Theo phương thức này, doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở của thoả thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về hàng hóa và doanh thu bán hàng.
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3973 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tế của hàng hóa xuất kho theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước - xuất trước
- Phương pháp nhập sau - xuất trước
- Phương pháp tính giá đích danh
*Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá thực tế hàng hóa xuất kho cũng được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân để tính.
Trị giá mua thực tế hàng hóa xuất kho
=
Số lượng hàng hóa xuất kho
x
Đơn giá bình quân
Đơn giá bình quân
=
Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ
+
Số lượng hàng hóa nhập trong kỳ
*Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, phải xác định chính xác giá thực tế nhập kho của từng lần nhập. Hàng nào nhập trước thì xuất trước theo đúng giá từng lần nhập tương ứng. Nếu giá cả có xu hướng tăng thì giá trị hàng tồn kho sát với thực tế tại thời điểm cuối kỳ. Do đó, giá trị hàng xuất trong kỳ thấp, giá trị hàng tồn kho cao dẫn đến chi phí kinh doanh giảm, lợi nhuận tăng. Ngược lại, nếu giá cả hàng hóa có xu hướng giảm thì trị giá hàng tồn kho nhỏ, chi phí tăng và lợi nhuận giảm.
Ưu điểm của phương pháp này là việc tính đơn giản, dễ làm, tương đối hợp lý nhưng khối lượng công việc hạch toán nhiều, lại phụ thuộc vào xu hướng giá cả thị trường.
*Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO): Theo phương pháp này, khi xuất phải tính theo giá vừa nhập lần cuối cùng, khi hết mới lần lượt đến các lô hàng nhập trước.
Ưu điểm của phương pháp này là: công việc tính giá được tiến hành thường xuyên trong kỳ, đơn giản hơn phương pháp nhập trước - xuất trước. Tuy nhiên trường hợp giá cả hàng hóa biến động mạnh thì việc tính giá theo phương pháp này ít chính xác và bất hợp lý.
*Phương pháp tính giá theo giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng hóa xuất kho theo từng lô hàng, từng lần nhập, tức là xuất vào lô hàng nào thì tính theo trị giá của lô hàng đó. Phương pháp này phản ánh chính xác từng lô hàng nhưng công việc phức tạp đòi hỏi thủ kho phải nắm chi tiết từng lô hàng. Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp mà việc quản lý hàng tồn kho cần phải tách biệt.
+ Ngoài ra, trường hợp nếu doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán chi tiết hàng nhập - xuất thì cuối kỳ, kế toán phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để phản ánh trên các tài khoản.
Khi xác định trị giá hàng hoá xuất kho, người ta xác định trị giá mua hàng hoá xuất kho và phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá xuất kho trong kỳ.
Trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho
=
Trị giá mua vào
của hàng hoá
bán ra
+
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kì
3.2. Phân bổ chi phí thu mua hàng hoá cho hàng hoá bán ra trong kỳ.
Chi phí thu mua hàng hóa được phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ được xác định như sau:
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kì
=
Chi phí thu mua hàng hóa tồn đầu kì
+
Chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong kì
x
Trị giá thực tế hàng hóa xuất kho trong kì
Trị giá thực tế hàng hóa tồn đầu kì
+
Trị giá thực tế hàng hóa nhập kho trong kì
4. Nội dung kế toán giá vốn hàng bán
Chứng từ kế toán sử dụng:
Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp xuất hàng hoá, sản phẩm.
4.2. Trình tự kế toán giá vốn hàng bán
Kế toán sử dụng TK 632- Giá vốn hàng bán: Để phản ánh trị giá vốn thực tế của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ. Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư (sơ đồ 9)
V. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1. Kế toán chi phí bán hàng.
1.1. Khái niệm về chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng: Là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ trong kỳ theo quy định của chế độ tài chính bao gồm: tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí vật liệu bao bì, công cụ dụng cụ...
Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 641 - Chi phí bán hàng: Dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp.
Tài khoản 641 cuối kỳ không có số dư, tài khoản này có các tài khoản cấp 2:
TK6411 - Chi phí nhân viên.
TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì.
TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6415 - Chi phí bảo hành.
TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6418 - Chi phí khác bằng tiền.
1.3. Trình tự hạch toán chi phí bán hàng:
Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng (sơ đồ 10)
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2:
TK6421 - Chi phí nhân viên quản lý.
TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý.
TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng.
TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí.
TK 6426 - Chi phí dự phòng.
TK6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Tk 6428 - Chi phí bằng tiền khác.
Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị, có thể mở thêm một số tiểu khoản khác để tiện theo dõi các nội dung, yếu tố thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Sơ đồ 11)
VI. Kế toán xác định kết quả bán hàng.
Khái niệm và phương pháp xác định kết quả bán hàng:
Kết quả bán hàng là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về bán hàng hóa, dịch vụ thể hiện lãi hay lỗ được xác định cụ thể như sau:
Kết quả bán hàng
=
Tổng DTT về bán hàng
-
Tổng giá vốn hàng bán
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nếu kết quả dương (+) thì có lãi và ngược lại, nếu kết quả âm (-) thì doanh nghiệp bị lỗ.
Tài khoản kế toán sử dụng:
Để xác định kết quả bán hàng, kế toán sử dụng TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, dùng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản sau:
TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
TK 632 - Giá vốn hàng bán.
TK641 - Chi phí bán hàng.
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng
Sơ đồ hạch toán xác định kết quả bán hàng (Sơ đồ 12)
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo
Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo
Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 274, Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo là công ty cổ phần, được thành lập vào ngày 06 tháng 12 năm 2006 với số vốn điều lệ là : 4.300.000.000VNĐ và đó đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 17 tháng 04 năm 2007.
Cụng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo chuyên cung cấp và phân phối các loại linh kiện điện tử có giá trị lớn như: các loại máy vi tính, TV, máy giặt, điều hòa, ….
Các loại sản phẩm mà Công ty cung cấp chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc và được nhập khẩu qua cửa khẩu Tam Thanh ( Lạng Sơn ) và vận chuyển về kho của Công ty bằng đường bộ.
Tình hình tiêu thụ hàng hóa ở công ty luôn được chú trọng về các mặt:
Quy cách phẩm chất: Hàng hoá trước khi xuất nhập kho đều phải được kiểm tra kĩ lưỡng về các thông số kĩ thuật, chất lượng.
