MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn kinh doanh và tầm quan trọng của vốn kinh doanh
1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
1.1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh
1.1.3. Vai trò của vốn kinh doanh
1.1.4. Cơ cấu vốn kinh doanh
1.2. Một số vấn đề huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Những vấn đề cơ sở
1.2.2. Các hình thức huy động vốn kinh doanh
1.2.3. Các nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty cổ phần
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.5. Các chỉ tiêu liên quan đến huy động vốn kinh doanh
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.3.1. Quan niệm chung về hiệu quả
1.3.2. Mục đích của phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.3.3. Quản lý vốn cố định và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
1.3.4. Quản lý vốn lưu động và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động
1.3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP HÀ NAM
2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần tổng hợp Hà Nam
2.1.1. Khỏi quỏt về quá trình hình thành và phát triển công ty
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
2.2. Thực trạng về tình hình huy động vốn kinh doanh ở công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
2.2.1. Khái quát chung về tình hình huy động vốn kinh doanh
2.2.2. Những hình thức mà công ty đã áp dụng
2.3. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn ở công ty
2.3.1. Thực trạng chung về nguồn vốn trong kinh doanh
2.3.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định
2.3.3. Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động
2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.4. Đánh giá chung về huy động và sử dụng vốn của công ty
2.4.1. Công tác huy động vốn
2.4.2. Vấn đề sử dụng vốn kinh doanh
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP HÀ NAM
3.1 Định hướng phát triển của công ty trong năm tới
3.2 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.1. Những thuận lợi
3.2.2. Những khó khăn
3.3. Một số biện pháp để huy động tối đa các nguồn vốn
3.3.1. Sử dụng tín dụng thuê mua
3.3.2 Giải quyết nhanh chóng lượng thành phẩm tồn kho nhằm đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động
3.3.3 Cần tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên
3.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
3.4.1. Đổi mới tình hình tiêu thụ sản phẩm
3.4.2. Sử dụng các phương thức thanh toán hợp lý
3.4.3 Lựa chọn nguồn cung cấp thớch hợp
3.4.4 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm hệ số nợ
3.5 Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2741 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn huy động vốn của công ty.
2.2.2. Những hình thức mà công ty đã áp dụng
Qua phân tích trên, ta thấy nguồn vốn của công ty bị giảm qua các năm hoạt động. Hãy xem xét đâu là nguyên nhân và các nguồn giảm như thế nào.
2.2.2.1. Tín dụng thương mại từ nhà cung cấp
Ở chương I ta đã biết đến tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước của công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan.
Bảng 5: Nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Phải trả người bán
2,195%
-16,02%
-3,97%
2. Người mua trả tiền trước
-58,01%
36,98%
56,14%
Tổng (1+2)
-55,815%
20,96%
52,17%
Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Nhìn vào kết quả ta thấy: Nếu xét riêng từng các hình thức một “Phải trả người bán” và “người mua trả tiền trước” thì sự biến động là không ổn định. Có thể là cùng tăng nhưng có thể là tăng cái này giảm cái kia. Nhưng nhìn vào kết quả tổng thể lại thấy nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty tăng rất nhanh trong mấy năm qua. Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn của công ty, nhưng về dài hạn cũng biểu hiện những hạn chế nhất định. Sự tăng lên của nguồn này cũng thể hiện sự ràng buộc về tài chính với các nhà cung ứng, nhưng nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn kinh doanh.
Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của vốn đi chiếm dụng thì ngược lại công ty vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng lên tương ứng.
Bảng 6: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Phải thu khách hàng
9,46%
-10.45%
-5,05%
2. Trả trước người bán
134,15%
176.93%
75.39%
Tổng (1+2)
173,07%
166,48%
70,34%
Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Như vậy, năm 2006 và năm 2007 thì vốn của công ty bị chiếm dụng cũng tăng rất nhanh. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì vốn bị chiếm dụng của công ty lại giảm đi. Bây giờ có thể xem xét thực chất công ty bị chiếm dụng vốn hay đi chiếm dụng vốn ta sẽ xem xét phần chênh lệch.
Bảng 7: Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Đầu 2006
Cuối 2006
Cuối 2007
Cuối 2008
1.Vốn đi chiếm dụng
25.764.261.982
23.453.331.858
21.376.022.399
17.994.972.303
2.Vốn bị chiếm dụng
24.518.803.708
24.146.244.996
22.299.846.964
19.960.151.245
3. Chênh lệch
1.245.458.274
-692.913.138
-923.824.565
-1.965.178.942
Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Qua xem xét mấy năm ta thấy: Chỉ có năm 2006 là công ty chiếm dụng được vốn còn thực chất công ty không chiếm dụng được vốn mà còn bị chiếm dụng một khoản rất lớn và khoản này tăng lên hàng năm. Điều này không phải do chính sách bán hàng của công ty mà do đặc điểm về sự tiêu thụ sản phẩm mà đã nói ở trên. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào tiến độ tiêu thụ sản phẩm và nguồn vốn công ty huy động từ bên ngoài. Đó là điều ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì phần lớn vốn kinh doanh của công ty là vay ngân hàng lại bị chiếm dụng nên phải chịu lãi suất cho khoản vốn đó và hạn chế số vòng quay của vốn lưu động. Công ty nên tìm ra biện pháp để cân đối hợp lý giữa khoản phải trả và phải thu.
2.2.2.2. Vay ngắn hạn ngân hàng
Trong mấy năm qua hoạt động tình hình vay ngắn hạn của ngân hàng của công ty như sau:
Bảng 8: Tình hình vay ngắn hạn ngân hàng
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Đầu 2006
Cuối 2006
Cuối 2007
Cuối 2008
1. Giá trị
21.937.095.511
38.345.773.807
27.212.863.977
15.517.761.655
2. Chênh lệch
16.218.600.334
-11.132.909.830
-11.695.102.322
3. %
56,63%
-29.03%
-42,97%
Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Vốn vay ngắn hạn ngân hàng biến động tăng, giảm không ổn định qua các năm. Đây là nguồn huy động chính của công ty, nên nguồn này tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào trữ lượng sản xuất, vào khả năng thanh toán tiền hàng cho công ty. Nguồn vốn này có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của công ty.
