LỜI MỞ ĐẦU
Khi các doanh nghiệp tham gia vào thương trường họ luôn hướng tới mục đích cuối cùng là đạt lợi nhuận tối đa. Để có được lợi nhuận tối đa, đó không phải là chuyện đơn giản, bởi muốn làm ra lợi nhuận thì trong kinh doanh doanh nghiệp phải tính toán cân nhắc từng quyết định. Lợi nhuận được gắn liền cả một quá trình bao gồm nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng cái chính của nó vẫn là mối quan hệ giữa chi phí sản xuất sản phẩm – lợi nhuận. Từ đó doanh nghiệp đề ra những biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, đồng thời mang lại lợi nhuận để thực hiện tái sản xuất mở rộng trong doanh nghiệp.
Trong điều kiện hoạt động kinh tế thị trường cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp về các mặt kỹ thuật, kinh tế, tổ chức là cơ sở để định giá bán và tính toán kết quả kinh doanh.
Qua đó chúng ta nhận thấy sự quan trọng của giá thành sản phẩm trong hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành” là chuyên đề mà em quan tâm nhất trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất THẾ VINH. Vì công ty chủ yếu là sản xuất sản phẩm nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa trong sản xuất là yếu tố quan trọng giúp hạ giá thành các sản phẩm, nó là điều kiện giúp cho công ty nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường, giữ được uy tín và nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình.
Trên nền tảng những kiến thức đã có từ học tập, nghiên cứu và một thời gian thực tập, học hỏi, tiếp xúc thực tế tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất THẾ VINH, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Cô Nguyễn Thị Hiền và các anh chị cán bộ kế toán trong công ty, em đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THẾ VINH” làm chuyên đề báo cáo thực tập của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo thực tập có bố cục như sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thế Vinh.
Chương 2: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương 3: Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thế Vinh.
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian thực tập có hạn, chắc chắn đề tài sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo và các cán bộ anh chị Kế toán tại công ty, để đề tài thêm phần hoàn thiện và sâu sắc cũng như để em có thêm điều kiện bổ sung kiến thức phục vụ tốt hơn trong công tác thực tế sau này.
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Thế Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khi phát sinh ghi:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước
Có TK 334 – Phải trả người lao động
Sau đó, định kỳ phân bổ, kế toán ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 142 – Chi phí trả trước
Cuối kỳ, kế toán tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp về bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, kế toán ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Sơ đồ 2.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
622
Các khoản trích theo lương
335
Trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NC TT vào đối tượng tập hợp chi phí
154
334
338
142
Phân bổ khoản trích trước tiến lương nghỉ phép công nhân trực tiếp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trên. Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung như:
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: Tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng sản xuất với mục đích sản xuất và quản lý sản xuất.
Chi phí dụng cụ sản xuất: bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất, quản lý và sử dụng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng đội sản xuất.
Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán thường căn cứ vào các chứng từ và sử dụng những tài khoản sau:
Chứng từ sử dụng:
Phiếu xuất kho
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.
Bảng phân bổ tiền lương
Bảng phân bổ khấu hao
Hóa đơn dịch vụ…
Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Tài khoản 627 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất với nội dung kinh tế và kết cấu như sau:
BÊN NỢ:
Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ như: lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của công nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của phân xưởng và những chi phí khác có liên quan tới hoạt động của phân xưởng.
BÊN CÓ:
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.
Kết chuyển biến phí sản xuất chung vượt trên mức bình thường vào tài khoản 632
Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường.
Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và TK 627 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 334 – Phải trả người lao động
Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiên hành, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
(Có TK 3382 - KPCĐ)
(Có TK 3383 - BHXH)
(Có TK 3384 - BHYT)
(Có TK 3389 - BHTN)
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng từ có liên quan khác, kế toán ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất: Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng từ có liên quan khác, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
+ Trường hợp khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất một lần có giá trị lớn cho phân xưởng phải phân bổ dần, khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 142, 242 – Chi phí trả trước
Khi trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)
Có các TK 142, 242, 335
Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ: Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất…thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)
Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6277)
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 331 – Phải trả người bán
Tập hợp chi phí khác bằng tiền: Căn cứ vào bảng chứng từ gốc (phiếu chi tiền mặt, giấy báo có ngân hàng…), các tài liệu liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278)
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 141 – Tạm ứng
Phân bổ dần chi phí sửa chữa tài sản cố định, các loại dụng cụ nhỏ sử dụng…,kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278)
Có TK 142 – Chi phí trả trước
Hoặc trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định dùng ở phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278)
Có TK 335 – Chi phí phải trả
Căn cứ vào kết quả tính toán phân bổ, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung vào chi phí chế biến sản phẩm bằng bút toán:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 2.3: Kế toán chi phí sản xuất chung
627
152, 153
111, 112, 331…
154
338
Tiền lương phải trả cho công nhân phân xưởng sản xuất
Các khoản trích theo lương
214
Trích khấu hao TSCĐ trong phân xưởng
Cuối kỳ
kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng tập hợp chi phí
334
Chi phí vật liệu, công cụ sử dụng trong phân xưởng
Chi phí khác trong phân xưởng
335
142, 242
Trích trước chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất
Phân bổ chi phí sản xuất liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế. Giai đoạn này tiến hành theo những bước như sau:
Tổng hợp chi phí sản xuất theo phạm vi tính giá thành
Đánh giá các khoản điều chỉnh làm giảm giá thành
Lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế.
Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế bao gồm điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí sản xuất thực tế và tổng hợp chi phí thực tế theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Sau khi đã điều chỉnh chi phí sản xuất, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất thực tế vào từng đối tượng tính giá thành. Nếu chi phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến từng đối tượng thì kết chuyển cho đối tượng, nếu chi phí sản xuất chung hợp lý liên quan đến nhiều đối tượng thì phải chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng.
Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên tài khoản sử dụng tổng hợp chi phí sản xuất làm cơ sở tính giá thành là tài khoản 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Tài khoản 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ với nội dung và kết cấu như sau:
BÊN NỢ:
Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kết chuyển cuối kỳ.