Giỏ cả: hàng hóa của công ty được báo giá dựa theo giá nhập cùng với chi phí vận chuyển và tuỳ theo nhu cầu thị trường để tăng tính cạnh tranh với các công ty khác bán cùng sản phẩm trên thị trường theo chính sách giá của công ty.
Công tác thị trường và chăm sóc khách hàng: Tăng cường triển khai công tác bán buôn, bán lẻ, đẩy mạnh công tác khuyến mại và chính sách bảo hành cho khách hàng ở những thị trường cạnh tranh mạnh.
Chính sách phân phối sản phẩm: phân phối theo các hợp đồng đó được ký kết đảm bảo cung cấp đúng thời gian, địa điểm, giao hàng đúng quy cách phẩm chất có kèm các nhân viên kĩ thuật để kiểm tra sản phẩm khi giao hàng.
Khách hàng của công ty là những doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu mua hàng trong Hà Nội và các tỉnh lân cận
Hình thức phát triển thị trường: quảng cáo trên internet và thông qua các cộng tác viên là các công ty tin học, bưu điện và tư nhân.
2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty
Đứng đầu công ty là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là phòng kinh doanh , phòng tổ chức hành chính và phòng kế toán cùng đội ngũ cộng tác viên.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty: ( phụ lục 1)
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty: (phụ lục 2)
3.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán của Công ty
Công ty tiến hành hạch toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo áp dụng hệ thống báo cáo do bộ tài chính ban hành bao gồm:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.
Kỳ kế toán: tháng
Đồng tiền hạch toán: Việt Nam đồng (giá bán USD được quy ra ViệtNam đồng theo tỷ giá ngân hàng Techcombank công bố tại ngày giao hàng)
Phương pháp tính trị giá hàng hoá xuất kho: phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: công ty áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế GTGT.
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật kí chung
Trình tự ghi sổ của hình thức này được thể hiện qua phụ lục 3
Với hoạt động kinh doanh hiện nay, công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản, tuân thủ theo nguyên tắc đó được quy định của vụ chế độ kế toán và Bộ Tài Chính.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.
Cụng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo là một công ty thương mại dịch vụ chuyên cung cấp, phân phối các loại hang điện tử có giá trị lớn như: máy tính xách tay, máy giặt, tủ lạnh, TV, điều hũa,…. Tuy mới thành lập và hoạt động nhưng trong 2 năm vừa qua công ty cũng đó đạt được những kết quả nhất định: (phụ lục 4)
Doanh thu bán hàng năm 2009 đạt 12.729.803.000đ, so với năm 2008 tăng 1.309.560.868đ tương ứng với 11,47%. Có được kết quả đó là do nỗ lực phát triển không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ nhân viên và những chính sách kinh tế phù hợp của công ty.
Đồng nghĩa với tăng danh thu bán hàng thì giá vốn hàng bán năm 2009 so với năm 2008 tăng 586.002.700đ tương ứng với 8.98%. Chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2009 so với năm 2008 tăng 228.438.730đ tương ứng 22.79%. Nhìn chung, chúng ta thấy chi phí mà công ty bỏ ra trong quá trình xây dựng và phát triển tỷ lợi thuận với lợi nhuân sau thuế của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 292.791.178đ tương ứng 15.3%
Với tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2008, 2009 ta thấy công ty đang dần trưởng thành và phát triển hơn. Hiện nay công ty đang cố gắng mở rộng thị trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên,kĩ thuật,... để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hi vọng với sự cố gắng của đội ngũ nhân viên và lãnh đạo công ty sẽ không ngừng phát triển và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
II: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo
1. Nội dung doanh thu bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo đăng ký kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực, xong doanh thu chính của công ty chủ yếu từ việc bán các loại hàng hóa như: điều hòa không khí, máy phát điện công nghiệp, thang máy,...được nhập khẩu chủ yếu từ các hãng danh tiếng trên thế giới: PRAMAC, MITSHUBISHI HEAVY, FUJI SUM RISE...
Thị trường kinh doanh của công ty là thị trường trong nước và ngoài nước, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm, duy trì và giữ vững thị trường hiện có tại các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng,...
2. Kế toán doanh thu bán hàng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
2.1. Các loại chứng từ mà kế toán sử dụng.
Các chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế toán bán hàng tại Công ty:
- Hóa đơn GTGT.
- Phiếu xuất kho; Phiếu nhập kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Phiếu thu tiền mặt, giấy báo Có của ngân hàng.
- Các chứng từ khác có liên quan.
2.2. Sổ sách kế toán sử dụng.
- Sổ chi tiết bán hàng: dùng để theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. Căn cứ để ghi sổ là tất cả các hóa đơn bán hàng do Công ty lập.
- Sổ cái TK 511: (xem phụ lục 5).
- Sổ chi tiết phải thu của khách hàng: (xem phụ lục 6).
2.3. Các tài khoản kế toán sử dụng.
Để phản ánh tổng doanh thu bán hàng trong kỳ, kế toán sử dụng:
- TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ". Tài khoản này được mở chi tiết: TK 511.1 "Doanh thu bán hàng hóa": dùng để phản ánh doanh thu bán các loại hàng máy phát điện, điều hòa, ổn áp, thang máy...
- TK 333.1 "Thuế GTGT phải nộp". Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT được khấu trừ, đã nộp và số thuế GTGT còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
2.4. Các phương thức bán hàng.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hiện tại Công ty áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp và phương thức bán hàng đại lý, ký gửi. Tùy thuộc vào phương thức bán hàng và khách hàng mà Công ty áp dụng thể thức thanh toán thích hợp.
2.4.1. Phương thức bán hàng trực tiếp.
Hàng hóa của Công ty được bán trực tiếp tại kho hoặc tại các cửa hàng với hình thức bán buôn hoặc bán lẻ. Những khách hàng mua với số lượng lớn thì trực tiếp lấy hàng tại kho của Công ty, những khách hàng đến mua lẻ thì trực tiếp lấy hàng tại cửa hàng của Công ty.
