Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi

Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP. 1. Lịch sử ra đời và phát triển của ngành kế toán 3 2. Vai trò kế toán đối với doanh nghiệp. 3 3. Nhiệm vụ kế toán. 4 II. KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT. 1. Khái niệm chi phí sản xuất 4 2. Phân loại chi phí sản xuất 4 III. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT 5 IV. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 5 2. Phân loại giá thành sản phẩm. 5 V. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢ XUẤT,ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH. 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 6 2. Đối tượng tính giá thành. 7 VI. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT , TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 7 VII. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT. 1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp. 8 2. Kế toán nhân công trực tiếp. 10 3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 12 4. Tổng hợp chi phí sản xuất. 16 VIII. SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT. 1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên. 18 2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 19 IX. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG. 1. Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVL chính trực tiếp) 20 2. Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 20 3. Theo chi phí định mức ( chi phí hế hoạch) 21 X. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHỦ YẾU. 1. Phương pháp giản đơn. 21 2. Phương pháp đơn đặt hàng. 24 3. Phương pháp phân bước. 24 4. Phương pháp định mức. 25 PHẦN II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Lịch sử hình thành của công ty. 27 2. quá trình phát triển. 27 3. Những thuận lợi , khó khăn và định hướng phát triển. 28 II. CƠ CẤU TỔ CHỨC. 1. Cơ cấu tổ chức sản xuất. 28 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 29 III. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI. 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành của công ty. 35 2. Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất. 35 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. a. Kế toán chi phí NVL trực tiếp. 36 b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 42 c. Kế toán chi phí sản xuất chung. 44 d. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 53 4. Tính giá thành sản phẩm. 53 PHẦN III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ. 56 II. KẾT LUẬN. 57 GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3663 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá thành cho từng loại sản phẩm chính. Phương pháp đơn đặt hàng: Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm của phương pháp này là tính giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết theo từng đơn đặt hàng. Chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan, riêng chi phí phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo phân xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Thực hiện phương pháp đặt hàng thì đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể. Gía thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thỏa thuận theo hợp đồng sản xuất. Sơ đồ hạch toán: TK 621. 622. 627 TK 154 TK 155. 157 .632 (1) (2) Chú thích: (1): tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng (2) : giá thành của đơn đặt hàng. Phương pháp phân bước : Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước nhưng không tính giá thành của bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh (còn gọi là phương pháp kết chuyển song song): Phương pháp này sử dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh Đặc điểm tổ chức kế toán : đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh và được tính theo công thức : Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí chế biến giai đoạn I + Chi phí chế biến giai đoạn II + … + Phí chế biến giai đoạn n Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất trước khi tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh ( còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự): Phương pháp này dùng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến và mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành của bán thành phẩm. Đặc điểm tổ chức kế toán : đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là ở từng giai đoạn sản xuất, đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm của từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh của giai đoạn sản xuất cuối cùng. Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp và thực hiện phương pháp kết chuyển tổng hợp. Giá thành bán thành phẩm giai đoạn II Công thức tính được biểu diển như sau : Giá thành bán thành phẩm giai đoạn I đoạn I Chi phí NVL trực tiếp + + + Chi phí chế biến giai đoạn III Chi phí chế biến giai đoạn II Chi phí chế biến giai đoạn I Giá thành sản pẩm hoàn chỉnh I Giá thành bán thành phẩm giai đoạn II Giá thành bán thành phẩm giai đoạn I Phương pháp kết chuyển tổng hợp và phân tích giá thành sản phẩm theo các khoản mục ban đầu : theo phương pháp này tất cả các khoản mục về tính giá thành phải được theo dõi chi tiết và được tập hợp theo từng giai đoạn, sau khi tính được tổng giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau phải theo dõi chi tiết theo từng khoản mục ban đầu và cứ lần lượt tính như vậy từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối cùng. Trong phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp Phương pháp định mức : Phương pháp này chỉ áp dụng được trong doanh nghiệp đã xác lập được hệ thống các định mức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra, ngay cả các chi tiết sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Nói cách khác, doanh nghiệp phải xác lập được giá thành định mức cho từng loại sản phẩm trên cơ sở các định mức tiêu hao hiện hành. Phương pháp định mức cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẩn đến những thay đổi này. Những phát hiện này có được ngay trong quá trình phát sinh và hình thành các loại chi phí – ngay trong quá trình sản xuất – nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh. Công thức tính giá thành theo phương pháp định mức là : Giá thành = Giá thành + Chênh lệch do + Chênh lệch do thực Thực tế Định mức - Thay đổi định mức - hiện định mức PHẦN II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÁ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP: Lịch sử hình thành của công ty: Công ty Thực Phẩm Bích Chi Đồng Tháp được hình thành từ năm 1966 dưới sự quản lý của chủ tư nhân, đến năm 1975 chuyển giao cho ban tuyên huấn TW cục. Năm 1977 Công ty chính thức chuyển thành xí nghiệp Quốc Doanh theo quyết định số 2492/LTTP/CT ngày 16/11/1977 của Bộ Lương Thực- Thực Phẩm, đầu năm 1986, Công ty được chuyển về tỉnh quản lý( thuộc ngành công nghiệp). Năm 1991 ban hành qui chế về thành lập và giải thể Doanh Nghiệp Nhà Nước. Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi là Doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ Doanh Ngiệp Nhà Nước thành lập công ty cổ phần, căn cứ theo quyết định số 968/QĐ.UBHC ngày 18/10/2000 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Hoạt động theo điều lệ Công ty và Luật Doanh Nghiệp do Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999. Từ năm 2001 theo chủ trương thực hiện chính sách cổ phần hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước, Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi cho đến nay. Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI Tên giao dịch: BICH CHI FOOD COMPANY. Trụ sở chính của công ty đặt tại: 45 *1, đường Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: 067.861910 Fax: 067.864674 Tài khoản: Tiền Đồng số 721A00714 (chi nhánh ngân hàng TX Sa Đéc) Tiền USD số 00713710278480 ( Ngân hàng VIETCOM BANK) Văn phòng đại diện: số 46, đường 7A, xã Bình Trị Đông, Huyện Bình Chánh Tp.HCM. Điện thoại :08.7515241 Fax : 08.7515242 Quá trình phát triển: Nhằm mở rộng và phát triển ngành sản xuất sản phẩm của công ty. Tổng công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực theo mô hình CTCP và từ sự chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty Cổ Phần Thực Phẩm nên hoạt động càng có sự chuyển đổi doanh thu tăng, kéo theo đời sống cán bộ công nhân viên cũng được cải thiện. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trực tiếp sang các nước Hàn quốc, Indonesia, Singapore, Hoa Kỳ… Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty: Thuận lợi: Chủ trương của Chính Phủ khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. Nhu cầu về sản xuất ngày càng cao( đặc biệt là sản phẩm ăn nhanh). Tiến hành hội nhập AFTA và là thành viên của WTO là bước đầu cọ xát rèn luyện năng lực cạnh tranh với môi trường, ít được bảo hộ của cơ chế thị trường đang gia tăng tự do hóa. Có một số công nghệ mới đầu tư. Nhãn hiệu có uy tín trên thị trường. Lợi thế từ thị trường cung NVL. Khó khăn: Ngày càng có nhiều công ty mạnh dạn tham gia vào thị trường. Sự cạnh tranh công bằng và khốc liệt đến khi gia nhập thế giới. Bước đầu thực hiện cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn. Chưa xây dựng được mạng lưới cung ứng tiêu thụ đủ mạnh. Định hướng phát triển: Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi đã hình thành từ nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau trực thuộc TW quản lý 1977 -1985, thuộc địa phương quản lý 1986 – 2000 . Và từ năm 2001 Công Ty tự thân vận động và trở thành công ty cổ phần, sự thành công và thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm và quyền lợi của mọi thành viên tham gia góp vốn. Chính sự thay đổi qua từng giai đoạn như vậy đã có sự khác biệt trong sự đề ra định hướng phát triển của công ty. Đặc biệt có sự biến đổi rất cơ bản về mặt kinh tế đó là từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Nhưng về cơ bản định hướng của công ty hiện nay là: Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phản ánh tình hình thực tế của công ty để có những điều chỉnh phù hợp, mạnh dạn nhận ra khuyết điểm và tích cực sửa chữa sai lầm. Thực hiện phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, không chỉ trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Phát huy uy tín nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin vững bền trong lòng khách hàng. Tạo công ăn việc làm cho lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội thực hiện đúng chính sách nhà nước quy định CƠ CẤU TỔ CHỨC: Cơ cấu tổ chức sản xuất: Quy mô của công ty là sản xuất ra hàng loạt, cơ cấu tổ chức sản xuất xây dựng theo dây truyền thiết bị công nghệ phù hợp cho từng loại ( nhóm sản phẩm). Công ty đóng tại địa bàn thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nằm trong khu quy hoạch của công nghiệp nên cơ sở hạ tầng (điện, nước) tương đối hoàn chỉnh và thuận lợi trong giao thông. Tổng diện tích quản lý sử dụng của công ty là: 40.000m2, gồm văn phòng làm việc, phân xưởng chế biến, phân xưởng tráng bánh, phân xưởng cơ khí thuộc địa phận phường 2,TX Sa Đéc, cạnh quốc lộ 80 đây cũng là địa bàn chính của công ty. Tình hình sản xuất : Chuyên ngành hoạt động chính của công ty. Sản xuất, chế biến lương thực- thực phẩm. Kinh doanh, xuất khẩu các loại thực phẩm. Sản xuất, chế biến TĂGS, thủy sản, chế biến nông sản… Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty hiện có : 2 nhà máy, 3 phòng chức năng, 5 phân xưởng và văn phòng đại diện tại Tp.HCM. Công ty đang trang bị 3 dây truyền Hủ tiếu –Phở với công suất 100 tấn/tháng và hệ thống thiết bị sản xuất bánh phồng tôm 1500 tấn/năm, bột nếp công suất 60 tấn/tháng. Bằng thiết bị mới do Hoa Kỳ viện trợ, công ty đã ứng dụng công nghệ “Ép đùn chín khô”, để sản xuất bột dinh dưỡng các loại, công suất 30 tấn/tháng Có thể chia thành 3 bộ phận chính: Bộ phận phân xưởng chính gồm: Các phân xưởng chế biến, phân xưởng tráng bánh. Bộ phận phục vụ: kho bãi, vận tải, bốc xếp, nhà ăn,… Bộ phận phụ trợ: phân xưởng cơ khí ( sửa chửa cơ khí, điện nước,…) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Bộ máy tổ chức gọn nhẹ công ty có trên 20 kỹ sư, trên 20 trung cấp, gần 400 công nhân có trình độ nghiệp vụ, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm luôn được đào tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC ( Kinh doanh kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới) P. TỔNG GIÁM ĐỐC ( sản xuất thiết bị và công nghệ) GIÁM ĐỐC N/m Bánh phồng tôm TP Kỹ Thuật QĐ PX CB QĐ PX TB QĐ PX CK QĐ PX B QĐ PX BPT Trưởng VP ĐD TP KT TT TP HC KT Chức năng các phòng ban: Tổng giám đốc công ty : Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, của Đại hội cổ đông, điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan, đi sâu vào các lĩnh vực. Hành chính tổ chức – lao động tiền lương – thi đua khen thưởng, kỹ thuật. Kế toán thống kê, tài chính- giá cả, ngân hàng. Đầu tiên liên doanh – liên kết. Tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Sử dụng bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đó được HĐQT phê duyệt. Xây dựng và trình HĐQT chuẩn y và chiến lược phát triển dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý công ty, quy hoạch đào tạo cán bộ và lao động, tổ chức phương án đã được phê duyệt. Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động các quy định khác của công ty, ký thỏa ước lao đông tập thể theo quy định của pháp luật. Định kỳ xem xét hệ thống QLCL –ATTP, đề ra các phương án cải tiến. Tổng giám đốc : ( kinh doanh - kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới) Tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công tác kỹ thuật và chế tạo sản phẩm mới, cung cấp nguyên liệu vật tư cho sản xuất, công tác kế hoạch và điều động phương tiện vận chuyển, cùng tổng GĐ trong việc nắm tình hình giá cả, điều tiết kịp thời cho kinh doanh. Tổng giám đốc : ( sản xuất_ thiết bị và công nghệ) Điều động sản xuất trong toàn công ty, cải tiến và nâng cấp thiết bị phù hợp công nghệ chế biến, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, phụ trách công tác an toàn lao động – bảo hiểm lao động- PCCC, phụ trách trực tiếp phân xưởng bột, thực hiện mức lao động, định mức kỹ thuật, lãnh đạo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Giám đốc N/m SX Bánh phồng tôm: Tổ chức sản xuất bánh phồng tôm, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao. Cùng Ban TGĐ xây dựng định mức tiền lương cho từng bộ phận, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản đốc phân xưởng bột: chịu trách nhiệm trước P. Tổng GĐ về việc tổ chức SX các sản phẩm bột đạt hiệu quả cao. Thực hành tiết kiệm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng phòng kỹ thuật nghiên cứu SX sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường. Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật: Cân đối kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, bảo đảm chất lượng và số lượng. Xem xét hợp đồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi Công ty đã đăng ký với khách hàng. Lập kế hoạch sản xuất – tiêu thụ tháng, quý, năm. Phối hợp với phòng HC- KT theo dõi công nợ, các định mức kinh tế, kỹ thuật, các hợp đồng kinh tế. Kiểm tra nhập, xuất vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo phiếu nhập kho – xuất kho hợp lệ. Điều động đội vận tải. Thực hiện hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm. Đề xuất biện pháp xử lý kỹ thuật khi có biến động về chất lựơng nguyên vật liệu và thành phẩm. Sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến qui trình, cải tiến kỹ thuật có hiệu quả. Tiếp cận nắm bắt thị trường giá cả và đề xuất những giải pháp kịp thời cho BGĐ. Tham mưu cho BGĐ việc đánh giá và chọn nhà cung cấp NVL. Trưởng phòng đại diện: Điều hành công việc ở Văn Phòng Đại Diện, đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, không thể nhầm lẫn thất thoát hàng hóa, tài sản, chứng từ. Thay mặt công ty tiếp xúc các đối tác kinh tế, liên doanh, liên kết, nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của công ty. Tiếp cận thị trường, bán, giới thiệu sản phẩm, xây dựng đại lý để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tiếp nhận hàng hóa của công ty để hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu hoặc giao tiếp cho đại lý, khách hàng theo hợp đồng. Theo dõi công nợ và chi tiền. Cung ứng vật tư, NVL phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của công ty kịp thời, đúng số lượng, chất lượng. Tham mưu cho BGĐ việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp ở khu vực Tp.HCM. Phòng hành chánh kế toán: Tham gia xây dựng qui chế về tuyển dụng, tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và đánh giá nhân viên. Quản lý hồ sơ nhân sự, công văn, lập thủ tục hợp đồng lao động, sổ BHXH,BHYT cho công nhân theo đúng qui định Thực hiện chi trả lương và các chế độ, chính sách khác cho công nhân kịp thời, đúng qui định. Phối hợp với các bộ phận có liên quan xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, theo dõi công nợ và đề nghị BGĐ điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê – tài chính đúng qui định. Đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thất thoát tiền bạc, chứng từ. Tổ chức thực hiện tốt công tác y tế cơ quan theo qui định Kế toán sử dụng hình thức “ nhật ký chung trên máy vi tính” SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán (phiếu thu, phiếu chi, phiếu lãnh, phiếu nhập, hóa đơn, CTGS) Sổ nhật ký chung đặc biệt Sổ nhật ký chung (máy vi tính xử lý) Sổ thẻ kế toán chi tiêu Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu kiểm tra : SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN Giám Đốc Kế Toán Trưởng Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán TSCĐ CCDC Kế Toán Công Nợ VT- HH Kế Toán Tiền Lương BHXH - TQ Kế toán cơ sở Kế toán trưởng : chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của công ty, theo dõi đôn đốc nhân viên thực hiện nhanh chóng các qui định, nhiệm vụ báo cáo. Kế toán tổng hợp: kiểm tra báo cáo các bộ phận để lập báo cáo cho văn phòng công ty. Kế toán TSCĐ-CCDC: có nhiệm vụ theo dõi sử dụng công cụ dụng cụ, giám sát việc tăng giảm tài sản cố định, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến sử dụng tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định. Kế toán công nợ VT _ HH: kiểm tra chứng từ ban đầu bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, hợp lý, hợp pháp Theo dõi quan hệ tạm ứng nội bộ,công nợ với công ty, công nợ với bên ngoài. Kiểm tra đối chiếu số phát sinh, số dư của các tài khoản liên quan trực tiếp. Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ từ chứng từ, hóa đơn GTGT, phiếu xuất nhập kho Quản đốc phân xưởng cơ khí: Tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất trong PX Lập kế hoạch bảo trì sửa chữa các máy móc thiết bị và tổ chức thực hiện tốt kể cả trường hợp đột xuất. Nắm vững qui trình vận hành, tính năng kỹ thuật của thiết bị trên dây chuyền SX Quản lý cung cấp vạt tư đúng chủng loại cho nhu cầu sửa chữa và thay thế. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo và cải tiến máy móc thiết bị, trong công ty nhằm tăng công suất, năng suất lao động và tuổi thọ của thiết bị. Điều hành công việc sửa chữa thường xuyên và tham mưu cho BGĐ công tác xây dựng cơ bản. Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi phân xưởng. Quản đốc phân xưởng chế biến: Điều hành trong công việc trong phân xưởng thực hiện đúng: kế hoạch, quy trình, sản xuất, quy trình về quản lý chất lượng – an toàn thực phẩm, định mức tiêu hao nhằm đạt hiệu quả cao. Lập kế hoạch điều động sản xuất, phân bổ chi tiêu, số lượng đến các tổ. Nắm vững quy trình công nghệ sản phẩm, cũng như tính năng kỹ thuật của thiết bị trong phân xưởng. Tham gia phối hợp với phòng ban chức năng trong việc xây dựng định mức lao động, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương sản phẩm nhằm hoàn thành các yêu cầu, mục tiêu của công ty. Đảm bảo chế độ của thông tin các báo cáo kịp thời cho GĐ tình hình quản lý điều hành sản xuất của phân xưởng. Truyền đạt kịp thời những thông tin mới về sản xuất, quản lý, cho tổ trưởng. Theo dõi các số liệu thống kê báo cáo sản xuất các tổ hàng ngày, xác nhận số liệu trả lương cho các tổ . Tổng hợp công tác thi đua khen thưởng, kỹ luật. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bảo trì máy móc, thiết bị theo lịch. Quản đốc phân xưởng tráng bánh: Điều hành và tổ chức quản lý mọi hoạt động sản xuất trong phạm vi phân xưởng Lập kế hoạch sản xuất của phân xưởng tráng bánh( ngày, tuần, tháng )trên cơ sở nhận kế hoạch đặt hàng của công ty. Tham gia phối hợp tốt với phòng ban chức năng trong việc xây dựng định mức lao động, định mức kỹ thuật, đơn giá tiền lương. Thống kê phân xưởng, xác định mức phân xưởng, xác định mức lao động, xác nhận số liệu trả lương cho các tổ Nắm vững quy trình công trình công nghệ của từng sản phẩm Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bảo trì máy móc- thiết bị đúng lịch. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi phân xưởng. Đội HACCP Đội trưởng: Tổ chức điều hành việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý HACCP phù hợp với tiêu chuẩn đã xác định. Trực tiếp theo dõi, tổ chức cập nhật mọi sự thay đổi của các kế hoạch HACCP, sổ tay chất lượng – an toàn thực phẩm. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ HACCP cho các thành viên Tổ chức việc đánh giá duy trì hệ thống quản lý HACCP và theo dõi các hoạt động cải tiến khắc phục trong hệ thống. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý HACCP Xem xét toàn bộ chương trình HACCP của công ty trước khi trình GĐ công ty phê duyệt. Thành viên: Hoàn thành nhiệm vụ do đội trưởng giao. Tham gia việc soạn thảo, góp ý kiến sửa đổi, hoàn thiện các tài liệu của hệ thống quản lý HACCP. Hỗ trợ, phối hợp với các thành viên trong đội hoàn thành các công việc của cả đội với chất lượng cao nhất. Thực hiện đào tạo HACCP theo kế hoạch đào tạo của đội cho các bộ phận trong công ty. Nhắc nhở, giám sát các bộ phận trong việc thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham gia đánh giá, thẩm tra hệ thống HACCP trong công ty theo lịch đánh giá của đội. Phương pháp đánh giá TSCĐ: Công ty áp dụng hình thức nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Điều kiện thực tế của công ty. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản phẩm theo một qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn. Công ty hoạt động với nhiều loại mặt hàng chủ lực và quá trình sản xuất liên tục không ngừng để cung cấp cho thị trường chẳn hạn như: bột các loại, phở ăn liền, bánh canh, hủ tiếu ăn liền… Năm 2007 Công ty đạt mục tiêu doanh thu cao nhất tới 71.754.127.974 tỷ đồng. Chính vì các đặc điểm trên công ty chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chế biến chi phí phát sinh được tập hợp từng khoản mục chi phí và phương pháp kê khai thường xuyên. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Công ty có 2 nhà máy: Nhà máy bánh phồng tôm Nhà máy hủ tiếu, phở Mỗi nhà máy thì có 1 phân xưởng sản xuất nhưng phân xưởng chế biến lá chính, không có phân xưởng sản xuất phụ. Do đó tất cả các sản phẩm sản xuất ra đều cùng một quy trình công nghệ chỉ khác về quy cách, tiêu chuẩn chất lượng, đối tượng tập hợp cũng cần 3 khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý tính giá thành, công ty chọn đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành. Công ty có nhiều mặt hàng, lấy 4 mặt hàng tiêu biểu: Bột gạo lứt Bột đậu xanh Bột đậu nành Bột 5 thứ đậu Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất. Việc phục vụ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục. Đạt được mục đích tính giá thành sản phẩm đánh giá từng loại chi phí tham gia, phân loại theo ba khoản mục Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán chi phí NVL trực tiếp. Nhập, xuất NVL dùng cho sản xuất sản phẩm sử dụng tài khoản 152. TK 152 có các tài khoản cấp 2 TK1521 : NVL chính TK 1523 : NVL phụ TK 1524 : Nhiên liệu NVL xuất dùng sản xuất sản phẩm cuối kỳ còn thừa thì tại phân xưởng nhập lại để tiếp tục sử dụng cho kỳ sau thì ghi mực đỏ cho TK. Nợ TK 642 Có TK152 Qua kỳ sau ghi lại mực thường. Nợ TK 621 Có TK152 Cuối kỳ tổng hợp chi phí NVL trực tiếp có sử dụng trong kỳ để kết chuyển và phân bổ vào TK 154 Nợ TK 154 Có TK 621 Các yếu tố NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu. STT Tên sản phẩm Vật liệu chính Vật liệu phụ Nhiên liệu 1 Bột gạo lứt Gạo gẫy, tấm, tấm nếp, hủ tiếu & phở, vanille Bao nilon, bao nhãn, hộp giấy, thùng giấy, giấy lót thùng, dây kẽm, màn co, băng keo. Gas, than đá, điện,điều chỉnh chi phí, tiền lương công nhân, BHXH, chi phí phân xưởng. 2 Bột đậu xanh Đậu nành hạt, đậu xanh hạt,đường, muối bọt, sữa bột, hương liệu, vanille,hủ tiếu & bánh phở vụn. Bao nilon, bao nhãn, hộp giấy, thùng giấy, giấy lót thùng, dây kẽm, màn co, băng keo,alcool, bao xốp, bao tải, hộp nhựa, nhãn hộp, nilon cuồn Gas, than đá, điện,điều chỉnh chi phí,tiền lương CN, BHXH, chi phí phân xưởng. 