BÊN CÓ:
Các khoản giảm chi phí sản xuất như: giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được…
Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc xuất bán trực tiếp.
Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 – chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 – chi phí nhân công trực tiếp
Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 627 – chi phí sản xuất chung
Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ, ghi:
Nợ TK 155 – thành phẩm
Có TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Trường hợp sản xuất xong, không nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng, ghi:
Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán
Có TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Sơ đồ 2.4: Kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
∑SPS xxx
∑SPS xxx
SDĐK xxx
SDCK xxx
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
154
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
627
Cuối kỳ phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung
Giá thực tế sản phẩm, lao vụ sản xuất, cung cấp cho bên ngoài
632
621
622
155
Giá thực tế thành phẩm nhập kho
Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành.
Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính. Những khoản điều chỉnh giảm giá thành như là chi phí thiệt hại ngừng sản xuất, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng, giá trị phế liệu…Tùy thuộc vào tính chất trọng yếu của các khoản giảm giá thành, kế toán có thể đành giá và điều chỉnh giảm giá thành theo giá bán, gái vốn… Khi hạch toán các khoản điều chỉnh giảm giá thành kế toán phản ánh như sau:
Sơ đồ 2.5: Điều chỉnh khoản giảm giá thành
111, 152, 138, 334…
154
Các khoản giảm giá thành
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành hết các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành rồi nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc của kế toán nhằm xác định chi phí sản xuất nằm trong sản phẩm dở dang. Tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ chi phí sản xuất trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất, có thể đánh giá sản phẩm dở dang bằng một trong những phương pháp sau:
Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo phương pháp này kế toán chỉ tính chi phí vật liệu trực tiếp cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, các chi phí còn lại được tính hết vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành . Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp này dược tính theo công thức sau:
+ Trường hợp chi phí vật liệu trực tiếp (vật liệu chính + vật liệu phụ) được bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất.
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí nguyên vật liệu dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
x
+
+
(1)
+ Trường hợp chi phí vật liệu phụ được bỏ dần vào quá trình sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu phụ dở dang cuối kỳ
Chi phí nguyên vật liệu chính dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
+
Chi phí nguyên vật liệu chính dở dang cuối kỳ tính tương tự công thức (1)
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Chi phí nguyên vật liệu phụ phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí nguyên vật liệu phụ dở dang đầu kỳ
Chi phí vật liệu phụ dở dang cuối kỳ
=
x
+
Tỷ lệ hoàn thành
x
Tỷ lệ hoàn thành
x
+
(2)
Phương pháp này được vận dụng phù hợp nhất đối với những doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, thông thường là lớn hơn 70%.
Theo sản lượng hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí sản xuất sẽ được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ và được phân thành 2 loại chi phí:
Chi phí vật liệu trực tiếp (gồm chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ)
Chi phí chế biến (gồm chi phí nhân công trực tiếp & chi phí sản xuất chung)
Công thức:
Chi phí vật liệu được bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất, tính giống công thức (1)
Chi phí chế biến được bỏ dần vào quá trình sản xuất:
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Chi phí chế biến phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí chế biến dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
x
+
Tỷ lệ hoàn thành
x
Tỷ lệ hoàn thành
x
+
Đối với chi phí vật liệu phụ nếu được bỏ ngay từ đầu sẽ được tính theo công thức (1), nếu được bỏ dần vào quá trình sản xuất thì được tính theo công thức (2).
Theo chi phí định mức.
Định mức chi phí
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
x
Tỷ lệ hoàn thành
x
∑
Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá tương tự như những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nêu trên. Tuy nhiên, điểm cần chú ý là chi phí sản xuất ở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức. vì vậy, phương pháp này chỉ phát huy tác dụng khi hệ thống định mức chi phí có độ chính xác cao. Có thể khái quát công thức tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ như sau:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức để kế toán tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm lao vụ hoàn thành. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Sau đây là những phương pháp tính giá thành cơ bản trong tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.
Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp)
Đây là phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành.
Công thức:
Phế liệu thu hồi (nếu có)
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành thực tế sản phẩm
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
=
+
-
-
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành thực tế sản phẩm
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm
=
Phương pháp hệ số.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành.
Công thức:
Bước 1 : Tính tổng giá thành sản phẩm của các sản phẩm chính
Tổng giá thành sản phẩm của các sản phẩm chính
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
=
+
-
Bước 2 : Tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành
Tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ
=
Với i = 1, 2, …., n SLi: số lượng sản phẩm i HSi: hệ số sản phẩm i
Bước 3 : Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn hoàn thành
Tổng giá thành sản phẩm của các sản phẩm chính
Số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Bước 4 : Tính tổng giá thành từng sản phẩm
=
Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn
Tổng giá thành sản phẩm i
Số lượng sản phẩm i
Hệ số sản phẩm i
x
x
Bước 5 : Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm i
Số lượng sản phẩm i
Giá thành đơn vị sản phẩm i
=
Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này cũng được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như đã trình bày ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm chính lại không xác lập một hệ số quy đổi. Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá thành kế hoạch (định mức), chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm… Để đơn giản cho quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán nên chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm và đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.
Công thức:
Bước 1 : Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm sản phẩm :
Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm
Tỷ lệ tính giá thành cho nhóm sản phẩm
=
Bước 2 : Tính tổng giá thành thực tế của quy cách i :
Tỷ lệ
Tổng giá thành kế hoạch của quy cách thứ i
Tổng giá thành thực tế của quy cách thứ i hoàn thành trong kỳ
x
=
Bước 3 : Tính giá thành đơn vị quy cách i trong nhóm sản phẩm :
Giá đơn vị quy cách thứ i
Tổng giá thành thực tế của quy cách thứ i
=
Số lượng quy cách thứ i hoàn thành
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng 1 quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.
