Lời mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài:
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin liệu có làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển luân chuyển chứng từ kế toán tại các công ty không? Và các doanh nghiệp có theo kịp sự phát triển đó hay vẫn sử dụng những phương pháp thủ công. Chứng từ kế toán là nguồn thông tin ban đầu (đầu vào), được xem như nguồn nguyên liệu mà kế toán sử dụng, qua đó có thể tạo lập những thông tin có tính tổng hợp và hữu ích để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong doanh nghiệp. Do có vai trò quan trọng như vậy nên việc lập và tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán phải được phản ánh kịp thời, linh hoạt không chồng chéo và phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin của kế toán, đặc biệt trong việc ghi nhận doanh thu, chi phí được phản ánh kịp thời làm cho lợi nghuận công ty trung thực, hợp lý.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn lo lắng là: “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trải được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận?”. Thật vậy, xét về mặt tổng thể các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không những chịu tác động của qui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh, khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về được một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lí, phần lớn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì doanh thu đạt được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài : “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Lò, Thiết bị đốt và Xử lý Môi trường Việt Nam”, Công ty Cổ phần Lò, Thiết bị đốt và Xử lý Môi trường Việt Nam, với tên giao dịch là FBE Vietnam - là công ty chuyên về mua bán các loại thiết bị đốt để xử lý môi trường, đồng thời chế tạo các loại lò công nghiệp khi có đơn đặt hàng của khách. Qua đề tài này giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tầm quan trọng của ngành công nghiệp về xử lý môi trường nói chung và của Công ty FBE Vietnam nói riêng như thế nào.
2. Đóng góp của đề tài:
Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta nắm rõ hơn về thị trường tiêu thụ và đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung, kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng ở công ty như thế nào, việc hạch toán đó có khác so với những gì đã học được ở trường đại học hay không? Qua đó có thể rút ra được những ưu khuyết điểm của hệ thống kế toán đó, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán về xác định kết quả kinh doanh để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả.
3. Phương pháp thực hiện đề tài:
Đề tài này được thực hiện dựa vào số liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể thông qua việc phỏng vấn lãnh đạo và các bộ phận trong công ty, phân tích các số liệu ghi chép trên sổ sách của công ty, các báo cáo tài chính của công ty, các đề tài trước đây và một số sách chuyên ngành kế toán. Số liệu chủ yếu được phân tích theo phương pháp diễn dịch và thống kê. Đồng thời em cũng tham khảo một số văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Công ty FBE Vietnam.
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ 17/01/2010 đến 17/04/2011.
Số liệu được phân tích là số liệu năm 2009.
5. Đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty FBE Vietnam.
6. Kết cấu các chương của đề tài: Đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty FBE Vietnam.
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Chương 3: Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty FBE Vietnam.
Chương 4: Nhận xét-Kiến nghị.
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5995 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Lò, thiết bị đốt và Xử lý Môi trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách hàng mới, thông qua công cụ thông tin hiện đại cũng như báo đài để tìm kiếm khách hàng. Hình thức đàm phán hợp đồng cũng nhanh hơn, thông qua thư đặt hàng bằng fax, email trên mạng hoặc trao đổi qua điện thoại, gặp gỡ trao đổi tiếp xúc để hình thành nội dung của bản hợp đồng. Hợp đồng được lập theo giá trị dựa trên bảng dự toán về công trình chế tạo, dự toán từng cụm thiết bị của công trình theo sự tính toán của nhà quản lý phù hợp nhu cầu của khách hàng và thị trường. Sau khi quan hệ ký kết hợp đồng, công ty cũng dự đoán, đánh giá lựa chọn khách hàng phù hợp để đàm phán những điều kiện mua bán giữa hai bên. Việc mua bán hàng theo các hình thức thanh toán chủ yếu là chuyển khoản, dùng tiền mặt hoặc séc nếu hàng hóa có giá trị nhỏ.
3.2. Kế toán doanh thu bán hàng tại công ty:
3.2.1. Đặc điểm doanh thu bán hàng:
Khi xuất hàng giao cho khách hàng theo điều kiện ghi trong hợp đồng. Phòng kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu. Khi ghi nhận doanh thu công ty sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng (hoá đơn đỏ), hoá đơn được lập thành 3 liên. Tuy nhiên trong giao dịch mua bán với nước ngoài thì phía nước ngoài không nhận hóa đơn đỏ mà chỉ nhận hóa đơn thương mại (Invoice) cho nên công ty giữ lại cả 3 hóa đơn.
3.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng: Khi hạch toán doanh thu, công ty chỉ sử dụng tài khoản 511, không có tài khoản cấp 2.
Trong tháng 12/2009, doanh thu của công ty là 9.067.414.952 đồng. Trong đó:
+ Doanh thu hàng xuất khẩu: 2.276.034.000 đồng
+ Doanh thu tiêu thụ nội địa: 6.791.380.952 đồng
- Định khoản:
+ Doanh thu bán hàng:
Nợ TK 131
Có TK511
Có TK 3331
+ Cuối tháng kết chuyển doanh thu bán hàng:
Nợ TK 911
Có TK 511
Khi phát sinh doanh thu bán hàng, đối với trường hợp chế tạo lò công ty đưa vào TK 131, còn đối với mua bán thiết bị đốt thông thường công ty dựa theo hình thức thanh toán để tiến hành ghi vào TK 111, 112 hay 131.
Một vài trường hợp bán hàng cụ thể tại công ty: (Phụ lục)
a. Bán hàng trong nước:
Khi xuất hàng bán trong nước công ty sử dụng Hóa đơn giá trị gia tăng, 1 liên giao khách hàng, 1 liên lưu vào chứng từ gốc, 1 liên lưu cùi; Trường hợp công ty bán trong nước theo hóa đơn GTGT số 0097483 ngày 31/12/2009 với tổng số tiền là 2.702.700.000 đồng.
Công ty định khoản như sau:
+ Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131: 2.702.700.000
Có TK 511: 2.574.000.000
Có TK 3331: 128.700.000
+ Khi khách hàng trả tiền:
Nợ TK 111, 112: 2.702.700.000
Có TK 131: 2.702.700.000
b. Trường hợp xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp):
Công ty vẫn lập Hóa đơn GTGT khi bán cho khách hàng nước ngoài, gồm 3 liên, nhưng công ty giữ lại cả 3 liên này, công ty giao cho khách hàng Hóa đơn thương mại, Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0097477 ngày 17/12/2009, kế toán định khoản như sau:ss
+ Ghi nhận doanh thu (138.000 USD):
Nợ TK 131: 2.276.034.000
Có TK 511: 2.276.034.000
+ Khi khách hàng thanh toán:
Nợ TK 111: 2.277.202.000
Có TK 131: 2.276.034.000
Có TK 515: 1.168.000
3.2.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Bảng báo giá, hợp đồng, hóa đơn, phiếu thu/giấy báo có, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu công trình.
