
(Thời gian: 1 đến 2 ngày.)
MX 01: Lễ hội Quang Trung
Thời gian: Tổ chức vào các ngày từ mùng 5 - 7 tháng Giêng âm lịch.
Địa điểm: Tại xã Hải Thanh - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hoá.
MX 02: Lễ hội Phủ Na
Thời gian: Cả mùa Xuân.
Địa điểm: Tại xã Xuân Du - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá.
MX 03: Lễ hội Cửa Đạt.
Thời gian: Cả mùa Xuân.
Địa điểm: Xã Xuân Mỹ - Huyện Thường Xuân - Tỉnh Thanh Hoá.
MX 04: Lễ hội Đền Sòng.
Thời gian: Cả mùa Xuân.
Địa điểm: Tại Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hoá.
MX 05: Lễ hội Đền Bà Triệu.
Thời gian: Từ ngày 20 - 24/2 âm lịch.
Địa điểm: Tại xã Triệu Lộc - Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hoá.
MX 06: Lễ hội Mai An Tiêm.
Thời gian: Từ 14 - 17/2 Âm lịch.
Địa điểm: Tại xã Nga Phú - Huyện Nga sơn - Tỉnh Thanh Hoá.
MX 07: Lễ hội Lê Hoàn.
Thời gian: Từ 7 - 9/3 Âm lịch.
Địa điểm: Tại xã Xuân Lập - Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hoá.
* Đón xuân cùng làng bản vùng cao Thanh Hoá
Son - Bá- Mười là các bản vùng cao của huyện Bá Thước, nơi đây có khí hậu được ví như một 'Tiểu Đà Lạt' của Thanh hoá với những nhà sàn và ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Các chương trình giao lưu văn hoá uống rượu cần và hát dân ca dân tộc Thái sẽ là những điểm nhấn thật khó quên.
(Thời gian: 3 đến 4 ngày)
ĐX 01: Đón Xuân cùng đồng bào dân tộc Thái tại bản Hin; bản Son… thuộc xã vùng cao Lũng Cao - huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hoá.
ĐX 02: Đón Xuân cùng đồng bào dân tộc Thái tại bản Sại; bản Hang thuộc xã vùng cao Phú Lệ - huyện Quan Hoá - Tỉnh Thanh Hoá.
ĐX 03: Đón Xuân cùng đồng bào dân tộc Mông tại bản Cá Nọi thuộc xã vùng cao Pù Nhi - huyện Mường Lát - Tỉnh Thanh Hoá.
* Địa chỉ liên hệ
- Cty cổ phần du lịch Thanh Hoá
Điện thoại: 037.3758.812
- Cty TM và Dl Hương Lúa
Điện thoại: 037.3216528
- Cty TM DV-DL Đường Sắt
Điện thoại: 037.3722823
- Chi nhánh Cty TNHH TM-DL VN
Điện thoại: 037.3758080
- Cty cổ phần Mai Linh Thanh Hoá
Điện thoại: 037.3756212
- Cty CP DV và DL TM Xuyên Việt
Điện thoại: 037.3750036
* Hành trình 1000 năm những kinh đô Việt Nam
Giới thiệu: Đến với chương trình du lịch chuyên đề 'Hành trình 1000 năm những kinh đô Việt Nam' du khách sẽ được thăm lại các kinh đô Việt Nam qua các thời kỳ: Thăng Long (Hà Nội); Hoa Lư (Ninh Bình); Thành nhà Hồ, Lam Kinh (Thanh Hoá); Phượng Hoàng Trung Đô (Nghệ An); Huế (Thừa Thiên Huế). Đồng thời, du khách sẽ được thưởng thức những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay những nét văn hoá đậm đà bản sắc của những vùng đất mà chúng ta sẽ đi qua...
Ngày 01: Hà Nội - Ninh Bình
Ăn sáng - Khởi hành đi thăm Kinh thành Thăng Long Hà nội (Thăm Hoàng Thành; Văn Miếu; Lăng Bác…). Ăn trưa - Khởi hành đi thăm Cố đô Hoa Lư, Tam cốc Bích động- Ăn tối và nghỉ tại Ninh Bình.
Ngày 02: Ninh Bình - Thanh Hoá
Ăn sáng - Khởi hành đi Thanh Hoá thăm Thành nhà Hồ, Lam Kinh, Suối cá Thần Cẩm Lương - Chiều đưa khách về Sầm Sơn tắm biển - Ăn tối và nghỉ tại Sầm Sơn.