Công thức:
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Tổng giá thành sản phẩm chính
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá trị sản phẩm phụ thu được
+
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Phế liệu thu hồi (nếu có)
-
-
-
Lưu ý : Giá trị sản phẩm phụ thu được ước tính căn cứ vào :
Giá thành kế hoạch.
Giá bán.
Giá bán trừ lợi nhuận định mức.
Phương pháp phân bước.
Phương pháp này được áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước (còn gọi là bán thành phẩm) là nguyên vật liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất hoặc theo từng phân xưởng sản xuất. Đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm hoặc chi tiết sản phẩm của từng giai đoạn công nghệ hoặc phân xưởng sản xuất và sản phẩm hoàn chỉnh.
Trường hợp không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí song song).
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.
Giá thành sản phẩm hoàn thành = chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong sản phẩm hoàn thành + chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong sản phẩm hoàn thành + …+ chi phí sản xuất của giai đoạn n trong sản phẩm hoàn thành .
Số lượng thành phẩm
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của giai đoạn 1
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn n
Số lượng thành phẩm
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của giai đoạn 1 trong chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn n
Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong giá thành sản phẩm
=
x
+
+
Các giai đoạn tương tự cho đến giai đoạn cuối n.
Trường hợp có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự).
Khi tính giá thành theo trường hợp này, giá thành sản phẩm được tính cho cả bán thành phẩm và thành phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất. quá trình tính giá thành được thực hiện như sau:
Tính giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 1:
Đánh giá bán thành phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 1.
Tính giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 1.
Tính giá thành thục tế bán thành phẩm giai đoạn 2 (và các giai đoạn tiếp theo) tương tự như giai đoạn 1. (Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí giai đoạn 1 chuyển sang và chi phí phát sinh ở giai đoạn 2)
Tính giá thành của thành phẩm giai đoạn cuối
Phương pháp đơn đặt hàng.
Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua. Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đon đặt hàng và cũng là đối tượng tính gái thành.
Công thức:
Tổng giá thành thực tế sản phẩm từng đơn đặt hàng
Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng
Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành
=
-
Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Mỗi một doanh nghiệp đều có những quy trình sản xuất khác nhau dẫn đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành là khá phức tạp. Để cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đơn giản hơn cần nắm vững những lý thuyết căn bản về phân loại chi phí, biện pháp tính giá thành tốt và phù hợp với từng diều kiện sản xuất, đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp. Những cơ sở lý luận trong giới hạn đề tài này là căn cứ để xem xét và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thế Vinh.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT THẾ VINH
Tổng quan về công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty.
Khi đơn vị khách hàng có nhu cầu về những sản phẩm mà họ cần thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là những loại mặt hàng đó. Vì sản phẩm của công ty rất đa dạng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty cũng rất đa dạng. Do những mặt hàng sơn có đặc trưng riêng cho từng đơn vị khách hàng nên khi có toa hàng do đơn vị khách hàng đặt thì công ty mới tiến hành làm, hoặc có sản phẩm dự trữ thì cũng chỉ trong vòng 1 tháng. Trong trường hợp này, tập hợp chi phí sản xuất của công ty là những sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty.
Cũng vì đặc điểm chung của công ty là sản xuất theo từng đơn đặt hàng của đơn vị khách hàng nên đối tượng tính giá thành của công ty là những sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Kỳ tính giá thành của công ty.
Kỳ tính giá thành của sản phẩm tùy theo đơn đặt hàng. Thường thì trong vòng 1 ngày là các sản phẩm sẽ được hoàn thành và giao ngay cho khách hàng. Do vậy, kỳ tính giá thành của các sản phẩm thường không giống nhau, có sản phẩm làm 2 – 4 tiếng thì hoàn thành, có sản phẩm thì 1 ngày làm xong.
Ví dụ: Ngày 3/9/2009 công ty Ngũ Nam Phát đặt một số mặt hàng sau: xăng Nhật 440 lít, Sơn đen mờ NC 200kg, Cứng Epoxy 100kg.
Xăng Nhật thì pha các loại xăng như: Toluene, Butyl Acetate (BAC) và Butyl Cellosolve (BCS). Sau đó cho hỗn hợp này vào máy phân tán trong khoảng thời gian 2 tiếng là hoàn thành sản phẩm.
Sơn NC đen mờ thì pha các loại xăng, màu như: Butyl Acetate (BAC), Nitroate Cetlotuse, Nitrocellulose, Iso Butanol, Maleic resin, Syloid C906 và màu đen. Hỗn hợp này được trộn đều trong vòng 1 ngày.
Còn Cứng Epoxy thì bao gồm các loại như: Epoxy Resin, Hardiner PU (Cứng PU), Butyl Acetate (BAC), Toluene. Thời gian hoàn thành sản phẩm này khoảng 4 tiếng.
Phương pháp tính giá thành của công ty.
Với cùng một quy trình công nghệ, sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị nhưng kết quả sản xuất ra được nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó công ty áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất THẾ VINH.
Sản phẩm mà công ty TNHH TM & SX THẾ VINH sản xuất ra thì rất đa dạng và phong phú, và được thay đổi công thức thường xuyên cho phù hợp với khí hậu, độ ẩm và sở thích của khách hàng, nhưng do thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn nên trong bài báo cáo này chỉ đề cập đến cách tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Sơn Vàng của công ty.
Để sản xuất sản phẩm Sơn Vàng, công ty cần các nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung sau:
Nguyên vật liệu Amino Resin
Nguyên vật liệu Cồn công nghiệp
Nguyên vật liệu Maleic Resin
Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062
Nguyên vật liệu Zin Stearate
Can nhựa 30 lít
Lương công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng không, và không có chi phí sản xuất dở dang cuối mỗi kỳ, không có phế liệu thu hồi.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên, vật liệu của công ty là những đối tượng lao động mua ngoài chủ yếu dùng cho việc chế tạo ra sản phẩm. Nguyên, vật liệu thường chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm, do đó việc quản lý và sử dụng nguyên, vật liệu có hiệu quả sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm và nâng cao của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguyên, vật liệu khi tham gia vào chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành giá thành sản phẩm. Kế toán vật tư cần phải lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết, tổng hợp sao cho thích hợp để theo dõi chặt chẽ và phản ánh kịp thời, chính xác chi phí nguyên, vật liệu phát sinh khi sản xuất sản phẩm.