- Luân chuyển chứng từ: Dựa trên bảng báo giá của công ty và đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận bán hàng lập và ký kết hợp đồng kinh tế gồm 4 bản: 1 bản lưu tại bộ phận bán hàng cùng với đơn đặt hàng của khách hàng và lưu theo số thứ tự, 1 bản giao cho khách hàng, 2 bản còn lại chuyển cho kế toán phân xưởng để lập phiếu xuất kho. Sau đó, kế toán phân xưởng lập phiếu xuất kho gồm 3 liên: liên 1 lưu cùi tại bộ phận cùng với 1 bản hợp đồng và lưu theo số thứ tự, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho kế toán chi tiết cùng với 1 bản của hợp đồng. Kế toán chi tiết căn cứ vào hợp đồng và phiếu xuất kho để lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên: liên 1 lưu cùi theo số thứ tự tại bộ phận, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 cùng với hợp đồng và phiếu xuất kho kế toán chi tiết dùng làm căn cứ để lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ chi tiết (sổ chi tiết bán hàng và phải thu khách hàng nếu chưa thanh toán), và lưu các chứng từ theo ngày tháng. (Mô tả bằng lưu đồ)
Khách hàng
BP Maketing & bán hàng Kế toán phân xưởng Kế toán chi tiết
D
Hợp Đồng
PXK
Hóa đơn
Lập CTGS, ghi sổ chi tiết
Khách hàng
N
Hóa đơn GTGT
(3 Lliên)
Lập Hóa đơn GTGT
Khách hàng
N
Hợp đồng
(4 bản)
Hợp Đồng
Khách hàng
N
PXK
(3 liên)
Lập PXK
Lập và ký hợp đồng
ĐĐH
ĐĐH
Sổ chi tiết
Lưu đồ 3.1: Luân chuyển chứng từ về bán hàng tại công ty
Ghi chú:
D
N
: Chứng từ nhiều liên : Sổ chi tiết
: Lưu theo ngày
: Xử lý chứng từ bằng tay
: Lưu theo tên
: Đối tượng bên ngoài : Dòng lưu chuyển chứng từ
Khi khách hàng thanh toán, kế toán chi tiết lập phiếu thu gồm 4 liên: liên 1 lưu cùi theo số thứ tự, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 chuyển cho kế toán ngân quỹ, liên 4 làm căn cứ để lập Chứng từ ghi sổ và ghi sổ chi tiết (sổ chi tiết phải thu khách hàng) và phiếu thu sẽ được lưu theo ngày tháng, đối với sổ chi tiết quỹ tiền mặt thì kế toán ngân quỹ sẽ ghi và theo dõi đồng thời lưu phiếu thu theo số thứ tự. Nếu khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản thì kế toán chi tiết sẽ giữ giấy báo có do kế toán ngân quỹ nhận từ ngân hàng chuyển sang, kế toán ngân quỹ lưu sổ phụ, và việc ghi chép của kế toán ngân quỹ khác ở chỗ là theo dõi trên sổ tiền gửi ngân hàng.
Đối với việc chế tạo lò công nghiệp, quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng có khác đi so với việc bán hàng hóa là các thiết bị đốt như trên, công ty không lập phiếu xuất kho vì khi nghiệm thu thì sẽ bàn giao ngay công trình cho khách hàng. Dựa trên bảng báo giá của công ty và đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận bán hàng lập và ký kết hợp đồng kinh tế gồm 4 bản: 1 bản lưu tại bộ phận bán hàng cùng với đơn đặt hàng của khách hàng và lưu theo số thứ tự, 1 bản giao cho khách hàng, 2 bản còn lại chuyển cho bộ phận giám sát để khi chế tạo xong và nghiệm thu công trình sẽ lập biên bản nghiệm thu. Khi lập biên bản nghiệm thu, bộ phận giám sát lập thành 4 bản: 1 bản lưu tại bộ phận cùng với 1 bản của hợp đồng và lưu theo số thứ tự, 1 bản giao cho khách hàng, 1 bản chuyển cho kế toán phân xưởng lưu tại bộ phận theo số thứ tự, 1 bản chuyển cho kế toán chi tiết cùng với 1 bản của hợp đồng. Kế toán chi tiết sau khi căn cứ vào hợp đồng và biên bản nghiệm thu để lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên: liên 1 lưu cùi theo số thứ tự tại bộ phận, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 cùng với hợp đồng và biên bản nghiệm thu kế toán chi tiết dùng làm căn cứ để lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ chi tiết (sổ chi tiết bán hàng và phải thu khách hàng), và lưu các chứng từ theo ngày tháng.
Việc lập Chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết sẽ lập cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển Chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp căn cứ vào đó lập Chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
3.2.4. Sổ sách và báo cáo:
Công ty sử dụng sổ cái 511, sổ chi tiết bán hàng theo từng tháng.
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
Quyển số 01
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK đối ứng
DOANH THU
Các khoản tính trừ
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Thuế
Khác(521, 531,532)
Tháng 12/2009
13/12
97475
13/12
Thiết kế,chế tạo lò đốt gia súc
131
1,220,000,000
15/12
97476
15/12
Thiết kế, chế tạo lò Lody 30
131
438,095,238
…
…
…
…
…
..…………..
31/12
97483
31/12
Thiết kế, chế tạo lò FSI 300
131
2,574,000,000
…
…
…
…
…
……………
Cộng
9,067,414,952
Bảng 3.1: Sổ chi tiết bán hàng
SỔ CÁI TK 511
Quyển số 01
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
SỐ TIỀN
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
Tháng 12/2009
31/12
11/12
31/12
Doanh thu bán hàng
131
9,067,414,952
31/12
27/12
31/12
Kết chuyển doanh thu bán hàng
911
9,067,414,952
Cộng phát sinh
9,067,414,952
9,067,414,952
Bảng 3.2: Sổ cái doanh thu bán hàng
CÔNG TY CP LÒ, TB ĐỐT VÀ XLMT VN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số 1/12
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
TRÍCH YẾU
SỐ HIỆU TK
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
NỢ
CÓ
Rút TGNH nhập quỹ
111
112
410,000,000
………………..
….
….
…………
Cộng
410,000,000
Bảng 3.3: Chứng từ ghi sổ do kế toán tổng hợp lập (làm căn cứ để ghi sổ cái)
CÔNG TY CP LÒ, TB ĐỐT VÀ XLMT VN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số 10/12
Ngày 06 tháng 12 năm 2009
TRÍCH YẾU
SỐ HIỆU TK
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
NỢ
CÓ
Rút TGNH nhập quỹ
111
112
20,000,000
(Phiếu thu 40)
…………….
….
….
…………
Cộng
20,000,000
Bảng 3.4: Chứng từ ghi sổ do kế toán chi tiết lập(chuyển sang cho kế toán tổng hợp)
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm 2009
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỐ TIỀN
Số hiệu
Ngày tháng
1/12
31/12
410,000,000
2/12
31/12
491,832,000
.…
…..
…………..
41/12
31/12
985,908
…..
……
………….
Cộng
48,298,861,789
Bảng 3.5: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
3.3. Kế toán các khoản làm giảm doanh thu:
3.3.1. Chiết khấu thương mại:
3.3.1.1. Đặc điểm chiết khấu thương mại tại công ty:
Chiết khấu thương mại không phải là khoản chiết khấu mà công ty chấp nhận cho khách hàng do việc khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, mà chiết khấu thương mại ở đây được xem là khoản hoa hồng mà công ty trả cho những nhà môi giới khi giới thiệu khách hàng cho công ty.
3.3.1.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản 521.
Định khoản:
+ Ghi nhận khoản chiết khấu thương mại:
Nợ TK 521
Có TK 111
+ Cuối tháng kết chuyển khoản chiết khấu thương mại:
Nợ TK 511
Có TK 521
Trường hợp cụ thể tại công ty:
Căn cứ vào phiếu chi hoa hồng ngày 3/5/2009 với số tiền là 6.770.000 đồng, công ty tiến hành định khoản như sau:
Nợ 521: 6.770.000
Có TK 111: 6.770.000
3.3.1.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng trong chiết khấu thương mại là “Hợp đồng đại lý bán hàng ”.
- Luân chuyển chứng từ: Hợp đồng đại lý bán hàng được bộ phận bán hàng ký kết và lập thành 3 bản: 2 bản lưu tại bộ phận theo số thứ tự, 1 bản giao cho nhà môi giới. Khi phát sinh việc bán hàng có sự than gia của nhà môi giới, bộ phận bán hàng chuyển 1 bản hợp đồng cho kế toán chi tiết để lập phiếu chi gồm 4 liên: liên 1 lưu cùi, liên 2 giao cho nhà môi giới, liên 3 chuyển cho kế toán ngân quỹ ghi vào sổ chi tiết quỹ tiền mặt, và liên 4 làm căn cứ để lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ chi tiết chi phí bán hàng-quản lý. Việc lập Chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết sẽ lập cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển Chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp căn cứ vào đó lập Chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
3.3.1.4. Sổ sách và báo cáo:
- Công ty sử dụng sổ cái 521, và sổ chi tiết bán hàng phần giảm trừ doanh thu từng tháng.
3.3.2. Hàng bán bị trả lại:
Hàng bán bị trả lại nếu xảy ra chủ yếu là khi mua bán các thiết bị về môi trường, do những nguyên nhân như chất lượng không đúng yêu cầu, mẫu mã không đẹp, …còn khi chế tạo nghiệm thu các công trình hầu như không xảy ra. Vì công ty chưa gặp trường hợp hàng bán bị trả lại nên không nêu ra trường hợp cụ thể, và phần hàng bán bị trả lại của công ty FBE Vietnam không được trình bày trong chương này.
3.3.3. Giảm giá hàng bán:
Giảm giá hàng bán nếu xảy ra chủ yếu chỉ là những hàng hoá là thiết bị đốt tồn kho lâu, chất lượng không còn cao, và áp dụng đối với những khách hàng nội địa. Vì công ty chưa gặp trường hợp hàng bán bị trả lại nên không nêu ra trường hợp cụ thể, và phần hàng bán bị trả lại của công ty FBE Vietnam không được trình bày trong chương này.
3.3.4. Thuế xuất khẩu:
Công ty chủ yếu xuất khẩu các công trình lò đốt rác. Khi công ty chế tạo công trình lò đốt rác, công ty sẽ vận chuyển lò qua hải quan theo từng cụm thiết bị và tiến hành nghiệm thu, bàn giao lò tại địa điểm của khách hàng. Hóa đơn công ty viết và lưu trữ tại đơn vị mình, công ty chỉ lập hóa đơn thương mại giao cho khách hàng, thời điểm lập hóa đơn GTGT là sau khi nghiệm thu còn thời điểm lập hóa đơn thương mại là ngay khi tiến hành xuất hàng qua cửa khẩu. Đối với sản phẩm lò đốt rác của công ty khi xuất khẩu thuộc diện mặt hàng được miễn thuế xuất khẩu. Vì công ty chưa gặp trường hợp xuất khẩu nào khác để hạch toán về thuế xuất khẩu nên phần thuế xuất khẩu của công ty FBE Vietnam không được trình bày trong chương này.
3.4. Kế toán giá vốn hàng bán:
3.4.1. Đặc điểm giá vốn hàng bán tại công ty:
Kế toán theo dõi giá vốn hàng bán theo mỗi nghiêp vụ bán hàng của công ty, tiến hành ghi nhận giá vốn hàng bán vào Sổ cái, không theo dõi ở Sổ chi tiết, chỉ thể hiện trên sổ chi tiết tài khoản 154 với giá trị công trình hoàn thành, bàn giao.
3.4.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng : Công ty sử dụng tài khoản TK 632.
Trong tháng 12/2009, giá vốn hàng bán của công ty là 8.655.626.342 đồng.
Định khoản:
+ Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Có TK 154, 156
+ Cuối tháng kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911
Có TK 632
Trường hợp cụ thể tại công ty:
Lấy lại ví dụ về doanh thu bán hàng trong nước nói trên, khi ghi nhận doanh thu đồng thời kế toán sẽ ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 632: 2.485.263.231
Có TK154: 2.485.263.231
(Giá vốn trên được lấy từ tập hợp các chứng từ về mua nguyên vật liệu, bảng lương công nhân chế tạo theo từng công trình được tập hợp theo ngày tháng trên TK 154 - có đính kèm một vài hóa đơn về vật tư và bảng chi lương để tham khảo).
3.4.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Bảng báo giá, hợp đồng, hóa đơn, phiếu thu/giấy báo có, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu công trình.
- Luân chuyển chứng từ: Việc luân chuyển chứng từ về giá vốn hàng bán được mô tả theo quy trình luân chuyển chứng từ về bán hàng tại công ty. Kế toán chi tiết cùng với việc ghi nhận doanh thu bán hàng như quy trình trên sẽ ghi nhận thêm phần giá vốn hàng đã bán. Cụ thể, kế toán chi tiết bên cạnh việc lập Chứng từ ghi sổ ghi nhận doanh thu và ghi sổ chi tiết bán hàng, kế toán chi tiết còn lập Chứng từ ghi sổ ghi nhận giá vốn hàng bán và ghi vào sổ chi tiết TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hay sổ chi tiết TK 156 - Hàng hóa. Việc lập Chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết sẽ lập cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển Chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp căn cứ vào đó lập Chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
3.4.4. Sổ sách và báo cáo:
- Công ty sử dụng sổ cái TK 632.
SỔ CÁI TK 632
Quyển số 02
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
SỐ TIỀN
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
Tháng 12/2009
31/12
29/12
31/12
Giá vốn hàng bán
154
8,655,626,342
31/12
36/12
31/12
K/c giá vốn hàng bán
911
8,655,626,342
Cộng phát sinh
8,655,626,342
8,655,626,342
Bảng 3.6: Sổ cái giá vốn hàng bán
SỔ CHI TIẾT TK 154
Quyển số 01
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
NỢ
CÓ
Tháng 12/2009
01/12
PC 402
01/12
Mua que hàn
111
5,099,600
Loda 200
02/12
PC 403
02/12
Mua sơn chịu nhiệt
111
1,127,272
FSI 300
02/12
PX 05
02/12
Xuất đầu đốt KPO
156
13,620,019
FSI 150
………………..
31/12
97483
31/12
Chế tạo lò FSI 300
632
2,485,263,231
Cộng
4,352,312,101
8,655,626,342
660,357,500
Bảng 3.7: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3.5. Kế toán chi phí bán hàng:
3.5.1. Đặc điểm chi phí bán hàng tại công ty:
Chi phí bán hàng của công ty chủ yếu là những chi phí như : chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, …
3.5.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 642, sử dụng chung tài khoản với chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong tháng 12/2009, chi phí bán hàng - quản lý của công ty là 44.324.186 đồng.
Định khoản:
+ Ghi nhận chi phí bán hàng:
Nợ TK642
Có TK 111,112,331
+ Cuối tháng kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911
Có TK 642
Một vài trường hợp cụ thể tại công ty trong tháng 12/2009: (Phụ lục)
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: (Cước điện thoại di động)
Nợ TK 642: 1.240.867
Nợ TK 133: 124.087
Có TK 111: 1.364.954
+ Chi phí bằng tiền khác: (Vé máy vay đi Cà Mau đấu thầu)
Nợ TK642: 791.000
Nợ TK 133: 39.000
Có TK 111: 830.000
3.5.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Phiếu đề xuất vật tư, phiếu chi, hóa đơn, bảng phân bổ công cụ dụng cụ.
- Luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào đề xuất của bộ phận yêu cầu do kế toán ngân quỹ lập, bộ phận maketing sẽ xét duyệt đơn đặt hàng và lập thành 4 bản: 1 bản lưu tại bộ phận cùng với phiết đề xuất và lưu theo số thứ tự, 1 bản gửi cho nhà cung cấp, 2 bản chuyển cho bộ phận yêu cầu. Khi bộ phận yêu cầu nhận hàng kèm phiếu xuất kho hay biên bản giao nhận của nhà cung cấp theo đơn đặt hàng, thì bộ phận yêu cầu sẽ lập phiếu nhập kho hoặc biên bản nhận hàng gồm 3 bản: 1 bản lưu theo số thứ tự cùng với 1 bản đơn đặt hàng, 1 bản giao cho nhà cung cấp, 1 bản chuyển cho kế toán chi tiết cùng với 1 bản đơn đặt hàng. Kế toán chi tiết sau khi nhận đơn đặt hàng và phiếu nhập kho hay biên bản nhận hàng, cùng với việc nhận được hóa đơn của nhà cung cấp sẽ tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ chi tiết (sổ chi tiết chi phí bán hàng-quản lý và phải trả người bán), và lưu các chứng từ theo ngày tháng.
Khi thanh toán cho nhà cung cấp, kế toán chi tiết lập phiếu chi gồm 4 liên: liên 1 lưu cùi, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 chuyển cho kế toán ngân quỹ, liên 4 để lập chứng từ ghi sổ và ghi sổ chi tiết (sổ chi tiết phải trả người bán) và phiếu chi sẽ được lưu theo ngày tháng, đối với sổ chi tiết quỹ tiền mặt thì kế toán ngân quỹ sẽ ghi và theo dõi đồng thời lưu phiếu chi theo số thứ tự. Nếu thanh toán cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản thì kế toán chi tiết sẽ lập và giữ ủy nhiệm chi, kế toán ngân quỹ lưu sổ phụ, và theo dõi trên sổ tiền gửi ngân hàng.
Còn việc phân bổ công cụ dụng cụ thì hàng tháng kế toán chi tiết lập và tiến hành phân bổ, lập chứng từ ghi sổ và ghi sổ chi tiết chi phí bán hàng quản lý, đồng thời lưu bảng phân bổ tại bộ phận theo ngày tháng.
Đối với các dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại,...), kế toán chi tiết sẽ lập phiếu chi dựa trên bảng thông báo về dịch vụ công ty đã sử dụng, lập phiếu chi thành 3 liên: liên 1 lưu cùi, liên 2 giao cho kế toán ngân quỹ, liên 3 cùng với hóa đơn dịch vụ mà kế toán ngân quỹ đã thanh toán làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ chi tiết bán hàng-quản lý, kế toán ngân quỹ theo dõi trên sổ chi tiết quỹ tiền mặt việc chi tiền.
Việc lập chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết sẽ lập cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
3.5.4. Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết TK 642 - chi phí quản lý kinh doanh, chi tiết theo tháng.
SỔ CHI TIẾT TK 642
Quyển số 01
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
NỢ
CÓ
Tháng 12/2009
01/12
PTPDV
01/12
Gửi EMS
111
32,500
10/12
PC 416
10/12
Mua thiết bị vi tính
111
3,135,085
12/12
PC 423
12/12
Chi tiếp khách
111
1,648,000
………….
31/12
37/12
31/12
K/c chi phí QLKD
632
44,324,186
Cộng
44,324,186
44,324,186
Bảng 3.8: Sổ chi tiết chi phí quản lý kinh doanh
SỔ CÁI TK 642
Quyển số 02
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
SỐ TIỀN
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
Tháng 12/2009
31/12
30/12
31/12
Chi phí QLDN
111
12,138,886
31/12
31/12
31/12
Phí dịch vụ
112
1,660,300
31/12
32/12
31/12
Lương NV tính vào chi phí
334
29,250,000
……………..
31/12
37/12
31/12
K/c chi phí QLKD
911
44,324,186
Cộng phát sinh
44,324,186
44,324,186
Bảng 3.9: Sổ cái chi phí quản lý kinh doanh
3.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
3.6.1. Đặc điểm chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty:
Chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là chi phí công cụ, chi phí đi công tác bảo hành thiết bị, lương nhân viên …
3.6.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng: Sử dụng chung tài khoản với chi phí bán hàng - TK 642, giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không có sự phân biệt, và cùng theo dõi trên một sổ chi tiết.
Định khoản: (Tương tự như chi phí bán hàng)
Trường hợp cụ thể tại công ty trong tháng 12/2009: (Phụ lục)
+ Chi mua đồ dùng văn phòng: (thiết bị máy vi tính)
Nợ TK 642: 3.135.085
Nợ TK 133: 156.754
Có TK 111: 3.291.839
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: (cước điện thoại)
Nợ TK 642: 611.161
Nợ TK 133 61.116
Có TK 111: 672.277
+ Các khoản chi bằng tiền khác:(gửi thư cho khách hàng)
Nợ TK 642: 32.500
Nợ TK 133: 3.250
Có TK 111: 35.750
3.6.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Phiếu đề xuất vật tư, phiếu chi, hợp đồng, hóa đơn, bảng phân bổ công cụ, bảng lương.
- Luân chuyển chứng từ: tương tự như trình tự luân chuyển chứng từ của chi phí bán hàng.
Đối với việc chi lương nhân viên văn phòng: sau khi nhận bảng lương tổng hợp của kế toán trưởng, kế toán chi tiết lập phiếu chi 3 liên: liên 1 lưu cùi, liên 2 chuyển cho kế toán ngân quỹ lưu theo số thứ tự và theo dõi trên sổ chi tiết quỹ tiền mặt, và liên 3 sau khi kế toán ngân quỹ chi lương, cùng với bảng lương sẽ lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ chi tiết chi phí bán hàng-quản lý.
Việc lập chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết sẽ lập cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
3.6.4. Sổ sách và báo cáo:
Vì công ty sử dụng chung tài khoản với chi phí bán hàng - TK 642, giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không có sự phân biệt, cùng theo dõi trên một sổ chi tiết, nên sổ cái của chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là sổ cái của chi phí bán hàng-sổ cái TK 642 (Và sử dụng chung sổ cái và sổ chi tiết TK 642 như trên)
3.7. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính:
3.7.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
3.7.1.1. Đặc điểm doanh thu hoạt động tài chính tại công ty:
Thu nhập hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng và thu nhập do chênh lệch tỷ giá.
3.7.1.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 515.
Trong tháng 12/2009, thu nhập hoạt động tài chính của công ty là 1.848.209, trong đó:
Định khoản:
+ Thu lãi tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112
Có TK 515
+ Thu nhập do chênh lệch tỷ giá:
Nợ TK 413
Có TK 515
+ Cuối tháng kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính:
Nợ TK 515
Có TK 911
Trường hợp cụ thể tại công ty:
Căn cứ vào giấy báo có về lãi tiền gửi ngày 25/10/2009 (phụ lục), kế toán định khoản:
+ Thu lãi tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112: 514.057
Có TK 515: 514.057
3.7.1.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Giấy báo có, sổ phụ, bảng thông báo tỷ giá ngoại tệ của ngân hàng Nhà nước.
