Đề tài Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn

LỜI CẢM ƠNi MỤC LỤCii DANH MỤC BẢNGiv DANH MỤC SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, KÝ TỰ VIẾT TẮT. vi PHẦN I: MỞ ĐẦU1 1.1. Đặt vấn đề. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 1.2.1. Mục tiêu chung. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4 2.1. Tổng quan tài liệu. 4 2.1.1. Một số vấn đề chung về doanh thu. 4 2.1.2. Kết quả kinh doanh. 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 19 2.2.1. Thu thập số liệu. 19 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 19 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN21 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 21 3.1.1. Thực trạng và tình hình phát triển của công ty. 21 3.1.2. Tình hình cơ bản của công ty. 25 3.2. Thực trạng kế toán doanh thu của công ty. 33 3.2.1. Đặc điểm sản phẩm33 3.2.2. Kênh phân phối sản phẩm của công ty. 34 3.2.3. Các chính sách bán hàng của công ty. 36 3.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng của công ty. 39 3.2.5. Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ. 45 3.2.6. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. 45 3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty. 53 3.3.1. Kỳ xác định kết quả kinh doanh của công ty. 53 3.3.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty. 53 3.3.3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Quý IV/ 2009. 56 3.4. Đánh giá tính biến động doanh thu và kết quả kinh doanh của công ty. 58 3.4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 58 3.4.2. Phân tích và đánh giá tình hình biến động doanh thu và kết quả kinh doanh của công ty60 3.5. Một số đề xuất hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 64 3.5.1. Đánh giá chung kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 64 3.5.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 66 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ70 4.1. Kết luận. 70 4.2. Kiến nghị71 4.2.1. Đối với công ty. 71 4.2.2. Đối với nhân viên kế toán. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .72

doc85 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3103 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khắc phục. Việc bán hàng này thường theo các hợp đồng kinh tế. Công ty sẽ ký hợp đồng bán gạch cho họ. Tùy theo sự thỏa thuận mà công ty có thể vận chuyển sản phẩm đến công trình hay nơi giao hàng. Với hình thức bán này công ty vẫn áp dụng giá bán lẻ cho khách hàng. - Kênh thứ 2 (Kênh gián tiếp): Đây là kênh sử dụng nhà trung gian. + Các đại lý là các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh độc lập. Họ tham gia kênh phân phối với các chức năng mua, sở hữu hàng hóa, dự trữ bảo quản với khối lượng lớn và bán lại với khối lượng nhỏ hơn cho các khách hàng. Đối với các đơn vị cá nhân muốn mở đại lý trước hết phải có giấy phép kinh doanh, phải có vốn thế chấp tại công ty (hay còn gọi là vốn ký quỹ). Các đại lý không được lấy hàng quá số tiền ký quỹ tại công ty. Ngoài ra các đại lý cần phải có kho chứa sản phẩm (tối thiểu 125m2 trở lên), phải có mối quan hệ tốt (uy tín) với các cửa hàng hay thị trường. Tùy theo khu vực thị trường của các đại lý mà công ty quy định mức bán tổi thiểu hàng tháng (thấp nhất là 500 m2/tháng) + Các đại lý có thể bán sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng hoặc bán qua các cửa hàng. Các đại lý được phép lựa chọn các vệ tinh cho mình là các cửa hàng bán lẻ. Công ty Cổ phần Thạch Bàn giám sát quá trình lựa chọn và hỗ trợ các của hàng bán lẻ theo quy định để sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên thực tế trong những năm gần đây Công ty đã không bán hàng thông qua kênh trực tiếp. Mọi giao dịch của khách hàng đều thông qua các đại lý của công ty. Điều này được giải thích là do nếu sử dụng kênh bán hàng trực tiếp công ty sẽ cần chi thêm khoản chi phí để thuê thêm nhân viên bán hàng, tiếp thị, bốc vác, xe vận chuyển, xây dựng cửa hàng. Bên cạnh đó, giá cả công ty bán cho khách bán lẻ có thể cao hơn giá bán cho các đại lý. Do đó mà lượng khách hàng trực tiếp mua từ công ty cũng không nhiều và doanh thu thu được cũng không đủ bù đắp khoản chi phí bỏ ra. Mặt khác, bán hàng thông qua các đại lý doanh nghiệp có một cơ sở vững chắc hơn, nguồn thanh toán tuy không nhanh nhưng đản bảo an toàn và cũng giảm bớt được các khoản chi phí về bán hàng, quảng cáo, tiếp thị… 3.2.3. Các chính sách bán hàng của công ty 3.2.3.1. Chính sách sản phẩm Sản phẩm là yếu tố luôn được công ty coi trọng. Chính sách sản phẩm được công ty coi là yếu tố đầu tiên quyết định sự sống còn của công ty. Hiện nay sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã, chủng loại đáp ứng mọi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty luôn quan tâm từ khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất đến kiểm tra chất lượng, phân loại sản phẩm. Sản phẩm được sản xuất ra theo quy trình công nghệ nhất định. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và lắp đặt dây chuyền công nghệ của công ty vào khoảng 18 triệu USD. Toàn bộ dây chuyền công nghệ được mua từ Italia, nguồn nguyên liệu cao cấp nhập ngoại đạt tiêu chuẩn đảm bảo ổn định về tông màu giữa các lô sản phẩm. Công ty đã ứng dụng thành công và tung ra thị trường dòng sản phẩm Granite hạt mịn và Granite hạt pha lê công nghệ mài bóng Nano. 3.2.3.2. Chính sách giá và chiết khấu Giá cả có ảnh hưởng lớn đến khối lượng hàng bán của công ty, nó là tiêu chuẩn quan trọng trong việc mua và lựa chọn của khách hàng. Giá cả có tác dộng lớn đến thu nhập của công ty. Vì vậy việc định một mức giá đúng đắn là cực kỳ quan trọng. Đối với công ty cổ phần Thạch Bàn hiện nay, việc định giá sản phẩm được căn cứ vào tình hình sản xuất chung của công ty kết hợp với mức giá thị trường và đối thủ cạnh tranh. Giá cả của công ty được đánh giá là khá phù hợp. Bên cạnh vấn đề giá, chính sách chiết khấu cũng được công ty luôn quan tâm. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát granite là các đại lý. Đối với các đại lý của công ty họ sẽ được hưởng chiết khấu theo quy định. Các cửa hàng bán lẻ được hưởng chiết khấu do đại lý nhượng lại. Cụ thể chính sách chiết khấu của công ty như sau: - Chiết khấu trả trước + Đại lý: 13% và được giảm trừ ngay trên giá bản lẻ + Cửa hàng bán lẻ : Theo thỏa thuận - Chiết khấu trả sau + Chiết khấu doanh số phát sinh Bảng 3.5: Chiết khấu doanh số phát sinh Mức Doanh số phát sinh X (tr.