LỜI MỞ ĐẦU
Hòa vào xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế quốc tế của thế giới trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng cao trình độ quản lý, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng và thế tiến vững chắc trên thị trường.
Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Là một khâu của hạch toán kế toán, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, cũng như trình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp, là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc kế toán chi phí sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, việc quản lý chi phí và giá thành một cách hợp lý còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho doanh nghiệp tích lũy, góp phần cải thiện đời sống công nhân viên. Chính vì vậy, để phát huy tốt chức năng của mình, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp.
Với những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường và qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và sự hướng dẫn của cô - Ths. Đào Thị Kim Yến kết hợp với kiến thức đã học ở trường em đã chọn đề tài: " Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức " làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào nghiên cứu thực tế công việc này tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, trên cơ sở đó phân tích những tồn tại nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty.
Phương pháp thực hiện đề tài:
- Thu thập thông tin bằng cách đọc các chứng từ , nghiên cứu hồ sơ
- Phỏng vấn nhân viên kế toán của Công ty
- Hoàn thành các công việc được giao trong quá trình thực tập
- Quan sát, làm việc
- Tìm hiểu các tài liệu, sách tham khảo liên quan đến đề tài.
Phạm vi của đề tài:
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức. Cụ thể là tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Cấu trúc của khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
Chương 2: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức
Chương 3: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức
Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy của quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty.
99 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3905 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tế tính giá xuất kho
Ngày 31/12 /2010 căn cứ theo phiếu xuất kho số 32/12 xuất cho tổ trưởng tổ sản xuất Nguyễn Văn Hải thuộc tổ Bê tông 1: 1.499,6 kg xi măng PC40 để sản xuất trụ điện bê tông và cọc bê tông các loại… Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư xi măng PC40 tháng 12/2010 kế toán tính giá xuất kho trong kỳ cho loại vật tư này như sau :
Giá trị tồn đầu kỳ: 92.230.708 đồng
Giá trị nhập trong kỳ: 1.296.422.439 đồng
Số lượng tồn đầu kỳ: 69.879,4 kg
Số lượng nhập trong kỳ: 973.427,2 kg
Số lượng xuất trong kỳ : 1.499,6 kg
Áp dụng công thức trên kế toán tính đơn giá xuất kho trong kỳ:
92.230.708 + 1.296.422.439
Giá xuất kho
Giá xuất kho
69.879,4 + 973.427,2
= = 1.331 (đồng/kg)
Trị giá xuất kho 1.499,6 kg xi măng PC40 cho phiếu xuất kho 32/12 là:
Trị giá xuất kho = 1.331 x 1.499,4 =1.995.985 đồng
Hàng tồn kho được kê khai theo phương pháp kê khai thường xuyên. Khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
3.2.1.2 Chứng từ sử dụng
* Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển
Phiếu nhập kho.
Phiếu xuất kho.
Phiếu đề xuất cấp vật tư.
Phiếu cấp vật tư.
Định mức hao phí vật tư.
Hóa đơn GTGT.
Dựa vào kế hoạch sản xuất trong kỳ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu bộ phận quản lý vật tư sẽ lên kế hoạch để đặt hàng mua nguyên vật liệu. Khi bộ phận sản xuất có yêu cầu xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ lập phiếu đề xuất cấp vật tư gửi cho bộ phận vật tư. Bộ phận vật tư căn cứ vào bảng định mức vật tư và ký duyệt vào phiếu cấp vật tư đồng thời ra phiếu xuất kho. Căn cứ vào các chứng từ này thủ kho vật tư sẽ xuất vật tư cho các tổ sản xuất và trừ trên thẻ kho. Cuối kỳ, phòng kế toán dựa vào bảng định mức hao phí vật tư và bảng quyết toán vật tư của bộ phận vật tư để làm căn cứ hạch toán tính giá thành sản phẩm…
3.2.1.3 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán CPNVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm, Công ty sử dụng TK 621 – “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
TK 1521: Nguyên vật liệu chính.
TK 1522: Nguyên vật liệu phụ.
TK 1523: Nhiên liệu.
TK 1524: Phụ tùng thay thế.
3.2.1.4 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh.
Để tồn tại và phát triển được ngoài nhiệm vụ sản xuất được nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, doanh nghiệp còn phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đó là nguyên vật liệu. Đây là một trong ba yếu tố chiếm tỷ trọng lớn quyết định đến giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do vậy, để quản lý cũng như tiết kiệm, tránh lãng phí nguyên vật liệu Công ty đã xây dựng một định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý cho từng sản phẩm.
Bảng số 1: Định mức hao phí vật tư của sản phẩm Cọc PC 300A – 10m
Tên vật tư
Số lượng
Đơn vị tính
Cát Campuchia
0,2100
M3
Đá 1*2
0,4200
M3
Mặt bích hở cọc D300
2,0000
CÁI
Sắt F3 trơn
6,3300
KG
Sắt PC bar 9.0
35,2400
KG
Xi măng Pooclang bền Sunphat PC SR40
238,3500
KG
Bouloon M20*80
0,4200
BỘ
Dầu bôi khuôn
1,0800
LÍT
Phụ gia bê tông Mighty – 21SP
1,9000
LÍT
Phụ gia Glennium 388
1,9000
LÍT
Phụ gia Rheomac SF100
11,8200
KG
Than đá
26,0700
KG
Bảng số 2: Định mức hao phí vật tư của sản phẩm Trụ BTLT 8m – 400 kgf
Tên vật tư
Số lượng
Đơn vị tính
Cát sàng bê tông
0,1130
M3
Cát Module 22
0,1130
M3
Đá 1*2
0,1900
M3
Sắt F3 trơn
2,5200
KG
Sắt PC bar F7,1
20,7900
KG
Xi măng PC B40
72,0000
KG
Bouloon M20*80
0,3000
BỘ
Dầu bôi khuôn
0,5000
LÍT
Kẽm F1 ly
0,1700
KG
Kẽm 0.8 ly
0,4000
KG
Phụ gia Might 150
0,7200
LÍT
Than đá
11,0000
KG
Bảng số 3: Định mức hao phí vật tư của sản phẩm Đà cản 1,2m
Tên vật tư
Số lượng
Đơn vị tính
Cát sàng bê tông
0,0173
M3
Cát Campuchia
0,0173
M3
Đá 1x2
0,0320
M3
Sắt F6 CT3
0,9640
KG
Sắt F10 SD295
3,7500
KG
Xi măng PC B40
10,000
KG
Kẽm F1 ly
0,0095
KG
Que hàn C47 N48 4ly
0,0400
KG
Công thức tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và áp giá cho từng sản phẩm :
Giá trị xuất kho NVL trực tiếp sản xuất
SPA
=
Đơn giá xuất kho NVL SPA
x
Số lượng nguyên vật liệu theo bảng định mức hao phí SPA
Đơn giá xuất kho NVL SPA
Giá trị NVL tồn + Giá trị NVL nhập trong kỳ
Giá xuất kho
Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập trong kỳ
=
* Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh .
Chi phí nguyên vật liệu chính:
+ Căn cứ vào phiếu xuất kho số 31/12; 32/12; 33/12; 37/12; 38/12… ngày 31 tháng 12 năm 2010: Xuất sắt F9.0, sắt F3 trơn, xi măng PC40, đá 1x2, mặt bích cọc, sắt PC wire 5.0…để sản xuất trụ điện, cọc bê tông, đà cản, móng neo…Kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 621 5.957.264.342
Có TK 1521 5.957.264.342
Chi phí nguyên vật liệu phụ:
+ Căn cứ vào phiếu xuất kho số 32/12; 34/12... ngày 31 tháng 12 năm 2010 : Xuất kẽm 0.8ly, kẽm buộc 1ly, boullon M20x80, thép láp các loại, thép hình các loại, phụ gia bê tông , que hàn C47 N48 4ly... để sản xuất trụ điện, cọc bê tông, đà cản, móng neo... Kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 621 572.446.357
Có TK 1522 572.446.357
Chi phí nhiên liệu:
+ Căn cứ vào phiếu xuất kho số 06/12 ngày 22 tháng 12 năm 2010, phiếu xuất kho số 08/12 ngày 27 tháng 12 năm 2010 : Xuất dầu DO để sản xuất trụ điện, cọc bê tông. Kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 621 50.427.375
Có TK 1523 50.427.375
+ Căn cứ vào phiếu xuất kho số 37/12 ngày 22 tháng 12 năm 2010 : Xuất than đá để sản xuất trụ điện, cọc bê tông. Kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 621 275.441.265
Có TK 1523 275.441.265
Chi phí phụ tùng thay thế:
+ Căn cứ vào phiếu xuất kho số 02/12 ngày 10 tháng 12 năm 2010: Xuất tuýp, tán M30 để sản xuất trụ điện bê tông, cọc bê tông các loại. Kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 621 142.358.429
Có TK 1524 142.358.429
Căn cứ vào bảng định mức hao phí vật tư đã được cài đặt mặc định cho từng loại sản phẩm trong phần mềm kế toán; Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm trong tháng 12/2010; Căn cứ vào bảng quyết toán vật tư được ký duyệt giữa phòng Tổng hợp và phòng Tài chính kế toán; Phần mềm kế toán chạy và cho kết quả CPNVLTT dùng để sản xuất ba loại sản phẩm là Cọc PC 300A – 10m ; Trụ BTLT 8m – 400kgf; Đà cản 1,2m chi tiết như sau:
Bảng số 4: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tên
Cọc PC300A – 10m
274 Cọc
Trụ BTLT 8m – 400Kgf
2.717 Trụ
Đà cản 1,2m
2.173 Cái
Vật liệu chính
303.061.536
1.476.325.422
182.947.043
Vật liệu phụ
25.374.318
67.881.528
947.428
Nhiên liệu
20.067.486
110.120.010
0
Phụ tùng thay thế
7.329.774
44.319.704
0
Tổng cộng
355.833.114
1.698.646.664
183.894.471
Cuối kỳ, kết chuyển CPNVLTT vào đối tượng tính giá thành.
Nợ TK 1541 A 355.833.114
Nợ TK 1541 B 1.698.646.664
Nợ TK 1541 C 183.894.471
Có TK 621 2.238.374.249
* Sơ đồ hạch toán.
TK 1521 TK 621 TK 1541 A
1.779.386.958 355.833.114
Tập hợp CPNVL chính Cuối kỳ, K/C CPNVLTT
TK 1522
94.203.274 TK 1541 B
Tập hợp CPNVL phụ 1.698.646.664
Cuối kỳ, K/C CPNVLTT
TK 1523
130.187.496 TK 1541 C
183.894.471
Tập hợp CP nhiên liệu
Cuối kỳ, K/C CPNVLTT
TK 1524
51.649.478
Tập hợp CP phụ tùng thay thế
Sơ đồ 3.1: Tập hợp CPNVLTT
Công ty sử dụng sổ chi tiết tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Phụ lục số 11)
3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
3.2.2.1 Đặc điểm
Công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức trả lương theo sản phẩm. Dựa vào hình thức trả lương này tiền lương của từng bộ phận sản xuất căn cứ vào những yếu tố sau:
Khối lượng: Là số lượng sản phẩm sản xuất công nghiệp đã hoàn thành thủ tục nghiệm thu.
Chất lượng: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu phân loại của bộ phận KCS để xác định hệ số cho sản phẩm theo quy định của Công ty.
Định mức chi phí nhân công cho sản phẩm: Căn cứ vào định mức ban hành trên cơ sở dây chuyền công nghệ của Công ty. Khi bộ phận kỹ thuật ra bản vẽ cho một sản phẩm mới thì đồng thời cũng ra bảng định mức hao phí vật tư cho sản phẩm đó. Dựa trên cơ sở này thì bộ phận tiền lương sẽ cùng với bộ phận kỹ thuật họp bàn thống nhất đơn giá khoán cho sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất sản phẩm, tính từ lúc đưa nguyên vật liệu vào để sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho tương ứng với từng phần việc của tổ xản xuất. Và cuối cùng đơn giá tiền lương cho sản phẩm mới sẽ bằng tổng đơn giá tiền lương các công đoạn sản xuất sản phẩm đó.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, Công ty xác định quỹ tiền lương và tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch để làm cơ sở dự kiến tổng chi tiền lương trong năm. Vào cuối mỗi năm, dựa trên tổng sản phẩm hoàn thành nhập kho thực tế Công ty trích lập lương dự phòng cho năm sau tối đa không quá 17% tổng quỹ tiền lương theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Lương nhân viên quản lý phân xưởng Công ty đưa chung vào chi phí lương quản lý doanh nghiệp, đang được theo dõi hạch toán trên tài khoản 642. Trả lương cho bộ phận này theo thời gian, tính theo công thực tế làm việc.
3.2.2.2 Chứng từ sử dụng.
* Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển
Bảng chấm công.
Bảng lương định mức cho từng loại sản phẩm.
Bảng thanh toán lương.
Biên bản nghiệm thu kỹ thuật
…
Hàng ngày, tổ trưởng các tổ sản xuất sẽ chấm công cho công nhân sản xuất. Sau đó sẽ chuyển lên phòng kế toán. Phần hành kế toán tiền lương sẽ dựa vào bảng chấm công, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, bảng định mức lương khoán sản phẩm để tính lương cho công nhân sản xuất. Sau khi được phê duyệt sẽ chuyển sang cho thủ quỹ để tiến hành quyết toán lương một lần vào ngày đầu của tháng liền kề.
3.2.2.3 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh CPNCTT phát sinh trong kỳ, Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”.
TK 334: Phải trả người lao động.
TK 338: Phải trả khác.
3.2.2.4 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh.
a) Lương công nhân sản xuất trong một loại sản phẩm
Tiền lương của một loại SP
=
Sản lượng SP hoàn thành
X
Đơn giá khoán CNTT
b) Cách tính lương công nhân sản xuất trong một tổ sản xuất
Tiền lương được lãnh trong tháng
=
Lương cơ bản
( LCB)
+
Lương trách nhiệm (LTN)
+
Phụ cấp TN
( nếu có)
+
Lương năng suất (LNS)
Lương căn bản:
Lương căn bản (LCB)
=
Mức lương tối thiểu chung x Hệ số lương x Ngày công sản xuất
26
Tại thời điểm tháng 12 năm 2010 Công ty áp dụng mức lương tối thiểu chung là 730.000 đồng theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ . Nhưng hiện nay, Công ty áp dụng mức lương tối thiểu chung là 830.000 đồng theo Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ.