3 Bột đậu nành Đậu nành hạt, tấm, muối bọt, sữa bột, vanille, thu hồi phế liệu. Bao nilon, bao nhãn,hộp giấy, thùng giấy, giấy lót thùng, dây kẽm, màn co, băng keo, bao tải, hộp nhựa,nhãn hộp. Gas, than đá, điện,điều chỉnh chi phí,tiền lương công nhân, BHXH, chi phí phân xưởng 4 Bột 5 thứ đậu Đậu nành hạt, đậu xanh hạt, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen, mè hạt, hương liệu, muối bọt, đường cát, vanille. Bao nilon, bao nhãn,hộp giấy, thùng giấy, giấy lót thùng, dây kẽm, màn co, băng keo. Gas, dầu FO, điện,điều chỉnh chi phí, tiền lương CN, BHXH, chi phí phân xưởng. Khi mua NVL về nhập kho để sản xuất công ty sử dụng phiếu nhập kho theo mẫu: CTCP THỰC PHẨM BÍCH CHI www PHIẾU NHẬP VẬT TƯ số: …333… Ngày …01…. tháng …03..năm …2009…. Đơn vị bán: …………DNTN Trần Nguyễn………………………………….. chứng từ số:…………………………………………………………………………………… Nh ập t ại kho: ………………Nhàn……………………………………………………….. Mã số Tên nhãn hiệu quy cách vật tư Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Ghi chú Theo C.Từ Thực nhập 1 Đường Kg 500 500,5 8.740 4.374.370 2 Muối bột Kg 610 610,81 3.251 1.985.743 3 Hương liệu Kg 20 20,7 163.000 3.374.100 4 Đậu xanh hạt Kg 356.000 256.000,8 16.000 32.009.920 5 Hộp nhựa kg 480 17.088.384 Tổng 38.730 38.733,43 191.471 58.832.517 Cộng thành tiền (viết bằng chữ) : Năm mươi tám triệu tám trăm ba mươi hai ngàn năm trăm mười bảy đồng. Căn cứ vào phiếu nhập vật tư kế toán ghi: Nợ TK 152 : 58.832.517 đ Có TK 331 : 58.832.517 đ Kế toán dựa vào phiếu lãnh vật tư để lập phiếu xuất vật tư. CTCP THỰC PHẨM BÍCH CHI www PHIẾU L ÃNH VẬT TƯ số: …356… Ngày …02…. tháng …03..năm …2009…. Nơi lãnh: …………phân x ưởng tráng bánh…………………………. Lý do lãnh:………..phục vụ sản xuất…………………………………….. Mã số Tên nhãn hiệu quy cách vật tư Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Ghi chú Theo C.Từ Thực nhập 1 Đường Kg 500 500,5 8.740 4.374.370 2 Muối bột Kg 610 610,81 3.251 1.985.743 3 Hương liệu Kg 20 20,7 163.000 3.374.100 4 Đậu xanh hạt Kg 356.000 256.000,8 16.000 32.009.920 5 Hộp nhựa kg 480 17.088.384 Tổng 38.730 38.733,43 191471 58.832.517 Cộng thành tiền (viết bằng chữ) : Năm mươi tám triệu tám trăm ba mươi hai ngàn năm trăm mười bảy đồng. Giá xuất kho tính theo giá bình quân cuối tháng Đơn giá bình quân của từng vật liệu = Trị giá NVL tồn đầu kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + + Trị giá NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL nhập trong kỳ Trị giá NVL xuất kho trong kỳ = Số lượng NVL xuất trong kỳ Đơn giá bình quân từng vật liệu CTCP THỰC PHẨM BÍCH CHI www PHIẾU XUẤT VẬT TƯ số: …389… Ngày …04…. tháng …03..năm …2009…. Họ và tên ng ười nhận hàng:…….Phạm Văn Hậu…… Địa chỉ(bộ phận)……………….. L ý do xuất kho:………sản xuất…………………………………………………………. Xuất tại kho(ngăn lô)……………Hóa…………. Địa điểm……………. . ………………. Mã số Tên nhãn hiệu quy cách vật tư Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Ghi chú Theo C.Từ Thực xuất 1 Đường Kg 474 474,31 8740 4.145.469 2 Muối bột Kg 591 591,52 3.251 1.923.032 3 Hương liệu Kg 14 14,2 163.000 2.314.600 4 Đậu xanh hạt Kg 1000 1000,32 16.000 16.005.120 5 Hộp nhựa kg 28227 28227.246 480 13.549.078 Tổng 30.306 30307.596 191.471 37.937.299 Cộng thành tiền (viết bằng chữ) : Ba mươi bảy triệu chín trăm ba mươi bảy ngàn hai trăm chín mươi chín đồng. Bảng phân bổ chi phí NVL cho sản xuất tháng 03/2009 Sản phẩm Nguyên liệu chính Nguyên liệu phụ Nhiên liệu Tổng Bột gạo lứt 35.925 1.840.652 2.289.892 4.166.469,00 Bột đậu xanh 16.704.460 568.112 3.137.271 20.409.843 Bột đậu nành 11.275 2.065.809 7.161.630 9.238.714 Bột 5 thứ đậu 2.250.612 667.969 1.203.692 4.122.273 Cộng 19.002.272 4.142.542 13.792.485 37.937.299 Khi xuất NVL cho sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất vật tư kế toán ghi định khoản: Nợ TK 621(PX01): 37.937.299 đ Có TK 152 : 37.937.299 đ Cuối tháng căn cứ vào bảng chi phí NVL trực tiếp của các loại sản phẩm kế toán kết chuyển vào TK 154 “ sản phẩm dở dang” Nợ TK 154: 37.937.299 đ Có TK 621: 37.937.299 đ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NVL TRỰC TIẾP TK 152 TK 621 TK 154 37.937.299đ 37.937.299 đ Sau đây là các mẫu chứng từ có liên quan đến NVL TT Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Đối với ngành sản xuất bột thì tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất phải trả ở tại phân xưởng sản xuất chính, căn cứ vào hoạt động lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bên cạnh tiền lương như : BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối kỳ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh để kết chuyển và phẩn bổ cho tính giá thành. Nợ TK 154 Có TK622 Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản có liên quan. TK 334 : Lương phải trả cho công nhân TK 338 : Phải trả, phải nộp khác. Trong đó : TK338 có các tài khoản cấp 2 TK 3382 : kinh phí công đoàn TK 3383 : BHXH TK 3384 : BHYT Công việc tính lương cho toàn cán bộ công nhân viên do phòng tổ chức lao động tính. Hình thức tiền lương: công ty hiện nay sử dụng hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Hình thức tiền lương theo thời gian: tình cho cán bộ công nhân viên khối văn phòng và cơ khí tức là tiền lương trả trên cơ sở thời gian lao động thực tế và hệ thống tháng lương. Bậc lương của nhà nước do công ty xếp theo mức độ phức tạp của công việc. ở các phân xưởng, các tổ trưởng và Đốc công sẽ theo dõi số ngày làm việc thực tế của mỗi công nhân và ghi vào sổ chấm công, và theo dõi số lượng của mỗi công nhân ghi vào phiếu theo dõi sản lượng cá nhân, cuối tháng tổ trưởng tổng hợp tình hình số lượng lao động có mặt và sản lượng cá nhân và báo cáo với quản đốc. Quản đốc có trách nhiệm kiểm tra và thu thập số liệu của từng tổ để trên bảng tổng hợp theo dõi lao động, bảng tổng hợp lao động cá nhân và gởi lên phòng tổ chức lao động tiền lương để làm cơ sở tính lương. Từ tổng quỷ lương, phòng lao động tiền lương tiến hành tính lương cho từng công nhân theo qui chế của công ty. Việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty được trả làm 2 lần trong tháng: Lần I: tạm ứng tiền lương vào ngày 15 mỗi tháng. Lần II: thanh toán phần còn lại vào ngày 6 tháng sau. Việc phân bổ lương tại công ty được dựa trên cơ sở tiền lương, là một trong những yếu tố chi phí được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nên tiền lương của bộ phận nào thì được hạch toán trực tiếp vào chi phí của bộ phận đó. Hạch toán BHXH: Để thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, tử tuất… kế toán công ty thực hiện việc trích nộp BHXH theo qui định sau: Trích BHXH 15 % trên lương cơ bản. Trích BHYT 2% trên lương thực trả. Trích KPCĐ 2% trên lương thực trả. Thu thêm 5 % BHXH, 1% BHYT của người lao động sau đó tiến hành trích nộp cho cơ quan cấp trên: Nộp 15% quỹ lương BHXH cho cơ quan BHXH Nộp 1% KPCĐ cho công đoàn cấp trên 1% để lại cho đơn vị phong trào. Nộp 3% BHYT cho cơ quan BHYT. Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số lượng sản xuất sản phẩm trong kỳ tiến hành phân bổ chi phí cho công nhân trực tiếp, cho từng đối tượng tính giá thành theo phương pháp phân bổ theo công. BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP. THÁNG 3/2009 TT Sản phẩm Lương Công TT Tiền 1 Bột gạo lứt 71,00 20.464.771 2 Bột đậu xanh 45,00 12.970.629 3 Bột đậu nành 65,00 18.735.354 4 Bột 5 thứ đậu 25,00 7.205.905 Cộng 206,00 59.376.659 Khi tính lương, BHXH cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất kế toán lập định khoản : Nợ TK 622 (PX01) : 58.212.375 đ Có TK 334 : 58.212.375 đ Trích 2% KPCĐ cho công nhân sản xuất trên tổng tiền lương Nợ TK 622(PX01 ) : 1.164.284 đ Có TK 3382 : 1.164.284 đ Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số lượng sản lượng sản xuất sản phẩm trong kỳ tiến hành phân bổ chi phí cho nhân công trực tiếp, cho từng đối tượng tính giá thành theo phương pháp phân bổ theo công. Nợ TK 154: 59.376.659 đ Có TK 622: 59.376.659 đ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP TK 334 TK 622 TK 154 58.212.375 đ 59.376.659 đ TK 3382 1.164.284 đ Sau đây là các mẫu chứng từ có liên quan đến Nhân công TT Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất cung là: chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở phân xưởng sản xuất chính. Chi phí sản xuất tại phân xưởng bao gồm: chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao máy móc thiết bị và tài sản cố định của phân xưởng sản xuất, chi phí công cụ - dụng cụ, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí khác bằng tiền. Tổng hợp chi phí sản xuất cho từng phân xưởng sản xuất vào cuối mỗi kỳ, sau đó mới kết chuyển và phân bổ vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tập hợp chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627 Việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xyất chung cho tại công ty dựa trên phương pháp phân bổ theo chí phí kế hoạch. Mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng = Tổng chi phí sản xuất chung Tổng chi phí kế hoạch Chi phí kế hoạch từng đối tượng Cuối kỳ kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung Nợ TK 154 Có TK 627 Công tác hạch toán chi phí sản xuất chung: Hạch toán chi phí nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu: bao gồm nhiên liệu dùng chạy máy cho quá trình sản xuất xăng, dầu, nhớt được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nhiên liệu dùng cho xe con, xe tải nhẹ dùng cho công tác phục vụ cho cán bộ công nhạn viên đi tham quan nghỉ mát thì hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp: 2.109.703 đ Định khoản: Nợ TK 627 (PX01): 2.109.703 đ Có TK 1523 : 2.109.703 đ BẢNG PHÂN BỔ ĐIỆN THÁNG 03/2009 TT Sản phẩm Đơn vị Điện Kế hoạch Thực tế Tiền 1 Bột gạo lứt 0,20 644,12 850,00 710.343 2 Bột đậu xanh 0,45 500,94 661,00 552.442 3 Bột đậu nành 0.15 489,84 646,40 540.201 4 Bột 5 thứ đậu 0,45 287,12 367,00 306.717 Cộng 1,25 1.913,02 2.524,4 2.109.703 Hạch toán tiền lương và BHXH của công nhân viên phân xưởng sản xuất chính: Theo như cách trình bày ở phần trên thì tiền lương và BHXH của công nhân viên phân xưởng sản xuất chính được tính dựa trên tổng quỹ lương sản phẩm. Tiền lương và BHXH của nhân viên phân xưởng sản xuất chính trong tháng 03/2009 là: Tiền lương phải trả công nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 (PX01) : 36.553.360 đ Có TK 334 : 36.553.360 đ Trích 2% KPCĐ trên tổng tiền lương cho công nhân phân xưởng sản xuất Nợ TK 627 : 731.067 đ Có TK 3382 : 731.067 đ Hạch toán chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao: Tài sản trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật. Giá trị hao mòn chuyển vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao TSCĐ Tỷ lệ khấu hao cơ bản được tính theo tỷ lệ thống nhất do nhà nước quy định. Toàn bộ tài sản của công ty phân chia thành những loại sau: Loại tài sản cố định Tỷ lệ khấu hao cơ bản hàng năm Nhà cửa vật kiến trúc 4% Máy móc thiết bị 7,5% Phương tiện vận chuyển 10% Thiết bị dụng cụ quản lý 12,5% Hàng quý kế toán định mức khấu hao phân bổ theo công thức sau: Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ tỷ lệ khấu hao cơ bản hàng năm 4 Trong tháng có phát sinh tăng TSCĐ thì kế toán tiến hành tăng mức khấu hao,tăng đi trong tháng trên cơ sở TSCĐ tăng tháng trước, tháng này tính khấu hao, theo công thức sau: Mức khấu hao tăng tháng này = Nguyên giá TSCĐ tăng tỷ lệ khấu hao cơ bản hàng năm 12 Trong tháng có phát sinh giảm TSCĐ được tính theo công thức sau: Mức khấu hao giảm tháng này = Nguyên giá TSCĐ giảm tỷ lệ khấu hao cơ bản hàng năm 12 Mức khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất trong tháng 03/2009 là: 10.657.000 đ Khí tính khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng sản xuất kế toán ghi định khoản : Nợ TK 627 (PX01) : 10.657.000 đ Có TK 2141 : 10.657.000 đ Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ: Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không hội đủ tiêu chuẩn tài sản cố định. Chúng cũng tham gia vào quá trình sản xuất và gao mòn dần trong quá trình sử dụng. Phần giá trị hao mòn được chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức phẩn bổ một lần hay nhiều lần tùy theo giá trị của công cụ lớn hay hỏ: 7.080.000 đ Nợ TK 627 (PX01) : 7.080.000 đ Có TK 1531 : 7.080.000 đ Hạch toán phụ tùng thay thế: Những phụ tùng có giá trị lớn đó nhằm tránh sự biến động của giá thành hàng tháng kế toán tiến hành phân bổ giá trị của những phụ tùng này vào chi phí sản xuất trong kỳ, theo tiêu thức sau phẩn bổ sau: Số chi phí trong kỳ = Nguyên giá phụ tung thay thế Thời gian sử dụng 12 Khi mua phụ tùng về kế toán dựa trên giá mua để xác định số phí được phân bổ trong nhiều kỳ và định khoản: Nợ TK 1421 Có TK 1534 Khi xác định được chi phí phân bổ kế toán định khoản: Nợ TK 6273 Có TK 1421 Cuối kỳ kế toán dựa trên cơ sở tình hình sản xuất mà phân bổ chi phí với định khoản sau: Nợ TK 627 (PX01): 3.687.200 đ Có TK 1241 : 3.687.200 đ Hạch toán chi phí trích trước: Trong quá trình sản xuất, công ty đã dự trù khoản phải trả cho công nhân sản xuất về tiền ăn, tiền bồi dưỡng độc hại, nên trong quá trình tính toán công ty đã trích trước một phần để dự trù: 1.781.299 đ Nợ TK 627(PX01) : 1.781.299 đ Có TK 334 : 1.781.299 đ Cuối tháng kế toán tập hợp tất cả các chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung để lập bảng phân bổ. BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG THÁNG 03/2009 TT Sản phẩm Đơn vị Chi phí Kế hoạch Thực tế 1 Bột gạo lứt 20,00 5.787.243 16.499.281 2 Bột đậu xanh 200,00 7.895.000 22.508.443 3 Bột đậu nành 200,00 6.789.432 19.356.497 4 Bột 5 thứ đậu 100,00 1.485.600 4.235.408 Cộng 520 21.957.275 62.599.629 Sau khi phân bổ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154 chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành Nợ TK 154: 62.599.629 đ Có TK 627 : 62.599.629 đ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TK 1241 TK 627 TK 154 3.687.200 đ 62.599.629 đ TK 1523 2.109.703 đ TK 1531 7.080.000 đ TK 2141 10.657.000 đ TK 