Nhìn chung, các loại vật tư công ty cần cung cấp cho kho sản xuất rất đa dạng, tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Và vì công ty đặt mua vật tư theo tiến độ và theo những mặt hàng của từng khách hàng riêng nên kế toán mở các tài khoản chi tiết và theo dõi riêng từng loại vật tư.
Chứng từ và sổ sách kế toán.
Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng cho tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu tại công ty bao gồm:
Phiếu nhập kho vật tư
Phiếu xuất kho vật tư
Hóa đơn GTGT
Thẻ kho
Sổ chi tiết nguyên vật liệu.
Khi có đơn đặt hàng thì kho sản xuất lập phiếu yêu cầu cung cấp nguyên, vật liệu trình cho phòng kế hoạch vật tư, phòng kế hoạch vật tư xem xét tình hình yêu cầu nguyên vật liệu rồi trình cho phó giám đốc tài chính ký duyệt. Sau khi phó giám đốc tài chính ký duyệt thì phòng kế hoạch vật tư tiến hành lập đơn đặt hàng. Khi hàng về phòng kế hoạch vật tư kiểm tra chất lượng và số lượng rồi cho nhập kho. Bộ phận kho sẽ lập phiếu nhập kho và lập thành 3 liên: 1 liên lưu tại kho, 1 liên chuyển cho phòng kế toán và liên còn lại chuyển cho phòng kế hoạch vật tư. Đồng thời ghi vào thẻ kho tăng số lượng nguyên vật liệu.
Phòng kế toán khi nhận được phiếu nhập kho, kế toán vật tư ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu (sổ này sẽ đối chiếu với thẻ kho). Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc ghi sổ nhật ký chung.
Khi có nhu cầu xuất nguyên vật liệu, thủ kho lập phiếu xuất kho thành 3 liên để lưu tại kho, chuyển cho phòng kế toán và phòng kế hoạch vật tư.
Trình tự luân chuyển chứng từ.
Phiếu đề nghị xuất vật tư
Phòng kế hoạch vật tư
Phó giám đốc tài chính
Phiếu nhập, xuất kho
Bộ phận kho
Phòng kế toán
Thẻ kho
Sổ chi tiết
Bảng kê nhập, xuất, tồn
Sơ đồ 3.1: Trình tự luân chuyển chứng từ
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tuần
Đối chiếu
Ghi chú:
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Vì nguyên, vật liệu đa dạng nên nhiệm vụ của kế toán phải theo dõi, phản ánh chi tiết và tổng hợp về tình hình nhập – xuất kho nguyên vật liệu theo số lượng và giá trị trên các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp nhằm giúp nhà quản lý nâng cao hiệu quả điều hành quá trình sản xuất , kinh doanh của công ty.
Tài khoản sử dụng:
TK 621(Sov) – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK 152(Amino317) – Nguyên vật liệu Amino Resin 317
TK 152(CoCN) – Nguyên vật liệu Cồn công nghiệp
TK 152(Male) – Nguyên vật liệu Maleic Resin
TK 152(2A062) – Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062
TK 152(Zstearate) – Nguyên vật liệu Zin Stearate
Ngày 10/09/2009 Công ty Ngũ Nam Phát có đơn đặt hàng sản phẩm Sơn Vàng. Số lượng là 500 kg. Để tiến hành sản xuất sản phẩm kho sản xuất lập phiếu đề nghị xuất vật tư trình cho phòng kế hoạch vật tư, phòng kế hoạch vật tư sau khi xem xét, kiểm tra và trình phó giám đốc tài chính. Sau khi phó giám đốc tài chính ký duyệt, phòng kế hoạch vật tư cho xuất kho nguyên vật liệu. (Tại thời điểm sản xuất Sơn Vàng thì nguyên vật liệu tồn đầu kỳ vẫn cung cấp đủ để sản xuất nên chưa nhập thêm nguyên vật liệu).
Đơn vị: Công ty TNHH TM & SX Thế Vinh MST:0304028920
22/33/1 Bình Chiểu, KP3, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
PHIẾU XUẤT KHO Số : PX0107
Liên : 1 Nợ : 632
Ngày 10 tháng 09 năm 2009 Có : 152
Đơn vị/Họ và Tên : Phân xưởng sản xuất
Lý do xuất: Xuất để sản xuất.
Xuất tại kho : Thế Vinh Địa điểm: Thủ Đức
S
T
T
Mã
VTHH
Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Amino317
Amino Resin 317
Kg
45
2
Cocn
Cồn công nghiệp
Kg
210
3
Male
Maleic Resin
Kg
120,5
4
2A062
Solvent Orange 2A-062
Kg
50
5
Zstearate
Zin Stearate
Kg
74,5
Cộng
x
x
x
x
Tổng số tiền viết bằng chữ:
Số chứng từ gốc kèm theo: 1
Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Giá xuất kho nguyên, vật liệu được công ty tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Cuối tháng, kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho:
Nguyên, vật liệu Amino Resin 317 tồn đầu: 105 kg, trị giá 2.310.000 đ, trong kỳ không nhập.