- Luân chuyển chứng từ: Sau khi nhận giấy báo có từ kế toán ngân quỹ chuyển sang, kế toán chi tiết lập chứng từ ghi sổ ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (theo bảng thông báo tỷ giá), và theo dõi trên sổ chi tiết doanh thu hoạt động tài chính (kế toán ngân quỹ theo dõi trên sổ tiền gửi ngân hàng). Việc lập chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết sẽ lập cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
3.7.1.4. Sổ sách và báo cáo:
- Công ty sử dụng sổ cái và sổ chi tiết TK 515, chi tiết theo tháng.
SỔ CHI TIẾT TK 515
Quyển số 01
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
NỢ
CÓ
Tháng 12/2009
22/12
PT 44
22/12
CAM thanh toán
111
1,168,000
25/12
GBC
25/12
Lãi TGNH
112
514,057
25/12
GBC
25/12
Lãi TGNH (USD)
112
166,152
31/12
28/12
31/12
K/c doanh thu tài chính
911
1,848,209
Cộng
1,848,209
1,848,209
Bảng 3.10: Sổ chi tiết doanh thu hoạt động tài chính
SỔ CÁI TK 515
Quyển số 02
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
SỐ TIỀN
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
Tháng 12/2009
31/12
28/12
31/12
K/c doanh thu tài chính
911
1,848,209
31/12
4/12
31/12
Khách hàng trả nợ
111
1,168,000
31/12
9/12
31/12
Lãi TGNH
112
680,209
Cộng phát sinh
1,848,209
1,848,209
Bảng 3.11: Sổ cái doanh thu hoạt động tài chính
3.7.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính:
Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí do lỗ về chênh lệch tỷ giá.
Năm 2009, công ty không phát sinh chi phí hoạt động tài chính nên phần chi phí hoạt động tài chính không trình bày trong chương này.
3.8. Kế toán các khoản thu nhập và chi phí khác:
3.8.1. Kế toán các khoản thu nhập khác:
3.8.1.1. Đặc điểm các khoản thu nhập khác tại công ty:
Thu nhập khác là các khoản thu nhập nằm ngoài những khoản thu nhập kể trên. Đối với công ty chủ yếu là những khoản thu nhập như: thu từ việc bán phế liệu, thu do chênh lệch kiểm kê vật tư,..Khoản này chỉ chiếm giá trị rất nhỏ trong tổng số thu nhập của công ty.
3.8.1.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng: TK 711.
Định khoản:
+ Ghi nhận các khoản thu nhập khác:
Nợ TK 111,338
Có TK 711
+ Cuối tháng kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711
Có TK 911
Trường hợp cụ thể tại công ty: (Phụ lục)
Căn cứ vào phiếu thu số 18 ngày 12/4/2009 về việc bán phế liệu, kế toán định khoản:
Nợ TK 111: 1.200.000
Có TK 711: 1.200.000
3.8.1.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, bảng kiểm kê nguyên vật liệu.
- Luân chuyển chứng từ: Sau khi kế toán phân xưởng bán phế liệu và số tiền bán chuyển lên kế toán chi tiết, kế toán chi tiết sẽ lập phiếu thu 3 liên: liên 1 lưu cùi, liên 2 giao cho kế toán phân xưởng, liên 3 sau khi kế toán ngân quỹ thu tiền sẽ lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ chi tiết thu nhập khác (kế toán ngân quỹ theo dõi trên sổ quỹ tiền mặt). Việc lập chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết sẽ lập cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
- Đối với việc kiểm kê vật tư thiết bị, sau khi kế toán phân xưởng lập biên bản kiểm kê vật tư (bao gồm cả phần chênh lệch) gồm 2 bản: 1 bản lưu tại bộ phận theo số thứ tự, 1 bản giao cho kế toán chi tiết thì kế toán chi tiết sẽ dựa vào bản kiểm kê để lập chứng từ ghi sổ ghi nhận khoản thu nhập khác và theo dõi trên sổ chi tiết khoản thu nhập khác, bản kiểm kê được lưu theo ngày tháng. Việc lập chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết sẽ lập cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp căn cứ vào đó lập chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
3.8.1.4. Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 711, chi tiết theo tháng.
SỔ CHI TIẾT TK 711
Quyển số 01
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
NỢ
CÓ
Tháng 04/2009
12/04
PT 18
12/04
Bán phế liệu
111
1,200,000
29/04
26/04
29/04
K/c thu nhập khác
911
1,200,000
Cộng
1,200,000
1,200,000
Bảng 3.12: Sổ chi tiết thu nhập khác
SỔ CÁI TK 711
Quyển số 02
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
SỐ TIỀN
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
Tháng 04/2009
29/04
28/04
29/04
K/c thu nhập khác
911
1,200,000
29/04
11/04
29/04
Thu nhập khác
111
1,200,000
Cộng phát sinh
1,200,000
1,200,000
Bảng 3.13: Sổ cái thu nhập khác
3.8.2. Kế toán chi phí khác:
3.8.2.1. Đặc điểm các khoản chi phí khác tại công ty:
Chi phí khác là những khoản chi không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động tài chính. Thông thường đó là các khoản chi có liên quan đến việc xử lý công nợ…và khoản chi này chỉ là khoản chi rất nhỏ trong công ty.
3.8.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng: TK 811.
Định khoản:
+ Ghi nhận các khoản chi phí khác:
Nợ TK 811
Có TK 111,112
+ Cuối tháng kết chuyển chi phí khác:
Nợ TK911
Có TK 811
Trường hợp cụ thể tại công ty: (Phụ lục)
+ Căn cứ vào ủy nhiệm chi ngày 21/08/2009 thanh toán tiền hàng và lãi trả chậm, kế toán định khoản:
Nợ TK 331: 11.529.000
Nợ TK 811: 89.926
Có TK 112: 11.618.926
3.8.2.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Ủy nhiệm chi, bảng công nợ của người bán.
- Luân chuyển chứng từ: Sau khi nhận được bảng công nợ của người bán, kế toán chi tiết tiến hành lập ủy nhiệm chi thanh toán tiền hàng và lãi trả chậm, kế toán ngân quỹ thực hiện việc chuyển khoản tại ngân hàng. Sau đó kế toán chi tiết lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ chi tiết (sổ chi tiết phải trả người bán và chi phí khác), kế toán ngân quỹ theo dõi trên sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
3.8.2.4. Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 811, chi tiết theo tháng.
SỔ CHI TIẾT TK 811
Quyển số 01
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
NỢ
CÓ
Tháng 08/2009
21/08
UNC
21/08
Chi tiền lãi trả chậm
112
89,926
31/08
30/08
31/08
K/c chi phí khác
911
89,926
Cộng
89,926
89,926
Bảng 3.14: Sổ chi tiết chi phí khác
SỔ CÁI TK 811
Quyển số 02
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
SỐ TIỀN
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
Tháng 08/2009
31/08
28/08
31/08
Chi phí khác
112
89,926
31/08
32/08
31/08
K/c chi phí khác
911
89,926
Cộng phát sinh
89,926
89,926
Bảng 3.15: Sổ cái chi phí khác
3.9. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
3.9.1. Đặc điểm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hàng quý (cụ thể vào tháng thứ 3 của quý), công ty xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, nên có thể hàng tháng trên tài khoản 821 có số dư và đến cuối năm mới kết chuyển tài khoản chi phí thuế TNDN.
3.9.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng: TK 821.
Trong quý 4/2009, chi phí thuế TNDN phải nộp của công ty là 63.954.530 đồng.