* Trường hợp bán hàng khách hàng thanh toán ngay:
Theo trường hợp này khi bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng, khách hàng chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản ngay; căn cứ vào phiếu xuất kho (xem phụ lục 7), hóa đơn GTGT (xem phụ lục 8), kế toán ghi sổ và hạch toán vào sổ Nhật ký chung theo định khoản như sau:
Nợ TK 111,112: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa thuế
Có TK 333(1): Thuế GTGT đầu ra
Ví dụ 1: Ngày 27/5 xuất bán cho Bưu điện tỉnh Thái Bình - Đường Lý Thường Kiệt - Tỉnh Thái Bình một số mặt hàng với tổng giá thanh toán 100.972.300 VNĐ, trong đó thuế GTGT 10% (trích Hóa đơn GTGT số 1247, xem phụ lục 9), theo hợp đồng số 04/HĐKT-2008
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 111: 100.972.300
Có TK 511: 91.793.000
Có TK 333(1): 9.179.300
Ví dụ 2: Ngày 16/5 xuất bán cho Công ty Vinaconex 15 chi nhánh Hà Nội - Số 27 đường số 4 khu Nam Thành Công, Hà Nội một số mặt hàng với tổng giá thanh toán 120,900,000VNĐ, trong đó thuế GTGT 5% (trích Hóa đơn GTGT số 1246, xem phụ lục 10), theo hợp đồng số 25.12/HĐKT
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 112: 120,900,000
Có TK 511: 109,909,091
Có TK 333(1): 10,990,909
* Trường hợp bán hàng theo phương thức thanh toán trả chậm.
Để khuyến khích bán hàng và tăng doanh thu, Công ty đã thực hiện biện pháp bán hàng theo phương thức thanh toán trả chậm, đặc biệt đối với những khách hàng lâu năm.
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng khi thực hiện việc giao hàng cho khách hàng vào bên Có TK 511 và đồng thời kế toán ghi Nợ TK 131, kế toán ghi:
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa thuế
Có 333.1: Thuế GTGT đầu ra
Ví dụ: Ngày 7/5 xuất bán cho Công ty CPĐT phát triển nhà số 5 - 135 Phùng Hưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội một số mặt hàng với tổng giá thanh toán 364.569.292 VNĐ, trong đó thuế GTGT 5%% (trích hóa đơn số 1245, xem phụ lục 8).
Căn cứ vào số liệu trên, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng vào sổ Nhật ký chung, định khoản như sau:
Nợ TK 131: 294.800.000
Có TK 511: 268.000.000
Có TK 333.1: 26.800.000
2.4.2. Phương thức bán hàng đại lý ký gửi
(Trong tháng 5 Công ty không xuất hàng cho các cửa hàng trực thuộc hoặc đại lý bán lẻ vì các cửa hàng đã lấy hàng vào cuối tháng 4 do điều kiện khí hậu Việt Nam)
3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Khi có khách hàng quen, có quan hệ mua bán với Công ty lâu năm và mua với số lượng lớn thì Công ty cũng thực hiện việc giảm giá hàng bán cho khách hàng đó. Tuy nhiên, việc giảm giá này thực hiện ngay khi thỏa thuận kí kết hợp đồng với khách hàng và trước khi viết hóa đơn GTGT, nên sự giảm này không làm giảm doanh thu bán hàng đã được ghi nhận.
Trong tháng 05/2009 Công ty nhận được các chứng từ liên quan đến lô hàng bị trả lại của công ty TNHH thương mại Trường Sơn. Kế toán định khoản như sau :
Nợ TK 521 1.480.000
Nợ TK 333(1) 148.000
Có TK 131 1.628.000
Cuối kỳ kế toán kết chuyển giảm trừ hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511 1.480.000
Có TK 521 1.480.000
4. Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
4.1. Tài khoản kế toán sử dụng.
Để hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632 "Giá vốn hàng bán". Ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản liên quan khác: TK 156, TK 511, TK 911.
4.2. Phương pháp tính giá vốn hàng hóa xuất bán tại TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
Trị giá thực tế hàng hóa xuất kho tại Công ty được tính theo phương pháp tính giá thực tế đích danh như sau:
Trị giá hàng hóa thực tế xuất kho
=
Số lượng hàng hóa thực tế xuất kho
x
Đơn giá nhập kho
Kết quả tính giá trị hàng thực tế xuất kho được kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Hàng hóa
Ví dụ: Trong T5/2009 căn cứ vào bảng xuất hàng hóa chi tiết (xem phụ lục 11), bán 1 máy topcom cho bưu điện tỉnh Thái Bình, căn cứ vào hóa đơn nhập thiết bị này kế toán tính được giá vốn của thiết bị này là: 68.086.000 VNĐ
Kế toán hạch toán nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK 632: 68.086.000
Có TK 156: 68.086.000
Trong tháng 5/2009, Công ty không phát sinh hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Cuối tháng, kế toán tính ra tổng trị giá vốn thực tế của háng hóa bán ra trong kỳ là 896.143.785 VNĐ và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 911: 896.143.785
Có TK 632: 896.143.785
5. Kế toán chi phí bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
5.1. Nội dung chi phí bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
Chi phí bán hàng tại Công ty là tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và chi phí cho việc phục vụ bán hàng nhanh, hiệu quả bao gồm:
- Chi phí về lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên bán hàng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí CCLĐ nhỏ.
- Chi phí bảo hành hàng hóa.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác.
5.2. Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 "Chi phí bán hàng" và các TK khác có liên quan: TK 111, 112, 331, 338,....
5.3. Chứng từ kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng các chứng từ sau để hạch toán chi phí bán hàng, gồm:
- Bảng thanh toán lương.
- Hóa đơn vận chuyển.
- Phiếu chi...
5.4. Sổ kế toán sử dụng.
Sổ nhật kí chung, sổ chi tiết TK 641 và sổ cái TK 641
5.5. Trình tự kế toán chi phí bán hàng.
Ví dụ: Trong T5/2009, kế toán tập hợp chi phí bán hàng như sau:
Nợ TK 641(7) 3.529.545
Có TK 111: 1.050.000
Có TK 333(1): 105.000
Có TK 331: 500.000
Có TK 141 1.874.545
Chi phí lương nhân viên bán hàng:
Nợ TK 641(1): 35.934.320
Có TK 338 : 5.306.320
Có TK 334: 30.628.000
Chi phí khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 641(4): 540.000
Có TK 214: 540.000
Cuối tháng kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng. Kế toán định khoản:
Nợ TK 911: 42.195.845
Có TK 641: 42.195.845
6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
6.1. Nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty bao gồm:
- Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho QLDN.
