Đề tài Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd

Do giới hạn về mặt thời gian cũng như hạn chế về tiếp cận thông tin nên đề tài chỉ mới đề cập đến những khoản công nợ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, việc phân tích khả năng thanh toán còn mang tính tương đối vì thiếu thông tin của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực trên cùng địa bàn Tỉnh cũng như các chỉ số bình quân ngành. Trong thời gian tới, để đề tài hoàn thiện hơn, có thể phát triển theo các hướng như sau: - Bên cạnh các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán có thể mở rộng phân tích các khoản phải thu, phải trả còn lại. - Thu thập, tính toán tỷ số bình quân ngành và các thông tin tài chính của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Tỉnh để có sự so sánh, đối chiếu, đánh giá khách quan và chính xác hơn tình hình của Công ty. - Căn cứ vào những đánh giá, kết luận từ quá trình phân tích để có những dự báo tài chính. ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

pdf68 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.301.252.223 10.035.409.300 Lũy kế 52.670.275.430 51.951.895.810 Dư cuối 632.916.555 331141 Công nợ phải trả hàng LDSX- Medi PP Dư đầu 1.061.028.058 Phát sinh 800.000.000 2.310.274.463 Lũy kế 5.485.035.192 8.056.337.713 Dư cuối 2.571.302.521 331142 Công nợ phải trả hàng LDSX-Tenamyd PP Dư đầu 4.625.362.309 Phát sinh 19.282.724.316 Lũy kế 17.113.622.444 41.021.709.069 Dư cuối 23.908.086.625 331143 Công nợ phải trả hàng LDSX -Bao tiêu PP Dư đầu 1.109.185.066 Phát sinh 1.187.494.498 Lũy kế 8.359.752.631 10.656.432.195 Dư cuối 2.296.679.564 3312 Công nợ phải trả người bán – ngoại tệ Dư đầu 3.181.284.643 Phát sinh 16.380.204.924 10.453.697.731 Lũy kế 91.637.355.689 69.612.914.578 Dư cuối 2.745.222.550 Ngày 30 tháng 08 năm 2012 Người lập biểu Phòng kế toán Tổng giám đốc ( Sổ cái TK 331 đầy đủ từ ngày 10/8/2012 đến 30/08/2012 xem ở phụ lục 8) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 43 Trong kỳ, nếu như công ty mua hàng và bán hàng cho cùng một đơn vị thì kế toán có thể tiến hành bù trừ công nợ giữa TK 131 và TK 331 chi tiết cho cùng đơn vị đó dựa trên biên bản bù trừ công nợ giữa công ty và các đối tác liên quan: Ví dụ: Trong quý IV/2012, Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd đã xuất bán hàng cho Công ty TNHH Dược phẩm Anciba Hà Nội với tổng số tiền hàng là 52.378.906 đồng. Công ty xin bù trừ số tiền hàng mà Công ty đã xuất là 52.378.906 đồng vào công nợ mà Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd đã nhận hàng. Vì vậy mà Công ty đã lập Biên bản bù trừ công nợ ( Phụ lục số 9) để xin bù trừ. 2.3. Phân tích khả năng thanh doán của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012) 2.3.1. Phân tích tình hình các khoản phải thu của Công ty qua 3 năm (2010 -2012) Các khoản phải thu của Công ty bao gồm: Phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác, thuế GTGT được khấu trừ, chi phí trả trước ngắn hạnCác khoản phải thu của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Nhìn vào bảng số liệu 2.4, ta có thể thấy rằng, các khoản phải thu của Công ty trong 3 năm 2010 – 2012 biến đổi không ổn định. Cụ thể, các khoản phải thu năm 2010, năm 2010 là 159,7 tỷ đồng. Đến năm 2011, các khoản phải thu là 214,2 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 54,5 tỷ đồng, tương ứng tăng đến 34,12%. Nhưng đến năm 2012, các khoản phải thu là 205,2 tỷ đồng, giảm 8,9 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 4,17%. Trong các khoản phải thu, thì phải thu khách hàng qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là các khoản do khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa của Công ty nhưng chưa thanh toán. Phải thu khách hàng năm 2010 là 151,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,13 %. Năm 2011, thì con số này lại tăng lên thành 211,9 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 98,96. Năm 2012, phải thu khách hàng giảm còn 178,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,10%. Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 - 2012, thì các khoản phải thu khách hàng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu. Đây vừa là một dấu hiệu tốt, nhưng đồng thời cũng là một dấu hiệu đáng báo động đối với Công ty. Vì sự tăng lên của khoản phải thu khách hàng, chứng tỏ sản phẩm của Công ty đang rất được ưa chuộng trên thị trường, lượng hàng hóa tiêu thụ ngày một tăng lên nhưng bên cạnh đó, khoản phải thu khách hàng quá lớn chứng tỏ Công ty đang bị chiếm dụng vốn bởi các cá nhân và đơn vị khác. Điều này sẽ gây bất lợi cho Công ty, do sẽ phát sinh thêm chi phí thu hồi các khoản nợ cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 44 Bảng 2.4: Tình hình các khoản phải thu của công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh So sánh GT % GT % GT % 2011 / 2010 % 2012 / 2011 % PHẢI THU 1. Phải thu khách hàng 151.914 95,13 211.943 98,96 178.767 87,10 60.029 39,52 -33.176 -15,65 2. Trả trước cho người bán 6.473 4,05 960 0,45 25.419 12,38 -5.513 -85,18 24.459 2.549,15 3. Thuế GTGT được khấu trừ 579 0,36 828 0,39 175 0,09 248 42,85 -652 -78,81 4. TSNH khác (Tạm ứng) 355 0,22 144 0,07 58 0,03 -211 -59,50 -86 -59,88 5. Chi phí trả trước ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 6. Các khoản phải thu khác 1.118 0,70 584 0,27 836 0,41 -535 -47,82 252 43,24 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -748 -0,47 -280 -0,13 -15 -0,01 468 -62,52 265 -94,63 TỔNG CỘNG 159.691 100,00 214.177 100,00 205.240 100,00 54.486 34,12 -8.937 -4,17 ( Nguồn : Bảng CĐKT Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm 2010 - 2012) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 45 Khoản trả trước cho người bán là khoản tiền mà doanh nghiệp đặt cọc trước cho người bán nhằm đảm bảo với nhà cung cấp. Bảng số liệu 2.4 cho ta thấy, khoản trả trước cho người bán có sự biến động lớn qua 3 năm 2010 - 2012. Năm 2011 so với 2010, khoản phải trả người bán giảm 85,18%, từ 6,5 tỷ đồng năm 2010, giảm còn hơn 995 triệu năm 2011, tức giảm hơn 5,5 tỷ đồng. Vì do trong năm 2011, Công ty cần vốn để thực hiện các dự án nâng cấp sửa chữa ba nhà máy kem – mỡ - nước và xây thêm văn phòng làm việc tại số 8 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế. Qua