2.2.2.3. Các khoản phải trả công nhân viên, phải trả khác
Đây chỉ là những nguồn giải quyết nhu cầu vốn cấp bách, tạm thời. Ta hãy xem xét tình hình thực hiện các nguồn này của công ty như sau:
Bảng 9: Các khoản phải trả công nhân viên, phải trả khác
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Đầu 2006
Cuối 2006
Cuối 2007
Cuối 2008
1. Phải trả CNV
2.693.381.126
2.456.517.891
1.299.342.520
1.727.281.804
2. Phải trả nội bộ
3.931.587.881
3.754.844.308
1.590.109.772
869.009.940
3. Phải trả khác
7.091.423.922
6.428.043.486
6.293.942.268
7.530.091.374
4. Tổng
13.716.392.929
12.639.405.685
9.183.394.559
10.126.383.118
5. Lượng tăng, giảm
-1.076.987.244
-3.456.011.126
942.988.559
6. % tăng giảm
-7,85%
-27,34%
10,26%
Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Năm 2006 nguồn vốn này giảm 1.076.987.244 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 7,85%. Năm 2007 tiếp tục giảm 3.456.011.126 đồng, với tỷ lệ giảm 27,34%. Trong thời gian này, công ty đang cần vốn mở rộng sản xuất kinh doanh mà vốn lấy từ các nguồn này không phải trả bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, nếu chiếm dụng quá lâu và nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của công nhân viên trong công ty. Đến năm 2008 nguồn vốn nay tăng 942.988.559 đồng, tương ứng với 10,26% cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả vốn ở các năm trước nên nên đã trả được khoản này cho công ty.
2.2.2.4. Nợ dài hạn
Bảng 10: Tình hình nợ dài hạn của công ty
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Đầu 2006
Cuối 2006
Cuối 2007
Cuối 2008
1. Nợ dài hạn
284.379.184
5.576.677.029
5.274.546.763
3.510.245.617
2. Lượng tăng, giảm
5.292.279.845
901.627.590
-2.937.262.762
3. % tăng giảm
1860,9%
8,14%
-24,52%
Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Như vậy, trong những năm qua thì nguồn vốn này đã tăng lên rất nhanh chóng về quy mô lớn. Tuy nhiên đến năm 2008 thì lại giảm là gì: Cuối năm 2006 trong tổng số nợ dài hạn của công ty (có 64.732.291 đồng là vay dài hạn còn 5.512.117.939 là nợ dài hạn của công ty) sang đến năm 2008 có lẽ công ty đã trả một khoản nợ dài hạn nên số vốn nợ dài hạn của công ty là giảm đi.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY
2.3.1. Thực trạng chung về nguồn vốn trong kinh doanh
Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam cũng như mọi doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì phải quán triệt nguyên tắc “cạnh tranh”. Các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, giá cả hợp lý. Muốn vậy phải sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để mục đích làm cho giá thành thấp.
Nói là như vậy nhưng việc thực hiện nó không dễ một chút nào. Các doanh nghiệp còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn mà một trong những khó khăn là thiếu vốn. Việc thiếu vốn của Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam làm cho công ty không đổi mới được máy móc thiết bị, khả năng cạnh tranh của công ty là khó.
Tuy nhiên trong những năm gần đây Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam đã mua sắm mới cũng như tự nghiên cứu để sản xuất ra những máy móc thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên do thiếu vốn nên việc đầu tư chủ yếu trên quy mô nhỏ và không đồng bộ, năng lực sản xuất của công ty thay đổi nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Không chỉ thiếu vốn đổi mới công nghệ mà công ty còn thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh.
2.3.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định
2.3.2.1 Cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành
Vốn cố định của công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn vay
Bảng 11: Cơ cấu vốn cố định theo nguồn
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Cuối năm
Đầu năm
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
A.Tự bổ sung
12.543.417.095
46,52
13.667.553.704
47,32
-1.124.136.608
-8,22
1. Nhà cửa VLKT
4.906.412.676
39,12
5.747.013.689
42,05
-840.601.013
-14,63
2. Máy móc thiết bị
893.813.278
7,13
436.847.962
3,20
456.965.316
104,61
3.Phương tiện vận tải
6.550.449.472
52,22
7.265.471.743
53,16
-715.022.271
-9,84
4.Dụng cụ QL
192.741.669
1,54
218.220.309
1,60
-25.478.640
-11,68
B. Vay ngân hàng
14.422.093.009
53,48
15.213.064.506
52,68
-790.971.497
-5,20
1. Nhà cửa VLKT
5.214.198.715
36,15
4.836.202.107
31,79
377.996.608
7,82
2. Máy móc thiết bị
1.969.156.349
13,65
1.620.482.789
10,65
348673560
21,52
3. Phương tiện vận tải
7.238.737.945
50,19
8.756.379.611
57,56
-1.517.641.665
-17,33
Tổng cộng
26.965.510.104
100%
28.880.618.210
100
-1.915.108.106
Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét:
Vào thời điểm đầu năm với tổng số vốn cố định của công ty là 28.880.618.210 đồng nguyên giá TSCĐ, trong đó vay ngân hàng chiếm 52,68%, còn vốn tự bổ sung chiếm 47,32% một tỷ trọng tương đối lớn, điều đó phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên trong năm 2008 vốn cố định cũng giảm 1.915.108.106 đồng, trong đó vốn tự bổ sung giảm 1.124.136.608 đồng và vốn ngân hàng giảm 790.971.497 đồng. Phương tiện vận tải từ nguồn vốn tự bổ sung và vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn thì đều giảm, vốn tự bổ sung giảm 715.022.271 đồng, tương ưng với tỷ lệ giảm 9,84%. Từ vốn vay ngân hàng giảm 1.517.641.665 đồng, tương ứng với tỷ lệ 17,33%. Nguyên nhân là do công ty đã thanh lý một số phương tiện cho doanh nghiệp khác đồng thời cho thấy công ty đã và đang đi vào ổn định sản xuất.
Qua các năm 2007, 2008 thì phần lớn vốn của công ty hay vốn vay ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn.
Đó cũng là một khó khăn của công ty vì công ty bỏ ra một khoản chi phí để trả lãi suất. Đành rằng kinh doanh là phương pháp vay vốn nhưng công ty cần có những biện pháp để cân đối nguồn vay và phương pháp sử dụng hợp lý tình hình nguồn vốn.
2.3.2.2. Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là sự tích luỹ về mặt giá trị, bù đắp giá trị hao mòn của chính TSCĐ đó bằng cách chuyển dần giá trị TSCĐ một cách có kế hoạch theo mức quy định vào giá thành sản xuất ra trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.
Để tính khấu hao chính xác, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ khấu hao để tạo nguồn thay thế và duy trì sản xuất của TSCĐ để bảo toàn vốn cố định. Việc thực hiện khấu hao sẽ hình thành nên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn TSCĐ.
Do chức năng, tác dụng và giá trị của mỗi loại TSCĐ khác nhau nên để phản ánh sự hao mòn TSCĐ đúng thì mỗi loaị TSCĐ được áp dụng một tỷ lệ khấu hao nhất định.