- Chi phí CCLD nhỏ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác.
6.2.Tài khoản kế toán sử dụng.
Để hạch toán chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp".
Bên Nợ: Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí kết chuyển sang TK 911
TK 642 không có số dư cuối kỳ.
Và các TK khác có kiên quan như: TK 111, 112, 331, 338,...
6.3. Chứng từ kế toán sử dụng.
Khi phát sinh về các nghiệp vụ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp, căn cứ vào các chứng từ gốc như:
- Bảng tính lương.
- Các hóa đơn thanh toán về mua đồ dùng vật liệu.
- Bảng trích khấu hao TSCĐ.
......
Kế toán phản ánh trên sổ chi phí quản lý doanh nghiệp.
6.4. Sổ kế toán sử dụng.
Sổ nhật kí chung, sổ chi tiết TK 642, sổ cái TK 642
6.5. Trình tự hạch toán Chi phí QLDN.
Ví dụ: Trong T5/2009, kế toán tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:
Chi phí khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 642(4): 948.412
Có TK 214: 948.412
Chi phí khác:
Nợ TK 642(8): 7,588,123
Có TK 111: 542,145
Có TK 331: 7,045,978
Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 642(1): 23,054,550
Có TK 334: 19,645,000
Có TK 338: 3,409,550
Cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng. Kế toán định khoản:
Nợ TK 911: 31,591,085
Có TK 642: 31,591,085
7. Kế toán xác định kết quả bán hàng tại TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
KQ HĐ bán hàng
=
DTT về bán hàng
-
Giá vốn hàng bán
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí quản lý DN
Kết quả bán hàng tại Công ty được xác định như sau:
Việc xác định kết quả bán hàng ở Công ty được tiến hành vào cuối mỗi tháng.
7.1. Tài khoản kế toán sử dụng.
Để xác định kết quả tiêu thụ, Công ty sử dụng TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" tài khoản này không được mở chi tiết. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 421 "Lãi chưa phân phối" để xác định kết quả lãi tại Công ty.
7.2. Trình tự hạch toán xác định kết quả bán hàng. (xem sơ đồ 12)
Dựa vào Sổ Cái TK 911 (xem phụ lục 12)
* Kết chuyển doanh thu thuần:
Doanh thu thuần được xác định theo công thức:
Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong kỳ không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên tổng doanh thu bán hàng bằng tổng doanh thu thuần, kế toán ghi:
Nợ TK 511: 1.501.235.660
Có TK 911: 1.501.235.660
* Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng:
Nợ TK 911: 896.143.785
Có TK 632: 896.143.785
* Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 để kết quả bán hàng:
Nợ TK 911: 42.195.845
Có TK 641: 42.195.845
* Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng:
Nợ TK 911: 31,591,085
Có TK 642: 31,591,085
* Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển lợi nhuận bán hàng trong kỳ từ TK 911 sang TK 421.
Nợ TK 911: 531.232.698
Có TK 421: 531.232.698
Cuối tháng kế toán tổng hợp dựa trên sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 632, sổ cái TK 641, sổ cái TK 642, sổ cái TK 511: Kế toán tổng hợp lập sổ cái TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong tháng.
Theo quy định của Công ty, kỳ lập báo cáo kết quả kinh doanh là theo tháng. Do vậy, cuối tháng khi đã xác định được kết quả kinh doanh thì cũng căn cứ vào số liệu phản ánh trên các sổ cái để lập Báo cáo kết quả kinh doanh tháng (xem phụ lục 13).
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SÁNG TẠO.
I. Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
1. Ưu điểm.
Từ một doanh nghiệp còn non trẻ, Công ty đã định hướng đúng đắn từ công tác mua hàng đến công tác bán hàng. Phòng kinh doanh cùng các tổ công tác tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng nhằm đẩy mạnh khối lượng hàng hóa bán ra.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo, em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng ở Công ty như sau:
- Thứ nhất về hệ thống chứng từ sổ sách: Công ty đã thực hiện đúng chế độ ghi sổ của Nhà nước đã bán hàng, ghi sổ theo chế độ sổ Nhật ký chung, thực hiện việc trích khấu hao theo đúng tỷ lệ hàng tháng.
+ Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ.
+ Các chứng từ đều sử dụng đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành, những thông tin kinh tế về nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác vào chứng từ.
+ Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời.
+ Công ty có kế hoạch luân chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hóa theo các nghiệp vụ, theo trình tự thời gian trước khi đi vào khâu lưu trữ.
- Thứ hai về phương thức bán hàng: Tại Công ty tương đối nhanh chóng và thuận tiện, Công ty đã cập nhật hóa được những thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác kế toán bán hàng.
- Thứ ba về hình thức tổ chức công tác kế toán: Do buôn bán thương mại nên việc tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung là rất phù hợp cho công tác quản lý cũng như việc thực hiện thông tin kế toán.
2. Những điểm hạn chế hiện nay của Công ty.
Bên cạnh những điểm mạnh nói trên, công tác kế toán của Công ty còn một số tồn tại như sau:
Thứ nhất: Về kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán.
Hiện nay Công ty đang hạch toán các khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại theo thỏa thuận với khách hàng trước khi viết hóa đơn bán hàng cho nên không đúng theo quy định của Nhà nước ban hành và không phản ánh đúng thực trạng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Thứ hai: Về việc lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Do đặc điểm kin doanh của Công ty có một số lượng khách hàng trả chậm khá lớn nhưng Công ty không tiến hành trích các khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định kết quả bán hàng và quyền lợi về mặt tài chính của Công ty.Vì nếu các khoản dự phòng thực sự xảy ra thì đó là một khoản bù đắp thiệt hại, hơn nữa tăng chi phí, giảm lãi do đó thuế phải nộp sẽ ít đi; nếu lập dự phòng rồi mà không xảy ra rủi ro thì Công ty hoàn nhập vốn dự phòng vẫn đảm bảo doanh thu và chi phí.