năm 2012, khoản phải trả người bán lại tăng mạnh, tăng đến 2549,15% so với năm 2011, tức tăng 24,5 tỷ đồng, đạt giá trị 25,4 tỷ đồng. Thuế GTGT được khấu trừ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong khoản phải thu và có biến động không ổn định qua 3 năm. Năm 2011 so với 2010, thuế GTGT được khấu trừ tăng hơn 248 triệu đồng tương ứng tăng 42,85%. Năm 2012 so với 2010, thuế GTGT được khấu trừ giảm hơn 652 triệu đồng tương ứng giảm 78,81%. Đây là những khoản thuế mà Công ty chưa được hoàn lại, nguyên nhân là do lượng hàng hóa Công ty mua vào nhiều nhưng lượng tồn kho còn nhiều, do đó khoản này Công ty vẫn chưa thu hồi được. Các khoản phải thu khác cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khoản phải thu và cũng có biến động không ổn định trong giai đoạn 2010 - 2012. Cụ thể, các khoản phải thu khác năm 2011 so với năm 2010 giảm 47,82%, từ 1,1 tỷ đồng năm 2010 giảm còn hơn 583 triệu đồng năm 2011. Đó là do trong năm 2010, Công ty có các khoản thu từ thuế XNK nộp thừa, bảo lãnh hợp đồng, thu từ BHXH và thu về cổ tức trả trước năm 2010. Qua 2012, các khoản phải thu khác tăng lên thành gần 836 triệu đồng, tăng so với 2011 hơn 252 triệu đồng, tương ứng tăng 43,24%. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là dự kiến những khoản phải thu đã quá hạn, chưa đến hạn do khách hàng không có khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này có biến động giảm trong 3 năm 2010-2012, 2011 so với 2010, giảm hơn 467 triệu đồng, tương ứng giảm 62,52%, 2012 so với 2011, giảm hơn 265 triệu đồng, tương ứng giảm 94,63%. Để phân tích rõ hơn tình hình thanh toán của các khoản phải thu, ta tiến hành xem xét các chỉ tiêu sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 46 Biểu đồ 2.2: Đánh giá các khoản phải thu của Công ty cổ phần Dược TWMedipharco - Tenamyd qua 3 năm ( 2010 - 2012 ) Qua biểu đồ 2.2 ta thấy, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả đều nhỏ hơn 100%, chứng tỏ lượng vốn Công ty đi chiếm dụng nhiều hơn so với lượng vốn bị chiếm dụng. Và tỷ lệ này biến động không theo xu hướng qua các năm. Cụ thể, năm 2010, tỷ lệ này là 54,78%, năm 2011 tăng lên thành 59,73%, sang năm 2012 lại giảm còn 57,23%. Nguyên nhân của việc giảm tỷ lệ này năm 2012 là vì Công ty đã tăng cường thêm các khoản vay và nợ ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu kịp thời về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên mặc dù khoản phải thu cũng tăng, nhưng tốc độ tăng của khoản phải thu nhỏ hơn tốc độ tăng của khoản phải trả, nên tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả năm 2012 giảm. Ngược lại, năm 2011 tốc độ tăng của khoản phải thu lớn hơn tốc độ tăng của khoản phải trả, nên tỷ lệ này lại tăng lên. Số vòng quay các khoản phải thu phản ảnh tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty. Hệ số này tăng lên càng cao thì chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh nhưng nếu tăng quá cao đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắn sẽ ảnh hưởng đến khối lượng sản phầm tiêu thụ. Số vòng quay các khoản phải thu qua 3 năm đều tăng lên. Năm 2010 là 2,91 vòng, năm 2011 là 2,99 vòng và năm 2012 là 3,07 vòng. Nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn còn thấp, do đó Công ty cần nâng cao hơn nữa khả năng thu hồi nợ của mình, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 47 Kỳ thu tiền bình quân cho biết thời gian của một vòng quay khoản phải thu, giá trị này càng nhỏ, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng nhanh. Ngược với số vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân có sự biến động giảm trong 3 năm 20010 - 2012. Kỳ thu tiền bình quân năm 2010 là 123,70 ngày, năm 2011 là 120,26 ngày và năm 2012 là 117,13 ngày. 2.3.2. Phân tích tình hình các khoản phải trả của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012) Các khoản phải trả của Công ty bao gồm: vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Các khoản phải trả của Công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Từ 2010 -2012, các khoản phải trả của Công ty có sự gia tăng, nhất là từ 2010 - 2011. Năm 2010 các khoản phải trả là 291,5 tỷ đồng. Năm 2011, các khoản phải trả là 358,1 tỷ đồng, so với năm 2010, thì các khoản phải trả đã tăng 66,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,86%. Năm 2012, các khoản phải trả là hơn 365 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 gần 7 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,94%. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó, nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Cụ thể, năm 2010 nợ ngắn hạn là 283,6 tỷ đồng, chiếm 97,28%, năm 2011 là hơn 355 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,13% và đến năm 2012, nợ ngắn hạn là 364,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,73%. Trong nợ ngắn hạn thì vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, là hai chỉ tiêu chiếm phần lớn. Đối với khoản vay và nợ ngắn hạn. Năm 2011 so với năm 2010, tăng 16,4 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,87%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng hơn 51 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,66%. Trong đó chủ yếu là các khoản vay ngân hàng Ngoại thương Huế, ngân hàng Quân đội Bắc Sài Gòn, ngân hàng XNK – Chi nhánh Huế, ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Huế..TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 48 Bảng 2.5: Tình hình các khoản phải trả của công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh So sánh GT % GT % GT % 2011 / 2010 % 2012 / 2011 % PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 283.577 97,28 355.021 99,13 364.103 99,73 71.444 25,19 9.082 2,56 1. Vay và nợ ngắn hạn 208.724 71,61 225.148 62,87 276.167 75,64 16.424 7,87 51.019 22,66 2. Phải trả người bán 64.477 22,12 111.013 31,00 77.575 21,25 46.536 72,17 -33.438 -30,12 3. Người mua trả tiền trước 1.189 0,41 7.434 2,08 1.035 0,28 6.245 525,46 -6.399 -86,08 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1.186 0,41 3.001 0,84 3.440 0,94 1.815 153,05 438 14,60 5. Phải trả người lao động 4.593 1,58 4.506 1,26 4.816 1,32 -87 -1,90 310 6,89 6. Chi phí phải trả 757 0,83 0 0 -757 -100,00 0 7. Các khoản phải trả phải nộp khác 2.413 0,83 3.222 0,90 650 0,18 808 33,49 -2.571 -79,81 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 237 2,72 -89 -0,02 421 0,12 -326 -137,52 510 -573,17 II. Nợ dài hạn 7.916 2,72 3.106 0,87 983 0,27 -4.809 -60,76 -2.124 -68,36 1. Vay và nợ dài hạn 7.285 2,50 2.405 0,67 983 0,27 -4.879 -66,98 -1.422 -59,14 2. Dự phòng trợ cấp mất việc 631 0,22 701 0,20 0 0,00 70 11,08 -701 -100,00 TỔNG CỘNG 291.492 100,00 358.127 100,00 365.086 100,00 66.635 22,86 6.959 1,94 ( Nguồn : Bảng CĐKT Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm 2010 - 2012) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 49 Ngoài khoản vay và nợ ngắn hạn để giải quyết nhu cầu về vốn Công ty còn nợ từ phía người bán một khoản khá lớn. Năm 2010, phải trả người bán là 64,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,12% đến năm 2011 thì khoản này đã tăng 46,5 tỷ đồng tương ứng tăng 72,17% so với năm 2010, đạt hơn 111 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,00%. Mặc dù có thể xem đây là dấu hiệu tốt khi doanh nghiệp chiếm dụng được vốn. Tuy nhiên sự gia tăng này cũng được xem là cần báo động, Công ty cần có kế hoạch để thanh toán các khoản này, không nên để nợ một lượng lớn như vậy. Vì có thể ảnh hưởng đến uy tín của công ty và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh lâu dài. Bên cạnh đó, công ty cũng nên xem xét các khoản nợ nào có thể kéo dài để tận dụng vốn cho SXKD và tận dụng để thanh toán các khoản nợ đến hạn khác. Nhưng đến năm 2012, thì các khoản phải trả người bán đã giảm so với năm 2010 là 33,4 tỷ đồng, tương ứng giảm 30,12%, đạt giá 77,6 tỷ đồng. Điều này cho thấy, trong năm 2012, Công ty đã trả bớt một phần nợ nhằm tạo uy tín, cũng như duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhà cung cấp. Người mua trả tiền trước là khoản tiền mà khách hàng đặt trước để mua hàng. Đây cũng là khoản mà Công ty chiếm dụng được từ khách hàng. Năm 2011 so với năm 2010, người mua trả tiền trước đã có sự tăng mạnh, tăng 6,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 525,46%. Người mua trả tiền trước tăng, chứng tỏ Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, được nhiều bạn hàng tín nhiệm. Đến năm 2012, khoản này lại giảm còn hơn 1 tỷ đồng, so với năm 2011 đã giảm 6,4 tỷ đồng, tương ứng giảm 86,08%. Năm 2012, khoản người mua trả tiền trước có sự giảm mạnh là do Công ty đã xuất hàng cho khách hàng và ghi nhận doanh thu. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, qua 3 năm 2010 - 2012 đều có xu hướng tăng lên và tỷ trọng cũng tăng lên, năm 2011 so với năm 2010 tăng 1,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 153,05%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng hơn 438 triệu đồng, tương ứng tăng 14,60%. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chiếm tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 0,41%, 0,84% và 0,94%. Điều này là do doanh thu của Công ty qua các năm đều tăng lên, nên chỉ tiêu này cũng có sự tăng lên. Bên cạnh đó, tuy thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có tỷ trọng nhỏ nhưng Công ty cũng cần quan tâm, có kế hoạch thanh toán thích hợp, tránh trường hợp chiếm dụng quá lâu xem như là vi phạm pháp luật. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 50 Phải trả người lao động của Công ty qua 3 năm có sự thay đổi theo hai hướng. Năm 2011, giảm hơn 87 triệu đồng so với 2010, tương ứng giảm 1,90%. Năm 2012 tăng hơn 310 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 6,89%. Thường thì khoản này không được chiếm dụng quá 1 tháng, lạm dụng nó coi như vi phạm quyền lợi người lao động. Do đó, Công ty cần phải xem xét để sớm thanh toán cho người lao động, tránh việc chiếm dụng của người lao động. Chi phí phải trả chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Năm 2010, chi phí phải trả là hơn 7857 triệu đồng, chiếm 0,29%. Năm 2011, năm 2012, chi phí phải trả bằng 0. Các khoản phải trả phải nộp khác của Công ty có sự biến động không ổn định. Năm 2010 các khoản phải trả phải nộp khác là 2,4 tỷ đồng, Năm 2011, tăng hơn 808 triệu đồng, tương ứng tăng 33,49% so với 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 kinh phí công đoàn tăng từ 295,8 triệu đồng lên 528,5 triệu đồng, năm 2010 không trích bảo hiểm xã hội, còn năm 2011 bảo hiểm xã hội là 195,5 triệu đồng, phải trả phải nộp khác cũng tăng từ 2,1 tỷ đồng lên 2,5 tỷ đồng. Qua năm 2012, các khoản phải trả phải nộp khác chỉ còn hơn 650 triệu đồng, giảm 79,81% so với năm 2011. Các khoản phải trả phải nộp khác giảm là do kinh phí công đoàn năm 2012 chỉ còn 69 triệu đồng, năm 2012 cũng không có khoản trích bảo hiểm xã hội, phải trả phải nộp khác cũng giảm chỉ còn 581 triệu đồng. Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2010 là gần 237 triệu đồng. Năm 2011 là -89 triệu đồng, so với năm 2010 giảm 325 triệu đồng, tương ứng giảm 137,52%. Năm 2012, quỹ khen thưởng phúc lợi là hơn 420 triệu đồng, so với năm 2011, tăng hơn 509 triệu đồng, tương ứng tăng 573,17%. So với nợ ngắn hạn thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả và đang có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 - 2012. Cụ thể,năm 2010 nợ dài hạn là 7,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,72%, năm 2011 là 3,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,87%, năm 2012 là gần 983 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,27%. Năm 2011 so với năm 2010, nợ dài hạn giảm 4,8 tỷ đồng, tương ứng giảm 60,76%. Năm 2012 so với năm 2011, nợ dài hạn giảm thêm 2,1 tỷ đồng, tương ứng giảm 68,36%. Nợ dài hạn qua các năm có xu hướng giảm, chứng tỏ Công ty đã làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong thời gian qua, do đó đã thanh toán được các khoản nợ dài hạn, góp phần nâng cao uy tín của Công ty đối với các tổ chức tín dụng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 51 Trong các khoản nợ dài hạn, thì vay và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Các khoản vay và nợ dài hạn năm 2010, năm 2011 là nợ dài hạn, năm 2012 là nợ trung hạn. Và đó là các khoản vay ở ngân hàng Ngoại thương Huế và ngân hàng Quân đội – chi nhánh Bắc Sài Gòn. Năm 2011 giảm so với 2010 là 4,9 tỷ đồng, tương ứng giảm 66,98%. Năm 2012 giảm so với năm 2011là 1,4 tỷ đồng, tương ứng giảm 59,14%. Việc khoản vay và nợ dài hạn giảm, giúp giảm gánh nặng trong việc thanh toán nợ cũng như lãi vay. Khoản dự phòng trợ cấp mất việc năm 2010 là hơn 631 triệu đồng , năm 2011 là hơn 701 triệu đồng, năm 2012 là 0. Điều này chứng tỏ, trong những năm gần đây, Công ty ngày càng quan tâm hơn đến đời sống của CBCNV. Để phân tích rõ hơn tình hình các khoản phải trả của Công ty, ta tiến hành xem xét các chỉ tiêu sau: Biểu đồ2.3: Đánh giá các khoản phải thu của Công Ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012) Biểu đồ 2.3 cho thấy tỷ lệ các khoản phải trả so với các khoản phải thu qua 3 năm 2010 - 2012 đều lớn hơn 1 và biến động không ổn định. Năm 2010 là 182,53%, năm 2011 là 167,42%, năm 2012 là 174,74%. Số vòng quay các khoản phải trả năm 2010 là 1,62 vòng, năm 2011 là 1,72 vòng và năm 2012 là 1,80 vòng. Số vòng quay các khoản phải trả có biến động tăng qua 3 năm 2010 - 2012, mặc dù tăng không nhiều, nhưng nhìn chung tình hình thanh toán các khoản nợ của Công ty đang có những chuyển biến tích cực, Công ty đang cố gắng giảm các khoản nợ và thanh toán TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 52 tiền hàng nhanh hơn. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng với tốc độ lớn hơn so với sự gia tăng của số dư bình quân các khoản phải trả. Kỳ trả tiền bình quân có sự biến động giảm. Năm 2010 là 221,81 ngày, năm 2011 giảm còn 208,95 ngày và năm 2012 tiếp tục giảm còn 200,17 ngày. Đây là một xu hướng tốt của Công ty, do đó cần phải phát huy hơn nữa để nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ, tạo uy tín đối với bạn hàng. Qua phân tích trên, ta thấy các khoản phải trả của công ty có sự gia tăng qua 3 năm 2010 - 2012, chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty vẫn đang khó khăn, khả năng tự chủ về tài chính chưa cao 2.3.3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012) Tình hình tài chính của một Công ty được đánh giá là mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ dựa vào tình hình tài sản, VCSH hay kết quả kinh doanh mà còn dựa vào tình hình phải thu, phải trả trong suốt quá trình hoạt động. Khả nănh thanh toán là một trong những cơ sở hữu ích để thấy được bức tranh tài chính của Công ty là như thế nào. Để thấy rõ khả năng thanh toán của Công ty ta có thể xem xét qua khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn như sau: Biểu đồ 2.4: Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenmyd qua 3 năm (2010-2012) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 53 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát nhằm đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hay không. Qua biểu đồ 2.4 ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty có sự thay đổi không đáng kể qua 3 năm 2010 - 2012 và đều lớn hơn 1, chứng tỏ Công ty có đủ tài sản để đảm bảo cho các khoản nợ. Cụ thể, hệ số này năm 2010 là 1,13 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,13 đồng tài sản, năm 2011 thì hệ số này giảm còn 1,11 lần và qua năm 2012 tăng lên lại thành 1,12 lần. Nhìn chung, hệ số này vẫn còn ở mức thấp, nên có thể gặp những khó khăn tài chính tiềm tàng. Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2010 là 1,04 lần, có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn, được đảm bảo bằng 1,04 đồng tài sản ngắn hạn. Sang năm 2011 hệ số này giảm còn 1,02. Năm 2012, hệ số này là 1,00. Nhìn chung qua 3 năm, hệ số thanh toán ngắn hạn đều lớn hơn 1, chứng tỏ cả 3 năm, tài sản ngắn hạn đều đủ đảm bảo để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nhưng vẫn còn ở mức thấp, vì vậy, Công ty cần có các biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán ngắn hạn để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của Công ty. Bởi có những tài sản như HTK chưa thể bán ngay hay các khoản chi phí trả trước do Công ty mua sắm mới công cụ dụng cụ, vật tư nên chúng có khả năng thanh toán thấp, không thể chuyển ngay thành tiền trong ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ. Vì vậy, để đánh giá khả năng thanh toán đúng thời hạn khi xảy ra những biến động lớn trong quá trình SXKD của Công ty, chúng ta cần sử dụng thêm chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ của Công ty. Thông thường, hệ số thanh toán nhanh phải ít nhất bằng 0,5 là có thể chấp nhận được. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 54 Khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2010 là 0,59 lần nghĩa là cứ một đồng nợ phải trả thì Công ty có sẵn 0,59 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh là 0,62 lần và năm 2012 là 0,63 lần. Cả 3 năm, khả năng thanh toán nhanh đều lớn hơn 0,5 và có dấu hiệu tăng lên chứng tỏ Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Từ đó, sẽ tạo được niềm tin với các tổ chức, giúp cho việc vay vốn được thuận tiện và dễ dàng chấp nhận. Biểu đồ 2.5: Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenmyd qua 3 năm (2010 - 2012) Hệ số nợ cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng thấp cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao, ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ, hầu hết mọi tài sản của đơn vị được đầu tư bằng VCSH và ngược lại. Qua biểu đồ 2.5, ta thấy hệ số nợ qua các năm đều ở mức cao. Cụ thể, năm 2010 là 0,88 lần, nghĩa là trong 1 đồng vốn hình thành tài sản, có đến 0,88 đồng nợ phải trả. Năm 2011 là 0,90 lần, tăng 0,02 lần so với năm 2010. Đến năm 2012 là 0,89 lần, giảm 0,01 lần so với năm 2011. Hệ số nợ cao, chứng tỏ tài sản của Công ty chủ yếu được tài trợ bằng nợ phải trả, khả năng tự chủ về tài chính thấp, Công ty có thể gặp khó khăn hơn trong việc thuyết phục nhà đầu tư cũng như các tổ chức tín dụng cho vay. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 55 Hệ số đảm bảo nợ của Công ty năm 2010 là 0,13 lần, tức là trong 1 đồng vốn hoạt động có 0,13 đồng VCSH. Năm 2011, hệ số đảm bảo nợ giảm còn 0,11 lần, qua năm 2012 là 0,12 lần. Hệ số đảm bảo nợ nhỏ, là do tốc độ tăng của VCSH nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Với hệ số nợ ở mức cao, hay hệ số đảm bảo nợ ở mức thấp sẽ rất mạo hiểm và ẩn chứa nhiều rủi ro. Công ty cần cố gắng giảm hệ số nợ, tăng tính độc lập, tự chủ về tài chính thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần tích lũy, cải thiệ tình hình tài chính của Công ty. Và phải lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa VCSH và vốn vay nợ nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 56 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO – TENAMYD 3.1. Đánh giá công tác kế toán tại Công ty cổ phần dược TW 3.1.1. Những ưu điểm Qua thời gian thực tập và tìm hiểu, có thể nói rằng, công tác kế toán đã và đang góp một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình cừa tập trung, vừa phân tán giúp giảm nhẹ công việc cho kế toán tại văn phòng Công ty. Mỗi đơn vị trực thuộc và các cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm với phần hành kế toán mà mình phụ trách, tránh được tình trạng chồng chéo trong công việc. Cùng với việc ứng dụng phần mềm kế toán Ocean Soft vào công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật cũng như xử lý số liệu, cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời cho công tác quản lý, phân tích tài chính của Công ty. Ngoài ra, việc lưu trữ thông tin cũng trở nên gọn nhẹ, đối chiếu nhanh gọn và dễ dàng hơn. Đội ngũ cán bộ kế toán ở văn phòng Công ty đều là những người có trình độ, thành thạo nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác cũng như tinh thần trách nhiệm, vì thế luôn hoàn thành mọi trách nhiệm được giao. Đây được xem là nhân tố quan trọng mang lại độ chính xác, phản ánh đúng thực trạng tài chính của Công ty. Hình thức kế toán Công ty đang sử dụng là hình thức Chứng từ ghi sổ. Với hình thức này giúp công việc kế toán dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, công việc kế toán được phân đều trong tháng, dễ phân công chia nhỏ. Ngoài ra, việc sử dụng hình thức này còn giúp giảm được rất nhiều việc ghi chép vào sổ cái. Công ty áp dụng đầy đủ chế độ tài chính, kế toán của Bộ tài chính ban hành, để phù hợp hơn với tình hình và đặc điểm của Công ty, kế toán đã mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phản ảnh một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn tình hình biến động của các tài khoản đã giúp cho kế toán Công ty thuận tiện hơn trong việc ghi chép, ghi chép rõ ràng, trung thực. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 57 Đối với phần hành kế toán công nợ, nhân viên kế toán luôn thực hiện theo dõi và phản ánh chi tiết các khoản phải thu, phải trả theo từng đối tượng trên các sổ chi tiết công nợ, nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác cho cấp trên để có biện pháp xử ký kịp thời. Việc thu hồi nợ được quy định rõ ràng trên các hợp đồng giao dịch giúp dễ dàng quản lý các khoản phải thu. Cuối kỳ, đối với những khách hàng còn nợ, Công ty thực hiện việc gửi bảng đối chiếu công nợ đến khách hàng nhằm xác nhận tính đúng đắn của các khoản nợ, qua đó có căn cứ đối chiếu, so sánh tính chính xác trong việc ghi sổ. Ngược lại, Công ty cũng lưu các bảng này từ nhà cung cấp để tiện cho việc theo dõi và xử lý sai lệch. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi, khó có khả năng thu hồi, Công ty đã tiến hành trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại thông tư số 228/2009 TT - BTC ban hành ngày 07/12/2009 của Bộ tài chính nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho Công ty. 3.1.2. Những hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực mà Công ty đã đạt được trong công tác kế toán, và kế toán công nợ nói riêng. Công ty vẫn không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại những vấn đề chưa thật tối ưu: - Công ty sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ bên cạnh những ưu điểm trên, thì trong quá trình làm việc còn dễ ghi chép trùng lặp, làm tăng khối lượng ghi chép chung nên ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả của công tác kế toán. - Các khoản phải thu vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, số vốn bị chiếm dụng lớn. - Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ lệ rất cao (năm 2012 là 88,99%) mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là nguồn chiếm dụng từ bên ngoài, chứng tỏ mức độ phụ thuộc tài chính của Công ty trong kinh doanh cao, khả năng tự chủ thấp. Mặt khác, hệ số nợ cao còn gây ảnh hưởng trong việc huy động thêm vốn cho Công ty. - Bên cạnh những ưu điểm của việc áp dụng kế toán máy là xử lý nhanh, kịp thời các thông tin kế toán thì vẫn tồn tại một số mặt trái của nó như hay bị lỗi lập trình do hệ thông phần mềm bị nhiễm virus, đồng thời việc phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống phần mềm kế toán dễ làm cho các nhân viên kế toán thụ động khi phải trực tiếp xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 58 - Việc theo dõi các khoản nợ của Công ty chỉ theo dõi theo từng khách hàng mà không tiến hành theo dõi theo từng mặt hàng và không phân loại các khoản nợ như nợ khó đòi, nợ không thể thu hồi và nợ có khả năng thu hồi. 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty Nhìn chung, bộ máy kế toán của Công ty là khá hoàn thiện, Công ty nên tiếp tục phát huy tính chuyên môn hóa trong công việc của mình cũng như những ưu điểm mà Công ty đã có được. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, nhân đây, tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty. 3.2.1. Về thiết kế sổ sách hạch toán kế toán 3.2.1.1. Đối với TK 131 – Phải thu khách hàng Sổ chi tiết phải thu khách hàng : Sổ chi tiết phải thu khách hàng hiện Công ty đang sử dụng có kết cấu đơn giản, không thuận tiện cho việc theo dõi cũng như cung cấp kịp thời cho nhà quản lý trong việc theo dõi những khách hàng đã thanh toán, đến hạn thanh toán hoặc đã quá hạn thanh toán. Để quản lý tốt tình trạng công nợ cũng như có kế hoạch thu hồi nợ hợp lý thì những thông tin trên là rất quan trọng. Theo tôi, Công ty nên thiết kế mẫu sổ như sau để tiện theo dõi: Biểu 3.1: Sổ chi tiết phải thu khách hàng SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHÁCH HÀNG Đơn vị: Ngày tháng Chứng từ Diễn giải Thời hạn thanh toán Đối ứng Sồ tiền Nợ trong hạn Nợ quá hạn Nợ Có Số tiền Thời gian SDĐK Cộng SDCK Dựa vào sổ chi tiết trên, ta biết được thời hạn thanh toán của từng khách hàng, số thanh toán trong hạn, quá hạn và cũng như tình hình thanh toán của từng khách hàng. Như thế, sẽ thuận tiện cho Công ty trong việc theo dõi nợ, từ đó đưa ra các biện pháp thu hồi nợmột cách hợp lý hơn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 59 Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 131: cũng như sổ chi tiết công nợ, Bảng tổng hợp chi tiết TK 131 cũng chỉ mới theo dõi về mặt số lượng, chưa quan tâm đến phân loại nợ trong hạn, nợ quá hạn nên có thể thiết kế mẫu như sau: Biểu 3.2: Bảng tổng hợp chi tiết TK 131 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TK 131 ThángNăm Ngày tháng Tên KH Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ CóTrong hạn Quá hạn Tổng Trong hạn Quá hạn Tổng Tổng cộng Cuối mỗi tháng, Công ty có thể lập thêm Báo cáo tuổi nợ khách hàng theo mẫu như sau: Biểu 3.3: Báo cáo tuổi nợ khách hàng BÁO CÁO TUỔI NỢ KHÁCH HÀNG Tên KH Tổng nợ phải thu Trong hạn thanh toán Quá hạn thanh toán 1-30 ngày 31-60 ngày 61-90 ngày 91-120 ngày Từ Báo cáo tuổi nợ khách hàng này, có thể lấy làm căn cứ để lập dự phòng đối với các khoản nợ khó đòi, cũng như có kế hoạch, biện pháp thu hồi nợ thích hợp với từng khoản nợ. 3.2.1.2. Đối với TK 331 – Phải trả người bán Tương tự như với TK 131, sổ chi tiết phải trả người bán và Bảng tổng hợp chi tiết TK 131 cũng có thể thiết kế như vậy: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 60 Biểu 3.4: Sổ chi tiết phải trả người bán SỔ CHI TIẾT PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN Đơn vị: Ngày tháng Chứng từ Diễn giải Thời hạn thanh toán Đối ứng Sồ tiền Nợ trong hạn Nợ quá hạn Nợ Có Số tiền Thời gian SDĐK Cộng SDCK Biểu 3.5: Bảng tổng hợp chi tiết TK 331 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TK 331 ThángNăm Ngày tháng Tên KH Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ CóTrong hạn Quá hạn Tổng Trong hạn Quá hạn Tổng Tổng cộng Ngoài ra, cuối mỗi tháng, ta có thể lập thêm báo cáo tuổi nợ nhà cung cấp nhằm biết được thời gian quá nợ để có kế hoạch nên trả nợ nào trước, nợ nào sau:TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 61 Biểu 3.6: Báo cáo tuổi nợ nhà cung cấp BÁO CÁO TUỔI NỢ NHÀ CUNG CẤP Tên KH Tổng nợ phải thu Trong hạn thanh toán Quá hạn thanh toán 1-30 ngày 31-60 ngày 61-90 ngày 91-120 ngày 3.2.2. Một số biện pháp khác Mức độ rủi ro đối với các khoản phải thu phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của khách hàng. Do vậy, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng bán hàng thì Công ty cần tìm hiểu xem khách hàng mình là ai, tình hình tài chính của họ hiện nay và dự đoán trong tương lai nhằm đảm bảo thu hồi được tiền hàng, tránh ứ đọng, thất thoát vốn. Công ty nên có chính sách bán chịu đối với khách hàng luôn sòng phẳng và trả nợ đúng hạn. Khi mua hàng, nên áp dụng hình thức thanh toán trả chậm, hạn chế việc ứng tiền hàng, nhờ đó tận dụng được nguồn vốn tạm thời sử dụng mục đích kinh doanh khác. Cần phải tích cực thực hiện tốt công tác tiêu thụ ngay khi có thể để cân bằng cán cân thanh toán, bổ sung nguồn vốn tự có, hạn chế việc chiếm dụng vốn quá lâu làm giảm uy tín Công ty. Nên trích lập dự phòng theo nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Điều này là thực sự cần thiết và quan trọng nhất là trong môi trường kinh doanh đang có nhiều biến động như hiện nay.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 62 PHẦN III – KẾT LUẬN 1. Kết luận Cùng với sự đổi mới ngày càng toàn diện về kinh tế, chính sách pháp luật của Nhà nước ta trong nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ những cơ chế thông thoáng, cùng những chính sách đầu tư không những đáp ứng được mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình mà còn thực hiện tốt khía cạnh xã hội mà chính phủ hướng tới. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp một yêu cầu uy tín kinh doanh mà hơn hết là hình ảnh của doanh nghiệp đối với mọi cá nhân hay tổ chức. Phần hành kế toán công nợ theo dõi những khoản mục được xem là mấu chốt xác định quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng. Với việc phát triển ngày càng lớn của công nghệ hỗ trợ tin học làm cho công cụ quản lý trở nên hoàn thiện hơn, số lượng lớn các nghiệp vụ công nợ không còn là rào cản và áp lực về thời gian đối với công tác kế toán nữa mà việc theo dõi danh mục từng khách hàng cũng như các nghiệp vụ phát sinh trở nên có hệ thống hơn do việc cài đặt sẵn nên các mẫu sổ cũng được cập nhật kịp thời, nhờ đó mà bộ phận kế toán công nợ trong Công ty đã giảm thiểu được nhiều sai sót. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, tuy phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd đã đặt được nhiều thành tích đáng khích lệ: doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng, đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện Trong khoản thời gian thực tập gần 3 tháng tại Công ty, mặc dù thời gian không nhiều, nhưng tôi cũng đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế chuyên môn và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị, cô bác trong phòng kế toán. Tôi đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về kế toán công nợ và khả năng thanh toán, từ đó, phân tích một số ưu nhược điểm, và đề xuất các biện pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán công nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty. Với những nội dung đã trình bày, bài nghiên cứu đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Huỳnh Thị Thu Ny Trang 63 - Nội dung đề tài đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hạch toán công nợ, phân tích khả năng thanh toán. - Dựa trên cơ sở lý luận, đề tài đã đi sâu tìm hiểu thực trạng kế toán công nợ, việc phản ánh, ghi chép sổ sách của các tài khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán đồng thời đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, từ đó nhận diện những ưu điểm cũng như hạn chế. - Từ những hạn chế, đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ và bảo đảm khả năng thanh toán của Công ty trong thời gian tới. 2. Đề xuất hướng tiếp tục đề tài Do giới hạn về mặt thời gian cũng như hạn chế về tiếp cận thông tin nên đề tài chỉ mới đề cập đến những khoản công nợ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, việc phân tích khả năng thanh toán còn mang tính tương đối vì thiếu thông tin của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực trên cùng địa bàn Tỉnh cũng như các chỉ số bình quân ngành. Trong thời gian tới, để đề tài hoàn thiện hơn, có thể phát triển theo các hướng như sau: - Bên cạnh các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán có thể mở rộng phân tích các khoản phải thu, phải trả còn lại. - Thu thập, tính toán tỷ số bình quân ngành và các thông tin tài chính của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Tỉnh để có sự so sánh, đối chiếu, đánh giá khách quan và chính xác hơn tình hình của Công ty. - Căn cứ vào những đánh giá, kết luận từ quá trình phân tích để có những dự báo tài chính. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ MỤC LỤC PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1 1. Phát biểu vấn đề nghiên cứu ....................................................................................1 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu............................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3 6. Cấu trúc chuyên đề ..................................................................................................4 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................6 1.1. Một số vấn đề cơ bản về công nợ và kế toán công nợ ..........................................6 1.1.1. Khái niệm về công nợ ....................................................................................6 1.1.1.1. Khái niệm các khoản phải thu .................................................................6 1.1.1.2. Khái niệm các khoản phải trả .................................................................7 1.1.1.3. Quan hệ thanh toán ..................................................................................7 1.1.2. Kế toán công nợ và vai trò, nhiệm vụ của kế toán công nợ ...........................8 1.1.2.1. Khái niệm kế toán công nợ......................................................................8 1.1.2.2. Vai trò, vị trí của kế toán công nợ ...........................................................8 1.1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán công nợ ................................................................8 1.1.3. Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, phải trả ...........................................8 1.2. Công tác tổ chức kế toán các khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp trong doanh nghiệp ......................................................................................................9 1.2.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng.........................................................9 1.2.1.1. Khái niệm ................................................................................................9 1.2.1.2. Chứng từ sử dụng ................................................................................9 1.2.1.3. Tài khoản sử dụng ...................................................................................9 1.2.1.4. Sơ đồ hạch toán ....................................................................................10 1.2.2. Kế toán các khoản phải trả người bán..........................................................10 1.2.2.1. Khái niệm ..............................................................................................10 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ 1.2.2.2. Chứng từ sử dụng ..................................................................................11 1.2.2.3.Tài khoản sử dụng ..................................................................................11 1.3. Phân tích khả năng thanh toán ............................................................................12 1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của việc phân tích khả năng thanh toán .............................12 1.3.2. Một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán ............................................13 1.3.2.1. Chỉ tiêu phân tích các khoản phải thu ...................................................13 1.3.2.2. Chỉ tiêu phân tích các khoản phải trả ....................................................14 1.3.2.3. Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán .................................................15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO – TENAMYD .................................................17 2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần dược TW Medipharco – Tenamyd .........17 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty ......................................................................17 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................17 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Công ty ................18 2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty ..............................................................19 2.1.3. Các nguồn lực của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012) .................................19 2.1.3.1. Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012).......................19 2.1.3.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012) ...............23 2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012) .26 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty ...........................................30 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty ............................................30 2.1.4.3. Đặc điểm, hình thức kế toán và các chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty ..........................................................................................................31 2.1.5. Đặc điểm, hình thức hoạt động của Công ty................................................33 2.1.5.1. Hình thức sở hữu vốn ............................................................................33 2.1.5.2. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh .....................................................33 2.2. Thực trạng công tác kế toán phải thu khách hàng và phải trả nhà cung cấp tại Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd ................................................33 2.2.1. Kế toán các khoản phải thu của khách hàng....................................................33 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ 2.2.1.1. Trình tự luân chuyển chứng từ ..............................................................33 2.2.1.2. Nội dung kế toán các khoản phải thu khách hàng.................................33 2.2.2. Kế toán phải trả nhà cung cấp. .....................................................................38 2.2.