Lương trách nhiệm (LTN): Được tính theo mức độ phức tạp, yếu tố trách nhiệm của từng chức danh công việc (tổ trưởng, tổ phó, công nhân các tổ sản xuất …) của người đảm nhận .
∑ LTN của tổ sản xuất = 2,5% ∑ quỹ lương của tổ sản xuất
Lương TN của từng người lao động
=
∑ LTN của tổ sản xuất* điểm cá nhân
∑ Điểm
Việc chấm điểm do Tổ trưởng tự chấm hàng tháng, phó giám đốc phụ trách sản xuất xem xét và ký duyệt.
Lương năng suất: Phần lương còn lại sau khi trừ đi lương căn bản và lương trách nhiệm được trả công theo năng suất lao động, khả năng đóng góp, mức độ hoàn thành và ngày công làm việc thực tế.
Lương năng suất = ∑ Tiền lương của tổ sản xuất – ∑ ( LCB+LTN)
Ví dụ:
Dựa vào bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2010 của tổ Bê tông 2, ta có thể tính lương cho anh Vũ Huy Diện ( tổ phó) như sau:
Ngày công tham gia sản xuất: 24 ngày
Hệ số lương cơ bản: 2,31
Điểm lương công việc: 2.014 (do tổ trưởng chấm hàng tháng)
Hệ số đóng góp: 1,1 (do tổ trưởng chấm hàng tháng, nếu chức danh từ Tổ trưởng sản xuất trở lên thì do Phó giám đốc phụ trách sản xuất chấm).
LCB tối thiểu nhà nước quy định tại thời điểm tháng 12/2010: 730.000 đồng
LCB của tổ phó Vũ Huy Diện = (730.000 x 2,31 x 24)/26= 1.557.000 đồng
( Tính tiền lương được làm tròn đến đơn vị hàng nghìn)
Tổng quỹ lương tháng 12/2010 của tổ Bê tông 2 là 74.655.000 đồng
Tổng điểm trách nhiệm (LTN) của tổ Bê tông 2 là 520 điểm, trong đó Tổ phó Diện là 90 điểm.
∑ LTN của tổ Bê tông 2 : 2,5% x 74.655.000 = 1.866.000 đồng
LTN của anh Diện là : (1.866.000 x 90)/520 = 323.000 đồng
Điểm lương năng suất = Điểm lương công việc x Hệ số đóng góp
= 2.014 x 1,1 = 2.215 điểm.
∑ LNS của tổ = ∑ quỹ lương của tổ - ∑ LCB của tổ - ∑ LTN của tổ
= 74.655.000 – 32.157.000 – 1.866.000= 40.632.000 đồng
LNS của anh Diện = (40.632.000 x 2.215) / 28.012 = 3.213.000 đồng
Phụ cấp trách nhiệm được hưởng = 0,1% x LCB tối thiểu x Hệ số lương (Công ty chỉ áp dụng phụ cấp trách nhiệm cho tổ trưởng, tổ phó tổ sản xuất).
= 0,1% x 730.000 x 2,31 = 169.000 đồng.
Vậy ∑ tiền lương được lãnh tháng 12/2010 của tổ phó Vũ Huy Diện tổ Bê tông 2 :
1.557.000 + 323.000 + 3.213.000 + 169.000 = 5.262.000 đồng
Số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mà anh Vũ Huy Diện phải đóng là:
8,5% x ( 730.000 x 2,31 x 24)
26
=
132.000 đồng
Vậy tiền lương của tổ phó Vũ Huy Diện nhận được trong tháng 12/2010 là:
5.262.000 - 132.000 = 5.130.000 đồng
Các khoản trích theo lương
Bảo hiểm xã hội được trích theo tỉ lệ 22% trên tổng quỹ lương căn bản của người lao động Công ty phải trả hàng tháng ( 16% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 6% do người lao động đóng góp). Công ty sử dụng tài khoản 3383 “ Bảo hiểm xã hội” để theo dõi tình hình thanh toán bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm y tế được trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng quỹ lương căn bản của người lao động Công ty phải trả hàng tháng ( 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1,5% do người lao động đóng góp). Công ty sử dụng tài khoản 3384 “ Bảo hiểm y tế” để theo dõi tình hình thanh toán bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm thất nghiệp được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương căn bản Công ty phải trả hàng tháng (1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% do người lao động đóng góp). Công ty sử dụng tài khoản 3389 “ Bảo hiểm thất nghiệp” để theo dõi tình hình thanh toán bảo hiểm thất nghiệp.
Kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương căn bản của người lao động Công ty phải trả hàng tháng, được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tổng các khoản trích theo lương tính vào chi phí tại Công ty là 22%
Tổng các khoản trích theo lương người lao động phải nộp là 8,5%
Thuế thu nhập cá nhân:
Thuế Thu nhập cá nhân phát sinh được tính theo hướng dẫn tại thông tư số 84/2009/TT-BTC của Bộ tài chính, ngày 30 tháng 9 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Vì Công ty sản xuất theo thời vụ và theo đơn đặt hàng nên Công ty chỉ trích và nộp các khoản trên cho công nhân sản xuất đã có hợp đồng lao động .
Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh .
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu kỹ thuật các sản phẩm hoàn thành từ bộ phận kiểm tra kỹ thuật (KCS), căn cứ vào bảng tính lương cho công nhân sản xuất tháng 12 năm 2010. Kế toán giá thành lập bảng tính chi tiết về chi phí nhân công sản xuất cũng như các khoản trích theo lương cho từng loại sản phẩm .
Trích bảng tính CPNCTT sản xuất 274 sản phẩm Cọc PC 300A – 10m (SPA) ; 2.717 sản phẩm Trụ BTLT 8m – 400kgf (SPB); 2.173 sản phẩm Đà cản - 1,2m (SPC) như sau:
Bảng số 5: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chỉ tiêu
274 SP A
2717 SP B
Tổng cộng
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Tiền lương
327.326
274
89.687.324
199.589
2.717
542.283.313
631.970.637
BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN
72.011
274
19.731.211
43.909
2.717
119.302.329
139.033.540
Tổng cộng
109.418.535
661.585.642
771.004.177
Chỉ tiêu
2.173 SP C
Tổng cộng
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Tiền lương
44.365
2.173
96.405.145
96.405.145
BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN
9.760
2.173
21.209.132
21.209.132
Tổng cộng
117.614.277
117.614.277
Căn cứ vào bảng này, kế toán tiến hành định khoản như sau:
Tiền lương thực tế phải trả công nhân sản xuất.
Nợ TK 622 A 89.687.324
Nợ TK 622 B 542.283.313
Nợ TK 622 C 96.405.145
Có TK 334 728.375.782
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Nợ TK 622 A 19.731.211
Nợ TK 622 B 119.302.329
Nợ TK 622 C 21.209.132
Có TK 338 160.242.672
Cuối kỳ kết chuyển vào TK 1541
Nợ TK 1541 A 109.418.535
Có TK 622 A 109.418.535
Nợ TK 1541 B 661.585.642
Có TK 622 B 661.585.642
Nợ TK 1541 C 117.614.277
Có TK 622 C 117.614.277
c) Sơ đồ hạch toán.