=
2.310.000
105
=
22.000
Đơn giá bình quân Amino resin 317
Các nguyên, vật liệu khác được tính tương tự :
Nguyên, vật liệu
Tồn đầu
Nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân
SL
Trị giá
SL
Trị giá
Cồn công nghiệp
220
1.870.000
0
8.500
Maleic Resin
5.861
134.406.324
1.700
40.181.821
23.091
Solvent Orange 2A-062
200
41.820.000
100
21.363.700
210.612
Zin Stearate
6.326
151.669.941
1.080
26.795.454
24.097
Trị giá nguyên, vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm Sơn vàng:
Nguyên vật liệu Amino Resin 317: 45 x 22.000 = 990.000
Nguyên vật liệu Cồn công nghiệp: 210 x 8.500 = 1.785.000
Nguyên vật liệu Maleic Resin: 120,5 x 23.091 = 2.782.466
Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062: 50 x 210.612 = 10.530.600
Nguyên vật liệu Zin Stearate: 74,5 x 24.097 = 1.795.227
Đặc biệt những mặt hàng về hóa chất này dễ bay hơi, dính lại trong máy bồn, nên sẽ có hao hụt trong quá trình sản xuất, theo công ty tính thì lượng hao hụt của mỗi sản phẩm là 5% (0,05). Do đó, lượng hao hụt của mổi nguyên, vật liệu là:
Nguyên vật liệu Amino Resin 317: 990.000 x 0,05 = 49.500
Nguyên vật liệu Cồn công nghiệp: 1.785.000 x 0,05 = 89.250
Nguyên vật liệu Maleic Resin: 2.782.466 x 0,05 = 139.123
Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062: 10.530.600 x 0,05 = 526.530
Nguyên vật liệu Zin Stearate: 1.795.227 x 0,05 = 89.761
Chi phí hao hụt được công ty tính vào giá vốn hàng bán. Ghi Nợ TK 632 và ghi Có TK 152 chi tiết cho từng nguyên, vật liệu.
Như vậy, chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp được tính cho chi phí sản xuất sản phẩm Sơn vàng là trị giá sau khi đã trừ đi phần hao hụt trong sản xuất:
Nguyên vật liệu Amino Resin 317: 990.000 - 49.500 = 940.500
Nguyên vật liệu Cồn công nghiệp: 1.785.000 - 89.250 = 1.695.750
Nguyên vật liệu Maleic Resin: 2.782.466 -139.123 = 2.643.343
Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062: 10.530.600–526.530=10.004.070
Nguyên vật liệu Zin Stearate: 1.795.227- 89.761 = 1.705.466
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 621 (Sov) : 940.500
Có TK 152 (Amino317) : 940.500
Nợ TK 621 (Sov) : 1.695.750
Có TK 152 (CoCN) : 1.695.750
Nợ TK 621 (Sov) : 2.643.343
Có TK 152(Male): 2.643.343
Nợ TK 621 (Sov) : 10.004.070
Có TK 152(2A062): 10.004.070
Nợ TK 621 (Sov) : 1.705.466
Có TK 152(Zstearate): 1.705.466
Sơ đồ 3.2: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
621(Sov)
152(Amino317)
2.643.343
1.705.466
1.695.750
940.500
940.500
1.695.750
1.705.466
2.643.343
16.989.129
10.004.070
10.004.070
16.989.129
152(CoCN)
152(Male)
152(2A062)
152(Zstearate)
16.989.129
Sau đó, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và từ sổ nhật ký chung, kế toán ghi sổ chi tiết các tài khoản 152(Amino317), 152(CoCN), 152(Male), 152(2A062), 152(Zstearate) và sổ cái tài khoản 621.
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Nội dung chi phí nhân công trực tiếp.
Qua bảng chi tiết thanh toán tiền lương tại công ty, em nhận thấy tại công ty áp dụng hai hình thức trả lương: lương trực tiếp và lương gián tiếp.
Lương trực tiếp: là lương của công nhân làm việc tại phân xưởng, chịu sự quản lý của đội trưởng, lương trực tiếp được trả theo tuần làm việc của công nhân.
Lương gián tiếp: là lương của các cán bộ công nhân viên tại công ty chịu sự quản lý của các phòng Ban, sự kiểm soát của Giám Đốc, lương gián tiếp được trả theo tháng làm việc của nhân viên. Công ty thường trả lương cho nhân viên vào ngày 05 hàng tháng.
Cách tính lương: công ty trả lương theo thời gian.
Đối với cán bộ công nhân viên công ty:
Công ty trả lương theo tháng, đây là khoản tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương. Tùy theo năng lực và kinh nghiệm, công ty sẽ quyết định mức lương phù hợp được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động được ký lúc nhân viên mới bắt đầu vào làm tại công ty, có quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.
Mức lương
tối thiểu
Hệ số
lương
Mức lương
tháng
=
Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định
x
+
Tiền lương phải trả trong tháng:
Mức lương tháng
26
Tiền lương
phải trả
trong tháng
=
Số ngày công làm
việc thực tế trong tháng
x
Số tiền được lãnh thêm (nếu có):
Tiền phụ cấp đi công tác tỉnh.
Tiền phụ cấp trách nhiệm.
Tiền làm thêm
Tiền làm thêm được công ty tính theo công thức:
Mức lương tháng
26 x 8
Tiền lương làm thêm giờ
=
x Số giờ làm thêm x 2
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng.
Tiền lương được trả phụ thuộc vào tay nghề, trình độ của từng người. Lương công nhân trực tiếp sản xuất được trả theo tuần và được căn cứ trên mức lương tháng.
Mức lương tháng
52
Tiền lương phải trả trong tuần
=
x 12 tháng
Bên cạnh tiền lương phải trả theo quy định thì công ty còn phải tính theo tỷ lệ tiền lương các khoản an sinh xã hội và được hạch toán vào chi phí như:
Bảo hiểm xã hội: trích 20% tính trên tổng quỹ lương, trong đó người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5% bằng cách trừ vào tiền lương hàng tháng.
Bảo hiểm y tế: trích 3% tính trên tổng quỹ lương, trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1% bằng cách trừ vào tiền lương hàng tháng.
Kinh phí công đoàn: trích 2% tính trên tổng quỹ lương và người sử dụng lao động đóng hết.
Bảo hiểm thất nghiệp: trích 3% tính trên tổng quỹ lương, trong đó người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1% bằng cách trừ vào tiền lương hàng tháng, 1% còn lại được Nhà Nước hỗ trợ.
Tóm lại, các khoản trích theo lương là 28%, trong đó doanh nghiệp đưa vào chi phí 20%, trừ vào lương của cán bộ công nhân viên trong công ty hàng tháng 7%, còn 1% được Nhà Nước hỗ trợ.