Định khoản:
+ Tính chi phí thuế TNDN tạm phải nộp hàng quý:
Nợ TK 821
Có TK 3334
+ Cuối năm kết chuyển chi phí thuế TNDN: (Nếu số dư Nợ lớn hơn số sư Có)
Nợ TK 911
Có TK 821
+ Cuối năm kết chuyển chi phí thuế TNDN: (Nếu số dư Có lớn hơn số sư Nợ)
Nợ TK 821
Có TK 911
Ttrường hợp cụ thể tại công ty: (Phụ lục)
+ Căn cứ vào tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 4/2009, kế toán định khoản:
Nợ TK 821: 63.954.530
Có 3334: 63.954.530
+ Khi nộp thuế: (số tiền doanh nghiệp mới chỉ tạm nộp 1 phần thuế TNDN quý 4/2009)
Nợ TK 3334: 35.260.000
Có TK111: 35.260.000
3.9.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Báo cáo xác định kết quả kinh doanh tháng/quý/năm, phiếu chi, tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý.
- Luân chuyển chứng từ: Sau khi lập báo cáo xác định kết quả kinh doanh theo quý và tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý, kế toán tổng hợp chuyển cho kế toán chi tiết để lập Chứng từ ghi sổ ghi nhận thuế TNDN phải nộp và theo dõi trên sổ chi tiết 3334, sau đó kế toán chi tiết chuyển báo cáo cùng tờ khai thuế trở lại cho kế toán tổng hợp để lưu theo ngày tháng. Kế toán chi tiết chuyển Chứng từ ghi sổ cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp lập Chứng từ ghi sổ chung và ghi vào sổ cái.
Khi nộp thuế TNDN, kế toán chi tiết lập phiếu chi gồm 3 liên: liên 1 lưu cùi theo số thứ tự, liên 2 chuyển cho kế toán ngân quỹ lưu theo số thứ tự và để ghi sổ chi tiết quỹ tiền mặt, liên 3 cùng với Giấy nộp tiền vào ngân sách do kế toán ngân quỹ chuyển sang làm căn cứ để lập Chứng từ ghi sổ và ghi sổ chi tiết thuế TNDN, và phiếu chi cùng Giấy nộp tiền vào ngân sách sẽ được lưu theo ngày tháng. Đến cuối tháng, kế toán chi tiết chuyển Chứng từ ghi sổ sang kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp căn cứ vào đó lập Chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau và ghi vào Sổ cái.
3.9.4. Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái TK 821.
SỔ CÁI TK 821
Quyển số 02
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
SỐ TIỀN
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
Tháng 12/2009
15,446,730
31/12
34/12
31/12
Chi phí thuế TNDN quý 4/09
3334
63,954,530
31/12
38/12
31/12
K/c chi phí thuế TNDN 2009
911
79,401,260
Cộng phát sinh
63,954,530
63,954,530
Bảng 3.16: Sổ cái chi phí thuế TNDN.
3.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
3.10.1. Đặc điểm kế toán xác định kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh của công ty bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
3.10.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
- Tài khoản sử dụng: TK 911.
Trong tháng 12/2009, kết quả kinh doanh của công ty lãi 369.312.633 đồng
Định khoản:
+ Kết chuyển doanh thu trong tháng:
Nợ TK 511, 515, 711
Có TK 911
+ Kết chuyển các khoản chi phí trong tháng:
Nợ TK 911
Có TK 632,635,641,642,811
+ Kết chuyển lợi nhuận trong tháng:
Lợi nhuận trước thuế =(Doanh thu+Doanh thu HĐTC+Thu nhậpkhác) - (Giá vốn hàng bán+Chi phí bán hàng+Chi phí quản lý+Chi phí HĐTC +Chi phí khác).
+ Nếu lãi:
Nợ TK 911
Có TK 421
+ Nếu lỗ:
Nợ TK 421
Có TK 911
+Nếu lãi cuối quý, tính thuế TNDN tạm nộp:
Nợ TK 821
Có TK 3334
Và cuối năm khi kết chuyển chi phí thuế TNDN, sẽ điều chỉnh lại TK 421 theo số thuế TNDN phải nộp trong năm (nếu trong năm kinh doanh có lãi):
Nợ TK421
Có TK 911
Trường hợp cụ thể tại công ty: (Phụ lục)
Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh tháng 12/2009, kế toán định khoản:
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng:
Nợ TK 511: 9.067.414.952
Có TK 911: 9.067.414.952
+ Kết chuyển doanh thu tài chính:
Nợ TK 515: 1.848.209
Có TK 911: 1.848.209
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 8.655.626.342
Có TK 632: 8.655.626.342
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng:
Nợ TK 911: 44.324.186
Có TK 642: 44.324.186
+ Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911: 369.312.633
Có TK 421: 369.312.633
3.10.3. Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Báo cáo kết quả kinh doanh theo tháng/quý/năm.
- Luân chuyển chứng từ: Cuối tháng, sau khi lập chứng từ ghi sổ ghi nhận việc khóa sổ và theo dõi trên sổ chi tiết TK 421-Lợi nhuận chưa phân phối, kế toán chi tiết chuyển chứng từ ghi sổ cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp căn cứ vào đó lập chứng từ ghi sổ chung và ghi vào sổ cái. Đồng thời kế toán tổng hợp sẽ lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng và lưu báo cáo theo ngày tháng.
3.10.4. Sổ sách và báo cáo:
- Công ty sử dụng sổ cái TK 911.
SỔ CÁI TK 911
Quyển số 02
Năm 2009
Ngày tháng ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
DIỄN GIẢI
Số hiệu TK đối ứng
SỐ TIỀN
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
Tháng 12/2009
31/12
35/12
31/12
Lãi cuối kỳ (12/09)
421
369,312,633
31/12
36/12
31/12
K/c giá vốn hàng bán
632
8,655,626,342
31/12
37/12
31/12
K/c chi phí quản lý kinh doanh
642
44,342,186
31/12
38/12
31/12
K/c chi phí thuế TNDN 2009
821
79,401,260
31/12
26/12
31/12
Giảm lãi do nộp thuế TNDN 09
421
79,401,260
31/12
27/12
31/12
K/c doanh thu bán hàng
511
9,067,414,952
31/12
28/12
31/12
K/c doanh thu tài chính
515
1,848,209
Cộng phát sinh
9,148,664,421
9,148,664,421
Bảng 3.17: Sổ cái xác định kết quả kinh doanh.
Chương 4: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ
4.1. Nhận xét:
- Công ty Cổ phần Lò, Thiết bị đốt và xử lý môi trường Việt Nam là một trong những công ty của thành phố thực hiện tốt chủ trương của Đảng, nhà nước đề ra. Trong thời gian qua công ty phải đối phó với những biến động thăng trầm của nền kinh tế nước nhà. Tuy vậy, công ty đã vượt qua và đạt được những kết quả thăng tiến từng bước như ngày hôm hay. Những kết quả đạt được là đáng khích lệ, nhưng công ty còn phải đối phó những khó khăn như: tình trạng lạm phát ngày càng cao, nhu cầu thị hiếu khách hàng ngày càng cao nhưng lại e dè về chi phí bỏ ra. Mặt khác, công ty có một số ưu điểm thể hiện ở bộ phận quản lý như:
+ Cùng với sự phát triển của công ty, trình độ quản lý của công ty cũng không ngừng được củng cố và nâng cao. Vấn đề mà ban lãnh đạo công ty quan tâm, quản lý đó là khâu thu mua hàng hóa, tìm nguồn hàng với giá hợp lý để tiết kiệm chi phí hạ giá thành.
+ Vấn đề quản lý hàng hóa công ty có hệ thống kho được xây dựng chắc chắn, an toàn, đảm bảo tránh khỏi tác động của thiên nhiên như mưa gió... Hệ thống kho được bố trí một cách khoa học, hợp lý theo từng nhóm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý.
4.1.1. Đội ngũ nhân viên:
Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao đây là một lợi thế lớn của công ty. Bên cạnh đó việc giao dịch buôn bán, tiêu thụ của công ty chủ yếu là trong nước, đồng thời có sự hợp tác rộng rãi với các công ty nước ngoài, và công ty tập hợp các tiến sĩ, kỹ sư tại các Viện nghiên cứu và các Trường đại học nên trình độ ngoại ngữ của các nhân viên quản lý rất tốt, mà hiện nay ngoại ngữ là một trong những phương tiện quan trọng để các doanh nghiệp tiến xa hơn trên thị trường thế giới, do đó đối với một số vị trí quan trọng trong công ty, việc hiểu biết nhiều về kiến thức ngoại ngữ là rất cần thiết.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh vô cùng gay gắt, nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng,việc có một đội ngũ nhân viên giỏi là rất cần thiết. Điều này không đồng nghĩa với việc công ty tuyển thêm để thay đổi mới lại đội ngũ nhân viên của mình, nếu làm vậy công ty sẽ mất đi những nhân viên làm việc lâu năm, với kinh nghiệm dày dặn, mà đây cũng là yếu tố rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Bên cạnh đó công ty cần tạo điều kiện cần thiết cho các nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn của mình bằng cách cho họ tham gia các lớp học chuyên môn, nâng cao trình độ học vấn từ trung học lên cao đẳng đến đại học và cả cao học (nếu có thể). Đối với công nhân, công ty cần phải tìm mọi cách để họ có thể nâng cao trình độ tay nghề. Khuyến khích nhân viên làm tốt (bán được nhiều sản phẩm tăng doanh thu), vừa học tốt thì công ty khen thưởng và có chế độ ưu đãi... Nếu công ty quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề đào tạo và tuyển dụng thì trong tương lai không xa công ty sẽ có một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn tay nghề được nâng cao, có trách nhiệm thì đây là tiền đề cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai.
4.1.2. Công tác kế toán tại công ty:
Mặc dù tổ chức bộ máy kế toán tập trung tại công ty nhưng do khối lượng công việc theo từng hạng mục công trình ít có những biến động, và việc chế tạo các sản phẩm lò công nghiệp là chủ yếu, mỗi năm không có quá nhiều công trình nên nhân viên phòng kế toán tại công ty chỉ chiếm số lượng tương đối với khả năng xử lý công việc theo nhiệm vụ của từng người tương đối ổn định và không quá nặng nề. Tuy nhiên nếu công ty muốn mở rộng quy mô hay nếu có nhiều đơn đặt hàng cũng như việc bán hàng của công ty xảy ra nhiều thì khả năng xử lý công việc về tài chính của phòng kế toán sẽ chậm hơn.
Để đáp ứng kịp thời tình hình mới và để ngày càng hoàn thiện bộ máy tổ chức, phòng kế toán công ty nên có sự đổi mới về khâu tổ chức công tác kế toán: đào tạo đội ngũ kế toán có trình độ, nâng cao tay nghề bằng cách cử đi học các khoá nghiệp vụ dài hạn và ngắn hạn đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ kế toán tại công ty cũng như tại phân xưởng tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, đào tạo, hướng dẫn cho kế toán phân xưởng thực hiện hiện một số công việc ngay tại phân xưởng mà trước đây phải chuyển về kế toán công ty như tính giá thành sản phẩm, và hạch toán thanh toán nội bộ giữa phân xưởng với công ty để bộ máy kế toán hoạt động ổn định hơn và công việc phát sinh đều đặn không bị dồn việc khi cấp thiết.
Việc áp dụng chế độ kế toán:
Mặc dù tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng luôn hoàn thành tốt công việc mà ban Giám đốc đề ra. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho là phù hợp với đặc điểm, số lượng và tính chất của công ty. Với việc áp dụng hình thức Sổ kế toán Chứng từ ghi sổ, công ty đã thực hiện đúng với chế độ tài chính kế toán quy định hiện hành theo các văn bản của Bộ Tài chính. Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán mới ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2006. Cụ thể công ty sử dụng hệ thống tài khoản mới được bổ sung và sửa đổi: tài khoản 821- chi phí thuế TNDN.
Công ty tổ chức hạch toán kế toán tương đối theo đúng quy định ban hành của Bộ Tài Chính, sử dụng hệ thống sổ sách, phương pháp kế toán để ghi nhận doanh thu, chi phí phù hợp với tình hình thực tế và quy mô của công ty, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo về tài chính, công nợ góp phần thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh, làm tốt nghĩa vụ đối với công ty và nhà nước.
Ghi chép kế toán:
Để phục vụ công tác quản lý sản xuất kinh doanh được kịp thời, công ty trang bị hệ thống máy vi tính khá tốt, nhưng công tác kế toán được thực hiện trên máy tính chỉ sử dụng phần mềm HTKK 2.5.1 của Cục thuế, còn tính toán trên excel nên việc cập nhật vào sổ sách kế toán chưa được nhanh chóng, chưa an toàn và có phần nặng nhọc hơn so với việc sử dụng phần mềm kế toán. Hàng ngày khi nhận được chứng từ kế toán, kế toán cập nhật vào sổ và lưu trữ. Việc áp dụng kế toán trên máy tính với phần mềm kế toán cần phải được lắp đặt cho công ty là cần thiết, sẽ giúp cho công tác quản lý dữ liệu được bảo đảm an toàn hơn và giảm bớt được khối lượng công việc phải ghi chép bằng tay. Đồng thời với việc đưa vào sử dụng mạng cục bộ trong toàn công ty, kết nối các phòng ban chức năng, các bộ phận với nhau giúp cho kế toán nắm bắt các thông tin cần xử lý một cách kịp thời.
4.1.3. Những điểm khác biệt giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, nguyên nhân của sự khác biệt:
- Theo chuẩn mực kế toán qui định thì: “Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng”. Tuy nhiên công ty hạch toán vào tài khoản này số tiền hoa hồng mà công ty trả cho nhà môi giới (theo tỷ lệ phần trăm đã thoả thuận) khi giới thiệu khách hàng cho công ty, việc áp dụng này không giống như qui định nhưng vẫn có thể chấp nhận được vì đặc thù kinh doanh của công ty là quan hệ mua bán rộng rãi cả trong và ngoài nước với mặt hàng chuyên biệt về mặt kỹ thuật nên cần thiết phải có nhà môi giới.
- Đối với tài khoản 511- Doanh thu bán hàng, công ty không mở tài khoản chi tiết mà chỉ mở sổ chi tiết theo tháng, điều này sẽ gây khó khăn trong việc xác định doanh thu bán hàng hóa cũng như doanh thu dịch vụ, một phần là do bộ máy kế toán với số lượng nhân viên còn hạn chế, và do yêu cầu của nhà quản lý không đòi hỏi quá gắt gao.
- Còn đối với tài khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty sử dụng chung một tài khoản là 642 phù hợp với quy định của Bộ tài chính về kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, công ty lại không mở tài khoản chi tiết làm cho quá trình hạch toán trùng lắp và không xác định được đâu là chi phí bán hàng, đâu là chi phí quản lý. Công ty chỉ mở sổ chi tiết để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh như thế nào chứ không tập hợp được theo từng mục đích và nội dung của khoản mục chi phí, làm cho nhà quản lý không theo dõi được khái quát những phần chi phí phát sinh tại công ty.
- Những điều này đều ảnh hưởng không chỉ gây khó khăn cho việc theo dõi của bộ phận kế toán, cho sự điều hành của nhà quản lý, mà còn gây khó khăn cho việc quản lý công ty của cơ quan chủ quản, cho nhà đầu tư và các bên có liên quan.
- Riêng đối với TK 821- Chi phí QLDN, tài khoản này là loại tài khoản tạm thời nên không có số dư cuối kỳ, nhưng vì công ty hạch toán từng kỳ kinh doanh theo tháng, tính thuế TNDN tạm nộp theo quý và cuối năm mới quyết toán, nên hàng quý khi phát sinh chi phí thuế TNDN thì trên tài khoản 821 của bảng cân đối tài khoản của công ty có thể có số dư, và đến cuối năm mới kết chuyển. Đây là điểm khác biệt so với cơ sở lý luận đã học nhưng lại rất thực tế, và vẫn đảm bảo tính phù hợp so với chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Với tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh, thì việc hạch toán của công ty lại có thêm một sự khác biệt, nếu như tài khoản 911 hạch toán số lãi cuối kỳ là phần sau khi đã tính thuế TNDN (hạch toán vào TK 421-lợi nhuận chưa phân phối) thì công ty lại hạch toán theo số lãi cuối kỳ trước khi tính thuế TNDN. Vì công ty hạch toán theo tháng mà việc xác định số thuế TNDN tạm nộp lại tính theo quý nên không đồng nhất, do đó công ty hạch toán như trên và đến cuối năm điều chỉnh lại trên TK 421 mà vẫn đảm bảo phù hợp so với chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Đối với những tài khoản còn lại, cùng với việc hạch toán vào sổ sách, công ty hạch toán phù hợp và không có sự khác biệt so với cơ sở lý luận đã đề ra. Các báo cáo về kết quả kinh doanh hàng tháng, quý và năm đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với yêu cầu về quản lý, nếu công ty muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc xem xét để lập các báo cáo cụ thể hơn là điều cần thiết và mang lại hiệu quả trong quá trình quản lý công ty.
4.2. Kiến nghị:
- Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế như hiện nay thì mỗi doanh nghiệp phải luôn cải tiến, phấn đấu hoàn thiện về mọi mặt từ kỹ thuật, công nghệ đến việc tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Vì vậy để hoàn thiện hơn bộ máy kế toán tại công ty, em có một số ý kiến đề xuất đối với công ty như sau:
+ Công ty nghiên cứu tìm và hợp tác với nhiều nhà cung cấp có uy tín. Tìm thêm những sản phẩm mới hiện đại với chất lượng tốt, giá cả phải chăng để đưa ra thị trường làm phong phú hơn nhưng mặt hàng lâu nay tại công ty.
+ Để đáp ứng kịp thời những báo cáo cho ban giám đốc, các cơ quan chức năng, các bộ phận có liên quan công ty nên nâng cấp hệ thống vi tính tại công ty.
+ Tổ chức đào tạo các lớp học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên làm cho việc sử dụng máy móc thiết bị đạt hiệu quả hơn, cắt giảm được các khoản chi phí không cần thiết. Đồng thời mở các lớp học ngắn hạn hoặc dài hạn để nâng cao trình độ cho nhân viên, công nhân.
+ Nếu nâng cấp bằng việc sử dụng hệ thống phần mềm kế toán thì kế toán tổng hợp nên làm cả phần việc của kế toán chi tiết thì sẽ dễ dàng theo dõi quản lý hơn, và kế toán chi tiết sẽ cùng với kế toán phân xưởng nhận nhiệm vụ tính toán giá thành, từng bước hoàn thiện bộ máy kế toán tại phân xưởng với nhiều công việc được bàn giao hơn.
+ Việc luân chuyển chứng từ đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế thì công ty thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên, cũng cần bổ sung thêm phần luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ bán hàng. Cụ thể, khi bán hàng bộ phận kế toán phân xưởng nên lập cho bộ phận bán hàng phiếu xuất kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn hàng hóa của công ty, để bộ phận bán hàng thực hiện các giao dịch khi cần biết đến số lượng hàng. Hoặc cuối tháng, kế toán phân xưởng nên gửi cho bộ phận bán hàng bảng kê nhập xuất tồn hàng hóa để bộ phận bán hàng theo dõi quản lý.
+ Về việc hạch toán tại công ty, kế toán đã mở sổ chi tiết doanh thu bán hàng nhưng đồng thời cũng cần mở các tài khoản chi tiết để dễ theo dõi và hạch toán, cụ thể: hiện tại công ty chỉ sử dụng TK 511, thì cần mở thêm các tài khoản chi tiết TK 5111- Doanh thu bán hàng và 5112- Doanh thu dịch vụ. Đi đôi với việc mở 2 tài khoản chi tiết này công ty nên mở 2 sổ chi tiết để dễ theo dõi và ghi chép thay vì theo dõi chung trên một sổ chi tiết như hiện tại. Đối với các tài khoản làm giảm doanh thu cần mở chi tiết hơn, hiện tại công ty sử dụng chung một tài khoản là 521 thì công ty nên mở thêm các tài khoản chi tiết TK 5211- Chiết khấu thương mại, TK 5212- Hàng bán vị trả lại và TK 5213- Giảm giá hàng bán.
+ Còn đối với tài khoản 632- Giá vốn hàng bán, theo hệ thống tài khoản hiện hành thì tài khoản này không có các tài khoản cấp 2. Nhưng do đặc thù của công ty khi hạch toán giá vốn hàng bán, nếu có thể công ty nên sử dụng 2 tài khoản: 6321- Giá vốn hàng hóa kinh doanh và tài khoản 6322- Giá vốn sản phẩm tự sản xuất.
+ Đối với tài khoản 642, hiện tại công ty sử dụng chung để xác định chi phí bán hàng và chi phí quản lý, công ty nên mở tài khoản chi tiết để phân biệt 2 loại chi phí trên, cụ thể TK 6421-Chi phí bán hàng và 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Đồng thời công ty nên theo dõi riêng trên sổ chi tiết cho 2 loại chi phí này để dễ dàng quản lý theo dõi.
+ Và cuối cùng với tài khoản 911-Xác định kết quả kinh doanh, nếu có thể công ty nên sử dụng tài khoản cấp 2, cụ thể: TK9111- Kết quả hoạt động kinh doanh, 9112- Kết quả hoạt động tự sản xuất, TK 9113- Kết quả hoạt động khác. Việc sử dụng các tài khoản cấp hai này là không giống với hệ thống tài khoản hiện hành, nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc theo dõi từng hoạt động riêng lẻ. Do công ty có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau có thể dễ dàng hơn trong việc hạch toán.
- Ngoài các ý kiến đề xuất trên, chúng ta cần phải đưa ra một số biện pháp để làm tăng lợi nhuận cho công ty như:
+ Đẩy mạnh doanh số bán ra đây là biện pháp quan trọng góp phần làm tăng lợi nhuận
cho công ty, do đó việc đẩy mạnh doanh thu, giảm chi phí là điều cần thiết.
+ Trước mắt công ty cần duy trì các khách hàng cũ và tìm thêm những khách hàng mới
đảm bảo thực hiện tốt chất lượng các hợp đồng công ty đã ký kết.
+ Mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong nước bằng nhiều cách như tăng cường bộ phận Marketing, tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
+ Có nhiều chương trình khuyến khích bán hàng, khuyến mãi, tặng thưởng…….
+ Xây dựng chiến lược giá cả hợp lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Lò, Thiết bị đốt và Xử lý Môi trường Việt Nam.doc