TK 334 A TK 622 A TK 1541 A
89.687.324 109.418.535
Lương của CN trực tiếp SX Cuối kỳ K/C vào đối tượng
tính giá thành
TK 338
19.731.211
Các khoản trích theo lương
Sơ đồ 3.2: Tập hợp CPNCTT SPA
TK 334 B TK 622 B TK 1541 B
542.283.313 661.585.642
Lương của CN trực tiếp SX Cuối kỳ K/C vào đối tượng
tính giá thành
TK 338
119.302.329
Các khoản trích theo lương
Sơ đồ 3.3: Tập hợp CPNCTT SPB
TK 334 C TK 622 C TK 1541 C
96.405.145 117.614.277
Lương của CN trực tiếp SX Cuối kỳ K/C vào đối tượng
tính giá thành
TK 338
21.209.132
Các khoản trích theo lương
Sơ đồ 3.4: Tập hợp CPNCTT SPC
Công ty sử dụng sổ chi tiết tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp ( Phụ lục số 12)
3.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
3.2.3.1 Đặc điểm .
CPSXC là những chi phí phát sinh dùng để quản lý và phục vụ sản xuất. Tại Công ty loại chi phí này được tập hợp theo phân xưởng. CPSXC của Công ty bao gồm:
Chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng: Gồm chi phí ăn giữa ca cho công nhân, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị…
Chi phí vật liệu: Là những chi phí xuất dùng để phục vụ cho phân xưởng sản xuất như cao su lót chống xì, than nấu nước, dầu chạy máy, ốc vít…
Chi phí công cụ dụng cụ: Là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị hoặc thời gian làm TSCĐ theo quy định. Những chi phí này là những chi phí như chi phí mua bóng điện tại phân xưởng, đồ bảo hộ lao động…
Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí như chi phí điện thoại, điện nước, đồng phục, phí khám sức khỏe định kỳ, …
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là những chi phí do việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo thời gian sử dụng của tài sản. Hàng tháng Công ty trích khấu hao các TSCĐ gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… tính vào chi phí trong kỳ.
Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định hữu hình tại Công ty như sau:
Loại tài sản cố định
Số năm
Nhà cửa, vật kiến trúc
5 – 25
Máy móc và thiết bị
2 – 6
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
6 – 7
Thiết bị, dụng cụ quản lý
3 – 5
Tài sản cố định khác
5
Mức trích KH TSCĐ ( năm)
=
Nguyên giá TSCĐ
x
100%
Thời gian sử dụng ước tính
Mức trích KH TSCĐ ( tháng)
=
Mức trích KH TSCĐ ( năm)
12
Toàn bộ CPSXC phát sinh trong kỳ được tập hợp, cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
CPSXC phân bổ cho SP loại i
=
Tổng CPSXC
x
Tiền lương công nhân SX sử dụng để SX SP loại i
Tổng tiền lương công nhân SX
3.2.3.2 Chứng từ sử dụng.
* Công ty sử dụng các chứng từ sau
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Hóa đơn GTGT
Phiếu thanh toán tạm ứng
Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ
…
* Thủ tục luân chuyển chứng từ
Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu :
Tất cả các loại vật tư mua về trước khi nhập kho phải được kiểm nhận về số lượng và chất lượng rồi mới làm thủ tục nhập kho theo quy định.
Tất cả vật tư mua về nhập kho phải được theo dõi trên sổ chi tiết vật tư một cách chính xác và đầy đủ .
Trường hợp số lượng vật tư nhập kho thiếu do hao hụt mất mát so với lượng vật tư ghi trên hoá đơn thì thủ kho cho nhập kho theo số lượng thực tế.Bộ phận vật tư kiểm tra số lượng hao hụt mất mát lập biên bản báo cáo lãnh đạo để xử lý.
Trường hợp hàng về nhập kho nhưng chưa đủ thủ tục nhập kho thì báo lãnh đạo Công ty cho làm thủ tục gửi lại kho.
Thủ tục xuất nguyên vật liệu:
Căn cứ vào kế hoạch được giao, phương án kỹ thuật và định mức vật tư được duyệt của lãnh đạo Công ty đề ra và giấy đề nghị xuất vật tư được duyệt , số lượng vật tư tồn kho thực tế để làm phiếu xuất.Không được xuất vật tư khi chưa có đủ chứng từ hợp lệ.
Trong trường hợp cần xuất ngay cho sản xuất mà chưa có chứng từ phải có sự đồng ý của lãnh đạo mới được làm thủ tục tạm xuất kho nhưng sau 3 ngày phải hoàn thành thủ tục theo quy định.
Phiếu xuất kho sau khi được ký duyệt được chuyển cho thủ kho để thực hiện việc cấp phát. Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho giao vật tư cho người nhận.Thủ kho phải ghi rõ số thực xuất, ngày tháng năm xuất , thủ kho và người nhận vật tư cùng ký tên vào phiếu xuất. Định kỳ giao phiếu xuất kho cho phòng vật tư và phòng kế toán để ghi chép vào sổ và lập báo cáo vật tư.
Khi xuất vật tư chuyển giao giữa các kho trong nội bộ đơn vị ngoài phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Nếu nhượng bán vật tư cho đơn vị ngoài phải lập hoá đơn chứng từ đầy đủ.
Thủ tục tạm ứng tiền : Nhân viên cần ứng tiền thì viết phiếu đề nghị tạm ứng theo mẫu biểu của Công ty. Sau đó trình cho Trưởng phòng phụ trách nhân viên đó ký duyệt. Tiếp theo trình kế toán trưởng và Giám đốc Công ty là người ký duyệt cuối cùng. Sau khi đã được lãnh đạo thông qua, nhân viên tạm ứng mang phiếu tạm ứng chuyển qua phòng kế toán để làm phiếu chi tiền.
Bảng chi tiết khấu hao tài sản cố định: Công ty áp dụng theo hướng dẫn thông tư số 203/2009/TT–BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009 về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
3.2.3.3 Tài khoản sử dụng
- Để tập hợp CPSXC, Công ty sử dụng TK 627- “ Chi phí sản xuất chung” và theo dõi chi tiết chi phí phát sinh qua các tài khoản cấp 2 sau:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
- Và các TK liên quan khác: 111, 152, 331, 214…
3.2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh
a) Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tổng hợp sổ cái các TK chi tiết của TK 627, tổng CPSXC trong tháng 12/2010 của Công ty là:
Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí xếp kho.
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu kỹ thuật số 05/12NT ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc sửa chữa thiết bị nâng trạm trộn. Kế toán tính ra chi phí nhân công, đồng thời hạch toán :
Nợ TK 6271 9.332.000
Có TK 3341 9.332.000
Căn cứ biên bản nghiệm thu số 08/12NT ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc tổng vệ sinh nhà xưởng T12/10. Kế toán tính ra chi phí nhân công, đồng thời hạch toán :
Nợ TK 6271 5.535.000
Có TK 3341 5.535.000
Chi phí ăn ca của công nhân sản xuất
Chi phí ăn ca của công nhân sản xuất Công ty tính như sau : Chi bằng tiền mặt vào đầu tháng của tháng liền kề với quy định 24.000 đồng/ngày công/người. Theo quy định này, đến cuối tháng bộ phận tiền lương sẽ lên bảng thanh toán tiền ăn ca tháng 12/2010 dựa trên ngày công của công nhân sản xuất. Theo ngày công ở bảng lương tháng 12/2010 tổng số công lao động là 6.882 công. Vậy số tiền ăn ca phải trả là : 6.882 x 24.000 = 165.168.000 đồng.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 6271 165.168.000
Có TK 3342 165.168.000
Xuất kho, mua sử dụng ngay nguyên vật liệu sử dụng phục vụ phân xưởng sản xuất.
Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt số 033 ngày 09 tháng 12 năm 2010. Thanh toán tiền mua ruột xe ô tô hư để lót đầu cọc bê tông các loại, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6272 1.250.000
Có TK 1111 1.250.000
+ Căn cứ vào phiếu xuất kho số 18/12; 20/12; 21/12 ngày 31 tháng 12 năm 2010: Xuất thép láp, mỡ bò, cáp F14, cọ sơn, taro… phục vụ sản xuất, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6272 57.375.261
Có TK 1522 57.375.261
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 30/12 ngày 31 tháng 12 năm 2010, xuất công cụ dụng cụ : mặt lạ hàn, que hàn, sẻng TQ…sử dụng phục vụ phân xưởng sản xuất, kế toán hạch toán
Nợ TK 6273 11.455.893
Có TK 1531 11.455.893
Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là : khuôn cọc bê tông, khuôn trụ điện bê tông, nhà xưởng, palăng dầm đơn, xe cấp bê tông, máy nén khí, trạm trộn, hầm hấp,…Hàng tháng căn cứ vào bảng trích khấu hao tài sản, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6274 217.679.426
Có TK 214 217.679.426
Các chi phí khác như chi phí điện, nước, phí kiểm định, phí thử nghiệm…
Nợ TK 6278 432.592.752
Có TK 1111, 1121, 331… 432.592.75
Bảng số 6: Tổng hợp chi phí sản xuất chung
Chỉ tiêu
Số tiền
Chi phí nhân viên phân xưởng
180.035.000
CP sửa chữa máy móc thiết bị
9.332.000
CP xếp kho phục vụ kiểm kê, vệ sinh
5.535.000
Chi phí ăn ca cho công nhân
165.168.000
Chi phí vật liệu.
352.513.309
Mua ruột xe ô tô cũ để lót đầu nòng
1.250.000
Chi phí dầu bôi khuôn
2.415.000
Mua mũi khoan, ốc vít, ổ cắm…
398.000
Xuất vật tư các loại phục vu SX
348.450.309
Chi phí dụng cụ sản xuất
77.622.893
Công cụ dụng cụ sản xuất
22.181.246
Dụng cụ bảo hộ lao động
55.441.647
Chi phí khấu hao TSCĐ
217.679.426
Chi phí khác bằng tiền
432.592.752
Tổng cộng
1.260.443.380
* Phân bổ CPSXC.
Sau khi tập hợp CPSXC trong tháng kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm sản xuất. Với tiêu thức phân bổ là tổng tiền lương công nhân sản xuất trong tháng 12/2010. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất tháng 12/2010 là : 3.796.209.915, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:
CPSXC phân bổ cho 274 SP A
=
1.260.443.380
x
89.687.324
=
29.778.594
3.796.209.915
CPSXC phân bổ cho 2.717 SP B
=
1.260.443.380
x
542.283.313
=
180.052.586
3.796.209.915
CPSXC phân bổ cho 2.173 SP C
=
1.260.443.380
x
96.405.145
=
32.009.091
3.796.209.915
Cuối kỳ, kết chuyển vào từng đối tượng tính giá thành.
Nợ TK 1541 A 29.778.594
Nợ TK 1541 B 180.052.586
Nợ TK 1541 C 32.009.091
Có TK 627 241.840.271b) Sơ đồ hạch toán
TK 3341 TK 627 TK 1541A
14.867.000 29.778.594
CP sửa chữa MMTB, CP xếp kho Kết chuyển CPSXC - SPA
TK 3342
165.168.000 TK 1541B
Chi phí ăn ca 180.052.586
TK 152, 111,331… Kết chuyển CPSXC - SPB
352.513.309
Vật liệu dùng cho quản lý PX.
TK 153,111,331…
77.622.893 TK 1541C
CCDC dùng cho quản lý PX 32.009.091
Kết chuyển CPSXC - SPC
TK 214
217.679.426 TK 1541..X
CP khấu hao TSCĐ xxxxxxxxxx
TK 111,331… Kết chuyển CPSXC - SPX
432.592.752
Chi phí khác bằng tiền
Sơ đồ 3.5: Tập hợp CPSXC
Trích sổ chi tiết các tài khoản 6271; 6272; 6273;6274; 6278 tháng 12 năm 2010 ( xem phụ lục số 13 )
3.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3.2.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất
a)Tài khoản sử dụng
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên toàn bộ chi phí sản xuất được tổng hợp vào TK 1541 – chi phí sản xuất kinh doanh chính.
b) Phương pháp hạch toán
Cuối tháng, kế toán kết chuyển tất cả chi phí trực tiếp phát sinh dùng sản xuất sản phẩm và tiến hành tính giá thành.
Kết chuyển chi phí sản phẩm Cọc PC 300A- 10m, số lượng : 274 cọc là
Nợ TK 1541 A 495.030.243
Có TK 621 A 355.833.114
Có TK 622 A 109.418.535
Có TK 627 A 29.778.594
Kết chuyển chi phí sản phẩm Trụ BTLT 8m- 400Kgf, số lượng : 2.717 trụ là
Nợ TK 1541 B 2.540.284.892
Có TK 621 B 1.698.646.664
Có TK 622 B 661.585.642
Có TK 627 B 180.052.586
Kết chuyển chi phí sản phẩm Đà cản 1,2m số lượng : 2.173 cái là
Nợ TK 1541 C 333.517.839
Có TK 621 C 183.894.471
Có TK 622 C 117.614.277
Có TK 627 C 32.009.091
3.2.4.2 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm.
* Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng
Tại Công ty, quy trình sản xuất khép kín có sự giám sát chặt chẽ và được điều hành bởi các tổ trưởng tổ sản xuất, các cán bộ kiểm tra kỹ thuật (KCS), đội ngũ công nhân lành nghề và có tay nghề cao nên ít có các sản phẩm hỏng. Khi xảy ra các trường hợp có sản phẩm hỏng, Công ty căn cứ vào giá trị và nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng lập biên bản đánh giá sản phẩm hỏng và chờ xử lý. Nếu là lỗi do công nhân sản xuất thì sẽ quy trách nhiệm và bắt bồi thường. Nếu do máy móc thiết bị hoặc một nguyên nhân khách quan nào khác thì sẽ tính vào chi phí sản xuất trong tháng đó.
* Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất.
Công ty bao gồm nhiều phòng ban, mỗi phòng ban này có một chức năng và nhiệm vụ chính. Đứng đầu các phòng ban này đều là những người có trình độ và chuyên môn cao. Công tác quản lý của công ty rất chặt chẽ, nên tại công ty không xảy ra hiện tượng ngừng sản xuất. Chi phí về khoản thiệt hại này là không có.