334 36.553.360 đ TK 3382 731.067 đ TK 334 1.781.299 đ Sau đây là các mẫu chứng từ có liên quan đến sản xuất chung. Tập hợp chi phí sản xuất. Cuối kỳ dựa trên cơ sở các khoản chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung đã kết chuyển tập hợp chi phí phát sinh. Nợ TK 154: 159.913.587 đ Có TK 621: 37.937.299 đ Có TK 622: 59.376.659 đ Có TK 627: 62.599.629đ SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT. TK 621 TK 154 37.937.299 đ TK 622 59.376.659 đ TK 627 62.599.629 đ Kế toán tiến hành lập sổ nhật ký chung: NHẬT KÝ CHUNG Đvt: đ Ngày C.T Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số TT dòng S.H T.K Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 04/03 PX02 04/03 Xuất NVL chính sản xuất 3 621PX01 19.002.272 1521 19.002.272 04/03 PX02 04/03 Xuất NVL phụ sản xuất 621PX01 5.142.542 1522 5.142.542 06/03 PX02 06/03 Xuất nhiên liệu sản xuất 621PX01 13.792.485 1523 13.792.485 30/03 PX09 30/03 Tiền lương phải trả cho CNTT SX 622PX01 58.212.375 334 58.212.375 Trích 2% KPCĐ cho công nhân sản xuất trên tổng tiền lương 622 1.164.248 3382 1.164.248 30/03 PX09 30/03 Tiền lương phải trả cho CNV phân xưởng 627PX01 36.553.360 334 36.553.360 Trích 2% KPCĐ cho công nhân phân xưởng trên tổng tiền lương 627PX01 731.067 3382 731.067 15/03 PX05 15/03 Điện dùng phân xưởng 627PX01 2.109.703 1523 (điện) 2.109.703 31/03 PX12 31/03 KH TSCĐ 627PX01 10.657.000 214 10.657.000 16/03 PX06 16/03 Xuất CCDC cho PX 627PX01 7.080.000 153 7.080.000 17/03 PX07 17/03 Chi phí trích trước 627PX01 1.781.299 334 1.781.299 20/03 PX08 20/03 Phụ tùng thay thế 627PX01 3.687.200 1241 3.687.200 Cộng chuyển sang trang sau 159.913.551 159.913.551 Mở, ghi và khóa sổ kế toán tổng hợp có liên quan: CTCP THỰC PHẨM BÍCH CHI SỔ CÁI Đvt: đ Tên TK: chi phí NVLTT số hiệu : 621 Ngày C.từ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số ngày Nợ Có Tháng 03/2009 04/03 PX02 04/03 Xuất NVL cho sản xuất 152 37.937.299 Kết chuyển chi phí 154 37.937.299 Cộng PS 37.937.299 37.937.299 CTCP THỰC PHẨM BÍCH CHI SỔ CÁI Đvt : đ Tên TK: chi phí nhân công TT số hiệu : 622 Ngày chứng từ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số ngày Nợ Có Tháng 03/2009 30/03 PX09 30/03 Lương CNV SX 334 58.212.375 Trích 2% KPCĐ 111 1.164.248 Kết chuyển chi phí 154 59.376.623 Cộng PS 59.376.623 59.376.623 CTCP THỰC PHẨM BÍCH CHI SỔ CÁI Đvt: đ Tên TK: chi phí sản xuất chung số hiệu : 627 Ngày C.từ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số ngày Nợ Có Tháng 03/2009 15/03 PX05 15/03 Điện dùng phân xưởng 1523(điện) 2.109.703 16/03 PX06 16/03 Xuất CCDC cho PX 153 7.080.000 17/03 PX07 17/03 Chi phí trích trước tiền bồi dưỡng độc hại 334 1.781.299 20/03 PX08 20/03 Phụ tùng thay thế 1241 3.687.200 30/03 PX09 30/03 Lương CNV PX 334 36.553.360 Trích 2% KPCĐ cho công nhân phân xưởng trên tổng tiền lương 111 731.067 31/03 PX12 31/03 KH TSCĐ 214 10.657.000 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 154 62.599.629 Cộng PS 62.599.629 62.599.629 CTCP THỰC PHẨM BÍCH CHI SỔ CÁI Đvt: đ Tên TK: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang số hiệu : 154 Ngày C.từ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Tháng 03/2009 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 37.937.299 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622 59.376.623 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627 62.599.629 Kết chuyển chi phí để tính giá thành 155 159.913.551 Cộng PS 159.913.551 159.913.551 SDCK 0 0 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Theo quy trình sản xuất đơn giản số lượng sản phẩm dở dang rất ít, có khi cũng không có, vì vậy công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Tính giá thành là công việc tiếp theo của kế toán sau khi kết chuyển chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, các khoản làm giảm chi phí, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tất cả đều bằng 0 nên tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bằng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Căn cứ vào số lượng thực tế sản phẩm nhập kho trong tháng 3/2009. Đvt:sp Thành phẩm Tháng 03/2009 Bột gạo lứt 2.230 Bột đậu xanh 6.587 Bột đậu nành 8.659 Bột 5 thứ đậu 3.748 Sau đây là phiếu tính giá thành của các loại sản phẩm sản xuất trong tháng 03/2009: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tên sản phẩm: Bột gạo lứt Sản lượng hoàn thành nhập kho :2.230 Đvt : đ Khoản mục chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Các khoản giảm trừ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm Tổng giá thành Giá thành đơn vị NVL TT 0 4.166.469 0 0 4.166.469 1.868 Nhân công TT 0 20.464.771 0 0 20.464.771 9.177 Sản xuất chung 0 16.499.281 0 0 16.499.281 7.399 Tổng 0 41.130.521 0 0 41.130.521 18.444 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tên sản phẩm: Bột đậu xanh Sản lượng hoàn thành nhập kho :6.587 Đvt: đ Khoản mục chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Các khoản giảm trừ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm Tổng giá thành Giá thành đơn vị NVL TT 0 20.409.843 0 0 20.409.843 3.098 Nhân công TT 0 12.970.629 0 0 12.970.629 1.969 Sản xuất chung 0 22.508.443 0 0 22.508.443 3.417 Tổng 0 55.888.915 0 0 55.888.915 8.484 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tên sản phẩm: Bột đậu nành Sản lượng hoàn thành nhập kho :8.659 Đvt: đ Khoản mục chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Các khoản giảm trừ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm Tổng giá thành Giá thành đơn vị NVL TT 0 9.238.714 0 0 9.238.714 1.067 Nhân công TT 0 18.735.354 0 0 18.735.354 2.164 Sản xuất chung 0 19.356.497 0 0 19.356.497 2.235 Tổng 0 47.330.565 0 0 47.330.565 5.466 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tên sản phẩm: Bột 5 thứ đậu Sản lượng hoàn thành nhập kho : 3.748 Đvt: đ Khoản mục chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Các khoản giảm trừ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm Tổng giá thành Giá thành đơn vị NVL TT 0 4.122.273 0 0 4.122.273 1.100 Nhân công TT 0 7.205.905 0 0 7.205.905 1.923 Sản xuất chung 0 4.235.408 0 0 4.235.408 1.130 Tổng 0 15.563.586 0 0 15.563.586 4.153 PHẦN III NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Doanh nghiệp chấp hành tốt nguyên tắc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Về hình thức kế toán: Hình thức kế toán “ Nhật ký Chung” được mở tại Công ty phù hợp với hình thức kế toán của đơn vị. Hình thức kế toán này giúp Công ty có thể theo dõi, kiểm tra đối chiếu giữa các chứng từ, sổ chi tiết và sổ tổng hợp được thực hiện khá dễ dàng và nhanh chóng Cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công, phân nhiệm rõ ràng. Doanh nghiệp đã tổ chức bộ máy kế toán chặt chẽ và linh hoạt. về năng suất lao động: Tiền lương là một trong những nhân tố hàng đầu kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động do đó bảng lương được mở chi tiết trên cơ sở bảng chấm công của từng đội lập hàng tháng. Bên cạnh đó doanh nghiệp có mức phụ cấp thỏa đáng, điều này sẽ tạo niềm tin và khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc tích cực và có hiệu quả cao hơn. Bộ máy kế toán của doanh nghiệp hiện nay theo hình thức tập trung đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống, cơ cấu phù hợp với điều kiện kính doanh của doanh nghiệp. Phòng kế toán của doanh nghiệp hoàn thành tốt công tác kế toán, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được xử lý toàn bộ trên hệ thống máy vi tính nên số liệu được phản ánh nhanh chóng, rõ ràng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cần thiết cho hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Công ty đã thực hiện tốt việc tiêu thụ giá thành sản phẩm, quan tâm đúng mức và không ngừng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tổng công ty giao phó. Tuy nhiên công ty càng đẩy mạnh hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và công tác tính giá thành sản phẩm để đồng bộ, kịp thời nhanh chống vì đây là giải pháp cực kỳ quan trọng trong việc duy trì và phát triển ngành sản xuất sản phẩm. Doanh nghiệp họat động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Tiền thân là Nhà máy Bột Bích Chi thành lập từ năm 1966 là đơn vị chuyên sản xuất bột gạo lức, bột đậu các lọai cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước. Chiến lược đầu tư tổng thể về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị máy móc, nguồn nhân lực đã đưa năng lực sản xuất của công ty ngày càng tăng vọt. Với một bộ phận quản lý năng động, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn, cùng độ ngũ công nhân lành nghề công ty đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và công ty đang hướng tới kế họach xây dựng và áp dụng chương trình HACCP Thực phẩm Bích Chi gồm trên 50 sản phẩm, phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến các sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Bích Chi như bột gạo lức, bột dinh dưỡng, hủ tiếu bột lọc và bột đậu các lọai. Sau khi chế biến, các sản phẩm này giữ nguyên hàm lượng vitamin trong gạo  đậu đáp ứng tốt nhu cầu về dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Trước tình hình yêu cầu thị trường, những sản phẩm mới phục vụ các bữa ăn công nghiệp lần lượt được triển khai sản xuất như phở, bún, miến,hủ tiếu, bánh tráng. Đây là các sản phẩm ăn liền giá rẽ, tiện lợi, vệ sinh, bổ dưỡng, với hương vị đặc trưng thuần chất Việt Nam. Thành công của Công ty CP Thực Phẩm Bích Chi được minh chứng qua hàng lọat các giải thưởng lớn tại các kỳ hội chợ, triễn lãm thành tựu kinh tế, sản phẩm đã đạt 10 huy chương vàng về Tiêu chuẩn Chất lượng và An toàn Vệ sinh Thực Phẩm như: Cúp vàng Thương hiệu Vì Sức Khỏe Cộng Đồng,giải Mai Vàng Hội Nhập, Thương Hiệu Bạn Nhà Nông…   Với phương châm “Uy tín-Chất lượng-Giá cả cạnh tranh”, uy tín thương hiệu đưa thực phẩm Bích Chi vươn xa không những đáp ứng được nhu cầu nội địa mà sản phẩm Bích Chi đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như : Đài Loan, Hông Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia,Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, EU và một số nước Ả Rập. KẾT LUẬN: Qua thời gian thực tập tại công ty CPTP BÍCH CHI , đ ươc sự chỉ dạy tận tình của các cô chú anh chị trong công ty đã giúp em hòan thành bài báo cáo này, giúp em rút ra được nhiều kinh nghiệm cho công việc kế tóan của mình sau này. Tuy nhiên do thời gian ngắn và kiến thức chuyên môn và trình độ lý luận còn hạn chế nên việc nắm bắt các vấn đề chưa hòan chỉnh lắm. Do đó trong nội dung trình bày không tránh khỏi những sai sót ,em rất mong ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và ban lãnh đạo công ty. GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT NVL : Nguyên vật liệu trực tiếp. BHLĐ : Bảo hiểm lao động. TSCĐ : Tàisảncốđịnh. TĂGS : Thức ăn gia súc. HĐQT : Hội đồng quản trị. QLCL : Quản lý chất lượng. PCCC : Phòng cháy chữa cháy. HACCP : Đội vệ sinh an toàn th ực phẩm. ATTP : An toàn thực phẩm ATLĐ : An toàn lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Nguyên lý kế toán NXB Lao động Xã Hội (tháng 9/2006) Luật kế toán NXB: Chính trị quốc gia(năm 2007) Hướng dẫn thực hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. biên soạn của: PGS. TS. Võ Văn NHị Kế toán chi phí giá thành TS. Phan Đức Dũng. LỜI CẢM ƠN µwµ Qua 3 năm học ở trường CĐCĐ Đồng Tháp. Em được thầy, cô tại trường truyền đạt những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm trong chuyên ngành cũng như trong cuộc sống. Qua lời dạy dỗ của thầy cô tại đây em đã xây dựng được cho mình kiến thức chuyên ngành để làm hành trang bước vào cuộc sống, với 8 tuần vừa thực tập vừa học hỏi em đã hoàn thành đề tài thực tập cuối khóa của mình. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy, cô trường CĐCĐ Đồng Tháp đã tận tình trang bị kiến thức chuyên môn cho em, nhất là tất cả thầy cô khoa kinh tế - xã hội & nhân văn và thầy Trần Quan Giáp, La Ngọc Giàu là giảng viên hướng dẫn em làm bài báo cáo thực tập cuối khóa. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cùng tập thể cô chú, anh chị trong phòng kế toán và các phòng ban khác, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của BGĐ, phòng kế toán… Nhờ đó đã giúp em có điều kiện tiếp xúc với thực tế, bổ sung thêm kiến thức và cũng hoàn thành bài báo cáo thực tập, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cũng như bước vào thực tế sau này. Tuy nhiên do thời gian kiến thức còn nhiều hạn chế, nên đề tài cũng như không trành khởi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô ở trường, và BGĐ cùng các anh chị ở công ty. Cuối cùng em xin kính chúc tất cả quý thầy cô trường CĐCĐ Đồng Tháp,BGĐ cùng tập thể cô chú, anh chị phòng kế toán và các phòng ban khác được dồi dào sức khỏe, công tác tốt và chúc công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi kinh doanh ngày càng hiệu quả và phát triển cao hơn nữa… Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi.doc
Luận văn liên quan