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ ..............................................................38 2.2.2.2. Nội dung kế toán phải trả nhà cung cấp ................................................38 2.3. Phân tích khả năng thanh doán của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012) ..............43 2.3.1. Phân tích tình hình các khoản phải thu của Công ty qua 3 năm (2010 -2012) ................................................................................................................................43 2.3.2. Phân tích tình hình các khoản phải trả của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012) ................................................................................................................................47 2.3.3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012) ........52 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO – TENAMYD...................................................................................................................56 3.1. Đánh giá công tác kế toán tại Công ty cổ phần dược TW ..................................56 3.1.1. Những ưu điểm.............................................................................................56 3.1.2. Những hạn chế .............................................................................................57 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty..........................................................................58 3.2.1. Về thiết kế sổ sách hạch toán kế toán ..........................................................58 3.2.1.1. Đối với TK 131 – Phải thu khách hàng.................................................58 3.2.1.2. Đối với TK 331 – Phải trả người bán ....................................................59 3.2.2. Một số biện pháp khác .................................................................................61 PHẦN III – KẾT LUẬN .............................................................................................62 1. Kết luận ..................................................................................................................62 2. Đề xuất hướng tiếp tục đề tài ................................................................................63TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán TK 131..............................................................................10 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán TK 331...............................................................................12 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Dược phẩm TW Medipharco - Tenamyd..19 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại .................................................................30 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ ...............................32 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 – 2012).................................................................................29 Biểu đồ 2.2: Đánh giá các khoản phải thu của Công ty cổ phần Dược TWMedipharco - Tenamyd qua 3 năm ( 2010 - 2012 ) ...........................................................................46 Biểu đồ2.3: Đánh giá các khoản phải thu của Công Ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012) ............................................................................51 Biểu đồ 2.4: Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenmyd qua 3 năm (2010-2012)...........................................................52 Biểu đồ 2.5: Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenmyd qua 3 năm (2010 - 2012).........................................................54 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Tình hình tài sản của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012) ...............................................................................................20 Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012) ................................................................................................24 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012) ....................................................27 Bảng 2.4: Tình hình các khoản phải thu của công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012) .....................................................44 Bảng 2.5: Tình hình các khoản phải trả của công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012) .........................................................................48 BIỂU Biểu 2.1: Sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng........................................................35 Biểu 2.2: Bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng ................................................36 Biểu 2.3: Trích Sổ cái TK 131.......................................................................................37 Biểu 2.4: Sổ chi tiết công nợ phải trả người bán ...........................................................40 Biểu 2.5: Bảng tổng hợp công nợ phải trả người bán ...................................................41 Biểu 3.1: Sổ chi tiết phải thu khách hàng......................................................................58 Biểu 3.2: Bảng tổng hợp chi tiết TK 131 ......................................................................59 Biểu 3.3: Báo cáo tuổi nợ khách hàng...........................................................................59 Biểu 3.4: Sổ chi tiết phải trả người bán .........................................................................60 Biểu 3.5: Bảng tổng hợp chi tiết TK 331 ......................................................................60 Biểu 3.6: Báo cáo tuổi nợ nhà cung cấp ........................................................................61 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuy_nh_thi_thu_ny_5543.pdf
Luận văn liên quan