Thứ ba: Về nghiệp vụ mua hàng và công tác bán hàng
Về nghiệp vụ mua hàng:
Công ty không mở TK151 “hàng mua đang đi đường” để phản ánh giá trị hàng hoá mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của Công ty nhưng còn đang trên đường vận chuyển hay chờ kiểm nhận kho, mà tính luôn vào TK156 “hàng hoá” vì thế làm giảm độ chính xác của hàng hoá nhập kho.
Về công tác bán hàng:
Công ty chưa áp dụng đa dạng các chiến lược thị trường cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, để từ đó tăng doanh số hàng bán ra cũng như lợi nhuận cho mình.
II. Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo.
2.1. Về việc lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi:
Trong hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng thanh toán nợ trong một khoảng thời gian tương đối dài. Nhưng công ty vẫn chưa có kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán.
Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải có dự kiến số nợ có khả năng khó đòi, tính trước vào chi phí kinh doanh trong kỳ hạch toán. Số tính trước này được gọi là dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Việc xác định số lập dự phòng về các khoản phải thu khó đòi và việc xử lý xóa nợ khó đòi phải theo quy định của cơ chế tài chính.
Cụ thể như sau:
Mức trích lập dự phòng = Số lượng hàng tồn kho bị giảm giá ´ (giá ghi sổ – giá trị thuần có thể thực hiện được)
Giá trị thuần có thể thực hiện được = (giá bán ước tính – chi phí ước tính để bán ra)
Khi trích lập dự phòng cho số hàng tồn kho bị giảm giá kế toán ghi bút toán sau:
Nợ TK 632: Mức trích lập dự phòng
Cú TK 159: Mức trích lập dự phòng
Cuối kỳ sau nếu mức trích lập dự phòng cho năm đó lớn hơn năm trước thì mức tăng lên so với năm trước sẽ được kế toán trích bổ sung và ghi bút toán:
Nợ TK 632: Mức trích lập thêm
Cú TK 159: Mức trích lập thêm
Nếu mức trích lập dự phòng cho năm đó nhỏ hơn năm trước, thì kế toán ghi giảm dự phòng cho năm đó và ghi bút toán ngược lại:
Nợ TK 159: Mức dự phòng hoàn nhập
Cú TK 632: Mức dự phòng hoàn nhập
Theo thông tư 13 ngày 27/02/2006 thỡ mức hoàn nhập dự phòng này sẽ được ghi tăng thu nhập khác.
Nợ TK 159: Mức dự phòng hoàn nhập
Cú TK 711: Mức dự phòng hoàn nhập
Ví dụ trong năm 2007 công ty có mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 500.000.000đ. Kế toán hạch toán như sau :
Nợ TK 632 500.000.000
Cú TK 159 500.000.000
Cuối năm 2008 Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho la 600.000.000đ. Kế toỏn trích bổ sung :
Nợ TK 632 100.000.000
Cú TK 159 100.000.000
2.2. Về nghiệp vụ mua hàng và công tác bán hàng
Về nghiệp vụ mua hàng: Công ty nên sử dụng TK151 “hàng mua đang đi đường” để phản ánh giá trị hàng hoá mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của Công ty nhưng còn đang trên đường vận chuyển hay chờ kiểm nhận nhập kho, không nên tính luôn vào TK156 “hàng hoá” để tăng độ chính xác của hàng nhập kho. Chẳng hạn như cuối tháng 5/2008 Công ty nhận được hóa đơn số 0068864 của Công ty xuất nhập khẩu linh kiện điện tử Anh Thư số tiền là 26.048.000 VNĐ đã bao gồm thuế VAT 10% nhưng hàng vẫn chưa nhập kho và vẫn trên đường vận chuyển, Công ty sẽ hạch toán như sau:
Nợ TK 151: 23.680.000 VNĐ
Nợ TK 133(1): 2.368.000 VNĐ
Có TK 331 – AT: 26.048.00 VNĐ
KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức, cũng như tạo cho các doanh nghiệp sức ép khá lớn. Vì thế từ lâu các doanh nghiệp đã coi công tác tổ chức kế toán bán hàng như một loại “ngôn ngữ kinh doanh” quan trọng, nó quyết định vận mệnh của cả doanh nghiệp, đồng thời nó cũng ảnh hưởng không ít tới cục bộ nền kinh tế. Do vậy công tác kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng cần phải được củng cố và hoàn thiện hơn nữa để có thể trở thành một công cụ hỗ trợ tích cực cho việc quản lý, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập ở công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo, với những kiến thức có được trong thời gian học tập tại trường, kết hợp với sự tìm hiểu các hoạt động thực tế tại TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo em đã đi sâu phân tích và đã hiểu thêm về vai trò và ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Đăng Huy, các thầy cô trong khoa kế toán trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ, cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trước ngưỡng cửa WTO đã, đang và sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, sự thành công hay thất bại trong kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thương mại, vì thế các doanh nghiệp thương mại phải là cầu nối vững chắc giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, vì chỉ có tiêu thụ được hàng hóa DN mới thu được lợi nhuận, từ đó có điều kiện thực hiện được các nghĩa vụ với nhà nước, đồng thời thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng cũng như chiều sâu. Do đó tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hóa được xem là phần kế toán trọng yếu và có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống kế toán của công ty.
Các chu kỳ kinh doanh có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng khi DN thực hiện tốt khâu tiêu thụ, để làm được điều đó DN cần phải chọn mặt hàng kinh doanh nào có lợi nhất, phương thức nào tốt nhất? Do vậy việc xác định bán hàng và kết quả bán hàng như thế nào để có thể cung cấp thông tin nhanh nhất, kịp thời và đúng nhất cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá chọn phương án kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất là vô cùng cần thiết. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác này trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp và qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán, cùng với sự chỉ bảo tận tình của ………., em đã chọn đề tài:
“ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNT”
Luận văn của em gồm ba chương:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QỦA BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VU SÁNG TẠO.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VU SÁNG TẠO.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
PHỤ LỤC
Sơ đồ 1.
KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG TRỰC TIẾP
(Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK 521, 531, 532
TK 511
Kết chuyển giảm gía hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, CKTM trừ vào Dthu trong kỳ
Doanh thu bán hàng (không có thuế GTGT)
TK 911
TK 333.1
Thuế GTGT
đầu ra phải nôp
Kết chuyển DTT về bán hàng trong kỳ
TK 111,112,131 531, 532
Sơ đồ 2:
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN BÁN HÀNG
THEO PHƯƠNG THỨC CHUYỂN HÀNG THEO HỢP ĐỒNG
(Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK 155
TK 157
TK 632
TK 911
TK 511
TK 111, 112
Xuất hàng chuyển cho người mua
Giá vốn TP gửi bán
Kết chuyển GVHB
Kết chuyển
DT thuần
Giá bán chưa thuế
TK 3331
Thuế GTGT phải nộp
TK 531,532
K/c giảm giá hàng bán DT hàng bán bị trả lại
Sơ đồ 3.
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC ĐẠI LÝ
TK 155, 156
TK 511
TK 33311
TK 157
TK 632
Xuất hàng giao cho đơn vị
Nhận bán đại lý
Kế chuyển giá vốn
của hàng đại lý đã bán được
TK 112, 131
Doanh thu bán hàng đại lý
Thuế GTGT
TK 641
TK 1331
Phí hoa hồng bán hàng
đại lý phải trả
Thuế GTGT
được khấu trừ
Sơ đồ 4:
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG TRẢ GÓP
TK 911
TK 511
TK 111, 112
K/c DTT
DT theo giá bán thu tiền ngay không thuế GTGT
Số tiền người mua trả
lần đầu tại thời điểm mua
TK 33311
Thuế GTGT phải nộp
tính trên giá bán thu tiền ngay
TK 515
TK 3387
Định kỳ phân bổ vào doanh thu HĐTC
DT chưa
thực hiện
TK 131
Tổng số tiền còn phải thu ở người mua
Tiền thu ở người mua các kỳ sau
Sơ đồ 5:
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC HÀNG ĐỔI HÀNG
TK 155
TK 632
TK 911
TK 511
TK 131
TK 152,156
Giá vốn hàng đem trao đổi
Kết chuyển giá vốn
Kết chuyển doanh thu
Doanh thu hàng mang đi trao đổi
Trị giá vật tư
hàng hóa nhận về
TK 131
Thuế GTGT đầu vào
TK 33311
Thuế GTGT đầu ra
Sơ đồ 6:
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI
TK 111, 112, 131
TK 531
TK 511. 512
Doanh thu hàng bán bị trả lại (có cả thuế GTGT) của đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp
Cuối kì K/c doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kì
TK 333 (33311)
Hàng bán bị trả lại (đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ)
Dthu hàng bán bị trả lại (không có thuế GTGT)
Thuế GTGT
Sơ đồ 7:
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN GIẢM GIÁ HÀNG BÁN
TK 111, 112, 131
TK 532
TK 511. 512
Dthu do giảm giá hàng bán có cả thuế GTGT
Cuối kì K/c doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kì
TK 333 (33311)
Hàng bán bị trả lại (đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ)
Dthu hàng bán bị trả lại (không có thuế GTGT)
Thuế GTGT
Sơ đồ 8:
TK 111, 112, 131
TK 333 (33311)
Số tiền chiết khấu thương mại
cho người mua
Thuế GTGT đầu ra (nếu có)
TK 511
TK 521
Dthu không có thuế GTGT
Cuối kì, K/c CKTM sang TK Doanh thu bán hàng
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI
Sơ đồ 9:
KẾ TOÁN GIÁ VỐN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SÁNG TẠO
(THÁNG 5 NĂM 2009)
(Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK 156 TK157 TK 632 TK 911
Gửi bán hoặc giao Giá vốn hàng bán Kết chuyển giá
đại lý vốn bán hàng
Bán hàng qua nhập kho
Sơ đồ 10:
KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SÁNG TẠO
(THÁNG 5 NĂM 2009)
TK 111 TK 641 TK 911
Các khoản chi phí
bằng tiền: 1.843.000
TK 141
Các khoản tạm ứng: 16.207.000
TK 338
Chi phí phải nộp khác:2.408.000 Kết chuyển CPBH:
47.458.000
TK 214
CP bảo hành SP: 835.000
TK 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài:
12.000.000
TK 334
Trả lương NV bán hàng:
14.165.000
Sơ đồ 11:
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SÁNG TẠO
(THÁNG 5 NĂM 2007)
TK 111 TK 642 TK 911
Các khoản chi phí
bằng tiền: 4.530.250
TK 141
Các khoản tạm ứng: 646.882
Kết chuyển CP QLDN:
TK 338 32.660.528
Các khoản phụ cấp phải trả cho
bộ phận quản lý: 3.100.000
TK 214
Khấu hao TSCĐ: 4.033.396
TK 331
Các khoản chi trả NB: 2.000.000
TK 334
CP tiền lương NV quản lý:
18.350.000
Sơ đồ 12:
KẾ TOÁN KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SÁNG TẠO
(THÁNG 5 NĂM 2009)
TK632 TK 911 TK 511
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
1.959.086.123
Kết chuyển doanh thu thuần:
TK 641 2.060.746.792
Kết chuyển CPBH: 47.458.000
TK 642
Kết chuyển CPQLDN: 32.660.528
TK 421
Kết chuyển lãi: 21.542.141
Giám đốc công ty
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh và kĩ thuật vật tư
Phòng kế toán
Đội ngũ cộng tác viên
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán lương, TSCĐ
Kế toán chi phí, thuế
Kế toán bán hàng
Phụ lục 3:
Tr×nh tù ghi sæ nhËt ký chung
NhËt ký chung
Chøng tõ gèc
Sæ chi tiÕt
B¶ng chi phÝ sè ph¸t sinh
Sæ c¸i tµi kho¶n
B¶ng c©n ®èi tµi kho¶n
B¸o c¸o kÕ to¸n
Ghi hµng ngµy
Ghi cuèi th¸ng
§èi chiÕu
Phụ lục 4
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
A
1
2
Tuyệt đối
Tương đối
1, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
11,420,243,132
12,729,803,000
1,309,559,868
11.47%
2, Các khoản giảm trừ doanh thu
3, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
11,420,243,132
12,729,803,000
1,309,559,868
11.47%
(10 = 01 - 02)
4, Giá vốn hàng bán
6,526,321,450
7,112,324,150
586,002,700
8.98%
5, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
4,893,921,682
5,617,478,850
723,557,168
14.78%
6, Doanh thu hoạt động tài chính
7,232,980
2,365,789
-4,867,191
-67.29%
7, Chi phí tài chính
15,735,560
40,445,450
24,709,890
157.03%
Trong đó: Chi phí lãi vay
13,070,830
36,879,465
23,808,635
182.15%
8, Chi phí bán hàng
1,230,521,754
1,250,745,623
20,223,869
1.64%
9, Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,002,311,520
1,230,750,250
228,438,730
22.79%
10, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30= 20 + (21 – 22) – (24+25))
2,652,585,828
3,058,658,062
406,072,234
15.31%
11, Thu nhập khác
20,514,623
18,754,620
-1,760,003
-8.58%
11, Chi phí khác
15,688,866
13,346,683
-2,342,183
-14.93%
12, Lợi nhuận khác (40 = 31- 32)
4,825,757
5,407,937
582,180
12.06%
13, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
2,657,411,585
3,064,065,999
406,654,414
15.30%
(50 = 30 + 40)
14, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
744,075,244
857,938,480
113,863,236
15.30%
15, Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51)
1,913,336,341
2,206,127,519
292,791,178
15.30%
Nguồn: Trích báo cáo tài chính Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sáng Tạo
Phụ lục5:
Sổ cái
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng
(Tháng 5/2009)
Đơn vị: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Sáng Tạo
Đơn vị tính: VND
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Từ NKC
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Trang
Dòng
Nợ
Có
1245
7/5
Doanh thu bán hàng cho Công ty CP nhà số 5
111
364.569.292
1246
16/5
Doanh thu bán hàng cho Công ty Vinaconex 15 chi nhánh HN
112
1.614.637.500
1247
27/5
Doanh thu bán hàng cho Bưu điện tỉnh Thái Bình
131
81.540.000
30/5
Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh
911
2.060.746.792
Cộng phát sinh
2.060.746.792
2.060.746.792
Ngày tháng năm
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 6:
Sổ chi tiết
TK 131 - Phải thu của khách hàng
Tên khách hàng: Đinh Xuân Tản
Đơn vị: Bưu điện tỉnh Thái Bình
Đơn vị tính: VND
Chứng từ
Diễn giải
Nợ phải thu
Đã thu
Còn phải thu
Số
Ngày
Số tiền
Thời hạn
Số tiền
Thời hạn
Số tiền
Thời hạn
Dư đầu tháng:
1247
27/5
Mua chịu hàng
74,127,273
1250
30/5
Đã trả hết
74,127,273
Cộng
74,127,273
74,127,273
Ngày tháng năm
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 7:
Đơn vị: Công ty TNHH TM&DV SÁNG TẠO
Địa chỉ: Số 274 –Nguyễn văn Linh
Long Biên - Hà Nội
Mẫu số: 02 - VT
Ban hành theo quyết định số
1141 - TC/QD/CDKT
Ngày 1/11/95 - của Bộ Tài Chính
Phiếu xuất kho
Ngày 27/5/2009
Họ và tên: Đinh Xuân Tản
Lý do xuất kho: Hàng xuất bán
Xuất tại kho: Số 21, ngõ Đồng Xuân, Phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Đơn vị tính: VND
STT
Diễn giải
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Y/C
T/X
1
Điều hòa 02 cục 1 chiều lạnh 18500 BTU/h - LG - NEO Model N - C18
Bộ
4
4
11.000.000
44.000.000
2
Ôn áp LiOa 20 KVA 3 pha Model NL - 20.000 W/h
Bộ
2
2
13.409.091
26.818.182
3
Máy hút bụi Matsushita Model MC - 4620 A
Bộ
2
2
1.654.545
3.309.091
Cộng:
74.127.273
Xuất ngày tháng năm
Phụ trách kinh doanh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ trách bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 8: Mã số 01 GTKT - 3 LL
Hóa đơn GTGT Ký hiệu: AA/2007
Liên 1: Lưu Số 1245
Ngày 7 tháng 5 năm 2009
Đơn vị bán: Công ty TNHH TM&DV SÁNG TẠO
Địa chỉ: 274 Nguyễn văn Linh – Long Biên - Hà Nội
ĐT: 04.537.3582
Họ tên người mua: Trần Quốc Trung
Đơn vị: Công ty CPĐT Pt nhà số 5
Địa chỉ: 135 Phùng Hưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
Số TK: 030.01.01.1971.9
Mã số: 0100819716
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy phát điện 3 pha Model: GSW 110D, Công suất liên tục 102 KVA, Công suất thực tế 108KVA, động cơ Deut-Đức, đầu phát Stamford-Anh Quốc. Kiểu máy vỏ chống ồn đồng bộ chính hãng.
Bộ
01
347.208.850
347.208.850
Cộng tiền hàng: 347.208.850
Thuế GTGT: 0,5% Tiền thuế GTGT: 17.360.442
Tổng cộng tiền thanh toán: 364.569.292
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm sáu mươi tư triệu, năm trăm sáu mươi chín nghìn đồng, hai trăm chín mươi hai đồng.
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 9:
Hóa đơn GTGT
Liên 1: Lưu
Ngày 27 tháng 5 năm 2009
Mã số 01 GTKT - 3LL
Ký hiệu: AA/2007
Số 1247
Đơn vị bán: Công ty TNHH TM&DV SÁNG TẠO Số TK: 030.01.01.1971.9
Địa chỉ: 274 Nguyễn văn Linh - Hà Nội Mã số: 0100819716
ĐT: 04.537.3582
Họ tên người mua: Đinh Xuân Tản
Đơn vị: Bưu điện tỉnh Thái Bình
Địa chỉ: Đường Lý Thường Kiệt - TP. Thái Bình - T. Thái Bình.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Điều hòa 2 cục 1 chiều công suất lạnh 18500 BTU/h - LG - NEO Model N - C18
Bộ
4
11.000.000
44.000.000
2
Ôn áp LiOa 20 KVA 3 pha, Model NL - 20.000W/3
Bộ
2
13.409.091
26.818.182
3
Máy hút bụi Matsushita Model MC - 4620 A
Bộ
2
1.654.545
3.309.091
Cộng tiền hàng: 74.127.273
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 7.412.727
Tổng cộng tiền thanh toán: 81.540.000
Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi mốt triệu, năm trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 10:
Hóa đơn GTGT
Liên 1: Lưu
Ngày 16 tháng 5 năm 2009
Mã số 01 GTKT - 3LL
Ký hiệu: AA/2007
Số 1246
Đơn vị bán: Công ty TNHH TM&DV Sáng Tạo
Số TK: 030.01.01.1971.9
Mở tại NHTM CP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh HN
Địa chỉ: 274 Nguyễn Văn Linh - Hà Nội Mã số: 0100819716
ĐT: 04.537.3582
Họ tên người mua: Trương Hải Triều
Đơn vị: Công ty Vinaconex 15 chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ: Số 27 đường số 4, khu Nam Thành Công, Hà Nội.
Số TK: 4311-01-05036
Mở tại chi nhánh NH NN & PTNT Thăng Long, chi nhánh Trung Yên
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Hệ thống điều hòa không khí TRANE, xuất xứ Hà Lan
Bộ
01
1.078.250.000
1.078.250.000
2
Phụ kiện vật tư đi kèm
461.500.000
Cộng tiền hàng: 1.537.750.000
Thuế GTGT: 0.5% Tiền thuế GTGT: 76.887.500
Tổng cộng tiền thanh toán: 1.614.637.500
Số tiền viết bằng chữ: Một tỷ, sáu trăm mười bốn triệu, sáu trăm ba mươI bảy nghìn, năm trăm đồng.
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 11:
Bảng xuất hàng hóa chi tiết
Tháng 5 năm 2009
Tên hàng hóa
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Máy phát điện 3 pha, Model GSW 110D
01
347.208.850
347.208.850
Điều hòa 2 cục một chiều công suất lạnh 18500BTU LG - NEO, Model N - C18
04
11.000.000
44.000.000
Ôn áp LiOa 20 KVA 3 pha, model NL - 20.000 W/3
02
13.409.091
26.818.182
Máy hút bụi Matsushita, Model MC - 4620 A
02
1.654.545
3.309.091
Hệ thống điều hòa không khí TRANE
01
1.537.750.000
1.537.750.000
Tổng giá trị hàng xuất: 1.959.086.123
Ngày tháng năm
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 17:
Sổ cái
Tài khoản 641- Chi phí bán hàng
(Tháng 5 năm 2007)
Đơn vị: Công ty TNHH TM&DV Sáng Tạo.
Đơn vị tính: VND
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Từ NKC
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Trang
Dòng
Nợ
Có
1346
1/5
Chi phí bảo hành
214
835.000
1347
7/5
Các khoản phụ cấp
338
2.408.000
1348
7/5
Chi phí vận chuyển và lắp đặt
111
1.843.000
...
....
....
....
...
...
.....
....
1356
30/5
Tiền lương phải trả cho chân viên bán hàng
334
14.165.000
30/5
Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh
47.458.000
Cộng phát sinh
47.458.000
47.458.000
Dư cuối kỳ:
Ngày tháng năm
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 16:
Sổ cái
Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
(Tháng 5 năm 2009)
Đơn vị: Công ty TNHH TM&DV Sỏng Tạo.
Đơn vị tính: VND
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Từ NKC
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Trang
Dòng
Nợ
Có
1351
1/5
Thanh toán tiền thuê kho bãi
111
3.000.000
1352
7/5
Thanh toán tiền điện nước
111
1.530.250
1353
10/5
Mua vật tư thiết bị
214
4.033.396
...
....
....
....
...
...
.....
....
1356
30/5
Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý
334
18.350.000
30/5
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh
32.660.528
Cộng phát sinh
32.660.528
32.660.528
Dư cuối kỳ:
Ngày tháng năm
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 12:
Sổ cái
Tài khoản 911 - xác định kết quả kinh doanh
(Tháng 5 năm 2009)
Đơn vị: Công ty TNHH TM&DV Sỏng Tạo
Đơn vị tính: VND
Ngày ghi sổ
Diễn giải
Từ NKC
TK đối ứng
Số tiền
Trang
Dòng
Nợ
Có
30/5
Kết chuyển doanh thu bán hàng
511
2.060.746.792
Kết chuyển giá vốn hàng bán
632
1.959.086.123
Kết chuyển chi phí bán hàng
641
47,458,000
Kết chuyển chi phí quản lý
642
32,660,528
Kết chuyển lãi
421
21.542.141
Cộng phát sinh
2.060.746.792
2.060.746.792
Ngày tháng năm
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 13:
Báo cáo kết quả kinh doanh
(Tháng 5 năm 2009)
Đơn vị: Công ty TNHH TM&DV Sáng Tạo
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
Tổng doanh thu
01
2.060.746.792
Các khoản giảm trừ
03
Chiết khấu bán hàng
04
Giảm giá hàng bán
05
Hàng bán bị trả lại
06
Thuế TTĐB, thuế XNK phải nộp
07
1- Doanh thu thuần (01 - 03)
10
2.060.746.792
2- Giá vốn hàng bán
11
1.959.086.123
3- Lợi nhuận gộp (10 - 11)
20
101.660.669
4- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
21
80,118,528
5- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (20 -21)
30
21.542.141
Ngày tháng năm
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 14:
Sổ chi tiết
TK 641 - Chi phí bán hàng
(Tháng 5 năm 2009)
Đơn vị tính: VND
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Khoản mục chi phí
Số
ngày
Bảo hành
phụ cấp
vận chuyển và lắp đặt
khấu hao TSCĐ
...
Lương
1/5
CFBH
835.000
835.000
7/5
Các khoản phụ cấp phải trả bộ phận bán hàng
2.408.000
...
...
......
..........
..........
..........
........
....
...
.......
27/5
Mua thiết bị
1.433.000
30/5
Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng
14.165.000
Ngày tháng năm
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Phụ lục 15:
Sổ chi tiết
TK 642 - Chi phí QLDN
(Tháng 5 năm 2009)
Đơn vị tính: VND
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Khoản mục chi phí
Số
ngày
Kho bãi
Điện nước
vận chuyển
tạm ứng
khấu hao TSCĐ
.......
Lương
1/5
Thanh toán tiền thuê kho bãi
3000
7/5
Thanh toán tiền điện nước
1.530.250
10/5
Mua vật tư, thiết bị
4.033.396
29/5
Tiền lương trả cho nhân viên
18.350.000
30/5
Kết chuyển chi phí
32.660.528
Ngày tháng năm
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.DOC