Bảng 12: Trích khấu hao TSCĐ các năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Khấu hao cơ bản
2006
2007
2008
1. Nhà cửa vật kiến trúc
2.491.640.931
2.612.766.149
4.705.628.514
2. Máy móc thiết bị
119.346.440
175.182.033
694.159.442
3. Phương tiện vận tải
996.371.511
1.419.403.266
2.021.652.362
4. Dụng cụ quản lý
122.162.668
277.549.415
323.090.327
Tổng cộng
3.729.521.555
4.484.900.863
7.783.375.656
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện trích khấu hao TSCĐ
2.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, ta sẽ dùng một số chỉ tiêu cơ bản sau: sức sản xuất TSCĐ và sức sinh lời TSCĐ. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam được thể hiện sau:
Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
Chênh lệch
Mức
(%)
1. Tổng DT (TR)
106.672.221.912
99.610.190.909
-7.062.031.003
-6,62
2. LN thuần (PR)
5.066.600.998
4.831.625.137
-234.975.861
-4,64
3. NG BQ TSCĐ
26.400.315.080
27.923.064.157
1.522.749.078
5.77
4. Giá trị còn lại
12.795.226.118
11.214.852.376
5. Hiệu suất VCĐ
a. Theo nguyên giá
4,04
3,57
-0,47
-11.71
b. Theo GTCL
8,34
8,88
0,54
6.54
6. Doanh lợi VCĐ
a. Theo nguyên giá
0,19191
0,17303
-0,01888
-9,84
b. Theo GTCL
0,39598
0,43082
0,03485
8.80
7. Hàm lượng VCĐ
0,24749
0,28032
0.03284
13,26
Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2007, 2008 của công ty.
Qua kết quả của bảng ta thấy: năm 2007 tuy doanh thu của công ty cao hơn năm 2008 nhưng năm 2007 có lãi thấp hơn. Vì thế sức sản xuất của TSCĐ của năm 2007 vẫn cao hơn năm 2008 do doanh thu cao hơn và nguyên giá bình quân của TSCĐ năm 2007 lại nhỏ hơn. Nhưng sức sản xuất của TSCĐ theo GTCL thì cả năm 2008 lại cao hơn năm 2007.
- Theo nguyên giá bình quân TSCĐ: Cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh năm 2007 thì tạo 4,04 đồng doanh thu và năm 2008 là 3,57 đồng doanh thu. Như vậy mức giảm là 0,47 đồng tương ứng giảm 11,71 %. Từ đó ta có: để đạt được mức doanh thu như năm 2007 trong điều kiện hiệu suất sử dụng TSCĐ không đổi thì nguyên giá bình quân TSCĐ mà công ty cần là:
99.610.190.909/4,04 = 24.652.532.571đồng
Như vậy so với thực tế công ty đã tiết lãng phí mất một lượng nguyên giá TSCĐ là
26.965.510.104 - 24.652.532.571 = 2.312.977.533 đồng
- Theo giá trị còn lại: Cứ một đồng bình quân giá trị còn lại của TSCĐ đem vào sản xuất năm 2007 thì tạo ra đồng doanh thu còn năm 2008 thì tạo ra 8,88 đồng doanh thu kết quả đem lại cho công ty một mức tăng 0,54 đồng, tương ứng tăng 6,54%.
Vậy nếu sức sản xuất TSCĐ như năm 2007 thì công ty phải sử dụng:
99.610.190.909/8,34 = 11.948.142.576đồng
Như vậy năm 2008 công ty đã tiết kiệm được một khoản là:
11.948.142.576 -11.214.852.376 = 733.290.200 đồng
- Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định:
Ta có hàm lượng vốn cố định của năm 2007 là 0,24749 đồng nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,24749 đồng TSCĐ. Còn năm 2008 thì hàm lượng vốn cố định là 0,28032 đồng nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,28032 đồng TSCĐ. So với năm 2007 thì năm 2008 tăng lên 0,03284 đồng tương ứng 13,26%, tuy số tăng không lớn nhưng nó đã thể hiện việc sử dụng TSCĐ của công ty có hiệu quả.
2.3.3. Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động
2.3.3.1. Tình hình về cơ cấu vốn lưu động
Bảng 14: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
Chênh lệch
Mức
(%)
Mức
(%)
Mức
(%)
1. Vốn dự trữ
8.062.431.985
45,87
8.562.431.985
48,71
500.000.000
6,20
- NVL
6.532.431.000
81,02
7.032.431.000
82,13
500.000.000
7,65
- CCDC
1.502.000.895
18,63
1.502.000.895
17,54
90
0,00
2.Vốn SX
2.013.636.132
11,46
2.036.782.561
11,59
23.146.429
1,15
3. Vốn lưu thông
7.502.209.962
42,68
6.979.063.525
39,70
-523.146.437
-6,97
- Thành phẩm
4.979.576.762
66,37
3.256.430.325
46,66
-1.723.146.437
-34,60
- Hàng GB
2.522.633.200
33,63
3.722.633.200
53,34
1.200.000.000
47,57
Tổng
17.578.278.079
100
17.578.278.071
100
8
0,00
Nguồn: Hiện trạng VLĐ trong năm 2007, 2008 của Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Tính đến ngày 31/12/2007, tổng vốn lưu động của công ty là 17.578.278.079 đồng. Trong đó vốn dự trữ là 8.062.431.985 đồng, chiếm 48,71%vốn lưu động, vốn trong khâu sản xuất là 2.013.636.132 đồng, chiếm 11,46%, còn vốn trong khâu lưu thông là 7.502.209.962 đồng chiếm 42,68%. Kết cấu trên có thể nói là chưa hợp lý bởi vì vốn trong sản xuất chiếm tỷ lệ thấp nhất, vốn dự trữ và vốn trong lưu thông lại chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động. Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn của công ty bị ứ đọng nhiều, vốn bị chiếm dụng lớn. Cuối năm 2008 vốn lưu động của công ty có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Vốn dự trữ tăng do nguyên vật liệu tăng 500.000.000 tương ứng với tỷ lệ 6,2%. Vốn trong lưu thông tăng 6,97%, trong đó hàng gửi đi bán chiếm tỷ trọng 53,34% tăng 1.200.000.000 đồng, với tỷ lệ tăng 47,57% cho thấy việc xúc tiến bán hàng ở các đại lý gửi bán đã thu được hiệu quả. Sở dĩ có điều này là do công ty thực hiện tiêu thụ theo hình thức bán trước trả tiền sau. Bên cạnh đó khi mua nguyên vật liệu công ty phải ứng trước một khoản tiền từ đó giảm hiệu quả sử dụng vốn. Với việc lưu giữ một lượng vốn lưu thông quá lớn lại không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn nằm trong các khoản phải thu đã làm tăng nhu cầu vốn lưu động đòi hỏi công ty phải vay nợ để đáp ứng nhu cầu về vốn. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị không đơn thuần là đánh giá xem vốn lưu động có hiệu quả hay không mà còn thông qua quá trình đánh giá để các nhà quản trị đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đọng trong những năm tiếp theo.
2.3.3.2. Tình hình quản lý vốn lưu động ở công ty
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty ta lập bảng phân tích so sánh qua hai năm 2007, 2008 về tình trạng công nợ, các khoản phải thu, phải trả của công ty qua bảng sau:
Bảng 15: Khoản phải thu và nợ phải trả của công ty
Đơn vị:đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
Chênh lệch
Mức
%
Mức
%
Mức
%
I.Khoản PT
31.968.566.606
28,66
28.111.663.658
31,47
-3.856.902.948
-12,06
1.PTKH
23.785.360.456
74,4
21.300.434.650
75,77
-2.484.925.806
-10,45
2.Trả trước NB
360.884.540
1,13
999.412.314
3,55
638.527.774
176,93
3.Phải thu TU
759.244.950
2,37
50.3267.359
1,79
-255.977.590
-33,71
4.Phải thu NB
3.146.021.982
9,84
3.333.618.772
11,86
187.596.791
5,96
5.PT khác
3.676.299.629
11,5
2.471.683.132
8,79
-1.204.616.497
-32,77
II.Khoản PT
79.559.191.239
71,34
61.211.897.645
68.53
-18.347.293.593
-23.06
1.Nợ dài hạn
5.576.677.029
7,10
52.74.546.763
8,87
-302.130.266
-5,42
-Vay dài hạn
64.732.291
1,16
5.274.546.763
1
5.209.814.471
8048,25
-Nợ DH khác
5.512.117.939
98,84
0
0
-5.512.117.939
-100
2.Nợ ngắn hạn
73.982.514.210
92,99
55.937.350.883
91,38
-18.045.163.327
-24.39
-Vay ngắn hạn
38.345.773.807
51,83
27.212.863.977
48,65
-11.132.909.830
-29,03
-Phải thu NB
21.296.364.359
28,79
17.885.851.418
31,97
-3.410.512.942
-16,02
- NM trả trước
79.658.040
0,11
109.120.885
0,19
29.462.845
36,98
- Phải trả CNV
2.456.517.891
3,32
1.299.342.520
2,32
-1.157.175.371
-47,11
- Thuế phải trả
1.621.312.319
2,19
1.546.120.044
2,76
-75.192.276
-4,64
- Phải trả CT
3.754.844.308
5,07
1.590.109.772
2,84
-2.164.734.537
-57,65
- Phải trả khác
6.428.043.486
8,69
6.293.942.268
11,25
-134.101.218
-2,09
Tổng
111.527.757.845
100
89.323.561.303
100
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính 2007, 2008
Trong hai năm 2007, 2008 nguồn vốn công ty đã chiếm dụng là rất lớn trong khi đó vốn của công ty bị chiếm dụng lại nhỏ hơn rất nhiều. Nguyên nhân do công ty đã được các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho kéo dài thời gian thanh toán và một số công trình XDCB mà công ty đã cung ứng vật liệu đã thanh toán nhanh hơn cho công ty. Đi sâu vào xem xét tong loại ta thấy:
Khoản phải thu năm 2008 so với năm 2007 giảm 3.856.902.948 đồng, với tỷ lệ 12,06%. Trong đó, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng 75,77% giảm 2.484.925.806 đồng, với tỷ lệ 10,45% sẽ hạn chế được rủi ro trong thanh toán. Trả trước cho người bán tăng 638.527.774 đồng, tương ứng với tỷ lệ 176,93%, mức độ tăng cao. Công ty chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp, tuy nhiên nếu số chiếm dụng này quá lớn và lâu sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thị trường. Các khoản phải thu khác chủ yếu là chi sự nghiệp, chi đầu tư xây dựng cơ bản chưa được duyệt nay thu hồi… Khoản phải thu khác giảm 1.204.616.497 đồng, tương ứng với 32,77%, mức giảm khá cao,giúp cho nguồn vốn công ty sử dụng có hiệu quả hơn.
Khoản phải trả năm 2008 giảm 18.347.293.593đồng,tương ứng với 23,06% so với năm 2007,trong đó nợ ngắn hạn giảm 18.045.163.327đồng, với tỷ lệ 24,39%. Trong năm 2007 công ty đã đạt doanh thu khá cao nên đã trả nợ nhà cung cấp. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty nhờ đó mà được quan tâm hơn. Phải trả công nhân viên giảm 1.157.175.371 đồng, tương ứng với tỷ lệ 47,11%. Nợ dài hạn năm 2008 giảm 302.130.266 đồng, tương ứng với 5,42% so với năm 2007, trong đó khoản nợ dài hạn đã được công ty trả hết nợ. Mặc dù, trong năm 2008 số vốn công ty chiếm dụng giảm nhiều nhưng qua đó thể hiện công ty đã nỗ lực tăng doanh thu,tìm kiếm lợi nhuận, cải thiện đời sống công nhân viên.
2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty người ta xem xét những chỉ tiêu được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
Mức
%
1. Tổng doanh thu
106.672.221.912
99.610.190.909
-7.062.031.003
-6,62
2. Lợi nhuận thuần
5.066.600.998
4.831.625.137
-234.975.861
-4,64
3.Vốn lưu động bình quân
16.233.673.915
17.578.270.071
1.344.596.156
8.28
4. Sức sản xuất của VLĐ (1:3)
6,57
5,67
-0,91
-13,76
5. Sức sinh lời VLĐ (=(2): (3))
0,312
0,275
-0,037
-11,93
6. Số vòng luân chuyển (=(1): (3))
7
6
-1
-13,76
7. Độ dài một vòng luân chuyển =(360: (5))
55
63
8
15,96
8. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (=(3) : (1))
0,152
0,176
0,024
15,96
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Trong một công ty VLĐ quay được càng nhiều vòng trong một năm càng tốt .Tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại số vòng quay VLĐ càng ít thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng kém. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên các nhà quản trị cần tích cực đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động lên.Thông qua bảng trên trong năm 2007 chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động khá cao quay 7 vòng/năm,số ngày 1 vòng vốn lưu động luân chuyển là 55 ngày. Năm 2008 vốn lưu động luân chuyền được 6 vòng/năm,số ngày 1 vòng vốn lưu động luân chuyển là 63 ngày. So với năm 2007 số vòng quay vốn lưu động giảm 1 vòng và số ngày kéo dài hơn 8 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu của năm 2008 giảm. Tuy vậy đây vẫn là những con số khả quan.
Chỉ tiêu mức đảm nhận VLĐ: chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng quay VLĐ. Chỉ tiêu này cho biết số đồng vốn lưu động mà công ty bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu năm 2007 là 0,152; năm 2008 là 0,176. Số vốn lưu động mà công ty bỏ ra để đạt đươc doanh thu như vậy là ít. Điều đó chứng tỏ sử dụng vốn lưu động đã có hiệu quả.