Ngày 03: Thanh Hoá - Nghệ An
Ăn sáng - Thăm Hòn Trống - Mái, đền Cô Tiên, đền Độc Cước, đi chợ mua hải sản làm quà - Ăn trưa - Chiều khởi hành đi Nghệ An. ăn tối và nghỉ tại TP Vinh.
Ngày 04: Nghệ An - Huế
Ăn sáng - thăm Quảng trường Hồ Chí Minh; thắng cảnh sông Lam, núi Hồng - Di tích của Phượng Hoàng Trung Đô - Ăn tối và nghỉ đêm tại Thành phố Vinh - Ăn sáng và khởi hành đi thăm Quê nội, Quê ngoại Bác Hồ - Ăn trưa - Khởi hành đi Huế - Tối nghỉ tại Huế.
Ngày 05: Huế
Ăn sáng - Thăm quan Đại Nội, Thái Miếu và các lăng tẩm của các triều Vua - Tối nghe ca Huế trên sông Hương
Ngày 06: Huế - Quảng Bình
Ăn sáng - Thăm chùa Thiên Mụ, Chợ Đông Ba - khởi hành đi Phong Nha, tối nghỉ tại Phong Nha.
Ngày 07: Phong Nha - Cửa Lò
Ăn sáng - xuống thuyền đi thăm động Phong Nha - Ăn trưa - Về tắm biển Cửa Lò - Ăn tối và nghỉ tại Cửa Lò.
Ngày 08: Nghệ An - Hà Nội
Ăn sáng, dạo chơi tự do - 9 giờ chia tay Cửa Lò, ăn trưa dọc đường, chiều đưa Quý khách về điểm hẹn kết thúc chuyến đi.
* Tham quan các danh lam, thắng cảnh Thanh Hoá
CT 01: Sầm Sơn - Thành phố Thanh Hóa
(Thời gian 1 ngày)
7h30: Đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi thăm Thành phố Thanh Hoá, thăm Thái miếu Nhà Lê; Bảo tàng Thanh Hoá; nhà tưởng niệm Bác Hồ; Động Long Quang.
12h: Ăn trưa và nghỉ ngơi ở nhà hàng du thuyền Kim Quy. Thăm Động Tiên Sơn; Vãn cảnh Chùa Tăng Phúc;
16h: Trở về Sầm Sơn tắm biển và kết thúc chuyến đi.
CT 02: Sầm Sơn - Tĩnh Gia
(Thời gian 1 ngày)
7h30: Đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi Tĩnh Gia thăm cụm thắng tích Ba Làng; Thăm nhà thờ Ba Làng - Một kiến trúc tôn giáo cổ kính và độc đáo; Thăm đền thờ Quang Trung; Chùa Đót Tiên...
12h: ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng ở Tĩnh Gia. Thăm nhà máy xi măng Nghi Sơn; Làng Chài ở bán Đảo Nghi Sơn.
16h: trở về Sầm Sơn tắm biển và kết thúc chuyến đi.
CT 03: Sầm Sơn - Đền Bà Triệu - Nga Sơn
(Thời gian 1 ngày)
7h30: đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi thăm Đền Bà Triệu và thắp hương tại mộ Bà trên đỉnh núi Tùng; Chia tay Đền Bà Triệu, quý khách đi Nga Sơn thăm Động Từ Thức nghe câu chuyện tình của Chàng Từ Thức với Nàng Giáng Hương nơi cõi tiên.
12h: Nghỉ trưa và thưởng thức đặc sản tại thị trấn Nga Sơn. Thăm đảo Dưa Mai An Tiêm; Viếng cảnh chùa Tiên; Đi chợ mua chiếu Cói và các sản vật làm từ cói...
16h: trở về Sầm Sơn tắm biển và kết thúc chuyến đi
CT 04: Sầm Sơn - Khu di tích Lịch sử Văn hóa Lam Kinh
(Thời gian 1 ngày)
7h30: Đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi Thọ Xuân thăm khu di tích Lịch sử - Văn hoá Lam Kinh. Thắp hương viếng mộ Lê Lợi; Bia Vĩnh Lăng, các lăng mộ và văn bia của các vị Vua và Hoàng hậu Triều Lê.