3.2.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Dưạ vào số sản phẩm kế hoạch sản xuất trong tháng và bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Kế toán tiến hành quyết toán vật tư với bộ phận vật tư căn cứ trên phiếu đề xuất cấp vật tư, phiếu nhập, xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm thì sẽ xuất tương ứng bấy nhiêu nguyên vật liệu. Điều này dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vật tư do tiết kiệm hoặc lãng phí trong quá trình sản xuất nhưng số lượng là không nhiều. Đến cuối năm sẽ tiến hành kiểm kê vật tư để xác định số lượng thừa thiếu. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được tính dựa trên số sản phẩm hoàn thành trong tháng. Do những đặc điểm trên và những đặc thù riêng của sản phẩm nên tại Công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
3.2.4.4 Tính giá thành sản phẩm.
Công ty áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm.
Tổng giá thành thực tế sản phẩm.
=
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Khoản điều chỉnh giảm giá thành.
Trong tháng 12 năm 2010 các khoản điều chỉnh giảm giá thành bằng không , chính vì vậy Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
a) Tài khoản sử dụng
TK 155 – “ Thành phẩm”
b) Phương pháp hạch toán
Nhập kho thành phẩm sản phẩm Cọc PC 300A – 10m : 274 cọc
Nợ TK 155 A 495.030.243
Có TK 1541 A 495.030.243
Nhập kho thành phẩm sản phẩm Trụ BTLT 8m – 400Kgf : 2.717 trụ
Nợ TK 155 B 2.540.284.892
Có TK 1541 B 2.540.284.892
Nhập kho thành phẩm sản phẩm Đà cản 1,2m : 2.173 cái
Nợ TK 155 C 333.517.839
Có TK 1541 C 333.517.839
Sơ đồ hạch toán
TK 1541A TK 155 A
000
(621 A) 355.833.114
495.030.243
(622 A) 109.418.535
Giá thành thực tế TP nhập kho
(627 A) 29.778.594
495.030.243 495.030.243
000
TK 1541B TK 155 B
000
(621 B) 1.698.646.664
2.540.284.892
(622 B) 661.585.642
Giá thành thực tế TP nhập kho
(627 B) 180.052.586
2.540.284.892 2.540.284.892
000
TK 1541C TK 155 C
000
(621 C) 183.894.471 333.517.839
(622 C) 117.614.277
Giá thành thực tế TP nhập kho
(627 C) 32.009.091
333.517.839 333.517.839
000
Sơ đồ 3.6: Kết chuyển CPSX vào thành phẩm
Bảng số 7: Trích bảng giá thành sản phẩm tháng 12/2010 tại Công ty
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
1
Cọc PC 250A – 12m
Cọc
1.524.357
40
60.974.280
2
Cọc PC 300A – 10m
Cọc
1.806.680
274
495.030.020
……………………………
…...
………….
..................
.......................
Trụ BTLT 6m – 100Kgf
Trụ
525.610
272
142.965.920
Trụ BTLT 7,5m – 100Kgf
Trụ
631.525
1.125
710.465.625
Trụ BTLT 8m – 400Kgf
Trụ
934.959
2.717
2.540.284.892
Trụ BTLT 8,5m – 300Kgf
Trụ
899.146
353
317.398.538
Trụ BTLT 10,5m – 300Kgf
Trụ
1.356.347
80
108.507.760
Trụ BTLT 12m – 350Kgf
Trụ
1.521.444
340
517.290.960
……………………………
…...
………….
..................
.......................
Đà cản 1,2m
Cái
153.483
2.173
333.517.839
Đà cản 1,5m
Cái
179.975
300
53.992.500
……………………………
…...
………….
..................
.......................
TỔNG CỘNG
CHƯƠNG 4:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
4.1 Nhận xét
4.1.1 Về bộ máy quản lý của Công ty.
Mô hình quản lý của Công ty được xây dựng một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Công ty chủ động trong kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, có uy tín, thương hiệu trên thị trường trong ngành sản xuất bê tông công nghiệp, đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay.
Công ty có thời gian phát triển khá dài thêm vào đó sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường nên đã tạo được sự tin cậy của rất nhiều đối tác. Đây là một điểm thuận lợi giúp Công ty có thể mở rộng thị trường và phát triển hơn trong việc kinh doanh trong thời gian sắp tới
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chính quy, có nghiệp vụ chuyên môn cao, và có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác điều hành, quản lý và tổ chức sản xuất. Với nguồn nhân lực như trên nên tiềm năng về nguồn nhân lực của Công ty là rất lớn đáp ứng cho nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.
4.1.2 Về công tác kế toán của Công ty.
4.1.2.1 Bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việc quan trọng hàng đầu trong tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Nhìn chung, bộ máy kế toán được tổ chức tương đối gọn nhẹ, hợp lý và phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty. Bên cạnh đó, giữa các nhân viên kế toán có sự phối hợp nhịp nhàng, phần hành kế toán được giao phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng người. Chính vì thế, công tác hạch toán tại Công ty được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, tránh được tình trạng chồng chéo công việc là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn và sai sót.
Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm cùng với tinh thần tận tâm, nhiệt tình trong công việc. Các nhân viên trong phòng kế toán có mối quan hệ tốt đẹp với nhau và với các phòng ban khác. Điều này đã tạo được rất nhiều thuận lợi trong công tác kế toán tại Công ty.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán Foxpro được Công ty thuê viết để sử dụng riêng. Đặc điểm của phần mềm này là gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng nên đã giúp giảm thiểu khối lượng công việc và tránh được rất nhiều những sai sót so với hình thức kế toán thủ công.
Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về một phần hành kế toán nhất định và tất cả đều chịu sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung của kế toán trưởng. Kế toán trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các phần hành kế toán của các nhân viên trong phòng. Đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ phận kế toán. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sai sót trong công tác kế toán cũng như phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra sai sót. Ngoài ra kế toán trưởng còn tổ chức và thi hành củng cố hoàn thiện chế độ kế toán của Công ty theo yêu cầu đổi mới của Công ty, đổi mới của chế độ quản lý.
4.1.2.2 Tổ chức chứng từ sổ sách kế toán
Công ty đã xây dựng hệ thống chứng từ phù hợp căn cứ trên chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam cũng như đặc điểm kinh doanh của Công ty. Hệ thống sổ sách và tài khoản chi tiết được thiết lập hợp lý thuận lợi cho công tác hạch toán cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, việc luân chuyển chứng từ còn chậm trễ giữa các phòng ban gây ra tình trạng ùn tắc công việc tại phòng kế toán.
4.1.2.3 Áp dụng kế toán quản trị vào Doanh Nghiệp:
Công ty chưa áp dụng hệ thống kế toán quản trị vào việc phân tích các khoản chi phí.
4.1.3 Kế toán CPSX.
4.1.3.1 Kế toán CPNVLTT.
Việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý và phù hợp với đặc điểm của Công ty.
Theo phương pháp này thông qua công tác kế toán có thể giúp Công ty biết được mặt hàng nào đang được tiêu thụ nhanh chóng để kịp thời nhập nguyên vật liệu tăng số lượng sản phẩm sản xuất, hay mặt hàng nào bị ứ đọng, khó tiêu thụ để nhanh chóng tìm giải pháp tiêu thụ hàng, thu hồi vốn. Vì Công ty kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn (trong đó nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn), nếu để ứ đọng hàng nhiều sẽ dẫn đến ứ đọng vốn lớn, kinh doanh không đạt hiệu quả.
Phương pháp được Công ty sử dụng trong việc tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này cho giá vật liệu xuất kho chính xác, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán CPNVLTT tại Công ty cũng còn có mặt hạn chế. Đó là việc luân chuyển chứng từ về nhập xuất vật tư, thành phẩm còn chậm trễ, gây ứ đọng công việc của kế toán vật tư, thành phẩm vào cuối kỳ. Điều này có thể dẫn đến sai sót trong công tác hạch toán chi phí cũng như tính giá thành sản phẩm.
4.1.3.2 Kế toán CPNCTT.
Việc chi trả lương cũng như các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên tại Công ty được thực hiện phù hợp với bộ luật lao động hiện hành. Công ty áp dụng hình thức lương khoán theo sản phẩm. Điều này là một nhân tố khuyến khích công nhân tích cực sản xuất, hăng say lao động. Bên cạnh đó hàng năm Công ty đều có quỹ khen thưởng dùng trong những dịp lễ tết, khen thưởng cho những cán bộ công nhân viên có những đóng góp tích cực và có những sáng kiến cải tiến trong sản xuất. Điều này là một khích lệ lớn, động viên công nhân tích cực tham gia sản xuất góp phần xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, việc tính toán lương cho công nhân sản xuất còn tương đối phức tạp, gây khó hiểu cho người lao động (theo ví dụ đã nêu ở phần chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty).
4.1.3.3 Kế toán CPSXC.
CPSXC được tập hợp, phân bổ đầy đủ, rõ ràng. Việc phân bổ CPSXC theo tiêu thức tiền lương công nhân sản xuất tương đối đơn giản. Tuy nhiên, chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng không được đưa vào chi phí sản xuất chung mà được ghi nhận là chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp. Điều này giúp cho việc tính toán đơn giản nhưng đã làm thay đổi giá trị giá thành sản phẩm ( tuy tỉ lệ thay đổi này là rất nhỏ - theo bảng số 8 : So sánh giá thành đơn vị sản phẩm truớc và sau khi tính chi phí nhân viên phân xưởng vào chi phí sản xuất chung), mặt khác đã không phản ánh đúng bản chất của chi phí .
Chi phí điện nước được sử dụng chung cho toàn Công ty nhưng lại hạch toán hết vào CPSXC sẽ không phản ánh chính xác lượng điện, nước sử dụng cho phân xưởng sản xuất và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Vấn đề này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào bảng trích khấu hao chi tiết tài sản cố định và bảng theo dõi từng loại tài sản của Công ty thì : Nhà xưởng, các loại khuôn cọc bê tông, khuôn trụ bê tông, palăng dầm đơn, trạm trộn … là các tài sản chiếm tỷ trọng lớn đã khấu hao gần hết giá trị sử dụng. Vì thế trong tương lai gần chắc chắn Công ty sẽ phải sửa chữa hoặc thay thế các loại tài sản này.
4.1.4 Kế toán giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất được tổng hợp vào TK 1541 theo đúng quy định. Hiện nay Công ty chưa có công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đó là do tính chất đặc thù của Công ty là sản xuất các sản phẩm bê tông, chu trình sản xuất sản phẩm khép kín, thời gian hoàn thành một sản phẩm ngắn. Điều này cũng phù hợp tình hình thực tế của đơn vị.
Công ty áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành nên việc tính toán khá đơn giản.
4.2 Kiến nghị
4.2.1 Kiến nghị chung.
Về việc luân chuyển chứng từ: Công ty cần phải xây dựng sơ đồ, lưu đồ luân chuyển chứng từ cũng như những hướng dẫn cụ thể, đôn đốc, quy định về thời gian luân chuyển nhằm tránh tình trạng ứ đọng công việc dẫn đến sai sót cũng như giúp việc cung cấp thông tin kịp thời và nhanh chóng hơn. Đồng thời cũng sẽ biết được nguyên nhân xảy ra sai xót tại bộ phận nào để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.
Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty có năm nhân viên và một kế toán trưởng. Trong đó, có nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc, việc xử lý số liệu, nghiệp vụ rất nhiều và phức tạp. Công ty nên tăng cường thêm nhân sự cho phòng kế toán để đáp ứng công việc quy mô phát triển của Công ty trong thời gian tới.
Mặc dù, phần mềm hiện Công ty đang sử dụng giúp kế toán giảm bớt được rất nhiều công việc cũng như nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên. Tuy nhiên phần mềm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như : chạy hay bị lỗi khi cúp điện đột ngột, chạy sổ chi tiết các tài khoản vẫn còn tương đối chậm…Vì thế, Công ty nên tiếp tục hoàn thiện phần mềm kế toán để phù hợp với đặc điểm của Công ty hơn nhằm “tin học” hóa bộ máy kế toán của Công ty. Hoặc Công ty lên trang bị riêng cho mỗi máy vi tính một cục lưu điện (UPS) đề phòng khi mất điện sẽ không ảnh hưởng đến số liệu đang làm việc và phần mểm kế toán.
4.2.2 Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí điện nước sử dụng chung cho toàn Công ty nhưng lại được hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất chung và theo dõi trên tài khoản 627. Công ty nên bố trí lắp thêm đồng hồ điện nước để tách biệt rõ ràng chi phí dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, phân xưởng sản xuất. Có như vậy chi phí của bộ phận nào sẽ được tính riêng cho bộ phận đó làm cho giá thành của sản phẩm sẽ chính xác hơn.
Áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp: Công ty nên áp dụng kế toán quản trị vào việc phân tích thông tin về chi phí. Việc làm này sẽ cung cấp cho các nhà quản trị của Công ty những thông tin linh hoạt kịp thời. Từ đó đưa ra các giải pháp khác nhau trong việc tính toán các phương án tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Chẳng hạn như việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị vào phân tích chi phí của Công ty theo cách ứng xử của chi phí: Nghĩa là những chi phí này tăng, giảm như thế nào đối với mức độ thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, các chi phí của Công ty sẽ được phân thành biến phí ( thay đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi) và định phí (cố định khi số lượng sản phẩm thay đổi trong giới hạn), từ đó xác định được điểm hoà vốn và có cách lựa chọn phương án đầu tư vốn hợp lý, hiệu quả nhất. Nhà quản trị sẽ thấy được việc sử dụng tối đa năng lực sản xuất là cần thiết để khai thác điều kiện sản xuất của mình. Có được hệ thống kế toán quản trị hoạt động hiệu quả, Công ty sẽ có công cụ kế toán tốt nhất để phục vụ cho việc lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, nên mua nguyên vật liệu bằng cách nào...