Chỉ tiêu mức doanh lợi VLĐ : cho ta biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty, một đồng VLĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh mang lại cho công ty năm 2007 tạo ra 0,312 đồng lợi nhuận, năm 2008 tạo ra 0,275 đồng lợi nhuận. Công ty cần cố gắng tiết kiệm hơn nữa VLĐ để đạt được lợi nhuận cao hơn.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
2.4.1. Công tác huy động vốn
2.4.1.1. Các thành tựu
Hiện nay các doanh nghiệp đều gặp phải vấn đề là thiếu vốn kinh doanh, là một trở ngại lớn, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế để đáp ứng nhu cầu về vốn, công ty đã chủ động lập kế hoạch huy động vốn từ các nguồn: tự bổ sung, tín dụng, chiếm dụng. Nhờ vậy mà kết quả kinh doanh của công ty có phần khả quan, công ty luôn đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Thực tế cho thấy rằng nhu cầu về vốn lưu động của công ty là rất lớn vì do đặc thù về nguyên vật liệu và sản phẩm sản xuất của công ty. Nguồn huy động cơ bản của công ty là vay ngân hàng, tuy nhiên công ty đã thực hiện sự cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động, công ty có nguồn đi chiếm dụng đã tăng lên nhanh (năm 2007 tăng so với năm 2006 là 20,96%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 52,17%), bên cạnh đó vốn ngân hàng lại giảm. Cơ cấu các bộ phận TSCĐ tương đối hợp lý, công ty đã bước đầu tận dụng tối đa công suất và thời gian làm việc của máy móc thiết bị. Trong công tác khấu hao, công ty luôn trích đủ theo kế hoạch đều đặn hàng năm và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất sử dụng vốn.
2.4.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân
- Lượng vốn huy động từ nguồn tín dụng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số vốn (cụ thể năm 2008: vay ngắn hạn ngân hàng với số tuyệt đối là 15.517.761.655 đồng, chiếm 24,45%; vay dài hạn ngân hàng là 3.510.245.617 đồng chiếm 5,53% trong tổng số vốn). Vì thế phần lãi suất vay ngân hàng đến hạn trả của công ty ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt vốn tín dụng của công ty chủ yếu là phần vay ngắn hạn ngân hàng.
- Lượng vốn còn ứ đọng trong hàng tồn kho tương đối lớn và nguồn vốn bị chiếm dụng cũng lớn. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vốn lưu động, giảm khả năng sinh lời.
2.4.2. Vấn đề sử dụng vốn kinh doanh
2.4.2.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm gần đây công tác sử dụng vốn kinh doanh đạt được một kết quả thông qua các chỉ tiêu.
Bảng 17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản kinh doanh
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
Mức
%
1. Doanh thu
106.672.221.912
99.610.190.909
-7.062.031.003
-6,62
2. Lợi nhuận thuần
5.066.600.998
4.831.625.137
-234.975.861
-4,64
3. Vốn kinh doanh
29.028.900.033
28.793.122.447
-235.777.586
-0,01
4. Vòng quay VKD
3,67
3,46
-0,21
-0,06
5. Tỷ suất LN trên DT
0,047
0,049
0,002
0,02
6. Tỷ suất LN trên VKD
0,1745
0,1678
-0,0067
-0,04
Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Như vậy ta thấy hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh năm 2008 thấp hơn năm 2007 0,06% (do năm 2007 công ty sản xuất kinh doanh đạt doanh thu cao hơn). Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 mang lại kết quả cao hơn năm 2007 0,02%. Cho thấy trong năm 2008 công ty đã tiết kiệm được một số khỏan chi phí không cần thiết. Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết cứ 1đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh mang lại 0,1745 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 chỉ thu được 0,1678 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy công ty đã tận dụng mọi nguồn vốn để thay đổi, mua mới máy móc thiết bị tăng sức sinh lời của vốn cố định. Nhưng năm 2008 việc quản lý sử dụng vốn cố định lẫn vốn lưu động đều không hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh không đạt được như năm 2007.
2.4.2.2. Tồn tại trong vấn đề sử dụng vốn
Qua phận tích các bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty so với tiềm năng hiện có còn ở mức thấp, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
- Mặc dù, nhà máy có lên kế hoạch về dự trữ sản phẩm, hàng hoá và tiền mặt nhưng kế hoạch chưa được thực hiện như: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản lưu động và lượng tiền dùng cho thanh toán tức thời của công ty là thấp. Mặc dù nhà cung cấp ưu đãi trong thanh toán nhưng nếu công ty nợ quá nhiều và quá lâu sẽ ảnh hưởng đến uy tín.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động có xu hướng giảm. Cho thấy việc sử dụng vốn còn nhiều lãng phí, công tác quản lý chi phí chưa thực sự hiệu quả.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP HÀ NAM
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM TỚI
Trên cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 2007 và 2008 cùng với những điều kiện vốn có của mình, công ty nhận định để tồn tại và phát triển là phải tìm ra hướng đi đúng đắn phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty. Việc tìm ra một hướng kinh doanh thích hợp để có một thị trường vững chắc và vị trí tương xứng là mục tiêu phương hướng của công ty trong những năm tới. Công ty cần phải cải thiện được tình hình kinh doanh và nâng cao chất lương hoạt động của mình. Trước mắt công ty cần duy trì các mặt đã đạt được, củng cố và phát triển hơn nữa các mặt đó làm cơ sở cho phương hướng kinh doanh tiếp theo.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và phương hướng phát triển của mình, mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2010 là :
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải có lợi nhuận cao, phấn đấu tăng lợi nhuận hoạt động tài chính.
- Doanh thu bán hàng đạt trên 150 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên trên 1,5 triệu đồng. Từng bước cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện tốt hơn nữa công tác huy động vốn và sử dụng vốn
- Nâng cao nhận thức tư duy về kinh doanh và khả năng nắm bắt nhu cầu trong cơ chế thị trường cho cán bộ công nhân viên để kịp thời với những biến động của thị trường và tự tin hơn trong kinh doanh.
- Tăng cường giáo dục, đào tạo nâng cao, đào tạo lại cho phù hợp với nhiệm vụ mới nhằm nâng cao chất lượng làm việc cho cán bộ công nhân viên.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm cung cấp những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn.
- Tập trung thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế bớt các khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng.
- Trả bớt các khoản nợ đối với ngân hàng nhằm giảm hệ số nợ, đảm bảo độc lập và an toàn tài chính.