đ) Tỷ lệ chiết khấu (%) Mức 1 X <20 0 Mức 2 20 £ X < 30 3,0 Mức 3 30 £ X <50 3,5 Mức 4 50 £ X <70 4,0 Mức 5 70 £ X < 120 4,5 Mức 6 120 £ X < 250 5,0 Mức 7 250 £ X < 400 5,5 Mức 7 400 £ X 6,0 (Nguồn: Phòng kinh doanh) + Chiết khấu doanh số quý Doanh số tháng đạt: ≥ 50 triệu đồng Doanh số quý đạt: ≥ 150 triệu đồng Bảng 3.6: Chiết khấu doanh số tháng, quý Mức Tỷ lệ đạt doanh số giao tháng, quý X (%) Tỷ lệ chiết khấu/ Doanh số tháng (%) Tỷ lệ chiết khấu/ Doanh số quý (%) Mức 1 X < 80% 0 0 Mức 2 80% £ X < 100% 1,5 0,5 Mức 3 100% £ X < 120% 3 1 Mức 4 120% £ X 4 1,5 (Nguồn: Phòng kinh doanh) + Chiết khấu hỗ trợ thực hiện hợp đồng: Là khoản chiết khấu Công ty hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các đại lý bán hàng với khối lượng lớn vào các công trình. Mức chiết khấu này tuỳ thuộc vào doanh số thực hiện hợp đồng: Bảng 3.7: Chiết khấu hỗ trợ thực hiện hợp đồng Mức Doanh số thực hiện hợp đồng X (triệu đồng) Tỷ lệ chiết khấu (%) Mức 1 50 £ X < 150 2,0 Mức 2 150 £ X < 300 3,0 Mức 3 300 £ X 4,0 (Nguồn: Phòng kinh doanh) 3.2.3.3. Chính sách bán hàng và tiêu thụ sản phẩm Để khuếch trương sản phẩm của mình Công ty thường xuyên tham gia hội chợ, triển lãm ngành xây dựng, quảng cáo trên pano, áp phích. Các vật phẩm quảng cáo được công ty phát miễn phí cho các đại lý, cửa hàng. Bên cạnh đó công ty còn có những đợt khuyến mại trong các ngày lễ tết. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, Công ty Cổ phần Thạch Bàn gửi tới khách hàng chương trình siêu khuyến mãi "Nửa Thế kỷ tri ân - Vui xuân đón quà tặng". Trong chương trình này khách hàng khi mua sản phẩm gạch ốp lát Granite Thạch Bàn loại chính phẩm với đơn hàng có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên tại hệ thống đại lý của công ty trên toàn quốc sẽ được nhận ngay mũ bảo hiểm thời trang trị giá 300.000 đồng và 1 phiếu bốc thăm trúng thưởng: Giải đặc biệt là 1 xe máy AirBlade trị giá 32 triệu đồng; 20 giải nhất, mỗi giải là 1 tivi LCD Samsung trị giá 8 triệu đồng cùng hàng ngàn mũ bảo hiểm thời trang. Công ty rất chú trọng trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng. Đây là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao hình ảnh và doanh số bán của công ty. Do vậy, đội ngũ nhân viên bán hàng được phòng nhân sự tuyển dụng một cách chặt chẽ, có kinh nghiệm, có trình độ và quan trọng là khả năng trong giao tiếp tốt. Phòng kinh doanh trực tiếp tổ chức và quản lý lực lượng nhân viên bán hàng làm sao đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. 3.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng của công ty Doanh thu bán hàng của Công ty là tổng giá trị hàng hoá, thành phẩm thực hiện trong kỳ do việc cung ứng hàng hoá, thành phẩm cho khách hàng. Đó là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng (không tính thuế GTGT). Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được hạch toán trên TK 5111 và được chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm. TK 5111.1 – “Doanh thu sản phẩm Granite” TK 5111.2 – “Doanh thu phế phẩm” TK 5111.3 – “Doanh thu Mosaic” Năm 2009, Công ty được giảm trừ 50% thuế suất thuế GTGT theo Quyết định số 58/2009/QĐ – TTg về bổ sung một số giải pháp nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối vơí doanh nghiệp. Công ty sử dụng phần mềm kế toán máy WEEKEND SOL 2.0 trong quá trình hạch toán vào sổ. Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng: Nghiệp vụ bán hàng phát sinh được ghi trực tiếp vào hoá đơn GTGT đầu ra. Căn cứ vào hoá đơn GTGT đầu ra sau khi đã đối chiếu hợp đồng kinh tế, các chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy báo có…) kế toán doanh thu tại phòng kinh doanh tiến hành nhập số liệu vào máy thông qua màn hình nhập số liệu. Ví dụ: Nhập hoá đơn GTGT (liên 3) số 0001142 ngày 31/12/2009 Từ phân hệ “Kế toán bán hàng” chọn mục “Hoá đơn bán hàng” và nhập vào dữ liệu cần thiết. Định khoản: Nợ TK 131.1 : 47.152.677 Có TK 5111.1 : 44.907.311 Có TK 333 : 2.245.366 Sau khi nhập xong ta ấn “Lưu”. Sau đó máy sẽ tự kết chuyển số liệu vào các sổ liên quan. Cuối quý kế toán doanh thu sẽ tiến hành kết chuyển doanh thu bán hàng của sản phẩm Granite để xác định kết quả kinh doanh của sản phẩm Granite. Sổ chi tiết doanh thu được mở để theo dõi chi tiết từng loại doanh thu của từng chủng loại sản phẩm nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình kinh doanh từng mặt hàng để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý và kịp thời. Công ty CP Thạch Bàn SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tổ 4-Thạch Bàn-Long Biên-Hà Nội Quý IV/2009 Tài khoản: 51111 – Doanh thu sản phẩm Granite Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Mã Ngày Số Nợ Có Số dư đâù kỳ HĐ 01/10/09 0031736 Bán hàng cho CTTNHH Giang Châu 1311 8.260.632 HĐ 02/10/09 0031764 Bán hàng cho DN tư nhân TM Tiến Dũng 1311 19.855.074 … HĐ 31/10/09 0032885 Bán hàng cho CTTNHH Minh Hằng 1311 13.180.302 HĐ 01/11/09 0032913 Bán hàng cho CTTNHH Tân Vũ 1311 15.525.242 HĐ 02/11/09 0032958 Bán hàng cho CTTNHH Mạnh Hoàng 1311 1.048.502 … HĐ 31/12/09 0001142 Bán hàng cho cửa hàng VLXD Ninh Đông 1311 44.907.311 HĐ 31/12/09 0001150 Bán hàng cho Anh Kiên 1311 46.555.138 PK 31/12/09 PK12118 K/C doanh thu Granite 911 70.524.123.315 Cộng phát sinh 70.524.123.315 70.524.123.315 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty CP Thạch Bàn SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tổ 4-Thạch Bàn-Long Biên-Hà Nội Quý IV/2009 Tài khoản: 5111 – Doanh thu bán hàng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Mã Ngày Số Nợ Có Số dư đâù kỳ HĐ 01/10/09 0031736 Bán hàng cho CT TNHH Giang Châu 1311 8.260.632 HĐ 01/10/09 0031737 Bán hàng cho CTCPTM & DV VLXD Hoà Nam 1312 10.939.663 HĐ 01/10/09 0031738 Bán hàng cho Cửa hàng VLXD Ninh Đông 1312 21.390.412 … HĐ 31/12/09 0001149 Bán hàng cho CTTNHH Thu Lan 1313 81.260.987 HĐ 31/12/09 0001150 Bán hàng cho anh Kiên 1311 46.555.138 HĐ 31/12/09 0001151 Bán hàng cho DI Y TILES PYT.LTD 1313 582.866.566 PK 31/12/09 PK12116 K/C hàng bán bị trả lại 531 246.877.338 PK 31/12/09 PK12117 K/C chiết khấu 521 1.408.116.386 PK 31/12/09 PK12118 K/C doanh thu 911 70.987.758.858 Cộng phát sinh 72.642.752.582 72.642.752.582 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Để thấy rõ hơn doanh thu của công ty trong năm 2009, ta theo dõi Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng qua các tháng trong năm 