12h: Ăn trưa và nghỉ ngơi tại thị trấn Lam Sơn. Tiếp tục đi Ngọc Lặc thăm Đền thờ Lê Lai.
16h: Trở về Sầm Sơn tắm biển và kết thúc chuyến đi.
CT 05: Sầm Sơn - Khu du lịch sinh thái Bến En
(Thời gian 1 ngày)
7h30: Đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi Như Thanh thăm khu du lịch sinh thái Bến En, thăm phòng trưng bày tiêu bản các loại động thực vật; Đi ca nô ngắm cảnh trên mặt hồ, thăm Đảo tình yêu.
12h: Ăn trưa và nghỉ ngơi trên Đảo. Tiếp tục đi thăm Đền Phủ Sung; Cây Lim ngàn tuổi, ghé chợ Bến Sung mua đặc sản rừng.
16h: Trở về Sầm Sơn tắm biển và kết thúc chuyến đi.
CT 06: Sầm Sơn - Thành Nhà Hồ - Suối cá thần Cẩm Lương
(Thời gian 1 ngày)
7h30: Đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi Cẩm Thuỷ thăm Suối cá Thần Cẩm Lương; khám phá Động Cây Đăng; Bản Ngọc của người Mường.
12h: Ăn trưa và thưởng thức đặc sản cá Lăng tại thị trấn Cẩm Sơn. Tiếp tục đi Vĩnh Lộc thăm Thành Nhà Hồ; Đền thờ Nàng Bình Khương; Đàn Tế Nam Giao.
16h: Trở về Sầm Sơn tắm biển và kết thúc chuyến đi.
3. Một số dự án hiện nay
Dự án khu du lịch Suối Cá Thần
- Chủ dự án: UBND huyện Cẩm Thuỷ
- Địa điểm: Xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ
- Qui mô dự án: 20 ha
- Tổng khái toán đầu tư HTCS: 41,696 tỷ đồng
- Các hạng mục công trình: Làng văn hóa dân tộc, các công trình phục vụ khách du lịch.
Dự án khu du lịch sinh thái Quảng Cư
- Chủ dự án: UBND Thị xã Sầm Sơn
- Địa điểm: Xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn
- Qui mô dự án: 432,25 ha
- Tổng khái toán đầu tư HTCS: 41,7 tỷ đồng
- Các hạng mục công trình: Trung tâm du lịch sinh thái cửa sông, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu câu cá.
Dự án khu du lịch sinh thái Bến En
- Chủ dự án: Vườn Quốc gia Bến En
- Địa điểm: Xã Hải Vân, huyện Như Thanh
- Qui mô dự án: 5000 ha
- Tổng khái toán đầu tư HTCS: 100 tỷ đồng
- Các hạng mục công trình: Biệt thự vườn, bãi cắm trại, các công trình lưu trú, ăn uống dịch vụ, sân gôn, vườn thú, vườn thực vật.
* Dự án khu du lịch Nam Sầm Sơn
- Chủ dự án: UBND huyện Quảng Xương
- Địa điểm: Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương
- Qui mô dự án:268,13 ha
- Tổng khái toán đầu tư HTCS: 183 tỷ đồng
- Các hạng mục công trình chính:
Khách sạn khu cắm trại, biệt thự, khu vui chơi
giải trí, bãi tắm biển, công viên cây xanh.
* Dự án khu du lịch núi Trường Lệ
- Chủ dự án: UBND Thị xã Sầm Sơn
- Địa điểm: Núi Trường Lệ Thị xã Sầm Sơn
- Qui mô dự án: 230 ha
- Tổng khái toán đầu tư HTCS: 208,827 tỷ đồng
- Các khu chức năng chính: Các khu vui chơi giải trí hiện đại, khách sạn biệt thự.
* Dự án khu vui chơi giải trí Hàm Rồng
- Chủ dự án: UBND thành phố Thanh hóa
- Địa điểm: Phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa
- Qui mô dự án: 568,78 ha
- Tổng số vốn đầu tư: 25 triệu USD
- Các khu chức năng chính: Quần thể tượng đài các thời kỳ lịch sử, làng văn hóa các dân tộc, khu vui chơi giải trí hiện đại, hệ thống cáp treo, khu dịch vụ thể thao, khu bảo tồn động thực vật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hướng phát triển du lịch ở thanh hóa.doc