3.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty đã không ngừng cố gắng vươn lên để khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Để biết rõ hơn về vấn đề nay ta đi tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2.1. Những thuận lợi
Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, nâng cao quyền và khả năng tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam nói riêng đã đem lại luồng sinh khí mới cho công ty, công ty được quyền lựa chon phương án kinh doanh, được giữ lại toàn bộ quỹ khấu hao để mở rộng sản xuất. Đây là một trong những thuận lợi khách quan cơ bản nhất giúp cho công ty có thể phát huy hơn nữa lợi thế riêng của mình.
Trong những năm qua, quan hệ kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng mở rộng, xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá diễn ra ngày càng sâu sắc. Vì vậy, Việt Nam có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới, tham gia ký kết nhiều hiệp ước thương mại song phương và đa phương, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế. Do đó, các công ty của Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định trong việc mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài.
Ngoài ra, công ty còn có những điều kiện thuận do bản thân công ty có đó là:
Từ khi thành lập công ty không ngừng mở rộng thị trường ra nhiều địa phương trong cả nước, các sản phẩm của công ty có rất nhiều thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. Hiện nay, thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là ở miền Bắc. Do vậy trong tương lai công ty có nhiều tiềm năng để mở rộng thị trường ra toàn quốc nếu có một chiến lược chiếm lĩnh thích hợp.
Công ty có tập thể ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên chức đoàn kết nhất trí cao, có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, năng động, sáng tạo, giàu kinh nghiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh, tâm huyết xây dựng công ty vững mạnh và phát triển toàn diện. Đây chính là cơ sở để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của công ty, đáp ứng kịp thời trước sự thay đổi của thị trường.
Quan hệ hợp tác với các đối tác trong ngoài nước một cách chân tình trên phương diện hai bên cùng có lợi, công ty đã tạo được uy tín với khách hàng nhờ chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cho nên việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời, đảm bảo về số lượng chất lượng, ổn định về giá cả và tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng ổn định.
Với việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công ty không ngừng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Do vậy, công ty đã tiết kiệm được chi phí đàu vào, hạ giá thành sản phẩm, tăng cường hợp tác với nhiều khách hàng và mở rộng thị phần từ đó tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận.
Trên đây là những thuận lợi trong kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty gặp không it những khó khăn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.2.2. Những khó khăn
Một trong những hệ quả của chính sách mở cửa nền kinh tế là việc hàng hoá được tự do lưu thông khiến cho hàng ngoại tràn vào nước ta theo nhiều con đường. Đây là một thách thức không dễ vượt qua đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ riêng Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam.Chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường: trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều phải cố gắng vươn lên để khẳng định vị trí của mình. Vì vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt.
Công ty chưa thực sự chủ động về nguồn hàng, đa số nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài nên công tác vận chuyển và bảo quản gặp nhiều khó khăn, thủ tục hành chính rườm rà, đôi khi việc cung cấp nguyên vật liệu vẫn chưa đáp ứng kịp thời gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Mặt khác, do trực tiếp ký hợp đồng với bên xuất khẩu nên với những mặt hàng mà công ty đã chọn mua không được trả lại, trừ trường hợp hàng không đúng theo các điều khoản ghi trong hợp đồng. Điều này làm công ty gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho.
Mặc dù trình độ lao động của công ty nói chung là tương đối cao nhưng việc bố trí lao động hiện tại vẫn chưa hợp lý. Công ty chưa xây dựng được một chính sách sử dụng lao động hợp lý, chưa có các biện pháp khuyến khích, động viên người lao động nhiệt tình tham gia công việc, lao động sáng tạo. Hơn nữa, công tác tổ chức lao động, tổ chức kinh doanh của công ty còn nhiều bất cập vì vậy công tác quản lý còn nhiều thiếu sót và hiệu quả lao động trong công ty thực sự chưa cao.
Quy mô vốn của công ty như hiện nay nhìn chung là còn nhỏ so với các công ty cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đây cũng là một trong những khó khăn không nhỏ trong quá trình cạnh tranh, bỏ lỡ các hợp đồng. Về lâu dài là không tốt và sẽ ảnh hương tới tình hình tài chính của công ty.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó cần phải nhận thức và hạn chế những khó khăn, phát huy những thuận lợi vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HUY ĐỘNG TỐI ĐA CÁC NGUỒN VỐN
Trong chiến lược về vốn thì phạm trù “huy động vốn”, “sử dụng vốn” và “quản lý vốn” có hiệu quả là không thể tách biệt. Công ty cần thiết phải huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, vấn đề tiếp theo của huy động là sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả. Vậy nên các giải pháp đưa ra đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả huy động hay sử dụng vốn.
3.3.1. Sử dụng tín dụng thuê mua
Trong điều kiện hiện nay, chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều không tránh khỏi giữa các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác mà lại không bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn của mình. ở phần thực trạng ta thấy vốn đi chiếm dụng của công ty là nhỏ hơn vốn công ty bị chiếm dụng.
Vì để đáp ứng được nhu cầu về vốn công ty đã vay ngắn hạn ngân hàng một lượng tiền lớn (tuy nhiên có giảm đến năm 2008, cuối 2007 vay 38 tỷ, năm 1999 vay xấp xỉ là 28 tỷ). Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, do phải bớt một phần lợi nhuận trả lãi cho ngân hàng. Nguyên nhân là do: khả năng tự bổ sung vốn kém, nợ nhiều.
Các giải pháp:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo uy tín đối với khách hàng để thắt chặt mối quan hệ. Như thế khả năng thanh toán tiền cho công ty cũng tốt lên và làm tăng nguồn tiền của công ty.
- Nên thực hiện các đơn thanh toán giao nhận hàng và nhận tiền song song, có thể chậm lại thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn và hợp lý.
- Các biện pháp tạo nguồn tín dụng hợp lí: xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn, công ty phải xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng năm. Từ đó cân đối các nguồn huy động cho sản xuất kinh doanh để nhằm xây dựng cơ bản được cơ cấu vốn lưu động hợp lý, không ngừng nâng cao khả năng tài chính của công ty, giảm được các khoản vay ngân hàng, vốn bị chiếm dụng, đề cao chữ tín trong kinh doanh nhằm ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng, tăng vị thế trên thương trường.
3.3.2 Giải quyết nhanh chóng lượng thành phẩm tồn kho nhằm đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động
Thực tế trong mấy năm qua ở công ty tồn tại một lượng hàng tồn kho khá lớn. Trong đó gồm có: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, thành phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho là chiếm một tỷ trọng lớn. Để giải quyết vấn đề này cần các biện pháp sau:
+ Quản lý nguyên vật liệu cho tốt để tránh tình trạng tồn kho, ứ đọng vốn. Muốn vậy, công ty phải xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất thật chính xác, đúng thời điểm và tạo mối quan hệ tốt, tin tưởng với các nhà cung ứng là một việc quan trọng.