Chứng từ và sổ sách kế toán.
Chứng từ gốc gồm:
Bảng chấm công.
Bảng thanh toán tiền lương hàng tuần, hàng tháng
Bảng kê các khoản trích nộp theo lương.
Giấy chứng nhận nghỉ phép.
Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội…
Sổ hạch toán chi tiết 334, 338, 622.
Trình tự luân chuyển chứng từ.
Căn cứ vào hợp đồng lao động hay thôi việc, phòng tổ chức sẽ hạch toán tính tình hình tăng giảm của lao động từng bộ phận và theo dõi từng bộ phận công ty. Chứng từ gốc như: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương do đội trưởng thực hiện chấm công cho từng công nhân trực tiếp sản xuất.
Cuối tuần đội trưởng chấm công đưa bảng chấm công về phòng kế toán, phòng kế toán sẽ phân công bộ phận kế toán lương để tính lương cho mỗi công nhân và đưa cho Kế Toán Trưởng và Giám Đốc xét duyệt, khi Kế Toán Trưởng xét duyệt xong sẽ đề nghị Thủ quỹ thực hiện việc thanh toán lương cho công nhân sản xuất.
Trình tự luân chuyển chứng từ được phản ánh ở sơ đồ sau:
Bảng chấm công
Đội Trưởng PXSX
Kế Toán Lương
Phòng Kế Toán
Thanh Toán Lương
Thủ Quỹ
Kế Toán Trưởng
Giám Đốc
Sơ đồ 3.3: Trình tự luân chuyển chứng từ Bảng chấm công
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản sử dụng:
TK 622(Sov) – Chi phí nhân công trực tiếp.
TK 334 – Phải trả người lao động
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Qua bảng chấm công, bảng tính lương công nhân sản xuất, kế toán hạch toán lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Sơn vàng
Nợ TK 622 (Sov) : 656.117
Có TK 334 : 656.117
Kế toán tiến hành trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan:
Nợ TK 622 (Sov) : 131.223
Có TK 3382 : 13.122
Có TK 3383 : 98.418
Có TK 3384 : 13.122
Có TK 3389 : 6.561
Sơ đồ 3.4: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
622 (Sov)
334
656.117
656.117
787,340
787,340
3382
13.122
3383
98.418
3384
13.122
3389
6.561
13.122
98.418
13.122
6.561
787,340
Kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và sau đó ghi vào sổ cái tài khoản 334, 338 và 622.
Kế toán chi phí sản xuất chung.
Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung.
Kế toán chi phí sản xuất chung ở công ty gồm có 2 khoản là: chi phí hàng hóa dùng cho việc chứa đựng sản phẩm hoàn thành và chi phí khấu hao máy móc ở phân xưởng.
Các chi phí khác được công ty tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Ở công ty không có nhân viên quản lý phân xưởng, đội trưởng phân xưởng sản xuất kiêm luôn nhiệm vụ này nên hàng tháng họ nhận thêm khoản tiền trợ cấp trách nhiệm.
Chứng từ và sổ sách kế toán.
Phiếu nhập kho hàng hóa
Phiếu xuất kho hàng hóa
Hóa đơn bán hàng thông thường, hóa đơn GTGT
Thẻ kho
Bảng tính khấu hao tài sản cố định
Sổ chi tiết hàng hóa
Trình tự luân chuyển chứng từ.
Phiếu nhập, xuất kho
Bảng tính khấu hao
Kế toán vật tư, giá thành
Tập hợp chi phí tính giá thành
Bảng kê nhập, xuất, tồn hàng hóa
Kế toán tổng hợp
Sơ đồ 3.5: Trình tự luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung
Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Tài khoản sử dụng:
TK 627(Sov) – Chi phí sản xuất chung
TK 156(C30) – Hàng hóa Cal 30 lít
TK 214 – Khấu hao tài sản cố định
Sau khi sản phẩm hoàn thành thì được đóng vào Cal, với 500kg Sơn vàng thì cần 20 Cal nhựa 30 lít. Công ty cho xuất kho hàng hóa, giá hàng hóa xuất kho tính tương tư như xuất nguyên, vật liệu.
Giá cal nhựa 30 lít là 19.818 đ/1cal. Xuất 20cal trị giá 396.360đ. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627 (Sov) : 396.360
Có TK 156(C30) : 396.360
Chi phí khấu hao tài sản cố định ở công ty dùng là phương pháp khấu hao đường thẳng. Dựa vào bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, mức khấu hao tính cho việc sản xuất sản phẩm Sơn vàng là:
Nợ TK 627 (Sov) : 771.903
Có TK 214 : 771.903
Sơ đồ 3.6: Tập hợp chi phí sản xuất chung.
627 (Sov)
156(C30)
396.360
396.360
1.168.263
1.168.263
214
771.903
771.903
1.168.263
Kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và từ sổ nhật ký chung, kế toán ghi sổ chi tiết tài khoản 156(C30) và sổ cái tài khoản 627.
Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất.
Nhìn chung chi phí sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Tất cả các loại chi phí này hàng ngày được kế toán tập hợp vào bên Nợ TK 621, 622, 627 cho từng sản phẩm riêng biệt. Cuối cùng kế toán kế toán chuyển các chi phí này vào bên Nợ TK 154 “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tính giá thành sản phẩm.
Các định khoản chủ yếu:
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp về tài khoản 154 (Sov), kế toán ghi:
Nợ TK 154 (Sov) : 16.989.129
Có TK 621(Sov): 16.989.129
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp về tài khoản 154 (Sov), kế toán ghi:
Nợ TK 154 (Sov) : 787.340
Có TK 622(Sov): 787.340
Kết chuyển chi phí sản xuất chung về tài khoản 154 (Sov), kế toán ghi:
Nợ TK 154 (Sov) : 1.168.263
Có TK 627(Sov): 1.168.263
Sơ đồ 3.7: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
154 (Sov)
155(Sov)
621(Sov)
16.989.129
16.989.129
18.944.732
18.944.732
787.340
1.168.263
787.340
1.168.263
SDCK: 0
SDĐK: 0
622(Sov)
627(Sov)
18.944.732
18.944.732
16.989.129
16.989.129
16.989.129
787.340
787.340
787.340
1.168.263
1.168.263
1.168.263
SDĐK: 0
SDCK: 18.944.732
18.944.732
Nhập kho thành phẩm
Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Vì chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng không, và không có chi phí sản xuất dở dang cuối mỗi kỳ, phế liệu thu hồi không đáng kể. Nên tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bằng chính chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Do vậy, ta có, tổng giá thành sản phẩm Sơn vàng hoàn thành trong kỳ bằng 18.944.732 đ.