Việc đưa chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp theo em là chưa hợp lý. Công ty nên ghi nhận là chi phí sản xuất chung như thế sẽ phản ánh đúng bản chất của chi phí. Từ đó phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Điều này sẽ làm cho giá trị giá thành sản phẩm chính xác hơn. Đồng thời là căn cứ để bộ phận kinh doanh chiến lược của Công ty đưa ra giá bán hợp lý hơn, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho Công ty. Để đi sâu vào vấn đề này em xin mạnh dạn đưa ra phương pháp tính như sau:
* Căn cứ vào bảng tính lương tháng 12 năm 2010, chi phí nhân công nhân viên quản lý phân xưởng là 12.265.000 đồng. Khoản chi phí này Công ty đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được theo dõi trên tài khoản 642. Nếu Công ty đưa khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung và theo dõi trên tài khoản 627, thì giá thành sản phẩm cọc PC 300A – 10m; Trụ BTLT 8m – 400Kgf; Đà cản 1,2m sẽ thay đổi như sau:
Phần hạch toán lương:
Nợ TK 627 15.265.000
Có TK 334 15.265.000
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Nợ TK 627 3.358.300
Có TK 338 3.358.300
Chi phí sản xuất chung tăng thêm (15.265.000 + 3.358.300) = 18.623.300
Phân bổ chi phí sản xuất chung ( bổ sung) cho sản phẩm Cọc PC300A – 10m
CPSXC phân bổ cho 274 SP A
=
18.623.300
x
89.687.324
=
439.985
3.796.209.915
Phân bổ chi phí sản xuất chung ( bổ sung) cho sản phẩm Trụ BTLT 8m – 400Kgf
CPSXC phân bổ cho 2.717 SP B
=
18.623.300
x
542.283.313
=
2.660.313
3.796.209.915
Phân bổ chi phí sản xuất chung ( bổ sung) cho sản phẩm Đà cản – 1,2m
CPSXC phân bổ cho 2.173 SP C
=
18.623.300
x
96.405.145
=
472.941
3.796.209.915
* Căn cứ vào số liệu đã trình bày tại phần thực trạng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, ta có giá thành đơn vị của ba sản phẩm Cọc PC 300A – 10m (SPA); Trụ BTLT 8m – 400 Kgf (SPB); Đà cản - 1,2m (SPC) sau khi tính bổ sung chi phí sản xuất chung là
Giá thành đơn vị SPA
=
(495.030.020 + 439.985)
274
=
1.808.285
Giá thành đơn vị SPB
=
(2.540.284.892+ 2.660.313)
2717
=
935.939
Giá thành đơn vị SPC
=
(333.517.839 + 472.941)
2173
=
153.700
Bảng số 8: Bảng so sánh giá thành đơn vị sản phẩm trước và sau khi tính chi phí nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí sản xuất chung.
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Giá thành
đơn vị X
Giá thành
đơn vị X’
Thay đổi
(đồng)
Tỷ lệ thay đổi ( %)
1
Cọc PC 300A – 10m
Cọc
1.806.680
1.808.285
1.605
0,08
2
Trụ BTLT 8m – 400Kgf
Trụ
934.959
935.939
980
0,10
3
Đà cản 1,2m
Cái
153.483
153.700
217
0,14
Trong đó :
Giá thành đơn vị X: Giá thành đơn vị sản phẩm khi chưa có chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.
Giá thành đơn vị X’: Giá thành đơn vị sản phẩm khi đã có chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.
Theo bảng số 8 ta thấy khi tính chi phí nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí sản xuất chung thì giá thành sản phẩm đã có sự thay đổi, với tỷ lệ thay đổi thấp.
Về các loại TSCĐ đã khấu hao gần hết giá trị sử dụng, Công ty cần liệt kê ra từng tài sản để đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm đại tu hoặc thay thế các loại tài sản này trong tương lai gần. Nhằm tránh thiệt hại do ngừng sản xuất vì máy móc hư hại. Mặt khác, Công ty cần trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để cho giá thành sản phẩm các kỳ sau không tăng đột biến, có như vậy thì sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
4.2.3 Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cần xây dựng phát triền chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của Công ty. Có chính sách hậu mãi tốt.
Mặt khác, Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu vật liệu, thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế.
Trong những năm vừa qua Công ty đã xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài như: Lào, Campuchia… với doanh thu đạt được lên đến hàng triệu USD và theo như nhận định chung của bộ phận kinh doanh thì nhu cầu về các sản phẩm của Công ty ở những thị trường này còn rất lớn. Vì thế Công ty nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề nên xây dựng một nhà máy chi nhánh ở nước ngoài. Như vậy sẽ giảm được khoản chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng rất lớn chi phí các đơn hàng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng ngay được nhu cầu của khách hàng về mặt thời gian.
Cần luôn luôn tỉnh táo, sâu sát thị trường để có đối sách giá cả phù hợp, vừa có lợi nhuận, vừa đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng.
Công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sáng kiến trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất để tăng doanh thu tối đa, nhờ đó lợi nhuận đem lại sẽ là rất lớn.
KẾT LUẬN
Sau những năm hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt. Các loại hình DN đang cạnh tranh và phát triển ngày càng mạnh mẽ trên thị trường. Do vậy để đảm bảo cho các DN tăng trưởng và phát triển bền vững, các nhà quản trị kinh doanh luôn tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí tối đa hóa lợi nhuận. Chính điều này đã khẳng định vị trí, vai trò của thông tin kế toán trong các DN ngày được nâng cao.
Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Bên cạnh đó, giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói riêng.
Quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức là một khoảng thời gian vô cùng hữu ích, giúp em tiếp cận được phần nào với thực tế công tác kế toán đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến của mình. Tuy nhiên, với góc độ nhìn nhận của một sinh viên, kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình phân tích và đánh giá không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty góp ý sửa chữa, bổ sung để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cô Ths.Đào Thị Kim Yến và các cô chú, anh chị trong Công ty đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Phạm Văn Dược, TS. Đoàn Ngọc Quế, TH.S Bùi Văn Trường (2006), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản thống kê.
PGS. Võ Xuân Nhị, TS. Phạm Thanh Liêm, TS. Lý Kim Huê (2002), Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.
TS. Huỳnh Lợi (2009), Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
PGS. TS Lê Thị Hòa (2006), Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008
Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12
Các website khác
PHỤ LỤC
Bảng cân đối nhập xuất tồn thành phẩm tháng 12 năm 2010
Bảng định mức hao phí vật tư sản phẩm trụ 8m – 400Kgf
Bảng định mức hao phí vật tư sản phẩm cọc PC 300 – 10m hở
Bảng định mức hao phí vật tư sản phẩm Đà cản 1,2m
Bảng lương tháng 12 năm 2010 tổ sản xuất
Bảng thanh toán tiền ăn ca tháng 12 năm 2010
Bảng cân đối kế toán năm 2010
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010
Hóa đơn giá trị gia tăng (mua vật tư đầu vào)
Trích sổ chi tiết các tài khoản 1521, 1522, 1523, 1524, 1541, 155
Trích sổ chi tiết các tài khoản 621
Trích sổ chi tiết các tài khoản 622
Trích sổ chi tiết các tài khoản 6271, 6272, 6273, 6274, 6278
Trích bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12 năm 2010
Trích bảng cân đối nhập xuất tồn theo tài khoản 1521, 1522
Trích bảng khấu hao tài sản cố định năm 2010
Phiếu nhập kho hàng mua ( nguyên vật liệu đầu vào)
Phiếu xuất kho các loại vật tư để sản xuất sản phẩm…
Phiếu nhập kho thành phẩm trong tháng 12 năm 2010