+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm: xây dựng hình thành bộ phận marketing, nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường, tận dụng mọi năng lực sản xuất của công ty và nắm bắt nhanh các thông tin khác để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý. Nhưng đối với khách hàng nào thì cũng phải lấy chất lượng là mục tiêu cung ứng và giá cả hợp lý.
3.3.3 Cần tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên
Trong điều kiện hiện nay, một vấn đề bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp là vấn đề thiếu vốn, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Do thiếu vốn mà doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu là vay ngân hàng. Phần lãi suất phải trả cho ngân hàng khá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, tăng cường nguồn vốn từ nội bộ công ty có một ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, để huy động được nguồn vốn này thì công ty phải tạo được một sự đoàn kết giữa cán bộ công nhân viên với công ty và có mức lãi nhất định cho khoản tiền này
3.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP HÀ NAM
3.4.1. Đổi mới tình hình tiêu thụ sản phẩm
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề khó khăn nhất trong giai đoạn hiện nay của công ty. Chính vì vậy, biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là đổi mới hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến vấn đề này như đã nói là do thời tiết, tình hình chung của nền kinh tế. Nhưng nguyên nhân chủ yếu lại xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Đó là công ty chưa có một chiến lược thị trường, một chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Để thoát khỏi tình trạng hiện tại, công ty cần có một chiến lược thị trường lâu dài, một chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý đáp ứng các yêu cầu trước, trong và sau khi bán hàng. Các biện pháp đó là:
- Công tác đầu tiên và quan trọng nhất là công tác thị trường. Có thị trường có nghĩa là hàng hoá được tiêu thụ. Công ty cần nâng cao trình độ tiếp thị, trình độ bán hàng cho đội ngũ này đồng thời phải có chế độ trách nhiệm vật chất rõ ràng để khuyến khích họ. Chính họ là người tạo nên hình ảnh và uy tín của công ty.
Khách hàng của công ty hầu hết là các đại lý và các nhà bán buôn. Họ đều có quan hệ gắn bó mật thiết với công ty, hoạt động trên cơ sở hoa hồng đại lý và được các công ty thực hiện giá bán ưu đãi, cho nên lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của công ty. Đây là một thuận lợi cho công ty trong việc phát triển mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá. Các đại lý góp phần không nhỏ vào việc tạo lập uy tín, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu thị trường là gián tiếp và trực tiếp. Với phương pháp gián tiếp thì nghiên cứu thị trường dựa vào số liệu đã có. Những số liệu này có thể do chính công ty tạo ra như các số liệu của kế toán tài chính, kế toán kinh doanh, thống kê tiêu thụ sản phẩm... hoặc số liệu này được lấy từ bên ngoài doanh nghiệp thông qua báo chí. Công ty có thể kết hợp với phương pháp trực tiếp để có thể kết luận chính xác hơn.
Tìm hiểu và phân tích thị trường phải phân tích đầy đủ cung và cầu hiện tại, tương lai của thị trường. Thị trường được phân tích ở đây bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường mua sắm các yếu tố đầu vào.
Trong phân tích cung cầu thì công ty cần xác định được số lượng các đối thủ cạnh tranh và tiến hành cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, chiếm tỷ phần cao.
Trong phân tích cầu thì công ty cần xác định được số lượng và quy mô các doanh nghiệp có cầu về loại sản phẩm của công ty. Từ đó, Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam có thể xây dựng chiến lược lâu dài, chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý cho công ty với mức độ chính xác cao. Qua đó, công ty cần tăng cường chính sách tuyên truyền, quảng cáo nhất là quảng cáo trên báo chí của các lĩnh vực. Sau đó, Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam cần phải tổ chức chào hàng trên thị trường để lôi cuốn khách hàng.
3.4.2. Sử dụng các phương thức thanh toán hợp lý.
Công tác thanh toán tiền hàng cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng doanh thu bán hàng. Nếu công ty chỉ duy trì mỗi hình thức thanh toán ngay bằng tiền mặt thì sẽ không khuyến khích được tiêu thụ hàng hoá và hàng hoá của công ty sẽ dễ bị ứ đọng. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu, cân nhắc để có nhiều phương thức thanh toán thích hợp, lựa chọn phương thức thanh toán có hiệu quả nhất vừa tăng được doanh thu bán hàng, vừa đảm bảo thu hồi tiền hàng.
Hiện nay, công ty thường áp dụng phương thức thanh toán chậm, cung cấp hàng trước thanh toán sau. Với phương thức thanh toán như vậy, sẽ làm cho vốn của công ty dễ bị chiếm dụng, trong khi đó bản thân công ty lại phải đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty nên có các phương thức thanh toán hợp lý như yêu cầu khách hàng trả tiền trước với một tỷ lệ nhất định, yêu cầu khách hàng đặt cọc, thế chấp,… nhưng cố gắng làm sao vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và công ty vẫn có lợi trong hoạt động kinh doanh.
3.4.3 Lựa chọn nguồn cung cấp thích hợp
Công ty phải chủ động trong việc mua hàng đầu vào, cần có đội ngũ chuyên môn để nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để từ đó lựa chọn nguồn cung cấp tốt nhất với số lượng và giá cả phù hợp. Đội ngũ chuyên gia này phải am hiểu sâu về các lĩnh vực vật tư kỹ thuật, đồng thời phải am hiểu thị trường. Có như vậy công ty mới dễ dàng thẩm định được chất của các sản phẩm và xác định được giá mua hợp lý. Bởi trong điều kiện giá bán đầu ra không thay đổi, nếu giá mua đầu vào thấp hơn thì sẽ làm cho giá vốn hàng bán giảm đi.
Chúng ta đều biết rằng trong giá vốn hàng bán bao gồm giá mua, chi phí mua và thuế nhập khẩu. Với những nhân tố mang tính khách quan thì công ty khó có thể thay đổi để giảm giá vốn. Nhưng công ty lại có thể chủ động giảm giá mua bằng cách tìm các nguồn hàng có giá mua thấp nhất. Ngoài ra, công ty phải hết sức lưu ý đến chi phí mua. Đó là các khoản chi phí bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bảo hành, chi phí bốc dỡ, bảo quản,…Công ty phải cân nhắc tính toán sao cho tổng giá mua và chi phí mua là thấp nhất. Tránh tình trạng công ty mua được hàng với giá mua rẻ nhưng các chi phí mua lại quá cao làm cho giá vốn tăng cao. Do đó, công ty cần lựa chọn địa điểm mua hàng, phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng hoá sao cho tối thiểu hoá được chi phí.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của việc hạ thấp chi phí, công ty nên có chế độ khen thưởng phù hợp với những cá nhân có sự nổ lực trong việc giảm chi phí cho công ty như tìm được nguồn hàng cung cấp với giá rẻ, phương tiện vận chuyển rẻ nhất, từ đó giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm chi phí.