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành thực tế sản phẩm
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm
=
=
18.944.732
500
=
37.889
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM SƠN VÀNG
TP
Vật liệu
SL kg
ĐG
xuất
Thành tiền
Số tiềnhao hụt
Lương
Khấu hao máy móc ở PXSX
Cannhựa
Tổnggiá thành
Giá thành 1 SP
1
3
5
6
7 = 5 x 6
9 = 7 x 8
10
11
12
13 = 7 - 9 + 10 + 11 + 12
14 = 13 / 5
SOV
Amino Resin 317
45
22.000
990.000
49.500
787.340
771.903
37.889
Sơn Vàng
Cồn công nghiệp
210
8.500
1.785.000
89.250
Maleic resin
120,5
23.091
2.782.465,5
139.123
Solvent Orange 2A-062
50
210.612
10.530.600
526.530
Zin Stearate
74,5
24.097
1.795.226,5
89.761
Can nhựa 30 lít
20
19.818
396.360
SL 500
Tổng GV
500
17.883.292
894.164
787.340
771.903
396.360
18.944.732
37.889
Chương này đã trình bày cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơn vàng. Với những cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 2 thì thực tế công ty có những sáng tạo riêng để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Sau đây, chương 4 là những nhận xét và một vài kiến nghị mà bản thân em rút ra được sau quá trình thực tập tại công ty.
NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ
Nhận xét.
Nhận xét về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH TM & SX THẾ VINH là công ty chuyên sản xuất các lĩnh vực về sơn gỗ, bột trét tường, sơn chống thấm…Dù mới thành lập không lâu nhưng công ty đã được nhiều khách hàng biết đến và ưu ái lựa chọn. Công ty không chỉ dừng lại ở các sản phẩm phục vụ cho ngành Gỗ, mà nay công ty còn nghiên cứu và mở rộng lĩnh vực của mình sang ngành Sắt và được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như nét thẩm mỹ, sự sáng tạo.
Để có được sự phát triển như thế phải kể đến sự nỗ lực không nhỏ của Ban lãnh đạo công ty. Với tầm nhìn chiến lược và hướng phát triển đúng đắn, Ban lãnh đạo đã đưa công ty ngày càng đi lên và mở rộng thị trường của mình hơn, luôn luôn nghiên cứu các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất giúp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo, phải kể đến sự tận tâm, năng động của các nhân viên phòng kế toán, là những người giàu kinh nghiệm, luôn cập nhật kịp thời các thay đổi trong luật kế toán, cung cấp thông tin nhanh chóng và phản ánh chính xác, nắm vững các nguyên tắc hoạt động của công ty.
Nhận xét về tổ chức công tác kế toán.
Tổ chức và luân chuyển chứng từ:
Công ty luôn đảm bảo việc sử dụng các mẫu chứng từ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
Việc tổ chức luân chuyển chứng từ ở công ty tương đối hoàn chỉnh từ việc lập, luân chuyển từ phòng ban này sang phòng ban khác, thuận tiện cho việc ghi chép.
Quá trình ghi chép kịp thời giúp cho việc lập báo cáo kế toán nhanh chóng phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin cho Giám đốc.
Báo cáo tài chính của công ty được thực hiện đúng thời gian quy định.
Tổ chức tài khoản kế toán:
Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng yêu cầu nội dung của tài khoản kế toán.
Trong kế toán chi phí sản xuất chung không có tiền lương nhân viên phân xưởng vì đội trưởng phân xưởng tham gia sản xuất và kiêm luôn phần quản lý nên khi tính lương, kế toán tính thêm phần phụ cấp trách nhiệm cho đội trưởng sản xuất mà không hạch toán chi phí tiền lương của nhân viên quản lý.
Nhận xét về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu khá quan trọng vì vậy đây là vấn đề được công ty quan tâm đặc biệt từ lúc mua vật liệu cho đến lúc sản xuất xong và giao hàng.
Việc mua nguyên, vật liệu được công ty kiểm tra và bảo quản nghiêm ngặt. Vì nguyên, vật liệu của công ty chủ yếu là hóa chất nên rất dễ bay hơi, tác dụng với những chất khác hoặc do điều kiện khí hậu sẽ làm thay đổi tính chất hóa học. Do vậy, các bộ phận cần liên kết chặt chẽ với nhau từ việc nghiên cứu số lượng nhập, xuất tồn cho phù hợp, nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho phân xưởng sản xuất.
Kho sản xuất thì luôn đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo đơn đặt hàng.
Về khâu tập hợp chi phí thì ngay từ khi bắt đầu sản xuất , kế toán xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm theo đơn đặt hàng và đã tổ chức công tác kế toán phù hợp để theo dõi tập hợp chi phí phát sinh cho từng sản phẩm riêng biệt.
Giá thành của từng sản phẩm được phản ánh một cách chính xác khi chi phí thực tế phát sinh cho mỗi sản phẩm.
Kiến nghị.
Với những suy nghĩ và vốn kiến thức đã học tại trường, sau khoảng thời gian thời tập có hạn tại công ty, em cũng xin phép xin nêu ra một vài kiến nghị nhỏ bé với mong muốn công tác kế toán ở công ty ngày càng hoàn thiện hơn và công ty phát triển rộng hơn nữa.