2009 Bảng 3.8: Tổng hợp doanh thu bán hàng qua các tháng năm 2009 Tháng Doanh thu Cơ cấu 1 9.915.036.140 4,51 2 11.569.328.062 5,27 3 17.202.581.336 7,83 4 17.519.592.188 7,98 5 16.397.848.451 7,47 6 11.176.582.689 5,09 7 11.695.413.818 5,33 8 20.715.115.879 9,43 9 30.792.718.691 14,02 10 17.256.785.982 7,86 11 22.567.435.871 10,28 12 32.818.530.729 14,94 Tổng 219.626.969.836 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Biểu đồ 3.1. Tổng hợp doanh thu năm 2009 Từ bảng tổng hợp doanh thu bán hàng và biểu đồ doanh thu bán hàng qua các tháng của năm 2009 cho thấy, doanh thu bán hàng của tháng 9 và tháng 12 chiểm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của năm tương ứng là 14,02% và 14,94%. Và quý IV/2009 doanh thu bán hàng đạt cao nhất trong 4 quý là 33,07%. Điều này do 6 tháng cuối năm thời tiết thích hợp và là thời điểm chuẩn bị cho tết nguyên đán nên nhu cầu về xây dựng và trang hoàng lại ngôi nhà của mình ngày càng nhiều. Nhiều gia đình mong muốn tô điểm lại cho ngôi nhà của mình để đón một năm mới an lành, ấm áp. Bên cạnh đó, Công ty mở chương trình khuyến mại lớn dành cho khách hàng. Do vậy đã đẩy doanh thu tháng 9 và tháng 12 tăng cao hơn so với các tháng còn lại trong năm. Thời điểm này công ty càng phải chú trọng hơn trong công tác bán hàng để thu hút lượng khách hàng và tạo được các mối quan hệ làm ăn lâu dài. 3.2.5. Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ Công ty không thực hiện hạch toán riêng biệt doanh thu bán hàng nội bộ. Khi bán hàng cho Chi nhánh Miền nam công ty chỉ xuất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (xuất hàng từ kho này sang kho kia) và theo dõi trên sổ sách để quản lý về số lượng sản phẩm bán ra. Cuối kỳ kế toán chi nhánh gửi số liệu và chứng từ về, khi đó công ty mới tiến hành vào nhập số liệu vào máy và doanh thu bán hàng của các chi nhánh được phản ánh trực tiếp vào TK 5111 – “Doanh thu bán hàng” 3.2.6. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Trong kỳ chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh của đơn vị được phản ánh vào TK 521 – “Chiết khấu thương mại” và TK 531 – “Hàng bán bị trả lại”. Cuối kỳ các khoản này sẽ được kết chuyển toàn bộ sang TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm bán trong kỳ. Công ty thực hiện chính sách giảm giá hàng bán ngay trên giá bán đã được niêm yết. Do vậy Công ty không sử dụng TK 532 – “Giảm giá hàng bán” để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng. Là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh lớn nên các khoản giảm trừ doanh thu thường xuyên phát sinh với tổng gía trị tương đối lớn. Trong quý IV năm 2009, Công ty đã có phát sinh các khoản chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại. Đối với các khoản “Chiết khấu thương mại” khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào hoá đơn bán hàng hay hợp đồng kinh tế, các chính sách chiết khấu của công ty và doanh số bán hàng của đại lý vào cuối mỗi quý (tháng) mà kế toán tiến hành tính các khoản chiết khấu và hạch toán như sau: Nợ TK 521 – “Khoản chiết khấu thương mại” Có TK 335 – “Chi phí trích trước” Khoản chiết khấu này được trừ trực tiếp trên hoá đơn mua hàng trên vào tháng sau liền kề. Nếu số tiền còn lại lớn hơn giá trị mua hàng của hoá đơn phát sinh thì viết trừ chiết khấu bằng 95% giá trị trước thuế của hoá đơn mua hàng đó. Nếu số tiền chiết khấu còn lại nhỏ hơn giá trị mua hàng của hoá đơn phát sinh thì viết trừ hết số tiền chiết khấu đó. Số tiền chiết khấu được viết riêng một mục ở cột thanh toán trên hoá đơn. Số tiền chiết khấu được tính trên giá trị có VAT Ví dụ: Đến 31/10/2009, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Phú Quang còn số tiền chiết khấu chưa trừ là: 163.024.108 đồng Định khoản: Nợ TK 521 : 163.024.108 Có TK 335 : 163.024.108 Trong tháng 11/2009 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Quang mua 693,00 m2 sảm phẩm BTM300-01 loại A1, đơn giá chưa VAT là 107.182đ/m2. Định khoản: Nợ TK 335 : 74.091.150 Có TK 131 : 74.091.150 HOÁ ĐƠN (GTGT) Liên 3: Nội bộ Ngày 02 tháng 11 năm 2009 Mẫu số: 01 GTKT–3LL–01 Ký hiệu: AA/2009T Số: 0001001 Đơn vị bán hàng : CÔNG TY CỔ PHẦN THẠCH BÀN Địa chỉ : Thạch Bàn – Long Biên – Hà Nội Mã số thuế : 0100107444 Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Quang Đơn vị: Địa chỉ: Số 254 - Trường Chinh – Hà Nội Hính thức thanh toán: ……………. MST:………….. STT Mã hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 BMT300-01 A1 m2 693,00 107.182 74.277.126 2 Trừ chiết khấu đồng 70.563.000 Cộng tiền hàng (chưa VAT) 3.713.856 Thuế suất VAT 5% 185.693 Thành tiền (có VAT) 3.899.549 Số tiền viết bằng chữ: Ba triệu tám trăm chín mươi chín ngàn năm trăm bốn mươi chín đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, họ tên) Công ty CP Thạch Bàn SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tổ 4-Thạch Bàn-Long Biên-Hà Nội Quý IV/2009 Tài khoản: 521- Chiết khấu thương mại Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Mã Ngày Số Nợ Có Số dư đâù kỳ PK 01/10/09 10012 HT điều chỉnh lại chiết khấu doanh số T09/09- CTTNHH Giang Châu 335 -1221 PK 31/10/09 10078 HT chiết khấu doanh số T10/09 335 377.424.032 PK 31/10/09 10079 HT bổ sung chiết khấu doanh số T09/09 335 2.605.913 PK 01/11/09 11002 HT chiết khấu hợp đồng T10/09 335 38.965.087 PK 01/11/09 11003 HT chiết khấu hợp đồng T10/09 335 50.410.628 PK 01/11/09 11004 HT chiết khấu doanh số T08+09/09 335 57.209.692 PK 30/11/09 11032 HT chiết khấu doanh số T11/09 335 327.304.381 PK 31/12/09 12029 HT chiết khấu doanh số T12/09 335 491.619.940 PK 31/12/09 12035 HT chiết khấu hợp đồng T12/09 335 62.577.934 PK 31/12/09 PK12117 KC chiết khấu 511 1.408.116.386 Cộng phát sinh 1.408.116.386 1.408.116.386 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hàng hoá khi xuất bán và bị trả lại, Công ty yêu cầu bên mua (đại lý) xuất hoá đơn. Kế toán căn cứ vào hoá đơn vào phân hệ “Kế toán bán hàng” chọn mục “Hoá đơn bán hàng” và chọn tới mục “Hàng bán bị trả lại” nhập các số liệu vào. Cuối cùng khi in phiếu ta được “Phiếu nhập kho”. Định khoản: Nợ TK 531 – “Giá trị hàng bán bị trả lại” Nợ TK 333 – “Phần thuế GTGT giảm” Có TK 131 – “Tổng số tiền phải trả lại cho khách hàng” Ví dụ: Theo Hóa đơn (liên 2) số 0041503 ngày 31/12/2009 của Công ty TNHH TM Nga Việt xuất trả lại số lượng hàng bán không đạt yêu cầu có giá trị 8.485.965 đồng. Định khoản: Nợ TK 531 : 8.485.965 Nợ TK 333 : 424.298 Có TK 131 : 8.910.263 HOÁ ĐƠN (GTGT) Liên 2: Khách hàng Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Mẫu số: 01 GTKT–3LL–01 Ký hiệu: AA/2009T Số: 0041503 Đơn vị bán hàng : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NGA VIỆT Địa chỉ : số 335 - Nguyễn Trãi – Hà Giang Mã số thuế : Họ tên người mua hàng: Công ty Cổ phần Thạch Bàn Địa chỉ: Thạch Bàn – Long Biên – Hà Nội Hình thức thanh toán: Hàng bán trả lại STT Mã hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 BMT6000 – 010 A1 m2 6,55 255.000 1.670.250 2 BMT6000 – 028 A1 m2 7,95 212.000 1.685.221 3 MMT5000 – 036 A1 m2 11,91 161.000 1.917.510 4 BMT4000 – 010 A2 m2 5,68 189.550 1.076.644 5 BMT4000 – 010 A1 m2 9,58 223.000 2.136.340 Cộng tiền hàng 8.485.965 Thuế (5%) 424.298 Tổng tiền 8.910.263 Số tiền viết bằng chữ: Tám triệu chín trăm mười ngàn hai trăm sáu ba đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN THẠCH BÀN Tổ 4 – Thạch Bàn – Long Biên – Hà Nội Mẫu số: 01 – VT (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Số: 0041503 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2009 - Họ tên người giao hàng: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NGA VIỆT - Nhập tại kho: Kho thành phẩm Granite của Công ty (KH04) STT Mã hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo c.từ Thực nhập 1 BMT6000 – 010 A1 m2 6,55 2 BMT6000 – 028 A1 m2 7,95 3 MMT5000 – 036 A1 m2 11,91 4 BMT4000 – 010 A2 m2 5,68 5 BMT4000 – 010 A1 m2 9,58 Cộng tiền hàng - Tổng số tiền (bằng chữ): không đồng. - Số chứng từ gốc kèm theo: 0041503 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Công ty CP Thạch Bàn SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tổ 4-Thạch Bàn-Long Biên-Hà Nội Quý IV/2009 Tài khoản: 531 - Hàng bán bị trả lại Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Mã Ngày Số Nợ Có Số dư đâù kỳ TL 06/10/09 0015105 Bán hàng cho CTTNHH Minh Hằng 131 4.233.983 TL 06/10/09 0081576 Bán hàng cho CTTNHH Chính Nghĩa 131 905.184 … TL 30/12/09 0083196 Bán hàng cho Cửa hàng VLXD Ninh Đông 131 3.355.515 TL 31/12/09 0001964 Bán hàng cho CTTNHH TM & DV Phú Quang 131 2.681.989 TL 31/12/09 0041503 Bán hàng cho CTTNHH TM Nga Việt 131 8.485.965 TL 31/12/09 0082396 Bán hàng cho DI Y TILES PYT.LTD 131 19.717.832 PK 31/12/09 PK12116 KC hàng bán bị trả lại 511 246.877.338 Cộng phát sinh 246.877.338 246.877.338 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty 3.3.1. Kỳ xác định kết quả kinh doanh của công ty Kỳ xác định kết quả kinh doanh của công ty là quý. Từ ngày 01 của tháng đầu tiên trong quý đến ngày 31 của tháng cuối quý. 3.3.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty là số chênh lệch giữa thu và chi hay chính là biểu hiện của chỉ tiêu lợi nhuận. Nó là tổng hợp kết quả của nhiều hoạt động khác nhau. Kết quả kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tự đánh giá mình trong kỳ sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp có được những phân tích chính xác, khách quan, nhận thấy những mặt còn tồn tại, những lợi thế của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra những quyết định và những biện pháp đúng đắn, hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cuối quý, công ty xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho từng hoạt động. Công ty sử dụng TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đã xác định được doanh thu, giá vốn, các chi phí liên quan, kế toán tiến hành những bút toán kết chuyển để xác định lãi, lỗ. Các bút toán này sẽ được tự động cập nhật sau khi kế toán thực hiện một số bút toán kết chuyển trên máy theo phần mềm mà công ty đang sử dụng. Các bút toán kết chuyển này được thực hiện trên sổ cái TK 911. Quy trình thực hiện các bút toán kết chuyển tự động trên phần mềm kế toán máy như sau: - Vào menu hệ thống chọn bút toán kết chuyển tự động. - Màn hình sẽ hiện lên toàn bộ các bút toán kết chuyển tự động đã được khai báo từ trước - Thực hiện đánh dấu các bút toán cần kết chuyển theo thứ tự nhất định Quý IV/2009 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trên Sổ cái TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” như sau: - K/C Doanh thu: Nợ TK 511 : 74.369.923.697 Có TK 911 : 74.369.923.697 -K/C giá vốn: Nợ TK 911 : 49.955.874.022 Có TK 632 : 49.955.874.022 -K/C CPBH: Nợ TK 911 : 4.298.556.712 Có TK 641 : 4.298.556.712 -K/C CPQLDN: Nợ TK 911 : 11.658.954.148 Có TK 642 : 11.658.954.148 - K/C thu nhập TC: Nợ TK 515 : 223.469.718 Có TK 911 : 223.469.718 - K/C TN bất thường: Nợ TK 711 : 351.746.300 Có TK 911 : 351.746.300 - K/C chi phí TC: Nợ TK 911 : 3.782.502.434 Có TK 635 : 3.782.502.434 - K/C CP bất thường: Nợ TK 911 : 338.141.606 Có TK 811 : 338.141.606 - K/C thuế TNDN: Nợ TK 911 : 613.888.849 Có TK 821 : 613.888.849 - K/C lãi lỗ: Nợ TK 911 : 4.297.221.944 Có TK 421 : 4.297.221.944 Công ty CP Thạch Bàn SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tổ 4-Thạch Bàn-Long Biên-Hà Nội Quý IV/2009 Tài khoản: 911 - Xác định kết quả kinh doanh Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Mã Ngày Số Nợ Có Số dư đâù kỳ PK 31/12/09 PK12118 KC doanh thu 511 74.369.923.697 PK 31/12/09 PK12119 KC giá vốn 632 49.955.874.022 PK 31/12/09 PK12120 KC chi phí bán hàng 641 4.298.556.712 PK 31/12/09 PK12121 KC chi phí QLDN 642 11.658.954.148 PK 31/12/09 PK12122 KC thu nhập hoạt động TC 515 223.469.718 PK 31/12/09 PK12123 KC thu nhập bất thường 711 351.746.300 PK 31/12/09 PK12124 KC chi phí hoạt động TC 635 3.782.502.434 PK 31/12/09 PK12125 KC chi phí bất thường 811 338.141.606 PK 31/12/09 PK12126 KC thuế TNDN 821 613.888.849 PK 31/12/09 PK12127 KC lãi lỗ 421 4.297.221.944 Cộng phát sinh 74.945.139.715 74.945.139.715 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Sơ đồ hạch toán: TK 632 TK 911 TK 511 49.955.874.022 74.369.923.697 TK 635 TK 515 3.782.502.434 223.469.718 TK 641 TK 711 4.298.556.712 351.746.300 TK 642 11.658.954.148 TK 811 338.141.606 TK 821 613.888.849 TK 421 4.297.221.944 Sơ đồ 3.2. Hạch toán kết quả kinh doanh của Công ty quý IV/2009 3.3.3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Quý IV/ 2009 CÔNG TY CỔ PHẦN THẠCH BÀN Tổ 4-P.Thạch Bàn-Q.Long Biên- TP.Hà Nội Mẫu số B02 – DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC) Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Quý IV/2009 Chỉ tiêu MS TM Quý 4/2009 Năm 2009 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 5.20 76.024.917.421 229.549.294.714 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 1.654.993.724 8.783.175.233 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 10 74.369.923.697 220.766.119.481 4. Giá vốn hàng bán 11 5.21 49.955.874.022 157.311.466.682 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 23.414.049.675 63.454.652.799 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 5.22 223.469.718 1.022.432.856 7. Chi phí tài chính 22 5.23 3.782.502.434 9.866.970.554 - Trong đó: chi phí lãi vay 3.160.291.707 8.863.317.454 8. Chi phí bán hàng 23 4.298.556.712 15.937.171.829 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 11.658.954.148 23.013.309.817 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) – (24 + 25)} 30  4.897.506.099 15.659.633.455 11. Thu nhập khác 31 351.746.300 2.122.927.018 12. Chi phí khác 32 338.141.606 1.352.566.424 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 13.604.694 770.360.594 14. Tổng LN kế toán trước thuế (50=30+40) 50 4.911.110.793 16.429.994.049 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 5.24 613.888.849 2.286.818.350 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 5.25 17. LN sau thuế TNDN (60 = 50-51-52) 60 4.297.221.944 14.143.175.699 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 2.102 8.204 Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 3.4. Đánh giá tính biến động doanh thu và kết quả kinh doanh của công ty 3.4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Qua bảng 3.9 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều có sự biến động qua 2 năm. Tổng doanh thu thuần năm 2009 tăng so với năm 2008 là 18.876.473.482 đồng tương ứng 9,36%. Doanh thu khác chiếm phần rất nhỏ trong tổng cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp (4,32% đến 4,35%). Doanh thu bán gạch Granite tăng lên 18.215.042.686 đồng tương ứng 9,36% và doanh thu bán phế phẩm Granite tăng 1.684.441.938 đồng tương ứng 109,62%. Sản phẩm gạch Mosaic là do công ty nhập của xí nghiệp gạch Mosaic. Tuy nhiên năm 2009 loại gạch này không còn được sản xuất, Công ty chỉ bán số lượng hàng còn tồn lại lại trong kho. Do vậy doanh thu gạch Mosaic năm 2009 chỉ chiếm 1,58% trong tổng cơ cấu doanh thu bán hàng năm 2009 giảm 1.771.250.710 đồng tương ứng 32,85% so với năm 2008. Doanh thu bán gạch Granite luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu doanh thu bán hàng. Năm 2009 chiếm 92,70%, tăng so với năm 2008 tương đối lớn. Qua 3 năm với công nghệ hiện đại sản phẩm Nano chất lượng cao ra đời, người tiêu dùng ngày càng đặt lòng tin cao hơn, số lượng tiêu dùng cũng tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy Công ty đang đi hướng và đã có những phương án tối ưu củng cố được sự tin tưởng và kích thích tiêu dùng của khách hàng. Bảng 3.9: Tình hình biến động doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty 2009 ĐVT: VND STT Sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Gía trị Cơ cấu (%) GT Cơ cấu (%) Gía trị % 1 Gạch Granite 194.570.836.434 92,36 212.785.879.120 92,70 18.215.042.686 9,36 2 Gạch Mosaic 5.391.210.448 2,56 3.619.959.738 1,58 (1.771.250.710) (32,85) 3 Phế phẩm Granite 1.536.689.040 0,73 3.221.130.978 1,40 1.684.441.938 109,62 4 DT cung cấp dịch vụ 9.174.085.310 4,35 9.922.324.878 4,32 748.239.568 8,16 Tổng 210.672.821.232 100 229.549.294.714 100 18.876.473.482 8,96 3.4.2. Phân tích và đánh giá tình hình biến động doanh thu và kết quả kinh doanh của công ty Là doanh nghiệp nhà nước mới chuyển sang cổ phần hoá, ban đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực của độ ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty đã đạt những kết quả đáng mừng. Qua bảng 3.10 ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 là 229.549.294.714 đồng tăng so với năm 2008 là 18.876.473.482 đồng tương ứng với 8,96%. Cụ thể các khoản mục của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán vật tư, hàng hoá : 3.619.959.738 đồng Doanh thu Granite : 212.785.879.120 đồng Doanh thu phế phẩm Granite : 3.221.130.978 đồng Doanh thu xây lắp : 2.140.614.397 đồng Doanh thu tư vấn thiết kế : 355.454.459 đồng Doanh thu Nhà 6 tầng : 6.957.394.422 đồng Doanh thu dịch vụ : 468.861.610 đồng Năm 2009, doanh thu tăng lên là kết quả của việc đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm, mở rộng quy mô thị trường, đa dạng khách hàng và đầu tư thêm dây chuyền thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, Công ty có thêm khoản thu nhập từ hoạt động tư vấn thiết kế các công trình xây dựng, lắp đặt các hệ thống dây chuyền sản xuất và hoạt động nhà 6 tầng công ty xây dựng bao gồm nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên và nhà trẻ cho con em trong công ty. Đây là những hoạt động trong năm 2008 Công ty chưa tiến hành. Không chỉ có vậy, Công ty luôn tìm tòi ứng dụng các biện pháp tài chính hợp lí, tiết kiệm vật tư so với định mức, áp dụng công nghệ mới trong phun sấy, thay đổi nhiên liệu từ DO sang FO, góp phần giảm giá sản phẩm. Vì vậy giá vốn hàng bán đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Năm 2009, GVHB tăng so với năm 2008 là 10.459.864.538 đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 7,12% nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần 11,78%. Sự cố gắng này được thể hiện rõ hơn thông qua tỷ suất GVHB/DTT năm 2009 (71,26%) giảm so với năm 2008 (74,35%) là 2,09%. Năm 2009 chi phí quản lý cũng tăng rất nhanh so với năm 2008 là 12.886.160.096 đồng tương ứng 127,24%. Có tỷ lệ tăng cao như vậy là do trong các năm trước Công ty không trích các khoản dự phòng nợ khó đòi và trong năm 2009 thì tiến hành xử lý và đưa vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Do đó làm giảm đáng kể lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan sát tỷ suất CPQL/DTT được thể hiện trong bảng chúng ta thấy rõ điều này (Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thu được công ty phải bỏ ra 36,27 đồng chi phí quản lý). Tuy nhiên, sự biến động này chưa thể đủ cơ sở để khẳng định là doanh nghiệp đã không thực hiện tốt việc cắt giảm chi phí quản lý nên tăng lên quá cao bởi còn do yếu tố khách quan tác động vào. Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả SXKD, đồng thời là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp, là nguồn để mở rộng tái sản xuất kinh doanh xã hội. Qua bảng ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7.662.580.372 đồng tương ứng tăng 95,82%. Có sự tăng vượt bậc này là do doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên 11,78%, bên cạnh đó các khoản chi phi bán hàng và chi phí tài chính lại giảm tương ứng là 19,77% và 31,78%. Năm 2008 sản phẩm mới (gạch Granite với công nghệ mài bóng Nano) đang bắt đầu xâm nhập thị trường, công ty đầu tư cho quảng cáo tiêu thụ sản phẩm mới, đầu tư thêm nhân công và thiết bị phục vụ cho công tác bán hàng. Năm 2009 công ty đã giảm bớt được các khoản đầu tư trên và cố gắng giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết bởi sản phẩm mới đã đi vào ổn định. Chi phí bán hàng năm 2009 lại giảm so với năm 2008 là 4.246.849.192 đồng (21,04%). Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí bán hàng của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Chi phí tài chính (lãi vay phải trả) năm 2009 chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp và phương hướng kinh doanh đúng đắn, biết tận dụng tốt lãi suất từ các nguồn vay (lãi suất ở đâu thấp và khoản vay nào cần thanh toán trước), biết sử dụng hợp lý nguồn vay. Từ bảng 3.10 ta thấy, năm 2009 chi phí tài chính giảm tương đối cao 4.572.160.719 đồng (31,67%), trong đó chi phí lãi vay giảm là 35,56%. Để giảm được như vậy là do Công ty đã thanh toán được các khoản nợ dài hạn đến hạn trả và hạn chế không để phát sinh thêm khoản nợ nào nữa. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính lại có sự thay đổi nổi bật, giảm 1.073.807.758 đồng (51,23%). Nguyên nhân là do năm 2009 công ty bị cắt giảm các khoản thu từ tiền lãi bán cổ phần CTCP gạch ngói Thạch Bàn 3 và CTCP đá mài Đông Đô. Mặt khác, thuế TNDN là khoản chi phí mà doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn thành cho Nhà Nước và một khoản chi phí làm giảm đáng kể một phần lợi nhuận cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do năm 2006, Công ty mới tiến hành cổ phần hoá, nên trong 2008, 2009 công ty được hưởng chính sách thuế TNDN của nhà nước quy định (giảm 50% thuế TNDN phải nộp). Và năm 2009 thuế suất thuế TNDN là 25% giảm 3% so với năm 2008. Quan sát trên bảng ta thấy chi phí thuế TNDN phải nộp cho nhà nước năm 2009 chỉ còn là 2.286.818.350 đồng. Vì vậy lợi nhuận kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp tăng 114,76%. Xét về khả năng sinh lời/ 100 đồng doanh thu năm 2009 tăng khá cao so với năm 2008, điều này được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần/doanh thu thuần của năm 2009 tăng 3,02% so với 2008. Cụ thể năm 2009, 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 7,09 đồng lợi nhuận, năm 2008 thì 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 4,05 đồng lợi nhuận. Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty đang hiệu quả. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của công ty trong thời gian tới. Vậy ta có thể thấy năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao. Bảng 3.10: Phân tích tình hình biến động về doanh thu và kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2008 (đồng) Năm 2009 (đồng) So sánh (%) (+-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 210.672.821.232 229.549.294.714 18.876.473.482 8,96 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 197.502.716.628 220.766.119.481 23.263.402.853 11,78 4. Giá vốn hàng bán 146.851.602.144 157.311.466.682 10.459.864.538 7,12 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.651.114.484 63.454.652.799 12.803.538.315 25,28 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.096.240.614 1.022.432.856 (1.073.807.758) (51,23) 7. Chi phí tài chính 14.439.131.273 9.866.970.554 (4.572.160.719) (31,67) - Trong đó: chi phí lãi vay 13.754.266.501 8.863.317.454 (4.890.949.047) (35,56) 8. Chi phí bán hàng 20.184.021.021 15.937.171.829 (4.246.849.192) (21,04) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.127.149.721 23.013.309.817 12.886.160.096 127,24 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.997.053.083 15.659.633.455 7.662.580.372 95,82 11. Thu nhập khác 790.780.957 2.122.927.018 1.332.146.061 168,46 12. Chi phí khác 1.163.257.610 1.352.566.424 189.308.814 16,27 13. Lợi nhuận khác (372.476.653) 770.360.594 1.142.837.247 306,82 14. Tổng LN kế toán trước thuế 7.624.576.430 16.429.994.049 8.805.417.619 115,49 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.038.999.831 2.286.818.350 1.247.818.519 120,10 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 6.585.576.599 14.143.175.699 7.557.599.100 114,76 Chỉ tiêu phân tích 1. Tỷ suất GVHB/DTT 74,35 71,26 2. CPBH/DTT 25,65 28,74 3. CPQL/DTT 5,13 36,27 4. LN gộp/DTT 5,13 10,42 5. LN thuần/DTT 4,05 7,09 3.5. Một số đề xuất hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3.5.1. Đánh giá chung kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Trong những năm vừa qua, Công ty Cổ phần Thạch Bàn đã trải qua những giai đoạn thuận lợi và khó khăn, những bước thăng trầm và nhiều biến động của thị trường. Công ty đã gặt hái được nhiều thành tích to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu thụ hàng hoá (doanh thu bán hàng năm 2009 đạt trên 219 tỷ đồng). Từ đó đẩy kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên cao (năm 2009 lợi nhuận chưa phân phối trên 14 tỷ đồng). Có được những thành tích như vậy, Công ty Cổ phần Thạch Bàn đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác triệt để các vùng thị trường tiềm năng, đồng thời có các chính sách hỗ trợ khách hàng nhằm tạo sự gắn bó hơn nữa để tạo ra nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào và một thị trường thị trường tiêu thụ hàng hoá luôn ổn định. Bên cạnh đó, phải kể đến sự cố gắng nỗ lực không ngừng của tấ cả các thành viên của công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng Tài chính - Kế toán. 3.5.1.1. Ưu điểm Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn được tiến hành tương đối hoàn chỉnh - Về hệ thống chứng từ: Các chứng từ kế toán sử dụng đều đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ sử dụng đều theo mẫu hướng dẫn bắt buộc được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán. Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời. Công ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, thời gian trước khi đi vào lưu trữ, được phân loại theo từng File và bảo quản, cất giữ cẩn thận phục vụ cho công việc kế toán một cách thuận lợi nhất. - Ứng dụng tin học hoá trong công tác kế toán: Trước năm 2008, công ty sử dụng phần mềm kế toán máy FAST ACCOUNTING. Từ năm 2008 công ty sử dụng phần mềm kế toán máy WEEKEND SOL 2.0 và bên cạnh đó sử dụng một số phần mềm tin học văn phòng như: Microsoft Office Word 2003, Microsft Office Excel 2003,… đã giúp công việc kế toán thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đồng thời mang lại độ chính xác cao. - Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thạch Bàn đã đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thuế, các quy định có liên quan áp dụng cho doanh nghiệp. 3.5.1.2. Một số tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh mà kế toán công ty đã đạt được, còn có những tồn tại như sau: - Các loại sản phẩm, hàng hoá của Công ty nhiều, đa dạng và số lượng sản xuất cũng như tiêu thụ là lớn. Tuy vậy nhưng kế toán không mở sổ chi tiết để theo dõi doanh thu bán hàng của từng loại. Do đó sẽ dễ dẫn tới những thiếu sót và nhầm lẫn trong theo dõi, hạch toán, quản lý và đưa ra các phương hướng kinh doanh. - Một điều bất cập trong hạch toán doanh thu của công ty, kế toán chỉ theo dõi về số lượng hàng bán cho chi nhánh mà không sử dụng một TK riêng biệt để hạch toán khoản doanh thu nội bộ này. - Do chính sách bán hàng của Công ty là chỉ tính chiết khấu cho các đại lý theo doanh số bán trong tháng hay quý mà không tính ngay trên hoá đơn. Vì vậy, các khoản chiêt khấu này công ty đã tạm sử dụng TK 335 làm TK trung gian để theo dõi. Điều này Công ty đã chưa thực hiện hợp lý với chế độ kế toán của Nhà nước. - Công ty bán hàng cho các đại lý với số lượng tương đối nhiều, tiền hàng không bắt buộc phải giao nộp trước khi nhận hàng nên số tiền hàng phải thu là tương đối lớn. Tuy nhiên kế toán công ty không trích khoản dự phòng phải thu khó đòi. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc luân chuyển vốn và xác định kết quả kinh doanh. 3.5.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Qua quá trình hoạt động tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn, trên cơ sở tìm hiểu và nắm bắt tình hình thực tế cùng với những vấn đề lý luận đã được học, chúng tôi nhận thấy trong công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty còn có những hạn chế mà nếu được khắc phục thì phần hành kế toán này của Công ty sẽ được hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau: - Hoàn thiện việc ghi chép doanh thu bán hàng Trong hạch toán doanh thu bán hàng của công ty, kế toán theo dõi theo chủng loại sản phẩm mà không theo từng loại sản phẩm. Chủng loại Granite là sản phẩm sản xuất chính của công ty hiện nay và có rất nhiều loại. Tuy nhiên việc hạch toán doanh thu bán hàng chỉ sử dụng trên TK 51111 – “Doanh thu sản phẩm Granite”. Điều này có thể dẫn tới hạch toán nhầm lẫn hoặc thiếu sót. Do vậy để đạt được hiệu quả cao hơn trong quản lý thì kế toán công ty cần theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng cho từng loại sản phẩm của Granite. Cụ thể theo dõi: Granite muối tiêu trên TK 51111.1 Granite công nghệ cao trên TK 51111.2. Mặt khác, nếu hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, công ty có con số doanh thu chính xác hơn, đồng thời nắm bắt được sản phẩm nào cho doanh thu cao nhất và sản phẩm nào đang giảm dần. Từ đó đưa ra được phương hướng, giải pháp cụ thể hơn để chú trọng phát triển đối với từng sản phẩm một cách hợp lý. - Hoàn thiện doanh thu bán hàng nội bộ: Là một công ty sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, khối lượng hàng bán cho các chi nhánh tương đối nhiều. Nhưng công ty lại không dùng tài khoản để hạch toán riêng biệt cho khoản doanh thu này. Điều đó sẽ dẫn tới sự thiếu sót, mất mát hoặc nhầm lẫn trong quá trình tiêu thụ hàng hoá. Theo tôi, Công ty nên mở TK 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ” công ty sẽ quản lý được chặt chẽ hơn khối lượng và giá trị hàng bán ra. Đồng thời thấy được tình hình tiêu thụ của chi nhánh để đưa ra các phương hướng kinh doanh kịp thời khắc phục khó khăn và nâng cao doanh số. - Hoàn thiện các khoản chiết khấu thương mại Các khoản chiết khấu thương mại được kế toán theo dõi trên TK 521 – “Chiết khấu thương mại”. Tuy nhiên kế toán đã sử dụng TKĐƯ là TK 335 cùng theo dõi. Kế toán cho rằng TK 335 chỉ là TK trung gian để tạm thời theo dõi. Bởi các khoản chiết khấu không trực tiếp trên hoá đơn bán hàng và theo quy định của công ty các khoản này được tính dựa trên doanh số mà đại lý bán được trong tháng hoặc quý. Do đó, cuối tháng (quý) công ty mới tính được khoản chiết khấu sau đó đưa vào TK 521 – “Chiết khấu thương mại”. TK 335 chỉ được sử dụng để cùng theo dõi khoản chiết khấu phát sinh ngay trong tháng (quý), và căn cứ vào hoá đơn phát sinh trong tháng tiếp theo để khấu trừ dần khoản chiết khấu này. Theo tôi, Công ty hạch toán như vậy là không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. TK 335 chỉ phản ánh các khoản trích trước về tiền lương, chi phí lãi vay, chi phí sữa chữa lớn và chi phí trong thời gian ngừng sản xuất. Công ty cần phải xem xét lại và thực hiện đúng chế độ Nhà nước quy định. Điều này còn giúp công ty tránh được nhầm lẫn, sai phạm khi phản ánh doanh thu. - Lập dự phòng phải thu khó đòi Công ty cổ phần Thạch Bàn là đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, có lượng khách hàng tương đối rộng rãi trên toàn quốc. Khách hàng là các đại lý và có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng và không có khả năng thanh toán. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình lưu động vốn cũng như mở rộng quy mô và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty nên tính toán và xác định các khách hàng có khả năng thanh toán thấp một cách chính xác hơn. Từ đó đưa ra các biện pháp cũng như chính sách hợp lý đối với những khách hàng này. Đồng thời, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ (chi phí quản lý doanh nghiệp), tránh tình trạng đẩy chi phí cuối năm tăng quá cao do xử lý các khoản nợ khó đòi. Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở nợ thực và tỷ lệ có khả năng khó đòi tính ra dự phòng nợ khó đòi. Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, các bản thanh lý hợp đồng, các giấy cam kết nợ để có căn cứ lập các bảng kê nợ phải thu khó đòi. Sau khi xoá các khoản nợ khó đòi khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK 004 – “Nợ khó đòi đã xử lý”. Cách lập được tiến hành như sau: Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng: Nợ TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK 139 – “Dự phòng phải thu khó đòi” PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đã tạo nên môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý để các doanh nghiệp cạnh tranh trong khuôn khổ luật định. Kinh tế thị trường bên cạnh những hạn chế cũng bộc lộ những ưu điểm nổi trội so với các cơ chế khác: Tự điều tiết giá cả thị trường, tạo sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ. Một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp đó là hoạt động kinh doanh phải đảm bảo lấy thu bù chi và thu được lợi nhuận tối đa. Qua quá trình học tập nghiên cứu tại trường và thời gian 4 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn, tôi đã được có cơ hội tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc. Do trình độ và thời gian còn hạn chế tôi không thể đi sâu nghiên cứu tất cả các phần hành kế toán trong công ty mà chỉ tập trung nghiên cứu đề tài: “Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh”. Qua nghiên cứu tôi thấy: - Doanh thu biến động tương đối lớn qua các năm, và doanh thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Granite (Năm 2009 chiếm 96,89% trong tổng cơ cấu doanh thu bán hàng). - Các sản phẩm gạch không chỉ tạo được chỗ đứng ở thị trường trong nước mà còn chiếm được lòng tin của thị trường thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapor… - Doanh thu từ hoạt động dịch vụ của Công ty chủ yếu từ dịch vụ nhà 6 tầng (chiếm 3,03% trong tổng cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). - Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 là 229.549.294.714 đồng, làm lợi nhuận trước thuế đạt được 16.429.994.049 đồng tăng so với năm 2008 là 115,49%. Lợi nhuận tăng cao và do công ty mới cổ phần hoá được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuân sau thuế vẫn giữ được mức tương đối cao (14.143.175.699 đồng tăng 114,76% so với năm 2008). Đây là kết quả vượt bậc do sự nỗ lực rất lớn không chỉ của ban lãnh đạo mà là của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Thạch Bàn. 4.2. Kiến nghị Thời gian thực tập tôi đã học hỏi thêm được những kiến thức trong thực tế công tác kế toán tại công ty. Tôi xin được đưa ra một số ý kiến 4.2.1. Đối với công ty - Hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của Công ty để kế toán thực hiện tốt chức năng là công cụ quản lý đắc lực của Công ty trong nền kinh tế thị trường luôn biến động. - Luôn đi sát, kiểm tra thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó phát hiện những khó khăn để có giải pháp kịp thời, đúng đắn. - Quan tâm hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp về vốn, công nghệ và của nhân viên về vật chất cũng như tinh thần để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 4.2.2. Đối với nhân viên kế toán - Luôn có thái độ làm việc tích cực, nghiêm túc để hoàn thành công việc tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. - Không ngừng nâng cao sự hiểu biết về mọi mặt và đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Tài chính. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính. PGS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung, TS. Bùi Bằng Đoàn (2001), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội Các báo cáo Bùi Trọng Thanh (2009) Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê. Luận văn thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Đinh Thị Hoàn (2008) Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội. Luận văn thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Tài liệu tham khảo từ internet LỜI CẢM ƠN Từ khi bước chân vào giảng đường trở thành sinh viên của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, em đã được sự dìu dắt, quan tâm và dạy dỗ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, các quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh. Qua 4 tháng thực tập và thực hiện luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể. Trước hết, em xin gửi tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, các thầy cô giáo lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn và sự kính trọng sâu sắc tới cô giáo Th.s Bùi Thị Phúc cùng ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị trong Phòng Tài chính – Kế toán và các phòng ban của Công ty Cổ phần Thạch Bàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em tiếp cận với những vấn đề thực tế để em thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân luôn bên cạnh giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Bùi Thị Hiền MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, KÝ TỰ VIẾT TẮT vi TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….72 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình lao động của Công ty 27 Bảng 3.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2007 - 2009) 30 Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2007 - 2009) 32 Bảng 3.4. Các loại sản phẩm của Công ty cổ phần Thạch Bàn 33 Bảng 3.5: Chiết khấu doanh số phát sinh 37 Bảng 3.6: Chiết khấu doanh số tháng, quý 38 Bảng 3.7: Chiết khấu hỗ trợ thực hiện hợp đồng 38 Bảng 3.8: Tổng hợp doanh thu bán hàng qua các tháng năm 2009 43 Bảng 3.9: Tình hình biến động doanh thu của Công ty 2009 59 Bảng 3.10: Phân tích tình hình biến động về doanh thu và kết quả kinh doanh 63 DANH MỤC SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Hạch toán doanh thu bán hàng 11 Sơ đồ 2.2. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 14 Sơ đồ 2.3. Hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh 17 Sơ đồ 3.1. Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm của công ty 34 Sơ đồ 3.2. Hạch toán kết quả kinh doanh của Công ty quý IV/2009 56 Biểu đồ 3.1. Tổng hợp doanh thu năm 2009 44 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, KÝ TỰ VIẾT TẮT TS : Tài sản TK : Tài khoản LN : Lợi nhuận XK : Xuất khẩu KC : Kết chuyển NV : Nguồn vốn NVL : Nguyên vật liệu DTT : Doanh thu thuần GVHB : Giá vốn hàng bán CPQL : Chi phí quản lý TSCĐ : Tài sản cố định GTGT : Giá trị gia tăng TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt CPBH : Chi phí bán hàng TSNH : Tài sản ngắn hạn XDCB : Xây dựng cơ bản VLXD : Vật liệu xây dựng NSLĐ : Năng suất lao động SXKD : Sản xuất kinh doanh TNDN : Thu nhập doanh nghiệp CBCNV : Cán bộ công nhân viên CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn CTCPTM & DV : Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ`

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn.doc
Luận văn liên quan