3.4.4 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm hệ số nợ.
Hiện nay, mọi doanh nghiệp đều phải tự hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, nhà nước không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, việc trông chờ vào nguồn vốn của nhà nước là không thể. Vì vậy, trong thời gian tới để tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ công ty nên thực hiện các giải pháp sau :
- Huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty theo các dự án, chương trình nhất định hay hình thức người lao động muốn làm việc tại công ty phải đóng góp một số vốn nhất định, từ đó góp phần làm tăng vốn lên, đồng thới nâng cao được ý thức tách nhiệm của người lao đông trong công ty. Tuy nhiên, hình thức này có những giới hạn nhất định bởi thu nhập của cán bộ công nhân viên hiện nay còn thấp và số lượng lao động của công ty không nhiều.
- Tăng cường thu hồi các khoản nợ không để vốn bị khách hàng chiếm dụng quá lớn và lâu bởi một mặt công ty phải đi vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn kinh doanh trong khi lại để khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn và lâu như vậy là không hợp lý. Cho nên giảm bớt các khoản phải thu sẽ giải phóng một lượng vốn lớn cho công ty để tài trợ cho các nhu cầu vốn trong kinh doanh, hạn chế được vay nợ và có tiền để thanh toán các khoản nợ đối với khách hàng.
- Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, đặc biệt là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, phải có cách sở dụng đem lại hiệu quả.
- Đối với các khoản phải thu: do việc tiêu thụ theo đơn đặt hàng nên trong các hợp đồng ký kết thì công ty nên quy định rõ phương thức và thời hạn trả tiền cụ thể, các điều khoản vi phạm hợp đồng, thời hạn thanh toán và các điều kiện liên quan. Đồng thời công ty cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thu hồi nợ đúng kỳ hạn đồng thời vẩn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng. Công ty nên cử cán bộ chuyên trách khâu thu hồi nợ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đốc thúc thu hồi nợ.
Bên cạnh đó là những khoản nợ quá hạn khó đòi thì cần có biện pháp thường xuyên theo dõi, đôn đốc để thu hồi nợ đúng kỳ hạn. Quy định những khoản trong một thời hạn nhất định, nếu quá hạn thì chủ nợ phải chịu phạt bằng cách tính theo lãi vay nhất định. Nếu khách hàng vẫn dây dưa không chịu trả nợ thì công ty có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn nếu thấy cần thiết. Những khoản nào không có khả năng thu hồi thì công ty có thể xoá sổ để khỏi tốn kém chi phí theo dõi, quản lý. Việc thu hồi nợ nhanh chóng sẽ giúp cho công ty quản lý đơn giản hơn, giảm được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lý nợ, đồng thời làm cho việc sử dụng vốn linh hoạt hơn và hiệu quả hơn.
- Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát để đánh giá chính xác số vốn lưu động hiện có để kịp thời điều chỉnh những chênh lệch giữa thực tế và sổ sách kế toán.
- Do công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên công ty cần phải lưu ý mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý tránh tình trang lưu trữ quá nhiều dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, đảm bảo mức dự trữ hàng hoá hợp lý và phải có biện pháp quản lý tốt hàng tồn kho, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa.
Ngoài ra, công ty cần nghiên cứu để có nhiều giả pháp thích hợp nhằm nâng cao mọi mặt hoạt động của công ty.
3.5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam trong hai năm qua cùng với những giải pháp đã đưa ra, là sinh viên thực tập tại công ty em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
- Công ty nên xác định tỷ lệ vốn lưu động theo phần trăm doanh thu. Công ty nên tính toán số vốn lưu động cần thiết hiện nay cho thích hợp. Trên cơ sở đó, dựa vào khả năng tăng doanh thu dự báo trong năm để tính toán xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho năm tới, tránh tình trạng xác định vốn lưu động quá cao gây nên tình trạng ứ đọng vốn hoặc vốn lưu động quá thấp không đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh.
- Công ty nên xây dựng một chính sách tín dụng thương mại một cách có hiệu quả. Chính sách tín dụng thương mại này một mặt phải kích thích được tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu đồng thời vẩn đảm bảo cho công ty thu hồi nợ đùng kỳ hạn và tạo nên mối quan hệ mật thiết với các khách hàng mua sản phẩm của công ty.
- Cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty. Hệ thống chỉ tiêu này nên xây dựng một cách đơn giản, dễ hiểu đồng thời vẩn phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình tài chính của công ty. Hàng năm, công ty nên thực hiện tính toán đánh giá váo cuối mỗi quý, 6 tháng hoặc cuối năm để đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty.
- Công ty nên xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn. kế hoạch tài chính này phải sát với hoạt động thực tế của công ty , đảm bảo cho công ty chủ động trong mọi hoạt động, không bị động trong các hoạt động tài chính.
- Công ty nên đánh giá rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh thông qua các hệ số về khả năng thanh toán, mức độ tác động của đòn bẩy tài chính. Có như vậy công ty mới chủ động trong mọi hoạt động, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh và chủ động phòng tránh rủi ro.
KẾT LUẬN
Việc huy động và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện thiếu vốn để phát triển kinh tế như ở nước ta hiện nay. Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng khả năng tích luỹ, giúp doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên...
Là một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động trong cơ chế thị trường, đòi hỏi Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn kinh doanh, duy trì và phát triển nhịp độ kinh doanh, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ - công nhân viên trong công ty.
Sau một thời gian thực tập ở công ty, nhận thấy một vấn đề được xem là rất quan trọng đồng thời cũng là một khó khăn khi thực hiện, em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam”. Với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn của thầy giáo Hồ Ngọc Hà, đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty em đã tìm ra một số mặt yếu của công ty và đề ra một số giải pháp. Nhưng những đề nghị trên chỉ là của một sinh viên chưa có kinh nghiệm, nên nếu như những giải pháp này ít nhiều có ý nghĩa thực tế đối với hoạt động kinh doanh của công ty thì sẽ là một khích lệ rất lớn.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thấy cô giáo, các cô chú trong công ty để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, các cô chú phòng Tài chính - Kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Hồ Ngọc Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề.
Hà Nam, ngày 10 tháng 04 năm 2010
Sinh viên
Lê Thị Huệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đề cương bài giảng tài chính doanh nghiệp_Chủ biên: CN Nguyễn Thị Huệ, Th.S nguyễn Thanh Huyền_NXB Lao Động Xã Hội.
Đề cương bài giảng phân tích tài chính doang nghiệp (lưu hành nội bộ)_Trường CĐ Tài chính – QTKD.
Quản trị tài chính doanh nghiệp_Chủ biên: ThS Đào Văn Tú_NXB Tài chính.
Hồ sơ công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam.doc