Kiến nghị về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, công ty đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đưa các sản phẩm của mình nhằm phục vụ cho ngành Sắt, đây là điều rất tốt, mở ra một hướng phát triển mới. Tuy nhiên, vì là sản phẩm mới nên có thể chưa được các đơn vị khách hàng biết đến nhiều. Vì vậy, công ty nên đẩy mạnh chiến lược Marketing nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình rộng hơn nữa, nhằm ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế hơn.
Cán bộ công nhân viên trong công ty là những người giàu kinh nghiệm nhưng trình độ ngoại ngữ lại không cao. Điều này cũng là một hạn chế trong việc tiếp cận với khách hàng ngoài nước. Thiết nghĩ, nếu công ty tạo điều kiện cho nhân viên được học hỏi nâng cao về vốn kiến thức ngoại ngữ, thì cộng với những kinh nghiệm đã có và sự năng động, nhiệt tâm, chắc chắn sẽ giúp công ty thành công hơn nữa.
Về phần nguyên, vật liệu: Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là những hóa chất nên dễ bay hơi, gây cháy, nổ… do vậy công ty cần sử dụng những phương tiện bảo quản vật tư tốt hơn để tiết kiệm được chi phí trong quá trình lưu kho, bảo quản hao hụt và an toàn trong việc phòng chống cháy nổ.
Hơn nữa, giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động. Phòng kinh doanh cần phải nghiên cứu, theo dõi biến động của thị trường, xu hướng đặt hàng của khách hàng để có phương hướng, biện pháp mua hàng thật tốt để có thể giảm chi phí, hạ giá thành và đưa lợi nhuận của công ty lên cao.
Vì ngành sản xuất này thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nên công ty cần có chế độ ưu đãi hơn nữa nhằm tạo điều kiện thêm cho công nhân viên chăm sóc về mặt sức khỏe, cũng như khuyến khích họ làm việc hiệu quả hơn nữa.
Song song với việc mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất sang lĩnh vực khác thì đồng thời khối lượng công việc cũng tăng lên. Công ty cần trang bị thêm máy móc, thiết bị như máy in, máy fax… nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thu thập và xử lý thông tin.
Kiến nghị về tổ chức công tác kế toán.
Bộ máy kế toán tại công ty hoạt động khá hiệu quả, tuy nhiên các nhân viên chỉ chuyên làm về một lĩnh vực của mình. Điều này làm cho hoạt động trong phòng kế toán sẽ trì trệ nếu có một trong những nhân viên kế toán đi công tác hoặc nghỉ phép. Do vậy, công ty nên bồi dưỡng và tạo điều kiện để một nhân viên biết nhiều lĩnh vực, hầu làm cho công việc kế toán được thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, công ty cần thường xuyên nâng cấp phần mềm để giảm bớt khối lượng công việc, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác hơn, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu quản lý của các phòng Ban.
Kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Phản ánh đúng chi phí sản xuất và đưa ra những chiến lược tối ưu nhằm giảm bớt, tiết kiệm chi phí từ đó giá thành cũng được hạ xuống mức thấp nhất có thể, đây là điều mà hầu như tất cả doanh nghiệp đều quan tâm. Do vậy, nếu công ty quản lý, theo dõi chặt chẽ hơn sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
Trong kết cấu về giá thành thì NVL là một trong những chi phí chiếm vị trí khá quan trọng. Vì vậy, công ty nên nghiên cứu làm sao để giảm bớt được tỷ lệ hao hụt đến mức thấp nhất nhằm giảm chi phí về NVL. Mặt khác, có những NVL chỉ có mấy gram hoặc 1kg (ví dụ như các bột màu) dẫn đến dễ bị lạc, mất do quá ít. Do đó, việc đối chiếu giữa nguyên vật liệu thực tế và sổ sách không trùng khớp. Công ty cần có những biện pháp lưu trữ và bảo quản tốt hơn để không bị thất thoát. Thường xuyên kiểm tra số lượng thực tế tại kho và đối chiếu với sổ sách kế toán.
Thời gian thực tập tuy không dài nhưng nó cũng giúp em hiểu được thực tế hoạt động ra sao so với những lý thuyết đã được học. Những nhận xét và kiến nghị trên mang tính lý thuyết và có sự tham khảo. Thời gian thực tập giúp em tiến gần và cọ sát với thực tế, giúp em hình dung và biết được những công việc kế toán ra sao. Mong rằng sau khi tốt nghiệp em sẽ hòa nhập vào thực tế tốt hơn.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế luôn luôn có sự cạnh tranh giữa các đơn vị nên việc tổ chức kinh doanh có hiệu quả của từng đơn vị là điều kiện cần thiết để khẳng định sự tồn tại của mình trên thị trường.
Nhưng để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những phương pháp quản lý chặt chẽ, khoa học về công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Đó là phải làm sao để tiết kiệm được chi phí một cách tối đa mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và thu được lợi nhuận cao nhất. Đây là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng mà bất cứ nhà quản trị nào cũng quan tâm. Vì nó cung cấp những thông tin quan trọng cần thiết giúp nhà quản trị đưa ra những phương hướng phát triển phù hợp, những quyết định đúng đắn mang lại kết quả kinh tế tuyệt đối.
Là một doanh nghiệp ra đời chưa lâu, công ty TNHH TM & SX Thế Vinh đang trên đà xây dựng và phát triển, do đó, công ty cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách. Với tầm nhìn chiến lược và hướng phát triển đúng đắn, Ban lãnh đạo đã đưa công ty thoát khỏi khó khăn và ngày càng đi lên, mở rộng thị trường của mình hơn, luôn luôn nghiên cứu các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất giúp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo, phải kể đến sự tận tâm, năng động của các nhân viên phòng kế toán, là những người giàu kinh nghiệm, luôn cập nhật kịp thời các thay đổi trong luật kế toán, cung cấp thông tin nhanh chóng và phản ánh chính xác, nắm vững các nguyên tắc hoạt động của công ty. Đây là một hứa hẹn tốt đẹp trong việc mở rộng lĩnh vực hoạt động của công ty trên thị trường hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc